Xem bài viết đơn
  #104  
Old 17-04-2008, 06:39 AM
kiet1991's Avatar
kiet1991 kiet1991 is offline
Sơ Cấp Học Đồ
Huyết Hoả Kỳ Lân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: UNDERWORLD
Bài gởi: 1,398
Thời gian online: 14052
Xu: 0
Thanks: 9
Thanked 88 Times in 61 Posts
Lúc đầu Lê Lợi không chịu nghe theo, ông dùng lời thuyết phục: Hòa với giặc để củng cố lại lực lượng, chấm dứt những khó khăn về lương thực và quân số, cần nhất là tạo dựng những căn cứ địa quân sự vũng chắc để có điều kiện chiến đấu lâu dài. Vận động nhân dân từng vùng đứng dưới cờ đại nghĩa, kiên định tinh thần quân sĩ "Vì nước quên mình", chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, từ đó phát động cuộc chiến sâu rộng trong toàn cõi Đại Việt, chứ không còn thu hẹp trong phạm vi địa phương.
Từ kế sách và những mục đích đó, ông cải tổ lại quân đội,tổ chức hình thành chính quyền, lợi dụng mọi cơ hội để làm lớn mạnh khí thế. Dùng tâm lý để đánh vào lòng địch, làm suy giảm tiềm năng sức mạnh của chúng. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, khí thế Nghĩa quân đã vững mạnh. Một kế hoạch tiến công gồm ba bước đã được vạch ra.
Ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn, Lê Lợi tung quân chiếm đồn Đa Căng, đánh tan quân cứu viện của địch. Diệt tướng giặc là Trần Trung và hai ngàn quân địch trong trận Bồ Đằng.
Tháng 11 cùng năm, hạ thành Trà Long. Hiện nay đang tiến thẳng ra Nghệ An để giải phóng toàn bộ vùng này, làm bàn đạp diệt địch trên toàn cõi, khí thế đang như thác vỡ... Thế mới biết, một tài năng lớn cần thiết là dường nào! Thiếu hiệp có ý định dưới cờ tụ nghĩa chăng?
Nguyên Huân đáp:
- Hy sinh thân mình là bổn phận và trách nhiệm. Đất nước vẫn chưa sạch bóng giặc thù, dân tộc vẫn còn trong xích xiềng nô lệ, tại hạ họ lại ngồi yên mà nhìn hay sao? Bởi chưa rõ được tình hình của các cuộc khởi nghĩa nên mới còn trù trừ đó thôi!
Ba ngày sau, Nguyên Huân lên đường tìm đến căn cứ kháng chiến, chàng không tìm ra mắt Lê Lợi, mà nhập ngay vào đội ngũ quân số của Nghĩa quân. Chàng tự nghĩ :" Vị trí nào cũng nằm trong ý nghĩa chiến đấu diệt giặc để cứa nước. Giá trị đóng góp của mỗi người ngang nhau, mỗi người mỗi trách vụ, đất nước chỉ cần ở ta tài năng và trí dũng..."
Chàng trở thành một Nghĩa binh vào tháng 6 năm ất Tỵ. Binh đội chàng dưới quyền chỉ huy của tướng Đinh Lễ, bàn chân chàng đã đi cùng khắp các huyện, hạt thuộc Diễn Châu, Thanh Hóa. Chàng đã tham dự tất cả những trận đánh và góp phần đem lại các chiến thắng lẫy lừng cho Nghĩa quân. Tướng giặc là Thôi Tụ kinh hồn bạt vía, đóng chặt cửa thành không dám ra đối chiến.
Nhưng với thời gian, Nguyên Huân nhận ra rằng, với địa vị của một người lính, cùng với những luật lệ ràng buộc, chàng không thể thi thố được hết khả năng của mình, không thể tự mình làm những điều vượt ra khỏi kỷ luật và phạm vi của một người lính. Khi xung trận, chàng không được rời bỏ hàng ngũ chiến đấu, không thể tự mình được phép truy kích địch. Chàng không thể hiển rộng thần uy, mà phải cơ nào đội nấy, tiến thoái theo trống trận. Bởi thế, trong suốt thời gian trong quân ngũ Nghĩa binh, chàng chỉ có thể cùng anh em trong cơ đội thi hành những mệnh lệnh của thượng cấp một cách chu toàn.
Trong những trận tấn công, chàng khéo léo không tỏ ra trội hơn các đồng ngũ, chàng chỉ có thể dùng đến võ công siêu tuyệt của mình âm thầm bảo vệ tính mạng cho đồng đội; do vậy, trong suốt những trận đánh, dẫu khốc liệt cách mấy, sự tổn hại về nhân mạng trong cơ đội của Nguyên Huân hầu như không đáng kể. Những Nghĩa binh đồng ngũ không ai biết gì về Nguyên Huân ngoài một nhận xét chung: chàng là một người kỳ dị, lúc xung trận, chỉ thấy bóng chàng thoắt chỗ này, thoắt lại chỗ khác, có mặt kịp thời cứu nguy đồng đội kịp lúc... Những Nghĩa binh trong cơ đội, mỗi người ít nhất cũng một lần được Nguyên Huân, dưới cái tên là Đoàn Nam Thanh, cứu mạng.
Một buổi chiều, ngang qua khu vực rừng núi Diễn Châu, cơ đội Nghĩa binh có lệnh nghỉ dưỡng quân, những người lính mỏi mệt ngồi tựa vào những thân cây rừng, dùng bữa bằng những gói lương khô, mặc cho những tiếng gầm à uôm từ sâu trong rừng thẳm vọng lại. Nguyên Huân, ngồi dựa bên cạnh một người lính Nghệ, đó là một người đàn ông to lớn khỏe mạnh; người lính với số tuổi ba mươi này, vốn thường tự hào là tay giỏi võ trong cơ đội, được đề bạt làm toán trưởng, trông coi mười Nghĩa binh dưới quyền. Toán trưởng Phạm Hữu từ lâu vẫn thường nghe trong cơ đội xì xào về Nguyên Huân, về những hành động cứu nguy đồng đội như quỷ mị của chàng. Riêng Phạm Hữu thì vẫn không tin, vì theo nhận xét của họ Phạm, khuôn mặt Nguyên Huân không tỏ lộ những nét đặc biệt của những người có thân võ học thượng thừa, gò thái dương không nổi cao như những người từng khổ luyện nội công, và đôi mắt, không long lanh ánh tinh quang, mà chỉ là tia nhìn ấm áp bình thường. Tuy rằng chẳng tin, nhưng Phạm Hữu vẫn băn khoăn khi nhớ lại trận phục kích nhỏ ở Đông Lũy.
Lần ấy, họ Phạm giao đấu chính với tên tùy tướng của giặc, võ công tên này thuộc hàng cao thủ, Phạm hữu không sao địch lại. Giữa khi luống cuống nguy nan, Đoàn Nam Thanh xuất hiện đột ngột, cứu nguy cho Phạm Hữu với một ngọn trường thương trên tay. Họ Đoàn múa may quờ quạng, nhưng địch thủ hầu như chẳng chạm được vào người. Rồi bỗng dưng chàng té ngồi xuống đất trong lúc tên tiểu tướng kia lại đứng trơ ra như phỗng, bị Phạm Hữu dùng thương đâm chết tết. Lúc ấy Phạm hữu vẫn cho là nhờ may mắn, chứ chàng lính họ Đoàn kia, nếu cho là biết võ công thì cũng là quá đáng.
Tài sản của kiet1991