Lúc nầy nghe người ta nói rất nhiều về sự luyện tập Dô Ga (Yoga). Yoga là gì ? Sự ích lợi của nó ra sao ? Thử hỏi có thể giải cho ai nấy biết chăng ?
Ðiều nầy rất khó. Trước nhứt chúng ta không có tiếng để dịch cho đúng ý nghĩa những danh từ Phạn ngữ dùng trong khoa Yoga và dầu đã có luyện tập rồi đi nữa cũng không thế nào giải ra cho ai nấy đều hiểu.
Cũng như món ăn, muốn biết mùi vị nó thì phải ăn, chớ làm sao diễn tả cho đúng sự thật được.
Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chớ không dám hứa hẹn chi cả.
CỘI RỄ CỦA CHỮ YOGA
Yoga là một danh từ Phạn ngữ thường dùng với ý nghĩa Hiệp nhứt. Hiệp nhứt đây là hiệp nhứt với Ðức Thượng Ðế (Union à Dieu).
Các nhà văn phạm Aán nói rằng : Yoga do chữ Yug mà ra. Yug nghĩa là Hiệp lại; người ta thêm tiếp vĩ ngữ (suffixe) Ghan vào chữ Yug. Ghan có nghĩa là hoàn tất. (Ðối chiếu : hai chữ La tinh (Latin) Jugam và Jungere cũng do một gốc Phạn ngữ mà ra ).
Jugum sanh ra chữ Joug (cái ách) tiếng Pháp, còn Jungere sanh ra chữ Joindre (nối lại).
Người ta nói Yoga hiệp nhứt Con người với Thượng Ðế cũng như cái ách (Joug) nối liền đầu hai con bò với cái gọng xe.
ÐỊNH NGHĨA YOGA
Yoga có nhiều nghĩa :
1- Theo phái Védanta, Yoga là sự thực hiện hoàn toàn.
2- Yoga là sự phối hợp Tiểu Ngã với Ðại Ngã (Jajnavalkya).
3- Cái chi hiệp lại là Yoga.
Yoga là kẻ bảo tồn Pháp Luật Trường Tồn Bất Diệt.
Yoga là kẻ bảo tồn sự hiểu biết (Kalyâna Yoga Anka).
4- Yoga là sự đình chỉ những biến đổi của cái Trí. (Les Aphorismes de Patanjali , Cách ngôn Patanjali),
Quyển Les Aphorismes de Patanjali được coi như quyển sách giáo khoa về Yoga bên Ấn Ðộ. Có chỗ để là Les Sutras de Patanjali dịch là Pháp bổn Patanjali .
Câu : “Sự đình chỉ những biến đổi của cái Trí” có nghĩa là : Phải làm thế nào cho cái Trí đi tới trạng thái chói sáng như thủy tinh, giống như một cái hồ phẳng lặng mà nước hết sức trong trẻo và tinh khiết.
5- a/- Yoga là sự áp dụng vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân, những định luật chi phối sự phát triển Tâm Thức.
b/- Yoga là Samadhi.
c/- Yoga là Khoa Học.
d/- Yoga là phương pháp làm cho sự phát triển bình thường của Tâm Thức trở nên nhanh chóng.
e/- Trong con người những thần lực nầy phát triển không ngừng và gây ra một áp lực càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ cho những chướng ngại bao bọc chúng. Cuối cùng chúng vượt qua khỏi loài người và tiến lên hàng Siêu Phàm. Sự diễn tiến chót nầy gọi là Yoga.
Năm định nghĩa chót nầy trích trong quyển Yoga nhập môn (Introduction au Yoga) của Ðức Bà A. Besant.
SỰ ÍCH LỢI CỦA YOGA
Tại sao người ta học Yoga?
Aáy tại Yoga đem lại cho con người những sự ích lợi phi thường.
Nhờ Yoga con người mở mang Tâm Thức nhanh chóng, nó biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trước ngày giờ đã định cho nhơn loại trong Vũ trụ nầy.
Vì thế nên người biết Ðạo đều lo luyện tập Yoga. Nhưng tôi xin nhấn mạnh chỗ nầy : Phải học với những vị Cao Ðồ của Chơn Sư hay là những nhà Huyền Bí Học lão luyện có nhiều kinh nghiệm mới khỏi bị tai hại, vì trong phương pháp tập luyện có nhiều sự nguy hiểm nếu làm sái cách.
Ðừng nghe theo những ông thầy tầm thường, coi theo sách mà không hiểu ý nghĩa sâu xa và bóng dáng của những câu kinh rồi thực hành e cho một ngày kia bị điên khùng không còn phương cứu chữa nữa.
Trong năm mươi năm nay tôi đã thấy nhiều trường hợp loạn thần kinh và chết chóc rồi.
NHỮNG ÐIỂM CHÁNH TRONG QUYỂN YOGA NHẬP MÔN
CỦA ÐỨC BÀ A. BESAN
MỤC ÐÍCH SỰ SANH HÓA CỦA VŨ TRỤ.
Vũ trụ sanh ra đây với một mục đích mà thôi : ấy là để giúp cho Chơn Ngã tiến hóa.
BẢN NGÃ VÀ TÂM THỨC
Trong kinh sách đạo đức có hai danh từ khó giải thích cho rành rẽ được, ấy là Bản Ngã (Soi) và Tâm Thức (Conscience).
Nói cho đúng trong Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ có một Bản Ngã duy nhất mà thôi.
Bản Ngã đó là Ðức Thái Dương Thượng Ðế (Logos d’un sytème solaire).
Còn con người là một Ðiểm Linh Quang do Ngài sanh ra.
Muốn cho dễ hiểu xin gọi :
Ðức Thái Dương Thượng Ðế là Ðại Ngã, Ngài là ông Trời, Cha lành của chúng ta.
Còn một Ðiểm Linh Quang là Tiểu Ngã, Chơn Ngã hay là Chơn Thần.
TÂM THỨC LÀ GÌ ?
Nói đến Tâm Thức thì lại gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Thật ra ở vào trình độ thấp kém của chúng ta, chúng ta không hiểu Tâm Thức là gì cả.
Phải mở tới Huệ Nhãn mới thấy được Tâm Thức và mới thật biết nó.
Các vị Cao Ðồ Chơn Sư định nghĩa Tâm Thức như vầy :
Tâm Thức là sự biểu hiện của một đơn vị duy nhất mà đơn vị duy nhất nầy vừa là Sự Sống vừa là Sức Mạnh; vừa là Vật Chất vừa là Hình Dạng một lượt.
Vì thế người ta mới nói : Tâm Thức đồng nghĩa Sự Sống.
Không có Sự Sống nào mà không có Tâm Thức, và cũng không có Tâm Thức nào mà không có Sự Sống.
Dùng tư tưởng mà phân tích thì thấy Sự Sống là Tâm Thức quay vào trong, còn Tâm Thức quay ra ngoài là Sự Sống.
Thật là rắc rối, thật là cực kỳ khó khăn.
Ðiều cần thiết là ta nên biết : Tâm Thức là Chơn Ngã, là Sự Sống thì đủ.
BẢN NGÃ
SỰ LIÊN QUAN GIỮA TIỂU NGÃ VÀ ÐẠI NGÃ
TIỂU NGÃ VÀ ÐẠI NGÃ VẪN LÀ MỘT CHƠN NGÃ DUY NHẤT.
Tiểu Ngã trong con người và Ðại Ngã trong Vũ trụ vẫn là một. Dầu toàn thể khí lực biểu hiện trong Vũ trụ là thế nào chăng nữa, những khí lực đó vốn ở trong mình con người dưới trạng thái tiềm tàng, phôi thai.
Những Tiểu Ngã [1], Jivatmas, là những thành phần của Ðại Ngã, tức là Ðức Thái Dương Thượng Ðế. Bản tánh của Ðại Ngã là bản tánh của Tiểu Ngã.
Những Tiểu Ngã biểu lộ được những quyền năng của chúng trong vật chất chỉ khi nào chúng gặp những điều kiện thuận tiện, tức là những cơ hội tốt cho sự mở mang những quyền năng nầy.
Còn Ngài, Ðức Thái Dương Thượng Ðế, ở trong Vũ trụ nầy, Ngài không tiến hóa nữa.
Tuy nhiên, trong chốn không gian vô tận, Ngài vẫn có sự tiến hóa riêng biệt như những Ðức Thái Dương Thượng Ðế khác. Trong tương lai, Ngài sẽ sanh hóa một Thái Dương Hệ lớn hơn Thái Dương Hệ nầy.
Vì thế mà trong Vô Cực có không biết bao nhiêu Thái Dương Hệ, có cái lớn hơn cả chục lần, cả trăm lần, cả ngàn lần, cả triệu lần Thái Dương Hệ của chúng ta.
Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một hột cát trong Vô Cực.
Nếu quí huynh hiểu được Chơn Ngã ở trong đám vô số Phi Ngã thì Yoga không còn chi là khó khăn đối với quí huynh. Quí huynh sẽ thực hành Yoga một cách dễ dàng.
TẠI SAO ÐỨC THƯỢNG ÐẾ Ở TRÊN KHÔNG GIAN
NGOÀI XÁC THÂN TA MÀ CŨNG Ở TRONG LÒNG MÌNH
Mới nghe qua câu nầy thì thấy nó rất lạ tai và trái ngược nhau. Ðức Thượng Ðế đã ở trong không gian rồi thì làm sao ở trong mình ta được ? Mà sự thật vẫn thế.
Ấy tại Chơn Thần là con của Ngài, có đủ những quyền năng như Ngài và đồng bản tánh với Ngài.
Vì thế kinh sách Ðạo Ðức mới gọi con người là Tiểu Thiên Ðịa.
Bởi chưng Chơn Thần là Thượng Ðế ở trong mình ta, cho nên có sự liên quan mật thiết giữa Ðức Thượng Ðế ở bên ngoài và Ðức Thượng Ðế ở trong mình ta.
Tuy nhiên, lấy bằng cớ nào chứng chắc rằng có Ðức Thượng Ðế ở trong mình ta ?
Tư tưởng Ấn Ðộ cho rằng chỉ có một chứng minh chắc chắn sự hiện diện của Ðức Thượng Ðế bên ngoài là Chơn Ngã trong mình con người. Tìm được Chơn Ngã là biết được Ðức Thượng Ðế.
Người Ấn tìm Chơn Ngã bằng cách phá vỡ lần lần những bức màn bao phủ Tâm Thức. Cho tới một ngày kia anh tìm gặp Tâm Thức chỉ còn có một lớp vỏ bao quanh mình làm bằng chất khí của cõi Niết Bàn mà thôi. Tới chừng đó anh mới nói Ðức Thượng Ðế có thật.
Anh không chứng minh sự hiện diện của Ðức Thựong Ðế bằng những lý luận hay những suy luận như người Tây Phương vì Ðức Thượng Ðế cao hơn và ở ngoài những lý luận. Mặc dầu lý trí có thể dắt dẫn con người, song nó không chứng minh được “Quả thật có Thượng Ðế” .
Muốn hiểu Ngài thì phải đi vào chốn thâm sâu của Tâm Hồn mình.
Người Ấn dùng cách phủ nhận, anh nói : “Cái nầy không phải là Tâm Thức. Tôi không phải là cái nầy, nhưng cái nầy thuộc về tôi” . Anh loại ra lần lần hết cái nầy tới cái kia; các lớp vỏ đối với anh không phải là Chơn Ngã, không phải là Tâm Thức. Cuối cùng anh thoát ra ngoại giới và anh biết Vật chất khác hơn Tâm Thức.
Mục đích của Yoga là giúp con người tạo ra những sự liên lạc với Chơn Ngã, không phải trong sự chớp nhoáng của trực giác, nhưng mà một cách bền bĩ, thường trực không thể lay chuyển và không thể đổi dời vì bất biến.
TẠI SAO NGƯỜI ẤN TÌM CHƠN NGÃ ?
Bởi vì ngày sau Chơn Ngã tiến hóa tột bực cao và khai mở toàn vẹn những quyền năng siêu việt trong mình rồi Chơn Ngã sẽ làm một vị Thái DươngThượng Ðế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác như Thái Dương Hệ của chúng ta bây giờ vậy.
Kinh sách Aán cũng gọi Chơn Thần (Monade) hay Tiểu ngã là Atma hay Atman, còn Ðức Thượng Ðế là Paramatma hay là Paramatman; hoặc gọi Chơn Thần là Purusha thì Ðức Thượng Ðế là Purushottama theo phái Samkhya.
VỀ PHƯƠNG DIỆN YOGA THỰC HÀNH THÌ CON NGƯỜI LÀ NHỊ NGUYÊN
Thường thường muốn cho rành rẽ ta phân tách con người ra. Ta nói thật con người là Chơn Nhơn hay Chơn Ngã hoặc Linh Hồn (tùy ý). Con người có nhiều thể : Thân, Vía, Trí v. v. . , để sử dụng trong những cảnh giới mà nó phải trải qua.
Sự phân tách nầy rất đúng. Nhưng theo khoa Yoga thực hành thì con người là Nhị Nguyên : “Trí tuệ và Thể xác hay là một đơn vị Tâm Thức với những lớp vỏ”.
Ở đây Nhị Nguyên không phải là Ngã và Phi Ngã.
Trong Yoga, Ngã là Tâm Thức cộng thêm với Vật Chất mà nó không thể coi như là khác lạ hơn nó. Còn Phi Ngã chỉ là Vật Chất mà nó có thể bị dẹp qua một bên.
Nói rằng con người là Chơn Ngã hay là Tâm Thức thuần túy, là nói một cách trừu tượng mà thôi.
Thật sự, con người không phải là Chơn Ngã thuần túy hay là Tâm Thức thuần túy. Trong Vũ Trụ hữu hình mà ta đương sống đây luôn luôn chúng ta gặp Chơn Ngã với những lớp vỏ của nó, tức là những thể xác. Mấy thể xác nầy có cái rất tinh vi như Thượng Trí , Kim Thân, Tiên Thể.
Một đơn vị Tâm Thức không thể lìa khỏi Vật Chất, và Chơn Ngã hay là Chơn Thần Jivatma luôn luôn là một đơn vị Tâm Thức hiệp với Vật Chất.
Muốn trình bày rõ ràng hơn, Yoga phân biệt trong con người hai căn bản khác nhau : ấy là Prana và Pradhana.
Prana là Sự Sống và Pradhana là Vật Chất.
Prana không phải chỉ là sanh khí trong xác thân mà thôi, nó còn là toàn thể sanh lực trong Vũ Trụ, nói cách khác, nó là sự sanh tồn của Vũ Trụ Càn Khôn.
Thế nên Indra, Ðế Thích có nói : “Ta là Prana”.
Prana đây có nghĩa là toàn thể sanh lực mà trong Yoga coi nó như là Trí Tuệ.
Còn Pradhana đồng nghĩa với Vật Chất.
T Â M T H Ứ C
SỰ MỞ MANG TÂM THỨC
Muốn mở khai Tâm Thức thì phải hiểu những điều sau đây :
Sự cấu tạo Thái Dương Hệ và sự cấu tạo thân thể con người đều tuân theo những định luật chung như nhau.
Những định luật chi phối sự khai mở những quyền năng của Chơn Ngã trong Vũ Trụ, từ tinh vân đỏ rực cho đến Ðức Thượng Ðế vẫn lập lại in như vậy trong mình con người.
Nếu hiểu được những định luật nầy thì tự nhiên biết được những định luật kia .
CON NGƯỜI TĂNG TRƯỞNG CÁCH NÀO ?
Nhơn loại trên mặt địa cầu bây giờ đây đã trải qua một sự tiến hóa dài lâu ở ba Dãy Hành Tinh [2] trước từ lúc đầu thai vào loài Kim Thạch, rồi qua Thảo Mộc, Cầm Thú, cuối cùng mới tới Con Người hiện giờ.
Khi bắt đầu luyện tập Yoga thì con người nhờ trong mình có sẵn sức mạnh chứa trong quá trình tiến hóa nầy thúc đẩy nên tiến rất mau.
Những định luật của Yoga dùng là những định luật tiến hóa của Tâm Thức trong Vũ Trụ và những nguyên tắc chi phối sự mở mang Tâm Thức trong cuộc Ðại Tiến Hóa của nhơn loại cũng vẫn là những nguyên tắc mà người ta thấy trong Yoga và đem áp dụng có phương pháp trong sự khai mở nhanh chóng Tâm Thức của chúng ta.
|