[Đô thị - Quan trường] FULL TEXT - Trùng Sinh Chi Nha Nội - TG : Khuyết Danh
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Tác giả: Khuyết danh
Chương 1: Sống lại năm 1976
Người dịch: Thiên Địa Môn
Nguồn: Sưu tầm
Năm nay cái gì cũng thành mốt, không cẩn thận, lại mốt chuyện du hành vượt thời gian.
Nói về du hành vượt thời gian này, quả thật không tồi. Những người kiếp trước sống không được thoải mái, thậm chí sống có phần ngột ngạt, nếu có diễm phúc được du hành xuyên thời gian, dựa vào việc biết trước được mọi thứ, còn gì mà không kiếm chác được? Nhất định sẽ muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, lại giàu sang phú quý. Không những thế còn phú quý song toàn, gái đẹp thành đàn, cứ gọi là làm người khác ghen tức đến độ hai mắt sung huyết.
Như tôi sinh không gặp thời, bốn mươi tuổi đầu rồi mà chưa việc gì thành công, chỉ nhờ việc làm thuê cho người khác kiếm miếng cơm sống cho qua kiếp thảo dân mạt hạng, mới thiết tha việc được du hành xuyên thời gian làm sao! Sao việc tốt như vậy lại không rơi xuống đầu tôi cơ chứ?
Một đêm nọ, kẻ hèn là tôi bị ông chủ nói cho một trận, cực kỳ bực bội, một mình chạy ra ngoài uống rượu giải sầu. Người ta nói “nhấc chén tiêu sầu càng sầu hơn”. Thì ra tửu lượng của tôi cũng chẳng khá khẩm gì, lại còn một mình chén chú chén anh, hai ba bình rượu vừa vào ruột, liền nôn thốc ra. Cũng không biết làm thế nào về được nhà trọ, mơ mơ hồ hồ, vừa vào nhà liền ngã lăn ra ngủ, chẳng biết sự đời thế nào nữa.
“Tiểu Quân, dậy đi. Mau dậy đi, Tiểu Quân…”
Khỉ thật, gọi tôi sao?
Tên thật của kẻ hèn này là Dương Quân, dù gì cũng là Chủ nhiệm công vụ xưởng Đài Loan của một thành phố ven biển, một người đàn ông 40 tuổi, người nhà vợ không có bên cạnh, ai lại gọi tôi như thế? Hơn nữa, biệt danh này, khoảng tầm 12, 13 tuổi mới có người gọi. Sau khi lên cấp 2, ngoài người trong lớn trong nhà, chẳng còn ai gọi như thế nữa.
Nhất định nghe nhầm rồi.
Tôi chỉ thấy đầu nặng nặng, ngủ gà ngủ gật.
“Tiểu Quân, dậy mau, sắp muộn mất rồi…”
Lần này không chỉ gọi mà còn có cả một bàn tay đẩy người tôi.
Sắp muộn gì chứ?
Chết rồi, đến giờ đi làm rồi. Loại xưởng tư bản này không có khái niệm nghỉ ngơi. Để cho kịp chạy hàng, xưởng chúng tôi cả tháng này không được ngày nào nghỉ trọn vẹn. Nhiều việc là thế, hôm qua lại còn do vụ bảo trì máy móc không cẩn thận làm ảnh hưởng đến việc xuất hàng bị ông chủ mắng cho một trận. Nếu hôm nay tôi đến muốn, trời mới biết lão chủ bất lương ấy sẽ xử lý tôi thế nào.
Thời gian này nước Mỹ không ngừng giở trò khủng hoảng kinh tế, làm cho toàn cầu đều phát ốm, Đài Loan cũng theo gót, cả ngày chỉ đòi sa thải nhân viên. Nếu cứ tin thật là để cho nó sa thải, khóc cũng không tìm được mộ.
Tôi sợ đến toát mồ hôi, dựng lưng ngồi dậy. Kỳ lạ thật, trước giờ chưa hoạt bát thế này bao giờ. Cũng biết thời gian không tha cho con người ta, đến tuổi trung niên rồi, có việc ngồi dậy cũng khó khăn, còn phải nhờ khuỷu tay giúp đỡ.
Nhưng….Không đúng chứ, ai đang gọi tôi thế?
Một mình tôi làm việc trong xưởng. Vợ không ở bên cạnh. Chúng tôi cũng không giống như mấy đại gia lắm tiền, không có việc gì làm lại gọi mấy người tình đến cả ngày.
Đến khi tôi mở mắt, một gương mặt rất thân thuộc nhưng dường như lại rất xa lạ xuất hiện trước mắt tôi. Trong tích tắc, người tôi nổi da gà, sợ đến nỗi kêu không thành tiếng.
Bà ngoại!
Trời đất ơi, người gọi tôi nãy giờ hóa ra là bà ngoại tôi!
Nhưng…Nhưng…Nhưng bà ngoại đã mất mười mấy năm rồi cơ mà. Đây đây đây…chẳng lẽ tôi đang nằm mơ? Nhưng lại không giống nằm mơ mà!
Bối rối, tôi thò tay đặt vào miệng cắn một cái rõ đau.
Bàn tay nhỏ…Phải rồi, sao cánh tay tôi lại biến thành vừa nhỏ vừa thon thế này? Đây rõ ràng là cánh tay của trẻ con mà. Tôi người cao lớn to con, nặng hơn 160 cân, là một người đàn ông vạm vỡ tiêu chuẩn.
Tôi không nghĩ được nhiều lắm, giơ hai cánh tay lên nhìn, hai cánh tay vừa trắng vừa mịn, chỉ thô hơn cái chày cán bột một chút, không phải của trẻ con thì của cái gì? Tôi kinh hoàng thất sắc, tung chăn ra, vén quần nhìn vào trong, chú chim nhỏ trắng như tuyết, một sợi lông tơ cũng không có, đây đúng là cái ấy của trẻ con rồi.
Cuối cùng tôi không chịu được nữa hét toáng lên, hét không thèm để ý ai với ai nữa, vô cùng hoảng loạn…
Tôi thét lên làm bà ngoại kinh hoàng (tôi không biết bà rốt cuộc là ai, tạm thời cứ gọi là bà ngoại vậy). Bà cụ sợ quá không biết làm thế nào, vừa ôm tôi vào lòng vừa gọi: “Lão quan, lão quan, mau đến đây, mau đến đây…”
Tôi vẫn đang hét thảm thiết, một người đàn ông chạc bảy mươi tuổi bước vào, tiếng ù ù nói: “có chuyện gì thế?”
Âm thanh này quen thuộc quá, tôi bèn ngừng hét, định thần nhìn lại, ôi trời ơi, đây chẳng phải ông ngoại tôi sao? Tiếng ông ngoại tôi khá đặc biệt, âm mũi khá nặng, tôi nghe ông kể chuyện từ nhỏ, nên không thể nào quên được.
Nhưng, ông mất còn sớm hơn bà ngoại, tôi còn nhớ năm tôi 25 tuổi ông đã không còn. Đến nay cũng mười mấy năm rồi, ông ở đâu chui ra đây được? Không hiểu! Không hiểu!
“Tiểu Quân không biết bị trúng tà gì rồi…”
Bà ngoại cập rập nói.
Cánh tay vẫn còn đau, xem ra đây không phải nằm mơ. Tôi dặn mình phải bình tĩnh, vội vàng dò lại đống tư duy lộn xộn của mình. Nếu không phải nằm mơ, thì chỉ có một khả năng----tôi trở về quá khứ rồi.
Vừa nghĩ đến đây, tôi hoàn toàn bình tĩnh lại.
Khỉ thật, cuối cùng cũng rơi xuống đầu ta rồi. Tôi bống thấy vô cùng mừng rỡ. Tạm thời không bàn việc du hành vượt thời gian này là tốt hay không, chỉ biết sẽ không tồi tệ hơn những ngày tháng tôi vừa sống hôm qua. Một người đàn ông bốn mươi tuổi, chẳng việc gì nên hồn, làm thuê cho người khác, một tháng cầm 3-4000 tệ tiền lương.
Thấy tôi không khóc không kêu gì nữa, ông tôi tỏ vẻ không vui, nói: “Bà này, nói linh tinh gì thế? Tiểu Quân chẳng phải vẫn bình thường đó sao?”
Bà ngoại cũng thấy kỳ lạ, nắm lấy người tôi dò xét kỹ càng, miệng lẩm bà lẩm bẩm.
Tôi vẫn chưa ra đời ông nội và bà nội đã qua đời. Bố mẹ tôi đều là công chức nhà nước, tôi còn nhớ thuở nhỏ do ông ngoại bà ngoại nuôi nấng. Xem ra tôi không chỉ trở lại quá khứ, mà trở lại vào chính cơ thể mình rồi.
Đây lẽ nào là sống lại lần nữa trong truyền thuyết? Nói vậy, kiếp trước của tôi bị không tới 3 bình rượu xử lý rồi? Thật là nực cười. Cả đời chưa say bao giờ, chỉ uống say có một lần, lại có kết quả như thế này sao? Mẹ kiếp, đen đủi thật.
“Tiểu Quân, Tiểu Quân….”
Tôi đang mải nghĩ linh tinh, bà ngoại thấy hai mắt tôi đờ đẫn, liền cuống cuồng lên.
Tôi tỉnh dậy, cười rất ngọt với bà, gọi: “Bà ngoại!”
“Hừ…Tiểu Quân, cháu làm sao thế hả?”
“Cháu không sao, cháu rất khỏe”
“Ối chà, cháu dọa bà ngoại sợ chết khiếp đấy….”
Bà ngoại vẫn còn muốn nói nữa, ông ngoại đã tỏ vẻ không vừa ý, liền nói: “Bà này, còn lôi thôi gì nữa thế? Mau mặc quần áo cho Tiểu Quân, sắp đi học rồi.”
Đúng rồi, đi học. Tôi còn nhớ chỉ học một năm tiểu học ở quê, sau đó chuyển lên huyện đi học tiếp. Nếu theo đó mà tính, thì năm nay tôi 7 tuổi, năm nay là năm 1976.
Mặc xong quần áo, bà ngoại rửa mặt cho tôi, sau đó đưa tôi một củ khoai lang nướng mềm như bông.
Nhìn chiếc áo bông màu tro trên người, nhìn củ khoai lang trong tay, nhìn gương mặt quen thuộc hiền từ của ông ngoại bà ngoại, lại nhìn một lượt ngôi nhà nhỏ cũ kỹ, tôi mới tin mình đã trở về năm 1967.
“Tiểu Quân, ăn nhanh lên, ăn xong còn phải đi học nữa”
Bà ngoại vừa nói vừa lấy ra một chiếc cặp sách vải vàng.
Tôi gật đầu đáp lại, gạt lớp vỏ của củ khoai lang, ăn ngon lành.
Ừ ừ, đã mấy năm rồi tôi không được ăn khoai lang nướng. Thơm thật là thơm. Trong ký ức của tôi, 1967 là một năm thiếu thôn vô cùng về vật chất, đừng nói là trẻ con, đến người lớn, bữa sáng cũng chỉ có một hai củ khoai lang. Xem ra củ khoai lang này còn là đồ ăn trong suốt cả buổi sáng của tôi, thế còn không phải đói đến độ bụng réo ù ù?
Tôi không khỏi lặng người lo nghĩ.
Hừ, lo gì cơ chứ? Tên tiểu tử nhà ngươi ngày hôm nay là một đứa trẻ 7 tuổi, vẫn còn tưởng mình là một người đàn ông 160 cân sao? Củ khoai lang to thế này đủ để phát ngấy lên rồi, còn sợ đói hay sao?
Ôi, giờ cơ thể quay về thời 7 tuổi, nhưng trí óc thì vẫn là ở tuổi 40, não có loạn hết lên không?
Không được, phải mau mau bình tĩnh lại, phải xem lại một lượt lối suy nghĩ.
Thấy tôi ăn ngon lành, bà ngoại rất vui, cười đến nỗi hai mắt híp lại thành một đường chỉ.
“Tiểu Quân nhà chúng ta thật là ngoan....”
Bà ngoại, bà ngoại yêu dấu nhất của tôi, tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ, sẽ có ngày được gặp lại bà. Thật tốt quá rồi. Tạm thời không nói con đường trở về quá khứ là dễ dàng hay khó khăn, chỉ cần một lần nữa được sống với bà ngoại hai mươi năm, đã là một cơ hội trời cho rồi, Tôi nhất định sẽ nắm lấy nó, quý trọng những giây phút hạnh phúc không tới một cách dễ dàng này.
Tôi ăn hết củ khoai, cắp cặp sách lên vai, lưu luyến bước ra khỏi nhà.
Quê tôi ở thôn Liễu Gia Sơn, xã Hồng Kỳ, huyện Hướng Dương, khu Bảo Châu, tỉnh N ở khu phía nam, một nơi hẻo lánh toàn đồi núi. Thôn Liễu Gia Sơn, nghe cái tên này đã biết không phải là một nơi sản vật phong phú, đất đai phì nhiêu.
Bước khỏi bậc cửa đá xanh cao cao, tôi hít một hơi thật dài, ổn định lại cảm xúc hỗn độn của mình, cùng lúc đó cũng nhìn xung quanh nhận biết phương hướng. Kiếp trước của tôi, là ở trong một ngôi nhà nửa gạch ngói xanh nửa đất xây thành, sống đến 7 năm. Thời thơ ấu đã khắc ghi trong tâm trí tôi, cả đời này cũng không thể nào quên được.
Vừa ra khỏi nhà, một cơn gió núi mát lành thổi trên gương mặt. Bà ngoại chỉ cho tôi mặc một chiếc áo đơn và một chiếc quần bông mỏng, xem ra đây là tiết trời đầu tháng tám âm lịch, đầu tháng chín dương lịch, cũng là lúc tiểu học vừa vào học không lâu.
Tiểu học Liễu Gia Sơn, là ngôi trường duy nhất của cả thôn, ra khỏi nhà rẽ sang hướng đông, đi chừng hai dặm là đến nơi. Mặc dù nay tôi chỉ còn 7 tuổi, người thấp chân ngắn, nhưng một đoạn đường ngắn thế cũng không làm khó dễ được tôi.
Bước trên con đường gồ ghề của nông thôn, tôi vừa phấn khích vừa có phần hãi hùng. Du hành vượt thời gian, chuyện này chỉ thấy tiểu thuyết trên mạng nói đến mà thôi. Nghe ra thì rất đẹp đẽ mỹ miều, mỗi người du hành vượt thời gian, đều lợi dụng việc mình biết trước tương lai mà đạt được thành công to lớn. Người trở về thời cổ đại, không trở thành tướng giỏi thì cũng thành đại thần, thậm chí có người còn trở thành vua lập nước. Người trở về thời cận đại hay hiện đại, chẳng có ai là không giàu có vinh hoa, nếu không cũng là quan lớn, miệng có gang có thép, đắc ý vô cùng. Nhưng tôi vẫn không hết bất an. Nói thế nào nhỉ, vì kiếp trước tôi là giai cấp thảo dân điển hình, cái đấy gọi là tâm cao hơn trời nhưng mệnh mỏng hơn giấy. Một cuộc sống không hài lòng làm tôi trở thành người tin vào số mệnh. Tôi thấy rằng đời người đều do trời định. Nếu trời bắt tôi làm một cành cỏ nhỏ bé, thì có vượt thời gian ba mươi năm sống lại lần nữa cũng thế thôi. Thế thì thật khủng khiếp. Những ngày tháng đau khổ này, chịu một lần đã là quá đủ, chẳng lẽ phải chịu lại một lần nữa sao?
Ôi, sự việc đã đến mức này, sợ cũng không làm được gì, vẫn phải sống thôi, không lẽ vừa vượt thời gian lại đâm đầu xuống sông tự tử?
Vừa nghĩ đến chuyện tự tử, tôi liền dừng bước, bước đến bên một hồ nước soi bóng mình.
Trên mặt nước xanh trong xuất hiện một gương mặt non trẻ, có vẻ giống với con trai tôi tầm bảy tám tuổi. Mọi người đều nói con trai tôi trông rất giống tôi lúc nhỏ, xem ra đúng là tôi đã trở về thật rồi.
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Tác giả: Khuyết danh
Chương 2: Buồn ơi là buồn
Người dịch: Thiên Địa Môn
Nguồn: Sưu tầm
Bước chậm rãi đến lớp, trường tiểu học Liễu Gia Sơn quả đúng là hình dáng đổ nát trong ký ức.
Tai tôi nghe thấy từng đợt tiếng đọc bài rõ mồn một, tôi bỗng nhận thức được, rắc rối của việc du hành vượt thời gian đã xuất hiện rồi, tôi không hề nhớ được bạn bè của tôi tên gì hết. Cũng không biết cô giáo tên gì, thậm chí còn quên mất cô trông thế nào rồi.
May mà tôi còn nhớ đại khái vị trí lớp học.
Nằm ở bên phải, nhưng không nhớ rõ gian thứ nhất hay gian thứ hai.
Giải quyết vấn đề này không khó, có hai cách. Cách thứ nhất là đợi ở trường một lúc, gặp phải bạn quen (tôi không quen người ta nhưng người ta nhất định sẽ biết tôi), cùng đi vào lớp. Cách thứ hai là đi từng phòng một, những người biết tôi nhất định sẽ gọi tôi.
Cùng lúc đó, tôi nhớ lại một chuyện. Tôi nhớ mình có 3 người chị, chị ba chỉ hơn tôi hai tuổi, kiếp trước có lẽ sẽ học cùng trường tiểu học với tôi. Theo lẽ thường thì phải cùng tôi đi học mới đúng, sao lại không thấy người đâu? Nếu chị ba và tôi cùng đi học, ít nhất tôi cũng hỏi được cô giáo tên gì, phòng học nằm ở đâu.
Chẳng lẽ sau khi du hành vượt thời gian, đến những thành viên trong gia đình cũng thay đổi hay sao? Trời, không lẽ tôi trở thành con một rồi? Vậy thì gay go quá. Kiếp trước dù sống không vui lắm, nhưng tình cảm anh chị em rất thân thiết. Tôi không ngờ rằng trở về quá khứ xong, chị em chẳng còn nữa.
“Liễu Tuấn......”
Tôi bất giác đáp lại một tiếng, ngầng đầu nhìn, một cô gái tóc ngắn đang nhìn tôi mỉm cười.
Mặc dù không nhớ dáng vẻ và tên tuổi của giáo viên, nhưng tôi vẫn nhớ đó là một cô giáo. Thấy người này trong tay cầm cuốn giáo trình, có lẽ là giáo viên của trường thật rồi.
“Em chào cô!”
Tôi vội vàng kính cẩn chào.
Người phụ nữ ấy chợt ngẩn người, rồi cười, luôn miệng đáp lại tôi, bước đến xoa đầu tôi, khen: “con nhà công nhân viên chức có khác, bé thế này mà đã biết phép lịch sự rồi.”
Tôi cười thầm trong bụng.
Đây có là gì, kiếp trước nói gì thì nói tôi cũng sống đến 40 tuổi đầu, công dân tuân thủ pháp luật của thế kỷ 21, chẳng lẽ đến phép lịch sự tối thiểu này cũng không biết?
Vui vẻ, não bộ cũng hoạt động nhanh hẳn lên. Tôi nghĩ tôi mới là một đứa trẻ mới lên lớp 1, mà cô giáo này mở miệng là gọi được tên tôi, tám chín phần là cô giáo phụ trách lớp tôi.
“Đi nào, sắp vào học rồi, đi với cô nào.”
Quả nhiên không ngoài dự liệu, haha!
Bước vào lớp, tôi lại gặp vấn đề rồi, ngồi ở chỗ nào đây.
Tôi do dự một lúc, cũng may, một đứa con gái nhỏ đã giúp tôi giải quyết bài toán khó này. Lẽ ra nó ngồi ở vị trí sát giữa ( trường tiểu họ của thôn ấy, không phải một người một bàn, mà là hai người ngồi chung một bộ bàn ghế dài), thấy tôi bước vào, tự nhiên nó ngồi nhích vào trong, để ra một chỗ trống.
Hỳ Hỳ, đây đích thị là chỗ ngồi của ta rồi.
Các em, mở trang năm sách ngữ văn, tiết này chúng ta vẫn học từ mới….
Tôi lấy ra quyển sách ngữ văn được gói cẩn thận bằng giấy báo, giở đến trang năm, thấy trong sách viết mấy chữ “Nhật”, “Thổ”, lại còn có phiên âm tiêu chuẩn, bất giác cười một cách đau khổ.
Mẹ kiếp, lão đây kiếp trước chỉ đọc thấy mặt tốt của việc trở về quá khứ trong tiểu thuyết trên mạng, chẳng ai bảo với tôi, bất hạnh trở thành một đứa trẻ bảy tuổi, từ sáng đến tối lại ngoan ngoãn ngồi trong phòng học đọc từ mới, miệng đọc hùng hồn, cái gì mà nhật nguyệt thủy thổ, thế này sống sao đây?
Còn nữa, trong kiếp trước, tôi có một tật xấu---không có thịt thì không ăn no. Một ngày không ăn thịt thì thèm chảy nước miếng. Trung Quốc những năm 1976, là thời kỳ nghèo đói thiếu thốn trầm trọng, đừng nói ăn không no mặc không ấm, ngay cả ăn cũng không có mà ăn, mặc cũng không có mà mặc, ngày ba bữa toàn rau, làm thế nào mà nuốt được?
Buồn thay!
Nếu nói là một người xuyên thời gian thế kỷ 21, quay trở lại trường học cấp 1 những năm cuối cùng của cuộc đại cách mạng, biết nghe giảng cẩn thận, đến lớp đã học quá thuộc mấy “từ mới”, thì thật là khốn nạn! Trên thực tế, cả tiết học tôi đều nghĩ linh tinh, những lời cô giáo, 1 chữ cũng không nghe vào đầu. đến khi vị cô giáo trẻ đó bước đến bên tôi, nhẹ nhàng gõ bàn học, thì tôi mới tỉnh lại.
“Tiểu Quân, sao lại không viết từ mới?”
“A……vâng vâng……em viết đây ạ….”
Hóa ra đã đến giờ tự học rồi. Tiểu học năm thứ nhất lúc ấy, mỗi tiết có chừng bốn năm từ mới, sau đó điên cuồng viết theo. Tôi nhớ lại câu chuyện cười một cảnh sát giao thông bắt được một giáo viên tiểu học phạm luật, liền vui mừng bắt cô ấy viết năm trăm lần ba chữ “tôi phạm luật”.
Tôi vội vàng mở cặp sách tìm giấy bút.
Không ngờ là bút lông!
Đúng rồi, tôi nhớ năm thứ nhất tiểu học, phải dùng bút lông. Khi đó bút mực là một thứ xa xỉ, gã nào cài một chiếc bút mực trước ngực, thường là người có học (trình độ văn hóa cấp hai), nếu là hai chiếc bút mực, thường là nhân viên công chức, không chừng còn là cán bộ. Nếu có 3 chiếc bút mực thì sao? Xin lỗi, thế thì bạn chắc chắn là một thằng sửa bút!
Sửa bút!
Hờ hờ, lúc đó quả thực còn có nghề này nữa. Sửa bút có thể trở thành một cái nghề sống qua ngày, có thể thấy lúc ấy bút mực quý giá đến mức nào. Làm sao có thể hy vọng một đứa học sinh nghèo có một cây bút mực?
Còn bút chì thì sao, cũng là một thứ đồ xa xỉ. Bạn nghĩ thử xem, lúc đó một người nông dân làm việc quần quật một ngày ngoài đồng, có thể kiếm được bao nhiêu tiền? cũng không chắc được. Đội sản xuất tính theo công điểm, đàn ông thanh niên một ngày được 12 công điểm, đàn ông bốn mươi tuổi trở lên và phụ nữ trẻ khỏe một ngày được 10 công điểm, còn phụ nữ lớn tuổi một chút và chưa đến tuổi vị thành niên thì chỉ được 6 hoặc 8 công điểm mà thôi. Một năm tích lại, căn cứ theo thu hoạch của đội sản xuất mà trừ triết khấu, nếu thu hoạch tốt, mỗi người có thể có mài trăn cân lương thực và mười mấy đồng. Nếu thu hoạch không tốt, hoặc giả nhà đông người, vay mượn lương thực của đội sản xuất, đến cuối năm tính toán, không chừng còn phải nợ tiền ăn. Bút chì là một đồ dùng thuần túy tiêu hao, dùng một lần lại mất đi một ít, vì thế không thích hợp cho quảng đại học sinh tiểu học nông thôn dùng.
Cứ thế, chiếc bút lông mà tổ tông để lại trở thành một sự lựa chọn hợp lý. Một chiếc bút lông cỡ nhỏ, một thỏi mực, một cái nghiên, tất cả một hào, nếu dùng tiết kiệm một chút có thể dùng đến một năm cơ đấy.
Nếu đổi lại là thế kỷ 21, một đứa trẻ con cầm trong tay chiếc bút lông viết chữ, đó chắc chắn là đứa trẻ có học, đang luyện thành nhà thư pháp.
Ôi, tôi đã 20 năm không động đến bút lông. Nói không được, đành phải nhắm mắt nhắm mũi mà làm vậy.
Tôi cẩn thận bày quyển vở ra trước mặt, lấy ra một chiếc bình thủy tinh đựng đầy mực (để giả vờ làm nghiên, nghiên và mực là hai thứ quý giá, không thể để trẻ con cầm đi linh tinh được, nếu không cẩn thận làm hỏng, cách đơn giản nhất là mài mực trước, rồi đổ vào một chiếc bình mang đến trường), cẩn thận mở nắp bình, chấm mực, bắt đầu viết lại từ mới.
Thực lòng mà nói, chữ tôi kiếp trước cũng được gọi là nghiêm chỉnh, vì cha tôi viết chữ bút lông rất đẹp, lúc nhỏ tôi theo ông luyện mấy năm. Mặc dù không kiên trì đến phút cuối, cũng gọi là có chút thu hoạch.
Tôi liếc mắt nhìn nhỏ bạn cùng bàn, nó đang cầm bút viết từng nét rất cẩn thận.
“Ôi…Mỗi chữ phải viết bao nhiêu lần?”
Tôi thấp giọng hỏi.
May mà tôi trở về đúng nhà mình, nên tiếng địa phương nói đã quen. Nếu không may rơi phải nơi xa lạ, tiếng địa phương không hiểu đã là khó khăn rồi. Không biết tiếng địa phương Trung Quốc có mấy vạn loại?
“Năm lần”
Nhỏ bạn nhìn tôi một cách kỳ quái, nhẹ nhàng trả lời.
Nhóc là bạn cùng bàn của tôi, còn là một người bạn cùng thôn, đáng lẽ phải rất thân với tôi mới đúng. Chỉ tội thời gian quả thực quá lâu rồi, hơn ba mươi năm rồi chứ ít ỏi gì. Tôi nhíu mày, vắt óc nghĩ một hồi lâu, chẳng có chút ấn tượng nào. Cuối cùng đành thất vọng từ bỏ. Dù sao sau này chơi với nhau lâu rồi, dựa vào trí thông minh của một người 40 tuổi, chẳng lẽ không đối phó được với chuyện nhỏ con này?
Khoảng hai ba phút sau, khi những đứa trẻ khác vẫn đang hì hục viết, tôi đã hoàn thành xong 4 từ mới. Vẫn chưa thấy tiếng chuông tan học (nói là chuông, nhưng thực ra là một thanh sắt đã rỉ sét, phải dùng một chiếc búa sắt đập cật lực thì mới phát ra tiếng). Bây giờ phải làm gì đây? Tôi ngẩng đầu nhìn, cô giáo vẫn đang chăm chú nhìn tôi, thấy tôi không tử tế viết chữ, hơi cau mày, lại bước đến.
Mẹ kiếp, chỉ vì một câu “em chào cô” mà rước họa vào thân. Nếu không sao cô ấy cứ bám riết lấy tôi?
“Liễu Tuấn, sao không viết từ mới….”
Một câu vẫn chưa nói hết, đột nhiên không thấy âm thanh gì nữa. Tôi nhìn thấy rất rõ ràng, hai mặt cô mở rất to.
“Đây…Đây là em viết?”
Chết rồi, tôi quên mất việc này, viết chữ quá ngay ngắn rồi. Một đứa trẻ miệng còn hôi sữa, viết đẹp vậy để làm gì? Chẳng phải là cố tình chuốc họa hay sao?
Nhưng việc đã đến mức này, muốn tránh cũng không tránh được nữa rồi.
Tôi chỉ còn cách thừa nhận.
“Là do em viết.”
Hai mắt cô giáo mở tròn xoe, cầm vở của tôi, tấm tắc khen: “Con gia đình công chức có khác, tuổi nhỏ thế này mà đã viết chữ đẹp vậy, đúng là có sự dạy dỗ của thầy giáo Liễu……”
Thầy giáo Liễu? Ừ, cô ấy đang nói đến cha tôi. Tôi nhớ cha tôi từng nói, trước kia ông có làm thầy giáo. Không chừng cô giáo đang dạy tôi đây lại là học sinh của cha tôi.
Cha mẹ tôi đều là công chức nhà nước, đương nhiên, chỉ là cán bộ bình thường, không có quyền cao chức trọng gì. Nhưng trong thôn Liễu Gia Sơn, đây đã là nhân vật rất có tiếng rồi. Hơn nữa cha tôi lắm tài nghệ, đàn ca sáo nhị gì cũng biết, đặc biết là viết chữ bút lông rất đẹp, danh tiếng nhiều người biết đến.
Xem ra có một ông bố vĩ đại bất kể là lúc nào đều có ích. “Giỏ nhà nào quai nhà nấy”, có lẽ cô giáo nghĩ tôi di truyền gien đa tài của cha tôi. Thực ra đây là một sự hiểu lầm, những ưu điểm của ông, tôi hầu như không được thừa hưởng chút gì.
Ừ, đó là chuyện kiếp trước của tôi, ngày hôm nay được sống lại lần nữa, ít nhiều cũng có sự khác biệt chứ. Học thêm chút kiến thức cũng chẳng có gì không tốt.
Cô giáo khen tôi một chập, thuận tay cầm hai tờ giấy tôi viết, nói là phải dán lên tường cho học sinh xem, làm tấm gương sáng.
Mẹ ơi, đừng xem tôi như thần đồng chứ. Tôi còn nhớ kiếp trước đi học tiểu học, chữ viết nghiêng nghiêng ngả ngả, không có tư cách để giáo viên lấy làm mẫu. Trở về quá khứ, đầu tiên đã thay đổi thế này, cũng là chuyện ngoài dự kiến.
Kiếp trước, chỉ bàn về IQ, tôi thấy mình cũng khá cao. Từ bé cũng biết đọc sách, cha mẹ tôi thấy thế vui lắm. Chỉ có điều ngày càng lớn, dần mất thú vui với sách vở, cuối cùng không thi được vào một trường đại học cho ra hồn, đành học hết trung cấp rồi đi làm. Làm cho cha mẹ tôi thất vọng, cũng trực tiếp ảnh hưởng đến cả đời tôi---không tìm được việc tốt, không kiếm được tiền, đến chết cũng chỉ là một tên mạng hạt làm thuê.
Là con trai duy nhất của nhà họ Liễu, kiếp trước của tôi là một thất bại điển hình. Đến nay tôi vẫn thấy áy náy, với bố mẹ, với người thân và với vợ con, cảm giác ấy sâu sắc lắm. Chỉ trách bản thân mình bất tài, làm mọi người phải thất vọng.
Ông trời có mắt, cho chúng ta sống lại lần nữa, vinh hoa phú quý tôi không màng đến. Có câu “thiên mệnh hữu quy”, còn có “nhân định thắng thiên”, dù có phải là vượt thời gian, sống lại hay không, thì phú quý cũng do ông trời quyết định. Chúng ta không thể dựa vào việc biết trước tương lai mà cố phải lấy được giàu sang. Nhưng hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương vợ con, đối tốt với bạn bè là việc có thể làm được. Năm nay tôi bảy tuổi, vợ tôi kiếp trước vẫn đang là một nhóc chưa biết gì, con cái vẫn chưa biết ở đâu, tạm thời không quản nó nữa. Trước tiên làm một thần đồng đã, khiến cha mẹ vui cũng tốt. Chẳng lẽ kiếp trước đi học tiểu học còn làm họ vui được mấy lần, lần này sống lại ngay đến việc cỏn con này cũng không thực hiện được hay sao?
Nhưng quyết định thì dễ, làm thì khó vô cùng. Không phải giáo trình lớp 1 có gì khó khăn với tôi, thiên hạ làm gì có lý nào như thế. Mà là phải ngồi ngay ngắn nghe cô giáo giảng “1+1=2” thực là một việc khổ sai. Người ta vẫn nói “thập niên hàn song”, giờ đây với tôi, tiểu học đã là “ngũ niên thiết song” (lúc đó tiểu học là năm năm, không giống sau này thay đổi thành chế độ học 6 năm), chỉ không biết là phải làm thế nào mà sống cho qua được.
Vừa quay trở về quá khứ, đầu óc vẫn hỗn loạn, sao này phải sống ra sao, trong tâm thức chẳng có gì chắc chắn cả. Năm 1976, xã hội không phải lạc hậu ở một mức độ bình thường. Đừng nói đi từ châu này sang huyện khác, đến cùng một huyện từ nông thôn ra thành phố, nếu không có giấy giới thiệu của thôn, hì hì, thì phòng tiếp khách cũng không bước vào được, ngồi xổm ở vệ đường thì sợ dân phòng hay hội phụ nữ làm khó dễ. Dù tôi chỉ có kinh nghiệm 40 năm, hiểu rõ như lòng bàn tay xu thế phát triển của đất nước 30 năm trở lại đây, có thể xưng là Chu Cát Lượng thời hiện đại, nhưng dưới lớp vỏ một đứa bé bảy tuổi, sau khi tan học về nhà muộn cũng không được, nếu ra khỏi thôn một mình đi dạo, càng là một việc không tưởng tượng được. Đầy một bụng kinh luân mà không làm cách nào biểu lộ ra được.
Vẫn buồn bực lắm!
Đã có 3 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Lôi Đế
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Tác giả: Khuyết danh
Chương 3: Gặp lại người thân
Người dịch: Thiên Địa Môn
Nguồn: Sưu tầm
Khó khăn lắm mới đợi đến lúc chuông tan học vang lên, hai ba mươi đứa trẻ con vui mừng hoan hô ầm ỹ, một ổ ong ồ ạt tràn ra ngoài lớp học, hét đinh tai nhức óc, bắt đầu chơi mấy trò “tay không”
Tiểu học Liễu Gia Sơn không có sân bóng rổ cũng chẳng có bàn bóng bàn, tất cả những thiết bị vui chơi đều là con số không, còn không chơi tay không sao?
Tôi chầm chậm bước ra khỏi lớp, thừ người nhìn từng làn bụi cuồn cuộn bay lên dưới bước chân của các “bạn cùng lớp” đang chạy đuổi nhau, bất giác cười một điệu cười khổ hạnh.
Đây sẽ là những hoạt động vui chơi của tôi những tháng ngày sau này sao?
Kiếp trước, chỉ cần có chút thời gian, là tôi lại trốn vào ký túc xá lên mạng lướt web, tán gẫu với những người bạn online không phân nam nữ, cũng không biết ở những nơi nào, nếu không thì cũng xem phim, đánh điện tử, dù thế, vẫn thấy cô độc nhàm chán, cả ngày ra ra vào vào, trong đầu óc toàn những tư tưởng hạ lưu, chỉ nghĩ đến kích thích của cuộc tình một đêm.
Ngày hôm nay quay về năm 1967, đến máy tính còn chưa có.
Thật đúng với một câu từ của Lý Dịch An------Làm sao một chữ “Sầu” có thể nói hết được?
“Này, Tiểu Tuấn!”
Một tiếng gọi trong veo cất lên làm tôi chợt tỉnh lại trong dòng suy nghĩ.
“Ơi….”
Tôi thuận miệng đáp lại, ngẩng đầu nhìn, MY GOD. Là chị ba.
Chị ba giờ đây cũng chỉ là một đứa trẻ chưa đầy mười tuổi, bện hai bên sam, mặc dù trở về quá khứ, nhưng tôi vẫn ngay lập tức nhận ra chị ba. Trong phút chốc tất cả những phiền muộn đều biến đi đâu mất, lòng tôi lại vui vẻ trở lại.
“Chị ba, hóa ra chị vẫn tồn tại, tốt quá rồi…..”
Tôi ôm chặt lấy chị ba, vui đến mức gọi to lên.
Không lâu trước kia tôi vẫn còn lo lắng, lo sau khi về quá khứ, mấy người chị đều không còn nữa. Hôm nay nhìn lại, nỗi lo ấy thật là thừa thãi.
Phản ứng quá khích ngoài dự kiến của tôi làm chị ba quá bất ngờ, vội vàng đẩy tôi ra, kêu: “Tiểu Tuấn, Tiểu Tuấn, em sao thế hả? Có chuyện gì thế? Chị hai, chị hai, mau đến đây…”
Chị hai cũng có mặt sao? Waaa, phát tài rồi, ha ha!
Chị hai năm nay chắc chừng mười hai tuổi rồi nhỉ? Có lẻ là mười ba tuổi, cụ thể không nhớ được nữa rồi. Thật ngại quá, ở kiếp trước, tôi nhớ rõ mồn một sinh nhật và tuổi cụ thể của các chị. Nhưng trong ký ức của tôi là thế này, chị hai lớn hơn tôi năm hay sáu tuổi, tôi lên lớp 1, chị có lẽ là lớp 5. Liễu Gia Sơn chỉ có một trường tiểu học, chị nhất định cũng học ở đây rồi. Chị cả năm nay có lẽ lên học cấp hai trên xã rồi.
Chị hai nghe thấy vậy liền vội chạy đến, miệng kêu: “Có chuyện gì có chuyện gì? Tiểu Quân làm sao?”
Tôi liền lập tức phản ứng lại ngay, cười nói: “Em không sao, em rất khỏe. Chị hai, chị ba, sáng nay sao các chị không đợi em cùng đi học?”
“Ý, chẳng phải chị đã nói với em từ sớm rồi sao, bọn chị vào học sớm hơn em, nên không đi học cùng em được, sao em lại quên rồi?”
Chị ba thật kỳ lạ.
Hóa ra là vậy, làm cho tôi lo lắng không đâu.
Chị hai nói: “Đúng vậy Tiểu Quân, dù gì từ nhà đến trường cũng rất gần, em đi một mình không sợ chứ?”
“Không sợ, không sợ, có gì đáng sợ cơ chứ?”
“Không sợ là được rồi”
Chị hai dịu dàng xoa đầu tôi, hỏi: “Sao em không chơi cùng các bạn?”
Trời ơi, đúng là hỏi việc không nên hỏi. Tôi, một người đàn ông bốn mươi tuổi, chạy đùa nghịch với lũ trẻ ranh, chơi trò chim ưng bắt gà con? Tha cho em đi, chị hai!
Vấn đề là ở chỗ, lũ nhóc này là bạn học của tôi, không chối vào đâu được.
Tôi đau hết cả đầu.
“Em đang định đi chơi đây.”
Tôi vừa nói vừa chạy ra sân, liếc mắt nhìn, thấy chị hai và chị ba đều không chú ý đến tôi nữa, lập tức rẽ, chuồn vào sau chiếc cột ở hành lang trường học, dựa vào cột, bắt đầu đờ đẫn ra.
Ông trời thật là ranh mãnh, ngài muốn biểu lộ mình từ bi hỷ sả, cho tôi được sống lại lần thứ hai, Liễu Quân rất cảm kích. Nhưng ngài đừng bắt tôi trở về hồi bảy tuổi chứ. Nếu cho tôi thêm mười tuổi, thì tốt biết mấy? Vấn đề “từ mới” và “1+1=2” làm cho tôi phiền muộn ấy, chẳng phải đã được giải quyết dễ dàng rồi sao? Năm 1967, trong nước đang trải qua giai đoạn cải cách mạnh mẽ, trên khắp đất nước đâu đâu cũng có cơ hội, tôi mười bảy tuổi, chẳng phải vừa đủ để tự thể hiện bản thân mình hay sao?
Khổ cực nhai hết bốn tiết buổi sáng, thầm tính sắp hết giờ học buổi sáng nay rồi, tôi vui mừng nhảy cẫng lên, cắp cặp sách chạy ra khỏi phòng học. Mẹ ơi, thật là sắp làm tôi nhịn đến chết rồi.
Kết quả vừa bước ra khỏi lớp mấy bước, liền bị chi hai gọi giật lại.
Chị nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiểu Quân, em làm gì thế?”
Tôi càng ngạc nhiên hơn: “Tan học về nhà mà. Chị hai, chị không về nhà ăn cơm hả?”
Nói đến ăn cơm, tôi thấy bụng đói cồn cào rồi. Mặc dù chỉ là một đứa trẻ bảy tuổi, ăn cũng ít, nhưng một củ khoai lang nướng cũng không kiên trì được quá lâu.
Chị hai nhìn tôi cứ như người xa lạ.
Chẳng lẽ tôi nói sai gì rồi sao?
Không phải chứ, tôi nói sai gì? Buổi trưa tan học không phải về nhà ăn cơm sao? Tôi nỗ lực lục lọi đám ký ức về tiểu học lớp 1, mong tìm được sự gợi ý nào đó.
“Tiểu Quân, cơm trua đều do chú mang đến cho chúng ta. Chúng ta ăn cơm ở trường.”
Chị hai vừa nói cho tôi sự thật vừa bước đến sờ lên trán tôi. Có lẽ chị nghi ngờ tôi bị sốt.
Sao lại thế?
Đúng rồi, tôi nhớ lại rồi. Lúc đó nông thôn thường ăn khá muộn, bữa sáng thường vào khoảng 10 giờ, bữa trưa thì vào tầm 2,3 giờ chiều, còn bữa tối, thành ăn đêm rồi, nếu trời chưa tối, nhất định chưa được ăn.
Thời gian nghỉ của trường học lại do huyện thống nhất quy định, căn cứ vào thời gian nghỉ của huyện thành. Vì thế trẻ con ăn cơm ở trường, sau đó học tiếp ba tiết nữa, khoảng ba giờ chiều là tan học.
“Em rất khỏe, không sao đâu”
Tôi trốn cánh tay của chị hai, thấp giọng lẩm bẩm, cúi đầu thất vọng quay về lớp học.
“Chị hai, Tiểu Quân, mau đến đây, cha đưa cơm đến rồi”
Chị ba bỗng chạy vọt đến, gọi to.
Gì cơ? Cha đưa cơm đến? Chẳng phải nói là chú sao? Trong ký ức của tôi, cha mẹ phải lâu lắm mới về được nhà một lần, hàng ngày đều đi làm ở ngoài cả.
Chẳng lẽ sau khi quay về quá khứ lại có sự thay đổi? Cha tôi không phải công nhân viên chức rồi? Vậy thì chết rồi, gia đình càng sống khó khăn hơn.
Không kịp suy nghĩ nhiều đến thế, tôi bỏ lại cặp sách, chạy như bay ra ngoài lớp học.
Trời ơi, quả thật là cha tôi.
Lúc đó cha tôi thật trẻ, chỉ chừng 36, 37 tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi trắng, rất có tinh thần, xách một cái rổ tre, cười ha ha tiến đến chỗ ba chị em tôi.
Bất giác, nước mắt tôi trào ra nước lũ vỡ đê.
Sao tôi lại xúc động đến vậy?
Bởi lẽ, trong kiếp trước, cha tôi đã qua đời hai năm. Tình cảm cha con tôi rất sâu đậm, sau khi ông mất, tôi thường mơ thấy ông trở về trong giấc mơ.
Không ngờ, thật sự không ngờ, tôi lại được nhìn thấy cha một lần nữa. Hơn nữa cha tôi lại trẻ tráng đến thế. Không những vậy tôi nhớ rất rõ ràng, cha tôi mất vào ngày 21 tháng tám năm 2007 do suy tim, lần này sống lại, tôi nhất định sẽ phòng ngự cẩn thận, không thể để cho căn bệnh quái ác ấy cướp mất cha tôi. Nếu như lịch sử không thể thay đổi, cha tôi vẫn mất vào năm 2007, thì hai cha con tôi vẫn được ở cũng nhau trong một thời gian, vẫn còn đến 30 năm!
Ông trời ơi, ông thật là rộng lượng!
Nếu so đi tính lại, được sống cùng cha thêm 30 năm, thì kẻ hèn này phải học tiểu học “ngũ niên thiết song” cũng có sá gì?
Tôi khóc, làm cha và hai chị ngẩn người.
Cha vội vàng đặt rổ cơm xuống đất, ôm lấy tôi, vén áo, kiểm tra xem người tôi có bị gì không.
Xem ra cha hiểu lầm rồi, còn tưởng rằng tôi bị thương, chỗ nào đau khủng khiếp cơ. Cũng đúng, làm sao ông có thể tưởng tượng được đứa con ngày hôm nay, là từ năm 2007 quay về, luận tâm lý tuổi tác, còn lớn hơn ông mấy tuổi.
Tôi vội lau nước mắt, cười nói: “Cha, con không sao, thật là không sao. Đó là do con vui quá.”
Cha không để ý, sau khi kiểm tra kỹ càng, khẳng định tôi không bị thương, lúc này mới thở phào một tiếng, cười hỳ hỳ nói: “Tiểu Quân không sao là tốt rồi, không sao là tốt rồi. Các con đói rồi phải không, nào, đến ăn cơm đi mấy đứa.”
Đã có 5 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Lôi Đế
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Tác giả: Khuyết danh
Chương 4: Biết trước tương lai
Người dịch: Thiên Địa Môn
Nguồn: Sưu tầm
Cơm là cơm gạo trắng, mỗi người được một bát to. Thức ăn là sợi cà rốt ngâm xào.
Đây đã tốt lắm rồi, cả thôn Liễu Gia Sơn, số người được ăn cơm gạo trắng không phải nhiều. Phần lớn các gia đình đều ăn cơm độn khoai. Cái gọi là cơm độn khoai, nói trắng ra, là cơm trộn với các miếng khoai lang nát. Lượng gạo khoai lang nhiều hay ít, phải nhìn vào gia cảnh nhà mới biết được. Gia cảnh tốt một chút, khoai lang độn vào ít đi, còn gia cảnh không tốt, thi khoai lang độn nhiều lên. Có những gia đình nghèo quá, thậm chí còn phải ăn toàn khoai lang không.
Việc này cũng chẳng biết làm thế nào, lúc đó kêu gọi sản xuất hợp tác xã, loại lúa gạo cũng không được cải tiến, sản lượng rất thấp. Chỉ có thể độn khoai với số lượng lớn. Bởi lẽ sản lượng khoai lang rất lớn, côn trùng sâu bệnh ít, dễ bội thu. Rất nhiều năm nay, những hộ nông dân Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Nam, đều trông chờ vào khoai lang để nuôi sống bản thân.
Với tôi, cơm với thức ăn thế này không khó nuốt, rất hợp khẩu vị.
Vừa quay về quá khứ, ký ức hoàn toàn đọng lại ở thế kỷ 21. Ăn thịt ăn cá cũng ngấy rồi. Sợi cà rốt ngâm chính cống thế này, muốn ăn được cũng không phải là chuyện dễ. Tôi bê bát cơm lên, ăn nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nhìn cha cười.
Thấy tôi ăn ngon lành, cha vui lắm, sờ đầu tôi, móc ra một điếu thuốc hiệu “Chim bồ câu” đưa lên miệng hút.
Năm 1967, có thể hút thuốc là tượng trưng của thân thế và địa vị. Người nông thôn, thường là hút thuốc lá cuộn, tức là tự mình trồng thuốc lá tự mình sao thuốc, sau đó dùng giấy cuộn lại thành điếu để hút, thường gọi là “ống loa”. Đi ra ngoài đường mới mua một bao thuốc cho gọi là có thể diện, thường chỉ là loại “Kinh tế” ba cắc một bao, hoặc loại “Đuốc lửa” tám hào một bao. “Chim bồ câu” một đồng tám, có thể coi là loại thuốc tốt rồi. Cha tôi là công nhân viên chức nhà nước, là nhân vật có vai vế trong Liễu Gia Sơn, hút loại thuốc này cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng có điều lương mỗi tháng của ông là ba mươi sáu đồng năm hào, lương tháng của mẹ tôi cũng tầm ấy, phải nuôi bốn đứa trẻ, còn phải hiếu thuận ông ngoại bà ngoại, tiêu pha không ít. Loại “Chim bồ câu” này cũng không được hút một cách thoải mái, ở nhà ông cũng có lúc hút thêm “ống loa”.
“cha, sao hôm nay cha lại về đây?”
Chị hai vừa ăn vừa nói.
Cha tôi là một người bố hiền rất điển hình, trong ký ức kiếp trước của tôi, ông chưa từng đánh chị em tôi, mắng cũng rất ít. Mấy chị em đều rất thân với bố.
Cha là kỹ thuật viên của một rạp chiếu phim, chuyên tu sửa máy phát phim và máy phát điện. Nhưng thỉnh thoảng ông cũng phải đi chiếu phim. Nông thôn lúc bấy giờ, hoạt động giải trí còn ít lắm, chỉ có xem phim ngoài trời và hát kịch địa phương thôi. Đoàn văn công của huyện số lượng người có hạn, rất ít khi về thôn diễn kịch. Các xã, thậm chí các thôn đều có đội văn công của riêng mình, nhưng trình độ lại rất nghiệp dư, đạo cụ cũng thiếu thốn, Trời kỳ cách mạng lớn chỉ cho phép hát tám vở kịch, hát đi hát lại mất đoạn ấy, dân tình cũng chán ngấy lên rồi. Nếu so sánh, thì số lần xuất hiện của rạp chiếu phim ngoài trời và chất lượng của những bộ phim đều tốt hơn so với hát kịch. Nhân viên chiếu phim về thôn cũng trở thành thần tượng trong mắt nhân dân.
Thôn Ma Đường Loan nằm sát thôn Liễu Gia Sơn, quan hệ của nhân viên điều chỉnh trạm quản lý phát sóng của huyện Hướng Dương với cha tôi cũng không tồi, mỗi lần có dịp đi chiếu phim ở gần Liễu Gia Sơn, là lại tìm đến cha tôi.Coi như là công tư trọn cả đôi đường.
Ma Đường Loan?
Trong lòng tôi chợt lóe lên, mơ hồ nghĩ ra chuyện gì, nhưng lại không nhớ nổi.
“Tốt quá rồi, cha, đêm nay đưa chúng con đi Ma Đường Loan xem phim nhé”
Chị ba vỗ tay hoan hô.
Cha cười hỳ hỳ gật đầu.
Nông thôn Trung Quốc đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ, cha tôi lại là ngoại lệ, yêu thương ba chị em tôi như nhau. Tất nhiên, tôi là em út, nên được chiều hơn một chút.
“Ai da, Thầy giáo Liễu đến rồi.”
Nghe giọng là biết đó là cô giáo Viên chủ nhiệm lớp tôi (lên lớp nửa ngày, ít nhất tôi cũng biết cô giáo họ gì rồi.)
“Cô Viên”
Cha cười hà hà chào lại cô giáo.
“Thầy Liễu, thầy gọi thế em làm sao dám nhận? Thầy là người thầy đầu tiên của em, thầy cứ gọi tên em là được rồi.”
Cô Viên nói kèm theo ánh mắt rất khoa trương.
Hì hì,tôi đoán quả không sai, cô giáo Viên là học sinh của cha tôi.
“Hà hà, hôm nay em là giáo viên chính thức rồi, có gì mà không dám nhận? Hơn nữa Tiểu Quân còn phải làm phiền em nhiều”
Vừa nói đến Tiểu Quân, mắt cô giáo liền sáng lên, như vừa nhặt được bảo vật.
“Thầy Liễu, không giấu gì thầy, Tiểu Quân nhà thầy đúng là thần đồng, viết được chữ bút lông đẹp đến thế”
Cha tôi cười, chỉ xem như là lời tán dương thuận miệng của cô Viên. Cô Tiểu Viên này cũng còn trẻ thật, nếu muốn tự khoe mình dạy tốt, thì có thể nói mấy điều như thông minh cần cù, chẳng chỉ nghe giảng. Cô ấy lại cứ khen Tiểu Quân viết chữ đẹp. Luyện chữ chẳng phải việc một sớm một chiều. Con trai nhà chúng tôi mới tập cầm bút vài ngày, làm sao có thể viết ra chữ đẹp được?
Cô giáo Viên thấy cha không nói gì, còn tưởng rằng cha tôi phẩm cách tốt, khiêm tốn.
“Thầy Dương, Tiểu Quân thật sự là một hạt giống tốt, không những chữ viết đẹp, làm tính cũng rất nhanh. Dạy dỗ cẩn thận, tương lai nhất định sẽ giống thầy, làm công nhân viên chức.”
Năm 1967, quốc gia vừa khôi phục lại chế độ thi đại học, đối với nhân dân, sinh viên là một khái niệm khá xa vời. Nói con cái về sau có thể làm công nhân viên chức, đó đã là một lời chúc rất tốt rồi. Bản thân cô giáo Viên, có lẽ cũng là giáo viên của một trường dân lập, còn kém xa so với giáo viên quốc lập.
Nói tôi tính toán tốt, cha tôi lại rất tin.
Còn nhớ hồi kiếp trước cha nói với tôi không chỉ một lần, khi tôi còn ba bốn tuổi, đã tính toán được cộng trừ số trong vòng một vạn. Toán lớp một, với tôi mà nói, bất luận là kiếp này hay kiếp trước, đều là trò trẻ con.
Thấy chị em tôi ăn nhồm nhoàm hết cơm, cha lại nói chuyện với cô giáo một lúc nữa, rồi mới thu dọn bát đĩa, lưu luyến ra về.
Buổi chiều ba tiết, tôi hầu như đều nghĩ đến Ma Đường Loan, rốt cuộc có cái gì làm tôi không yên đến thế? Cũng may bất kể tôi có không để ý thế nào, thì bất cứ câu hỏi nào của cô giáo tôi đều trả lời lưu loát, không làm hỏng hình tượng đẹp trong lòng cô.
Khi gần tan học, tôi đột nhiên nghĩ ra!
Chu tiên sinh!
Chu tiên sinh ở Ma Đường Loan, trong ký ức kiếp trước của tôi, là nhân vật cực kỳ giỏi cả huyện Hướng Dương.
Chu tiên sinh tên cụ thể là gì, tôi không rõ. Vì kiếp trước chưa qua lại với ông ấy bao giờ, những sự tích liên quan đến Chu tiên sinh, tôi đều nghe được từ những người lớn tuổi. Đó là một người học vấn cao, cử nhân của trường đại học Nhân dân ở thủ đô, giáo sư lịch sử Đảng ở trường đảng ủy huyện của huyện N trong những ngày trước cách mạng.
Kiếp trước của tôi, tức là sau năm 2000, giáo sư dần không còn đáng giá nữa. Còn ở năm 1976, đây chắc chắn là phần tử có học thức. Nghĩ mà xem, ngay cả sinh viên cũng là đệ tử của ông.
Trong thời đoạn đại cách mạng, Chu tiên sinh bị điều về nhà làm ruộng. Đáng thương cho một giáo sư, vai không gánh được tay không xách được, làm sao làm được việc nhà nông của đội sản xuất? Sức khỏe của ông không tốt, tính tình lại cứng nhắc, không chịu cúi đầu, vì thế không biết đã chịu biết bao khổ cực. Lúc đầu cán bộ thôn còn thương ông, thấy ông là người có văn hóa, phân cho ông công việc nhẹ nhàng là ghi chép điểm công. Ai ngờ ông không nhận, cán bộ thôn càng không coi ông ra gì nữa, kệ ông muốn thế nào thì thế. Cả ngày ăn bữa sáng lo bữa tối, ăn mặc rách rưới, làm gì có dáng dấp của người thành phố? Chẳng khác người ăn xin là mấy. Khi mọi người gọi ông là Chu tiên sinh, nhạo báng nhiều hơn là kính trọng.
Đại cách mạng kết thúc, Chu tiên sinh lại công tác, không lâu sau, liền đảm nhận phó hiệu trưởng trường đảng ủy tỉnh, hưởng đãi ngộ cấp cục. Không những thế, những học sinh ông dạy trước cải cách đều đi làm lại, trở thành cán bộ lãnh đạo các huyện. Huyện ủy thư ký của huyện Hướng Dương chúng tôi, chính là học sinh của ông.
Nhưng năm 1967, ai có thể ngờ, tên điên Chu (người khách khí trước mặt gọi ông là Chu tiên sinh, sau lưng lại bĩu môi gọi ông tên điên Chu) lại lột xác, chạy về thành phố làm quan lớn? Nếu biết sớm, nhất định phải nịnh hót người ta ra trò.
Cái “nếu biết sớm” này rất quan trọng, may thay tôi lại là người “nếu biết sớm” ấy.
Thật là nếu biết ba chuyện của trời, thì sẽ phú quý vạn vạn năm.
Một vật quý giá như vậy đặt trước mắt, muốn tôi nhịn không khai quật là một việc không thể được. Mặc dù đợi đến khi tôi lớn Chu tiên sinh cũng sắp nghỉ hưu rồi, nhưng đặt lên một sợi dây này, nhất định phải có chỗ tốt chứ? Cụ thể có gì tốt bây giờ chưa nói, tóm lại thêm một người bạn nhất định sẽ tốt hơn một kẻ thù.
Bị cảnh tưởng đẹp đẽ kết thân với Chu tiên sinh làm rạo rực, tôi một tay kéo chị hai một tay kéo chị ba, nhảy chân sáo về nhà.
Chủ động kết thân với tên điên Chu, cũng phải có một cái lý do chứ. Chẳng nhẽ tôi nói với cha tôi, Chu điên này sắp chuyển vận rồi, sẽ về tỉnh làm quan lớn, nếu không làm thân, thì sẽ hối hận cả đời? Nói thế này chả khác nào tự tìm chỗ chết, cha tôi không bảo tôi điên mới lạ.
Kiếp trước nghe nhiều chuyện vượt thời gian, nhưng chưa có người du hành vượt thời gian nào lại tự nhận mình là thế cả.
“Diệp Tử, Tiểu Yên, Tiểu Quân, đến đây cha kiểm tra xem nào!”
Cha cười thật tươi gọi ba chị em tôi.
Hỳ hỳ, trong kiếp trước, thần thái này của cha rất quen thuộc. khi tôi còn nhỏ, mỗi lần ông về nhà đều giở chiêu này ra. Hầu hết là kiểm tra cộng trừ, thỉnh thoảng cũng kiểm tra từ mới.
Không ngờ sau khi sống lại, dựa vào tuổi 40, lại phải cùng cha chơi trò chơi này. Góc miệng tôi lộ ra một điệu cười khổ hạnh. Có điều “thi” kiểu này có thể làm cha vui, thì sao con cái lại có thể không làm.
“Ly ly nguyên thượng thảo.....”
Cha bắt đầu đọc.
A, sao lại là thơ Đường? tôi mới lên lớp 1, chẳng nhẽ trước kia cha đã từng dạy bài thơ này hay sao? Cũng có thể dạy qua rồi, những ký ức thời thơ bé của kiếp trước đã quá xa vời, không thể nhớ rõ ràng như vậy được.
Tôi đọc tiếp lời cha, một mạch đọc hết. Sau đó liền nhìn thấy cha, còn chị hai, chị ba dùng con mắt rất quái dị nhìn tôi, hình như không tin tưởng.
Chết rồi. Tôi đột nhiên nghĩ ra, cha đang kiểm tra chị hai mà. Chị học lớp 5, học qua bài này rồi. xem chừng về sau trước khi mở miệng phải uống lưỡi bảy lần, không cẩn thận là lộ sơ hở ngay.
“Tiểu Quân, con học bài này rồi sao?”
Cha nghi ngờ hỏi.
Tôi ôm đầu, trong cái khó ló cái khôn, liền cười đáp: “Con đã từng nghe chị hai đọc”
Lời giải thích này có thể miễn cưỡng qua mắt được ông.
Cha vui lắm, móc ra một viên kẹo, cười tít mắt nói: “nghe chị hai đọc mà nhớ được, tốt lắm. Thưởng con một viên kẹo”
Đây là chiêu quen thuộc của cha, mỗi lần về nhà, đều mua mấy viên kẹo hoa quả, cho chị em tôi. Thời bấy giờ kẹo nhiều chủng loại lắm, giống như hoa quả, nhưng không ngon bằng, chỉ một viên kẹo, bọc một lớp giấy hoa hoa xanh xanh, gọi là “kẹo bọc giấy”. Trẻ con nông thôn, cả năm cũng chẳng ăn được mấy lần.
Tôi nhận viên kẹo, vui vẻ nhét vào miệng, thật ngọt!
Cha thấy chị em tôi vui vẻ, ánh mắt đầy tình yêu thương.
Ăn loại kẹo bọc giấy hơn mười năm chưa được ăn, tôi đột nhiên có một ý nghĩ mới.
Đã có 5 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Lôi Đế
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Tác giả: Khuyết danh
Chương 5: Lần đầu gặp Chu tiên sinh
Người dịch: Thiên Địa Môn
Nguồn: Sưu tầm
“Cha, con muốn xem sách tranh”
Tôi liếc mắt nhìn cha, thăm dò nói.
Cái gọi là sách tranh, thực ra là tranh liên hoàn, có nơi gọi là sách tiểu nhân. Trong một khoảng thời gian, đây là nguồn đọc bên ngoài chủ yếu của trẻ con. Nhưng trong những năm 1967, yêu cầu này có phần hơi quá đáng. Lúc ấy sách báo cũng ít đến tội nghiệp, đại bộ phận đều là “tuyển tập”, tập nhỏ hơn thì là “Ngữ lục” (tục gọi là sách hồng bảo), những sách khác, bao gồm cả “tu bản luận” của Các-Mác và những tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn đều không dễ gì thấy được.
Cha không ngờ tôi sẽ đề ra yêu cầu này, nên ngẩn ra một lúc.
Tôi không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức nói: “Nghe nói trong nhà Chu tiên sinh có sách tranh, con muốn xem!”
Cha tôi cười, ôn tồn nói: “Nhà Chu tiên sinh có sách, nhưng không phải là sách tranh, con xem không hiểu đâu.”
Thực ra tôi không hy vọng gì tìm thấy sách tôi thích đọc ở nhà Chu tiên sinh, đây chẳng qua là cái cớ, để cha đi thăm Chu điên đang sắp chuyển vận này.
“Không, con muốn xem sách tranh, con muốn xem sách tranh...”
Bất đắc dĩ, tôi bắt đầu dùng đặc quyền của một đứa trẻ bảy tuổi----làm nũng! Chỉ có điều vừa làm nũng vừa nổi hết da gà. Vì chuyện lớn, đành phải dùng cách lằng nhằng này vậy.
Để tăng cường độ của việc làm nũng, tôi thậm chí còn kéo tay cha, lắc qua trái qua phải.
Toát mồ hôi!
Xem ra tôi là thiên tài diễn kịch!
Cha không còn cách nào, đành đầu hàng nói: “Được được được, đi xem đi xem....”
Vì quyết định đi thăm Chu tiên sinh, cha còn phải phí mất một đồng, gọi chú đi hợp tác xã mua hai gói kẹo, bốn cái bánh quýt và một cân bánh. Lại còn nhờ bà ngoại lấy hàng tồn ở trong đáy hộp---thịt bột mỳ muối, cũng đóng thành một gói, rồi còn một cân mỳ, gọi là quà gặp mặt.
Ở nông thôn khi ấy, đây đã là một món quà hết sức quý trọng rồi. Làm cho chị hai cứ trợn trắng mắt lên, nếu như biết có những món đồ ngon thế này, chúng tôi cũng chẳng được ăn mấy lần, vì một câu lạ lùng “muốn xem sách tranh” của tôi, tất cả đều biến thành đồ của người ta rồi.
May thay cha tôi là đứa con có hiểu nổi tiếng, rất hiếu thuận ông ngoại bà ngoại. Ông ngoại vì thế rất ủng hộ.
“Chu tiên sinh là người có học vấn, Phổ Tài cũng là người đọc sách, cũng nên đi xem xem.
Phổ Tài là tên cha tôi. Cha học đến tốt nghiệp trung học, lúc đó cũng được coi là phần tử trí thức rồi. Ông ngoại chẳng được học hành mấy, nhưng rất coi trọng việc học.
Vì phải đi xem phim, nên bà ngoại vội vàng làm cơm tối. Ăn xong, cha tôi dắt chú và ba chị em tôi, chầm chậm đi về Ma Đường Loan. Ông ngoại bà ngoại đã có tuổi, không hiểu tiếng phổ thông trong phim, nhưng muốn đi xem cho náo nhiệt.
Ma Đường Loan cách Liễu Gia Sơn chỉ mấy dặm, cả nhà cười cười nói nói, rất nhanh đã đến nơi. Nông thôn chiếu phim ngoài trời, thông thường chiếu trong sân tập của trường tiểu học thôn hoặc trong sân phơi lớn hơn đó một chút. Bây giờ vẫn còn sớm, mặt trời còn chưa xuống núi, cha dặn dò chú đi tìm bí thư chi bộ thôn cử người giăng màn chiếu. Chiếu phim ở một thôn không dễ dàng, bí thư chi bộ và trưởng thôn đều rất ủng hộ, yêu cầu cử người gì là cử người ấy. Chú tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mười bảy mười tám tuổi, có một cơ hội thể hiện thế này, nhất định rất sẵn lòng.
Chú ấy nhất định không chịu đi gặp Chu điên đâu.
Chị hai chị ba cũng vậy, nên đi cùng chú đến nhà bí thư chi bộ.
Nghiêm túc mà nói, Chu tiên sinh là người ngoại tỉnh. Trước giải phóng, mẹ ông dẫn ông chạy nạn đến Ma Đường Loan, lấy một người nông dân họ Chu, vì thế ông cũng đổi thành họ Chu, nhập hộ tịch ở Ma Đường Loan. Từ nhỏ ông đã cần cù thông minh, yêu thích đọc sách, những năm 50 thi đỗ đại học Nhân Dân, bước được ra khỏi cuộc sống nông dân, trở thành người thành phố. Nghe những người lớn tuổi nói, Chu tiên sinh lúc bấy giờ rất sáng lạn. Nhưng vật đổi sao dời, không ngờ cuộc cách mạng khiến cho Chu tiên sinh bỗng chốc trở lại lốt ban đầu.
Nông thôn lúc bấy giờ không thấy một căn hộ ra dáng. Nhà Chu tiên sinh rất tồi tàn, ba gian nhà đất, dột lỗ chỗ. Sau khi Chu tiên sinh ra tỉnh nhận công tác, ông đưa mẹ ra tỉnh định cư, rồi cũng không sửa lại căn nhà này nữa.
“Chu tiên sinh có nhà không?”
Mặc dù cánh cửa gỗ của nhà Chu tiên sinh chỉ là tạm bợ, nhưng cha vẫn rất lịch sự gõ cửa mấy lần.
“Ai thế?”
Trong cánh cửa phát ra âm thanh mệt mỏi của một người phụ nữ, nhất định là vợ Chu tiên sinh.
“Tôi là Liễu Tấn Tài của thôn Liễu Gia Sơn, đến thăm Chu tiên sinh”
Cha nói rất khách sáo, thậm chí dùng cả chữ “thăm”. Người nông dân khi ấy rất ít khi dùng những lời lẽ văn vẻ như thế. Có điều đã đến nhà người có học thức, cũng không thể biểu lộ mình không có trình độ.
“Ôi chà” một tiếng, cánh cửa gỗ mở ra, một người phụ nữ tóc hoa râm nét mặt mừng rỡ xuất hiện sau cánh cửa.
“Thì ra là thầy giáo Liễu, thật là khách quý, mời thầy vào....”
Cha có chút gì đắc ý. Điều ông mong nhất cả đời là thể diện. Mặc dù bây giờ Chu tiên sinh đã thất thế, nhưng vợ ông dù gì cũng là người đã từng nhìn thấy thế giới rộng lớn bên ngoài, nên thái độ này của bà làm cha thấy thoải mái.
“Thầy ngồi đi....Ối chà....Thầy khách khí quá, hàng xóm láng giềng, đến chơi còn mang quà cáp gì nữa? Ông ơi, ông ơi, mau ra đây, Thầy Liễu đến này....:
“Có gì mà lạ?”
Cùng với âm thanh trầm ấy, Chu tiên sinh chầm chậm bước ra, đeo một cái kính gọng đen, tóc bạc hoa râm, râu ria xồm xoàm, nhưng vẻ mặt lại rất kiêu hãnh. Đương nhiên, không phải kiêu ngạo, mà là nét kiêu hãnh của một người có học.
“Chu tiên sinh”
Cha vội vàng đứng dậy, chào rất cung kính.
Trong máu thịt, cha cũng có cái kiêu hãnh của người có học, nhưng đứng trước người có học vấn cao hơn mình, lại rất cung kính.
“Là Tấn Tài à, mời anh ngồi”
Chu tiên sinh vẫn lãnh đạm thế, nhưng có thể thấy rằng, ông không cảm thấy khó chịu trước hai người khách không mời mà tới này. Ông là người có vai vế trong giới học thuật phản động, chưa từng nhún nhường, ngày thường sao có thể có ai đến thăm?
“Chu tiên sinh, đây là con tôi, nào, gọi bác Chu đi con”
Tôi rất tự nhiên, giòn giã gọi mấy tiếng “Bác Chu”, còn chắp tay vái chào.
“ôi ôi, đứa trẻ này thật ngoan, tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?”
Chu tiên sinh còn chưa mở miệng, bà Chu đã liên miệng tán dương.
Không biết tại sao, hai vợ chồng nhà ông không có con. Bà Chu vì thế rất thích trẻ con.
Tôi lại chào một lần nữa, kính cẩn đáp: “Bác gái, cháu là Liễu Tuấn, năm nay bảy tuổi.”
Lúc này, không chỉ có cha cười không khép được miệng, mà bà Chu cũng rất ngạc nhiên, ngay cả Chu tiên sinh cũng lộ ra nụ cười hiếm hoi.
“Ừ, Liễu Tuấn. Tốt lắm, nói cho bác biết, cháu đã đi học chưa?”
“Rồi ạ. Cháu học lớp 1 ở trường tiểu học Liễu Gia Sơn.”
“ồ, học lớp 1 rồi à, học được mấy chữ rồi? Biết làm tính không?”
Tôi cười, trả lời thận trọng: “Cháu học chữ rồi, cũng học tính rồi.”
“ồ, thế thì bác đố cháu một chút nhé”
Ngất xỉu mất!
Sao người có học lúc đó đều như thế? Nghĩ lại thế kỷ 21, con cái bạn bè lần đầu đến chơi, phải vội vàng cho hồng bao. Làm gì có chuyện như Chu tiên sinh, không có kẹo cũng không có hồng bao, chỉ có kiểm tra? Chán thật!
“Ba cộng một bằng mấy nào?”
Khỉ thật! Xỉu mất thôi, đúng là xem quan như dân, nhìn đời bằng nửa con mắt. Dù có là kiểm tra học sinh lớp một, thì cũng đừng xem tôi như đứa không biết gì chứ.
Dù tôi oán thầm trong bụng, nhưng trên mặt vẫn giữ vẻ cung kính, thật thà trả lời: “bằng bốn”
Sau đó Chu tiên sinh còn hỏi mấy câu nữa, tất nhiên tôi trả lời được hết.
Cha tôi thì đắc ý rồi, cười nhắc nhở: “Chu tiên sinh, Tiểu Quân biết tính cộng từ số nguyên trong phạm vi 1 vạn rồi. Còn biết đọc thơ Đương nữa đấy.”
“Vậy à?”
Chu tiên sinh bỗng thấy thú vị, cười hỏi: “Tiểu Quân à, cháu biết bài thơ Đường nào? Đọc một bài cho bác nghe xem nào?”
Lần này làm thế nào đây. Ý tôi là muốn cha và Chu tiên sinh thân nhau hơn, ai biết Chu tiên sinh lại bám lấy tôi hỏi không ngớt thế này. Xem ra ông cũng không phải con mọt sách không gần được.
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.”
Tôi suýt nữa đọc “Đằng vương các tự” của Vương bột cho ông nghe. Nghĩ đi nghĩ lại lại thôi. Nếu phô trương thế, không phải thần đồng cũng là quái vật rồi. Có khi lại bị bắt đi nghiên cứu!
“Bạch nhật y sơn tẫn, hoàng hà nhập hải lưu, dục cùng thiên lý mục, canh thượng nhất tằng lâu”
Chu tiên sinh thì không sao, cha thì ngạc nhiên lắm: “Tiểu Quân, sao con biết bài thơ này?”
Hỳ hỳ, tôi đã sớm liệu được cha sẽ hỏi, liền tự nhiên trả lời: “Cha, là cha dạy con mà. Ngày trước cha đã đọc bài này cho con nghe”
“Cha đã từng đọc sao....Cha đọc một lần mà con đã nhớ rồi à?”
Cha càng ngạc nhiên hơn.
Tôi cười: “Cha đọc mấy lần rồi. Bài này cũng không khó nhớ”
“hà hà, vừa nghe qua đã nhớ, Tấn Tài, con trai anh thật là kỳ tài!”
Chu tiên sinh tán dương không ngớt.
Cha ngẩn người một lúc rồi cũng cười theo. Dù gì không thể vì một bài thơ mà ông nghĩ đến “du hành vượt thời gian”. Hơn nữa ông cũng không biết đó là cái gì.
“không giấu gì Chu tiên sinh, Tiểu Quân hôm nay muốn đến xem sách tranh...”
Xỉu mất!
Cha, cha đúng là thật thà quá, sao lại bộc trực đến thế? ừ, vì con trai muốn xem sách, nên đến đây thăm. Nếu con trai không muốn xem, tất nhiên cũng chẳng thèm để ý đến Chu điên như ông. Đây chẳng phải là cố tình tìm phiền phức sao?
Ai ngờ được Chu tiên sinh cũng không phải là người như thế, ông không cảm thấy ngược đời, cười nói: “vậy à, nhưng phải làm Tiểu Quân thất vọng rồi, chỗ tôi không có tranh liên hoàn.”
Tôi tranh nói: “nếu không có tranh liên hoàn, sách khác cũng được”
Đây là lời nói thật tâm của tôi. Nếu từ nay về sau cứ bắt tôi phải nhìn “vở từ mới”, thật là khó chịu. Thà mượn vài quyển sách của Chu tiên sinh về xem còn hơn.”
Chu tiên sinh nhìn tôi rất kỳ lạ, rồi đứng dậy.
“Vậy được, Tiểu Quân, cháu cùng bác đến đây.”
Đã có 6 Thành viên nói CÁM ƠN đến bài viết rất có ích của Lôi Đế