SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 1
Hà – Thúc – Hồng
Vu Thiên
NGUYỄN ĐẮC LỘC
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC
HỒNG XUẤT BẢN
CÙNG MỘT TÁC GIẢ
1945 – Người mẹ (Bản dịch cuốn La Mère của Pearl Buck)
1949 – Đánh Tài Sỉu sao cho được (Nghiên cứu)
1955 – Sách tự học chữ Hán (Chưa xuất bản)
1956 – Lục Quái (Truyện dài)
1959 – Considèrations sur la Théorie d’Einstein
(Etudes scientifiques)
1966 – Loi Equilibre (Théorie scientifique)
Cổ thi (dịch thơ cổ chữ Hán) Chưa xuất bản
TÁC GIẢ TRI ÂN
Cuốn sách này ấn hành được là nhờ rất nhiều ở sự yểm trợ của Phủ Quốc vụ
Khanh đặc trách văn hoá, vậy trân trọng xin
Cụ Cố Quốc – Vụ – Khanh MAI THỌ TRUYỀN nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa của tác giả.
Saigon 1973
Tựa
VU THIÊN NGUYỄN ĐẮC LỘC LÀ BẬC ĐÀN ANH của tôi về mọi phương diện: tuổi trời, tuổi cách mạng, sự học vấn …… và, nếu cần, cũng nên nhắc rằng vào khoảng 1957, khi tôi là thiếu úy trong Quân đội QGVN thì anh là trung tá. Như vậy, tôi không thể viện lý lẽ nào để
“dám” viết tựa cho tác phẩm của anh.
Ngoài một lý lẽ khá ngược đời: VU THIÊN dù đã là sĩ quan cao cấp khi quân đội ta còn ở trong giai đoạn hình thành, là một người ít hoạt động – vì ít tham vọng? – và ít nói hơn hoạt động, ít nói hơn viết, ít viết hơn nghĩ. anh nghĩ nhiều mà không chịu viết. Trong khi đó thì tôi nghĩ được điều gì vội viết ngay điều đó ra, và in ngay thành sách. Bạn đọc vì thế mà biết tên tôi trước tên anh. Nhận viết tựa cho sách của VU THIÊN chính là lợi dụng cái thế “được biết đến trước” để giới thiệu một tác phẩm mà bạn cần phải đọc.
Lý lẽ thứ hai là một điều cần nói về tác giả. Cuốn “Số Tử vi dưới mắt Khoa Học” này không phải là tác phẩm đầu của anh. Hơn 10 năm trước, anh đã viết – và tôi đã có hân hạnh giới thiệu trên nguyệt san Văn Hữu số 2 – một cuốn nhận định và phê bình lý thuyết Tương quan của
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 2
Anh-sten. Sau đó anh lại viết một cuốn nữa cũng về lý thuyết toán học. Cả hai cuốn cùng không được nhà xuất bản nào nhận in, nên cả hai chỉ được trình bày bằng rô – nê – ô, để gửi một số nhỏ bạn hữu.
Vậy đây là tác phẩm thứ ba của VU THIÊN Nguyễn Đắc Lộc. Cuốn này thì được in, vì nó có nhiều phần dễ hiểu, đi liền với nhiều phần khó hiểu. Tôi thú thật có nhiều đoạn tôi không hiểu được chút nào, như những đoạn nói về thiên văn học. Tôi không hiểu, nhưng chính đó lại là những hứng khởi của tôi: tác giả, dù muốn dù không, đang đi vào con đường hoà hợp tư tưởng Đông phương với khoa học Tây phương.
Bạn đọc thân mến của tôi đều biết những “lần mò mù loà” và những “ngẫu nhiên có chỉ huy” nào đã đưa dắt tôi đến việc lập thuyết. Thuyết Tân Trung Dung, mà theo đó thì cổ nhân Đông phương không đạt tới những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật như Tây phương, ấy là vì không muốn chứ không phải không biết. Cổ nhân Đông phương từ chối công việc phân tích vì đã thực hiện được công việc tổng hợp cao độ. Và cổ nhân Đông phương giới hạn sự học vì sớm hiểu rằng
“học mà không hanh” sẽ đưa nhân loại đến triền miên tai kiếp.
Đó là nguyên nhân của trạng thái huyền ảo của kiến thức của Đông phương, một trạng thái đòi hỏi rất nhiều nổ lực ở hậu thế, nếu có người muốn theo cái “đạo” học tâm truyền. Người thời xưa như muốn tung kiến thức ra giữa cuộc đời mà để mặc cho ai muốn hiểu thế nào thì hiểu – đúng cũng tốt, mà sai cũng không sao. Đối với cái chí hướng uyên áo đó, chúng ta không thể làm gì khác hơn là mỗi người tìm hiểu một phần.
VU THIÊN Nguyễn Đắc Lộc đã nhận cho anh phần khó nhất, không những vì cao nhất, mà còn vì chính anh sẽ cố gắng đặt song song hai phương trời học hỏi Đông, Tây. Vì đã đến lúc chúng ta có thể có một cái “hanh” cho sự học, nên tư tưởng của tiền nhân chúng ta cũng đến lúc được phân tích theo phương pháp thực nghiệm. Đem thiên văn học vào lý số Đông phương là chấp nhận một thách đố lớn lao mà một đời suy tư của tác giả, theo tôi nghĩ, chỉ đối ứng được một phần. Được như thế đã là nhiều lắm.
Vì tác giả, cùng với tôi, đã có niềm tin tưởng rằng tâm hồn của con người Đông Á chúng ta đã được tháo khoán, thì trong chẳng bao lâu, chúng ta sẽ từ cái căn bản bác học của tiền nhân mà làm những “bước nhảy vọt” bằng những công trình sáng tạo hay khám phá khoa học. Điều cần nhất là phải có sự mở đầu. Phải có những người đi những bước đầu vất vả.
VU THIÊN Nguyễn Đắc Lộc là một trong những người đi bước đầu vất vả đó. Tôi thành tâm cầu mong rằng bạn đọc sẽ chịu mua và chịu đọc tác phẩm này của anh. Không phải chỉ với lá số của mình hay của vợ con mình trong tay, vừa giở sách vừa tìm cách phỏng đoán ý nghĩa của ngôi sao này, tác dụng của bộ sao nọ. Mà để đi xa hơn, đến sự mường tượng được con đường giăng mắc từ số kiếp con người đến sự vận hành của nhửng ngôi sao, đến sự tiếp nối của ngày tháng.
Tôi còn nhớ, vào giữa mùa mưa năm 1960, tôi đang làm việc đắc lực ở toà soạn báo Văn Hữu, bỗng một hôm anh đến chơi, cầm lá số của tôi lên tay rồi bâng khuâng nói một mình: “Anh chàng này bỏ việc đến nơi rồi… Sát, Phá, Tham, đầy đủ tài năng, gan góc và tham vọng. Nhưng lạc mất Liêm Trinh là thiếu sự toan tính, thận trọng. Lại thêm có Điếu Khách Khốc Hư (vân vân), anh sẽ tức giận vì một câu nói mà bỏ tờ báo này. Trong vòng 5 ngày nữa”. Anh nói thế rồi từ biệt, rồi đi xa luôn, mãi tám năm sau tôi mới được gặp lại. Để nói cho anh biết, đúng 5 ngày tròn, tôi đang nói chuyện bằng điện thoại rất vui với ông Nguyễn Duy Miễn, Văn hoá Vụ trưởng, Chủ nhiệm tờ
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 3
Văn Hữu, thì bỗng nhiên ông Miễn trách tôi một điều gì đó, và tôi vặc lại ông một câu, rồi đập com-bi-nê xuống máy, chấm dứt luôn nhiệm vụ chủ bút của chính mình.
Từ bấy giờ, tôi nhiều lần thúc dục VU THIÊN Nguyễn Đắc Lộc viết sách về khoa Tử vi. Và đó chính là lý lẽ sau cùng nó không từ chối khi tác giả yêu cầu tôi viết tựa cho cuốn sách này. Saigon, Phú Nhuận ngày 14 tháng 3, 1973
NGUYỄN MẠNH CÔN Tựa
Nghĩa
Dịch
Tịch mịch đăng tiền khán cổ thư Dạ thâm nhân tĩnh dục nhân tư Hồi tưởng vãng niên dư ngũ thập Kỷ lao tâm tri tiện hà như
Ma chiết lưỡng hồi tri hữu mệnh, Phù trầm kỷ độ, thức thời cơ Thành bại khởi ư tài khả liệu Vận thời duy định tại thiên thư.
Vu Thiên
Tịch mịch bên đèn đọc cổ thư, Đêm vắng canh tàn, nghĩ vẩn vơ. Nhớ lại năm mươi năm có lẽ Hoài bao tâm trí để rồi như
Mài rủa vài phen, hay có số. Nổi chìm mấy độ, biết thời cơ. Thành bại há do tài liệu được, Vận thời đã định tại thiên thư,
Của DIÊN SƠN
Trước đèn đọc sách người xưa,
Đêm thanh cảnh tĩnh lòng thư thái nhàn. Gẫm xem năm chục năm trường,
Tổn bao tâm trí, dã tràng cũng như. Nổi chìm mới biết thời cơ,
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 4
Dùi mài càng lắm, càng chua cay nhiều. Việc đời thành bại dù sao,
Toàn do Thiên mệnh, tài nào ích chi. MẤY LỜI NÓI ĐẦU
Đây là một quyển sách thuộc về loại nghiên cứu. Khác hẳn các sách bằng chữ Hán, hay chữ Việt đã xuất bản, mà hầu hết đều có dụng ý dạy người ta cách lấy và đoán số Tử Vi.
Sách này có mục đích chính là tìm hiểu khoa lý số này để định xem giá trị của nó được là bao, và nhất là để biết cách đoán các lá số sao cho ít sai lầm.
Người đặt ra khoa này, đã bằng các tên sao giản dị, như Thiên Hình chỉ sự hình khắc, Hoá Khoa chỉ sự đỗ đạt v.v…… và bằng cách dùng ngày thông thường như ngày mồng 8 tháng 7 thay cho ngày Ất Sửu tháng Canh Thân v.v…… để cho những người ít học, bình dân ai cũng có thể lấy được một lá số cho chính mình hay các người thân thuộc một cách dễ dàng; và ai cầm một lá số tử vi xem, cũng có thể đoán sơ qua được vài điều chính, không mấy sai lầm.
Nhờ sự phổ thông hoá ấy, và nhất là sự đúng nhiều sai ít của tử vi, nên số tử vi đã được phổ biến một cách hết sức rộng rãi trong quần chúng Việt Nam.
Các người tin tử vi rất nhiều, vì đã từng thấy ứng nghiệm cho chính bản thân mình nhiều lần; các người thích xem số tử vi cũng lắm, nên các người gọi là Thầy tướng số được sản xuất ra khá nhiều và các người dịch sách Tử vi từ Hán văn ra Việt văn cũng lắm, Khoa tử vi có thể nói đã thịnh hành tại Việt Nam một cách gần như một phong trào thịnh hành đến nỗi có kẻ đã dùng chữ tử vi thay cho chữ số mệnh, để viết báo, in sách nói về số tử vi của các bạn hàng tuần, hàng ngày. Đó là một điều đáng tiếc, đã làm giảm giá trị của Khoa Lý số này đến mức độ thấp nhất,
đồng loại nó với những chuyện đồng bóng, mê tín dị đoan.
Sách này không phải là loại sách kể trên, cũng không phải là loại sách lấy số như đã nói; nên tất nhiên có thể sẽ làm thất vọng những ai muốn tìm hiểu một cách dễ dàng về tử vi khi đọc sách này.
Một khoa lý số đoán được định mệnh một cách khá chính xác, tất nhiên phải là một khoa học cực kỳ khó mà chỉ những bậc kỳ tài có học thức uyên thám đến cực điểm mới sáng tạo ra nổi. Đâu có phải là một chuyện đơn giản để chúng ta có thể chỉ học qua mà hiểu nổi.
Muốn giải thích một cách phổ thông hoá khoa lý – số này, dù chỉ giải thích một vài phần nhỏ, cũng phải viết những cuốn sách dầy hàng ngàn trang mà còn sợ rằng chưa đủ.
Một vài trăm trang giấy đâu có thể nói được những gì để ai ai cũng có thể hiểu được.
Tác giả thật đã e ngại nhiều khi đặt bút viết ra sách, những công phu mình đã nghiên cứu, đã suy nghiệm bao nhiêu năm về Tử Vi.
Viết thành sách rồi, cho xuất bản lại càng làm cho tác giả ngần ngại nhiều hơn nữa.
Vì vậy khi đang viết những giòng chữ này tác giả thật không biết cuốn sách này sẽ có ra đời hay không, và bao giờ mới ra đời.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 5
Viết đây mới có chỉ là cổ động các kết quả của công trình nghiên cứu lại một cách vắn tắt, hầu ghi chép lại cho hậu thế, giúp các người sau đỡ phải đi lại một quãng đường dài, mà công cuộc tìm hiểu số Tử vi bắt buộc phải đi qua.
Nói thế để độc giả hiểu ngay rằng những điều ghi trong phần nghiên cứu của sách này mới chỉ là một phần rất nhỏ của việc tìm hiểu khoa học, huyền bí này vậy.
Đã gọi là sách nghiên cứu, với mục đích chính là như vậy, đáng lẽ sách chỉ có phần nghiên cứu giải thích đó thôi.
Nhưng vì sách viết cho đại chúng, cho tất cả những ai, dù chưa bí6t số Tử Vi là gì, nên trước khi đi vào phần nghiên cứu tác giả đã phải cũng có một phần nói về cách lấy và đoán số Tử Vi, mà độc giả có thể tìm thấy ở bất cứ sách nào khác.
Việc diễn lại một cách rất vắn tắt phần này, tuy đối với những ai đã biết số Tử Vi có thể coi như thừa nhưng sự thật nếu độc giả muốn hiểu các đoạn sau một cách dễ dàng thì cần phải đọc qua phần này một lần, vì cần phải có phù hợp trong việc dùng danh từ và liên tục trong việc giải thích thì ý nghĩa của các luận lý trình bày mới rõ ràng minh bạch.
Đó là một điều tất yếu, của các sách nghiên cứu về khoa học vậy. Ngoài lý do tất yếu ấy, phần “lấy và đoán số Tử Vi” còn có dụng ý giúp các độc giả chưa biết số Tử Vi, có thể theo đó mà lấy số an sao và đoán số một cách đầy đủ, khỏi phải đọc các sách khác về Tử Vi.
Vì những lẽ trên, nên cuốn sách này được trình bày thành ba phần, mỗi phần gọc là một quyển như sau đây:
QUYỂN NHẤT: Đại Cương
Chương I : Lý số và định mệnh
Chương II : Các khoa lý số
Chương III : Vài điều cần biết để hiểu Tử Vi
Phần 1: Thiên văn học và thời gian a) Dương lịch
b) Am lịch
Phần 2: Kinh dịch và Âm dương a) Am dương
b) Bát quái
Phần 3: Vũ trụ và Ngũ hành
a) Ngũ hành và thời gian b) Ngũ hành nạp âm
QUYỂN NHÌ: Lấy và đoán số Tử Vi. Chương I : Lấy số Tử Vi Chương II : Đoán số Tử Vi
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 6
a) Cách đoán b) Vài bài phú
QUYỂN BA: Phần nghiên cứu
Chương I : Mục đích Phương pháp và Lợi ích Chương II : Lý do của thiên bàn và 12 cung Chương III : Ý nghĩa của các sao
Phần 1 : __ Chính tinh
2 : __ Vỏng tràng sinh
3 : __ Vòng lộc tồn
4 : __ Sao âm dương
5 : __ Tứ sát và Lục bại
6 : __ Tứ hoá
7 : Bàng tinh (Hình Diêu
Mã Đào)
8 : __ Tuần triệt
9 : __ Đại tiểu hạn
Chương IV : Kết luận
Đọc qua phần chia mục, độc giả chắc đã thấy khá nặng nề.
Tác giả mong rằng, đọc từ từ độc giả sẽ không thấy nản chí, và chắc chắn khi đọc xong cuốn sách, sẽ phải than:
“Trời! Mới ít quá đã nghiên cứu được gì đâu?”
“Còn bao nhiêu vấn đề quan trọng khác như ngũ hành của các sao, nam bắc đẩu là thế nào, sao hợp tuổi, cách cục, kỵ tuổi và v.v…… quan trọng biết mấy mà đã thấy nói gì đâu?”
được nghe độc giả nói một câu như vậy thì tác giả đã vô cùng hài lòng vì đã thành công một phần nào trong công cuộc trường kỳ nghiên cứu mấy mươi năm trời rồi vậy.
Saigon, le 9 Avril 1972. QUYỂN NHẤT
ĐẠI CƯƠNG
Quyển Đại Cương nói bao quát về những vấn đề cần thiết cho sự hiểu các phần sau: Phần này tuy là phụ, nhưng không có không được.
Những vấn đề kể sơ lược trong phần này, mỗi vấn đề là cả một khoa học.
Nay phải trình bày một cách thật vắn tắt lại, tác giả e rằng thiếu sót quá nhiều, những độc giả chưa từng biết về vấn đề nào chắc sẽ thấy hơi khó hiểu. Song tác giả không biết làm sao hơn.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 7
Chỉ dám mong quý vị nào có chủ tâm nghiên cứu về Tử Vi, sẽ tự tìm lấy những tài liệu sách vở liên quan đến các vấn đề kể trên, để tìm hiểu thêm cho kỹ, thì sự tìm tòi nghiên cứu Tử Vi mới có kết quả và lý thú được.
Hiểu lờ mờ về âm dương, ngũ hành, vũ trụ v.v…… chỉ có thể đưa ta đến những sai lầm trầm trọng như một số rất đông các thầy tướng số xưa và nay.
CHƯƠNG I
LÝ SỐ VÀ ĐỊNH MỆNH
Ai đã tin lý số tất nhiên là người tin ở số mạng. Tin ở số mạng tức là tin có tiền định.
1) ĐỊNH MẠNG
Tiền định là một lý thuyết cho rằng tất cả mọi sự trên đời điều đã được định trước.
Dù là việc lớn như trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima, cho đến việc nhỏ như chiếc lá rụng, tất cả đều đã được định trước, và chỉ đợi cho đến đúng giờ ấy phút ấy là xẩy ra.
Người đông phương chúng ta phần đông đều tin ở thuyết tiền định. Cung oán ngâm khúc đã có câu:
“Vẻ chi ăn uống sự thường
Cũng còn tiền định khá thương lọ là”
Chúng ta xưa tin ở tiền định, vì chúng ta tin ở “Trời”. Ong trời tức “Tạo hoá” là một đấng thiêng liêng tạo ra vũ trụ cùng muôn vật, có quyền lực tối thượng, điều khiển tất cả sự sinh hoá biến chuyển di động của vạn vật, từ khoáng vật vô tri như hòn đá, giòng nước đến thực vật như cây cỏ, cho đến động vật như con kiến con người.
Người ta lấy vợ giàu, làm quan to hay đi ăn cướp đều là do số trời, tức là trời đã định cho con người ấy số phận như vậy.
Lòng tin tưởng ở một đấng tối cao cai quản toàn thể trong vũ trụ ấy, tuy về phương diện lý thuyết có thể coi như là căn bản của sự tin có tiền định, nhưng thực ra nếu không có những sự việc những kinh nghiệm sống mà con người được thấy tận mắt, được biết chắc chắn vì đã xẩy ra cho chính bản thân mình thì chưa chắc lòng tin tiền định ở người phương đông đã mãnh liệt và sâu rộng đến khắp cả quần chúng như vậy được.
Từ kẻ cực ngu si đến những người có học thức, từ kẻ nghèo xơ xác đến những ông Cự phú, từ người dân quèn đến ông Quan, ai nấy đều tin chắc là mọi việc đều đã được tiền định cả.
Từ chỗ tin tiền định đến chỗ tin vào số mạng, con người đông phương chúng ta đứng trước mọi việc xẩy ra dù đột ngột đến đâu, cũng có một thái độ rất bình thản, chấp nhận tất cả, vì cho rằng đó là số trời.
Người phương Tây có kẻ cho rằng đây là một thái độ của nhà triết học (Philosophique)
dùng để đối phó với việc đời.
Thái độ ấy đã được tập thành thói quen và đã biến ra thành cá tính của dân tộc đông phương.
Nghĩ như vậy tức là chưa hiểu người đông phương vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 8
Thực ra nếu người phương đông có thể bình thản chấp nhận những việc đau buồn xẩy đến cho mình thì là vì họ đã tin tưởng sắt đá rằng đó là số trời. Trời đã an bài như vậy rồi, thì than khóc đau thương hờn giận gì đi nữa cũng là vô lý cả.
Người phương Tây, nhất là người thời nay, mặc dầu cũng có Tôn giáo có lòng tin, nhưng không tin là có tiền định.
Sống một cách thực tế, họ cũng suy tư một cách thực tế, nên dù tin là có chúa trời, những người tín đồ lại tin rằng nếu cầu xin chúa ban phước cho, thì chúa có thể làm cho họ nghèo thành ra giàu, ốm đau thành khoẻ mạnh, và đáng lẽ phải chết, lại sống thêm được vài năm.
Kẻ có học thì phần đông, trước những sự thành công rực rỡ và tiến triển mau lẹ của khoa vật lý mấy thề kỷ gần đây, đã để cho tư tưởng quá thiên về vật chất thực tế mà sao lãng phần tinh thần, để đến nỗi không còn có lòng tin nữa. Ngay tôn giáo thượng đế hay chúa trời đối với họ, còn chắc chắn là không có, nói gì đến tiền định, quá mơ hồ.
Và khi một sự việc quá đột ngột xẩy đến, tỉ như mới thoát chết trên chiếc máy bay ngộ nạn vì hôm đó đã dừng lại để mua một bó hoa nên tới sân bay chậm một chút, thì nếu người đông phương tin rằng vì số chưa chết, nên Trời đã xếp đặt cho mình làm một việc thật vô lý mà thường nhật không bao giờ làm để thoát chết, thì người Tây phương trái lại cho rằng đó là một cái may trong nhiều cái rủi, như khoa tính phần chắc (Caleul de probabilité) đã có nói đến rồi. Người phương tây cho chúng ta là fataliste tin ở định mệnh. Và họ là déterminisme, những người tin ở chủ nghĩa déterminisme, nhất định déterminisme là chủ thuyết được đặt thành tên từ Descartes một triết học gia thời thế kỷ thứ 17.
Nguyên lý căn bản của chủ thuyết này là:
“Một hiện tượng vật lý, cách biệt hoàn toàn với ngoại vật, nếu các sự kiện tiên khởi gây ra hiện tượng đó giống in nhau không thay đổi, thì các biến chuyển về sau của hiện tượng cũng không thay đổi, dù xảy ra nhiều lần ở đâu và bất cứ lúc nào”.
Nói rộng ra, chung cho mọi vấn đề, không cứ riêng gì cho vật lý, thì chủ thuyết déterminisme có thể diễn tả bằng câu “Những nguyên do giống nhau đưa đến các hậu quả giống nhau” (Les mèmes causes drod uisent les mémes effets).
Luật “nhân quả” của Phật giáo, nhân nào quả nấy, cũng là một hình thức khác của chủ thuyết déterminisme vậy.
Trở lại với vật lý học như ta lấy một hòn bi để trên một khuôn mặt phẳng nhẵn và chênh chếch, hòn bi đó sẽ lăn từ cao xuống thấp theo một đường thẳng nhất định, và 3 giây đồng hồ sau mới đi hết một khoảng đường dài là 3 thước tây.
Hiện tượng đây là 1 hòn bi tròn, nặng 3 gram lăn trên một mặt phẳng để chếch 5 độ đối với mặt dài.
Sự kiện tiên khởi đây là việc ta để hòn bi lên mặt phẳng rồi buông tay ra cho nó tự do lăn theo sức hút của quả đất.
Nếu làm đi làm lại nhiều lần hiện tượng đó mà không thay đổi sự kiện tiên khởi, tức là đặt hòn bi lên mặt phẳng rồi nhấc tay lên, thì bao giờ sự việc cũng sẽ biến chuyển y như vậy, nghĩa là hòn bi vẫn lăn theo con đường cũ với tốc độ như trên và cứ đúng 3 giây là đi được 3 thước.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 9
Nếu ta thay đổi sự kiện tiên khởi bằng cách ấn chéo hòn bi đi theo một hướng nào đó với một sức mạnh tỷ dụ là bằng 10 gram, hòn bi sẽ đi theo một con đường vòng khác để lăn xuống dốc.
Nếu sự kiện sau này được giữ nguyên các lần sau, thì hòn bi cũng sẽ cứ lăn đúng theo đường đã vạch ấy, với tốc độ từng lúc y như kể trên.
Nguyên lý căn bản đó được chúng ta chấp nhận một cách dễ dàng, vì hợp lý quá. Xưa nay chưa thấy có ai cho rằng nguyên lý ấy sai.
Nguyên lý ấy là căn bản cho chủ thuyết déterminisme, và nhờ nó mà khoa học đã tiến triển mau lẹ, các nhà bác học có niềm tin chắc chắn, để vạch những đường lối cho công cuộc nghiên cứu của mình.
Chủ thuyết déterminisme mà ta dịch là thuyết: “nhất định” như vậy chính là chủ thuyết lý luận căn bản của KHOA HỌC vậy.
Với chủ thuyết như vậy, người phương tây tin rằng: “Có đi thì phải đến, có học thì phải đỗ, có cần cù làm ăn thì mới giàu” chứ không thể nói: “Đi ra chợ đây nhưng chưa chắc đã đên chợ, học giỏi đấy nhưng thi chưa chắc đã đỗ, và chăm chỉ đấy nhưng chưa chắc đã giàu”, như người phương đông thường tin, vì đã nghĩ: “không có số đỗ đạt thì học mấy rồi cũng không đỗ, không có số giàu thì làm sao cũng không giàu”.
Nói như vậy có nghĩa là người phương đông chúng ta khi đã tin ở số trời, ở tiền định là bác bỏ chủ thuyết “nhất định” chăng?
Cứ phiến diện mà tròng thì có vẻ như thế thật, nhưng suy xét sâu thêm một chút ta mới thấy thuyết tiền định chính là thuyết “nhất định” vậy.
Ví dụ ta thử theo dõi một hòn đá ở trên đỉnh núi Tản Viên từ đời vua Hùng Vương. Hòn đá đó bị giá bão, nước cuốn và sức nặng đã lăn từ trên núi xuống đến suối, và đến đời vua Lê đã chẩy đến sông Đà, rồi đời vua Nguyễn đến Hát Giang, và nay nằm bên bờ sông Hồng Hà, ở một làng gần cửa Luộc. Nói tỉ dụ thế để lý luận cho dễ.
Như hòn đá đang ở ven núi, đứng vững được cho đến khi gió thổi bay cát ở quanh chân đi, nằm trơ trên sườn dốc không có gì ngăn cản mới lăn đi. Lăn đến một bụi cỏ bị cản lại nằm đó.
Cho đến một ngày mưa to, đất mủn, cỏ bị bứt gốc, đá nặng lại lăn cho đến suối.
Suối chảy lững lờ, đá nằm yên rồi mỗi năm mưa lũ đá cát cây cối theo giòng đổ xuống ào ào lôi kéo hòn đá đi một quãng, dần dần cho đến sông v.v……
Sự kiện tiên khởi của mọi biến chuyển làm di động hòn đá có thể nói là gió, là mưa, là nước lũ vân vân.
Khi sự kiện xẩy ra, là hòn đá di động theo con đường do ngoại cảnh đã dành cho nó.
Nếu chỉ xét riêng hiện tượng của hòn đá, ta không có thể nói rằng khi đời Hùng Vương nó nằm trên núi Tản, thì tất nhiên đến bây giờ nó phải nằm bên bờ sông ở Cửa Luộc, như đã định trước theo tiền định được, vì các sự kiện tiên khởi gây ra sự di động của hòn đá có thể, không xẩy ra đúng giờ ấy với sức mạnh như thế vân vân, và vì thử cơn bão đầu tiên làm hòn đá lăn xuống dốc chỉ xẩy ra chậm một phút hay gió thổi lệch đi chiều khác một chút, thì tất cả hành trình về sau này của nó sẽ không biết ra sao, và giờ đây nó nằm đâu.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 10
Nhưng nếu ta xét lại đến cả các sự kiện tiên khởi như cơn gió, giòng nước vân vân, nghĩa là xét từng phân tử nước, phân tử không khí, nguyên ở đâu tụ hội với nhau ra sao để hợp thành gió thành bão thành nước mưa nước chảy, thì ta sẽ thấy rằng đem áp dụng thuyết “nhất định” vào cho từng phân tử ấy thì ta sẽ thấy rằng nhất định ngày giờ ấy ở chỗ ấy trên núi Tản phải có cơn gió thổi theo chiều ấy mạnh ngần ấy, để đủ thổi bay hết cát cho hòn đá trơ ra, để nó phải lăn đi trong một ngoại cảnh cũng được dàn xếp trước như thế vì những lý do tương tự, để cho hiện tượng xẩy ra đúng lúc, đúng như ta đã nói.
Như vậy thì sự việc hòn đá ngày giờ này nằm bên cửa Luộc là một việc đã được định từ trước, khi mà ta biết đời Hùng Vương nó nằm trên núi Tản.
Sự tiền định đó, ta có thể biết trước được, nếu ta biết và tính được tất cả những sự tiên khởi đã lần lượt xảy ra cho mỗi lần di động, và nhất là biết được tất cả các ngoại cảnh nơi xảy ra di động để biết được đường lối của chặng đường.
Lấy tỉ dụ một hòn đá để độc giả thấy rằng vấn đề tiền định dù phức tạp đến đâu cũng chỉ là kết quả của luật tạo hóa áp dụng đúng như chủ thuyết nhất định mà thôi. Tin chủ thuyết “nhất định” là đúng, thì phải tin là mọi việc trên đời đều có tiền định cả.
Vì quả địa cầu ta gồm có bao nhiêu phân tử vật chất, thì tất cả các phân tử ấy, không trừ một phân tử nào, dù ở trên trời hay giữa lòng đất, đều phải biến chuyển đúng theo luật định đúng như chủ thuyết nhất định vậy.
Và như vậy có nghĩa là 1.000 năm về trước phân tử nào ở đâu dưới hình thức nào, thì ngày nay, giờ phút này bắt buộc phải ở đâu dưới trạng thái nào đúng như hiện trạng địa cầu giờ phút ấy vậy.
Nếu ta không thể tính trước được, dù chỉ riêng cho một vật nhỏ mọn như hạt cát, thì chỉ vì lẽ vấn đề phức tạp quá mà thôi.
Nhưng nếu vượt ra khỏi địa cầu, lấy thái dương hệ làm hiện tượng thì ta sẽ thấy vấn đề được đơn giản hóa đến cực độ, các hiện vật chỉ còn là một vài khối nặng không thay đổi như mặt trời mặt trăng và mấy hành tinh thôi, và luật tạo hóa làm động lực cho hiện tượng cũng chỉ còn có một, là luật tương hấp (loi d’attraction universelle), cho nên khi một giờ nào ta biết được sự kiện tiên khởi là khối nào đứng chỗ nào trong vũ trụ, chúng ta đã có thể tính trước được hàng mấy trăm mấy ngàn năm sau sau khối nào đứng ở đâu một cách thật chính xác.
Ngày giờ nào có nhật thực, nguyệt thực đều tính trước được chẳng hạn. Đó là một tỉ dụ minh chứng một cách rõ rệt nhất luật tiền định, mà chính chủ thuyết nhất định gọi là KHOA HỌC đã được dùng để giải thích.
Như vậy tin tiền định không phải là phản khoa học, mà chính là KHOA HỌC vậy.
Nhưng những điều nói trên đây nếu đúng thì chỉ đúng với các vật vô tri, như hòn đá như phân tử nước mà thôi.
Các vật vô tri này chỉ biết ỳ ra tuân theo luật tạo hóa, cho nên mới biến chuyển đúng theo một đường lối, không có thể tự mình thay đổi được.
Còn đối với sinh vật, nhất là với động vật có ý chí, có thể tự ý làm thay đổi các sự kiện tiên khởi bất cứ lúc nào, và có thể nói là luôn luôn, thì tất nhiên các hiện tượng sẽ đổi thay, và không còn có gì tiền định cả.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 11
Bảo rằng giờ này Ong Bá chết, vì ông bị xe cán, nhưng nếu ông Bá hôm đó không đi ra đường thì xe nào cán được ông, và qua giờ đó ông vẫn còn sống.
Đó là lý luận của người phương tây và dựa vào đó họ tin tưởng mãnh liệt rằng không thể nào có tiền định được.
Người phương tây nhận thấy rằng con người hay con chó, có ý muốn và có thể hành động theo ý muốn của mình được, cho nên mới lý luận như trên và do đó đưa đến lòng tin ở riêng mình, đời mình là do mình định đoạt không có số mạng nào hết và cả ngọai cảnh vì sự có mặt của con người trên địa cầu, cũng mất đi tính cách tiền định của nó luôn.
Nhưng nếu suy kỹ sâu hơn một chút ta mới thấy đấy cũng chỉ là phiến diện mà thôi.
Nếu muốn giải thích cho cùng lý để đánh đổ lý luận trên có lẽ phải cả một triết thuyết mới làm nổi.
Làm được thế, có lẽ các quan niệm nhân sinh, các hành động của nhân loại sẽ hoàn toàn thay đổi.
Kẻ viết sách này dĩ nhiên không dám có tham vọng ấy và dù có tất nhiên cũng không sao làm nổi dù là một phần nhỏ.
Cho nên ở đây tác giả chỉ đưa ra một vài nhận xét nhỏ, để hy vọng những ai vốn tin ở tiền định có thể yên lòng khỏi bị lý luận trên mang sư nghi ngờ đến với trí óc, để rồi có thái độ chẳng biết tin bên nào nữa vậy.
Nhận xét ấy như sau.
Trước hết chúng ta chấp nhận rằng các động vật nhất là con người có khả năng hành động theo ý muốn của mình, chứ không hòan tòan thụ động, di động hay biến chuyển tùy theo hoàn cảnh ảnh hưởng bên ngoài, như những vật vô tri.
Đó là tính cách đặc biệt trời phú cho các động vật, tính cách mà ta gọi là ý muốn hay ý chí để tiện cho việc biện luận sau đây.
Sự có ý muốn và khả năng hành động theo ý muốn đó đã khiến con người khác các vật vô tri, và thoát ra khỏi luật “nhất định” của tạo hóa, để tự tạo cho mình một cuộc đời theo ý mình.
Đó là một sự thật không ai chối cãi được.
Nhưng trên thực tế, nếu ta nhận xét mọi hành động của con người, mọi biến chuyển trong cuộc đời của nhiều người, ta sẽ thấy ngay rằng mặc dù có khả năng “muốn”, người ta đã không hành động một cách bừa bãi mâu thuẫn phi lý mà ai ai cũng hình như chỉ “muốn” theo một đường hướng hay quy luật nào đó thôi.
Đó lại là một sự thật khác.
Để tìm hiểu tại sao con người lại xử sự như từ bỏ cái quyền lực đặc biệt là tạo hóa đã ban cho ấy, chúng ta cần phân tách vấn đề ra từng mảnh từng phần, nhận xét mỗi mảnh mỗi phần dưới nhiều khía cạnh khác nhau, rồi mới có thể tổng hợp lại để đ đến một kết luận nào.
Phương pháp tìm hiểu ấy là phương pháp khoa học nhất và đáng tin hơn cả. Nhưng tiếc thay đòi hỏi nhiều chuyện dài giòng quá, mà phạm vi bài khái luận này không cho phép chúng ta.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 12
Vì vậy ở đây tác giả để vắn tắt vấn đề đã đi ngược lại, nghĩa là trình bày kết luận trước để rồi bằng một vài tỉ dụ kiểu mẫu chứng minh sự xác thực của vài phần chính cấu thành kết luận trên.
Kết luận ấy như sau:
“Ý muốn của con người tuy là hoàn toàn tự do trên lý thuyết nhưng trong thực tế đã lệ thuộc rất nhiều vào những sự kiện nội ngọai cảnh trong hiện tài và quá khứ, và đã thu7c sự biến ý muốn đó thành một công cụ của chủ thuyết nhất định (déterminisme), một trung gian để chỉ thị cho cấp dưới thi hành mệnh lệnh của cấp trên mà thôi.
Sự lệ thuộc đó có thể chứng minh qua vài tỉ dụ kể sau đây.
Lệ thuộc thể xác. Ý muốn của ta lệ thuộc thể xác rất nhiều. Hoặc vì lý do sinh lý: Đói thì ta tự nhiên muốn ăn. Bụng đầy quá tự nhiên ta muốn đi cầu. Đi xa mỏi tự nhiên ta muốn ngồi nghỉ, thấy người đàn bà khêu gợi tự nhiên ta muốn vân vân.
Hoặc vì lý do phản ứng tự vệ. Cầm hòn than đỏ thấy nóng tự nhiên ta muốn vứt hòn than đi. Lặn dưới nước lâu ngộp thở tự nhiên ta muốn ngoi lên trên mặt nước v.v……
Lệ thuộc ngoại cảnh. Y muốn của ta cũng lệ thuộc ngoại cảnh rất nhiều. Đang đi chơi mát, thấy cơn mưa tự nhiên ta muốn tìm chỗ ẩn. Dự một bữa tiệc mà có nhiều kẻ kiêu căng tự nhiên ta muốn bỏ ra về.
Lệ thuộc quá khứ. Ý muốn của ta cũng lệ thuộc quá khứ nữa.
Đã từng chết đuối hụt lúc nhỏ, ta không muốn chơi gần sông, hay bơi thuyền. Đã có giáo dục của gia đình ta không muốn giao du với những phường vô lại v.v……
Ta có thể kể rất nhiều loại lệ thuộc khác và lệ thuộc càng nhiều thì tự do của ý muốn càng thu hẹp lại.
Nhưng trong mọi lệ thuộc thì có lệ thuộc bản chất của chính từng người, lệ thuộc hoàn cảnh hiện đại, và nhất là lệ thuộc nhân tính trời phú cho loài người là ảnh hưởng mạnh hơn cả.
Bản chất của một người tham lam, sẽ khiến cho người đó suốt đời chỉ “muốn” có cho thật nhiều, và tất cả những hành vi quan trọng của anh đều là do động lực muốn có nhiều này mà ra cả.
Hoàn cảnh hiện đại ví thử đang chiến tranh, đã làm cho con người thành ích ky, luôn luôn chỉ muốn giữ phần chắc cho mình trước, và ít có ai muốn xử sự đạo đức như lúc thường.
Hai lệ thuộc trên có thể nói đã thu hẹp ý muốn của con người lại thành một con đường khá nhỏ rồi. Hiện tượng đời người tuy chưa đến nỗi biến thành một đường nhỏ nhất định, nhưng con người tuy vẫn còn vùng vẫy được với ít nhiều tự do nhưng tự do đó đã hạn chế rất nhiều.
Ta có thể ví hiện tượng đó như một con thuyền nhỏ xuôi một giòng sông lớn. Con thuyền vẫn có thể chèo ngang chèo dọc trên sông, tuy vẫn phải xuôi theo giòng nước dần dần.
Với lệ thuộc thứ ba mà ta gọi là nhân tính, thì giòng sông này ta sẽ thấy thu hẹp lại rất
nhiều.
Nhân tính là tính trời phú cho con người.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 13
Người ta ai cũng thích mùi thơm ghét mùi thối, ai cũng thích ăn miếng ngon, ở nhà lầu lấy vợ đẹp.
Ai cũng thích được người mình yêu yêu mình. Ai cũng thích có uy quyền lớn nhiều người sợ. Ai cũng thích hưởng thụ hơn vất vả. Ai cũng muốn hại kẻ mình ghét cho hả giận. Ai cũng muốn nghe hát hay chơi cảnh đẹp. Ai cũng muốn có những vật mình thích và cứ thế kể mãi ta sẽ thấy cái nhân tính, đâc biệt này của con người rất dài.
Những cái thích và ghét này mỗi cái định một thái độ rõ rệt cho ý muốn của con người.
Con người càng thích nhiều thứ, thì ý muốn càng thu hẹp, và trên thực tế, ta có thể nói không sai mấy rằng, con sông biểu tượng cho ý muốn của con người trên giòng đời vừa kể trên, thực sự đối với một số người rất đông, đã thu hẹp lại thành một giòng sông nhỏ, mà ý muốn của con người, mang tiếng là tự do, đã biến thành một loại ý muốn nhất định, giúp cho cuộc đời của từng người biến chuyển, gần như hoàn toàn theo chủ thuyết nhất định (déterminisme) của khoa vật lý học.
Chủ thuyết ấy gọi là tiền định đối với con người (fatalisme).
œ
Ta nói là tiền định vì bao nhiêu yếu tố định đường đi cho ý chí của con người kể trên như Bẩm tính, hoàn cảnh, nhân tính, tất cả những cái đó, trời đã phú cho từng người ngay từ khi vừa sinh ra đời, đã định trước cả, không khác gì các sự kiện tiên khởi của từng hiện tượng vật lý vậy.
Cho nên dù là với con người hay với các động vật khác ta có thể nói mọi việc trên đời đều đã được định trước cả, và thuyết định mạng không phải là không có lý.
2) LÝ SỐ
Khi đã tin ở định mạng người ta tất nhiên tìm mọi cách để đoán trước tương lai.
Khoa thiên văn học thời xưa được hình thành cũng là do lẽ ấy. Nhìn ngắm trăng sao, là cốt để biết trước thời tiết, nóng lạnh, nắng mưa, hầu áp dụng vào công việc canh nông, ngư mục và những việc khác ở đời.
Thiên văn học đã thành công một phần nào trong công việc tiên tri đó.
Thành công được là nhờ ở chỗ, luật “nhất định” đây áp dụng cho các vật vô tri, như ta đã nói ở trên.
Với con người, tuy ta biết rõ là một vật có ý chí, có khả năng hành động theo ý mình, nhưng cổ nhân vì tin tưởng mãnh liệt ở luật tiền định, nghĩ rằng cuộc đời của mỗi người chắc chắn cũng đã được định trước như muôn vật khác trong vũ trụ, nên đã không chùn bước trước các khó khăn, để cố công tìm cho được cách tính trước tương lai cho từng người.
Khoa lý số phát sinh từ đó. Muốn tính trước cuộc đời của một người từ lúc ra đời cho đến lúc chết, ta phải dựa vào các sự kiện tiên khởi là lẽ đương nhiên.
Các sự kiện tiên khởi này là “lúc” ta sinh ra đời.
Cả 2 nền văn hoá Á và Âu thời xưa tuy là cách biệt nhau, không một chút liên lạc, song đã cùng đồng ý với nhau trên điểm đó.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 14
Sự giống nhau đó bắt nguồn từ chỗ cổ nhân cho rằng con người một vật nhỏ trong vũ trụ, sống trên mặt địa cầu làm sao thoát khỏi ảnh hưởng của các vì tinh tú. Thế mà ảnh hưởng đó mạnh nhất là ở lúc con người vừa lọt khỏi lòng mẹ, vì trước đó cơ thể còn ở trong u tối, được người mẹ bao bọc, còn thuần túy như một tờ giấy trắng tinh, bao ảnh hưởng bên ngoài của vũ trụ đều đã được người mẹ đón nhận lấy tất cả, thai nhi hoàn toàn như trong trắng nói về phương diện ngoại cảnh.
Lọt vào trong thế gian này rồi, ảnh hưởng của vũ trụ, nghĩa là của địa cầu, của mặt trăng, mặt trời của tinh tú v.v……, sẽ luôn luôn bao trùm lấy những động lực biến đổi cuộc đời của nó cho đến khi chết.
Nhưng ảnh hưởng mạnh nhất mà đứa trẻ nhận được, là ảnh hưởng của vũ trụ lúc nó vừa lọt lòng mẹ. Thân hình không dấu vết của đứa nhỏ, lần đầu tiên thu nhận lấy ảnh hưởng này, sẽ in hình động lưc đó sâu vào trong cơ thể, chẳng khác nào như một cái khuôn mà ta dùng để đúc đổ đồng, khối đồng lỏng vô hình từ trong lò lọt ra rơi vào trong khuôn đất, sẽ từ đó mang hình cái khuôn đó suốt đời.
Điều kiện tiên khởi là một cái khuôn đúc chuông, thì khối đồng sẽ sống trên đời dưới hình thức cái chuông, được người ta tôn thờ trong đình chùa.
Điều kiện tiên khởi là một cái khuôn đúc nồi, thì khối đồng sẽ sống trên đời dưới hình thức cái nồi được người ta đốt đít ngày đêm để nấu cơm.
Nói ví như vậy là để độc giả nhận thức rõ, tại sao các khoa lý số đều lấy điều kiện tiên khởi là lúc con người vừa lọt lòng mẹ, chứ không phải là lúc mà bào thai được cấu thành từ 9 tháng trước, khi mà người đàn ông làm cho người đàn bà thụ thai.
Các vua chúa bên Tầu đời xưa, có lệ sai nội giám ghi rõ ngày giờ lúc nhà vua ăn nằm với hoàng hậu hay phi tần, việc ghi đó có mục đích để kiểm toán lại sau này khi người đàn bà sinh con trai, xem đứa trẻ đó có chắc là con vua không hay là có thể nghi ngờ là con một ông quan nào khác.
Việc ghi chép giờ ân ái chỉ có công dụng ấy.
Còn việc xem số mạng đứa trẻ ấy ra sao, là phải dựa vào lúc nó sinh ra đời.
Việc chọn ảnh hưởng của vũ trụ lúc con người sinh ra đời làm sự kiện tiên khởi định đoạt cả cuộc đời người ấy, như vậy có thể coi như là hợp lý.
Nhưng thật sự các sự kiện tiên khởi ấy có định đoạt được hết mọi việc sẽ xẩy ra trong đời của con người không thì chúng ta chỉ có thể kết luận được điều đó sau rất nhiều kinh nghiệm đã ghi nhận được cho rất nhiều người.
Cổ nhân xưa lúc mới đặt ra các khoa lý số chắc đã vừa đứng trên căn bản lý thuyết mà vừa phải dựa vào những trắc nghiệm rất nhiều đời.
Trắc nghiệm có thấy đúng nhiều lần, cho nhiều người, một điểm lý thuyết mới được coi là có giá trị, và được chọn làm phương pháp lấy số.
Thí dụ đàn ông sinh năm dương mới hợp lý, sinh năm âm thường có tính ủy mị như đàn bà. Đàn bà sinh năm dương lại thường có tính cương nghị như đàn ông. Đó là một điểm lý thuyết.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 15
Điểm lý thuyết ấy nếu đã được chọn làm một điểm trong việc lập lá số, là vì đem áp dụng vào cho hàng vạn vạn người ta thấy phần đông là đúng.
Một điểm lý thuyết, hai điểm lý thuyết, rồi dần dần nhiều điểm lý thuyết, từ đời nọ đến đời kia được các nhà lý số đặt ra và trắc nghiệm nhiều lần cho thấy đúng, mới giữ lại để lập thành một khoa lý số.
Các khoa lý số này sau khi đã thành hình lại được các hậu sinh tiếp tục trắc nghiệm mãi để sửa đổi thêm bớt mãi cho thấy thật đúng mới chấp nhận hẳn, và lưu truyền lại cho các đời sau.
Ơ tây phương như các nước Ả rập, Trung Đông v.v…… đều có nhiều phương pháp lấy số, gọi là “horoscope” cho từng người.
Các horoscope này đơn giản hơn các khoa lý số Á đông, vì ch3 dựa vào “tháng” để định số. Bên Trung Hoa trái lại, nhờ ở thiên văn học khá cao ngay từ thời cổ xưa, thêm với triết
thuyết “dịch kinh” bao trùm vũ trị học, được ai nấy đều chấp nhận và nghiên cứu học tập kỹ, nên khoa lý số mở mang rất nhiều.
Chắc chắn từ xưa tới nay phải có đến vài chục khoa lý số đã được thành hình, và ngày nay nếu chúng ta chỉ còn dùng có vài khoa thì chỉ vì các khoa này đã được thực tế chứng nhận là đúng hơn cả.
Không kể những khoa nhỏ, như tinh niên vi cốt nguyệt vi bì, hay cho năm tháng ngày giờ mỗi thứ có trị số là bao nhiêu rồi tổng cộng, hay lấy dây đo các đốt ngón tay v.v…… để biết đại thể cuộc đời của con người, các khoa lý số có lấy thành lá số cho từng người, để trông đó mà đoán trước mọi việc, thì chúng ta chỉ còn thường áp dụng có mấy khoa là số Hà Lạc, số Tử Bình và số Tử Vi.
Số Hà Lạc dựa vào 64 quẻ kinh dịch đổi ngày giờ sinh tính ra 2 quẻ cho từng người. Một quẻ Tiên thiên và một quẻ Hậu thiên.
Người đoán chỉ việc trông vào 2 quẻ đó mà suy đoán ra mọi việc, các thăng trầm hoạ phúc suốt cả đời.
Khoa này gần với môn bói toán theo kinh dịch, và người đoán tất nhiên phải trước hết là người đã học và thông hiểu kinh dịch.
Kinh dịch vốn là một khoa triết học khó, ít người hiểu thấu đáo, nên số Hà Lạc ít người
dùng.
Số Tử Bình, được đặt ra do Lý Hư Trung từ đời Đường, nhưng đến đời Tống, Uyên Hải Tử
Bình nghiên cứu phổ biến nhiều nên quen gọi tên ông ta.
Đời nhà Minh có Lưu Bá Ôn tướng quốc Vạn dục Ngô và đời nhà Thanh có Trần Tố Yêm viết sách dạy về số này.
Xem như vậy số Tử Bình không phải là không có giá trị.
Số này dựa vào tám chữ can chi của năm tháng ngày giờ rồi dùng âm dương ngũ hành của tám chữ đó phối hợp lại với nhau mà xem cách cục sinh hoá ra sao để đoán phú quý thọ yểu cho cả đời.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 16
Loại số này rất thịnh hành bên Trung Hoa, nhưng ở Việt Nam ít người lấy, vì cần phải biết cả can chi của ngày là điều mà phải có lịch 100 năm “Bách chung kinh” rất bất tiện.
Số Tử Vi thì truyền lại là do ông Trần Đoàn cuối đời Đường làm ra.
Số này cũng do năm tháng ngày giờ mà tính, nhưng được điểm lợi là không cần biết can chi của ngày, mà chỉ biết ngày mấy tháng mấy là đủ, cho nên rất tiện cho các người lấy số phần đông thời xưa là các ông thầy bói mù, có thể bấm số ngay trên bàn tay sau khi biết ngày sinh tháng đẻ, khỏi cần tra “Bách chung kinh” để kiếm can chi của ngày.
Số Tử Vi lại rất thịnh hành vì lý do đã được bình dân hoá, biến các quẻ các hào kinh dịch ra thành những tên sao, nghe tên cũng tự nó cho ta biết sơ sơ ý nghĩa ra sao rồi.
Các sách vở nói về Tử Vi thì có cuốn Tử Vi đại toàn mà các cụ xưa chép tay lại truyền cho nhau, cùng các bài phú nôm và Hán văn của những người học Tử Vi sau này làm ra và truyền lại. Sách in thì mới thấy có cuốn Tử Vi đẩu số cải lương, xuất bản ở bên Tầu vài chục năm trước đây, và các sách Việt văn trích dịch ở cuốn này mà ra. Mới đây sách chữ Hán thấy có thêm hai quyển nữa.
Việc học Tử Vi vì vậy rất khó, các sách bằng chữ Hán, do các nhà nho ghi chép thời xưa phần đông đều thấ lạc hay mất hết vì cuộc chiến hai mươi mấy năm qua, nên muốn nghiên cứu Tử Vi ngày nay tài liệu thật ít ỏi, sự lầm lẫn tất nhiên phải có, nhưng cũng may là các điểm chính dùng để lấy một lá số và đoán sơ sơ hãy còn, nên vì nhận thấy khoa lý số này có nhiều điểm rất đúng, số người học Tử Vi còn có nhiều, và số Tử Vi còn sống được trong quần chúng Việt Nam.
Sự đúng của số Tử Vi là một điểm quan trọng chứng tỏ cho ta thấy rõ là con người có số mạng, và thuyềt tiền định chẳng lầm.
œ
CHƯƠNG II
VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT
Để lập thành một lá số Tử Vi và để đoán sơ sơ vài điều chính cho một lá số, độc giả thật không cần đến những điều trình bầy trong chương này.
Nhưng muốn hiểu số Tử Vi, để đoán cho đúng hay không sai lầm nhiều, và nhất là muốn nghiên cứu về khoa lý số này để góp phần bồi đắp cho một khoa mà mình thích, thì bắt buộc độc giả nếu chưa biết về các vấn đề nói dưới đây phải đọc kỹ cả chương này.
Nói đọc kỹ vì đây chỉ là những kiến thức được cô đọng và đơn giản lại đến mức tối đa của những khoa học cực kỳ khó khăn, phức tạp và rộng rãi.
Cô đọng như thế này mà đã chiếm quá nhiều của cuốn sách rồi, tác giả không thể trình bầy dài hơn nữa. Nếu thấy hoặc có chỗ nào tối nghĩa hay quá vắn tắt sơ lược mà độc giả cần biết nhiều hơn nữa xin tra cứu các sách liên hệ vậy.
Vì khoa số Tử Vi được đặt ra trên nền tảng: “ảnh hưởng của vũ trụ đối với con người” nên các điều cần biết, để hiểu khoa này ít ra cũng phải gồm có các vấn đề sau đây:
Thiên văn học và thời gian
Dịch kinh và âm dương
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 17
Vũ trụ và Ngũ hành.
Vì vậy dưới đây sẽ nói sơ lược các vấn đề trong ba phần như sau. PHẦN THỨ NHẤT
THIÊN VĂN HỌC VÀ THỜI GIAN A) Thiên Văn:
Thiên Văn học mà ta nói đây không phải là khoa Thiên Văn cổ bên Trung Hoa, xem tinh tú mà biết vận hạn quốc – gia, biết mất mùa được mùa, biết vị vua nào sắp băng hà, như thường thấy nói đến trong các tiểu thuyết Tầu.
Thiên Văn đây là khoa vũ trụ học hiện đại, trình bầy theo khoa học tây phương.
Vũ trụ ta đang ở đây là một không gian mênh mông không bờ bến, mà trong đó ở rải rác các vì sao, ta gọi là tinh tú.
Các tinh tú này là những khối lửa khổng lồ, ở cách xa nhau từng khoảng cách thật xa. Tinh tú ở gần ta nhất là mặt trời tức Thái dương.
Mặt trời là một khối lửa tròn như quả cầu lúc nào cũng cháy và nhiệt độ cực cao, đến hơn
7000oC, đường bán kính bằng 100 lần đường bán kình địa cầu. Vì thử R là đường bán kính của địa cầu thì RS = 109 R.
Quanh mặt trời có nhiều hành tinh xoay, mà lớn nhất có 7 là địa cầu và 6 hành tinh khác. Tất cả được gọi là thái dương hệ quỹ đạo của các hành tinh này đều là những hình ellipse
(hình tròn kéo dài ra một chút) ở trên những mặt phẳng hơi sai lệch nhau một chút nhưng tất cả đều như ở cả trên một cái mâm M xoay quanh mặt trời đặt ở giữa. Hình vẽ đây chỉ đại khái vị trí các hành tinh đó.
Từ trong ra ngoài là Thuỷ Kim Địa Hoả Mộc Thổ
Những hành tinh này gồm có tính từ gần mặt trời nhất đến xa dần:
r – là chỉ đường bán kính của hành tinh
d – khoảng cách từ hành tinh đến mặt trời
R: bán kính địa cầu = 6.370km
D: khoảng cách từ địa cầu đến mặt trời = 150.000.000km
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 18
T: thời gian hành tinh xoay quanh mặt trời được 1 vòng
1 - Mercure thủy tinh r: 0,38R d: 0,38D T: 88 ngày
2 - Ve1nus kim tinh r: 0,97R d: 0,72D T: 225 ngày
3 - Terre địa cầu r: R d: D T: 365 ngày
4 - Mars Hỏa tinh r: 0,54R d: 1,52D T: 2 năm
5 - Jupiter Mộc tinh r: 11,2R d: 5,2D T: 12 năm
6 - Saturne Thổ tinh r: 9,5R d: 9,5D T: 29 năm
7 - Uranus r: 4R d: 19,2D T: 84 năm
8 - Neptune r: 4,2R d: 30D T: 165 ngày
9 - Pluton r: 0,9R d: 40D T:
H
ình vẽ đây cho ta thấy đại khái các hành tinh này to nhỏ hơn nhau ra sao.
Các hành tinh này đều là những quả tròn như địa cầu, không cháy, cho nên chỉ trông thấy khi có ánh sáng của mặt trời chiếu đến mà thôi.
Vừa chạy quanh mặt trời các hành tinh này còn tự xoay quanh mình như một con quay, và mang theo các vệ tinh (nếu có) các vệ tinh này lại xoay quanh hành tinh mẹ.
- Thủy tinh nhỏ lại luôn luôn ở gần bên mặt trời nên ít khi ta trông thấy.
- Kim tinh to hơn lại gần ta hơn nên trông sáng rực rỡ, sáng nhất so với các sao khác, nhưng vì cũng gần mặt trời nên ta chỉ trông thấy vào lúc mặt trời mọc gọi là sao mai và lúc mặt trời lặn gọi là sao hôm (sao Sâm và sao Thương).
- Hỏa tinh nhỏ bằng nửa ta nhưng vì ở gần ta nên trông khá rõ, sao này là sao có ánh sáng đỏ đặc biệt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 19
Hỏa tinh có 2 vệ tinh xoay chung quanh như 2 mặt trăng Phobos và De2imos, nhỏ lắm đường kính chỉ độc 20 km thôi.
- Jupiter có ánh sáng trắng, mắt thường ta cũng trông thấy rõ. Sao này có 4 vệ tinh chính to bằng mặt trăng của ta, và 7 vệ tinh nhỏ, xoay quanh hành tinh mỗi vòng từ 24 giờ đến 16 ngày, nghĩa là rất nhanh.
- Saturne thổ tinh tuy ở xa nhưng vì lớn nên cũng trông thấy được. Sao này có 10 vệ tinh hơi lớn hơn mặt trăng một chút và đặc biệt là có một vòng đai lớn có lẽ là gồm các vệ tinh nhỏ rất nhiều mà ra. Năm hành tinh kể trên là 5 hành tinh mà mắt trông thấy được, cho nên thời xưa các nhà Thiên văn học Trung hoa nghĩ rằng Thái dương hệ chỉ có 5 hành tinh đó thôi, nên mới lấy tên ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đặt tên cho 5 vì sao này.
- Uranus do Ông Herschel Thiên văn Đức tìm thấy năm 1781.
Hồi ấy sao này đang ở gần chòm sao Song – Sinh Gémeaux. Hành tinh này có 5 vệ tinh.
Neptune được tìm thấy năm 1844 do Ông Le Verrier người Pháp. Hành tinh này cũng như Uranus mắt thường không trông thấy vì ở xa quá và nhỏ, phải có những kính lớn ở các đài thiên văn mới thấy được.
Hành tinh này có 2 vệ tinh.
- Pluton được tìm thấy năm 1930.
- Ngoài các hành tinh này ra, tất cả các tinh tú khác đều là định tinh cả.
Các tinh tú này nếu đêm đêm ta trông lên lên trời sẽ thấy ở rải rác chỗ nhiều chỗ ít, sao to sao nhỏ sao sáng sao mờ, có khi ở gần nhau thành từng nhóm, mà ta gọi là chòm sao, như chòm sao Bắc Đẩu có hình cái ghế ngồi, chòm sao tua dua 7 sao túm tụm vào 1 chỗ mà người Pháp gọi là Les Sept-Soeurs (bẩy chị em).
Nhà nông ta thường xem sao để đoán trước mùa màng, nên ở nhà quê, ngay trẻ nít trông lên trời cũng chỉ cho ta thấy nào sao Thần Nông, sao con Vịt, sao con Ngựa của Phạm Công uống nước bên sông Ngân Hà khi đi xuống cõi âm tìm vợ là Cua1c Hoa vân vân.
Và người ta tin rằng năm nào ông thần nông, có đội mũ và mắt mũi đầy đủ, ngồi khom lưng cúi đầu trông xuống là được mùa, năm nào ông ngửa mặt trông lên trời là mất mùa.
Tất cả các tinh tú lớn trên trời đều được cổ nhân đặt tên, nào sao Ngưu, sao Đẩu, sao Bích, sao Khuê v.v……
Các nhà thiên văn học tây phương cũng vậy, có đặt tên hết cho các chòm sao, nào Grande ourse, Ptite ourse, L’hydre femel, le dragon v.v…… Và có vẽ bản đồ các sao một cách rất chính xác. Các sao ở trên mặt phẳng M, nghĩa là mặt phẳng mang quỹ đạo của địa cầu, là những sao
được cổ nhân đặt tên trước nhất.
Nếu ta lấy mặt trời đứng giữa rồi nhìn ra bốn phía của đường quỹ đạo của địa cầu, ta sẽ thấy trên vòng quỹ đạo này mỗi khoảng lại có 1 chòm sao có hình riêng, và để ghi xem quả đất hiện đang đứng ở chỗ nào trên quỹ đạo của nó, ta lấy tên chòm sao thuộc hướng ấy mà nói.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 20
Nhưng trên thực tế, ta không thể đứng ở chỗ mặt trời mà nhìn xem quả đất quay để biết tháng nào nó đi đến chỗ nào, về phía sao nào, nên ta đã lấy địa cầu làm trung tâm điểm.
Đứng ở địa cầu ta sẽ thấy:
1) Mỗi ngày mặt trời xoay quanh ta một vòng là do địa cầu tự xoay quanh mình nó, nên ta thấy tất cả vũ trụ, mặt trời và tất cả tinh tú đều như xoay quanh ta, từ phía Đông sang phía Tây.
2) Riêng mặt trời lại di chuyển từ từ đối với các sao, tháng giêng ở bên chòm sao này, tháng 2 đã sang đứng bên chòm sao khác v.v…… và hết một năm lại trở về bên chòm sao tháng giêng.
Đó là do địa cầu di chuyển trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời đi một vòng phải hết một
năm.
Vì lẽ ấy nên các chòm sao trên quỹ đạo của mặt trời xoay quanh quả đất được đặt tên để
đánh dấu từng quãng đường.
Có tất cả 12 chòm sao, mà tây phương gọi là 12 constellations du Zodiaque. (Zodiaque là vòng đáy quỹ đạo của mặt trời).
Mười hai constellations ấy, theo thứ tự đi từ tháng giêng cho đến tháng chạp.
Sagittaire, Capricorne, Versean, Poisson, Bélier, Taureau, Gémeaux, Cancer, Lion, Vierge, Balance, Scorpion.
Mà người ta thường dịch là Nhân mã, Mã kiết, Thuỷ bình, Song ngưu, Thiên dương, Kim ngưu, Song tử, Thiên giác, Sư tử, Xử nữ, Thiên xứng, Thiên yết. Các chòm sao này các nhà thiên văn học Trung Hoa không đặt tên rõ rệt như vậy, nhưng nếu vì các tháng của ta có mang tên tý sửu vân vân, thì vòng quỹ đạo vì lý do ấy cũng được chia làm 12 phần đều nhau mỗi phần gọi là một cung, và ta có 12 cung gọi là 12 cung trên thiên bàn mà hiện nay đang phù hợp với các sao mang tên trên.
Sagittaire -------- Cung Tý
Capricorne -------- Cung Sửu
Verseau -------- Cung Dần v…v…… Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này khi nói về thời gian.
Như vậy chung quanh ta có các sao của Zodiaques, còn trên đầu ta về phía Bắc lại có những sao khác như Bắc đẩu, sao Vĩ, sao Phòng v.v…… và về phía Nam có các sao như là Baleine le Corbeau, sao Nữ, sao Hư v.v……
Chúng tôi cho in một bản đồ vòm trời vùng Paris (hay tất cả những nơi nào ở vào vĩ tuyến Bắc 49o cũng thế) để độc giả có sơ qua ý niệm về vị trí các sao mà chúng ta thường nghe nói đến luôn.
Tất cả các sao này đều là định tinh như mặt trời.
Những sao mà mắt ta trông thấy thuộc về một thế giới gọi là galaxie. Mỗi galaxie là một vòng vũ trụ có nhiều sao tụ hội lại.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 21
Galaxie của chúng ta có hình như một chiếc bánh rán, hay bánh tiêu (hay chiếc đĩa bay)
dẹt, ở giữa dầy hơn chung quanh, sao tụ hội đông ở trung tâm và càng ra xa càng thưa thớt.
Galaxie của ta có đường kính khoảng 30.000 parsecs và bề dầy ở giữa khoảng 2000
parsecs.
Tính ra 1 parsec = 3,3 năm ánh sáng.
Sao gần ta nhất là sao Proxima trong chòm sao Centaure, cách ta 1,25 parsec tức là vào khoảng 4 năm ánh sáng.
Hình thái mà bây giờ ta trông thấy sao Proxima ra sao, tức là hình thái từ 4 năm về trước, vì ánh sáng phải đi từ đó mất 4 năm mới đến ta.
Mặt trời của ta ở về phía gần ngoài của galaxie ở điểm S (S.N 10.000 parsec). Cho nên nếu ta trông về phía A hay B thì thấy sao thưa thớt, còn nếu trông về từ phía của mặt phẳng P, thì thấy sao tụ hội rất đông nhất là về phía N, đó là giải ngân hà mà ta thấy bắc ngang trời gồm những sao nhỏ li ti như một giải mây trắng, mà chỗ sao dầy là chỗ N.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 22
Galaxie của ta có khoảng 100 tỉ (100.000.000.000) vì sao, các sao này không đứng yên mà còn di động lung tung nhưng tốc độ nhỏ nên coi như là định tính. Mặt trời ta di động với tốc độ 20 cây số giây (20km / sec) và đi về hướng điểm Apex (gần sao Véga trong chòm sao La Lyre).
Ngoài ra tất cả Galaxie (các sao của galaxie) còn xoay quanh trục của galaxie nữa, theo định luật Newton. Galaxie xoay quanh nó hết 1 vòng, phải mất độ 200 triệu năm, thành ra mặt trời xoay quanh điểm N với tốc độ tính ra là 250km/sec cây số giây.
Trong galaxie, giữa các vì sao không hẳn là khoảng trống không, mà còn có chất gọi là matìere interstellaire rất loãng nhẹ (tính ra cả khối galaxie mới nặng bằng tổng số sao của galaxie) trọng lượng là 10-9- gram/km3.
Chất hơi này có chỗ dầy chỗ mỏng làm thành những đám mây đen mờ che lấp ánh sáng của nhiều sao đi; cũng giống như những đám mây bạc (nebuleuse) do các bụi nhỏ phản chiếu ánh sáng của tinh tú gần cận mà ta trông thấy được với các ống kính cực mạnh.
Ngoài thế giới của ta, ngoài galaxie của ta, vũ trụ tất nhiên còn có nhiều thế giới khác.
Với những ống thiên văn kính tối tân có sức phóng đại lớn nhất ta có thể nhận thấy được về hướng A B một số đông các galaxie khác, các galaxie này thường có hình xoáy ốc, nên được gọi là nébuleuses spirales, như có tay vươn ra, vòng vòng.
Các đài thiên văn chụp được hình nhiều nébuleuse rất đẹp. Những đám mây bạc của thế giới xa xăm đã tìm được ấy là hàng ngàn thế giới khác gần ta nhất là nébuleuse d’anpromède trong hình như một cái đĩa bay rất đẹp khá lớn, mặt thường có thể trông thấy được như một vì sao nhỏ, ở cách xa ta 280.000 parsecs (90 vạn năm ánh sáng).
Mặc dầu có lý thuyết cho rằng vũ trụ không phải là vô cùng (infini) mà là vô biên, và số các thế giới riêng biệt (galaxie) có độ 100 tỉ galaxie.
Nhưng với khoảng cách lớn như vậy giữa các galaxies nên những nébuleuse này có ảnh hưởng đến ta ít lắm và chúng ta có thể coi như đứng một mình trong vũ trụ với thế giới galaxies của mình.
Cho nên trong số tử vi những sao có thể ảnh hưởng đến ta chỉ có thể là những sao trong thế giới của ta thôi.
Chúng ta trình bày sơ qua vũ trụ thế là để độc giả có một ý niệm về những gì có thể có ảnh hưởng đến ta vậy.
B) Thời gian:
Vũ trụ có 2 phần: Không gian và Thời gian
Về không gian đã nói trong đoạn trên rồi, nay nói về thời gian. Thời gian có năm tháng ngày giờ phút và giây.
Việc định các đơn vị cho thời gian từ xưa dù đông hay tây phương đều lấy vận hành của mặt trời và trăng sao làm căn bản.
Cho nên trườc hết “ngày” được lấy làm đơn vị vì đó là khoảng thời gian mà ai ai cũng nhận thấy rất dễ dàng và định được khá chính xác.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 23
Ngày là khoảng thời gian từ giữa trưa hôm nay (mặt trời ở đỉnh đầu) cho đến trưa hôm sau. Cả Đông và Tây đều lấy nửa đêm làm lúc bắt đầu cho một ngày.
Việc chia một ngày ra làm 12 giờ và 24 giờ là phỏng theo số tháng trong 1 năm.
Việc định năm làm đơn vị thời gian là do sư tuần hoàn của thời tiết. Cổ nhân nhận thức thấy vũ trụ xoay vần một cách đều đặn, và cứ sau một số ngày nhất định khoảng hơn 300 ngày là thời tiết lại trở về như cũ, nên mới đặt ra 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, cho mỗi năm.
Việc định rõ số ngày cho mỗi năm là một vấn đề khó, không thể đặt đại khái được, nên cổ nhân phải dựa vào những quan sát thật chính xác của thiên văn.
Đời xưa chưa có những viễn kính với máy đo chính xác đến độ 1 phần trăm 1 giây đồng hồ như bây giờ, cổ nhân chỉ xem thiên văn bằng mắt thường thôi, nhưng nhờ vào chỗ kiên trì xem rồi ghi nhiều lần, có khi hàng 100 ngàn lần rồi mới dám cho là đúng, cho nên đã từ lâu lắm hàng
4.000 năm trước đây cổ nhân đã tính toán được vận hành của địa cầu một cách rất chính xác và làm ra lịch để cho mọi người dùng.
Về lịch, như chúng ta cũng biết có 2 loại, loại dương lịch và âm lịch. Dương lịch do các nước tây phương như La Mã đặt ra và ngày nay được hầu hết các nước trên thế giới dùng. Am lịch do Trung Hoa, Ba Tư và các nước Trung đông đặt ra và nay vẫn còn dùng trong dân chúng về các lễ tết và nhất là các ngày của Tôn giáo.
Chúng ta cần biết qua 2 loại lịch này.
1) DƯƠNG – LỊCH
Dương lịch được đặt trên căn bản vận hành của địa cầu quanh mặt trời.
Địa cầu xoay quanh mặt trời một vòng mất 365, 2422 ngày tức là 365 ngày và 5 giờ 48
phút 46 giây.
Chữ ngày đây là ngày dùng làm đơn vị, định nghĩa là khoảng thời gian trung bình giữa 2
buổi trưa liên tiếp khi mặt trời đi từ đông sang tây qua đỉnh đầu ta (jour solaire moyen).
Mỗi năm được chia làm 12 tháng có tháng 30 ngày tháng 31 ngày và tháng hai (février) có
28 ngày cho đủ số 365 ngày, tháng nào 31 ngày thì nhất định bao giờ cũng 31 ngày năm nào cũng thế.
Để bù lại vào số 5 giờ 48 phút 46 giây còn thừa, thì cứ 4 năm lại phải thêm vào 1 ngày, tức là 29 ngày của tháng février. Những năm chia chẵn cho 4 được như 1948 – 1952 – 1972, 2 số cuối
48, 52, 72 là bội số của 4 đều là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.
Lịch này do César ở Rome định vào năm 45 trước Thiên chúa giáng sinh. Làm thế thì lại thừa ra một số ngày vì 4 năm chỉ thiếu có 0,2422 x 4 = 0,9688 ngày, nay cho thêm một ngày nhuận thì lại thành ra thừa 1 – 0, 9688 = 0,0312 nghĩa là mỗi năm thừa 0,0312 : 4 = 0,0078 ngày và 1000 năm thừa 7,8 ngày.
Vì vậy nên năm 1582 giáo hoàng Grégoire XIII mới nhận thấy ngày lễ Phục sinh lại lui lại sau mùa gặt cho nên mới tính lại và quyết định.
1 - Ngày 4 octobre 1582 được lấy làm
15 octobre 1582 để bù lại 11 ngày thừa từ độ bắt đầu áp dụng lịch năm 325
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 24
2 - Các năm có 2 số 0 ở cuối, trừ các năm chia chẵn cho 400, đều không nhuận.
3 - Lịch đó gọi là lịch Grégorien được áp dụng cho đến ngày nay.
Tuy thế cũng vẫn chưa hoàn toàn đúng chỉ mới bù được số 0,03 cho 4 năm thôi, còn số
0,0012 cho 4 năm thì cứ 4000 năm mới lại thừa ra 1,2 ngày sẽ sửa lại bớt đi một năm nhuận nữa là xong.
Dương lịch bắt đầu từ năm chúa J.Christ ra đời vì do hội đồng các hồng y giám mục họp ở
Nicéc năm 325 sau thiên chúa giáng sinh định.
Mỗi năm mang một số thứ tự cho đến nay là ta ở năm thứ 1972.
2) ÂM – LỊCH
Am lịch được đặt trên căn bản vận hành của mặt trăng quanh địa cầu.
Thời xưa điều người ta nhận thấy dễ dàng nhất là mặt trăng cứ đều đều vào khoảng 29
ngày thì lại tròn.
Vì vậy cổ nhân lấy chu kỳ đó làm đơn vị thời gian gọi là “tháng”. Định được tháng rồi, khi nhận thấy cứ 12 tháng mùa xuân lại quay lại, người ta buộc phải định đơn vị năm.
Đến đây là lúc phải nhờ đến các nhà thiên văn cũng như bên Tây phương vậy.
Không hiểu bên Trung Đông và Ai Cập, các nước Ả Rập dựa vào tinh tú hay thái dương để định năm cho chính xác, các nhà Thiên văn học Trung Hoa từ xưa, hồi còn trước nhà Chu nhà Thương nghĩa là trước đây hàng bốn (4) ngàn năm, đã dựa vào thời tiết mà định chu kỳ cho từng năm.
Có lẽ vì hồi ấy dân Trung Hoa ở ven sông Hoàng Hà thuộc trung độ bắc bán cầu, lại xa biển, nên thời tiết thay đổi một cách đều hoà rõ rệt rất dễ nhận chăng.
Theo Âm lịch mỗi năm có 12 tiết, 12 khí theo thứ tự như sau, mỗi tiết hay khí là 15 ngày, Lập Xuân, Vũ Thuỷ, Kinh Trấp, Xuân Phân, Thanh Minh, Lập Hạ, Tiễu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
Các tiết đó mang tên cho ta hiểu ngay thời tiết lúc bây giờ ra sao như: Đại hàn : Rét lớn
Tiểu thư : Nắng nhỏ
Sương giáng : Sương xuống
Tiểu tuyết : Tuyết nhỏ ……v.v……
Tuy lấy thời tiết làm căn bản để chia thời gian, nhưng cổ nhân đã dựa vào Thiên văn một cách rất chính xác, và định năm đúng theo như lối dương lịch nghĩa là lấy mặt trời làm chuẩn.
Cho nên xem lịch Tầu từ xưa bao giờ các ngày Xuân phân và Thu phân cũng đúng vào 2 ngày équinoxe de pringtemps và équinoxe d’automme, ngày mà mặt trời vượt đường xích đạo của địa cầu để đi từ Nam bán cầu lên Bắc bán cầu ở 2 điểm g = 21 Mars và g’ = 21 Septembre.
Vì lẽ có 24 tiết, mỗi tiết 15 ngày nên mỗi năm có 24 x 15 = 360 ngày. Nhưng vì mỗi năm có 365 ngày nên có tiết phải 16 ngày, và cũng có tiết 11 ngày, xé lịch sao cho đúng với tiết trời.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 25
lợi.
Với 360 ngày nếu ta cho mỗi tháng 30 ngày thì vừa đúng mỗi năm có 12 tháng vô cùng tiện
Nhưng nước Tần là nước Nông ngư nghiệp, việc xem trăng gió để đoán trước nắng mưa cho
tiện việc cầy bừa là cần nên phải giữ tháng theo mặt trăng sao cho cứ ngày rằm là trăng tròn.
Mặt trăng xoay quanh địa cầu đúng 1 vòng mất 27 ngày 8 giờ. Nhưng vì trong khoảng 27 ngày ấy, địa cầu đã đi được 1 quãng đường dài trên quỹ đạo, thành thử từ ngày trăng tròn (ngày mà địa cầu đứng giữa mặt trời và mặt trăng trên một đường thẳng) này đến ngày trăng tròn tiếp, mặt trăng cũng phải đi thêm một quãng đường nữa mới kịp.
Tính ra thành khoảng cách giữa 2 ngày rằm phải là 29 ngày 13 giờ, hay là 29, 53 ngày.
Như vậy muốn cho tháng nàongày rằm trăng cũng tròn ta phải làm cứ 1 tháng 29 ngày lại 1 tháng 30 ngày nhưng hai tháng là 29,53 x 2 = 59,06 với cách xếp đặt trên ta mới có 59 ngày, còn thiếu 0,06 ngày, và mỗi năm sẽ thiếu 6 x 0,06= 0,36 ngày, 3 năm liền sẽ thiếu 1,08 ngày.
Để bù vào chỗ thiếu này, cứ trong 3 năm lại phải thêm 1 ngày vào nữa, cho nên trong âm lịch thường thường mỗi năm có 6 tháng thiếu 6 tháng đủ, nhưng cứ 3 năm lại có năm chỉ có 5 tháng thiếu và 7 tháng đủ.
Với cách xếp đặt ấy, mỗi năm chỉ có 355 ngày, mà thôi.
Thế mà so với thực sự, mỗi năm phải có 365,2422 ngày, thành ra mỗi năm thiếu 10,2422 ngày và 3 năm thiếu 30,7266 ngày, nghĩa là cứ 3 năm phải có một năm có 13 tháng thì mới đuổi kịp với thời tiết.
Tháng thứ 13 ấy gọi là tháng nhuận.
Trong âm lịch cần phải tính thật chính xác, người ta đặt các tháng nhuận cách sau đây:
Thấy rằng nếu cứ 3 năm đặt một năm nhuận, thì dù tháng nhuận ấy là thiếu hay đủ ta vẫn còn số lẻ so với số 29,7266 (29 vì trên ta đã nói cứ 3 năm lại có năm chỉ có 5 tháng thiếu) nên phải tìm một chu kỳ nào mà số ngày bên âm lịch so với số ngày bên dương lịch, thiếu đúng chẵn bao nhiêu tháng.
Chu kỳ ngắn nhất ấy là 19 năm. Trong 19 năm nếu năm nào cũng có 6 tháng thiếu thì 19 năm thiếu 19 x 6 = 144 ngày nhưng trong 19 năm đó có 4 năm chỉ có 5 tháng thiếu nên số thiếu chỉ còn là 108.
Vậy 19 năm thiếu 108 ngày mới đủ 19 năm 365 ngày thiếu thêm 5 x 19 = 95 ngày nữa mới đủ 19 năm 365 ngày.
Nghĩa là thiếu 108 cộng 95 = 203 ngày.
Bên dương lịch mỗi năm 365, 2422 ngày mỗi năm thừa 0,2422 và 19 năm thừa 4,60 ngày. Tức là trong vòng 19 năm, thì 19 năm âm lịch kém 19 năm dương lịch là 203 công 4,6 =
208 ngày.
Số 210 ngày chia cho 30 được đúng 7. Vậy 208 là bằng 5 tháng đủ cộng 2 tháng thiếu. Vì vậy phải xếp sao cho cứ trong vòng 19 năm, lại có 7 năm nhuận.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 26
Thành ra ta thấy trong âm lịch cứ 2 năm thường lại có 1 năm nhuận, và trong vòng 19 năm phải có lúc chỉ cách có 1 năm thường là có 1 năm nhuận.
Tháng nhuận được chọn là tháng có 1 tiết trong năm ấy.
Vì lẽ trong âm lịch 24 tiết những 360 ngày mà năm âm lịch chỉ có 355 ngày nên thường thường cứ 3 năm liền có hơn 23 tiết mới lại có 1 năm có đủ 24 tiết, tháng nhuận làm cho năm ấy có 25 tiết.
Nói đại khái như trên để độc giả hiểu qua về tháng nhuận trong âm lịch, vấn đề làm lịch có nhiều quy tắc luật lệ mà phải những nhà chuyên môn có sách dạy mới biết.
Tỉ như việc lấy số 19 năm làm một chu kỳ cho việc xếp các tháng nhuận không phải là một việc ngẫu nhiên.
Từ xưa người ta đã nhận thấy là cứ sau 223 tuần trăng thì mặt trăng với mặt trời lại trở về đúng vị trí sơ khởi đối với nhau và đối với địa cầu. Sau đó các nhật thực và nguyệt thực lại xảy ra như cũ.
Ở địa cầu mà trông thì quỹ đạo của mặt trời và quỹ đạo mặt trăng gặp nhau ở 2 điểm m và n, vì quỹ đạo mặt trăng xoay, nên 2 điểm m và n này đi từ trên écliptique quỹ đạo của mặt trời 3 phút một ngày, tức là 18 năm 8 tháng hết một vòng écliptique, theo chiều nghịch với mặt trời.
Vì vậy nên mặt trời ở từ điểm m đi lúc gặp lại điểm m mất ít ngày hơn là điểm m đứng yên. Khoảng thời gian này gọi là năm rồng (année draconitique) vì bên Au tây cổ nhân gọi Nhật
thực và Nguyệt thực là rồng trăng ăn mặt trời, như ta gọi gấu ăn trăng vậy.
Năm rồng này ngắn hơn năm thường và chỉ có 346,6 ngày. Năm rồng này có hơn 12 tuần
trăng.
Muốn biết rõ xem vị trí của mặt trăng, mặt trời và địa cầu sau bao thời gian lại trở về chỗ
cũ, phải tính xem phải bao tuần trăng thì mới bằng đúng 1, 2, 3…… năm rồng.
Người ta đã tìm thấy 223 tuần trăng là vừa chẵn 19 năm rồng (6.585,3 ngày). Thời gian 223
tuần trăng đó được gọi là 1 saros. Trong khoang đó có 43 nhật thực và 43 lần nguyệt thực. Xem vậy đủ biết, vấn đề làm lịch dựa vào Thiên văn học rất nhiều.
TÊN NĂM THÁNG:
Định được năm tháng rồi, người ta cần đặt tên cho các năm tháng đó. Dương lịch thì lấy chữ số để đặt tên, lấy khởi điểm là năm Thiên chúa giáng sinh.
Am lịch thì không lấy số, mà lại lấy chữ đặt. Các chữ được dùng là 12 chữ:
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậụ, Tuất, Hợi, gọi là 12 chi.
Nguyên cũng là tại mỗi năm có 12 tháng, lấy 12 chữ là đủ rồi, sang năm sau lại 12 chữ ấy trở lại. Như vậy tháng Giêng là Tý, tháng 2 la Sửu, v.v…… cho đến tháng Chạp là Hợi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 27
Hồi khởi thủy là như vậy, nhưng tư đời nhà Chu nhà Vua thấy như vậy mỗi năm bắt đầu từ mùa đông rất không đẹp, mới quyết định ban hành lệnh cho Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùa Xuân, khí hậu ấm áp, cây cỏ muôn vật như hồi sinh cả lại, ai nấy đều vui tươi.
Từ đó Tết Nguyên Đán bắt đầu từ tháng Dần, và tháng Giêng là tháng Dần tháng 2 là tháng Sửu. Đặt 12 tên cho tháng thì tiện rồi vì sau mỗi năm hết 1 chu kỳ ấy thời tiết lại trở lại, 4 mùa lại tuần tự mà theo nhau.
Cũng như việc chia mỗi ngày ra làm 12 giờ, cũng may các tên là rất tiện, vì giờ ngọ ngày nào cũng là giữa trưa, giờ tý là nửa đêm v.v…… chu kỳ 12 rất hợp cho tháng và giờ.
Nhưng lấy 12 tên đó đặt cho năm thì thật bất tiện, vì đời người ta trung bình ai cũng sống 60, 70
năm, nói đến năm Sửu thì không biết Sửu nào, Sửu lúc 10 tuổi hay Sửu lúc 22 tuổi. Vì lẽ đó phải tìm một Chu kỳ dài hơn.
Chu kỳ dài hơn đã được chọn là 60 năm và muốn có 60 tên khác nhau, người ta chỉ việc ghép thêm vào các chữ Tý Sửu, một chữ nữa để năm nào cũng có tên 2 chữ như Giáp Dần, Ất Sửu v.v…… thay vì một chữ Dần, Sửu.
Các chữ này có 10, gọi là thiên can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
Năm bắt đầu là giáp tý, rồi đến ất sửu v.v…… cứ thế tuần tự cho đến quý dậu, là hết 10 chữ, lại trở lại giáp tuất, ất hợi, bính tý v.v…… năm Tý này mang tên bính tý khác năm đầu là giáp tý.
Với sự phối hợp đó ta thấy hết vòng 60 năm, ta lại trở về giáp tý vì 60 năm chia chẵn cho 10 và 12
(số 60 là bội số nhỏ nhất của 10 và 12). Hai chữ thiên can và địa chi nghĩa là can thuộc về trời, chi thuộc về đất.
Việc chọn số 10 cho thiên can này vô cùng quan hệ, chắc chắn cổ nhân đã dựa vào một chu kỳ nào đó trong Thiên văn để định ra.
Kẻ viết sách này tiếc rằng sau bao nhiêu năm suy nghĩ và tìm kiếm vẫn chưa dám quyết đoán vì lẽ gì mà người xưa đã chọn 10 thiên can này.
Có lẽ thời gian 223 tuần trăng 1 saros đã là nguyên ủy của việc này chăng.
Vì trong âm lịch, tuy cùng là năm giáp tý nhưng ngày tháng không mang tên giống nhau, tỉ như năm Canh Tuất 1910 ngày mồng 1Tết là ngày Bính Ngọ đến năm Canh Tuất 1970 ngày mồng
1Tết lại là ngày Đinh Tỵ.
Cho nên phải lấy 10 saros, mỗi saro là 18 năm 11 ngày dương lịch thì 10 saros là 180 năm.
Lấy 180 năm làm Chu kỳ nên cổ nhân mới chia các vòng 60 năm ra làm 3 loại Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Như vòng giáp tý từ 1924 đến 1984 là thuộc về Trung Nguyên. Trong số Tử Vi ta không tính đến Chu kỳ 180 năm, mà chỉ tính từng hoa giáp 60 năm một. Như vậy có lẽ ảnh hưởng của 3 loại thượng, trung, hạ nguyên đối với đời người cũng không mạnh lắm, thành ra nguyên uỷ của 10 thiên can không chắc đã do ở chu kỳ 180 năm mà ra.
Năm tháng đã định xong, về giờ thì lấy giữa trưa làm chính ngọ nên nửa đêm là giữa giờ tý.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 28
Thành ra mỗi ngày bắt đầu từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến hết 11 giờ đêm hôm sau là hết, mỗi giờ dài bằng 2 giờ đồng hồ.
Về ngày thì cũng cứ thế mỗi ngày một tên nhưng vì âm lịch tháng thiếu tháng đủ lẫn lộn không nhất định như dương lịch, nên ngày nào tên gì phải xem lịch từng năm hay bách trung kinh mới biết.
Để chấm dứt vấn đề thiên văn và thời gian, xin vẽ lại đây hình vận hành của mặt trời và mặt trăng trên vòm trời khi chúng ta đứng ở địa cầu nhìn lên.
Trong hình sau đây Địa cầu đứng ở giữa điểm O, bắc cực ở phía B, nam cực ở phía Nam. Quả cầu mà O là trung tâm với đường kính BN hay GE là vẽ bầu trời trên đó có trăng sao, mặt trời.
Vòng tròn GxE chia bầu trời làm 2 phần là vòng xích đạo (equateur). Vòng tròn đứng nghiêng DxHt là quỹ đạo của mặt trời, ecliptique. Mặt phẳng của ecliptique với mặt phẳng equateur, cắt nhau trên đường xt và làm thành một góc 23o27’.
Quỹ đạo mặt trăng là vòng tròn LxL đứng lệch cao hơn vòng ecliptique 5o. Điểm x là điểm Xuân phân 21 Mars
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 29
Điểm t là điểm Thu phân 21 Septembre
Điểm H là điểm Hạ chí 21 Juin
Điểm Đ là điểm Đông chí 21 December
Quỹ đạo mặt trời đước chia làm 12 cung như sau:
T: là địa cầu
S: Mặt trời
Nếu ta đứng từ phía Bắc (sao Bắc Đẩu) trông xuống ta sẽ thấy hình như trên.
Mặt trời đi trên quỹ đạo, ở địa cầu trông ra ta thấy tháng Giêng mặt trời ở cung dần, có chòm sao
Verseau ở đó, tháng hai sang cung mão có chòm sao Poisson v.v……
Trong số Tử Vi ta sẽ thấy vòng quỹ đạo (zodiaque) này tức thiên bàn vẽ ngược lại mặt trời đi theo chiều Kim đồng hồ, Tý, Sửu, Dần đi ngược lại với hình này là vì người Phương Đông đứng từ phía Nam trông lên Bắc.
œ
QUYỂN NHẤT, CHƯƠNG HAI PHẦN THỨ NHÌ
KINH DỊCH VÀ ÂM DƯƠNG
Tất cả các khoa lý số, của Trung Hoa từ xưa để lại đều bắt nguồn từ kinh dịch, nên muốn hiểu Tử
Vi mà không biết qua về kinh dịch thì không sao mà hiểu thấu được.
Nhưng kinh dịch là một cuốn sách khó đến như Khổng Tử xưa, học dịch suốt đời mà đến khi gần chết còn than rằng trời không cho sống thêm vài năm nữa để học dịch.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 30
Cho nên ở đây chỉ phác hoạ đôi lời để các độc giả cần học biết qua chút ít thôi, còn nói là để hiểu kinh dịch thì dù đọc cả cuốn sách đó cũng còn khó mà hiểu được thay, nói chi đọc vài trang trong cuốn Tử Vi cũng do một kẻ Au học viết như cuốn này.
A) KINH DỊCH
Hán học thời xưa có mấy pho cổ điển mà bắt buộc, ai cũng phải học kỹ cả. Đó là tứ thư và ngũ kinh.
Tứ thư gồm có: Luận ngữ, Trung dung, Đại học và Mạnh tử; dạy về đạo đức chính trị.
Ngũ kinh có: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh Xuân Thu và Kinh dịch; chép và giảng các lời của thánh hiền thời trước để lại, được coi như là căn bản cho các môn văn hoá của con người.
Kinh dịch là gốc của môn Khoa học toán lý hoá Đông phương.
Đây là nguyên lý của mọi luật biến hoá của muôn vật trong vũ trụ Số học, Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh lý học, vân vân: tất cả các môn khoa học ấy đều được con người nghiên cứu học hỏi, cốt tìm ra những luật tạo hoá cho từng môn, để mở mang sự hiểu biết và để áp dụng vào đời sống, hầu giúp cho nền văn hoá của nhân loại ngày thêm tiến triển mãi.
Việc học hỏi nghiên cứu ấy được hữu hiệu là nhờ ở sự nguyên lý cho sự biến dịch của thiên nhiên, tất cả các định luật dù hoá học hay vật lý hay sinh lý gì thì cũng nằm ở trong nguyên lý kinh dịch cả.
Kinh dịch truyền rằng do vua Phục Hi làm ra.
Vua Phục Hi là một ông vua Trung Hoa từ thời thượng cổ, hồi con người còn chưa có chữ nghĩa gì. Vua Phục Hi trên nhìn Thiên văn vũ trụ, dưới quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hoá đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gầy ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương.
Để tượng hình 2 vật đó, ông vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm. Để biểu tượng sự biến hoá do ăm dương gây ra; ông vẽ ra hình bát quái.
Bát quái đồ, do Thái cực mà sinh ra. Thái cực là đạo, là cái gì đồng nhất trong vũ trụ từ lúc chưa sinh hoá, từ khi còn là vật nhỏ cuối cùng của vật chất.
Thái cực khởi đầu sinh ra lưỡng nghi tức là âmvà dương, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, tức là tám quẻ có 3 vạch.
Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 31
Cách biến là một biến ra 2 rồi thêm vạch âm lên trên về hình bên trái, thêm vạch dương lên trên về hình bên phải. Từ thái cực biến 3 lần thì được bát quái, mỗi quẻ có 3 vạch gọi là 3 hào. Biến tiếp thêm 3 lần nữa thì ta được tất cả 64 quái, mỗi quẻ có 6 hào.
Nếu vẽ theo hình tròn thì ta có.
Đó cứ thế hình trên biến tiếp 8 lần nữa là ta có đồ hình tròn phương vị của 64 quẻ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 32
Trên vòng tròn này ta chia làm 12 điểm. Điểm 1 ở giữa giờ tý; hay 21 dècember ngày Đông chí; điểm 2 là Đại hàn, 3 là Vũ thuỷ cứ thế viết tuần tự 12 tiết, các tiết này ở vào 21, 22, 23 của tháng dương lịch. Còn 12 khi thì ở vào khoảng giữa ngày 5, 6 dương lịch.
Các quẻ tiên thiên sẽ xếp như sau.
Hết quả khôn là đúng nửa đêm, sau đó tiếp Phục di Truân Ích vậy.
1 có : Khôn Phục Di Truân Ích
2 __ : Chấn Phệ hạp Tùy Vô vọng Minh di
3 __ : Bí Ký tế Gia nhân Phong Ly Cách
4 __ : Đồng nhân Lâm Tổn Tiết Trung phu
5 __ : Qui muội Khuê Đoài Lý Thái
6 __ : Đại-súc Nhu Tiểu súc Đại tráng Đại hữu Quải
7 __ : Càn Cấu Đại quá Đỉnh
8 __ : Tốn Tỉnh Cổ Thăng Tung
9 __ : Khốn Vi tế Giải Khảm, Mông Khảm
10 __ : Sư Độn Hàm Lữ Tiểu quá
11 __ : Tiệm Kiển Cấn Khiêm Bỉ
12 __ : Tùy Tấn Dự Quan Tỵ Bác
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 33
Các giờ sẽ bao gồm các quẻ này.
Giờ tý : Quan tỵ Bác khôn phục
Giờ sửu : Di Trân Ích Chần Phệ hạp Tùy v.v………
Có 4 giờ sửu mùi thìn tuất là có 6 quẻ, còn lại các giờ khác chỉ gồm 5 quẻ thôi.
(Xin độc giả tự vẽ hình này cho).
Đồ hình tròn này tượng trời, nên đặt vị trí các quẻ dịch trên thiên bàn như vậy. Trong đồ hình tròn là đồ hình vuông tượng đất.
Đồ hình vuông được vẽ như sau:
Mỗi quái có 2 quẻ 3 vạch gọi là nội quái tức quẻ dưới, và ngọai quái tức quẻ trên. Quẻ trên xếp theo hàng dọc, từ trái sang phải theo thứ tự.
Khôn, cấn, khảm, tốn, chấn, ly, đoài, càn như thứ tự do thái cực sinh ra. Quẻ dưới xếp theo hàng ngang, từ trên xuống dưới cũng theo thứ tự ấy.
Các đồ hình này tròn và vuông nói rằng của Phục Hy gọi là quẻ tiên thiên, đều do Thiệu Tử đời
Hán truyền lại, rồi mãi đến Trần Đoàn Hy Di mới vẽ lại như đã chép lại đây. Học dịch theo lối sắp xếp bát quái như trên gọi là tiên thiên học.
Đến đời Chu văn Vương mới bắt đầu có văn tự, và Văn Vương chua nghĩa cho mỗi quẻ, gọi là thoán; để đoán tính chất cát hung của từng quẻ.
Sau đó Chu công Dân chú thích cát hung cho từng hào gọi là tượng.
Và đến đời Xuân Thu Đức Khổng Tử mới viết thêm mươi thiên truyện để chú giải thêm nhưng có lẽ thất lạc ít nhiều nên 10 thiên có vẻ như không liên tục rất khó hiểu.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 34
Không biết Văn Vương khi làm thoán từ có sắp xếp phương vị các quẻ lại không, nhưng các học giả sau này truyền lại hai đồ hình vuông và tròn định phương vị các quẻ lại như sau
Theo thứ tự càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Càn, khảm, cấn, chấn, là 4 cung dương.
Tốn, ly, khôn, đoài là 4 cung âm.
Gọi là quẻ hậu thiên của Văn Vương. Quẻ hậu thiên này rất thịnh hành trong địa lý, dương cơ, bói toán; nhưng số Tử Vi do Trần Đoàn làm ra theo quẻ tiên thiên, nên ở đây không nói dài giòng về quẻ hậu thiên này.
Ngoài ra áp dụng âm dương vào số học thì xưa còn truyền lại rằng cổ nhân thấy dưới sông Hoàng Hà nổi lên con long mã trên mình có những chấm tròn ở vai, lưng và đuôi theo hình đặc biệt chỉ các số từ 1 đến 9, nên ghi lại gọi là “Hà Đồ”, lại ở sông Lạc thủy nổi lên con rùa cũng có hình các chấm đen trên mu, ghi lại gọi là “Lạc Thư”.
Đây là hình:
Lấy số lẻ làm dương gọi là thiên số, số chẳn làm âm gọi là địa số. Đồ hình Lạc thư có thể nói là một carré magique mà cộng ngang dọc hay chéo phía nào cũng thành 15, biểu tượng cho sự quân bình. Bảo rằng cổ nhân trông các đồ hình này mà luận ra lẽ biến hóa trong giời đất và từ đó mới làm ra kinh dịch thì ta cũng chỉ biết vậy thôi vì cả trong bộ dịch thật không thấy có sự liên lạc giữa các quẻ ra sao.
Các quẻ dịch, mỗi quẻ có ý nghĩa của nó như quẻ “bĩ” là bế tắc, khó khăn; quẻ “thái” là hanh thông dễ dàng.
Các ý nghĩa đó được Văn Vương chú thích bằng vài chữ “thoán tư”; rồi ít vắn tắt. Các học giả dựa vào đó mới tìm cách giải thích vì sao “Am dương phối hợp như vậy lại có nghĩa là như thế”.
Còn mỗi quẻ có 6 hào, thì Chu Công chú thích bằng “Tượng từ” có hơi dài dòng hơn nhưng cũng chỉ giải thích sơ sơ trên đại cương.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 35
Đến Khổng Tử giải thích kẻ đọc sách nhờ đó cũng hiểu thêm ít nhiều. Nhưng lối lý luận của cổ nhân không có chứng minh rành rọt như ta bây giờ, thường giải thích một việc bằng một việc khác mà cổ nhân cho là đúng ai cũng chấp nhận rồi nhưng thật ra điều này cũng còn đang cần được chứng minh.
Lối chấp nhận chân lý bằng linh khiếu siêu hình đó của người Á Đông là rất thường đối với các nhà nho xưa; nên các cụ thời trước học dịch hiểu được dễ hơn chúng ta.
Thời nay với trí óc được tập luyện lý luận theo một phương thức rộng về phân tích hơn tổng hợp; chúng ta thấy kinh dịch thật là khó hiểu; và dù có học kỹ, thật kỹ chúng ta cũng chỉ có thể chấp nhận nguyên lý dịch là đúng, mà chưa chắc đã chấp nhận các hệ từ của cổ nhân.
B) ÂM DƯƠNG
1) Định nghĩa: Như trên ta đã thấy, nguồn gốc của Kinh dịch là âm dương. Thời xưa cổ nhân không có định nghĩa rõ ràng thế nào là âm thế nào là dương.
Nhưng muốn hiểu âm dương là thế nào cũng không khó. Xin kể dưới đây vài tỉ dụ là độc giả nhận thức được ngay:
Như:
Đàn bà là âm , đàn ông là dương Dê cái là âm , dê đực là dương Ban đêm là âm , ban ngày là dương Mặt trăng là âm , mặt trời là dương Đất là âm , trời là dương Số chẳn là âm , số lẻ là dương Điện nguội là âm , điện nóng là dương Thu đông là âm , xuân hạ là dương Mềm là âm , rắn là dương Lỏng là âm , đặc là dương Tối là âm , sáng là dương Chết là âm , sống là dương Lạnh là âm , nóng là dương Tiểu nhân là âm , quân tử là dương Phương bắc là âm , phương nam là dương Thùy mị là âm , cứng cỏi là dương Tĩnh là âm , động là dương Ngủ là âm , thức là dương
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 36
Cứ trông vài tỉ dụ trên ta cũng thấy ngay là âm dương có thể là một vật, như cái và đực, mặt trăng mặt trời, nhưng nhiều khi chỉ là một tính, một thể mà thôi.
Như bảo phương bắc là âm, nam là dương thì không đúng; những trường hợp ấy chỉ có thể nói là phương nam dương thịnh vì nóng, phương bắc âm thịnh vì lạnh mà thôi; đối với một người ở nam bán cầu thì âm dương tính đó lại ngược hẳn lại.
Như bảo quân tử là dương, tiểu nhân là âm thì lại càng xa với thực chất nữa.
Nói thế để độc giả thấy ta cần có một quan niệm khá rộng rãi về âm dương hơn thì mới tránh được những sai lầm trong việc dùng âm dương để đoán số Tử Vi.
Không lý gì đến âm dương trong việc đoán số, đã đành là thiếu sót; vì vấn đề âm dương trong Tử Vi có thể nói là một vấn đề then chốt, nhưng câu chấp quá về âm dương, rồi lẫn lộn vật với thể, tính với chất, thời với bản v.v…… là một điều rất không nên, vì rất có thể đưa ta đến những kết quả trái ngược.
Trong lý số, có một điểm rất đáng nghi ngờ là vấn đề âm dương trong thời gian. Thời gian tự nó không có âm dương gì cả.
Nếu ta cho đêm là âm, ngày là dương thì là vì đối với ta hai khỏang thời gian đó có tính cách nghịch hẳn nhau như trên vì nóng lạnh, vì tối sáng nghĩa là vì những điều có ảnh hưởng thật sự đến thân ta.
Cũng như mùa hạ là dương mùa đông là âm, lý do cũng tương tự như vậy.
Nhưng nay bảo tháng giêng là dương, tháng hai là âm, hay là năm giáp tý là dương, năm ất sửu là âm, thì cái âm dương này chỉ là âm dương theo số thứ tự mà thôi, một loại âm dương tính có tính cách triết lý hay siêu hình (mètaphysique) do trí óc ta tưởng ra, đặt ra chứ không có một chút gì là thực tế, có thể có ảnh hưởng thật sự đến bản thân ta được.
Như năm 1972 và năm 1971 không có gì đối nghịch nhau mà bảo cái nào là dương cái nào là âm để có thể có ảnh hưởng đến vận mạng của ta trên phương diện đó.
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong đoạn sau; ở đây chỉ nói qua để lưu ý về sự không nên cố chấp quá trong chuyện âm dương mà thôi.
2) Phối hợp âm dương:
Theo dịch lý âm dương là những thực thể nguyên bản, tự phối hợp với nhau để tạo thành những vật thể hiện hữu trong vũ trụ. Luật phối hợp của tạo hóa là đi đến sự quân bình.
Hai đơn vị âm dương có đặc tính là muốn phối hợp với nhau để tạo nên thế quân bình cho cặp đó. Đặc tính trên là do chính ở định nghĩa của âm và dương trong dịch lý mà ra, Am và dương nguyên là 2 nửa của một thực thể quân bình tức là thái cực sinh ra. Là 2 nửa của một vật nhưng hai nửa này không đều nhau, biểu tượng bằng một nửa lõm một nửa lồi, cả 2 cùng ở vào thế không quân bình, nên cần phải phối hợp lại với nhau để lấy cái thừa của một bên bù vào cái thiếu của bên kia. Vì vậy nên xưa hình âm dương được biểu tượng bằng 1 nửa hình tròn phân đôi bằng một chữ S, một bên trắng một bên đen.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 37
Trong vật lý học các hiện tượng về điện và từ thạch, cho ta một tỷ dụ về sự có thật của âm dương trong vũ trụ và đặc tính của hai thực thể ấy.
Trong kinh dịch 64 quẻ do sự phối hợp của 6 đơn vị âm dương, mà ta gọi 6 hào, là những vật thể đầu tiên do sự kết hợp của âm và dương với nhau tạo thành ra.
Đó là tất cả những hình thể có thể có được do sự kết hợp của 6 hào âm và dương. Không thể nào có một quẻ thứ 65 hay 66 khác nữa.
Toán pháp chứng minh điều đó:
26 = 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 = 64
Cổ nhân lúc mới đầu ngưng ở 3 đơn vị thì được bát quái: 8 quẻ. Định được bản chất và tính chất 8 quẻ rồi, như càn là trời, khôn là đất, cấn là núi, tốn là giờ, đoài là đầm ao, chấn là sấm sét, ly là lửa, khảm là ao tù hãm; mới tính đến việc phối hợp 8 quẻ ấy với nhau thành 8 x8 = 64 quẻ.
Đến đây vấn đề định nghĩa và nghiên cứu tính cách từng quẻ đã quá phức tạp rồi; nên ngưng lại. Nếu tiếp tục phối hợp thêm nữa ta sẽ có 8 x 8 x 8 = 512 quẻ 9 hào rồi đến 8 x 8 x 8 x 8 = 4096 quẻ
12 hào vân vân. Sự định nghĩa cho các quẻ sau này sẽ vô cùng khó khăn và chưa chắc đã hợp lý nữa.
Tạo hoá vốn muôn hình nghìn trạng, kinh dịch không có dụng ý nghiên cứu tất cả tính chất của muôn vật mà chỉ muốn tìm ra các nguyên lý căn bản của sự phối hợp âm dương để rồi cứ theo đó mà áp dụng, cho những thực thể phức tạp hơn. Vả lại không gian của ta có 3 chiều, lấy bát quái có
3 hào làm đơn vị gốc là hợp lý.
Từ đó phối hợp lên một lần nữa là ta đã đến khoảng giữa của phức tạp và đơn giản rồi. Ngưng lại là vừa.
Trong số Tử Vi phần nghiên cứu ta sẽ bàn đến các quẻ này.
Ở đây đang bàn đến sự phối hợp của âm dương ta cần bàn đến ý nghĩa của các cách phối hợp đã hầu có thể có một ý thức cho việc đoán số.
Với định nghĩa của âm dương như nói trên, ta thấy có mấy trường hợp phối hợp âm với dương sau đây là thông thường hay gặp.
a) Bản chất với bản chất
Nếu âm dương của vật thể là do bản chất mà ra tỉ dụ như đàn bà đàn ông, trời đất vân vân thì luật phối hợp thế nào.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 38
Nếu hai vật đồng đều, bằng nhau: luật phối hợp là “cả hai bên cùng tự đến với nhau, hút lấy nhau, để hoà hợp và tạo nên quân bình”. Kết quả là một vật có âm dương tính quân bình nhau.
Đây là một luật khoa học trong vật lý học; một dương tử (positon) hút lấy một âm tử (négaton) để biến thành một trung hoà tử (neutron). Luật này áp dụng cho trai gái đồng lứa tuổi và muôn vật phức tạp khác; khỏi cần nói nhiều.
Nếu 2 vật không đồng đều thì 2 vật cũng hút nhau, nhưng vật lớn hút vật nhỏ mạnh và vật nhỏ đến với vật lớn.
Kết quả là một vật mang tính chất của vật lớn, bằng sự trừ bớt một phần đã bị vật nhỏ trung hoà đi.
Tỉ như một nguyên tử hạch nhân mang 3 dương tử, nguyên tử này hút lấy một âm tử đứng gần để biến thành một nguyên tử có độ dương bằng 3 – 1 = 2. Trên phương diện vật lý học thì thế là đúng, nhưng nếu đem áp dụng vào sinh vật liệu có đúng không. Một phụ nữ 30 tuổi liệu có thích phối hợp với một đứa bé trai 10 tuổi để thành ra một đàn bà 20 tuổi không?
Nhất định là không rồi, đem định luật khoa học vật chất áp dụng vào vấn đề sinh lý hay tinh thần một cách máy móc như vậy tức là đã hiểu sai hết cả ý của âm dương trong khoa lý số rồi. Về sinh lý phải hiểu là đứa bé trai 10 tuổi chưa có dương tính, người đàn bà không tự nhiên muốn gần cận nó vì lý do này.
Quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã (Đạo của người quân tử ngày một lớn mạnh, đạo của tiểu nhân thì ngày một tiêu đi).
Tượng viết (Chu Công nói):
Thiên địa giao: thái, hậu dĩ, tại thành thiên địa chi đạo (chế bớt những điều quá lạm của đạo trời)
phu tướng thiên địa chi nghi (giúp những cái phải) dĩ tá hựu dân (để mà giúp đỡ dân).
Bĩ: Và đây là quẻ Bĩ. (Xin miễn dịch, chép để độc giả so sánh hai quẻ thôi).
Thoán viết: Bĩ chi phi nhân. Bất lợi quân tử trinh. Đại vãng tiểu lai tắc thị thiên địa bất giao nhi vạn vật bất thông dã. Thương hạ bất giao nhi thiên hạ vô bang dã. Nội âm nhi ngoại dương, nội nhu nhi ngoại cương, nội tiểu nhân nhi ngoại quân tử tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu dã. Tượng viết: Thiên địa bất giao: Bĩ, Quân tử dĩ kiểm đức tị nạn, bất khả vinh dĩ lộc.
Xem như 2 đoạn trên đây thì sự khác biệt là ở chữ “giao” mà thôi. Giao là chữ giao trong, giao thiệp, giao du, nghĩa là tiếp xúc.
Trời đất không tiếp xúc được với nhau vì trời vốn ở trên nay nếu lại ở trên thì đất ở dưới làm sao tiếp xúc được. Thành ra bĩ là vì vậy.
Ngoài ra còn 2 chữ vãng lai. Nguyên trong việc lập thành ra các quẻ các hào cứ từ dưới lên dần dần, đến tận cùng là hào lục rồi biến mất. Vì vậy nên ở quẻ thái tiểu vãng tức là quẻ khôn tiểu nhân ở trên sắp đi, đại lai là quẻ càn đại ở dưới mới tới. Đạo người quân tử sẽ lớn dần, đạo tiểu nhân sẽ tiêu mất nên tốt là vậy.
Với cách lý luận như vậy, học hết 64 quẻ chắc độc giả cũng sẽ tìm ra một vài định luật cho sự phối hợp âm dương này. Riêng tác giả thật chưa dám kết luận gì ở đây.
Riêng với 2 quẻ thái và bĩ, thì lý luận như thế này có lẽ phải hơn.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 39
Trời trên đất dưới là điều tự nhiên, hợp với luật tạo hoá rồi, không có gì để một thực thể như vậy còn biến đổi. Mọi vật sẽ ở đâu yên đó, bế tắc là vậy.
Còn đất trên trời dưới thì nghịch lý, trời cố vươn lên, đất nặng đè xuống, sự biến dịch tất nhiên phải xẩy ra, và muôn vật sẽ hanh thông là vậy.
Cái gì hợp với đạo biến dịch là đạo của tạo hoá mới biểu tượng cho sự tốt, lành được. Còn nghịch với dịch lý, tất nhiên hãm, chỉ biểu tượng cho sự xấu, dữ, dở mà thôi. Nhưng đó chỉ là thiển ý; không dám lấy làm kết luận.
Nói tóm lại, trong trường hợp 2 vật âm dương không đồng đều ta chưa có thể đặt ra một luật phối hợp nào cả.
Chỉ có thể lấy sự phối hợp trong kinh dịch làm kiểu mẫu để mà áp dụng vào các trường hợp tương tự. Nhưng muốn áp dụng được cho đúng, thì trước hết phải hiểu kinh dịch cho thấu đáo đã. Đó là một điều khó, nhất là với thời nay càng khó thay.
b) Tính chất với tính chất
Có nhiều vật bản thể vốn giống nhau, mà chỉ khác nhau về âm dương tính mà thôi. Tỉ dụ 2 tờ giấy một trắng một đen; 2 cái đinh một nóng một lạnh, 2 điện cực một âm một dương vân vân.
- Nếu cường độ đều nhau, thì âm và dương cùng hút nhau để trung hoà đi. Sự khác biệt với bản chất là chỗ trung hoà chứ không phải quân bình.
Hai vật có âm dương tính khác nhau hợp với nhau sẽ thành một vật không có âm dương tính nữa.
- Nếu cường độ khác nhau, sự phối hợp sẽ làm giảm cường độ của vật có cường độ cao đi. Những luật phối hợp trên chỉ là kết quả tự nhiên của định nghĩa âm dương tính.
c) Bản chất và tính chất
Bản chất và tính chất có phối hợp với nhau không?
Sự phối hợp do tương hấp (muốn gần lại nhau) chỉ có thể xẩy ra, khi âm dương tính của vật có bản chất âm dương tính kia thôi. Tỉ như một cực dương của một thỏi từ thạch (đá nam châm) chỉ hút cái ngòi bút bằng sắt để gần, vì đầu ngòi bút này lúc đó mang tính chất âm của từ thạch.
Cực dương của thỏi từ thạch đó không hút một cực âm của một cây thuỷ tinh để gần, vì âm tính của cực này là điện tính không đồng loại với từ tính.
Với mấy trường hợp kể trên đại khái ta có thể kết luận, âm và dương nếu là đồng loại đều có đặc tính là ưa phối hợp với nhau, sự phối hợp đó tạo hay sinh ra một vật mới. Sự tạo hay sinh ra, như sinh con đẻ cái ấy, là sự biến dịch, là luật chính của tạo hoá trong việc tạo thành và hoá ra muôn vật trong vũ trụ vậy.
Trái lại nếu 2 vật là đồng tính, cùng là âm hay cùng là dương, thì không có tường phối. Để gần nhau không tự phối hợp với nhau, và nếu có áp lực bên ngoài khiến phải kết hợp thì sự kết hợp đó không gây ra biến dịch, không tạo hay hoá ra vật mới nào. Kết quả chỉ vẫn là một nhóm các vật cũ mà thôi.
Tỉ dụ như 2quẻ càn ở bát quái họp nhau lại vẫn chỉ là một quẻ can khác mà thôi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 40
Vài trường hợp mới nêu trên, được kể lại dài giòng với vài lý luận thô sơ, không phải là một bảng phân tách để tìm ra luật biến dịch, như độc giả có thể tưởng như vậy. Tác giả không có ý làm điều đó; vì muốn làm như vậy cần phải phân loại âm dương một cách đầy đủ hơn, điều mà phạm vi cuốn sách nàykhông cho phép.
Ở đây nêu lên vài trường hợp thông thường là với dụng ý chuyển vấn đề sang việc phân định âm dương trong việc đoán số Tử Vi.
Trong Tử Vi có các sao gọi là âm, có các sao gọi là dương. Những sao này dù dứng chung với nhau cùng một nơi cũng không có chuyện tương hấp để biến dịch, hay tương khắc gì cả. Điều cần biết là xem các sao đó đứng ở cung âm hay là dương; ta cần phải biết ảnh hưởng của nơi đứng đối với các sao đó ra sao.
QUYỂN NHẤT, CHƯƠNG HAI PHẦN THỨ BA
VŨ TRỤ VÀ NGŨ HÀNH
Trong các khoa lý số của Trung Hoa, không khoa nào là không lấy ảnh hưởng của vũ trụ đối với ta lúc ta sinh, và ngũ hành đang lưu hành trong vũ trụ trong khi ấy, làm căn bản. Vì vậy ta cần biết qua về hai điểm này.
A) VŨ TRỤ
Vũ trụ của ta là không gian và thời gian.
Không gian của ta có 3 chiều (trois dimensions). Thời gian của ta có một chiều. Không gian có ba chiều nên ảnh hưởng của mọi vật trong vũ trụ, như tinh tú, mặt trăng mặt trời, đến tới ta phải tuân theo các luật vật lý và hình học 3 chiều.
Muốn hiểu rõ lý số tất nhiên ít nhất ta cũng phải biết vài luật chính đó ra sao. Dưới đây xin phác qua vũ trụ, để rồi nhắc lại vài định luật chính về hình học áp dụng cho môn số Tử Vi.
Vũ trụ của ta theo như cổ nhân thì có đất là một mặt phẳng trên đó muôn vật sinh sống hoạt động dưới vòm trời. Trời là một khoảng không cao 9 tầng, và trên nữa là không trung vô bờ bến có các tinh tú và mặt trăng mặt trời.
Anh hưởng của mặt trăng mặt trời đến muôn vật trên mặt đất là một điều quá rõ rệt. Nào nước thuỷ triều lên xuống nào kinh nguyệt của đàn bà đều xẩy ra đều đặn với tuần trăng.
Nào mặt trời nóng lạnh theo từng mùa, mọc lặn làm ra ngày đêm, cây cỏ mùa màng, con người đều nhờ ở mặt trời mà tươi tốt sinh trưởng hay cằn cỗi, nào Nhật thực gây loạn ly v.v…… Anh hưởng của tinh tú thì không rõ rệt để ai cũng có thể thấy được; nhưng những nhà bác học với kinh nghiệm nhiều đời đã ghi chép lại nào năm sao chổi mọc là có giặc giã đói khổ, sao hoả tinh đỏ rực là sắp có chiến tranh vân vân.
Dựa trên vận hành của mặt trăng và mặt trời cổ nhân đặt ra lịch và thời gian.
Xem tinh tú vận chuyển trên trời, cổ nhân lập ra khoa Thiên văn và đặt tên cho từng sao. Vũ trụ đối với cổ nhân là thế. Tất cả các khoa lý số đều bắt nguồn từ ảnh hưởng của vũ trụ đối với ta mà
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 41
ra. Mặt đất phẳng tuy không biết bờ ra sao, nhưng cổ nhân không tin là vỏ cũng như trời, không phải là một bầu tròn mà là một khối vuông.
Khối vuông này có 4 hướng là đông nam tây bắc ở 4 cạnh, đất dầy không biết đến đâu là cùng, càng đào mãi càng đi sâu mãi mãi, không biết dưới ấy có những gì, đành chịu. Trên mặt đất có bể, có núi non sông hồ, có rừng cây đồng cỏ, có muôn vật muôn loài; nhưng những gì trên mặt đất hay dưới đất chỉ có ảnh hưởng đến ta ngoài định mạng; nghĩa là làm cho đời sống ta hay con cháu ta tốt hay xấu thêm tuỳ ở ta chọn chỗ để làm nhà ở, chọn hướng để đặt bếp chọn nơi để chôn khi chết mà thôi.
Còn tất cả những gì thuộc về định mạng thì đều do vũ trụ ở ngoài mặt đất tạo ra cả.
Đó là quan niệm thời xưa. Ngày nay, vũ trụ thực sự như ta biết gồm có địa cầu, một quả đất tròn xoay quanh mặt trời, cùng với nhiều hành tinh khác.
Sao chổi cũng là một hành tinh, chỉ khác đường quỹ đạo không phải là thỏa hình gần như vòng tròn mà thật dẹp, hay là hình parabole hay hyperbole.
Sao chổi Halley hiện ra năm 1835, 1910 và cứ 75 năm lại hiện ra, là thuộc loại thứ nhất, còn 2 loại sau nếu có thấy thì chỉ một lần rồi biến mất.
Ngoài thái dương hệ ra là các định tinh, những khối lửa vĩ đại như mặt trời, ở rải rác nhưng hợp thành từng galaxie một.
Những điều này ta đã nói ở trên. Mỗi galaxie là một khối hơi lớn, thứ hơi do vật nhỏ, nhẹ, nhẹ gần như không trọng lượng, mà những phương tiện khoa học của ta chưa tìm thấy được.
Ngoài các galaxies là khoảng trống hoàn toàn và vô cùng.
Khoảng trống này cũng như khoảng trống trong các galaxies, là không gian ba chiều, có khả năng truyền ánh sáng và làn sóng từ điện theo luật thông thường.
Luật chuyển dịch ánh sáng và sóng từ điện chính mà ta cần biết là:
1 - Anh sáng hay sóng từ điện di chuyển theo đường thẳng với tốc độ là 300 ngàn cây số một giây đồng hồ.
2 - Gặp những khối vật chất các tia sáng này được phản chiếu lại và tia phản chiếu đi ngược chiều lại trên đường thẳng đối chiếu với tia đến qua một đường thẳng góc với mặt phẳng của vật phản chiếu.
Đấy là những luật mà khi tìm hiểu ảnh hưởng của các sao trong Tử Vi, ta phải áp dụng đến. B) NGŨ HÀNH
Nếu bây giờ chúng ta biết rằng tất cả các vật thể trong vũ trụ đều là do sự phối hợp của một số
hơn 100 nguyên tử (atomes) mà thành, thì đời xưa chưa có phương tiện để đơn giản vật chất đến độ đó.
Vì vậy cổ nhân sắp xếp các vật trong vũ trụ thành 5 loại khác nhau, do mắt người có thể phân biệt được. Ay là Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, Kim là kim khí (métaux), Thổ là khoáng vật thuộc thạch loại (métalloides), Thuỷ là nước hay chất lỏng, Hoả là lửa hay là hơi, khí. Mộc là gỗ, thực vật, động vật.
Vũ trụ chỉ gồm có 5 loại đó và không có vật gì có thể ở ngoài, và thuộc về một loại khác được.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 42
Năm vật đó gọi là ngũ hành. Ngũ hành đối với nhau có thể tương sinh, nghĩa là giúp cho nhay lớn hay sinh ra nhau, và có thể tương khắc tức là huỷ hoại nhau, làm thiệt hại nhau.
Luật tương sinh và tương khắc cũng chỉ là do nhận xét thông thường mà ra.
Tương sinh:
- Kim sinh thuỷ: vì kim khí khi dùng sức nóng đun sẽ biến ra chất lỏng. Tất cả các loại kim khí đều như vậy cả.
- Thuỷ sinh mộc: có nước thì mới sinh ra cây cối và ra gỗ.
- Mộc sinh hoả: có gỗ thì mới ra lửa
- Hoả sinh thổ: dùng lửa đốt các vật mới biến ra tro, tro tức là đất, là thổ.
- Thổ sinh kim: đem nung đất tức các quặng mỏ, ta mới lấy ra được kim khí.
Tương khắc thì:
- Kim khắc mộc: dao búa cưa đục đều bằng kim khí, cắt chặt gỗ dễ dàng, gỗ bị thiệt hại.
- Mộc khắc thổ; cây cối mọc làm cho đất cằn cỗi bị thiệt hại.
- Thổ khắc thuỷ: đất hút nước làm cho nước cạn khô, biến mất, bị thiệt hại.
- Thuỷ khắc hoả; nước làm cho lửa tắt hay bớt mãnh liệt, bị thệt hại.
- Hoả khắc kim: lửa làm chi kim phải biến hình chẩy ra thành chất lỏng, bị thiệt hại.
Để dễ nhớ sự sinh khắc này độc giả có thể vẽ một hình 5 cạnh như một cái nhà đặt mỗi hành vào
thì sẽ thấy cứ liền nhau thì góc trước sinh góc sau (trước là ta đi tới trước khi xoay theo chiều thuận), và cứ cách một góc là ta có khắc chế (như thuỷ cách một là khắc hoả).
Đó là ngũ hành khi mới được đặt ra, dựa vào các vật thể có thực mà định luôn luật sinh khắc. Ý nghĩa của sinh và khắc trong ngũ hành đã được người xưa ghi thành thơ:
Đương sinh giả vương Sở sinh giả tướng Sinh ngã giả hưu
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 43
Ngã khắc giả tử
Khắc ngã giả tù
Năm chữ vượng, tướng, hưu, tử, tù này cho ta ý chính của vấn đề sinh khắc, nhưng nên nhớ phải hiểu nghĩa bóng, chớ có lấy nghĩa đen.
Sang đến lý số, cổ nhân sắp xếp vị trí ngũ hành vào hà đồ và lạc thư, lưu truyền lại chỉ có nói trong phần Truyện của Đức Khổng, lấy các số chẳn lẻ trên 2 đồ hình mà luận sự biến hoá, để lập ra ngũ hành sao cho hợp với lý biến hoá của trời đất.
Không hiểu sách vở truyền lại có mất mát chương nào chăng, chứ riêng chương thứ 9 thiên hữu này thật không đủ để cho chúng ta ngày nay chỉ đọc sách mà có thể hiểu được, dù thêm cả lời giải thích của Thiện tử nữa.
Từ khi phát sinh cho đến lúc được định vị vào Hà Đồ: Mộc ở phương Đông (3 – 8)
Kim ở phương Tây (4 – 9) Thuỷ ở phương Bắc (1 – 6) Hoả ở phương Nam (2 – 7) Thổ ở trung ương (5 – 10)
Rồi đến nay không biết đã có bao nhiêu là học giả hàng ngàn hàng vạn người đem áp dụng vào các khoa lý số để đưa ngũ hành đến như ngày nay, thật không rõ nguyên ủy mỗi việc do từ đâu từ ai, với lý do nào; chúng ta đành chỉ ghi lại sau đây những điều đó, để giúp các độc giả Au học biết về ngũ hành để hiểu Tử Vi mà thôi.
Ngũ hành trong lý số nguyên được định nghĩa, như có sách nói là 5 khí lưu hành trong vũ trụ.
Chữ hành là đi, năm khí ấy như đi trong vũ trụ và khi nào khí nào đi đến ta thì ta thuộc về hành đó. Định nghĩa này tuy xem như có lý, nhưng đem áp dụng vào những phân chia gán ghép sau đây, chưa chắc đã còn có nghĩa lý gì.
Ngũ hành hiện nay đang dùng có, hai loại: ngũ hành chính và ngũ hành nạp âm.
a) NGŨ HÀNH CHÍNH
Ngũ hành chính đem gán vào những cái có mang tính chất ngũ hành như sau:
1) Ngũ hành trong thời tiết
Mùa xuân là mộc (vì cây cối thịnh) Mùa hạ là hoả (vì khí trời nóng nực)
Mùa thu là kim (vì kim khắc mộc nên cây tàn) Mùa đông là thuỷ (vì nước lạnh)
Còn thổ là 18 ngày cuối của 4 mùa tức là 18 ngày cuối tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12.
Cứ cách sắp xếp này thì mùa nọ sinh ra mùa kia, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim v.v…… Như vậy thổ phải đứng vào giữa hoả và kim mới phải.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 44
Lẽ này sẽ được áp dụng trong Tử Vi.
Còn lý do sao lại đặt thổ vào 18 ngày cuối mùa thì có sách lý luận:
Thổ là gian tạp chi khí, khí Xuân Hạ giao nhau, mộc khi chưa hết hoả khí sắp đến nên phát sinh ra tạp khí là thổ.
2) Ngũ hành và phương hướng
Như đã nói ở trên:
Mộc ở phương đông quẻ chấn Hoả ở phương nam quẻ ly Kim ở phương tây quẻ đoài Thuỷ ở phương bắc quẻ khảm
Nói về lý do thì chỉ thấy:
Hoả ở nam vì nước Tầu ở bắc bán cầu nên phía nam nóng, phía bắc lạnh cho là thuỷ là có lý.
Còn tại sao phương đông lại là mộc và tây là kim thì không hiểu đã dựa trên luận cứ nào, hay cũng chỉ theo sự định vị trên Hà Đồ của cổ nhân đã tìm ra.
3) Ngũ hành và thiên can
MỘC
Giáp = tráng thịnh chỉ mộc
At = vượng cực nhi suy lão
HỎA
Bính = tráng thịnh chỉ hoả
Đinh = vượng cực nhi suy
THỔ
Mậu = cao ngang chỉ thổ
Kỷ = tỵ thấp chi thổ
KIM
Canh = tráng kim
Tân = suy kim
THỦY
Nhâm = tráng thuỷ (nước mạnh) Quý = nhược thuỷ (nước yếu)
Lý do nào đã ghép ngũ hành vào thiên can như trên, tác giả chưa được đọc cuốn sách nào nói rõ nên chưa hiểu.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 45
Nhưng có lẽ khởi đầu từ mùa xuân lúc mộc thịnh là Giáp Ất rồi cứ đó nhuận theo thứ tự mà ra. Mộc sinh hoả, hoả sinh thổ v.v…… như trong định luật của ngũ hành.
Vì vậy nên ta thấy ở đây sau hoả là thổ, chứ không giống như bốn mùa, thổ biến vào ngày 18 ngày cuối mùa.
4) Ngũ hành và địa chi
Với địa chi ta lấy tháng nào thuộc mùa nào mà ghép vào.
Tháng giêng : dần : mộc
Tháng 2 : mẽo : mộc
Tháng 3 : thìn : thấp nhuận chi thổ
Tháng 4 : tỵ : hoả
Tháng 5 : ngọ : hoả
Tháng 6 : mùi : ôn tháo chi thổ
Tháng 7 : thân : kim
Tháng 8 : dậu : kim
Tháng 9 : tuất : cao ngang chi thổ
Tháng 10 : hợi : thuỷ
Tháng 11 : tý : thủy
Tháng 12 : sửu : ty thấp chi thổ
Thổ được xếp vào thìn tuất sửu mùi đúng là vào chỗ 18 ngày cuối mùa vậy.
5) Ngũ hành cường nhược trên thiên bàn
Biết ngũ hành trong thiên can và địa chi rồi ta có thể sắp xếp ngũ hành trên thiên bàn, và luận về sự thịnh suy của các khí này ra sao khi lưu hành trong vũ trụ.
Thiên bàn là một mặt phẳng, một vòng tròn vẽ tượng trưng cho đường quỹ đạo của mặt trời (zòne zodiaque) chung quanh địa cầu ta.
Vòng tròn này được chia ra làm 12 múi đều nhau vẽ thành 12 ô, mỗi ô là một chòm sao của quỹ đạo (sagittaire, scorpion v.v……) hay là các chòm sao mang tên 12 địa chi như ta đã nói ở trên. Bên Trung Hoa xưa, cốt để giản tiện trong việc vẽ (với bút lông vẽ 2 vòng tròn to không phải là dễ) và nhất là để định cho cung nào ở chỗ nào cho tiện việc gọi tên nên đã vẽ hình tròn đó thành hình vuông hay chữ nhật với các vị trí tý sửu như sau:
Bốn góc gọi là tứ sinh vì ngũ hành bắt đầu sinh ở đó. Ngũ hành là 5 khí, các khí này được sinh ra rồi mạnh dần mãi lên cho đến hết sức rồi lại yếu dần đi cho đến tắt hẳn.
Vì sinh hoá theo 4 mùa nên mỗi hành từ lúc được nhen nhúm manh nha cho đến khi sinh rồi tắt vừa đúng 1 năm nghĩa là 12 tháng. Cường độ của một hành trong suốt một đời, tức là một năm được đặt tên như sau:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 46
Ví như đời một con người.
Tháng thứ nhất : Thai: mới kết tinh
Tháng thứ nhì : Dưỡng: nuôi trong bụng mẹ
Tháng thứ ba : Trường sinh: sơ sinh
Tháng thứ tư : Mộc dục: (Bại) tắm gội cho sạch
Tháng thứ năm : Quan đái: đã lớn cho đội mũ
Tháng thứ sáu : Lâm quan: (Lộc) lớn khoẻ làm quan Tháng thứ bẩy : Đế Vượng. (Vượng) tráng cực, giúp vua Tháng thứ tám : Suy: bắt đầu yếu
Tháng thứ chín : Bệnh: yếu lắm, ốm đau
Tháng thứ mười : Tử: chết, khí tận
Tháng mười một : Mộ: chôn, tạo hoá thâu tàng
Tháng chạp : Tuyệt: khí tuyệt, hết không còn gì cả
Trong 12 thời này thì:
Thai dưỡng là uân nhưỡng chi thời
Mộc dục Quan đái là dự bị chi thời
Lâm quan Đế Vượng là tráng vượng chi thời
Suy bệnh: suy nhược chi thời
Tử: khí tận, vô dư
Mộ: tạo hoá thâu tàng, hữu dư khí
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 47
Tuyệt: hết hẳn không còn gì
Trong 12 thời này chỉ có 5 thời sau đây là hành khí có sức để ảnh hưởng đến ngoài đáng kể: Sinh: phát động chi thời, hữu dụng
Mộc dục là bại địa: còn non yếu dễ bị chết
Lâm quan là lộc vị: sức mạnh
Đế vượng là vượng địa: mạnh cực, bắt đầu suy (đế vương kim lộc nhiều vi trong cái mạnh đã chứa cái suy, và suy thời đã bắt đầu).
Mộ là mộ khố: nơi tàng khí nên còn dư khí, có ảnh hưởng ít nhiều (như ngọn nên trước khi tắt;
bùng sáng lên).
Các năm lấy thiên can làm ngũ hành chính và sinh trưởng trong 12 tháng năm dương đi thuận, năm âm đi nghịch.
Giáp mộc sinh ở hợi, lộc ở dần, tử ở ngọ Bính hoả sinh ở dần, lộc ở tỵ, tử ở dậu Canh kim sinh ở tỵ, lộc ở thân, tử ở tý Nhâm thuỷ sinh ở thân, lộc ở hợi, tử ở mão
4 cung thìn, tuất, sửu, mùi là mộ khổ của thuỷ, mộc, hỏa, kim. Vì lẽ này nên:
4 góc dần thân tỵ hợi là Sinh địa
4 cung tý ngọ mão dậu là Vượng địa
4 cung thìn tuất sửu mùi là Mộ địa của 4 hành nói trên. Các năm âm thì đi nghịch nên:
At âm mộc sinh ở ngọ, lộc ở mão, tử ở tý Đinh âm hoả sinh ở dậu, lộc ở ngọ, tử ở dần Tân âm kim sinh ở tý, lộc ở dậu, tử ở tỵ
Qúy âm thủy sinh ở mão, lộc ở tý, tử ở thân
Còn 2 năm mậu và kỷ thì cổ nhân cho thổ là con của hỏa, nên tử tuỳ mẫu vượng nhi sinh. Mậu dương thổ, tuỳ dương hoả bính vượng ở tỵ mà sinh, nên cũng sinh trưởng theo các cung y như năm Bính.
Kỷ âm thổ tùy âm hỏa Đinh vượng ở ngọ mà sinh; nên cũng sinh trưởng các cung y như năm Đinh. Trong số Tử Vi sao Lộc Tồn tức là cung lộc vị (Làm quan) của thiên can của năm sinh.
Các chữ G.A.B.Đ. viết trên bàn là ghi lộc vị của các năm Giáp Ất v.v……
Đồ hình thiên bàn này tóm tắt ngũ hành của cả can và chi vậy. Những cái mà ta gọi là ngũ hành của địa chi như thân dậu hành Kim, thật ra chỉ là lộc vị (tức vượng địa) của ngũ hành Kim dương và âm mà thôi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 48
Thật ra mỗi cung, nghĩa là mỗi tháng đều có ca ngũ hành, cái yếu cái mạnh, ta lấy cái mạnh nhất làm hành cho cung đó mà thôi.
Tỷ như tháng 7, tức tháng thân mặt trời ở cung thân trên thiên bàn. Tháng này: là tháng dương. Dương Kim ở Lộc vị, mạnh nhất.
- Thủy mới sinh : mới phát động
- Mộc đã tuyệt : coi như không có
- Hỏa đã bệnh : suy yếu rồi
- Thổ đã bệnh : suy yếu rồi
Cho nên có thể coi cung thân là kim cung, chỉ có chút thủy phụ vào thôi, những hành khác có cũng như không.
Dù sao có chút ít vẫn có ảnh hưởng, nên nếu muốn phân tách kỹ thì người ta coi ngũ hành của 12
cung này như là:
Can khí tàng ư địa chi tức là ngũ hành thiên can nằm trong địa chi. Và như vậy ta có kết quả sau đây:
a. 4 vượng địa tý ngọ mão dậu tàng 4 hành thủy hoả mộc kim của 4 can quý đinh ất dậu
Cung ngọ tàng thêm thổ khí của kỷ b. Các cung khác đều tàng:
- 1 bản khí: lộc khí của 1 thiên can
- 1 dư khí của tháng trước trong 7 ngày đầu tháng (như dần có bản khí là mộc, tàng thổ dư khí của tháng trước là sửu).
- 1 dư khí của mộ khố của 1 thiên can
Tỉ dụ:
- Cung sửu có bản khí là âm thổ của kỷ lộc tại đó. Có thủy dư khí của tháng quý
Có kim dư khí của mộ khố của tân kim
Vậy sửu: thổ cộng (thủy và kim) dư khí
- Cung dần có bản khí là dương mộc của giáp vì giáp lộc tại đó. Có thể dư khí của tháng trước
Có thể hỏa sinh khí của Bính Mậu sinh tại đó. Vậy dần: Mộc cộng (thổ và hỏa)
6) Ngũ hành của cục tam hợp
Với địa bàn 12 cung, các cung tam hợp với nhau vì có sự tương quan ảnh hưởng rất mật thiết nên người ta gọi mỗi tam hợp ấy là một Cục (cục tam hợp).
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 49
Có 4 cục tam hợp tất cả là
Thân tý thìn là thủy cục Dần ngọ tuất là hỏa cục Hợi mão mùi là mộc cục Tỵ dậu sửu là kim cục
Ta nhận thấy rằng trong 4 cục trên đây ta lấy hành của chữ đứng giữa làm hành cho cục: tý ngọ mão dậu tức là ta chọn hành của vượng địa.
Vả lại như dần ngọ tuất thì: Hỏa vương ở ngọ Hỏa sinh ở dần Hỏa mộ ở tuất
Ba nơi mà hành hỏa mạnh nhất và có dư khí, nên liên kết với nhau thành cục hỏa. Tóm lại ta lấy 3 cung Sinh Lộc Mộ của mỗi hành mà làm ra hội cục.
Nguyên ủy của tam hợp hội cục này là lấy ở nội kinh lục khí mà ra; lục khí là: Khuyết âm, thiếu âm, thiếu dương.
Thái âm, dương minh, thái dương.
Vấn đề rất phức tạp có nói ra đây, cũng không ích gì.
Điều cần nhớ là hành của hội cục là bao gồm hành đó từ lúc sinh ra ở sinh cho đến khi tráng vượng ở lộc, rồi chung cục ở mộ.
Vấn đề ngũ hành chính có thể tạm chấm dứt ở đây.
Trong các khoa mệnh số dùng bát tự, vì lẽ dùng cả can chi của năm tháng ngày giờ, nên người ta lấy ngũ hành và âm dương của cả 8 chữ ấy để phối hợp với nhau hầu đoán số, nên các sách về loại số đó đi sâu vào chi tiết ngũ hành, bịa đặt ra nhiều chuyện ly kỳ. Tỷ như trong hoa giáp các năm giáp ất đều là một cả nhưng:
Giáp tý là cây mọc bên bờ nước yếu mềm Giáp dần là cây cứng mang nhiều quả Giáp thìn là cây mọc chỗ ẩm thấp
Giáp ngọ là cây gỗ đã đẽo chặt
At mùi là cây có giây leo bám
At dậu là cây dị dạng mọc ở bồn hoa.
Thành ra có 12 thứ mộc khác nhau 12 thứ kim v.v…… toàn phỏng theo phương vị của địa chi mà thêm vào, chẳng có nghĩa lý gì cả.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 50
Ngoài ra về luật sinh khắc cũng bịa đặt ra thêm 13 trường hợp khác như phản sinh vi khắc (kim loại thổ sinh, thổ đa kim mai: kim nhờ thổ mà sinh nếu thổ nhiều quá thì chôn mất kim, tức là thổ khắc kim v.v……).
- Ngã sinh phản vi khắc ngã (tử vượng mẫu suy)
- Ngã sinh phản vi sinh ngã (ta là kim sinh ra thuỷ, nhưng nếu có hỏa vượng làm ta chẩy ra thì có thủy là nước chế bớt sức của lửa đi làm cho kim tồn sinh).
- Ngã khắc phản vi khắc ngã v.v……
Đại khái dùng lối lý luận thiển cận coi ngũ hành như sắt lửa nước là thực thể để tán rộng ra cho có vẻ sâu sắc triết lý mà thôi.
Luận về ngũ hành như vậy có thể nói rằng không hiểu gì về ngũ hành cả, làm sai lạc ý nghĩa của ngũ hành, phản lại cả lý số học vậy.
Số Tử Vi cũng may ít dùng đến ngũ hành chính, nên các thầy lấy số ít dùng những lý luận tương tự để đoán.
Ngũ hành dùng trong Tử Vi là ngũ hành nạp âm.
Tất cả khoa Tử Vi đều lấy Ngũ hành nạp âm làm căn bản, nên học giả cần phải hiểu triệt để vấn đề này.
Dưới đây trong phần sơ khởi sẽ chỉ trình bày thế nào là ngũ hành nạp âm, như cổ nhân đã truyền lại cho ta để dùng trong việc lấy số thời.
Còn nghiên cứu để hiểu về vấn đề này, thì dành lại quyển thứ ba, phần nghiên cứu.
b) NGŨ HÀNH NẠP ÂM
Ngũ hành nạp âm là đem ngũ hành ghép vào với âm thanh. Ngũ hành nạp âm được đặt ra từ đời
Tống.
Các sách vở để lại không biết có sách nào nói về vấn đề này một cách rõ rệt không, tác giả được đọc qua vài cuốn lịch quốc ngữ có trích dịch vài đoạn về vấn đề này thì chỉ thấy giải thích một cách lờ mờ quyết đoán dựa vào những triết thuyết mơ hồ, như kim khí phát xuất từ phương Tây đi về Nam rồi sang Đông v.v…… có tính cách triết lý nhiều hơn là khoa học.
Trong quyển ba phần nghiên cứu sẽ bàn nhiều về vấn đề này.
Ơ đây chỉ trình bầy sơ sài để độc giả hiểu ngũ hành nạp âm là gì, và cách tìm trong vòng hoa giáp năm nào thuộc hành gì mà thôi.
Am thanh là những tiếng do sự rung động của vật thể mà thành ra và được truyền đến tai ta bằng các làn sóng gọi là ba động di chuyển trong không khí.
Một sợi giây đàn căng thẳng, nếu ta lấy tay bật, sợi giây rung động một hồi mới yên dần.
Sự rung động đó càng nhanh thì tiếng đàn càng cao, và giây càng căng thì rung động càng nhanh. Vặn giây đàn căng đến một độ nào đó thì tiếng đàn phát ra giữ cùng một âm thanh.
Để đo các âm thanh đó, khoa học đo tần số của sợi giây. Tần số là số rung động của sợi giây trong một giây đồng hồ (seconde).
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 51
Các tiếng đàn trong bản nhạc mang tên do ré mi fa sol mỗi tiếng có một tần số nhất định. Như với clef de sol, thì
Tiếng la có tần số là 435
Tiếng sol có tần số là 386 nhỏ hơn vì trầm hơn. Tiếng si có tần số là 487 cao hơn vì tiếng lên bổng.
Thời xưa bên Trung Hoa, khoa nhạc bộc khởi từ vua Phục Hi chế nhạc cụ, vua Ngu Thuấn định lữ luật, Chu công Đán chế lề nhạc nên đã rất tinh vi từ khởi thủy.
Cổ nhân tuy không đo tần số từng âm thanh, nhưng khi định ra ngũ cung: cung thương giác chủy vũ
chắc đã biết sự tương quan giữa âm ba (sóng) và âm thanh.
Vấn đề tần số không nói đến trong các sách phổ thông truyền dạy cho mọi người, nhưng rất có thể đã là căn bản cho việc định lữ luật của âm thanh vậy.
Người sáng chế ra ngũ hành nạp âm ắt hẳn phải thông suốt điều đó, khi đem 5 khí lưu hành trong vũ trụ, nghĩa là các làn sóng vô hình của khí, ghép vào với năm âm thanh, các làn sóng do ba dộng gây nên trong không khí.
Ngũ hành nạp âm ấy được đặt vào hoa giáp 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi theo thứ tự do ba câu truyền lại sau đây:
Ngân đăng giá bích câu. Yên mãn tự chung lâu. Hán địa thiêu sài cấp.
Các chữ hán này mỗi chữ đều mang một bộ kim, mộc, hỏa, thủy hay thổ, như ngân là bộ kim, đăng là đen bộ hỏa v.v……
Chuyển sang ngũ hành thì thứ tự ấy là:
K H M O (thổ) K H T O K M T O H M T
(chữ O viết tắt là thổ)
Thuộc câu ấy rồi chỉ việc đếm mỗi chữ 2 lần: ngân ngân đăng đăng v.v…… vào thứ tự vòng hoa giáp.
Giáp tý ất sửu bính dần đinh mão…… là ta biết năm nào mang hành gì. Đếm mỗi chữ 2 lần vì 2 năm liền nhau, một năm dương một năm âm đều cùng một hành.
Để tiện cho việc các độc giả thởi nay không quen với chữ Hán, tác giả có đặt ra luật K, T, H, O, M
sau đây cho dễ tìm.
Vẽ một bảng có 5 cột 3 hàng như sau. Cột dọc mang tên can cứ 2 can liền nhau, và hàng ngang mang tên chi cũng 2 cái liền nhau.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 52
Các chữ K T H chỉ ngũ hành viết vào trong các ô thì nhớ:
- Bắt đầu bằng chữ K
- Xong viết tiếp T rồi H rồi O rồi M thứ tự đó từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
Muốn tìm xem năm nào thuộc hành gì thì chỉ việc xem can nó thuộc cột nào và chi nó thuộc hàng nào, hai cái chiếu vào nhau là ta có ô mang chữ đó.
Tỉ dụ: Canh Dần
Canh ở cột thứ 4, dần ở hàng thứ nhì, cột 4 và hàng nhì gặp nhau ở ô có chữ M, vậy Canh Dần là hàng Mộc.
Về ngũ hành nạp âm này cổ nhân còn chia làm 3 loại: ấu tráng lão; cũng K nhưng ở hàng đầu là ấu kim,vàng non.
K ở hàng nhì là tráng kim, vàng tốt
K ở hàng ba là lão kim, vàng già yếu
Các loại đó được đặt tên cho dễ nhớ như sau: Năm tý sửu là Hài trung kim (vàng trong bể)
Năm dần mão là Kim bạc kim (vàng trắng platine) Năm thìn tỵ là Bạch lạp kim (vàng chẩy như nến) Năm ngọ mùi là sa trung kim (vàng trong cát)
Năm thân dậu là kiếm phong kim (vàng đầu lưỡi kiếm) Năm tuất hợi là thoa xuyến kim (vàng nữ trang)
Đặt tên ra như vậy là để giúp cho người ít học dễ nhớ tính cách non già của hành, hầu tính lúc sinh khắc ảnh hưởng cái nào mạnh cái nào yếu v.v…… mà định kết quả.
Cũng theo thứ tự trên
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 53
Thủy thì có:
Hỏa thì có:
Thổ thì có:
Mộc thì có:
Giản hạ thủy : nước dưới thác nước Đại khê thủy : nước suối lớn Trường lưu thủy : nước trên sông dài Thiên hà thủy : nước trên trời
Tuyền trung thủy : nước dưới giếng
Đại hải thủy : nước giữa bể
Tích lịch hỏa : lửa sấm sét Lộ trung hỏa : lửa trong lò Phi đăng hoả : lửa đèn lồng Thiên thương hoả : lửa trên trời Sơn hạ hỏa : lửa dưới núi Sơn dầu hỏa : lửa đầu non
Bích thương hổ : đất bùn để trát vách tường
Thành đầu thổ : đất rắn để đắp thành
Sa trung thổ : đất cằn trong cát Lộ bàng thổ : đất ở vệ đường Đại trạch thổ : đất ở đầm lớn
Ốc thương thổ : đất bụi bám trên mái nhà
Tang đố mộc : gỗ mềm cây dâu
Tòng bách mộc : gỗ rắn chắc cây tùng cây bách
Đại lâm mộc : gỗ già trong rừng lớn Dương liễu mộc : gỗ mềm cây dương liễu Thạch lựu mộc : gỗ rắn dòn cây lựu
Bình địa mộc : gỗ cằn bụi cây ở đồng ruộng
Đại khái cách tìm ngũ hành nạp âm và ý nghĩa các hành này theo địa chi là như vậy.
Sự non già của một hành là do lưu khí ấy phát sinh tự lúc nào, tráng vượng bao giờ, và bao giờ thì mộ rồi tuyệt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 54
Ngũ hành nạp âm này cũng có đời sống từ thai dưỡng sinh …… đến tử mộ tuyệt, y như ngũ hành chính nói ở trên.
Ví với âm thanh thì như cái còi hụ; từ lúc đầu còn yếu nhỏ sau gào thét thật to lên, rồi trước khi tắt còn kéo dài tiếng rên nho nhỏ.
Am thanh hay lưu khí hay gì cũng vậy, sinh hoá đều theo luật tạo hoá đi từng bậc từng bậc một, cho nên sự phân biệt non già này là một điều thiết thực và cần yếu.
Trong phần nghiên cứu, tác giả sẽ giải thích tại sao sự non già của mỗi hành lại sắp xếp thứ tự như vậy. Cổ nhân đặt ra những tên rắc rối đó để phân biệt non già không phải là không có lý.
Độc giả dù chẳng muốn tò mò tìm hiểu lý do đó, thì cũng cần hiểu ý nghĩa của các tên đó, chứ đừng quá câu chấp như nhiều thầy số nhất định cứ lấy nghĩa đen của tên đặt rồi theo đó mà luận, thì tức là không hiểu gì về ngũ hành vậy.
Tỉ như có thầy đoán:
“Mệnh cô là sơn đầu hoả, lửa cháy trên ngọn núi, thì tuyền trung thủy nước ở dưới giếng làm sao lẹo lên núi mà khắc cô được.”
Là thuộc loại không hiểu ngũ hành đó.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 55
QUYỂN NHÌ CHƯƠNG NHẤT LẤY SỐ TỬ VI
Lấy số Tử Vi tức là lập thành một lá số Tử Vi.
Phần này sách nào cũng có, và số người biết lấy số Tử Vi ở nước ta ngày nay cũng khá nhiều, nên ở đây viết rất vắn tắt.
Lập thành một lá số là một điều rất dễ. Nhưng nhiều người học Tử Vi để chơi không chú tâm lắm đến vần đề này, nên mỗi khi lấy một lá số là phải có sách. Đó là một sai lầm lớn.
Vì nếu an-sao lập-số mà phải cần đến sách thì tức là chưa biết rõ về Tử Vi, khi đoán làm sao cho đúng được.
Việc tập cho nhớ các cách an sao không có gì là khó, những thầy bói mù, không có sách vở gì, còn bấm số trên bàn tay, tìm các sao chính trong vài phút, để nhờ đó biết qua về người đến xem bói
mà liệu lời đoán, thì đủ biết việc lấy số không cần sách không khó gì.
Vì vậy trong phần lấy số này có vài đoạn hơi dài một chút là do tác giả dụng ý giúp độc giả cách tập lấy số không sách vậy.
Muốn lập thành một lá số Tử Vi chỉ cần biết: Người nam hay nữ
Sinh năm nào Sinh tháng mấy Sinh ngày mấy Sinh lúc mấy giờ
Dưới đây để dễ nhớ, nên chia cách lập thành một lá số ra làm 3 phần:
PHẦN THỨ NHẤT LẬP MỆNH VÀ CUNG
Trước hết lấy một tờ giấy hình chữ nhật tượng 12 cung của địa bàn. Ở khoảng giữa viết
Tên người
Năm tháng và giờ sinh
Nam nữ
Mệnh gì
Cục gì
Ví dụ:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 56
Tật Tài Tư Thê
Di
Nô
Ông NG. V. X Năm GIÁP THÌN Ngày 15 tháng 6
Giờ Dậu DƯƠNG NAM Hoả mệnh Thủy Nhị Cục
Huynh
Mệnh
Quan Điền Phúc Phụ
1) Tìm âm dương: (năm sinh) Đây là âm dương của năm sinh, cứ theo can mà suy ra. Giáp là dương, Ất là âm, Bính là dương v.v……
Như đây sinh năm Giáp Tý nên viết Dương Nam.
2) Tìm bản mệnh: (năm sinh). Bản mệnh đây tức là ngũ hành nạp âm của năm sinh. Vẽ ô hình theo luật K. T. H. O. M mà tìm ra, thì rất nhanh.
Quen rồi thì bấm trên bàn tay cũng thấy ngay vì thứ tự K. T. H đi ngang đi dọc gì cũng
được.
Đây Gián Thìn thuộc hỏa nên đề Hỏa Mệnh.
Nếu không muốn dùng bảng K. T. H. O. M thì phải tính ngân ngân đăng đăng v.v……
3) Định 12 cung số: (dùng tháng và gời sinh) Trước hết phải an mệnh và thân xem đóng ở cung nào. Chỉ dùng tháng và giờ sinh thôi.
- Từ cung dần (góc dưới bên trái) lấy làm tháng giêng đếm thuận mỗi tháng một cung đến tháng sinh, lại lấy cung đó làm giờ tý đếm ngược lại cho đến giờ sinh là cung Mệnh.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 57
- Được cung Mệnh rồi ta viết theo chiều thuận 12 cung như sau:
1 – Mệnh, 2 – Phụ mẫu, 3 – Phúc đức, 4 – Điền trạch, 5 – Quan lộc, 6 – Nô bộc, 7 – Thiên di, 8 – Tật ách, 9 – Tài bạch, 10 – Tử tức, 11 – Thê thiếp, 12 – Huynh đệ.
Lấy vài lá số tự nhiên nhớ thứ tự này; vả lại nhiều nhận xét về đối, hợp, cùng chiếu, giáp, v.v……
sẽ giúp ta nhớ thứ tự này một cách dễ dàng.
- Được 12 cung rồi ta an thân, an thân thì cũng đếm từ cung dần thuận đến tháng sinh rồi từ đó đếm thuận luôn cho đến giờ sinh. Ta sẽ thấy thân đóng ở cung nào như cung thê thiếp, thì gọi là thân cư thê thiếp.
4) Lập cục: (dùng cung mệnh và niên can)
Cục tức là hành khí của tháng mà Mệnh ta đóng trong thiên bàn, năm đó (năm sinh).
- Đã an mệnh rồi ta biết mệnh đóng tháng nào trên thiên bàn, như số ông X đây Mệnh đóng cung tuất tức là tháng tuất năm giáp dần.
Muốn biết hành của tháng tuất đó ta phải biết cả can, địa chi không đủ.
- Muốn tìm can của một tháng nào đó trong năm ta chỉ cần biết can của tháng giêng, rồi theo thứ tự đếm thuận đến tháng ấy là thấy.
Thời xưa cổ nhân dùng bài thơ sau đây để tìm can của tháng giêng. Giáp Kỷ Bính vi đầu
At Canh Mậu tác thử v.v……
Nghĩa là những năm Giáp và Kỷ thì tháng giêng là tháng Bính, các năm Ất và Canh thì tháng giêng là Mậu vân vân.
Học thuộc một bài như vậy không có khó gì, nhưng nhỡ nhớ lầm một chữ là hỏng cả.
Can tháng của mỗi năm được định ra như vậy là vì từ lúc đầu, năm Giáp tý khởi đầu, thì ta phải để tháng tý (tháng đầu năm khi xưa) cũng là Giáp tý. Thành ra tháng dần phải mang can Bính dần. Để tiện việc tính can tháng giêng này cho dễ mà không thể sai lầm được, tác giả đặt ra phương pháp này.
“Các bạn hãy bấm trên bàn tay từ Giáp là 1, Ất là 2, Bính là 3, Đinh là 4, vân vân đến sinh niên. Xem là số mấy (mỗi can mang một số). Được bao nhiêu nhân làm đôi rồi cộng thêm một, số này tức là số của Can tháng giêng”.
Tỉ như: sinh năm Bính
Bính là 3. Ta có 2 x 3 = 6 thêm một là 7. 7 là Canh. Vậy tháng giêng năm đó là Canh. Vào trường hợp Ô Nguyễn Văn X.
Sinh năm Giáp. G = 1, 2 x 1 = 2 thêm một là 3. Vậy tháng giêng là Bính, đếm thuận cho đến cung mệnh ta được can giáp; vậy tháng Mệnh là tháng Giáp tuất.
Hành của Giáp tuất theo bảng K. T. H. O. M là T tức là thủy: vậy ta viết thủy nhị cục. Có năm cục mỗi cục đi với một số như sau:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 58
Thủy nhị cục 2
Mộc tam cục 3
Kim tứ cục 4
Thổ ngũ cục 5
Hỏa lục cục 6
Các con số đính với ngũ hành này là để an sao Tử Vi.
PHẦN THỨ NHÌ AN SAO
Các sao trong Tử Vi có tất cả 128 sao, (2 lần 64 quẻ dịch) chữ hán gọi là tinh, là tú, là diệu.
Có 14 sao chính gọi là chính tinh.
Các sao khác gọi là bàng tinh, trung tinh, trợ tinh v.v……
Cát diệu là sao tốt mang điều lành cho ta. Hung tinh là sao dữ mang điều xấu đến. Ac sát là các sao thật dữ nag tai họa đến. Bại tinh là các sao phá hại ta.
Đó là mấy chữ thường dùng để nói về các sao, tưởng chẳng nói, chứ nghe tên cũng đã rõ nghĩa. Dưới đây làm theo cách thông thường của mọi người khi lấy số là trước hết an chính tinh, rồi 3 vòng sao Can chi Cục của năm, rồi đến lục sát, đến sao âm dương, sao niên chi, niên can v.v…… Trong việc an sao này có một danh từ tác giả hay dùng đến để tiện việc an sao, nghĩa là đặt sao nào ở cung nào, mà chưa có sách nào dùng nên cần định nghĩa rõ ở đây. Đó là danh từ đối trục
(symètrique par rapport à Paxe).
Đối trục nghĩa là khi một sao A đối với sao B qua trục T ta phải hiều A với B cùng đứng trên một đường thẳng góc với trục T, và cùng cach xa trục này một khoảng bằng nhau.
Nếu thiên bàn được vẽ là hình tròn thì sự đối trục của các cung rất dễ nhận.
Tỉ như trên mặt đồng hồ ta có 6 trục, các trục này đều phải qua trung tâm điểm của vòng tròn như trục 6 – 12, trục 9 – 3, trục 11 – 5 vân vân.
Nếu ta bảo sao thiên phủ đối với Tử Vi qua trục 6 – 12, thì tức là nếu:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 59
Tử Vi ở 11 giờ, thiên phủ ở 1 giờ Tử Vi ở 10 giờ, thiên phủ ở 2 giờ Tử Vi ở 9 giờ, thiên phủ ở 3 giờ Tử Vi ở 8 giờ, thiên phủ ở 4 giờ Tử Vi ở 7 giờ, thiên phủ ở 5 giờ Tử Vi ở 6 giờ, thiên phủ ở 6 giờ Tử Vi ở 12 giờ, thiên phủ ở 12 giờ
Muốn tìm vị trí của thiên phủ ta chỉ việc đếm tư sao Tử Vi là 1 cho đến điểm 12 (hay 6) được bao nhiêu, rồi từ điểm 12 ta lại đếm là 1 tiếp cho đến cũng số ấy thì ngưng lại là thiên phủ.
Vi thử Tử Vi ở số 10, ta đếm 10 là 1, 11 là 2, 12 là 3; lại từ đó 12 là 1, 1 giờ là 2, 2 giờ là 3 thiên phủ ở chỗ 2 giờ.
Phương pháp đếm này là phương pháp ta dùng trong thiên bàn hình vuông của Tử Vi, vì với hình vuông hay chữ nhật ta không thấy rõ các điểm đối nhau như trong hình tròn. Xin độc giả lưu tâm. Ngoài ra khi nói thuận là đi theo chiều đi của kim đồng hồ, nghịch là đi ngược chiều đi của kim đồng hồ.
Còn hai chữa trước và sau, thì khi cổ nhân nói tiền “Cái” hậu “mã”, tức là ta đứng giữa trước mặt ta (khi đang đi theo chiều thuận) là sao hoa cái, cung sau lưng ta là sao thiên mã. Đó là chữ Hán. Còn chúng ta thường nói trước sao với nghĩa ngược lại; trước là khi đi thuận ta gặp sao ấy trước. AN CHÍNH TINH
(Cần cả năm tháng ngày giờ sinh)
có 14 chính tinh là những sao quan hệ nhất trong Tử Vi, vì vị trí của các sao này được định bằng cả
4 điều kiện: năm tháng ngày giờ.
Tất cả các sao khác, đều chỉ an theo một hay hai điều trong năm tháng ngày giờ thôi. Không có sao nào có đặc điểm chính xác và tầm quan trọng đến thế. Các chính tinh này chia làm 2 loại, một an theo sao Thiên phủ gọi là thiên phủ tinh hệ.
Muốn an các chính tinh này chỉ cần tìm thấy chỗ cho sao Tử Vi là viết ngay được cả 2 vòng tinh hệ trên.
Vì vậy việc an sao Tử Vi là quan hệ nhất.
1) An Tử Vi (dùng Cục và ngày sinh).
Có nhiều cách dùng để an sao Tử Vi, ai dùng cách nào hợp với ý thích mình thì làm.độc giả sau khi hiểu việc an sao Tử Vi ra sao, có thể tự tìm lấy một cách cho hợp với mình mà dùng.
Ở đây chỉ xin trình bày hai cách thông dụng để độc giả hiểu vận hành của sao này ra sao, rồi tuỳ ý thích cách nào thì dùng.
Cách thứ nhất
Cách thứ nhất gồm 2 phần:
- Định vị trí Tử Vi mấy ngày đầu tháng cho mỗi cục.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 60
- Định vị trí Tử Vi cho các ngày lớn hơn số cục.
a) Tử Vi ngày đầu tháng.
Vị trí của Tử Vi ngày đầu tháng được viết trên thiên bàn theo chiều thuận sao cho đến cung dần là ngày bằng Cục số; với điều kiện là những ngày ở 2 cung có chữ t (tý và tuất) thì đổi chỗ tý sang thìn, tuất sang ngọ (các cung đối với trục dần thân).
2
4 Hỏa 1
Lục
Cục 2
6 5 4 3
2 Kim Tứ Cục
4 3 2 1
Lý do của sự đổi chỗ này là ở chỗ những ngày ay là ngày đồng loại với cục số (cùng chẵn hay cùng lẽ) thì chỗ ấy Tử Vi biến thành Thiên Phủ (ta viết 4a 2a).
Thời xưa để giúp cho ta nhớ thứ tự này, cổ nhân cho học thuộc lòng câu: Kê mã chư long ngưu hổ
Gà (dậu) ngựa (ngọ) lợn (hợi) rồng (thìn) trâu (sửu), hổ (dần) rồi theo đó viết ngược lại cục mấy đặt ngày ấy ở hổ và đi ngược lại đến mồng một.
Như Mộc tam cục, thì mồng 3 ở hổ (dần), mồng 2 ở ngưu (sửu), mồng 1 ở long (thìn). Nếu ta sinh những ngày đầu tháng đó thì viết ngay Tử Vi vào cung đó.
Ví dụ ta sinh ngày mồng 2 mộc tam cục thì Tử Vi đóng ở cung sửu.
b) Các ngày sau
Nếu ta sinh vào các ngày sau thì:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 61
Lấy số ngày chia cho số cục được mấy lần (tỉ dụ m lần) còn thừa bao nhiêu thì ta đặt ngay ngón tay lên cung mạng số thừa ấy của cục ta rồi thuận tiến m cung là đến cung an Tử Vi.
Nếu chia vừa chẵn không thừa thì đặt ngòn tay vào cung sửu. Ví dụ sinh ngày 26 kim tứ cục.
26 chia cho 4 được 6 lần ( 6 x 4 = 24) thừa 2. Với kim tứ cục mồng 2 ở cung thìn. Đặt ngón tay lên thìn, ta tiến thuận mỗi cung một số: 1 sang tỵ, 2 sang ngọ, 3 sang mùi, 4 sang thân, 5 sang dậu và 6 sang tuất; Tử Vi an ở tuất.
Đây là cách thông dụng nhất, vì đối với người quen bấm số Tử Vi thì vị trí của mấy ngày đầu tháng của 5 cục đều như in trong óc, khỏi phải lẩm bẩm: “Kê mã chư long” gì cả. Thành ra chỉ việc làm một con tính “chia” nhẩm là bấm ngay trên đầu ngón tay ra ngay.
Vả lại các cụ xưa chỉ cần nhẩm xem số lẻ (số thừa) là bao nhiêu rồi ở đó mỗi lần bấm thêm một cung là cộng thêm một số cục, khỏi cần phải nhớ lúc chia được mấy lần.
Như thí dụ trên ngày 26 kim tứ cục tính nhẩm ta thấy ngay 4 lần 6 là 24 vậy là 26 là lẻ 2, 2 ở thìn, thì cộng thêm 4 thành 6 là sang cung tỵ thêm 4 nữa 6 công 4 là 10 sang ngọ, thêm 4 nữa là 14 sang mùi rồi 18, 22, 26 là đến cung tuất.
Cách thứ hai
Cách thứ hai thì không cần định vị trí mấy ngày đầu tháng làm gì, khỏi phải nhớ: “kê mã chư long……” cho lôi thôi.
Rất giản tiện.
“Cục mấy thì dặt ngón tay vào đầu rồi hô số ngày ấy lên”.
Song rồi cứ mỗi một cung tiến lên lại cộng thêm một số cục nữa, cho đến khi đến số ngày to hơn ngày sinh. Nhẩm xem to hơn bao nhiêu. Nếu số cao hơn đó chẵn thì ta tiến lên bấy nhiêu cung nữa là Tử Vi. Nếu số cao hơn đó lẻ thì ta lui lại bấy nhiêu cung nữa là Tử Vi.
Với thí dụ kim tứ cục, sinh ngày 26. Đặt ngón tay ở dần ta hô 4
- - - - mão - 8
- - - - thìn - 12
- - - - tỵ - 16
- - - - ngọ - 20
- - - - mùi - 24
- - - - thân - 28
28 cao hơn 26 hai ngày rồi, hai là chẵn ta tiến thêm 2 cung nữa là dậu rồi tới tuất: Tử Vi an ở tuất. Nếu ta sinh ngày 25 thì 28 hơn 25 những 3, 3 là lẻ vậy từ thân ta lui lại 3 cung, Tử Vi ở tỵ vậy.
Tử Vi tinh hệ
An Tử Vi xong ta đi theo chiều thuận cách 3 cung là Liêm Trinh (cách 3 cung nghĩa là giữa Tử Vi và Liêm Trinh có 3 cung để trống không an sao gì) cách 2 cung nữa là đến thiên đồng rồi tiếp liền Vũ khúc, Thái dương, cách một cung là Thiên cơ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 62
Thiên phủ tinh hệ:
Thiên phủ an ở cung đối với Tử Vi qua trục dần thân. (Tỉ như Tử Vi ở Thìn ta đếm thìn 1, mão 2, dần 3 xong dần 1, sửu 2, tý 3 thiên phủ ở tý vậy) vấn đề đối trục dần thân này vì lẽ dần thân là 2 góc nên dễ thấy các cung đối nhau lắm, vài lần quen đi khỏi phải đếm mất công. Song ta viết tiếp vẫn theo chiều thuận. Thiên phủ, Thái â, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, cách 3 cung đến Phá quân.
Cách thứ ba
Biết rằng Thiên phủ đối với Tử Vi qua trục dần thân, nghĩa là có vận hành nghịch đối với vận hành thuận của Tử Vi; ta có thể dùng cách thứ ba, để an chính tinh như sau.
Đây là một cách tác giả đặt ra để giúp các bạn ít trí nhớ hay ngại phải nhớ những câu: “Kê mã chư long” trong cách thứ nhất, hay phải nhớ chẵn thì tiến lẻ thì lui trong cách thứ hai.
Cách thứ 3 này dựa vào chỗ các ngày đầu tháng đều đi ngược lại từ dần đến mồng 1, thật dễ nhớ;
và có 2 cung đặc biệt tý và tuất cùng thuận vần t.
Nếu khi chia số ngày cho số cục còn lẻ mấy mà số lẻ đó rơi vào cung tý hay tuất của mấy ngày đầu tháng, thì ta an thiên phủ rồi vào các cung khác thì ta an sao Tử Vi.
Cách làm tóm tắt như sau:
“Lấy số ngày (sinh) chia cho số cục được m lần còn lẻ (thừa) t.
Đặt ngón tay vào cung dần và hô số t. tiến nghịch mỗi cung tăng thêm 1 cho đến cục số thì ngưng lại.”
“Nếu cung ngưng lại đó là cung tý hay tuất thì ta an sao thiên phủ; nghĩa là tiến theo chiều nghịch m cung là thiên phủ.
“Nếu cung ngưng lại đó là các cung khác thì an sao Tử Vi như thường lệ, nghĩa là tiến theo chiều thuận m cung là Tử Vi.”
Tỉ dụ sinh ngày 26 kim tứ cục.
Đem 26 chia cho 4 được 6 lần = 24, còn lẻ 2. Đặt tay lên cung dần hô 2,
tiến sang cung sửu hô 3
tiến sang cung tý hô 4
Số 4 là cục số rồi ta ngưng lại, cung này là cung tý nên ta an thiên phủ.
Nghĩa là tiến nghịch 6 cung: hợi, tuất, dậu, thân, mùi, ngọ. Thiên phủ ở ngọ, và Tử Vi đối với thiên phủ sẽ ở tuất.
Nếu sinh ngày 25 hỏa lục cục.
Đem 25 chia cho 6 được 4 lần lẻ 1. ngón tay để vào dần là 1, tiến nghịch đến 6 ta sẽ nhưng lại ở cung dậu. Ta phải an Tử Vi từ dậu tiến thuận 4 cung, tử vi ở sửu.
Nói ra thì dài dòng, nhưng ý chính chỉ có là:
“Mấy ngày đầu tháng đi liền nhau từ mồng một đến ngày mang cục số là ở dần.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 63
Nếu số lẻ rơi vào 2 cung tý và tuất thì ta an thiên phủ, còn thì ta an Tử Vi như thường”.
Mong rằng với 3 cách an sao trên đây, độc giả đã thấy vận hành của sao Tử Vi từ mồng một đến cuối tháng ra sao rồi.
2) An 3 Vòng Can Chi Cục
Can và Chi đây là thiên can và địa chi của năm sinh (năm tuổi). Vòng thiên can là vòng Lộc tồn Bác sĩ
Vòng địa chi là vòng Thái tuế
Vòng cục là vòng Trường sinh
Dưới đây để tiện việc, ngoài các sao của 3 vòng này, tác giả ghép thêm vài sao khác lúc nào cũng đi với sao của vòng kia. Tỉ như thiên không lúc nào cũng đi với thiếu âm.
Ta viết ngay sao Thiên không vào lúc an Thiếu âm cho khỏi quên.
1. Vòng thiên can Lộc tồn.
Vòng này các sao được đặt lên thiên bàn tùy ở thiên can của năm tuổi.
Sinh năm nào Giáp, Ất hay can nào khác thì ta viết ngay Lộc Tồn vào cung có mang chữ G, A
v.v…… trên thiên bàn ta đã vẽ ở trên.
Vì Lộc tồn tức là lộc vị (làm quan, làm quan mới có bổng lộc) của hành khí năm mang thiên can ấy, nên ta mới thấy G ở dần, A ở mão, B.M ở tỵ, Đ.K ở ngọ, G ở thân, T ở dậu, N ở hợi, Q ở tý. Vòng Lộc tồn 12 sao như sau: Bác sĩ ở đồng cung với Lộc tồn. Bác sĩ, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi liềm, Hỉ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phù.
Vì lẽ căn bản là hành khí của can mà lộc vị này đi thuận hay nghịch tùy can dương hay âm, nên vòng bác sĩ trên đây viết theo chiều thuận cho số dương nam hay âm nữ, viết theo chiều nghịch cho số âm nam hay dương nữ.
2. Vòng địa chi thái tuế.
Sao thái tuế an ở cung sinh niên, tuổi tý thì thái tuế ở tý, tuổi mùi thái tuế ở mùi. Vòng này có 12 sao thứ tự như sau:
Thái tuế – Thiếu dương – Tang môn – Thiếu âm – Quan phủ – Tử phủ Tuế phá – Long đức – Bạch hổ – Phúc đức – Điếu khách – Trù phù.
Vòng này bao giờ cũng viết theo chiều thuận, vì không dùng đến ngũ hành, nên không có vấn đề tùy thuộc dương nam hay dương nữ, ai cũng như ai, trai gái âm dương gì cũng vậy.
Đồng hành. Cùng đi:
Với Thiếu dương có sao Thiên không. Với Tử phù có sao Nguyệt đức
Với Phúc đức có sao Thiên đức
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 64
Để nhớ thứ tự các sao 2 vòng này, độc giả nên để ý các sao đối nhau như Tang Bạch, Binh Tướng, Quan phù Điếu khách, Quan phủ Tâu thư, Đại tiểu hao v.v…… và tự tìm cái phương pháp để nhớ cho khỏi phải giở sách khi an sao.
3. Vòng ngũ hành cục Trường sinh.
Vòng này an 12 sao chỉ các nơi thịnh suy của hành khí cục bộ. Thứ tự là thứ tự đã trình bầy ở trên.
Thai – Dưỡng – Trường sinh – Mộc dục – Quan đái – Lâm quan – Đế vượng – Suy – Bệnh – Tử – Mộ – Tuyệt.
Vì sao trường sinh đã được định an ở sinh địa (4 cung 4 góc) mà 4 góc là sinh địa của dương hành khí hay nói đúng hơn là hành khí tự nhiên của vũ trụ không kể đến âm dương tính. Trường sinh đặt ở góc thì lộc vị mới ở góc như ta thấy G.B.C.N.
Vậy trường sinh phải ở góc trước (tính theo chiều thuận) của góc vượng của hành. Hỏa vương (lộc) ở tỵ, thì trường sinh phải ở góc trước là dần.
Kim vượng ở thân, trường sinh phải ở tỵ. Thủy vượng ở hợi, trường sinh phải ở thân. Mộc vượng ở dần, trường sinh phải ở hợi.
Còn thổ trong vòng này thì được coi như thủy không hiểu vì lý do gì, không lẽ thổ phụ kim nhi sinh, như vậy trong vòng lộc tồn thổ phụ hoả nhi sinh ư? Vấn đề này sẽ bàn sau.
Chỉ biết cục hành thổ thì trường sinh cũng đóng ở cung thân như cục thủy vậy. Vì hành khí đã chọn là dương rồi nên vòng này:
Viết thuận cho đàn ông
Viết nghịch cho đàn bà.
Không có vấn đề dương nam dương nữ gì cả như nhiều sách đã chép: Viết thuận cho dương nam hay âm nữ
Viết nghịch cho âm nam hay dương nữ v.v…… là sai.
3) An Sao Đôi
Trong số Tử Vi có rất nhiều sao đôi, các sao này phần nhiều đối nhau qua một trục nào đó.
Để cho việc an sao dễ bớt phải dùng trí nhớ, nên tác giả ghép các sao này vào cùng một mục, độc giả chỉ cần an một sao trong cặp sao này, còn sao kia sẽ viết vào đối cung.
Các sao này có thể chia làm 5 loại. A) LỤC SÁT
Trong Tử Vi có lục sát, là 6 sát tinh, những sao có ảnh hưởng mạnh là: Không Kuếp – Kình Đà – Hỏa Linh.
Và 4 bại tinh Tang Bạch, Đại Tiểu hao thuộc về các vòng đã an rồi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 65
a) Kình dương, Đà la (niên can tinh) Theo chiều thuận ta có: Đà la – Lộc tồn – Kình dương.
b) Địa không – Địa kiếp (thời tinh)
Địa không và Địa kiếp là sao đối nhau qua trục tỵ hợi
Vì vậy chỉ cần nhớ cách an một sao là đủ.
Khởi giờ tý tại hợi đi thuận đến giờ sinh là Địa kiếp (Hợi thuận đáo sinh thời vi Địa kiếp). Địa không đối với Địa kiếp qua trục tỵ hợi.
c) Hỏa tinh – Linh tinh (thời tinh và hội cục) Như ta đã biết, có 4 tam hợp hội cục:
Dần ngọ tuất là hỏa hội cục. Thân tý thìn là thủy hội cục. Tý dậu sửu là kim hội cục. Hợi mão mùi là mộc hội cục.
Mỗi hội cục cho ta một căn cung (cung gốc) để ta đặt giờ tý vào đó.
Rồi từ căn cung đếm đến giờ sinh, Hỏa thuận, Linh nghịch (cho dương nam âm nữ) là an sao. Với âm nam dương nữ, thì hỏa nghịch là Linh thuận.
Các căn cung được định theo như bài thơ sau đây: Dần ngọ tuất nhân SỬU MÃO phương Thân tý dần nhân THÌN TUẤT trường Tỵ dậu sửu nhân TUẤT MÃO vị
Hợi mão mùi nhân DẬU TUẤT dương.
Nghĩa là người thuộc tuổi dần hay ngọ hay tuất tức hỏa hội cục thì căn cung ở SỬU cho Hỏa tinh và ở MÃO cho Linh tinh.
Có sách chép câu thứ ba là Tỵ dậu sửu nhân MÃO TUẤT vị, phân tách kỹ ra thấy không hợp lý chút nào.
Nếu tìm hiểu ra được lý do đã khiến ta chọn căn cung như trên thì việc nhớ các cung này có lẽ cũng dễ.
Còn chưa hiểu, thì thật là khó nhớ. Tác giả dùng phương pháp như sau:
Nguyên các hội cục được đọc theo thứ tự dần thân tỵ hợi (bốn hoàng xung) nên ta học thuộc lòng thứ tự cho 2 sao.
Hỏa = sửu dần tuất dậu (trâu hổ chó gà) là căn cung
Linh = mão tuất, mão tuất (mèo chó, mèo chó) là căn cung.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 66
Tức là nếu ta sinh năm Ngọ thuộc hội cục dần (dần ngọ tuất thì căn cung đóng ở chữ thứ nhất là trâu tức là cung sửu).
B) SAO ÂM DƯƠNG (địa chi)
Sao âm dương là các sao từng cặp đối nhau qua trục âm dương tức là trục sửu mùi.
Gọi trục sửu mùi là trục âm dương vì 2 sao Nhật Nguyệt trong chính tinh lúc nào cũng đối nhau qua trục này.
Các sao âm dương kể sau đây cũng đồng loại với nhật nguyệt song yếu sức hơn, mỗi cặp có ảnh hưởng về một phương diện.
Dùng địa chi của năm tháng giờ sinh mà tính ra. Lấy cung thìn làm cung gốc, khởi tý ở đó.
1. Long trì – Phượng các (niên chi) Thìn thuận chí sinh niên thị Long trì.
Phượng các đối với Long trì qua trục sửu mùi
Giải thần ở đồng cung với Phượng các.
2. Tả phù – Hữu bật (nguyệt danh) Thì thuận chí sinh nguyệt vi Tả phù
(Tháng giêng đặt ở thìn thuận đến tháng sinh là Tả phụ) Hữu bật đối với Tả phù qua trục sửu mùi.
3. Văn xương – Văn khúc (thời chi) Thìn thuận chí sinh thời vi Văn khúc
Văn xương đối với Văn khúc qua trục sửu mùi.
Viết tắt để độc giả dễ nhớ: Nói thìn thuận chí sinh niên tức là khởi năm tý ở cung Thìn đến thuận, đến năm sinh.
4. Tam thai – Bát toạ (ngày và tháng sinh)
Từ thìn đếm thuận đến tháng sinh, lấy đó làm mồng một đếm thuận đến ngày sinh là Tam thai. Bát toạ đối với Tam thai qua trục sửu mùi.
5. An quang – Thiên quý (ngày và giờ sinh)
Lấy cung thìn làm mồng một đếm thuận đến ngày sinh, lui lại một cung để lấy đó làm giờ tý đếm thuận đến giờ sinh là ân quang.
Thiên quý đối với ân quang qua trục sửu mùi. Có 5 đôi sao âm dương như trên.
C) CÁC ĐÔI KHÁC
Các đôi khác có đôi đối trục la võng, có đôi đối trục tý ngọ, và có đôi không đối nhau, nhưng cũng ghép cả vào đây để độc giả dễ nhớ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 67
1. Thiên khôi – Thiên việt (niên can) Khôi việt là 2 quý tinh tức sao thiên ất quý nhân Thiên khôi là âm quý nhân
Thiên việt là dương quý nhân.
Cặp sao này đối nhau qua trục thìn tuất tức trục la võng.
Nếu chỉ cần nhớ cách an một sao như thiên khôi là đủ (tác giả chọn thiên khôi vì ai cũng quen nói khôi việt, chữ khôi cho đi trước, vả lại quý phu nhân âm đi trước là phải).
Sao này an theo niên can nghĩa là Giáp ất v.v…… Xin nhớ các điều sau đây:
1) Âm quý nhân bắt đầu hiện xuống địa cầu từ năm kỷ. Địa cầu tức là quẻ khôn, khôn trong quẻ hậu thiên đóng ở cung thân: Ta viết K vào cung thân.
2) Xong đi nghịch (vì là âm quý nhân) mỗi năm một cung qua các cung này thì không ở nhẩy qua:
Thìn và tuất vi quý nhân bất lâm ư la võng.
Thân và dần vì dần xung với thân nơi xuất hiện.
Thành ra ta có bảng sao thiên khôi như sau và ta thấy năm Mậu vào ở chung chỗ với năm Canh vì phải vượt qua cung thân đã có kỷ đóng.
N T CM K
Đ
Q
G A B
An được thiên khôi rồi thì thiên việt đối với trục thìn tuất, cứ thế viết ra.
Tỉ như khôi G ở sửu, ta đếm từ đó đến tuất được 4. Vậy từ tuất lấy làm 1 lại đếm tiếp đến 4, thì ta
đến cung mùi và năm giáp thiên việt ở cung mùi. Cách an nếu không lấy theo phương pháp đối trục, thì năm kỷ xuất hiện ở khôn tiên thiên tức là cung tý rồi đi thuận vì là dương cũng bất lâm la võng và khôn cung cũng đối xung cung.
Những điều nói trên là giải thích tại sao vị trí khôi
việt lại như vậy, thời xưa để giúp trí nhớ các cụ đặt bài thơ như sau:
Giáp mậu canh NGƯU DƯƠNG At kỷ THỬ HẦU hương Bính đinh CHƯ KÊ vị
Nhâm quý THỔ XÀ tàng
Tân niên tại MÃ HỔ Thử thị quý nhân hương
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 68
Trong bài này mỗi câu có 2 chữ chỉ con vật trâu (sửu) dê (mùi) chuột (tý) mèo (mão) v.v…… và mỗi câu có 2 can.
Lấy can thứ nhất thì:
Lấy can thứ nhì thì:
Tỉ dụ:
Con vật thứ nhất là vị trí của khôi
Con vật thứ nhì là vị trí của việt.
Con vật thứ nhất là vị trí của việt
Con vật thứ hai là vị trí của khôi.
Bính đinh chư (lợn) kê (gà) vị
Lấy năm Bính thì khôi ở hợi, việt ở dậu. Lấy năm Đinh thì việt ở hợi, khôi ở dậu.
Rắc rối như vậy, nhớ được thật là khó, và lúc áp dụng thường lầm lẫn. Có quyển sách đã xuất bản đã nhầm câu giáp, mậu, canh ngưu dương. Là giáp với mậu đi với ngưu.
Là Canh với Mậu đi với dương.
Sự thật như độc giả đã thấy ở trên, 2 can đi với nhau cùng một cung là Mậu và Canh.
Như vậy khiến nhiều người cứ theo sách Tử Vi mà an sao, nếu phải năm mậu là an sai hại sao này rồi.
Có nhiều sách còn nhầm nhiều cách khác nữa, xin độc giả khi xem một lá số đã lấy sẵn hãy thận trọng trước khi đoán vì khôi việt là 2 sao quý tinh đệ nhất. Tào thị viết = thiên ất giả, nãi Tử vi viên tả phụ bàng chi nhất tinh, vạn thần chi chư tể dã.
2. Thiên khốc – Thiên hư (dùng niên chi). Ngọ thuận thị thiên hư.
Khỏi cung ngọ là năm tý, đếm thuận đến năm sinh là sao thiên hư. Khởi cung Ngọ là năm Tý đếm nghịch đến năm sinh là sao thiên khốc. Hai sao này đối nhau qua trục Tý ngọ.
3. Thiên tài – Thiên thọ (dùng niên chi) Mệnh thuận chi sinh thị Thiên tài.
Thân thuận chi sinh thị Thiên thọ.
Mệnh và thân đây là cung Mệnh và cung Thân, lấy làm năm Tý để tính thuận đến năm sinh an 2
sao này.
4. Hồng loan thiên hỉ (dùng niên chỉ)
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 69
“Mão nghịch thị hồng loan.”
Đây là câu dùng trong các sách chữ Hán, nhặc lại để độc giả dễ nhớ.
Trong sách này tác giả an sao đều tính theo chiều thuận cả để đồng nhất, duy có sao hồng loan này là nghịch mà thôi.
Từ cung mão là năm tý đếm nghịch đến năm sinh là ta được hồng loan. Đối chiếu với hồng loan là thiên hỉ.
5. Thiên quan thiên phúc (quý nhân)
Các sao này cũng như Thiên ất, thứ hai, không hiểu cách an ra sao. Cổ nhân để lại bài thơ cho các thầy cứ thế mà làm.
Độc giả có thể vẽ 12 cung cho mỗi sao rồi đề G, A, B, D trên các cung đó thì dễ nhớ hơn. Thiên quan quý nhân:
Giáp dương (mùi) Nhâm khuyển (tuất) Ất long (thìn) nghi. Bính xà (tỵ) Đinh hổ (dần) Kỷ tân kê (dậu).
Mậu thổ (mão) Canh chư (hợi) Quý mã (ngọ) thượng. Kỳ nhân quý hiển khả tiên tri.
Thiên phúc quý nhân:
Giáp ái kim kê (dậu) Ất ái hầu (thân).
Đinh chư (hợi) Bính thử (tý) Kỷ hổ (dần) đầu. Mậu tầm ngọc thỏ (mão) Canh nhâm mã (ngọ). Tân quý phùng xà (tỵ) phúc lộc nhiêu.
Trên đây là 5 đôi, cộng với 5 đôi âm dương là 10 đôi. Ngoài ra còn có các sao đi cặp với nhau tuy không phải là từng đôi, nhưng cách an có tương quan với nhau, nên cũng xếp vào mục này cho tiện.
Đó là sao Cô Quả, Hình Diêu, Phụ Cáo, An Phủ.
a) Thiên hình – Thiên diêu (nguyệt tinh). Sao Thiên hình an theo câu:
“Dậu thuận chí sinh nguyệt thi thiên hình”
Lấy cung dậu làm tháng giên đếm thuận đến tháng sinh là thiên hình.
Cách 3 cung sau là Thiên diêu, nghĩa là hình diêu bao giờ cũng tam hợp với nhau.
Thiên y: cùng ở một cung với thiên diêu.
b) Cô thần Quả tú (dùng thái tuế).
Từ cung tuổi mình (cung có sao thái tuế) đi thuận đến góc đầu tiên gặp là Cô thần. Cách 3 cung trước cô thần là Quả tú, nghĩa là Cô qua bao giờ cũng tam hợp với nhau như hình diêu vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 70
c) Quốc ấn đường phù (dùng kình dương) Từ Kình dương đi thuận.
Cách 1 cung là Lưu niên Văn tinh
Cách 1 cung sau Văn tinh là Đường phù Cách 2 cung sau Đường phù là Quốc ấn. d) Thai phụ Phong cáo (dùng văn khúc)
Lấy văn khúc làm gốc.
Đi thuận cách 1 cung là Thai phụ.
Đi nghịch cách 1 cung là Phong cáo.
e) Thiên giải – Địa giải (dùng tháng)
Lấy cung thân làm tháng giêng đếm thuận nhưng (nhẩy cung) đến tháng sinh là thiên giải. Tháng
2 ở tuất, tháng 3 ở tý, tháng 4 ở dần v.v…… Địa giải ở sau Tả phụ 2 cung.
f) Thiên la địa võng, thiên thương thiên sứ. Thiên la ở thìn, địa võng ở tuất khỏi cần viết cũng nhớ. Thiên thương ở cung Nô bộc, thiên sứ ở tật ách.
4) An Sao Đặc Biệt.
Các sao do tam hợp hồi cục mà ra thì có thiên mã, Đào hoa, Phá toái v.v…… Ở đây để giản tiện, nên ghép tất cả vào thành vòng thiên mã, trừ phá toái.
1. Vòng Thiên mã (niên chi)
Sao thiên mã tức là sao Bệnh củahành khí, của niên chi; cũng như Lộc tồn là sao Lộc (lâm quan)
của hành khí của niên can.
Hiểu như thế thì ta thấy như các tuổi dần ngọ tuất thuộc hội cục Hỏa thì Lộc ở tỵ, bệnh ở thân, nên thiên mã ở thân.
Vì vậy nên thiên mã lúc nào cũng ở góc để dễ nhớ, tác giả lấy cách an như sau.
Lấy 4 góc làm bậc, khởi đầu ở cung dần là năm tý rồi đếm nghịch, sửu sang hợi, dần sang thân, đến năm sinh ngưng ở góc nào thì thiên mã ở đó. Xong rồi viết vòng Thiên mã, cũng như vòng Lộc tồn vậy, như sau theo chiều thuận Thiên mã, cách 1, Hoa cái, Kiếp sát cách 3 Đào hoa. Bốn sao này bao giờ cũng đi liền với nhau như thế. Đào hoa hợp với Kiếp sát. Kiếp sát là tuyệt địa, nên cũng ở góc như thiên mã. Nhớ thế là không bị nhầm.
2. Phá toái (dùng niên chi)
Năm tuổi thuộc cung sinh thì Phá toái ở dậu Năm tuổi thuộc cung mộ thì Phá toái ở sửu Năm tuổi thuộc cung tuyệt thì Phá toái ở tỵ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 71
Một phương pháp dễ nhớ hơn là an như sao thiên mã, lay 3 cung tỵ dậu sửu làm chỗ đặt chân, khởi đầu từ cung tỵ là năm tý đếm nghịch bước trên 3 cung đó cho đến năm tuổi ngưng lại là phá toái.
3. Đẩu quân (tháng và giờ sinh)
Lấy cung thái tuế làm tháng giêng đếm ngược đến tháng sinh rồi thuận đến giờ sinh là đẩu quân.
4. Tứ hoá (niên can)
Tứ hoá là Hoá lộc, Hoá quyền, Hoá khoa và Hoá kỵ.
Cần phải thuộc 10 câu sau đây nói theo thứ tự Lộc Quyền Khoa Kỵ cho mỗi năm: Giáp Liêm phá vũ dương
At Cơ lương tử nguyệt Bính Đồng cơ xương liêm Đinh Nguyệt đồng cơ cù Mậu Tham nguyệt hữu cơ Kỷ Vũ tham lương khúc Canh Nhật vũ đồng âm Tân Cư nhật khúc xương Nhâm Lương tử tả vũ
Quý Phá cự âm tham
Nghĩa là nếu ta sinh năm Giáp thì tìm trên lá số chỗ nào. Có Liêm trinh thì viết thêm Hoá Lộc.
Có Phá quân thì viết thêm Hóa Quyền Có Vũ Khúc thì viết thêm Hoá Khoa Có Thái dương thì viết thêm Hoá Kỵ
Còn một số các sao khác như Thiên trù, Lưu hà, Thiên lộc, Phục thi, Kiếm nay, Quyển thiệt v.v……
không quan hệ và có thể do các thầy thêm vào để lá số thêm vui nên đây không chép lại.
PHẦN THỨ BA
TUẦN TRIỆT THÂN MỆNH CHÚ VÀ ĐẠI TIỂU HẠN
I/ TUẦN TRIỆT
Tuần triệt không phải là “sao”, mà là những nơi trên thiên bàn, có tính cách đặc biệt đối với người sinh vào năm ấy.
Tuần triệt đều chiếm một khoảng lớn bằng 2 cung liền nhau trên thiên bàn, nên trên lá số người ta thường viết 2 chữ này vào chỗ giữa 2 cung để chỉ rằng cả 2 cung liền nhau đó đều là Tuần hay Triệt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 72
1) Tuần trung không vong
Mỗi tuần là 10 năm đi từ Giáp tới Quý gồm đủ 10 can.
Có 10 năm mà những 12 địa chi, nên trong mỗi tuần, chỉ có thể có 10 chi thôi còn 2 chi kia không có.
Hai chi ấy tức là hai cung được đánh dấu trên lá số bằng chữ “Tuần” vậy. Hiểu như vậy ta an vị Tuần Trung như sau:
Khởi từ năm tuổi trên số, ta kể thuận mỗi can một cung cho đến quý là hết tuần của ta. “Tuần”
đóng ở 2 cung tiếp liền cung quý đó. Tỉ dụ:
Ta sinh năm Bính thìn.
Từ cung thìn ta đếm thuận: Bính Đinh Mậu Kỷ cho đến Qúy là ở cung hợi; vậy Tuần đóng ở 2
cung “tý sửu”.
2) Triệt lộ không vong
Triệt lộ là cắt đứt đường đi của ta.
Mỗi năm có 12 tháng, mà vòng thiên can có 10 nên mỗi năm có 2 tuần trước và tuần sau.
Hai tháng Nhâm và Quý trong năm là 2 tháng cuối của vòng thiên can trước. Sau 2 tháng ấy là sang vòng thiên can sau.
Vì vậy an “Triệt” lên 2 cung nhâm quý ấy là để chì nơi chấm dứt cái cũ, rồi bắt đầu cái mới vậy. Vì lẽ đó nên ta an Triệt lộ như sau:
Lấy can năm nhân 2 cộng 1, được can tháng giêng ở dần, ta đếm thuận đến nhâm quý là “Triệt”. Nếu triệt rơi vào tuất hợi thì phải an sang tý sửu.
Làm như vậy ta được kết quả mà các sach Tử Vi hay tính sẵn cho là: Các năm Giáp và kỷ triệt ở 2 cung thân và dậu.
Các năm Ất Canh triệt ở 2 cung ngọ mùi
Các năm Bính Tân triệt ở 2 cung thìn tỵ
Các năm Đinh Nhâm triệt ở 2 cung dần mão
Các năm Mậu và Quý triệt ở 2 cung tý sửu (thay vì tuất hợi)
Triệt lộ có ý chính là 2 tháng cuối đó thuộc về vòng Giáp trước, đối với tuổi ta năm ấy, các sao an trên lá số là an theo tuổi ta tức là vòng can trước, nên chỉ có ảnh hưởng đến ta cho đến hết 2 tháng đó mà thôi.
Sau 2 tháng ấy ta sang vòng thiên can mới; vòng này không có 2 chi triệt kể trên, 2 cung đó tức là không vong của vòng mới, cho nên các sao an trên đó bị coi như là không có vậy, và mới có tên triệt lộ không vong.
Đó là lý do mà các thầy số thường đoán: “triệt chỉ nặng về nửa sau đời ta thôi” là vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 73
Vả lại cứ xem việc 2 cung tuất hợi không bao giờ bị triệt là ta hiểu rõ ý cổ nhân ngay.
Các năm Mậu và Quý, tháng giêng là Giáp dần; căn cứ thế đếm thuận cho hết vòng thì nhâm quý ở vào 2 cung tuất và hợi. Đáng lẽ phải đặt triệt lên đó chấm dứt cái cũ đi để sang vòng mới, nhưng như đã nói ở trên, âm lịch ta đương dùng 2 tháng 11 và chạp là 2 tháng đầu của năm mới, đặt triệt lên tuất hợi tức là lên 2 tháng cuối của năm tuổi của ta rồi, vòng can mới sẽ sang năm khác, không liên quan gì đến năm tuổi ta và các sao an trên lá số lá an theo tuổi ta sẽ không có sao nào bị triệt cả.
Vì vậy trong năm tuổi ta, sự phân ranh 2 vòng can đó phải đặt ở nhâm tý quý sửu trước giáp dần mới được, có vậy năm tuổi ta mới có 2 vòng can, và mới có vấn đề chấm dứt cũ để sang mới được. II/ MỆNH CHỦ THÂN CHỦ
Đây là các sao được chọn làm tinh tú cai quản số mệnh và đời sống mình. Ít thấy thầy số dùng các sao này, nhưng vì cổ nhân có để lại, nên xin ghi lại đây để độc giả nghiên cứu. Biết đâu lại không là một điểm quan trọng trong số Tử Vi?
1) Mệnh chủ (dùng sinh niên chi)
Bản mệnh tinh quân chiếu chủ: Tý thuộc tham lang Sửu cự môn Dần tuất sinh nhân thuộc Lộc tồn
Mão dậu thuộc văn (xg) Tỵ thuộc Vũ (khúc) Thìn thân Liêm tú, ngọ Phá quân.
2) Thân chủ (niên chi)
Tý Ngọ sinh nhân hỏa Linh tú
Sửu mùi Thiên tướng Dần thân Lương
Mão dậu Thiên đông, thân chủ thị
Tỵ Hợi Thiên cơ, thìn tuất Xương.
III/ HẠN
Trong Tử Vi có 2 hạn chính là:
Đại hạn là thời gian 10 năm
Tiểu hạn là thời gian 1 năm
Muốn xem vận hạn ra sao trước phải xem đại hạn, rồi trong vòng 10 năm đó xem tiểu hạn và trong năm đó, xem nguyệt hạn từng tháng một.
1) Đại hạn (dương nam thuận, dương nữ nghịch)
Cục số mấy thì viết số ấy lên cung mệnh.
Xong viết tiếp vào các cung khác, dương nam âm nữ theo chiều thuận, âm nam dương nữ theo chiều nghịch. Các số tiếp tăng thêm 10 cho mỗi cung.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 74
Tỉ dụ Mệnh đóng thìn, tuổi âm nam, kim cục. Viết số 4 vào thìn, 14 vào mão, 24 vào dần v.v…… Với cách viết như vậy ta phải hiểu từ 4 đến 13 phải xem sao cung thìn mà đoán các chữ số đó là ghi năm đầu hạn.
Chú ý: Sách D Tử vi đẩu số của Tầu xuất bản tại Thượng Hải, thì lại ghi số đầu hạn sang cung Phụ Mẫu (dương nam) hay Huynh đệ (dương nữ) nghĩa là nếu ghi số 1 ở cung mệnh ta phải hiểu đó là năm cuối hạn.
Người Việt ta ai cũng dùng số đó làm đầu hạn, và thấy thế mới đúng. Có lẽ vì vĩ tuyến của ta và
Tầu xa nhau khá nhiều nên có sự sai biệt đó chăng.
2) Tiểu hạn (nam thuận, nữ nghịch)
Tiểu hạn được ghi bắt đầu từ năm tuổi ta vào phía trong các cung, rồi nam thuận nữ nghịch (không kể dương nam, âm nữ gì cả) mỗi cung một năm cho hết 12 địa chi.
Năm tuổi ghi vào cung QUAN ĐỚI của hành khí tam hợp hội cục của ta.
Tỉ như ta tuổi ngọ; ngọ thuộc hội cục dần ngọ tuất, tức hoả cục hỏa sinh ở dần, và lộc ở tỵ, quan đái ở trước tỵ một cung là thìn.
Vậy ta ghi chữ ngọ vào bên cung thìn, rồi tiếp (nếu là con trai) sao ở cung tỵ ghi chữ mùi, v.v…… Thường thường mỗi người tìm một cách riêng để nhớ. Có thể dùng cách như đã an sao thiên mã (vì sao này và các sao vòng ấy đều do hội cục mà ra) nghĩa là đếm từ tý ở cung nào đó trên thiên bàn rồi mỗi năm 1 cung. Tức là:
Lấy 4 cung mộ (thìn tuất sửu mùi) làm bậc, bắt đầu khởi năm tý ở cung tuất, đếm nghịch cho đến năm sinh, thì viết ngay sinh niên vào cung đó.
Tỉ như ta sinh tuổi ngọ.
Đặt ngón tay vào tuất và hô tý; đi nghịch sang mùi là sửu, thìn là dần, sửu là mão, tuất là thìn, mùi là tỵ, thìn là ngọ; viết chữ ngọ bên cung thìn.
3) Đồng hạn
Tiểu hạn bắt đầu ở quan đới, là mới đội mũ vào khoảng 13, 14 tuổi nên trước đó ta xem đồng hạn. Với các đứa nhỏ phải xem đồng hạn mới đúng và từ 13 tuổi trở lên mới xem tiểu hạn.
Đồng hạn được định như sau, người xem số không có ghi đồng hạn trên lá số. Phải nhớ năm nào ở cung nào mà đoán.
Năm lên một ở mệnh, lên 2 ở Tài, lên 3 ở Tật theo thứ tự sau đây mà xem:
Mệnh – Tài – Tật – Thê – Phúc – Quan – Nô – Di – Tử – Huynh – Phụ – Điền, rồi tiếp sau tiểu hạn.
4) Nguyệt hạn
Nguyệt hạn là xem từng tháng cho một năm. Có đến 3, 4 cách lấy nguyệt hạn khác nhau. Cách thông dụng là:
Tiểu hạn hiện đóng ở năm nào thì lấy đó làm tháng 1, đếm nghịch đến tháng sinh rồi thuận đến giờ sinh là an tháng giêng. Song đi thuận mỗi cung một tháng.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 75
Cách này chẳng khác gì ta an mệnh ngược từ năm tiểu hạn vậy, và tháng giêng của mỗi năm chỉ là lưu niên, đầu quân mà thôi.
Cách này là cách hợp lý nhất mà ta sẽ nói ở đoạn sau.
Có sách còn dạy cách xem lưu niên đại hạn, lưu niên thái tuế và xem cả hạn ngày nữa. Những chuyện đó chưa thấy đúng với thực tế vả lại không hợp lý, nên ở đây không trình bầy.
QUYỂN NHÌ, CHƯƠNG HAI ĐOÁN SỐ
Phép đoán số Tử Vi sách nào cũng có nói đầy đủ, nên đây chỉ ghi lại vài điều chính. Trước hết cần phải biết nghĩa các chữ dùng trong việc đoán.
Sau đó biết qua phương pháp xem 1 lá số ra sao. Sau cùng là các bài Phú lưu truyền lại.
I/ XUNG HỢP TRONG CAN CHI
1) Thiên can tương hợp
PHẦN THỨ NHẤT MẤY ĐIỀU CẦN BIẾT
Nguyên ủy là ở Kinh dịch, các số đó ở Hà Đồ được xếp hợp nhau là: Nhất lục cộng tông 1 – 6
Nhị thất đồng đạo 2 – 7
Tam bát vi bằng 3 – 8
Tứ cửu vi hữu 4 – 9
Ngũ thập đồng đồ 5 – 10
Cho nên G = 1 A= 2 B = 3 v.v……
Giáp hợp Kỷ hoá Thổ At hợp Canh hóa Kim Bính hợp Tân hóa Thủy Đinh hợp Nhâm hóa Mộc Mậu hợp Quý hóa Hỏa
2) Địa chi tương hợp
Trông trên thiên bàn các cung cùng ngang va cùng đối nhau là hợp. Đây là lục hợp.
Ngọ - Mùi hợp trời
Tý - Thân hợp đông
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 76
Thìn - Dậu hợp thu
Mão - Tuất hợp hạ
Dần - Hợi hợp xuân
Sửu - Tý hợp đất
Lý do: địa khi thượng thăng nhi hữu xuân hạ thu đông chi tự
3) Thiên can tương xung
Các can đối vị trên thiên bàn là xung
Giáp - Canh xung nhau
At - Tân xung nhau
Bính - Nhâm xung nhau
Đinh - Quý xung nhau
Lý do là đông đối với tây, nam đối bắc còn Mậu kỷ không xung vì ở chính giữa. Thiên can phùng thất nhi xung.
(Thiên can đi thuận, cứ 1 đến 7 là xung nhau).
4) Địa chi tương xung
Địa chi phùng thất nhi xung. Tức là lục xung trên thiên bàn các cung đối nhau là xung:
Tý - Ngọ
Sửu - Mùi
Dần - Thân
Mão - Dậu
Thìn - Tuất
Tỵ - Hợi
5) Thiên can tương khắc
Thiên can phùng ngũ nhi khắc.
G khắc M K khắc Q A khắc K C khắc G B khắc C T khắc A Đ khắc T N khắc B M khắc N Q khắc Đ
6) Địa chi xung khắc (Lục hại)
Cung đối nhau theo chiều dọc trên thiên bàn, trái lại với lục hợp là chiều ngang.
Dần hại Tỵ
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 77
Mão hại Thìn
Tý hại Mùi
Sửu hại Ngọ
Hợi hại Thân
Tuất hại Dậu
II/ NGŨ HÀNH SINH KHẮC Am với dương hòa hợp là tốt Am được dương thành quan Dương được âm thành tài
Trong các sách Tử Vi hay nói câu: “tài quan cách” là ý này.
Về ngũ hành thì luật sinh khắc đã nói ở trên rồi, nay thêm âm dương vào thành những chữ thông dụng, độc giả cũng nên biết để có thể hiểu khi đọc sách Tử Vi.
Có 6 cách sinh khắc gọi là Lục thần. Tỉ dụ ta là dương mộc thì: Am thủy (sinh ta) là chính ẩn của ta
Dương thủy (sinh ta) là thiên ẩn của ta
Am hỏa (sinh ta) là thương quan của ta
Dương hỏa (sinh ta) là thực thần Am kim (khắc ta) là chính quan Dương kim (khắc ta) là thất sát Am thổ (ta khắc) là chính tài Dương thổ (ta khắc) là thiên tài Am mộc (hợp với ta) là tỉ kiếp Dương mộc (hòa với ta) là tỉ khiên
Hai chữ âm và dương đây là ăn vào địa chi.
Trong Tử Vi ít ai đoán kỹ đến đi sâu vào chi tiết nói trên, thường thường ta chỉ cần nhớ mấy câu: Đương sinh giả vượng = cùng hành khí gặp nhau thì vượng là phải.
(ta là thổ gặp đất thổ, thì ta càng vượng)
Sở sinh giả tướng = gặp hành sinh ra mình thì tốt nhất.
(ta là thổ gặp hỏa, thì ta mạnh cực độ)
Sinh ngũ giã hưu = gặp hành mà ta sinh ra nó thì ta không được lợi gì tuy không hại; vô dụng.
(ta thổ gặp kim, ta suy vô dụng)
Ngũ khắc giả tử = gặp hành khắc ta thì ta chết
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 78
(ta thổ gặp mộc hút hết tinh khí ta là ta chết dần)
Khắc ngã giả tù = gặp hành ta khắc nó thì ta tù, tức là bó tay, không hoạt động được.
(ta thổ gặp thủy, là ta như bị tù vậy)
III/ TÍNH CÁCH CÁC CUNG
1) Cung dương và cung âm.
Các cung đi từ dần đến mùi là cung dương. Các cung đi từ thân đến sửu là cung âm. Chớ có nhầm cung dần là dương mão là âm.
2) Sinh bại tuyệt vượng địa
Bốn cung này thường hay nói đến luôn, trong Tử Vi có 2 loại:
- Một là sinh bại vượng tuyệt địa của cục tức là các nơi có ghi tên sao Trường sinh, Mộc dục, Lâm quan và Tuyệt trên lá số.
- Hai là 4 cung chỉ nơi vượng suy của hàng khí bản mệnh mình.
Tỉ như mình sinh năm Giáp tý Kim mệnh thì sinh địa là tỵ, bại địa là ngọ, vượng địa là thân và tuyệt địa ở hợi.
3) Cường cung
Đây là nói riêng cho từng sao tùy theo tính của sao đó.
Như Tử Vi thì cường cung là: Mệnh, Tài, Quan, Điền, Phúc, Di ngoài ra là nhàn cung. Đấy là đối với đàn ông. Còn đàn bà thì cường cung của Tử Vi là mệnh Điền, Tài, Phúc, Phu, Tử, còn lại là thường.
Đại ý là số đàn ông cung Quan lộc có Tử Vi là tốt, số đàn bà trái lại Quan lộc có Tử Vi ảnh hưởng kém đi nhiều.
4) Cung đối Chiếu, giáp, hợp, xung.
Xem Tử Vi mà xem về Mệnh hay thân không phải chỉ xem riêng cung Mệnh, mà còn phải xem các cung khác là:
- Đối cung tức chính chiếu: là cung đối với cung Mệnh qua trung tâm của thiên bàn, túc là tý đối ngọ, dần đối thân, các cung lục xung của địa chi.
- Cung tam hợp tức cũng chiếu: là 2 cung cách cung mệnh 3 cung. Trong thiên bàn có 12 cung thì cứ 3 cung hợp với nhau, như tam hợp hội cục vậy. Dần ngọ tuất là 3 cung tam hợp; nếu mệnh ta ở dần thì 2 cung kia cũng chiếu ta.
- Giáp cung: là 2 cung đứng liền trước và sau ta. Ta ở mão thì thìn và dần là 2 cung giáp.
- Hợp cung: tức là lục hợp ngang như tý hợp sửu, dần hợp thân.
5) Bốn cung sinh mộ vượng.
Bốn cung Sinh là dần thân tỵ hợi
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 79
Bốn cung Mộ là thìn tuất sửu mùi
Bốn cung Vượng là tý ngọ mão dậu
Những chữ này rất thường hay dùng dễ nhầm lẫn,khi ngũ hành thuộc âm vì khi đó 4 sinh địa không còn ở đấy nữa. Độc giả nên thận trọng khi đoán theo các câu chú.
IV/ TÍNH CÁCH CÁC SAO
Các sao được gán cho rất nhiều tính cách nguyên ủy do đâu chưa rõ lắm (chắc rồi sẽ có vị tìm ra) nhưng lại rất quan hệ. Đây chỉ xin ghi những gì lưu truyền qua sách vở lại, mà vì sách vở không thống nhất nên nhiều khi những điều nói ở đây có thể khác với các sách khác.
1) Nam Bắc Đẩu:
Trừ Tử Vi là Đế tinh ra còn có các sao đầu có ghi rõ là Nam hay Bắc.
Bắc: Liêm trinh, Vũ khúc, Tham lang, Thái âm, Cự môn, Phá quân. Xương khúc, Tử Hữu, Lộc tồn, Kình Đà.
Nam: Thiên phủ – Thiên đồng – Thái dương – Thiên cơ – Thiên tướng – Thiên lương – Thất sát – Khôi việt – Hỏa linh.
Chỉ cần nhớ 6 chính tinh bắc đẩu, còn là nam cả.
2) Am dương tính:
Dương: Tử Vi thiên đồng thái dương thiên tướng thiên cơ – Vũ khúc – Liêm trinh – Kình dương – Tả Hữu – Thiên việt – Lộc tồn: Hỏa.
Âm: Thiên phủ – Thất sát – Tham lang – Thái âm – Cự môn – Thiên lương – Phá quân Đà – Khúc Không Kiếp – Thiên khôi – Linh.
Cần nhớ chính tinh các sao thuộc Tử Vi tinh hệ là dương, thuộc thiên phủ tinh hệ là âm. Trái lại các sao âm dương thì lại dương khá nhiều.
Có nhiều sao ghi âm đái dương, dương đái âm tức là bản chất là âm nhưng có mang tính chất dương, và mỗi sách gh một khác.
3) Ngũ hành của các sao:
Đây lại là điều khó hiểu nữa. Độc giả cần nhớ mấy chính tinh là đủ, còn các sao khác không cần lắm, nếu muốn biết xin tra các sách Tử Vi thông thường.
Các chính tinh số lớn là hành thủy
1 hành mộc là thiên cơ
1 hành kim là vũ khúc
3 hành hỏa là liêm trinh thất sát thái dương
3 hành thổ là Tử vi thiên phủ thiên lương
6 hành thủy là cự tham Nguyệt tướng phá và Đồng cũng dễ nhớ. Thất sát là Hỏa đái kim.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 80
Trong sách Địa lý thì Tham lang là mộc tinh.
4) Sao và tuổi hợp cách:
Khi xem cung mệnh người ta hay xét xem chính tinh đóng ở đó có hợp cách với tuổi của mình không. Nếu hợp thì gọi là tài quan cách cái tốt của sao đó tăng gấp đôi; vì lẽ đó mà cùng cung mệnh có sao thiên tướng đắc địa mà người tuổi hợp thì làm thật lớn, còn người tuổi không hợp thì chỉ gọi là tốt mà thôi. Không phát.
Tuổi nói đây là niên can, người tuổi Bính hay tuổi Giáp. Xem sao nào ở cung nào hợp với tuổi gì thì xem như sau.
Một sao thuộc hành gì ở vào cung nào thì ta xem can của các cung chính đối chiếu. Nếu tuổi ta mang can đó là tài quan cách.
Tỉ dụ:
Mệnh ta ở ngọ hành hoả, có sao thiên cơ thủ mệnh Cơ là mộc. Mà cung chính: ngọ mang can Đ và K (hỏa do mộc sinh)
Mà cung đối: tý mang can Q (thủy sinh mộc) Mà cung chiếu: dần mang can G (mộc)
Vậy nếu tuổi ta là Giáp Quý Đinh Kỷ là tai quan cách cả, vì cả 4 đều không khắc mộc. Tỉ dụ nữa:
Mệnh ta ở mão hành mộc, sao thiên cơ là mộc
Cung chính: mão mang can A mộc
Cung đối: dậu mang can T kim khắc (bỏ) Cung chiếu: hợi mang can N thủy
Vậy người tuổi Ất là hợp.
5) Sao sáng, tối (miếu hãm):
Các sao trong Tử vi có đặc tính là sang hay mờ không đều nhau tùy chỗ đứng trên thiên bàn. Điểm này quan trọng bậc nhất trong việc đoán số.
Vì vậy cần phải nhớ rõ các nơi nào miếu nơi nào hãm của chính tinh và mấy hung tinh thì mới đoán được.
Các sách lưu truyền lại không có nói tại sao, sao này lại hãm chỗ này và vượng chỗ kia, chỉ để lại một bảng ghi các nơi sáng tối ấy lại mà thôi.
Đã vậy sáng tối lại chia ra làm 6 độ theo thứ tự từ sáng rực cho đến tối mò là: Miếu – Vượng – Đắc địa – Lợi ích – Bình hòa và Hãm.
Sự thật người đoán chỉ nên nhớ có 3 độ: Miễu – Vượng – Hãm còn ngoài ra là trung bình; như thế vừa dễ nhớ và vừa hợp lý hơn, vì thật sự trong việc đoán số, độ tốt xấu ta chỉ có thể nhận biết được đến thế đã là tài tình lắm rồi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 81
Dù sao cũng xin chép bảng của cổ nhân để lại
Tý Sưu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Tử M
M V
Phủ M M
M
Liêm V
M
Tham M
Vũ M
Cơ M H
V
Cư V V
M M
Tương M M
M H
Lương M M
M B
Đồng V H
M
Sát V M
M V
Phá M V
M M V V
V
VV M V
V
V V M V H
H
M M M H
H
M M
MM H M
V
VB B M B V
B M
V M V
V H
MM V H B H
H H V M
M H
V M M M B
B V
MV V H V H
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 82
Thái dương vượng ban ngày hãm ban đêm. Thái âm vượng ban đêm hãm ban ngày.
Bảng này là trích ở một cuốn sách chép tay lưu truyền lại, có khác với bảng của sách “Tử Vi đẩu số cải lương” của Trung Hoa, và các sách bằng Việt ngữ một đôi chút, nhưng trong phần nghiên cứu sẽ bàn đến sự đúng hay sai của các bảng này.
Ở đây để giúp trí nhớ độc giả, chỉ xin lưu ý vài điểm sau đây:
1 - Chỉ cần nhớ 3 điểm chính là Miếu Vượng Hãm là đủ; các nơi khác cho là trung bình.
2 - Vấn đề vượng hãm của các sao không phải dựa vào ngũ hành của các sao với ngũ hành của các cung; mà là đặt câu bản vị trí của các sao đó trên thiên bàn; nên lấy các trục làm gốc. Như Liêm Tham Hãm ở tỵ hợi, Tử Phủ miếu ở sửu mùi, Phá quân miếu ở tý ngọ vân vân; nên độc giả cần nhớ khi một sao nào đã miếu ở một cung nào thì cung đối chiếu nếu không miếu thì cũng vượng không thể nào hãm được.
Những câu phú sẽ giúp ta nhớ các điểm chính này. Tỉ như: Đồng Lương tối hỉ dần thân hợi
Không Kiếp hà hiềm tỵ hợi
Cơ Lương thìn tuất
Cự Cơ mão dậu v.v……
3 - Vài điều giúp trí nhớ độc giả về vấn đề này là:
- Tử Phủ không có hãm địa, chỉ có Miếu Vượng, còn các nơi khác là bình hoà. Dần thân và sửu mùi là 2 trục tốt nhất.
- Liêm tham hãm ở tỵ hợi là xấu nhất
Còn cũng miếu vượng ở dần thân, sửu mùi như Tử Phủ.
- Tham Vũ miếu ở tứ mộ (thìn tuất sửu mùi)
- Cự môn hãm ở La võng, miếu ở mão dậu. Vũ không hãm xấu ở tý hợi.
- Thiên tướng hãm ở mão dậu, còn hầu hết là miếu vượng.
- Thiên đồng hãm ở tứ mộ, miếu ở dần thân.
- Phá quân hãm ở thân hợi, miếu tý ngọ.
4 - Về các sao sát tinh, bại tinh, phu tinh v.v…… thì có mấy đặc điểm sau đây:
- Tả hữu là 2 phù tinh cùng thổ cả, không thấy nói có hãm.
- Xương khúc thì Xương thuộc kim.
Khúc thuộc thủy. Lấy các cung thủy hoả mộc kim của tam hợp hội cục ra mà định. Miếu ở cung kim: tỵ dậu sửu
Hãm ở cung hỏa: dần ngọ tuất (hỏa khắc kim) Đắc địa ở cung thủy: thân tý thìn (kim sinh thủy)
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 83
- Kình-đà miếu ở tứ mộ, còn thì hãm.
- Không-kiếp miếu ở tỵ hợi, còn thì xấu. Hỏa tinh thuộc hỏa, lấy các cung hội cục mà tính. Vấn đề miếu hãm có một nghi vấn rất lớn là:
Ta phải hiểu miếu là sáng tức, là nơi đó sao có ảnh hưởng mạnh và hãm là tối nơi đó “sao”
không có hiệu lực gì để ảnh hưởng đến ta cả, thì mới thật là hợp lý.
Nhưng có nhiều sách và một số đông các thầy số lại hiểu miếu là tốt và hãm là xấu. Thành ra hung tinh ác sát mà ở nơi miếu họ đều hiểu là có ảnh hưởng tốt đến ta, và cát tinh mà ở nơi hãm như thiên đồng ở dậu là phải có ảnh hưởng xấu đến ta.
Xin độc giả suy ngẫm kỹ và định lấy thái độ, vì tùy ở thái độ ấy mà kết quả sẽ trái ngược nhau.
Riêng tác giả, thì cho vấn đề miếu hãm hoàn toàn là nơi Sáng và Tối của vì sao, (objectif) không liên hệ gì đến tốt xấu cả, vì tốt xấu là chuyện hoàn toàn tương đối do quan niệm của ta mà ra (subjectif)
Dù sao vấn đề miếu hãm chưa được biết rõ và chắc chắn nguyên ủy, chúng ta chẳng nên quyết đoán. Quyết đoán không căn bản vững chãi tức là lại phạm vào lỗi lầm thông thường của các ông thầy vườn rồi.
6) Bản tính các sao:
Muốn đoán được ảnh hưởng của các sao đốivới các cung, thì trước hết ta phải biết bản tính của từng sao một. Bản tính ấy gồm có mấy đểm chính sau đây mà ta phải nhớ:
- Thực chất: âm dương, nam bắc, hành thuộc, vượng địa…… như đã nói ở trên.
- Bẩm tính: thiện tinh, thọ tinh, hung tinh, tài tinh, quý tinh v.v…… biểu tượng cho một sự gì.
- Hòa tính: sao thiên tướng là thiên tinh hóa ấn. sao thiên lương là thọ tinh hoá ấm
sao liêm trinh là hình tinh hóa tù v.v……
- Chuyên chư: mỗi sao chuyên chư về một loại như thiên tướng chư về quan lộc, vũ khúc chư – tài bạch v.v……
- Đặc tính: có nhiều sao có tính đặc biệt như Tử Vi giải trừ tai họa, Vũ khúc rất sợ bị khắc chế.
Ở nhiều sách thêm vào nhiều điểm như ở trên trời là gì, ở trong số là gì, ở cung nào thì thế nào; gặp sao nào thì sao v.v…… những điều rườm rà này đều là sản phẩm của những người học Tử vi muốn làm cho người ít học nhờ đó mà biết nhiều, dễ đoán rộng các lá số. Nhưng rườm rà quá làm cho người học không sao nhớ cho hết và dễ lầm lẫn lung tung. Hơn nữa các điều này vì lo do các người học Tử vi dựa vào lý luận hay kinh nghiệm riêng mà đặt ra chưa chắc đã đúng. Nhất là những sách dạy đoán cả 12 cung, cho từng sao như một cuốn tự điển, để người đoán mỗi khi xem số chỉ việc cầm sách ấy mà giở từng mục ra để đoán, thì lại càng thấy sai lầm nhiều chỗ lắm.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 84
Kẻ viết sách này cho rằng, độc giả chỉ cần làm một cuốn sổ nhỏ, ghi lại các bản tinh nói trên cho từng sao là đủ. Đấy là nói về chính tinh và mấy sao quan trọng. Còn các sao khác chỉ nên ghi vắn tắt ý nghĩa bẩm tính của sao mà thôi.
Các điểm chính ấy lúc đầu lấy trong các sách đã xuất bản, rút ở các bài phú ra, rồi sau này sẽ được thêm bớt dần với kinh nghiệm và suy luận của chính mình khi xem số cho người khác.
Như vậy sau khi xem độ vài chục lá số cho nhiều hạng người, độc giả sẽ nhớ hết tính cách các sao, khỏi cần sổ sách gì nữa.
7) Các bộ “sao”:
Các “sao” trong Tử vi có đặc tính là “sao” nọ phù trợ cho “sao” kia; và khi hợp nhau thành đủ bộ mới thật là có hiệu lực.
Tỉ như: Tử vi đi một mình là Cô quân chẳng có lợi là mấy; phải có Tả Hữu làm phụ tá, có Khôi
Việt làm đại thần vân vân thì mới hữu ích.
Sự phối hợp của các sao thành bộ ấy được người xưa đặt thành tên từng bộ một cho dễ nhớ, gọi là
“cách”; cho nên có phú cách (cách giầu), thọ cách, quý cách (cách sang), bần tiện cách, vân vân. Đây là mấy cách thông thường cần phải về Phù.
PHÚ CÁCH (cách giầu)
Tài (vũ khúc) ấm (lương) giáp ấn (tướng) Tài Lộc giáp Mã. Nhật nguyệt chiếu bích (cung điền) sang lộc triều nguyên. Kim sang quang hủy (Nhật ở ngọ)
QUÝ CÁCH (cách sang) Nhật nguyệt giáp mệnh Nhật xuất phù tang (ở mão) Nguyệt lạc hội cung
Nguyệt sinh thương hải (tý)
Phụ Bật củng chư (Tử vi cư mệnh, Tả hữu củng giáp) Quân thần Khánh hội (Tử Tả Hữu cùng ở mệnh)
Tử phủ đồng cung Tử phủ vũ tướng Tài ấn giáp Lộc
Lộc mã bội ấn (Lộc ấn đồng cung có Mã đứng trước) Mã đầu đái kiếm (kình ở ngọ, Mã ở dần)
Thất sách triều đẩu (chiếu vào thiên phủ)
Minh châu xuất hải (mệnh ở sửu mùi, Nhật Nguyệt thìn) Nhật nguyệt đồng lâm
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 85
Khoa quyền lộc củng
Tam quá liên châu (lộc khoa quyền liền nhau) Tham hỏa tương phùng
Vũ khúc thư viên (quan võ)
Vân Hắc ám củng (xương khúc giáp mệnh) Kình dương nhập miếu (ở thìn tuất sửu mùi) Cự cơ mão dậu
Minh lộc ám lộc (khoa tại hợi, lộc cư dần) Kim dư phù giá (Nhật nguyệt giáp Tử vi) Tử phủ triều viên
Tham Linh tính thủ (ở tứ mộ, hợp tuổi tuất) Phá quân tý ngọ
Tiền Cái hậu Mã
Ngọ thượng thiên lương
Kình dương ngộ hỏa Cơ lương thìn tuất Tả hữu tứ mộ
Thiên phủ lâm tuất Mã ngộ trường sinh Cơ nguyệt đồng lương
Sát phá liêm tham (tuổi thìn tuất sửu mùi) Đồng lương dần thân
Tọa Quý hướng Quý (khôi việt) La khốc quan lộc
Đồng Kình cư ngọ
Liêm hình cư mệnh (võ)
Quan giáp Long Mã (quan lộc ở tỵ) Mệnh không thân kiếp (tuổi thìn) THỌ (cách)
Tử Phủ Vũ tướng - Cơ Nguyệt Đồng lương
Tả Hữu đồng cung - Thiên y cư tuất
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 86
CÁCH XẤU
Phá quân tý ngọ - Thất sát dần thân
Tử phủ đồng cung - Nhật Nguyệt đồng cung
Thiên phủ cư mão -
Thiên cơ cư tý - Thiên tướng sửu mão
Kình dương nhập miếu - Thân vũ mệnh văn
Yểu: âm dương phản bội - Thiên mã cư hợi Hỏa linh cư mệnh - Tham xương hóa kỵ Sát Phá liêm tham ngộ Linh Hỏa (yểu lắm)
Kình Đà Hỏa Linh - Mệnh cung khắc bản mệnh
Cơ hỏa Kình - Đào hoa không Kiếp
Cơ lương ngộ Kình Đà
Nghèo vất vả:
Xương khúc ngộ Phá kỵ - Hình kỵ cư quan lộc
Tham lang ngộ nhị hào - Thiên mã ngộ không vong
Kình ngộ Kiếp không kỵ - Nhị hao ngộ kỵ
Phá quân thìn tuất
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN SỐ
Nếu lấy số Tử Vi để ai cũng có thể lập thành một lá số trong vài phút được thì đoán một lá số là điều khó, phải suy nghĩ tường tận, cân nhắc từng sao từng cung, xem xét ngũ hành âm dương đầy đủ mới có thể đoán mà không thể sai lầm nhiều.
Độc giả nên nhớ có những lá số thật dễ đoán, ai xem cũng đoán được ngay và đại khái đoán như nhau, đó là số của những người bình thường, đời sống đều đều, không sôi nổi không có gì đặc biệt. Chín mươi phần trăm các lá số ta xem đều thuộc về loại này.
Nhưng có những lá số thật khó đoán, hoặc là thật tốt hoặc là thật xấu, xem không không kỹ đoán vội vàng là dễ bị lầm lắm lắm. Những lá số lạ như vậy là của những người khác thường, có cuộc đời khác đời của số đông, người xem số mỗi khi thấy lá số như vậy cần thận trọng lắm lắm.
Lại có những lá số mới trông thì có vẻ như bình thường, nhưng trong đó có một vài điểm nghịch lại với cách cục chính, ấy là những lá số khó đoán nhất.
Thời thường các thầy số, cầm một lá số lên nhìn qua là đủ biết tính tình tư cách địa vị người xem rồi. Vì nghề nghiệp sinh sống họ thường dựa vào tính của người xem mà đoán theo chiều hướng ý thích hay sở nguyện của người đó, để khách hàng vừa ý. Do sự vừa ý đó khách hàng sẽ cho là thầy giỏi đoán hay, ca tụng làm quảng cáo cho thầy và thưởng tiền cho thầy nữa. Lối đoán ấy là lối
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 87
đoán thương mại, người mới học chớ có tin những lời đoán ấy là có thật mà mất công tìm hiểu vô ích.
Đại khái như thầy có đoán cho một bà là: Năm nay, ông nhà phải dứt khoát với bà nhỏ thì con bà mới thi đỗ, là một điều số Tử vi không có cách nào biết được.
Số đông các thầy số, hay các người học Tử vi một cách nông nổi đều hay đoán theo lối thiển cận hay là hiểu các câu phù theo nghĩa đen cho nên thường hay đưa đến sự nhầm lẫn.
Có một đôi trai gái yêu nhau, nhưng nhân duyên trắc trở, vì họ hàng dèm pha, mới rủ nhau đi xem số. Ong thầy xem số người con gái đoán rằng: “Sao Thai lại gặp đào hoa, tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng”. Cô gái tin là thật, hiến thân cho người tình để cho hợp với số hầu cuộc hôn nhân có thể thành tựu được. Nhưng sau đó kết quả là chang trai lại thành vợ chồng với người khác.
Một đôi vợ chồng thuộc giới phú quý cùng đi xem số cho hai đứa con. Đứa lớn cung phụ mẫu có:
“Tử Phủ Vũ Tướng Khôi Việt” ông thầy đoán cau này phải là con nhà sang trọng quyền quý. Cả hai vợ chồng chịu là đúng. Đến đứa nhỏ cung Phụ, Mẫu “Đà la Kiếp sát” toàn sao xấu ông thầy cả quyết nói là con nhà hạ tiện. Ong chồng cười nói: “Cả hai cháu đều là con tôi cả, xin thầy xem lại cho” ông thầy và cả quyết: “Nếu là con ông thì chắc là con vợ bé hay nàng hầu”. Cũng may bà vợ ngồi ngay đó, và đứa con chính là con của bà ta.
Ong chồng lại cải chính: “Không đây là con nha tôi mà”. Ong thầy quá tin ở những cái mà ông cho là kinh nghiệm nên nói luôn: “Nếu mẹ là vợ cả thì chắc bố phải là người vi tiện…… nghĩa là loại tài xế hay bồi bếp gì đó thôi”.
Độc giả chắc không tin hai câu chuyện trên là vì có thật, vì nếu thật thì ông thầy số kia ngu biết bao. Sự thật là không có, nhưng thực ra có nhiều thầy đã quyết đoán nhiều câu ngu dại hơn thế nhiều. Đưa hai thí dụ trên ra đây là cốt để độc giả nếu có tập đoán số cho mọi người để học hỏi và rút kinh nghiệm, xin nhớ là:
- Chớ bao giờ thấy đúng các trường hợp trong sách hay trong phú mà vội đoán y như sách hay phú.
- Chớ bao giờ hiểu các câu cổ nhân lưu truyền lại bằng nghĩa đen, vì sự thật có khi lại trái với lời phú đoán nữa.
Phải ý niệm được việc đoán số một cách minh bạch như vậy, hãy nên xem và đoán số.
Số Tử Vi mặc dầu là hay thật, đúng thật, nhưng cái hay đó có cái đúng đó chỉ giới hạn trong một phạm vi nào mà thôi. Càng suy ngẫm càng tìm hiểu ngiên cứu kỹ về lý thuyết, càng xem và đoán nhiều lá số những người đã đứng tuổi để phối kiểm sự việc với lý thuyết hầu rút nhiều kinh nghiệm, độc giả sẽ hiểu dần phạm vi chính xác ấy được đến đâu. Dưới đây xin nhắc lại qua phương pháp đoán số để những ai chưa biết cách có một phương châm mà theo.
Cầm một lá số lên, trước hết ta phải: A) XEM ĐẠI THỂ
1) Xem cách cục để định cho lá số đó thuộc loại nào.
Cách cục là xem: các sao đóng ở mệnh phối hợp với 3 cung chính chiếu và xung chiếu, các sao ở 2 cung giáp các sao ở cung hợp chiếu.
Xong Mệnh thì xem đến Thân cũng như vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 88
Mệnh cung là định số mạng thọ yểu sang hèn. Thân cung là định cho cuộc đời hưởng thụ.
Phải cà 2 hợp với nhau mới thành ý nghĩa. Chớ nên đoán riêng từng cung.
2) Xem sinh khắc ngũ hành giữa cục và bản mệnh, để xem cuộc đời sẽ vững vàng hay mỏng manh…… thành bại sẽ dễ dàng hay trắc trở, kết quả sẽ lớn hay nhỏ, lâu bền hay ngắn ngủi.
3) Xem âm dương giữa bản mệnh và cung mệnh, xem có lợi hay có hại.
4) Xem chính tinh những sao nào miếu sao nào ham, sao nào bị triệt tuần, sao nào ở vào cường cung nhàn cung để định những điểm chính yếu của tính tình mạng số của con người.
Xem trợ tinh bàng tinh hung tinh ác diệu cái nào mạnh yếu ra sao, đắc vị hay lạc vị thế nào để định xem đại thể của cuộc đời.
5) Xem đại hạn đi lên hay đi xuống, có liên tục hay đứt quãng, để biết sự phù trầm thọ yểu hoạn nạn ra sao.
6) Xem các điểm đặc biệt của lá số để rồi tìm cách phối hợp vào đời và vận hạn của con người.
Đó là mấy điểm chính cần xem trước để cho ta có ý niệm đại khái về con người. B) XEM MỆNH CUNG VÀ THÂN CUNG
Xem Mệnh và Thân cung là để định rõ các chi tiết về mọi phương diện: thọ yểu,giầu nghèo, sang hèn, vận mệnh, họa phúc, tính tình, hình dạng, hiền ngu, thiện ác và tất cả những đặc điểm để có thể biết rõ hơn về mạng số và cuộc đời của con người, hầu xác định lại ý niệm nói ở trên.
Thực ra muốn xác định một lá số ta phải xem đủ cả 12 cung nhất là Phúc đức và Tài bạch, Tật ách v.v…… những cung chính yếu phải xem kỹ, cả đại hạn tiểu hạn cũng cần phối hợp tất cả lại mới có thể đoán rõ được số mạng người. Ơ đây nói thứ tự là để người xem số xem tuần tự như vậy rồi mới đoán, chứ không phải xem đến đâu đoán đến đó ngay.
Bất cứ đoán về việc gì ta cũng phải xem trọn lá số đã, xong rồi mới có thể chuyên chú vào một điểm nào đó sau.
Một người đưa cho ta một lá số nhờ xem có lấy vợ giầu không, mà ta xem ngay cung thê rồi đoán luôn là dễ bị sai lầm lắm.
Xem Mệnh Thân và các cung là ta phải xem đến từng sao một cho thật kỹ rồi phải xem sao ấy sáng hay tối, có bị ngũ hành của cục (tức là các sao vòng Tràng sinh) của bản mệnh của các sao khác chế khắc gì không, có được sự phù trợ của những sao tốt không, có bị hung tinh ác sát xung sát ở tứ phía không, có đủ bộ không (các sao âm dương phải có đủ bộ mới có ảnh hưởng) có bị hay được bàng tinh ảnh hưởng gì không v.v……
Tất cả tinh vi đúng hay sai ở lá số là đoạn này.
Người xem phải cân nhắc nhiều phương diện cho kỹ và nhất là phải hiểu phải nhớ tính cách của từng sao mới được.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 89
Đấy là tài nghệ của từng người. C) XEM 12 CUNG
Để đoán số, hai cung Mệnh và Thân không đủ.
Cổ nhân có nói: Xem cho đàn ông tiên khán Phúc đức, hậu khán Mệnh Thân, xem cho đàn bà thì cốt yếu lại là ở 2 cung Phu và Tử, đó là điều dĩ nhiên rồi. Có người xem số lại chỉ chuyên xem cung giải ách, vì đó là chuyện hoạ phúc của cả đời.
Dù sao, xem số cho ai thì cũng phải xem hết cường cung đã mới đủ để đoán về mệnh.
Cường cung của đàn ông là: Mệnh Thân Quan lộc Tài bạch Thiên di Phúc đức. Cường cung của đàn bà là: Mệnh Thân Phu Tử Tài Điền Tật.
Vì vậy cho nên xem số ta phải xem cung Mệnh cung đối cung tam hợp vì những cung này đều là cường cung cả, liên quan một cách mật thiết đến cuộc đời và mạng số của con người. Còn các cung kia như Phúc Nô Huynh Phụ ta chỉ xem các sao đóng ở trong cung đó thôi, chứ không phải xem cả đối chiếu, củng chiếu, nhị hợp như cung Mệnh, như nhiều người vẫn tưởng lầm. Lý do rất dễ hiểu là sự tương quan giữa các cung này nhiều khi không thể có được. Tỉ như cung Tử tức có con nhiều hay ít, tốt xấu không phải là do cung Nô bộc hay Điền trạch mà ra.
Mười hai cung được sắp xếp trong lá số theo thứ tự như ta thấy là vì sự tương quan giữa cung ấy và cung Mệnh gần hay xa, ít hay nhiều.
Cho nên xem các cung này ta phải hiểu là “ảnh hưởng” của các vị ghi trong cung đó như Cha mẹ Anh em, Bè bạn vân vân, đến người có số ra sao, chứ không phải đây là những lá số của các vị đó vậy.
Nếu trông các sao đó mà đoán số cho các người đó thì với một người có 10 con, cả 10 đứa sẽ bắt buộc phải có cung Phụ mẫu y hệt như nhau. Đó là điều mà ai cũng biết là không thể có được, và có thể kiểm chứng được dễ dàng.
D) XEM VẬN HẠN
Xem vận hạn thì nên nhớ đại hạn 10 năm có thể coi như cung mệnh ta chuyển sang đó, nên cũng phải xem cả các cung đối chiếu giáp hợp v.v…… Tiểu hạn trái lại chỉ cần xem một cung năm đó và hai cung tam hợp thôi. Xem về hạn, xin lưu ý độc giả về hai điểm quan trọng sau này:
1) Các sao chỉ có ảnh hưởng khi đủ đôi đủ bộ thôi.
Vì vậy khi xem đại hạn cần phải tính sao thủ mệnh để phối hợp với các sao đại hạn cho đủ đôi đủ bộ.
Tỉ dụ: Mệnh ta có Cơ Nguyệt Đồng thiếu mất Lương. Nếu cung đại hạn có Thiên lương thì ta có hợp cách Cơ Nguyệt Đồng Lương và đoán theo cách này.
Xem Tiểu hạn cũng vậy, phải tính đến cả các sao Đại hạn và Mệnh.
Tỉ như Đại hạn có Địa không, trong vòng 10 năm vẫn làm ăn tấn tới, đến năm tiểu hạn có Địa kiếp thì Không Kiếp mới đủ bộ, và năm ấy mới bị cháy nhà trộm cướp hay tai họa gì do đôi hung tinh này gây ra.
Xem vận hạn cần phải biết tính của các sao về phương diện này là vì lẽ ấy. Như Tử vi có tính cách giải nguy mang điều mừng đến, Liêm trinh mang tai nạn đến v.v……
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 90
2) Trong việc xem vận hạn Tuần Triệt giữ một vài trò rất quan trọng. Sau Triệt bao giờ cuộc đời cũng như thay đổi hẳn, các cái may rủi hoạ phúc cũ sẽ như biến hết. Vào Tuần thì mọi sự trắc trở khó khăn sẽ dồn dập đến.
Nói vắn tắt về phương pháp như để gọi là hướng dẫn các bạn mới mà thôi, còn muốn có thể đoán được các bạn phải biết hết tính sao và như vậy nên đọc thêm các sách về Tử vi.
Cuốn sách này vốn không lấy mục đích ấy làm chính nên không chép lại phần tính sao ấy, mặc dầu có chép lại cũng không dài là bao.
Tác giả muốn để độc giả tự làm lấy phần việc ấy bằng cách đọc những bài phú sau đây, mà tìm ra tính nết các sao, cái nào hung cái nào cát, cái nào chủ về gì cái nào hợp với cung nào, kỵ với sao gì v.v…… tất cả đều có thể tìm thấy trong mấy bài phú cả.
Cổ nhân lưu truyền lại cho ta các bài phú và các bài dạy tính sao, được chép lại trong các sách viết tay. Vì viết tay nên phần tính sao mỗi người ghi một khác, không lấy đâu làm chuẩn đích, nên không biết thế nào là đúng thế nào là sai.
Các bài phú trái lại là những bài văn bài thơ có vần có điệu, nên người ta truyền khẩu cho nhau rất dễ, ít khi có sai lầm.
Vì vậy nên học số Tử vi tất cả căn bản đều chỉ là mấy bài phú. Đó mới thật là của cổ nhân lưu truyền lại.
Còn các điều viết trong các sách không biết đâu mà tin, nhiều tác giả bịa đặt thêm bớt vào cho vui chuyện, cho dài giòng, chỉ đưa ta đến sự lầm nếu quá tin vào họ.
Cho nên trong phần ba, xin ghi lại vài bài phú cũ, mong rằng độc giả có thể do đó mà hiểu Tử vi và đoán được vậy.
PHẦN THỨ BA VÀI BÀI PHÚ CỔ
Các bài phú này là do những nhà tướng số bên Trung Hoa từ thời xưa làm ra, sau khi đã nghiên cứu và xác nghiệm nhiều lần, để dạy học trò và lưu lại đời sau. Thể văn vần, thơ phú là cốt cho dễ nhớ.
Giá trị các bài phú này vì vậy cũng còn tương đối, người học cứ học để suy nghiệm, câu nào hữu lý có thể chấp nhận. Dù sao cũng cần phải lấy nhiều số để rút kinh nghiệm.
Các bài phú này trừ bài của Lê Quý Đôn ra đều bằng chữ Hán cả và đại khái cũng giống nhau. Vì là sách nghiên cứu nên tác giả ghi chép vào đây các bài hiện có, và chua nghĩa các chữ khó thôi, chứ không dịch.
Độc giả có thể tìm các bài phú này trong các sách Tử Vi bằng tiếng Việt đã ấn hành, hay các sách chữ Hán, hiện nay mới có hai quyển sách bằng chữ Hán mới in bán, bạn nào có nho học cũng nên mua mà đọc thêm cho biết rộng thêm, tuy những sách này cũng chỉ là loại dạy lấy số Tử vi, như những sách tiếng Việt vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 91
I/ TỔNG LUẬN PHÚ
Của Ma.Y do Lê-Quý-Đôn dịch Ngôi Tử Phủ cùng vào cung hãm Giải cứu tinh thiểu giảm vô uy Phủ phùng không xứ tài suy
Gia cư nan bảo tư cơ lưu truyền
Mấy người phú quý nan toàn
Là do nhị diện chiếu miền sát tinh
Mấy người bất hiển công danh
Bởi vì Nhật Nguyệt đồnh minh sửu mùi
Mấy người chết cháy hỏa lôi
Phá Liêm bị Hỏa tinh ngồi Kỵ Tham
Khôc Hư tý ngọ mạc đàm
Quý phùng không xứ ai làm cho nên Phượng long mão dậu đôi miền Vượng thời kim bảng chiếm tên ở đầu Quý An mùi sửu hạn lưu
CÁC BÀI PHÚ
Đường mây nhẹ bước danh cao bảng vàng
Quan cung hỉ ngộ Đào Hồng
Thiên di tối kỵ Kiếp Không lâm vào
Công danh lợi tuổi tác cao
Giáp Liêm giáp Sát đoán nào có sai
Giáp Bát tọa, giáp Tam Thai
Thiếu niên sớm dự các đài nghênh ngang
Thiên nguyệt Đức Giải Thần tang Cũng là Quan Phúc một làng trừ hung Xét cho tường chỗ thủy cung
Kỵ tinh vốn sợ đóng cùng Kình dương
Đà la Đại Họa chiếu phương
Linh tinh lại gặp bất tường chẳng sai
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 92
Mấy người phỉ chí công danh
Hồng loan Bát tọa ở Mình chẳng sai
Xét xem phú quý mấy người
Mệnh vô chính diệu trong ngoài tam không
Dẫu quân kỵ nhập tử cung
Thiên hư tất ách, bệnh phùng huyết hư
Hàn lâm Diểu Hổ khá lo
Những loài ác thú tuân dư chớ gần
Vận Kỵ Cự Phá hung thân
Phải phòng những chốn giang tân mới lành
An Dương đôi ngả cho mình
Am tòng âm số, dương tòng âm cung
Hạn lâm đại tiểu trùng phùng
Cát thần thịnh vượng hung thần chuân chuyên
Đương Đà trùng lâm mệnh viên
Nói năng loạn thuyết những phiền cùng lo
Số muộn màng gái trai ít ỏi Vì Kỵ Đà len tỏi tự cung Ach cung ác sát trùng xung
Khí âm lạnh lẽo chẳng bằng khí dương Hồng loan Phá Kiếp Không đồng thủ Trách chi cho những lũ yểu vong
Kỵ đà Thái Tuế thân cung
Khỏi nàn nào được thung dung mấy người
Long Phượng giáp Thân, con trai
Trước sau vinh hiển trong ngoài nổi danh
Sao Quang Quý ấm khoa tinh
Lâm vào Thân Mệnh nên danh bảng rồng Tọa Quý hướng Quý chẳng phùng không xứ Gặp khoa là thủ cử chẳng sai
Nhật Nguyệt chiếu trong ngoài đồng vị
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 93
Công danh thành mỹ hỷ quan tai
Con em xạ khứ xạ lai
Là vì Nhật Nguyệt chiếu ngoài Nô cung (hãm) Bệnh phổi đàm trĩ chẳng không
Nhân vì Tật ách lại phùng Kiếp Cơ
Kiếp Không hai ấy khá lo
Lâm vào Huynh đệ đơn sơ một mình Mẹ cha hưởng phúc lành thượng thọ Phụ mẫu cung nhờ có Thiên Lương Đồng Lương hội vào cung thê thiếp Vợ chồng cùng một bọc sinh ra
Thai tinh lại gặp Đào hoa
Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng Mệnh viên Phá Kiếp Không đồng thủ Trách chi cho những ai không nhà
An mang ngôi cả công hầu
Sao lành Tướng cáo chiếu vào mệnh cung
Điên có giếng bỏ không chẳng uống Sao Mộc tinh chiếu xuống tật cung Nhật phùng hãm ngộ lương long
Có người phương ấy vẫy vùng (ăn cướp) khốn thay
Long trì Địa kiếp sánh duyên Giếng bồi ao lấp ở bên phương này Thiên cơ ngộ Hỏa xấu thay
Ở phương viên này có quái mộc tinh
Thái dương tý hợi chẳng xinh
Ngộ không kiếp phải thạch tinh bài sầu
Ngộ Bạch hổ có thạch khuyển chầu
Ngộ Dương nhận có thạch dầu đứng cao
Tang môn ngộ Hỏa xấu sao
Chiếu vào phương nào phương ấy hỏa tai
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 94
Bệnh phù ngộ Thiên hình vô hại Dễ có người bệnh hoá phong sương Bất Vi ở Tử Huỳnh Hương
Phán phu có kẻ họ hàng chẳng sai Đào Hồng ở Mệnh cung sau trước Gái lẳng lơ nhỡ bước cầu ô
Ngọc hành đen đỏ điểm tô
Thiên Khôi tại tỵ thủ vô Thân mình Nhật Nguyệt chiếu trong ngoài đồng độ Đồng ngộ Dương Đà chốn hãm
Hoá Kỵ gia mục ám thong manh
Việt Linh lại có Thiên hình
Địa phương ấy ắt đã thành lôi kinh
Ngộ Thiên Cơ đánh chết cành
Ngộ Nhật Nguyệt đánh đá lành tan không
Hình Diêu phận gái long đong
Ví chẳng goá chồng thì cũng phản phu
Kỵ Đà Nhận thủ ư Phu vị
Gái hai chồng những kẻ ghê thay
Đào Diêu số gái ai hay
Chồng ra khỏi cửa đặt tay giai vào
Ngô Hình gặp quý ban sao
Cũng là Tư Phủ nhất hào chính chuyên
Am Dương tuần Triệt tại tiền
Mẹ cha trước đã chơi tiên chốn nào Phúc đức ngộ Tang Đào Hồng Phủ Họ hàng thường có kẻ quả phu
Lưu Dương lưu Tang gặp cho
Hạn hành năm ấy phải lo chẳng lành
Tham lang Bạch hổ chẳng lành
Thìn tuất số ấy lánh mình sơn lâm
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 95
Thai tinh ngô Thái âm cung tử
Con ắt là cầu tự mới sinh
Tử cung Thai Tướng Phục binh Vợ chồng vốn đã tử sinh thuở nào Họ hàng có kẻ binh đao
Tướng Phục Tử tuyệt thủ vào Phúc Quan
An quang ngộ Đào Hồng điền trạch
Cô dĩ lưu tài bạch kim ngân
Vợ chồng viễn phối tha hương
Đào Hồng len lỏi vào hàng thiên di
Quan phù Tấu thư kể chi
Mình là tả đạo tăng ni khỏi nào
Hồng loan Vũ Tấu Hỉ Đào
Giáo phường ca xướng tiến vào cửa quan
Hình Diêu Vũ Tấu một đoàn
Trong nghề thợ mộc khéo khôn ai tầy
Khéo nghề kim chỉ vá may
Hồng loan Vũ Tấn ở rầy mệnh cung
Hồng loan ngộ Kỵ phu cung
Tơ hồng đã đứt má hồng còn ưa
Hỏa Linh lại ngộ Thiên cơ
Xem trong Mệnh ấy cơ tà chẳng không
Tả Hữu Thiên Phúc nhàn cung
Ngôi cao chính viện danh truyền y sư
Phụ bật Thái âm cung nhàn Gái làm bà đỡ cứu đàn sơ sinh Thiên tài ngộ Nhật bất minh
Đẻ ra song khéo mạn khinh thánh thần
Tý sửu mệnh ngọ mùi nhân
Kiều cư đáo xứ chẳng gần tổ tông
Thê cung Không Kiếp trùng xung
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 96
Phải hai ba độ mới song cửa nhà
Tử cung ngộ Kiếp Không gia
Nuôi con không mát đến ba bốn lần
Khốc Hư lại gặp Dưỡng thần
Sinh nhiều nuôi ít gian truân xiết nào
Không phùng Phá tú Thê hào
Vợ chồng cách trở nhiều tạo mới thành
Tuần Triệt ngộ Mã hành thê vị
Vợ bỏ chồng đáo tị tha hương
Phá phùng Hình Kỵ Huynh hương
Anh em chẳng thuận những đường trở tranh
Phá ngộ Dương Đà Hỏa Linh
Lâm vào thìn tuất mới thành gian phi
Thiên hình Dương nhận ngọ vì Lại thêm Thất sát có khi ở tù Gặp Dương nhận Hình Đào Phá Gái đó là những kẻ giết chồng Hoa cái Phượng các Đào Hồng
Giai toan bỏ vợ trong lòng chẳng khuây
Trai bất nhân Phá quân thìn tuất Gái bạc tình Tham sát dần thân Hạn lắm Diêu Hỉ Đào Hồng
Gái trai mang một tấm lòng tà dâm
Quan phù Thái tuế vận phùng
Tháng ngày trực kiến cửa công mỏi mòn
Cơ Lương Thái: tuế Tang môn
Lâm vào chân hãm vợ con biếng chiều
Tuế Đà Sát Kỵ vận nhiêu
Qua sông vượt bể lẽ nào nên đi Tướng hãm ngộ Kiếp Không đôi vị Làm quan thuở ấy gian phi phải dè
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 97
Hình Phù Không là Kiếp khá chê Kẻ thù người oán phải dè mình thay Thai phùng Long Hỉ vận này
Vợ mình ắt đã đến ngày nở hoa
Đào Hồng Hoa cái ngô Đà
Hạn hành năm ấy dậu ma phải phòng
Phục binh Tuế Kỵ vận phùng
Cùng người tranh chấp trong lòng chẳng nguôi
Khoa Quyền Lộc Mã Thiên Khôi
Công danh thành đạt đến hồi hiển vinh
Khôn Hư Tang Quả chẳng lành
Thương người hại của những sinh lo lường
Kiếp Không Hình Kỵ Đà Dương Gian nan vận ấy những đường lo âu Vận lưu Lộc Mã cùng lưu
Dương Đà Kỳ Nguyệt mắt âu phải phòng
Vận lo hạn đến không vong
Hỏa Linh Tri Mộc đồng lưu
Lánh mình xa chỗ nước sôi khỏi nàn
Hổ Đà Dương Kỵ tân toan
Ngựa đá chó cắn lại khôn tránh nàn
Vũ Cơ Lộc Mã Quả Loan
Phu thê vận ấy mới tròn thất gia Lương ngộ Phục binh lại gia Ngọ vì gặp giác ấy là quan binh Dậu cung Thái; tuế Thiên hình
Tai bay vạ gió dễ sinh khốn cùng
Quan cung Tham Vũ tương phùng Đường mây thuở ấy những mong bôn trì Khốc Hư tý ngọ một vì
Tiền bần hậu phú ắt thì chằng sai
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 98
Dần thân Sát Kỵ trùng gia
Thường chiêu giả mạ thật là gian chuân
Vợ giầu của cải vô ngần
Thái dương ngộ đắc Quan ân mã đồng
Thiên hình sát hổ tử cung?
Đến già cũng chửa tay bồng con thơ
Sinh con những lũ ngẩn ngơ
Bởi chưng cung tử sát Đà Kiếp Không
Cơ Lương Lộc Mã giao xung
Phú kham đích quốc của dùng xiết đâu
Ngôi cao chức trọng công hầu Mệnh viên Vũ Sát ở đầu ngọ cung Hình Lâm Quan Lộc cự đồng
Quan bính vũ chức ân hồng quân vương
Quyền cao trấn giữ biên cương
Ngọ cung Thất sát Tử Lương Vũ đồng
Đà An Quý Việt Tấu Hồng
Nam cận cửu trùng nữ tác cung phi
Hồng Khôi Xương Tấu phù trì
Sân rồng đứng trực xem thị ngôi cao
Kỵ gia lãnh của nan Đào
Làm nghề thuật sĩ cửu lưu nuôi mình
Thiên đức Nguyệt đức ngộ Cơ
Trai mong vợ đẹp gái chờ chồng sang
Mệnh cung hiếm có âm dương
Ba lần danh với hai đường quan giai Việt Khôi Quyền chiếu trong ngoài Trưởng nam thứ nữ một loài đồng luân Mệnh viên Kỵ Tất Hỷ thần
Am hư trĩ lậu mười phân chẳng lầm
Lộc quyền nhờ bạn tri âm
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 99
Lộc nhờ của vợ trầm ngâm làm giầu
Sát phùng Phủ Mã hay đâu
Dã tràng thuở ấy âu sầu ngục trung
Dương Đà ngộ mã trùng xung
Những là đánh bắc dẹp đông chẳng rồi
Thiên di Lộc Mã cùng ngôi
Đông trì tây vụ pha phôi quê người Kiếp Không lầm sao Phúc Tài Không thời số ấy làm trai hoang tiền Tuần triệt đóng ở mệnh viên
Tư cơ cha mẹ không truyền đến nay
Kiếp Không Thân Mệnh ngộ Cơ
Đề phòng kẻo phải lộ đồ nam kha Những bài phú chữ Hán còn có Huyền cơ tổng luận phú
Thái vị phú
Đẩu số cốt tỷ phú
Nhị thập tứ cách luận của Ma Y v.v……
Nếu chép hết ra đây e quá dài. Vả lại độc giả có thể tìm thấy trong các sách chữ Việt khác.
Vì vậy sau đây chỉ chép một hai bài nữa thôi, và không dịch, chỉ chua nghĩa những chữ khó, dù không biết chữ nho độc giả cũng có thể hiểu được.
HUYỀN CƠ TỔNG LUẬN
Tử Vi cư hãm cung giải cứu chí uy lực toan vô (từ dậu đến tý) Thiên Phủ phùng không (tuần triệt) hồi ưng chi căn cơ nan bảo Đa phát (nhiều tóc) ư Tham Diệu, phì hắc (béo đen) do hồ Vũ Kỵ Thiên lương Hoa cái tửu sắc duy tư
Thiên phúc Tấu thư tha kỵ dị vực
Thiên đồng chi tính đa nhu (hiền lành)
Cự hội Hồng Loan định xuất văn chương chi sĩ Sắt phùng Thiên hỉ phản vi ôn nhã chi nhân Phú quý nan toàn, chỉ vị âm Dương ngộ sát
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 100
Công danh bất hiển duy hiềm Nhật Nguyệt đồng lâm
Tham kỵ trùng Diêu hề, thủy tai mạc thoát (không thoát)
Vật vị Khốc Hư ngộ hãm, duy hiềm Nhật Nguyệt phùng không
Long Phượng hỉ (thích) mão dậu chi niên, vương đắc đích nhiên khoa bảng
An Quý hỉ sửu mùi chi địa, hạn hành (hạn đến đó) tất đã thành danh
Tường suy (xét kỹ) văn diệu (xương khúc) lưu hành, mỗi ngộ Khoa Quyền đối củng
Tam phương xung sát, hạnh (nhờ) nhất triệt nhi khả bằng
Tứ chính (tý ngọ mão dậu) giáp phụ, kỵ nhất không chi trực đối
Hồng Đào hỉ cư quan lộc, Kiếp Không kỵ tại thiên di (ra ngoài ăn mày) Giáp Sát giáp Liâm, vãn canh (nhiều tuổi) phương (mới) đắc thành danh Giáp Thai giáp Tọa, thiếu niên định hữu uy quyền
Thiên đức Nguyệt đức nhị tinh, hội đắc Giải thần phương phát phúc
Thiên quan Thiên phúc tinh đồng (cùng ở với nhau) hoá cát (gặp Hoá Lộc Khoa Quyền) thủy vi giai.
Đà la hỏa địa hãm, thâm ố (rất ghét) Hỏa Linh chi tương trực
Hoá Kỵ thủy cung, điếm Nhật, úy (sợ) đồng Dương nhận chi giao sâm
Từ sinh tương khán (xem kỹ) Phục hương
Bầu yểu mạc ngôn (chẳng nói cũng biết) thìn tuất
Mệnh vô chính diệu đắc tam không (Không Kiếp Tuần Triệt) phú quý khả kỳ (có thể như hẹn trước)
Thân hữu Hồng loan cư tú mộ, công danh bất cửu (không lâu, sớm) Thái tuế Tang môn tần chiêu (hay vời đến) quan sứ
Thiên quan Thiên mã, tông dịch gia nhân (hầu nhà quan) Đà hắc tử (nốt ruồi) do Xương Khúc Vũ Tham
Thịnh mao phát (nhiều lông tóc) bản Sát Liêm Linh Hoả Tử tức kỵ Đẩu quân chi sở điếm (làm hỏng cung này) Tật ách hiềm (sợ) Địa Kiếp chi sở xâm
Bạch hổ Thiên diêu, hạn chi (hạn đến đó) nghi phòng ác thú
Cự môn Hoá kỵ vận lại (hạn đến) thiết khủng ba đào (rất sợ sóng gió)
Am dương duy thiện (tốt) thuận cư (từ mão đến dậu là dương và nam còn lại là âm và bắc) Nam tinh cư nam thuận, bắc tinh cư bắc cát
Đại tiểu hạn tu phòng đối ngộ (dễ nguy hiểm)
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 101
Lưỡng quỷ tinh (Nhật Nguyệt) giao phù Mệnh vị, tâm tính dị nịnh ư tha kỳ (tâm tính không vững hay bị lung lạc)
Nhị sát (Dường Đà) trùng nhiều (vây quanh) Mệnh viên, ngôn ngữ trung lưu ư tập loạn.
Dương vô âm lạc (không có thú gần đàn bà) do Ach cung chi ác sát trùng xung (ác sát là Kình Đà
Linh Hỏa Không Kiếp)
Am ố dương ngưng (đàn bà không thích đàn ông) do Tử cung bị Kỵ Đà hoành thấu. Hồng loan thủ Mệnh phùng Không Kiếp tất đa hình thương.
Thái tuế lâm Thân, ngộ Đà Kỵ nan cầu bình cát (bình an lành) Nội ngoại quý hiển Long Phương giáp Thân.
Chung thuỷ vinh hoa, Nhật Nguyệt phụ Mệnh. Thiên phúc Thiên quan đính nhiên khoa đệ.
Thiên phủ Thiên tướng tất đã hảo quan (làm quan)
Mệnh phùng hung tinh, tầm hung liệu (tìm thuốc đồng loại mà chữa) nhi tất trúng
Mệnh phùng cát diệu, ngô cát tú nhi thành danh
Thiên Khôi Thiên Việt bất phùng Không, tất nhiên thủ tuyển (đỗ đầu) Am Dương chiếu lưỡng vị, lợi kiến đại nhân (gặp người lớn tốt)
Nô bộc bất khả hãm Thai Dương dĩ chi xạ lai xạ khứ (đến lại đi)
Tất Ach bất khả lâm Cơ Kiếp, tất chỉ chủ úng chủ đàm (bệnh phổi, nhọt) Tử tức (cung) kỵ Đẩu quân, Phu Thê (cung) hiềm cô quả
Huynh đệ Không Kiếp hề chỉ hữu nhất nhân (anh em chỉ có một người) Phụ mẫu (cung) Thiên lương hề, khắc đăng thương thọ
Tuy nhiên chư tinh vô cùng biến hoá bất khả chấp câu
Tổng luận
Chiếu bất như củng, Hợp bất như Giáp
Chính chiếu, thiên chiếu chỉ vi họa phúc nan (khó) Hợp chiếu Giáp chiếu, chỉ vi họa phúc dị (đề)
Giáp tinh tuy ác, bản cung cát tinh tọa: bất khả ngôn phúc Giáp tinh tuy cát, bản cung ác tinh chiếu: diệc khả ngôn hung Thân nghi (nên có) đoan quý chi tú (sao quý)
Mệnh nghi phúc thọ chi tinh
Dương tinh chú văn, tại dương vị, thanh tháo chi sĩ. Am tinh chủ vũ, tọa âm cung, tắc vi vũ dũng chi nhân
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 102
Nhân tính
Tử Phủ đồng cung, thiên tư ôn nhuận (tính ôn hoà)
Long Phượng giáp Mệnh, cốt cách thanh kỳ (thanh nhã) Khoa Quyền vi mỹ mạo chi dung
Khôi Việt thị thanh kỳ chi cách
Nhật Nguyệt sửu mùi, mục tú minh tinh
Tả Hữu trùng phùng, bì ngưng dạng thể (da trắng mịn) Xương Khúc thủ, tị nhân khả ái
Đồng Lương tọa, trọng hậu hà nghi
Tướng quân Liêm trinh, kỳ hình thô dại (dáng thô lớn) Cự môn Hoá Kỵ xử sự dê hồi
Tuế Điếu loạn xướng phù ngôn (nói nhăng nhít) Hư Nhận, hiếu vi lãng thuyết
Vũ khúc Thiên cơ cư vương địa, uẩn hữu kỳ tài Thiên hình Thất sát miếu viên, động vô ngừng xứ Đà Kỵ nhiêm tu tự hỏa (râu tóc đỏ)
Hồng đào, mao phát như vân (lông tóc như mây) Hoả Linh diện mục bi sầu (mặt ủ dột)
Không Kiếp, bì phu hắc hãm (da đen)
Thiên tướng, diện phương nhi tâm chính (mặt vuông lòng ngay) Hỉ thân, trường kính (cổ dài) nhi tâm khoan (lòng rộng rãi)
Thanh nhược cự lôi, Phá Tuế giao triền ư vương địa (tiếng như sấm) Ngôn bất xuất khẩu (nói ấp úng) Dương Đà thủ ư viên cung
Diên Kỵ nãi tửu sắc chi đồ (chỉ rượu và gái) Tham Lương hỉ cao lương chi vị (thích ăn ngon) Thiên mã, Hoá lộc, duy lợi thị cầu (có lợi thì đến) Thiên phúc Tấu thư, tha kỳ dị vực (đi tha phương)
Hoa cái, tế yêu (lưng thon) nhi sắc diễm (mặt đẹp)
Địa không, sắc đạm (lợt lạt) nhi tính phù (tính nông nổi) Tuần Triệt, tâm trung vô ổ định
Tam Thai, phúc hiệp (bụng hẹp hòi) nhi vô lương
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 103
Tướng quân, chí thiện dụng binh (rất giỏi dùng binh) Bệnh phù, thân triền ác tật (thân mang tật ác)
Tang môn Bạch hổ, vô sự bài ưu (lo lắng vô cớ) Điếu khách Quan phù, hiếu ư biện bác (thích cãi) Lưỡng hao, hình thể tế tiểu
Phi liêm mao phát ô uân (tóc quăn, đen) Thiên quý An quang, trượng phu phong độ Thai phụ Phong cáo, quân tử uy nghi
Đế vượng Tràng sinh, duy tâm hiếu thiện
Cô thần Quả tú, khiết kỵ hoài tư
Vũ trì, mạc nhược lâm quan
Văn sức vô như Mộc dục
Thai đê mê hoặc, Mộ tế thông minh
Tử Không Thân thượng, trường sinh (thọ) Suy Bệnh Thân trung, ủy nhược (yếu đuối) Tuyệt phùng hỏa địa chí khí hiên ngang Dưỡng đáo kim cung, tinh thần bức hiệp
Thiên đức Nguyệt đức, tâm tính khoan hò
Hoá Lộc, Hoá quyền, qui mô ôn hậu Bác sĩ, hiếu vi từ biện (thích biện bác) Lộc tồn, uyển diễm tân thư
Thân mệnh
Tử Phủ đồng cung, tối vi phúc lộc, thiết hiềm nội trở triệt không
Nhật Nguyệt phản bội, hà vọng thánh quang, thậm hỉ ngoại triều Khôi Việt
Lập Mệnh, tiên tri yểu thọ (người dương ở dương cung) An Thân tức thức hiền ngu (thân cư thế là ngu)
Thái tuế phùng Thất sát ư Mậnh viên, hung trung đa diệu toán Tràng sinh hợp Thiên cơ ư miếu địa, thân thượng hữu kỳ tài Khoa Quyền nhân (nhờ có) Khôi Việt dĩ thành công
Xương Khúc hợp Nhật Nguyệt nhi đắc lực
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 104
Long Phương, kim bảng đề danh (bảng vàng là đỗ) Thai Tọa thanh vân đắc lộ (đường mây nhẹ bước)
Không Kiếp hà hiềm (có sợ gì) ư tỵ hợi, nhân nghịch mệnh dĩ thành công (làm trái lại lẽ thường mới thành công)
Tuế Đà thiết kỵ (sợ nhất) ư dần thân, nhân hãm cung nhi chí khổ
Thiên khốc ngộ văn tinh, tảo danh ư thế (nổi tiếng sớm)
Thiên diêu phùng vũ diệu (Sát Phá Liêm Tham) lao bệnh triền thân
Chién mã phạm không, tha phương bổn tẩu
Đào hoa đáo cảnh, chung cập bệnh triền (già gặp đào hoa) Đại Tiểu hao, tản giả đa (tán tài nhiều)
Đà Kỵ, tham dâm vô yếm (vô cùng) Hoá kỵ, đa chiêu oán hận
Đà la khả úy thị phi
Hoá lạc Tang môn, gia đình hồi tận (cháy ra tro) Điêu phùng Bạch hổ, ác thú xâm tàn
Cơ Nguyệt Đồng Lương thiết kỵ Hỏa Linh xâm phá Khoa Quyền Lộc tụ phòng không kiếp ám xung Thập nhị cung:
Thiên tướng ngộ Tuần ư Quan lộc, đái ấn triện hồi (bị cách chức) Phá quân phùng hoá kỵ ư Nô cung, vong sư đệ tử (đầy tớ bạc ác) Lưu truyền tổ nghiệp, Tài bạch hữu Tử Phủ đồng cung
Địch quốc phú hào, Điền trạch hữu Vũ, Phủ liệt thủ
Lão ngộ Thiên diêu, hạn chí bất cửu (sắp bị vận hạn)
Viên tuy sinh cục, đối ngộ tất vong (Hành Mệnh sinh hành cục) Đào hoa thủ mệnh, quả thê (goá vợ ít vợ)
Hồng loan thủ thê, tiền khắc (người vợ đầu bị khắc) Nam nhâm Hoa cái thủ thân, xuất ngoại cân quý Bác sĩ hảo văn hảo vũ, nhân tính thông minh (trí óc)
Lực sĩ hữu uy hữu quyền, võ công xuất chúng (sức lực) Phi liêm chủ cô (mồ côi) hữu Thiên thọ kỳ năng giải Hỉ thần chủ thọ, ngộ Điếu khách vị vi kỳ
Tấu thư đa năng nhi thuộc kim
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 105
Tướng quân tính cường nhi thuộc mộc
Bệnh phù đa đái tật, ngộ Thái tuế tắc hình thương
Đại hao chủ hao tài, phùng hung tinh tắc tang phục
Phục binh ngộ Bạch hổ, phi khẩu thiệt (cãi nhau) ư quốc diệc khẩu thiệt ư gia Thái tuế ngộ Quan phù, phi luy tiết (bị giam cầm) ư trung diệc lụy tiết ư ngục Tang môn thuộc mộc, Mộc mệnh phùng thử, thường nhị tán (có 2 tang)
Bạch hổ thuộc kim, Kim Mệnh phùng thử, thủy nhị thú (lấy vợ 2 lần) Điếu khách Hỏa tinh, thiết phùng tiểu cố
Cự môn Đà la chủ thị phi
Tấu thư thủ mệnh diệc đa khẩu thiệt chi nhân (người nhiều lời) Quan phủ lâm thân, trực phủ phùng nhân chi phản
Tiến tài nghi Vũ khúc, Tham lang thứ Đoào hoa
Liêm Sát cư Lộc chủ quan
Quyền Sát cư thân chư quý
Phụ mẫu Tham lang, hề đồ cô chi tử (con nhà hàng cá thịt) Phụ mẫu Thiên cơ hề, kỳ táng chi gia
Xương Khúc ngộ Đồng, lại nhân chi tư (làm lại) (công chức) Thiên cơ phùng Mã công tương chi chuyên (làm chức)
Quốc ấn tắc phụ chức quyền trọng (cha có quyền lớn) Thiên lương tắc phụ quyền đái ấn
Thê cung hữu Khôi Việt định thê phú quý chi gia (lấy vợ giầu)
Thê vị hữu Kiếp Không, tất hữu thành ba chi thú (lấy vợ hai ba lần) Thê cung Hoá kỵ ngộ Thiên diêu loạn dâm chi nữ
Thê cung Hoá kỵ ngộ Thái âm, thống mục chi ưu (mắt toét) Hoá kỵ cư thê thiếp, ủy khúc dĩ tòng (vợ theo)
Thái âm cư Huynh, đích nhiên tiếm trưởng
Phong cáo hỉ Thanh long, tất thăng quan chức, kế niên phong tặng Thai phụ hỉ phùng Thai, nãi sinh tử (đẻ con) tùy sự luận nam nữ Nam mệnh thủ Thai, tu phòng nhân cấu (lấy) vu dâm kiếp
Nữ mệnh thủ Mộ, tất đắc phu ủy nhiệm trách thành (chồng giao việc) Tham lam hãm địa tác tể nhân (mổ thịt)
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 106
Tham Vũ mộ trung, tam thập nhi phát phúc
Tử vi Thái dương, tảo ngộ hiền phu
Học giả tu đương ngoạn vị
NHI THẬP TỨ CÁCH LUÂN
(Ma Y bí truyền)
Khốc Hư tý ngọ đồng cung, tiền bần hậu phú
Không Kiếp tỵ hợi, hoạnh phát công danh
Hồng loan cư tý, thiếu niên định chiếm khôi khoa Đào hoa cư quan, tảo đắc quân giao hàng chính Thiên Mã nhập Mệnh, mẫn tiệp đa năng
Lộc tồn tại viên, đa tu tổ nghiệp
Thiên đồng nhập mệnh, canh cải vô thường
Thiên điêu Tài bạch họa đổ sinh ương Mã ngộ Trường sinh, thanh vân đắc lộ Thân cư Vũ khúc, hắc tử trùng lâm Hoa cái thiên di, xuất ngoại cận quý
Mộc dục đáo thủ, chí hiếu dã dung (chỉ thích chơi gái) Mệnh ngộ Thiên cơ miếu vượng, đa năng
Thân cư Thái tuế, dữ nhân quả hợp (ít hợp với người) Khoa Quyền nhập Mệnh, tuy nhàn lạc diệc hữu hiển danh
Khôi Việt lâm Thân, ư quốc gia tất, vi nhân trưởng (chức cao) Xương Khúc giáp quan lộc, định trủng cao khoa
Long Phượng giáp quan cung, định cư viên cấm
Mộ trung Thai Tọa văn vũ kiếm ưu (cùng giỏi)
Ngọ thương Khoa Quyền, tướng biên phương nhậm trọng (có đi xa mới được quyền lớn) Liêm trinh độc thủ, vô sư bài ưu (lo lắng hão)
Tuần Triệt đương đầu thiếu niên tân khổ Tam Không độc thủ, phú quý song toàn Nhi diệu giao huy công danh tảo đạt
Cự môn thê thiếp, đa bất mãn hoài
Hoá Kỵ Điền Tài, phản vi giai luận (lại là tốt)
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 107
Thai lâm Mệnh vi, đa học thiểu thành (học nhiều mà không thành danh) Lượng du Mã trì (cùng ở một chỗ) trung hoành vô độ (đi xa, làm liều) Tật ách kỵ Dương Đà, mục thống giao sầu (đau mắt)
Nô bộc phạm Phá quân đa chiêu oán mộ (bè bạn, đầy tớ oán hận) Tử Phủ bất khả cư nhược địa (Tật Nô)
Khoa Quyền Lộc liên cung, phúc khánh trùng lai
Diệu Kỳ Đà giao triền, họa vô đan chí
Không Triệt Phụ mẫu, xuất ngoại phương kha thành thân
Tham lang thê cung, thú thê nghi cầu trưởng nữ Phong cáo Thai phụ, tổ ấm thừa quang (tổ làm quan) Tả Hữu đồng cung, tâm vô hoành lự
Nhật Nguyệt cư Quan lộc, phú quý nan danh
Xương Khúc nhập mệnh Tài, công danh quán thế
Đà Kiếp độc thủ, thị kỷ phi nhân (chỉ cho mình là phải, người khác là trái cả) Tham lang độc cư, đa hư thiểu thực (không thực tế)
Thiên hình Thất sát, cương tháo nhi cô (tính cương nhưng cô độc) Phá quan Liêm trinh, hiểm ba vô hạn (nham hiểm)
Lộc Mã Thiên di, sinh tài hữu lực
Cự Cơ, Điền trạch, phú hữu lâu đài
Thiên khốc Hoá quyền đồng cung, minh danh vu thế (nổi tiếng) Thiên phù Vũ khúc đồng vị, tích ngọc dồi kim (vàng ngọc cả đống) Thiên quan Thiên phúc lâm tài tự nhiên phú quý
Thất sát tại Viên đắc vị, uy át vạn nhân
La Võng thị hung ương, hung tinh khiến chi bất tường, cát tinh kiến chi giảm lực Thiên quan Thiên phúc thị cát tú, Quan vị kiến chi đắc quy, Tài vị kiến chi hội tăng Thiên mã, kham thủ ư Tài cung
Thiên tướng kham cư ư Thê thiếp
Hoả Linh tinh thủ Tử vị, đáo lão vô nhi khốc chi thanh (không con) Thiên không đáo ư Mệnh viên, chung thân phạm hỏa tai chi ách Sinh lai bần tiện, Kiếp Không làm Tài Phúc chi hương
Xuất thế vinh hoa, Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 108
Tứ sát (Kình Đà Linh Hỏa) yêu lâm ư vượng địa
Lưỡng hao tối kỵ ư Tài cung Cô Quả nghi thủ ư Điền Tài Tang Hổ bất nghi ư Điền trạch
Hung tinh đắc địa phát đả như lôi (đã phát thì như sấm) Cát tinh miếu vượng, tuần tư sự nghiệp
Hung tinh ám hại tiền đầu (ngay lúc đầu) Cát tú hoàn vi chung hảo (sau mới tốt)
Mệnh hảo bất như Vân hảo, Thân hung bất nhược Hạn hung
Với mấy bài phú kể trên, độc giả đã có đủ tài liệu để biết tính cách chính của các sao và vài cách cục thông thường.
Từ đó độc giả đã có thể đoán được số Tử Vi rồi
Điều cốt yếu là, khi đoán cần suy ngẫm nhiều hơn là cứ đem các câu phú ra áp dụng.
Ngay các câu phú, nhiều câu lý lẽ rất đương nhiên; nhưng cũng có nhiều câu như gượng ép để tán rộng. Xin nhớ rằng những trường hợp đó chỉ là kinh nghiệm riêng của người làm phú, chúng ta không thể chấp nhận nếu lý lẽ không vững chắc. Đây là nói về phú, những tài liệu còn có đôi chút vững chãi để ta có thể tin.
Còn có nhiều sách, cứ tự nhiên nói như dạy người học số, như sao nào đi với sao nào thì thế nào, tính cách sao nào là những gì, nói không căn cứ vào đâu cả, thì chúng ta càng phải dè dặt lắm lắm; vì tất cả đều do người làm sách đoán mò, hay tan rộng ra mà thôi; dù sao đó cũng chỉ là những ý kiến riêng của kẻ viết sách, chứ không phải của cổ nhân để lại, chúng ta chỉ có thể dùng để tìm hiểu xem tại sao tác giả dựa vào đâu mà dam dựa ra những lý lẽ như vậy, chứ không thể căn cứ vào đó mà đoán số được.
Đoán số có nhiều cách:
Hoặc đoán cho đúng để chiêm nghiệm Hoặc đoán cho hay để người phục Hoặc đoán cho vui để người thích Hoặc đoán để mà tự học
Độc giả nên tìm hiểu các cách đó trước, để rồi tuỳ từng người từng lá số từng trường hợp mà đoán thì hơn.
QUYỂN BA PHẦN NGHIÊN CỨU
PHI LỘ
Hai quyển nhất và nhì, trình bày lại các vấn đề đã học được ở nhà trường, ở tài liệu lưu truyền, không phải vì mục đích chính của cuốn sách này.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 109
Vì lẽ phần ấy chì là những trích dịch trình diễn lại các điều gọi là kiến thức của người xưa để lại, cho nên dù có những chỗ sai lầm mà độc giả nhận thấy và không chấp nhận, thì tác giả cũng hoặc không chịu trách nhiệm, hoặc không cho là đáng quan tâm.
Điều mà kẻ viết sách này quan tâm là ở quyển ba này. Đây là sản phẩm của tác giả, là ý kiến là tư tưởng kết quả của những suy tư, những luận lý do sự nghiên cứu tìm tòi của chính mình, nên đượng nhiên sẽ chỉ có riêng mình chịu trách nhiệm.
Lúc bắt tay vào công cuộc nghiên cứu số Tử vi, tác giả đã cảm thấy công việc gần như không thực hiện nổi.
Để lại cho ta cách lấy và đoán số tử vi, cổ nhân đã chỉ truyền lại cho ta một khoa học huyền bí có gốc có ngọn, mà thiếu hẳn phần giữa là phần thân cây.
Gốc là Kinh-Dịch là Ngũ hành là Thiên văn
Ngọn là cách lập thành một lá số và vái bài phú đoán của một vài ông thầy số tuy gọi là xưa nhưng tương đối cũng gần đây. Còn phần chính yếu của khoa học này; giải thích tại sao số mạng lại được lập thành như thế ấy; tại sao các “Sao” lại an trên thiên bàn như thế này; tại sao những tinh tú lại mỗi sao chủ về một vấn đề như các thầy đã truyền lại, thì tuyệt nhiên chưa thấy có sách nào, dù là chép tay, có nói đến; chưa thấy một thầy số hay một học giả nào đá động đến bao giờ. Khoa Tử vi vì vậy đã chẳng khác chi một cái máy rất tinh vi ta có thể sử dụng được, biết cách sử dụng mà không hiểu, mà không có một ai hiểu được vì sao.
Thành ra lấy số thì cứ lấy, đoán số thì cứ đoán; và ai muốn tin thì cứ tin; không một ai có thể nói được rằng số tử vi thật là có giá trị, rất đáng tin hay là hoàn toàn vô giá trị không nên tin.
Muốn xác định được điều đó chúng ta phải tìm hiểu tất cả các “tại sao” vừa kể trên.
Cổ nhân khi phát minh hay sáng chế ra số Tử vi, tất nhiên phải dựa vào gốc là căn bản của khoa lý số mà định ra các phương pháp cấu thành ngọn là cách lấy số và đoán số như ngày nay.
Lý luận thế nào, chiêm nghiệm ra sao; mà cổ nhân đã đạt được kết quả ấy, là “chìa khoá” của căn nhà Tử vi vậy.
Chìa khoá ấy tiếc thay cổ nhân đã không truyền lại cho ta.
Hay có lẽ đã chỉ truyền lại riêng cho một vài đệ tử có thiên bẩm đặc biệt có thể hiểu được sự huyền vi của môn học để rồi lâu ngày các đường giây “chân truyền” đó bị đứt dần vì một đời nào đó đã không tìm thấy có học trò đủ khả năng để truyền thụ tiếp, cho đến khi đứt hết, chúng ta những kẻ sinh sau không còn biết tìm đâu cho ra cái chìa khoá của kho tàng ấy nữa.
Ngày nay muốn tìm lại chiếc chìa khoá ấy chúng ta không còn có cách nào khác hơn là nhìn, là đo lỗ khoá ấy sao cho có thể tự rèn ra được cái chìa mở được ổ khoá ấy mà thôi.
Công việc ấy tất nhiên là khó vì cổ nhân không để lại cho ta một dấu vết nho nhỏ nào có thể giúp ta biết đường lối người xưa đã đi, phương pháp người xưa đã dùng, để mà theo.
Làm việc nghiên cứu để tìm hiểu số tử vi đối với chúng ta ngày này thật không khác gì phải tự đặt mình vào chỗ ông Trần Đoàn rồi tự tìm ra một khoa tiên tri cho số mạng, để sáng chế ra khoa lý số này.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 110
Nói như vậy, ai chẳng nản lòng; ai đã dám tự tin rằng mình có đủ tài năng trí óc như một tiên ông lão tổ để có thể làm một việc vá trời như thế.
Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta sẽ thấy khoa tử vi là một thực thể, do một người ph1t minh ra, và như vậy thì một người khác cũng có thể tìm ra cho được.
Cái khó cho chúng ta ngày nay là đã không được biết nhiều điều mà cổ nhân đã biết từ thời đó; nhưng bù vào đấy ta đã có cả một khoa số đã sáng tạo rồi, đầy đủ mọi chi tiết; chúng ta đã hơn cổ nhân ở chỗ, cùng ở một gốc mà ra đi, chúng ta đã biết ngọn của chúng ta ở đâu trong khi cổ nhân đã tìm tòi để đi đến ngọn đó.
Nghĩ vậy nên tác giả đã bạo dạn khởi công vào một ngày nhàn rỗi và cao hứng.
Cuộc tìm kiếm ấy mới dần dần liên tục ngắt quãng, tuỳ lúc có hoàn cảnh rỗi rãi có thì giờ có hứng khởi hay bận rộn vì việc đời, việc nhà nước; tiếp nối từng hồi cho đến khi muốn dừng lại thì thôi. Xuất bản cuốn sách này tức là đã muốn ngừng lại, đã ngừng lại mặc dù kết quả chưa thu hoạch được là bao, nhưng cứ ngừng với dụng ý kêu gọi sự hưởng ứng tiếp nối của những ai đồng ý đồng tâm.
Vì thế nên sau đây chỉ có nói những phần đã nghiên cứu, còn những gì không nói đến không phải là không biết đến mà là đã suy nghĩ nhiều nhưng chưa tìm ra được manh mối nào đó thôi.
Sau đây có 3 chương
Chương nhất nói về căn bản lá số
Chương nhì nói về ý nghĩa các sao
Chương ba là kết luận cho quyển ba và cho cả toàn bộ cuốn sách, CHƯƠNG THỨ NHẤT NỀN TẢNG CỦA LÁ SỐ
Số Tử vi được lập thành trên một khuôn vuông chia làm 12 cung biểu tượng cho 12 nhà quỹ đạo mặt trời.
Trên 12 cung đó ta mới dựa vào ngày sinh tháng đẻ để định xem chỗ nào là nơi quan hệ nhất tức là cung Mệnh và Thân, sau đó mới xem ảnh hưởng của các cung khác đối với con người đó, rồi mới tính đến hành khí đang lưu hành để xem xét độ gia giảm của ảnh hưởng các sao.
Mấy điều đó có thể coi là nền tảng của lá số tử vi. Chúng ta hãy xem từng điểm một.
PHẦN NHẤT
I/ BẢN MỆNH
Chữ bản mệnh trong Tử vi dùng để nói về âm dương tính và hành khí của năm sinh. Sinh năm nào, ta lấy âm dương và hành khí của năm đó làm bản mệnh của ta.
Việc định bản mệnh của ta bằng NĂM sinh đã gán cho âm dương tính và hành khí của năm một tính cách vô cùng quan trọng.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 111
Vì tùy theo bản mệnh ta là âm hay dương mà một số rất đông các sao đã phải đổi chiều sắp đặt trên lá số, đại hạn đã phải đi theo chiều nghịch nhau.
Vì tùy theo hành khí của bản mệnh ta mà ảnh hưởng của các sao các cung đối với ta sẽ thành thuận lợi hay có hại.
Sự quan trọng đó của bản mệnh buộc ta phải xét kỹ cả hai phương diện đó.
0. ÂM DƯƠNG
Âm dương tính của Năm được định theo thứ tự Dương, Âm cứ mỗi năm lại đổi tính Dương sang
Âm, Âm sang Dương, và năm khởi đầu của vòng hoa giáp giáp tý được định là dương.
Trong phần nói về Âm Dương ở quyển nhất ta đã có nói qua về âm dương tinh của năm, và ta cho rằng vấn đề này là một điểm rõ rệt nhất.
Trong các khoảng thời gian thì ngày đêm có âm dương tính rõ rệt, tháng mùa có âm dương tính rõ rệt bất cứ ai cũng nhận thức được; duy về năm với ngày thì không có một cái gì hữu thực để định được năm này là dương năm kia là âm cả.
Cứ nhìn xem vận hành của địa cầu trong thái dương hệ, thì năm Giáp cũng y như năm Ất, không có tí gì là khác nhau, cứ đừng nói đến đối địch hẳn với nhau như ngày với đêm để có thể bảo một cái là âm một cái là dương được.
Tóm lại, âm dương tính của năm chỉ có thể là một ước định (convention) của trí óc ta; đặt cho mỗi năm một âm dương tính theo thứ tự lẻ chẵn là cốt để biểu tượng sự tuần hoàn của tạo hoá hết dương lại đến âm,hết âm lại đến dương để cho khoảng thời gian chu kỳ này, cũng mang đủ tính cách âm dương như những chu kỳ khác như ngày thang vậy, hầu đồng nhất để tính của các khoảng chu kỳ thời gian.
Với tính cách định ước vô thực ấy thì âm dương tính của bản mệnh chỉ có nghĩa lý khi được áp dụng vào những vấn đề cũng thuộc loại định ước như vậy thôi.
Còn đối với những thực thể âm dương khác, như nam nữ như ngày đêm, nếu ta đem áp dụng loại âm dương này vào để tìm sự phối hợp hay quân bình thì nhất định là vô nghĩa, hoàn toàn vô nghĩa. Đó là lấy lý trí mà xét thì ta phải kết luận như vậy, và trong phần đoán số, người đoán cần phải nhớ điểm này.
Quan điểm của tác giả là như thế.
Nhưng trong số tử vi có những cái mà ta gọi là kinh nghiệm có giá trị quyết đoán rất lớn.
Giá trị của kinh nghiệm rất lớn trong tử vi, vì tử vi là mộ khoa học huyền bí; căn nguyên của một sự việc nào đó đã huyền bí mà nếu kinh nghiệm cứ luôn chứng sự việc ấy, thì chúng ta phải cho rằng sự việc ấy hữu lý và có một căn nguyên phù hợp thật, chứ không phải là một chuyện vô căn cứ, chỉ tình cờ xảy ra mà thôi.
Như trong chuyện âm dương của năm, tuy là trong vũ trụ trên phương diện vật lý mà nói, 2 nămliền nối tiếp nhau không có một cái gì đối địch nhau để ta có thể cho một cái là âm và một cái là dương được, nhưng trên phương diện số mạng của con người ta thường thấy rằng những người đàn bà sinh năm dương tức dương nữ thường có tính nết cương cường điệu bộ cứng cỏi và những người đàn ông sinh năm âm tức âm nam thường có tính nết ủy mị điệu bộ dịu hiền, thì cái đó mà ta gọi là thực nghiệm kinh nghiệm, nếu luôn luôn đúng là ta phải nghĩ rằng rất có thể âm dương tính
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 112
của năm có một căn nguyên nào đó thật một căn nguyên huyền bí mà chúng ta không biết đấy thôi.
Nhưng cũng rất có thể, nhận xét trên chỉ đúng có 5 phần 10, nghĩa là cũng có nhiều dương nữ tính nết hiền hoà, nhiều âm nam tính tình cứng cỏi, thì vấn đề sẽ chỉ một chuyện hoàn toàn do tình cờ, và chúng ta không có thể chấp nhận một căn nguyên huyền bí nào được cả.
Riêng tác giả không có nhiều thực nghiệm về vấn đề này, nên tạm phải lấy kết luận của lý trí làm lẽ phải.
Rất mong các độc giả có thì giờ, có hoàn cảnh thử nhận xét xem.
1. NGŨ HÀNH
Ngũ hành của bản mệnh là ngũ hành nạp âm của Năm.
Đó là điều đương nhiên, vì nếu ta lấy ngũ hành của Can và Chi từng năm phối hợp với nhau, kết quả sẽ không phải là một hành khí nữa. Hơn nữa ngũ hành của cục là ngũ hành nạp âm. Ngũ hành của bản mệnh cũng phải là ngũ hành nạp âm mới phù hợp với nhau và mới có tác dụng xung khắc. Chúng ta sẽ nói dài về ngũ hành nạp âm trong mục Cục số.
PHẦN HAI
II/ TINH BÀN
Tinh bàn trong tử vi biểu tượng cho vòng quỹ đạo của địa cầu xoay quanh mặt trời. Đó cũng là vòng quỹ đạo của mặt trời xoat quanh địa cầu, vì được biểu tượng cũng bằng 12 nhà Zodiaque, Sagittaire, Ca pricorne, Verseau…… hay là 12 cung Tý, Sửu, Dần, Mão vân vân.
Trong phần nói về vũ trụ ta đã ghi rõ sự phù hợp giữa 12 chòm sao của Zodiaque với cung tý sửu là:
Scorpion tý
Sagittaire sửu
Capricorne dần, tháng giêng mặt trời đứng bên chòm sao capricorne, khi ta đứng ở địa cầu trông lên.
Trong tử vi thì 12 cung là chỗ các chòm sao ở 12 hướng chung quanh địa cầu và các sao ghi trong mỗi cung là các sao ngay ở trên đỉnh đầu ta lúc nửa đêm (giờ tý). Các sao này có cái ở về phía bắc gọi là bắc đẩu, có cái ở phía nam gọi là nam đẩu, trung tinh là những sao trong chòm Zodiaque và gần cận chòm sao ấy. Nhưng khi đã an cả vào một cung nào thì nghĩa là các sao ấy cùng ở về phía cung ấy cả. Thành ra vòng 12 cung này phải coi là quỹ đạo của địa cầu xoay quanh mặt trời và
như vậy thì ở cung:
Tý ta có chòm sao Taureau đối với Scorpion.
Sửu ta có chòm sao Gémeaux đối với Sagittaire như đã ghi trên mới là đúng. Nhưng quỹ đạo nào là cũng thế, 12 cung là chỉ 12 nhà Zodiaque, 12 hướng vũ trụ có thế thôi.
Độc giả chẳng nên quan tâm lắm về chỗ tý là chòm sao nào, sửu là chòm sao nào làm gì. Vẽ sơ ra giấy là thấy ngay.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 113
PHẦN BA
III/ AN THÂN VÀ MỆNH
Trên thiên bàn có 12 cung, mỗi cung là một tháng. Sinh tháng nào thì ta khởi giờ tý ở ngay cung đó:
- Đếm thuận đến giờ sinh là Thân
- Đếm nghịch đến giờ sinh là Mệnh
Với cách an thân Mệnh như vậy ta thấy rằng:
Thân. Thân đóng ở cung nào tức là tất cả các sao trong cung đó chiếu thẳng ngay từ đỉnh đầu ta xuống.
Mệnh. Mệnh cung trái lại là cung đối với Thân qua trục mặt trời địa cầu.
Như vậy mới trông ta có cảm tưởng như Thân quan trọng hơn mệnh, vì khi sinh ra đời ta nhận được ảnh hưởng của các sao, đúng y như hình vẽ trên thiên ban, các sao chính giữa trên đầu ta là mạnh nhất, các sao ở 2 cung giáp bên chiếu lệch đi chút ít, có ảnh hưởng mạnh thứ nhì, và các sao ở các cung càng xa, ảnh hưởng càng yếu.
Như hình sau đây (đứng trên bắc trông xuống nam) Địa cầu đang ở tháng 3 (thìn). Lúc nửa đêm giờ tý, nơi ta sinh ở điểm O, chòm sao trên đỉnh đầu là chòm sao thìn.
Ví thử ta sinh vào giờ Dần, địa cầu quay theo chiều mũi tên, sẽ tiến 2 cung mỗi cung 30, và giờ đó hồi ta sinh sẽ ở điểm T, đường thẳng đứng DT sẽ song song với đường ST tức là chiếu vào phía chòm sao ngọ sẽ đứng ngay trên đỉnh đầu ta; vậy khi ta an thân ở cung Ngọ, như phương pháp đã định của số tử vi, thì các sao ở về phía chòm sao Ngọ, nghĩa là được an trong cung ấy sẽ đứng thẳng trên đầu ta, và ảnh hưởng của các sao ấy đối với ta là mạnh nhất.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 114
Các sao ở cung tý và mùi đứng xa hơn và chiếu chếch 30o xuống ta sẽ có ảnh hưởng yếu hơn. Còn cung Mệnh vì từ O là tý ta đếm ngược đến dần, cung Mệnh sẽ được an như là ta sinh ở điểm M, và DM song song với SM, nên các sao ở đỉnh đầu điểm M là chòm sao dần, nên Mệnh cung được an ở cung dần.
M đối với T qua trục SD mặt trời địa cầu; 2 cung ngọ và dần, đối nhau qua trục thìn tuất vậy.
Cổ nhân lấy Mệnh cung làm căn bản cho lá số chứ không lấy thân, vì lẽ các cung khác của địa bàn như Phụ Mẫu, Phúc Đức vân vân đều được xếp theo vị trí của Mệnh cung. Hơn nữa cục của lá số
là tính theo mệnh cung mà ra; cho nên trong số Tử vi Mệnh phải lấy làm gốc, quan trọng bậc nhất; Thân chỉ là phụ thôi. Thế mà sự thực, xem trong vũ trụ nơi an thân lại là nơi mà khi ta ra đời, các sao gần ta nhất chiếu thẳng đến ta đều ở trong cung đó; đáng lẽ phải lấy Thân làm căn bản mới là hợp lý.
Tại sao lại lấy M, điểm giả tưởng đối chiếu với T, để làm cung Mệnh, các sao trong cung này, cùng hướng với chòm sao dần ảnh hưởng gì đến ta đâu mà lại coi là có ảnh hưởng mạnh nhất; và hướng Sm lại được coi là hướng chính chiếu vào ta khi ta sinh ra đời.
Muốn giải thích sự chọn cung Mệnh làm căn bản, ta phải dựa vào 2 lý do sau đây:
1. Những ảnh hưởng của các sao truyền đến ta bằng các làn sóng, sóng làn sóng này cũng tựa như sáng từ điện mà các đài phát thanh hay truyền hình dùng, hay là sóng ánh sáng sóng tiếng động v.v……
Các làn sóng này có đặc tính là phản chiếu lại mỗi khi gặp một vật gì, tỉ như địa cầu, và sự phản chiếu đó tuân theo các định luật vật lý học.
2. Ta sinh ra đời ở trên mặt địa cầu, luôn luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ do 2 đường truyền đến ta:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 115
- Một là do các tinh tú chiếu thẳng tới
- Hai là do quả đất (nhận được ảnh hưởng của tinh tú) truyền đến ta.
Anh hưởng thứ hai phải coi là mạnh, vì đó là ảnh hưởng mà toàn thể địa cầu nhận được của các sao rồi truyền qua mặt đất lên đến ta. Ta ở sát mặt đất, thân ta luôn chạm với đất, nên ảnh hưởng của địa cầu truyền đến ta rất mạnh.
Anh hưởng thứ nhất yếu hơn, vì lẽ đối với địa cầu ta chỉ là một chấm nhỏ, khi làn sóng từ tinh tú chiếu đến địa cầu, thì thân ta chỉ nhận được một phần nhỏ so với toàn thể ảnh hưởng mà địa cầu nhận được.
Chấp nhận hai lý do trên, thì ta thấy rằng cung Thân ở điểm T nhận được ảnh hưởng của tinh tú đến thẳng ta, chỉ là một phần nhỏ mà địa cầu nhận được của vũ trụ.
Còn ảnh hưởng mạnh mà địa cầu nhận được của tinh tú rồi truyền lại cho ta, theo đường từ trung tâm địa cầu phản chiếu lên, phải là ảnh hưởng của hướng DM, vì địa cầu lúc ta sinh ra đời có một phần âm (đêm) và phần dương (ngày) mặt phẳng cắt đôi địa cầu ra làm 2 phần âm dương đó là mặt phản chiếu các ảnh hưởng nói trên.
Theo khoa vật lý các mặt phẳng có thể phản chiếu các làn sóng như ánh sáng chẳng hạn, là những mặt phần cách hai vật thể có tính chất khác nhau, như mặt nước phân cách nước và không khí là một mặt phản chiếu. Mặt phẳng này thẳng góc với đường DO cho nên hướng SM phải đối chiếu với ST qua trục DO ấy.
Vì vậy ảnh hưởng ta nhận được của vũ trụ mạnh nhất khi ta ra đời là ảnh hưởng do từ chòm sao
“dần” chiếu thẳng theo hướng DM xuống trung tâm địa cầu rồi phản chiếu lên ta do mặt đất truyền lại.
Vì vậy cung Mệnh đặt ở M tức là đặt đúng theo như phương pháp an Mệnh của số Tử vi.
Giải thích việc an Mệnh như trên đối với chúng ta là chuyện dễ, vì bây giờ chúng ta đã biết nhiều về sự truyền mọi loại ảnh hưởng bằng làn sóng qua không gian vũ trụ, và chúng ta biết các định luật về sự phản chiếu các làn sóng này. Đó là những điều khoa học đã chứng minh là hoàn toàn đúng và đã đem áp dụng vào hàng trăm ngàn máy móc và dụng cụ một cách rất tinh vi.
Cho nên khi tìm hiểu ảnh hưởng của vũ trụ của tinh tú truyền đến ta như thế nào, chúng ta thấy đương nhiên là các ảnh hưởng ấy phải được truyền đến ta bằng 2 cách kể trên, và cách sau mạnh hơn cách trước gấp bội.
Xin lưu ý các bạn đọc không quen với khoa học lắm là sự phản chiếu các làn sóng truyền đạt đi các làn sóng khá mạnh, có thể bằng đến 9 phần 10 cường lực của làn sóng kia. Như một tấm gương phản chiếu ánh sáng rất nhiều. Lấy hai tỉ dụ sau đây tưởng đủ cho độc giả nhận thức tầm quan trọng của sự phản chiếu:
- 1. Tia sáng laser nhỏ như sợi chỉ, chiếu lên một miếng kim khí đặt ở mặt trăng phản chiếu lại địa cầu, các máy đặt ở mặt đất còn ghi nhận được dễ dàng tia phản chiếu ấy.
- 2. Máy phát hình ở Mỹ, máy thâu ở Việt Nam không thâu nổi. Nhờ một vệ tinh nhỏ bằng chiếc xe hơi, bay trên quỹ đạo, mà các làn sóng được phản chiếu xuống, các máy ở Việt Nam thâu hình được rất rõ ràng.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 116
Cổ nhân khi đặt ra số Tử vi chưa biết là ánh sáng và tiếng động cũng như mọi dao động được truyền đi trong không gian bằng làn sóng, nên cũng chưa có ý niệm về việc phản chiếu của các làn sóng ấy ra sao; thì không hiểu đã bằng cách gì mà tìm ra sự thật ấy cho được, để đem áp dụng vào số tử vi.
Có lẽ, và rất có thể cổ nhân đã “thấy sự thật ấy, qua một ống kính khác, bằng một đường lối luận lý khác mà chúng ta không biết rõ chăng”.
Cổ nhân rất có thể không lý luận riêng cho từng hướng nào mà chỉ có ảnh hưởng của đất phản chiếu truyền lên và như vậy ở cung Thân ta có hình ảnh vũ trụ từ trên trời chiếu thẳng đến ta.
Cũng ở nơi ta sinh đó còn có hình ảnh vũ trụ phản chiếu lại nên ngược chiều xếp đặt chẳng khác gì do một tấm gương phản chiếu lại mà tấm gương đó là mặt phẳng phần ngày đêm như đã nói ở
trên, nên muốn biểu tượng đúng hình phản chiếu này ta phải đặt Mệnh ở cung đối với Thân qua đường thẳng góc với mặt phản chiếu vậy.
Dù sao thì dưới con mắt khoa học, chúng ta chấp nhận việc an thân Mệnh của cổ nhân trong số tử vi là đúng, là hợp lý.
IV/ MƯỜI HAI CUNG
PHẦN BỐN
SAU KHI AN Mệnh Cung, theo chiều thuận ta an các cung Phụ Mẫu Phúc Đức v.v…… theo thứ tự như đã biết.
Tại sao lại 12 cung?
Vì thiên bàn có 12 cung, nếu ta muốn mỗi cung mang một tên thì phải có 12 cung.
Mười hai cung này gọi là địa bàn vì ta có thể hiểu như đây là 12 phần đất trên địa cầu nhận được ảnh hưởng của các sao dưới các hướng thẳng đứng trên đầu rồi truyền lại cho ta qua những người
(cha mẹ, anh em) thân, này qua công việc chính (công danh, tài sản, bệnh tật) có liên quan mật thiết đến ta. Sự thật không phải thế mà là ảnh hưởng xa gần của các sao trong vũ trụ truyền đến ta tùy theo vị trí của sao đó trên tinh bàn.
Xét kỹ tên các cung đó, ta phải nhận rằng, tất cả đều là những thứ có ảnh hưởng mật thiết và rất nhiều đến đời ta, đến số ta.
Từ bè bạn, đến vợ con, từ điền sản đến công danh chẳng có cung nào là cung không phải là một phần của đời ta cả.
Muốn biết số mạng của một người tất nhiên phải biết về phương diện công danh tài sản bệnh tật, cha mẹ vân vân, cho nên đặt tên cho các cung số tức là phân tách số mạng của con người ra từng phần, để rồi tổng hợp lại mới có thể biết được đời con người đó ra sao.
Đây là một phương pháp hợp với khoa học Tây phương mà các khoa lý số khác không có.
Nếu thực ra sự phân tách này mà đúng, thì người sáng tạo ra số tử vi thật đã đi đến chỗ tinh diệu của lý số.
Nhưng chỉ sợ rằng thời xưa với ý định bình dânhoá lý số ông Trần Đoàn đã đặt ra số tử vi với đủ cả các phần liên hệ này tách riêng ra thành từng cung, để làm cho số tử vi, hấp dẫn trước quần chúng mà thôi.với ý định ấy giá trị các cung này tất nhiên rất tương đối, vì đó không phải là sự thật mà chỉ là sản phẩm của lý luận mà thôi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 117
- Tại sao lại sắp xếp theo thứ tự ấy? Lý luận phát sinh ra 12 cung kể trên là lý luận đưa ta đến chỗ sắp xếp các cung theo thứ tự đã định.
Liền ngay 2 bên Mệnh cung là cung Phụ Mẫu và Huynh Đệ. nguyên cha mẹ và anh em là những người cùng sống trong một gia đình với ta, nhất là hồi ta còn niên thiếu, số mạng ta sướng khổ, bình an hay điêu linh lúc trẻ, thường cùng theo với vận mạng của gia đình ta. Sau nữa nhờ ở gia đình mà ta được sửa soạn vào cuộc đời, đời ta giàu nghèo, sang hèn nhờ phần lớn ở sự sửa soạn này. Rồi đến khi đã thành nhân cha mẹ anh em cũng vẫn là những người thân thích nhất ta nhờ cậy được nhiều và cũng có thể được nhờ cậy ta.
Vì lẽ đó nên cung Mệnh, đặt ngay 2 cung này là hợp lý. Sau đó là đến cung Phúc Đức và Phu Thê.
Sau gia đình là cha mẹ và anh chị em, thì những cái có ảnh hưởng mật thiết đến ta nhất định là vợ hay chồng cùng với tổ tiên tức là Phúc Đức.
Nhờ có Phúc Đức của tổ tiên, nhờ có vợ đảm ta mới có công danh địa vị phú quý. Vì tổ tiên ta ăn ở thất đức, vì vợ ta ngu đần nên ta mới lận đận làm ăngì cũng không nên nghèo khó điêu linh. Đó là những điều mà ai cũng có thể nhận thức được. Hai cung Phúc đức và Phu thê có ảnh hưởng đến
đời ta sau ảnh hưởng của gia đình là phải.
Đối với cung Mệnh là cung Thiên di cũng chiếu 2 bên là cung Quan lộc và Tài bạch. Đây là 3 cung quyết định của đời ta.
Con người ta lúc nhỏ ở trong gia đình, giao dịch với người thân thuộc nên đời sống gắn liền với cha mẹ và anh em.
Nhưng khi đã khôn lớn phải làm ăn ngoài xã hội, giao dịch với tất cả mọi người. Ra đời nếu ta được gặp may có những sao tốt phù trì, đi đến đâu ai ai cũng ưa mến nể vì, đời ta mới sung sướng, mới có một vị trí tốt trong xã hội.
Trái lại nếu toàn những sao xấu đưa ta đến những chuyện rủi hay gặp toàn những người chỉ muốn đánh mình hại mình, thì làm sao ta có thể sung sướng được với đời.
Vì vậy nên những sao ở cung thiên di là những sao quyết định của đời ta ngoài xã hội.
Anh hưởng của những sao này phải rất mạnh đối với ta, cho nên đặt ở cung đối chiếu với cung
Mệnh là đúng chỗ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 118
Các sao này chiếu thẳng vào địa cầu đia qua trung tâm D, đếm điểm M để từ đó cùng phản chiếu lại với các làn sóng MD vừa truyền đến ta.
Ngoài hai cách phản chiếu trên mà ta ở điểm T nhận được lúc ra đời, còn có 1 loại phản chiếu nữa rất quan hệ là loại phản chiếu do mặt đất phản chiếu ở phía trong.
Một tia sáng tức là một làn sóng từ ngoài đến địa cầu, mặt đất phản chiếu ra ngoài 1 phần, còn 1 phần xuyên qua mặt phân cách đi sâu vào lòng đất rồi đi thẳng đến mặt phía bên kia. Nếu tia sáng đến mặt đất càng chếch xa đường thẳng đứng, thì ánh sáng phản chiếu ra ngoài càng nhiều và phần xuyên vào trong địa cầu rất ít.
Vì vậy nếu tính các làn sóng xuyên vào lòng đất có thể có ảnh hưởng ta chỉ có thể tính các tia thẳng đứng cho từng điểm mà thôi.
Ở các điểm đó sẽ phát ra các làn sóng truyền đi mọi phía, và khi gặp mặt đất thì lại phản chiếu vào phía trong.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 119
Trong các hướng đi của làn sóng lọt vào lòng đất thì có 2 hướng đặc biệt là AB và AC, từ A đến B phản chiếu sang C, C phản chiếu sang A rồi ở đó lại phản chiếu sang B: hướng AC cũng vậy. Thành ra ví thử ta ở C thì có 2 điểm A và B đối với ta là quan hệ và các tia sáng thẳng đứng ở A và B xuyên qua lòng đất nhiều là có thể có ảnh hưởng đến ta sau nhiều lần phản chiếu liên tiếp. ABC là 1 hình tam giác đều, độ góc 60o, các điểm ABC là những điểm tam hợp với nhau trong số Tử vi, và các sao ở trong các cung tam hợp đó, là những sao ở vào hướng thẳng đứng với các điểm tam hợp vậy.
Vì thế ngoài tia chính chiếu mà Mệng cung nhận được rồi phản chiếu đến ta qua mặt phẳng âm dương là mạnh nhất. Mệnh cung còn nhận được ở 3 hướng khác là hướng đối chiếu và 2 hướng tam hợp ảnh hưởng các sao để rồi phản chiếu đến ta.
Hướng đối chiếu đã được lấy để đặt cung Thiên di.
Còn 2 hướng kia, ta đặt 2 cung Quan lộc và TaiBạch là 2 vấn đề hệ trọng nhất đối với đời ta. Vì Quan Lộc tức là công danh, Tài Bạch là tiền bạc.
Với một xã hội của chúng ta ngày nay cũng như xã hội nước Trung Hoa thời trước, thì 2 chuyện công danh và tiền bạc là 2 chuyện đủ định cho giá trị cao thấp sướng khổ của một đời người.
Cho nên đặt Quan lộc và Tài Bạch vào 2 cung, 2 chòm sao có ảnh hưởng mạnh đến ta bằng phản chiếu do mặt đất là điều hợp lý rồi.
Không những chỉ định riêng tính cách Thiên di, Quan lộc và Tài bạch cho ba hướng có ảnh hưởng mạnh nhất đến ta do sự phản chiếu của mặt đất, cổ nhân xưa đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 3 hướng đặc biệt ấy, bằng các dạy ta đoán số, ngoài cung chính là Mệnh ra còn phải coi cả cung đối (chính chiếu) nữa; riêng một Mệnh cung không đủ để định được cuộc đời.
Với ta bây giờ thì sự quan trọng của hướng đặc biệt đó rất dễ nhận, một động đất nhỏ bên Nhật, hay một quả bom nguyên tử nổ bên Nga, các máy đo địa chấn bên Hoa Kỳ còn ghi nhận được một cách chính xác tính ra được nơi nổ, giờ nổ, cường độ v.v…… bằng các luật phản chiếu ta vừa nói ở trên thì ảnh hưởng của vũ trụ do địa cầu phản chiếu lại đến ta, mạnh và chính xác là điều tất nhiên. Nhưng thời xưa, cổ nhân chưa biết đất là một quả địa cầu tròn, chưa có những luật vật lý về
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 120
phản chiếu một cách rõ rệt, thì không hiểu vì đâu mà ông Trần Đoàn cùng các đệ tử sau này của ông đã tìm ra được điều đó thật cũng tài tình.
Hiểu rõ tại sao 3 hướng chiếu và cũng lại quan trọng chúng ta mới thấy rõ là, việc xem các sao ở tam phương xung chiếu ấy chỉ có thể áp dụng được khi xem cho cung Mệnh, cung Thân, và các cung đại hạn (tiểu hạn) chứ không thể xem cho các cung khác như thê, tử được vì lẽ rất giản dị là các hướng đặc biệt của cung Thê hay Tử đó chỉ có ảnh hưởng đến nơi mà ta đặt các cung Thê, Tử đó thôi, chứ không thể nào chiếu đến chính ta hiện đang ở cung Thân được, mà 2 cung kia trân mặt đất chỉ là để ghi nơi các chòm sao về hướng ấy mà thôi, chứ không phải là có vợ ta hay các con ta ở những nơi đó thật khi ta sinh ra đời.
Sau mấy cung chính yếu ấy ra còn có các cung Điền Trạch chỉ tài sản của ta. Tử tức chỉ con cái của ta là thứ yếu cũng thuộc loại quyết định cuộc đời ta. Sau đó là những cung có ảnh hưởng đến đời ta nhiều hay ít là cung nô bộc chỉ gia nhân, đầy tớ, đệ tử, hầu thiếp và bạn bè là những loại người có ảnh hưởng đến đời ta, cung tật ách chỉ sức khoẻ bệnh tật hoạn nạn là những điều cũng ảnh hưởng đến đời ta vậy.
Xem như thế thì việc sắp xếp 12 cung của cổ nhân rất hợp lý và cũng do luận lý mà ra cả.
Kết quả của luận lý này chắc đã được kinh nghiệm xác nhận là đúng một phần nào nên mới được lưu truyền đến ngày nay.
Dù đúng một phần nào hay đúng nhiều đi chăng nữa; việc tìm hiểu lý do của các cung này đã cho ta thấy rõ là những tên đặt ấy cùng những vị trí ấy chỉ là tương đối.
Ta có thể đổi chỗ cung Phụ Mẫu và Huynh Đệ với nhau hay Nô Bộc và Tật Ach với nhau mà không có gì là trái với nguyên do đã khiến ta đặt tên cho các cung ấy.
Cho nên người xem số tử vi cần phải hiểu rõ ý nghĩa của những tên đặt đó.
Cung Thê chỉ có thể là những ảnh hưởng của vũ trụ đến với ta một cách thứ yếu như ảnh hưởng của vợ đối với chồng hay đúng hơn là ảnh hưởng gián tiếp đến với ta qua vợ ta mà thôi.
Chứ không thể xem cung Thê mà đoán cả số mạng đời sống của vợ ta được. Độc giả có thể xác nghiệm lại việc này một cách rất dễ dàng.
Lấy số cho 10 người con trong một gia đình, 10 người này đều có cung phụ mẫu; và các cung này khác nhau.
Lấy số cho 2 người đàn bà lấy một chồng, cung Phu của 2 người này khác nhau.
Vì vậy, nên khi xem 12 cung ta cần phải thận trọng, và ngay trong các bài phú đoán về 12 cung, có nhiều câu giá trị rất đáng nghi ngờ, mặc dầu rất có thể đã được kinh nghiệm của nhiều đời xác nhận một phần nào.
PHẦN NĂM
V/ CỤC SỐ
Trong số Tử vi có một cái cực kỳ quan hệ là Cục.
Chữ Cục trong Hán tự có nghĩa như hoàn cảnh trên phương diện không gian, thời gian và sắp xếp hay tổ chức.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 121
Như thời cuộc, cục diện, bố cục là những chữ mang ý nghĩa này.
Tất cả chính tinh và các sao vòng Tràng sinh đều an theo cục, tùy ở cục mà lá số có bộ mặt khác nhau; cục quan trọng là thế.
Cục có 5 thứ mang tên của ngũ hành, mỗi thứ lại mang theo một số từ 2 đến 6 tùy ở Hành. Ngũ hành của cục là ngũ hành nạp âm định theo tháng Mệnh của năm sinh.
ABC là những điểm tam hợp với nhau trong số Tử vi, và các sao ở trong các cung tam hợp đó, là những sao ở vào hướng thẳng đứng với các điểm tam hợp vây.
Vì thế ngoài tia chính chiếu mà Mệnh cung nhận được rồi phản chiếu đến ta qua mặt phẳng âm dương là mạnh nhất. Mệnh cung còn nhận được ở 3 hướng khác là hướng đối chiếu và 2 hướng tam hợp ảnh hưởng các sao để rồi phản chiếu đến ta.
Hướng đối chiếu đã được lấy để dặt cung Thiên di.
Còn 2 hướng kia, ta đặt 2 cung Quan Lộc và Tài Bạch là 2 vấn đề hệ trọng nhất đối với đời ta. Vì Quan Lộc tức là công danh, Tài Bạch là tiền bạc.
Với một xã hội của chúng ta ngày nay cũng như với xã hội nước Trung Hoa thời trước, thì 2 chuyện công danh và tiền bạc lá 2 chuyện đủ định cho giá trị cao thấy sướng khổ của một đời người.
Cho nên đặt Quan lộc và Tài Bạch vào 2 cung, 2 Quan Lộc và Tài Bạch cho ba hướng có ảnh hưởng mạnh nhất đến ta do sự phản chiếu của mặt đất, cổ nhân xưa đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 3 hướng đặc biệt ấy, bằng cách dạy ta đoán số, ngoài cung chính là Mệnh ra còn phải coi cả cung đối (chính chiếu) nữa; riêng một Mệnh cung không đủ để định dương cuộc đời.
Với ta bây giờ thì sự quan trọng của hướng đặc biệt đó rất dễ nhận, một động đất nhỏ bên Nhật, hay một quả bom nguyên tử nổ bên Nga, các máy đo địa chấn bên Hoa Kỳ còn ghi nhận được một cách chính xác tính ra được nơi nổ, giờ nổ, cường độ v.v… bằng cã luật phản chiếu ta vừa nói ở trên thì ảnh hưởng của vũ trụ do địa cầu phản chiếu lại đến ta, mạnh và chính xác là điều tất nhiên. Nhưng thời xưa, cổ nhân chưa biết đất là một quả địa cầu tròn, chưa có những luật vật lý về phản chiếu một cách rõ rệt, thì k hiểu vì đâu mà ông Trần Đoàn cùng các đệ tử sau này của ông đã tìm ra được điều đó thật cũng tài tình.
Hiểu rõ tại sao 3 hướng chiếu và cũng lại quan trọng chúng ta mới thấy rõ là, việc xưm các sao ở tam phương xung chiếu ấy chỉ có thể áp dụng được khi xem cho cung Mệnh, cung Thân, và các cung đại hạn (tiểu hạn) chứ không thể xem cho các cung khác như thê, tử được vì lẽ rất giản dị là các hướng đặc biệt của cung Thê hay Tử đó chỉ có ảnh hưởng đến nơi mà ta đặt các cung Thê, Tử đó thôi, chứ không thể nào chiếu đến chính ta hiện đang ở cung Thân được, mà 2 cung kia trên mặt đất chỉ là để ghi nơi các chòm sao về hướng ấy mà thôi, chứ không phải là có vợ ta hay các con ta ở những nơi đó thật khi ta sinh ra đời.
Sau mấy cung chính yếu ấy ra còn các cung Điền Trạch chỉ tài sản của ta. Tử tức chỉ con cái của ta là thứ yếu cũng thuộc loại quyết định cuộc đời ta. Sau đó là những cung có ảnh hưởn gđến đời ta nhiều hay ít là cung Nô bộc chỉ gia nhân, đầy tớ, đệ tử, hầu thiếp và bạn bè là những loại người có ảnh hưởng đến đời ta, cung tật ách chỉ sức khỏe bệnh tật hoạn nạn là những điều cũng ảnh hưởng đến đời ta vậy.
Xem như thế thì việc sắp xếp 12 cung của cổ nhân rất hợp lý và cũng do luận lý mà ra cả.
Kết quả của luận lý này chắc đã được kinh nghiệm xác nhận là đúng một phần nào nên mới được lưu truyền đến ngày nay.
Dù đúng một phần nào hay đúng nhiều đi chăng nữa; việc tìm hiểu lý do của các cung này đã cho ta thấy rõ là những tên đặt ấy cùng những vị trí ấy chỉ là tương đối.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 122
Ta có thể đổi chỗ cung Phụ Mẫu và Huynh Đệ với nhau hay Nô Bộc và Tất Ách với nhau mà không có gì là trái với nguyên do đã khiến ta đặt tên cho các cung ấy.
Cho nên người xem số tử vi cần phải hiểu rõ ý nghĩa của những tên đặt đó.
Cung Thê chỉ có thể là những ảnh hưởng của vũ trụ đến với ta một cách thứ yếu như ảnh hưởng của vợ đối với chồng hay đúng hơn là ảnh hưởng gián tiếp đến với ta qua vợ ta mà thôi.
Chứ không thể xem cung Thê mà đoán cả số mạng đời sống của vợ ta được. Độc giả có thể xác nghiệm lại việc này một cách rất dễ dàng.
Gọi là tháng Mệnh vì là tháng mà Mệnh cung đóng ở đó, chứ không phải tháng sinh.
Gọi là tháng Mệnh chứ không phải cung Mệnh vì cung chỉ có địa chi, tháng mới có cả can chi mà can này lại được định do ở năm sinh y như một tháng thật của năm đó.
Muốn hiểu ý nghĩa của Cục, vì vậy ta cần phải tìm hiểu:
- Ý nghĩa của Ngũ hành Nạp âm.
- Lý do chọn hành khí của tháng mệnh là hành khi cho Cục.
- Y nghĩa và nguồn gốc của các số 2-3-4-5-6 ghép cho 5 Cục.
Phần nghiên cứu này ta có thể làm theo thứ tự đó để rồi sau kết luận ta phải dùng Cục trong số tử vi để đoán số như thế nào.
Nhưng muốn nghiên cứu một cách như vậy, nghĩa là theo phương pháp phân tách của khoa học thì ta phải có tài liệu, có sách vở dạy ta về những điều này.
Tác giả tiếc thay không có những tài liệu đó mà ví thử những tài liệu sách vở ấy có thật thì cũng chưa chắc đã đủ để giải thích cho ta hiểu hết nguyên do của từng vấn đề nên có khi lại phải dùng phương pháp tổng hợp, đi ngược lại từ toàn thể của tử vi đến từng phần riêng một vừa kể trên.
Dù sao, dưới đây ta cũng phải bắt đầu bằng Ngũ hành nạp âm là nguyên ủy của cả vấn đề.
A. NGŨ HÀNH NẠP ÂM
Ngũ hành nạp âm là ngũ hành ghép vào với âm thanh.
Cổ nhân đã biết dùng dàn, sáo, có nhạc luật tất nhiên cổ nhân đã biết rõ âm thanh là do sự rung động của giây càng nhanh, thì tiếng của âm thanh càng cao.
Đó là điều tất nhiên người đời xưa đã nhận thấy nên mới đặt ra được nhạc luật, lấy năm âm:
cung, thương, giác, chủy, vũ làm năm bậc chính.
Mỗi âm này dù được phát ra bằng giây đàn, bằng ống sáo, bằng miệng cách, đều do một rung động nhanh bằng nhau mà tạo nên.
Vì vậy tuy chữ “tần số” (fréquence) chưa được cổ nhân dùng, vì có lẽ người Á Đông không ưa lối khoa học phân tách đếm xem mỗi âm là do rung động bao nhiêu lần một giây hay một phút để lấy đấy làm căn bản, nhưng ý niệm tần số của âm thanh đã có tự hồi đó rồi.
Cổ nhân biết nghe xem tiếng động từ phía nào lại, biết dùng loa để hướng lời nói về đâu, biết tiếng vang lá do vách đá phản âm lại, tất nhiên biết và hiểu rằng âm thanh được truyền đạt trong không gian như một cái gì ci chuyển, cái gì đi, cái gì lưu hành trong đó. Cái lưu hành mang âm thanh đi trong không gian để mang tiếng đàn phát ra từ giây đàn đến tai ta ấy goki là khí.
Vì biết và hiểu rõ hai điều đó, tần số của âm thanh và làn sóng mang âm thanh đi, nên cổ nhân khi ghép ngũ hành vào âm thanh mới gọi là “5 khí lưu hành” trong vũ trụ. Kim không phải là vàng, là kim khí nữa mà là một hành khí rung động mang một âm thanh cao ta gọi là tiếng Kim. Thổ không phải là đất là đá nữa mà là một hành khí rung động mang một âm thanh trầm, mà ta gọi là tiếng Thổ. Vì vậy khi chuyển sang ngũ hành nạp âm ta cần hiểu rõ tính cách của các danh từ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này và chớ nên vội áp dụng một cách quá máy móc các định luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành chính mà ta vẫn thường dùng. Không có tài liệu sách vở gì nói rõ
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 123
về ngũ hành nạp âm nữa nên ta không sao có thể xác định ý nghĩa và giá trị của các hành khí này do chính sự cấu tạo của nó mà ra và hơn nữa không thể luận xem những sinh khắc chế hóa của ngũ hành chính còn có thể áp dụng với loại ngũ hành mới này được hay không. Ay thế mà, muốn tìm hiểu xem số tử vi được dặt ra có hợp lý không, các “sao” an như vậy có đúng không và có ý nghĩa gì, thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu cho được ngũ hành nạp âm vì tất cả số Tử vi đã được đặt trên nền tảng của ngũ hành nạp âm đó.
Muốn tìm hiểu phải nghiên cứu, muốn nghiên cứu phải có tài liệu, nay tài liệu về ngũ hành nạp âm ta không có, ngoài những sách về số Tử vi ra, thành thử việc tìm hiểu nghiên cứu của ta hoàn toàn chỉ còn dựa vào lý luận, lýluận ngay trong đối tượng mà ta cần tìm hiểu để tìm hiểu xem đối tượng ấy có giá trị gì.
Vì vậy nên ta sẽ phải tự hỏi tự đặt những vấn đề sau này để rồi lại tự trả lời cho các câu hỏi
đó.
I. NGŨ HÀNH NẠP ÂM ĐƯỢC GHÉP VÀO THỜI GIAN RA SAO?
Thời gian xưa được chia ra thành từng chu kỳ một gọi là hoa giáp; mỗi giáp có 60 khoảng
mang 60 tên, do sự kết hợp của 10 thiên can và 12 địa chỉ mà ra. Tức là; Giáp tý, Ất sửu, Bính dần, Đinh mão vân vân.
Ngũ hành nạp âm được ghép vào các khoảng thời gian đó theo một định luật được cổ nhân chuyển ra thành mấy cau dạy ta tìm xem trong hoa giáp tên nào mang hành gì.
Đó là câu “ngàn đăng giá bích câu” v.v… mà chúng ta đã biết.
Để chuyển ra những chữ nôm na cho tiện dụng với chúng ta ngày nay hơn, tác giả đã đặt ra bảng K.T.H.O.M như đã trình bày ở trên rồi.
1.NGŨ HÀNH NẠP ÂM CỦA NĂM:
Để giải thích phương pháp tìm ngũ hành đó cổ nhân có nói:
Khi Kim sinh tự phương khôn (cung thân trên thiên bàn) đi sang nam thành Hỏa, qua đông thành Mộc, rồi về bắc thành Thủy, rồi hóa Thổ qua về trung ương.
Nghĩa là các khi lưu hành trong vũ trụ biến theo thứ tự đó ghi trên bản đồ bên đây.
Nói về thứ tự thì nếu thật sự trong vũ trụ có cái “Khí” lưu hành như vậy thì đi đén phương nào nó mang hành của phương đó (ngũ hành chính) là phải lắm rồi, thứ tự K.H.M.T.O là đúng.
Nhưng hành khí đó không đi mỗi năm đến một phương, mà đi rất chậm theo đường lối sau đây:
“Âm dương phối hợp cách bất sinh tử”. Nghĩa là 2 năm đầu Giáp tý “dương” lấy Ất sửu “âm” làm vợ, cách 8 năm sau mới đẻ con.
Nhưng Kim sinh con không phải là Hỏa mà lại là Kim. Kim này lại lấy nhau sinh ra cháu là
Kim nữa rồi cháu mới đẻ ra Hỏa.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 124
Để dễ hiểu hơn, tác giả chuyển cách ghép ngũ hành vào 60 năm ra theo một đồ hình để độc giả dễ nhận thấy phương pháp của cổ nhân làm. Đây tạm lấy hoa giáp là 60 năm (vì có thể là tháng, là ngày là giờ những thứ có can chi) cho tiện nói.
Các năm trong hoa giáp cứ một năm dương lại đến năm âm, và theo ngũ hành nạp âm, đôi vợ chồng đó mang cùng hành như nhau, thành ra ta có 30 đôi.
Ba mươi đôi mà có 5 hành, 30 người chia cho 5, mỗi hành sẽ có 6 bậc. Cho nên kim có 6 loại: Hải trung kim, kiếm phong kim v.v…
Như vậy đáng lẽ ta cần phải vẽ một vòng tròn có 30 nan hoa (bán kính) mỗi nan mang một hành.
Nhưng ở đây chỉ vẽ có 15 nan hoa thôi vì như bảng K.T.H.O.M cho thấy, từ ngọ cho đến hợi, ngũ hành lại đi cùng một lối như đi từ tý đến tỵ nên ta chỉ vẽ 1 chu kỳ 30 năm là đủ, 30 năm sau lại như thế.
Đồ hình này vẽ hình xoáy trôn ốc để dễ nhận thấy các khí sinh ra sao.
Kim ở giáp tý ất sửu đi cách 3 nan hoa, mỗi nan hoa là 2 năm (tức là cách 6 năm hay là 8 năm sau) lại sinh kim, cách 3 năm nữa lại sinh kim, hết 3 lầnkim rồi (vì trong 30 năm mỗi hành có 6 năm tức là nan hoa), mới sinh ra hỏa, hỏa sinh ra mộc, mộc sinh con rồi cháu, cháu sinh ra thủy v.v… đúng như câu cổ nhân nói “cách bát sinh tử” và theo thứ tư lưu hành từ phương nọ đến phương kia.
Theo thứ tự mũi tên, độc giả sẽ thấy giáp tý, ất sửu là Kim=ngân, bính dần đinh mão là Hỏa- đăng, mậu thìn, kỷ mùi là Mộc=giá. Đúng như phương sách nói trong câu: Ngân đăng giá bích câu, cứ mỗi nan hoa ta gặp là 2 năm, xem trên nan hoa có chữ gì là hành ấy.
Với đồ hình ấy, ta đã nhận được ra cách cổ nhân làm thế nào để đi đến kết quả: “Ngân đăng như thế”.
Cổ nhân:
1. Cho sinh theo thứ tự K.H.M.T.O mà giải thích bằng phương hướng.
Sự giải thích bằng phương hướng ấy ta không chấp nhận được, vì đây là vấn đề nạp âm; sự lấy phương hướng ra để giải thích thứ tự chỉ là một cách cổ nhân mượn cái dễ thấy để giảng cho mọi người cái mà sự giảng ra khó ai hiểu và chấp nhận. Cái khó đó có lẽ là âm thanh. Nếu ta cho:
Tiếng Kim là tiếng cao nhất
Tiếng Thổ là tiếng thấp nhất
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 125
Và tiếng Mộc là tiếng trung bình
Thì ta có thứ tự K-M-O, còn 2 tiếng hòa và thủy thì là tiếng ở xen vào 2 khe K-M và M-O thì ta có đúng thứ tự K.H.M.T.O. Như vậy nghĩa là tần số của âm thanh cứ đi từ cao cho đến thấp dần. Như tiếng la3=435, si3=489, do3=550 trong âm giai của cléde sol, các âm thanh lên từng bậc một, thì đây cũng thế tần số của hành khí không đi liền nhau như 1.000 đến 999 đến 998 mà đi nhảy làm 5 bậc vậy. Hết năm bậc ấy là hết chu kỳ nguồn phát sinh âm thanh lại quay lại Kim và
lại đi như cũ.
2. Cho “cách bát sinh tử” à do trong lý thuyết của cổ nhân mỗi hành đi từ Thai Dưỡng Sinh đến Tuyệt có 12 độ, trong 12 độ đó chỉ có 3 nơi là Sinh Vương và Mộ là đáng kẻ còn những nơi khác như Suy Bệnh v.v… đều coi là không có. Vì vậy nên.
Kim ở Giáp tý là Sinh coi là ấu
Kim ở Nhâm thân là Vương coi là tráng
Kim ở Canh thìn là Mộ coi là lão
Các hanh khác cũng vậy.
Kết quả trên đây là ta đã đo ở cách “Ngân đăng…” đi ngược lại mà tìm ra.
Sự tìm ấy không thể trình bày ra đây được vì quá dài vả lại phải tốn nhiều hình vẽ quá. Tác giả chỉ có thể nói rằng:
Về điểm 1, thứ tự của âm thanh, tác giả đã chọn 1 giả thuyết hữu lý nhất trong rất nhiều giả thuyết có thể đặt ra. Về điểm 2, tại sao lại “Cách 6 cung” thì đẻ con, tác giả xinh nói là đã áp dụng hết các cách phối hợp: cách 2 năm, cách 4 năm, cách 8 năm, cách 10, cách 12 năm thì những cách kia không thể được, vì sẽ đè lên nhau, trùng nhau v.v... chỉ có cách “cách bát sinh tử” tức là cách 6 cung như trên là cách phối hợp độc nhất có thể được.
Độc giả có thể tự tìm lấy các tìm tòi vừa nói trên.
Nói tóm lại ta có thể chấp nhận giả thuyết “trong 30 năm có 5 hành sinh, cớ mỗi 6 năm lại sinh một Hành, mỗi Hành sống 18 năm rồi tắt. Năm nào gặp lúc hành ấy ở vào độ SINH, VƯƠNG hay MỘ thì năm ấy mang hành ấy”.
Đó là triết thuyết phát sinh ra ngũ hành nạp âm.
Trên đây ta nói là Năm nhưng sự thật không biết Năm hay Tháng hay Giờ đã nguyên ủy của vấn đề nạp âm. Vì vậy ta hãy xem nạp âm của các tháng.
3. NGŨ HÀNH NẠP ÂM CỦA CÁC THÁNG. Đoạn trên ta nói Ngũ hành nạp âm của các năm.
Trong Tử vi hành khí của cục là hành khí của tháng Mệnh. Vì vậy ta hãy chuyển ngũ hành nạp âm sang tháng xem sao.
Nếu ta lấy 5 năm liền từ Giáp tý, Ất sửu mà đi rồi xem các tháng của những năm đó mang hành gì, thì ta sẽ thấy cứ 5 năm tức là 60 tháng, vị trí của ngũ hành cho các tháng lại trở lại như vậy.
Trong các hình sau đây vẽ thiên bàn cho từng năm, các góc chỉ mỗi góc 2 năm dương và âm liền nhau: dần, mão, thìn, tỵ, thân, dậu, tuất, hợi, còn 2 chấm trên và dưới ở giữa là ngọ mùi và tý sửu.
Vẽ ra hình để dễ nhận, các hành của từng đôi năm đó ghi ở bên các góc hay điểm.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 126
Trong các hình trên ta nhận thấy năm nào hai cặp dần, mão (giêng hai) và tuất hợi (chín mười) đều mang cùng mo hành. Lý do là vì nếu ta xem lại vòng nạp âm nói đoạn trên ta sẽ thấy ở dần mão, hành gì cung VƯỢNG, 8 năm sau đến tuất hợi thì hành đó MỘ cho nên 4 tháng đó cùng mang 1 hành.
Nghiên cứu kỹ ra ta thấy, ngũ hành bắt đầu SINH ở tý (tháng 11) và ngọ (tháng 6) và ta có kết quả sau đây.
NĂM Giáp tý Thổ sinh ở Ngọ Thủy sinh ở Tý
- Ất sửu Mộc - Hoả -
- Bính dần Kim - Thổ -
- Đinh mão Thủy - Mộc -
- Mậu thìn Hỏa - Kim -
Năm năm ấy là một chu kỳ, rồi năm năm sau Kỷ tỵ… lại một chu kỳ khác y như thế. Thành ra cứ 6 tháng trong vũ trụ lại có một Hành sinh. Mỗi khiđịa cầu đi đến:
Cung Tý âm cực biến sang Dương và cung Ngọ Dương cực biến sang âm, thì lại có một âm thanh tức một hành sinh ra âm thanh này to dần mãi lên như tiếng còi báo động để rồi tắt dần 18 tháng sau.
Thứ tự các âm thanh này nối nhau để sinh là thứ tự O.T.M.H.K Thổ Thủy Mộc Hỏa Kim từ tần số nhỏ tiếng thổ trầm đi dần lên đến tần số lớn tiếng Kim cao (đối chiếu với điều sách cổ nói ở trên Kim sinh ư Khôn đi sang Nam là Hỏa v.v… vẫn phù hợp).
Đây đúng là kết quả mà ta đã tìm thấy với các năm và như vậy khi địa cầu đi đến tháng nào mà gặp có Hành nào đang SINH, VƯỢNG hay MỘ thì địa cầu mang. Hành đó và như vậy cả địa cầu được bao trùm bởi ê-te đang rung động theo tần số đó và tất cả mọi nơi trên quả đast đó đều cùng lúc nghe thấy một âm thanh ấy cả.
Nếu ta chuyển các tháng ra p hướng trên thiên bàn, ta sẽ thấy mỗi năm thiên bàn được chia ra làm 6 phương, mỗi phương mang một hành và hai phương dần-mão và tuất-hợi mang cùng một hành như nhau. Cứ mỗi năm các phương này lại đổi hànhkhí, và phương nào cũng đổi theo thứ tự K.T.H.O.M. như phương Ngọ Mùi năm là Thổ O thì nam sau là Mộc Một, năm sau nữa là Kim K.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 127
Đó là kết quả của tháng mỗi phương hay tháng chỉ mang 1 hành khí trong một năm thôi, năm sau lại mang hành khác, không cứ gì năm âm hay dương.
II. Ý NGHĨA CUẢ NGŨ HÀNH NẠP ÂM
1. GHÉP NGŨ HÀNH VÀO ÂM THANH CÓ HỮU LÝ KHÔNG? Ngũ hành chính khởi thuỷ nguyên là 5 thể chất hiện hữu trong vũ trụ.
Ta đã lấy 5 tính của các thể chất này để ghép vào các mùa, các phương hướng, bằng những lý lẽ đơn giản.
Nay ta đem ghép vào âm thanh, liệu có hợp lý không ? Đặc tính của ngũ hành là cái nọ sinh, khắc cái kia.
Các âm thanh liệu có sinh ra nhau và khắc chế nhau không ?
Cứ như nhạc luật thì có những âm thanh sinh ra nhau, hòa hợp với nhau, mà ta gọi là harmoniques; mỗi khi cùng đi với nhau nghe êm tai dễ chịu; và cũng có những âm thanh không hợp anharmoniques nhau như khắc chế nhau, cùng phát âm một lúc nghe chối tai khó chịu tựa như các âm thanh này tương hủy nhau đi.
Như thế thì việc ghép ngũ hành vào âm thanh là một điều cũng hợp lý có thể chấp nhận được. Nhưng âm thanh thì có nhiều mà ngũ hành chỉ có 5, làm sao ghép tất cả vào 5 loại được.
Việc đó thực hiện được là vì trong nhạc luật ta chia âm thanh ra thành nhiều âm giai.
Mỗi âm giai của ta xưa chia ra làm 5 bậc: Cung Thương Giá Chũy Vũ cũng như âm giai của tây phương chia ra làm 7 bậc do ré mi fa sol la si vậy.
Cổ nhân xưa đã ghép Hành nào vào bậc nào thất tác giả không biết được, nhưng nếu hiểu thưo lối cổ học, thì ta có thể chắc chắn rằng cổ nhân không hề có ghép Hành nào vào âm nào, có tần số là bao nhiêu như chúng ta thường làm bây giờ.
Chữ âm thanh trong nạp âm đây chỉ là một biểu tượng cho cái gì rung động được truyền đi trong vũ trụ mà thôi.
2.NGUYÊN DO CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM
Cổ nhân xưa không hiểu đã dựa vào đâu mà đặt ra 5 hành khí này. Hoặc giả cổ nhân đã nhận thức được sự tự xoay quanh mình của địa cầu nhanh chậm không đều nhau (ta phải hiểu là thời gian như đi nhanh hay chậm, vì xưa chưa có quan niệm đất là 1 quả tròn) mà cho rằng nguyên do là ở cã lưu hành trong vũ trụ mà ra chăng.
Bây giờ chúng ta bằng đồng hồ, bằng máy móc có thể đo được độ nhanh chậm của sự tự xoay của địa cầu và ta có thể vẽ đồ hình ấy ra như sau:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 128
Tháng 3 dương lịch nhanh hơn tháng 5. Tháng 8 dương lịch nhanh hơn tháng 11.
Mỗi ngày 24 giờ có đến 12 phút, và tháng 3 nhanh hơn tháng 11 đến nửa giờ một ngày.
Đó là một điều mà ngắm nhìn tinh tú từng ngày có thể cho ta nhận thấy được. Khoa học bây giờ cũng vẫn chưa giải thích được 1 cách thỏa đáng, sự nhanh chậm ấy là do đâu mà ra.
Nếu ghép âm thanh vào ngũ hành, như cổ nhân đã làm mà ta cho mỗi hành mang một tần số theo thứ tự K.H.M.T.O.
Kim cao nhất 6°
Hỏa cao 5°
Mộc trung bình 3°
Thủy thấp 4°
Thổ thấp nhất 2° thì ta sẽ có đồ hình những âm thanh sinh ra trong 1 năm, tỉ dụ như năm Giáp tý có đồ hình sau đây:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 129
Các năm khác đồ hình sẽ hơi khác đi nhưng tần số cũng lên xuống luôn, chứng tỏ có sự thay đổi tương tự như sự nhanh chậm tuần hoàn của địa cầu vừa nói trên. Đây không phải là một chứng minh hay một giải thích mà chỉ là một tỉ dụ cho ta thấy khi cổ nhân đặt ra 5 khí lưu hành tất phải có duyên cớ xác thực và sự ghép ngũ hành hay âm dương vào những gì thực tại là cốt để giải thích các hiện tượng nhận thấy của mình thôi, sao cho hợp với triết thuyết về vũ trụ. Chúng ta ngày nay không giải thích được một cách thỏa đáng lý do của ngũ hành nạp âm là vì chúng ta không được cổ nhân cho biết các hiện tượng ấy là hiện tượng gì.
Các sách xưa để lại, thường nói một cách rất mơ hồ.
Tỉ như để giải thích 5 đại vận Nội kinh nói: “Đan thiên Chi khí kinh ư Ngưu. Nữ mậu phân. Kiềm thiên chi khí kinh ư Tâm Vĩ kỷ phân. Thương thiên chi khí kinh ư Nguy Thất Liễu Quỷ. Tổ thiên chi khí kinh ư Cang Đê Nguy Tất. Huyền thiên chi khí kinh ư Trương Dực Khuê lai.” Ngĩa là Khí đỏ (Hỏa) đi qua địa phận sao Ngưu sao Nữ. Khí vàng (Thổ) đi qua sao Tâm sao Vĩ. Khí xanh
(Mộc ) khí trắng (Kim) khí đen (Thủy) đi qua các vùng sao v.v…. đi đến đâu thì là vận Hành đó. Chính do ở đây mà ta đã chép các Thiên Can thành giáp hợp kỷ, vì những năm đó thuộc Thổ
vận. Thổ vận là vì ở tại 2 cung thìn tý (sao giác chẩn) tức cửa trời năm đó hại tháng đều mang can
Mậu và Kỷ là 2 can Thổ.
Vận được định nghĩa là “Thiên chi vĩ đạo lâm ư thìn tỵ”.
Giải thích như vậy thật không giúp ích cho ta được là bao, có thất các năm Mậu và Quý, có đan thiên chi khí, một thứ khí màm cho trời “đỏ” ra đi qua vùng sao Ngưu, Nữ thất hay không ?
Đây là cổ nhân trông thấy thế thật, hay chỉ vì 2 tháng thìn tỵ năm đó mang 2 can hỏa là Bính
(thìn) và Đinh (Tỵ) mà ta bảo rằng có khí hỏa đi qua đó.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 130
Nói dài dòng như vậy cốt để độc giả thấy rằng dù ta có được tài liệu bí truyền hay không bí truyền để lại nói về ngũ hành nạp âm, chưa chắc ta đã có thể tìm được nguyên do và giải thích được vấn đề đó.
3.Ý NGHĨA
Dù không tìm được căn nguyên của ngũ hành này, nhưng cứ xem cách xếp đặt ngũ hành nạp âm vào các tháng theo định luật sinh trưởng của ngũ hành chính, một cách rất tinh vi sự ghép ngũ hành vào 5 khi lưu hành trong vũ trụ, một cách khá hợp lý và nguyên ủy của ngũ hành nạp âm có nhiều phần chắc là có các hiện tượng nhận thấy, mà chỉ riêng vị trí các tinh tú không giải thích nổi, thì chúng ta có thể kết uận rằng: “Ngũ hành nạp âm tuy không phải là một thực thể, một tâm thanh thật nhưng đã được đặt ra để biểu tượng cho một cái gì, gọi là khí cho dễ hiểu, mang tính chất tương tự như ngũ hành chính, vì lẽ có ảnh hưởng đến ta y như ngũ hành chính vậy”.
Nói thế có nghĩa là:
Ngũ hành nạp âm cũng tuân theo luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành chính.
Ngũ hành nạp âm có thể có ảnh hưởng đến ngũ hành chính một phần nào, cũng như ngũ hành chính vậy. (Ví dụ: thủy nạp âm có thể hại Hỏa của ngũ hành chính, có thể phù trợ cho Mộc của ngũ hành chính).
Ngũ hành nạp âm đúng ra phát nguồn từ tháng mà ra, vì những lúc Hành khí sinh là lúc âm cực biến ra dương hay dương cực biến ra âm, như ta đã thấy trong đoạn nghiên cứu về tháng. Đem áp dụng vào giờ, ngũ hành nạp âm vẫn còn đúng vì các giờ tý và ngọ cũng đúng là những lúc âm và dương sinh, nên phát sinh ra một Hàn là hợp lý. Còn về Năm và Ngày thì những năm Tý và Ngọ không có dương hay âm sinh, ngũ hành không có lý để sinh; nhưng cổ nhân xưa đã đồng hóa các năm và ngày vào với tháng và giờ, bằng cách dùng cùng 1 thứ tên can chi, nen ngũ hành nạp âm cũng được đồng hóa sang cho năm và ngày; nhưng giá trị tất nhiên chỉ là tương đối.
Dù sao ta phải hiêu: “Khi địa cầu đi đến năm, tháng ngày giờ nào thì địa cầu được bao trùm trong ê-te rung động theo Hành của Năm, Hành của Tháng, Hành của ngày và của giờ.
Những hành đó mang những làn sóng thuộc về bốn âm giai khác nhau và mỗi âm giai đều có 5 bậc. Kim, Hỏa, Mộc, Thủy< Thổ, nhưng bậc mang cùng tên ở các âm giai đều có một tính chất như nhau. (Ví dụ:
Hoả của năm là làn sóng dài 50 thước Hỏa của tháng là làn sóng dài 50 tấc Hỏa của giờ là làn sóng dài 50 phân
Các làn són gnày phải là bội số của nhau và một radio để vào số 50 tấc, có thể bắt được tiếng của làn sóng tháng rất rõ, nhưng cũng bắt được cả tiếng của sóng năm tuy là rất yếu). Và địa cầu phải nhận chịu ảnh hưởng của cả 4 loại ngũ hành đó.
B. HÀNH CỤC TRONG TỬ VI:
Hành của cục trong số tử vi là hanh khí của tháng Mệnh trong năm sinh:
Như ta đã biết ngũ hành nạp âm được dùng trong tử vi cho cả Năm và Tháng.
Lý do là trước khi ra đời, khi hài nhi còn trong bụng mẹ hơn 9 tháng thì mấy tháng su lf thuộc về năm sinh. Năm đó Hành khí của Năm như bao trùm lấy địa cầu, bao trùm cả mẹ con đứa nhỏ, thể chất đứa bé được thành hình dần trong Hành khí đó, nên đứng về phương diện ngũ hành, ta có thể coi hanh khí đó như là bản thể của đứa bé vậy mà gọi là bản mệnh của đứa nhỏ. Như sinh năm giáp thìn (là hỏa mệnh).
Về tháng thì khi đứa trẻ ra đời vào tháng nào,tháng ấy đang mang một hành khí, hành khí này là hoàn cảnh mà trong đó đứa bé lọt lòng mẹ đẻ vào đời. Hành khí của tháng sinh ấy có thể coi như là thời cục của lá số, hay là Cục của số vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 131
Nhưng trong số tử vi ta đã không lấy hành khí của tháng sinh làm hành cục, mà lại lấy hành khí của tháng Mệnh, một tháng khác trong năm, nói mà ta an Mệnh để làm Hành của cục.
Đó là một điểm cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần tìm hiểu cho kỹ vì không hợp với lẽ đương nhiên một chút nào.
1.LÝ DO LẤY HÀNH CỦA THÁNG MỆNH, LÀM HÀNH CỤC
Muốn hiểu tại sao số tử vi lại lấy Hành của tháng Mệnh thay vì Hành của tháng sinh, để làm
Cục, ta cần biết cục trong tử vi dùng để làm gì. Cục trong số tử vi được đặt ra với 2 mục đích. An tử vi và chính tinh
An 12 sao vòng Tràng Sinh
Ngoài ra các sao khác tuần triệt, tiểu hạn, đều được dính do Năm, Tháng, Ngày Giờ, không liên quan gì đến cục cả.
Vì vậy muốn biết lý do nào đã khiến cổ nhân lấy Hành của tháng mệnh làm Hành cho cục ta chỉ cần xét 2 vấn đề trên là đủ.
a. An chính tinh
Muốn hiểu vấn đề này ta phải xem cách an chính tinh ra sao đã. Phần này sẽ nói đến trong đoạn sau và đoan này đáng lẽ phải đặt vào sau phần chính tinh ấy thì vấn đề mơi dễ hiểu.
Nhưng để tôn trọng thứ tự các vấn đề, ta có thể bàn ngay lý do Hành của cục. Bằng cách tạm lấy kết quả phần nghiên cứu về chính tinh để bàn về ván đề này.
Kết quả ấy là: “Chính tinh trong Tử vi không phải là các tinh tú có thật trong vũ trụ, mà chỉ là biểu tượng của âm dương cách trong vũ trụ lúc bấy giờ; âm dương cách, này được định bằng vị trí của mặt trời, mặt trăng đối với địa cầu”.
Nếu không có hành khí thì các sao này đã được an vị tuỳ theo ngày trong tháng. Nhưng vì 5 khí lưu hành có mang ngay chất âm dương trong mình, nên phải tùy ở hành khí đang mạnh ấy mà an chính tinh.
Như ta đã biết ảnh hưởng của vũ trụ đến ta mạnh nhất là ảnh hưởng mà cả quả địa cầu nhận được rồi phản chiếu lên ta, ảnh hưởng đó đến bằng hướng và chỗ cung Mệnh, như ta đã giải thích ở trên.
Am dương tinh của vũ trụ bao trùm cả quả đất được địa cầu nhận được từ tứ phía rổi truyền lại cho ta nhưng phần ta nhận được nhiều nhất là phần đi theo hướng cung Mệnh, cũng như ảnh hưởng của các tinh tú vậy. Cho nên cung Mệnh đã được coi như chính ta sinh ở nơi đó. Muốn định được biểu tượng âm dương mà địa cầu nhận được ta có hai yếu tố:
Vị trí của mặt trăng trong tháng (vì tháng nào mặt trăng cũng đi một vòng quanh địa cầu, vị trí của mặt trăng cối vớimặt trời và địa cầu chỉ khác nhau từng ngày; còn nếu cùng một ngày thì tháng nào cũng như nhau mà thôi, như ngày rằm trăng tròn thì mặt trăng ở trên đường mặt trời, dù tháng nào cũng vậy, biểu tượng của âm dương tính địa cầu nhận được phải như nhau).
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 132
S là mặt trời, Dương là địa cầu, Lượng là mặt trăng. Ví thử ta sinh tháng Thìn, giờ Dần, Thân sẽ đóng ở cung Ngọ Dương Tương song song với hướng Ngọ; Mệnh dẽ đóng ở cung Dần DM ở hướng Dần. Nếu ta để địa cầu ở tháng sinh rồi tính âm dương cách của vũ trụ mà địa cầu nhận được, tức là âm dương cách mà điểm Dương trung tâm điểm của địa cầu nhận được, ta sẽ thấy âm dương cách ấy, khác với âm dương cách mà điểm Một (nơi cung Mệnh đóng) nhận được ; vì lẽ Một ở trên một hướng SM khác với SD, xa mặt trăng hơn Là Dương một ít.
Thành ra muốn tìm âm dương cách mà toàn thể địa cầu nhận được rồi truyền đến ta qua điềm Một, không bị tăng giảm thày đổi, nghĩa là âm dương cách thật chính xác mà ta nhận dương, thì 2 hướng SM và SD phải chập vào nhau va Một ở ngay trên đường thẳng SD vậy.
Muốn có điều kiện ấy, ta phải đổi chỗ địa cầu, lui lại 2 tháng trước trên hướng dần tức là hướng DM.
ở vị trí mới này:
cả địa cầu với điểm Một đều giữ nguyên chiều hướng cũ đối với các tinh tú, ảnh hưởng nhận được từ các sao vẫn như thế không thay đổi.
Điểm Một ở một nơi mà âm dương cách nhận được đúng là âm dương cách địa cầu nhận được. Sự đổi chỗ của địa cầu này chỉ là đổi tháng, việc định vị trí các chính tinh chỉ tuỳ thuộc vào ngày, không bị ảnh hưởng gì. Ta có thể đổi chỗ địa cầu như vậy để tính ảnh hưởng âm dương của
thái dương hệ đến ta cho thật đúng.
Ơ vị trí này muốn tính âm dương cách của thái dương tất nhiên ta phải theo hành cục của vị trí đó là lẽ đương nhiên, vì có thể thì âm dương cách của từng ngày mới đúng được.
Đấy là lý do khiến ta phải lấy hành của tháng Mệnh trong năm đó làm hành khí cho cục. b. An sao vòng tràng sinh.
Vòng tràng sinh gồm 12 sao từ Thai, Dưỡng, Sinh, Mộc, Dục… cho đến Tuyệt biểu tượng cho sự thịnh suy của mỗi Hành, từ khi được cấu tạo đến khi biến mất.
Xếp các sao này vào thiên bàn, mỗi sao một cung tức là chúng ta cho rằng Hành khí mà các sao này biểu thượng chỉ có một cuộc đời là 12 tháng.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 133
Thế mà hành khí của cục như ta đã tính ra sống những 21 tháng (vì lẽ mỗi tháng dương âm liền nhau mang cùng một hành với cùng một độ thịnh suy).
Ngoài ra hành khí của cục sinh ở tý hay ngo, còn hành khí của vòng trang sinh lại sinh ở 4 góc tức là bốn cung dần, thân, tỵ, hợi.
Vì lẽ đó nên trước hết ta phải gạt bỏ ngay ý tưởng là ở cùng có sao bại (mộc dục) là hành của cục bại, và cung có sao vượng là hành của cục vượng.
Thực ra, khi ta đã lấy Hành của tháng Mệnh làm Cục, thì Hành ấy đang có ảnh hưởng lớn nhất trong vũ trụ đối với ta, dù là ở nơi Sinh (ấu), Vượng (tráng) hay là Mộ (lão) đi nữa.
Độ thịnh suy ấy alf độ thịnh suy của Hành khí ấy trong vũ trụ đối với vũ trụ.
Còn đối với ta khi ta đã chọn Hành khí ấy làm Cục cho ta thì Hành khí ấy phải vượng ở những tháng mà nó vượng (như hỏa vượng tháng 4, Kim vượng tháng 7 v.v…) là lẽ đương nhiên; có vậy hành của Cục mới hợp với Hành của các tháng trong năm, tức là các Cung vậy.
Nghĩa là ta phải đặt nó, coi như đang ở lộc vị (cung Lâm Quan) vào đúng cung lộc của hànhkhí trong năm.
Hành khí của cục sinh từ tuy hay ngọ đi thuận theo thời gian mà suy thịnh, thì nay đặt vào thiên bàn lộc vị của nó cũng phải là lộc vị của hành khí các năm dương (mà ta tính thuận theo thời gian) nghĩa là ở các cung dần, thân, tỵ, hợi.
Vì thế cho nên khi an sao Tràng sinh, người ta an vào góc trước(tính theo chiều thuận của Hành cục) là cốt để sao Lâm Quan ở đúng vào nơi mà Hành khí của Cục đang vượng (ở lộcvị) vậy.
Và cũng vì lẽ đó nên các sao vòng Tràng sinh chỉ được xếp thuận cho Nam và nghịch cho Nữ, chứ không kể năm sinh là dương hay âm.
Nhưng sách nói an vòng Tràng sinh nghịch cho Âm Nam là dần, vì nếu tính đến năm dương hay âm thì Tràng sinh không thể luôn luôn ở các cung góc dần, thân, tỵ, hợi được: với các năm âm Tràng sinh phải ở các cung ty, ngọ, mão, dậu mới đúng.
Xếp các sao vòng Tràng sinh vào 12 cung như thế, có ý nghĩa là đối với Cục số này thì về phương diện ngũ hành, các nơi đó biểu tượng cho sự thịnh suy của Hành cục vậy.
Nghĩa là các nơi bại địa, mộ địa v.v… do vòng sao này chỉ, chỉ có nghĩa là bại địa, mộ địa…, đối với các sao được an do Cục số mà ra, nghĩa là các chính tinh mà thôi.
Vòng sao tràng sinh còn có ý nghĩa đối với các Cung Mệnh. Đại hạn vì những cái này đều có liên quan đến Cục cả.
Còn những sao khác, những tiểu hạn chưa chắc đã có thể bị ảnh hưởng của các sao vòng Tràng sinh.
Những trường hợp như “Mã ngộ Tràng sinh” nói trong phú, phải hiểu đó là kết quả của sự phối hợp giữa 2 khí ngũ hành nạp âm của Cục và ngũ hành tam hợp của năm mà ra.
Những điều trình bày trên đay về vòng sao Tràng sinh này, cốt để ta nhận thấy răng ta có thể lấy tháng Mệnhđể làm căn bản cho việc định Cục của lá số là có thể được.
Xưa nay đoán số ta chỉ cần biết các chính tinh miếu vượng lãm ra sao, và đang ở vào sinh vượng bại địa thế nào là đủ; còn các sao khác thì không ai luận đến đất đứng của nó là bại hay vượng bao giờ; và các sách cũng không hề nói đến.
Chỉ có vài trường hợp các sao Tràng sinh đi với bàng thinh khác mà có ý nghĩa thì là những trường hợp đặc biệt mà phân tách kỹ ra ta sẽ hiểu rõ lý do ngay.
Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng lấy hành của tháng Mệnh làm Cục là có thể được hợp lý và đúng vậy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 134
Có điều cần lưu ý độc giả trong việc xếp các sao vòng Tràng sinh đi ngược đối với đàn bà, ta vẫn lấy sao Tràng sinh làm căn bản, chứ không lấy sao Lâm quan làm chuẩn như thoạt trông ta tưởng phải như vậy mới hợp lý.
Lý do là vì đây là ngũ hành nạp âm, việc sinh hóa diệt đi tuần tự theo thời gian, cuộc đời của hành khí bắt đầu từ Sinh cho đến Mộ là hết; cho nên khi ta chọn một hành khí nào làm hành khí cho Cục, thì hành khí ấy hiện ra với ta từ tháng Tràng Sinh rồi đi thuận theo thời gian cho đến diệt. Vậy Tràng sinh phải là nơi lấy làm gốc; đây là nơi thực sự hành khí đó sinh ra đối với ta; còn các cung khác chỉ là nơi ghi các độ thịnh suy vủa hành đó.
Nay với một người nữ mà tiểu hạn tính theo chiều nghịch nghĩa là thời gian phải xếp theo chiều nghịch, thì sau Tràng sinh là Mộc dục đáng lẽ đặt thuận ở cung bên phải, ta đặt nghịch ở cung bên trái là đúng rồi.
c. Số của Cục
Cục trong tử vi có 2 phần: một là hành, hai là số. Có 5 Cục thì có 5 hành và 5 số là Thủy nhị cục, Mộc tam cục, Kim tứ cục, Thổ ngũ cục, Hỏa lục cục.
Mời trông thấy như về các số 2, 3, 4, 5, 6 này la số của ngũ hành Thủy Mộc v.v… nhưng sự thực không phải thế.
Vì những số nay là gốc của vận hành sao Tử vi, nên chúng ta sẽ nói đến trong phần sao Tử vi sau này.
PHẦN SÁU
HẠN
Trong số tử vi có 2 loại hạn là Đại và Tiểu hạn. Chữ hạn không có nghĩa là vận hạn hoạn nạn như ý nôm ta thường dùng, mà chỉ có nghĩa là từng khoảng thời gian trong đời ta thôi. Ngoài ra còn đồng hạn cho trẻ con và các hạn tháng nguyệt hạn nữa.
I.ĐẠI HẠN
Đại hạn là khoảng 10 năm được tính như đã biết theo chiều thuận đối với dương nam âm nữ và chiều nghịch co dương nữ âm nam.
1.SỰ THUẬN NGHỊCH trong lá số, nguyên do là ở vấn đề âm dương mà ra.
Số tử vi có 14 chính tinh là quan hệ, đều là biểu tượng của âm dương cả. Hai tính chất âm dương như ta đã biết đối nghịch nhau cho nên các sao Tử vi có cái đi thuận, có cái đi nghịch là do lẽ đó.
Vì vậy nên khi muốn phân tách lá số ra làm từng giai đoank thì tất nhiên phải cho các bạn này đi 2 chiều đối nghịch nhau. Đi thuận theo chiều tự nhiên của thời gian của địa chi các cung tý sửu v.v… là để cho những người không có gì nghịch lý về phương kiện âm dương như đàn ông đẻ năm dương, đàn bà đẻ năm âm là thuận lý; đại hạn đi thuận là phải rồi.
Còn đàn ông mà sinh năm âm, đàn bà đẻ năm dương là nghịch lý nên đại hạn cho đi nghịch.
2.SỰ PHÙ HỢP VỚI ĐỊA BÀN (12 CUNG)
KHỞI ĐẠI HẠN TỪ CUNG Mệnh là phải lắm rồi. Anh hưởng nhận được của vũ trụ ra đời in dấu vết lên ta trong lúc còn nhiên thiếu một cách rõ, và ảnh hưởng lúc đó mạnh là phải.
Lớn lên 10 năm sau, đời ta ở vào cung Phụ Mẫu hay Huynh đệ khoảng từ 13 đến 23 ta sống trong gia đình; vạn hạn ta phù hợp với cha mẹ anh em ta là đúng rồi.
Mười năm sau 25 đến 35 lúc tráng niên đời ta sướng khổ là nhờ ở phúc nhà, là tuỳ ở vợ hay chồng ta, cứ thế tiếp độc giả sẽ thấy việc xếp đại hạn như vậy là hợp lý.
Có sách cho khởi hạn ở cung Phụ Mẫu hay Huynh Đệ ° rằng không hợp lý, vì như vậy một người Thủy cục có thể lấy vợ từ 12 đến 22 tuổi rồi ư ?
Độc giả nên lấy kinh nghiệm mà xác định lại vấn đề này.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 135
Chu kỳ 10 năm một cung ?
Việc lấy khoảng 10 năm làm một đại hạn có thể giải thích bởi sự quan trọng của thiên can (chu kỳ 10) đối với năm, cũng như sự quan trọng của địa chí (chu kỳ 12) đối với tháng.
Chu kỳ 12 của địa chi đối với tháng là một sư thực nữa, mà ai cũng thấy không chối cãi được, Còn chu kỳ 10 của thiên can đối với năm thật chưa hiểu do đâu.
Đây vẫn là điều mà chúng ta thắc mắc, nhưng cứ xem việc đặt ra 10 thiên can để cho có hoa giáp 60 năm; việc tuần và triệt có ảnh hưởng lớn đối với các sao, và cả việc định cho đại hạn mỗi cung là 10 năm, việc an sao lộc tồn, việc tính các thập ác đại bại 10 ngày vô lộc thì ta có thể nghĩ rằng cổ nhân chắc phải dựa vào một điểm nào rất chính xác trong thiên văn, hay một kết quả thực tiễn nào của lý thuyết để định ra 10 thiên can làm nền tảng cho cả một khoa học chính xác về thời gian như vậy được.
Có người nghĩ rằng số 10 lấy ở Hà đồ vì từ 1 lên đến đó là cực số; chỉ với 10 số đó đủ định cả
4 năm, tán hướng, trời đất bát quái v.v… thì chỉ cần 10 thiên can là đủ cả.
Lý luận ấy không sao thỏa mãn óc khoa học thực tế của chúng ta ngày nay. Nên tác giả cứ đặt vấn đề ra đây và mong được chư quân bổ khuyết.
2. KHỞI HẠN SỐ CỤC.
Việc khởi hạn từ số Cục, nghĩa là từ năm lên 2 lên 3 hay lên 6 tùy theo số của Cục là 2, 3 hay
6 có lẽ cũng có thể hiểu được nếu ta phân tách việc an chính tinh. Trong lá số, ngày mang số Cục là ngày Tử vi đóng ở cung dần.
Từ ngày đó trở đi, ảnh hưởng âm dương của Cục mới được quân hình hết. Từ ngày đó số mạng mới như được bắt đầu. Vì sự tương hợp giữa giờ (do ta định 12 giờ mỗi ngày) và tháng (do thiên định 12 tháng một năm) đã được chọn làm căn bản cho việc phân chia thời gian; nên sự tương hợp giữa ngày (60 ngày cho một cặp tháng dương âm) và năm (60 năm một hoa giáp) cũng phải được định cho hợp lý chăng ? Do sự tương hợp giữa ngày và năm đó nên đại hạn mới bắt đầu từ năm thứ mấy khi ngày thứ mấy đó bắt đầu cho lá số.
Giải thích như vậy có lẽ cũng hơi gượng ép; nhưng chúng ta không thể không tìm hiểu những lý do đã khiến cổ nhân quyết định một điều quan trọng trong việc lấy số. Nếu không tìmm ra một lý lẽ nào dù là thật mỏng manh, thì chúng ta khó mà chấp nhận điểm liên hệ ấy cho được.
II. TIỂU HẠN
Về tiểu hạn, chúng ta có mấy điều sau đây cần giải thích: Vì sao mỗi năm là một cung
Vì sao không lấy ngày các cung mang tên gì làm năm đó, mà lại cho khởi hạn lạ lùng vậy.
Tại sao không lấy dương nam dương nữ định thuận nghịch mà lại chỉ lấy Nam thuận nữ nghịch bất luận là âm hay dương.
Dưới đây tác giả xin cố gắng giải thích một phần nào, tuy chưa lấy gì làm ổn nên chỉ trình bày như một quan điểm thôi, còn đúng hay không lại là chuyện khác, không dám quyết đoán.
Nhận thấy việc khởi hạn bằng cách đặt năm sinh (địa chi) vào 4 cung Mô, chúng ta có thể nghĩ ngay rằng cổ nhân dã đặt nặng vấn đề vào ngũ hành. Thân Tý Thình là 3 năm dương đặt vào Tuất là Dương Thổ.
Tỵ Dậu Sửu là 3 năm âm đặt vào Mùi là âm Thổ.
Ngũ hành này không phải ngũ hành chính, tính theo tháng như Hợi Tý là Thủy, mà là Ngũ hành hội cục.
Chúng ta có 4 ngũ hành hội cục là: Dần Ngọc Tuất Hỏa Cục
Hợi Mão Mùi Mộc Cục
Thân Tý Thìn Thủy Cục
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 136
Tỵ Dậu Sửu Kim Cục
Mà không có thổ.
Việc cho cả 3 năm của Hợicục vào một cung cho ta thấy cổ nhân coi 3 năm ấy cũng như nhau, và ảnh hưởng của mỗi năm tiểu hạn đay phải hiểu không phải chỉ là ảnh hưởng của các sao đóng trong cung tiểu hạn, mà là ảnh hưởng của các sao trong cung ấy và cả các sao trong 2 cung tam hợp, nghĩa là của Hợi cục nữa.
Như vậy khí đoán tiểu hạn ta cần phải lấy cả 3 cung mà đoán.
Tóm lại vạn hạn hàng năm của chúng ta được định theo 4 cách trong 12 năm; độ chính xác của tiểu hạn giảm đi một phần nào. Ví thử ta sinh năm Tý; lên 1 tuổi hay 13 tuổi đặt ở Tuất.
Bốn năm đầu từ lên 1 đến lên 4, có thể ta hãy còn tiếp nhận ảnh hưởng của tinh tú, vì hãy còn chưa được hình thành hẳn.
Năm đầu ta nhận ảnh hưởng của các sao ở cung Tý và Thìn, Thân (tam hợp) thuộc Hợi Thủy. Năm lên 2 ta nhận ảnh hưởng của các sao ở cung sửu và ty., dậu thuộc Hợi Kim. Năm lên 3 ta nhận ảnh hưởng của các sao ở cung dần và Ngọ Tuất thuộc Hôi Hỏa. Năm lên 4 ta nhậnđ ảnh
hưởng của các sao ở cung Mão và Mùi Hợi thuộc Hợi Mộc.
Các năm lên 5, 6, 7, 8 ta vẫn tiếp tục nhận được ảnh hưởng các sao trên theo thứ tự ấy, nhưng có thể ta đã thành hình ảnh hưởng này có thể coi gần như không có. Từ lên 9, 10, 11, 12 thì các sao không còn ảnh hưởng gì đến ta nữa.
Đến năm 13 tuổi tức là năm Tý vũ trụ đi đến hội Thủy; Thủy khắc Hỏa, làm sác sao thuộc hội
Hỏa trong người ta bị khắc.
Bị khắc nên hóa, tức là phát động làm cho đời ta trong năm đó bị chi phối bởi sức phát động của các sao đó rất mạnh: ta phải xem các sao trong cung Tuất là nơi tiểu hạn nằm và 2 cung cùng chiếu là Dần Ngọ mà đoán vì đó là các sao thuộc hội Hỏa, đã luôn năm thân ta số ta từ lúc nhỏ theo nó rồi, đến nay có dịp là tác động vậy. Sang năm 14 tuổi sửu sang đóng ở Hội, vũ trụ đi vào Hội Kim làm các sao Mộc trong ta phát tác v.v…
Điểm quan trọng trong lý luận trên đây là điểm “Hóa” của các sao. Đây là một điểm gần như là gốc của triết thuyết ngũ hành. Các sách lý số khác dùng tính cách chế và hóa này luôn ở Tử vi chỉ có 4 sao tứ Hóa. Chúng ta sẽ bàn đến sau.
Lời giải thích này đã trả lời 2 câu hỏi đặt ở đầu. Còn vì sao nam thuận nữ nghịch thì là tại ở đây ta tính theo hội cục không tính riêng từng năm vánđề âm dương của năm sinh không có ảnh hưởng.
Cách đoán tiểu hạn. Vơdi giải thích trên mỗi khi xem tiểu hạn ta phải xem các sao của cả 3 cung. Và đoán các sao ấy theo tính Hóa của nó, tỉ như Liêm trinh hóa “tù” phải đoán là bị bó buộc không phát được chứ không đoán là liêm khiết, thiên lương hóa “ấm” là phúc thọ, chứ không phải là lành.
III.NGUYỆT HẠN
Cách an nguyệt hạn là lấy cung tiểu hạn đếm nghịch đến tháng sinh rồi thuận đến giờ sinh là tháng giêng.
Trên lý thuyết thì cách an như vậy là hợp lý, vì an tháng giêng như thế tức là xoay lá số cho cung Mệnh đến cung tiểu hạn, và tháng giêng của tiểu hạn sẽ đứng trước hay sau cung tiểu hạn một số cung, đúng như trong lá số tháng dần đã đứng trước hay sau cung Mệnh một số cung ấy vậy.
Trên thực tế không biết có hẳn là đúng không.
Nhiều người nhiều sách, có lẽ thấy vận hạn từng tháng nhiều khi không đúng với việc đời, nên đã tìm cách đổi hướng cho an tháng giêng ở ngay cung tiểu hạn, hoặc cho an tháng giêng như an Thân từ cung tiểu hạn.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 137
Cứ ý tác giả thì vấn đề nguyệt hạn khó có thể mà đúng được, vì ngay tiểu hạn cũng chỉ còn chính xác ở độ hội cục chứ không đến độ cung, 4 cục thay vì 12 năm khác nhau, thì muốn tháng dùng từng tháng một, ở độ 12 cung, có lẽ hơi quá đáng.
Sự sai nhận thấy qua kinh nghiệm áp dụng ngay vào số của ta, có lẽ là do nguyên ủy ấy, chứ không phải do cách an tháng giêng.
Tóm lại về nguyệt hạn nếu có thể đúng được phần nào, thì phải là do cách an tháng giêng như vừa trình bày trên vì đó là cách an hợp lý nhất.
Các cách khác chỉ là do hậu sinh bịa đặt, vì không hiểu ý nghĩa việc làm của cổ nhân. III. ĐỒNG HẠN
Về đồng hạn tác giả chưa nghiên cứu ra lý do.
Nhưng trông qua cách xếp đặt lên 1 ở cung Mệnh, lên 8 ở Thiên di thì các năm từ 1 đến 8 đều được xếp đối nhau qua trục Mệnh di ấy.
2, 3 đối với 6, 7. 4 đối với 5 thì chắc việc định năm cho đồng hạn này phải có một nguyên do hữu lý nào đó.
Xinh dành lại độc giả vấn đề này.
QUYỂN BA CHƯƠNG HAI Ý NGHĨA CÁC SAO
PHẦN NHẤT
CÁC TRỤC TRÊN TINH BÀN
Tinh bàn được chia làm 12 cung, 2 cung đối nhau nối với nhau bằng 1 đường thẳng qua trung tâm điểm là một trục vì có 12 cung nên có 6 trục.
Sáu trục là trục tý ngọ, sửu mùi, dần thân, mão dậu, thìn tuất, tỵ hợi.
Trong 6 trục này có trục dần thân được lấy làm gốc cho việc an sao Tử vi và Thiên Phủ nên ta cần tìm hiểu lý do của trục này.
Số Tử vi bắt nguồn từ âm dương và thiên văn mà ra, cho nên ý nghĩa của các trục này phải tìm hiểu ở kinh dịch và vận hành của mặt trời.
Về Thiên Văn: Vẽ lại hình mặt trời vận hành trong một năm quanh ta, thì sẽ thấy.
Đây là hình bầu trời mà địa cầu đứng ở giữa, điểm Tương, Năm, S là bắc cực và nam cực. Vòng tròn thẳng góc với NS là đường xích đạo.
Vòng tròn lệch ABCD là đường quỹ đạo mặt trời. Mặt trời S đi trên quỹ đạo 1 vòng là 1 năm.
Trên quỹ đạo này ta chia làm 12 nhà Zodiaques, tức 12 cung tý sửu v.v… Tý là ở điểm A, mão ở B, ngọ ở Cương, dậu ở D.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 138
Với hình này ta thấy:
Trục mão dậu: BD là trục phân chia tinh bàn ra làm 2 phần:
Phần trên BCD là mùa Xuân hạ, phần nóng hay dương đối với người ở bắc bán cầu (như Trung hoa Việt Nam Mỹ Pháp).
Phần dưới DAB là mùa thu đông, phần lạnh hay âm đối với bắc bán cầu. Với phần nam bán cầu tất nhiên nóng lạnh, âm dương phải trái lại.
Trục tý ngọ: AC thẳng góc với mão dậu thành ra một trục quân binh cho thể âm dương của địa cầu.
Khi mặt trời ở 2 điểm đối nhau qua trục này như S và S’ thì cả 2 cùng mang một độ nóng lạnh hay âm dương đến với địa cầu bằng nhau.
Anh hưởng một bên dương đang lên, và một bên đang xuống, sẽ được quân bình nhau và địa cầu nhận được độ âm dương quân bình đó, không bị lôi cuốn theo chiều giảm hay tăng rất quan trọng cho số mạng cuộc đời của con người vì lẽ định được thế thịnh hay suy của lúc đó.
Trục ty ngọ như vậy phải là một trục rất quan trọng hay ít ra cũng quan trọng hay ít ra cũng quan trọng đối với một vài tinh tú như mặt trời mặt trăng, có quỹ đạo như ta vẽ.
Nhưng trên thực tế như các sách về Thiên văn cho ta biết, vì lẽ địa cầu giữ lại sức nóng nhận được của mặt trời để rồi lại phát ra làm cho tháng nóng nhất trong năm không phải là tháng tý, mà là tháng sửu. Tất cả các tháng khác đứng về phương diện nóng lạnh cũng thế.
Thành ra chúng ta sinh ra trên mặt đất chịu sức nóng của cả mặt trời và mặt đất phát ra, trục quân bình về nóng lạnh của ta phải lui lại 1 cung tức là trục sửu Mùi vậy.
Trong số Tử Vi trục Sửu Mùi có một địa vị quan trọng cũng vì thế.
Cổ nhân xưa khi đặt 64 quẻ dịch vào thời tiết; tuy là lấy ở quẻ tiên thiên ra, nhưng cũn gây đi đến kết quả đung như vậy: Tiết đại hành coi là lạnh nhất trong năm ngày 21 Janvier được đặt giữa
2 quẻ Ích và Chấn của tháng Sửu,và tiết đại thử năng lơn 23 Juillet được đặt vào giữa 2 quẻ Hằng và Tốn của tháng mùi.
Kết quả là:
Nếu đứng trên phương tiện thiên văn thì trục Sửu mùi do trục Tý ngọ biến ra, phải là một trục quân bình về nóng lạnh.
Nếu đứng trên phương diện thời tiết, thì trục Sửu mùi chia đôi quỹ đạo ra làm 2 phần: Xuân hạ dương đang thịnh và
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 139
Thuộc đông dương đang suy phải là một trục âm dương. Trong số Tử vi ta coi trục Sửu mùi là một trục âm dương. Vể Kinh Dịch.
Nếu ta vẽ lại quả thiên thiên thành lập bằng cách từ trong ra một bên âm một bên dương ta cho biến thành từ tượng bằng cách thêm 1 hào lên trên (tức phía ngoài) hào dương về phía dương, hào âm về phía âm, rồi cứ thế tiếp ta được hình bát quái như trên đầy, gọi là bát quái tiên thiên như đã biết.
Cứ thế tiếp tục nữa cho hết 6 hào là ta được 64 quẻ dịch, xếp theo thời tiết bằng cách đặt quẻ khôn quả cực âm vào ngày đông chí 22 décembre để có được đồ hình 64 quẻ ta đã vẽ trong quyển nhất (Xinh độc giả vẽ).
Xếp đặt như vậy rất hợp với lẽ thiên nhiên vì quẻ khôn cực âm ở đông chí và quẻ càn cực dương ở hạ chí giữa mùa hạ.
Trong số Tử vi ta coi trục Sửu mùi là một trục âm dương.
Kết quả là hai điểm xuân phân Béquinexe de printemps 21 Mars sẽ ở vào quẻ đồng nhân chối tháng mão, và điểm thu phân Déquinoxe d’automne 23 septembre sẽ ở vào quẻ Sư cuối tháng dậu đúng như ta đã biết trục mão dậu phân chia tinh bàn ra làm hai phần âm dương vậy. Thành ra đứng trên phương diện lý thuyết âm dương về kinh dịch thì Trục mão dậu đã phân chia tinh bàn ra làm hai phần dương và âm, nói về phía ngoài quẻ.
Trục tý ngọ phân chia tinh bàn ra làm hai phần âm và dương, bên âm là cac quẻ do Thái âm sinh ra, và bên dương là các quẻ do Thái dương sinh ra tức là nói về phía trong quẻ.
Muốn có một trục phân chia tinh bàn ra hai phần âm và dương, bên âm là các quẻ do Thái âm sinh ra, và bên dương là các quẻ do Thái dương sinh ra tức là nói về phía trong quẻ.
Múon có một trục phân chia tinh bàn ra hai phần âm và dương cả về phương diện tính chất và nguồn gốc, cổ nhân đã lấy trục dần thân để có thể dung hòa được cả hai phương diện trong và ngoài quẻ ấy.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 140
Trục dần thân như vậy chia 64 quẻ ra làm hai, bên âm có 27 quẻ do Thái âm sinh, với 5 quẻ do Thái dương sinh, nhưng thiên về âm từ 3 đời-bên dương có 27 quẻ do Thái dương sinh, với 5 quẻ do Thái âm sinh, nhưng thiên về dương từ 3 đời.
Với cách phân chia như vậy thì tại cung dần và cung thân phải là hai nơi có các quẻ tự nó đã quân bình về âm dương rồi, vì 2 cung này đứng ngay trên trục phân chia.
Điều kiện này đã đạt được khi ta biểu tượng 12 tháng bằng 12 quẻ dịch như sẽ nói dưới đây.
Ơ dần sẽ là quẻ Thái và ở thân là quẻ Bĩ chỉ rõ hai phía trong ngoài, các hào dương và âm mỗi tháng sinh thêm một hào ở phía dưới, hào trên cũng sẽ rung đi sau. Quẻ khôn đặt ở hợi là cực âm, nhất dương sinh từ cung tý cho đến dần là tam dương khi thái, như thường vẫn nói vậy.
Tóm lại như trình bày trên, hai trục dần thân và sửu mùi là 2 trục quân bình quan trọng nhất trong Tử vi, sẽ được dùng đề an một số rất nhiều sao chính tinh và bàng tinh.
Nhất là trục dần thân, với sự phân chia âm dương tinh vi trên 2 phương diện, sẽ được lấy làm căn bản cho việc an chính tinh.
Điều cần chú ý nhất là sự khác biệt giữa hai trục này:
Trục dần thân là tục phân chia tinh ban ra làm 2 phần, một phần âm và một phần dương.
Trục sửu mùi là trục quân bình nhưng phân chia tính bàn ra làm 2 phần âm và dương trên phương diện thời tiết.
Kết quả của sự khác biệt đó về sự đồi trục của các sao là như sau:
Sao nào cũng gồm có hai phần âm và dương, hai phần này lúc nào cũng đang tăng hay đang giảm:
Trục dần thân
Bên dương Bên âm
Sao phần dương đang lên bằng Sao phần âm đang lên
Sao phần âm đang xuống bằng Sao phần dương đang xuống
Trục sửu mùi
Bên lên Bên xuống
Sao phần dương đang lên bằng Sao phần dương đang xuống
Sao phần âm đang xuống bằng Sao phần âm đang lên
Chính vì sự khác biệt đó mà cùng một sao quân bình với sao đối ảnh của mình qua 2 trục này, mỗi đối ảnh mang một ý nghĩa khác.
Hai thế quân bình này là hai thế quân bình chính (một do tháng, một do ngày) chi phối toàn thể các sao quan trọng trong số Tử vi.
PHẦN HAI CHÍNH TINH
Chính tinh có 24 sao chia ra làm hai vòng: vòng Tử vi và vòng Thiên phủ. Đây là những sao chính của lá số, định cách cục của cả một đời người, nên chúng ta cần tìm hiểu rõ ý nghĩa của các sao này.
Vấn đề cực kỳ khó khăn và phức tạp, khó mà có thể trình bày một cách khoa học và đầy đủ. Cho nên ở đây tác giả cố gắng chỉ ghi lại những kết quả của việc nghiên cứu với những lời giải thích nếu cần, chứ không thể lý luận từ A đến Z để đi lến những kết quả kể trên.
Trước hết vì lẽ tất cả các sao chính tinh đều an theo Tử vi, nên ta có thể coi như vậy khi giải thích được ý nghĩa của Tử vi thì ý nghĩa của các sao kia sẽ theo đó mà có thể tìm ra dần.
Vì vậy trong phần nhất ta sẽ bàn về Tử vi và Thiên phủ. A. TỬ PHỦ VÀ NHẬT NGUYỆT
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 141
Chúng ta hãy dựa vào cách an các sao Tử Phủ Nhật Nguyệt để tìm hiểu xem đó là những tinh tú nào hay cái gì.
Chữ nhật nguyệt tức thái dương và thái âm làm ta có ý nghĩ cho rằng 2 sao này là mặt trời và mặt trăng, nhưng sự thật không phải. Dựa vào các nhận xét sau đây, ta sẽ tìm dần ra tính cách của các sao này.
Nhận xét 1:
a) Đối trục: Thiên phủ và Tử vi bao giờ cũng đối nhau qua trục dần thân. Thái dương và Thái âm bao giờ cũng đối nhau qua trục sửu mùi.
b) Vận hành. Do sự đối trục đó mà tứ Phủ bao giờ cũng đi ngược Tử vi và Thái dương tiến theo chiều thuận.
Thiên phủ và Thái âm tiến theo chiều nghịch. Kết luận:
Do vận hành nghịch nhau nên ta có thể đoan quyết là Nhật Nguyệt không phải là mặt trăng mặt trời, mà cũng không phải là những tinh tú hiện hữu trên trời… Lý do là đối với địa cầu không có sao nào lại di chuyển từng ngày ngược chiều nhau cả.
Do ở hai trục sửu mùi và dần thân mà ta đã biết là 2 trục quân bình âm dương, chúng ta có thể luận xem Tử Phủ vốn không phải là tinh tú thì là cái gì.
Trục sửu mùi là trục quân bình về thời tiết, chia tinh bàn làm 2 phần, mà các tháng đối nhau có độ nóng lạnh luôn luôn bằng nhau tức quân bình với nhau.
Trục dần thân là trục quân bình về â dương, chia tinh bàn ra làm 2 phần mà các tháng đối nhau có độ âm dương luôn luôn quân bình nhau.
Vậy Tử Phủ và Nhật Nguyệt là 2 loại sao từng đôi quân bình nhau trên phương diện âm dương, nhưng mỗi loại âm dương có một tính cách khác mà ảnh hưởng đối với ta đều quan hệ cả.
Một cái biểu tượng cho âm dương cách, do lý thuyết mà ra, một cái biểu tượng cho âm dương cách thực sự mà địa cầu nhận được.
Tóm lại 4 sao đó có thể chắc chắn không phải là tinh tú mà chỉ là “những biểu tượng của Âm dương mà ta nhận được của vũ trụ mà thôi”. Kết luận đó có thể chấp nhận được, vì tất cả khoa học của ta xưa chỉ là khoa học về âm dương và ngũ hành, thì lấy âm dương tính của vũ trụ mà ta nhận được làm các sao chính, chi phối đời ta, số mạng ta là điều hợp lý lắm rồi.
Còn thời tiết bốn mùa, nóng lạnh là những thực thể có ảnh hưởng trông thấy đến ta thì ảnh hưởng của các cái đó đến số mạng ta cũng lại là điều chắc chắn nữa.
Duy có âm dương tính quân bình qua trục dần thân còn chưa rõ, ta hãy xem nhận xét hai. Nhận xét 2:
Sao Tử vi được an một cách rất đặc biệt như:
a) Ngày mồng hai: (hay 3. 4. 5) tùy cục đóng ở dần và những ngày giữa tháng đóng ở thân. Nhật Nguyệt thì đóng ở tỵ và hợi ngày rằm.
b) Tiến từng ngày: Sau đó Tử vi tiến từng ngày một trong tháng, từ mồng một đến 30 vận hành được đụnh theo ngày trong tháng.
Kết luận:
Do nhận xét này ta có thể kết luận rằng cái âm dương tính do các sao Tử Phủ biểu tượng là bắt nguồn từ ở mặt trăng mà ra.
Vì trong mục Thiên văn đã nói ở trên, trong vũ trụ chỉ có mặt trăng là một tinh tú có chu kỳ 30 ngày. Vả lại mặt trăng mặt, trời là 2 sao gần ta nhất, ảnh hưởng đối với ta mạnh nhất, các sao này định âm dương tính cho đời ta là hợp lý.
“Tóm lại Tử vi và Thiên phú là những biểu tượng của âm dương tính trong vũ trụ mà ta nhận được khi sinh, âm dương tính này là do vị trí của mặt trời mặt trăng đối với ta mà ra”.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 142
Để xác định kết luận trên chúng ta hãy vẽ bản đồ vận hành của mặt trăng trong một tháng.
Ngày mồng một mặt trăng ở giữa mặt trời và quả đất, âm dương độ ta nhận được quân bình nhau nhưng dương độ bị che kính nên yếu nhất, âm độ cũng vậy.
Mồng hai mặt trăng tiến một bước để lộ mặt trời ra, dương độ tăng một ít. Các ngày sau dương độ tăng dần cho đến ngày rằm thì âm dương độ lại quân bình nhau nhưng cả hai đều mạnh nhất.
Vì lẽ đó nên ta phải đặt ra Tử vi trên tinh bàn sao cho biểu tượng được các sự thay đổi ấy. Chúng ta chưa nói ngay việc đó ở đay được vì còn có chuyện ngũ hành của cục thay đổi vị trí
đó đi ít nhiều, và còn có vấn đề ngày âm dương làm Tử vi biến ra Thiên phủ và Thiên phủ biến ra Tử vi (hay nói đúng hơn à sang đóng ở chỗ Tử vi) nữa. Điểm sau này làm xác thực thêm tính cách âm dương của các sao này.
Nếu cứ tiếp tục các nhận xét trên để đi dần đến kết quả chính là: “Chính tinh không phải là tinh tú thật mà chỉ là các biểu tượng của âm dương mà ta gọi là Âm Dương Cách của vũ trụ lúc ta sinh ra đời, tác giả sẽ không dùng phương pháp phân tách nữa mà thay thế bằng phương pháp tổng hợp, trình bay ngay kết quả đã tìm thấy để rồi giải thích dần dần.
1. TỬ VI VÀ THIÊN PHỦ
Nay chấp nhận kết quả trên là: “Các sao Tử vi Thiên phủ chỉ là biểu tượng cho âm dương cách của vũ trụ mà ta nhận được trong giờ sinh”.
Dùng chữ cách vì lý do biểu tượng có 2 chiều như vị trí mặt trời mặt trăng đối với địa cầu, chứ không phải một chiều mà chữ tinh hay chữ độ có thể dùng được.
Nếu không kể đến ngũ hành thì với tinh bàn 12 cung, nghĩa là chúng ta chỉ có 12 cách biểu tượng, ta vẫn có thể cho sao Tử vi tiến 2 ngày một cung, bắt đầu từ dần đi thuận đến mão thình v.v…. là ta đã được 21 ngày và với một vài nơi tiến chậm một chút (như 6 cung Tử vi đi 3 ngày một cung và 6 cung Tử vi đi 2 ngày một cung) là ta có đủ 30 ngày cho tháng rồi.
Như vậy âm dương cách có thể được biểu tượng bằng 12 cách tức 12 cung. Các cung này nếu coi như là tháng thì mỗi cung được biểu tượng bằng một quẻ dịch như sau:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 143
Đây là các quẻ dịch biểu tượng cho 12 tháng trong một năm theo Kinh Dịch: Cung tý tháng 11 là quẻ Phục
- sửu - 12 - Lâm
- dần - 1 - Thái
- mão - 2 - Đại tráng
- thìn - 3 - Quải
- tỵ - 4 - Càn
- ngọ - 5 - Cấn
- mùi - 6 - Độn
- thân - 7 - Bĩ
- dậu - 8 - Quan
- tuất - 9 - Bác
- hợi - 10 - Khôn
Tử vi đứng ở cung nào tức là được biểu tượng bằng quẻ đó.
Phú đã có câu: “Tử vi cường hãm cung giải cứu chi uy lực toàn vô”. Sao Tử vi ở hai cung hãm là thình tuất không có uy lực để giải cứu cái xấu. Và câu: “Tử vi đáo ư nhân địa (thìn tuất) hà vọng khô miêu chi khả sinh”. Nghĩa là thìn tuất thì có mong gì cỏ non đã bị cháy khô còn sinh lại nữa.
Thìn Tuất là hai quẻ Quải và Bác.
Quải là hung nguy. Bác là Rơi rụng. Hai quẻ xấu tương hung.
Còn Tử vi đắc địa ở hai cung dần ngọ là hai quẻ Thái và Cấn là những quẻ tốt.
Vấn đề các chính tinh là những biểu tượng của âm dương được xác định qua bảng miếu vượng đắc hầm một cách rõ ràng.
Chỉ cần xem qua bảng này ta cũng thấy ngay vấn đề sáng tối của các sao. Không tùy thuộc ngũ hành một chút nào.
Các sao thường vượng ở hai cung đối nhau, nghĩa là hai cung mà hành khí khắc nhau. Như mão dậu là mộc và kim, như tý ngọ là thủy và hỏa. (Cự Cơ mão dậu, Phá quân tý ngọ là những nơi miếu).
Một sao có thể tốt ở cả hai nơi thủy và hỏa, thì bản chất sao đó chắc chắn không phải ở ngũ hành.
Sự miếu hãm ở các cung đối nhau cho ta thấy ngay rằng vấn đề quan trọng là ở chỗ quân bình, mà quân bình là thuộc về âm dương, vì vậy bản chất của các sao nhất là chính tinh phải là âm dương vậy.
Nhưng như vừa nói ở trên, nếu không có ngũ hành của cục xen vào, thì ta thấy chỉ có một cách an sao Tử vi là theo ngày trong tháng như đã nói ở trên.
Vận hành của Tử vi đi đều đều qua các cung theo chiều thuận.
Nhưng với ảnh hưởng của ngũ hành do cục số mang lại, ta đã thấy cổ nhân an sao Tử vi mỗi cục theo một cách.
Vậy cổ nhân đã dựa vào đâu mà đặt ra 5 lối vận hành như vậy, hành của các cục nguyên do là tự đâu mà có thể có ảnh hưởng đến vị trí các biểu tượng âm dương kia được.
a) Giả thuyết
Ta hãy thử đặt các giả thuyết đó có thể được.
Trước hết ta hãy hỏi: “Tại sao Hỏa cục là 6, Thổ là 5, Kim là 1, Mộc là 3, Thủy là 2”.
Ngũ hành là khí lưu hành trong vũ trụ, tại sao ảnh hưởng của khí đó lại biến vận hành của Tử vi và chính tinh, tức là các biểu tượng âm dương cách ra thành những chu kỳ 6 ngày 5 ngày như thế.
Cổ nhân đã lấy đâu ra các con số đó.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 144
Giả thuyết 1: Lấy các số ở Hà đồ ra chăng. Chắc là không phải. Vì theo Hà đồ thì: Mộc: 3, Kim: 4, Thổ: 5, nhưng Hỏa: 2, Thủy: 6
2-7 Hỏa
3-8
Mộc
5-10
Thổ 4-9
Kim
1-6 Thủy
lại.
Nếu ba con số của các cục Mộc Kim Thổ đúng thì hai số của Thủy và Hoả cục lại ngược hẳn
Điều này đủ cho bác hẳn giả thuyết này. Vả lại ví thử có lấy ở Hà đồ ra thật thì cũng khó mà
giải thích cho hợp lý.
Giả thuyết 2: Đặt các số cục như vậy là để cho Hành của cục vượng ngày mồng một chăng. Nhưng: Hoả lục cục mồng 1 Tử vi ở dậu là Kim
Thổ ngũ - ngọ là hỏa Kim tư - hợi là thủy Mộc tam - thìn là thổ Thủy nhị cục - sửu là thổ
Mồng 1 Tử vi toàn ở các cung mang hành khác với hành cục, có khi lại khắc nữa. Nên giả thuyết này cũng không thể chấp nhận được.
Giả thuyết 3: Hành của cục ảnh hưởng mạnh hay yếu đến hành của các sao chăng. Tỉ dụ Hoả cục sinh Thổ, Tử vi là thổ nên ảnh hưởng của cục mạnh.
Sở sinh giả tướng nên cục mạnh, chu kỳ lớn là 6.
Thổ cục hợp với thổ Tử vi, ảnh hưởng vẫn mạnh nhưng kém một chút: Kim cục bị thổ Tử vi sinh: Sinh ngã giả hưu, nên lấy số 4.
Mộc cục khắc thổ Tử vi: Ngã khắc giả tử, nên chu kỳ 3.
Thủy cục bị thổ Tử vi khắc: Khắc ngã giả tù, nên lấy chu kỳ 2.
Nói thế kể cũng hợp lý, vì ảnh hưởng càng mạnh thì cục số càng lớn.
Nhưng tiếc thay tất cả 14 chính tinh không phải mang hành thổ cả, mà còn có đủ cả các hành khác, ấy thế mà vận hành của các sao này in hệt vận hành của Tử vi. Giả thuyết này cũng không đúng.
Giả thuyết 4: Hành của cục là ảnh hưởng của 5 hành tinh Thủy Hoả Thổ Kim Mộc chăng.
Ta có thể nghĩ như vậy được lắm, vi khi đã đặt tên cho năm hành tinh này 5 tên đúng là của ngũ hành, thì dù chưa hiểu tại sao các sao này có tên đó và mang tính chất đó, chúng ta cũng có thể nghĩ rằng: “Năm nào địa cầu đi gần hành tinh nào nhất thì ảnh hưởng của hành tinh đó bao trùm mặt đất và ta ở trong cục mang hành đó.
Tiếc thay với sự hiểu biết về thiên văn của chúng ta ngày nay, biết rõ vận hành của các sao này đến sao kia theo thứ tự Ngân đăng giá bích câu như thế được.
Giả thuyết 5: Hành của cục mang tần số ba động của khí vũ trụ chăng. Với giả thuyết này ta đã có vẽ như đã gần đến sự thật.
Vì ngũ hành nạp âm là ngũ hành do âm thanh, mà âm thanh là sự rung động được truyền đi trong không bằng các làn sóng có ba trường (longeur d’onde) dài ngắn tùy ở tần số (fréquence) của sự rung động nhỏ hay lớn như trong mục nói về ngũ hành nạp âm đã trình bày rồi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 145
Với giả thuyết ấy nay ta đứng ở địa cầu nhìn một vì sao trong một đêm nào đó, đêm mồng ba chẳng hạn, nếu ê-te (éther: khí vũ trụ) không giao độ động ta nhìn thấy vì sao như một điểm sáng đứng ở vị trí ngày mồng 3 nếu ête giao động ta sẽ thấy sao ấy rung chuyển không phải là một điểm ở vị trí ngày mồng ba nữa, mà nhoè ra thành một vệt sáng dài bao trùm qua cả vị trí của mồng 2 (nếu là thủy cục) hay cả mồng hai và mồng 4 nếu rung động mạnh ba trường dài hơn (nếu là mộc cục) cứ thế tiếp cho đến hỏa cục là khi sự giao động của ê-te mạnh nhất làm vì sao trùm lên cả thảy 6 ngày.
Cách giải thích này ta có thể tỉ dụ như đứng trên bờ một hồ nước nhìn bóng một vì sao.
Nước im thì sao đứng im như một điểm sáng ở vị trí nhất định của nó. Nhưng nếu ta lấy một cây gậy đập vào mặt hồ làm nước hồ gợn sóng lên, bóng sao sẽ nhoè ra, và sóng càng mạnh thì vết nhoè càng lớn.
Cách giải thích trên tiếc thay đem áp dụng vào trường hợp các cục trong Tử vi lại cũng không được.
Vì lẽ mặt trăng đi vòng quanh địa cầu mỗi vòng 360 mất 30 ngày tức là mỗi ngày đi 12 độ.
Nói rằng ê-te có thể giao động mạnh đến nỗi làm bóng trăng nhoè ra đến 6 ngày tức là 6x12:
72 độ, một góc quá lớn, là điều không tưởng tượng được (vì với hỏa cục Tử vi phải 6 ngày mới tiến một cung).
Tóm lại cả năm giả thuyết nêu trên đều không thể chấp nhận được. Không biết còn giả thuyết nào dựa vào cá tính của ngũ hành hợp lý hơn nữa mà ta chưa nghĩ đến chăng.
Tác giả cũng có đặt thêm một vài giả thuyết khác nữa nhưng không tìm được một giả thuyết nào thỏa đáng cả.
Và cuối cùng mới nghĩ rằng: “Tử Phủ là biểu tượng của âm dương. Nhật Nguyệt cũng vậy, thì làm sao ngũ hành có thể ảnh hưởng được, đến các vật âm dương đó nếu chính ngũ hành không có âm dương tinh của riêng nó.
Vì vậy nên mới đi dần đến lời giải thích lấy làm kết luận sau đây:
b) Kết luận.
Nói về âm dương, khi định nghĩa thế nào là âm dương, cổ nhân ddax nói rõ: Am là đàn bà dương là đàn ông
- mềm - cứng
- đất - trời
- tối - sáng
- tĩnh - động
- nước - lửa v.v…
Tức là thủy hỏa đã được liệt vào loại âm dương rồi, vì như vậy nghĩa là tự nó có âm dương tính.
Am dương tính của ngũ hành có thể tìm thấy ngay trong việc đặt vị trí của nó trong địa bàn và như ta đã biết:
Thủy sinh ở thân lộc ở hợi vượng ở tý
Mộc - hợi - dần, - mão
Hỏa - dần - tỵ, - ngọ Thổ phụ hỏa nhi sinh ở tỵ, - ngọ Kim sinh ở tỵ - thân, - dậu
Như sơ đồ sau đây là ghi nơi ngũ hành đó lộc ở nơi nào, lộc là mạnh nhất. Trong địa bàn cường độ của dương mạnh nhất là ở tỵ và yếu nhất là ở hợi
Do đó ta có thể xếp ngũ hành về cường độ của dương tính theo thứ tự sau đây: Nhất là hoả nhì là thổ ba là kim bốn là mộc năm là thủy
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 146
W Như vậy các cục sẽ có ảnh hưởng là mang thêm được
Ko tính vào cho các chính tinh làm đổi hình thể của các sao này đi và rời vị trí đi nơi khác.
Muốn hiểu việc rời vị trí này ra sao ta cần phân biệt hai trường hợp vị trí các ngày đầu tháng và vị trí các ngày sau.
Ngày đầu tháng:
TM Như vậy ngày mồng 1 đáng lẽ Tử vi đóng ở dần là nơi cường độ âm dương quân bình nhau và cùng nhỏ
nhất, thì nay bị ảnh hưởng của âm dương tính do cục mang lại phải dời sang các vị trí biểu tượng sự thăng thêm dương độ lên từng bậc.
Ngũ hành có 5 bậc khác nhau, muốn phân biệt năm bậc ấy ta phải cần đến ít ra là 5 cung.
Am dương độ cao nhất của thiên bàn như ta đã biết là ở cung thân. Xin lưu ý, đây là nói về sự kiện thực do vị trí của mặt trăng mặt trời đối với địa cầu, chứ không phải nói về quẻ. Sự kiện đó được gọi bằng âm dương độ.
Từ đó dương độ giảm dần qua dậu tuất hợi v.v… cho đến dần là độ thấp nhất.
Như vậy nếu lấy mỗi bậc là một cung. Và làm sao cho đến ngày ảnh hưởng âm dương của cục hết, Tử vi vừa đi đến cung dần, là nơi vốn quân bình nếu không có cục, thì ta phải đặt ngày mồng một của:
Thủy cục ở cung sửu (dần lui lại 1 bậc) Mộc cục – tý ( 2 )
Kim cục – hợi ( 3 ) Thổ cục –tuất ( 4 ) Hỏa cục – dậu ( 5 )
Đúng như cách sắp xếp của cổ nhân, người đặt ra số Tử vi vậy.
Được ngày mồng một rồi thì các ngày khác mỗi ngày một cung tiến lên cho đến cung dần, với điều kiện ngày âm là Thiên phủ ngày dương là Tử vi (- âm đầy là ngày đồng loại với số cục, cùng chẳn hay cùng lẻ). Như hoả cục ta có:
Các ngày có ghi chữ a là ngày âm, Tử vi biến ra thành thiên phủ. Vận hành sau mấy ngày đầu tháng.
Am dương tính của cục bắt nguồn từ ngũ hành, đã làm độ âm dương của vũ trụ tăng lên, thành ra ngày mồng một với hoả cục đáng lẽ Tử vi đóng ở dần nay tăng lên 5 bậc thành ra đóng ở dậu.
Sự tăng dương độ này không được thực hiện về phía chiều thuận, nghĩa là tưng một độ dương từ dần ta phải rời sang mão, rồi thình v.v… mà lại thực hiện về chiều nghịch là tại sao.
1
2 o
6 5 4 o 3
Dưới cổ nhân định là trong (nội) Trên cổ nhân định là ngoài (ngoại)
Phải đặt ta vào cương vị của cổ nhân mà xét âm dương tinh dưới con mắt của cổ nhân nghĩa là qua các quẻ của kinh dịch thì mới hiểu được vấn đề.
Khởi đầu ở cung dần ta có quẻ Thái, 3 hào âm ở trên,
3 hào dương ở dưới.
Muốn biểu tương sự tăng cường độ dương của vũ trụ, thì ta phải cho quẻ trong, tức là các hào ở phía dưới đều biên dần sang từ âm sang dương.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 147
Vì vậy nên ta đi dần dần. Sửu, dần, mão, thìn
Nghĩa là bản chất của vũ trụ được tăng dương độ dần dần.
Nay vì ngũ hành của cục mang thêm độ dương tới, độ dương này phải coi như ở ngoài thêm vào bản chất chính của vũ trụ, cho nên sự tăng giảm của cục đó phải được biểu tượng bằng các hào ở ngoài quẻ tức là phía trên.
Vì vậy nên khi muốn biểu tượng ảnh hưởng nhiều ít do cục mang lại, ta nên dùng các quẻ về chiều nghịch từ dần tới thân qua sửu tý hợi. Ví thử mồng 1 ở dậu ta có quẻ.
Sang mồng hai ở tuất có quẻ dương độ giảm dần đi không phải vì ảnh hưởng của hỏa cục giảm là mà vì dương độ của vũ trụ tăng mỗi ngày một hào dương, các hào dương ở trong này quân bình dần với các hào dương ở ngoài làm cho dương độ của hỏa cục như bị giảm dần đi mỗi ngày 1 bậc cho đến ngày mồng sáu mới hết.
Tóm lại là phải tiến 5 ngày mới đủ để xóa hết ảnh hưởng của hỏa cục: những ngày đầu tháng vì vậy được sắp xếp như trên để phân biệt 5 loại cục.
Với các ngày sau từ mồng 7 trở đi với hỏa cục, mồng 4 với mộc cục v.v… âm dương độ sẽ tăng dần với vận hành của mặt trăng và dãy sao Tử vi sẽ đi như thế nào.
Vì sự sắp xếp 5 hành thành 5 bậc mỗi bậc 1 cung và mỗi cung biến 1 hào là một ngày, như đã định cho các ngày đầu tháng, nên từ sau cung dần trở đi, mỗi ngày cũng sẽ được biểu tượng bằng 1 hào biến nghĩa là 1 cung chứ không phải 2 ngày 1 cung hay 3 ngày 1 cung như ta đã ước tính sơ lúc chưa kể đến cục.
Như vậy nghĩa là với hóa cục mồng 6 ở dần thì mồng 7 ta phải tiến sang mão, mồng 8 sang thìn mồng 9 sang tý v.v… là hợp lý chứ gì ? Không. Ta không thể làm như thế được vì lẽ là: “Ảnh hưởng của cục không phải chỉ có một lần, mà ngày nào cũng có”.
Từ đầy ta phải biểu tượng sự thay đổi thật sự của bản chất âm dương cách do vũ trụ mang đến cho ta.
Ta phải tìm ra định luật cho vận hành của sao Tử vi để mà áp dụng.
Mỗi ngày thêm ta có thể cho 1 hào âm ở trong biến thành dương không ?
Không. Ta không thể làm như vậy vì ảnh hưởng của hỏa cục là bằng 5 bậc bậc tức 5 cung, 5
ngày; nay biến một hào dương thì mới chỉ bớt được 1 ngày thôi.
Muốn biểu tượng Tử vi tăng 1 hào dương thì ta phải có 6 ngày: 5 ngày để quân bình các hào ngoài của hỏa cục, và 1 ngày còn lại làm tăng 1 hào dương ở trong.
Nghĩa là muốn cho Tử vi tiến 1 cung thì phải 6 ngày mới đủ. Cho nên mồng 1 ở dậu thì phải 6
ngày nghĩa là đến mồng 7 Tử vi mới có thể tiến 1 cung từ dậu sang tuất.
Và mồng 6 ở dần thì phải 6 cộng 6 = 12 đến ngày 12 mới tiến sang mão được. Với các cục khác cũng thế, và luật vận hành của Tử vi sẽ là:
“Phải một số ngày bằng số cục Tử vi mới tiến được 1 cung”. Đúng như cách an sao Tử vi cổ nhân vậy.
Xét kỹ ra việc chia 5 bậc ngũ hành ra làm 5 cung mỗi bậc một cung và việc lấy tăng độ của vũ trụ mỗi ngày một cung, hai điều đó có thực là hợp lý và đúng với thực tế không ?
Nói về hợp lý thì việc cho mỗi bậc ngũ hành là 1 cung là điều ta có thể làm được vi fđó chỉ là biểu tượng. Ta có thể biểu tượng mỗi bậc à 2 cung, là 3 cung là nửa cung tùy ý, nhưng 1 cung là giản tiện nhất để giúp ta biểu tượng sự khác biệt giữa các hành, thì lấy 1 là hợp lý. Còn việc biểu tượng cho sự tăng độ mỗi ngày là 1 cung có hợp lý không ?
Vì chỉ có 12 cung mà những 30 ngày. Nhưng nhân vì có cục, nên với định luật vừa tìm thấy dù với thủy cục là nhỏ nhất ta cũng đã phải có 2 ngày mới tiến được 1 cung thì cách định vận 1 ngày 1
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 148
cung là có thể được. Hơn nữa có thế mới phù hợp với việc ta đã cho các ngày đầu tháng sắp xếp mỗi ngày tiến 1 cung.
Vì vậy việc tiến, mỗi ngày một cung là hợp lý.
Hợp lý là một chuyện nhưng như vậy có đúng với thực tế không ?
Nghĩa là thật sự ra có phải cường độ âm dương cả một ngày di chuyển của mặt trăng có thực sự bằng một bậc âm dương độ ngũ hành không ?
Điều đó thực ra chúng ta ngày nay khó lòng mà biết được, mà cả ngay cổ nhân xưa cũng chưa chắc đã có một căn bản gì chính xác để có thể định quyết như vậy được.
Vấn đề vả lại không phải là ở chỗ độ âm dương của ngũ hành có bằng độ âm dương của mỗi ngày di chuyển của mặt trăng không, vì lẽ những độ này không phải là những thực thế, bằng hay không mà biết được.
Vấn đề chính là ở chỗ sau khi đã chế tạo ra các sản phẩm của lý trí đó với ý nghĩa hình thể vóc dáng như vậy để đi đến những luật vận hành như trên, các sản phẩm đó với vị trí như vậy trên lá số Tử vi có giúp ta biết được đúng số mạng của những người có cao số ấy không, hay là sai.
Cứ như thiển ý thì có lẽ người xưa sau khi tin chắc rằng âm dương cách của vũ trụ đối với số mạng con người là có ảnh hưởng quyết định rất lơn đã tìm cách diễ tả ảnh hưởng đó ra thành một lá số với các biểu tượng như vậy dưới hình thức là các tinh tú bằng rất nhiều cách sắp xếp khác nhau.
Các cách sắp xếp và vận hành nào xét ra hợp lý nhất đã được chọn và sau đó đem ra áp dụng vào số mạng của con người, hầu lấy kinh nghiệm để kiểm soát và xác định lại nhiều lần, cho nhiều người cho đến khi thấy cái nào đúng nhất mới lấy cách đó làm phương pháp mà thôi. Phương pháp đó tất nhên lại được kiểm soát với hàng vạn hàng muôn người, nhiều năm, nhiều đời, để rồi sửa đổi dần lại mãi cho đên khi thấy thật là đúng, thật là đáng tin mới lưu truyền cho ta đến tận ngày nay.
Và ngày nay chúng ta cũng có quyền và bổn phận kiểm soát lại các lưu truyền đó hầu cũng góp phần nào vào với cổ nhân các đời trước để làm cho khoa lý số này được đúng thêm.
c) Áp dụng vào đoán số
Như trên ta vừa nói, vấn đề các chính tinh ấy là tinh tú, là mặt trăng hay là biểu tượng gì đi nữa cũng không quan hệ gi, điều cốt yếu là vào trong lá số các chính tinh ấy vận hành như vậy có diễn tả được đúng ảnh hưởng của vũ trụ đến số mạng của ta không ?
Đã đành là việc diễn tả được đúng nhiều hay ít là còn do kinh nghiệm thực tiễn cho ta biết, nhưng trên phương diện lý thuyết sự đúng ấy chỉ có thể có được là khi sự áp dụng vào các lá số của các biểu tượng ấy phải trước hết hợp với lý trí đã.
Nếu nghịch lý thì tất nhiên không thể nào có thực nghiệm nào chứng minh nổi sự đúng của nó được.
Vì vậy sau khi đã hiểu được ý nghĩa của các sao Tử vi Thiên phủ như vậy rồi ta đem áp dụng vào lá số ra sao.
Với các sao khác như trung tinh, bàng tinh thì đóng ở cung nào tức là có ảnh hưởng mạnh nhất đến cung đó của thiên bàn, vì các sao này được coi như là một tinh tú mà khi ta sinh ra đời có vị trí ở vào hướng đó trên quỹ đạo.
Tỉ như thân ta ở cung mão mà ngay trong cung mão có sao Thiên hình thì tức là sao Thiên hình trong vũ trụ đứng về phương mão của quỹ đạo nên chiều thẳng đến ta, có ảnh hưởng mạnh nhất vậy.
Còn nếu thiên hình đóng ở các cung đối chiếu cũng chiếu thì ảnh hưởng giảm đi chút ít nhưng vẫn có như ta đã giải thích ở chương trên.
Với Tử Phủ thì không thế.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 149
Vì các sao này không phải là những tinh tú thật mà có vị trí thật trên thiên bàn.
An Tử vi ở cung mão không có nghĩa là thật sự trên cung mão có một cái gì đứng ở đó dù là biểu tượng đi chăng nữa.
Tử phủ Nhật nguyệt dù đứng ở cung nào cũng chỉ là biểu tượng cho âm dương một âm dương cách của vũ trụ mà ta nhận được (vì còn phải qua ngũ hành của vũ trụ mới đến ta) vào lúc ta ra đời.
Thành ra khi đoán số ta phải hiểu như thế nào? Trước hết hãy nói về Tử vi
Tử vi đóng ở cung mệnh.
Ví thử mệnh ta đóng ở cung mão, tại sao ảnh hưởng của Tử vi đến ta lại mạnh nhất được. Đến đây muốn hiểu được vấn để ta lại phải trở lại kinh dịch.
Cường độ âm dương của vũ trụ như ta đã nói ở trên được biểu tượng trên lá số bằng 12 cách khác nhau ở 12 cung.
Mười hai cách đó không phải chỉ khác nhau ở độ cao thấp nhiều ít như nhiệt độ chẳng hạn mà còn khác nhau ở cách sắp xếp các hào âm dương vì vậy nên ta mới gọi là âm dương cách, chứ không gọi là âm dương độ hay tinh.
Mệnh ở cung mão tức là khi ta sinh ra đời, bản chất âm dương của ta được biểu tượng bằng quẻ đại tráng quẻ của tháng mão.
Lẽ tất nhiên hai hình thể giống nhau in hệt, thế phù hợp với nhau tuyệt đối và bao nhiêu âm được tinh của vũ trụ ta đều thâu nhận được hết và bản chất của ta được tăng lên gấp đôi, vững mạnh hơn nhiều.
Có thể lấy một tỉ dụ đơn giản cho dễ hiểu.
Ví thử ta là một màn ảnh, vũ trụ là cái máy chiếu bóng.
Khi ta sinh ra, bản thể của ta là một hình chữ nhật gồm ba phần đều nhau từ trên xuống dưới là các chất có màu xanh, vàng và đỏ.
Nay ta cho máy chiếu phim chiếu hình vào ta.
Nếu hình chiếu là các hình tròn hay vuông có nhiều màu, ta sẽ hiện thành như ảnh loang lỗ. Nhưng nếu ta cho chiếu một hình chữ nhật cũng có ba màu xanh, vàng đỏ chia đều theo thứ tự
như trên và cũng to bằng hình ta, thì ta sẽ được hiện nguyên hình ra mà độ màu sáng của mỗi phần đều tăng gia, vũ trụ bên ngoài đã hoàn toàn hợp với ta, lại còn trợ giúp cho mọi phần của ta được tăng sức, đều có lợi cho đời sống vận mạng của ta vậy.
Xanh
Vàng
Đỏ
Lá số Tử vi cường Mệnh làm cho mệnh vững vàng, sự phát triển của ta mạnh hơn nhiều, và sự chồng chọi với các hung tinh ác sát cũng tăng gia.
Cho nên đã có câu:
“Mệnh viên bằng ngộ Tử vi,
Dẫu phùng (gặp) nhược địa hạn suy chẳng sờn” Đây là nói về Tử vi đóng ngay cung Mệnh.
Tử vi đối chiếu và củng chiếu.
Với các sao thật hì chính chiếu và củng chiếu đã được giải thích bằng các luật phản chiếu của thiên nhiên luật khoa học.
Với Tử vi ta không giải thích thế được, vì không phải là tinh tú, mà vẫn phải tiếp tục giải thích theo kinh dịch.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 150
Về chính chiếu thì dễ hiểu vì trong 12 quẻ biểu tượng 12 cung, bao giờ cung đối chiếu cũng là một quẻ mang hình dáng tương tự chỉ đổi các hào âm ra dương và dương ra âm thôi.
Anh hưởng của vũ trụ đến ta y như hình thể của ta, các phần tử vật chất và tinh thần cũng như mạng vận của ta đều nhận được ảnh hưởng của vũ trụ một cách hoàn bị, duy ở đây không làm tăng sức của ta lên gấp đôi mà là mang sự quân bình đến cho ta khiến bản chất của ta được quân bình ngay tự lúc sơ sinh và tất cả các phần cấu tạo ra ta cũng đều được quân bình cả.
Như vậy số mạng ta được phù trì một cách êm ả đời ssống ta thất nhiên đẹp hơn, lợi hơn nhiều, Còn củng chiếu tức tam hợp thì vấn đề hơi phức tạp hơn.
Trong trường hợp này ta nhận thấy trong ba cung hợp với nhau bao giờ cũng có một cung sinh
(tức là dừng ở góc) làm cho hai cung kia mang hai quẻ có hình thái giống nhau nhưng đảo ngược lại. Thành ra nếu cung mệnh ta không có sao mà Tử Phủ đứng vào hai cung kia để củng chiếu ta.
Như vậy ảnh hưởng âm dương của vũ trụ cùng ở xa ta một khoảng dài bằng nhau, khi đến ta sẽ cùng giữ nguyên dạng và sẽ tự quân bình nhau bằng sự phối hợp của hai cách âm dương đảo ngược, khiến ảnh hưởng mang lại cho ta là một ảnh hưởng quân bình, giúp cho số mạng thêm vững, đời ta thêm êm ái vậy.
Nếu chỉ có một sao củng chiếu đến ta thì chỉ trừ trường hợp độc nhất là mệnh ta ở trên trục tỵ hợi-(trục xấu nhất trong Tử vi) ra sao đó hình thái giống ta nhưng đảo ngược, quẻ đó sẽ mang lại cho ta một quân bình khác mà tự bản chất ta không có tất nhiên lợi chi số mạng rất nhiều.
Tử phủ giáp.
Hai cách âm dương này đến ta cùng một lúc vì cùng ở ngay bên và có hình thái tự quân bình với nhau sẽ mang lại thêm một quân của vũ trụ đến cho ta, cũng gần như trường hợp củng chiếu.
Tóm lại cả bốn trường hợp: Tử phủ đóng mệnhviên
Tử phủ chính chiếu Tử phủ củng chiếu Tử phủ giáp
Anh hưởng âm dương của vũ trụ đến với ta bao giờ cũng mang lại cho ta hoặc một thế quân bình ta chưa có, hoặc một thế quân bình mới, hoặc tăng độ âm dương của bản thể ta lên, nghĩa là vô cùng lợi cho số mạng của ta vậy.
Không biết rõ ý nghĩa của các sao này thì ta chỉ biết đoán là sao tốt lợi cho số mạng vận hạn ta mà thôi.
Nay đã phân tách kỹ để biết rõ ý nghĩa của các sao này ta mới hiểu vấn đề rất là phức tạp, và khi đoán phải dựa vào ý nghĩa đó mà đoán mới đúng được.
Tỉ như cũng là ở mệnh viên, nhưng Tử vi cho số đàn ông khác, cho số đàn bà khác; cùng là củng chiếu nhưng mện ở cung này khác ở cung kia khác, Thiên phủ khác Tử vi khác, nam nữ khác v.v… thiết tưởng ta rất nên thận trọng trong việc đoán số vậy.
II. NHẬT NGUYỆT.
Dó cách sắp xếp với Tử vi và vận hành định như trên, Nhật Nguyệt gần như biểu tượng cho mặt trăng và mặt trời, vì lẽ ngày rằm cả hai cùng miếu vượng, ngày mồng một cả hai cùng cực hãm.
Sự thực thì cũng vẫn chỉ là những biểu tượng cảu âm dương trên một phương diện khác mà thôi.
Nhật nguyệt đối nhau qua trục sửu mùi, Tử phủ đối nhau qua trục dần thân như ta đã nói ngay ở đầu chương, một trục có thể coi như trục quân bình của nóng lạnh, một trục coi như phân chia âm dương.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 151
Dần thân biểu tượng cho âm dương nên ảnh hưởng rộng trên nhiều phương diện và thấm nhập vào ta lúc , vì bản chất của ta vốn là ở các âm dương cách tương tự mà có.
Còn trục sửu mùi là một trục quân bình của âm dương độ, âm dương độ bằng nhau nhưng bên tăng bên giảm.
Vì âm dương độ này chỉ biểu tượng cho nóng lạnh, nên ảnh hưởng chỉ có trên một phương diện nào đó, rất giới hạn mà thôi.
Và thái dương có thể là biểu tượng của mặt trời, thái âm là đối ảnh qua trục sửu mùi chứ không phải là mặt trăng.
Vì cá tính của Tử phủ và nhật nguyệt khác nhau như thế nên mỗi loại sao có một ảnh hưởng khác nhau đối với ta vậy.
Như:
Về hình dạng: Tử phủ là người bệ vệ, vững vàng đường bệ. Nhật nguyệt là người thanh tú, dễ thương.
Về trí óc: Tử phủ là người đức hạnh quân tử trung hậu, làm điểu quang minh chính đại. Nhật nguyệt thì người thông minh sáng suốt.
Về bản mệnh: Tử phủ là người có số mạng vững vàng, vì Tử phủ có tính cách trừ hung, làm át ảnh hưởng các hung tinh đi (bản chất ta tăng gấp đôi thì ảnh hưởng xấu của các hung tinh có làm hại ta cũng chỉ hại được nửa phần).
Nhật nguyệt là thuộc về thọ yểu.
Về danh lợi: Tử phủ là người có địa vị, có lộc, có quyền uy. Nhật nguyệt chỉ thiên về danh vọng
Về thân quyến: Tử phủ ăn vào ông cha tiên tổ giòng giõi. Về thân thế: Tử phủ hợp với khí huyết, phủ tạng cân cốt. Nhật nguyệt hợp với mi mục da dẻ.
Đại khái sự khác biệt của ảnh hưởng chuyển ra số là như vậy.
Điều chính yếu phải nhớ là đó cũng chỉ là biểu tượng âm dương thôi, chứ không phải là mặt trăng mặt trời.
Đoán về Nhật nguyệt cũng tương tự gần như Tử phủ, nhưng thuộc về hạng nhì. Vì thứ yếu nên có hãm có miếu rõ rệt.
Tử Phủ hãm thì gọi là ở nhàn cung, không có ích không có hại. Nhật Nguyệt hãm thì gọi là hãm, mặc dầu là đệ nhị quý tính. Mà khi đã hãm thì lại xấu cho ta chứ không phải là vô hại.
B. CÁC CHÍNH TINH KHÁC.
1) Ý NGHĨA.
Trong phần trên ta đã ghép luôn Nhật Nguyệt vào với Tử Phủ để cùng nghiên cứu một lúc, là vì với hai tên thái dương thái âm ta thấy hai sao đó trong số 14 chính tinh có thể ghép vào với mặt trời yếu tố chính phát sinh ra chính tinh, để tìm hiểu về vận hành của sao Tử vi.
Vì sự tương liên với nhau của các chính tinh, ta có thể thay vì an Tử vi rồi từ đó tìm ra vị trí các sao khác, thì tìm cách an Thái dương trước rồi từ Thái dương định vị trí của 13 sao kia.
Và nói rộng ra nữa ta có thể đặt ra cách an bất cứ một sao nào trước cũng được, rồi từ đó tìm vị trí các sao kia.
Làm như vậy ta sẽ phát hiện ra nhiều trục khác ngoài hai trục dần thân và sửu mùi. Ta sẽ thay tất cả 6 trục đều có sao đói nhau cả.
Nhưng như ta đã nói trục dần thân thực sự phân chia tinh bàn ra làm hai phần âm dương là phù hợp với địa cầu nhất.
Vì lẽ: Địa cầu của chúng ta lúc nào cũng có hai phần sáng và tối tức ngày và đêm rõ rệt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 152
Anh hưởng của vũ trụ phát ra là một âm dương cách.
Nay, nơi nhận ảnh hưởng đó cũng có hai phần âm dương thì nếu phần dương nhận được ảnh hưởng đó mà ta biểu tượng bằng một quẻ thì phần âm cũng nhận được ảnh hưởng đó mà ta phải biểu tượng bằng một quẻ khác; mà các phần âm và dương đối với phần dương và âm của quẻ kia sao cho quân bình.
Cho nên nếu phần sáng của địa cầu nhận được âm dương cách của vũ trụ là sao Tử vi, thì phần tối sẽ nhận được xũng âm dương cách ấy, mà là sao Thiên phủ.
Thiên phủ như vậy chỉ là đối ảnh của Tử vi trên phương diện âm dương mà thôi.
Và dù ta sinh ở nơi nào trên địa cầu vào bất cứ giờ nào, ta van nhận được ảnh hưởng của cả hai biểu tượng đó.
Xem hình các quẻ trên các cung thì ta thấy Thiên phủ là quẻ của Tử vi mà các hào âm đổi ra dương và hào dương đổi ra âm (nghĩa là sáng đổi ra tối, tối đổi ra sáng) và hai quẻ này đảo ngược lại trên xuống dưới, dưới lên trên (nghĩa là chiều hướng đến địa cầu đổi nhau không cùng một chiều mà là ngược chiều) thì ta thấy rằng: vì địa cầu nhận được cùng một âm dương cách của vũ trụ nhưng từ hai phía lại, nên ta phải biểu tượng âm dương cách đó ra thành hai quẻ Tử vi và Thiên phủ.
Tóm lại bất cứ giờ nào chúng cũng chỉ có hai quẻ biểu tượng cho âm dương cách mà địa cầu nhận được của vũ trụ từ hai phía lại mà thôi.
Vậy các chính tinh khác là cái gì.
Như ta đã từng nói ở trên, các chính tinh không thể là các tinh tú được, vả lại vị trí của những sao này được an định tùy theo vị trí của Tử vi, thì nhất định sao khác không thể không là biểu tượng của âm dương được.
Có điều khác là nếu Tử phủ được biểu tượng bằng 12 quẻ của 12 tháng, nghĩa là các quẻ đơn giản có một phần âm một phần dương, gồm các hào âm đi liền nhau và các hào dương đi liền nhau, cách chính tinh này không thể là những quẻ đơn giản như thế nữa, vì tất cả đều đã ở đây cả rồi, nên bắt buộc phải là những quẻ khác, âm dương xen kẽ, trong những quẻ còn lại.
Một giả thuyết:
Những quẻ này là kết quả của ảnh hưởng âm dương cách vũ trụ Tử phủ đối với quẻ biểu tượng cho tháng mệnh của ta.
Ví thử Tử vi ở sửu biểu tượng bằng quẻ “lâm” thì ở cung tỵ ta có 2 sao Liêm Tham.
Nếu Mệnh ta ở tỵ, thì chính bản thân ta là quẻ cung tỵ, tức là quẻ “càn”: Nay âm dương cách của vũ trụ được biểu tượng bằng Tử vi ở sửu tức là quẻ lâm; ảnh hưởng vũ trụ đối với ta có hợp và có lợi, hay là khắc và có hại, là do quẻ làm có hợp với quẻ càn và có lợi cho quẻ can không hay khắc với quẻ càn và có hại cho quẻ càn.
Chính sự có lợi hay có hại đó được biểu tượng ra thành một quẻ mang tên sao là Liêm trinh.
Ơ đây sự phối hợp giữa quẻ lâm và quẻ càn đó sẽ đưa đến một quẻ xấu, vì cung tỵ là nơi sao
Liêm trinh ở hãm địa.
Còn nếu ở dần hay thân, nơi Liêm trinh miếu thì ảnh hưởng của vũ trụ đối với ta ở nơi đó lại là
tốt.
Am dương cách lại còn được biểu tượng bằng quẻ Thiên phủ ở mão (đối ảnh của Tử vi) tức là
quẻ “đại tráng”, ảnh hưởng này đến phối hợp với quẻ càn của ta để sinh ra một quẻ nữa là Tham lang.
Như vậy mỗi chính tinh sẽ được biểu tượng bằng 12 quẻ và 12 chính tinh còn lại sữ được biểu tượng bằng 12x12 = 144 quẻ, các quẻ này biểu tượng cho 12 sao ở 12 nơi.
Nơi nào gặp quẻ hợp, thành tốt, thì sao đó miếu vượng. Nơi nào gặp quẻ trung bình, thì sao đó đắc địa.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 153
Nơi nào gặp quẻ không hợp, khắc, thành xấu, thì sao đó ở hãm địa.
Nếu chúng ta có thể tìm thấy được 144 quẻ này, hay là biết cách phối hợp giữa 12 quẻ đơn giản với nhau để cấu tạo ra các quẻ mới thì chúng ta có thể hiểu rõ các chính tinh một cách chính xác.
Ta sẽ có thể hiểu tại sao Liêm trinh lại chủ quan lộc, lại biểu tượng cho sự hiếm hoi, lại hóa tù tinh khi bị khắc; tại sao Vũ khúc lại là kim tinh, tại sao lại biểu tượng cho khả năng, vũ chức v.v… và như vậy ta sẽ hiểu thấu đáo khoa Tử vi và khi đoán có nhiều phần tinh được.
Tiếc thay tác giả không có tài liệu sách vở để nghiên cứu về việc đó, các xách hiện có, đã inh không thấy sách nào đủ cho ta tìm hiểu được việc này.
Hy vọng rằng trong các độc giả thích Tử Vi, nếu có vị nào có dịp đi Anh, Pháp, Nhật, Bắc Kinh hay Đài Bắc và có thì giờ tìm kiếm trong các Bảo tàng viện may ra thấy được các cuốn sách có giá trị về Dịch lý để đọc xem và may ra có thấy được chút manh mối nào về việc này thì mới có thể nghiên cứu dần ra được.
Còn bảo rằng chúng ta nay với đầu óc được đào tạo hởi Âu học không quen với những lý luận, những quan niệm, những lề lối suy tưởng của cổ nhân, lại không được đọc nhiều sách của cổ nhân, mà từ ngồi một mình trong phòng cố mò tìm bằng cách đặt ra trăm nghìn giả thuyết thì công phu đó khí hy vọng có người làm nổi và có kết quả hay.
Riêng tác giả, cũng đã tốn nhiều thì giờ và giấy mực để đặt nhiều giả thuyết nhưng vấn chưa đi được đến một kết quả nào.
Vậy để chứng minh một phần nào hữu lý của lý thuyết trên, xinh tạm lấy ra đây một trường hợp đặc biệt để giải thích, hầu độc giả có thể tư đó suy diễn rộng ra và bới được thắc mắc chút nào chăng.
Ta lấy trong hợp Tử vi ở dần; tượng bằng quẻ “Thái” một quẻ có âm dương quân bình. Khi âm dương cách của vũ trụ đã quân bình thì ảnh hưởng của nó đối với ta có thể nói không thể đổi ta tost ra xấu, hay xấu ra tốt; sự quân bình đó chỉ có thể làm tăng giảm sự tốt xấu nguyên ta đã có một chút ít mà thôi.
Với trường hợp này ta sẽ có kết quả sau đây.
Bên các sao ta viết quẻ biểu tượng và các sao nam hạn kỵ các tháng nào như bài thơ trích trong lịch Tam tông miếu năm 1970 về tinh các sao này.
Mão : Thái âm Đại tráng sao Vân hán chủ thị phi Thìn : Tham lang Quẻ Quải sao Kế đô chủ sầu bi Tuất : Vũ khúc - Bác - Kế đô -
Hợi : Nhật - Khôn - Thái dương - hanh thông
Tý : Phá quân - Phục - Thái âm - khổ nàn
Tỵ : Cự môn - Càn - Thổ tú - giữ gìn
Ngọ : Liêm trinh - Cấu - Thái bạch - không có tiền
Ngọ : Thiên tướng - Cấu - Thái âm - làng
Mùi : Thiên lương - Độn - Thái dương - hanh thông Thân : Thất sát - Bĩ - La hầu - tai khiên Dậu : Thiên đồng - Quan - Thổ tú - giữ gìn
Sửu : Thiên cơ - Lâm - Mộc đức - vui an
Về ý nghĩa các quẻ dịch thì có thể nói tất cả các quẻ đều hợp với ý nghĩa của các sao, như Cự môn là to lớn cứng cỏi thì Càn là thuần dương là cứng rắn; Thiên lương là hiền lành thi Độn là ở yên an phận.
Thất sát là sao dữ thi Bĩ là bế tắc là xấu v.v… chỉ trừ có Vũ khúc ma tượng bằng quẻ Bác là một quẻ xấu có ý nghĩa rơi rụng tan tác thì có vẻ như không hợp mà thôi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 154
Về phía tháng kỵ của các sao hạn thì không hiểu xưa cổ nhân lấy ở đâu ra nhưng có nhiều phần chắc là cũng lấy ở bát quái kinh dịch mà ra cả.
Xinh chép lại cả bài thơ ấy ra đây
La hầu tháng bảy tháng giêng
Coi chừng kẻo gặp tai khiên đến mình
Thổ tú Thủy diệu giữ gìn
Tháng tượng tháng tám động tình bi ai
Nhằm sao Thái bạch ra chi
Tháng năm trúng kỵ gắng ghi đề phòng
Thái dương chúa tể nhật cung
Tháng mười tháng sáu vận thông đắc tài
Gặp năm Vân hán tháng hai
Cùng là tháng tám xảy hoài thị phi
Kế đô sao ấy đến kỳ
Tháng ba tháng chín sầu bi khá buồn
Nguyệt cung hoàng hậu Thái âm
Tháng chín thì cát, mười một lâm khổ nàn
Vì sao Mộc đức vui an
Hội trong tháng chạp đặng ban phước lành
Như vậy thì ý nghĩa các sao chúng ta có thể tạm chấp nhận là các quẻ.
Nhưng giả thuyết này của chúng ta nếu đúng thì bắt buộc phải lệ thuộc vào một định luật của sự phối hợp 2 quẻ rất khó hiểu và khó tinh là hợp lý. Định luật ấy là:
Am dương cách của vũ trụ mà ta nhận được từ phía sáng tức sao Tử vi chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến một vài nơi nhất định, được biểu tượng bằng các quẻ mà hào sơ của nó được biến lên đến hào ngũ rồi hào nhị, hào tam hào tứ và hào lục (nếu ta kể các hào lục mỗi khi rụng lại biến tính âm thành dương và dương thành âm, rồi sinh làm hào sơ cho quẻ sau).
Đó là những nơi ta an Liêm trinh 4 cung sau Tử vi, Thiên đồng v.v… các sao trong vòng Tử Vi. Còn các nơi khác không có an sao nào là nơi mà ảnh hưởng của Tử vi đối với các quẻ ấy thành
một quẻ ảnh hưởng yếu không đáng kể.
Sao Thiên phủ cũng lệ thuộc vào một luật lệ tương tự như: “Chỉ có ảnh hưởng đến 6 tháng sau nó và tháng thứ mười một mà thôi”.
Một định luật như vậy thật khó tin là có thể có thật. Một giả thuyết khác
Không thể bỏ được điều ta đã chấp nhận là: các sao này là những quẻ dịch vì Tử phủ đã được chấp nhận là như vậy.
Giả thuyết thứ hai này là âm dương cách của vũ trụ chúng ta nhận được, được biểu tượng bằng hai cách trên phương diện khác nhau, một cái là Tử vi trên phương diện âm dương, một cái là Thái dương trên phương diện nóng lạnh.
Các chính tinh khác chỉ là đối ảnh của các sao này qua các trục mà thôi. Như vậy:
Với Tử vi ta có 4 đối ảnh:
Phá quân là đối ảnh qua trục Sửu Mùi Tham lang - Mão Dậu Thiên tướng - Thìn Tuất Thất sát - Tỵ Hợi
Thiên phủ là âm hình của Tử vi, cho ta 2 đối ảnh:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 155
Vũ khúc là đối ảnh qua trục Tý Ngọ Liêm trinh - Thìn Tuất Với Thái dương ta có 2 đối ảnh:
Thiên lương là đối ảnh qua trục Mão Dậu
Cự môn - Dần Thân
Thái âm là âm hình của Thái dương, cho ta 2 đối ảnh: Thiên cơ đối qua trục Dân Thân
Thiên đồng - Tý Ngọ
Tất cả 14 chính tinh đều ở đó, và ngoài ra không có cái nào trùng nhau trong bốn trường hợp kể trên.
Như vậy giả thuyết này hợp lý hơn giả thuyết trên nhiều và cũng là giả thuyết mà tác giả tạm chấp nhận.
Để độc giả có thể thấy giả thuyết này hợp lý, vì quan niệm “Trục” trong Tử vi là một điều chưa sách nào nói đến, có thể độc giả chưa quen, không chấp nhận, nên tác giả trước khi đưa giả thuyết này đã phải đặt một giả thuyết thứ nhất, để độc giả thấy rằng: nếu không đổi hướng nghiên cứu chấp nhận quan niệm lạ, tuy là vi không ai nói ra, nhưng chính thực đó mới là chân lý, thì chúng ta sẽ vấp phải những khó khăn bế tắc không đường thoát.
Tóm lại ta có thể kết luận rằng:
Chính tinh là biểu tượng của âm dương cách vũ trụ lúc ta sinh.
Am dương cách đó tuỳ thuộc vào ngày của tháng, và tháng của năm nên đã được biểu tượng bằng hai sao là Tử vi (ngày) và Thái dương (năm). Vì Ngày có ngày có đêm; Vì Năm có mùa nóng mùa lạnh, nên địa cầu nhận được hai âm dương cách này dưới hình thức từng đôi Tử Phủ đối nhau qua trục âm dương (dần thân) và Thái dương Thái âm đối nhau qua trục quân bình (sửu mùi) trục nóng lạnh.
Hai thế quân bình ấy là hai thế quân bình chính: địa cầu đứng trong Thái dương hệ trong vũ trụ còn chịu nhiều ảnh hưởng khác, đòi hỏi ta phải biểu tượng 2 âm dương cách chính ấy ra thành nhiều sao khác quân bình với 4 sao gốc kể trên, qua nhiều trục quân bình khác, mỗi trục có ý nghĩa riên của nó do thế quân bình ấy gây nên.
Những ý nghĩa này gồm các phương diện chính định đoạt số mạng của con người như phú quý bần tiện, thọ yểu, như thông minh ngu độn, tham lam kiêm khiết và thành bại rủi may họa phúc v.v… sao cho đầyđủ để có thể biết được hết cả cuộc đời con người qua lá số.
Với thế quân bình và 4 sao gốc, cổ nhân đã tìm ra được tất cả 14 sao với tính cách đủ để cho ta đoán được đại thể số mạng của một người.
Những bàng tinh khác được đặt ra sau để minh hiển thêm những cái chính yếu và cũng để bổ khuyết một vài phương diện khác, cho lá số đầy đủ hơn.
2) ĐOÁN SỐ
Hiểu được ý nghĩa các chính tinh như vậy, sẽ giúp ta đoán số được một cách đúng và dễ dàng. Các điểm sau đây là đáng để ta lưu ý:
1. Tính sao
Các tính sao được truyền lại cho ta trong các sách, ta có thể tạm chấp nhận được, vì lẽ đã được kinh nghiệm xác nhận.
Khi nào ta tìm ra được lý do của ý nghĩa cho từng sao, ta mới sẽ kiểm soát lại để giữ phần nào bỏ phần nào.
Dù sao, vì lẽ các sao này chỉ là những biểu tượng ý nghĩa những quẻ Dịch, tính cách của nó trong “Số” có một ý nghĩa rất rộng rãi, và có nhiều ý nghĩa tuỳ theo phương diện một.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 156
Muốn giỏi Tử vi, độc giả nên đem tất cả các điều trong sách nói về tính sao ra tìm hiểu xem có thể hữu lý không, những điểm chắc chắn là vô lý nên bác bỏ.
Tỉ như Tham lang thường được gọi là dâm tính; nhưng có sách dựa vào đó để nói: Tham lang ở Tật ách là có bệnh do tửu sắc – Tham lang gặp Lộc là nam đa trá nữ đa dâm – Tham lang ở cung Thê là xấu vợ hay ghen v.v… tất cả những điều đó đều là tán rộng.
2. Ý nghĩa của các trục.
Vì chính tinh là đối ảnh của 4 gốc qua các trục; muốn tìm hiểu tính sao cho từng sao, ta cần phải trước hết tìm hiểu ý nghĩa của các trục, mỗi trục tượng cho một thế quân bình về loại gì, ảnh hưởng chuyển sang. Số vào đời ta sẽ là ảnh hưởng về loạt nào, và tại sao lại là thế.
Đây là một việc phải suy ngẫm nhiều và cũng cần phải có kiến thức khá rộng về thiên văn, về các khoa lý số cổ, về Kinh Dịch, ta mới có thể làm cho xác đáng được,
Vì vậy, nếu độc giả nghiên cứu mà tìm ra được, rồi trắc nghiệm với các tính sao trong các bài phú, thì là hay nhất.
Còn không xinh hãy tạm xem mấy lời nhận xét sơ sài sau đây để tạm dùng trong lúc đầu. Nếu lấy cả 6 trục ra rồi xem các sao nào hợp thành đôi ta thì sẽ thấy:
1) Trục dần thân.
1. Tử - Phủ
2. Vũ - Tướng
3. Nhật - Cự
4. Đồng - Lương
2) Trục sửu mùi.
1. Nhật - Nguyệt
2. Vũ - Tham
3. Tử - Phá
4. Đồng - Cự
5. Liêm - Sát
3) Trục Mão Dậu 4) Trục Tý Ngọ
1. Cơ Cư 1. Liêm Tướng
2. Nhật Lương 2. Đồng Nguyệt
3. Liêm Phát 3. Vũ Phủ
4. Vũ Sát
5. Tử Tham
5) Trục Thìn Tuất
1. Cơ Lương 1. Liêm Tham
2. Liêm Phủ 2. Tư Sát
3. Tử Tướng 3. Vũ Phát
trước hết vì trục dần thân là trục chính, phân chia âm dương ngày đêm những đôi sao đối trục này có ý nghĩa đầy đủ về âm dương và coi là tốt nhất.
Thứ đến là trục sửu mùi sát ngay bên tượng trung cho sự phân chia hai mùa nóng lạnh, là ảnh hưởng âm dương lâu dài, coi là tốt thứ nhì, trên một phương diện khác.
Sau là trục mão dậu cũng ở liền với trục dần thân như trục sửu mùi, nhưng không là phân ranh của một thực thể phân chia nào, nên chỉ có thể coi như tốt thứ ba, vì sự tương tự về hình thức với các quẻ đối trục sửu mùi.
Sau đó càng xa trục dần thân ra, thế quân bình âm dương giữa cóc đôi sao đối trục này càng nghêng lệch, nghĩa là ảnh hưởng đến số mạng ta càng xấu dần.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 157
Vì vậy sau ba trục trên, tiếp đến là trục thìn tuất và tý ngọ, vồi cuối cùng đến trục tỵ hợi thẳng góc hẳn với trục dần thân thì sự xấu là cùng cực, các đôi sao đối trục này không tự quân bình với nhau được ít nhiều gì nữa, mà sư thăng bằng đã mất hẳn, cả đôi đều là đồng loại, cùng dương hay cùng âm.
Liêm Tham hãm ở tỵ hợi cực kỳ xấu là vì lẽ đó. Vũ Phá cũng vậy.
Điểm nhận xét về các trục thiên bàn này giúp ta cách đoán số hợp lý là:
a) Các chính tinh phải được cả đôi mới là thật tốt hay thật xấu. Chỉ có “một” nhiều khi không lợi hại là bao vì ảnh hưởng không trọn vẹn. Tại thiếu mất một phần âm hay dương thì tự nó đã mất thăng bằng, không quân bình thì sao đứng vững lâu cho được.
Cũng vì lẽ này mà ta thấy cổ nhân xếp vào cách, nghĩa là những bộ chắc chắn có ảnh hưởng đến cả đời ta những trường hợp như: Tử Phủ Vũ Tướng cách, Cơ Nguyệt Đồng Lương cách là hai cách đặc biệt mỗi cách có cả hai đôi đối trục dần thân là trục tốt nhất.
b) Tốt xấu của chính tinh phải định theo thứ tự các trục, nhất dần thân, nhì sửu mùi v.v. như đã nó ở trên.
Như cách Sát Phá Liêm Tham là một cách thông dụng rất đặc biệt. Cách này do 3 đôi cấu thành:
Liêm Sát (trục sửu mùi tốt) Liêm Phá (trục mão dậu tốt) Liêm Tham (trục tỵ hợi cực xấu)
cho nên có thể tùy trường hợp mà rất tối hay rất xấu. Lý do là ở độ tốt xấu của các trục như kể trên.
Với phương pháp này độc giả có thể kiểm chứng lại các cách cục tốt xấu để hiểu rõ tính cách xấu tốt của các cách ấy ra sao, và đoán vào từng trường hợp một cho đúng.
3. Âm dương tinh, Nam bắc đẩu.
Về âm dương tinh và nam bắc đẩu tác giả chưa nghiên cứu kỹ, xin để độc giả tự tìm xem.
Tuy ảnh hưởng âm dương hay nam bắc này của các sao rất nhẹ theo như kinh nghiệm, nhưng nếu hiểu được rõ ý nghĩa của nó vẫn là hơn, vì có thể giúp ta hiểu hơn về chính tinh nữa.
4. Ngũ hành của các sao.
Về ngũ hành của các sao ta cũng chưa biết rõ nguyên do, nhưng mặc dầu có những sao mang hai hành, Kim đái thủy, Họa đái kim v.v… cũng như có sao âm đái dương, có sao nam bắc đẩu, đại khái lẫn lộn với nhau, nhưng vấn đề ngũ hành hình như quan trọng hơn vấn đề âm dương hay nam bắc nhiều vì lẽ:
Hành của sao định ảnh hưởng mạnh hay yếu của sao này ở nơi đóng tuỳ theo cung đó mang hành gì, sinh khắc với hành của sao ra sao.
Hành của sao định hóa tinh của sao như tứ hóa Lộc Quyền Khoa Kỵ và hóa tù, hóa ấn, hóa ấm, hóa đế, hóa tài, hóa phúc v.v… một vấn đều quan trọng bậc nhất trong Tử vi.
Hành của các sao định sự phối hợp với trung tinh bàng tinh xem lợi hại ra sao.
Vì vậy nên dù vấn đề ngũ hành của các sao là cực kỳ quan trọng mà ta chưa nghiên cứu được ra căn nguyên, chúng ta cần phải chấp nhận hành của các sao chính tinh là có thực để dùng trong việc đoán số, còn hành của bàng tinh mà các sách hay nói khác nhau ta có thể chỉ chấp nhận những sao nào mà các sách đều ghi đúng như nhau, như Hóa kỵ là thủy, Hỏa tinh là hỏa v.v… mà thôi.
Riêng về chuyện đoán chính tinh, xin lưu ý về vấn đề hóa của các sao mà mỗi khi gặp khắc.
5. Hợp với bàng tinh.
Chính tinh đứng một mình thường là bất lực, nếu không có đôi thì cần sự có mặt của bàng tinh lắm lắm.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 158
Trong các bài phú có nói nhiều lắm về vấn đề này, độc giả có thể tự tìm hiểu lý do để định ý nghĩa cho từng bộ, rồi xác nghiệm lại với các lá số đã xem.
Chính tinh là các sao chính định cho cả số mạng lẫn cuộc đời một người. Mỗi sao có một ý nghĩa về một phần của đời ta: 14 sao chính này có đủ phúc thọ phú quý bần yểu hanh thông bế tắc hung cát v.v… như đã nói trên, người xem số cần phải hỏi và nhớ các ý chính của tính sao rồi sau đó nam thì xem Phúc đức, nữ thì xem Phu cung để biết con người đó đại loại thuộc về loại người thế nào, cuộc đời xấu tốt ra sao.
Nhưng trước khi xem từng cung, cầm lá số lên ta nên xem một lượt các chính tinh đã, sao nào bị lạc vào nhân cung, sao nào bị triệt, sao nào hãm, sao nào vượng v.v… cuộc khảo sát này cho ta ngay một ý niệm rất chính xác về con người.
Một người mà:
Thiên lương bị triệt chưa chắc đã là người luôn luôn làm những chuyện bất lương, nhưng vấn đề lương tâm đối với người này chắc chắn chỉ là một chuyện phụ.
Thái dương mãm thì ít khi có trí óc sáng suốt thông minh, dù có đỗ đạt sao, bằng cấp gì cũng vậy.
Tử vi lạc nhân cung là một người mà cuộc đời phó cho may rủi, nhưng ít may hơn là rủi v.v… Xem như vậy ta mới nhận thấy rõ chính tinh trong lá số là quan trọng đến bậc nào.
Vì vậy đáng lẽ còn phải nói nhiều về chính tinh nữa, nhưng với phạm vi cuốn sách này thì như trên đây đã là quá dài rồi, nói cho đủ sợ không còn chỗ cho các sao khác nữa.
Vì vậy nếu độc giả muốn tính về Tử vi, cần phải tự nghiên cứu nhiều hơn nữa về chính tinh, những điều trình bày trên mới chỉ là những bước đầu mà thôi.
Độc giả nên:
Xem lại bảng miếu hãm của từng sao, định rõ ý nghĩa, và xác định lại vị trí của các nơi vượng và hãm
Tìm những sự phối hợp, như tam hợp như đối chiếu sẵn của các sao.
Như Sát Phá Tham bao giờ cũng đi với nhau, Thất sát bao giờ cũng đối với Thiên phủ v.v…, Lập bảng sao nào hợp với tuổi gì (tài quan cách)
Ghi hết các trường hợp đặc biệt trong phú ra như Tham lang gặp Linh hỏa là tốt v.v… hầu hiểu thêm tính lý của các sao.
Nghiên cứu lý do sự hóa của chính tinh, như tại sao Phá quân lại hóa hao, thiên tướng lại hóa ấn, thiên lương lại hóa ấm v.v…
Lập bảng cường cung nhân cung cho các sao v.v… thì sẽ hiểu rõ ý nghĩa tính cách của từng sao một, một cách không sai lầm và như vậy mới đoán số được.
PHẦN THỨ BA TRUNG TINH – BÀNG TINH
Các sao khác ngoài chính tinh ra, không phải là các quẻ dịch.
Các sao này có rất nhiều loại, như sát tinh, hung tinh, bại tinh, trợ tinh v.v… nhưng đều có tầm quan trọng kém chính tinh.
Vì an chính tinh cần cả bát tự: năm tháng ngày giờ, còn các sao này thường chỉ cần một hai thứ là đủ.
Cho nên có loại: thời tinh (an theo giờ) nguyệt tinh (an theo tháng) và niên tinh (an theo năm). Trước khi xem xét từng loại riêng, ta có mấy nhận xét chung đây cho các loại sao này.
1) Thời gian
Thời gian càng ngắn thì ảnh hưởng sao càng mạnh.
Thời tinh như Không Kiếp là loại sao có ảnh hưởng mạnh nhất.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 159
Vì giờ thay đổi nhanh, giờ trước đên giờ sau khác nhau xa, nên ảnh hưởng loại sao này rất rõ rệt và mạnh.
Thứ đến là nguyệt tinh, vì tháng cũng như giơ làm đổi hướng địa cầu từng 30 độ một nghĩa là từng cung trên tinh bàn.
Sau là đến niên tinh. Số sao này khá nhiều vì do 10 can 12 chi và 5 hành mà ra. Niên tinh cũng có ảnh hưởng lớn nhưng thường không quá rõ rệt, có tính cách lâu dài hơn.
Còn nhật tinh thì vì mỗi ngày địa cầu xê dịch có 1 độ trên quỹ đạo nên không thể định được loại sao này. Chỉ có một vài sao an theo ngày nhưng cũng phải theo cả tháng hay giờ hay năm nữa.
2) Các loại.
Bàng tinh chia ra nhiều loai, như sát tinh, trơ tinh, phù tinh v.v… sự phân chia này cho ta thấy ngay tính cách và khả năng của từng sao. Vì vậy khi xem bàng tinh, nên tìm hiểu sao đó thuộc loại gì mới không thể đoán lầm được.
Tỉ dụ: Tả hữu là quý tinh. Khôi Việt cũng là quý tinh. Nhưng Tả Hữu là trọ tinh, tự nó đứng một mình chưa chắc đã mang sự quý đến; còn Khôi Việt là trung tinh tự nó đủ mang quý hiểu đến cho ta được.
I. ÂM DƯƠNG TINH.
Mặc dầu trong Tẻ vi có hai trục quân bình đều là trục âm dương nhưng:
Trục dần thân là chính, thuộc về âm dương toàn bộ cho địa cầu và chung cho số mạng.
Trục sửu mùi là thứ, thuộc về âm dương do thời tiết của bắc bán cầu và riêng trên một phương diện nào đó của số mạng thôi, người ta vẫn thường coi trục sửu mùi là trục âm dương, vì có hai sao Thái dương và Thái âm đi ngược chiều nhau để quân bình ở hai cung sửu và mùi trên trục đó.
Vì vậy tất cả các sao có từng đôi như Tả Hữu Long Phương Thai Toạ v.v. luôn luôn đối nhau qua trục sửu mùi, ở đây ta gọi là âm dương tinh để xếp cả vào một mục nghiên cứu cho dễ.
Trục sửu mùi là một trục quân bình về âm dương trên phương diện thịnh hay suy, nên khi sinh ra đời, nếu ảnh hưởng của vũ trụ về phương diện này được quân bình thì tất nhiên cơ thể ta không phải có phản ứng để chống lại ảnh hưởng một chiều do một nguyên nhân nào đó mang lại, khiến bản thân ta phải méo mó lệch lạc, mất hết vẻ đẹp thiên nhiên, mất hết sự điều hòa minh mẫn của trí oc, sự êm dịu của tính tình, sự thanh cao của tình cảm, sự vững trãi của lý trí, sự bền bỉ của toàn thể v.v…
Các sao thuộc loạiam dương này được đặt ra để biểu tượng mỗi đôi cho một căn nguyên ảnh hưởng nào đó.
Xin nhớ trung tinh bàng tinh không phải là những quẻ dịch nữa, mà chỉ là một biểu tượng mà ngay tên đặt đã mang theo ý nghĩa chính của nó, mà thôi. Như vậy với các âm dương tinh, khi nào trên lá số, Mệnh ta có được cả hai sao đó, thì tức là đứng ngay vào giữa trục quân bình, hay ảnh hưởng ta nhận được của vũ trụ được thể hiện một cách quân bình, trên phương diện của đôi sao đó. Có vậy mới là tốt.
Thành ra điều kết luận thứ nhất về âm dương tinh là:
“Chỉ có ý nghĩa khi ta được cả đôi”
một sao đóng lẻ loi ở Mệnh hay ở cung nào đó phải hiểu là không có ýnghĩa gì mấy. Và còn có thể mang lại cho ta sự lệch lạc trên phương diện của nó nghĩa là xấu, chứ không phải tốt, dù không phải là hung tinh hay ác diệu gì.
Đó là một điểm mà nhiều người vì không hiểu rõ số Tử vi hay bị lầm một cách rất đáng tiếc. Điều cần biết thứ hai là tính cách quân bình của trục sửu mùi.
Quân bình về âm dương đã đành nhưng âm dương này là âm dương của thời tiết, mà ảnh hưởng thay đổi rất chậm, ngày nay sang ngày khác không là bao, nhưng thấm nhuần vào cơ thể ta rất bền chặt vì thấm vào ta trong khoảng lâu dài hơn.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 160
Am dương của trục dần thân dùng để an chính tinh thay đổi từng giờ nên mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, âm dương của trục sửu mùi dùng để định vị cho các trung tinh thay đổi theo bốn mùa nên rất chậm, nên tuy yếu mà bền hơn
Do sự khác biệt dó mà ta có thể cho rằng thế quân bình của trục sửu mùi có tính cách hưởng đến bề ngoài, đến cuộc đời ta, đến số của ta, trong khi trục dần thân có tính cách ảnh hưởng đến bản chất của ta, đến mạng của ta vậy.
Với hai điều chú ý đó, chúng ta có thể xem qua vài đôi sao âm dương như Tả Hữu, Xương
Khúc v.v…
1. Long trì, Phượng các.
An theo niên chi, nếu ta sinh năm tý thì Long trì ở thìn, sinh năm sửu thi Long trì ở tỵ; nghĩa là
4 cung sau cung sinh niên.
Bốn cung sau nghĩa là nếu ta sinh năm tý, ngũ hành của bản mệnh ta được thai dưỡng từ trước sẽ cùng sinh với ta ra đời; và nếu Hành sinh năm tý thì cung sửu là bại và đến cung thìn là lộc vị tức là nơi vương nhất.
Nếu mệnh ta (hay Thân hay một cung Quan lộc nào khác) đóng ở Thìn, tức là số ta được vượng
(đương sinh giả vượng) về phương diện Mệnh, ảnh hưởng của vũ trụ đến với Mệnh ta sẽ phù trì cho bản thân ta rất nhiều, và khiến cho số ta được tốt nhất, mà trên phương diện bề ngoài thường gọi là tốt số, ta có hy vọng được hơn người, được có cửa cao nhà rộng, đài các lâu đài mà ở; số ta là một số quý có công danh, có địa vị trong xã hội.
Để biểu tượng sự tốt số đó ta đặt một sao loại quý tinh ở cung thìn. Nhưng cái quý đó áp dụng vào đời ta chỉ có thể thành công được là khi chính nó cái vượng đó đến với ta một cách quân bình; nghĩa là sự phù trì của vũ trụ về ngũ hành đối với bản thể của ta chỉ hữu ích khi nó đến với ta quân bình về âm dương, còn không thì chưa chắc sự làm cho hành khí bản mệnh của ta vượng lên đó đã có lợi cho ta; sự quá mạnh có thể làm ta phải phản ứng lại để giữ thế quân bình sẵn có, và như thế có thể có hại trên một khía cạnh nào khác, cái tốt không hoàn toàn.
Vì vậy nên đối với Long trì qua trục sửu mùi, ta đặt thêm một quý tinh khác là Phương các, và số người nào được cả hai sao đó mới chắc chắn được ảnh hưởng quý của vũ trụ một cách hoàn toàn.
2. Xương Khúc
Văn xương và văn khúc an theo giờ sinh, và cũng đặt Văn Khúc ở cung thìn nếu ta sinh giờ tý, nghĩa là cũng 4 cung sau y như trường hợp của Long trì vậy.
Điều khác biệt là đây không phải hành của bản mệnh ta được vượng ở thìn mà là hành của giờ sinh được vượng ở đó.
Hành của giờ sinh là một điều quan hệ đối với ta, và nếu bản chất của ta đã mang một hành nào đó, thì hành của giờ sinh cũng như phủ một lớp đầy ra ngoài và tô điểm thêm cho ta vậy.
Vì thế nên nếu mệnh ta ở cung thìn, thì đó là nơi hành của giờ sinh ta vượng, ảnh hưởng vũ trụ đến với ta qua cung mệnh sẽ làm cho ta tốt đẹp hơn, như với sao Long trì vậy.
Long phượng là niên tinh nên ảnh hưởng đến danh vị ta trong xã hội, kết quả ấy đến từ từ nhưng lâu dài.
Còn Xương Khúc là thời tinh ảnh hưởng mạn và rõ rệt trông thấy, nên là cho bản thân ta đẹp, hình dạng thanh tú, tâm hồn cao đẹp, ngôn từ văn nhã cử chỉ dịu dàng. Có quân bình là có đẹp; nhờ ảnh hưởng nên dễ coi là văn tinh. Nhưng cũng chính vì sự văn nhã đó lại thêm thuộc về thời tinh nên vận hạn gặp nhiều khi làm yểu mệnh.
3. Tả Hữu.
Tả phụ Hữu bật là quý tinh, trợ tinh, ăn theo tháng sinh.
Nếu ta sinh tháng giêng thì Tả phụ an ở thìn, nghĩa là 2 cung sau cung sinh nguyệt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 161
Lấy trường hợp Tả phụ ở thìn, ta sinh tháng dần mà nói thì thìn đây là vương địa của Thủy tý
(thủy sinh ở tý thì vượng ở thìn, như tam hợp hội cục đã nói vậy). Nay ta sinh ở dần, dần là mộc, mà mộc là do thuỷ sinh ra.
Như vậy Tả phủ đặt ở đây là để biểu tượng cho vượng địa của hành sinh ra ta.
Nếu Mệnh ta ở vào hướng đó, tức là ảnh hưởng của vũ trụ đến với ta là một ảnh hưởng làm vượng hành sinh ra ta, ảnh hưởng này dĩ nhiên là tốt cho ta nhưng tốt một cách gián tiếp.
Vì vậy nên Tả Hữu tuy là quýtinh nhưng chỉ mang ảnh hưởng tốt đến cho ta một cách gián tiếp, chứ không trực tiếp; nếu mệnh ta có Tử vi, Thiên phủ thì Tả Hữu sẽ là những trợ tính đắc lực; ta có tốt sẳn thì sự quân bình này mới làm tăng thêm được.
Đặt sao Tả phụ ở thìn là để biểu tượng một ảnh hưởng gián tiếp tốt cho ta. Tuy nguyên ủy là lấy ở phương diện ngũ hành, nhưng sang đến số thì tốt hay xấu đều do ở 2 phương diện âm dương và ngũ hành; nên Tả phụ vẫn có thể coi là một trợ tinh quý mà không sai là bao.
Trong vấn đề này có điều lạ là nơi vương địa của hành của tháng sinh là 2 cung sau nữa, đáng lẽ cũng phải đặt một sao tốt cho ta như loại Long trì, Văn khúc thì lại không có gì. Chỉ cung tiếp sau đó mới có sao Địa Giải là một loại sao có tính cách Giải nạn, khác hẳn tính cách trợ giúp tăng đẹp là đặc tính của sự Vương hành này.
Có thể cổ nhân xưa đã an sao Tả phụ bằng nguyệt chi, nghĩa là với tháng giêng ở cung tý, mà rồi lưu truyền lại đến ta có sự nhầm lẫn chăng.
Hay là vì ảnh hưởng của hành tháng quá manh, sự trợ giúp thẳng trực tiếp chưa chắc đã luôn luôn tốt, nên phải tính đên chuyện trợ giúp gián tiếp qua hành khí sinh ra hành khí của tháng sinh chăng ?
4. Các sao âm dương khác:
Các sao âm dương khác thì có Thai Toạ an cho tháng và ngày sinh Quan quý an do giờ và ngày sinh.
Sự cho thêm ngày vào đây hơi khó giải thích.
Nhất là Tả thuận đên sinh nhật là Tam thai, mà khúc thì lại nghịch đến sinh nhật rồi lui 1 cung là Thiên quý, càng làm vấn đề rắc rối, không hiểu căn do là tự đâu.
II. BA VÒNG SAO ĐẦY ĐỦ:
Trong Tử Vi có 3 vòng sao, đầy đủ mỗi vòng 12 cung. Đây là những bàng tinh mà ý nghĩa rất thâu hẹp, ta thử bàn qua xem ra sao.
1. Vòng Tràng Sinh.
Vòng tràng sinh gồm Thai Dưỡng Tràng sinh v.v… an theo hành của cục.
Đây là những sao chi cho ta biết khi cục số của ta mang hành gì, thì những nơi tốt xấu thịnh suy cho hành đó là như vậy.
Nhiều người thường hiểu mấy sao này theo nghĩa đen như sao “Thai” là có thai đàn bà có chửa; dưỡng là nuôi dưỡng, đóng cung tử tức là phải có con nuôi; tử là chết, hạn đến tử là có thể chết, bệnh là ốm, thiên mã ngộ bệnh là ngừa ốm chớ đi xa mà khổ vân vân.
Đó là một điều sai lầm lớn mà độc giả dọc đến đây chắc đã nhận thức được điều đó.
Nguyên do có lẽ là vì cổ nhân, xưa lúc đặt ra Tử Vi đã cố ý đặt cho các sao một tên có thể tượng trưng cho tính cách chính của sao đó một cách rất rõ ràng để phổ biến số Tử Vi trong quần chúng. Vì vậy nên Thiên mã là chủ sự đổi thay; Liêm trinh là sự liêm khiết, Lộc tồn là có lộc v.v…., cho nên mọi người cứ thế áp dụng vào cho các sao.
Vè vòng tràng sinh đã có nói tại sao phải an theo nam nữ mà không kể đến dương nam hay dương nữ, ở đoạn trên rồi.
Một điểm khác đáng chú ý là Thổ cục được ghép vào với Thủy cục để an Tràng sinh ở cung thân.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 162
Việc ghép như vậy được cổ nhân viện lý là thổ cường trung ương, thổ ở giữa chứ không ở bốn phương như Kim ở phương tây, Hoả ở phương nam, Thủy ở phương bắc, Mộc ở phương đông; nên
“Thổ ký ư từ ngung” thổ được gửi ở bốn góc: thìn tuất sửu mùi, và vì vậy nên:
Phụ hoả nhi sinh, sinh ư dần lộc ư tỵ, mộ ư tuất là dựa vào hỏa để sinh ở dần lộc ở tỵ và mộ ở tuất (dương thổ).
Phụ thủy nhi sinh: sinh ư thân lộc ư hợi, mộ ư sửu tức là dựa vào thủy để sinh, sinh ở thân lộc ở hợi và mộ ở sửu (âm thổ).
Lý lẽ ấy là lấy ở chỗ đất có hai loại:
Khô tháo chi thổ: đất lạnh ẩm như đất bùn ở sông.
Chẳng biết khi chuyển sang đến ngũ hành, lại ngũ hành nạp âm rồi chuyển sang số Tử vi, sự chính xác của việc gán ghép này, có còn không và được là bao.
Dù sao cục là hành của môi trường của các sao: trong số Tử vi ta nên áp dụng hành của cục này vào với hành của các sao, để biết khi sao này gặp các sao vòng Tràng sinh sẽ tăng cường giảm lực ra sao đối với số của ta. Đó là điều chính.
Còn hành của các sao đối với hành của cung sao ấy đóng trên thiên bàn, vấn đề này lại định thêm một bậc nữa sự tăng giảm uy lực của các sao trước khi áp dụng vào số mạng của ta.
Vấn đề có lẽ hơi phức tạp nhưng khi cổ nhân đã đặt ra vong tràng sinh chắc kinh nghiệm đã cho thấy hành của cục có ảnh hưởng thật sự e đến các sao trên phương diện áp dụng vào số ta; và chúng ta hãy cứ chấp nhận để chiêm nghiệm.
2. Vòng Thái tuế.
Vòng Thái tuế có 12 sao, Thái tuế an ở dung sinh niên, rồi tiếp tục theo chiều thuận: Thái tuế
– Thiếu dương – Tang môn – Thiếu âm – Quan phù – Tử phù (Nguyệt đức) Tuế phá – Long đức – Bạch hổ – Phúc đức (Thiên đức) – Điếu khách – Trực phù.
Mười hai sao này được an để tính thủ mệnh thần sát. Cung mệnh mình có sao nào thì sao ấy là thần sát thủ mệnh mình.
Tiểu hạn mình có sao nào thì sao ấy là thủ hạn thần sát (tìm sao này thì phải an thái tuế lưu niên rồi tính thuận)
Y nghĩa của sao thủ mệnh thần sát là sao này là một hung thần hay cát tinh luôn theo mình để mang điều lành dữ đến với mình.
Khi đoán số cần phải hiểu đó là loại sao họa phúc.
Đó là một điều mà người Á đông ta rất tin; có những người luôn luôn gặp điều lành điều may, có người cả đời không bao giờ trúng số, chuyên gặp những chuyện không may, khó xảy ra với người khác.
Lý do của việc định vị trí và ýnghĩa cho các sao ấy nói chung về họa phúc, là do hai điểm âm dương và ngũ hành của địa chi.
Mặc dầu chưa tìm được căn nguyên chính xác, chúng ta đã cùng tạm chấp nhận với cổ nhân hai chu kỳ: địa chỉ 12 năm và thiên can 10 năm, như là hai thực thể có thật.
Nghĩa là trên một phương diện nào đó chi phối bởi địa chi như cát hung lành dữ đối với ta chẳng hạn, thì cứ 12 năm một chu kỳ, sự việc của đời lại tuần hoàn xảy ra như vậy.
Đã đành họa phúc ấy ta phải hiểu là có thể xảy ra chứ không phải nhất định xảy ra; vì lẽ mỗi chu kỳ ta lại còn chịu ảnh hưởng của nhiều sao trên nhiều phương diện khác; và các sao này có thể làm cho việc cát mất cát, hung mất hung, hay làm gia tăng việc hung cát ấy lên; nhưng trên đại cương là có sự tuần hoàn như vậy.
Với 12 địa chi tý sửu… ta đã biết mỗi chi có một âm dương và mang một hành khí hội cục.
Về âm dương: thì những năm khác loại mang điều lành điều tốt đến cho ta, đúng như luật căn bản của âm dương:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 163
Dương đắc âm vi tài (sự giàu có) Am đắc dương vi quan (sự danh dự)
Còn các năm đồng loại thì mang điều bất lợi đên cho ta vì dương lại dương thì chỉ làm lệch sự quân bình sẳn có (nếu có) khiến ta phải bắt buộc phản ứng một cách khó nhọc. Am đắc âm cũng thế.
Cho ta nên ta thấy Thái Tuế là hung, Thiếu dương là cát Tang môn là hung, thiếu âm là cát, cứ thế tuần tự hung cát… Về ngũ hành thì ta thấy các năm cùng một hành khí hội cục là đồng hoại với nhau, và những hội cục đó được sắp xếp để tuỳ sinh khắc mà tốt xấu, dữ lành vậy.
Ví thử ta sinh năm tý.
Thủy Cục
Thân : Bạch Hổ (Hại mình) Tý : Thái Tuế (Bực mình) Thìn : Quan Phục (Kiện cáo) Âm Kim Cục
3 sao này đều là cát tinh đối với ta vì Kim sinh thuỷ, mà âm Kim họi Dương thuỷ lại càng tốt nữa. Dương Hoả Cục
Dần : Tang môn (tang tóc) Ngọ : Tuế phá (thất bại) Tuất : Điếu khách (bi si)
3 sao này đều là hung tinh đối với ta vì Hoả khắc thuỷ mà Dương Hoả với Dương thuỷ khắc nhau càng mạnh.
Âm Mộc Cục
Hợi : trực phù (tin vui) Mão : thiếu âm (êm đẹp) Mùi : long đức (phúc lành)
3 sao này đều là cát tinh đối với ta vì Thủy sinh Mộc mà âm Mộc hội Dương thuỷ lại càng tốt. Đây là trường hợp sở sinh giả hưu, ta sinh ra người, có kém trường hợp Kim Cục là sinh ngã giả tướng; cho nên mấy sao này kém Phúc Đức, Thiếu dương.
Đấy là nói chung cho cả 12 sao, phân tích ý nghĩa riêng cho từng sao thì quá dài, độc giả có thể luận mà tìm thấy được.
Điều quan hệ là điểm tại sao sao Thái Tuế lại hung chứ không phải cát, chính vì thái tuế hung, nên 2 sao dương thuỷ kia: bạch hổ, quan phù mới là hung đối với ta, vì đồng loại với thái tuế.
Với lý luận đã áp dụng trên ta cũng có thể nói vì ta sinh năm Tý là năm dương thuỷ, nên khi gặp dương là ta bị hung.
Đại để ýnghĩa vòng sao này là như vậy duy đây là bàng tinh, nên tính cách hung cát của mỗi sao rất thâu hẹp với kinh nghiệm cổ nhân đã cho ta biết mỗi sao là lành dữ về chuyện gì; nhưng chúng ta dù chẳng tìm thêm được những tính cách mới cho mỗi sao, cũng nên kiểm soát lại với số các người có giờ sinh chắc chắn đúng.
3. Vòng Bác sĩ.
Vòng Bác sĩ mặc dầu an theo sao Lộc tồn là do Can của năm mà ra nhưng cũng có 12 sao.
Đó là một điểm đáng chú ý, điểm khác biệt thứ 2 là vòng Bác sĩ này an thuận với dương nam và nghịch với người dương nữ với điểm thứ nhất và với ý nghĩa của các sao vòng này đại để cũng hung cát như sao vòng Thái Tuế, chúng ta có thể nghĩ rằng đây cũng là một loại thần sát đối với ta nhưng trên một khía cạnh khác.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 164
Dù sao đã là thần sát, tức là sao biểu tượng cho sự lành dữ của mỗi năm nghĩa là tuổi ta thuộc can gì thì đến năm can gì, ảnh hưởng của năm lưu niên này đối với ta lành dữ ra sao ta sẽ đặt thành tên ra để người đoán số cứ trông tên đó mà đoán khỏi phải tính lại khó khăn.
Do ở sự:
Thuận hành hay nghịch hành tùy năm dương hay âm; các sao này tùy thuộc âm dương. Do ở sự:
An sao tùy theo sao Lộc tồn là lộc vị của ngũ hành các sao này tùy thuộc ngũ hành của can.
Có 12 sao, thay vì 10 sao, các sao này phải là biểu tượng của ảnh hưởng 12 cung trên tinh bàn đối với vị trí của can của sinh niên trên thiên bàn; chứ không phải ảnh hưởng của can đối với can.
(Câu này có nghĩa là muốn tìm hiểu ý nghĩa của một sao trong vòng, không phải ta cứ tính từ năm ta sinh khởi Bác sĩ đến sao đó theo thứ tự niên can, mà thấy can chỉ sự của sao đó; trái lại ta phải đặt các sao của vòng theo thứ tự các cung; rồi xem trong cung đó có những hành nào đang vượng đang sinh đang có dưới khi để cho phản ứng với thế thịnh suy của hành khí của ta ở cung đó)
Việc này cần lập bảng “tàng khí” của từng cung cho thiên bàn, như đã nói trong quyển nhất rồi dựa vào đó mà luận ra ý nghĩa các sao. Tỉ như ta sinh năm Giáp.
Bác sĩ ở dần, chữ thông minh, cát về văn. Lực sĩ ở Mão mộc của ta vượng cực nên chủ uy quyền về vũ.
Thanh long ở thìn, thìn là bản khí của Mậu thổ nên ta khắc thổ ta hóa cát.
Thìn lại là dư khí của Ất: Mộc dương sinh ta mà lại là âm mộc nên giúp ta tiến về tài (tiền)
“dương đắc âm vi tài cách”.
Thìn lại là mộ khố của quy thủy, thủy sinh mộc nên trợ giúp ta, nhất là âm thuỷ nên thanh long là một sao cát báo sự phát tài, nên có hiệu là thiên hỷ.
Cứ thế luận tiếp đem sinh khắc chế hóa của các hành khi đang suy thịnh suy của từng cung với hành khí của ta sẽ địnhđ ý nghĩa một các xác đáng; đúng với ý nghĩa cổ nhân đã truyền lại cho ta. Tác giả đã tính cả cho trường hợp 10 can và cả Nam lẫn Nữ, nhưng tiếc rằng quá dài không
tiện chép lại đây, xin độc giả làm lấy.
Nhân việc này đọc giả có thể kiểm lại ý nghĩa của từng sao mà các sách thường nói, và xoá bỏ những điều phi lý mà người ta đã chỉ dựa vào tên sao, để gán cho sao vậy.
Xin nhớ là vì mỗi cung trừ 4 cung tý, ngọ, mão dậu chỉ có một hành, cung nào đều cũng mang
3 hành với thế thịnh suy khác nhau, nên có những trường hợp như “Tiểu hao” bán cát bàn hung v.v…
III.CÁC SAO ĐỔI KHÁC.
Ngoài âm dương tinh ra ta còn các sao đi từng đôi với nhau, như lục bại là Kinh Đà, Không
Kiếp, Linh Hoả và Khốc Hư, Hồng Hỉ, Cô Quả v.v… Dưới đầy ta sẽ xem từng đôi một.
1. Kình dương Đà la.
Lộc tồn: các sao này là 2 sao đứng trước và sao Lộc tồn, nên ta tìm hiểu sao Lộc tồn trước. Lộc tồn là lộc vị (tức ngôi Lâm Quan) của hành khí niên can.
Niên Giáp Lộc tồn an ở dần, Ất ở mão, Bính ở ty v.v… là do hành khí của các năm này sinh tự đâu đi thuận đi nghịch ra sao nên có các vị trí đó.
Khi Mệnh ta đóng ở ngôi Lâm quan của niên can vốn được lấy làm bản mệnh cho ta, mà nay Mệnh ta ở ngay chỗ mà hành khí hợp với hành khí ta, lại vượng nhất thì đương nhiên ảnh hưởng của vũ trụ đối với ta về phương diện ngũ hành là cực tốt, ta phải được phát triển nẩy nở mạnh, và trên số ta phải luôn luôn có lộc mới có thể như thế được.
Kình dương:
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 165
Kình dương là sao đứng sau Lộc tồn một cung, tức là ngôi “đế vương” của hành khí niên can ta
(bản mệnh) vượng đây là vượng cực, nên đã có cái suy nằm trong, sẵn sàng biến. Sao này còn được gọi là Dương nhân tên một hung thần nguyên lúc sinh thời là một võ tướng cực kỳ hung ác, cho nên cổ nhân lấy tên đặt cho sao (Kình là cứng) để chỉ sự cứng răn hung bạo đến cực độ hầu giải thích ảnh hưởng phù trì quá mạnh này mang tai hoạ đến cho ta hơn là phúc “Thân cường ngộ Nhận, tai hoạ bột nhiên”.
Trong số Tử vi Kình dương là một hung tinh chủ uy quyền, nhưng “hóa hình” vì lẽ ấy. Đà la:
Đà la là sao đứng trước Lộc tồn, không hiểu nghĩa 2 chữ Đà la là gì, và do đâu, nhưng sao này trong tử vi cũng là một hung tinh như sao Kình dương nhưng một bên hóa hình, một bên hoá kỵ. Trong các bài phú thường nói ngộ hình kỵ hay là gặp Kình Đà hóa. Thôi thường cổ nhân hay áp dụng nghĩa sau hơn. Đà la chỉ sự thô bạo, chỉ có âm tật, chỉ hoạch phát và hoạch phá.
Trước ngôi “làm quan” là ngôi “quan đái” tức là lúc hành khí vừa mới lớn lên, chưa đủ sức tác dụng nhưng vẫn là đang hồi thịnh.
Tại sao ảnh hưởng của Đà la lại có thể xấu được. Dù ảnh hưởng ấy chưa đủ sức phù trợ gì cho ta thì đáng lẽ vô hại, mới phải chứ sao lại có thể thành ra một ảnh hưởng xấu được.
Nguyên đây là kết quả của sự phối hợp giữa hành khí của niên can và hành khí của tháng, tức
12 cung trên tinh bàn vậy.
Với lộc tồn ảnh hưởng này không được tính đến, vì ở lộc vị hành khí của ta đang hồi cực thịnh, dù nơi đứng có mang hành gì cũng không sao, nếu hợp thì lộc tồn miếu mà không thì lộc tồn đắc địa cái tốt giảm đi thôi.
Với Kình dương hành khí lại càng quá mạnh, át cả hành của cung đi nên nếu gặp khắc, thì kình sẽ miếu như kình dương ở tuất chẳng hạn thôi, còn không thì chỉ làm tăng them xấu mà thôi.
Với Đà la thì khác hẳn.
Nếu ta làm bảng Đà la cho 10 năm Giáp Ất v.v… thì ta sẽ thấy kết quả như sau: Các năm dương Đà la bị khắc (khắc ngã giả tử)
Các năm âm Đà la bị tiết khí (sinh ngã giả tử) Như:
Năm Giáp ta dương mộc Đà ở Sửu (Kim) Năm Ất ta âm mộc Đà ở Dần (Hoả)
Năm Bính ta dương hoả Đà ở Thìn (thủy) Năm Đinh ta âm hoả Đà ở tỵ (Kim) v.v…
Các hành của các cung nói trên đây là hành của ta hợp hội cục.
Vốn đã yếu chưa ích lợi gì cho ta lại còn mang lại cho ta sự bị khắc chế, sự tiết khí suy yếu: sao Đà la chuyển sang “số” chỉ có thể tượng sự cản trở, sự kìm hãm, sự giảm lực đối với ta mà thôi. Đà la sẽ chỉ như là cái gi làm suy yếu ta dần dần, ngấm ngầm, như những ám tật, những bệnh kín v.v…
Đôi sao Kình Đà này tuy là đôi nhưng ảnh hưởng mỗi sao một khác, một cái ẩn ta đi nhanh lên cho ngã chết, một cái níu kéo ta lại, không cho đi nhanh làm cho ta mệt.
Cho nên sự xấu, hung của nó phải hiểu là riêng biệt không cần phải có đôi mới xấu như các sao âm dương.
Vì lẽ 2 sao này hòa bình và Kỵ, nên ảnh hưởng nó, phải coi như xấu thật, khi đi với các hung tinh ác sát khác khi bị hoá; còn khi đứng một mình sự xấu có thể coi là giảm đi nhiều.
Trên đây là luận theo cách an Kình Đà như ta vẫn chấp nhận nghĩa là Kình Dương sau Lộc tồn, và Đà la đứng trước.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 166
Sự an tinh như vậy hơi vô lý vì với năm âm, ngũ hành đi nghịch nên ất mới lộc tại mão, Lộc tồn mới có vị trí đó, trừ phi ý nghĩa của 2 sao này có thể đổi nhau khi dương đổi ra âm chăng.
Có nhiều người đổi Kình ra Đà và Đà ra Kình và như vậy Kình sẽ ở Dần và Đà ở Thìn. Trần tố Yêm cũng đồng ý là phải vậy. Xin độc giả nghiên cứu kỹ thêm xem.
2. Địa không, Địa kiếp.
Đây là 2 sao hung đệ nhất trong Tử vi vì là thời tinh an theo giờ, nên ảnh hưởng 2 sao này cực nhanh và cực mạnh.
Sao này có tác dụng khi đi đôi với nhau và có cả tác dụng khi đi một mình. Dưới đây ta giải thích cả 2 phần đó.
a) Tác dụng đôi.
Tác dụng đôi nghĩa là khi trong lá số cung Mệnh Thân hay Hạn của ta có cả Địa không lẫn Địa kiếp hoặc vì đồng thủ, hoặc vì tam hợp, hoặc vì đối chiếu v.v…
Trường hợp đó có ý nghĩa là ta hiện đang ở một nơi mà ảnh hưởng của trục tỵ hợi, trục đối chiếu của đôi sao này (Địa không và Địa kiếp bao giờ cũng đối nhau qua trục tỵ hợi) có tác dụng mạnh với ta.
Thế mà trục tỵ hợi là trục xấu nhất trong 6 trục của tinh bàn, hung tinh của trục này có thể nói là ác sát đệ nhất.
Lý do của sự ác sát đó rất dễ hiểu, vì tỵ là nơi cực dương, quẻ càn 6 vạch dương và hợi là cực âm, quẻ khôn 6 vạch âm.
Với triết thuyết về họa phúc của ta thì cái gì quá độ đều là xấu; hướng tỵ hợi này là hướng nối
2 cái “cực” về phương diện âm dương tất nhiên phải là hướng xấu nhất.
Bị ảnh hưởng của cái quá độ đó, các sao tốt có thể bị đẩy đến tốt quá rồi sụp đổ, các sao xấu có thể bị đẩy đến xấu quá rồi mới thôi.
Sự xấu của Không Kiếp thường là mạnh và nhanh. Nhanh là vì đây là thời tinh mà với một tác dụng thúc đẩy đến quá độ lại thúc đẩy gấp, kết quả thường là tại hại cho số mạng ta, và Không Kiếp vì vậy là so cực hung vậy.
Phú đã có câu.
Phu Thê không kiếp trùng xung Trải hai ba độ mới xong cửa nhà Tử cung không kiếp trùng gia
Nuôi con không mặt đã ba bốn lần.
Là chỉ cho ta thấy ảnh hưởng tai hại của đôi sao này. b) Tác dụng một.
Để giải thích cái xấu của Địa không hay Địa kiếp khi đi một mình ta cần phân tách vấn đề một cách kỹ càng hơn.
Như phú có câu:
Hạng Vũ anh hùng hạn chí địa không nhì tàng quốc. Thạch Sùng hào phú, hàn thành kiếp địa dĩ vong gia. Mệnh trung ngõ kiếp như lãng lý hành truyền.
Mệnh lý phùng không bất phiêu lưu tất tật khổ.
Là nói về tác dụng một mình của các sao này. Khi ta gặp một sao Địa kiếp hay Địa không, nghĩa là ta không lọt vào ảnh hưởng của trục tỵ hợi, ta vẫn bị xấu như thường.
Muốn tìm hiều ảnh hưởng của từng sao này một ta phải đi vào chi tiết hơi dài dòng một chút. Ơ đây tác giả chỉ xin trình bày sơ qua vấn đề để độc giả nghiên cứu lấy.
Trước hết ta nhận thấy rằng nếu ta sinh tháng 10, thì bao giờ số của ta cùng Mệnh không, Thân kiếp.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 167
Sao Địa kiếp như dính vào “Thân” ta và hết ngày này sang ngày kia, từ giờ tý đến giờ hợi mỗi ngày, Địa kiếp cứ theo ta.
Thần túc là nơi ta sinh trên địa cầu, như vậy chẳng khác gì lúc nào sao Địa kiếp cũng đứng thẳng trên đầu ta, trong suốt tháng 10 ấy.
Địa không thì dính vào cung Mệnh. Sự nhận xét này khiến ta có thể nghĩ rằng 2 sao này được an trên địa bàn tức địa cầu chứ không phải an trên thiên bàn như các sao khác.
Với giả thuyết này ta có thể mượn địa bàn để giải thích vấn đề cho giản tiện và dễ thấy hơn. Địa cầu xoay quan trục Nam Bắc. Đường xích đạo, hay bất cứ các vòng vĩ tuyến nào cũng
xoay quanh trục ấy cả.
Nếu ta đặt trục Nam Bắc của địa cầu vào trục của thiên bàn ta sẽ có hình bên đây địa bàn ở trong chia làm 12 vùng, mỗi vùng rộng 12 kinh tuyến.
Thiên bàn ở ngoài chia làm 12 cung.
Nay ta lấy nơi ta sinh Saigon làm cung Tý thì phía Đông sẽ có Hợi ở Phi Luật Tân phía tây sẽ có sửu ở Cao Miên, dần, ở Thái Lan, mão, ở Ấn Độ v.v… nghĩa là ta chia địa bàn ra làm 12 cung vậy
Lấy một tỉ dụ để lý luận cho dễ. Ví thử ta sinh tháng Chạp (sửu) và giờ Dần. Trên địa bàn nơi cực âm là nơi đang ở giờ Tý nửa đêm, và nơi cực dương là nơi đang ở giờ Ngọ, giữa trưa.
Ngày ta sinh, lúc nửa đêm, ta ở chỗ cực âm của địa bàn nên ta lấy làm cung Tý, Tý này chiếu vào cung Sửu của thiên bàn, vì lúc ấy là tháng chạp, tháng sửu thàhh ra hướng cực âm của thiên bàn tức hướng hợi quẻ khôn lúc ấy chiếu thẳng vào cung Tuất của địa bàn.
Khi ta đang ở vào hoàn cảnh cực âm, thì đối với ta cả 12 hướng của vũ trụ không hướng nào xấu hơn là hướng cực âm của vũ trụ nữa.
Cho nên đối với ta “chỗ” cung Tuất trên địa bàn là chỗ xấu nhất trong tháng 6 (tháng chạp). Suốt trong tháng chạp, bất cứ lúc nào các sao nào dù tốt dù xấu nếu chiếu đến ta mà đi theo
hướng Tuất của địa bàn, đều bị ảnh hưởng của “Thiên” cực âm như dính vào đó làm cho xấu đi hết.
Thiên phủ ở đó cũng hỏng: Phủ phòng không xứ tài suy. Hung tình mà gặp lại càng nguy. Cứ riêng một mình sao Địa kiếp hay Địa không đóng ở cung nào như Phúc, Thê, Tử, Mệnh v.v… cũng đủ mang lại sự khó khăn đổ vỡ rồi.
Cũng chính vì lẽ đó, các cung Thê, Tử, Phúc là những cung của địa bàn, nên ta có thể coi 2 sao này như địa tinh, đóng ngay trên địa bàn; cũng như 2 sao Thiên Thưởng, Thiên sứ luôn luôn đóng trên địa bàn vậy.
Cổ nhân khi đặt tên Địa không Địa kiếp có lẽ cũng có dụng ý cho thấy rõ điều ấy chăng.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 168
Trở lại tỉ dụ trên.
Khi ta sinh giờ Dần, nơi ta ở tức cung Tý trên Địa bàn xoay về họp với cung Mão của thiên bàn, và cung Tuất nơi đất xấu của ta lúc bấy giờ sẽ về nơi cung “Sửu” của thiên bàn: trên lá số ta an “Địa kiếp” ở cung “sửu” là vì vậy.
Tất cả các sao đóng ở cung Sửu, sẽ bị ảnh hưởng của địa kiếp làm cho xấu đi cả.
Và nơi đó dù là cung nào của địa bàn đi nữa như Thê – Tử – Tài – Mệnh v.v… thì cũng bị cái cực âm đóng sẵn ở đó làm cho tan vỡ hương hỏng cả.
Cái xấu của Địa kiếp là sự lệch lạc về âm dương xa rồi trục quân bình là trục Tỵ Hợi. Cái xấu đó nay được an tại cung Sửu, tức là biểu tượng bằng âm dương cách “Sửu” quẻ “Lâm”.
Khi quẻ Lâm đối với ta xấu, thì quẻ ở cung Dậu đối với quẻ “Lâm qua trục tỵ hợi, một quẻ” làm đảo ngược lại cũng phải xấu với ta một cách tương đương: lẽ quân bình của số mạng ta buộc phải như vậy, và vì vậy để biểu tượng cái xấu này ở nơi đây, ta cho sao xấu khác đóng ở đó, tức là sao Địa không.
Địa kiếp chỉ sự tàn hại, sát phạt.
Địa không chỉ sự không vong, vô thực.
Cũng vì lý do trên vậy. Với cách giải thích ấy ta hiểu được tại sao Không Kiếp ở Tỵ hợi lại chỉ sự “Hoạnh Phát”.
Cực âm cực dương là những nơi quá độ cheo leo, khó mà ở đó lâu cho yên được: nhưng nếu ở được đó thì là được thế quân bình, lại một thế quân bình cao nhất, điều tốt lớn ứng vào “số” là phải vậy.
3. Hoả tinh.
Hai sao Hỏa tinh và Linh tinh là 2 hung tinh vào hạng nặng, chuyên tác họa, mà phần nhiều là họa lớn. Thế mà tiếc thay tác giả vẫn chưa tìm thấy được căn nguyên của 2 sao này.
Dưới đây xin trình bày tại sao. Hai sao này được an theo năm và giờ như sau. Các năm thuộc: Hỏa cục (dần, ngọ, tuất) Hoả ở Sửu, Linh ở Mão.
Thủy cục (Thân, Tý Thìn) Hoả ở Dần, Linh ở Tuất. Kim cục (Tỵ, Dậu, Sửu) Hoả ở Tuất, Linh ở Mão. Mộc cục (Hợi, Mão, Mùi) Hoả ở Dậu, Linh ở Tuất.
Lúc nửa đêm giờ Tý, các giờ sau Hoả tinh sẽ đi thuận mỗi giờ một cung cho dương nam, âm
nữ.
Với âm nam dương nữ thì Hoả đi nghịch Linh đi thuận.
Trước hết xin nói có nhiều sách an các năm Kim, Cục, Hoả ở Mão, Linh ở Tuất nhưng phân
tách kỹ vận hành ra mới thấy cách an như vậy không hợp lý, trái ngược hẳn với lối an các sao khác trong Tử vi, nên tác giả lấy như trên.
Với sự đi thuận nghịch cho dương nam âm nữ, Hoả Linh phải là một cái gì có mang tính chất âm dương. Với vận hành Hỏa thuận Linh nghịch, 2 sao này không thể là 2 sao khác loại nhau, mà phải là sao đôi, như Nhật Nguyệt, Không Kiếm v.v…
Với sự an theo tam hợp hội cục, 2 sao này phải mang nặng tính chất ngũ hành. Vì vậy ảnh hưởng của nó đối với ta phải là do ngũ hành và âm dương mà ra.
Đứng trên phương diện ngũ hành, ta hãy thử xem riêng cho Hỏa tinh. Lúc giờ Tý năm Dần Hoả cục Hoả tinh ở sửu Kim. Năm Mão Mộc cục Hỏa tinh ở Dậu Kim. Năm Thìn Thủy Cục Hoả tinh ở Dần Hoả. Năm Tỵ Kim Cục Hoả tinh ở Tuất (Hoả). Các năm sau, lại cứ 1 năm một theo thứ tự như vậy mà tiếp. Xét về âm dương thì năm dương Dần Thìn Hoả ở Sửu Dần phía dương. Năm âm Mão Tý ở Dậu Tuất phía âm.
Xét về ngũ hành thì Hoả khắc Kim, Mộc khắc Kim, Thủy khắc Hoả, nghĩa là nếu năm Hoả, mệnh ta đóng cung Kim ta bị khắc Hỏa tính đặt ở đó là cho ta biết về phương diện ngũ hành và âm
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 169
dương ta bị hình khắc, sự hình khắc đó trên phương diện số mạng tất nhiên phải mang tai họa đến cho ta.
Đấy là nói về giờ Tý, đến giờ Sửu, tiếc thay Hoả lại tiến một cung và đổi thành khí và lý luận trên của ta sẽ sai, vì tất cả các nơi sẽ không phải là khắc nữa mà là sinh.
Vả lại khi đem áp dụng sang Linh tinh vấn đề lại càng không thoả đáng.
Không dùng tính cách khắc chế của ngũ hành được, tác giả đã đem áp dụng ngũ hành tương xung, ngũ hành tương hình, ngũ hành tương phá, ngũ hành tương hại; nhưng tất cả đều đã không được. Không giải thích được với ngũ hành tác giả đã quay về với Thiên văn.
Trước hết Hoả tinh và Linh tinh không thể là một định tinh như các sao Dần Ngưu Khuê Nữ được, vì lẽ các định tinh với vòm trời (vonte céleste) và xê dịch đồng loạt với nhau quanh quả đất mỗi năm một vòng, nghĩa là mỗi tháng phải đổi một cung.
Hai sao này tuy đổi cung theo giờ cũng như theo tháng. Nhưng vận hành thuận nghịch nhau thì không thể là định tinh được.
Kết cục 2 sao này chỉ có thể lấy căn nguyên ở hành tinh.
Hành tinh chúng ta có 5 sao Kim Mộc Thủy Hoả Thổ, nhưng trong 5 sao đó chỉ có 2 sao là gần ta nhất là có thể ảnh hưởng được là Kim Tinh (Vénus) tức sao hôm, và Hoả tinh (Mars) mà thôi.
Xét về vận hành các sao này thì ta thấy có thể rất phù hợp với 2 sao Linh Hoả ở chỗ có chu kỳ là bội số của 4. Đi hết 4 năm Hoả và Linh lại trở về chỗ cũ.
Thế mà Kim tinh xoay quanh mặt trời 88 ngày 1 vòng, tức khi quả đất xoay 1 vòng, Kim tinh đi
4 vòng Hoả tinh thì xoay quanh mặt trời mất 2 năm 1 vòng.
Tóm lại khi quả đất xoay quanh mặt trời 4 vòng, tức là 4 năm thì cả Kim tinh lẫn Hoả tinh sẽ lại trở về vị trí cũ trong thái dương hệ. Hoả và Linh cũng như vậy.
Ngoài ra 2 hành tinh này khá lớn đêm đêm ta thấy sáng rực trên nền trời; không có lý do nào khi xưa cổ nhân lại bỏ 2 sao này không tính vào ảnh hưởng cho số mạng ta.
Anh hưởng của 2 sao này nhất định cổ nhân phải nhận thức được, thế mà trong Tử vi, không thấy có sao nào biểu tượng cho 2 hành tinh ấy là vô lý.
Với 2 nhận xét trên, và nhất là với sự thất bại trong việc áp dụng âm dương và ngũ hành vào cho 2 sao Hoả tinh; chúng ta có thể tạm chấp nhận 2 sao này là 2 biểu tượng (biểu tượng thôi chứ không phải là sao thật, cũng như Nhật Nguyệt biểu tượng cho mặt trời mặt trăng vậy) của 2 hành tinh Hoả tinh và Kim tinh.
Với giả thuyết ấy ta có thể giải thích được tính cách hung ác của 2 sao đó, vì các hành tinh này cũng như các sao Chổi, mỗi khi đến gần ta, chỉ có tác dụng là làm xáo trộn tư thế âm dương đang điều hoà của ta thôi; và sự xáo trộn ấy tất nhiên gây họa hơn là phúc.
Dù vậy chúng ta cũng chưa nên quả quyết giả thuyết ấy là đúng; vì muốn vậy ta cần phải biết rõ Thiên văn học đời xưa và tính lại cho kỹ các trường hợp đã.
Nhưng đấy là nói trên phương diện học thuyết, về phương diện đoán số, giải thuyết trên có thể chấp nhận được, vì lẽ hoàn toàn phù hợp với tính cách 2 sao ấy mà cổ nhân đã lưu truyền lại cho ta.
Sau hết có thể thêm rằng, Hoả là Hoả, Linh là nhạc, tức là tiếng Kim khí. Khi đặt tên như vậy, cổ nhân đã cho biết Hoả tinh là sao Hoả (Mars) Kinh tinh là sao Kim (Vénus) hơn thế nữa Hoả tinh miếu ở Dần, Ngọ, Tuất hãm ở Thân tý thìn, các nơi đắc địa của 2 sao lại càng định rõ tính chất của 2 sao này thêm nữa.
4. Khốc Hư.
Thiên Khốc, Thiên Hương là 2 niên tinh an theo địa chi của năm sinh.
Hai sao này đối trục Tý Ngọ; và năm Tý, nam cực âm thì lại cùng ở Ngọ là cực dương. Trục Tý Ngọ là một trục quân bình xấu nhiều hơn tốt.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 170
Nên khi Mệnh ta có cả 2 sao này, ta như đứng ở ngay trên trục đó, nên Khốc biểu tượng sự bi ai, Hư chỉ sự hỏng , sự thất bại.
Phần nhiều gặp Khốc Hương xấu là như thế. Chỉ có trường hợp Khốc Hương cùng ở 1 cung Tý hay Ngọ.
“Khốc Hư Tý Ngọ nhất thế xưng hùng”
“Khốc Hư Tý Ngọ tiền bần hậu phù”
“Khốc Hương Tý Ngọ mạc đàm” là tốt.
Lý do là ở chỗ thế quân bình Tý Ngọ là một thế rất ngắn ngủi thường thường khó đạt được tỷ như người làm xiếc đi trên dây, nhưng nếu đã đạt được thì thật đẹp.
Riêng Thiên khốc còn có ý nghĩa mang lại tiếng tăm cho ta, như câu:
Thiên khốc Hòa quyền minh danh vu thế, hay cách “Mã Khốc Khách” = ngựa đeo nhạc là chỉ sự vinh hoa.
Ynày có lẽ các thầy xưa lây ở chũ Khốc là khóc là âm thanh là vang tiếng, mà đoán như vậy chăng. Độc giả thử suy nghiệm lại.
Y chính thì vẫn phải hiểu đây là 2 bại tính, 2 ác diệu.
5. Khôi việt.
Thiên khôi Thiên việt như trên ta đã nói là sao Thiên ất, đệ nhất quý tinh. Thiên khôi là âm quý nhân, và thiên việt là dương quý nhân.
Hai sao này đối nhau qua trục thìn tuất, tức là trục la võng.
Đây là biểu tượng của một sao trong Thiên văn học cổ chư quý; chúng ta khó mà giải thích nổi lý do “quý” đó, khi mà ta chưa biết về Thiên văn học thời xưa.
Trên phương diện số Tử vi, chúng ta chỉ có thể nói, sao đôi này cũng chỉ có hiệu lực rõ rệt khi ta được cả đôi như “tọa quý hướng quý” thôi.
Đứng một mình có lẽ càn phải có những sao khác cùng đi mới có thể đoán cát hung tốt xấu được.
Thiên khôi có nghĩa là cái mũ của quan võ, thiên việt là cái búa của ông tướng vì vậy nên chủ uy quyền tước vị và được gọi là khoa giúp tinh (sao đỗ đạt).
Có sách báo cho Khôi là con trưởng Việt là con thứ và đoán Mệnh có Khôi tinh thường là con trưởng, hay nếu không thì rồi cũng tiếm trưởng quyền.
Vì Việt là búa, phủ việt là 2 loại búa dùng làm binh khí nên có sách ghép Thiên việt vào với các hung tinh để đoan bị sét đánh, vì đời xưa tinh rằng sét là ông thiên lôi đánh người bằng búa tầm sét. Những lối đoán như vậy trong các bài phú thật khó tinh là đúng được, vì chỉ dựa vào nghĩa đen của tên sao mà tán rộng ra; nhưng với các thầy xưa chỉ biết số Tử vi qua các tên sao, chứ không hiểu sao đó là cái gì, thì kể cũng không đáng trách.
Với chúng ta, Khôi việt là niên tinh cũng như Khốc Hư một cái thuộc thiên can, một cái thuộc địa chi nhưng Khôi việt là đôi sao độc nhất của trục thìn tuất cũng như Khốc Hư là đôi sao độc nhất của trục Tý Ngọ, chúng ta có thể hiểu rằng đây là những biểu tượng của 2 thế quân bình này, mỗi thế có một tính cách riêng. Chuyển sang “số” để đoán vận hạn cùng các cung chúng ta nên đặt trọng tâm vào vấn đề quân bình này hơn là những chi tiết vụn vặt lưu truyền lại.
Khi mà chúng ta đã chấp nhận tin tưởng như cổ nhân rằng; chỉ có quân bình mới là tốt, mới đẹp, mới bền, mới vững, mới êm ả, mới thuận lý, mới trợ sinh v.v… thì một là số càng được quân bình trên nhiều phương diện càng tốt.
Mỗi trục trên thiên bàn là một thế quân bình; cho nên trục nào cũng phải được biểu tượng bằng hai sao có cái hợp với giờ có cái hợp với tháng với ngày; nên cổ nhân chỉ đặt ra các sao để biểu tượng sự quân bình của các trục đó hợp với loai thời gian của nó thôi.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 171
Muốn hiểu rõ tính cách của các đôi sao này, ta phải bằng thiên văn bằng dịch lý suy luận mãi ra, như đã làm với các sao khác thì rồi sẽ thấy được kết quả như cổ nhân truyền lại, và sẽ hiểu tại sao, trục la võng là trục xấu mà sao biểu tượng lại là quý tinh, trục Tý Ngọ là trục quân bình tự nhiên của địa cầu và mặt trời mà sao biểu tượng lại là bại tinh.
Về phần đoán số, ta chưa cần đi đến chỗ đó vội chỉ cốt chờ xa điểm chính yếu là các sao này là những sao chỉ các thế quân binh, là được rồi.
6. Thiên Quan, Thiên Phúc.
Sau Khôi việt, ta còn có 2 sao gọi là quý nhân nữa cũng chỉ sự tốt lành hưởng thụ, và giải trừ tai hoạ là sao Thiên quan quý nhân và Thiên phúc quý nhân. Hai sao này cũng là niên can tinh; và được an vào những nơi mà chi của tháng có liên hệ với ta bằng cách “Khắc ngã giả vi quan quy” = Thiên quan quý nhân (chi của tháng khắc niên can ta thì ta quan quý, và “Ngã sinh giả vi thực thần” = Thiên phúc quý nhân (niên can ta sinh chi của tháng) thực thần là con cháu, là thần phúc đức của ta.
Hai sao này gọi là thứ Thiên Ất, mà nguyên ủy là do ngũ hành mà ra. Đây là không nói vòng sao thiên quan thiên phúc trong các sách lịch và lý số. Trong tử vi chỉ có sao Thiên phúc là an như vậy, còn sao Thiên quan thì an một cách mà không sao giải thích được.
7. Hồng Loan, Thiên hỉ.
Sao Hồng loan là sao thuộc niên chi, một tý đặt ở cung Mão, đi nghịch đến năm sinh là Hồng loan.
Đây là một sao hợp với đàn bà, vì loan phượng là đôi chim mà phượng là con đực, dùng tên này để đặt cho sao cổ nhân có dụng ý chỉ sự hoà hợp, sự vui vẻ hoà thuận.
Do đó mà khi ghép với các sao khác các bài phú cho ta nhiều câu chỉ về 2 ý nghĩa ấy, nghĩa là các thầy số khi xưa đã chỉ dựa vào có 2 chữ tên ấy mà định tính cho sao.
Cổ nhân khi đặt ra sao Hồng loan chắc cũng có ý nghĩ như vậy, nhưng vì đâu mà sao Hồng loan lại có thể biểu tượng được cho đàn bà, cho sự hoà hợp vợ chồng, cho sự vui mừng như cưới hỏi, đỗ đạt, sinh nở như thế được.
Do ở cách an sao mà tính ra thỉ ta sẽ thấy sao Hồng loan là sao đối với sao Thiên Không qua trục đây là Thủy Tinh.
Có thể nói Hồng loan là âm ảnh của Thiên Không
Hai sao này cặp đôi đối nhau qua trục Dần Thân, trục âm dương chính của Tử vi, trục tốt nhất của số này, nên Hồng loan phải là một sao tốt.
Nhưng vì cũng cùng là bàng tinh như Thiên Không nên sao này cũng chỉ mang đến những sự vui nhất thời thôi vậy.
Đối với Hồng loan Thiên hỉ sao này có lẽ được đặt thêm vào để chú thích thêm ý nghĩa vui mừng của Hồng loan cho rõ mà thôi, vì bao giờ có Hồng loan ta cũng có Thiên hỉ, Thiên hỉ là âm ảnh của sao Long đức, cũng như Hồng loan là âm ảnh của Thiên không.
8. Cô thần quả tú:
Hai sao này cũng an do niên chi mà ra, và luôn luôn tam hợp với nhau. Cô Quả chỉ sự đơn côi và có lẽ cũng chỉ có ý nghĩa ấy.
Lý do là vì Cô thần đóng ở góc sau cung Thái tuế.
Ta sinh năm Hợi, Tý Sửu ta thuộc về Bắc Thủy, thì Cô thần đóng ở dần là nơi Mộc Vượng. Thuỷ sinh Mộc, ta ở vào trường hợp “sinh ngã giả hửu” và cung đó là nơi ta bị thương quan hay
“thực thân”. Nếu Mệnh ta đóng nơi đó, có sao Cô thần ta chẳng khác gì kẻ bị tiết khí hết, đến hồi vô dụng: quan lộc bị thương tổn hết, ta còn trơ trọi lại một thân, chẳng ai đoái hoài đến nữa, cô độc là phải lắm.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 172
Ba cung trước tam hợp với cô thần là quả tú. Ba cung trước Mệnh cung là cung Tài Bạch, nói về địa bàn, đặt thêm sao Quả tú vào cung Tam hợp này để chỉ huôn cả tiền tài cũng hết, tài quan phản cách cho trọn vẹn, hầu biểu tượng được rõ hơn sự cô độc của ta. Đấy cũng là lối tán rộng cho vui, lý do chính là tại ở ngũ hành thì đúng hơn.
9. La Võng:
Thiên la là ở Thìn và Địa võng là ở Tuất, Thiên la là lưới trời, địa võng là lưới chăng ở dưới đất, ý nói đây là nơi hiểm họa, mỗi lần đi đến đó thật là nguy.
Thực ra thìn tuất vốn là trục phân chia âm dương của trục quân bình Sửu Mùi. Cổ nhân đã lấy trục Sửu Mùi làm trục â dương cho thế động (một bên lên, một bên xuống) thì trục Thìn Tuất biến ra thành trục quân bình, Thìn ở trên đỉnh đầu, tuất ở dưới đáy đất có lẽ vì hiểu như thế nên mới có tên la võng vậy.
Với một trục quân bình như vậy, khi ta sa xuống địa ngục tuất, thất khí có còn sức mà leo lên; và khi ta leo lên đến đỉnh cột Thìn, ta cheo leo ở đó được 1 thời gian ngắn, hơi sa chân là rơi tụt xuống đất ngay. Thìn Tuất là 2 điểm quân bình không vững (équilibre instable) cho nên la võng là
2 nơi không phải là xấu cho ta nhưng đó là nơi nguy hiểm, ta có thể chết như chơi vậy.
10. Thương Sứ:
Nếu 2 sao La võng luôn dính vào một vị trí nhất định của Thiên bàn, thì trên địa bàn cũng có hai sao ở luôn trên một vị trí nhất định ấy là Thiên Thương ở cung Nô bộc và Thiên sứ ở cung Tật Ách. Vận hạn đi đến đó rất xấu, và ta có thể ốm đau (thương) hay chết (sứ) được.
Lý do là vì trên phương diện phản chiếu các ảnh hưởng của vũ trụ chiếu qua 2 hướng này, không phản chiếu tới cung Mệnh của ta được. Ngay từ lúc ta ra đời, đây là 2 phía yếu 2 nhược điểm của cơ thể ta; chỉ những sao biểu tượng như chính tinh và một số sao khác mới có ý nghĩa với ta, còn các sao vòng Thái Tuế mà tính cách được định do hướng chiếu thì không có ảnh hưởng đến ta được là bao. Vì vậy 2 sao Thương sứ này chỉ dùng để đoán tiểu hạn mà thôi.
IV. CÁC SAO MỘT.
Các sao một là những sao không thành đôi đi cặp với sao khác, các sao này không có mấy. Dưới đáy chỉ bàn qua vài sao quan trọng.
1. Vòng Thiên Mã:
Vòng Thiên Mã như ta đã biết có Thiên Mã cách 1 cung đến Hoa cái rồi kiếp sát cách 3 cung là Đào hoa.
a) Thiên mã: Sao Thiên mã tức Dịch mã an theo niên chi, vị trí của nó bao giờ cũng ở 4 góc và tuỳ sinh niên thuộc hội cục gì nó ở góc nào.
Như năm tý thuộc Thủy cục Thân tý Thìn thiên mà đóng ở dần. Thủy sinh ở thân vượng ở Tý và bệnh ở Dần. Vì vậy sao Thiên mã ở đâu là chỉ cho ta biết hành khí sinh niên của ta đến đó là bệnh, sắp chết (tử). Cuộc đời trên dương gian của thủy khi bắt đầu từ sinh ở thân đến đấy là cùng cực. Am dương đi đến cực thì biến.
Ngũ hành cũng vậy đi đến cùng cực là biến. Sao Thiên mã chỉ sự biến dịch đó, cho nên còn có tên là dịch mã. Vận hạn đi đến đây sẽ biến chuyển. Mệnh của ta đóng ở đây thì đời ta cũng sẽ biến chuyển và thân ta xê dịch chỗ này nơi khác luôn.
Y nghĩa sao Thiên mã là như vậy. Sự biến đổi tùy thuộc ở các sao khác nữa. Như đồng cung có cát tinh thì sự biến đổi sẽ mang điều lành lại cho ta có hung tinh thì biến đổi mang điều dữ lại.
Vì vậy nên Lộc Mã tối hỉ giao trì; Thiên mã gặp Lộc gây những sự biến đổi tốt cho ta luôn luôn, mỗi lần đổi lại mang cái lộc mới đến. Để tượng ý sự biến đổi này một cách nôm na và cũng để thi vị hoá là số trước các bà, các thầy đã vì lẽ đó mà đặt ra đủ các loại ngựa như ngựa đưo hòm ấn (Mã bệnh phù) Mã và phù thi: ngựa mang thây người chết (mã ngộ hình) Mã khóc khách (ngựa đeo nhạc) v.v…
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 173
Nói vậy cho vui chứ ý chính ta cần nhớ chỉ là ý “Cùi tắc biến” mà thôi. b) Hoa cái Sau thiên mã bệnh là đến Tử rồi Mộ.
Mộ là nơi chôn hành khí của niên chi ta.
Mộ là lúc mà dưới khí trước khi dứt tuyệt bùng lên một lấn cuối, như ngọn lửa trước khi tắt lòe lên sáng vậy.
Sự sáng suốt cuối cùng này không rực rỡ mãnh liệt, mà êm dịu, đẹp đẽ mang sự ấm áp đến cho
ta.
Để biểu tượng ảnh hưởng của nơi dù khi ấy loè lên đẹp đẽ ta đặt một sao gọi tên là Hoa Cái
nghĩa là cái lọng, vừa che chở cho ta trong bóng mát, vừa làm đẹp cho ta lên. Hoa cái vì vậy trong số mang một ý nghĩa trang hoàng.
Cách “tiền cái hầu mã” long trước ngựa sau, là nói về nghĩa đen 2 sao này, còn thực sự cách ấy có tốt như phú nói hay không thì cũng chưa chắc lắm vì ở giữa 2 sao Mã và Cái là cung tử mà hành khí tam hợp, hành này khắc ta nên hóa chăng.
c) Kiếp sát: sau Hoa Cái là Kiếp Sát. Đây là nơi mà hành khí ta tuyệt, biến mất hẳn. Mất một hành khí của bản chất đi tất nhiên là không tốt, nơi đây hay lúc này, là nơi là lúc mà ta bị thiệt hại, bị mất mát một phần, cho nên ta đặt ở đó một sao lấy tên là Kiếp sát để tượng ý như là một tên cướp sát nhân, có thể hại ta được.
d) Đào hoa: sau Kiếp Sát cách 3 cung là sao Đào Hoa. Tính ra thì đây là cung “Thai” của hành khí địa chi sinh niên vậy.
Đây là nơi hànhkhí mới kết thành thai còn non yếu mong manh, như đứa trẻ vừa kết thai trong bụng mẹ non nớt đến cực điểm.
Hanh khí của ta ở đây còn uân nhương, còn chưa ra đời, còn ẩn náu trong ta dưới hình thức một mầm non; yếu ớt lăm, dễ bị hư hoại, và sự hư hoại của phần hành khí này sẽ làm cho cơ thể ta thiếu hẳn một bản chất của nó, suy nhược đi.
Để biểu tượng sự mong manh ấy cẩ nơi này, ta đặt ở đó một sao mang tên đào hoa, vì hoa đào là một thứ hoa cực kỳ đẹp đẽ và mỏng manh, cơn gió nhẹ có thể làm tan rã cành hày lìa cành được.
Cũng do ý mong manh yếu đuối ấy mà người ta còn gán cho sao này tính cách một cô gái, một thiếu nữ như hồng loan một thiếu phụ vậy.
Hồng loan là một thiếu phu thùy mị, dịu dàng thì đào hoa là một thiếu phụ có nhan sắc.
2. Đẩu quân:
Cách an Đẩu quân cũng tương tự như cách an tháng giêng trong nguyệt hạn. Với Nguyệt hạn thì ta khởi tự cung tiểu hạn; còn với Đẩu quân thì ta khởi từ cung thái tuế.
Vậy sao Đẩu quân chẳng khác gì nơi tháng giêng của năm ta ra đời nghĩa là nơi “tam dương khai thái” âm dương quân bình của một tinh bàn mà cung Mệnh của ta đóng ở cung Thái Tuế vậy. Sao Đẩu quan vì vậy biểu tượng cho sự đầy đủ tu mãn, vững bền, không cần đến ngoài, mà
cũng không muốn gần ai, không thu hút gì, mà không dễ bị cái gì thu hút.
Vì quân bình rồi có đủ âm đủ dương, nên như một người không cần đàn bà, mà cũng không cần đàn ông, tự mình đủ cho mình không cần tiền nhưng cũng không thích tiêu tiền đi.
Vì lẽ đó nên sao Đẩu quân trong “số mạng “ nếu Mệnh ta ở đó, ta là người cô độc không thân với nhiều người tự kiêu, tự mãn, khắc nghiệt.
Cung Tài có Đẩu quân thì keo kiết, không giàu có lắm nhưng đủ phong lưu. Ngoài mấy cá tinh ấy Đẩu quân là một sao tốt về phương diện lộc: vì lẽ âm dương quân bình; thái: tên sao có nghĩa như một cái đấu đong lương bổng của các cơ quan thời xưa; có lộc nhưng không nhiều.
3. Thiên hình.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 174
Thiên hình là một sao an theo tháng sinh. Khởi cung Dậu là tháng giêng thuận cho đến tháng sinh là Thiên hình.
Là nguyệt tinh nên ảnh hưởng rất mạnh. Chữ “Hình” cho ta thấy ngay sự hình khắc, căn nguyên ở ngũ hành.
Như ta sinh tháng giêng, thiên hình đóng ở Dậu. Nếu Mệnh ta ở Dậu, Dậu là nơi Kim vượng thể chất ta là một thể chất kim, thế mà tháng sinh là dần, một tháng mang hành khí mộc khắc kim xuất trong tháng đó ta bị hành khí này khắc, nhưng xũng may phần ta là âm kim dương mộc khắc ta chỉ là “chính quan” chưa đến nỗi như âm mộc khắc ta là “Thất sát”, nên sự khắc này chỉ “hình” ta hành hạ ta thôi, không đến nỗi sát, làm hại ta đến chết.
Sự khắc sát này co thể làm ta mất hẳn bản tính Kim của ta, khiến hành đó phải “hoá”, biến ra một tính cách khác và như vậy nhiều khi có ảnh hưởng lợi cho ta trong những trường hợp ta bị nguy nan do các hung tinh khác gây ra cho nên ở vị trí đó ta an sao Thiên giải.
Lý luận trên là áp dụng vào trường hợp thiên hình an ở 8 cung chính vượng Tý Ngọ Mão Dậu và tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi. Còn khi Hình an ở 4 góc thì tháng sinh đóng ở tứ mộ, là nơi có tạp chí sự hình khác hơi giản đi và có thể thành tốt, vì có dưới khi sinh Hình đắc địa ở dần thân là vậy. Để tượng sự hình khắc đó, cổ nhân coi sao Thiên hình như 1 cái kiếm và có những cách: Hỗ hàm Kiếm ở dần, Mã đao đái kiếm ở Ngọ – Hình ngộ triệt là kiếm gẫy v.v… Do sự hình khắc sang
đến số Hình chú cô độc, vì mình không hợp với người khác.
4. Thiên diêu:
Cách 3 cung sau Thiên hình là Thiên diêu – Như sinh tháng giêng Hình ở Dậu thì Diêu ở Sửu;
tháng hai Hình ở tuất thì Diêu ở Dần.
Đứng trước tháng sinh 2 cung, ta luôn luôn sinh ra hành khí của tháng; hành khí của tháng hợp với ta không làm cho ta khó chịu như bị hình, trai lại còn khiến ta khoan khoái vì tương hợp. Nhưng sự khoan khoái này không bổ dưỡng ta như ta được sinh mà trái lại làm cho tiết khí có hại cho ta nữa (sinh ngã giả hưu, ta sinh tháng nên ta hưu). Vì vậy Thiên diêu là một bại tinh, chủ sự tiêu xài quá độ để mua khoái lạc. Cho nên Diêu hãm địa chủ sự chơi bời phóng đãng hoang tàng, có thể nguy khốn vì tửu sắc. Diêu đắc địa thì cũng là sự hao tổn do hưởng thụ.
5. Phá toái:
Phá toái là một niên tinh an theo địa chi nên sức không mạnh lắm, nhưng cũng cần phải biết phá toái có nghĩa là làm cho tan vụn ra. Sao này đặc biệt chỉ đóng ở 3 nơi Tỵ Dậu Sửu thuộc về Kim hội cục.
Đem tính cách khắc của ngũ hành ra áp dụng không được, vì khi ta sinh các năm: Dần Mộc, Thân Kim, Tỵ Hoả, Hội Thủy sao này đều đóng ở cung Dậu là nơi Kim vượng cả.
Kim sinh ở Tỵ, vượng ở Dậu, mộ ở sửu. Năm Tý phá toái ở Tỵ, năm Sửu ở Dậu, và năm Dần ở sửu cứ thế tiếp: y như có một hành tinh hay sao chổi nào đó cứ 3 năm 1 lần, đến gần địa cầu ta rồi lại đi xa ra, rồi lại đến; mỗi lần đến càng gần thì lại càng mang ảnh hưởng xấu đến cho ta. Trước kia có một sao chổi cứ 3 năm lại xuất hiện nhưng sao này đã biến đâu mất từ thế ký trước.
V. TỨ HOÁ
Bốn sao tứ hóa, Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa, Hoá Kỵ là 4 sao mang lại sự biến đổi trông thấy trong đời ta. Hạn đến Hoá Lộc là thế nào ta cũng có vượng tài, vượng dinh, vượng quan gì đó. Hành khí mỗi khi bị khắc chế hay hoá tính, đó là một chủ thuyết căn bản của ngũ hành, được
các khoa mệnh số địa lý v.v… áp dụng một cách tin tưởng gần như định luật vậy.
Độc giả hãy lấy bảng từ hoá ra xem thì các chính tinh nào hóa gì đều vốn đã mang tính chất đó trong mình rồi đến khi gặp niên can khắc với hành khí mình, thì mới hoá ra cái đó. Cho nên Tử Phủ không hóa kỵ được, Liêm trinh không hoá khoa hoá quyền, Xương khúc chỉ hóa khoa và hoá kỵ.
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 175
Vì vấn đề tùy thuộc hành khí của chính tinh, mộ chuyện mà tác giả chưa tìm hiểu được lý do nên có thể chấp nhận phương diện hoá mà không dám bàn nhiều.
Trong việc đoán số độc giả nên nhớ Hoá Lộc do sao nào hoá ra, thì đoán mới thấu đáo. Các chính tinh ngoài 4 hoá này còn thường hoá ra tinh khác như Thiên đồng Phúc Cự môn hoá âm Phá Quân, hoá hao, Kình dương hóa Hình v.v…
CHƯƠNG BỐN
KẾT LUẬN
Sách viết đến đây đã quá dài. Mặc dầu còn nhiều vấn đề quan hệ chưa được bàn đến, nhưng thiết tưởng cũng đã đủ để độc giả có một ý niệm rõ ràng về những điểm căn bản của khoa số này, để có thể hiểu và đoán một cách ít sai lầm các lá số của người quen.
Sau khi đã hiểu rõ thế nào là cục, là ngũ hành nạp âm, là hóa, là Tràng sinh là tuần triệt, chắc độc giả sẽ nhận thấy ngay những thầy số bấm số rất nhanh, đọc phú lầu lầu mà không hiểu gì cả về những điều trên, chỉ có thể đoán cho vui, tuy đúng khá nhiều mà khó tinh là chắc chắn được. Những người đó chỉ dựa vào vài cuốn sách ghi chép kinh nghiệm riêng để quyết đoán sao này gặp sao này là thế này, mà không hiểu tại sao, thì dù có lấy suốt đời có đoán hàng vạn lá số: sự hiểu biết của họ cũng chỉ giới hạn trong cái mà họ gọi là kinh nghiệm, và không bao giờ tiến bộ
hơn.
Vì lẽ kinh nghiệm riêng của họ, là nguyên lấy ở kinh nghiệm của người xưa đã lấy cái vốn liếng đó từ đâu, nếu không phải từ sự “phổ thông hoá” số Tử vi đến giới bình dân của cổ nhân khi đặt ra khoa số này?
Sự phổ thông hóa đó lưu truyền đến ta nếu hiểu đúng thì được, nhưng hiểu sai là hỏng vậy.
Như ta đã thấy có nhiều người vẫn tinh là sao “Thai” là có chửa, sao “Dưỡng” là con nuôi; và đoán số một cách rất tin tưởng mỗi khi gặp các sao này.
Họ không biết rằng vòng sao Tràng sinh tượng 12 độ thịnh suy của ngũ hành là 12 hướng chính củ khoa địa lý có từ mấy ngày năm nay; và khi tìm long mạch để đặt mả, người ta bắt buộc phải tìm sinh long, vương long; và nếu gặp tử long, tuyệt long thì dù huyệt có kết nước, có được hướng, bối cảnh tốt cũng tuyệt đối không được dùng.
Với những người theo Âu học thì không đáng trách nhưng với những ông đồ nho, học Tử vi qua sách hán tự, mà vẫn tiếp tục phổ biến những sai lầm trên thì thật là đáng tiếc.
Vì vậy trước khi kết thúc tác giả muốn lưu ý độc giả một lần nữa về các điểm sau đây: Vấn đề hoá tinh.
Vấn đề tuần triệt
60 tên của ngũ hành nạp âm. Vòng tràng sinh.
Đó là những điểm ta cần phải ý thức được một cách rõ rệt; và phải tránh xa các nghĩa đen của các tên đã được đặt ra. Có thế ta mới có thể đoán số cho đúng được; và ta mới có thể nghiên cứu thêm về Tử vi được.
Muốn học đoán số cho đúng, sau khi đã hiều và nhớ các điều trình bày trong sách này rồi, độc giả còn cần làm một việc tôi quan hệ nữa.
Đó là việc xác nghiệm lại các câu phú và các kinh nghiệm được lưu truyền.
Độc giả cần có một cuốn sách ghi hết những điều các bài phú nói mà ý nghĩa chưa rõ rệt như. Tham lang gặp Hoả tinh là tốt.
Tham lang thủ thê cung, thú thê nghi cầu trưởng nữ.
Hung tinh hám hại tiền đầu, cát tinh hoàn vi chung hảo vân vân.
Để rồi với những điều ta đã biết về tính sao ta tìm cách giải thích tại sao “phú” lại nói như vậy. Có lý không?
SỐ TỬ VI DƯỚI MẮT KHOA HỌC – Hà Thúc Hồng 176
Sự trắc nghiệm này không những giúp chúng ta những kinh nghiêm phi lý ra ngoài, coi đó như một sự tình cờ chẳn hay lẽ mà thôi; mà còn có lợi là giúp ta hiểu được thấu đáo hơn tính cách các sao liên hệ ấy.
Đó là điều độc nhất mà tác giả trước khi dừng bút muốn ân cần dặn lại độc giả thân yêu.
Còn việc nghiên cứu tiếp và thêm để bổ khuyết chương những phần chưa được bàn đến; nếu tác giả còn có duyên với vấn đề này, thì sau khi sách này đã xuất bản, rất mong được độc giả chỉ bảo cho những điều hữu ích, và do đó biết đâu sẽ không có dịp lại cho xuất bản thêm cuốn tử vi khác, một cuốn “Tử vi thực hành” để áp dụng những lý thuyết căn bản này vào việc đoán số, và cũng để nói thêm năm điều còn chưa nói được ở đây.
Nó vậy, nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết mà số phần chắc (probabilité) rất mong manh.
An hành được cuốn sách này, tac giả đã đem trình bày cung mọi người, những công phu nghiên xứu của mình trong nhiều năm với cốt ý chỉ xây những bước đầu của một cầu thang, để hy vọng những người khác sẽ tiếp tục xây dần nốt cho chúng ta cùng có thể nhờ đó mà lên được cán lầu
“chân lý” của khoa Tử vi. Tử vi là một khoa học Cổ có giá trị, mà tiếc thay với cái đà tiến của khoa học ngày nay, rất có thể sẽ thất truyền dần đi; nếu không được khoa học hoá, để cung đi đúng theo điệu nhạc tiến hoá của con người.
Mong thấy ở những tri kỷ bốn phương để tiếp tục công trình này. Mong thay !
LẦU PHẬT SAIGON
21 – 8 – 1971
14 tháng 7 năm Nhâm Ty
***HẾT***
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: