Thuần Chính Đệ Thất Thủ
ĐẢ CẨU DIỆU THỨC
1. DẪN NHẬP
Thủ thứ bảy của Thuần Chính Thập Nhị Thủ, nguyên có tên là Việt nữ phục hổ, như khi Trần Nguyên- Đán chép vào phần Vũ Kinh trong bộ Đông A Di Sự lại đổi tên là Đả cẩu diệu thức, nghĩa là phép đánh chó kỳ lạ.
Các chiêu có tên là:
Chiêu thứ 1, 2 : Tiên Nhân Đả Cẩu
Chiêu thứ 3, 4 : Tiểu Cẩu Quá Môn
Chiêu thứ 5, 6 : Cẩu Giảo Tiên Nhân
Chiêu thứ 7, 8 : Ác Cẩu Nan Độ
Chiêu thứ 9, 10 : Ngao Thạch Đảo Địa
Chiêu thứ 11, 12 : Ác Cẩu Cùng Đồ
Khác với các Thủ trước, đối thủ chỉ nắm tay, túm ngực v.v... tức là đối thủ khinh thường, rất dễ chế ngự bằng phương pháp “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Nhưng đây đối thủ biết ta có võ, biết ta linh hoạt khó thắng, nên đã thẳng tay tấn công, nên cổ nhân đã gọi Thủ này là Phục hổ, Đả cẩu tức là phải đương đầu với sức mạnh thực sự, nghĩa là dùng sự tinh tế, nhu chế cương.
Trong 12 chiêu xử dụng để chế các loại quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo sau : Bình Bắc, Trấn Đông, Tiên Thiên, Hậu Thiên, Lưỡng Nghi dương, Lưỡng Nghi âm, và Thái Cực âm.
Các nguyên lý võ học áp dụng là :
Dĩ nhu chế cương,
Dĩ nhược thắng cường,
Động trung cầu tĩnh,
Tĩnh trung cầu động,
Tiên hạ thủ vi cường,
Tá lực đả lực,
Bát lượng bạt thiên cân.
Xử dụng các chiêu trong Thủ nầy cần phải tinh tế : Nhãn pháp, Thân pháp, và Thủ pháp đều quan trọng cả. Nếu nhãn pháp chậm, thân pháp không linh hoạt thì sự suy bại chỉ trong một chiêu.
Về tốc độ, cần trung bình, dũng lực. Sớm quá cũng bại, chậm quá thì nguy hiểm.
2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG
2.1. NỘI CÔNG ÁP DỤNG
Luyện hai thức nội công:
- Tá lực đả lực,
- Bát lượng bạt thiên cân.
2.2. KHÍ CÔNG ÁP DỤNG
Nguyên thủy, Khí-công của Thủ thứ bẩy này không rõ Công-chúa Thủy Tiên soạn thảo ra sao, nay thất truyền. Khi Công-chúa trao bản thảo nhờ bản sư là Tuệ Trung Bồ Tát (Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung), để Ngài chỉnh những sai lầm, ngài thấy rằng bất cứ người nào luyện 6 Thủ đầu thì ác tâm nảy sinh. Khi ác tâm nảy sinh, đức nhân mất đi, do vậy khi xuất trận sẽ không còn bình tĩnh nữa. Ngài đề ra một thức Thiền-công thay thế. Gồm ba phần:
THỨ NHẤT: Phải thuộc và hiểu thấu một trong ba đoạn kinh sau:
- Bát nhã ba la mật đa tâm kinh,
- Đoạn Bồ-tát Đại Huệ ca tụng Phật Thích Ca được chép trong kinh Lăng-già.
- Bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng.
THỨ NHÌ: Ngồi Bán-già, hoặc Kiết-già.
THỨ BA: Nhập tĩnh. (Xem phụ lục ở cuối bài này).
3. CÁC CHIÊU THỨC
3.1. CHIÊU THỨ NHẤT
TIÊN NHÂN ĐẢ CẨU, TẢ BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng gần ta, dùng đoản quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo, đao đánh Hậu Thiên vào tiền lộ ta.
GIẢI THOÁT
Áp dụng định lý căn bản Tiên hạ thủ vi cường, nghĩa là ra tay trước, khi đối thủ mới xuất chiêu được nữa chừng. Khi đối thủ dơ tay cao, tiến tới kiềm chế tức thời :
- Chân trái bước xéo đặt ngay sau chân phải đối thủ.
- Tay trái biến thành trảo chụp ngược vào cùi chỏ đối thủ, ngón cái ở mặt dương, 4 ngón ở mặt âm.
- Tay phải xuyên qua vai trái đối thủ chụp vào huyệt Kiên Tĩnh đối thủ.
- Tay trái đẩy mạnh về sau, tay phải bóp sâu vào huyệt Kiên Tĩnh kéo về trước.
- Đối thủ ngã.
PHẢN CÔNG
- Dùng chân phóng Hậu Thiên cước hoặc Tảo cước vào mặt đối thủ.
3.2. CHIÊU THỨ NHÌ
TIÊN NHÂN ĐẢ CẨU, HỮU BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng gần ta, dùng đoản quyền, chưởng, chỉ, câu, trảo, đao trái đánh Hậu Thiên vào tiền lộ ta.
GIẢI THOÁT
Định lý giống như chiêu thứ 1, đổi chân tay :
- Chân phải bước xéo đặt ngay sau chân trái đối thủ.
- Tay phải biến thành trảo chụp ngược vào cùi chỏ đối thủ, ngón cái ở mặt dương, 4 ngón ở mặt âm.
- Tay trái xuyên qua vai phải đối thủ chụp vào huyệt Kiên Tĩnh đối thủ, kéo về trước.
- Đối thủ ngã.
PHẢN CÔNG
- Như chiêu 1.
3.3. CHIÊU THỨ BA
TIỂU CẨU QUÁ MÔN, HỮU BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao trái đánh thế hư theo thức Trấn Đông hoặc Lưỡng Nghi dưong.
GIẢI THOÁT - PHẢN CÔNG
Vì đối thủ đánh hư, nên không có giải thoát, mà chỉ có phản công.
- Chờ đối thủ thu tay về, tiến một bước.
- Dùng tay phải gạt vào mặt âm tay trái đối thủ, trấn xuống đất.
- Tay trái xuyên qua nách trái dưới vòng lên trên chụp cánh tay đối thủ. Hai tay ép ngược chiều tay trái đối thủ thành góc 45 độ.
- Chân trái tiến lên một bước, người quay sang phải góc 90 độ.
- Tay trái chụp cườm tay phải ấn trở xuống.
- Cùi chỏ trái bật trở lên.
ĐỐI THỦ BỊ KHÓA CÙI CHỎ
PHẢN CÔNG
- Xoay mạnh hai tay trở ra, tay trái đối thủ trở thành phế tật.
3.4.CHIÊU THỨ TƯ
TIỂU CẨU QUÁ MÔN, HỮU BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao phải đánh thế hư theo thức Trấn Đông hoặc Lưỡng Nghi dương.
GIẢI THOÁT - PHẢN CÔNG
Vì đối thủ đánh hư, nên không có giải thoát, mà chỉ có phản công.
- Chờ đối thủ thu tay về, tiến một bước.
- Dùng tay trái gạt vào mặt âm tay phải đối thủ, trấn xuống đất.
- Tay phải xuyên qua nách phải dưới vòng lên trên chụp cánh tay đối thủ. Hai tay ép ngược chiều tay phải đối thủ thành góc 45 độ.
- Chân phải tiến lên một bước, người quay sang trái góc 90 độ.
- Tay phải chụp cườm tay trái ấn trở xuống.
- Cùi chỏ phải bật trở lên.
ĐỐI THỦ BỊ KHÓA CÙI CHỎ
PHẢN CÔNG
- Xoay mạnh hai tay trở ra, tay trái đối thủ trở thành phế tật.
3.5. CHIÊU THỨ NĂM
CẨU GIẢO TIÊN NHÂN, TẢ BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, dùng Bình Bắc quyền thế hùng, lực mạnh đánh vào tiền lộ phải ta.
GIẢI THOÁT
Áp dụng nguyên lý TÁ LỰC ĐẢ LỰC và BÁT LẠNG BẠT THIÊN CÂN khóa tay đối thủ.
- Khi đối thủ tiến thẳng đánh, chân phải lùi một bước để giảm bớt sức dũng mãnh của địch, nghiêng người về trái để tránh mục tiêu.
- Tay phải từ trong lòng xuyên lên chụp vào Lực Vỹ, theo cùng chiều tay phải đối thủ.
- Thân hình quay sang phải 90 độ, mượn sức đánh hụt của đối thủ, tay phải đẩy mạnh tay đối thủ.
- Tay trái vòng qua vai, kẹp tay đối thủ vào nách trái, bàn tay trái chụp vào bắp tay đối thủ.
ĐỒI THỦ BỊ KHÓA TAY
PHẢN CÔNG
- Bẻ mạnh hay ta ta, đối thủ đau chúi đầu về trước, tay phải buông tay phải đối thủ ra, túm tóc đối thủ trấn xuống đất. Chân phải lên đầu gối vào mặt đối thủ. Chân trái đá Hậu Thiên cước vào sườn đối thủ.
3.6. CHIÊU THỨ SÁU
CẨU GIẢO TIÊN NHÂN, TẢ BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt, dùng Bình Bắc quyền trái đánh vào tiền lộ trái ta.
GIẢI THOÁT
Nguyên lý như trên.
- Khi đối thủ tiến thẳng đánh, chân trái lùi một bước để giảm bớt sức dũng mãnh của địch, nghiêng người về phải để tránh mục tiêu.
- Tay trái từ trong lòng xuyên lên chụp vào Lực Vỹ, theo cùng chiều tay trái đối thủ.
- Thân hình quay sang trái 90 độ, mượn sức đánh hụt của đối thủ, tay trái đẩy mạnh tay đối thủ.
- Tay phải vòng qua vai, kẹp tay đối thủ vào nách phải, bàn tay phải chụp vào bắp tay đối thủ.
ĐỒI THỦ BỊ KHÓA TAY
PHẢN CÔNG
- Bẻ mạnh hay ta ta, đối thủ đau chúi đầu về trước, tay trái buông tay trái đối thủ ra, túm tóc đối thủ trấn xuống đất. Chân trái lên đầu gối vào mặt đối thủ. Chân phải đá Hậu Thiên cước vào sườn đối thủ.
3.7. CHIÊU THỨ BẢY
ÁC CẨU NAN ĐỘ, TẢ BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ dùng Bình Bắc quyền đánh trực diện vào bên trái ta.
GIẢI THOÁT
Vận dụng thoái pháp ảo diệu, lấy nhu chế cương, lợi dụng đối thủ mật trọng tâm đánh ngã. Khi đối thủ phóng trực quyền tới :
- Xoay người về phải để tránh lực đối thủ.
- Thuận theo thế đối thủ phóng chưởng trái vào quyền đối thủ gạt ngang. Đồng thời chân trái đạp vào đầu gối trái đối thủ để giữ thăng bằng.
- Đối thủ đánh không trúng, chân phải không tiến lên tập kích được, tay phải đối thủ định thu về. Đợi khi đối thủ thu về, đạp chân trái thực mạnh lên chân phải đối thủ. Tay phải chụp cổ tay phải đối thủ xoay một vòng, giật xuống đất theo chiều nghịch, về phía sau trái.
- Người quay sang trái 90 độ.
- Đối thủ té nhào về trước.
PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng hai tay bẻ tay đối thủ khóa theo chiều âm.
- Tay trái đè tay đối thủ, tay phải buông ra chém Hậu Thiên đao vào các huyệt Cưu Vỹ, Đản Trung, Thần Đường đối thủ.
3.8. CHIÊU THỨ TÁM
ÁC CẨU NAN ĐỘ, HỮU BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ dùng Bình Bắc quyền, trái, đánh trực diện vào bên phải ta.
GIẢI THOÁT
Nguyên lý như chiêu thứ bảy.
- Xoay người về trái để tránh lực đối thủ.
- Thuận theo thế đối thủ phóng chưởng phải vào quyền đối thủ gạt ngang. Đồng thời chân phải đạp vào đầu gối phải đối thủ để giữ thăng bằng.
- Đối thủ đánh không trúng, chân trái không tiến lên tập kích được, tay trái đối thủ định thu về. Đợi khi đối thủ thu về, đạp chân phải thực mạnh lên chân trái đối thủ. Tay trái chụp cổ tay trái đối thủ xoay một vòng, giật xuống đất theo chiều nghịch, về phía sau phải.
- Người quay sang phải 90 độ.
- Đối thủ té nhào về trước.
PHẢN CÔNG
- Khi đối thủ ngã, dùng hai tay bẻ tay đối thủ khóa theo chiều âm.
- Tay phải đè tay đối thủ, tay trái buông ra chém Hậu Thiên đao vào các huyệt Cưu Vỹ, Đản Trung, Thần Đường đối thủ.
3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
NGAO THẠCH ĐẢO ĐỊA, TẢ BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ dùng âm quyền phải đánh vào trước mặt ta theo thức Lưỡng Nghi dương, Thái Cực âm.
GIẢI THOÁT
- Thừa thế đánh của đối thủ, lùi ra sau một bước để tránh bớt thế mạnh.
- Đồng thời tay trái dùng cườm đánh vào cườm tay phải đối thủ, khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực.
- Đối thủ đánh không trúng, muốn thu tay về, ta dùng tay phải xòe thành trảo chụp ngay mặt dương cùi chỏ phải đối thủ.
- Tay trái gạt bàn tay phải đối thủ ra sau đối thủ. Tay phải kéo cùi chỏ.
- Đối thủ đau nghiêng thân về ta, đẩy tay phải đối thủ đến lưng. Tay phải buông cùi chỏ ra, chụp ngay cằm bên trái xoay về phải.
ĐỐI THỦ BỊ KHÓA TAY PHẢI VÀ CỔ
PHẢN CÔNG
- Chân trái lùi sau một bước.
- Chân phải tiến trước một bước, đặt sau hai chân đối thủ.
- Tay trái giật mạnh tay phải đối thủ lên cao. Tay phải đẩy cằm đối thủ về bên phải.
ĐỐI THỦ BỊ GẪY TAY PHẢI XƯƠNG CỔ BỊ TRẬT
3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
NGAO THẠCH ĐẢO ĐỊA, HỮU BIÊN
TƯ THỨC
Đối thủ dùng âm quyền trái đánh vào trước mặt ta theo thức Lưỡng Nghi dương, Thái Cực âm.
GIẢI THOÁT
- Thừa thế đánh của đối thủ, lùi ra sau một bước để tránh bớt thế mạnh.
- Đồng thời tay phải dùng cườm đánh vào cườm tay trái đối thủ, khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực.
- Đối thủ đánh không trúng, muốn thu tay về, ta dùng tay trái xòe thành trảo chụp ngay mặt dương cùi chỏ trái đối thủ.
- Tay phải gạt bàn tay trái đối thủ ra sau đối thủ. Tay trái kéo cùi chỏ.
- Đối thủ đau nghiêng thân về ta, đẩy tay trái đối thủ đến lưng. Tay trái buông cùi chỏ ra, chụp ngay cằm bên phải xoay về trái.
ĐỐI THỦ BỊ KHÓA TAY PHẢI VÀ CỔ.
PHẢN CÔNG
- Chân phải lùi sau một bước.
- Chân trái tiến trước một bước, đặt sau hai chân đối thủ.
- Tay phải giật mạnh tay trái đối thủ lên cao. Tay trái đẩy cằm đối thủ về bên trái.
ĐỐI THỦ BỊ GẪY TAY PHẢI XƯƠNG CỔ BỊ TRẬT.
3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT
ÁC CẨU CÙNG ĐỒ, TẢ TRẮC
TƯ THỨC
Đối thủ dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao, quyền dương đánh vào tiền lộ ta theo thức Thái Cực đương, Lưỡng Nghi dương, Bình Bắc, Tiên Thiên.
GIẢI THOÁT
- Khi tay đối thủ sát người ta, nghiêng người về sau tránh né. Khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực, hai tay chụp vào lưng bàn tay đối thủ. THUẬN THEO SỨC ĐỐI THỦ, MƯỢN SỨC ĐẨY TRỞ LÊN.
- Hai tay nắm chặt bàn tay đối thủ, ấn chéo, vặn theo chiều thuận từ 90 độ đến 360 độ.
- Đối thủ bị đau cúi người về trước, cùi chỏ trái ta xuyên qua nách đối thủ, đè cánh tay đối thủ xuống.
- Hai tay bẻ bàn tay đối thủ theo chiều dương.
ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ CHẾ NGỰ
PHẢN CÔNG
a. Tay phải kéo cổ tay đối thủ lên, tay trái đè cánh tay đối thủ xuống, đầu gối phải trấn vào mặt đối thủ. Chân phải quét hai chân đối thủ về sau. Đối thủ ngã úp sấp xuống đất.
b. Tay phải kéo cổ tay đối thủ lên cao, nách trái đè cánh tay đối thủ xuống. Chân phải quét hai chân đối thủ về sau. Chân trái trấn lên vai phải đối thủ. Hai tay buông tay đối thủ ra. Đối thủ bị KHÓA TAY PHẢI BẰNG CHÂN.
3.12. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI
ÁC CẨU CÙNG ĐỒ, HỮU TRẮC
TƯ THỨC
Đối thủ dùng chưởng, chỉ, câu, trảo, đao, quyền âm đánh vào tiền lộ ta theo thức Thái Cực âm, Lưỡng Nghi âm, Bình Bắc, Tiên Thiên.
GIẢI THOÁT
- Khi tay đối thủ sát người ta, nghiêng người về sau tránh né. Khi đối thủ đánh đến Vỹ Lực, hai tay chụp vào lưng bàn tay đối thủ. THUẬN THEO SỨC ĐỐI THỦ, MƯỢN SỨC ĐẨY TRỞ LÊN.
- Hai tay nắm chặt bàn tay đối thủ, ấn chéo, vặn theo chiều thuận từ 90 độ đến 360 độ.
- Đối thủ bị đau cúi người về trước, cùi chỏ phải ta xuyên qua nách đối thủ, đè cánh tay đối thủ xuống.
- Hai tay bẻ bàn tay đối thủ theo chiều dương.
ĐỐI THỦ HOÀN TOÀN BỊ CHẾ NGỰ
PHẢN CÔNG
a. Tay trái kéo cổ tay đối thủ lên, tay phải đè cánh tay đối thủ xuống, đầu gối trái trấn vào mặt đối thủ. Chân trái quét hai chân đối thủ về sau. Đối thủ ngã úp sấp xuống đất.
b. Tay trái kéo cổ tay đối thủ lên cao, nách phải đè cánh tay đối thủ xuống. Chân trái quét hai chân đối thủ về sau. Chân phải trấn lên vai trái đối thủ. Hai tay buông tay đối thủ ra. Đối thủ bị KHÓA TAY PHẢI BẰNG CHÂN.
4. PHỤ LỤC THỦ THỨ BẨY:
Phương Pháp Nhập Tĩnh Của Hoa-Yên Tự
Như đã trình bày cuối thủ thứ sáu trong TCTNH lý do tôi không thể phổ biến một lúc những gì đã quên hết, bỏ hết mọi thú vui, để làm trong 45 năm liền. Tỷ như một câu " Nhập tĩnh " trên đây trong phần Khí-công của thủ thứ bẩy này, sơ lược cũng phải như giản nhược như sau :
Yếu chỉ nhập tĩnh, đôi khi còn gọi là giải trừ tạp niệm tức bỏ ra ngoài Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý. Tùy theo tình trạng trí tuệ, tình trạng cơ thể, tình trạng bệnh lý, người luyện có thể nhập tĩnh bằng cái ý niệm gợi ý sau đây:
4.1. CHUẨN BỊ
Để chuẩn bị cho việc nhập tĩnh, cần phải:
- Chọn nơi vắng vẻ, thoáng khí, không có tiếng động.
- Ăn vừa đủ no, đừng luyện trong lúc ăn no quá, hoặc đói quá, có thể gây trở ngại cho việc tập trung tinh thần.
- Mặc quần áo rộng, để khí luân lưu dễ dàng.
- Nhiệt độ nơi tập không nên nóng quá, không nên lạnh quá.
- Sau đó nhập tĩnh.
4.2. GIẢI TRỪ LỤC TẶC
TĨNH TRÍ (Vô ý)
Vô ý rất khó, phần Ý-thủ ( trụ tâm) chương sau sẽ giảng kỹ về pháp này. Tuy nhiên để chuẩn bị phải qua các giai đoạn:
- Khai thủy: chọn tư thức đứng? Nằm? Ngồi?
- Nhập tĩnh: ngừng hoạt động của chân, tay, đầu, thân mình.
- Điều tức: điều hòa hơi thở để đi tới thở bình thường.
- Ninh thần: ngừng suy nghĩ, buông lỏng tâm tư.
- Giáng khí: thổ khí từ từ, rồi hấp khí, khí trầm trung đơn điền.
- Giải trừ tạp niệm: bỏ ra ngoài Lục-tặc.
THÍNH NHI BẤT VĂN (Vô nhĩ)
Nghe mà không biết.
Khi nhập tĩnh luyện công, tập trung tư tưởng vào nơi ý tưởng, nhẹ nhàng ru hồn vào cõi tĩnh, lánh xa các tiếng động. Tai nghe tiếng động, nhưng không phân biệt đó là tiếng nhạc, tiếng xe hay tiếng ồn ào, không biệt đó là tiếng thanh hay trầm, lớn hay nhỏ.
THỊ NHI BẤT GIÁC (Vô nhãn)
Trông mà không thấy.
Nhập tĩnh luyện công, mắt nhìn bình thường về phía trước. Từ từ nhắm lại đến khi còn một vệt nhỏ, rồi nhắm hẳn, tinh thần nhập tĩnh, thì xóa bỏ tất cả hình ảnh trên võng mô còn lưu lại. Phải tập trung tư tưởng vào nơi ý thủ, để không thấy sự diễn biến sự vật dù là trước mặt hay là tưởng nhớ. Như vậy tư tưởng đi vào chỗ tĩnh được hai giác quan.
SÚC NHI BẤT CẢM (Vô thân)
Cảm giác vẫn còn mà không thấy nóng hay lạnh.
Luyện tĩnh công phải chọn nơi nhiệt khí vừa đủ, đừng nóng quá, đừng lạnh quá. Nhập tĩnh, ý thủ rồi lãng xa dần cảm giác xung quanh, nóng hay lạnh.
KHỨU NHI BẤT HƯƠNG (Vô tỵ)
Ngửi mà không thấy mùi.
Lúc nhập tĩnh đôi khi xung quanh có mùi hương. Ý thủ đưa tư tưởng xa mùi hương . Tư tưởng tập trung, mũi hít thở, mà không còn phân biệt mùi thơm, hắc, khó chịu là gì nữa.
VỊ NHI BẤT THỨC (Vô thiệt)
Nếm mà không biết vị.
Khi nhập tĩnh, ý thủ, tư tưởng tập trung dần dần không biết tình trạng trong miệng ra sao. Nhất là khi tập tĩnh công chữa bệnh, xóa bỏ mọi cảm giác khó chịu miệng đắng đi.
KẾT LUẬN
Nhập tĩnh tuy khó, nhưng nếu từ từ luyện, mỗi ngày một giờ thì chậm nhất là trong năm ngày sẽ thành công. Khi nhập tĩnh hoàn thành, không cần luyện gì thêm, cũng đưa đến kết quả:
- Trị bệnh tâm thần, khiến tâm thần thư thái (Détendu).
- Trị cáu giận (Nervositées).
- Trị thần tổn (asthénies pschysiques).
- Hạ huyết áp cao (Hypertension artérielle).
- Trị chứng mất ngủ (Insomnies).
Tuy nhiên, muốn hoàn toàn nhập tĩnh phải biết ý thủ hay còn gọi là trụ tâm.
4.3. NGHIÊN CỨU KINH BÁT NHÃ
Dưới đây chúng tôi xin dịch nguyên bản bài kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh, và "mạn phép" lạm bàn. Nếu có gì sai trái, là do ngộ tính của chúng tôi còn u mê, dốt nát, chứ không phải bản sư của chúng tôi dạy như vậy. Tôi xin tường thuật lại kỷ niệm hồi thơ ấu, khi được giảng bài kinh này.
Bấy giờ tôi vừa đầy sáu tuổi (bẩy tuổi ta), học chữ Nho đã xong bộ “Ấu học ngũ ngôn thi"; vì học sau, mà lại vượt lên trước các anh lớn hơn hàng chục tuổi, nên hơi có kiêu khí. Ông tôi biết thế, cho tôi quy y tam bảo. Sau khi quy y rồi, bản sư hỏi tôi:
- Con có biết tại sao, ngoại tổ là người sùng Nho, lại xin cho con được quy y không?
Tôi đáp không do dự:
- Vì ông muốn con được đức Phật phù hộ cho khỏi bị ma, quỷ hại.
- Con có thấy ma quỷ bao giờ chưa?
- Bạch, chưa ạ.
- Con thấy rồi, thấy nhiều rồi mà con không biết đấy thôi.
Nói rồi người chỉ vào tôi:
- Con xem người đi câu, muốn họ câu được cá, như thế là ác quỷ, sát quỷ nhập vào con. Con mới học được mấy chữ Nho, hơn các anh, đã có kiêu khí là quỷ trong tâm sinh ra...
Cứ thế người cử ra hàng trăm tỷ dụ. Tôi kinh hoàng hỏi:
- Như vậy, con quy y để nhờ sức Phật giúp con đuổi quỷ phải không?
- Không, Phật không giúp con đâu.
- Vậy sư phụ giúp con ư?
- Cũng không nốt.
- Vậy thì???
- Ma, quỷ trong tâm con nảy sinh, thì chỉ mình con mới xua đuổi chúng được. Bà dạy con bài kinh Bát-nhã, rồi chính con sẽ dùng kinh này đuổi quỷ. Phương pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh là sao cho ma, quỷ không hiện, chứ chẳng phải đuổi ma. Ma, quỷ trong tâm con đấy !
- Dạ thưa sư phụ, kinh này con thuộc rồi.
- Con đọc bà nghe nào?
Tôi ngồi ngay ngắn lại đọc thuộc làu như con vẹt. Sư phụ hỏi:
- Tại sao sắc lại là không? Không lại là sắc?
Tôi ngây người ra. Nhưng tôi được học lễ của Nho gia đã một năm, hơi biết tiến, lùi, vội cung tay:
- Con ngu tối, xin sư phụ thương xót dạy cho.
Thế rồi tôi được giảng bài kinh này.
|