Xem bài viết đơn
  #18  
Old 07-04-2008, 09:03 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Sở dĩ ông trung thành với truyền thống như vậy là vì qua kinh nghiệm bản thân, ông biết những công việc chuẩn bị có tác dụng gợi ra một tâm thái thích hợp cho sáng tạo nghệ thuật. Chính sự trầm mặc trong khi sáng tác sẽ giúp ông buông lỏng thoải mái và vận dụng hài hòa mọi năng lực sẵn có của mình, vì nếu không có cái tâm tĩnh lặng và nhạy bén, thì không thể tạo ra được một tác phẩm nào hoàn hảo. Hoàn toàn chìm đắm vô tư trong việc mình đang làm, ông được đẩy dần tới cái lúc tác phẩm đã chứa dầy những đường nét lý tưởng thì tự nhiên hoàn thành như là tình cờ hiện ra trước mặt. Giống như các bước và những tư thế trong môn bắn cung, những công việc chuẩn bị ở đây, tuy với hình thức khác, cũng có cùng ý nghĩa, còn trong những trường hợp không có các động tác chuẩn bị như thế thí dụ đối với các vũ công múa lễ và diễn viên kịch tuồng, sự tập trung và tĩnh tâm được thực hiện trước khi ra sân khấu. Cũng như đối với nghệ thuật bắn cung, chắc hẳn điều quan trọng trong các môn nghệ thuật này đó là những nghi thức, còn rõ ràng hơn là đợi thầy phải diễn tả bằng lời, những nghi thức này cho đám đệ tử biết rõ người nghệ sĩ chỉ có được tâm trạng thuận hợp khi khâu chuẩn bị và khâu sáng tạo, kỹ thuật và nghệ thuật, vật chất, và tinh thần, ngẫu hứng và cơ bản hòa quyện vào nhau và diễn ra liền lạc, không thấy chỗ nào chắp nối. Nhờ đó, người đệ tử sẽ tìm ra được một đề tài mới cho việc mô phỏng. Bbấy giờ, anh ta bắt buộc phải đem hết sức mình ra để nắm lấy nhiều phương cách tập trung và xả mình. Lúc này việc mô phỏng không còn nhắm vào các yếu tố khách quan mà bất cứ ai có chút thiện chí cũng có thể sao chép, mà trở thành phóng khóang hơn, linh hoạt hơn và "có tinh thần" hơn. Người đệ tử thấy mình đứng trước những khả năng mới, nhưng đồng thời cũng thấy việc thực hiện các khả năng này không còn tùy thuộc chút nào vào thiện chí của mình nữa.

Giả sử tài nghệ của người đệ tử có thể giữ mãi đà thăng tiến, anh ta vẫn phải đối đầu với một nguy cơ khó tránh trên con đường phát triển nghệ thuật. Đây không phải là nguy cơ làm mình thui chột do lòng tự mãn phù phiếm vì phương Đông cổ truyền không quen tôn thờ cái tôi, mà là nguy cơ bị mắc kẹt trong thành tích, được khẳng định bởi sự thành công và được tôn vinh bởi có danh tiếng, và do đó mà cư xử như thể lối sống nghệ sĩ là một hình thức sinh hoạt đặc thù, tự nhiên mà có và biện minh cho giá trị của mình.

Người thầy thấy trước nguy cơ này, nên với sự khéo léo của một nhà tâm lý học, ông cẩn thận tìm cách giúp đệ tử né tránh đúng lúc và giải thoát mình ra khỏi cái tôi. Cách gíúp của ông là làm như nhận thấy những gì mà đệ tử thu thập được chưa đáng để người ta nhắc đến một cách khác thường như thế, nhưng ông không nói ra mà chỉ gợi ý rằng mọi việc làm thích đáng chỉ được hoàn thành trong tâm trạng vô tư thật sự, nghĩa là trong tâm trạng này, người sáng tạo không còn chút gì hiện diện như là "chính mình" nữa, mà chỉ có duy nhất cái tâm là hiện diện, và cái tâm tỉnh thức không có dấu vết của cái tôi này mới có thể dò thấu mọi khoảng cách, mọi chiều sâu với "mắt nghe và tai thấy".

Như vậy, người đệ tử tự băng qua cái tôi mà đi tới. trong khi đệ tử với độ cảm nhận tăng lên lại để thầy giúp mình vào những điều đã thường nghe, nhưng chỉ qua kinh nghiệm bản thân anh ta mới bắt đầu thấy được sự thật của những điều này. Chẳng quan trọng mấy về cái tên mà vị thầy dùng để gọi những gì mà ông muốn cho người đệ tử trông biết, vì ông có gọi đó là gì đi nữa, người đệ tử cũng hiểu dù cả khi ông im lặng hoàn toàn. Điều quan trọng là nhờ đó là khởi lên một chuyển động hướng vào trong, vị thầy theo dõi chuyển động này mà không can thiệp vào diễn tiến của nó bằng những chỉ bảo mới vì sợ làm rối loạn, ông giúp đệ tử theo cách kín đáo và riêng tư mà ông đã biết. Y như câu nói lưu hành trong Phật Giáo: "Như đem lửa của cây đèn này thắp sáng những cây đèn khác", vị thầy truyền cái tinh thần nghệ thuật chân chính từ tâm này sang tâm kia để nó được sáng lên. Nếu được dành ân sủng như thế, người đệ tử sau khi thực hiện xong cái thiên hướng là một nghệ sĩ chân chính, sẽ tự thấy tác phảm bên trong mà mình phải hoàn thành là quan trọng hơn những tác phẩm bên ngoài dù hấp dẫn nhất.

Tuy nhiên, tác phẩm bên trong chính là việc biến đổi cái con người mà anh ta đang là và cái tôi mà anh ta cảm nhận là chính mình cũng như luôn luôn thấy mình là như vậy thành chất liệu sống cho việc tập luyện và tạo hình với mục đích cuối cùng là đạt đến sự làm chủ, thành thục của bậc thầy. Trong sự làm chủ này, tính nghệ sĩ và con người thường gặp nhau ở ở một cái gì đó cao cả hơn, vì sự làm chủ chỉ tỏ ra có giá trị như một cách sống khi nó dựa vào chân lý vô biên và nhờ đó mà trở nên nghệ thuật gốc nguồn. Người làm chủ bậc thầy không còn tìm kiếm nữa, mà đã tìm thấy được rõ ràng.

Với tư cách nghệ sĩ, bậc thầy là con người có tính lễ phép; và với tư cách, bậc thầy là một nghệ sĩ có tâm hồn được Đức Phật chứng giám dù ông có làm hay không làm, sáng tạo hay yên lặng, là vậy hay không là vậy. Con người, nghệ thuật và tác phẩm chỉ là một. Nghệ thuật sáng tác bên trong không tách biệt với người nghệ sĩ như việc sáng tác bên ngoài; nghệ thuật sáng tác này, cái nghệ thuật không phải do người nghệ sĩ "làm" mà chính ông "là", sinh ra từ những chiều sâu thẳm mà ánh sáng ban ngày không hề soi thấu
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn