SONG THẤT LỤC BÁT
Song Thất Lục Bát . Có 4 câu : hai câu đầu 7 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu cuối 8 chữ
Luật Bằng trắc :
Luật :
x = Không qui luật ( Bằng hoặc Trắc cũng được )
B = Bằng ( là những chữ không dấu hoặc có dấu huyền )
T = Trắc ( là những chữ có dấu Sắc, Hỏi , Ngã , Nặng )T1= Vần Trắc ......T1 ( chữ thứ 7 ) của câu 1 phải vần với T1 ( chữ thứ 5 ) của câu 2 B2= Vần Bằng .....Chữ thứ 7 của câu 2 ..vần với chữ thứ 6 cuả câu 3 ......Chữ thứ 6 của câu 4 vần với chữ thứ 6 của câu 3
Vần
Chữ thứ 5 của câu 2 ( tháng ) vần với chữ thứ 7 của câu 1( ngán )
Chữ cuối cùng của câu 3 ( ca ) vần với chữ cuối của câu 2 ( qua )
Chữ thứ 6 của câu 4 ( xa ) vần với chữ cuối của câu 3 ( ca )
Note : Câu 3 và câu 4 làm theo thể thơ Lục Bát
Âm Khúc :
Chia từng câu thành những khúc nhỏ ..... trong Song Thất Lục Bát chia câu số 1 thành hai khúc và dùng lời thơ để nhấn mạnh từng khúc :
Câu 1 :
Đông đã đến / bao mùa ngao ngán
Câu 2 :
Nhớ thương người, / bao tháng năm qua
Câu 3 :
Phổ cầm / khúc tuyệt / tình ca
Câu 4 :
Nhỏ giòng / máu thắm / xót xa / đoạn trường
SONG THẤT LỤC BÁT
Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt văn.
Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý)
Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.
Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 là chữ BẰNG và VẦN.
***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối
Hán văn, vì luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở
chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và
chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.
Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát...chữ cuối của câu LỤC vần với chữ thứ 7 của câu THẤT thứ nhì):
ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất(1) là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp không có đối ở câu dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG. :
Nguồn :
http://www.camranhtinhnho.com/HLTSongThatLucBat.htm