Sáng hôm ấy, mọi người giúp việc hãng trà “Châu Chính Phương” ở Ðài Bắc, đang chăm chú làm việc, bỗng có người từ trong nhà ra cho hay: Bà chủ phải ra phi trường Tùng Sơn, vào đúng ba giờ chiều naỵ ông quản lý cần chú ý ngay từ bây giờ để chuẩn bị mọi chuyện và mướn xe taxi
Người truyền lệnh bà chủ, đó là cô sen Lệ Quyên. Dặn mọi người rồi, Lệ Quyện quay gót, ung dung yểu điệu trở vào nhà trong. Lập tức, mọi người ngoài này bàn tán rộn ràng ... Mấy người đứng tuổi, mấy bà mấy cô làm việc ở đây từ lâu, khẽ hỏi nhau: “Bà chủ thường ngày rất hiếm xuất hiện, không mấy khi bà ra khỏi lầu, bước xuống nhà, vậy mà nay lại dùng taxi ra tận phi trường, chắc hẳn có chuyện rất quan trọng?”
Chiều nay, chắc có nhân vật tiếng tăm nào đến Ðài Bắc, nên một phụ nữ chuyên sống giữa chốn buồng khuê tịnh mịch phải ra khỏi nhà để đi xem mặt? Hoặc giả bà ta phải đi đón rước một vị đại quí khách, một vị ân nhân nàỏ Hay là bà tiễn chân một người chí thân, lên phi cơ xuất ngoạỉ
Người trong nhà bà, chẳng ai đoán được cả. Họ chỉ còn biết ngó về ông quản lý để dò xét.
ông quản lý này họ Ngô, tên Lộc Tuyền, là người cai quản hết thảy công việc trong hãng chế tạo trà nàỵ ông là người thân tín nhất của bà chủ. Kể từ ngày ông chủ Châu Chính Phương qua đời cách này hai mươi năm, thì Ngô Lộc Tuyền gần như trở thành “ông chủ” của hãng trà này vậỵ Danh chỉ là quản lý, nhưng phận sự thì chẳng khác gì chủ nhân. Bởi vì, chẳng những bà chủ giao hết thảy tài sản họ Châu cho ông trông coi, kinh doanh, kế toán, quyết định thâu người vào, phát tiền ra ... mà ngay đến những vấn đề riêng trong gia đình bà cũng nhờ cậy ông định đoạt.
Sở dĩ ông quản lý Ngô Lộc Tuyền được tin cậy như thế, là vì trước kia, từ cái hồi ông bà Châu Chính Phương còn buôn bán nhỏ, thấy cậu trai Ngô Lộc Tuyền hàn vi và không có gia đình, ông bà cho về ở chung, góp sức làm ăn, và coi Tuyền như em ruột. Ngày nay, ông Chính Phương đã qua đời, bà Phương, coi ông Tuyền như em chồng, và các con bà coi ông như chú ruột vậỵ
Ðối lại, chẳng những ông quản lý thân tín coi bà Phương như chị dâu, mà ông còn tận tụy trong việc làm giàu cho họ Châu, chăm lo từng li từng chút.
Mọi người làm công ở hãng trà cũng như kẻ ăn người ở trong gia đình, đều chỉ biết tiếp xúc với ông quản lý “kiêm quản gia” Ngô Lộc Tuyến, chứ không mấy khi gặp mặt bà chủ góa chồng, mặc dù họ rất kính mến bà.
Bấy giờ, ông Tuyền được cô sen Lệ Quyên nói cho biết ý bà chủ, ông liền tạm gác công việc thường lệ, chăm chú xem đồng hồ, chuẩn bị mọi thứ. Rồi đến hai giờ ba mươi chiều, ông quay điện thoại đến hãng xe quen, dặn rằng: đến ba giờ kém năm phút, thì cho một chiếc taxi đến cửa hàng trà để đi phi trường. ông Tuyền còn dặn thêm: Lần này mướn xe để bà chủ đi, nên yêu cầu hãng cử người tài xế lái giỏi và thận trọng.
Gọi xe rồi, ông quản lý mở ngăn kéo lấy ra một tờ giấy màu hồng, trông như lá cờ hình đuôi nheọ ông mài mực giậm bút, viết lên giấy bảy chữ lớn:
“Hoan nghênh Lâm Thanh Thanh tiểu thư!
- Cô Lâm Thanh Thanh là ai nhỉ?
Mọi người làm công việc trong hãng đều khẽ hỏi nhau như thế.
ông quản lý họ Ngô không để ý đến sự thắc mắc của họ. ông chận tờ giấy trên mặt bàn một lúc cho mực khô, rồi lấy một cành trúc nhỏ, dán tờ giấy lên đầu cành, làm lá cờ, và cuốn lại cẩn thận.
Ðến hai giờ năm mươi phút, những tiếng dép guốc vang lên từ phía trong hành lang. Mười bảy người làm công biết rằng bà chủ và những người tùy tùng sắp bước rạ Họ liền chăm chú vào công việc, ông quản lý bước vào chỗ cánh cửa bên trong, tay cầm lá cờ cuộn lại đứng đợị
Bà chủ bước ra khỏi phòng, mọi người đều sáng mắt lên, kính cẩn nhìn, trong khi bà chủ mỉm nụ cười như chào hỏi khuyến khích họ. ông quản lý, người thường ngày tiếp xúc với nữ chủ nhân, lúc này cũng phải ngạc nhiên:
Một quả phụ bao năm tự giam mình giữa bốn bức tường của lầu cao gác kín, gương mặt luôn u buồn trầm mặc, như không còn tha thiết gì đến mọi sự trên đời ... hôm nay bỗng đổi khác hẳn. Ðã chịu khó tìm ra tận phi trường lại vui tươi hớn hở từ nhà trong ra nhà ngoài, tự hồ cõi lòng lạnh lẽo âm u bỗng vừa mọc lên một vầng dương xán lạn ấm áp vậy! Dáng điệu bà chủ tuy vẫn ôn nhu chậm rãi, nhưng ai ai trông thấy cũng phải đoán chắc: bao nhiêu nỗi ưu tư phiền muộn nhớ nhung đều đã biết hết khỏi tâm tư bà. Gương mặt tròn, đôi má còn đầy đặn, mặc dù khi cười có nổi nhẹ vết nhăn, hôm nay trông bà trẻ lại mấy tuổi, khiến người ta như quên đi, không chú ý đến những sợi tóc bạc xen lẫn trong hai lọn tóc mai của bà. Lại thêm cái mũi thẳng dọc dừa, đôi môi còn hồng hồng và đôi mắt sáng rỡ, càng biểu lộ một tâm trạng vui mừng khoan khoáị
Ði theo ngay sau lưng bà chủ là “cô hai” Châu Uyển Hoa, lộng lẫy trong cái “rốp” màu vàng ánh, bó sát lấy ngườị Mái tóc cô hớt ngắn chấm vai, trong non trẻ nhí nhảnh, nhưng gương mặt tròn đầy cái mũi dọc dừa, đôi môi hồng, đôi mắt tròn đen lay láy dưới cặp mày liễu, khiến người ta nhận ngay ra rằng: Toàn thân cô là hình ảnh trung thực của bà chủ hồi niên thiếụ Thấy mẹ hôm nay vui tươi khác thường Uyển Hoa cũng nhoẻn miệng cười theo, khiến cặp môi hồng hé lộ ra hai hàm răng nhỏ nhắn đều đặn và trắng bóng, ăn nhịp với đôi mắt sáng ngờị Người bước ra sau chót là “cậu cả” Châu Quốc Hùng với gương mặt sáng sủa, cặp mắt mở to dưới đôi chân mày hơi đậm nét. Tầm vóc cậu cao lớn, với đôi vai đầy đặn, bộ ngực nở nang, trông có vẻ một thanh niên ham chuộng thể thaọ Cậu vận chiếc áo vét bằng flamelle trắng và cái quần màu xám đen, điệu bộ ung dung, dáng vẻ xinh trai thanh lịch.
Một người làm công đứng tuổi thấy thế, khẽ bảo người bạn đứng cạnh:
- Chà! Chủ mẫu xuất du, lại điều động cả “kim đồng ngọc nữ” đi theo nữạ Xem tình hình này, thì cô Lâm Thanh Thanh nào đó, hắn không phải người khách tầm thường.
- Sao hôm nay bà chủ có vẻ vui mừng đặc biệt! Tôi làm việc ở đây đã mười một năm. Nay là lần thứ nhất, tôi mới thấy bà chủ nhoẻn miệng cườị
Bà Phương dẫn hai con qua nhà ngoàị Một chiếc taxi đợi sẵn ở lề đường, ngay trước hãng. ông quản lý Tuyền bước ra trước, giúi lá cờ vào tay Quốc Hùng rồi ghé tai hắn nói nhỏ mấy câụ Ba mẹ con họ Châu cùng ngồi vào băng sau của chiếc xe rộng lớn. Xe nổ máy chuyển bánh ... Bà Phương liền quay về bên trái hỏi con trai:
- Vừa rồi chú Tuyền nói gì với con đó?
Rồi bà tươi cười trỏ tay vào lá cớ giấy cuộn tròn. Quốc Hùng à một tiếng, mở lá cờ ra cho mẹ xem:
- Chú nói rằng: hôm nay đi đón cô Thanh Thanh, mà chưa một ai biết mặt cô ấy cả, nên chú làm sẵn lá cờ này, để khi trông thấy các hành khách từ phi cơ bước xuống, thì giơ cao lá cờ lên. Và cô Thanh Thanh sẽ nhận ra được những người đến đón tiếp cộ
Bà Phương gật đầu khen:
- Ừ, phải lắm. Chú Tuyền làm việc gì cũng tính trước liệu sau thật chu đáọ
Uyển Hoa đã cố nén thắc mắc, mà không được, nên bấy giờ cô gái nhíu mày hỏi:
- Má! Con thật khó hiểu: Cô Lâm Thanh Thanh, là ai vậy hả má?
- Là ... cô Lâm Thanh Thanh!
Bà Phương vui vẻ nói trêu chọc con gái:
- Con không thấy trên lá cờ này đã viết sẵn tên họ cô ấy ra saỏ
Rồi bà phá lên cườị Anh em Quốc Hùng, Uyển Hoa ngơ ngẩn nhìn nhau, chẳng hiểu ý mẹ ra saọ
Bấy giờ bà Phương mới giảng giải:
- Các con chưa phải lo làm ăn, nên không nhớ: Hồi tháng mười một năm ngoái, một ông thương gia Hoa Kiều ở Tân Gia Ba về nước, tìm đến hãng trà nhà ta để tìm hiểu, và ngỏ ý muốn làm đại lý thứ “ngũ khanh thanh trà” do nhà mình đặc chế, để bán ở bên ấy đó! Tên ông ta là Lâm Ngọc Thành. Có lẽ các con quên rồị
Thật thế, Uyển Hoa đã quên hẳn vụ nàỵ Quốc Hùng cũng chẳng nhớ được nữạ Nhưng bà Phương đâu có cần nghe hai con trả lờỉ Bà hoan hỉ nói tiếp, giọng trịnh trọng hơn, như tuyên bố một việc thật to tát quan hệ:
- Thanh Thanh là con gái duy nhất của ông Lâm Ngọc Thành. ông ấy chỉ sinh được một mình nó mà thôị
- A! Thế đấỵ
Hai anh em cùng chỉ biết đáp lại vắn tắt như vậy, bà Phương kể thêm:
- Ba má với ông Thành vốn là người đồng hương, từ nhỏ sống ở làng Tháp thôn, quận Tuyền châu, tỉnh Phúc Kiến. Họ Châu nhà ba, họ Ngô nhà má, và họ Lâm nhà ông Thành cùng ở thôn ấy, cách nhau chỉ vào khoảng chín mười nhà.
Quốc Hùng tò mò hỏi:
- Nếu vậy, ba má với ông Thành đã quen thân với nhau từ nhỏ?
- Thật ra thì không ...
Nói đến đây, không hiểu sao mặt bà Phương bỗng ửng hồng. Bà ngập ngừng một chút:
- Hồi còn sống ở làng quê, thì không quen thân. Mãi về sau ra đời làm ăn, gặp nhau ở nơi xa, rồi mới nhận biết. Cách đây hơn hai mươi năm, ông Thành đã di cư xuống miền Nam Hảị ông chỉ sinh được một mình con Thanh Thanh ...
Rồi bà nói tự nhiên lưu loát:
- Thanh Thanh học ban Tú tài ở Tân Gia Bạ ông Thành đã dự tính từ trước: thế nào cũng gửi nó về Ðài Loan học Ðại học.
- A! Con hiểu rồi (Quốc Hùng mau mắn xen vào) Thế là nay cô Thanh Thanh từ hải ngoại về cố quốc trọ học.
Bà Phương quay nhìn con trai, rồi nói:
- Phải, bởi vì ông Thành chỉ có một mình nó, coi như hòn ngọc vô giá trên tay, nên không dám khinh xuất để cho nó về nước một mình. Cho đến ngay gặp nhà ta, tin tưởng ở tình đồng hương, cựu giao, lại nghĩ hai nhà cùng có sản nghiệp, có cơ sở kinh doanh, và có liên lạc làm ăn với nhau, ông ấy mới một hai nhờ má trông nom nó giùm. Phó thác nó cho má, ông ấy coi như phó thác, cả tính mạng vậy! Cảm động vì lòng tin cậy của ông Thành, má phải nhận lời cho Thanh Thanh trọ học ở nhà tạ Và nay ông ấy cho nó về nước ...
Quốc Hùng nghe mẹ kể rõ sự thể, mặt mày hớn hở:
- Cô Thanh Thanh thích được sống ở nhà ta, hả má?
- Lẽ đương nhiên.
Bà Dương quay về bên mặt, nhìn con gái:
- Thanh Thanh đến đây, thì con Hoa có bạn, Hoa à! Nó lớn hơn con mấy tuổi, con nên gọi bằng “chị Thanh” nghe!
Uyển Hoa cố ý quay mặt nhìn qua cửa kính xẹ Cô gái dẩu mỏ, thầm nhủ:
“Con thèm khát kết bạn với cô ấy à? Con hiếm bạn lắm saỏ”
Nghe Lâm Thanh Thanh tìm đến, mẹ cô hớn hở vui mừng đến thế này saỏ Tính con gái, đa số đều như thế. Bởi ngày thường rất được mẹ cưng nuông, nên lúc này thấy mẹ tỏ ra yêu mến một cô gái xa lạ, thì Uyển Hoa phải thầm ... ghen trong lòng. Và cô cất tiếng lạnh lùng hỏi:
- Bà thân sinh của cô ta thì saỏ Bà ấy chịu để cho con gái về Ðài Loan học suốt bốn năm đại học ử
Nghe con hỏi, bà Phương bỗng thẫn thờ, rồi sắc mặt kém vui:
- Mẹ nó đã mất từ lâu rồị
Chiếc xe chạy uốn vòng, rồi từ từ đậu lại trước cửa phi trường quốc tế Tùng Sơn. Châu Quốc Hùng đẩy cửa xe bước ra cửa, rồi cúi xuống đưa tay vào dắt mẹ rạ Châu Uyển Hoa cũng dìu dẫn ở sau lưng mẹ. Cửa xe đóng cái “phắc” phía sau, bà Dương đã muốn hoa mắt vì cảnh nhộn nhịp phía trước. Thôi thì đủ màu quần sắc áo, đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ ... Cả một rừng người đang chen chúc. Người sửa soạn ra đi, người hồi hộp đón chờ kẻ tớị
Quốc Hùng và Uyển Hoa đi kèm hai bên, dẫn mẹ len qua đám đông, tiến vào phòng ăn của phi cảng. Quốc Hùng đang toan gọi ba ly nước ngọt, thì bỗng nghe tiếng máy phóng thanh vang lên:
- A lô! Quý vị chú ý: chuyến bay của Quốc Thái hàng không công ty từ Tân Gia Ba, ghé Hương Cảng, chỉ còn năm phút nữa là tới Ðài Bắc!
Bà Phương lắng nghe rất chăm chú, rồi bỗng đứng bật dậy khỏi ghế, như có lò xo nẩy lên. Bà rối rít kêu con:
- Chỉ còn năm phút nữa thôi! Mẹ con ta phải ra sân bay ngay đi!
Quốc Hùng kêu một tiếng “Má”, rồi tủm tỉm cười, giải thích:
- Mẹ và các con hiện đang ở sân bay đây rồi, còn gì? Năm phút nữa phi cơ đến, thì phải mười phút nữa mới hạ cánh xuống được. Rồi còn khám xét hành lý, kiểm tra giấy tờ thủ tục ... Cho đến khi cô Thanh Thanh bước vào, thì phải nửa giờ. Má đừng vộị Hãy giải khát ở đây chút đã, rồi ra đón cô ấy cũng vừạ
Bà Phương phản đối:
- Không được! Ðã tới đón, thì phải ra ngaỵ Kẻo rồi Thanh nó từ phi cơ bước xuống, nhìn ngang ngó dọc chẳng thấy ai vẫy gọi, nó biết làm saỏ
Hùng còn toan khuyên mẹ nữa, nhưng bà Phương không để hắn nói thêm; sắc mặt bà hồng hào, đôi mắt bà sáng lên, tíu tít hối hả, tay trái nắm lấy Hùng, tay mặt núi kéo Uyển Hoa, lật đật tiến đến chỗ đài tiếp đón. Ba mẹ con len lách qua đám đông, và lát sau thì đứng ở hàng đầụ
Ngửng mặt lên, thấy chiếc phi cơ phản lực của công ty hàn không Quốc Thái đang lượn vòng dưới nền trời xanh điểm mây trắng. Lát sau nó chúi mũi, từ từ hạ xuống, đặt bộ bánh trên phi đạo Tùng Sơn. Châu Uyển Hoa đưa ánh mắt lạnh lùng, thờ ơ nhìn, nhưng ánh mắt bà Phương thì sáng rực, sắc mặt khi hồng hào, khi nhợt nhạt. Bà chăm chăm nhìn chiếc phi cơ sáng loáng vừa dừng lại trước những tiếng reo mừng của nhiều ngườị Luồng khói đen ở sau phi cơ đã tan hết, cơn bão gió đã tắt, lập tức hai cái thang được nhân viên phi trường đẩy tới hông tàu, một cái áp vào phía đầu, một cái áp vào phía cuốị
Bà Phương không hề quay cổ lại, cứ dán mắt nhìn phi cơ, miệng bảo hai con:
- Thanh Thanh nó sẽ xuống thang ở phía đầu kia! Trong lá thư hôm nọ, ông Thành đã nói rõ: Thanh nó lấy vé hạng nhất, nó đi cùng với mười mấy cô bạn học. Cả bọn đều xuống thang từ phía đầu tàụ
Uyển Hoa cười thầm trong bụng:
- Sao mà “cụ” nhớ kỹ thế? Không quên một tí!
- Có người từ phi cơ bước ra rồi kìa!
Châu Quốc Hùng vui vẻ kêu lên như thế, rồi sực nhớ đến lá cờ giấy cuộn tròn, hắn cầm ở taỵ Chung quanh mình đông nghẹt người, hắn phải loay hoay mãi mới mở được lá cờ ra, giơ lên thật caọ Lá cờ bay phất phất trước gió.
Bà Phương xúc động, đôi mắt nhìn tròn xoe, nhón chân, vươn dài cổ lên và nhìn chăm chăm ra phía trước, miệng hỏi liền liền:
- Ðâu? Nó đâu? Thanh nó đâu?
Quốc Hùng trấn tỉnh mẹ:
- Hễ trông thấy lá cờ này, ắt cô ấy lập tức tìm đến chúng ta mà!
Nhưng bà Phương không nghe lời con, vẫn nhón chân vươn cổ, trố mắt nhìn cho thật kỹ. Trước hết, ba bốn người âu Mỹ bước xuống thang. Máy ảnh bấm loang loáng. Rồi lại đến cái ông bộ tịch nào đó, bụng to phè phè, mặt phì phì, đầu mập hum húp, đứng choáng ngay cầu thang, phưỡn ngực ra lấy điệu, để được chụp hình. Bà Phương nóng ruột quá! Máy hình lóe lên rồi, ông ta mới ì ạch bước đị Và lập tức mười mấy cô thiếu nữ vận áo hồng tươi, áo tím nhạt, nối nhau bước xuống. Cô nào cô nấy nhí nhảnh như hoa xuân cười gió, lôi cuốn hết thảy các cặp mắt đổ dồn vào
Quốc Hùng giơ lá cờ cao thêm nữa ... Rồi bà Phương soi rọi ánh mắt vào đám nữ sinh, bỗng nhận được cô gái mà bà háo hức đón chờ! Bà kêu lớn lên:
- Thanh Thanh!
Nhưng chợt thấy đôi chân bà mềm nhũn, muốn khuỵu xuống, bà nhắm mắt lại, như không chịu đựng nổi cơn vui mừng quá khích động. Người bà nghiêng ngả vào vai cậu con trai Quốc Hùng giật mình, buông rơi lá cờ giấy đưa tay dìu đỡ mẹ; trong khi Uyển Hoa nẩy người lên vì kinh ngạc. Cô vừa nhận ra một thiếu nữ, mặt mũi vóc dáng trông hao hao giống như hình bóng của chính cô trong gương vậỵ
Ðó là Lâm Thanh Thanh ...
Tối hôm ấy, ở trong nhà họ Châu, trên tầng lầu chính, bà Phương sai bầy một bữa tiệc lớn, để mừng đón Thanh Thanh, tức là tiệc “tẩy trần” vậỵ
Trong phòng tiệc, đèn đuốc sáng trưng. Trên cái bàn bát tiên trải khăn ăn trắng tinh trắng muốt, những chén dĩa bằng bạc lấp lánh bầy ra cạnh những đôi đũa ngà voi óng ả, lại thêm những bát sứ với nước men quí giá, những ly pha lê trong suốt phản chiếu ánh đèn.
Uyển Hoa và Quốc Hùng từ hai buồng riêng bước ra, cùng tiến vào phòng tiệc một lúc. Nhìn bàn tiệc thịnh soạn, cả hai cùng ngây ngẩn. Uyển Hoa tinh nghịch, le lưỡi nháy mắt, rồi ghé gần tai Quốc Hùng nói nhỏ:
- Em thấy như má bầy tiệc để đón ... nàng dâu vậy!
- Ðừng nói nhảm!
Quốc Hùng gắt em gái một tiếng, rồi mặt đỏ rần rần.
ông quản lý Ngô Lộc Tuyề coi việc đãi tiệc, và đồng thời cũng là người duy nhất được dự, ngoài gia đình họ Châụ ông từ nhà dưới lên, dẫn theo hai người hầu bàn vận đồ trắng tinh, bưng các món cao lương mỹ vị. Uyển Hoa thấy ông bận rộn luôn tay, liền ghé đến, nắm tay hỏi;
- Chú Tuyền ơi, làm saỏ Hôm nay đặc tiệt ngoài đem về ử
ông quản lý bình thản đáp:
- Phải! Ðặt làm nguyên một tiệc. Bà đã đặc biệt căn dặn, phải lựa nhà bếp thật giỏi, đặt món ngon vật lạ đưa về. Cô Hai à, tối nay chúng ta nhờ có cô Thanh Thanh, mà được ăn uống vui vẻ. Rồi lát nữa cô xem, món ăn thật tuyệt!
Dứt lời ông cười khanh khách, rồi đi tìm Lệ Quyên, bảo cô sen này vào phòng trong mời bà chủ và cô khách quí ra dự tiệc.
Châu Uyển Hoa đứng trơ tại chỗ, ngẫn ngơ suy nghĩ. Ðôi mày liễu của cô khẽ nhíu lạị Tiếp đãi một cô gái xa lạ đến ở nhờ, sao mẹ cô đón tiếp nồng nàn, thiết đãi long trọng quá? Thật là điều khó hiểụ Nay là lần đầu tiên trong đời, cô không hiểu nổi chính người mẹ ruột của cộ
Chốc lát, từ phòng chính ở phía trong, có tiếng cười tiếng nói ríu rít của bà chủ và cô khách quí họ Lâm. Quốc Hùng và Uyển Hoa không bảo nhau, mà cả hai cùng bước vào mấy bước. Cô sen Lệ Quyên khúm núm đi ra, vén cao bức màn cũ kỹ thêu hoa thêu phượng, rồi bà Phương xuất hiện, bàn tay thân ái nắm tay Thanh Thanh dẫn rạ Một già một trẻ kề vai sánh bước, tiến vào phòng tiệc.
Thanh Thanh lúc ấy đã cởi áo dài Trung Hoa (kỳ bào) vận chiếc “rốp” mày cánh chấu, đúng mốt âu Mỹ, đeo giây chuyền lóng lánh trước ngực. Tân Gia Ba vốn nóng nực hơn Ðài Loan, Thanh Thanh lại hơn Uyển Hoa ba tuổị Lúc này, Uyển Hoa nhận xét về điểm khác biệt giữa mình và cô gái lạ.
Lâm Thanh Thanh cao hơn Uyển Hoa nửa cái đầu, cơ thể nảy nở, với những đường cong nét uốn tuyệt vờị Trông nàng giống như một quả táo hồng đã chín mùi, tươi mát thơm tho hấp dẫn bất cứ ai gần gũị
Khác nhau chỉ có thế. Ngoài ra, từ mặt mũi, tóc tai, ánh mắt, mầu da, cho đến dáng điệu cử chỉ ... nếu người ngoài trông thấy, ai ai cũng phải đoán rằng: đây là hai chị em ruột.
ông Quản lý trở ra dự tiệc và bồi tiếp. Sau mấy lần nhún nhường và bị ép nài mãi, Thanh Thanh nể tình bà chủ, ngồi phía trên với bà. Quốc Hùng và ông quản lý ngồi đối diện ở hai bên cánh dướị Uyển Hoa ngồi ở ghế dưới cùng.
Già trẻ trai gái năm người cùng nhau thưởng thức những món nấu khéo, hương vị khoái khẩụ Bà Phương phá lệ thường, gọi cô Lệ Quyên mở một chai rượu Champagnẹ
Sau vài tuần rượu, bàn tiệc vui nhộn hẳn lên. Bà Phương nhoẻn miệng cười liền liền, vừa cười vừa nói, vừa gắp thức ăn tiếp cho Thanh Thanh và thúc giục nàng ăn nhiều, nhiều nữạ ông Tuyền thấy thế, phải nghĩ đủ cách gợi chuyện Quốc Hùng và Uyển Hoa, để cậu, cô hai chăm nói chuyện hơn. Ðược mời rượu và uống cạn mấy ly, ông quản lý hãng trà kiêm quản gia này còn kể lại những chuyện ngộ nghĩnh vui vui của Quốc Hùng, ngày hắn còn bé bỏng. Cả nhà phá lên cười, rồi người nọ xướng người kia họa, khiến không khí càng náo nhiệt, tiệc rượu càng ồn àọ Thế là cô khách quí Thanh Thanh hết bẽn lẽn rụt rè, Uyển Hoa quên cả nỗi nghi ngờ thắc mắc. Quốc Hùng quên bẵng lời nói sỗ sàng của em gái vừa nãy và hết giận luôn. Bầu không khí ấm ách khó thở lúc ban đầu, như đã được từng đợt gió xuân mát mẻ, thổi lùa ra bên ngoài hết cả. Dần dần, Uyển Hoa cảm thấy Thanh Thanh có những điểm tươi vui hấp dẫn. Nàng tuy sinh trưởng ở phương trời xa, cuối miền Nam hải, nhưng vẫn thuộc lòng những tập tục lễ phép của tổ quốc, với những tập quán của giống nói từ ngàn xưạ
Nàng có phong độ thanh lịch, lại biết tôn trọng người khác. Và bởi dung mạo của nàng giống Uyển Hoa, nên nàng chuyện trò rất nhiều với cô con gái chủ nhân. Rốt cuộc, trong tiệc Thanh Thanh với Uyển Hoa lại là hai người nói chuyện nhiều nhất.
Nghe Thanh Thanh kể chuyện, Uyển Hoa mới được biết cuộc sống của kiều bào ở hải ngoại như thế nàọ Những giới nào sung sướng về vật chất nhưng tâm hồn vẫn buồn luôn hướng về Tổ Quốc Trung Hoạ Những giới nào nghèo khổ, những hạng người nào bị ngoại nhân lấn át, những mối lo buồn của đa số kiều bào là những gì ...
Riêng phần Thanh Thanh, từ nhỏ đã mồ côi mẹ, lại chẳng có anh em chị em nào cả, đời sống tinh thần càng buồn hơn. Nàng nói: Sống ở Tân Gia Ba suốt hai mươi năm qua, chưa có ngày nào mà nàng được vui thích như ngày hôm naỵ Nàng kể lể tỉ mỉ, với tất cả vẻ thành khẩn thật thà, khiến người nghe thấy rõ nàng đang khao khát tình bạn chân thành và bầu không khí em ấm trìu mến.
Anh em Quốc Hùng Uyển Hoa ngồi nghe, cảm động sâu xạ Còn bà Phương, nước mắt đã ứa ra đầy tròng lúc nào không biết.
Ở Tân Gia Ba, gia đình nàng thường nhất chỉ ăn cơm Tây; hôm nay lần đầu tiên nàng được thưởng thức những món ăn nơi quê nhà, nàng luôn mồm tấm tắc khen ngon và thú vị.
Cơm nước xong, mọi người còn khoan khoái trò chuyện trong bầu không khí ấm cúng, thân ái như người trong một gia đình vậỵ Ðến chín giờ, Lệ Quyên bước lên thưa:
- Thưa bà, buồng khách đã dọn xong xuôị
Bà Phương không nghĩ ngợi, lên tiếng bảo ngay:
- Không, cô Thanh Thanh ngủ với tao!
Anh em Quốc Hùng Uyển Hoa giật mình ngơ nhác, và ngay đến ông quản lý Ngô Lộc Tuyền cũng hoàn toàn không ngờ bà chủ quyết định như thế. Bà ngủ chung với Thanh Thanh ử Lạ chưả Cái buồng riêng rộng lớn của bà xưa nay giống như một tòa thành phòng giặc. Khắp mọi người trong nhà đều coi đó là nơi cấm địạ Ngay đến Quốc Hùng với Uyển Hoa cũng không dám thiện tiện bước vàọ Thế mà nay ... như thế!
Lâm Thanh Thanh không biết rõ cái vinh dự và niềm cưng yêu đặc biệt bà Phương dành cho nàng, nên nàng thấy hơi khó nghĩ. Nàng vốn hy vọng được ngủ chung, và ở chung buồng với Uyển Hoa, như vậy không những tiện lợi, mà còn dễ gây tình thân mật với cô gáị Nhưng rồi nàng không tiện nói ra ý muốn.
Nhắc lại, hồi nãy nàng đã được đưa vào nằm nghỉ trong cái buồng thâm u cổ kính ấy rồị Vừa thay áo nàng vừa ngắm đồ đạc bài trí nơi đây, từ cái giường chạm trổ công phu đến những bức màn thêu hoa thêu phượng; từ bộ đồ sứ cổ xưa đến chiếc ghế quí, mầu hồng vân nâụ Ðứng giữa buồng quan sát bốn bề, nàng có cảm giác như mình mới bước vào một viện bảo tàng nho nhỏ.
Bấy giờ trở vào đi ngủ, bà Phương ngấm chút men rượu, đôi má đầy đặn ửng hồng dưới ánh đèn, ngồi xuống chiếc ghế gỗ hoa màu đỏ, nhoẻn miệng tươi cười hỏi:
- Thế nàỏ Ở Tân Gia Ba, cô có được ngắm những đồ đạc cổ xưa này không?
Thanh Thanh thật thà nói:
- Thưa bác, ở Tân Gia Ba cũng có một số kiều bào già cả, bày những cổ vật trong nhà, giữ gìn từ mấy chục năm quạ Nổi tiếng nhất là một nhà họ Hoàng. Phòng khách nhà ấy được gọi là “Bách phiến trai”. Các phóng viên nhà báo ngoại quốc đều tìm đến xem ngắm. Cháu cũng thường đòi ba cháu dẫn đến xem nhưng ba cháu không đưa đị
- Tại sao vậy nhỉ?
Nàng e thẹn mỉm cười gượng đáp:
- Ba cháu nói rằng, làm thân con gái, không nên tìm đến nhà lạ, nhất là xông xáo vào phòng nọ phòng kiạ
- à hà hà hà! ...
Bà Phương bật lên cười, thích thú nói:
- Nếu vậy “ông già” cô thật thủ cựu lạc hậu!
Lời bà phê bình đánh trúng ngay tâm lý Thanh Thanh. Nàng khép nép bước đến cái ghế bên cạnh, ngồi xuống bên người quả phụ đang nhìn nàng với ánh mắt từ ái, hiền hòa và vui thích. Nàng thỏ thẻ kể:
- Ðúng thế, bác à! Ba cháu thật còn cổ xưạ Do đó nếp sống của hai cha con thật nghiêm ngặt. Hàng này, cứ tan học là đã thấy ba cháu lái xe đến trước cổng trường đón cháụ Cha con chẳng trò chuyện gì với nhau cả. Rồi về nhà ăn cơm, xem sách, làm bài, coi ti vi, đi ngủ ... để lại thức dậy, lên xe đi học. Mỗi chủ nhật xem chớp bóng một lần, ăn cơm Trung Hoa một bữạ Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày đều giống nhau cả.
Bà Phương nói xuôi theo ý cô gái, như để bênh vực cô:
- Như thế sao được? Cháu đã khôn lớn thế này, thì phải có bạn hữu, phải giao thiệp với bên ngoài, cháu phải có một thế giới riêng của cháu chứ! tại sao lại cứ phải giam mình ở nhà với cái “ông già lẩm cẩm” ấỷ
Lâm Thanh Thanh ửng hồng đôi má, nhưng trong lòng mười phần vui thích. Nhân dịp này, nàng giốc bầu tâm sự với bà Phương:
- Cháu đã đậu tú tài hai năm rồị Ở bên ấy cũng có một trường đại học, nhưng vì hoàn cảnh rất phức tạp, cháu nghĩ nên về Tổ Quốc theo học thì hơn. Nhưng nói mãi ba cháu không cho về. Cho đến năm ngoái, ba cháu về nước, gặp được bác, ba cháu mới bằng lòng để cho cháu được thỏa lòng sở nguyện. Bác ơi!
Ðến đây nàng tỏ vẻ cảm động, nhìn bà Phương chăm chú, rồi tiếp:
- Trong tương lai, nếu cháu có tạo được chút thành tựu nào, đó là hoàn toàn nhờ công ơn của bác vậỵ
Bà Phương mỉm cười, hòa ái, khẽ kêu: “Thanh cháu!” Nhưng đôi mắt ướt long lanh, bà lắc đầu bảo nàng:
- Cháu đừng nói thế nhé! Bác chỉ lo ngại tuổi mình đã cao, sức lực và tinh thần đều sa sút, không còn săn sóc cho cháu được đầy đủ nữa thôị
Nàng cũng xúc động, nước mắt lã chã, cúi đầu mân mên xoắn vặn những ngón taỵ
- Bác à! Cháu từ nhỏ chưa hề bước chân rời khỏi gia đình. Nay là lần đầu tiên, lại vượt ngàn vạn dậm trùng dương trở về cố quốc theo học. Thú thật với bác, lòng cháu vừa phấn khởi lại vừa lo sợ. Khi sắp bước chân ra đi, cháu áy náy vô hạn; không hiểu bác là người như thế nàỏ ... Nhưng đến hôm nay được gặp bác, cháu mới ... cháu mới ...
Tiếng nói của nàng bỗnh như nghẹn ngào, rồi nhỏ dần:
- ... Cháu mới ... thấy ... bác là một người mẹ tốt hơn hết thảy những bà mẹ mà cháu được biết! Như bác đã biết, cháu là đứa mồ côi mẹ từ lúc còn thơ dạị
- Cháu! Thanh ơi ...
Bà Phương nghe giọng nói buồn thương thê thiết của nàng, lòng bà xúc động, run run đừng dậy ghé gần Thanh Thanh, choàng đôi tay ôm lấy cổ nàng, kéo nàng sát vào người, để đầu nàng gục vào ngực bà. Nàng nghe rõ nhịp tim của bà đập mạnh.
Nàng cảm thấy ươn ướt âm ấm ở cần cổ ... Rồi những giọt lệ nóng hổi tuôn xuống dần, xuống má nàng.
Không hiểu sao, nàng thấy tim mình cũng đau nhói, nàng khóc nấc lên theo bà; một già một trẻ ôm nhau thổn thức ...
Sáng hôm sau, Châu Quốc Hùng không phải đi học. Hắn nằm trên giường xem báọ Xem qua vài mục, hắn cảm thấy đói bụng. Hắn uể oải lật chiếc chăn ra, ngồi dậy, với cái áo ấm choàng vào mình. Hắn bước xuống, lồng chân vào đôi dép, đi xuyên qua phòng khách, định ra phía sau rửa mặt chải đầụ Hắn lén nhìn cửa buồng riêng của mẹ hắn, giơ đống hồ lên xem, thì thấy mười giờ năm phút; cửa buồng vẫn còn bức màn thêu che kín, im lìm. Hắn đoán chắc mẹ hắn và Thanh Thanh đang còn ngủ saỵ
Cái phòng tắm của hắn với Uyển Hoa dùng chung, do chính hắn sắp đặt, nằm về phía sau của buồng ngủ bà Phương chếch về bên mặt. Phòng này được ngăn làm hai phần. Phần ngoài gắn la vô bô và gương để rửa mặt chải đầụ Phần trong gằn búp sen và đặt bồn tắm. Ngoài mấy thứ lặt vặt như quạt máy, đèn điện không kề, phòng tắm này là nơi duy nhất trong nhà họ Châu được thiết bị theo kiểu Tây Phương. Bà Phương rất hiếu đồ cổ, không chịu để cho những thứ tân kỳ thời thượng xâm nhập vào cái “Vương quốc nhỏ xíu” của bà. Từ ngày chồng bà chết đi, với những kỷ niệm riêng. Bà không muốn những thứ mới lạ xâm nhập, quấy phá bầu không khí trầm lặng nàỵ Quốc Hùng và Uyển Hoa đã phải đòi hỏi bao lần, bà không nỡ ngăn cấm hai con sử dụng chút tiện nghi thời trang, mới chịu để cho họ xây cái buồng tắm kiểu âu Mỹ nàỵ
Quốc Hùng bước vào buồng tắm đã thấy Uyển Hoa đang đánh răng.
Uyển Hoa nhìn vào gương vừa thấy bóng anh, vội nhổ bọt xà bông, súc qua răng miệng, kêu lên:
- Anh Cả! ... Má đã dậy chưả
- Có lẽ chưạ
Hắn đáp rồi mỉm cười, cầm khăn rửa mặt.
Uyển Hoa quay nhìn anh, nói giọng thắc mắc xa xôi:
- Thật là một chuyện lạ. Cô Thanh Thanh vừa mới đến ở trọ nhà mình, đã khiến má thay đổi cả thói quen. Thường ngày, má dậy từ lúc trời vừa hừng sáng.
Quốc Hùng đưa khăn lau khô những giọt nước trên má:
- Hôm qua má vui mừng bận rộn quá sức. Hôm nay chắc còn mệt. Hãy im lặng để cho cụ ngủ thêm, có hề gì?
- Nào có hề hấn gì?
Uyển Hoa cười nhạt, giọng sắc bén, nói tiếp:
- Vừa nãy, Lệ Quyên kể cho em hay: đêm qua, má với cô khách quí cùng nhau cười cười rồi lại khóc khóc, mãi đến khuyạ Sáng nay, Lệ Quyển mở cửa vào xem, thấy già với trẻ còn ôm chặt lấy nhau mà ngủ. Quyên kéo chăn đắp lên mình, hai người vẫn không hay biết.
Quốc Hùng mỉm cười, vẻ thản nhiên như chẳng để ý:
- Cũng có thể, má với cô ấy có sẵn cơ duyên, nên khi mới gặp nhau lần đầu đã tương hợp, tương đắc ...
Uyển Hoa bực tức ra mặt:
- Tương hợp? Tương đắc? Hừm! Anh nghĩ coi, đối với anh hoặc với em, có bao giờ má tương hợp tương đắc như thế chưả
Quốc Hùng buông cái khăn mặt xuống, nghiêm trang bảo:
- Em à! Từ ngày ba qua đời đến này, má ngậm đắng nuốt cay, đóng cửa cài then, lo nuôi chúng ta nên người; lại gây dựng thêm cho hãng trà ngày càng phát đạt. Công lao của má đối với gia đình thật cao quí. Má để cho chúng ta sống theo ý thích, tháng ngày vui vẻ yêu đời, riêng má khép cửa sầu muộn một mình. Nay có cô gái họ Lâm tìm đến, bỗng thấy tương hợp tương đắc với má, chúng ta nên mừng khi thấy má vui thích, em so bì mà làm gì?
Rồi hắn nói đùa cho vui:
- Em không sợ người ta cười rằng, em ghen với cô ấy saỏ
Hắn thật lòng nói vui nhưng cô em gái bị chói tai, phản đối gay gắt. Thế nào là “ghen” với “ghét”! Cô tức tối, vùng vằng xô cửa bỏ ra ngoàị Hắn vốn biết rõ tính em, chỉ mỉm cười một mình.
Uyển Hoa về buồng riêng, ăn vận chỉnh tề, nàng nện đôi giầy cao gót cành cạch, từ trên lầu bước xuống vầu thang, đi từ nhà trong, xuyên qua hàng lang, tiến ra nhà ngoàị Tầng dưới nhà ngoài chính là cửa hàng, nơi giao dịch, tiếp khách hàng. Trước bao cặp mắt thầy thợ, Uyển Hoa kêu giật giọng:
- Chú Tuyền ơi!
ông quản lý kiêm quản gia hơi nhíu mày khó chịu, nhưng rồi cũng gượng tươi cười, bước tới gần “cô Hai”
- Cháu muốn hỏi chú một chuyện ...
Cô gái cúi đầu nhìn xuống, đầu bàn chân phải khẽ nhịp nhịp xuống sàn nhà, suy nghĩ rồi tiếp:
- Nhà ông Lâm Ngọc Thành ở Tân Gia Ba, làm đại lý cho hãng nhà ta, mỗi năm bán được bao nhiêủ
Bị hỏi bất ngờ, ông Tuyền buột miệng đáp luôn:
- Chẳng có bao nhiêu, Mỗi năm ba bốn chục ngàn đồng thôị
- Ba bốn chục ngàn đồng! ha ha ...
Cô gái cười nhạt một tiếng hỏi tiếp:
- Như vậy là được mấy phần trăm tổng số thương vụ nhà nàỷ
- Ðại khái chỉ vào khoảng một phần trăm.
- Một phần trăm? Hừm! Chỉ vì chút buôn bán cỏn con ấy, mà chúng ta phải bợ đỡ hầu hạ một cô tiểu thơ nhà người!
Dứt lời, Uyển Hoa hầm hầm đi ra cửa ngoài, khiến ông quản lý ngơ ngác đứng nhìn theọ ông thầm nghĩ mà e ngại: “nhà này sắp sửa có nhiều chuyện lục đục rồi!”
Sống trong nhà họ Châu qua một tuần lễ, Lâm Thanh Thanh mới bắt đầu hiểu biết phần nào lai lịch hãng trà và gia đình nàỵ Ðây là khu Vĩnh Lạc của thành phố Ðài Bắc. Nhà này nằm vào khoảng giữa phố Ðịch Hóạ Nhà gồm hai tòạ Tòa ngoài, tầng trên là xưởng bào chế trà, bên dưới là cửa hàng. Tòa trong, nơi ở của gia đình, tầng trên gồm một buồng riêng của bà Phương, hai phòng của con trai và con gáị tầng dưới có phòng khách và kho chứa hàng.
Thanh Thanh được bà Phương kể cho biết: khu nhà này được xây cầt từ lâu lắm, có tới sáu mươi năm lịch sử. Trước tiên nó là tài sản của nhà triệu phú họ Trần. Sau khi chủ nhà chết đi, ba cậu con ăn chơi phá sản, hết nghiệp. bấy giờ ông bà Phương từ Lục địa mới qua Đài Loan, còn chưa có gì. May gặp được ông chú họ giàu có giúp đỡ. ông chú này tậu khu nhà của họ Trần, mở hãng bào chế trà. Về sau ông cụ giao cho ông Phương quản lý hết thảy, cụ trở về Lục địa, rồi không trở sang Ðài Loan nữạ Do đấy ông bà Phương được thừa hưởng sản nghiệp đồ sộ nàỵ Còn ông Ngô Lộc Tuyền, một thiếu niên mồ côi, bơ vơ, được ông bà Phương đem về nuôi để giúp việc, từ lúc ông bà còn nghèọ ông Tuyền kém ông Phương những hai mươi mốt tuổi, kém bà Phương mười bốn tuổi, nên được coi như em út. Sau ngày ông Phương qua đời, bà Phương đau buồn, thương nhớ, đành chỉ biết lo nuôi dạy hai con. Bao nhiêu công việc kinh doanh của hãng trà, bà giao phó và trông vậy ở ông Tuyền hết thảỵ
Nghe kể chuyện xong, Thanh Thanh nằm nghiêng trên giường nhỏ nhẹ nói:
- Thưa bác, bác thật là một phụ nữ cao cả, kiên nhẫn.
- Cháu ạ, suốt hai mươi năm qua, bác rất ít khi bước chân xuống nhà dưới, rất hiếm khi cười vuị Cháu biết không hả Thanh?
Rồi bà xúc động ôm choàng lấy nàng, nước mắt rơi ướt gối:
- Cháu biết không hả Thanh! Từ hôm cháu đến nhà này, mỗi ngày bác thấy được sung sướng vui đời hơn.
Thấy bà chủ nhà quá cưng yêu mình, cưng yêu một cách khác thường, trong thâm tâm Thanh Thanh cũng áy náy ... không hiểu lý do gì?
Hôm ấy, một ngày chủ nhật, Quốc Hùng và Uyển Hoa không phải đi học, cũng chẳng có hẹn với aị Trước bữa trưa, bà Phương sai Lệ Quyên ra mời hai con vào nhà trong. Hai anh em đã cảm thấy trước: dường như sắp có chuyện khác thường ...
Ðúng mười hai giờ, bà Phương dẫn Thanh Thanh từ buồng riêng bước ra, Uyển Hoa ngán ngẩm trong lòng: mẹ cô với Thanh Thanh đã trở thành hình với bóng, một bước không rời nhaụ
Bữa cơm hôm nay tuy do nhà bếp nấu ở nhà, nhưng vẫn nhiều món ngon hơn thường lệ. Từ hôm Thanh Thanh đến đây, bữa ăn nào bà Phương cũng đích thân dặn dò; phải nấư món này, phải làm món nọ. Cho đến chỗ ngồi quanh mâm cơm cũng đã trờ thành cố định: bao giờ Thanh Thanh cũng được ngồi cánh trên với bà Phương. Quốc Hùng và Uyển Hoa ngồi hai bên. Và nếu bữa nào có ông Tuyền dự, thì Uyển Hoa phải ngồi ở ghế cuốị
Bà Phương vẫn luôn tay gắp thức ăn cho Thanh Thanh và thúc giục nàng ăn cho nhiềụ Ðến khi Lệ Quyên xới bát cơm thứ hai cho Thanh Thanh, bà Phương đặt đũa xuống, chăm chăm nhìn Uyển Hoa, dõng dạc hỏi:
- Này Hoa! Ở trường con, việc dạy luyện thi như thế nàỏ
- Dạ luyện thỉ Người ta vẫn dạy như thường lệ, có gì khác đâu ạ?
- Hè nay, con chẳng phải thi vào Ðại học là gì?
- Dạ phảị
Nhà trường phải dạy luyện thi cho học trò chứ?
Bấy giờ Uyển Hoa mới hiểu ý mẹ, và nhớ ra:
- Thưa má, về luyện thi, thì có lớp riêng buổi tối ạ.
Bà Phương liền quay ỏi Thanh Thanh:
- Cháu cũng cần phải học lớp luyện thi chứ, Thanh?
Thanh Thanh nghe hỏi, vui mừng hớn hở, trong khi Uyển Hoa buồn nản trong lòng. Hai gương mặt một vui, một buồn của hai thiếu nữ tương phản nhau rõ rệt. Thanh Thanh đáp:
- Thưa bác ạ! Cháu cảm thấy cần học lắm, rất cần học để thị Cháu đang lo về ngay khảo thí.
Rồi nàng phàn nàn rằng: nàng đi học đã không được xuất sắc, hai năm qua lại không học hành gì cả. Mai một đi thi, chỉ sợ trượt thôị
Bà Phương còn trầm ngâm chưa nói, Quốc Hùng đã xen vào, nhỏ nhẹ trấn an Thanh Thanh:
- Ðương nhiên cô phải gắng ôn tập bài vở để thị Tuy nhiên, đừng quá lọ Ðối với học sinh kiều bào về nước, chính phủ bao giờ cũng nâng đỡ. Bài của thí sinh kiều bào sẽ được chấm riêng, và thêm điểm nữa!
- Nhưng tôi vẫn lo quá. Dẫu thế nào cũng học luyện thị Nếu có lớp dạy, tôi đi học ngaỵ
Quốc Hùng vui vẻ khen:
- Cô nói cũng phải, rất cần học luyện thị
Thanh Thanh đang định ngỏ lời bà Phương, thì bà hắng giọng, bảo ông quản lý:
- Chú Tuyền à! Ngay ngày mai chú đi đóng học phí, để cho Thanh Thanh với con Hoa cùng học lớp luyện thi buổi tối nhé!
- Cháu cảm ơn bác.
Thanh Thanh rất vui mừng, ngỏ lời tạ ơn rồi đôi mắt đen láy hướng nhìn về Uyển Hoa, nàng đề nghị:
- Và thưa bác, nhân thể cho cháu dọn sang ở chung phòng với Hoa, để cùng nhau ôn tập bài vở ... được chứ ạ?
Bà Phương khiến mọi người ngạc nhiên, khi bà nhíu nhíu cặp mày, rồi trả lời dứt khoát:
- Không! Thanh ạ, cháu cứ ở chung buồng với bác.
Tại sao bà Phương cứ đòi Thanh Thanh ngủ chung mới được? Mọi người thật thắc mắc, không hiểu ý bà ra saọ
Không khí bữa ăn lại ngột ngạt. Lâm Thanh Thanh bị vướng mắc, thật khó nói rạ Châu Uyển Hoa càng thêm nghi kỵ. ông Tuyền chỉ biết im lặng. Một lời bà chủ đã nói ra, không thể đổi lại được nữạ Quốc Hùng gượng cười nói để phá bầu không khí khó thở này:
- Thưa cô Thanh, cô dự tính thi vào trường nàỏ
Nàng quay nhìn hắn, nở nụ cười cảm ơn chiếu cố.
- Thú thật, tôi vẫn còn đang áy náy trong việc lựa trường. Ðúng ra, tôi nên lựa Văn Khoa ... Nhưng cũng có thể là Luật Khoạ Hiện tôi còn chưa biết quyết định thế nào, vì tôi cảm thấy kém về nhiều môn, anh ạ.
Quốc Hùng cười tươi hơn nữa:
- Cô đừng quá khiêm nhún thế. Suy tính thật kỹ đị
Bà Phương quay bảo con trai:
- Hùng! Con đã học Ðại Học, có sẵn kinh nghiệm, hãy làm cố vấn tham mưu cho Thanh Thanh!
Hắn giả bộ suy nghĩ, rồi quay bảo nàng:
- Ban B có thể được đấỵ Chỉ ngại sinh ngữ hơi nặng chăng?
ý kiến đề nghị của hắn rất hợp ý nguyện của nàng. Nàng tươi cười đáp:
Tôi cũng nghĩ như thế đấy anh ạ. Chẳng phải tôi đã học ngoại ngữ nhiều nghiên cứu rộng, nhưng những năm ở ban tú tài tại Tân Gia Ba, chương trình Anh văn rất nặng, rôi cũng còn được xếp hạng trung bình. Thường ngày chúng tôi thường giao dịch, đàm thoại Anh ngữ nhiều, nhiều hơn cả tiếng Trung Hoa nữạ
- Nếu thế, hợp lắm rồị
Và Quốc Hùng quay nhìn em gái:
- Hoa cũng đã quyết định học ban ấỵ Chắc chắn hai cô sẽ học cùng ban, cùng trường rồị
Quốc Hùng không hiểu lòng em lúc nàỵ Uyển Hoa hiện đang bất mãn, nên cô dẩu mỏ, nghếch mặt lên lườm anh, Quốc Hùng, vẫn không nhận thấỵ Thanh Thanh mỉm cười nói:
- Biết đâu, đây chỉ là mộng tưởng của tôỉ Tôi thật chưa dám chắc mình có thể vào Ðại học ở nước nhà.
Bà Phương lúc ấy mới kịp nói xen vào:
- Thì học luyện thi ngay đi! Cố gắng mà học, cháu!
Bà quay bảo ông quản lý:
- Chú Tuyền nhớ nhé: Ngay chiều nay, chú thân đi ghi tên và đóng tiền cho Thanh Thanh. Nếu cần, chúng ta bỏ tiền ra, mời giáo sư giỏi về dạy thêm. Bất luận thế nào, hè này cháu Thanh cũng phải thi vào Ðại Học ngaỵ
Thanh Thanh vội nhỏ nhẹ “bổ túc” lời nói của bà:
- Và cả cô Hoa nữạ
Bà Phương bấy giờ mới quay nhìn con gái, tươi cười nói thêm:
- Ừ! Con Hoa nữạ Mẹ chắc thế nào năm nay con cũng vào Ðại Học, Hoa à! ... Thanh biết không? Trong suốt mấy năm Trung Học và Tú Tài, kỳ xếp hạng nào em Hoa cũng đứng tứ thứ mười trở lên đấy!
- Thế ử Giỏi quá bác há! Thanh Thanh nói như reo lên rồi quay nhìn Uyển Hoạ Muội Muội ơi, phen này tôi phải bái cô em làm cô giáo rồị
Uyển Hoa vẫn giữ vẻ mặt u tầm như cũ. Lời khoe của mẹ, lời khen của Thanh Thanh, đều không làm cho cô vui lòng chút nàọ Bà Phương và Thanh Thanh nhận thấy thế, đều lấy làm buồn bực. Uyển Hoa ăn nốt miếng cơm cuối cùng, lạnh lùng “xin vô phép” đặt bát đũa xuống bàn, đứng dậy bỏ về phòng riêng.
Bà Phương hỏi mọi người:
- Con bé làm sao vậy nhỉ? Trong nhà này có ai làm điều gì không phải với nó ử
ông Tuyền phải gượng giải thích cho qua:
- Bà chủ nhắc đến chuyện thi cử, nên cô Hai lo lắng đó chăng?
Quốc Hùng tìm cách pha trò cho vui:
- Hoặc là nó lại mới có chuyện gây gổ với bạn trai đấỵ Dạo này nó có vẻ buồn bực hơi nhiềụ
Bà Phương sực nhớ ra cậu trai Trần Kiến Quốc, bạn của con gái:
- A! ... Cái thằng Quốc ấy đã lâu chưa thấy đến chơi nhỉ?
Sau bữa cơm bà cao hứng, gọi Lệ Quyên vào mở rương tủ, để lựa ít tấm hàng đẹp cho Thanh Thanh may cắt áo dài Trung Hoạ
Bấy giờ Thanh Thanh mới biết ở phía sau phòng ngủ còn có một phòng phụ, chứa đầy vải lụa gấm vóc. Nàng theo bà Phương vào, và thấy có tám cái rương lớn sơn dầu nạm vàng, mỗi cái lớn bằng cái bàn viết. Lệ Quyên lấy ra một xâu chìa khóạ Bà chủ trỏ rương nào, cô sen mở rương ấỵ Khi mở cái rương lớn, mùi long não xông ra ngát mũi, cùng chút hương thơm của vải và nước hoạ Nhìn vào thấy toàn những kiểu áo thời chiếu, hoặc bằng lụa là, vóc nhiễu Thượng Hải, hoặc bằng gấm đoạn Tứ Xuyên, mầu sắc lộng lẫy rực rỡ, thật đủ thứ hàng quí giá, khác hẳn sản phẩm đời naỵ Bà Phương cúi xuống, lục lọi trong rương, xem lại một số quần áo khăn yếm, rồi ngửng lên cười bảo Thanh Thanh:
- Trong này còn có cả mấy thứ sắm sửa vào ngày cưới của bác nữa đấỵ
Nàng gật đầu khen ngợi:
- Thời nay, thật hiếm thấy những hàng dệt quí như vậy!
Chỉ mươi phút sau, bà Phương không lục lọi tìm kiếm. bà đứng ngẩn ngây, đôi mắt mơ màng dưới mái tóc muối tiêụ Thanh Thanh biết rằng bà đang xúc động u hoài, vì nhớ lại quảng đời thanh xuân cùng những chuyện vui buồn trong dĩ vãng ... Nàng kéo một cái ghế nhỏ đến bên bà, dìu bà ngồi xuống nghỉ mệt. Bà đáp lại bằng nụ cười mệt mỏi chứng tỏ lòng cảm kích. Nàng đã tưởng bà kể lể dài dòng về những chuyện cũ năm xưa, nhưng không, bả chỉ nhìn nàng với ánh mắt từ ái cưng nuông, thở dài như trầm tư mặc tưởng ... Lát sau, bà như nuốt nỗi buồn thương qua cổ họng rồi nâng lên một xấp áo quần gấm vóc đủ màu sắc, khẽ lắc đầu gượng nụ cười héo hắt:
- Tiếc rằng ngày nay những đồ này bác không còn mặc được nữa ... Vậy cháu đem ra mà dùng. Bác cho cháu hết thảy ...
Bà trao xấp quần áo cho Lệ Quyên, quay qua bảo Thanh Thanh:
- Cháu hãy đem sửa lại mà mặc.
Thanh Thanh vội từ chối:
- Không! Cháu không dám mặc kiểu hoa nàỵ Bác nên để cho Uyển Hoạ
Và nàng cũng pha trò co vui:
- Ðể Uyển Hoa sẽ sửa lại, đem về nhà chồng sau nàỵ Như thế chẳng có ý nghĩa hơn ử
Bà Phương lại tỏ vẻ buồn, nghiêm sắc mặt, kiên quyết nói:
- Không! Những thứ này, bác đã chủ ý để dành cho cháu từ lâụ
Thanh Thanh và Lệ Quyên cùng ngơ ngác, chưa hiểu ý bà thế nào, bà lại lục xuống đáy rương, lấy ra một cái hộp gương đựng đồ trang sức, cẩn ngọc nạm vàng hình hoa uyển ương tuyệt đẹp. Hai tay run run, bà quay bảo Lệ Quyên:
- Mày dọn dẹp, mọi thứ cho ngăn nắp. Xếp áo này đem ra đặt trên bàn của bà, rồi cho mày đi ngủ.
Kế, bà đưa mắt ra dấu cho Thanh Thanh, và hai người cùng nhau trở ra phòng ngủ. Bà kéo tay nàng ngồi xuống cạnh giường, thuận tay kéo cái kỷ nhỏ, đặt vào giữa bà và nàng. Bà để cái hộp gương lên kỷ. Chờ cô sen Lệ Quyên dọn dẹp xong, bước ra khỏi giường, bà mới nhỏ nhẹ bảo ThanhThanh:
- Cháu hãy xem những đồ trang sức trong ngày cưới của bác chút.
Bà mở hộp ra, Thanh Thanh thấy hộp gồm bốn tầng, trông như bốn tầng của một cái thang lầu vậỵ Thôi thì, trong đó chứa đựng đủ thứ trâm, hoa, vòng, xuyến, xâu hột, giây chuyền, nhẫn trơn nhẫn ngọc ... Mỗi khi lấy ra một thứ, bà lại kể cho nàng nghe một câu chuyện cũ liên quan đến thứ đó. Kể xong, bà cất xếp mọi thứ, đóng nắp hộp lại và trao cho nàng:
- Bao nhiêu đây, bác cho cháu hết!
Nàng vội nói như kêu lên:
- Sao lại thế, thưa bác! Ðây là kỷ vật quí giá của gia đình bác, bác nên trao cho anh Hùng, hoặc cô Hoa, và bảo họ giữ làm kỷ niệm. Tại sao bác lại đưa hết cho cháủ
- Bác cho cháu! Cho cháu hết, hãy nhận lấy cất đi!
Giọng bà trở nên âm thầm mạnh mẽ hơn:
- Phần thằng Hùng, con Hoa, đã có những thứ khác cho chúng.
- Thưa bác, bác cho cháu những thứ này để làm gì?
- Bác luống tuổi rồi, dễ quên dễ lẫn. Vậy, khi nhớ ra việc gì đáng làm thì làm ngaỵ Nếu không, qua một thời gian, sẽ quên đi mất.
- Thưa phảị Nhưng bác nên đem những thứ này trao cho anh Hùng ...
Nói đến đây, nàng bỗng bật lên cười, vì sực nhớ ra sự ngớ ngẩn! Nàng vội đưa tay che miệng:
- Cháu quên!Bác nên trao cho Uyển Hoa! Hoa đã có bạn trai, chắc chẳng bao lâu nữa, Hoa sẽ cần đến những món đồ nàỵ
- Tại sao cháu biết Hoa có bạn trai rồỉ
- Cháu mới được nghe anh Hùng và bác nói, trong lúc ăn cơm đó!
- Xét ra, như thế có bạn trai hơi sớm. Nhưng được cái thằng Trần Kiến Quốc học giỏi, tốt nết, còn trẻ mà đã thành thục, hiểu biết nhiềụ Hai đứa thường gặp gỡ và đi chơi với nhaụ Hai nhà đều yên lòng, không e ngại gì.
- Dạ, như thế là phảị Vậy cậu Trần Kiến Quốc người vùng nàỏ
- Thật là “trời nam đất bắc” xa xôi cháu ạ. Gia đình bác là dân Phúc Kiến, nhà họ Trần thì quê quán ở tít trên Ðông Tam Tỉnh kìa! Quốc hắn là dân Liêu Ninh đó.
- Cậu ấy còn đi học không?
- Vẫn còn đang đi học. Hắn theo ban Triết.
- Cả gia đình đều ở Ðài Loan?
- Ðều ở đây cả. Cha hắn, hồi còn ở Ðại Lục, có làm chức lớn, di cư tỵ nạn ra đây, cũng còn làm nghị sĩ quốc hộị Mẹ hắn cũng là một phụ nữ danh tiếng, từng làm dân biểụ Thằng Quốc là con một, không có anh em, cũng chẳng có chị em. Một nhà ba người, sống trong tòa nhà kiến trúc kiểu Tây Phương rất đẹp, ở đại lộ Tân Sinh. Tòa nhà đó cha mẹ hắn mới xây cất.
- Bác đã gặp mặt cha mẹ cậu Quốc chưả
- Chưạ Bà mỉm cười hạ giọng. Những điều đó đều do chú Tuyền điều trạ
- Bác cho người đi dò hỏi, khi Hoa biết được, hẳn không vuỉ
- Trên đời này, cha mẹ nào lại không lo cho con cáỉ Sự thể quan trọng, phải dò xét xem sao chớ!
- Ðôi bên cô cậu đã tính đến chuyện kết hôn chưả
- Chưạ Ðâu đã vội thế. Hè này con Hoa mới tốt nghiệp ban Cao Trung. Dù không xuất ngoại du học, có cũng còn phải học bốn năm ở nước nhà.
Thanh Thanh cho thế là phảị Bà Phương lại kể thêm:
- Con Hoa với thằng Quốc quen thân nhau từ một năm naỵ Cho đến cuối năm ngoái, có một hôm, bác tình cờ vớ được một lá thư của thằng Quốc gửi cho nó, bác giật mình, lập tức cho chú Tuyền đi điều trạ
Nghe đến đây, Thanh Thanh bỗng cảm thấy buồn man mác: Uyển Hoa có mẹ chăm sóc, nghe con có bạn trai, mẹ phải dò la theo dõi, để bảo vệ và hướng dẫn con ... Như nàng, mẹ đã mất sớm, đâu còn được những sự che chở kiểu đó?
Nhìn gương mặt buồn rười rượi của nàng, bà Phương như đoán biết tâm trạng. bà ghé gần, đưa tay vuốt nhẹ những sợi tóc vương xõa, trước trán nàng, mỉm cười nói:
- Còn cháu nữa, cũng phải coi chừng nghe! Ba cháu đã đem cháu phó thác cho bác. Một ngày nào đó, cháu có bạn trai, bác cũng sẽ cho người điều tra theo dõi đó.
Lời nói của bà khiến nàng ấm lòng phần nàọ Nhưng nàng tỏ vẻ e thẹn, liếc nhìn bà như “nguýt yêu”, rồi nhõng nhẽo nói:
Lớp học luyện thi chấm dứt. Uyển Hoa và Thanh Thanh bước ra cổng trường. Thanh Thanh xem đồng hồ tay, thấy đã chín giờ tám phút. Nàng mỉm cười nhìn Uyển Hoa, khẽ hỏi:
- Gọi xe để về chứ?
Uyển Hoa nhíu nhíu cặp mày, bảo nàng:
- Tự dưng em ... đói bụng quá!
- Thì về bảo nhà bếp làm món gì ăn!
- Như thế sợ phiền phức? Uyển Hoa lắc đầu, Em nghĩ kiếm chỗ nào tiện ghé vào ăn chút quà, chị Thanh ạ.
Thanh Thanh ửng hồng đôi má dưới ánh đèn đêm. Nhưng may cho nàng. Uyển Hoa không nhận thấy, nàng thầm tự trách mình: Nàng đã lỡ lời, nói một câu hơi “hách”. Nếu Hoa là người hay xét nét, Hoa sẽ cho nàng là kẻ “ở đậu muốn đạt ngôi chủ nhà”. Nàng chỉ là cô gái ở trọ nhà họ Châu, sao lại nói hách dịch: “Về bảo nhà bếp làm món gì ăn? ”
Hai thiếu nữ lẳng lặng đi bộ một đoạn. Thatnh Thanh còn suy nghĩ hối tiếc về lời nói của mình. Uyển Hoa còn đang nghĩ, để kiếm một nơi ăn quà ... Bỗng Hoa nhớ ra một nơi hứng chí nói:
- Ồ! Chị Thanh! Em mời chị đến Viên Hoàn thưởng thức chút nhé?
- “Viên Hoàn”? Ðó là một tên quán cơm?
Uyển Hoa bật cười bảo:
- Không phảị “Viên Hoàn” là khu bán cơm nước, quà bánh “tập thể”, gồm tới mấy chục quán tụ tập vào một nơi với nhaụ
Rồi Uyển Hoa kể cho Thanh Thanh biết: Khu Viên Hoàn là nơi ăn nhậu đông đảo thực khách, có những món ngon nổi tiếng nhất của Ðài Bắc. Bởi những tiệm quán được xây cất theo hình vòng tròn, cho nên được đặt tên là “Viên Hoàn”.
- Hoa ơi! Ðưa mình đến đấy đi nàỏ Ðể mình đãi Hoa một chầu!
Uyển Hoa không nói gì, chỉ mỉm cười, đưa tay vẫy một chiếc xích lộ Hai thiếu nữ ngồi xe tới đại lộ Diên Bình, chỗ xe cộ như mắc cửi, người đông đảo như trẩy hội ... thì xe tiến vào một đường nhỏ, tối om om, Thanh Thanh mấy lần bị giật mình, khiến nàng kêu lên the thé.
Khi chiếc xích lô đến một ngã tư, gặp đèn đỏ, phải dừng lại, Thanh Thanh thở dài, bảo Uyển Hoa:
- Hoa à! Về Ðài Bắc này, mình đã thầm thế với mình một điều, Hoa biết không?
- Thề thốt gì thế?
- Nhất định không lái xe hơi, hoặc cưỡi xe nhỏ. Ở đây chạy xe ngoài đường lộ là cả một sự nguy hiểm.
Uyển Hoa ngạc nhiên:
- Chị biết lái xe hơi đấy ử
Thanh Thanh cười nhè nhẹ:
- Mười bốn tuổi đã lái xe rồị Ở Tân Gia Ba không mấy gia đình không có xẹ
Ðèn xanh bật lên, chiếc xích lô tiến về phía trước. Uyển Hoa chao mình một cáị Ngồi vững lại rồi, cô gái nói:
- Ðài Loan thì không thế. Có người nói Ðài Loan là nơi giá xe hơi cao nhất, đắt nhất.
- Tại sao vậỷ
- Vì thuế nhập cảng nặng, giá xăng nhớt cũng caọ
- Hèn chi Ðài Bắc có nhiều xe xích lô đạp quá.
Xe đến đầu đường thứ hai, một tay cua rơ muốn vượt đèn đỏ, phóng xe đạp vút qua, chút xíu nữa đụng phải hai cô gáị Uyển Hoa kêu rú lên. Cô đưa tay chặn ngực như đứa con nít, hổn hển nói:
- Và có nhiều xe đạp nữạ
- Tình trạng lưu động xe cộ ở Ðài Bắc có vẻ ồ ạt.
Thanh Thanh thở dài, như để kết luận câu chuyện xe cộ.
Chiếc xích lô đưa hai người đến đường Nam Kinh. ánh đèn xanh đỏ chói lọi rực rỡ của cao lâu tửu quán chói cả mắt. Thanh Thanh trỏ tay hỏi”
- Khu “Viên Hoàn” đây hả?
- Ðâu phải! Ðây là các tửu quán, một kỳ cảnh của Ðài Loan. Quán rượu là nơi lui tới của đàn ông. Khi họ uống rượu, lại có gái hầu tiếp.
- Hạng gái đó hẳn là con gái hư hỏng?
- Ðại khái là như thế.
Chốc lát xe đến khu Viên Hoàn, thấy đèn đuốc sáng rực như ban ngày, khói thuốc tỏa um lên khắp chốn, thiên hạ chen vai thích cánh kéo nhau vào ăn uống thật đông đảọ
Lâm Thanh Thanh sống ở hải ngoại, chưa hề thấy cảnh náo nhiệt phồn hoa đặc biệt Trung Hoa như vậỵ Nàng vui thích, muốn vỗ tay reo cười trên xẹ Xe dừng lạị Uyển Hoa trả tiền, rồi dẫn Thanh Thanh đi dạo một vòng, xem xét các chỗ nấu thức ăn. Mùi thơm của các món tỏa ra, thật lạ mũi Thanh Thanh, khiến nàng hỏi điều này, điều nọ, chỉ trỏ chỗ nọ, hỏi han chỗ kia lung tung, Uyển Hoa phải giải thích luôn miệng.
Trong lúc hai cô gái mải ngắm nhìn, quan sát quang cảnh, thì có rất nhiều cặp mắt đổ dồn vào nhìn hai cô, nhưng hai cô không haỵ Tối hôm ấy, cả hai đều ăn vận xuềnh xoàng, nhã đạm, không son phấn trang sức, lại đang cắp sách vở ở taỵ Nhưng họ vẫn bị nhiều người chăm chú nhìn ngó, là vì ... họ rất giống nhaụ Ai trông thấy, có lẽ cũng đều đoán chắc họ là hai chị em ruột.
Về sau, Thanh Thanh là người nhận thấy trước sự nhìn ngó của thiên hạ. Nàng kéo Uyển Hoa ra một chỗ tương đối vắng, khẽ bảo:
- Chúng mình lựa kiếm một chỗ ngồi đi thôị
Uyển Hoa đang đói và mệt, liền gật đầu, giắt Thanh Thanh vào một quán bán mì vịt nắu đương qui, và lựa chỗ có ghế ngồi êm, lại tương đối yên tĩnh. Hoa vừa toan mở miệng hỏi thì Thanh Thanh đã tươi cười hớn hở, ghé gần tai cô nói ngay:
- Tùy Hoa đấỵ Mình thế nào cũng được. Hoa ăn gì, mình ăn nấỵ
Uyển Hoa chợt nghĩ lại, và thầm khen phục: Hèn chi Thanh Thanh được mẹ cô yêu mến chiều chuộng đủ thứ! Nàng ăn nói, xử sự khéo léo thế này, ai mà không mến thích?
Ngay buổi đầu tiên hai cô gái đi chơi riêng với nhau, Thanh Thanh đã tỏ ra hơn hẳn; Uyển Hoa không thể nào sánh kịp. Chẳng hạn, nàng yểu điệu ôn hòa hơn, mềm mỏng hơn, nhanh trí hơn ... Nàng khéo biết trông mặt để bắt hình dong, lắng tiếng nói hiểu được ý tứ, kịp thời nhận ra hướng gió để lèo lái con thuyền. Nàng không tỏ lộ một chút kiêu căng, dù mình là con gái nhà giàụ Nàng luôn biết tự nén, tự chế, để tôn trọng ý kiến người khác. Chỉ một điểm cũng đủ khiến người con gái đang ngấm ngầm ghen ghét nàng, phải khen phục nàng.
Bấy giờ Uyển Hoa kể tỉ mỉ từng thức ăn, với hương vị khác biệt cho nàng nghẹ Hai người bàn luận rồi quyết định gọi những món thuần tuý phong vị quê hương. Gà rán dầu, cua nướng, vịt nấu với đương qui, miến xào lươn Ðài Nam.
Bỗng Thanh Thanh ghé tai Uyển Hoa, khẽ nói:
- Chứng này món, bao nhiêu tiền tất cả? Gọi nhiều chúng mình ăn có hết không?
Uyển Hoa khẽ nhún vai:
- Chị lo gì? Tôi đang đói dữ. Còn tiền, hôm nay tôi trả, vì tôi mời chị mà!
Thanh Thanh ửng hồng đôi má:
- Thật tình tôi muốn đãi Hoa hôm naỵ Nhưng ngặt nỗi, chỉ còn trong mình vài trăm đồng, không hiểu có đủ không? Ngoài ra, chỉ còn rặt Mỹ Kim mà thôị
Uyển Hoa thấy nàng hỏi rất thật thà, thì bật lên cườị Nàng ngạc nhiên nhìn Hoa, không hiểu cô gái cười gì, cười xong, dõng dạc giãi thích:
- ôi chao! Ðại tiểu thơ của em ơi! Ngồi đây, sao mà như đang ngồi ở ngoại quốc vậỷ Ăn uống ở khu Viên Hoàn này, nói chi đến vài ba trăm? Lại còn nói đến đô la nữa! Hì hì hì ... Em nói cho Ðại Tiểu Thơ hay rằng, chồ này là nơi ăn nhậu rất bình dân. Những món chúng mình kêu đó, tất cả chỉ dăm chục bạc Ðài Loan mà thôị
Thanh Thanh cũng bật cười, vui thích khẽ bảo:
- Trời! Rẻ quá nhỉ? Như thế, tôi đủ tiền trả rồị
Uyển Hoa xua tay:
- Không! Em đã nói rồị hôm nay em mời chị, chị cho em là chủ đãi khách một phen.
Sau mấy lần tranh nhau trả tiền, Uyển Hoa lại nhận ra một nết hay nữa của Thanh Thanh: tính thật thà, thành khẩn.
Ăn xong món vịt dương qui, Thanh Thanh coi đồng hồ, bỗng nhớ ra một việc. Nàng do dự mấy giây, rồi hỏi Uyển Hoa:
- Có cần gọi giây nói về cho bác biết, chúng mình ăn chút quà, rồi mới về?
- Khỏi cần. Chúng mình đâu phải con nít mà sợ đi lạc đường? Vả lại, trước nay tôi vẫn thường ăn như vầy là thường, má tôi không bao giờ tra hỏị
Uyển Hoa yên chí, nhưng Thanh Thanh vẫn áy náy không yên:
- Nhưng ... điện thoại về vẫn tiện hơn.
Uyển Hoa có ý không thích, bảo nàng:
- Tùy, nếu chị thấy cần.
Thanh Thanh đứng dậy, tìm tới phòng điện thoại công cộng, quay số về hãng trà Chính Phương. Vừa nghe chuông reo dứt một hồi ở đầu giây bên kia, đã nghe tiếp giọng nói một người đàn ông hỏi:
- A lổ A lổ ... Ai đấỷ
Thì ra tiếng ông Ngô Lộc Tuyền. Thanh Thanh liền nói rõ việc đi ăn ở khu Viên Hoàn với Uyển Hoa, và nhờ ông báo cho bà chủ haỵ ông Tuyền nói:
- A! Thì ra cô Thanh. Vâng, tôi xin báo cho bà chủ. Nhưng tốt hơn, các cô nên về ngaỵ Bởi vì bà đã phái người đi tìm hỏi ở mấy nơi rồi đấỵ
Thanh Thanh trở vào quán, ăn tiếp các món khác với Uyển Hoạ Ăn uống xong, nàng móc tiền ra trả. Uyển Hoa vừa lau miệng vừa nói:
- Chúng mình định bắt chước mấy anh chàng dẫn người đẹp đi ăn: chàng này tranh trả, chàng kia đòi trả chăng?
- Hì hì hì ... Ðâu có thế. Bởi vì chúng mình là bạn với nhau, đâu cần khách sáo!
Uyển Hoa vui vẻ tươi cười, rồi hai cô nắm tay nhau bước ra khỏi quán.
Thanh Thanh giơ tay vẫy một chiếc taxi ...
Trong hãng trà Châu Chính Phương đèn đuốc sáng rực như ban ngàỵ Vừa nghe tiếng cười nói của hai thiếu nữ ở ngoài cửa, ông quản lý Ngô Lộc Tuyền vội bước đến bên cái quầy để đón.
Châu Uyển Hoa bước vào hỏi:
- Ồ! Chú Tuyền ơi, đã khuya rồi, mọi người vẫn làm việc ử
- Sáng mai đã phải đưa một số hàng xuống tầu rồị Tất cả đều gửi sang Tân Gia Bạ
Thanh Thanh thấy những con người hăng hái làm việc đang xếp các gói trà vào những cái thùng lớn thì biết rằng số trà này sẽ được chở gửi đến tiệm buôn nhà nàng ở Tân Gia Bạ Nàng không khỏi cảm xúc vì nhớ nhà. Uyển Hoa cười nói diễu nàng:
- Chị chui vào đó đi! Chỉ mai mốt là về đến Tân Gia Bạ
ông Tuyền bảo hai cô gái:
- Hai cô vào ngay đị Bà đang ngồi đợi các cô đó.
Hai thiếu nữ sánh vai đi vào nhà trong. Vừa lên đến gần cửa phòng, đã nghe tiếng bà Phương gắt gỏng cô sen Lệ Quyên:
- Thì tao bảo mày bưng xuống mà!
Hai cô gái cùng giật mình ngơ ngác tiếng Lệ Quyện mời mọc:
- Thưa bà, hạt sen ninh kỹ ninh nhừ tới nửa ngày, rất bổ, bà xơi chút ít:
- Tao đã bảo rằng tao không ăn! Bưng xuống lập tức!
Tiếng Lệ Quyên nhỏ nhẹ nài nỉ hai ba lần nữa, vẫn bị bà chủ đáp lại bằng những tiếng gắt gỏng, giận dỗi ... Hai cô nhìn nhau áy náy, rồi Uyển Hoa đánh bạo vào trước, Thanh Thanh rón rén vào saụ
- Má! Các con đã về ạ.
Nghe con gái nói, bà Phương ngồi im, hầm hầm nét mặt. Uyển Hoa gượng hỏi thêm:
- Ai làm chuyện gì, để má giận vậỷ
- Chẳng vì sao hết!
Miệng bà gắt Uyển Hoa, nhưng mắt bà lại nhìn Thanh Thanh. Cô gái thấy mẹ tức giận đành rón rén rút lui ra ngoài, trở về phòng riêng. Thanh Thanh thì ngượng ngập, đứng như chôn chân một chỗ, chẳng biết cử động nói năng thế nào cho phảị
Nhưng Uyển Hoa ra khỏi một lát, con sen cũng không còn trong phòng nữa, bà Phương mới ôn tồn hỏi Thanh Thanh:
- Thế nào, món ăn ở khu Viên Hoàn có ngon khôang?
Nàng tinh ý, khéo léo đáp:
- Thưa bác, nhất định là không bằng món ăn do nhà nấụ Nhưng được cái ở đấy rất vui, quang cảnh thật rực rỡ náo nhiệt.
Bấy giờ bà Phương mới thở dài, như trút hết cơn tức bực, rồi bà kể lể cho Thanh Thanh hay rằng: Tối nay nàng đi học buổi đầu tiên, nên bà muốn có sẵn món ăn ngon miệng và bổ dưỡng để nàng trở về cùng ăn. Nào ngờ, đợi hoài không thấy, bà cho người chạy đi kiếm khắp ngả vẫn không rạ
Nàng ngồi xuống cạnh bà, cầm lấy bàn tay đã nhăn nheo của bà, để tỏ ý hối tiếc. Nàng nhỏ nhẹ kể lại lòng tốt của Uyển Hoa muốn cho nàng quen dần với thành phố này ... Nhưng bà lại bức tức mắng con gái vắng mặt:
- Nó đã hay đi lông bông, nay lại lôi kéo cả cháu đi nữạ
Thanh Thanh thấy bà tỏ ra không giận trách mình, nàng kể lại nỗi vui của mình để bà bớt giận Uyển Hoạ Quả nhiên bà vui vẻ chuyện trò với nàng như cũ.
Nàng bèn gạn hỏi: tại sao trước nay con gái bà thường đi ăn quà đêm, về nhà trễ giờ, bà vẫn không cật vấn một lời, nay bà lại sốt ruột vì nàng ... thì bà giảng giải rằng bà phải có trách nhiệm trông non săn sóc nàng, vì cha nàng đã nghiêng lòng phó thác nàng cho bà.
Qua câu chuyện sau đó, nàng còn được biết: trước nay chính bà không ăn điểm tâm buối tối và cũng không bảo nhà bếp làm cho Quốc Hùng và Uyển Hoa ăn bao giờ.
Ðến nay, bà nhất định tối tối làm món ăn, và ngồi đăm đăm chờ đợi nàng về cùng ăn!
Cách cư xử quá thắm thiết, sự săn sóc quá ân cần của bà đối với nàng, khiến nàng áy náy khó nghĩ:
- Nàng nghĩ mình chỉ là một thân phận một cô gái đến ở trọ. Nàng không muốn bà chủ nhà yêu thương chăm sóc nàng hơn hai con của bà. Nàng e ngại Quốc Hùng và Uyển Hoa nhất là Uyển Hoa, sẽ phải ghen với nàng ...
Hôm ấy là chủ nhật, vào lúc tám giờ sáng, Thanh Thanh muốn ra phố mua ít cuốn sách. Thấy bà Phương còn đang ngủ, nàng nhón chân nhè nhẹ, ra khỏi phòng ngũ, rồi dặn nhỏ Lệ Quyên rằng: trước mười một giờ, thế nào nàng cũng trở về.
Dặn xong, Thanh Thanh xuống thang lầu, đi thẳng ra nhà ngoàị Vì là ngày nghỉ, nên hãng đóng cửạ Nàng mở cửa nhỏ ở một bên, bước ra đường phố. ánh nắng ban mai chan hòa, thật tươi đẹp. Từng làn gió mát nhè nhẹ thổi tới, khiến nàng phấn chấn tinh thần, khác hẳn những giờ khắc đứng ngồi giữa mấy bức tường tịch mịch ...
Nàng định bụng sẽ thuê một chiếc xích lô, tìm đến Trùng Khánh ...
Nàng đang nhìn ngó tây, bỗng có người tới sau lưng đập nhẹ vào cánh tay nàng, đồng thời, tiếng nói trong trẻo của một thanh niên thốt lên bên tai:
- Kìa em! Anh đã về đây này!
Thanh Thanh giật mình quay lại nhìn, thấy một chàng trai cao lớn tuấn tú, gương mặt đầy đặn, sáng sủa, cặp mắt to, rạng lên như cườị Dưới đôi chân mày chênh chếch lưỡi kiếm, cái mũi cao và thẳng, đôi môi hồng hé cưới để lộ hàm răng trắng đều đặn. Hắn mặc cái áo thể thao mầu vàng sọc trắng cái quần tây mầu xám tro, chân đi đôi giầy da vàng nhạt. Trông hắn vào khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổị
Khi nhìn rõ mặt Thanh Thanh, chàng trai mới ngẩn người rạ Ðôi mắt hắn trố lên nhìn nàng, chẳng biết nói gì khác nữạ
Thanh Thanh cũng ngơ ngác nhìn hắn, thầm nghĩ: “anh chàng hẳn nhìn lầm người, người lạ tưởng người quen”. Mới đầu, nàng đã toan sẵng tiếng gắt gỏng với hắn về lối hấp tấp. Nhưng rồi nàng lại tự chế được. Hắn đã lầm, chứ không cố ý trêu cợt, trách hắn làm chỉ Nàng chỉ mỉm cười, quay mắt đi, chăm chú tìm gọi xẹ
Nhưng chàng trai có lẽ không lấy làm ngượng, bước tới trước nàng:
- Thưa cô ...
Hắn gọi rồi khẽ nghiêng đầu, mỉm nụ cười e ấp, thành khẩn nói:
- Cô tha lỗi! Tôi thật vô lễ. Trong lúc vô ý, nên hấp tấp thất thố. Mong cô bỏ qua cho nhé!
Nàng thầm nghĩ: “Ở nước nhà, con người có vẻ hòa nhã và dễ làm thân với nhau hơn ở nước ngoàị Ðàn ông con trai thì đứng đắn lễ phép”. Và nàng lại mỉm cười, nhỏ nhẹ bảo:
- Tôi biết ông vô tình. ông đừng thắc mắc, không đáng gì cả.
Chàng trai tuy vẫn giữ dáng vẻ nhu hòa, nhưng lời nói đã có phần bạo dạn:
- Thưa cô, tôi thật mạo muội, nhưng cô cho phép hỏị Vừa rồi cô từ trong hãng trà Chính Phương đi ra, có phải không ạ?
Thanh Thanh ngạc nhiên trước vẻ tò mò của hắn, nhưng cũng gật đầụ
- Thưa phảị
- Nếu vậy (Hắn xoa tay vui mừng) chắc cô quen thân với gia đình họ Châủ
- Tôi hiện ở trong nhà ấỵ
Hắn càng vui mừng hơn:
- Chắc cô gần gũi với cô Uyển Hoả
- Ðương nhiên.
- Quí hóa lắm! Quí hóa lắm! Vậy xin giới thiệu: tôi là Trần Kiến Quốc. Tôi đến đây để gặp cô Hoạ
- A! Thì ra anh Quốc. (Nàng nhìn kỹ từ đầu đến chân) Tôi đã được nghe nói đến anh.
Hắn nở nụ cười thật, duyên dáng:
- Vậy, còn mỹ danh. Cô có thể cho biết?
- Tôi là Lâm Thanh Thanh. Tôi từ Tân Gia Ba về nước để học, ở trọ nhà họ Châụ
Hắn nghiêng mình lễ phép nói:
- Rất hân hạnh được biết cộ Thưa cô, cô đã là bạn của cô Hoa, xin thứ cho tôi cái tội lỗ mãng vừa rồị Xin thú thật: chỉ bởi dung mạo của cô giống hệt cô Hoa, nên tôi đã lầm như vậỵ Thật không ngờ, trên đời này có hai người giống nhau như thế mà lại không phải là chị em ruột.
Nàng cười nói:
- Thật ra thì tôi với cô ấy giống nhau như chị em và thân thiết với nhau như chị em ruột.
- Quí hóa quá! Thật quí hóa! ... Vậy, chẳng hay cô Hoa có nhà không ạ?
- Có nhà (Nàng tủm tỉm cười) Nhưng e rằng, còn ngủ chưa dậy!
- ô! ... Hắn khẽ nhíu mày khi nàng nói vậỵ
Thấy hắn có vẻ buồn, nàng tươi cười bảo:
- Ðể tôi đưa anh vào nhà, và gọi cô ấy dậy giùm anh.
- Cảm ơn cô lắm lắm (Hắn thành thật nói) Nhưng cô đang cần ra đi, có việc cần chăng?
- Không cần lắm (Nàng vui vẻ quay trở vào) Chiều nay tôi đi cũng được.
Trần Kiến Quốc đi theo nàng vào nhà. Ði qua tòa nhà ngoàị đến tòa trong, Thanh Thanh mời Quốc Hùng tạm ngồi chơi ở phòng khách, để nàng lên lầu gọi Uyển Hoạ Lên đến buồng, nàng gõ cửa mãi vẫn không thấy cô gái lên tiếng. Nàng phải gọi lớn:
- Hoa ơi! Hoa ơi!
- Tôi đây! Có tôi đây!
Thanh Thanh giật mình quay lại, đã thấy Uyển Hoa đứng sau nàng. Cô gái ăn vận chỉnh tề, chải gỡ gợn ghẽ, nhưng mặt vẫn phớt lạnh như không, đã chẳng tỏ dấu vui mừng, lại còn tròn xoa đôi mắt nhìn nàng, có vẻ như lấy làm khó chịụ
Thanh Thanh đang cao hứng, bỗng bị cụt hứng. Nàng không ngờ hôm nay Uyển Hoa lại lạnh nhạt với nàng như thế, hơn nữa còn như có ý kình địch với nàng. Nàng rất buồn, lại đang ngượng ngập chỉ còn biết gượng cười nói:
- Có anh Quốc đến. Anh ấy đang đợi cô dưới phòng khách đấỵ
- Anh Quốc? Uyển Hoa nhíu mày có vẻ buồn bực. Làm sao chị lại biết được anh Quốc?
- Cố nhiên, tôi đâu có quen biết gì hắn. (Thanh Thanh đáp giọng sắc bén đối chọi với mũi nhọn) Tôi gặp hắn ngoài cửạ Hắn nói rằng đến tìm cộ Tôi mời hắn vào, rồi lên gọi cô, thế thôị
Uyển Hoa nghe nói, có ý hối về thái độ không tốt của mình, nên gượng cười nói:
- Cảm ơn chị. Ðể tôi xuống gặp anh ấỵ
Thanh Thanh lấy làm buồn, cảm thấy bực mình như tự dưng gặp phải chuyện buồn không đâụ Nàng vốn nhau nhảu tốt bụng giúp người khác, chớ đâu có cần được Uyển Hoa tạ ơn. Không ngờ hôm nay Uyển Hoa lại mặt lưng mày vực với nàng. Nàng bực tức quay ngoắt vào buồng bà Phương cầm tờ nhật báo ngồi xem.
Châu Uyển Hoa vội về phòng riêng, đứng trước gương xoa thêm lớp phấn, điểm thêm chút son môi, ngắm lại cái rốp màu vàng dán sát người, xoay một vòng để nhìn ngắm “díp” rồi hí hửng bước ra, xuống thang lầụ Trần Kiến Quốc ngồi đợi ở phòng khách, nghe tiếng gót giầy lách cách biết là Uyển Hoa xuống, hắn liền đứng dậy, bước ra đón ở chân cầu thang.
Xa nhau mười mấy ngày, bây giờ gặp lại Kiến Quốc nàng vui thích nở nang mày mặt, chăm chú nhìn hắn:
- Ồ! Trông anh đen và gầy đị
- Thế ử (Hắn đưa tay lên sờ má) sao tôi không tự thấy nhỉ?
Uyển Hoa tươi cười, cùng hắn kề vai sánh bước vào ngồi xuống ca na pê, cách nhau một cái kỷ nhỏ đặt khay trà. Nàng sốt sắng hỏi:
- Thế nàỏ Vừa đi du lịch vòng quanh đảo, hắn vui thú lắm?
Hắn lắc đầu:
- Đi vội quá! Bỏ ra mười ngày du lịch, những tưởng đi xem ngắm vui chơi khắp cả Ðài Loan, té ra không được như ý. Do đó, chương trình phải sắp xếp thật sát, tới nơi nào cũng chỉ ngắm nhìn qua loạ Thêm nữa, đây là một cuộc du lịch tập thể của sinh viên, lại có các vị giáo sư đi kèm. Ðông người phải hành động theo đoàn thể, thành thử không được tự dọ Tóm lại, chuyến đi chẳng đem lại gì cho mình, mà lãng phí mất mười ngày trờị
- Ðó là quan cảm của anh về cuộc du ngoạn?
- Chả dám. Anh chỉ là một sinh viên, chưa đủ nói đến quan cảm.
- Nhưng thực ra, anh đã nói về quan cảm rồi đó, và nói rất hay nữạ
- Ðừng chế diễu đi! ... Và phần em, trong những ngày xa vắng nhau, em có gì vui không? Vẫn mạnh giỏi chứ?
- Em ... Nàng bỗng ngừng lạị Một thoáng u ám hiện qua gương mặt.
- Saỏ Em làm saỏ
- Chẳng làm sao cả, (nàng nhoẻn miện cười) em ở nhà khá lắm. Vẫn như trước; vẫn ăn như thường, ngủ đều đều, đi học đều đềụ
Kiến quốc thoáng có ý nghi ngờ. Hắn vốn hiểu âm tính Uyển Hoa, nên làm bộ nhẹ nhõm khoan khoái, hỏi:
- Hôm nay em rảnh không? Nếu không mắc công chuyện gì, chúng mình đi chơi một chút đỉ
Từ mấy ngày qua, nàng đang buồn trong lòng, nên nghe hắn đề nghị, nàng vui vẻ nhận lời ngaỵ
Hai người không thuê xe, ra khỏi nhà vẫn đi bộ, rẽ về tay mặt, đi một hồi đường thì đến bờ sông Ðạm Thủỵ Trước nay họ thích đi dạo trên bờ đê, vì nơi đây rất yên tĩnh khoáng khoát. Lúc ấy, nền trời trên đầu trong xanh, điểm vài đám mây trắng xa xạ Mặt trời mùa hè đã lên cao chói lọi, Uyển Hoa xòe chiếc dù mầu vàng như màu áo, che nắng. Tuy nhiên, khí trời còn mát mẻ, chàng với nàng gần kề nhau tâm sự, mọi thứ bên ngoài chẳng còn gây ảnh hưởng gì đến nữạ Ðã hơn một năm qua, họ vẫn say sưa như thế.
Kiến Quốc hôm nay thật khéo gợi chuyện. Do đó Uyển Hoa thật thà, kể lại những chuyện mới diễn ra ở nhà nàng:
- Hôm Thanh Thanh mới đến, quả thật trong thâm tâm em rất vui mừng đón tiếp, nuôi một mối hy vọng đối với cô tạ Tâm trạng em chẳng có gì lạ, như anh đã nhận thấy, cô ta rất giống em, mà em thì từ nhỏ vẫn lấy làm tiếc rằng mình không có một người chị hay một cô em. Cô Thanh hơn em ba tuổị Em rất muốn được nhận cô ấy làm chị, hai chúng tôi cùng sống với nhau một nhà, đi học về học có nhau, ôn bài làm bài cùng nhaụ
- Ðã vậy, sao hôm nay dường như em có vẻ không vuỉ
- Anh chưa biết. Từ hôm Thanh Thanh tìm đến, tính tình má em thay đổi hẳn, đối khác một cách kỳ lạ. Chẳng những em với anh Cả ngơ ngác, thắc mắc, mà đến chú Tuyền cùng mọi người làm trong nhà cũng đều ngẩn ngơ, không hiểu tại sao má em lại xử sự như vậỵ
- Chẳng hạn, bác thay đổi tính tình như thế nàỏ Em thử kể một vài thí dụ?
Uyển Hoa thở dài, rồi kể lại cho Kiến Quốc nghe mọi chuyện diễn ra, kể từ lúc bà Phương đem hai con ra phi trường đón Thanh Thanh ngày đầu tiên, cho đến những cử chỉ trìu mến cưng nuông của bà đối với cô gái mới đến ở trọ, trong những ngày sau đó. Và gần đây thì rõ ràng bà coi Thanh Thanh quí hơn con đẻ!
Kiến Quốc thật thà nói ra nhận xét của mình:
- Như thế là bác đã có những hiện tượng khác thường thật khó hiểụ Xưa nay bác vốn là một phụ nữ ưa tịch mịch sống nhiều về nội tâm. Nay bác phá cách, phá lệ về nếp sống lại bộc lộ cảm tình sôi động.
- Nguyên nhân đặc thù nàỏ
- Bởi cô Thanh Thanh giống em lạ thường, nên bác nẩy lòng thương mến. Cũng như em vừa nói, lúc đầu em những muồn biến đổi cô ấy thành người chị ruột; thì phần bác, bác cũng thấy như mình bỗng có thêm một đứa con gái nữạ Ðó là do “thố giác” vậỵ
Uyển Hoa bỗng nói như gắt gỏng:
- Vậy, má em khônng cần có đứa con ruột, là em, nữa hay saỏ
Và Uyển Hoa kể lại việc đi ăn tối với Thanh Thanh ở khu Viên Hoàn, cùng cơn nóng lòng sốt ruột của bà Phương khi ngồi đợi Thanh Thanh về để ăn món ăn bổ dưỡng bà dành sẵn cho nàng. Kiến Quốc suy nghĩ một chút, rồi bảo:
- Ðó là bác muốn tỏ ý săn sóc chăm lo cho người con gái mà bạn của bác gửi gấm. Thế thôị
- Nhưng, săn sóc một cách quá đáng và kỳ cục! Anh nên biết rằng: Chẳng những ngày nay Thanh Thanh mới đến nhà em lần đầư tiên, mà ngay cha cô ấy, là ông Lâm Ngọc Thành ở Tân Gia Ba nữa, chẳng qua cũng chỉ mới đến nhà em một lần, nhân dịp về Ðài Bắc. Còn như ông làm đại lý trà cho nhà em, thì mỗi năm cũng chẳng bán được bao nhiêu trà! ông ấy chưa ăn một bữa cơm ở nhà em!
Kiến Quốc an ủi cô bạn gái:
- Cũng chẳng phải kỳ cục, em ạ. Cô Thanh nay là lần đầu tiên trong đời trở về Tổ Quốc, một cô gái mồ côi mẹ từ nhỏ. Hoàn cảnh của cô như vậy, nên bác động lòng thương hại yêu mến. Anh nghĩ em không nên quá thắc mắc về chuyện này làm gì cho bận lòng.
- Anh tưởng em bụng dạ nhỏ nhen, thấy mẹ thương cô ấy ... em sanh lòng ghen ghét saỏ
Uyển Hoa bực tức nói thế, rồi lại kể cho Kiến Quốc hay việc bà Phương đem những áo quí, những đồ trang sức ngày cưới năm xưa, trao hết cho Thanh Thanh ... Kiến Quốc lấy làm lạ, hỏi:
- Tại sao em biết rõ?
- Con Lệ Quyên nói cho em biết! Lệ Quyên nó được gần gũi má em từng giờ, nên nó biết hết mọi chuyện và nó cũng phải nói riêng với em rằng: Nó thấy má em mới đốc chứng nó cũng hoài nghi ... Anh Quốc! Anh theo ngành Tâm lý học, anh có thể giài thích những hành động khác thường đó của má em, được chăng?
Hắn đưa tay lên gãi đầu gãi tai, suy nghĩ một chút, rồi gượng cười, nói:
- Ðiểm này ... anh công nhận rằng ... thật khó giải thích được.
Ði đi đứng đứng, cặp kè tâm sự với nhau một hồi, hai người cảm thấy nóng nực. Họ dẫn nhau đi qua một cái thủy môn, tiến về đại lộ Tràng Anh. Ðến một góc phố, Kiến Quốc coi đồng hồ, đã thấy gần mười một giờ. Hắn thầm nghĩ: Hôm nay nghỉ học, hắn nên tạo cho Uyển Hoa một ngày vui, và phải vạch chương trình cho hợp ý thích của nàng. Hắn nói:
- Hôm nay anh muốn bồi tiếp cho em vui vẻ trọn một ngàỵ Vậy em hãy tạm gác những nỗi thắv mắc buồn lòng đó ra một bên. Giờ anh sắp đặt chương trình như thế này nhé! ... Chính trưa, chúng mình đi ăn cơm rang Quảng Châụ Ăn xong, đi xi nệ Xem xong, tìm quán cà phê mát mẻ ngồi nói chuyện. Tối lại đi ăn cơm tiệm, rồi tìm đến vườn trẻ ngồi hứng mát. Sau đó, hoặc chèo thuyền, hoặc bơi lội, tùy em. Em tính saỏ
Nghe hắn nói, nàng như quên cả mọi nỗi buồn, tươi cười dí ngón tay vào vai hắn:
- A! ông mới đi du ngoại tập thể một chuyến, mà đã học được cách phân phối chương trình thật giỏi, nhé!
Hắn đắc ý, phá lên cười khanh khách. Thế là cô cậu giắt nhau tiến bước ... Trông cặp thanh niên thiếu nữ tươi cười sung sướng, nhiều người đi đường lén nhìn phải khen thầm. Bỗng Uyển Hoa nhìn Kiến Quốc, nói:
- Em đã dành sẵn món tiền, chờ anh đi du lịch vòng quanh đại đảo trở về, là “khao” anh một bữa, gọi là 'tiệc tẩy trần” ...
- Anh cũng đã dành sẵn món tiền (hắn ngắt ngang và nói nhại giọng nói của nàng). Sáng sớm hôm nay, khi anh sắp sửa ra đi, má anh hỏi đi đâu, anh nói đến gặp em; “bà cụ” lập tức tươi cưới hớn hở. Cụ nói: “hôm nay chủ nhật phải không? Con phải đưa Uyển Hoa đi chơi nhé! Lâu nay Hoa nó phải học ngày đêm, chuẩn bị thi vào đại học, chắc là mệt lắm. Con hãy làm cho Hoa được vui thú khỏe khoắn lên chút. Con bảo với Hoa rằng: Hôm nay con thay má, đãi Hoa một bữa nhé! Rồi cụ lấy ra một xấp bạc trao cho anh. Em biết cụ đưa bao nhiêu không?
Uyển Hoa đã cảm thấy hạnh phúc dâng ngập lòng, nhưng cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh, hỏi lại:
- Bác cho bao nhiêu?
Hắn giơ hai ngón tay, rồi ghé miệng gần tai nàng:
- Hai trăm! Thế nào? Theo chương trình anh đã vạch thì hẳn dư đủ?
Nàng vui vẻ hứng chí:
- Nếu không đủ, đã có em.
- Không! Ngoài tiền bà cụ cho, kẻ này còn có số tiền dự bị nữạ
Thế là cô cậu vẫy tay gọi xích lô, đi tới khu Tây Môn ...