Tình hình đoán thám hiểm Jin-xốp. Kiểm nghiệm thực tế đầu tiên của máy chiếu thời gian và các kết quả của nó.
Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi quyết định cân nhắc kỹ mọi mặt của vấn đề trước khi đi đến dứt khoat: thật vậy, nếu cuộc điều tra không kết quả có thể tổn hại đến ngay ý nghĩ về máy chiếu thời gian.
- Cậu hiểu chứ, Véc-bi-nin, Bê-rê-xkin ngồi trong chiếc ghế bành quen thuộc gần bàn giấu nói với tôi, liều lĩnh quả là rất tốt. Những để bắt đầu, hãy kể cho mình nghe những gì cậu biết về đoàn thám hiểm ấy. Lịch sử các phát kiến địa lý và mình, chúng mình xung khắc, và tiến hành một việc nào đó mình không hề nghĩ đến…
Cậu ta không nói hết, song tôi đã hiểu rõ ý cậu ta. Chúng tôi chỉ dám dùng đến máy chiếu thời gian, nếu công việc xem ra xứng đáng. Về điểm này, tôi không nghi ngờ gì cả. Nếu quả thật đó là đoàn thám hiểm Jin-xốp, thì chắc chắn tìm hiểu nó sẽ rất thú vị.
Chiều đã buông xuống, cả hai chúng tôi đều mỏi mệt sau ngày hôm ấy. Tôi đề nghị vợ tôi pha cho chúng tôi ấm trà. Trong khi vợ tôi đang ở trong bếp, tôi lấy rất nhiều sổ sách trên giá và đặt lên bàn.
- Cậu xem, tôi bảo Bê-rê-xkin, về đoàn thám hiểm này chỉ có một điều người ta biết rõ, đó là nó đã được tổ chức, đã đi về phương Bắc và đã mất tích không để lại dấu vết…
- Ít quá, Bê-rê-xkin mìm cười nói. Nhưng, liệu có thể biết được, thí dụ, tại sao nó đã được tổ chức và Jin-xốp là ai?
- Tất nhiên là biết, tôi trả lời. An-đơ-rây Jin-xốp là một nhà nghiên cứu thủy lộ Bắc cực, một trong những người đã tham gia vào đoàn thám hiểm nổi tiếng Tôn trên chiếc Da-ri-a…
- Hãy bắt đầu từ đầu, Bê-rê-xkin ngắt lời tôi. Mình đã được nghe nói về Tôn, biết ông ta đã chết, nhưng chưa bao giờ mình để ý đến các chi tiết… Nhưng chính các chi tiết lại rất cần cho chúng ta.
- Đúng, không có các chi tiết, chúng ta không đi đến đâu cả. Song mình vừa chợt nhớ đến một trường hợp lạ lùng. Nhưng hãy nói trước hết về đoàn thám hiểm Da-ra-a. Nó đã được Viện Hàn lâm khoa học tổ chức để nghiên cứu các đảo của miền Tân Xi-bê-ri, và để tìm “Miền đất Xan-ni-cốp”. Bây giờ, cậu sắp hỏi mình “Miền đất Xan-ni-cốp” là gì chứ gì?
- Không phải vậy, Bê-rê-xkin nói, hơi giận dỗi. Người ta đã viết hàng trăm lần đó là một mảnh đất mà nhà đi săn Xin-ni-cốp đã trông thấy vào thế kỷ trước, khi ông ta đang ở trên đảo Cô-ten-ny… Người ta đã tìm kiếm nó nhiều lần mà không thấy.
- Quả là người ta không tìm thấy nó. Nhưng không phải chỉ một mình Xan-ni-cốp thấy nó. Người Ê-ven là Đơ-giéc-ghe-li và cả Tôn nữa đã nhiều lần thấy nó. Năm 1886, trong khi nghiên cứu các đảo của miền Tân Xi-bê-ri cùng với nhà thám hiểm Bắc cực Bun-giơ, cũng như Xan-ni-cốp, ông đã trông thấy mảnh đất ở phía Bắc đảo Cô-ten-ny… Tôi tin chắc “Miền đất Xan-ni-cốp” có thật đến nỗi ông đã thử tiên đoán cấu trúc địa chất của nó theo hình dạng các trái vúi. Việc khám phá mảnh đất này đã trờ thành mục đích chính của cuộc đời ông. Chính vậy năm 1900 đoàn thám hiểm Da-ri-a đã khởi hành đi về phía các đảo của miền Tân Xi-bê-ri. Hai năm sau, Tôn đã chết cùng với nhà thiên văn học Dê-béc, hai người đi săn, người Ê-ven Đia-cô-nốp và người I-a-cút Gô-rô-khốp, trong khi họ đang làm việc trên đảo Ben-nét thuộc quần đảo Lông. Tàu Da-ri-a phải đến tìm họ ở đấy. Sau hai lần cố vạch một con đường đi đến chỗ họ mà không được, con tài đành phải trở về cửa sông Lê-na. Năm ấy, băng rất xấu. Tuy nhiên người ta biết rằng Jin-xốp đã yêu cầu thử đến đảo Ben-nét lần nữa, nhưng thuyền trưởng tày Da-ri-a là Ma-tit-xen không muốn mạo hiểm thêm. Bây giờ khó có thể xét xem ai đã có lý. Dù sao đi chăng nữa. việc thoát lui của chiếc Da-ri-a đã làm cho Tôn và các đồng chí của ông bị chết… Sau này, Jin-cốp đã viết rằng cái chết của Tôn đã gây cho ông một cảm giác rất nặng nề, và ông đã quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dang dở do kết thúc thảm thương của nhà thám hiểm… Đó là lý do tổ chức đoàn thám hiểm Jin-xốp. Nó có nhiệm vụ tìm và mô tả “Miền đất Xan-ni-cốp”, và sau đó đến Thái Bình Dương qua eo Bê-rinh… Đoàn thám hiểm đã khởi hành từ Iếc-cút ngay trước khi xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất…
- Và nó đã biến mất không để lại dấu vết nào, Bê-rê-xkin kết thúc.
- Không một dấu vét, cho đến nay, giả thuyết cho rằng đoàn thám hiểm đã chết trong băng giá của Bắc Băng Dương hay trên bờ biển hoang vắng được coi là hợp lý nhất. Chẳng hạn đoàn thám hiểm Bơ-rút-xi-lốp đi trên tàu Xanh An-nơ, Bút-xa-nốp trên tàu Héc-quyn, và một nhóm của đoàn thám hiểm Lông sau khi tàu Gian-nét bị đắm. Nhưng nếu Dan-xơ-man đã sống sót và ở Cơ-ra-xnô-đa năm 1919… Ông ta không thể thoát được một mình, trường hợp này hầu như bị loại trừ…
Vợ tôi rót cho chúng tôi chè rất đặc, gần như đen, và để khỏi làm vướng chúng tôi, đã ngồi tách xa trên đi-văng. Chúng tôi vào uống chè, vừa tiếp tục nói chuyện:
- Tôi không nghĩ rằng – tôi tiếp tục- đoàn thám hiểm này đã có những khám phá lớn. Những có một điều chắc chắn, đó là một hành động dũng cảm. Nếu những con người ấy đã chết trong một cuộc đấu tranh không cân sức với thiên nhiên, và có thể không phải chỉ chống thiên nhiên, thì bổn phận của chúng ta là phải tái diễn lại chiến công của họ và làm cho mọi người biết!
- Sao không nghiên cứu các quyển vở có phải đơn giản hơn không? Có lẽ chiếc máy chiếu thời gian sẽ không cần dùng đến, vợ tôi nói, vẻ châm chọc. Từ khi chúng tôi dùng chiếc máy thử bức thư của vợ tôi, cô ấy cảm thấy ngại chiếc máy ấy, nếu không muốn nói là sợ.
Dù sao, chúng tôi cũng theo lời khuyên khôn ngoan ấy, và bắt đầu xem 2 quyển vờ từng trang một, hết sức cẩn thận. Quả thật chúng rất nát, có nhẽ cũng chính vì thế các nhân viên Viện bảo tàng địa phương ở Cơ-ra-xnô-đa không khám phá được gì. Có hai giải pháp: nhờ các chuyên gia tìm hiểu cẩn thận tất cả những gì còn có thể hiểu được, hay trông cậy vào máy chiếu thời gian… Tất nhiên, chúng tôi không có ý nghĩ bỏ hẳn giải pháp thứ nhất, nhưng chúng tôi thích cách thứ hai hơn, vì nó vừa có thể giúp chúng tôi tranh thủ thời gian, vừa để chúng tôi thử lại máy. Chúng tôi quyết định dùng trang cuối của cuốn vở thứ hai. Chữ viết rất khó đọc, hình như của một người đã bị yếu sức, có thể đang hấp hối nhưng các trang hầu như không bị tác hại gì. Các dòng chữ thường bị ngắt quãng dường như chứng tỏ rằng Dan-xơ-man đã dừng lại để lấy sức trước khi tiếp tục… Chúng tôi có cảm giác rằng, trong khi viết các trang này Dan-xơ-man với sức khỏe đang kiệt, đã cố gắng ghi lại điều đó rất quan trọng mà ông ta tự cảm thấy không có quyền mang nó sang thế giới bên kia. Chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu các trang cuối cùng này sẽ cho chúng tôi biết điều chủ yếu, như là đoàn thám hiểm đã trở nên như thế nào và liệu các kết quả nghiên cứu của nó có còn giữ được hay không…
Khi chúng tôi sắp đi đến học việc của Bê-rê-xkin thì tôi chợt nhớ ra rằng trong một cuốn sách của tôi, có danh sách các đoàn viên của đoàn thám hiểm Jin-xốp. Tôi nhanh chóng tìm thấy nó, và đọc thấy:
1. Jin-xốp, trường đoàn, nhà thủy lộ học
2. Chéc-kê-chin, thuyển trưởng, trung úy
3. Ma-du-rin, cộng tác viên khoa học, nhà thiên văn học
4. Kô-nô-plép, cộng tác viên khoa học, nhà dân tộc và động vật học
5. Đe-xni-xki, thầy thuốc
6. Gô-vô-rốp, phụ tá của thuyền trưởng
- Thật lạ lùng! Bê-rê-xkin nói, không có Dan-xơ-man.
Anh nhìn tôi, chắc nghĩ rằng tôi sắp giải thích tất cả cho anh. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết gì cả.
- Không cần suy nghĩ nhiều cho mệt, tôi nói: Máy chiếu thời gian sẽ giúp chúng ta. Chúng ta hãy đến học viện.
Chiếc máy nằm trong phòng làm việc của Bê-rê-xkin. Điều chỉnh nó chỉ mất vài phút ( bao giờ Bê-rê-xkin cũng làm việc này). Tôi gồi trong một ghế bành trước màn ảnh.
Trong giây lát, khoảng thời gian mà chúng tôi cảm thấy dài vô cùng, màn ảnh vẫn tối. Cuối cùng, nó sáng lên và khi hình ảnh xuất hiện, chúng tôi thấy một người năm trên ổ rơm; đắp một chiếc áo khoác kiểu lính màu xam xám, hẳn đang lăn lộn và đôi môi mấp máy, rõ ràng hắn bị sốt cao và trong cơn mê sảng; tay hắn cầm máy chiếu thời gian đã giúp tái tạo lại cảnh này, là cảnh đã xảy ra từ thời nội chiến. “ Bệnh sốt thương hàn”, tôi nghĩ, và tôi đang định nói thì một giọng ốm đang nói, điều ảo tưởng hoàn toàn và bất ngờ, đến nỗi tôi giật mình. Nhưng đó là chiếc máy chiếu thời gian đang đọc các dòng chữ:…” Không nên bỏ qua…Đau khổ…Lương tâm. Mọi người phải biết…chết…cứu tinh…” giọng nói oang oang của chiếc máy cất lên một cách lạnh lùng. Giọng nói tiếp tục:” Lương tâm… lương tâm…Đúng hay sao?... Ai sẽ nói? Không thế tiếp tục sống thế này được… Đũng hay sai? Dù sao hắn đã cứu tất cả chúng ta…” Trong khí máy nói những lời này, trong đó người ta đoán ra một tấn bi kịch, một nỗi đau đớn thầm lặng, một tâm hồn bị dằn vặt, trên màn ảnh, người đó mở vở ra và bằng bàn tay vụng về viết lên đò vài chữ; rồi rất khó nhọc hắn giấu quyển vở vào trong ngực và lại ngã xuống bất động: mọi vấn đề trên thế gian đối với hăn đều đã được giải quyết. Chiếc máy nhắc lại:” Đũng hay sai ?” Bỗng nhiễn, sau một lúc im lặng ngắn ngủi, nó đọc tên “Chéc-kê-chin”. Hình ảnh biến đi và máy phóng thanh tắt ngấm, máu chiếu thời gian không thể nói gì hơn nữa.
Bê-rê-xkin và tôi trầm ngâm một lúc, lặng lẽ trong bóng tôi. Mắt tôi còn lưu lại hình ảnh của người đó, với khuôn mặt gầy gầy, mệt mỏi vì bệnh tật, bị nỗi nghi ngờ cấu xé. Tôi vẫn trông thấy chòm râu xám, máu tóc vốn đen bị rối bù… Tôi tin rằng chúng tôi vừa trông thấy Dan-xơ-man. Có lẽ chân dung không hoàn toàn đúng thế chăng? Chúng tôi chỉ có thể cung cấp tên người ấy cho máy chiếu thời gian thôi. Nó cũng có thể “ tự tạo ra một ý niệm” về con người theo chữ viết và văn bản của người ấy. Dù sao chăng nữa thì bức chân dung mà nó cung cấp cho chúng tôi, theo một vài dữ kiện ấy ( và chắc là sau khi đã chọn trong số hàng nghìn kiểu có thế có) đúng như chúng tôi đã “nhận ra” Dan –xơ-man…
Lúc ấy, điều làm chúng tôi quan tâm nhất, không phải là thành công đầu tiên của máy chiếu thời gian nữa, cũng không phải bản thân Dan-xơ-man, mà chính là điều bí mật vào lúc hấp hối Dan-xơ-man đã muốn vạch ra cho mọi người; tuy nhiên, mệt nhoài sau lúc thần kinh vừa bị căng thẳn, chúng tôi hiểu rằng bí mật ấy không thể khám phá trong chốc lát như vậy, và câu chuyện của chúng tôi xoay quanh những chi tiieets, không đụng đến những điểm chính…
- Năm 1919, Cơ-ra-xnô-đã thuộc về ai nhỉ? Về Đê-ni-kin à?... Lúc ấy Dan-xơ-man làm gì ở đấy?
Tôi nhún vai.
- Có thể làm gì cũng được. Ông ta có thể sống ở đấy, đánh nhau ở đấy, hay có thể ẩn náu ở đấy nữa…
- Chúng tôi không biết tí gì về ông ta… Và nếu như ông ta còn sống? Cũng có thể ông ta đã mất các quyển vở của mình
- Dan-xơ-man đã chết. Tiếc thay, điều ấy là dứt khoát. Nếu không, ông ta đã lên tiếng về đoàn thám hiểm
Bê-rê-xkin đồng ý như vậy. Chúng tôi rời học viện và ra về theo các phố yên tĩnh. Mát-xcơ-va đang ngủ.
- Và chiếc máy chiếu thời gian, nó chạy tốt đấy chứ? Bê-rê-xkin nói vẻ tự hào.
- Tốt lắm. Tôi xác nhận.
Đúng lúc chúng tôi định chia tay, Bê-rê-xkin hỏi:
- Tại soa máy chỉ nói đến Chéc-kê-chin? Có phải chỉ vì ông ta mà đã xảy ra toàn bộ câu chuyện này không?
- Chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ điều đó ngày mai, tôi trả lời. Rõ ràng đoàn thám hiểm này bị mất tích là câu chuyện phức tạp hơn mình tưởng lúc ban đầu. Dù sao, những trang cuối của cuốn nhật ký của Dan-xơ-man đã không làm sáng tỏ điều gì…
- Trái lại.
- Ngày mai, phải tiếp tục tìm hiểu các quyển vở từ đầu. Từ trang đầu tiên. Chúng ta đã hơi vội vàng. Phải theo mỗi sự việc qua từng mắt xích một, không bỏ qua mắt xích nào…
(Hết chương hai).