Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo
Tấn pháp Vovinam-Việt Võ Đạo gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
Nguyên tắc: "Ngũ trực" (Năm cái thẳng) đuợc triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện
1. Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực.
2. Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí
3. Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ.
4. Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt.
5. Lưng thẳng (không cong, không uỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn.
Năm bộ Tấn chính
1. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân.
2. Đinh Tấn: có hai nghĩa:
a. Giống chữ Hán J (Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo)
b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang.
Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng.
3. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa.
4. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân.
5. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng.
Năm bộ đặc biệt
1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân)
2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật.
3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm.
4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té)
5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần).
Xác Định Vị Trí và Hướng Tấn
1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.
a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc
b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau
c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước
d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.
2. Huớng tấn: các loại tấn khác định huớng Phải - Trái, Thuận - Nghịch
a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải.
b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước.
c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau
Năm Bộ Tấn và Các Tấn Phụ
I. Bộ Bình Tấn:
1. Nghiêm Lễ tấn
2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông
3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp.
4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống)
5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất.
6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhung rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn).
|