Xem bài viết đơn
  #8  
Old 08-04-2008, 08:38 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG V
BA YẾU TỐ QUAN THIẾT CẦN BIẾT KHI LUYỆN CÔNG

Hành công luyện chưởng có ba điều tối cần phải lưu tâm kẻo mai hậu có mắc phải những tệ hại nguy hiểm thì khó bề cứu chữa :

- Tuần tự nhi tiến (tiến bộ dần dần, không nên đi mau).
- Hằng tâm (trì chí luyện tập không bỏ dở).
- Giảm tham nhục dục (tiết dục, hạn chế việc động phòng).

Nói chung, những người chưa bao giờ luyện tập võ nghệ thì toàn hệ thống mạch lạc gân cốt trong thân thể nếu không đến nỗi khờ khạng không được linh hoạt thì ít ra cũng không được linh mẫn tinh minh như những người đã có trình độ võ công. Và đối với những người chưa bao giờ luyện võ thì việc khởi sự luyện Thiết Sa Chưởng không phải là chuyện thành tựu dễ dàng. Nếu như muốn luyện thì phải tuần tự từ dễ đến khó, theo sát từng chi tiết chỉ dẫn, lâu dần gân cốt mạch lạc được linh hoạt thì con đường thành công mới thấy ở đằng xa. Bằng vô tâm liều mạng ỷ sức tập đại càng ý mong mau thành đạt thì chỉ rước lấy tai hại mà thôi. Trong những trường hợp ấy nếu bị thương nhẹ nơi bên ngoài đôi tay thì chỉ gây cho người tập những tê liệt từng bên hay cả cánh tay, nhược bằng bị thương nặng, máu huyết tích tụ bên trong gây nên những biến chứng bên trong cơ thể gọi là bị nội thương, còn gọi là bị ám thương (những thương tích không lộ ra ngoài). Trong trường hợp cực nặng được mô tả như chấn động đến tạng phủ thì tánh mạng coi như chỉ mành treo chuông.

Đời nay không thiếu chi những người trai trẻ khí huyẽt cường mạnh hàm bồ luyện đại Công phu mà không biết đúng sai để rồi thu được kết quả đáng thương hại là cơ thể bị lao thương, có khi cả đời mang toàn tật bệnh. Trong những trường hợp như thế nhiều người kém hiểu bảo là con trẻ tập nhầm môn tà công, võ bất chánh v.v… mà dáng ra chỉ nên trách con trẻ hoặc người luyện tập thiếu thầy hay hoặc thiếu hiểu biết cách thức luyện tập tiệm tiến mới ra nông nỗi.

Thuở nhỏ tác giả luyện công chung với người bạn họ Vương, một hôm người bạn dư sư (dòm lén) luyện chưởng rồi về nhà bắt chước luyện tập. Sau tôi phát giác là Vương chỉ biết hành công dùng sức mạnh mà chẳng biết phép vận Kình (sức). Vương chỉ biết gồng cứng tay rồi dang cố lì đập mạnh vào bao cát, tuyệt nhiên Vương không hiểu là phải làm thong thả từ từ, buông sức và vổ nhẹ để từ từ tiến đến thành công. Sau vài tuần Vương đã chặt gảy gạch thẻ, y lại càng đắc ý cho là mình tập đúng sách nên càng cố chí hỏa tốc rèn luyện ngày đêm. Sau đó hơn tháng Vương ngã bệnh, phủ tạng bị nội thương, tim bị suy nhược, thầy thuốc khám nghiệm và cho biết như thế. Thế là Vương nghỉ tập, thế mà thời gian khá lâu sau bệnh trạng cũng chỉ thuyên giảm một cách hết sức chậm chạp. Và theo lời y sĩ, Vương sẽ còn phải trải qua nhiều năm tháng mới có thể lấy lại được sức bình thường như hồi chưa khởi sự luyện Công phu. Thế mới biết cái liều mạng trong vấn đề võ học thật chẳng có chi là lợi, tác giả chỉ mong rằng độc giả đừng bao giờ coi việc tập luyện võ công như một trò chơi giải trí hay một canh bạc. Vì rằng cuộc đời trăm tuổi dù chẳng bao lâu trước tạo hóa vô cùng nhưng với chừng năm tháng ấy mà biết HƯỞNG thì nghĩ rằng cũng thú lắm rồi. Việc tu tập tuần tự trăm năm để thành công cũng không phải là quá lâu đối với con người biết kiên nhẫn.

Cho nên dù đã nắm yếu quyết chân truyền trong tay và biết rõ chìa khóa Tiệm tiến, Hằng tâm cũng cần phải có chân sư chỉ điểm mới có thể nắm phần chắc trong việc luyện tập mà những trở ngại mới chắc chắn không xảy tới một cách đáng thương tâm.

Đến như trong khi tập, hành công thấy khó mà lùi bước, thấy lạ mà ham mê thái quá, hoặc lấy đầu này ráp đuôi nọ, nửa chừng bỏ dở thì kết quả cũng chỉ như kẻ chưa hề biết đến công phu là gì vậy thôi.

Mỗi khi tôi tiếp xúc với người ngoài để đàm luận về điều này thì nhận thấy mười phần đã hết tám chín thuộc về những hạng người trên. Số người Hằng Tâm để gia công tập luyện cho đến thành công thì thật là hiếm có, trăm người không được một. Đó là tại bởi đâu ? Võ công khó luyện quá mà nên chăng ? Không, đó tại vì kẻ học không hằng tâm mà thôi. Nếu họ có tâm luyện thì họ có học nội hay ngoại công thì cũng « Tam niên tiểu thành, thập niên đại thành » chứ không để họ đi không rồi lại về không bao giờ.

Ngoài việc tiệm tiến và hằng tâm ra còn một điều cũng rất là quan trọng, rất là khó trừ, đó là lòng Dục. Sắc dục là một điều rất có ích cho thân thể, nếu không biết tiết chế thì tai hại không khác chi mãnh thú, bão lực. Mãnh thú và bão lụt còn có thể tránh được nhưng sắc dục không biết đường mà tránh né, người đời lại còn ham mê theo đuổi nữa. Nhất là những người luyện qua võ nghệ thì tinh khí sung túc lại càng run động trước sắc dục cho nên khó lòng tránh được. Người bình thường còn có thể tiêu tinh huyết bằng cách thanh tâm tiết dục, phân tán thần khí để làm nhược thân thể đi. Còn người tập võ thì Tinh Khí Thần kết tụ nên càng phải tránh điều sắc dục.

Ba điều trên là ba yếu điểm mà người mới hành công cần lưu lâm, nếu đã biết rồi mà không tránh khỏi, không làm được, thì thà rằng đừng tập luyện còn hơn. Chớ có công giây lát cũng không ích được gì cho sự nghiệp lâu dài.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn