3/ Kình và lực khác nhau ra sao ?
Phát kình hoặc phát lực là điều mà người học võ nào cũng thường được nghe. Nhưng phân biệt thế nào là kình, thế nào là lực thì không phải ai cũng làm được dễ dàng , đó là chưa kể nhiều người sẽ không phân biệt nổi.
Quan niệm truyền thống Thiếu lâm coi Kình và Lực là 2 dạng sức mạnh khác nhau với các điểm dị biệt như sau: Lực là hữu hình, khởi từ xương, truyền qua sống lưng vào vai mà phát ra. Kình là vô hình, khởi từ gân, truyền qua tứ chi mà phát ra. Lại có một phân biệt khác cho rằng Lực vốn sẵn có và hiển lộ nên mang tính trực và hư , vì vậy mới gọi Chân lực là Trực lực hoặc Hư lực . Riêng Kình là một dạng Lực thông qua rèn luyện mà đạt tới nên ẩn tàng, mang tính Hoành và Thực. ; Vì vậy , Kình còn gọi là Hoành lực hoặc Thực lực. Cần lưu ý về nghĩa các tiếng dùng ở đây. Hư, Thực không thể hiểu theo cách thông thường là Có, Không mà cần hiểu theo đặc tính gồm chứa ở trong. Hư lực là sức mạnh hiển lộ nên có tính Cương, còn Thực lực là sức mạnh ẩn tàng nên có tính Nhu . Vì vậy , mới nói Lực hữu hình , Kình vô hình, Lực tản mạn, Kình hội tụ, Lực trì trệ, Kình thông bén. Những cách diễn tả này chỉ nhằm cho thấy Lực không thể phát hết do bị cản ở lưng và vai cuối cùng ở chính mục tiêu va chạm. ngược lại, Kình dễ dàng thông suốt qua tay chân khi phát qua mục tiêu khi va chạm. Tuy vậy, cần nhớ là Kình cũng phân thành Cương Kình và Nhu Kình. Quan niệm truyền thống Thiếu lâm hình dung Cương kình như một mũi dao nhọn còn Nhu kình như một làn gió thoảng. Mũi dao có thể bị ngăn lại do một lẽ nào đó nhưng ngọn gió sẽ thổi qua tất cả.
Mấy phần sau này là lấy từ cuốn Võ thuật thần kỳ
4 . Tám thức trong chiến đấu
a) Kinh hoàng: Cùng địch thủ giao đấu, trước tiên phải áp đảo về mặt tinh thần. Hét lên làm địch khiếp hải, làm tán loạn ý chí của địch, khiến địch phải hoảng loạn. Tiếng hét đồng thời trấn tĩnh lại tinh thần cho ta, làm mạnh thêm ưu thế, giúp sức pháp kình tạo lực. Khi ta hét lên làm địch thủ phải hốt hoảng, động tác hóa ra chậm, nhân lúc ấy ta xông vào tấn công ồ ạt, địch thủ không kịp né tránh hoảng loạn tất phải bị bại trận. Cao thủ Lý Tiểu Long có tiếng hét giống mèo kêu nhưng đủ ma lực để khủng bố tinh thần của địch thủ. Đây là bằng chứng rõ ràng về sự hiệu nghiệm của tiếng hét vậy.
b) Mãnh liệt: Khi tấn công địch thủ phải dũng cảm xốc tới, liều chẳng tiếc mình, toàn thân nhất trí, nhanh mà có lực.
c) Lang độc: Đã giao đấu kịch liệt thế tất một bên thắng một bên thua, đã đến lúc đó thì không thể không lòng lang tay độc cho được, ta chẳng chế ngự địch tất địch chế ngự ta. Khi đối địch thì yêu cầu "Đương trường chẳng nhường bước, cất tay chẳng lưu tình."
d) Thần cấp: Phép giao đấu muốn có hiệu quả thì phải nhanh, thần tốc, lòng(tâm) linh tay hoạt, lấy nhàn đợi nhọc, lấy tĩnh chế động, lấy nghiêm đợi lơi lõng, lấy (nghiêm) chỉnh chống (bấn) loạn.
Sức mạnh thì phải mượn sức chế ngự, thế mạnh phải thừa thế đó trở về, địch mạnh tất theo mé bên mà vào, địch yếu tất theo trung tâm mà xốc tới
|