Xem bài viết đơn
  #2686  
Old 15-02-2010, 02:52 AM
namtr0c's Avatar
namtr0c namtr0c is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: Jan 2010
Bài gởi: 3
Thời gian online: 32566
Xu: 0
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Smile

Trích:
Nguyên văn bởi helloking View Post
nội mà câu nói này của bạn là tôi đã thấy 1 tư tưởng lệch lạc rồi, tác giả Hứa Trọng Lâm khi viết lên câu chuyện này là dựa trên 1 giai đọan lịch sử có thật, sau đó có thêm vào các yếu tố thần thánh, thậm chí nguồn gốc thần thánh ( Vd: Quan âm đại sĩ là từ hàng chân nhân, Cự Lưu Tôn thành Phật Di Lặc, Phổ Hiền và Văn Thù sau này thành Bồ Tát đại diện cho Lý và Sự của nhà Phật.....) Khi Hứa Trọng Lâm sáng tác thì ông ta cũng có đưa những quan điểm của mình nhưng không dám đưa vào những chính kiến tiêu cực hoặc chủ quan, còn ông Điểm Linh Tinh này là xây dựng nhân vật xong là cho luôn kết luận và phê bình như tặc, vô sỉ, hèn hạ, tiểu nhân ... cho các nhân vật thần thánh. Như vậy thì rõ ràng là nhìn từ 1 phía.


Tui chưa từng nghe ai nói là cứ lớn thì nhận thức bắt đầu lớn và chín chắn theo cả, nó trưởng thành chỉ khi nào được giáo dục, đào tạo đúng đắn, suy nghĩ cẩn thận, đọc và nghe những tác phẩm đúng đắn. chứ làm gì có chuyện cứ già đầu là đúng là hay.
tác giả thì họ cứ viết còn nhồi vào đâu thiên hạ đúng hay sai thì họ đâu quan tâm ( vì tác phẩm này không phải là 1 tác phẩm chính thống, đâu có được xã hội công nhận, 1 tác phẩm bổ báng trực tiếp như vậy thì ko nước nào ký quyết định làm thành ấn phẩm đâu).
Nếu tác giả chỉ sáng tác theo kiểu hư cấu, đừng phân tích và nhận xét trực tiếp thì người đọc cũng đỡ hơn. Còn đằng này tôi thấy ông ấy hư cấu nhân vật, câu chuyện rồi đánh giá luôm
Vd: lục áp chặn đường các nhân vật phía TTT cướp đồ, Thiên đế tư tình với tiên nữ,Hạo thiên kim mẫu đánh ghen tình địch ,Nhiên Đăng vô sỉ, NTTT bày mưu tính kế hãm hại đồng môn, Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề bày mưu từ xưa để hòng tranh khí vận, cưỡng ep người ta theo giáo của mình bất chấp liêm sỉ, Lão tử nhận lời TTT 2 lần nhưng nhận lời NTTT 3 lần là tính toán từ trước, cuối cùng TTT ngang hàng với Hồng Quân Lão Tổ.....
Tuy là nội dung có mới mẻ có nhiều cái làm người đọc bất ngờ nhưng mà gần như bổ báng tất cả các nhân vật trong truyền thuyết ( có rất nhiều người là những nhân vật công đức lưu truyền hằng ngàn năm, người người kính ngưỡng).
Những việc của TTT là ko có thật, còn công đức của họ là đã được ngàn năm lưu truyền. Cuối cùng qua cái miệng của ông tác giả này thì tui thấy mấy cái người này thật tồi tệ.
Thử hỏi làm sao mà người đọc phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, ai phân tích và ai hướng dẫn họ đây.????
Theo ngu ý của đệ,đã gọi là truyền thuyết,thì có gì là đúng mà phải bảo vệ? Thuở xa xưa,con người quá yếu đuối trước thiên nhiên,trước cả giai cấp thống trị.tự nhiên họ sẽ tự xây dựng cho mình 1 "thế lực đồng minh",bất quá nó chỉ là 1 loại lực lượng tinh thần,đó chính là các nhân vật mà đạo huynh coi là có "công đức ngàn năm lưu truyền".Có sử sách nào ghi lại Nữ Oa đội đá vá trời năm bao nhiêu không?
Về tác phẩm Ngã Vi Trụ Vương , đệ thấy tác giả cũng là thêm vào ý kiến của mình vào trong những chi tiết truyện PTDN thôi , tỷ như Na Tra đánh chết Ngao Bính , đúng là Thái Ất chân nhân xui dại em nó đi oánh lén Ngao Quảng còn gì . Hơn nữa thấy bố con Lý Tịnh đánh Nhau , Nhiên Đăng Đạo nhân không hòa giải thì thôi lại còn ném đá vào cuộc họp , cho ông Lý Tịnh mượn Lung Linh Bảo Tháp oánh con.. v.v..
Về lịch sử, Nếu nói Trụ Vương bạo ngược như trong Phong Thần em có phần không tin.Lộc đài , Tửu Trì,Nhục Lâm,Bào Cách...tám chín phần là sản phẩm tưởng tượng của đời sau.Ví như chuyện Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương , chẳng khác gì mô típ Hỷ Muội mê hoặc Hạ Kiệt và sau này là Bao Tự mê hoặc U Vương nhà Chu cả, rõ ràng mang màu sắc truyền thuyết , hoang đường.Tác giả chỉ là đưa ra 1 giả thuyết:phải chăng Trụ Vương có những suy nghĩ quá tân tiến so với thời đại của mình , không áp dụng được nên dẫn đến diệt vong? Như việc Trụ Vương xúc phạm nữ Oa , tác giả diễn giải là Trụ Vương muốn xóa đi những hủ tục,dị đoan trong nhân dân,để nhân dân không tốn kém tiền tài sanh mạng vào những thứ không đáng nữa , hay việc chư hầu tạo phản là do Trụ Vương cấp đất cho nông nô , làm động chạm sâu sắc đến quyền lợi của giai cấp thống trị ... Đó cũng là 1 giả thuyết khá thú vị.Cần phải biết rằng , nhà Thương là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử của Trung Quốc(khác với thời tam hoàng ngũ đế chỉ có trong truyền thuyết hay Triều đại nhà Hạ là do các sử gia Trung Quốc tự sướng , vẫn còn tranh cãi về sự tồn tại).Chữ viết cố xưa nhất của TQ xuất hiện vào khoảng 1300 năm tr.CN nghĩa là thuộc nền văn minh Thương triều.Thời đại này thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển và ng ta cũng đã tìm thấy 1 số loại tiền tệ làm bằng vỏ ốc.Không chỉ thế,tới đầu năm 1300 TCN một nền công nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu Âu và Tây Á nhưng lại phát triển nhất trên thế giới...(nguồn:Wikipedia).Vì vậy,nếu có 1 vị vua bắt đầu manh nha tư tưởng phong kiến xuất hiện cũng không phải là điều không thể.
Tóm lại là đệ thích truyện này.Không phải vì nó mang tư tưởng gì lớn lao hay giá trị gì sâu sắc , đơn giản , nó rất thú vị.Tác giả là người theo chủ nghĩa duy vật , không thấu đáo được những tư tưởng trân quý trong Phật giáo , Đạo giáo mà cảm nhận" đạo" theo cảm tính:Ở hiền chắc gì đã gặp lành?kính thần kính phật nhưng khi gặp khó thì thần phật ở đâu?Chi bằng khi nào còn sống thì hãy yêu thương lấy phụ mẫu mình , bạn bè mình,phụ nữ của mình(ta thích cái này à nha:00 (73):).Một khi đã động chạm đến quyền lợi,thì tất cả ta coi ra bã.
Nhìn chung , đây không phải là tác phẩm có thể "sống theo năm tháng".và tác giả viết ra cũng không có ý định cho nó sống thọ;nhưng có thể thấy đây là thứ nên đọc để giải trí , không đến nỗi coi là văn hóa phẩm độc hại như đạo huynh nói đâu...cung hỉ tân niên a...
Tài sản của namtr0c


Last edited by namtr0c; 15-02-2010 at 03:31 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn