Vua Càn Long hay tin Yến tử trở về. Vội vã hỏi sơ sự việc, nghe nói Yến tử bị bắt hành hạ đánh đập. Vừa lo vừa giận. Một mặt truyền chỉ, phải nghiêm khắc điều tra vợ chồng ông chủ Ðỗ, một mặt cùng Lệnh phi và Nhĩ Khang đến ngay Sấu Phương trai.
Vừa nhìn thấy mặt Yến tử, vua vừa xót vừa bực.
- Tại sao lại có người như vậy được chứ? Đã ăn cắp, còn giữ người, đánh thương tật thế này, còn không cho ăn cơm, bắt làm chuyện khổ sai nữa. Tại thành Bắc kinh mà có bọn bệnh hoạn như vậy ư? trẫm nghe mà giận đến độ muốn xách đầu nó ra chém ngay lập tức. Nhưng thôi Yến tử! Con yên tâm, trẫm đã ra lệnh cho điều tra xem tay khốn kiếp kia đã gây ra bao nhiêu tội ác, rồi tính sổ trả thù cho con luôn.
Yến tử thấy vua đến thăm lòng đang lo lắng, cứ ngỡ là sẽ bị mắng cho một trận nên thân, chẳng ngờ nghe vua nói vậy, hết sức cảm động tròn mắt ngơ ngác nhìn. Lệnh phi bước tới, nắm lấy tay Yến tử tội nghiệp nói:
- Sao con lại cứ gặp chuyện xui xẻo như vậy? Tội nghiệp không? Con có biết mấy bữa rày ai cũng lo cho con, mà gầy cả người? Thôi được rồi, được rồi, dù sao cũng đã về. Từ rày về sau, đừng có bướng như vậy nữa. Con bỏ đi gây phiền nhiều người lắm đấy. Hoàng a ma con cũng bị mất ngủ, ai cũng cầu nguyện cho con cả.
Yến tử càng nghe càng cảm động, vua càn long thấy Yến tử cứ yên lặng đâm lo hỏi:
- Con làm sao vậy? vẫn chưa hoàn hồn ư? Thấy trẫm đến sao chẳng mừng, chẳng nói năng gì cả?
Yến tử lúc đó mới ấp úng:
- Con cứ nghĩ là… cứ tưởng là…
- Tưởng sao chứ?
- Con tưởng mình phạm tội tày trời. Ðánh thị vệ này, trốn ra khỏi cung mấy ngày không về này…. chắc là Hoàng a ma phải giận lắm. Gặp mặt con hẳn phải mắng cho một trận, rồi còn trừng phạt nữa… nhưng Hoàng a ma lại chẳng làm gì cả, trái lại còn bực tức hộ con… điều đó khiến con thật không tin được.
Vua Càn long nhìn Yến tử trợn mắt:
- Con đừng tưởng là ta không giận. Con bỏ đi như vậy là sai quấy lắm, nhưng đương nhiên là ta giận. Vừa giận vừa quan tâm… nhưng quan tâm thì nhiều hơn.
Rồi vua bước tới thật gần, nhìn những vết thương trên người Yến tử dịu giọng hẳn:
- Nghe nói hai ngày qua con đã bị hai tay khống kiếp đó hành hạ đánh đập, đến đổi thương tích đầy người, nhưng đó cũng là một bài học nhớ đời cho con. Con thấy đó, ở cạnh người thân, nhiều lúc có bị mắng chửi, trừng phạt, nhưng đó chỉ là muốn tốt cho con hơn, người người đều yêu quý con mà, tất cả là thiện ý chớ chẳng ai muốn làm hại con. Trái lại khi ra ngoài kẻ xấu rất nhiều, những kẻ mà con gặp đâu cớ đơn giản?
Yến tử cúi đầu e thẹn, nói:
- Con biết rồi! Con biết lỗi rồi!
Lệnh phi nói:
- Nếu biết rồi thì tốt, con đã khiến cả Hoàng cung phải náo loạn, đám ngự lâm quân phải xuất quân toàn bộ, để khám xét từ trong đến ngoài thành Bắc Kinh.
Yến tử nghe vậy nói:
- Từ rày về sau con sẽ không để chuyện như vầy xảy ra nữa.
Vĩnh kỳ sợ vua khiển trách rồi Yến tử lại không kham nổi, nên bước tới nói:
- Bẩm Hoàng a ma, chuyện Yến tử quay về được đã là một điều vui. Tuy là cô ấy có gặp nạn, khổ một chút nhưng cũng chẳng có gì đáng sợ. Cái mà nhi thần quan tâm nhất là Lão phật gia, không biết Yến tử rồi có thể bị trừng phạt nữa không?
Vua càn long nghe nhắc tới Thái hậu cũng thấy lo lắng, ngươi châu mày nói:
- Ðược rồi! Yến tử cứ nghĩ ngơi. Nhưng sáng mai phải qua Từ Ninh cung xin tội đấy.
Nhĩ Khang bước tới, với lý lẽ rất hữu lý.
- Bẩm hoàng thượng, thần trộm nghĩ, chuyện đó tốt nhất không nên chậm trễ. Lão phật gia biết Yến tử quay về, mà không sang ngay Từ ninh cung để khấu kiến. Lão phật gia có thể khép tội bất kính ngay. Tốt nhất là ngay bây giờ Yến tử phải đến đó xin tội vậy.
Yến tử nghe nói phải đến Từ ninh cung xin tội là giẩy nẩy ngay nói:
- Tôi không đi đâu! Tôi không đi! Tôi sợ lão phật gia lắm, bà ấy sẽ trừng phạt tôi.
Tử vy bước tới nắm tay Yến tử ddộng viện.
- Tôi sẽ cùng đi với chị!
Vĩnh kỳ quay sang vua:
Bẩm hoàng a ma, con thì chỉ sợ lão phật gia sẽ không tha thứ cho Yến tử. Lúc đó thì sao? Hiện giờ Yến tử lại thương tích đầy người, không thể chịu nổi chuyện bị nhốt trong phòng tối hay bị đánh đòn thêm đâu.
Vua càn long suy nghĩ nói:
- Nhưng cửa ải này không thể không vượt qua, thôi thì thế này vậy, trẫm sẽ cùng đi với các ngươi nhé.
Kết cuộc là vua Càn long dẫn đầu, vĩnh kỳ, Nhĩ khang, Từ vy dìu Yến tử cùng đến Từ ninh cung. Lần này Yến tử biết thân, quỳ rất ngoan ngoãn.
- Bẩm lão phật gia! Tiểu Yến tử đến xưng tội ạ.
Thái hậu đứng cùng Tịnh nhi, quét nhanh ánh mắt nhìn mọi người. Cuối cùng dừng lại trước Yến tử thật lâu. Khuôn mặt nghiêm nghị, chẳng có một nụ cười. bà cao giọng hỏi:
- Xưng tội gì? Theo ta thấy thì với một đám đông thế này đi theo ngươi thì phải nói là đến “diệu võ dương oai” chứ sao lại xưng tội?
Vua càn long vội bước tới nói:
- Bẩm lão phật gia, Yến tử lần này đi ra ngoài, đã nếm đủ mùi đau khổ. Nó bị hai tay lưu manh bắt trói, đánh cho một trận, rồi nhốt trong tiệm, bắt làm chuyện khổ sai, vì vậy mà không về ngay được. bây giờ Yến tử đã hối hận biết lỗi của mình rồi, nên mới đến đây xin tội với Lão phật gia.
Bẩm xong vua quay sang Yến tử hỏi:
- Có đúng vậy không?
Yến tử nuốt nước bọt, nói một cách khó khăn.
- Dạ phải…. dạ phải ạ.
Thái hậu không tin.
- Phải ư? Vậy thì sao ngươi lại trốn ra ngoài? Còn đã thương hai thị vệ, ngươi đâu biết thương ai, để đạt mục đích là đánh người, không phải là chuyện “bất chất thủ đoạn” rồi dó ư?
Yến tử giật mình, nhớ ra mình đâu có đánh ai bị thương đâu? Nên nói:
- Con… con đâu có đánh ai đến thương tích nặng đâu?
Yến tử đã hiểu lầm chữ “thủ đoạn” là “gãy tay” nên tiếp:
- Con cũng nào có đánh gãy tay họ đâu? Mà chẵng lẽ họ lại yếu vậy sao? Xô một cái là gãy tay ư? Ngưòi nào bị gãy tay? Gãy tất cả mấy tay lận?
Tử vy, Nhĩ khang, Vĩnh kỳ nghe Yến tử nói mà hoảng lên, trong khi vua Càn long lại châu mày lắc đầu, thái hậu quá kinh ngạc chẳng hiểu Yến tử định nói gì.
- Ngươi lại nói nhăng nói cuội gì nữa vậy? Ai bảo ngươi là bọn thị vệ bị gãy tay chứ?
Yến tử nói:
- Chính lão phật gia vừa nói đấy mà? Bọn thị vệ đều bị “bất chấp thủ đoạn” cả.
Tịnh nhi hiểu ra mĩm cười, trong khi đó Thái hậu giận xanh cả mặt, khoát tay nói:
- Thôi được rồi, được rồi! ta thấy nói chuyện với ngươi chẳng được! Ðiều ta mu ốn nói, ngươi lại không hiểu, trong khi cái mà ngươi nói thì ta lại không biết, vậy thì cái chuyện “xưng tội” kia ta cũng miễn cho đi!
Nói xong bà quay sang vua Càn long nói tiếp:
- Hoàng đế này. Hôm nọ ta và con đã có một sự thoả thuật, vậy thì lần này Hoàn châu công chúa bỏ cung ra đi có phải đã vi phạm luật không?
Vua Càn long nghe hỏi giật mình, Vĩnh kỳ thì tái mặt, vội vã quỳ xuống cạnh Yến tử.
- Bẩm lão phật gia, Vĩnh kỳ có chuyện muốn thưa.
Thái hậu ngạc nhiên.
- Có cái gì nói đi.
- Vĩnh kỳ ngẩn cao đầu nhìn thái hậu, lời lẽ cương quyết.
- Chuyện lão phật gia ấn định một thời hạn để Yến tử thay đổi tính nết. Ðiều đó nhi thần biết, nhưng cũng chính vì chuyện đó mà Yến tử bỏ đi, đã khiến Yến tử không muốn ở lại trong cung, vì vậy trong thời gian Yến tử bỏ đi đó, con đã suy nghĩ rất kỹ, con thấy là… cái cốt lổi của vấn đề là Yến tử không thích làm công chúa. Nên cô ấy không đáp ứng được những điều kiện mà lão phật gia đặt ra. Nhưng trong trái tim con, Yến tử vẫn đẹp vẫn là một con người toàn bích. Vì vậy con nghĩ người mà muốn cưới Yến tử làm vợ là con. Nên nếu lão phật gia thấy không thể khoan dung, không thể giảm bớt được những yêu cầu khắc nghiệt mà một công chuá phải có. Thì xin cứ phế bỏ chức vụ “công chuá” của Yến tử để cô ấy được trở lại một dân dã bình thường tự do. Không còn bị ràng buộc bởi bao nhiêu điều lệ cung đình khắc khe, khổ sở. Còn con, con cũng sẳn sàng từ bỏ chức vụ “hoàng tử”. Con cũng muốn được làm người dân bình thường để sống bên Yến tử một cuộc sống giản dị hạnh phúc.
Ðến cả Yến tử cũng không ngờ Vĩnh kỳ lại táo bạo thế. tử vy và Nhĩ khang thì cảm động khôn cùng. Khang không ngờ những gì mình muốn nói Kỳ đã nói thay nên liếc nhanh về phía tử vy một cái, rồi kéo tử vy cùng ra sân quỳ xuống. Nhĩ khang cũng nhìn lên Thái hậu khẳng khái.
- Bẩm lão phật gia, con và Vĩnh kỳ đồng cảm. Hôm nay ngũ a ca đã thốt lên được những điều nhốt kín trong lòng thì con, con cũng không thể không nói. Ai ai cũng đều biết trong cung đình, cả bốn đứa con đều gây ra quá nhiều tội lỗi, phạm nhiều điều cấm kỵ. Có nhiều thứ triều đình cấm, bọn con vẫn không tuân vì nó vượt quá tình cả. nhưng con nghĩ, trong cuộc đời này nhiều thứ “không nên xảy ra” lại cứ xảy ra, chúng con cũng thế không thể sống xa nhau. Từ ngày gặp nhau đến quen nhau, quen rồi yêu nhau và không còn muốn rời nhau nữa. VỚi chúng con, người mình yêu là toàn bích, nhưng trong mắt của Lão phật gia thì không phải như vậy. Con biết, nhưng con nghĩ, nếu lão phật gia thấy chúng con yêu nhau như vậy mà tác hợp cho chúng con, thì đó là điều hạnh phúc. Còn nếu không, xin hãy xứ phế truất tất cả chức vị của bọn con, để chúng con được rời khỏi hoàng cung, tự đi tìm một thế giới riêng của mình.
Nhĩ Khang nói xong dập đầu lạy tử vy, tiểu Yến tử, Vĩnh kỳ cũng lạy theo.
Thái hậu trố mắt nhìn họ những điều Nhĩ Khang nói lần đầu tiên trong đời mới gnhe được. Vua Càn long cũng vậy, chỉ có Tịnh nhi thì quá cảm động, đưa khăn lên chậm mắt, rồi không dằn được nói:
- Bẩm lão phật gia, bẩm hoàng thượng con là kẻ đứng bên ngoài cuộc, nhưng nghe lời của ngũ a ca và Nhĩ khang, con thấy cảm dộng quá, con thấy họ hành động đúng. Ðất nước Trung quốc của ta, tuy là một quốc gia đòi hỏi lể giáo đủ thứ. Nhưng nếu nhìn lại văn chương bao đời qua, hẳn là không thể không thấy có rất nhiều áng văn trữ tình tuyệt đẹp. Chẳng hại như câu “nguyện làm chim liền cánh, nguyện làm cây liền cành” hay là “tình mình nếu có dài lâu, sao cứ trông đứng trông ngồi ngày đêm?” Ðẹp vô cùng! Còn nữa “nguyện thiếp với chàng như sao như trăng, đêm đêm toả sáng trời với đất!” hay “lưng áo rộng dần không thấy tiếc, vì ai mà cứ mỏi mòn trông…” những câu thơ đó diễn đạt tình cảm hạnh phúc lứa đôi diễm tình, thật đẹp… Tất cả lại cho thấy những câu văn kia diễn đạt được những gì mà bốn người quỳ trước mặt ta thể hiện! Lão phật gia! Người chẳng thấy họ đáng để chúng ta trân trọng, yêu quý ư, kiêu hảnh khi họ dám làm những gì mà người khác không dám làm.
Thái hậu nghe Tịnh nhi nói giật mình, rồi bối rối.
- Có phải…. vậy ư?
Tịnh nhi gật đầu, ánh mắt tha thiết.
- Vâng, lão phật gia ạ. Con thấy từ lâu lắm rồi, trong cung đình chúng ta cái gì cũng có đủ, chỉ thiếu một thứ đấy là “nhân tình vị” (tình cảm thật của con người) ba chữ đó nếu tách riên ra sẽ là nhân, tình, vị. Ðó là thế giới của con người, tình cảm của trời đất và mùi vị của nhân sinh. Khi đi xa hồi cung, nhìn thấy và cảm nhận được tình cảm của bọn họ. Con mới thấy giờ thì hoàng cung chúng ta có đủ cả nhân tình vị rồi đó.
Tử vy quỳ bên dưới nghe Tịnh nhi phân tích mà kinh ngạc, quên cả mọi ganh tị. Tịnh nhi quả là người tinh tế đáng để nàng bái phục.
Nhĩ khang cũng không ngờ Tịnh nhi lại chịu khó giúp đỡ mình thế, cảm động vô cùng. Còn Yến tử thì khỏi nói. Ai tốt với cô nàng một nàng muốn đáp lại bằng mười. Nếu không phải là đang quỳ trước mặt lão phật gia, nàng đã đứng phắt dậy, chạy tơí ôm hôn Tịnh nhi ngay. Vĩnh kỳ cảm động ứa nước mắt. còn vua Càn long thì bàng hoàng xúc động.
Thái hậu đưa mắt nhìn mọi người, có cảm giác lũ trẻ lúc này dám làm dám chịu, đã vượt xa thời bà còn trẻ. Bà chẳng biết nói gì hơn là hỏi:
- Vậy ư?
Tịnh nhi thành khẩn đáp:
- Vâng, bẩm lão phật gia “quân tử hữu thành nhân chi mỹ.” Xin lão phật gia hãy tác thành cho họ, nếu không, Tịnh nhi này cũng thấy buồn cho họ vô cùng.
Thái hậu nhìn Tịnh nhi, lúng túng chưa biết quyết định thế nào. Vua Càn long thấy mẹ siêu lòng, e nếu không nói vào, cơ hội có thể mất, nên bước tới một bước, cười nói:
- Ha ha ha! Hoàng ngạc nương ơi, chúng ta đành chịu thua thôi. Bọn trẻ bây giờ đứa nào cũng thông minh lợi hại. Thế hệ chúng ta dã thuộc vào cổ xưa rồi, những quy tắc lễ giáo hãy tạm thời gát lại đi. Ðể không thôi tai tiếng lọt ra ngoài, người ta sẽ cho rằng mẹ con ta là không biết thế nào là “trời dài đất rộng” là “nhi nữ tình trường.” Và nếu vậy thì còn gì tư cách để dạy lũ trẻ học “thành ngữ,” thôi thì để tất cả “bất chấp thủ đoạn” một lần đi!
Thái hậu nhìn bốn đứa trẻ quỳ trước mặt, chẳng nói một lời nào cả. Nhanh chóng, vua Càn Long nháy mắt với Vĩnh kỳ và Nhĩ khang. Hai người vội vã cùng Tử vy và Yến tử dập đầu ngay.
- Tạ ơn lão phật gia đã tác thành! Tạ ơn Hoàng a ma đã tác thành cho chúng con!
Thái hậu chỉ yên lặng, chẳng biết đối phó thế nào.
Tối hôm đó ở Sấu phương trai, một tiệc rượu linh đình được mở ra. Lý do chính để ăn mừng “cả nhà được đoàn viên. Còn lý do phụ là Yến tử thoát khỏi chuyện bị lão phật gia hỏi tội, được Hoàng a ma cảm thông…
Bàn tiệc bày đầy thức ăn, Hàm Hương cũng được mời tham dự, Yến tử nổi hứng, bắt Minh nguyệt, Thái hà, Tiểu đặng, Tiểu trác…. cùng ngồi vào bàn, không phân biệt chủ tớ gì cả.
Rồi Yến tử rót rượu nâng ly, cười nói:
- Nào uống đi! Uống đi! Hôm nay hạnh phúc quá! Ðược cùng mọi người xum vầy, được ăn những món ăn ngon mà mình yêu thích, còn có rượu thơm nữa. So với những ngày khổ sở phải chẽ cũi, lau nhà, rưả cờ… Cái con mụ quỷ dạ xoa cứ đứng cầm roi canh chừng thì là một trời một vực. Hạnh phúc quá! Nào, tử vy, cạn ly! Nhĩ khang, cạn ly, Vĩnh kỳ, Hàm Hương, Kim tiêu…
Mọi người ngồi quanh thấy thái độ của Yến tử mà vui lây, thế là tất cả nâng ly lên.
- Cạn ly nào!
Tử vy chỉ nếm một tí rượu, đặt xuống nói:
- Hôm nay tôi chỉ uống một ít thôi. Rút kinh nghiệm lần trước không nên để say khướt.
Nhĩ khang thì vừa trút được gánh lo bấy lâu nay, vui quá nói:
- Chẳng sao đâu, có anh bên cạnh, anh sẽ không để em bị khó dễ đâu. Hôm nay uống rượu là rượu mừng khác hẳn lần trước em không phải lo gì cả.
Tử vy cười.
- Ai bảo anh vậy? có điều chưa uống mà em đã thấy say rồi.
Vĩnh kỳ thì đặt tay lên tay của Yến tử cười khuyên:
- Yến tử, em nên ăn nhiều, uống ít một chút, trên người còn thương tích, uống rượu nhiều thì không tốt dâu em.
Nhưng Yến tử đâu ưng.
- Em muốn uống! những vết thương đó nhằm nhò gì! bữa nay anh hãy để em được say một bữa.
Hàm Hương cười nói với Vĩnh kỳ.
- Thôi thì hãy để cô ấy uống, say cũng không sao, đừng quá say là được. Còn các vết thương thì có thoa thuốc rồi, chẳng có gì trở ngại cả.
Yến tử đắc thắng.
- Ðấy anh thấy không? Ai cũng nói vậy anh không được cản nữa nhé!
Rồi quay qua Hàm Hương, Yến tử như hối hận.
- Tối hôm nay chúng ta còn thiếu một người, nếu có sự tham dự của sư phụ tôi nữa, thì hay biết chừng nào? tất cả cùng uống rượu thì cuộc đời này mới là sắc hương vị.
Vĩnh kỳ cười.
- Người ta gọi là nhân tình vị, em sửa lại là sắc hương vị là sao?
Yến tử cười lớn:
- Vậy mà không biết, anh phải biết là khi bước vào bàn, nhìn thấy gà, vịt, cá, heo đủ cả là em nghĩ ngay đến sắc hương vị ngay.
Tử vy nói:
- Yến tử cũng có lý lắm chứ? sắc hương vị ở đây ý nói là “màu sắc đầy đủ”, mùi thơm ngào ngạt, vị mặn ngọt chua cay, đủ cả. Ðó là chưa kể ở đây còn có chị Hàm Hương, toả hương khắp phòng.
Mọi người nghe vậy cười ồ lên. Yến tử nói thêm:
- Các người biết không, khi tôi sa vào địa ngục đó, đã sửa cả bài thơ của Trần tử ngang. nếu Trần tử ngang mà biết tôi sửa thơ của ông ấy chắc tức mà sống lại quá.
- Cái gì mà tức mà sống dậy?
- Thì người sống thì tức chết không phải người chết tức thì sống lại không?
- Thế cô sửa thơ người ta thế nào kể nghe coi.
Nhĩ khang hỏi, Yến tử kể.
- Hôm ấy mệt lã lại đói. Tôi nằm mơ thấy thịt gà, vịt, cá heo đầy đủ cả. Vậy mà khi tỉnh lại, biến mất tiêu nên sửa thơ thế này.
Trước không thấy giò heo
Sau chẳng thấy vịt nướng.
ngẫm bụng thì trống rỗng.
Buồn quá rơi lệ thôi.
Mọi người nghe xong, vưà thấy thương, vừa thấy tức cười. Vĩnh kỳ vội vã gấp thức ăn trên bàn cho vào cái chén Yến tử.
- Ðây rồi, đây rồi! giò heo vịt nướng đều có cả.
Mọi người cười ồ, chỉ có Hàm Hương vì lẽ loi nên lặng lẽ nâng rượu uống. Kim Tiêu thấy mọi người vui, lại không yên tâm nói:
- Mọi người ở đây uống rượu vui vẻ nhé, để tôi ra canh cửa, ngộ lỡ Lão phật gia bất ngờ đến thăm thì nguy.
Thái hà nói:
- Thôi để tôi đi cho!
Rồi Tiểu đặng, Tiểu trác cũng đòi đi. Nhĩ khang phải nói:
- Không cần, tối nay tôi đã bố trí thị vệ canh phòng đầy đủ bên ngoài rồi. Vã lại cũng không có gì đáng ngại. Ta nghĩ, Hoàng thượng hẳn tối nay ở Sấu phương trai sẽ có màn đại tiệc. Chắc chắn sẽ không cho phép ai đến quấy rầy hay phá đám tiệc vui của mình. Vì đây là một tiệc có tích cách “nhân tình vị” và “sắc hương vị” của con người mà.
Yến tử nghe vậy nâng ly lên, vui vẻ:
- Vậy thì hãy vì cuộc đời, ta nâng ly đi nào?
Mọi người hưởng ứng, Hàm Hương cũng nâng ly lên uống cạn. Tử vy thấy vậy khuyên.
- Ai cũng có quyền say nhưng tôi thấy chị thì không nên!
Hàm Hương cười.
- Tại sao vậy? Moị người có quyền thì tôi cũng phải có quyền chứ? Các người không say cũng có thể nhìn thấy người mình yêu. Còn tôi chỉ say mới nhìn thấy, vậy thì hãy để tôi say đi!
Tử vy nghe vậy xúc động vô cùng.
Ngay lúc đó, chợt bên ngoài có tiếng gõ cửa, người người lo lắng, Nhĩ khang nhẹ chân bưóc tới bên cửa, mở hé nhìn ra. Vừa thấy người bên ngoài, vội mở rộng đôi cánh cửa, mừng rỡ nói vào trong.
- Ồ! Quý khách của chúng ta đến đây! Thái hà đâu, mau mau thêm chén thêm đủa!
Mọi người quay qua nhìn, chẳng phải ai khác mà là người họ đã chịu ân! đấy là tịnh nhi.
Yến tử reo lên.
- Tịnh nhi! Nào cũng vào đây uống rượu với bọn này đi. Cô là cứu tinh, là người ân của bọn này mà?
Tịnh nhi bước vào nhìn bàn rượu, cười nói:
- Thấy các người vui vẻ thế này tôi rất thích, rất muốn một ngày nào cũng được như vậy. Nhưng hôm nay tôi không dám ở lại lâu, chỉ ít phút thôi, vì muốn thông báo cho mọi người một tin quan trọng, đấy là lão phật gia và hoàng thượng đã bàn cải nhau rất lâu về chuyện các người. Cuối cùng thì lão phật gia đã nhượng bộ, đồng ý xét lại “kỳ hẹn ba tháng” kia. Ðó là một tin vui, từ đây các người không thể canh cách lo sợ nữa cứ tự nhiên mà uống rượu vậy.
Vĩnh kỳ nghe tin đó mừng như được trọng thưởng, hai tay chấp lại xá Tịnh nhi một xá dài.
- Tịnh nhi! Ơn cô tôi không biết phải nói sao cho xiết!
Nhĩ khang cũng vậy, mừng đến ấp úng chẳng thành lời.
- Tôi… tôi thật chẳng biết nói gì để cảm ơn cô.
Tịnh nhi chỉ hai người với ánh mắt chia sẽ nói:
- Có gì mà phải cảm ơn. Chỉ mong sao, các anh biết trân trọng tình yêu của mình. Tại các anh không biết, tôi rất thán phục cả bốn người. Sống phải sôi nổi như vậy, cuộc sống mới đáng sống. Nhìn các người rồi nhìn lại mình, tôi lại thấy cuộc đời mình sao giản đơn đến nghèo nàn, vô nghĩa, nhiều lúc phải ganh tị đấy.
Tử vy lẳng lặng rót đầy hai cốc rượu đem đến trước mặt Tịnh nhi, nhìn nhi với ánh mắt chân tình, thán phục.
- Chị Tịnh nhi! Không giấu gì chị, tình cảm tôi đối với chị rất phức tạp. Có lúc tôi muốn tìm chị nói chuyện để giữa chúng ta có một sự đồng cảm. Nhưng lại không có cơ hội, có lúc có cơ hội lại không dám. Nhưng bây giờ thì khác, tôi thấy trong cái hoàng cung này, người thán phục nhất là chị. Chị là người siêu việt, hiểu thấu hết mọi hỷ nộ ái ố của bọn tôi. Ðứng trước mặt chị đột nhiên tôi thấy mình nhỏ bé vô cùng. Tôi ganh tị, ganh tị tài hoa và cả cách xử thế của chị nữa.
Tịnh nhi cũng chăm chú nhìn Tử vy, không nói gì cả. Nhĩ khang thì lúng túng, chờ đợi, chỉ thấy tử vy tiếp:
- Hôm trước tôi đã hứa với Hoàng a ma là sẽ không uống rượu nữa. Nhưng hôm nay vì có chị đến đây, tôi xin phá lệ. Tôi xin được kính chị một ly, một ly này thay cho vạn lời cảm ơn.
Tịnh nhi nâng ly lên, hào phóng uống cạn, rồi kéo tay tử vy nói:
- Tử vy, có chuyện này muốn nói riêng với chị…
Rồi kề sát tai Tử vy nói:
- Tôi chẳng hề có ý cướp Nhĩ khang của chị đâu, cũng không muốn chen vào cuộc tình của hai người. Hãy yên tâm tôi cũng có niềm kiêu hãnh của tôi chứ? Chị hiểu không?
Câu nói của Tịnh nhi chỉ có mình tử vy nghe thấy. Ðám đông chẳng biết gì, chỉ thấy Tử vy chợt nhiên đỏ ửng cả mặt mà thôi.
Sau đó Tịnh Nhi tiến đến trước bàn, nâng cao ly lên nói:
- Tôi xin kính mọi người một ly, nào cạn!
- Cạn ly!
Mọi người uống cạn rượu của mình, kể cả Hàm Hương. Trong bữa tiệc Yến tử có vẻ là người vui nhất. Cô nàng múa tay múa chân cười nói giòn giả. Tịnh nhi ở lại thêm mấy phút với mọi người, sau đó nhớ đến bổn phận của mình nên rút lui trước.
Và sự xuất hiện của Tịnh nhi khiến cho không khí ở Sấu phương trai càng phấn chấn hơn. Tử vy cũng quên cả lời hứa với Hoàng a ma. Hôm ấy mọi người uống khá nhiều, đều vui. Chỉ có mình Hàm Hương là “rượu nhập lòng sầu, biến ra tương tư lệ.”
Kết quả khi duy na kiết na dìu Hàm Hương về thì cô nàng đã chếch choáng.
Vừa đến Bảo nguyệt làu, Hàm Hương đã giật mình khi thấy vua Càn long. Vua nhìn Hàm Hương với cái nhìn ân cần.
- Khanh đi đâu về đấy?
Rồi ngửi ngửi mùi, hiểu ra ngay.
- À! Đi uống rượu, ở đâu uống đấy? chắc chắn là ở Sấu phương trai rồi. Mấy đứa nhỏ đó lại vui quá quên cả lời dặn dò phải không?
Vua nói rồi lại lắc đầu.
- Thôi thì lâu lâu để chúng quên một lần vậy? Mà bọn này có bao giờ nhớ đâu. Hứa rồi quên, quên rồi hứa… đúng không?
Hàm Hương định chào vua nhưng không còn điều khiển được cơ thể. Loạng choạng suýt ngã, vua vội vã đỡ lấy, dôi má ửng hồng vì rượu của Hàm Hương càng khiến cô nàng đẹp hơn, vua như choáng hẳn. hai thị tì Duy na và Kiết na bước đến dịnh dìu chủ, nhưng vua đã gạt phăng.
- Các ngươi lui ra, ở đây có ta được rồi!
Hai thị tì người Hồi không dám cải lệnh, nhưng rất lo cho chủ. Trong khi vua Càn long vòng tay qua lưng Hàm Hương, dìu nàng về phía sạp gụ.
Hàm Hương vẫn còn tỉnh cố gắng đứng dậy nói:
- Bẩm hoàng thượng, xin đừng…
- Ðừng cái gì?
- Ðừng chạm đến mình thiếp!
- Tại sao khanh không để trẫm dìu khanh đi, rồi lại bảo đừng đụng là sao?
Vua hỏi mà mắt cứ chăm chú nhìn Hàm Hương, dịu giọng nói:
- Hương phi này, khanh có biết là lúc gần đây trẫm đã bị lũ trẻ ở Sấu phương trai ảnh hưởng không? Nhiệt tình tuổi trẻ của trẫm như sống lại, trẫm muốn tìm một tri ân đồng cảm, và nói thật với khanh, trẫm thấy khanh là người thích hợp nhất. trẫm không hiểu sao mình lại yêu thích khanh như vậy, chuyện này từ nào đến giờ trẫm chưa hề say mê một người đàn bà nào như thế. Khanh đã thắp cháy lại tình cảm bấy lâu nay ngủ yên trong tim trẫm, khiến trẫm thấy như mình bắt đầu thấy khát khao…
Hàm Hương nghe vua nói, sợ hãi lùi ra sau.
- Ðừng, đừng thế… hoàng thượng, đừng làm thế… thiếp không đáng…
- Sao lại không đáng. Khanh đẹp này, trẻ này toả hương, lạnh lùng, lại có dư vị phương xa này…tất cả những thứ đó gộp lại tạo thành một sức hút mạnh mẽ… trẫm thú nhận, đã bị khanh thu hút, chinh phục… chưa bao giờ trẫm khao khát được trở lại tuổi xuân như lúc này. Trẫm muốn mình được trẻ lại để xứng đáng với khanh.
Hàm Hương nghe vậy vô cùng lo lắng, sợ hãi, nàng cứ lui dần, lui đến mức không còn chỗ để lùi nữa, vua nhỏ nhẹ nói:
- Ðừng đối kháng với trẫm chứ? Hãy thư giãn một chút, hãy chấp nhận trẫm đi. Ðược không?
Vua nói và dùng sức kéo mạnh Hàm Hương, hương đứng không vững lãi rơi trọn vào lòng vua Càn long. Vua Càn long cúi xuống định hôn Hàm Hương, hai bên giằng co, rồi cuối cùng vua cũng đẩy Hàm Hương ngã xuống sập gụ.
Hàm Hương hoảng hốt la lên.
- Hãy buông thiếp ra! Buông thiếp ra! Hoàng thượng đã chấp nhận là không cưỡng ép thiếp mà?
Vua Càn long không trả lời chỉ ôm chặt lấy Hàm Hương, Hàm Hương hoảng quá, không nghĩ ngợi nữa, thò tay xuống sập gụ, mò tìm cây mã tấu lâu nay giấu dưới đó, đưa lên nhắm ngay vua chém xuống. Ánh sáng của thanh gươm lia lên, vua Càn long chỉ kịp né qua một bên là tà áo trên tay vua rách toạt, một dòng máu nhỏ chảy ra.
Vua Càn long giật mình, đẩy Hàm Hương qua một bên nhìn chầm chầm người con gái trước mặt hỏi:
- Mi dám giấu mã tấu trong phòng? Người muốn giết chết trẫm ư?
Hàm Hương run rẩy:
- Thiếp… thiếp… đã đến đường cùng, không thể làm sao khác hơn… thiếp….
Hàm Hương nói xong trở cây đao ngược lại định tự đâm vào người. Vua Càn long phản ứng rất nhanh phóng đến thế là thanh mã tấu tuột khỏi tay Hương rơi xuống đất. Vết thương trên tay vua không nhẹ, tiếp tục rỉ máu. Vua dùng tay còn lại giữ chặt, nhìn Hương nói:
- Ngươi đã chuẩn bị sẳn mả tấu thế này, thì chỉ có một trong hai cách. Một là định tự sát, hai là để giết trẫm, phải không? Người vào cung đã khá lâu… vậy sao vẫn còn giữ cái ý tưởng đó chứ?
Lúc đó đám thị vệ thấi giám bên ngoài nghe tiếng vũ khí rơi, vội vã chạy vào.
- bẩm vạn tuế gia, có chuyện gì… mà bọn nô tài nghe tiếng…
Vua Càn long giấu cánh tay bị thương ra sau nói:
- Chưa có lệnh ta, sao các ngươi vào, cút ngay?
- Dạ…
Rồi vội vã rút lui ra ngoài. Vua Càn long quay qua nói như ra lệnh với Hàm Hương.
- Hãy ra khép cửa lại!
Hàm Hương vội vã chạy ra khép cửa. vua Càn long lật tay áo lên xem vết thương rồi nhìn Hàm Hương hỏi:
- Sao chẳng đi lấy thùng thuốc đến mau? Với y thuật của ngươi trẫm tin là sẽ giúp vết thương chóng lành. Lần trước trẫm đã tưởng là Tử vy đã mất mạng, thế mà ngươi đã cải tử hoàn sinh được cho nó! lần này…. thôi hãy lấy ngay thuốc cầm máu ra, rồi lấy bông băng chặt vết thương ở cổ tay lại gìum trẫm.
Vua bước tới bên ghế dựa ngồi xuống. Hàm Hương giờ mới hoàn hồn vội vã đi lấy thuốc, rồi tỉ mỉ băng vết thương lại cho vua. Vua yên lặng nhìn Hàm Hương làm việc, khi vết thương băng bó xong, Hàm Hương nhìn lên, mặt tái bệch nói:
- Thiếp xin lỗi Hoàng thượng!
Vua Càn long nhìn Hàm Hương, nghiêm giọng hỏi:
- Ta hỏi thật ngươi…. có phải là ngươi muốn giết ta thật ư?
Hàm Hương lắc đầu nước mắt chảy dài:
- Dạ không… không… thiếp không hề có ý đó!
Vua Càn long nắm tay Hàm Hương. Áp đầu nàng vào ngực mình.
- Nếu vậy thì thôi… không cần phải nói gì cả… từ đây… khanh không được chứa chấp vũ khí trong phòng… Nếu chuyện này mà ở ngoài biết được, e là trẫm cũng không bảo vệ được khanh đâu. Chuyện này… tốt nhất chỉ có ta và khanh biết thôi. Ðừng để người thứ ba biết hiểu chưa? Nhớ cả Yến tử, tử vy cũng đừng cho nó biết. Nghe trẫm nói không chứ?
Hàm Hương gật đầu, vua tiếp:
- Chỉ cần Khanh để lộ ra một chút. Thái hậu mà biết được, thì cả bá quan văn võ cũng biết. Cái tội giết vua là cái tội không thể không chết chém. Dù ngươi không sợ chết thì chưa hẳn là cha ngươi và cả dòng họ ngươi được yên. Ðó là tội chu di cửu tộc hiểu chưa? Vì vậy khanh phải hứa với ta là tuyệt đối không thổ lộ cho ai biết cả.
Hàm Hương run rẩy.
- Nhưng mà… nhưng mà… vết thương trên tay Hoàng thượng làm sao dấu được chứ?
- Ðó là việc của ta!
Hàm Hương nhìn Vua nước mắt chảy dài.
- Vâng, thần thiếp sẽ không nói, không cho ai biết cả!
Vua Càn long thở dài vuốt lấy tóc Hàm Hương, hôn nhẹ lên tóc nàng, rồi đẩy ra nói:
- Thôi yên tâm đi, vết thương này sẽ không nặng lắm, qua hai hôm hẳn lành. Có điều Khanh sẽ bận rộn đấy, Khanh phải thay thuốc cho ta mỗi ngay.
Nói xong vua đứng dậy đi ra, như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Hàm Hương buông người xuống ghế, ôm lấy mặt không biết phải xử sự thế nào nữa.
Chương 28
Chuyện vua Càn Long bị Hương phi gây thương tích, Yến Tử và Tử Vy đều chẳng biết. Và trong khoảng thời gian đó thì Yến Tử... nếu nói theo ngôn ngữ của Yến Tử thì là “sung sướng như chuột bọ” nhất là khi được tin vợ chồng tay chủ quán họ Ðỗ đã bị vua khép tội và lãnh án lưu đày, bị đưa đi làm lao công tận vùng biên giới xa xôi. Sự kết tội đó của vua khiến Yến Tử càng thấy tâm phục, khẩu phục.
Còn Hàm Hương sau hôm lỡ tay đâm vua, lại cứ sống trong nỗi sợ hãi nặng nề. Cứ bị mặc cảm phạm tội nên chẳng lúc nào vui được.
Bữa đó, lại đến ngày Yến Tử được xuất cung. Trước khi đi Yến Tử có ghé qua Hàm Hương rồi mới cùng mọi người đến Hội Tân Quán. Hội Tân Quán hôm đó cũng mở tiệc ăn mừng, việc mua bán gần đây khá phát đạt. Nhưng chiếc bàn lớn nhất ở giữa quán lúc nào cũng dành riêng cho đám Yến Tử ngồi. Mông Đan thấy mọi người ra, vội vã chạy đến hỏi tin.
- Thế nào? Lúc gần đây cô ấy ra sao? Hay vì vui quá nên các người chẳng có thời gian đến Hàm Hương nữa? Nhưng có gì thì cũng nên biết điều một chút. Các người có đủ đôi, đủ bạn cũng không nên quên chuyện chúng tôi nhé?
Tử Vy nói:
- Hãy tin bọn tôi chúng tôi chẳng hề quên sự việc ấy đâu. Có điều hai hôm nay Hàm Hương hình như không được vui, cô ấy có điều gì buồn bực.
Mông Đan nghe vậy đứng lên nói:
- Vậy hãy để tôi vào đấy thêm một lần đi!
Vĩnh Kỳ ấn Mông Đan ngồi xuống.
- Ngồi xuống đi. Chớ để người khác chú ý chứ?
Mông Đan quay sang Yến Tử đề nghị.
- Cô nhận tôi làm sư phụ cô, đúng không? Vậy thì sao cô chẳng mời sư phụ vào cung, để tôi ở luôn trong cung dạy võ dạy kiếm cho cô, không ai nghi ngờ đâu.
Yến Tử nghe nói bùi tai, trong khi Nhĩ Khang lắc đầu.
- Không được! Không được! Yến Tử không thể làm chuyện đó vì lần trước tôi đã gợi ý với vua là tuyển thị vệ bên ngoài nhưng hoàng thượng đã thẳng thừng từ chối. Nay Yến Tử mà đưa anh vào làm sư phụ, hoàng thượng cho người điều tra lý lịch thì nguy.
Liễu Thanh cũng nói:
- Tôi cũng phản đối. Mấy lần trước các anh đưa người vào cung biểu diễn. Tôi thấy chuyện ra vào hoàng cung khó khăn vô cùng. Giờ phải nghĩ đến cách khác đừng tính chuyện vào cung như vậy nữa, nguy lắm!
Kim Tỏa trước đã một lần sợ muốn đứng tim nên chen vào.
- Ðúng! Ðúng! Liễu Thanh nói đúng đấy. Tình hình đã quá căng thẳng rồi. Mông Đan mà vào đó nữa, sự việc sẽ trở thành phức tạp hơn, người người sẽ phải ngộp thở thêm vì cảnh giác.
Mông Đan bực dọc.
- Nhưng tôi đã chịu hết nổi rồi! Ðầu tôi muốn nổ tung đây này.
Liễu Hồng nói:
- Ðừng làm khó dễ mọi người chứ? Một chuyện “bất khả” như vậy anh bắt mọi người làm là sao? Anh đừng quá ích kỷ như thế? Hãy nghĩ đến người khác. Cái gì cũng phải chờ thời cơ chứ?
Vĩnh Kỳ chợt nhìn Nhĩ Khang.
- Hình như tháng sau có ngày sinh nhật của lão phật gia phải không?
Nhĩ Khang nghe hỏi giật mình.
- Cũng không được! Thời gian quá cấp bách. Vả lại chuyện của Hàm Hương còn chưa giải quyết được, mùi hương đặc biệt của cô ấy phải tính thế nào đây.
Yến Tử chọt miệng.
- Tôi phải đi hái hoa một lần nữa...
Nhưng Kim Tỏa đã hét lên.
- Ối không được! Chị muốn gây chuyện động trời nữa ư? Lần này chắc là dẫn dụ bọn sâu bọ...
- Làm sao dẫn dụ bọn sâu bọ?
Kim Tỏa nói:
- Cũng đúng thôi, vì bướm là do loài sâu biến thành. Biết đâu hương vị mà chị chế được loài bướm không ưa mà bọn sâu bọ lại ưa thì có thảm hơn không?
Mọi người nghe vậy cười ồ, chỉ có Mông Đan là không cười nổi. Anh chàng nói với Nhĩ Khang.
- Nếu không thể mang Hàm Hương ra đây, thì ít ra phải để tôi vào đấy lần nữa chứ? Bởi chuyện này cần có sự hợp tác của Hàm Hương, mà lần trước vội quá tôi chưa thuyết phục được.
Mông Đan đứng dậy chắp tay xá mọi người tiếp:
- Mông Đan và Hàm Hương xin cảm ơn lòng tốt của chư vị.
Lời của Mông Đan khiến mọi người nhìn nhau, thấy vấn để không còn chểnh mảng được nữa.
Lúc ấy bỗng có một thanh niên tướng tá vạm vỡ, vai mang hành lý gọn nhẹ với kiếm và tiêu trên tay bước vào quán. Phong thái có vẻ khác lạ, khiến người người lưu ý. Anh ta chọn chiếc bàn kế bên cửa sổ ngồi xuống, đặt hành lý và kiếm, tiêu một bên, Liễu Hồng nói:
- Để tôi đến tiếp đãi ông ta!
Rồi Liễu Hồng bước tới cạnh người khách lạ, hỏi:
- Xin hỏi khách quan muốn dùng món gì ạ?
Người khách chỉ nói:
- Cho tôi một bình rượu Chiêu Hưng, một dĩa đồ nhắm gì cũng được ít thôi!
- Thế khách quan có cần dùng cơm hay phòng trọ không ạ?
- Ở đây cũng có chỗ trọ nữa ư?
- Vâng.
- Vậy cho tôi một phòng, càng yên tĩnh càng tốt.
- Vâng.
Liễu Thanh đi lấy thức ăn, trong khi Yến Tử tò mò nhìn người khách, nhất là thanh kiếm của ông ta để trên bàn, rồi nói với mọi người.
- Các người thấy không, thanh kiếm trên bàn đó vỏ kiếm có khắc hoa văn, hẳn là một thanh kiếm cổ.
Vĩnh Kỳ nói:
- Đó không phải là hoa văn mà người ta gọi là “đồ đằng” dựa vào đó người ta có thể biết được hệ phái hoặc gia tộc của kiếm sĩ.
Nhĩ Khang nhìn người khách nói:
- Có lẽ đây là một đệ tử danh môn, nên có vẻ gàn gàn đấy.
Liễu Thanh nói:
- Tôi cũng cảm thấy như vậy.
Yến Tử nghe nói là danh môn thì muốn qua thách đấu ngay.
- Anh chàng mang kè kè kiếm một bên, chắc hẳn là hạng cao thủ.
Người người xầm xì bàn tán, tay khách lạ hình như cũng thấy được, nhưng vẫn bình thản.
Tiểu nhị và Bảo a đầu mang rượu thịt lên. Ông khách bắt đầu ăn và làm như chẳng để ý gì đến chung quanh cả. Ăn xong lại uống rượu, rồi cầm đũa lên gõ vào bình rượu, miệng lè nhè đọc thơ.
Thư họa cầm kỳ thi tửu hoa
Ngày xưa chẳng có món nào xa
Nay thì mọi sự đều thay đổi
Tiêu kiếm giang sơn thơ rượu trà
Tử Vy và Nhĩ Khang Vĩnh Kỳ nhìn nhau. Tử Vy nói:
- Lời thơ khảng khái anh hùng quá, “Tiêu kiếm giang sơn thơ rượu trà.”
Nhĩ Khang gật gù khen ngợi
Câu cuối cùng đúng ra phải là “gạo củi dầu tương muối giấm trà, vậy mà ông ta chỉ chuyển đổi một chút bài thơ trở nên hùng hồn ngay!
Vĩnh Kỳ nói:
- Người ta phải đổi cả bảy thứ còn anh ta chỉ đổi năm thứ. Rồi mang tiêu mang kiếm ngao du thiên hạ, quả là bất phàm.
Yến Tử thì nói:
- Tôi chẳng mê cả những thứ ông ta mê, chỉ trừ món kiếm.
Người người cứ thế bình luận, chỉ thấy người khách lại rót thêm rượu nốc cạn, rồi lại gõ đũa lên ấm trà, tiếp tục đọc thơ.
Nhất tiêu nhất kiếm khắp giang hồ
Thiên cổ tình sầu rượu một chai
Hai chân giẫm nát đường trần thế
Đội trời trên cao đất dưới chân.
- Thơ hay thật!
Nhĩ Khang nói rồi đứng dậy:
- Tôi phải sang đấy làm quen mới được.
Yến Tử đứng theo:
- Tôi cùng đi với!
Vĩnh Kỳ, rồi những người khác, cùng kéo qua.
Nhĩ Khang chắp tay bái người khách lạ một cái nói:
- Tại hạ là Phước Nhĩ Khang nghe giọng thơ của các hạ khác người, nên muốn được làm bạn với các hạ. Xin hỏi phải xưng hô với các hạ thế nào đây?
Người khách lạ kia cũng đứng lên vòng tay trả lễ.
- Tại hạ là Tiêu Kiếm, tức là cây tiêu và cây kiếm!
Nhĩ Khang nghe tên lạ quá hỏi thêm:
- Tiêu Kiếm là tên các hạ ư? Chẳng hay các hạ là người quê quán phương nào?
Tiểu kiếm cười, nhìn Nhĩ Khang chỉ nói:
- Tên thật là sao? Mà tên giả là sao? Tôi nghĩ cái tên chẳng qua chỉ là danh xưng để người ta dễ kêu thôi. Tiêu Kiếm này phiêu bạt giang hồ đã lâu, nên đã quên mất quê hương gốc gác lai lịch của mình rồi.
Vĩnh Kỳ, Nhĩ Khang nhìn nhau. Nhân vật đối diện không chịu khai tên thật quả là kỳ bí.
Yến Tử thì không tránh được tò mò, đưa tay sờ lên kiếm người khách lạ nói:
- Anh có thể cho mượn kiếm xem một chút không?
Nhưng người khách lạ đã giằng lại lớn tiếng:
- Xin đừng đụng đến kiếm của tôi!
Yến Tử đâu chịu thua, giật lấy kiếm chạy ngay ra cửa, miệng thách thức:
- Tiêu Kiếm! Hãy đến đây nào?
Tiêu Kiếm có vẻ bất ngờ, chạy đuổi theo. Mọi người thấy Yến Tử gây sự nữa, giật mình, cũng vội vã chạy theo. Yến Tử cầm kiếm chạy ra cái sân phía sau rồi đứng lại, rút kiếm ra xem. Ánh thép lạnh tỏa ra khiến Yến Tử giật mình, biết đây là kiếm quý ngay.
Tiêu Kiếm cũng ra kịp đến nơi, hét:
- Này, cô gái kia hãy trả kiếm lại cho tôi!
Yến Tử cười nói:
- Muốn lấy đến đây mà lấy, lấy được thì tôi trả!
Tiêu Kiếm vẫn đứng yên cảnh cáo.
- Thận trọng đấy, kiếm không phải là trò chơi, nó bén lắm đấy, đứt tay bây giờ.
Yến Tử tinh nghịch.
- Xem tướng anh thì đúng là người giang hồ, chơi tiêu rồi kiếm. Hay lắm! Còn tôi là Tiểu Yến Tử đây, tôi muốn xem tài nghệ anh thế nào.
Nói xong, múa kiếm xông tới hét:
- Xem này! Đỡ kiếm!
Vừa nói vừa múa kiếm bổ về phía Tiêu Kiếm, Tiêu Kiếm vội né người qua nói:
- Ðừng đùa nữa mà, coi chừng gây thương tích cho người khác đó.
Tiêu Kiếm nói xong hớt hải quay đầu bỏ chạy, không thấy cả đám đông đứng sau nên đụng ngã nhào một đống. Nhĩ Khang đỡ Tiêu Kiếm dậy, trong khi Yến Tử vẫn nhào tới.
- Tiêu Kiếm! giật lại đi, sao lại bỏ chạy?
Tiêu Kiếm đứng lên tiếp tục chạy, lần này va vào Liễu Hồng, Liễu Hồng né sang bên. Tiêu Kiếm lại té lăn xuống đất. Liễu Hồng phải đỡ hắn dậy trong khi Yến Tử đã cầm kiếm xông tới.
- Tiêu Kiếm! Ta bảo đứng lại thử sức mà sao cứ chạy như thế?
Yến Tử nói, nhưng Tiêu Kiếm chỉ nói:
- Cô cứ quơ kiếm tùm lum thế này, làm sao tôi đứng lại được.
Tiêu Kiếm vừa nói vừa chạy lung tung khắp sân, Yến Tử không tha tiếp tục đuổi theo. Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ, Mông Đan, hai anh em Liễu Thanh... càng nhìn càng ngạc nhiên không hiểu Tiêu Kiếm mưu mẹo gì mà chẳng chịu triển khai võ công. Tử Vy, Kim Tỏa thì lại căng thẳng nhưng chẳng biết làm sao để can thiệp để Yến Tử muốn làm gì thì làm.
- Xem này! Kiếm tới đây!
Yến Tử đuổi tới, trong khi Tiêu Kiếm chỉ chạy, vừa chạy vừa hét:
- Cô nương! Tôi và cô không oán không thù, tại sao cô lại đoạt kiếm của tôi? Mau trả lại cho tôi đi? Chúng ta như nước sông và nước giếng, nào có can dự gì nhau. Đường ai nấy đi, cô cứ đi đường Dương Quan đạo của cô mặc tôi đi Độc Mộc kiều.
Yến Tử vẫn hét:
- Có tiêu, có kiếm! Đã gọi là Tiêu Kiếm này! Sao ngươi không chịu xuất chiêu, giả vờ mãi vậy? Ta phải bức ngươi để ngươi ra tay mới được!
Yến Tử tăng tốc độ đuổi theo, mũi kiếm đã sát bên người Tiêu Kiếm. Tiêu Kiếm sợ quá nằm lăn ra đất. Lưỡi kiếm trên tay Yến Tử tiếp tục đi xuống Tiêu Kiếm chỉ lấy tay che mặt hét:
- Xin cô nương hãy tha mạng cho! Đừng giết tôi!
Mọi người tái mặt, Liễu Hồng nhanh tay phóng tới huých Yến Tử một cái văng ra, còn Liễu Thanh thì vội bước tới kéo Tiêu Kiếm dậy.
Yến Tử cứ nắm chặt lấy đốc kiếm nói:
- Tại sao ngươi không chịu xuất chiêu? Liễu Thanh, Liễu Hồng các ngươi giúp anh ta làm gì, để tôi bắt hắn phải lộ nguyên hình chứ?
Nói xong, Yến Tử quay lại rượt tiếp Tiêu Kiếm khiến anh chàng vừa chạy vừa kêu.
- Cô nương! Tại hạ xin đầu hàng! Đừng đánh nữa. Tại hạ chịu thua rồi mà.
Yến Tử không chịu.
- Nhưng tôi không cho phép anh thua! Không cho đầu hàng! Xem kiếm Yến Tử này chém tới đây!
Tiêu Kiếm nghe vậy quay lại nhìn. Vì cứ quay lại nên không thấy cây cổ thụ phía trước, đầu va vào một cái ngã lăn. Mọi người thấy vậy chạy tới, Liễu Hồng, Liễu Thanh lại đỡ Tiêu Kiếm dậy, nhưng Yến Tử đã đến chĩa thẳng kiếm vào ngực. Tiêu Kiếm không còn cách nào khác hơn là ngả ra sau. Nhĩ Khang quan sát sự việc nãy giờ, quay qua Vĩnh Kỳ hỏi:
- Anh thấy thế nào? Có đúng là chân nhân, chẳng lộ diện ư?
Vĩnh Kỳ lắc đầu.
- Thật khó hiểu đây là thật hay giả. Bởi vì nếu thật anh ta chẳng biết võ nghệ gì, thì làm sao dám nói câu “Một tiêu một kiếm khắp giang hồ?” xách kiếm mà đi như vậy thì không phải sớm muộn bị người ta giết chết rồi ư?
Mông Đan nói:
- Nếu là giả thì cách hắn diễn kịch còn hay hơn thật nữa đấy!
Kim Tỏa thì nói:
- Bất luận anh ấy biết hay không biết võ công thì cái hành vi cướp kiếm rồi ép buộc người ta đánh nhau với mình, đều hơi quá trớn. Bởi vì người ta đâu muốn đánh nhau đâu?
Tử Vy nói với Nhĩ Khang.
- Vâng, Kim Tỏa nói đúng đấy. Thôi thì anh hãy đi cứu gã Tiêu Kiếm gì đi. Anh ta hôm nay quả số hơi đen đấy, rõ là chỉ muốn vào quán ăn cơm thì lại đụng phải cái họa từ đâu rơi xuống.!
Nhĩ Khang nói
- Chuyện đó cũng không trách được. Chớ chẳng nhớ chuyện Mông Đan đấy ư? Không đánh nhau, không biết nhau. Chẳng biết tay Tiêu Kiếm này thế nào, biết hay không biết võ công. Chỉ cần nghe mấy câu thơ của gã là anh muốn kết bạn với hắn rồi.
Vĩnh Kỳ gật đầu tán đồng.
- Tôi cũng vậy.
Hai người nói rồi chẳng hẹn cùng nhau bước tới, một người chận lấy Yến Tử, một người đến trước Tiêu Kiếm, Vĩnh Kỳ nói:
- Xem kìa! Yến Tử, người ta không thích đánh thì em phải tha người ta chứ? Nếu không có người sẽ cho em là đạo tặc. Thôi bao nhiêu dủ rồi, hãy trả kiếm cho người ta đi!
Yến Tử còn dùng dằng chưa quyết, thì đã thấy Nhĩ Khang chắp tay lên xá Tiêu Kiếm nói:
- Xin lỗi anh! Cái cô Yến Tử này thích đùa, gặp ai cũng giỡn. Tiêu tiên sinh hãy niệm thứ cho.
Tiêu Kiếm mặt vẫn còn tái mét, nói:
- Hãy gọi tôi là Tiêu Kiếm!
- Vâng, anh Tiêu Kiếm ạ. Nếu anh không chấp nhất, thì xin hãy cùng bọn này quay lại Hội Tân Lầu dùng cơm. Xong chúng tôi sẽ giới thiệu hết bọn tôi với các hạ!
Tiêu Kiếm chắp tay, bái tạ nói:
- Các vị đây thân thủ bất phàm, Tiêu Kiếm tôi mà làm quen được với các vị là vinh hạnh lắm!
Vĩnh Kỳ lấy thanh kiếm đưa trả lại cho Tiêu Kiếm, lúc đó mọi người vui vẻ lại cùng trở về Hội Tân Lầu.
o0o
Về đến quán ăn, đồ ăn thức uống được mang lên mọi người ngồi chung một bàn.
Tiêu Kiếm nhìn Yến Tử háo kỳ hỏi:
- Chẳng hay tiểu thơ đây tên là... Tiểu Yến Tử?
- Ðúng, bản cô nương là Tiểu Yến Tử.
- Cô nương thân pháp tuyệt! Tiêu Kiếm khâm phục vô cùng. Thế cô nương họ gì?
Lần đầu tiên Yến Tử được người khen, nên vênh mặt nói
- Ngươi bái phục ta ư? Thật hiếm thấy! Lần nào đánh nhau với ai, chưa bao giờ ta thẳng, chỉ toàn thua, ngươi khiến ta ngạc nhiên. À, ban nãy ngươi hỏi gì? Ta họ gì ư? Ồ! Ta nào có họ hàng gì? Hoặc là có đó nhưng ta đã quên mất rồi, thôi thì coi như ta họ “Tiểu” tên là Yến Tử vậy.
Tiêu Kiếm cười ha hả.
- À! Ta là họ Tiêu, còn cô nương họ Tiểu nghe rất gần nhau đấy. Thôi thì coi như mình quen nhau đi, nào cụng ly cụng ly nào!
Tiêu Kiếm nói xong cạn ly, mọi người thấy thái độ anh chàng phóng khoáng như vậy cũng uống theo.
Nhĩ Khang hỏi:
- Tiêu Kiếm! anh làm ơn cho tôi tò mò một chút nhé? Anh từ đâu đến và định sẽ đi đâu?
Tiêu Kiếm chỉ đáp:
- Tôi là kẻ vân du bốn bể, đâu cũng là nhà. Còn hỏi sẽ đi về đâu ư? Thú thật tôi cũng chưa biết, có lẽ muốn đến đâu là đến thôi.
Vĩnh Kỳ nghe vậy có vẻ khó chịu.
- Nghĩa là mãi đến bây giờ anh vẫn quyết định “giấu kín tung tích”? Chân nhân bất lậu tướng ư?
Tiêu Kiếm nhìn Vĩnh Kỳ nói:
- Tôi nào phải là “chân nhân” Tôi nghĩ, quý vị mới thật là “chân nhân bất lậu tướng” đấy, đúng không?
- Anh dựa vào đâu nói thế?
- Từ cách ăn nói, áo quần, cử chỉ, phong độ, mỗi thứ đều cho thấy tư cách cao quý của các vị, các vị rõ không phải là người tầm thường. Tiêu Kiếm này chẳng có tài năng gì cả ngoài cái tài nhìn tướng người đoán người thôi.
Rồi thành thật nói:
- Nếu quý vị chẳng muốn mọi người biết mình là ai, thì chúng ta thế này vậy, đừng hỏi tông tích nhau. Tốt nhất là chúng ta nên “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” “tương phùng hà tất tăng tương thức?” (tri kỷ gặp nhau uống rượu ngàn ly vẫn thiếu, tương phùng há phải đã quen nhau). Nào uống đi! Cùng uống đi! Cạn ly nào!
Và thế là cạn ly! Mọi người đều nghĩ, điều Tiêu Kiếm nói cũng chí lý nên nâng ly lên. Nhĩ Khang nói:
- Ðúng đấy! Chẳng nên hỏi han gì cả, cứ cạn ly là được.
o0o
Khi mọi người về đến Thấu Phương Trai, vẫn không ngớt bàn tán về chuyện Tiêu Kiếm, Yến Tử huênh hoang nói:
- Gã Tiêu Kiếm quả là kỳ cục! Lúc nào cũng kè kè cây kiếm trên người lại chẳng biết một chút võ công. Ngay cả hạng bét như tôi còn đánh không lại thì sao lại dám tự nhận mình là “Tiêu Kiếm”? Thật là hữu danh vô thực!
Vĩnh Kỳ nói:
- Cô đừng coi thường, biết đâu đó là một cao thủ võ lâm. Nhưng vì không muốn phô trương, nên cứ giả bộ té lăn cù. Tất cả chỉ là xảo kế để gạt người khác!
- Thế ư? Có lẽ là như vậy. Em thấy anh ta có nhiều thứ kỳ cục, mà tại sao anh ta không muốn đánh nhau với em chứ?
Nhĩ Khang nghĩ ngợi:
- Trên giang hồ, hạng người lộng giả thành chân, Chân thành giả nhiều lắm. Anh ta không muốn lộ mặt thật, để đối diện với bọn ta, hẳn là có nguyên nhân. Mà ngay cả chúng ta cũng nào có muốn để ai biết mình là ai? Chắc hẳn... anh ta phải có điều muốn giấu diếm, bằng cớ là lúc uống rượu, cứ tránh né chẳng muốn hỏi gì về mình.
Tử Vy suy nghĩ:
- Chẳng ai muốn biết mình, thì cũng không đúng. Bằng chứng là lúc uống rượu sao lại đọc thơ? Ðọc thơ chỉ là có nghĩa là muốn người khác chú ý đến mình thôi, hay ít ra là để cho người “đồng điệu” để ý. Chớ nếu phân tích kỷ mấy câu thơ mà ta đọc, thì ta sẽ thấy nó đầy ý chí đấy.
Nhĩ Khang nói:
- Ðúng đấy! Tử Vy phân tích rất hay, nếu không muốn gây sự chú ý cho người khác thì anh ta cứ việc ăn đi, đọc thơ làm gì, như vậy là...
Vĩnh Kỳ gật đầu:
- Tôi đã nói anh chàng này hẳn có tâm sự hay tư ý gì mà... Chỉ hai chữ “Tiêu Kiếm” cũng nào phải là cái tên, mà chỉ là một ẩn danh thôi. Những người dùng ẩn danh thường có hai loại, một là vì nổi tiếng quá, hai là vì có ân oán giang hồ, không muốn người khác biết mặt thật của mình. Vì vậy chẳng biết anh ta thuộc hạng người nào đây.
Yến Tử nghe vậy nổi hứng:
- Anh ta là người bí mật ư? Ồ vậy là em rất thích nghe chuyện của những người đó. Sao ban nãy các anh không hỏi cho rõ ràng. Nếu anh ta mà có ân oán giang hồ gì đó, thì ta sẽ giúp anh ta trả thù được mà?
Kim Tỏa nghe vậy giật mình:
- Tôi nghĩ chúng ta tốt nhất không nên chen vào chuyện người khác nữa. Hiện giờ, ta đang phải đối diện với một đống vấn đề rồi, còn chưa giải quyết xong. Chẳng hạn như chuyện Mông Đan nào đã đi đến đâu đâu? Bây giờ nếu thêm một Tiêu Kiếm nữa e là càng rối!
Yến Tử liếc nhanh về phía Kim Tỏa, không hài lòng.
- Thật bực Kim Tỏa này, tối ngày cứ cản đầu cản đuôi! Càng ngày cô càng giống mấy bà già thế. Hết cấm kỵ chuyện này đến chuyện khác, sau này nếu Nhĩ Khang mà cưới cô chắc cô quản gia làm mọi người ngộp thở mất!
Lời của Yến Tử làm Nhĩ Khang tái mặt, vấn đề mà chàng sợ nhất lại bị khơi dậy. Bất giác Nhĩ Khang đưa mắt nhìn Kim Tỏa, chỉ thấy cô nàng ửng hồng cả đôi má. Rồi vội vã bỏ đi vào nhà sau. Nhĩ Khang thấy bất an, quay nhìn Tử Vy, chỉ thấy Tử Vy cũng đang nhìn mình với ánh mắt sợ hãi. Nhĩ Khang lắc đầu ý muốn nói là chuyện không thể kéo dài nữa. Ðiều này càng khiến Tử Vy giật mình, vội bỏ đi ra sân. Nhĩ Khang đi theo. Hai người đi thẳng đến bên hòn giả sơn, Nhĩ Khang thấy chẳng có ai vội nói:
- Tử Vy, chuyện này không thể kéo dài nữa được, phải giải quyết rõ ràng thôi.
Tử Vy thấy lòng rối như tơ.
- Giải quyết thế nào đây? Ban nãy anh cũng thấy rõ, cái thái độ của Kim Tỏa nghe Yến Tử nói, cho thấy chuyện đó như hiển nhiên rồi. Cô ấy đã chấp nhận một cách thụ động, đã hoàn toàn chấp nhận, Nhĩ Khang thôi thì mặc kệ! Ðừng nói ra sẽ xúc phạm tự ái Kim Tỏa. Em không muốn vậy.
Lúc đó Kim Tỏa cũng đã thấy Nhĩ Khang và Tử Vy đi ra ngoài. Mà bên ngoài trời đang khá lạnh, nên sợ Tử Vy cảm, mới đem áo khoác ra định cho Tử Vy mặc. Không ngờ khi đến nơi, nghe hai người nói chuyện mà lại nhắc đến tên mình nên nép người một bên, nghe thử xem hai người nói gì.
Chỉ thấy Nhĩ Khang nắm lấy tay Tử Vy nói:
- Nếu em không nói thì anh nói. Cái chuyện “đau đớn” đó là cần thiết, nếu giờ không nói rõ cô ấy biết, thì sau này sự tác hại sẽ càng nghiêm trọng hơn. Em biết đấy, trong trái tim anh nào có chỗ dành cho Kim Tỏa? Sau này nếu vì miễn cưỡng mà cưới cô ấy thì anh sẽ xử trí thế nào đây? Đó chẳng khác nào là một sự lừa dối, chẳng lẽ em muốn để cô ấy suốt đời phục vụ em? Suốt đời phải theo hầu em ư?
Tử Vy nói:
- Nhưng anh thẳng thừng quá sẽ làm Kim Tỏa buồn, lý do anh đưa ra em hiểu, em đều thấy có lý nhưng đối với Kim Tỏa cô ấy làm sao hiểu. Trái lại khiến cô ấy hiểu lầm là anh chê nó, chẳng thèm nói. Anh nên nhớ rằng trong cuộc đời này, Kim Tỏa chẳng còn người thân thích, không nhà, không cha mẹ, người thân, chỉ có mình em thôi.
Kim Tỏa nghe hai người nói chuyện, mà tất cả ước mơ trong đầu đều sụp đổ, Nhĩ Khang khẳng định.
- Mặc cho em thương Kim Tỏa thế nào thì tình yêu đó chẳng qua là một sự thương hại. Thương hại thì cũng đâu thể chia một nửa chồng mình cho người ta? Anh nói thật, anh sẵn sàng làm một người anh, một người thân để chăm lo cho cô ấy. Nhưng bắt anh cưới cô ta làm vợ, thì chuyện đó không dược. Tử Vy hãy hiểu cho anh! Trong tim anh chỉ có một hình bóng em thôi. Anh không muốn có một lúc hai ba vợ.
Kim Tỏa nghe hai người nói mà cảm thấy choáng váng nàng tựa mạnh người vào hòn giả sơn, làm một hòn đất rơi xuống. Tiếng động khiến Nhĩ Khang và Tử Vy giật mình quay qua nhìn thấy Kim Tỏa hai người đều tái mặt. Kim Tỏa thấy mình bị phát hiện vội vã bỏ chạy vào nhà. Nhĩ Khang nói với Tử Vy.
- Ðể anh đuổi theo cô ấy, nói rõ mới được!
Kim Tỏa chạy về phòng riêng, ôm mặt nức nở khóc. Nhĩ Khang đi vào nói:
- Kim Tỏa!
Kim Tỏa vội gạt nhanh nước mắt chạy đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài, nàng không muốn nhìn mặt Nhĩ Khang, đầu Kim Tỏa nhức như búa bổ, cả thế gian đẹp đẽ này, đột nhiên không còn màu sắc, chẳng còn một ý nghĩa nào nữa. Khiến Kim Tỏa thấy chới với không biết bấu víu vào đâu.
Nhĩ Khang thấy vậy định bỏ đi, nhưng rồi nghĩ lại giờ phút này mà không nói rõ, e rằng không có dịp khác chuyện để mập mờ càng nguy hiểm hơn, nên bước tới cạnh Kim Tỏa nói:
- Kim Tỏa này, cô đừng có hiểu lầm. Tôi và Tử Vy ai cũng muốn tốt cho cô cả. Tôi thấy cô đẹp đẽ dễ thương tôi thích có một đứa em gái như cô hơn là một cô vợ nhỏ. Tử Vy hôm trước quyết định như vậy là sai lầm. Bởi vì Kim Tỏa còn cuộc sống riêng tư cũng có quyền tìm hạnh phúc riêng cho bản thân. Nếu để Kim Tỏa ở đây mãi có phải là làm lỡ duyên đời cô? Chính vì vậy mà tôi không chấp nhận để cô bị thiệt Kim Tỏa phải hiểu như vậy.
Kim Tỏa quay qua nhìn Nhĩ Khang.
- Nhĩ Khang thiếu gia! Xin người đừng nói gì cả, người càng nói tôi càng hổ thẹn hơn. Bởi vì từ nào đến giờ tôi đâu biết người chẳng để ý đến tôi? Bây giờ thì đã rõ, địa vị thấp hèn của tôi. Tôi sẽ không để thiếu gia và tiểu thơ phải khó xử. Tôi biết điều mà...
Nhĩ Khang vội đính chính.
- Không phải như vậy đâu. Tôi biết là Kim Tỏa chưa hiểu ý của tôi, vì nếu cô hiểu thì chắc chắn là cô đã thấy tôi khinh thị mà trái lại tôi rất kính trọng cô. Ðể cô làm thiếp tôi, chẳng hay ho gì cả. Trong khi tôi và Tử Vy đã vào sinh ra tử bên nhau, tình yêu chúng tôi sâu đậm đến độ khó có thể chia xa được. Vì vậy nếu lấy cô, tình cảm dành cho cô sẽ không phải là tình yêu. Và như vậy có phải là chỉ mang đến đau khổ cho cô không? Cô hiểu ý tôi nói chứ?
Kim Tỏa gật đầu.
- Tôi hiểu, tôi chấp nhận số mệnh an bài, anh không cần nói nữa.
Nhĩ Khang nghe vậy lắc đầu.
- Cô lại hiểu lầm, Kim Tỏa! Hãy bình tĩnh nào? Tại sao lại chấp nhận số mệnh? Cái số của cô nó không nhỏ nhoi như cô tưởng, cô với Tử Vy, Yến Tử, Tịnh Nhi chẳng có chỗ nào khác nhau cả, mọi người đều bình đẳng. Cái gì họ có cô đều có thể có! Tôi tin rằng một ngày nào đó, cô sẽ gặp được một người xứng đáng và hoàn toàn thuộc về cô, như Ngũ a ca yêu Yến Tử vậy. Chẳng lẽ cô chẳng từng ước ao có một hạnh phúc của riêng mình, chứ không phải chia sẻ với người khác sao?
Kim Tỏa vừa khóc vừa nói:
- Tôi cũng không biết. Tôi thấy mình chỉ là một con a đầu, làm sao dám kỳ vọng quá cao?
- Thế cô không nghe Yến Tử nói sao? A đầu vẫn là con người, vẫn có cha có mẹ. Vì vậy Kim Tỏa cô phải biết là chỉ có cô mới dám làm chủ vận mệnh mình. Tôi nghĩ hẳn cô cũng mong mỏi thế. Phải không!
Kim Tỏa bối rối đứng phân vân. Cảm giác đau khổ nhiều hơn tình cảm khác. Nhĩ Khang nhìn Kim Tỏa nói:
- Dù gì tối nay, Tôi cũng mong cô bình tĩnh mà nghĩ ngợi, xem điều tôi nói đúng không. Cũng đừng vì chuyện này mà hận Tử Vy hay hận tôi, nếu như vậy thì tôi hết sức đáng buồn, làm chúng tôi thất vọng.
Kim Tỏa gật đầu.
- Vâng, tôi sẽ nghĩ ngợi. Dù ít học nhưng tôi cũng biết suy nghĩ. Nhưng anh yên tâm, có thế nào thì tôi cũng không dám hận anh cũng như hận tiểu thơ đâu.
Kim Tỏa nói xong bỏ đi ra ngoài.
Một lúc Tử Vy vào hỏi Nhĩ Khang.
- Anh đã nói chuyện với Kim Tỏa xong chưa? kết quả thế nào?
- Những gì cần thiết nói anh đã nói, còn chuyện thông suốt chưa thì chưa biết.
Tử Vy suy nghĩ
- Thấy cô ấy chạy ra mà nước mắt ràn rụa, có lẽ Kim Tỏa buồn lắm để em đi tìm cô ấy.
Nói xong, Vy quay đi nhưng Nhĩ Khang đã giữ lại.
- Ðừng! Hãy để cho cô ấy ngồi một mình suy nghĩ, sự thật nhiều lúc tàn nhẫn, nhưng thà là nói ra hơn là kéo dài sẽ đau khổ hơn. Nếu biết thế này, có lẽ anh đã nói sớm hơn rồi.
o0o
Tối hôm ấy, dù đêm đã khuya, Kim Tỏa vẫn tiếp tục quét dọn nhà cửa. Quét dọn xong là lau nhà, lau cửa kính, lau bàn... Kim Tỏa làm việc một cách chăm chỉ.
Tử Vy đi ra nhìn thấy đau lòng nói:
- Kim Tỏa! Cần gì phải như vậy? Em đã quần quật suốt mấy tiếng đồng hồ rồi? Em không vui phải không? Có gì cứ nói tôi nghe, đừng để trong lòng chỉ khó chịu thôi.
Kim Tỏa vẫn tiếp tục, chẳng nhìn lên nói:
- Cái bàn này dơ quá... lau mãi không sạch!
Tử Vy bước tới chụp lấy vải lau trên tay Kim Tỏa.
- Ðừng như thế? Nói đi em giận chị phải không?
Kim Tỏa đứng dậy nhìn Tử Vy đôi mắt đỏ hoe:
- Em nào có dám giận ai đâu? Em chỉ kiếm việc để làm, cho người bận rộn.
- Ðể làm gì?
- Ý cô nói là...
- Sao phải khiến mình bận rộn khi không cần thiết?
- Dạ... dạ chẳng có gì. Chẳng qua vì em là a đầu, phải làm việc thôi.
Tử Vy nắm tay Kim Tỏa.
- Lại đem chuyện a đầu ra nói, em chẳng sợ là ta giận ư? Từ đây về sau hãy nhớ, em không phải là a đầu, mà là chị em với ta. Hai ta là bạn bè, chẳng có gì để giấu diếm nhau cả. Có gì buồn em cứ nói thẳng ra có phải là em cũng yêu anh Khang nữa phải không?
Kim Tỏa nhìn Tử Vy biết không thể dấu được nói:
- Tiểu thơ... em xin thú thật với tiểu thơ... Chuyện này với em quá đột ngột... bởi vì... trước kia tiểu thơ đã gởi gấm em cho anh ấy mà chẳng hỏi qua ý kiến em, bây giờ lại đột ngột bỏ quyết định. Vì thế em có cảm tưởng mình chỉ là một công cụ, mình không có quyền gì cả. Em như...
Kim Tỏa nhìn mảnh giẻ trên bàn tiếp:
- Em như một mảnh giẻ lau vậy, ai muốn dùng cứ dùng, dùng xong ném đâu thì ném. Nhĩ Khang thiếu gia ban nãy đã nói, tất cả chỉ vì muốn tốt cho em. Nhưng em không biết đó có thật không? Chỉ thấy một điều trước mắt, em như mảnh giẻ lau sắp bị ném bỏ.
Tử Vy nghe vậy giật mình.
- Ðừng có nghĩ như vậy chứ? Không phải như thế đâu. Trước đây chị nghĩ cuộc đời chúng ta rồi sẽ gắn liền nhau. Nhưng bây giờ nghĩ lại, cách nghĩ đó là quá ích kỷ. Nhất là khi có chuyện Tịnh Nhi chen vào, sự ghen tị như đánh thức chị. Ðó là tình yêu không thể chia sẻ, mà phải chuyên nhất mới hạnh phúc. Sự việc đó đúng với chị mà cũng đúng với em, nhưng nếu em không chịu nghĩ như thế, em đồng ý chịu thiệt thòi, thì hãy quên hết chuyện đã xảy ra hôm nay đi. Chúng ta vẫn tiến hành như kế hoạch đã định, em thấy sao?
Kim Tỏa nhìn Tử Vy nói:
- Không được! Chuyện xảy ra hôm nay làm sao hốt lại được? Sau khi biết rõ tâm tư của cô và Nhĩ Khang thiếu gia. Em nghĩ em không có quyền bám theo hai người mãi. Em phải tôn trọng ý kiến và chấp nhận sự sắp xếp đó là con đường duy nhất để chọn thôi.
- Nghĩa là em muốn...
- Vâng, em sẽ rời khỏi nơi này. Tiểu thơ hãy để em đi, em đã nghĩ rồi. Có thể em sẽ đến Hội Tân Lầu phụ với Liễu Thanh, Liễu Hồng. Việc buôn bán ngoài ấy càng ngày càng phát đạt, không thể không hổ trợ.
Tử Vy nghe nói ngỡ ngàng, nhưng chẳng biết phản ứng ra sao. Trong khi Kim Tỏa lại tiếp tục công việc lau chùi bàn ghế. Bây giờ Tử Vy mới thấy sự quyết định sai lầm đã đưa đến hậu quả quá tai hại.
o0o
Tối hôm đó Tử Vy mất ngủ, trần trọc mãi mà vẫn không ngủ được. Yến Tử và Vĩnh Kỳ khi biết được sự việc đều ngạc nhiên. Yến Tử không biết việc làm của Khang đúng hay sai, có điều rất khâm phục. Vì đó là một quyết định khó thực hiện. Nàng biết đối với đàn ông “chuyện từ chối một người đàn bà đâu phải dễ.” trong khi Tử Vy nghĩ ngợi cứ thấy bức rức về cái điều mà trước đây mình bắt Nhĩ Khang hứa.
- Lúc đó nếu đừng ép Nhĩ Khang phải chấp nhận đề nghị của mình thì hay biết mấy. Kim Tỏa nói đúng, tại sao lúc đầu không hỏi ý kiến cô ta gì cả, rồi bây giờ cũng thế. Ta đối với Kim Tỏa như với đứa em, rất thương nhưng lại chẳng đoái hoài đến tình cảm riêng tư của người ta, như vậy là có tội... bây giờ phải làm sao đây?
Tử Vy đang nghĩ ngợi thì ngoài cửa có tiếng động rồi Kim Tỏa bước vào.
- Tiểu thơ! Cô ngủ rồi chưa?
Tử Vy nghe tiếng hỏi của Kim Tỏa giật mình, vội vã ngồi dậy nói:
- Chưa, chưa!
Kim Tỏa đi vào, đặt đèn lên bàn rồi bước tới nắm lấy tay Tử Vy nói:
- Tiểu thơ! Xin lỗi nhé. Ban nãy tôi đã nói nhiều thứ làm cô đau lòng!
Tử Vy ôm lấy Kim Tỏa:
- Chị cũng vậy, chị đã khiến em buồn thì có. Những gì em nói đều là sự thật! Đúng thế! Chị thật vô tình đã không chịu để tâm đến tình cảm của em rồi tự ý áp đặt, đó là lỗi chị.
Kim Tỏa lắc đầu:
- Không, không phải vậy! em đã suy nghĩ kỹ rồi, lúc đó chị đang nguy kịch, chị nghĩ mình sắp chết nhưng vẫn nghĩ đến em... nên muốn gã em cho anh Nhĩ Khang, vì đó là một người đàn ông đáng tin cậy. Ðó là một thái độ chu đáo, làm sao em có thể trách ngược lại chị được. Rõ là em không xứng đáng với tình yêu của chị, không xứng đáng là một đứa em của chị chút nào.
- Kim Tỏa!
Tử Vy gọi nhưng Kim Tỏa đã cắt ngang.
- Hãy nghe em nói hết hẳn. Lúc bây giờ Nhĩ Khang thiếu gia cũng chẳng qua muốn bằng mọi giá cứu chị, nên chị nói gì anh ấy cũng gật cả. Thực tế ra thì nếu lúc đó chị qua đời thì chưa hẳn Nhĩ Khang thiếu gia còn sống nổi. Anh ấy đã tính toán cái sự đồng ý kia chẳng qua chỉ vì tình cảm chị, chứ không phải vì em.
- Kim Tỏa...
- Kế tiếp, để cố giữ lời thề. Hai người đã cố ý không đề cập đến. Nhĩ Khang bao giờ cũng nghĩ đến chị, đâu có chỗ nào dành cho em? Anh ấy nói đúng, nhận em làm thiếp, chẳng khác nào giết chết cuộc đời em.
Tử Vy nắm lấy tay Kim Tỏa.
- Có nghĩa là em đã suy nghĩ kỹ?
- Vâng, suy nghĩ rất kỹ. Em theo chị từ năm lên tám tất cả những gì chị nghĩ, chị hành động đều là tấm gương em noi theo. Mấy năm qua, em đã học được một phần cốt cánh của chị, chính vì vậy mà em đã không để sự việc đến ngày mai. Em phải nói rõ cho chị biết ngay trong đêm nay, Chị là chị em, là bạn là tri kỷ của em. Ðó là một sự thật mà chẳng bao giờ thay đổi... riêng về chuyện chung thân của em thì...
Kim Tỏa sụt sùi khóc nói:
- Ai cũng có người yêu của nhau, chị và Nhĩ Khang, Yến Tử và Ngũ a ca, Hàm Hương với Mông Đang, còn em... chắc có lẽ cũng sẽ có... biết đâu.
Tử Vy nghe vậy hỏi:
- Thế tại sao em lại muốn xa chị?
- Chuyện đó rồi sẽ có, khi mà em tìm được hạnh phúc của mình, còn bây giờ thì chưa đâu.
Tử Vy nghe vậy mừng quá.
- Ồ! Kim Tỏa! Em rõ lã niềm hãnh diện của chị! Em làm chị cảm động quá, chị nói cho em biết nhé, lúc nào em tìm được đối tượng chị cũng không để em xa chị đâu. Vì người đó phải là người chị hiểu biết rồi cả nhà chúng ta vẫn sẽ ở cùng dưới một mái nhà.
Thật ra lúc đó Kim Tỏa vẫn còn đau khổ lắm. một vấn đề đã được sắp đặt, đặt cả niềm tin vào mọi thứ coi như mặc nhiên. Ðùng một cái, đảo lộn tất cả, hỏi Kim Tỏa làm sao không đau được. Có điều Kim Tỏa nghĩ mọi thứ nên đè nén nên đáp.
- Chị và Nhĩ Khang thiếu gia từ đây về sau đừng lo lắng chuyện em nữa, vậy mà hay hơn. Tôi sẽ được đứng ở một góc cạnh khác nhìn hai người, không chen vào chuyện hai người nữa, như vậy còn nhẹ nhàng hơn.
- Em nói thật chứ?
- Sao lại không?
Hai người yên lặng nhìn nhau, rồi ôm ghì lấy nhau, Kim Tỏa nói:
- Chỉ có lúc nghĩ đến chuyện phải xa chị là lòng em nhói đau, cái đau này còn hơn chuyện với Nhĩ Khang nữa. Ðiều đó cho thấy tình cảm giữa em và Nhĩ Khang chưa hẳn là tình yêu.
Tử Vy nghe nói xúc động vô cùng, Tử Vy biết Kim Tỏa rất buồn, nhưng như Nhĩ Khang đã nói, vết thương chỉ nên đau một lần, còn hơn là kéo dài theo năm tháng.
|