1/ Biến đổi cấu trúc bằng trắc
- Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc:
b B t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
- Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc:
b T t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
2/ Biến đổi cách ngắt nhịp:
- Câu Bát giữ nguyên, câu Lục biến đổi chữ thứ 2 thành trắc và ngắt nhịp ở chữ thứ 3:
b T t / T b B (vần)
b B t T b B (vần) t B
3/ Biến đổi cách gieo vần:
Gieo vần ở chữ thứ 4: Nghĩa là chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục.
- Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc:
b B t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
- Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc:
b T t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
Em đi để lại mưa ngâu
Tháng bảy, tháng tám trời đau khóc hoài
Trời khóc, trời khóc tới mai
Thương tiếc đôi mình sắp phải xa nhau
Ôi đớn đau, ôi đớn đau
Trời sầu như thế, em sầu hay không?
Sao đành cất bước sang sông
Con sáo sổ lồng, anh biết tìm đâu?
Sáo sổ lồng (sáo) đã bay xa
Để lại mình ta với bến không đò.
|