Trích:
Nguyên văn bởi Thiên Tru
Vào đây toàn thấy bàn luận võ học không, ta đọc vài chương đầu có thấy hay gì đâu, chừng đó tuổi rùi mới học võ, nếu thật sự yêu thích sao không học từ nhỏ đi, tự nhiên thấy mỹ nử luyện võ rùi chợt "giác ngộ". Đã lỡ "nổ" sao không "nổ" lúc đầu lun.
|
Lúc bé thân thể xương cốt yếu ớt, không nên tập luyện công phu nặng nhọc, mà chỉ nên tập nhẹ nhàng, giãn cơ chủ yếu để giúp thân thể khoẻ mạnh, xương cốt phát triển bình thường. Đến tuổi trưởng thành khi xương cốt đã cứng cáp mới bắt đầu thật sự tập võ công được. Tuổi tập võ thích hợp nhất là khoảng từ 16 - 22 tuổi. Đối với Vương Siêu, nhà nghèo lấy đâu tiền mà học võ.
Trích:
Nguyên văn bởi Thiên Tru
Duyên cái gì mà duyên, cũng toàn là truyện sáng tác cả thôi, muôn sao thì chả được vậy. Nhưng mà đã muốn làm tỷ phú, sao không tự mình cố gắng từ nhỏ, gắng học hành. Chẳng lẽ cũng giống như thằng NVC, chờ ông trời cho cái "duyên" mới bắt đầu chịu học.Tài không bằng người, làm tỷ phú không được thì trách ai, chẳng lẽ trách ông trời không cho mình cái "duyên" làm tỷ phú.:0 (22):.
|
Đối với Vương Siêu mà nói, hắn không phải không có tài. Chỉ là hoàn cảnh gia đình như vậy có muốn làm gì cũng khó. Hơn nữa khi Đường Tử Trần thu nhận Vương Siêu cũng là đã kiểm tra tư chất của hắn rồi. Đổi lại nếu Đường Tử Trần có gặp 1 thằng yếu ớt bạc nhược không có tư chất thì dù có mê võ đến đâu chắc cũng không thu nhận.
Trích:
Nguyên văn bởi tunglam190385
nặng lời quá, k nên thế. Nói từ từ thôi:00 (84):
zeus nóng thế chắc k luyện được quả Đường tỷ rồi
học võ phải khóang đạt chớ - đoạn lội nước nói thế thì phải
mọi người toàn cao thủ xin trả lời, ta h 25 tuổi xương cốt đã cứng liệu học có thành cao thủ được k:0 (68)::0 (68):
mà học caí gì vừa dễ học lại nhanh áp dụng cho gái mê nhỉ?:0 (27):
|
25 tuổi học võ cũng không có muộn lắm đâu bạn ạ. Trong cuốn Hsing I - Chinese Mind Body Boxing của Robert W Smith viết có nói đến Lý Năng Nhiên khi bắt đầu tập võ đã 37 tuổi. Khi thành tựu công phu Hình Ý Quyền đã 47. Tuổi tác không quan trọng, quan trọng là bác có quyết tâm hay không thôi. Cho nên thời xưa người ta hay dạy võ cho trẻ con vì khi còn trẻ thì thường không bị nhiều thứ chi phối. Già rồi có thêm gánh nặng cuộc sống gia đình thì khó toàn tâm toàn ý luyện võ được. Vì thế nên ta thấy trong các tác phẩm võ hiệp Trung Quốc hay Nhật Bản, ta thường gặp những cao thủ lánh đời, lên rừng xuống núi tu luyện, bỏ bê vợ con, bỏ bê gia đình.