Xem bài viết đơn
  #396  
Old 27-10-2009, 12:02 AM
davoi's Avatar
davoi davoi is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Sep 2009
Bài gởi: 0
Thời gian online: 2724
Xu: 0
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Trích:
Nguyên văn bởi showtime View Post
Bạn davoi lâu rồi không post bài, lần này hoành tráng quá. :D

Mình không đồng ý lắm với bạn về chữ Nhân và chữ Tín về VS. Đúng là Vương Siêu khi ra tay thường rất tàn độc nhưng bạn cũng thấy đó thường là trong các tình huống sinh tử giao đấu. Địch không chết thì ta chết. Trong trận với Đoàn Quốc Siêu, là ĐQS định hạ độc thủ trước chứ không phải Vương Siêu không muốn lưu tình. Tinh thần chủ đạo của VS do Đường Tử Trần dạy chẳng phải là "tấm lòng rộng lớn, bao dung nhưng không chịu nhục"!

Mình thấy VS thể hiện điều dạy này rất đúng. Trong bất kỳ trận đối địch nào mà xảy ra tử vong, trong lòng VS cũng thấy tiếc. Thương tiếc cho nhân tài võ học, cho tri kỷ. Trong trận thử võ ở bờ biển với anh em Liêu Tuấn Hoa, VS đánh trúng Đới Quân một đạo Ám kình, sau khi anh em họ xuống nước xin lỗi liền giúp bài trừ Ám lực trong thân thể ra. Nếu lúc đó VS không giúp thì cũng chẳng thể trách cứ gì hắn cả.

- Về chữ Tín thì hình như mình đọc trong truyện chưa thấy VS thất tín với ai, hơn nữa còn trọng nghĩa khí! Anh em Trần Ngã Dương gặp nạn hắn chạy ngay đến giúp. Khi Lâm Nhã Nam, Triệu Tinh Long giao tranh bị yếu thế, VS cũng không bỏ mặc bạn. Về chuyện hứa với Trương Uy thì không thể trách VS, vì sư huynh Trương Uy và đạo sỹ họ Từ không hỏi rõ rằng, bất luận phải trái ra tay công kích VS, còn giấu hành tung gia đình Trương Uy, bảo VS phải giúp làm sao? Chẳng lẽ mang thân đi khắp thế giới tìm kiếm? VS cũng không hạ nhục sư huynh Trương Uy và Từ đạo sỹ, chỉ bảo họ thiếu kinh nghiệm thực chiến như thế là nói thật. Nếu vì thua VS mà hai người kia cảm thấy nhục nhã, đó là từ tưởng hẹp hòi. Người luyện võ nếu giữ tư tưởng đấy thì đúng là mãi vẫn chỉ là võ sĩ nhà quê!

Thực gia dùng Ngũ thường để đánh giá VS thì cũng có chỗ không hợp lý lắm. Bởi Ngũ thường vốn là tiêu chuẩn của người quân tử trong Nho giáo chứ không phải trong Đạo giáo. VS vốn dĩ tu tập Hình Ý Quyền vốn thiên về Đạo giáo. Mà trong Đạo giáo thì không có đề cập đến Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín hay Quân tử hay Tiểu Nhân. Các bạn có đọc đoạn "Khổng Tử vấn lễ" không?

" Khổng Tử đến Châu hỏi lễ. Lão Tử nói : " Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi ".
(truyện trên có trong Sử ký Tư Mã Thiên)


Con đương luyện võ của VS cũng là con đường trưởng thành về tư tưởng và nhân cách. Từ một thằng ku nhà nghèo, học dốt (tác giả nói TB nhưng mà học sinh TB tức là dốt rồi :D), tướng mạo thì bình thường tới khi trở thành chủ tịch tập đoàn lớn, đại sư võ học, tính cách, nhân cách tư tưởng VS cũng trưởng thành đáng kể. Thủa trước nhà nghèo túng tiền, có tí sức khoẻ thì tâm tính tham lam, có phần lưu manh , sau khi ma luyện Ám kình thì tâm tính dần thuần dưỡng hơn nữa, biết giúp kẻ yếu, đối với kẻ mạnh mà vẫn kiên cường. Tin rằng khi luyện đến Hoá kình, tâm tính VS sẽ đúng như trẻ sơ sinh, trong sáng, thuần khiết. Tất cả là do hoàn cảnh mà ra, khi không có năng lực thì tự phải xuôi theo hoàn cảnh. Nhân tại giang hồ thân bất do kỷ. VS vốn chỉ muốn chuyên tâm luyện võ, cả đời không dính dáng gì đến ân ân oán oán nhưng lại vướng phải dày đặc các mối dây trói buộc, muốn dứt ra cũng khó.

Bạn tamhiep2 nói con đường tu luyện của VS dễ dàng, thật ra cũng không dễ. Nếu không trải qua khổ cực luyện tập ở Thiên Tinh Hồ với Đường Tử Trần đến chết đi sống lại thì VS cũng không có nền móng cơ bản công vững chắc để sau này phát huy. Điều này mấy ai làm được. Nếu không trải qua sinh tử đối kháng không biết bao nhiêu trận thì cũng không cách gì đột phá được võ công cao siêu. VS luyện võ không phải là con đường luyện cho giỏi rồi đánh khắp thiên hạ không địch thủ như trong Ỷ Thiên Đồ Long ký mà là trong lúc đối kháng cũng là luyện tập, học hỏi cho bản thân. Chẳng qua Vương Siêu cũng may mắn, không ngay lập tức gặp phải cao thủ tuyệt đỉnh bóp phát chết ngoéo ngay từ đầu, thế thì còn gì mà viết nữa.

- Tính cách nhân vật cũng không sơ sài chỉ là không thể hiện rõ vì như trên mình đã nói, tính cách VS trưởng thành cũng với con đường luyện quyền thuật. Cũng biến hoá như bất kỳ người nào trải qua khó khăn, khổ cực vươn lên.

- Về sau VS tách khỏi cuộc sống bình thường là vì trong cuộc sống bt vốn dĩ không có tuyệt đỉnh cao thủ. Tất cả cao thủ đều phải có thân phận nào đó chứ không thể lẫn lộn trong cuộc sống bt được. Nếu nói cuộc sống bt vậy chẳng lẽ viết về thằng ku đi học võ phong trào, học 2 tháng múa quyền như điên, thi Đh năm đầu không đỗ, bị bạn gái bỏ lên bỏ xuống, cuối cùng cũng thi đỗ Đh dân lập, ham chơi bỏ học nhiều nên không được tốt nghiệp, ra trường là kế toán cho công ty tư nhân, nhân số chỉ có 10 người, 25 tuổi thì lấy vợ sinh con, hằng ngày vẫn luyện quyền đều đều nhưng khi gặp côn đồ thì không dám bật lại? :)) (đoạn này mình trào phúng một tí các bạn vạn lần thông cảm!!!)

- Người luyện võ thuần tuý vốn dĩ phải dựa vào thế lực nào đó thì mới sống được, vì luyện võ vốn không ra cơm ăn. Dù có đả biến thiên hạ thì vẫn cứ chết đói như thường. Nếu không dựa vào thế lực nào mà tự lực cánh sinh thì sẽ bị hoàn cảnh sinh nhai chi phối, lo lo nghĩ nghĩ nhiều, lấy đâu ra thời gian mà võ vẽ!!!
Lý luận và kiến thức của "showtime" rất hay. Mình rất thích. Trình bày rất đầy đủ và đã có sự tổng hợp đánh giá cùng trích dẫn. :00 (51):

Cái chữ "Tín" ở đây mình có cảm nhận thế này. Chẳng phải Vương Siêu đã nhận lời trước lúc lâm trung của Trương Uy chiếu cố tới vợ con tránh khỏi cừu gia sao. Một lời trước lúc lâm chung tựa non sơn đã nhận lời coi như không thể toàn tâm toàn ý thực hiện. Khổng Minh khi nhận lời lâm chung trước Lưu Bị mà hết lòng phò tá Lưu Thiền, 6 lần ra Kỳ Sơn mong hợp nhất Tam quốc. Tất nhiên không thể so sánh quan hệ giữa Vương Siêu-Trương Uy và Lưu Bị-Khổng Minh được. Quá khập khiểng luôn. Nhưng dù sao cũng vì tôn trọng và khâm phục đối thủ thì lời nhắn nhủ đó cũng như của bằng hữu vậy.
Nhưng lúc đến Ngưu thôn thì sao, trong tình huống này tác giả đã phân tích là không thể giải thích được rồi, tình ngay lý gian, có mồm năm miệng mười nói cũng chẳng ai tin. Nhưng quan trọng ở chỗ ông đạo sĩ và Lương sư phụ đã có công giúp vợ con Trương Uy lánh nạn an toàn, VS đã chưa thực hiện được lời gửi gắm của Trương Uy mà có người đã làm hộ mình, người ta cũng vì tình huynh đệ bằng hữu nên mới phải truy cứu rõ ràng không phải bất luận phải trái mà ra tay trước. Cũng vì Vương Siêu không giải thích được nên mới thế. Còn giải thích thế nào trong trường hợp này mình cũng chịu. :2 (46): Hai người Dư đạo sĩ cùng Lương sư phụ cũng là những hảo bằng hữu, hảo huynh đệ chẳng lẽ không có sự cư xử hay hơn là đánh người ta bay xuống suối rồi bỏ đi luôn. Một lời cám ơn cũng không có.
Hì tất nhiên đấy là nguyên tắc của Vương Siêu và nó phù hợp với Vương Siêu. Không thể nghĩ người khác phải thực hiện theo mình nghĩ mới là đúng. Chỉ có phù hợp hay không phù hợp hay không, hợp Đạo hay không Đạo thôi. Quy chung lại cũng là 4 chữ: "Ngạo khí tuổi trẻ" (Đúng là chưa phải tự mãn như mình nói)
Tài sản của davoi

Chữ ký của davoi
Xingyiquan, Japanese, Cocoa

Last edited by davoi; 27-10-2009 at 01:30 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn