Xem bài viết đơn
  #5  
Old 05-04-2008, 03:52 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
5.Võ thuật và thư pháp:

Võ thuật và thư pháp là "dị khúc dồng công" (hai khúc khác nhau nhưng kết quả như nhau). Võ thuật lấy tấn công và phòng thủ làm nền tảng, nội ngoại hợp nhất, hình thần kiêm đủ, tiết tấu phân minh. Trong tập luyện bài quyền thì thể hiện sự phối hợp chặc chẽ giữa tay chân, hít thở, bộ pháp tấn pháp "động" thì mau lẹ có lực,"tĩnh" thì như bàn thạch, có nhu có cương, tinh khí thần hàm đủ.

Thư pháp thì yêu cầu đưa bút có chổ nặng chổ nhẹ, nâng đè, ngút ngoặt có tiết tấu và ngữ luật như âm nhạc. Ðiểm đưa nét bút có nặng có nhẹ, đậm, nhạt, mà phải có biến hóa. Hạ bút, thu bút tròn đầy và chu đáo khiến cho nét điểm đưa có thế khí, có sức sống và có cốt lực.

Thư pháp coi trọng "nhập mục tam phân" tức là "cốt, cân, huyết, nhục" (xương, gân, máu, thịt). Võ thuật thì cũng thế, vô cùng chú trọng đến cốt pháp, ngay thẳng cường tráng, chặt chẽ hùng vĩ.

Võ thuật coi trọng thân ngay bộ vững, thức chính chiêu tròn, mỗi mỗi động tác phải chuẩn xác, lượng điệu tề chỉnh. Thư pháp coi trọng "anh tôi quay ngó", ngầm ngó nhình nhau, có nặng có nhẹ, có cứng có mềm, có ẩn có lộ, có hư có thực, có thẳng có nghiêng, có dài có ngắn, có che có mở.

Thư pháp có các kiểu chữ: chân, hành, thảo, lệ, triện. Võ thuật có đao, thương, kiếm, côn, quyền. Tập võ và viết chữ đều chú trọng đến tác dụng của cổ tay. Tập võ mà bả vai chẳng lỏng thì lực không thể thấu đến khuỷu tay, khuỷu tay không xuôi thì lực không thể đạt tới ngón tay. Kình lực có phát ra được đầu ngón tay mới mong tới được thân hình kẻ địch. Cầm bút viết chữ phải chú trọng đến cổ tay, nâng khuỷu tay, có thế ngón tay mới có thể linh hoạt được nét bút trơn tròn tự nhiên, nặng nhẹ, nhanh chậm, tâm ứng ở tay. Trước khi viết chữ phải ngưng thần tĩnh ý, trầm khí xuống đang điền. Khi viết thì ý ở trước bút, nét ở trong lòng, một nét là thành khí mạch liền nhau.

Trong võ thuật trước khi xuất quyền thì cũng phải có khí trầm đan điền. Tĩnh tâm dùng ý, ý dẫn khí, khí dẫn lực, ý đến đâu kình lực đến đó, đường quyền liên miên bất tuyệt như gió thổi hoa bay, như hạc trắng vẫy cánh, như bươm bướm vờn hoa, như rồng xanh vượt biển v.v...

Tóm lại thư pháp và võ thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống, soi rọi lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Võ thuật giúp thư pháp tăng cường ý cảnh khí thế, ý vị tiết tấu, mỹ cảm và công lực của thư pháp. Ðồng thời thông qua thưởng thức nghiên cứu, học tập thư pháp dẫn tới sự liên tưởng phong phú giúp nâng cao ý sáng tạo trong diễn luyện kỹ xảo và nghệ thuật biểu diễn bài bản của võ thuật.
6. Võ thuật và binh pháp:

Trong quá trình phát triển của võ thuật, từ các đòn thế cơ bản để tự vệ đấu tranh sinh tồn của con người như chụp, vồ, quăng, quật, tóm, bắt, phát triển dần thành các kỹ thuật đơn đấu, đa đấu rồi hổn đấu. Từ cách dùng kỹ thuật cá nhân để tranh thắng dẫn đến nhu cầu dùng chiến thuật chiến lược trong chiến tranh giữa các bộ lạc, thị tộc, vương quốc đã dẫn đến sự ra đời của binh pháp.

Các cuốn binh pháp nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay như Tôn Ngô Binh Pháp, Khương Thái Công Binh Pháp, Gia Cát Binh Pháp (Trung Quốc), Ngũ Ðại Kỳ Thư (Nhật), Binh Thư Yếu Lược,Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư, Hổ Trướng Khu Cơ (Việt Nam). Trong đó cuốn binh pháp của Tôn Tử từ trong kinh nghiệm của chiến tranh đã tổng kết ra được những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến có giá trị được các nhà võ thuật xưa nay xử dụng để phục vụ lại cho võ thuật như: "Tiên phát chế nhân", "Dương đông kích tây", "Ðả thảo kinh xà", "Dĩ tĩnh chế động", "Ðiệu hổ ly sơn", v.v...

Giả sử trong giao đấu võ thuật nếu đối phương đã biết ta quen dùng cước pháp tất sẽ phòng thủ trọng điểm vào đó. Khi bắt đầu giao đấu ta nên dùng chân tấn công liền liền để địch thủ càng tin chắc ta chỉ biết dùng đòn chân mà sơ hở phòng thủ phần thân trên của ta, lúc đó ta dùng đòn chân để tung hư chiêu rồi bất thình lình áp sát ra đòn tay liên hoàn để triệt hạ, đây là chiêu "Dương đông kích tây". Ðối với phòng thủ cũng vậy phải giả vờ làm theo ý đối phương để lộ sơ hở cho địch thủ tấn công, lợi dụng chiêu "muốn bắt phải thả" (Dục cầm cố tung), tranh thủ trong bảo vệ làm cho họ bất lợi hoặc sai lầm khi tấn công, như giả bộ hở vai lưng cho địch áp sát tấn công, lúc đó ta tung ra các đòn chỏ lật, chém ngược hay đá lái để triệt hạ. Tôn tử đã bảo "Binh giả, ngụy đạo giả" Việc Binh không ngại lừa dối đó là theo đạo lý trên vậy.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn