Lục Bát biến thể là thơ Lục Bát được biến đổi cách gieo vần, cấu trúc bằng trắc và ngắt nhịp trong câu. Dưới đây là một số loại Lục Bát biến thể thường gặp:
1/ Biến đổi cấu trúc bằng trắc
- Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc:
b B t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
Người đi có nhớ đến không
Giọt lệ mãi chảy đêm đông nhớ người.
- Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ 2 thành thanh trắc:
b T t T b B (vần)
b T t T b B (vần) t B
Tình ái chẳng phải trò chơi
Sao cứ đùa giỡn lả lơi hỡi người.
2/ Biến đổi cách ngắt nhịp:
- Câu Bát giữ nguyên, câu Lục biến đổi chữ thứ 2 thành trắc và ngắt nhịp ở chữ thứ 3:
b T t / T b B (vần)
b B t T b B (vần) t B
Người phụ bạc/khóc chia phôi
Đêm về lạnh giá đơn côi một mình.
3/ Biến đổi cách gieo vần:
Gieo vần ở chữ thứ 4: Nghĩa là chữ thứ 4 của câu Bát vần với chữ cuối của câu Lục.
- Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc:
b B t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
Nắng về mưa chẳng xuống cho
Đồng ruộng như lò lúa chết tả tơi.
- Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc:
b T t T b B (vần)
t T b B (vần) t T b B
Chiều hạ mây tản trời xanh
Làn gió trong lành, ta thả diều chơi.
|