Chương 17
Nhật ký của bác sĩ Seward (tiếp theo)
Chúng tôi vừa về tới khách sạn Berkeley thì một người hầu hớt hải chạy ra báo có người gửi cho Van Helsing một bức điện.
“Tôi đến bằng tàu hỏa. Jonathan đang ở Whitby. Tin quan trọng. Mina Harker.”
Giáo sư reo to, vẻ mặt rất hớn hở :
- A! Hóa ra là bà Mina! Viên hồng ngọc của chúng ta!
Nhưng tiếc quá, bà ấy đến mà tôi lại không thể chờ được. Có lẽ phải đưa bà ấy về nhà anh thôi, John ạ, mà có khi anh phải ra ga đón bà ấy đấy. Tôi sẽ đánh điện báo cho bà ấy biết.
Gửi điện xong, ông vừa pha trà vừa nói với tôi về cuốn nhật ký mà Jonathan Harker đã viết trong những ngày anh ở nước ngoài. Ông đưa tôi một bản sao nhật ký của anh và một bản được viết ở Whitby của Mina, cả hai cuốn đều đã được đánh máy rất rõ ràng.
- Cầm cả lấy mà đọc, đọc cho thật kỹ vào, anh bạn ạ. Làm sao để tối mai, khi tôi quay lại, anh phải biết hết các chi tiết có trong hai cuốn nhật ký này. Sau đó, chúng ta sẽ bắt tay vào nghiên cứu từng vấn đề. Nhưng phải giữ số giấy tờ này cho cẩn thận đấy nhé, toàn là báu vật cả đấy. Tôi cũng xin được nhắc là ngay từ bây giờ, anh phải tuyệt đối có lòng tin, cho dù anh đã trải qua những chuyện mà lúc đầu anh tưởng là hoang đường và không thể tin được. Đối với anh, với tôi và nhiều người khác, có thể chuyện kể ở đây ông nói và đặt tay lên tập giấy - se là sự khởi đầu của một ngày tàn, hoặc cũng có thể là một hồi chuông báo tử của cái “không chết” đang chuẩn bị hủy diệt sự sống trên trái đất này. Tôi muốn anh không bỏ qua một chi tiết nào, và nếu có thể làm sáng tỏ một điều gì đó mà anh chiêm nghiệm được, thì xin cứ việc, vì đâu đó cũng là điều quan trọng nhất mà chúng ta phải hướng tới. Hình như anh cũng có một cuốn nhật ký ghi lại ít nhất là hơn một sự việc đáng ngạc nhiên .đã xảy ra, đúng không nhỉ? Nếu vậy thì trong những ngày tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra một sợi dây xuyên suất các sự việc rời rạc có liên quan tới bức tranh toàn cảnh của thực tế nhé.
Đoạn ông sửa soạn lên đường về Amsterdam. Về phần mình, tôi phải tới Padđington để đón Mina Harker. Tôi đến trước giờ tàu vào ga khoảng mười lăm phút.
Tàu vào ga, hành khách nhanh chóng tỏa đi theo các ngả đường. Đang sốt ruột chờ đợi vì sợ vị khách mời lạc đi đâu mất thì tôi bỗng ngờ ngợ nhận ra một phụ nữ trẻ, xinh đẹp và lịch lãm, đang tiến về phía mình.
- Xin lỗi, ông là bác sĩ Seward, phải không ạ?
- Còn bà là Harker, Mina Harker?
Người phụ nữ trẻ vui mừng chìa tay cho tôi.
- Tôi nhận ra ông theo chân dung miêu tả của Lucy...
Cô bỗng ấp úng dừng lại, mặt đỏ ửng lên.
Tôi cũng đỏ mặt vì ngượng ngùng, nhưng điều đó lại làm cho chúng tôi dễ chịu hơn, bởi dẫu sao đó cùng là một câu trả lời ngầm cho những gì cô vừa gợi nhắc lại. Tôi cầm hành lý của vị khách mời, trong đó có một cái máy chữ, và dẫn cô đi về bến tàu điện ngầm ở phố Fenchurch. Tới bến, tôi đánh điện về nhà nhờ bà quan gia chuẩn bị trước cho Harker một phòng riêng.
Tôi về nhà đúng giờ đã dự kiến. Harker nhận ngay ra chỗ tôi ở là một nhà thương tâm thần, song không vì thế mà cô không ngần ngại khi bước qua cửa.
Vừa vào nhà, chưa kịp ngồi nghỉ, cô đã bảo rằng nếu tôi không thấy có điều gì bất tiện, cô sẽ tới ngay phòng làm việc của tôi, bởi cô có rất nhiều điều muốn nói với tôi. Trong lúc chờ đợi cô sắp xếp hành lý, tôi tranh thủ ghi nhật ký vào máy ghi âm. Thú thực là tôi chẳng thích thú gì với việc phải đọc cả mớ giấy mà Van Helsing vừa đưa, tôi vẫn để cả trên mặt bàn kia. Tất nhiên, tôi cũng phải bố trí thời gian đọc qua một chút để còn có cái mà hỏi thêm Harker. Thực ra, người phụ nữ trẻ này còn chưa hiểu thời gian đối với chúng tôi bây giờ quý đến như thế nào, và cũng chưa biết có một nhiệm vụ tối quan trọng đang chờ đợi chúng tôi ra sao.
Nhật ký của Mina Harker
Ngày 29 tháng 9
Sau khi thu xếp qua loa hành lý mang theo, tôi xuống ngay phòng làm việc của Seward. Tôi ngại ngừng không dám gõ cửa, vì hình như bác sĩ đang tiếp ai trong đó thì phải. Tuy nhiên, tôi nhớ là vừa nãy, anh có bảo khi nào xong việc thì xuống gặp anh càng sớm càng tốt, tôi liền mạnh dạn gõ cửa. Anh trả lời ngay: “Mời vào!”.
Thật lạ là anh ở trong phòng có một mình, nhưng khi nhìn lên trên bàn, tôi đoán ngay ra rằng anh vừa nói vào một cái máy ghi âm mà tôi chưa bao giờ được nhìn thấy, tôi chỉ được người khác tả cho nghe mà thôi. Cái máy đã lập tức thu hút được sự chú ý của tôi.
- Hy vọng tôi không làm ông phải đợi lâu. - Tôi nói - Thực ra tôi đã đứng ngoài cửa được một lúc rồi, nhưng vì nghe tiếng ông nói nên tưởng ông đang có khách.
- Ồ! Tôi ghi nhật ký đấy mà. - Anh phì cười trả lời.
- Nhật ký?
- Vâng, đây này, cuốn nhật ký đây này. - Ông vừa nói vừa đặt tay lên cái máy ghi âm.
- Cái gì? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại - Nếu thế thì còn hay hơn cái trò tốc ký của tôi ấy chứ? Tôi có thể nghe qua một đoạn được không?
- Tất nhiên!
Seward hồ hởi đứng đậy, định cho chiếc máy chạy thử một đoạn, nhưng chẳng hiểu sao anh lại dừng lại, vẻ rất chần chừ :
- Thực ra thì... từ trước tới giờ tôi chỉ... chỉ ghi... những gì liên quan đến các bệnh nhân của mình... toàn những chuyện buồn cười... có nghĩa là... tôi muốn nói là...
Anh chàng ấp úng không sao thanh minh được sự thay đổi ý định bất ngờ của mình. Thấy vậy, tôi phải lựa lời nói lảng sang chuyện khác cho anh đỡ khó xử.
- Ông đã ở bên Lucy trong những ngày cuối đời của cô ấy. - Tôi nói. - Xin ông hãy kể cho tôi biết những gì liên quan đến cái chết của cô ấy, tôi muốn biết tất cả những gì có liên quan đến sinh mệnh của cô ấy. Ông biết đấy, Lucy là người bạn thân nhất của tôi mà.
Tôi rất ngạc nhiên khi thoáng nhận thấy sự hất hoảng trên nét mặt anh.
- Kể cho bà nghe về cái chết của cô ấy? Dù thế nào tôi cũng không thể kể cho bà được đâu!
- Tại sao không? - Tôi gặng hỏi, trong lòng chợt cảm thấy một nỗi lo sợ mơ hồ.
Seward không trả lời ngay. Tôi hiểu anh đang cố tìm ra một lý do nào đó.
- Bà thấy đấy, - Anh nói sau một hồi suy nghĩ - thật khó để tôi tìm được một đoạn nhật ký nào có liên quan tới Lucy ở trong đó...
Anh chỉ nói nửa chừng rồi lại thôi. Hình như trong đầu anh vừa thoáng có một ý nghĩ nào đó, bởi tôi thấy giọng anh bỗng thay đổi hẳn, vẻ như chân thành hơn, thậm chí còn ngây thơ như giọng một đứa trẻ :
- Đúng rồi! Đúng thế rồi?
Tôi phì cười trước vẻ ngây thơ của anh.
- Lần này thì tôi có thể nói thật với bà? Bà có biết không, kể từ khi ghi nhật ký tới nay, chưa bao giờ tôi nghĩ mình phải làm như thế nào để gọi ra được một đoạn nhật ký cụ thể khi cần thiết.
Nghe anh nói như đánh trống lảng, tôi sực hiểu nhật ký của một thầy thuốc từng chăm sóc Lucy, trong những ngày cuối đời của cô, hẳn phải có ít nhiều chi tiết quan trọng mà tôi rất cần để bổ sung cho những điều tôi tôi đã biết. Vì vậy, tôi lên tiếng đề nghị ngay :
- Thưa bác sĩ, nếu thế thì bác sĩ hãy cho phép tôi chuyến toàn bộ nội dung nhật ký trong máy ra giấy bằng máy chữ, được không ạ?
Seward giãy nảy từ chối, nét mặt anh bỗng tái dại đi :
- Không? không? không! Không thể làm như thế được, tôi không thể để bà biết câu chuyện khủng khiếp đó được!
Như vậy, câu chuyện có vẻ khủng khiếp hơn những gì tôi đã hình dung nhiều. Trực giác của tôi hoàn toàn cảm nhận được điều đó. Trong lúc đăm chiêu, tôi vô thức đảo mắt nhìn khắp phòng với hy vọng sẽ tìm được một lý do nào đó có thể giúp được mình thuyết phục được ông bác sĩ trẻ tuổi theo cách này hay cách khác, và ánh mắt tôi chợt dừng lại a một tập giấy đánh máy chữ đặt trên bàn. Seward cũng đưa mắt nhìn theo ánh mắt tôi. Tôi có cảm tưởng anh đã đoán được ý định của tôi.
- Có lẽ ông chưa có dịp biết tôi. - Tôi nói. - Hy vọng khi nào đọc hết đống giấy kia - tức là những dòng nhật ký của tôi và của chồng tôi mà tôi đã sao lại bằng máy chữ - ông sẽ hiểu tôi hơn. Tôi chưa bao giờ do dự khi phải cho người khác mượn những dòng nhật ký ấy của vợ chồng tôi, nhưng rõ ràng là ông vẫn chưa hiểu tôi... chưa hiểu... và tất nhiên, tôi cũng chẳng hy vọng ông sẽ tin ở tôi.
Lucy nói đúng, bác sĩ Seward hẳn phải là một con người thật đáng mến. Đợi tôi nói dứt lời, anh lập tức đứng đậy lôi ra mấy ống kim loại phủ sơn đen được cất trong một ngăn kéo khá rộng.
- Đây chính là những gì bà muốn có. - Anh nói, mặt đỏ lựng. - Sở dĩ tôi chưa tin bà là vì chưa biết bà, có thế thôi. Nhưng bây giờ, chúng ta đã biết nhau rồi. Thực ra tôi cũng có nghe nói về bà từ lâu. Tôi biết là Lucy cũng đã có lần kể về tôi cho bà nghe; và cô ấy cũng có lần kể với tôi về bà. Xin lỗi nhé? Bây giờ bà hãy cầm lấy mấy cuộn này mà nghe. Sáu cuộn đầu toàn nói về tôi và tất nhiên chúng chẳng có gì khiến bà phải bận tâm cả. Bà có nghe cũng được, không nghe cũng được, nhưng nếu chịu khó nghe, bà sẽ hiểu rõ hơn về tôi. Bữa tối có lẽ cũng đượe chuẩn bị sắp xong rồi. Về phần mình, có khi tôi cũng phải chịu khó đọc những tài liệu này để biết thêm một số chi tiết nào đó...
Đoạn anh cầm chiếc máy ghi sang một phòng khách nhỏ nằm kề với phòng tôi và bấm cho máy chạy. Tôi háo hức chuẩn bị nghe những đoạn nhật ký đầu tiên ghi lại một vế khác của câu chuyện tình mà thực tế tôi mới chỉ được biết đại khái qua lời kể của Lucy.
Nhật ký của bác sĩ Seward
Ngày 29 tháng 9
Tôi bị cuốn nhật ký của Jonathan và vợ anh cuốn hút đến nỗi quên cả thời gian. Khi người giúp việc vào báo bữa tối đã được chuẩn bị xong, tôi vẫn chưa thấy Harker xuống; tôi phải bảo bà ta rằng có ìẽ cô đang mệt sau một chuyến đi dài, cứ để cho cô nghỉ, một tiếng nữa hãy dọn cơm. Và tôi lại tiếp tục dán mắt vào những dòng nhật ký. Khi tôi đọc đến những dòng cuối cùng trong cuốn nhật ký của Harker thì cô bước vào. Trông cô có vẻ buồn, hai mắt đỏ hoe, không giống với đôi mắt lúc gặp tôi ơ ga chút nào.
- Hy vọng là tôi đã không làm cho bà buồn bực. – Tôi khẽ nói.
- Không, không, ông đừng nói thế... Cái máy hát ấy tuyệt lắm, có điều là nó hơi tàn nhẫn? Nó cho tôi biết tất cả những phiền muộn mà ông từng trải qua. Tôi có cảm giác như mình được nghe một tâm hồn đang đau đớn cầu xin phước lành ở Thượng đế tối cao. Cầu mong đừng bao giờ có ai phải nghe những chuyện buồn như thế nữa! Ông biết không, tôi sẽ giúp được ông đôi chút đấy, tôi sẽ đánh máy toàn bộ câu chuyện của ông ra giấy. Như vậy, từ nay về sau, sẽ chẳng còn ai phải cảm nhận nhịp đập thổn thức của trái tim ông như tôi.
- Nhưng sẽ chẳng còn ai được biết nhật ký của tôi nữa đâu! Sẽ không có ai, không bao giờ có ai... - Tôi khẽ đáp lại.
Harker đặt bàn tay lên tay tôi và nghiêm giọng nói tiếp :
- Có, cần phải như vậy!
- Nhưng vì sao chứ?
- Vì sao ? Vì đó là một phần không thể thiếu của câu chuyện khủng khiếp liên quan tới cái chết của cô gái Lucy tội nghiệp và những sự kiện đã xảy ra trước đó, vì trong cuộc chiến đấu mà chúng ta đang dấn thân vào để loại bỏ bóng quỷ dữ ra khỏi trái đất này, chúng ta cần có càng nhiều dữ kiện và chi tiết càng tốt. Tôi có cảm giác rằng trong lúc nghe những dòng nhật ký ghi âm của ông, tôi đã nhận ra hơn một chi tiết mà bình thường ông sẽ chẳng bao giờ cho tôi biết. Quả thực là chúng đã mang lại ít nhiều ánh sáng cho cái bí ẩn tối tăm đang bao trùm lên xung quanh chúng ta. Ông sẽ đồng ý để tôi được giúp đỡ ông, đúng không ạ? Tôi hoàn toàn hiểu phần mở đầu của câu chuyện, và mặc dù mới chỉ nghe đoạn nhật ký ghi đến ngày mùng bảy tháng chín của ông, tôi vẫn đoán ra những bất hạnh đã bám riết lấy Lucy và kết cục bi thương của cuộc đời cô. Kể từ khi giáo sư Van Helsing tới thăm đến nay, không có lúc nào chúng tôi không nghĩ về chuyện ấy. Nhà tôi đã đi Whitby để thu thập thêm một số tin tức, ngày mai anh ấv sẽ trở về. Thiết tưởng chúng ta không nên có một bí mật nào cần phải giấu nhau cả, hợp tác với nhau, tin tưởng ở nhau mới là cách tối ưu mang lại thành công, chứ không phải là ai cũng biết một ít, để rồi lại giấu nhau một ít như vậy.
Tôi hơi bất ngờ trước bản lĩnh của người phụ nữ trẻ đang đứng trước mặt. Nhìn vào mắt cô, tôi hiểu cô là người dũng cảm và cũng rất cương quyết, ánh mắt của cô đã làm tôi thực sự cảm thấy yên tâm.
- Bây giờ, tôi chỉ có thể tôn trọng thiện ý của bà mà thôi, thưa bà. - Tôi đáp lời. - Chúa sẽ tha thứ cho tôi nếu tôi có cái nhìn sai lầm về bà! Có thể bà sẽ biết thêm nhiều chi tiết khủng khiếp hơn nữa! Tôi hiểu vì đã biết nhiều về bệnh tình của của Lucy, nên bà không thể không muốn biết thêm về kết cục thảm thương của cô ấy. Tôi khẳng định rằng khi đã nghe toàn bộ câu chuyện về cô ấy.... vâng, cuối cùng... bà cũng sẽ cảm thấy yên tâm phần nào... Bây giờ, có lẽ ta đi ăn tối đi Chúng ta cần phải giữ sức khỏe... Sau khi ăn uống xong, bà sẽ tiếp tục nghe nốt phần còn lại của câu chuyện, và tôi sẽ sẵn sàng trả lời những chi tiết nào bà thấy không được rõ. Bà nói đúng, đối với chúng ta, tất cả đều phải rõ ràng để đi đến một kết thúc có hậu.
Nhật ký của Mina Harker
Ngày 29 tháng 9
Ăn tối xong, tôi theo bác sĩ Seward vào phòng làm việc của anh. Anh sang phòng lấy chiếc máy hát, còn tôi xách chiếc máy chữ xuống. Tôi được anh dọn cho một chỗ ngồi thuận tiện ở ghế trường kỷ để có thể vừa đánh máy vừa điều khiển chiếc máy hát đặt bên cạnh. Sau đó, anh chỉ cho tôi cách dừng máy khi muốn nghỉ một chút cho đỡ mỏi. Bố trí chỗ ngồi xong, tôi bật máy để nghe tiếp những dòng nhật ký bằng lời của anh.
Nghe đến đoạn nói về cái chết của Lucy và những gì xảy ra sau đó, tôi đổ vật người xuống lòng ghế, người bủn rủn như không còn một chút sức lực nào. Cũng may tôi không phải là loại người hơi một tí là ngất xỉu! Tuy nhiên, bác sĩ Seward vẫn vội vàng chạy đi lấy một chai rượu mạnh cho tôi uống vài ngụm, và chỉ đến khi đó tôi mới vững vàng trở lại. Song không vì thế mà lòng tôi hết rối bời, dù cuối cùng tôi cũng được nghe thuật lại cô bạn thân yêu Lucy của tôi đã về vôi Chúa. Suýt nữa thì tôi gào lên vì phẫn uất. Nếu chưa biết về cuộc phiêu lưu ở Transylvanie của Jonathan, có lẽ tôi đã không lo sợ đến thế. Dù thế nào thì tôi cũng không biết mình phải nghĩ gì nữa, và tôi đã phải tìm cách che giấu sự rối bời trong lòng bằng việc đề nghị bác sĩ :
- Cứ để tôi đánh máy lại tất cả những gì ông ghi trong máy hát. Chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ trước khi bác sĩ Van Helsing trở lại. Tôi đã đánh điện cho Arthur rồi, anh ấy sẽ từ Whitby về đây luôn. Trong vụ này, ngày tháng là vấn đề quan trọng nhất. Theo ý tôi, nếu chúng ta sắp xếp các sự kiện theo trình tự ngày tháng thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Ông vừa bảo là ông cũng đang đợi huân tước Godalming và Quincey Moriss, vậy thì khi đến đây, họ cũng nên được biết tất cả mọi chuyện đã xảy ra.
Nghe tôi nói, Seward liền bật lại máy, nhưng lần này ông đặt ở chế độ chạy chậm hơn để tôi có thể dễ dàng đánh máy từ đầu nội dung nhật ký. Tôi đánh làm ba bản để những người khác có thể cùng đọc mà không mất thời gian chờ đợi vô ích. Seward phải đi thăm một số bệnh nhân, nhưng chỉ một loáng đã thấy anh quay về. Anh nói anh phải tiếp tục đọc nốt những trang nhật ký của vợ chồng tôi và hơn nữa, anh muốn trong phòng có người cũng làm việc với tôi cho đỡ trống trải. Anh quả là một con người ga lăng. Thế giới này dường như vẫn còn rất nhiều những con người như thế, nhưng cũng không phải là không có quỷ dữ. Trước khi quay về về phòng mình, tôi chợt nhớ tới đoạn nhật ký mà Seward nhắc tới mấy tờ báo - tờ Westmirlster Gazette và Pall Mall Gazette số mới nhất, do Jonathan đã mua tặng Van Helsing lúc ông chuẩn bị lên tàu ở ga Exeter - nên đã hỏi mượn để mang lên phòng đọc trước khi đi ngủ. Tôi nhớ lúc còn ở nhà, các tờ báo Dailygraph và Whitby Gazette đã mang lại cho chúng tôi một số chi tiết rất có lợi cho việc tìm hiểu thêm các sự kiện hãi hùng đã xảy ra ê Whitby, khi lão bá tước Dracula cập bến ở đó. Nằm trên giường, tôi đọc lướt qua các trang báo với hy vọng sẽ tìm thấy ở trong đó một vài tia sáng mới nào đó.
Tôi không thấy buồn ngủ, nhưng dường như mấy tờ báo đã giúp tôi bình thản hơn thì phải.
Nhật ký của bác sĩ Seward
Ngày 30 tháng 9
Jonathan đến vào khoảng chín giờ. Anh nhận được điện của vợ lúc chuẩn bị từ Whitby về. Gặp anh, người ta cảm nhận ngay được rằng anh là một người đàn ông rất thông minh và giàu nghị lực. Nếu nhật ký của anh viết trung thực, thì chắc hẳn anh còn là người rất dũng cảm nữa. Bởi phải là người cực kỳ can đảm mới dám mò xuống hầm mộ trong tòa lâu đài cổ đó hai lần. Sau khi đọc những dòng tự sự ấy của anh, tôi cứ tưởng mình sẽ được gặp một người cứng rắn lắm, chứ không phải là một người có vẻ bình lặng mang đầy đủ phẩm chất của một doanh nhân đang ngồi ăn trưa trước mặt tôi.
* * * * *
Một lúc sau
Sau bữa trưa, Jonathan và vợ anh quay trở về phòng. Khi đi ngang qua cửa phòng anh, tôi lại nghe thấy tĩếng máy chữ gõ lạch tạch. Hai vợ chồng họ quả là những người kiên trì. Họ đang ráp nối các mẩu sự kiện rời rạc với nhau theo một trình tự thời gian như đề nghị của Mina. Jonathan đã có trong tay các lá thư trao đổi giữa những người nhận vận chuyển các thùng hàng ở Whitby và công ty Carter, Paterson & Cie ở Luân Đôn. Anh cũng mải mê đọc nội dung cuốn nhật ký của tôi mà Mína vừa đánh máy xong. Không hiểu họ có tìm thấy được một điều gì giúp cho việc làm sáng tỏ các vấn đề của chúng tôi hay không? Chà! Đây rồi...
Có một điều rất lạ là trong đầu tôi chưa bao giờ lóe lên ý nghĩ rằng ngôi nhà có mảnh vườn tiếp giáp với vườn nhà chúng tôi kia lại có thể là nơi ẩn náu của lão bá tước! Tuy nhiên, chỉ có Chúa mới biết cách ứng xử của tay bệnh nhân Renfield lại chính là một mắt xích giúp chúng tôi tìm ra hướng điều tra. Bây giờ, chúng tôi đã cớ trong tay những lá thư liên quan tới việc mua bán nhà cửa mà Jonathan mang tới. Nếu biết trước những dữ kiện đó vài ngày, chắc là chúng tôi đã cứu sống được Lucy! Nhưng dù sao thì việc cũng đã qua rồi!... Jonathan vẫn vùi đầu vào công việc. Lúc xuống ăn tối, vợ. chồng anh đã tóm tắt cho chúng tôi lôgích của toàn bộ sự việc tưởng chừng rất rời rạc đã xảy ra. Theo ý Jonathan, tôi sẽ cảm nhận tất vấn đề nếu để mắt tới Renfield, bởi hắn chính là một tín hiệu vô thức báo trước sự đi đi, về về của lão bá tước. Tôi chưa hình dung được khả năng của sự việc này, nhưng có thể khi so sánh các ngày tháng... Cũng may Mina đã chép lại nhật ký của tôi ra giấy, nếu không thì chẳng bao giờ chúng tôi để ý đến ngày tháng làm nên chuỗi sự kiện đó cả!
Khi tôi đến thăm Renfield, hắn đang ngồi yên ở một xó phòng. Thấy tôi vào, hắn nhe răng cười rất hiền. Lúc đó, tôi có cảm giác hắn đã hoàn toàn tỉnh táo như một người bình thường. Tôi ngồi xuống và nói với hắn không biết bao nhiêu là chuyện, và hắn đáp lại tôi đúng như một người có tâm thần lành lặn. Thế rồi hắn bỗng nhắc tới chuyện hắn muốn trở về nhà - điều mà hắn chưa bao giờ nhắc tới từ khi vào viện tới nay. Tôi tin rằng nếu không có cuộc nói chuyện với Jonathan và chưa đọc những lá thư mà anh đang có trong tay, hoặc chưa xem lại những ngày tháng mà Renfield bị lên cơn điên, thì thế nào tôi cũng sẽ cho hắn ra viện trong một vài ngày tới. Nhưng thú thực về mặt suy luận, tôi vẫn chưa thể hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cứ cho là những lần lên cơn điên của Renfield trùng với sự xuất hiện của lão bá tước ở ngôi nhà bên, nhưng không hiểu tâm trạng của hắn bây giờ ra sao? Chẳng lẽ ma cà rồng lại có nhiều quyền năng đến thế” Tôi không thể quên được chuyện Renfield đã ngấu nghiến nhai cả ruồi nhặng lẫn nhện sống, và trong cơn điên cuồng loạn, hắn đã tới trước cửa ngôi nhà bỏ hoang mà gào lên “ông chủ”. Điều này có thể khẳng định giả thiết của chúng tôi. Nếu thế thì tôi phải giữ hắn lại. Tôi thấy có vẻ hắn đủ tỉnh táo để trả lời những câu hỏi mà hắn có thể đoán được mục đích của tôi: muốn hiểu rõ về con người lão bá tước. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo đến thế!... Vâng, tôi sẽ giữ hắn lại. Tôi bỗng thấy nghi ngờ những khi hắn ngoan ngoãn. Tôi phải nhắc tay giám thị để mắt tới hắn và giữ hắn bằng một chiếc áo trói thật chắc chắn.
Nhật ký của Jonathan Harker
Ngày 29 tháng 9
Tôi viết nhật ký trong chuyến tàu đi Luân Đôn. Khi Billington nhiệt tình hứa sẵn sàng cung cấp cho tôi toàn bộ các thông tin mà ông có, tôi nghĩ ngay mình sẽ gặp may ở Whitby. Thực ra, bây giờ tôi chỉ muốn biết chính xác một chỗ ở Luân Đôn, nơi đã nhận chuyến hàng mờ ám của lão bá tước. Người con trai của Billington, một chàng trai tốt bụng, đợi đón tôi ở ga.
Họ bố trí cho tôi ngủ qua đêm ở ngay nhà mình. Tại đó, tôi được đón tiếp rất chân tình theo cách riêng của người Yorkshire và cho phép tôi có thể làm bất cứ việc gì tôi muốn. Biết tôi phải giải quyết nhiều việc trong một thời gian rất ngắn, Billington đã chuẩn bị cho tôi toàn bộ số giấy tờ liên quan đến việc gửi các thùng hàng mờ ám. Người tôi bỗng run lên khi nhận ra một trong số những lá thư mà tôi đã từng nhìn thấy trên bàn của lão bá tước vào cái ngày tôi còn chưa được biết những kế hoạch đen tối của lão Lão đã nghĩ rất kỹ mọi tình huống, hành động rất chính xác và có bài bản. Dường như lão đã trù tính trước mọi chướng ngại có thể gặp phải trong quá trình thực hiện âm mưu của mình.
Để thể hiện mình theo phong cách làm ăn của người Mỹ, lão “không chịu bất cứ một rủi ro nào” về chuyến hàng, và sự chính xác mà lão đờí phải ghi trong các hướng dẫn vận chuyển hàng chỉ là hệ quả của một suy tính cực kỳ cẩn thận đối với một phi vụ mờ ám. Tôi để ý thấy trong hóa đơn giao hàng đặc biệt có dòng chữ: Năm mươi thùng đất thường sử dụng cho các cuộc thí nghiệm. Ông chủ nhà Billington cũng chỉ cho tôi bản sao lá thư gửi công ty Carter, Paterson & Cie và thư trả lời của công ty này. Billington cho tôi một bản sao của hai lá thư. Biết đây là những thông tin duy nhất mà ông có thể cung cấp, tôi bèn xuống cảng để hỏi thêm mấy nhân viên bảo vệ, thuế quan và viên đội trưởng quản lý cảng. Tất cả đều có chuyện để nói về việc cập cảng bất thường của con tàu bí ẩn nay đã trở thành một chuyện truyền miệng của người địa phương. Tuy nhiên, chẳng có ai trong số họ có thể đưa ra lời giải thích tối thiểu về những gì được chứa đựng bên trong các thùng gỗ kia, và vì vậy, tôi chỉ còn cách bằng lòng với một thông tin duy nhất ghi trên hóa đơn: năm mươi thùng đất thường. Sau đó, tôi tìm đến vị trưởng ga. Nghe tôi đặt vấn đề, ông cho gọi ngay những người đã từng tham gia vận chuyển các thùng hàng đó tới. Nhưng số người này cũng chỉ cho tôi biết được cái điều tôi không thể chắc chắn: đó là năm mươi thùng gỗ, và họ cũng không thể nói được gì thêm nếu không phải là “các thùng gỗ ấy to và nặng khủng khiếp”, hoặc “nâng được chúng lên rồi thì mình cũng đến chết khác.
Đúng là mất công vô ích!
* * * * *
Ngày 30 tháng 9
Vị trưởng ga viết vài dòng thư tay giới thiệu tôi với một đồng nghiệp của ông ở Kings Cross để khi tới Luân Đôn vào sáng nay, tôi có thể đặt vấn đề ngay với anh ta về những gì tôi muốn biết thêm về các thùng hàng gỗ khi chúng được dỡ xuống đây. Về phần mình, anh ta cũng cho gọi ngay những phu khuân vác từng tham gia bốc dỡ các thùng hàng này đến cho tôi tìm hiểu, song số người này cũng chỉ nói được số lượng các thùng hàng là năm mươi. Cớ điều không thấy ai kêu ca về sự đói khát lạ thường cả. Song dù có sự khác thường hay không thì tôi vẫn phải chán nản mà cảm ơn những người phu khuân vác này.
Từ ga Kings Cross, tôi uể oải về văn phòng làm việc của công ty Carter, Parterson ở Cie, nơi họ đã đón tiếp tôi rất lịch sự. Sau khi tìm hồ sơ giao dịch cho tôi, các nhân viên đã gọi điện cho chi nhánh Kings Cross để hỏi các thông tin chi tiết chính xác. Đám tài xế xe tải vừa chở hàng về. Theo đề nghị, họ chuyển ngay cho chúng tôi một báo cáo về chuyến hàng. Người ta đã đưa cho một người trong số họ một thư giao hàng và các giấy tờ khác liên quan tới việc vận chuyển các thùng hàng đến Carfax. Số thùng hàng ở đây cũng trùng khớp với số ghi trên hóa đơn. Ngoài ra, các tài xế cũng đồng ý cung cấp cho tôi các chi tiết bổ sung mà họ biết. Các chi tiết liên quan, nếu có thể gọi là như vậy, mà tôi nhận được chỉ là một sự bất tiện rất khó chịu của công việc - đó là bụi và những cơn khát cháy cổ. Nhưng khi tôi để cho đám tài xế ngồi xả hơi và biếu họ một vài giấy bạc lẻ, một tay tài xế bỗng cao hứng reo rất to, giọng đặc sệt nhà quê :
- Ngôi nhà ấy, thưa ông chủ, chỉ toàn bụi là bụi thôi? Đúng là một điều kỳ lạ nhất mà em từng thấy trong đời! Em thề đấy! Nhìn ngôi nhà cứ như cả trăm năm nay cũng chưa có người đặt chân vào ấy! Bụi cứ là dày hàng tấc! Dày thế này này... đến nỗi người ta có thể nằm ngủ mà chẳng sợ bị đau lưng! Ngôi nhà hoang tàn chẳng khác nào Jerusalem cổ xưa! Nhưng ghê nhất phải là cái nhà thờ riêng trong ấy?
- Chết, chết, chết! Em chẳng thấy nó giống ở đâu cả! Lúc bước ra ngoài, em và mấy thằng bạn cứ ngỡ là mình vừa từ cõi chết trở về? Chúa ơi? Em chẳng thể nán lại đó một tích tắc khi trời đã tối!
Tất nhiên là tôi tin ở lời nói của anh ta, và tôi cũng tin chắc là nếu biết tất cả những gì tôi đã biết, anh ta sẽ có một giọng diễn cảm hơn thế nhiều.
Dù thế nào thì bây giờ tôi cũng chắc chắn được một điều: tất cả các thùng hàng được chuyển từ Varna đến Whitby bằng tàu Demeter rồi được chuyển tới nhà thờ riêng Carfax. Cả thảy là năm chục thùng, và sau khi đọc nhật ký của bác sĩ Seward, tôi e từ đó tới nay, ít nhất cùng phải có vài thùng được sử dụng rồi.
Tôi sẽ cố gắng tìm lại người tài xế xe tải từng đánh nhau với Renũeld lúc chở hàng ở Carfax. Theo dấu vết này, biết đâu chúng tôi chẳng tìm ra một cái gì đó không đến nỗi tồi?
Lát sau
Tôi và Mina đã làm việc suốt cả ngày, vì vậy mọi loại tài liệu bây giờ đều đã được sắp xếp đâu ra đấy.
Nhật ký của Mina Harker
Ngày 30 tháng 9
Tôi cảm thấy vui đến nỗi tạm thời có thể mãn nguyện với chính mình. Có lẽ đó là phản ứng bình thường đối với một sự lo lắng cực độ luôn thường trực trong tôi: lúc nào tôi cũng sợ khi bị nhắc lại vết thương lòng, Jonathan sẽ lại lên cơn vật vã. Lúc chuẩn bị đi Whitby, trông anh có vẻ đã hoàn toàn làm chủ được bản thân, nhưng không vì thế mà tôi không muốn chết vì lo. Ơn Chúa! Mọi nỗ lực và công việc của anh đều được thực hiện ổn thỏa với sự giúp đỡ nhiệt tình của những người anh cần gặp. Chưa bao giờ tôi thấy anh khỏe khoắn, nghị lực và quyết tâm đi đến tận cùng của sự việc đến thế. Vị giáo sư già tất bụng Van Helsing đã nói đúng: Jonathan quả là một người thật dũng cảm, càng gặp khó khăn trở ngại, anh càng hăng hái đương đầu với thử thách. Lúc anh trở về, tôi thấy anh có vẻ tràn trề hy vọng và thể hiện rõ quyết tâm hơn. Anh giúp tôi hoàn thành nốt việc sắp xếp tài liệu mà anh vừa thu được theo trình tự thời gian. Bây giờ, tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Trong lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm và phấn khích hơn trước nhiều. Thú thực là lúc đầu, tôi cũng tự hỏi rằng xét cho cùng, có cần thiết phải thương hại một tạo hóa bị săn đuổi như lão bá tước hay không. Bởi cái tạo hóa này chẳng có chút gì được gọi là nhân tính cả, nhưng lão cũng đâu cớ giống một con vật. Tuy nhiên, hễ cứ nhớ đến cái chết của Lucy và những sự kiện diễn ra sau đó là tôi lại thấy điên tiết lên?
* * * * *
Một lúc sau
Huân tước Godalming và Moriss đến sớm hơn so với mong đợi của chúng tôi. Bác sĩ Seward phải dẫn Jonathan đi thăm mấy người bệnh, nên tôi là người trực tiếp đón tiếp họ. Thú thực, tôi cảm thấy hơi khó khăn trong chuyện này, bởi nhìn thấy họ, tôi lại chợt nhớ đến những niềm hy vọng của Lucy cách đây ít tháng! Vâng, Lucy đã không ít lần nói chuyện với tôi về họ và tôi còn nhớ hình như cũng đã có lần Van Helsing “đọc diễn văn” ca ngợi Quincey Moriss rồi thì phải. Thật là những chàng trai tội nghiệp! Họ đâu có hiểu tôi là người đã biết rõ chuyện từng người hỏi cưới Lucy! Hình như họ vẫn tưởng tôi chưa biết gì về những tình cảnh thảm thương xảy ra với cái chết của cô thì phải, bởi trước mặt tôi, họ chỉ toàn nói chuyện về thời tiết và những chuyện hươu vượn khác. Bởi vậy, tôi phải nói rõ tình hình hiện tại cho họ nghe.
Qua nhật ký của Seward, tôi biết họ cũng có mặt trong cái chất - ý tôi muốn nói là cái chết thật sự - của Lucy, vì thế nên chẳng còn gì phải giữ bí mật ở đây cả. Tôi nói để họ biết rằng hai vợ chồng tơi đã đọc tất cả các tài liệu có trong tay rồi đánh máy lại hết theo một trình tự thời gian. Và tôi đưa cho mỗi người một bản sao để họ ngồi đọc trong thư viện. Huân tước Godalming hỏi tôi :
- Thưa bà Harker, có phải bà là người đã đánh máy toàn bộ số tài liệu này không?
Thấy tôi gật đầu, anh hỏi tiếp :
- Tôi chưa rõ lắm mục đích việc làm của mọi người, nhưng tôi thấy các bạn đều rất tất với tôi, rất tận tâm vì tôi. Sự nhiệt tình của mọi người ft đầu đến giờ dường như đã mang lại nhiều kết quả. Bây giờ, tất cả những gì tôi có thể làm là tin tưởng và đáp lại sự giúp đỡ của mọi người. Tôi thừa nhận các sự việc và biết rằng mọi người cũng rất yêu thương Lucy...
Anh bỗng gục đầu xuống, hai tay ôm mặt, giọng thổn thức trong những tiếng nấc. Moriss đặt tay lên vai anh một lúc, như một cử chỉ an ủi người bạn đang tủi thân, rồi lặng lẽ bước ra ngoài. Chắc là trong tính cách bản năng của phụ nữ chúng tôi phải có một cái gì đó mới khiến một người đàn ông dễ dàng bày tỏ cảm xúc và nỗi lòng đau đớn của mình như vậy mà không hề sợ mất thể diện.
Thấy chỉ còn hai người trong phòng, anh đổ vật người xuống ghế trang kỷ và chẳng cần cố giấu đi nỗi đau trong lòng. Tôi đến bên cạnh và nắm chặt lấy bàn tay anh. Tôi hy vọng cử chỉ của mình sẽ không bị đánh giá là quá gần gũi đối với một người đàn ông khác. Và nếu sau này, khi có nhớ lại, anh cũng sẽ không bao giờ nghĩ về tôi như vậy. Nhưng có lẽ tôi đã hơi lo xa, bởi tôi biết anh là một người lịch lãm, quý tộc, sẽ chẳng bao giờ anh nghĩ như vậy trong đầu.
- Tôi cũng rất thương Lucy, - Tôi tâm sự - và tôi cũng rất hiểu tình cảm cô ấy dành cho ngài cũng như những gì ngài đã dành cho cô ấy. Tôi và cô ấy vẫn coi nhau như hai chị em. Bây giờ cô ấy không còn nữa, vậy ngài có thể coi tôi như một người em gái được không? Tôi biết ngài vừa trải qua hai nỗi bất hạnh lớn trong đời, nếu như tình cảm chân tình của tôi có thể làm ngài nguôi ngoai đi phần nào nỗi buồn trong lòng, thì xin ngài hãy cho phép tôi được giúp ngài...
Chàng trai tội nghiệp bỗng khóc nấc lên, nướe mắt lăn dài trên gò má. Thương anh quá mà chẳng biết làm sao? Trong lúc xúc động, anh đã ngả đầu vào vai tôi mà nức nở như một đứa trẻ.
Cũng như những người phụ nữ khác, bản năng của một người mẹ chợt thức dậy trong tôi khi gặp một người cần sự che chở và niềm an ủi. Tôi cảm thấy chàng trai đang gục đầu thổn thức trên vai tôi giống như một đứa con bé bỏng mà sẽ có ngày tôi được bế trong vòng tay. Tôi vuốt mái tóc của anh như mái tóc của một đứa con trai.
Cuối cùng, khi đã trấn tĩnh trở lại, anh từ từ ngẩng mặt lên và thú nhận rằng bấy lâu nay, anh chưa có dịp nào tâm sự cùng ai về sự chán chường và tuyệt vọng trong lòng mình. Anh không còn cảm thấy hứng thú khi giao thiệp với những người con gái khác và hơn nữa, anh không thể nói chuyện thân tình được với bất cứ một cô gái nào sau những tình cảnh trớ trêu vừa qua.
- Tôi biết tôi phải chịu đựng đến mức nào, - Anh vừa nói vừa lau nước mắt - nhưng việc bà làm hôm nay vì tôi thật sâu nặng đến mức ngay bây giờ tôi chưa thể hiểu hết giá trị của nó, và sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được điều đó. Nhưng tôi có thể hiểu là tới một ngày nào đó, khi tôi đã thấm thía hoàn toàn việc làm của bà, thì xin bà cứ tin rằng sự biết ơn của tôi đối với bà sẽ còn sâu sắc hơn rất nhiều. Kể từ ngày hôm nay, để tưởng nhớ đến Lucy, tôi xin được coi bà như một người em gái.
- Vâng, để tưởng nhớ tới Lucy của chúng ta. - Tôi đáp lại và siết chặt bàn tay anh.
- Và cũng vì những gì thuộc về con người bà nữa chứ, - Anh nói tiếp - bởi nếu bao giờ cớ ai đó xứng đáng dành được lòng biết ơn và sự trân trọng của một người đàn ông, thì bà chính là người đã dành được trọn vẹn lòng tôi. Nếu sau này, khi nào cần tới sự giúp đỡ tận tình của một người bạn chân thành, thì xin bà hay nghĩ tới tôi. Chúa sẽ không bao giờ để bà phải trải qua những ngày đen tối nữa? Nhưng nếu điều đó vẫn cứ xảy ra thì xin bà hãy cho tôi biết ngay!
Tôi hoàn toàn cảm nhận được tâm trạng và sự nghiêm túc trong giọng nói của anh, và có lẽ lời hứa của tôi sẽ phần nào an ủi được anh.
- Vâng, tôi xin hứa như vậy!
Ngoài hành lang, Moriss đang đứng trầm ngâm trước ô cửa sổ. Vừa nghe thấy tiếng bước chân tôi, anh quay sang hỏi luôn :
- Arthur thế nào rồi?
Thấy hai mắt tôi đỏ hoe, anh đỡ lời ngay :
- A! Tôi biết thế nào bà cũng tìm cách an ủi anh ấy mà. Tội nghiệp anh chàng, anh ấy rất cần được an ủi? Chỉ có phụ nữ mới làm nguôi ngoai được nỗi lòng của một người đàn ông, và cử chỉ dịu dàng của người phụ nữ mới...
Tuy nhiên, ngay cả Moriss cũng không phải là người có thế dễ dàng vượt qua được nỗi đau trong lòng nếu không có sự can đảm và bản lĩnh của một người đàn ông cương nghị. Khi nhận thấy trên tay anh là một xấp giấy đánh máy, tôi chợt hiểu anh đã đọc những gì tôi đưa và biết tôi là người đã rõ mọi chuyện.
- Tôi rất muốn an ủi tất cả những ai có nỗi đau trong lòng? - Tôi nói. - Hãy cho phép tôi được là một người bạn, một người bạn mà ông có thể tìm gặp bất cứ lúc nào cần có sự giúp đỡ. Sau này ông sẽ hiểu tại sao tôi lại nói với ông như vậy.
Moriss nghiêng mình hôn lên bàn tay tôi. Thực tình mà nói, tôi vẫn cảm thấy mình quá nhỏ bé và yếu đuối để có thể giúp đỡ một chàng trai hào hiệp à vô tư này! Tôi không biết phải làm thế nào để bày tỏ tình cảm trân trọng của mình đối với anh. Những giọt nước mắt chứa đầy nỗi niềm chợt lăn dài trên gò má chàng trai đáng thương, khiến anh không thể nói thêm được điều gì. Phải một lúc sau, anh mới bình tĩnh lại và bảo tôi :
- Cô bé à, sẽ không bao giờ em phải lấy làm tiếc vì đã bày tỏ tấm lòng c.ủa mình đối với tôi đâu, không bao giờ?...
Rồi anh lặng lẽ quay vào phòng với người bạn của mình.
“Cô bé...” Đúng là những lời nói mang nặng ân tình mà anh đã từng dùng để nói với Lucy, nhưng rõ ràng anh cũng đáng là một người bạn thân lắm chứ!
Xem tiếp chương 18