Đậu bằng Cơ thủy xong, tôi phải lên tỉnh học. Trước khi thi vào ban thành chung, và còn những ba tháng nghỉ hè thênh thang trước mặt, tôi theo chúng bạn đến học tư với một thầy giáo tú tài. Tôi trọ ở nhà người chú, mỗi tháng, chỉ phải đem gạo ở nhà quê ra thay tiền. Tôi không cần hỏi ý kiến của mẹ tôi, vì tôi cho sự học lúc ấy rất cần. Học được ba ngày thì thầy giáo tôi lễ phép nhắc với bọn học trò bằng tiếng Pháp:
-Tôi mong rằng các anh trả tiền học trong vài hôm sắp tới đây, và tôi xin cảm ơn trước. Học trò ai nấy nhốn nháo lên. Có vài người trong bọn móc ngay tiền túi mang lên trả. Các anh khác xin khất đến mai. Riêng tôi, tôi buồn lắm. Chỉ mãi đến lúc ấy, tội nghiệp, tôi nhớ đến mẹ tôi, tôi mới nhớ đến cái vốn liếng ít ỏi của người. Bốn đồng! Tính theo giá tiền ở Trung Kỳ vào thời bình là hai mươi quan! Tôi làm một cái tính nhẩm và rùng mình biết rằng đó là một số tiền cắt họng. Điều cần nhất là tôi phải mượn ở đâu lấy mấy hào về nhà quê trình bày mọi sự với mẹ tôi. Cái cháp tiền của chú tôi đóng lại với con cháu, rất chắc. Hầu bao của các bạn cũng không thể mở được vì một cử động nhân từ nào. Tôi đành xin nghỉ một hôm, cuốc bộ về nhà lấy tiền trả cái 'nợ học'. Thấy tôi về bất thần, mẹ tôi ngừng tay xay lúa, hỏi tôi:
-Sao con lại về? Con không ở ngoài tỉnh mà học à? Tôi bậm môi lại để nén tiếng khóc. Tôi không đủ can đảm nói cái số tiền học quá lớn kia nữa. Mẹ tôi thì lại ngờ rằng tôi bị hắt hủi nên hỏi nựng:
-Hay là bọn nó làm gì con ? Tôi lắc đầu, khóc:
-Thầy giáo... thầy giáo đòi tiền học! Mẹ tôi cười điềm nhiên:
-Tưởng gì chứ đòi tiền học thì để mẹ đưa. Mấy hào ? Tôi giật mình nhìn mẹ:
-Hàng đồng kia !
-ừ thì bao nhiêu ?
-Bốn đồng ! Tôi thấy mẹ tôi lặng người đi, không nói được nữa. Nhưng có lẽ cảm động vì tấm lòng thương mẹ của tôi, người gượng gạo:
-Con cứ lên nhà nằm nghỉ, rồi để mẹ đưa cho. Mẹ tôi nói dối. Mẹ tôi đuổi tôi lên nhà để mẹ tôi khóc. Lúc tôi chạy xuống bếp lục cơm ăn, thì thấy đôi mắt mẹ tôi đỏ ngầu, vạt áo ướt đẫm. Tôi ngả vào lòng người, rồi mếu máo:
-Con không đi học nữa, mẹ S. Mẹ tôi xoa đầu tôi, cười như thở dài:
-Dại nào ! Con học đang giỏi thế kia mà. Để mẹ đưa tiền cho, đừng sợ. Sáng mai, thấy tôi sửa ạoạn ra tỉnh, người băn khoăn:
-Con cứ ra khất với thầy giáo vài hôm nữa, rồi mẹ mang tiền ra trả sau. Tôi hiểu ngay là mẹ tôi còn phải chạy tiền nên ngoan ngoãn ra học lại. Cả lớp đã giả hết tiền học, trừ tôi. Tuy ngồi ở cuối lớp, áp lưng vào tường, tôi vẫn tưởng nghe sau lưng những tiếng cười chế giễu. Tôi đâm ngượng, cái ngượng của một người học trò không thuộc bài, nghênh ngang đứng trước mọi con mắt, tay xếp vòng tròn vê mãi cúc áo của mình.
-Thế nào...?
-Thầy giáo hỏi tôi.
-Thưa thầy, thầy cho con khất đến hai hôm nữa.
-Nếu hai hôm nữa chưa có tiền học thì anh nghĩ sao ? Tôi đáp rất chắc chắn:
-Thưa thầy có S. Thế nào cũng có. Mẹ con đã bảo đúng ngày kia đem tiền ra. Tôi vừa học, vừa sợ. Ngày tháng chạy mau thêm. Hai tờ lịch rơi chóng quá. Nhưng may, mẹ tôi đã ra, đứng đợi tôi ngoài cửa nhà học, vì nơi học chính là một cái nhà thật. Mẹ tôi cắp cái thúng trong đựng mười quan tiền. Tôi ái ngại bảo mẹ:
-Giả tiền học bằng tiền, thầy giáo không nhận đâu mẹ ạ. Tôi chưa kịp cản, thì mẹ tôi đã cắp thúng đến trước mặt thầy giáo, và đặt lên bàn mười quan tiền và hai tờ giấy bạc lấy ở nút buộc ruột tượng ra, làm tôi đỏ cả mặt. Mẹ tôi kể lể như khi kể lể với một người bạn thân:
-Cháu nó bảo thầy không tiêu tiền kẽm nên ngăn tôi không cho đem vào. Thầy tính cháu nó còn nhỏ, tâm tính như con gái, hay sợ vơ sợ vẩn... Thầy giáo sai người cất tiền đi, và chừng như động lòng trước cảnh nghèo túng của chúng tôi, thầy cầm lấy tay tôi, thành thực:
-Em chịu khó mà học đi. Em học khá đấy. Tháng sau thầy bớt tiền học cho. Ra ngoài, tôi vui vẻ hỏi mẹ tôi:
-Sao mẹ có nhiều tiền thế, mẹ ? Mẹ tôi cười, nửa buồn, nửa vui:
-Mẹ chỉ có mười quan thôi. Hai đồng bạc ấy là của thím con, mẹ thấy rơi ở đầu giường thím nằm nên mượn tạm ! Tôi rụng rời cả mình mẩy. Tôi thấy tất cả thành phố quê hương của tôi quay đảo trước mặt, nhà chất lên cây, cây chất lên nhà. Tôi hỏi mẹ:
-Sao mẹ lại lấy như thế, thím ấy nói cho. Mẹ tôi cười gần như khóc:
-Người ta giàu, mình mượn tạm rồi trả sau cũng không sao. Mà thím ấy có nói thì nói mẹ, việc gì đến con mà con khóc. Vừa đặt chân vào nhà, tôi nghe tiếng thím tôi reo:
-Tôi có ba đồng bạc để ở đầu giường, đứa nào lấy mất hai rồi ? Tôi toan cất tiếng, thì mẹ tôi vội bấm tay tôi, nói khẽ:
-Mặc nó ! Nhưng tôi không nghe. Tôi bảo thím:
-Cháu lấy đấy, thím ạ. Cháu trót đánh mất rồi. Thím tôi lườm tôi, nghiến răng lại:
-Cháu giỏi nhỉ ? Đồ ăn cắp ! Tôi chưa kịp nói thêm được gì, thì mẹ tôi đã đứng lên:
-Tôi mượn của thím đấy, để vài hôm nữa tôi mang ra giả lại. Thím tôi bĩu môi, thõng thẹo: -ừ, bà mượn thế thì ai chả mượn được ! Câu chuyện trên đây theo dõi tôi như một ám ảnh cực nhục. Mỗi lần nhớ đến mẹ tôi, hay xét mình phạm tội, tôi thường đem nó ra để tự hình phạt. Nhiều năm đã rơi theo nhiều năm, và bây giờ, trong những đêm của Hà Nội, cái thành phố hoa lệ chỉ quen tiêu bạc với hào, tôi vẫn rờn rợn nghe thấy âm thanh của mười quan tiền kêu lanh lảnh... 10
1937 Chú Nhì Ba tôi có tất cả ba người em, tên nghe rất đơn giản: chú Nhì, chú Ba, chú Tư. Người ở xa chúng tôi nhất là chú Nhì. Chú ở tận một làng khuất nẻo bên Tàu. Muốn đến đấy, người ta phải dùng cáng, len lỏi qua những khu rừng rậm của tỉnh Quảng Tây mênh mông. Từ ngày nhỏ đến bây giờ, tôi thấy chú Nhì tôi trước sau hai bận. Lần đầu trở sang Tàu, chú tôi mang theo vài trăm, số tiền tiễn hành của ba tôi tặng. Người Tàu bí mật ấy giắt vào bao da thắt lưng cáu ghét, số tiền kể trên một cách bí mật không kém. Ba tôi đối với chú có vẻ thân thiện. Mẹ tôi thì chiều chú cho có lệ, cho ra vẻ ta là chị dâu. Anh tôi và tôi cùng không thích chú lắm. Hôm chú trở lại nước Tàu, sau khi thăm chúng tôi lần thứ nhất, đưa chân chú ra ga, tôi hỏi chú:
-Chú cho chúng cháu tiền đi, chú ! Chú tôi sẽ cau mày, im lặng. Cuối cùng, muốn đỡ ngượng, chú tôi vén áo, móc trong ví da ra một hào chỉ, đưa cho tôi:
-Đây cho hai đứa, để đi xe về. Tôi thoáng thấy anh Hai tôi bĩu môi một cách rõ rệt. Nghe anh, tôi ngừng ngay cuộc tiễn chân ở lúc ấy, và không nói, không rằng, chúng tôi lẩn ra ngoài ga, về thẳng, để mặc chú với cái sọt quần áo to tướng. Anh Hai tôi vừa đi vừa lầu nhầu:
-Thế mà mình cứ tưởng bở, ít nhất mỗi đứa cũng được dăm đồng! Nếu biết cung bực này thì thèm vào mà đi đưa, thêm tốn công. Tôi vớ lấy dịp, hỏi luôn anh:
-Còn đồng hào đây, anh cho em nhé ? Anh tôi sực nhớ ra, bảo tôi:
-Để mua chuối tiêu, ăn chung.
-sao anh bảo anh không thèm ? Từ đấy chúng tôi có những ý nghĩ không tốt về một phần cái đại gia đình mất tăm trên dải đất Trung Quốc. Chúng tôi yên trí rằng chú hay bác, cậu hay mợ, tất cả cũng chỉ là những người keo kiệt như nhau, như chú Nhì của tôi, không hơn, không kém. Duy có anh Cả tôi là phục chú lắm. Chú tôi, dưới mắt anh, là một thi sĩ, một văn nhân. Chú thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh, và điều này mới thật lạ, nhưng đúng, là chú lại thông thạo đủ các môn võ nữa. Chú có thể, vẫn lời anh Cả tôi, nhảy vút qua một cái nóc nhà chót vót, với một cái gậy tre, với hai cái vỗ vào đôi mông thực mạnh. Người chú quý hoá của tôi đã từng chống chọi với một toán cướp sáu người. Chú thắng trận nhưng mũi bị tẹt một bên. Chú Nhì không có tài làm giàu như ba tôi, không 'thạo' tiếng Pháp như ba tôi, nhưng về cái lượng hút thuốc phiện, người trên chưa chắc đã thua gì người dưới. Chú hút mỗi ngày sáu mươi điếu thuốc phiện. Chất nhựa đen âm ỉ trong người chú, làm sạm thêm những mưu mô càng ngày càng thêm sâu sắc.
Tôi không tin, mấy cũng không tin, rằng con người, hóc hiểm như thế lại có thể là một nhà thi sĩ được. Thi sĩ, tôi đoán những người ấy phải hiền lành ngây ngô và liều lĩnh. Đằng này, chú tôi nghĩ rất chín, làm rất lẹ, giấu tiền vào hầu bao đến không một ai liếc thấy được. Năm lên ba mươi tuổi, chú tôi hỏng tú tài tam trường. Chú bực dọc về nằm thở dài giữa bốn bức tường xây bằng thứ đá tảng, bắt con cháu cung đốn thuốc phiện, để nghĩ thơ. Thơ đây không phải là thơ của Lý Bạch, nhưng là thứ thơ áp dụng theo thể câu đối, áp dụng trong những công việc đình đám, vui mừng hay ma chay. Và chú tôi, chung quá, chỉ là một người viết mướn (un écrivain publique) Gia đình tôi, trừ ba tôi và cả anh tôi là những người đã ở lâu năm bên Tàu, không một ai biết tường tận về những thân thích xa xôi hết. Họ như lìa hẳn chúng tôi, bởi họ cách chúng tôi nhiều quá. Đôi lúc, cái gia đình ở bên kia trùng dương lại gửi sang, để đánh thức tình thân ái của chúng tôi dậy, một vài người, một vài 'chú Nhì'. Nhưng khốn nỗi, những người này lại bí mật, dè dặt quá! Thành ra tôi sống để chỉ nhận biết có ba, mẹ tôi, hai anh tôi, và quá ra vài người gần nhất. Tôi chưa từng chiêm bao đến cái mặt nào, ngoài những cái mặt kể trên. Gia đình tôi ở bên Tàu thuộc vào hạng những gia đình quý phái. ạng cụ tôi đã làm quan, cầm đầu cả một huyện, cai quản ngót một vạn lính trong tay. Tôi nói huyện đây, là có ý đem nó ạo ạánh với một tỉnh rộng ở An Nam, và chức quan huyện ở nước tôi cũng đã to gần bằng chức một vị quan tỉnh. ở nước tôi, sự vâng lời phải tùy lúc. Quân lính chỉ biết có người nuôi mình. Vì thế, trong quân đội, thường thường vẫn có sự há ạinh cho một đảng phái, hơn là cho toàn thể. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đã vượt lên tình đoàn kết của quốc gia. Tôi thường được nghe ba tôi thuật lại cái vị trí hùng dũng của gia đình tôi ở bên Tàu: một căn nhà rộng lớn, với một khu vườn mênh mông, bao vây chung quanh là một thành tường chắc chắn, dày gần một thước tây. Thêm nữa, trong nhà tôi lại có hai khẩu súng. Ba tôi kể thêm rằng nhà tôi không bao giờ bị cướp, vì linh hồn cụ tôi -chết rồi mà vẫn còn hống hách! -thường báo mộng về cho con cháu và hứa giữ gìn của cải trong họ. Nhưng dẫu có lời nói đáng tin được của ba tôi, vài năm sau, chúng tôi vẫn được tin quân cách mệnh đến chiếm đóng căn nhà ấy như thường ! Hai khẩu súng treo bên cạnh bàn thờ cụ tôi, hôm ấy, tai ác! lại không nổ được một phát nào.
Chúng nó câm đi, vì biết cái thời kỳ làm quan của cụ tôi đã hoàn toàn bị trả lại cho đất nước Trung Hoa ! Căn nhà ấy, mãi sau, chú Nhì tôi mới tu sửa nó lại, để làm chốn nương thân. Sửa nhà xong, chú tôi nghĩ đến cách sang An Nam thu tiền của ba tôi về, như tôi vừa thuật trên kia. Hoạ hoằn, chú mới viết thư sang thăm hỏi ba tôi, bức thư có cái phong bì gạch đỏ, trên đấy tháu một hàng chữ như rồng bay. Đó là một chút lòng gửi vào trong không gian, rồi mặc cho gió cuốn, sau ba tháng, hay bốn tháng cũng chưa chừng, lạc lõng đến tay chúng tôi, rách, nhàu thảm đạm. Tôi thấy ba tôi ái ngại đọc những dòng chữ đó, đọc xong, đút thư dưới khay đèn, rồi không nói cho ai biết hết. Anh tôi bảo tôi:
-Anh biết chú Nhì chả hỏi thăm ai đâu, chú ấy chỉ tiền ! Cái con người ấy chỉ tiền thật !
Rồi tôi đoán chả chóng thì chầy, chú tôi sẽ lại sang đây, lại về, rồi lại sang nữa. Có điều tôi chắc chắn nhất là không bao giờ chúng tôi đưa chân chú ra ga nữa. Tôi tâm niệm cầu khấn cho chú đừng sang, vì thấy chú sang, chả sao, tôi cũng hơi ...ghét chú. Cách đấy một năm, ba tôi mất. Hai cái dây thép đánh sang Tàu báo tin buồn đều bị quay trở lại. Anh Cả tôi viết tiếp theo đấy hai cái thư nữa, nhưng vẫn không thấy trả lời. Một năm rồi hai năm, rồi đến ngày tôi học lớp nhì. Mẹ tôi đồ rằng nhà chúng tôi bên Tàu không còn ai nữa, mà có còn thì chắc cũng lang bạt xa xôi. Sự lá tán, mãi đến thời kỳ ấy, mới khiến lòng tôi buồn bã. Tôi gợi lên cái bóng người gầy yếu năm xưa, và tình thương mơ hồ đi qua không gian, đánh thức lòng nhớ mong của tôi lần đầu tiên và cũng là lần sau hết. Tôi buồn rầu bảo anh Hai tôi:
-Chú Nhì hình như chết rồi, anh ạ. Anh tôi lạnh lùng:
-Chú ấy còn sống nhé ? Sống để rồi mang tiền về Tàu, rồi cho một hào chỉ ? Lòng tôi nghe vang một thứ gió âm u của miền sa mạc Mông Cổ, trôi qua Thiểm Tây, Cam Túc, luồn vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng Quảng, vượt trùng dương, sang tôi, như tiếng thở dài não nùng của những linh hồn phiêu bạt. Không hiểu sao, lòng tôi? rưng rưng...Tôi không yêu chú tôi thật, nhưng có cái gì, cái gì xao xuyến, huyền ảo đã khiến tôi bâng khuâng và tôi nhận ngay ra trong đó tình yêu giống nòi, gia đình hòa lẫn với tình yêu đất nước. Trong khi tôi buồn rất hão hờ, anh tôi vẫn nhất quáết:
-Đấy rồi biết, chậm lắm vài tháng nữa, chú ấy lại không lò mò sang hay sao kia chứ. Vài tháng sau, chú tôi sang thật, lần này, với thêm một chiếc valise, thêm một vài nét sung sướng trên mặt. Tôi đang ngồi xếp bài tam cúc chơi, thấy chú, liền reo lên: -Chú Nhì đã sang đấy, mẹ ạ. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra, khi thấy chú, thì mếu máo:
-Anh mất rồi, chú ạ. Tôi chợt thấy như một tà thuật, ánh sáng sung sướng trên mặt chú tôi sầm lại. Trăm phần trăm đó là sự thất vọng, mà không phải lòng thương trắng trợn. Chú tôi yên lặng ngồi trên ghế, yên lặng tính toán. Mãi sau chợt nhớ ra là chưa đến thắp hương ở bàn thờ ba tôi, chú tôi nói để đỡ ngượng:
-Đâu, bàn thờ anh đâu, chị? Sau khi nghiêng mình ba cái trước linh vị của ba tôi, con người ấy bắt đầu đưa mắt nhìn ra chung quanh... Anh Hai tôi, từ lúc chú vào, không thấy bén mảng gần đấy. Mẹ tôi ngồi tiếp chuyện chú, kể lể cảnh nhà sa sút trong ít lâu nay. Tôi thấy đôi phen chú tôi cau mặt lại ngẫm nghĩ. Chú không hỏi thăm chúng tôi, không hỏi thăm ai hết. Mãi đến trưa, lúc mẹ tôi đi đâu vắng, chú yên lặng lại bên tôi, hỏi bằng một thứ giọng hết sức dè dặt của người sợ lộ chuyện bí mật:
-Cháu này, cái ấy đâu rồi ? Vừa nói, chú vừa ra hiệu bằng cách nắm tay để trước miệng. Tôi ngơ ngác không hiểu. Chú phải hỏi rõ:
-Cái dọc tẩu của ba cháu ngày xưa ấy mà ! Tôi lắc đầu:
-Cháu không biết. Hình như mẹ cháu bán đi rồi hay sao ấy! Chú tôi thở dài một cách não nuột:
-Hoài của! Cái dọc tẩu hơn ba mươi năm ! Nói đoạn chú tôi thẫn thờ lại lục đống hành lý
-một cái chăn bông, vài bộ quần áo đựng trong cái sọt mây và chiếc valise
-lấy ra cái hộp sắt tây đựng những viên gì con con. Chú tôi sai tôi rót một tách nước trà, ngậm thuốc trong miệng, rồi nuốt đi. Tôi ngây thơ hỏi chú:
-Chú đau bụng à ? Mẹ cháu có thuốc đấy, để cháu lấy cho nhé ? Chú tôi lắc đầu, rồi lại nằm ở giường, mơ mộng. Tôi biết không hỏi chú thêm được điều gì nữa, nên chạy ra tìm anh tôi, mà bảo:
-Anh S, chú Nhì đau bụng đấy. Anh tôi ngạc nhiên:
-Thật à?
-Em thấy chú tiêu mấy viên thuốc gì đen đen với nước trà vừa rồi. Anh tôi vụt cười:
-Mày dốt lắm! Chú ấy nuốt sái thuốc phiện đấy. Nhà ta làm gì còn giàu như ngày xưa để lúc nào cũng có bàn đèn trong nhà.
Chú tôi sống như ma xó. Chú lặng lờ đi hết vào buồng lại ra vườn, mắt như tìm một thứ gì, óc như suy một điều gì. Quang cảnh nhà tôi đã buồn, bóng con người bí mật ấy hắt lên cái váng tàn lại càng làm hằn rõ nỗi yếm thế vây bọc chúng tôi. Mẹ tôi biết ý chú, nên đi mượn một cái bàn đèn về. Quả nhiên, chú tôi hơi vui thật. Đôi mắt thâm và sâu của chú long lanh lên khi thấy cháy ngọn lửa con thân yêu, khi thấy bén mùi nhựa dễ chịu. Nhà tôi, từ đấy, đỡ được ít phần tĩnh mịch, tuy chịu thiếu thốn thêm ra, vì mỗi ngày mẹ tôi phải chạy vài hào chỉ thuốc phiện cung chú. Một hôm, tự nhiên, tôi thấy mất chú Nhì. Tôi chạy ra vườn, rồi lại lên nhà, rồi lại ra vườn. Sau hết, ghé mắt nhìn vào chuồng tiêu, tôi vẫn không thấy con người kỳ dị ấy. Tôi rối rít bảo mẹ tôi:
-Chú Nhì không biết đi đâu rồi, mẹ ạ. Hay là chú ấy bỏ về Tàu ? Mẹ tôi lạnh lùng:
-Dễ mà về được ! Ai cung cấp thuốc phiện cho ! Khi tôi chạy ra đường thì gặp chú đương đi lẩn lút ở một phố huyện vắng, mồm nhai nhồm nhoàm, và tay cầm một quả chuối bóc dở. Tôi dừng lại, lắc đầu nghĩ thầm:
-Cứ thế này rồi còn khá chán! Chú tôi ăn xong chuối, giở đến gói kẹo lạc lấy ở hầu bao ra. Tôi đi rình theo sau, nhưng vì vô ý bước mạnh quá, làm chú quay lại. Tôi hỏi chú trước:
-Chú đi đâu đấy chú? Sao chú không rủ cháu đi cho vui? Chú tôi ngậm ngay miếng kẹo lại, nói rất mau, vì sợ nó rơi:
-Đi chơi ! Tôi không có ý nghĩ xin kẹo của chú, vì tôi biết có xin, chú tôi không cho là thường. Ai cấm được người nghiện tham ăn, cũng như ai nỡ trách người nghiện nhác tắm. Anh Hai tôi ghét chú tôi là có lý lắm. Cái lý ấy, mãi đến bây giờ, tôi mới tìm ra. 59 60 Prev Page 10 Next Chú tôi còn sống với chúng tôi ngót một tháng nữa, và sau khi nhận biết là vốn liếng nhà tôi không còn gì, chú mới ngỏ ý trở về Tàu. Mẹ tôi hốt hoảng giữ lại:
-ấy chết! Chú ở chơi với các cháu ít lâu nữa đã. Giọng mời của mẹ tôi rất thành thực. Là vì người chắc rằng chú tôi thế nào cũng hỏi một món vãng phí lớn. Chú tôi bảo:
-Chị có định cho thằng út về Tàu với tôi không? Mẹ tôi lắc đầu:
-Chú tính về làm gì cho thêm tốn kém. Để sau này lớn lên, nó sẽ tìm cách về thăm nhà cũng được. Chú tôi được dịp, tiếp theo, khôn khéo:
-Cũng chả tốn mấy. Từ đây đi Hải Phòng mất độ 14 đồng, kể cả ăn uống. Từ Hải Phòng đi Móng Cái, rồi đáp thuyền buồm về, tất cả độ 50đồng. Tôi thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng:
-Những năm mươi đồng kia à chú ?
-Thế là hà tiện, hoang ra, vài trăm ! Từ đấy, chú tôi vừa nằm hút thuốc phiện, vừa đợi món tiền vãng phí lớn kia để về Tàu. Mẹ tôi thì chạy ngược chạy xuôi, hết mắng đầy tớ, lại đến gắt với chúng tôi. Đôi lúc, chú đỡ ngang dọc tẩu, mắt lim dim, tai hướng cả xuống phía dưới nhà, hỏi tôi:
-Mẹ cháu làm gì mà gắt dữ thế ? Tôi đáp:
-Mẹ cháu mấy hôm nay hình như buồn nên gắt luôn. Tôi thấy chú đặt dọc tẩu lại chỗ cũ, chép miệng:
-Việc gì mà phải buồn ! Cứ đưa ra là hết chứ gì ! Tôi biết chú nóng ruột lắm, mà mẹ tôi thì cứ dùng dằng. Nửa tháng sau, số tiền vãng phí mới dồn đủ. Chú tôi tiếp lấy tiền, khẽ thở dài:
-Còn anh thì làm gì đến nỗi chật vật như thế này ! Mẹ tôi chêm vào:
-Phải, còn anh thì đã chẳng phải chạy chọt thế. Từ hôm được tiền cho đến hôm ra về, chú tôi không cần nói chuyện với tôi nữa. Mỗi lúc tôi có mon men lại với chú, thì chú bảo nhẹ:
-Đi ra ngoài chơi, không nóng chết ! Hôm ra đi, chú tôi xét lại hành lý, và các vật dụng rất cẩn thận. Đến khi thấy rằng mọi thứ vẫn y nguyên, chú tôi chào mẹ tôi và chúng tôi:
-Chị ở lại nhé. Các cháu nữa, chóng ngoan, rồi bao giờ chú sang, chú mua bánh cho. Mẹ tôi bận không ra ga được, nên sai anh Hai và tôi đi tiễn. Hai chiếc xe gỗ lăn bánh trên con đường cái quan, qua cánh đồng, rồi đến ga. Chúng tôi chia nhau ngồi làm hai toán: chú tôi với cái sọt và chiếc valise, anh tôi với tôi. Tôi lắng nghe từng tiếng bánh gỗ, long lở và rời rạc, như cái thanh thế đã đến lúc tàn của nhà tôi. Thỉnh thoảng, một cơn gió thổi tạt qua cánh đồng, cùng lúc đem theo lên một nỗi gì như xa xôi, bát ngát... Chú tôi, lúc ấy, đã kéo sụp chiếc mũ dạ tàng xuống để che ánh nắng chiều vàng vọt và hình như khe khẽ thở dài... Tôi hỏi anh tôi, để chế bớt sự im lặng nặng nhọc giữa ba người:
-Sao anh bảo anh không thèm đi tiễn chú Nhì nữa cơ mà? Anh tôi nói rất ơ hờ, nhưng rất ý vị:
-Trước khác, bây giờ khác. Bây giờ ba chúng mình đã mất rồi! Bây giờ ba chúng tôi đã mất rồi. Cái người chú kia, dẫu keo kiệt, dẫu hóc hiểm, nhưng là cái bóng tàn còn sót lại ở một chi họ gần nhất, và cũng bắt đầu xa nhất của chúng tôi, như bóng chiều dần tan trên cánh đồng rộng rãi... Lần đầu tiên, khói tàu hỏa che lấp bóng chú Nhì, ngừng lại trong mắt tôi, lâu lắm.
1-1941 Hai anh em Nếu cứ bình tĩnh vất hết những thành kiến trong óc đi, nếu xoá bỏ những sự bất bình nhỏ nhặt đi, cái người tôi thương nhất không ai ngoài anh Cả tôi. Chúng tôi xung khắc nhau như chưa từng hai anh em nào xung khắc đến thế. Tuy nhỏ, nhưng bao giờ tôi cũng giữ phần thắng, không phải vì tôi át được anh tôi mà vì quanh tôi vô số là người bênh vực. Vững vàng trong sự che chở của mẹ và các anh chị, tôi bĩu môi nhìn cái nắm đấm hằn học của anh đưa lăm lăm ra trước mặt tôi, nắm đấm mà anh thường hà hơi cho nóng hôi hổi lên để dọa. Đó là chuyện ngày nhỏ. Tôi không muốn nhớ lại những cái gì vặt vãnh nữa. Tôi chỉ viết ra đây vì sao trước kia giữa hai tôi vẫn ngấm ngầm một sự hằn học. Anh tôi sướng từ trong bụng sướng ra. Ba tôi nưng niu anh hơn nưng trứng, ngỡ rằng mẹ tôi chỉ ạinh có một mình anh là hết. Bất ngờ, bảy năm sau, anh Hai tôi ra đời. Địa vị của anh Cả tôi bị giáng xuống một trật. Ba, mẹ tôi thu dần cái tình thương ban quá nhiều cho anh để bắt đầu nghiêng lòng xuống người con thứ. Sau đấy ít lâu, tự nhiên lại có tôi. Đến tôi thì tình thương đã vợi. Mẹ tôi thu nhặt những cái gì là âu yếm đắp điếm vào tôi, đắp điếm một cách vội vàng nhưng tha thiết vô cùng. Đó là thứ tình thương dồn dập bất chấp cả lời kháng nghị của trời đất, bất chấp cả những nết xấu của thằng con. Anh tôi thường bị người mắng, mỗi lần có chuyện kèn cựa với tôi:
-Mày thì ăn như vẹm ấy, sung sướng bao lâu nay chưa chán hay sao mà còn bắt nạt nó ? Anh Cả tôi lùi lũi bước lại sau lưng mẹ tôi, dơ nắm đấm lên ngấm ngầm bảo tôi:
-Mày cứ ra đây với ông ! Nhưng có bao giờ tôi lại ra dại như thế. Tôi bảo mẹ:
-Mẹ kìa! Anh Cả anh ấy dọa đánh con, kia kìa! Mẹ tôi quay lại nhìn anh, thì tinh ý, anh đã xòe bàn tay ra, phụng phịu:
-Nó nói điêu mà mẹ cũng nghe ! Mỗi lần ba anh em chúng tôi ngủ chung với nhau là một dịp tốt cho anh Cả tôi báo thù. Anh cấm tôi ngáy, tôi đạp, mà hễ ngáy và đạp thì 'đừng trách'. Tôi nằm ở giữa hai người anh, một cây tre con nằm ở giữa hai cây cột. Cây cột thứ nhất bảo cây cột thứ nhì:
-Này, Hai tương cho nó mấy cú, mày!
-Tội nghiệp nó, anh S. Nhỡ nó be lên thì nguy đấy! Tôi vin ngay vào câu nói hòa giải của anh tôi mà mếu máo:
-Được, cứ chạm vào em mà chơi. Em khóc lên cho mà xem.
Đêm nằm, tôi không dám thở, không dám co và duỗi. Những đêm như thế, tôi thấy kiếp sống là khổ sở, anh em là những đồ tồi. Ngoài những tính nóng nảy, bạ miệng, anh Cả tôi còn được một cái tính thứ ba rất đáng chú ý: tính mê gái. Văn thơ của các báo Thực Nghiệp, Nam Phong, Nông Công Thương hồi ấy được anh trân trọng chép ra và thuộc lòng như cháo. Anh mê hơn điếu đổ một người con gái bên cạnh nhà, và người này cũng như anh, cũng thích thơ một cách nông nổi. Không một bức thư nào anh tôi không đặt lên ngay đầu một bài vè để phá đề. Đại khái đều là: '...Đường lên ga lắm cát mát chân,' 'Cô em bóng bẩy làm chi,' 'Để cho quân tử sớm đi, tối về.' Người con gái cũng đáp lại bằng một điệu như thế: 'Bắc thang lên hái hoa vàng,' 'Vì ai cho thiếp với chàng quen nhau.' Năm ấy, anh tôi ngoài hai mươi tuổi, mới bập bẹ biết viết và tập đọc quốc ngữ Việt Nam. Cuộc tình duyên vụng trộm kia, chỉ có tôi biết rõ hơn ai hết, vì tôi được anh giao cho cái trọng trách là đưa thư, với số tiền thuê ba hào một chuyến. Cứ mười bức thư, tôi chỉ giao có bốn, còn bao nhiêu đưa cả anh Hai tôi để đọc chung với nhau cho vui. Với cách truyền tay ấy, không bao lâu mẹ tôi biết chuyện, cả nhà người con gái biết chuyện. Mẹ cô ta cong cớn:
-Con tôi có phải lá ngọc cành vàng đâu mà thằng con bà cứ nay trêu, mai ghẹo. Có lấy được thì cứ hỏi, việc gì mà hẹn hò cho mang tiếng.
Mẹ tôi phải xin lỗi mãi mới êm chuyện, rồi gọi anh tôi vào trị tội. Không bao giờ tôi quên được cái thùng nước đặt trên đầu anh tôi, mà cứ mỗi giọt rơi ra ngoài là một roi phết quắn đít. Mẹ tôi bắt anh lạy, bắt thề từ nay không được vượt lễ nghi như thế nữa. Anh tôi vâng dạ luôn miệng, và sau khi được mẹ tôi cho phép đứng dậy đi chơi, anh nắm ngay quả đấm, đi sướt ngang mặt tôi hằm hằm:
-Hừ ! Mày làm hại ông, liệu ! Tôi biết lỗi nên im lặng. Bắt đầu từ đấy, tôi tránh anh tôi như tránh tà. Giữa chúng tôi, không có một cuộc hội kiến nào, nếu không có mẹ tôi dự thính. Những hôm mẹ tôi đi đâu, tôi xem ý anh có vẻ xum xoe lắm. Anh liếc tôi, lườm tôi, vừa dận gót giày vừa cười khẩy. Hai tháng qua, tôi chưa bị anh đánh lần nào, bởi tôi trốn rất giỏi. Hai tháng qua và một hôm, đột nhiên bước vào buồng riêng, tôi giật mình thấy anh bưng mặt khóc. Anh đưa cặp mắt đỏ ngầu nhìn tôi, như người nhìn một kẻ thù địch. Tôi toan rú lên, lui ra, thì anh tôi nức nở:
-Em làm hại anh ! Em làm anh chết mất ! Liệu hồn mày ! Tâm thần xúc động, tôi tiến lại gần anh, quên cả sự đề phòng, dịu ngọt:
-Em trót dại, anh tha lỗi cho nhé. Để bắt đầu từ ngày mai, em lại đưa thư cho anh. Anh nín đi, anh S. Anh tôi mếu máo:
-Đưa cái đầu mày nữa. Nó đi... lấy chồng mất rồi ! Tôi bàng hoàng như chính mình là vai chính trong truyện, chính mình vừa thấy vỡ cái hạnh phúc tốt đẹp nhất đời. Bây giờ, những cuộc chia rẽ giữa các người con gái khác và tôi càng khiến tôi nhớ đến cái đau khổ ngày nào của anh tôi. Với một chút hối hận ấy, tôi cũng đã sẵn lòng tha thứ những hành vi ngông dại của anh tôi đối với tôi rồi. Như trên kia tôi đã nói, chúng tôi xung khắc như chưa từng hai anh em nào xung khắc đến thế. Anh Cả tôi chỉ chơi với anh Hai tôi, và mỗi khi phải đem tôi đi đâu, anh cho là một sự bực bội nhất. Anh thường bảo:
-Nó nhác, nó tồi thế, mà ba mẹ cũng yêu được.
Ngày nhỏ, anh Cả tôi có tính lấy vắng mặt tiền, ta gọi nôm là ăn cắp. Một lần anh tiện tay thủ một bánh thuốc lào bỏ vào túi áo, ra ngoài bán cho các trẻ khác để đánh đáo. Mẹ tôi biết chuyện, trói anh vào cây cột, lấy roi đánh túi bụi. Anh Hai tôi cuống cuồng lên, chạy vòng quanh người anh vừa đỡ hộ roi, vừa khóc:
-Lạy mẹ! Mẹ đừng đánh anh con nữa. Con biết chỗ anh giấu thuốc lào rồi, để con lấy đưa mẹ. Nói xong, anh ôm quần chạy ra vườn lấy cái tang vật giấu dưới hai tàu lá chuối phủ kín lại. Câu chuyện trên kia làm tôi cảm động lắm. Tôi ân hận mãi sao mình không hào hiệp, che chở cho anh Cả tôi như thế. Nhưng từ đấy, anh tôi không thèm lấy vặt vãnh nữa. Đôi khi, tôi định làm thân với anh, thì anh trợn mắt:
-Cút ! Ai chơi với mày ! Sau chuyện thất tình tôi kể trên kia được vài tháng, anh tôi sang Tàu học rồi lấy vợ. Mấy hôm trước ngày lên đường, hai anh tôi bàn với nhau những chuyện rất thân mật và rất kín đáo. Tôi có tò mò ghé lại nghe thì họ lại:
-Kín nhá! Chỉ có ta biết với nhau thôi nhá! Anh Hai tôi gật gù cái đầu trông có dáng thích lắm. Tôi muốn nói với người anh sắp xa tôi một câu gì thật buồn bã, nhưng tôi không thể nói được. Đôi mắt anh luôn luôn nhìn tôi, mà sự giận dữ để lộ ra hình như bảo: 'Tao với mày không anh em gì nữa đâu, đừng có chuyện!' ức quá, tôi chạy đến khóc với mẹ tôi:
-Mẹ S, các anh ấy không chơi với con.
-Chúng nó không chơi thì thôi, thèm vào. Đã có mẹ. Tôi nũng nịu:
-Nhưng mẹ không biết nói chuyện. Sáng hôm sau, anh Hai tôi ở đâu chạy lại bảo tôi:
-Anh Cả bằng lòng chơi với em đấy. Sung sướng quá, tôi toan chạy lại ôm lấy anh, thì ngạc nhiên tôi thấy anh nức nở khóc. Tuy không hiểu nỗi buồn gì đã làm anh xúc động đến thế, tôi cũng cảm thấy một sự tiêu điều hoang vắng xâm chiếm linh hồn. Chúng tôi cùng quên hết thù cũ, cùng ngồi xúm lại với nhau, và ba tấm lòng cùng thông công trong một sự buồn bã tương tự. Chúng tôi nói chuyện bên Tàu, nhắc đến những người xa lạ. Tôi hỏi anh:
-Anh có biết bao giờ về không? Anh tôi ngoảnh mặt nhìn lên trời, rồi bậm miệng lại, khó khăn lắm mới thốt được ra:
-Hàng năm ấy! Trùng dương bật ra trong óc tôi, với cảnh dặm trường xa cách. Tôi chớp mi cho nước mắt chảy xuống, rồi cầm lấy tay anh:
-Bao giờ ở bên Tàu về, anh cũng cứ chơi với em nhé ! Anh Cả tôi gật đầu. Tối hôm ấy, chúng tôi cùng ăn cơm và đi chơi với nhau. Tôi hối hận lắm, khi nghĩ đến cách đây mấy tháng, tôi làm cho anh tôi thất vọng. Tôi không hiểu làm sao chỉ ở lúc sắp xa cách, lòng người mới bấu víu lấy nhau, mà lại không là lúc đang sum họp? Hay vì đi là 'hơn' chết một ít, đi là 'gần như' không trở về? Tôi còn thấy cả sắc trời hôm đưa chân anh tôi lên tàu, một sắc trời xanh ngắt, bao la, đem vọng lên nền cao những tiếng còi lanh lảnh. Anh tôi mặc bộ quần áo sọc mới, ở túi bên trái dắt một chiếc 'mùi-ạoa'.Tất cả người nhà tôi xúm lại bên anh, mỗi người dặn một câu, tỏ một sự âu yếm. Lúc tàu chuyển bánh, tôi thấy lòng thắt lại, và mếu máo bảo mẹ tôi:
-Sao mẹ không giữ anh Cả lại cho con ?
-Mẹ giữ làm sao được. Anh con phải về đi học chứ ! Từ đấy, ngày sống của tôi trở nên bơ vơ, trong lúc thanh xuân, với tôi, còn là một kho tàng vô tận...