PHẦN THỨ HAI
BÁT BỘ THOÁT CHIẾN QUYỀN
(tức 24 thế căn bản của võ Bình Định)
CÁC THẾ TẤN, CHÂN QUYỀN
Thông thường các môn võ đứng đắn, như Thiếu Lâm Tung Sơn, Thái Cực Đạo, Không Thủ Đạo, vv… hễ võ sinh được nhận thì ngay từ phút đầu sẽ được học những thế tấn. Võ Việt Nam cũng không ngoài cách ấy, nhưng võ Việt Nam không chỉ đứng tấn một cách yên lặng bất động như một vài môn võ khác mà phải di chuyển theo những đồ hình định sẵn, để sau nầy ứng dụng vào thực tế chiến đấu. Cách di chuyển như vậy gọi là "Chân Quyền". Về phương diện nầy, mỗi võ sư chỉ dạy môn sinh của mình một cách khác nhau, tùy theo trình độ hiểu biết của vị ấy. Võ sinh Sa Long Cương khởi sự được học Bát Quái Thoát Chiến Quyền (nghĩa là tám bộ pháp di chuyển công thủ áp dụng trên tám thế tấn khác nhau, hoặc liên kết, hoặc biến đổi từ Lập tấn Bái tổ Trung bình, Đinh tấn, Chảo mã, Hổ tấn, Xà tấn, Tọa tấn, Độc cước tấn). Theo lời sư trưởng, thì đây là công trình do sư trưởng kết hợp. Võ sinh sau khi được phép bái sư, sư trưởng thắt đai lần đầu tiên và kế tiếp dạy cách Lập tấn, Bái tổ, tấn Trung bình, tấn Đinh vv… Ngày kế tiếp học Chân Quyền. Sau một tháng đến ba tháng tùy võ sinh có căn cơ hay không sẽ được học bài quyền, binh khí, vv…
Sau đây là THIỆU BÁT QUÁI THOÁT CHIẾN QUYỀN
Bộ 1 :
Trung bình tấn, Đinh tấn (tả, hữu)
Hổ lập bình dương
Bộ 2 :
Xà tự Hạc tấn
Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
Bộ 3 :
Mài thiền sư
Tả mã bộ, Hữu mã bộ, Hổ tấn
Bộ 4 :
Thần thông bửu bối, Sơn tự
Bộ 5 :
Gạt Âm Dương
Bộ 6 :
Thập tự
Bộ 7 :
Chảo mã chuyền
Xà tấn
Bộ 8 :
Độc hành thiên lý
|