Cấp hoãn, đoản trường... vốn thuộc về bút cách thượng nan. Người tả truyện thường hay gặp nhiều tình huống có nhiều chi tiết, đối thoại đẵng thứ không tả giác như thiếu thiếu, nhược tả giác như thừa thừa... Thừa thiếu, thiếu thừa nhược như tiết chế được, nhiên thị thượng giai bút giả!
A a...ta nhớ lần đầu, trước khi công bố một bài nghiên cứu nhỏ, GS hướng dẫn ta cầm bản thảo của ta đập đập vào mặt bàn và hỏi: "Nếu như nội dung của toàn bài này được diễn đạt trong một câu thì cậu sẽ nói thế nào?"
Về sau, người còn nói thêm một câu: "Đấy, thực ra chỉ cần như thế... còn lại phần lớn chỉ là nước bọt thôi."
Nước bọt a nước bọt, ta hiểu ý GS muốn nói, nhưng trong bụng không khỏi tinh nghịch nghĩ: "Nước bọt cũng cực quan trọng, không thì làm sao ăn cơm đây? Ruột thừa cho đến nay vẫn bị gọi là "ruột thừa" chẳng qua là..."
Hô! Có người không viết ngắn được, có người không viết dài được, có người... v.v... và v.v...
Đôi khi phải, cho dù không hay, không hấp dẫn...cũng phải viết vậy. Như ta đã có lần nói. Người có thể điều tiết được một cách hài hoà cấp hoãn, đoản trường, viên khuyết... mới là thượng giai bút giả!
|