Thuần Chính Đệ Thập Thủ
Ô NHA PHẠM CẢNH
1. DẪN NHẬP
Thủ thứ mười trong Thuần chính thập nhị thủ nguyên thủy có tên là Ô nha phạm cảnh. Khi chép vào Đông-a di sự, Thái-sư Trần Nguyên-Đán đổi là Phá cước diệu thức. Thủ có mười hai chiêu, bao gồm các chiêu phản công lại các cước pháp.
Chiêu nào cũng có chữ Ô hoặc Ô-nha. Ví đối thủ như con quạ dùng cước tấn công ta (Ô, Ô-nha là con quạ).
Phàm đối thủ dùng cước thì không bao giờ nên xử dụng tay để đỡ cả, rất nguy hiểm. Nhất là đối thủ lớn người hơn ta. Dùng tay đỡ có thể thắng được nếu đối thủ nhỏ người hơn, yếu hơn. Thuần chính thập nhị thủ là bộ nhu quyền dùng cho phái nữ và người già dùng để tự vệ. Nếu dùng tay đỡ là lấy cái sở đoản mà chống cái sở trường, không thể thắng được.
Nguyên lý võ học của thủ này là:
- Tá lực, đả lực.
Nghĩa là luôn luôn tránh lực đối thủ, rồi nhân đó mượn sức, đánh sức.
- Cải đoản vi cường.
Từ cái đoản của ta là yếu, nhưng đã làm cho đối thủ mất sở trường thì ta thành cường. Đối thủ thành đoản.
Thủ này cần biết rất kỹ về nguyên lý của Di hình ảo ảnh. Phải tập luyện thật kỹ. Nếu không, thì không thể nào xử dụng cho thuần thục được. Những phản thế phần đông rất nhanh nhẹn, cho nên cần luyện tập thực nhiều cho thực tinh luyện. Nếu không thì chính ta lâm vào nhược địa không còn gì nguy hại hơn nữa.
Những loại cước khó tập luyện nhưng xử dụng rất tinh diệu như Lục-hợp cước, Lưỡng-nghi, Thái-cực, Tứ-tượng âm đối với cương thì dễ thủ thắng. Song đối với Nhu-quyền rất dễ bị lạc bại.
Cái lẽ Dĩ nhu chế cương bây giờ mới thực sự là tuyệt diệu. Ở thủ này, đáng lẽ phải dẫn rất dài. Nhưng những thế phản công chỉ nói vắn tắt : phản công vào yếu lộ, hoặc khóa lại. Vì khi tập đến đây thì đã trải qua các thủ trước, các động tác từng nói rồi, nên không cần thiết viết lại.
2. NỘI CÔNG KHÍ CÔNG ÁP DỤNG
2.1. Nội công
- Luyện né, bắt Đao-quất,
- Luyện né, bắt tên.
- Luyện Di hình ảo ảnh công.
2.2. Khí công
Luyện vòng Đại Chu-thiên, dẫn khí thuận khởi từ Túc Khuyết Âm Can Kinh.
3. CHIÊU THỨC
3.1. CHIÊU THỨ NHẤT
Ô NHA BẮC PHI
TƯ THỨC
Đối thủ dùng Bình-bắc, Tiên-thiên cước tấn công vào tiền lộ ta.
GIẢI THOÁT
Bất cứ đối thủ xuất chiêu bằng chân phải hay chân trái, ngửa người về sau, hoặc lui lại một bước. Ngửa người về sau tránh cước đối thủ.
- Hai tay ôm như ôm vòng Thái-cực xuất từ bụng đỡ vào mặt âm cước đối thủ, mượn sức đối thủ đẩy trở lên.
- Tiến một bước về trước.
PHẢN CÔNG
- Dùng sức gạt sang phải hoặc sang trái (đối thủ đá chân nào thì gạt sang phía chân bên kia đối thủ.)
- Đối thủ ngã, khóa chân đối thủ lại.
3.2. CHIÊU THỨ NHÌ
Ô NHA ĐÔNG PHI
TƯ THỨC
Đối thủ xử dụng Bình-đông cước tấn công vào ta. Có nhiều tư thức khác nhau:
- Ta đứng cùng phương với đối thủ
- Ta đứng ngược phương với đối thủ.
- Ta đứng trắc phương với đối thủ.
GIẢI THOÁT
Bất cứ trường hợp nào, cũng áp dụng như sau:
- Nghiêng người ra sau để tránh chính lực.
- Khi đối thủ đánh tới vỹ-lực, thì hai tay xử dụng Lục-hợp chảo, chụp vào mặt âm cước đối thủ.
- Tiến lên một bước, đẩy chân đối thủ theo tư thức mượn sức đánh sức.
- Chân quét chân còn lại của đối thủ, đối thủ ngã.
PHẢN CÔNG
- Khóa chân đối thủ theo chiều âm. Đối thủ hoàn toàn bị kiềm chế. Dùng thủ pháp phản công lên các yếu lộ đối thủ.
3.3. CHIÊU THỨ BA
Ô NHA TÂY PHI
TƯ THỨC
Đối thủ xử dụng Bình-tây cước tấn công vào hông ta. Đối thủ xử dụng Bình-tây cước thì bao giờ cũng đứng đối diện ta, nhưng lệch sang một bên.
GIẢI THOÁT
- Ngửa người ra sau tránh cước lực đối thủ. Hai tay chụp cổ chân đối thủ.
- Tiến lên hai bước đẩy hai chân đối thủ thuận theo lực đối thủ.
- Quét chân còn lại của đối thủ. Đối thủ ngã.
PHẢN CÔNG
- Kháo chân đối thủ theo chiều âm.
- Dùng thủ pháp phản công vào yếu lộ trên người đối thủ.
3.4. CHIÊU THỨ TƯ
Ô NHA TÂY PHI
TƯ THỨC
Đối thủ xử dụng Bình-nam cước vào tiền lộ ta (chỉ khảo sát trường hợp đối thủ xử dụng chân phải mà thôi.)
GIẢI THOÁT
- Chân trái đứng vững, chân phải lùi sau chân trái một bước, người quay về phải 90 độ để tránh chính lực đối thủ.
- Hai tay biến thành trrảo để chụp cổ chân đối thủ kéo lên cao. Đồng thời chân trái làm câu giật chân trái đối thủ về sau. ĐỐI THỦ NGÃ ÚP SẤP.
PHẢN CÔNG
- Giật mạnh chân phải của đối thủ quật xuống đất một lần nữa. Hoặc chân trái nhảy qua lưng đối thủ người ngồi trên mông đối thủ, hai tay khóa ngược chân đối thủ theo chiều âm.
3.5.CHIÊU THỨ NĂM
Ô NHA THĂNG THIÊN
TƯ THỨC
Ta và đối thủ đứng đối diện. Khoảng cách xa hơn một sải tay. Đối thủ xử dụng Lục-hợp cước tấn công. Đối thủ biết xử dụng loại cước này, tất nhiên là người có căn bản võ công. H¨ơn nữa đối thủ còn có ác tâm muốn sát hại ta. Vì vậy phải cẩn thận.
Áp dụng định lý võ học:
- Tiên hạ thủ vi cường
- Tìm cái sống trong cái chết.
GIẢI THOÁT
Bất kỳ đối thủ ra cước bằng chân phải hay trái, đều xử dụng chân đứng xa ta, tức chân sau. Khi ra chiêu, người hơi nghiêng ra sau, đầu gối lên trước. Tiến sát tới đối thủ một bước. Khi bàn chân phải đối thủ tà tà đạp ra, nhoài người xéo về trước, hai tay chống xuống đất. Đối thủ đá trượt bị mất trọng tâm.
PHẢN CÔNG
- Chân phải làm câu, móc bắp chân trái đối thủ. Chân phải đạp vào hạ bộ. Đối thủ ngã.
- Hai tay chụp chân trái đối thủ. Chân trái điểm mạnh vài huyệt Trương-cường hoặc hạ bộ đối thủ.
- Ngồi dậy khóa chân đối thủ.
3.6. CHIÊU THỨ SÁU
Ô NHA HOÀNH THIÊN
TƯ THỨC
Ta và đối thủ đứng đối diện. Đối thủ dùng cước phải xử dụng tư thức Thái-cực dương, Lưỡng-nghi dương, Tứ-tượng dương tấn công vào hông trái ta.
GIẢI THOÁT
- Lùi một bước, nghiêng người ra sau, quay về phải 90 độ, tránh lực tuyến đối thủ.
- Khi lực tuyến đối thủ qua mặt chân phải bước về trước một bước, tay phải biến thành câu, móc lấy cổ chân đối thủ, khi đối thủ đá đến vỹ-lực, thì biến thành trảo vặn cổ chân đối thủ theo chiều thuận. Tay trái biến thành dao đâm vào huyệt Ủy-trung phải đối thủ.
- Đồng thời chân trái quét chân trái đối thủ. Đối thủ ngã úp sấp.
PHẢN CÔNG
- Bẻ chân đối thủ theo chiều âm, khóa lại.
3.7. CHIÊU THỨ BẨY
Ô NHA VIỄN DỰC
TƯ THỨC
Ta và đối thủ đứng đối diện. Chân phải đối thủ xử dụng Thái-cực âm, Lưỡng-nghi âm, Tứ-tượng âm đánh vào hông phải ta.
Đối thủ biết xử dụng loại cước này, tất là người có căn bản võ công. Nhưng loại cước này rất dễ phản công. Chỉ cần thật nhanh nhẹn là hoàn thành.
GIẢI THOÁT
- Chờ chân đối thủ quay được nửa vòng, quay lưng lại phía ta, toàn bộ mặt sau bị hở.
- Nhảy sát tới lưng đối thủ. Chân trái quết chân trái đối thủ về sau. Hai tay phóng Lục-hợp quyền vào hậu tâm đối thủ.
Đối thủ mất đà ngã úp sấp.
PHẢN CÔNG
Hai tay chụp cổ chân trái đối thủ khóa lại theo chiều âm.
3.8. CHIÊU THỨ TÁM
Ô NHA VIỄN PHI
TƯ THỨC
Ta đứng trắc diện với đối thủ. Bên phải quay vào đối thủ. Cước phải đối thủ xử dụng Thái-cực dương, Lưỡng-nghi dương, Tứ-tượng dương tấn công ta.
GIẢI THOÁT
- Áp dụng Di hình ảo ảnh pháp
- Chân trái đứng vững.
- Người quay về sau 180 độ theo chiều thuận. Chân phải chạm đất, thì chân đối thủ vượt qua người ta.
- Chân trái đứng đứng nguyên quay 180 độ theo chiều nghịch, chân phải đặt trước chân trái đối thủ.
- Hai tay chụp cổ chân trái đối thủ. Phóng tay phải đẩy vào sau đầu gối đối thủ. Hông quay theo lực nương của đối thủ đẩ hông đối thủ.
- Đối thủ mất trọng tâm ngã sấp.
PHẢN CÔNG
- Giật mạnh chân trái đối thủ quật xuống đất.
3.9. CHIÊU THỨ CHÍN
LÃO Ô QUY SÀO
TƯ THỨC
Ta đứng trắc diện với đối thủ. Đối thủ ở phía phải ta. Cước trái đối thủ xử dụng Thái-cực dương, Lưỡng-nghi dương, Tứ-tượng dương tấn công vào hậu lộ ta.
GIẢI THOÁT
- Áp dụng Di hình ảo ảnh pháp.
- Nhãn pháp để ý đến đầu đối thủ, thấy đầu đối thủ hơi nghiêng ra sao, chân phải ở trước không hoạt động tất nhiên chân trái hoạt động, chân trái ta đứng thật vững. Khi chân đối thủ vừa hoạt động thành cước. Ta quay 360 độ về phía trái. Đợi chân trái đối thủ vừa phớt ngang hông ta, thì chân phải ta đã trấn ngay phía trong chân phải đối thủ.
- Mượn sức đánh sức, chân phải móc chân phải đối thủ, cùi chỏ trái thúc vào hậu tâm đối thủ. Tay phải bốc đùi phải đối thủ lên. Đối thủ ngã úp sấp.
PHẢN CÔNG
- Khóa chân đối thủ theo chiều âm. Phản công vào các yếu lộ trên người đối thủ.
3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI
TIỄN XẠ Ô NHA
TƯ THỨC
- Ta và đối thủ đứng đối diện, trắc diện, đối thủ dùng phi cước tấn công vào thượng lộ ta.
- Khi đối thủ dùng phi cước, ít nhất đứng xa ta bằng một tay rưỡi. Loại cước này đối với cương quyền rất hữu ích. Nhưng đối với Di hình ảo ảnh rất dễ chế ngự, mặc dù người xử dụng phi cước võ công rất cao cường.
- Đối thủ đã mạnh lại xử dụng phi cước, tất lực dũng mãnh. Ta không bao giờ đứng nguyên để đỡ đòn, rất nguy hiểm, mà phải áp dụng Di hình ảo ảnh để tránh né, rồi nhân đó phản công lại.
GIẢI THOÁT
- Dùng một chân làm trục đứng vững, chân còn lại di ra sau chân kia. Người quay 90 độ.
- Đối thủ đánh hụt, người vượt ngang qua mặt ta.
- Tiến về trước một bước, hai tay biến thành trảo, chụp vào bộ vị cơ thể đối thủ, giật mạnh. Đối thủ mất thăng bằng rơi xuống đất.
PHẢN CÔNG
Dùng cước phản công.
3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT
THIÊN LA CẦM Ô
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trắc diện, đối diện với ta, dùng phi cước tấn công vào trung lộ, hạ lộ ta.
GIẢI THOÁT
- Một chăn đứng vững làm trục. Một chân lùi lại sau chân kia một bước. Người quay 90 độ.
- Đối thủ phi cước trượt. Thân vừa vượt qua hông ta, phóng ngay cương đao vào yếu lộ trên người đối thủ.
- Chân quét vào chân đối thủ, khi đối thủ vừa đứng xuống.
PHẢN CÔNG
Đối thủ ngã, dùng phi cước phản công trên người đối thủ. Hoặc khóa lại: Có thể khóa chân hoặc khóa tay.
3.12. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI
Ô NHA ĐỊA VÕNG
TƯ THỨC
Đối thủ đứng trước mặt ta, lưng quay về ta. Dùng Thái-cực dương, Lưỡng-nghi dương, hoặc Tứ-tượng dương tấn công ta.
GIẢI THOÁT
- Nhảy lùi về sau một bước, cho chân đối thủ vượt qua mặt, ngã nhoài người về phải hoặc trái. Hai tay chống xuống đất xử dụng Thiết-kình:
- Chân trái làm câu móc cổ chân trái còn lại đối thủ.
- Chân phải đạp, hoặc gạt ngang đùi đối thủ.
- Đối thủ đá hụt, ngã sấp.
PHẢN CÔNG
Ngồi dậy khóa chân đối thủ. Dùng thủ pháp phản công trên người đối thủ...
|