Xem bài viết đơn
  #32  
Old 07-04-2008, 09:09 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Nhiệm vụ tiếp theo còn khó khăn hơn nhiều, nhưng lại có tầm quan trọng quyết định đó là giúp đệ tử dẹp bỏ ý tưởng mình phải đương đầu với đối thủ trong công việc có tính cách một mất một còn; như thế, anh ta sẽ không còn cố tâm tranh thắng với đối thủ.

Đầu tiên, người đệ tử tưởng rằng chỉ cần làm theo lời dạy: ngăn mình không theo dõi và suy nghĩ về hành vi của đối thủ, là đủ rồi; anh ta giữ theo lời dạy không theo dõi này rất nghiêm túc và tự kềm mình từng ly từng tí. Đây là điều đương nhiên, anh ta khó có thể làm khác đi được, nhưng do tập trung chú ý vào mình, người đệ tử không nhận thấy mình vẫn xem mình là một chiến sĩ đang phải cố hết sức không dò xét đối thủ. Làm gì thì làm, anh ta vẫn còn đối thủ ẩn núp trong tâm, mặc dù bên ngoài anh ta đã lìa bỏ người này. Anh ta càng cố quên thì càng ràng buộc mình vào đối thủ.

Để thuyết phục người đệ tử tin rằng xét về căn bản anh ta chẳng đạt gì cả, thì người thầy vần phải dùng một nghệ thuật hướng dẫn tâm hồn thật là tinh tế. Phải giúp cho anh ta tập được tính kiên quyết không bận tâm đến mình cũng như đến đối thủ, và hoàn toàn trở nên vô ngã, vô cầu. Công việc này, cũng như trong thuật bắn cung, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và sự rèn luyện cực lòng. Nhưng một khi việc rèn luyện này đạt đến mục đích là trạng thái điềm nhiên, thì dấu vết cuối cùng của vị ngã sẽ tan biến trong sự vô cầu hoàn toàn.

Trạng thái điềm nhiên vô cầu này tự động sinh ra một cách cư xử rất giống với giai đoạn né tránh theo trực giác nói ở trước. Giống như vào giai đoạn đó không có khoảng "hở bằng đường tơ kẻ tóc" nào giữa việc nhận thấy cú đánh hữu ý và việc né tránh, bây giờ cũng không có một khoảng thời gian nào xen ở giữa việc né tránh và hành động đánh trả. Ngay vào lúc né tránh, người chiến sĩ đã động thủ đánh tới và như tia chớp, nhát kiếm đã tới nơi, trúng đích, không thể chống đỡ được. Người ta bảo đó là thanh kiếm tự vận hành; và như chúng tôi đã nói trong thuật bắn cung là "cái đó ngắm và bắn trúng mục tiêu"; ở đây "cái đó" cũng thay cho chủ thể (cái tôi) sử dụng những kỹ năng và thủ thuật mà chủ thể (cái tôi) sử dụng những kỹ năng và thủ thuật mà chủ thể đã đạt được bằng nổ lực hữu ý, và cũng ở đây, "cái đó" chỉ là một danh xưng dùng gọi cái năng lực mà người ta không hiểu được, không vận dụng được theo ý mình, mà chỉ tự lộ bày cho những ai chứng nghiệm.

Theo Takuan, người ta đạt đến mức hoàn thiện trong kiếm thuật chỉ khi nào cái tâm không còn bị phiền nhiễu bởi ý niệm về "ta" và "ngươi", về đối thủ với thanh kiếm của y, về thanh kiếm của mình với cách sử dụng nó, và không còn cả ý sống với chết. Takuan viết: "Tất cả không từ bản thân anh cho đến thanh kiếm lóe sáng và đôi tay sử dụng nó. Ngay cả ý niệm về không cũng chẳng còn đó nữa. Từ cái không tuyệt đối nảy sinh tình trạng bừng nở tuyệt vời của hành động tinh thuần".

Theo quan điểm này, những điều có giá trị đối với thuật bắn cung và thuật đánh kiếm cũng áp dụng được cho tất cả các môn nghệ thuật khác. Như vậy, trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, người ta chỉ đạt đến mức tinh thông khi bàn tay vốn đã luyện tập thuần thục về kỹ thuật, thực hiện được những gì ám ảnh trước con mắt tinh thần ngay khi tâm thức bắt đầu tạo ra hình dáng, không để "hở một đường tơ kẻ tóc" ở giữa. Thế là hội họa trở thành một thứ nghệ thuật viết chữ (thư pháp) thần tốc, và ở đây cũng có thể tóm lược những lòi dạy cho họa sĩ bằng vài chữ như sau: Bỏ ra mười năm quan sát cây tre, tự mình trở thành cây tre, rồi quên hết mọi điều và vẽ.
__________________
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn