Xem bài viết đơn
  #7  
Old 08-04-2008, 08:53 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
Thiên Cương Mai Hoa Thung

Luyện tập võ thuật là đều nhờ vào quyền cước, nhưng nếu không có cơ sở công phu, không có căn bản luyện tập, thì kết quả thâu hoạch được chỉ có giới hạn.

Luyện quyền là vận động gân cốt, thảo luyện thân pháp, để phòng thân ngự địch. Nhưng nếu quyền cước đánh vào thân thể kẻ địch mà kẻ đó không đau, thì quyền cước của ta coi như thất bại, vì chẳng những đã không khắc phục được địch, mà còn dễ bị địch chế ngự. Cho nên trong việc luyện tập quyền thuật, phải đặc biệt chú trọng tạo căn bản công phu.

Ngày trước tại Thiếu Lâm Tự, những môn như Thiết sa chưởng, Thiết sa thủ, Mai hoa thung, Sa đại, Mộc nhân, Thất tinh thung vv... Đều phân loại các đồ đệ mà cho tập luyện, điều đó không phải là vô ý, chẳng qua là căn cứ vào căn bản công phu mà tuần tự cho luyện tập.

Ngày nay người ta luyện võ, thường không để ý tới điều đó. Một phần vì các phương pháp luyện tập của cổ nhân đã thất truyền nhiều, những phương pháp được chép ra sách cũng ít còn. Sách võ chân truyền còn lại, môn phái Vy đà cố công sưu tập mới tìm được bí pháp luyện tập có liên quan tới Thiết sa chưởng và Thiết sa thủ, nay xin biên soạn lại, gọi là phép Thiên cương Mai hoa thung. Đây là bí pháp của Thiếu lâm tự, nhưng ngày xưa không chịu phổ biết ra ngoài, nay vì tinh thần mới nên mới chép ra, xin độc giả chẳng nên khinh thị.

Mai hoa thung là phép luyện kình lực vào cặp chân, dậm chân xuống đất theo các thung hình hoa mai gồm năm cánh, dài bảy thước, sâu ba thước, đường kính hai tấc. Lúc đứng thì dùng Mã bộ, hai tay bắt chéo nhau, bắt đầu đứng theo thế Dũng tuyền huyệt, tập trong 33 ngày, đứng Cước tâm kế đó đứng Cước hậu căn (gót chân) trong 33 ngày nữa, cuối cùng tập đứng với Cước tiền chưởng (phần trước của bàn chân) trong 24 ngày, cộng là 100 ngày. Trong trăm ngày đó thân thể không được di động. Sau thời hạn trăm ngày thì tập Thoái bộ (đổi bước), hoàn toàn chỉ dùng phần trước của lòng bàn chân (Cước tiền chưởng), không dùng lại bộ phận nào khác của bàn chân... Trong phép hoán bộ, Trung thung ở giữa, bốn thung khác ở xung quanh, mỗi thung cách nhau hai thước, bắt đầu hai chân đạp lên đệ nhất và đệ nhị thung, tiếp đó chân trái đạp lên đệ ngũ thung ở giữa, chân phải đạp lên đệ tam thung, rồi chân trái trở về đệ tứ thung. Tiếp đó thì đổi bộ pháp, chân phải hay trái thì thứ tự cũng như nhau chẳng hạn chân phải đạp lên đệ ngũ thung ở trung tâm, chân trái đạp lên đệ tam thung, rồi chân phải đạp lên đệ nhất thung, có điều để ý là mặt hướng về trung thung ở giữa, không được xoay lưng lại.

Sau đó nhiều lần thì có thể tập quyền trên các thung, mới đầu thì tập Tứ bình trùy, cũng tập Cửu cổn thập bát trật, phải luyện tập như vậy trong hàng chục năm. Tiếp đó tăng số thung lên 13 thung, cộng với 5 thung trước là 18 thung rồi lại tăng thêm 18 thung nữa là 36 thung. Đến đây thì gọi là Thiên cương Mai hoa thung. Các thung được xếp theo hình hoa mai. Số 36 thung coi như đã đủ. Nhưng luyện tập tối công phu thì số thung có thể lên tới 108 thung.

Ngày trước khi đả lôi đài, những người tỷ thí cũng phải diễn quyền trên các thung như vậy, ai bị đánh hất ra ngoài tức là bại trận. Trong khi tỷ thí tuyệt đối không được xoay lưng vào phía giữa, người tỷ thí phải tranh cho được thung trung ương ở giữa, nhưng không công phu thì dễ bị đánh bại, vì thung này chỉ chừng hai tấc. Cho nên người tỷ thí thường phải luyện thế Kim kê độc lập để chỉ đứng một chân trong thung trung ương mà thôi
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn