Số thứ tự TIẾNG PHẠN TIẾNG VIỆT Ðức tánh cần thiết TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC
1 Kshipta tâm thức bay lượn
2 Mudha Lầm lẫn
3 Vikshipta Bền tâm lo nghĩ Viveka
Phân biện Sự hiểu biết
4 Ekagrata Mục đích duy nhất Vairagya
Ðoạn tuyệt Xả Sự hoạt động
5 Nirudha Tự chủ Shatsampatti
6 đức tánh thuộc về năng
lực trí thức
Ý chí
BỐN TRẠNG THÁI CỦA TRÍ TUỆ
Bây giờ xin nói về bốn trạng thái của Trí Tuệ :
1/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc thức gọi là Jagrat.
2/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc chiêm bao gọi là Svapna.
3/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc ngủ say gọi là Sushupti.
4/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc xuất thần gọi là Turiya.
- Jagrat là Tâm Thức của chúng ta dùng trong lúc thức đây (Conscience à l�état de veille).
- Svapna : Nếu Tâm Thức hoạt động trong cái Vía và ghi được những sự kinh nghiệm của nó trong óc xác thịt thì người ta gọi nó là Svapna, tức là trạng thái Tâm Thức trong lúc chiêm bao.
- Sushupti : Khi Tâm Thức hoạt động trong cái Trí thì nó không thể ghi được những sự kinh nghiệm trong khối óc xác thịt.
Trường hợp nầy là trạng thái Tâm Thức lúc con người ngủ say, ngủ mê mang. Người ta gọi nó là Sushupti.
- Turiya : Nếu Tâm Thức lìa khối óc xác thịt cho đến đỗi không có phương pháp ngoại giới nào kêu nó trở lại được, thì con người ở vào trạng thái xuất thần (Turiya).
Bốn trạng thái nầy đối chiếu với bốn cõi :
1- Jagrat đối chiếu với cõi Trần.
2- Svapna đối chiếu với cõi Trung Giới.
3- Sushupti đối chiếu với cõi Thượng Giới.
4- Turiya đối chiếu với cõi Bồ Ðề.
LÀM SAO PHÂN BIỆT BỐN TRẠNG THÁI NẦY ?
Chúng ta hãy quan sát Tâm Thức lúc con người còn thức đặng tìm hiểu bốn trạng thái đó.
Thí dụ ta lấy một cuốn sách ra đọc.
Mắt ta xem những hàng chữ - nó đối chiếu với Tâm Thức tại cõi Trần lúc ta còn thức đây.
Ấy là trạng thái Jagrat.
Nếu ta tìm hiểu ý nghĩa của câu văn thì ta vượt qua hình thức bên ngoài đặng tìm sự sống bên trong. Ta đi từ trạng thái Jagrat qua trạng thái Svapna.
Khi ta cho tâm trí ta tiếp xúc với tâm trí của tác giả thì ta qua trạng thái Sushupti. Tới chừng ta cho tâm trí ta nhập vô tâm trí của tác giả đặng hiểu câu văn như tác giả đã hiểu thì ta vào trạng thái xuất thần Turiya.
MỘT THÍ DỤ KHÁC NỮA.
Ta xem một cái đồng hồ.
Ta ở vào trạng thái Jagrat.
Ta nhắm mắt lại, tưởng tượng thấy hình dạng cái đồng hồ thì ta ở vào trạng thái Svapna.
Khi ta gợi hình ảnh của nhiều cái đồng hồ rồi đi tới một cái đồng hồ lý tưởng thì ta ở trong trạng thái Sushupti.
Cuối cùng ta đi tới quan niệm trừu tượng của thời gian thì ta ở vào trạng thái xuất thần Turiya.
Ðức Bà A. Besant đưa ra những thí dụ trên đây, song tôi thấy điều nầy còn khó với những bạn mới học Ðạo. Xin xem tấm bảng dưới đây :
BỐN TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC
TIẾNG PHẠN TIẾNG VIỆT THÍ DỤ ÐỐI VỚI TÂM THỨC
Jagrat Lúc thức (veille)
Tâm Thức hoạt động trong xác thân Ðọc một quyển sách Xem một cái đồng hồ
Svapna Lúc chiêm bao (rêve)
Tâm Thức hoạt động trong cái Hiểu nghĩa câu văn Nhắm mắt tưởng tượng thấy
một cái đồng hồ
Sushupti Ngủ say, Ngủ mê mang
(profond sommeil) Tiếp xúc với tâm trí
của tác giả Gợi một cái đồng hồ lý tưởng
Turiya
Xuất thần (trance)
Tâm Thức lìa khỏi khối óc Thâm nhập vô Tâm Trí
của tác giả Ði tới quan niệm trừu tượng
của thời gian
THAM THIỀN VÔ CHỦNG (KHÔNG HỘT GIỐNG)
(MÉDITATION SANS SEMENCE)
THAM THIỀN HỮU CHỦNG (CÓ HỘT GIỐNG)
(MÉDITATION AVEC SEMENCE)
1-THAM THIỀN VÔ CHỦNG.
Sao là Tham Thiền Vô Chủng (Không hột giống) ?
Nếu quí bạn có học thức, ưa lý luận, quí bạn suy nghĩ nhiều thì trong lúc quí bạn lo giải quyết một vấn đề thì quí bạn tham thiền vô chủng.
Các bạn học sanh, sanh viên, các nhà bác học, khoa học, y sĩ, dược sư, các nhà kỹ thuật, các nhà kỹ nghệ, v.v. . . . đều tham thiền vô chủng nhiều hay ít tùy theo cấp bực, mỗi người ở mỗi trình độ khác nhau.
2- THAM THIỀN HỮU CHỦNG
Khi mà sự tưởng tượng mạnh hơn lý luận thì hành giả có thể tham thiền hữu chủng. Anh tưởng tượng thấy anh quì dưới chơn Ðức Phật, Ðức Bồ Tát, Ðấng Christ, một vị Chơn Sư và tâm anh nhập vô tâm Ngài.
Có người say mê trong sự tham thiền nầy cả giờ, không còn biết gì tới ngoại giới cả.
Những người thuộc về hạng Thần bí, những người sùng Ðạo, phần đông tín đồ các tôn giáo đều tham thiền hữu chủng, mặc dầu có lẽ họ không biết chi về điều nầy.
NHỮNG CÂU CHƠN NGÔN (MANTRAM)
Ba thể của chúng ta thường dùng là : Thân, Vía, Trí làm bằng những nguyên tử mà mỗi thứ nguyên tử đều có cách rung động riêng biệt của nó.
Vì thế mà ba thể Thân, Vía, Trí của chúng ta không bao giờ yên tịnh, nhứt là cái Trí lao chao hơn hết.
Xin nhớ rằng sự rung động của ba Thể đều sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức. Mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Thể xác.
Nếu ngăn cản được sự rung động trong mỗi thể thì Tâm Thức được yên tịnh.
Có một phương pháp áp dụng trong trường hợp nầy là niệm những câu Chơn Ngôn
CHƠN NGÔN LÀ GÌ ?
Mỗi tiếng đều rung động mạnh hay yếu tùy theo thứ. Những vị có Huệ Nhãn biết được điều nầy nên lựa những tiếng nào rung động hết sức mạnh mẽ rồi ráp lại thành một câu và làm thế nào mà khi đọc đến thì âm thinh sanh ra một hiệu quả chắc chắn và nhứt định.
Câu nầy gọi là Chơn Ngôn, Thần Chú. Có câu đọc đến thì gió dông nổi dậy, sóng bủa ba đào, mưa tuôn xối xả, lửa dậy phừng phừng, khiến quỉ sai thần, thư trù, ếm đối, v.v. . .
Các nhà Huyền Bí Học đều biết mấy điều nầy là thật, song người ta thổi phồng nó lên cho nên có nhiều chuyện thành ra dị đoan, phi lý.
Có câu Chơn Ngôn niệm thường thì tâm trí lần lần trở nên yên tịnh và có những hiệu nghiệm khác nữa. Vì vậy mới có khoa Mantra Yoga.
Tỷ như câu nầy gọi là câu Thần chú Bát Nhã Ba la mật đa, niệm thường thì cái Trí và cái Vía bớt xao động lần lần :
Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha.
Tàu dịch nghĩa là :
Ði đi, đi qua bờ bên kia, qua tới bờ bên kia. Trí huệ đáo bỉ ngạn.
Câu Chơn Ngôn nước nào thì phải đọc theo tiếng nước đó và trúng giọng mới có hiệu nghiệm lẹ làng.
Dịch ra tiếng nước khác mất sự linh nghiệm. Cũng nên biết câu Chơn Ngôn dịch ra từ tiếng thì vô nghĩa.
Tỷ như câu : Om Mani ! Padmé hum !
Người bình thường đọc là : Aùn Ma ni Bát di Hồng .
Dịch ra là : Hột ngọc trong bông sen.
Om hay Aum là Thánh ngữ.
Mani là hột ngọc hay bửu châu.
Padmé là bông sen.
Có khi sau chữ Hum người ta thêm chữ Ri nữa.
Om Mani ! Padmé Hum Ri !
Nhưng tôi xin nói câu Chơn Ngôn nầy có sức mạnh phi thường. Nó tăng cường tánh tốt cũng như tánh xấu.
Sau cơn nóng giận hay dục tình sôi nổi thì đừng niệm, hai tánh nầy sẽ phá con người dữ dội.
Chỉ nên niệm khi tấm lòng thanh tịnh mà thôi.
Có những câu chú làm hại người dễ dàng, nhưng hãy nhớ rằng chúng là cây gươm hai lưỡi chém người mà cũng chém mình nữa, bởi vì Luật Nhân Quả không dung tha đâu, không trả kiếp nầy thì cũng kiếp sau.
Tôn giáo nào, như Ai Cập Giáo, Ba Tư Giáo, Aán Giáo, Bà La Môn Giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Lão Giáo, cũng đều có những câu Chơn Ngôn, song chúng thuộc về khoa Bí Truyền, cho nên ít ai biết.
H A I T H Ứ Ð Ạ I Ð Ị N H
TÂM THỨC CÓ THỂ HƯỚNG RA NGOÀI
HAY LÀ HƯỚNG VÔ TRONG
Có hai thứ Samadhi : Ðại Ðịnh.
Khi Tâm Thức hướng ra ngoài thì nó tên là Samprajnata Samadhi hay là Ðại Ðịnh có Tâm Thức (Samadhi avec conscience).
Một thứ hướng vô trong có tên là Asamprajnata Samadhi hay là Ðại Ðịnh không có Tâm Thức (Samadhi sans conscience).
1- ÐẠI ÐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI
Trong lúc ta thức đây, ta lo nghĩ những việc ở ngoài đời đặng giải quyết. Ta thấy những sự vật.
Tâm Thức ta hướng ra ngoài.
Nếu ý thức rằng những sự vật có ra đây là sự biểu hiện của những nguyên lý ở mấy cõi cao. Chúng là những hậu quả chớ chẳng phải là nguyên nhân.
Nếu ta vượt qua khỏi hình dạng thì sự sống sẽ hiện ra.
Chính là Darwin hướng Tâm Thức ra ngoài và lên cao nên mới tìm ra Luật Tiến Hóa
2- ÐẠI ÐỊNH HƯỚNG VÔ TRONG.
Khi Tâm Thức lìa ngoại cảnh, không còn chú ý tới những sự vật ở bên ngoài và tìm kiếm sự sống tạo ra chúng nó thì Tâm Thức hướng vô trong.
Trong lúc Thiền Ðịnh, ta loại trừ từ lớp vỏ, trước hết là Xác Thân, kế đó là cái Vía, rồi tới cái Trí, đặng tìm Chơn Nhơn, Chơn Ngã trong thâm tâm thì ta hướng Tâm Thức vô trong.
Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ làm đâu. Phải có một vị Ðạo Sư dạy phương pháp, dắt dẫn lần lần, ban đầu ra khỏi Xác Thân hoạt động trong cái Vía, rồi kế đó bỏ cái Vía, hoạt động trong cái Trí, v.v. . . .
Luôn luôn thuyết rất dễ hành rất khó. Phải có nhiều năm kinh nghiệm rồi mới giải thích rõ ràng được.
ÐÁM MÂY MÙ.
Sau khi suy nghĩ sâu xa về một vần đề nào rồi và không còn cái để tìm hiểu nữa thì hãy để cái Trí trống không.
Hãy kiên nhẫn và tiếp tục như thế, đừng ngã lòng.
Tới một ngày kia, hành giả sẽ cảm biết có một đám mây mù dày đặc bao phủ anh, anh biết anh không trơ trọi một mình nhưng anh không phân biệt được cái chi cả.
Tâm Thức anh bị treo lơ lửng giữa quãng trống không, tối tăm, mù mịt.
Nhưng hãy bình tĩnh, thản nhiên, đừng sợ cái chi cả. Hãy nói : “Tôi là Thượng Ðế” rồi chờ đợi.
Ðám mây sẽ tan lần lần, Tâm Thức anh mở rộng hơn trước. Anh thấy một cảnh giới cao siêu hiện ra, ban đầu lờ mờ, sau rõ ràng với tất cả sự huy hoàng của nó.
Phải tiếp tục sự kinh nghiệm nầy. Khi lên cõi Thượng Giới thì hành giả sẽ nghe được : “Tiếng nói Vô Thinh” .
Tiếng nói nầy hoặc là tiếng nói Chơn Nhơn hoặc là tiếng nói của Chơn Sư, tùy trường hợp.
Còn việc Tập Trung Tâm Thức trên cõi Bồ Ðề và cõi Niết Bàn vẫn còn xa vời với chúng ta, nên tôi không đề cập đến.
Ðám mây mù tiếng Phạn là Dharma Megha. Nó có nhiều nghĩa :
1. hoặc đám mây Chơn Lý.
2. hoặc đám mây Công Lý
3. hoặc đám mây Tôn Giáo
4. hoặc đám mây trong Thánh Ðiện Từ Bi
5. hoặc đám mây trên Núi . . . .
tùy theo đoạn văn.
Các bình luận gia không giải nghĩa nhiều về danh từ Dharma Megha. Họ chỉ nói tất cả những quả tốt gây ra trong quá khứ quần tụ trên đầu con người rồi ban rải ân huệ xuống như mưa.
Tưởng cũng nên biết rằng : trường hợp trên đây là Tâm Thức rút vào một thể tinh vi hơn Xác Thân.
Trong lúc Ðại Ðịnh hơi thở nhẹ như đường tơ rồi lần lần dứt hẳn. Hành giả không thở mà không chết. Hết Ðại Ðịnh thì thở lại như thường. Ðây là chuyện kỳ lạ mà có thật. Không thở mà vẫn sống, trái với Luật Vật lý Hồng trần.
Ở Aán Ðộ có những người Yogui Ðại Ðịnh rồi xuất thần, ngồi trơ trơ cả chục năm trời giữa chốn rừng sâu núi thẳm, không ăn uống mà không đau ốm, bệnh hoạn và vẫn sống như thường.
Ở tại cõi Trần có không biết bao nhiêu việc mà ta không biết; mà phần nhiều những việc ta biết ta cũng không tri ra được nguyên nhân.
CÁI TRÍ VÀ BẢN NGÃ
Có người nói :“Nếu cái Trí và mấy thể bị loại ra ngoài rồi thì còn lại cái chi?”
Patanjali trả lời : “Thì còn khán giả trong nguyên hình của nó” .
Khán giả đây là Bản Ngã.
Và Thông Thiên Học thì nói : “Còn Chơn Thần” .
Tới đây chấm dứt cuộc hành hương của nó. Aáy là điểm cao hơn hết mà nhơn loại đạt được. Nếu con người phát triển trọn vẹn những quyền năng của nó trong năm cõi từ cõi Hồng Trần cho đến cõi Niết Bàn xuyên qua ba cõi Trung Giới, Thượng Giới và Bồ Ðề thì con người thành một vị Siêu Phàm được năm lần Ðiểm Ðạo. Chơn Nhơn nhập làm một với Chơn Thần.
|