Mặc cho anh trai kiên quyết phản đối, mặc cho anh trai luôn miệng cảnh cáo không được dính dáng gì tới đám con trai "China", nhưng Hideyama Hoko vẫn rất thích đến bến đò Thính Ngư giặt quần áo. Để chiếc chậu gỗ đựng quần áo cạnh bờ sông, cô ngâm cả đôi chân đang đi guốc xuống thềm đá xanh ngập trong nước mát lạnh. Nước sông ngọam vào chân man mác, buốn buốn, ngứa ngứa; dòng nước đang chảy xuôi bị đôi chân chặn lại, tạo thành những gợn sóng dài, lặng lẽ chảy thẳng vào lòng người, rồi lại từ lòng người chậm rãi trở lại dòng sông... kéo mộc chiếc áo sũng nước lên thềm đá, chiếc vồ trắng phau đều đặn giơ lên hạ xuống Đệ, những hạt nước li ti tóe lên mặt...
Phụ nữ Ngân Thành đều ngồi xổm bên bờ sông giặt quần áo, nhưng Hoko lại luôn khom lưng đứng giặt giữa dòng nước. Lâu dần thành quen, người Ngân Thành không còn tò mò trước những động tác đặc biệt, trang phục đặc biệt, đôi guốc gỗ đặc biệt của cô nữa. Hoko vẫn còn nhớ lần đầu tiên, ánh mắt của những người phụ nữ Ngân Thành quan sát từng cử động của chiếc vồ đập vào quần áo, rồi tất cả ồ lên xuýtt xoa khen ngợi. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng những người phụ nữ Ngân Thành vẫn phát hiện ra cô gái Nhật Bản này cũng dùng công cụ giặt quần áo như họ! Phát hiện này ngoài việc làm cho đám phụ nữ Ngân Thành ngạc nhiên thú vị, càng khiến cho họ thêm tự tin và cảm giác thân thiết. Phụ nữ trong thiên hạ hóa ra đều giống nhau. Phụ nữ Nhật bản cũng phải dùng vồ để giặt quần áo! Đám phụ nữ quây lại bên bờ sông trong vắt, giơ những cánh tay và những cái vồ trắng phau, cười nói rôm rả. Họ mồm năm miệng mười, hỏi tíu tít :
" Cô giáo ơi, anh trai cô mỗi tháng kiếm được một trăm năm mươi lạng bạc, cô mỗi tháng cũng kiếm được sáu mươi lượng, sao cô vẫn phải tự giặt quần áo?"
"Phụ nữ Nhật các cô cũng phải tự làm lấy mọi việc ư? Phụ nữ cũng có thể thành giáo viên, thành tiến sĩ , thành trạng nguyên sao? Phụ nữ cũng biết buôn bán chứ? Phụ nữa mà đi làm việc thế này thì nuôi dưỡng con cái như thế nào?"
"Là một phụ nữa chân yếu tay mềm tới nơi trời cao đất rộng như thế này, cô không sợ sao? Cô không nhớ nhà à?"
Cô sang Trung Quốc thế này, bố mẹ chồng cô cũng đồng ý sao?"
Hoko bị bao vây giữa những câu hỏi lọan xạ, mặc dù không hiểu những người đó nói gì, nhưng cô hiểu họ có thiện chí cũng như vẻ ngạc nhiên của họ. Hoko cố gắng nghĩ cách để giao lưu với họ, cô chỉ ra bến và nói:
"Thính... Ngư..."
Rất nhiều âm thanh trả lời cô: "Đúng, bên kia là là Thính Ngư đình. Đây là bến Thính Ngư. Mọi người đều tới đây đề giặt giũ và tắm rửa"
Cô lại chỉ về phía không xa, nơi có hai chữ to màu gan gà khắc trên vách núi, lộ ra chỗ khúc quanhcủa dòng sông" "Tô... Đông ... Pha..."
Những âm thanh lộn xộn nọ như càng hưng phấn. "Cô cũng biết đấy à? Đúng đấy, đúng đấy. Hai chữ đó là do Tô Đông Pha viết. Trong những người hát giọng cao, sẽ có người hát về Tô Đông Pha, ông là một đại quan văn đời nhà Tống, ông đã đến Ngân Thành của chúng tôi. Hai chữ "Thính Ngư" to to trên vách núi cao kia là do ông viết."
Hoko biết điển tích đó của Ngân Thành, cô còn biết "Dạ Bán Thính Ngư" là một trong bát cảnh của Ngân Thành. Ở bờ đối diện của vách núi đó, đối diện từ xa với hai chữ của Tô Đông Pha là một cái đình. Trên cột trụ của cái đình có một đôi câu đối: "Hà biên cổ sắt du ngư thính/ Liễu ngoại xao kỳ thụy lô phi" ( tạm dịch " Trên sông cá ngừng bơi để nghe đàn/ ngòai rằng liễu cỏ giật mình bay vì tiếng quân cờ va đập" ) .
Những điển tích này đều do Ino Toruzo kể cho cô nghe. Trước khi tới đây giặt quần áo, ba người đã tới cái đình đó, anh trai Ojiro của cô còn chụp cho họ một tấm ảnh nữa. Họ còn ngồi ở đó khui chai rượu sa kê mang từ quê sang, vừa uống rượu vừa trò chuyện cho tới khi trăng lên, không gian phủ đầy ánh trăng, tĩnh lặng tới mức nghe được cả tiếng cá quẫy nước vọng lại từ bờ bên. Dòng Ngân Khuê u tối bừng sáng dưới ánh trăng, rồi lại chìm trong bóng tối phía xa...Trên vách núi dựng đứng bên kia sông, là rừng rậm, đàn cò ngủ trên những ngọn cây, thân cò trắng toát ẩn hiện trong đám lá.
Nhưng hôm nay, ngôi đình bên kia sông không có người , chỗ bậc đá của bến Thính Ngư cũng không có người, vắng ngắt. Những chiếc thuyền gỗ đậu trên bến phu thuyền đội nón lá ngủ gật ở mũi thuyền. Trong cảnh tĩnh lặng đến ngạc nhiên, Hoko thả một chiếc váy dải xuống dòng nước trong vắt. Chiếc váy từ từ mở rộng ra, chậm rãi trôi theo dòng nước, hình những chiếc lá phong của quê hương in trên tấm váy cũng bồng bềnh theo. màu đỏ của lá phong, mùa thu buồn vương trên lá phong, dòng nước mát lạnh khơi dậy nỗi nhớ quê hương da diết khôn nguôi.
Hoko cảm thấy nước mắt khiến cô nhìn không rõ, Cô nâng váy, dùng chân khuấy nhẹ làn nước vấn vương tình cảm. say sưa ngắm cảnh, cô chợt nhớ bài thơ cổ :
" Trên mảnh vải hoa nhiều màu sắc
Hoa kia bối rối tựa lòng ta
Lòng ta vì ai mà thổn thức
Vì chàng, xin chớ hỏi gần xa "
Từ bến Thính Ngư ngược lên phía trên, vượt qua cửa sông, vượt qua chiếc cầu bảy nhịp, xa xa, nơi tận cùng dòng Ngân Khuê là ải Đồng Lĩnh giữa núi non trùng điệp, thấp thoáng cánh cò trắng trên bầu trời Ngân Khuê.
Ino Toruzo nói: " Thành mây trên ải Đồng Lĩnh" cũng là một cảnh đẹp nữa của Ngân thành. Con sông Ngân Khuê cũng được bắt nguồn chính từ bức thành mây đó." Trong ba người, Ino Toruzo kiêm luôn chức phiên dịch, anh ta hiểu Ngân Thành gần như lòng bàn tay.
Một hôm, Toruzo lấy ra quyển "Huyện Chí" cũ. Trên đôi tay mảnh khỏanh của anh, quyển sách bìa xỉn màu như cái giếng cổ, không biết bao nhiêu năm tháng chìm trong đó. Toruzo nói huyện, châu, tỉnh nào ở Trung Quốc cũng đều có "Chí". Quyển "Chí" này ghi chép địa lý, sản vật, phong tục, nhân vật, sự kiện lịch sử và tòan bộ những "cảnh" nêu trên. Mỗi địa phương cũng đều có "bát cảnh" của riêng mình. Kể cả cảnh vật có sơ sài tới đâu, thì cũng cố kiếm đủ cho được con số tám. Mỗi một cảnh đếu phải có một bài thơ tức cảnh để miêu tả, để cảm khái. Nhưng những thi sĩ này hầu hết cũng chỉ là những gã tầm thường.
Ngân Thành là một ngôi thành cổ nổi tiếng, nên những "cảnh" của Ngân Thành càng không thể thiếu, dù chỉ một. Anh tủm tỉm cười và nói: những hiểu biết của anh về Ngân Thành đều từ quyển "Chí". Khi Toruzo nói, nét mặt anh vừa nho nhã, vừa sôi nổi. Anh nâng quyển sách lên trước ngực, màu xanh sẫm của bìa sách càng làm nổi bật tuổi trẻ và vẻ nhợt nhạt của anh...
Nhìn những ngón tay mảnh khỏanh giở bìa sách, nhanh nhẹn lật những trang sách đã ngã màu, Hoko không kìm được con tim thổn hức. Cái tình của Hoko dành cho Toruzo ai cũng biết. Nhưng ở cái đất Ngân Thành xa xôi này, "người ngoài cuộc" mà nhìn xuyên thấu được trái tim cô đang thổn thức duy nhất chỉ có một người, đó là anh trai Ojiro của cô. Nhưng ojiro đã kiên quyến cấm cô, ngây cả trong ý nghĩ.
Khi quyết định cùng anh trai sang Trung Quốc dạy học, Hoko nào ngờ chính bản thân cô lại vướng vào lưới tình, càng không ngờ ở một nơi xa cách quê hương như thế này , mối tình "không thể" này lại dằn dặt con người ta đến như vậy. Hoko nhất quyết tới Trung Quốc vì cô thích Trung Quốc, nhất là thích trung Quốc của Lý Bạch và Tô Đông Pha. Cô đặc biệt thích thơ cổ. Nhờ những tập thơ như "Vạn diệu tập". "Cồ kim tập", hoặc "Bách nhân nhất thư" mà cô thêm hiệu về Trung Quốc. Cô tin chắc rằng, Trung Quốc của những áng thơ bao đời song hành cùng văn học cổ Nhật Bản quyết không phải là một China hiện tại đã bị Nhật đánh bại như lời đám thanh niên đã nói.
Hai năm trước, họ mang theo những trang thiết bị mới trang bị cho một trường học, lên tàu vượt biển ba ngày ba đêm từ Yokohama tới Trung Quốc. Sau đó ngày đi đêm nghỉ, từ Thượng hải ngược dòng Trường Giang bảy ngày đến Trùng Khánh, rồi lại từ Trùng Khánh đổi thuyền gỗ, thuê người chèo tiếp tục ngược dòng Trường Giang, Thanh Y, Ngân Khuê. Cuộc hành trình này mất gần một tháng, cứ chiều tối cập bến, sáng sớm nhổ neo, hết bế lạ này tới bến lạ khác, hết thành thị tới nông thôn.
Ngày ngày ngồi nơi mũi thuyền, ngắm tấm lưng trần của người phu kéo thuyền gập người mà bước trên bãi cát, trên những mỏm nham thạch, miệng hát, lời ca buồn tê tái. Hết núi lại sông, hết sông lại núi. Hoko thấy mình như đã đi tới tận cùng của chân trời góc bể, thấy trái tim trẻ trung của mình tựa cánh diểu cô độc, bị những người phu thuyền đưa đi mãi, còn Ngân Thành như câu chuyện thần thoại phía chân trời...
Khi chiếc thuyền gỗ của họ bắt đầu rẽ vào Ngân Thành, khi đi qua bãi Ngải Diệp, sát gần đập nước, thì Ngân Thành giàu có xuất hiện đột ngột trước mắt cô như trong câu chuyện "Nghìn lẻ một đêm". Tường thành thành cao sừng sững dựa lưng vào núi, nằm ở phía đông của bờ sông, dưới chân là dòng nước trong vắt tới đáy. Trên bến , thuyền bè ra vào tấp nập như mắc cửi. Hai bên bờ sông, những chiếc cần trục, hệ thống ròng rọc cùng những đường máng bằng tre chen chúc, giăng ngang trời.
Đâu đâu cũng có thể nhìn thấy lưỡi lửa hực sáng, tiếng kẽo kẹt của những bánh xe do lũ trâu kéo... Ba người bọn họ bỗng ngây người trước quang cảnh lạ lùng trước mắt. Họ không ngờ một Chine nghèo khó. lạc hậu . mê muội lại có một thành phố phồn hoa như vậy. Lưu Lan Đình- hiệu trưởng trường Dục Nhân, người đồng hành với bọn họ suốt chặng đường dài - chỉ tay tỏ vẻ phấn khởi:
"Các bạn nhìn ngôi nhà màu đỏ kia, đó là trường học của chúng ta, trên bờ Tây của dòng sông này, phía Thành Mới, còn nhà họ Lưu Đôn Mục Đường của chúng tôi thì tại bờ Đông của dòng sông, thuộc Thành Cũ. Nhà của các Đại thương nhân giàu có của Ngân Thành đều ở Thành Cũ. Nhà họ Lý Cửu Tư Đường, họ Vương Thận Di Đường, họ Triệu Đào Thục Đường cũng đều sống tại thành cũ. Ngọn núi phía sau thành cũ gọi là núi Ngọc tuyền, treên núi có " suối bay" là một trong số những thắng cảnh nổi tiếng của Ngân thành chúng tôi. Phía dưới không xa là biệt thự Tùng Sơn của gia đình tôi, hôm nào tôi sẽ đưa ba vị tới đó tham quan cảnh " suối bay dưới trăng" Có điều, cho đến khi các thiết bị mới toanh trên thuyền này đều đã lắo đặt, trường Dục Thanh của chúng ta sẽ trở thành một kỳ quan mới của Ngân Thành... Hideyama huynh, chiếc máy ảnh của huynh tới lúc đó sẽ rất được việc đấy! "
Như để đáp lại câu nói đầy tự hào của Lưu Lan Đình, những người phu thuyền lại chậm rãi cất tiếng hò, khiến vô số ánh mắt tò mò nhìn ra. vài người tinh mắt chợt reo lên: "Ơ kìa, cậu Bảy Lưu đã từ Nhật Bản trở về đây này" Chỉ một thóang, trên bến đã tập trung một đám lớn những kẻ tò mò. Ai đó trong đám họ khen:
"Cậy Bảy Lưu, mang theo cả người Tây về quê thì oách quá !"
" Cậu Bảy Lưu , cậu có hiếu quá nhỉ! Ông Ba ở nhà ngày ngày lo cho cái bím tóc của cậu. Cậu vẫn giữ được bìm tóc, chắc cụ Ba vui lắm đấy !"
Lưu Lan Đình chỉ còn biết vòng tay trước đám đông, đỏ mặt cười trừ.
Tận mắt chứng kiến cảnh một thành phố và cả một đám đông đột ngột hiện ra trước mắt như trong chuyện thần thoại, Hoko bất giác nắm chặt tay anh trai. Cô chợt nhớ Yokohama, nhớ tiếng kêu buồn bã của những con hải âu giữa biển trời, sóng gió bao la. Nơi đây xa quê cô hàng vạn dặm, ngăn sông cách bể, ngay từ giớ phút đấy, Hoko đã vương vào giữa những sợi nhớ sợi thương quê nhà, mong manh nhưng bền và khó gỡ. Hai năm trở lại đây, nỗi nhớ quê hương, sự ngóng chờ người yêu khiến cho trái tim của Hoko tựa hồ như một tấm mạng nhện mảnh mai và nhạy cảm, chỉ cần một va chạm nhỏ là đã rung động khôn nguôi.
Ngày hôm nay vẫn còn trong dịp nghỉ tết Trung thu. Vốn dĩ, Hoko dự định cùng bọn họ đi uống trà ở quán trà Hội Hiên bên thành cũ, nhưng Ojiro và Toruzo kiên quyết không đi. Nhìn vẻ mặt cả quyết của họ, cô linh cảm sẽ có chuyện quan trọng.
Quả nhiên vào lúc gần trưa, một tiếng nổ cực lớn vang lên từ phía thành cũ. Sau phút hoảng loạn đầu tiên, cả Ngân Thành bỗng im lặng đáng sợ. Bến Thính Ngư nằm chếch với cửa bắc của thành cũ, nên từ xa Hoko đã nhìn thấy đám binh lính đóng ngay cửa thành. Cô vội vàng vơ hết quần áo đang giặt dưới sông, rồi nhanh chóng bước lên bậc thềm đá. Đi được vài bước, cô đột ngột dừng lại, đặt chiếc chậu gỗ đầy quần áo xuống thềm đá, ngẩn người nghĩ ngợi.
Cổng thành cũ đã đóng, mà bến Thính Ngư là con đường Ojiro buôc phải về qua. Thà rằng ở đây đợi họ còn hơn chạy thẳng về trường. Dù biết nếu anh trai nhìn thấy mình ra sông giặt áo sẽ rất giận, nhưng giờ thì đành vậy. Hoko thấp thỏm ngồi chờ nơi thềm đá, sốt ruột nhìn về phía cổng thành đóng chặt.
Vụ nổ đáng sợ vừa rồi, người thân của cô có sao không? Sợ hãi và sốt ruột khiến mặt cô tái nhợt. Trên tòa thành cao sừng sững, lá quân kỳ tung bay trước gió, phía dưới là đám binh lính chạy nhốn nháo . Tòa thành cổ trong nháy mắt đóng chặt cả bốn cổng, biến thành nơi thâm nghiêm đáng sợ. Hoko ngồi trên thềm đá bỗng cảm thấy buồn quá, cô khóc.
Trên bến, người phu thuyền cũng giật mình kinh hoảng vì tiếng nổ. Anh ta lật ngược nón trên đầu, liếc Hoko đang ngồi trên thềm đá, lòng bất giác khen thầm:
"Cô giáo Nhật này thật chẳng khác Bạch Nương Tử giáng trần"
Hết Hồi 03