XÍCH CỪU LIÊN QUYỀN
Hai mươi bốn thức của Lục Hợp Quyền, thuộc Vy Đà Môn, Thiếu Lâm Phái đã được dẫn giải bằng hình vẽ ở phần trên, nay xin nói về Xích Cừu Liên Quyền, cũng thuộc Vy Đà Môn. Mỗi động tác trong phép quyền này đều nhanh nhẹn như loài khỉ vượn, đó là căn cứ theo lý thuyết Lục hợp Bát pháp. Phép quyền này luyện tập kỹ càng, rất ích lợi về mặt thực dụng, bởi vì mỗi chiêu mỗi thủ đều có chỗ độc đáo. Trong quyền thức này, luôn luôn có hai người giao đấu, dùng phép Nhất thủ phân tam thủ, biến hóa huyền ảo mà phép đánh cũng tinh mật lạ kỳ.
Nay xin trình bày bằng hình vẽ cho được cụ thể.
Tài thủ khai thác
Người động thủ đầu tiên, có dấu thập là Giáp, người không có dấu là Ất. Đây là phép so tay gọi là Tam Duyên đối thức, nghĩa là ở trên thì đầu mũi đối với đầu mũi, ở giữa thì tả quyền so với tả quyền, ở dưới thì mũi chân trái đối với mũi chan- trái, tay phải cũng nắm thành quyền, co lại để ngang sườn phải. Chân trước nhẹ, chân sau nặng, tay trên là tĩnh, tay dưới là động, lấy tâm làm chủ, mắt nhìn thẳng vào kẻ địch. (hình 32)
Giáp điểm huyệt Nhân trung
Giáp xoay người sang phía đông, chân phải bước lên, đồng thời chĩa hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, từ dưới xuyên ngược lên, điểm vào huyệt Nhân trung ở dưới mũi Ất. (hình 33)
Ất điểm Kiên tỉnh huyệt
Ất xoay mặt sang phiúa tây, dùng tay trái gạt tay phải của Giáp, đồng thời vươn tay phải đánh vào huyệt Kiên tỉnh ở cổ trái (?) của Giáp như trong hình (hình 34)
Giáp trảm Đồng tử cốt
Giáp cong tay trái gạt tay phải của Ất ra, rồi dùng hữu chưởng chém mạnh vào xương quai xanh của Ất. (hình 35)
Ất điểm Ngư tích huyệt
Ất thu tay phải về, vòng vào phía trong móc tay phải của Giáp ra. Giáp hồi thân, dùng chân phải đá ngược vào hạ âm huyệt của Ất. Ất tức thì lùi chân trái, dùng tay trái đánh vào huyệt Ngư tích trên bụng chân của Giáp, hữu quyền giơ ngang mày, lưng thẳng. (hình 36)
Ất điểm Quải lữ huyệt
Giáp vội thu chân phải, đặt xuống và xoay người lại, như vậy là chân trái ở trước, trong khi Ất chưa kịp đứng vững, Ất vội bước chân phải lên, vươn tay phải đánh vào huyệt Quải lữ ở vai Giáp. (hình 37)
Giáp tay điểm Khúc trì, chân đá vào Khí môn
Giáp vội vươn vai tay trái. Giáp đánh vào huyệt Khúc trì ở khuỷu tay của Ất, đồng thời chnâ trái vung lên đá vào khí môn ở sườn phải của Ất (Khí môn ở đây là ý nói bộ phận lớn, không phải là huyệt Khí môn ở bụng, chỗ gần ngực). (hình 38)
Ất vỗ Khỏa cốt huyệt
Ất dùng tay trái vỗ vào Khỏa cốt huyệt của Giáp, đồng thời chân phải bước xéo qua trái, như vậy là chân phải ở trước, tiếp đó Ất dùng tả quyền gạt đòn cùa Giáp, lúc đó Giáp cũng bước xéo chân phải qua và hơi nghiêng mình vươn tay trái. (hình 39)
Giáp Ất tấn công nhau (1)
Giáp bước chân phải, đá vào huyệt Tam lý ở chân Ất, tay phải dánh vào huyệt Tỉnh tuyền ở dưới cằm Ất – Ất lui chân phải, dùng tay phải nắm lấy cổ tay phải của Giáp kéo về phía mình, đồng thời vươn tay trái, xỉa ngón điểm vào huyệt Hữu bộ nha tai ở má phải của Giáp. (hình 40)
Giáp Ất tấn công nhau (2)
Giáp co tay phải về, dùng bắp tay phải gạt cánh tay trái của Ất, rồi dùng các ngón tay của bàn tay phải điểm vào huyệt môn ở sườn trái của Ất – Ất vội hạ tay trái xuống gạt ra. (hình 41)
Giáp Ất tấn công nhau (3)
Giáp dùng tay trái nắm chặt cổ tay trái của Ất, rồi vươn tay phải đánh vào bụng Ất – Ất vội dùng bàn tay phải nắm chặt cổ tay phải của Giáp. (hình 42)
Giáp Ất tấn công nhau (4)
Giáp lật hữu quyền lên đánh vào Lương huyệt ở mũu Ất, Ất một mặt xiết chặt tay phải, một mặt dùng hữu quyền đánh trả vào mặt Giáp – Giáp vội dùng tay trái đỡ, như trong hình. (hình 43)
Giáp Ất tấn công nhau (5)
Giáp lui chân phải – Ất lui chân trái – Hai người dùng hữu quyền định đánh vào huyệt yêu nhãn ở lưng nhau. (hình 44)
Thâu thức
Sau cùng Giáp lui chân phải, Ất cũng lui chân phải, tay phải co lên, quyền để ngang hông, tay trái hướng tới trước, theo thế Phục hổ thính phong – Hai người chấm dứt cuộc đấu. (hình 45)
|