ẢO GIÁC 2007 là tên một tập sách (gồm 1 vở kịch, 20 bài thơ và 1 tiểu thuyết) tập hợp những sáng tác mới nhất của nhà văn Nguyễn Đình Chính trong năm 2007, chưa xuất bản.
“Tôi thấy cần phải ép mình vào một cuộc chạy ma ra tông để tự đánh bóng lại tên tuổi nhà văn của mình.” Với lời tuyên bố đó, nhà văn Nguyễn Đình Chính sẽ dẫn chúng ta rong ruổi về núi rừng Việt Bắc (biên giới phía bắc Việt Nam) theo sự dẫn dắt của một nhà văn kiêm hoạ sĩ, một nhân vật trong những trang tiểu thuyết có tên: Onlai... balô. Tiểu thuyết này gồm 23 chương.
(trích trong tập ẢO GIÁC 2007)
Nguyên do viết quyển tiểu thuyết này: Tôi thấy cần phải ép mình vào một cuộc chạy ma ra tông để tự đánh bóng lại tên tuổi nhà văn của mình.
Hôm nay đọc Mác Kẹt. Không thể nhớ nổi. Cái gì buồn buồn với cô gái điếm nhỉ. Chính xác. Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Tiểu thuyết in hàng triệu bản. Một con ** non 15 tuổi và một ông già hơn 80 tuổi. Đạo đức giả. Mượn thái độ nhân văn để che giấu con nõn hết đát của lão già dâm đãng. (Con nõn là con gì? Mấy anh chị ông bà con đen dân đỏ tiếng Tây tiếng Mỹ như gió có chuyển ngữ được không?).
Thủ dâm bằng đạo đức.
Kinh tởm.
Buồn nôn.
Đích thực văn học giả. Nản quá. Ma két tinh. Chuyển ngữ ngay hàng chục sinh ngữ. Bán như tôm tươi. Cái đám đông người đọc trên khắp hoàn cầu này bây giờ như lũ trẻ nít. Mấy gã đầu nậu bán sách chẳng giỏi giang gì văn học. Chúng siêu giỏi tiền. Xui trẻ con ăn *** gà. Cũng vồ lấy và... ăn liền.
Nhưng biết đâu 6,3 tỉ người cũng đang lộn tiết như Zê. (Zê là ai?) Mua phải hàng nhái, hàng dổm. Càng lộn tiết.
(6,3 trên 6,4 tỉ người. Như vậy là chỉ có 0,1 tỉ người tụng ca Mác Kẹt thôi mà. Yên tâm đi. (Tại sao lại phải yên tâm?).
*
“Em có thấy cánh đồng hoa Hồng mênh mông đỏ rực kia giống như...”
“Như là...”
“Như là máu tháng của các em đang từ trên trời tuôn xuống.”
“Khiếp.”
“Sao lại khiếp.”
“Tởm.”
“Không tởm đâu.”
“Bệnh hoạn.”
“Vậy thì vì sao em lại nhận lời đi ngủ với một kẻ bệnh hoạn?”
Em không nói gì. Em thở phì phò đằng sau lưng. Xe máy chạy vi vu.
Hãy thử đoán xem em gái đang nghĩ gì. Một cú véo nhẹ vào sống lưng. Cái hành vi giả dối cũ mèm của bọn gái điếm khi đang làm tình. Em đang nghĩ gì.
Dễ ợt.
Ngu thế.
Không đoán ra à.
*
Đây là nhà của anh. Vườn cây. Đủ loại quả chín. Võng gai đu đưa.
“Thích quá. Cà phê vườn thì hết ý.”
“Chúng ta vào nhà.”
“Em trẩy hồng xiêm nhé.”
“Bé mồm.”
“Làm... sao?”
“Ông hàng xóm.”
Zê đưa em vào buồng. Ô kìa. Tranh đẹp thế. Không tranh đẹp. Đi tắm. Em vừa tắm buổi sáng rồi. Vậy thì lại đây. Nhanh lên. Lột quần áo ra. Không thể tin được. Đẹp đến loá mắt. Một thân thể chưa bị tình dục mua bán tàn phá. Hay là không thể tàn phá nổi. Đó là mùa xuân. Là tuổi trẻ. Trắng phớ nhé. Mùa xuân không hoa. Tuổi trẻ không tiền.
*
Zê bắt đầu nghi ngờ khi thấy mấy giọt nước mắt của em rỏ xuống gối trước khi giạng hai chân ra.
*
Không tả lại cuộc làm tình với em như thế nào. Chưa phải mượn đến văn học tả thực nhầy nhụa.
Chưa.
Zê giải quyết vụ này với em theo kiểu õng ẹo và... sang trọng như bọn quý tộc hầu tước tử tước da trắng thế kỉ 18 (nhại theo phim của Pháp). 12 phút. Những năm tháng này tình dục với ta (Zê) không còn là số một nữa. 60 tuổi. Cháy nhà rồi. Trước mắt là nấm mộ và công việc. Quẳng được cái gì ra thì quẳng ngay. Không cần giải thích. Đang ham vẽ. Tranh của Zê màu đẹp. Ai cũng khen như vậy. Ấy vậy mà Zê là kẻ mù màu. Đặt em trần truồng trên giường và tự nhiên đầu óc lại vẩn vơ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. (Gần đây có nhà phê bình nửa mùa đổi tên gọi là chủ nghĩa hiện thực thần thánh - cho nó mơi mới một chút.) Đồ viết văn nhà quê. Thực tâm nhé. Không thể tìm thấy một hồi ức nào giống như những hồi ức của Mác Kẹt trong thông điệp ông ta gửi cho những cô gái điếm buồn của tôi (của ông ta). Ông ta còn thiếu cái gì nữa. Quá đủ. Giải Nô Ben văn chương. Núi tiền và khối u trong bụng. Hãy mua một hòn đảo nhỏ giữa Thái bình dương uống nước dừa và đợi chết có tuyệt không.
*
Em hái một rổ hồng xiêm bày trên bàn. Đun nước. Và hình như chuẩn bị bữa ăn tối.
Zê đã chuẩn bị cho cuộc làm tình này khá chu đáo (chuẩn bị thực phẩm). Thịt bò nửa cân. Hành tây 4 củ. Trứng vịt 20 quả. Không có trứng gà. Và một bao ba số dẹt. Toi đứt 2/3 số tiền bán bức tranh Hoa hướng dương (tất nhiên là của Zê chứ không phải của Van Gốc). Tranh chép thuê.
Em diện thật kì cục. Quần đùi và may ô ba lỗ cũng của Zê. Lạ hoắc. Chỉ sau một giờ trần truồng đú đởn trên giường em đã như quen biết thân thiết với Zê từ lâu lắm rồi. Từ kiếp trước. Phụ nữ lạ nhỉ. Đáng kính nể.
Thỉnh thoảng em lại nhìn trộm mấy bức tranh trên tường.
Ôi thiếu nữ sinh viên văn khoa. Ăn uống như trẻ con. Tham lam. Ngon lành kinh khủng. Chỉ có tuổi trẻ đói ăn mới có cái kiểu ăn đáng yêu như thế. Em không còn sờ sợ nữa. Hình như khi đã nghịch ngợm vuốt ve con nõn của thằng đàn ông là các em đã có thể nhâng nháo câng câng cá mè một lứa rồi (tất nhiên là chỉ trong giao tiếp thôi). Ăn xong. Không cho em rửa bát đũa. Zê hút thuốc và không biết làm gì. Còn em thì nhảy phóc lên giường thọc tay vào túi thổ cẩm sành điệu móc ra quyển sách và đọc mê mải. Sáng mai em mới được rời khỏi đây. Hợp đồng vô hình. Thoả thuận rồi. Qua đêm 500 ngàn tiền đồng. Zê hỏi đọc quyển gì. Em nhoẻn cười vung vẩy quyển sách.
“Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi.”
Thật kinh hoàng. Một ngẫu nhiên.
“Quyển truyện này rất nhảm.”
“Anh đọc rồi ư?”
“Tất nhiên.”
“Hay chứ.”
“Hay như thế nào?”
“Rất hay.”
“Khỉ gió.”
“Tại sao lại khỉ gió?”
“Lão già này chơi gái vị thành niên. Rũ tù.”
*
Zê cũng muốn hội luận với em quanh cái Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Em đấy. Cô bé hư cấu trong tiểu thuyết 15 tuổi. Còn em. Một sinh viên văn khoa có thực ngoài đời 22 tuổi. Khác gì nhau. Hai con điếm. Nhớ một câu thơ của Trần Nhật Thu viết năm 1974. Quảng Bình. Nắng cháy mặt. Hai mươi tuổi đời em còn trẻ lắm. Em nghechi khúc hát đớn đau này.
Thằng bạn hoạ sĩ đích thực (chứ không hoạ sĩ dổm như Zê) trợn mắt. Tao giới thiệu cho mày em Hoa. Sinh viên văn khoa. Tất nhiên Hoa là tên bố láo. Không phải gái chuyên nghiệp. Thỉnh thoảng cải thiện kiếm thêm. Gái gọi nghiệp dư. Nghiêm chỉnh. Cho em năm trăm nhé. Đừng có bớt xén ăn lường ăn quỵt. Tội nghiệp. Được rồi. Nói ít thôi. Tao đồng ý.
*
Ba giờ chiều. Đúng hẹn tại quán nước “Bông hồng vàng” ngay cạnh trạm bưu điện. Ngồi uống nước nhìn thấy thằng bạn cùng với một cô bé khá xinh đi ra từ kí túc xá nữ sinh viên. Tuổi tác. Hai bố con. Chào nhau. Em uống một cốc chanh leo. Và nhảy phóc lên xe. Thản nhiên lắm. Và cũng thản nhiên lắm như lúc này đang nằm tênh hênh trên giường đọc Mác Kẹt.
Một cái chum lừng lững nứt đôi. Nửa chum trắng. Nửa kia ngả vàng. Cô gái trần truồng vú thõng thượt, hai tay chống đất, quỳ gối, dịn cặp mông to bự vào thành chum. Vài tháng trước. Tình cờ gặp một ông hoạ sĩ trẻ đang ngùn ngụt... thăng hoa. Loại hoạ sĩ cậu ấm. Tự dưng Zê cũng nổi cơn điên kéo lên nhà vườn. Hì hụi cùng vẽ. Anh em tâm đắc lắm. Âm mưu cuối năm sẽ bày chung một triển lãm. Đang hỉ hả. Bỗng nhiên cậu ấm lặn mất tăm. Không một lời. Cậu ấm ơi là cậu ấm ơi. Gõ di động thì tắt phụt máy. Quái dị. Bánh đúc nát. Hắn vứt lại bức tranh tổ bố vẽ ba cái chum cũng to tổ bố xấu như ma. Tiếc tấm toan to. Zê biến hoá hai cái chum thành cô gái bự (vẻ đẹp cổ điển). Một cái chum thì bổ làm đôi. Tranh đẹp dễ sợ.
Nửa đêm.
Zê vẫn ngồi hút thuốc và chẳng biết làm gì. Ngắm bức tranh.
Em gái sinh viên — gái gọi nghiệp dư ngáy rừ rừ trong màn. Trần truồng. Chân giạng tè he. Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi chọn bãi đậu trên mảnh sân phập phồng ngay dưới cái lỗ rốn nhỏ xíu sâu hoắm. Bãi đáp tuyệt vời (nhưng hơi láo). Dính líu đến tên tuổi một ông kễnh!
Văn học giả dối khôn thế.
Đồ ranh ma.
*
Tưởng tượng ra một cái lí lịch của em sinh viên gái gọi người tình một đêm.
Cô bé học sinh trường cấp ba một thị trấn nhỏ (chứ không đến nỗi nhà quê làng thôn xóm heo hút nào đó). Ngay từ lớp 9 đã anh ún lãng mạn. Học cũng không đến nỗi nào. Thi vào đại học văn khoa. Đỗ sát sàn sạt. Sướng ngất người. Đời sinh viên năm đầu tiên bơi trong mơ. Vẫy cánh rối rít. Bụp. Ngã nhào xuống đất. Bố đột tử vì bạo bệnh. Mẹ chạy chợ thị trấn è cổ nuôi bốn đứa em lít nhít. Đói rồi. Túng rồi. Kinh phí ăn học tối thiểu 600 ngàn một tháng đứt. Cuống.
“Tao kiếm việc cho.”
“Việc gì?”
“Gội đầu máy lạnh. Ca gãy.”
“Thật nhé.”
“Nhưng nói trước. Sòng phẳng.”
“Nói đi.”
“Phải chiều khách.”
“Chiều như thế nào?”
“Vớ vẩn thôi. Công đoạn đưa khách vào xả nước. Nếu khách yêu cầu thì phải chiều.”
“Chiều thế nào. Lên giường hả.”
“Chưa đến cầu đó. Chỉ cần làm cho khách xoọc ty. Dùng tay thôi mà.”
“Hơi tởm.”
“Đúng quá. Tởm. Thế thì thôi.”
“Cám ơn mày. Cho tao nghĩ đến sáng mai trả lời.”
Nhưng không cần đến sáng mai. Chiều hôm đó. Va mặt nhau ở quán cơm sinh viên một ngàn rưỡi một suất. Tao đồng ý. Chỉ dùng tay thôi thì sợ... sợ đéo gì.
Hai tháng.
Ba tháng.
Tháng thứ tư.
Buổi trưa oi ả. Một ông khách lịch lãm. Hình như là văn nghệ sĩ trí thức. Tặng cháu 300 ngàn. Quà nhỏ (pớ ti ka đô thôi). Chú chỉ muốn thỉnh thoảng gặp nhau trò chuyện. Rồi một cái hẹn. Bỏ qua. Rồi cái hẹn thứ hai. Cũng bỏ qua. Tới cái hẹn thứ ba. Nhận lời. Uống chanh leo và tán láo trong quán thịt trâu nổi tiếng cách trường không xa. Quả là ông văn nghệ sĩ trí thức không sàm sỡ. Thỉnh thoảng lại pớ ti ka đô. Rồi thường xuyên pớ ti ka đô. (Có lần pớ ti mà... tới 700 trăm ngàn.) Nhiều quá. Đừng ngại. Nhuận bút một bài ca khúc công ty ca (chứ không phải Quốc ca) đấy mà. Chia đôi. Lộc bất tận hưởng. Tới lúc này mới biết chú là nhạc sĩ. Cũng đề phòng. Nhưng quả thực không phải là một cái bẫy kiểu mưa dầm thấm lâu. Giao lưu dễ chịu. Bạn bè bắt đầu hơi ghen. Cái Huyền thế mà hên. Chuyển dịch dần xưng hô. Chú và em. Rồi chú tụt xuống anh... Rồi một hôm cứ thế là lên giường. Hình như là sau một ngày chủ nhật pích ních Suối Ngọc tít trong rừng. Nhà nghỉ Chồn Hôi ven bờ suối một lần ghé vào không bao giờ quay lại nữa.
Kéo dài gần một năm.
Bao nhiêu là chuyện xảy ra. Không thèm nhớ vì cũng không nhớ nổi.
Kinh hoàng nhất là vụ bà vợ nhạc sĩ kéo một lũ tới tận trường gào thét. Phải trốn biệt hơn tuần lễ. Bạn bè làm con chim xanh. Ông nhạc sĩ có lén tìm hai lần. Lần trước đi một mình. Mặt méo xệch. Lần sau đi hai mình. Có anh bạn thạc sĩ kinh tế đèo xe Suzuki. Lần này mặt ông nhạc sĩ còn méo hơn lần trước. Méo thảm hại. Rồi lặn mất tăm. Tám nốt nhạc rủ nhau bay vèo theo gió rồi. Đồ rê mi pha son la si đố.
Hơn một tháng sau. Tình cờ (hay là không tình cờ) đụng phải anh thạc sĩ kinh tế Suzuki ngay trước cổng quán thịt trâu. Lại quán thịt trâu. Mời uống nước. Vâng. Em... chanh leo ạ. Lại chanh leo. Thạc sĩ kinh tế trẻ hơn, đẹp trai hơn và cũng đơn giản hơn. Hẹn lần gặp thứ hai. Không vòng vo. Thuê ngay nhà nghỉ. Lên giường rất rành mạch. Xuống giường cũng rất rành mạch. 500 ngàn đút trong phong bì nhét vào túi thổ cẩm sành điệu chứ không đưa tận tay. Lần sau cũng vậy. Lần sau nữa cũng vậy. Ổn định. Không lên xuống. Không phá giá thị trường.
Thế rồi...
“Anh viết cái gì thế.”
“Viết văn.”
“Anh là hoạ sĩ lại còn viết văn nữa cơ à?”
“Anh không phải là hoạ sĩ. Anh là một nhà văn chuyên nghiệp rất nổi tiếng.”
“Ra vậy.”
“Làm sao?”
“Hoan hô.”
“Em và anh là đồng nghiệp.”
“Thầy chủ nhiệm khoa của em cũng viết truyện ngắn vừa đăng trên báo Văn học.”
“Anh không quan tâm”
“Hay quá.”
“Cái gì vậy?”
“Không.”
“Chúng ta lại lên giường nhé.”
“Vâng ạ.”
Nhưng lần này thì không õng ẹo như kiểu công tước tử tước quý tộc châu Âu thế kỉ 18 nữa. Thời gian kéo dài gấp năm lần 12 phút. Em gái sinh viên gái gọi không chuyên mắt trợn ngược dẫy đành đạch rú lên từng hồi như sói cái động đực. Thế mà em cứ tưởng. Tưởng gì. Quá đát. Còn lâu nhé. Sướng thật anh nhỉ. Tất nhiên rồi. Không còn mặc cảm nữa. Không tự làm dáng thầm con người văn nghệ lịch lãm có văn hoá. Yêu cũng phải có văn hoá. Làm tình cũng phải có văn hoá. Hai cái xác trần truồng cứ trồng cứng trên lên nhau mãi. Trồng nụ trồng hoa.
“Tại sao mặt anh thộn ra thế.”
“Đáng cố đợi một chút mặc cảm đạo đức.”
“Chẳng hiểu nhà văn nói gì.”
“Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi.”
“Ông Mác Kẹt í ạ?”
“Chẹc.”
“Gì cơ ạ?”
“Chết tiệt.”
“Em hỏi chẹc cơ mà.”
“Không xem phim Mỹ à? Chó chết.”
“Buồn cười quá.”
“Tại sao lại buồn cười quá?”
“Em không biết.”
“!!!”
“Chiều nay có phải lên giảng đường không?”
“Không mà.”
Nghỉ.
“Chiều nay phải đi lao động công ích lấy tiền đóng quỹ lớp.”
“Không đi thì sao?”
“Không đi thì phải nộp tiền.”
“Bao nhiêu?”
“Năm mươi ngàn.”
“Nhà văn nộp hộ một trăm ngàn.”
“Vâng.”
“Ngoan lắm.”
“Bao giờ anh cho em về?”
“Cơm chiều xong anh lấy xe đưa em về tận cổng trường.”
“Vâng.”
“Tốt lắm.”
“Sao ạ.”
“Không có gì. Bây giờ em lại giạng hai chân ra nhé.”
Trời đột ngột nổi cơn giông dữ dội. Thông điệp của đức chúa trời nhắn xuống đêm nay nhất định sẽ có trận mưa lớn.
Zê một mình trong khu nhà vườn rộng mênh mông. Nàng chuồn về kí túc xá rồi. Không. Gọi là nàng không ổn. Em gái. Em gái sinh viên gái gọi nghiệp dư. Chính xác.
Em gái không cho Su zu ki đưa em về tận cổng trường. Thôi mà. Không cần đưa về. Em ra đầu ngõ bắt xe ôm. Đêm mai anh nhớ lên mạng chát với em nhé. Nhớ đấy. Và có thể em sẽ còn email cho ông nhà văn nổi tiếng kiêm hoạ sĩ nghiệp dư.
Ta (Zê) đi lại trong nhà. Không đói. Đầu óc ruột gan rỗng tuếch. Một cái ống cống đã bị tháo tuột bùn đất. Ráo hoảnh. Sạch trơn. Đúng thôi. Hai mươi bốn giờ. Ba cuộc (chính xác là hai cuộc) làm tình quyết liệt. Còn gì nữa là nhà văn chuyên nghiệp kiêm hoạ sĩ nghiệp dư.
Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi vất lăn lóc trên giường. Em vô tình bỏ quên. Quyển sách thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền không có thương hiệu trộn lẫn một thứ mùi... một thứ mùi riêng biệt chỉ đàn ông mới có sau những cuộc làm tình vung vãi... Cái xi líp nhỏ xíu còn ướt mỏng như tờ giấy treo tong teng trong nhà tắm. Tang vật khủng khiếp. Em lại bỏ quên?
Lật nhanh vài trang. Giật mình. Cần làm ngay một đính chính. Ông cụ cũng là nhân vật ngôi thứ nhất (Tôi) của tiểu thuyết đã 90 tuổi chứ không phải 80 tuổi. Đọc lướt. Đọc theo kiểu đọc chéo. Ông cụ này có cái thú lấy giấy ăn. Không phải. Lấy khăn tắm (vẫn treo trong toa lét) lau trộm thân thể cô gái điếm vị thành niên 15 tuổi trong khi cô bé đang ngủ mê mệt. Phải công nhận kĩ thuật viết tiểu thuyết bậc thầy. Quá xứng đáng Nô Ben. Thủ dâm bằng đạo đức nấp rất khéo trong một giọng văn chân thật.
Đấy mới là làm dáng. Làm dáng đạt tới đẳng cấp phù thuỷ. Lão ta (ông cụ 90 tuổi ấy) dù đã cố giấu giếm nhưng vẫn thỉnh thoảng lòi cái đuôi đểu cáng. Đóng chặt tất cả các cửa sổ và cửa ra vào. Khịt mũi. Trong phòng lén lút lẩn quất một thứ mùi thơm ngai ngái. Mùi của thiếu nữ. Mùi của tuổi thanh xuân.
Quá nửa đêm thì trút mưa. Trời đất ơi. Trận mưa kinh hoàng. Trời muốn sập chăng. Không thể ngủ được. Hối ức về một cô gái điếm hai hay ba năm trước (không nhớ) lộn xộn ùa về. Hồi ức của ta (của Zê chư không phải của Mác Kẹt)...
“Đêm nay bến đỗ ở đâu hả các cụ?”
“Yên tâm đi. Đã lên chương trình chu đáo cả rồi.”
Đã lên chương trình chu đáo cả rồi, đó là một nhà nghỉ cuối thị xã miền ngược. Cơm rượu đề huề. Bốn ông bốn buồng máy lạnh nghiêm chỉnh. Khoảng 10 giờ đêm. Đứng tán láo ở dưới quầy. Bà chủ chỉ mấy cô gái váy áo thổ cẩm lấp ló đi lại. Đấy. Các sếp chọn. Nhất trí rồi nhé. Vâng. Một lát nữa các em sẽ lên. Ta (Zê) nằm dài trên giường.
Đợi. Chờ. Tiếng gõ cửa khe khẽ. Rồi cánh cửa từ từ mở ra. Êm ru. Em gái nhỏ nhắn. Da như trứng gà bóc. Mắt xếch lá dăm đen láy. Mắt của người dân tộc. Chui vào nhà tắm cởi váy áo. Chui ra trần truồng quấn trong khăn tắm vàng choé. Em là người Thổ. Lắc đầu... Người Thái trắng. Gật đầu.
Rất dịu dàng. Làm tình. Không điệu nghệ nhưng cũng không ngớ ngẩn. Nằm gác chân lên nhau. Chưa ngủ được. Trò chuyện cho đỡ trơ.
“Em tên gì?”
“Dạ. Vi Hoa.”
“? huyện nào?”
“Mù Căng Chít.”
“Tại sao lại xuống tận đây làm ăn?”
“Em đi trốn thằng chồng nghiện.”
“Sợ gì nó mà phải trốn?”
“Nó đã hai lần chém em đấy.”
“Tại sao không báo công an?”
“Báo nhiều lần rồi. Nhưng mà...”
“Kể tiếp cho anh nghe.”
“Công an ở bản cũng không làm gì được nó.”
“Vô lí.”
“Dạ.”
“Anh bảo là vô lí.”
“Em không biết.”
“Vậy ư?”
“Vâng.”
“Thôi.”
“Dạ.”
“Tắt hộ anh đèn. Chúng mình lại ôm nhau ngủ vậy.”
“Vâng ạ.”
Sáng hôm sau. Trong khi chờ chú lái xe đi thay dầu nhớt. Ngồi hút thuốc nói chuyện với bà chủ nhà nghỉ. Kể lại chuyện cô bé Vi Hoa. Bà chủ lắc đầu. Nó không nói dối bác đâu. Gái trên này thật thà chứ không ba xạo như dưới xuôi. Cảnh ngộ của nó đúng như thế đấy. Hai vợ chồng rủ nhau đi đào ru bi. Thằng chồng nghiện nặng. Vợ có chửa. Sẩy thai. Đánh nhau chí tử. Nó đang trốn chồng đấy. Sợ bị chém chết.
“Nghĩ cũng hoàn cảnh chị nhỉ.”
“Vâng. Hoàn cảnh lắm.”
“Tội nghiệp.”
“Bác có thương thì ra tay cứu độ đi.”
“Bà chị cứ đùa.”
“Tôi không dám đùa.”
“Tôi biết cứu độ như thế nào.”
“Các bác thiếu gì tiền.”
“Chị cho tôi gửi thêm cho cô Vi Hoa năm trăm ngàn nữa.”
“Văn nghệ sĩ các bác đúng là hay thương người.”
“Làm sao chị biết tôi là văn nghệ sĩ?”
“Cái bác beo béo đi cùng đoàn kể bác là nhà văn nổi tiếng lắm.”
“Vâng. Nổi tiếng lắm.”
Chỉ một tuần sau. Đang ngồi chầu hẫu ở quán bia. Điện thoại di động réo inh ỏi. Một giọng lạ hoắc trong trẻo reo lên như trẻ con.
“Em đây.”
“Ai nhỉ?”
“Em là Vi Hoa đây.”
“À. Chào cô bé xinh đẹp. Em có khoẻ không?”
“Em khoẻ lắm.”
“Em đang ở đâu?”
“Em đang ngồi ở ga.”
“Ga nào?”
“Ga Hà Nội ấy mà.”
“Hay nhỉ.”
“Vâng ạ.”
“Có chuyện gì xuống thăm thủ đô thế?”
“Em xuống thăm anh.”
“Thăm tôi?”
“Em xuống gặp anh để cám ơn anh.”
“Vâng.”
“Lạ nhỉ.”
“Dạ.”
“Không có gì.”
“Anh ra ga cho em gặp nhé. Em không dám tới nhà vì sợ chị chém mà.”
Ta (Zê) lao ngay Su zu ki ra ga. Tàu ngược xuống lâu rồi. Đã vãn khách. Đang ngơ ngác thì một cô gái váy áo thổ cẩm đeo túi thổ cẩm từ quán nước lao ngay tới nhảy lên ôm choàng lấy cổ (đánh đu lên cổ thì đúng hơn). Vì em rất nhỏ nhắn. Choáng người. Ta (Zê) cũng ôm choàng lấy em. Ánh đèn sân ga lấp loáng. Em đẹp lạ lùng. Đẹp đến gai cả người. Mấy thằng xe ôm ma cô gầm ghè (bị cướp mất con mồi mà). Phân vân một lúc. Không muốn đưa em về căn hộ tồi tàn (thuê 500 ngàn một tháng.) Đi đâu nhỉ? Còn đi đâu nữa. Một khách sạn sang trọng ở Hồ Tây. Loại bốn sao. Không thể hà tiện. Phải xốc tới thôi. Đăng kí phòng ở quầy tiếp tân. Em cười nói ríu ra ríu rít. Mắt sáng rực. Váy áo thổ cẩm loà xoà nổi bật giữa toà sảnh sáng choang ánh điện. Nhân viên khách sạn cứ ngỡ là nữ đại biểu dân tộc miền núi về thăm thủ đô.
Đêm trên cả tuyệt vời.
Hai ngày vui chơi quăng quật thả dàn ở Hà Nội. Đưa cho em thêm 500 ngàn nữa. Cháy túi. Su zu ki tiễn đưa em ra ga. Em vẫn cười nói ríu rít. Tàu chạy. Em thò đầu ra khỏi toa vẫy tay. Nửa tháng nữa em lại xuống thăm anh nhé. Ừ. Cứ xuống. Cũng gào to đáp lại. Con tàu mang em đi mất rồi.
Thấy nhơ nhớ nhưng cũng thở phào như trút được một cái gánh gì đó hơi nằng nặng.
Tưởng mọi chuyện đã kết thúc. Chấm hết. Nhưng mà... đúng hai tuần sau. Lần này không phải trong quán bia mà đang ngồi trên giường cởi trần trùng trục nhai thịt trâu với thằng bạn (trong căn hộ thuê) thì... tinh tinh tinh tang tính tình tang... Vớ vội lấy cái điện thoại di động Một giọng trong leo lẻo lại reo lên như trẻ con... Em đây...
Ngồi ngây mặt. Miếng thịt trâu tắc ngang họng vì ngạc nhiên và hơi cảm động (chứ không phải hết hồn).
Không thể kể hết những kỉ liệm (“liệm” đấy) vui chơi đú đởn cùng em ở chốn kinh kì.
Bao nhiêu lần. Không nhớ... chỉ biết cứ đều đặn nửa tháng một lần nàng lại đáp tàu từ Mù Căng Chít về Hà Nội. Ta (Zê) cằn nhằn.
“Đừng về luôn như thế.”
“Cứ về.”
“Tốn tiền lắm.”
“Không tốn. Tiền này em đi hái măng trong rừng mang ra phố huyện bán mà.”
“Có thật không?”
Nàng không trả lời mà chỉ mở to đôi mắt xếch nhìn Zê.
Không thể há mồm hỏi tiếp.
Một thằng nhà văn già. Một cô gái điếm trẻ tình cờ nhặt được giữa đường. Đôi tình nhân ông trời ghép xằng xịt nắm tay nhau đi loăng quăng trên hè phố. Thách cả Hà Nội đoán ra được thân phận của nàng. Có mà thánh đoán. Nàng đòi bằng được phải cùng nàng vào thắp hương khấn vái trong tất cả các ngôi chùa ở Hà Nội. Một lần đưa nàng trèo lên đỉnh Cột Cờ để ngắm thành phố tuyệt đẹp xanh um cây cỏ. Nhưng nàng không thèm ngắm thành phố tuyệt đẹp xanh um cây cỏ. Nàng nhảy lên ôm cổ Zê.
“Anh lấy em làm vợ nhé.”
“Lấy vợ ư? Không lấy.”
Đêm đó. Làm tình chán chê rồi. Hối hận. Móc túi tặng nàng 5 triệu (tiền vừa kí cái hợp đồng phim truyện). Nàng thích lắm. Sáng hôm sau đòi đưa tới cửa hàng vàng. Nàng chạy vào. Một lúc sau chạy ra cười tí tét giơ tay khoe một cái xuyến vàng choé đeo ở cổ tay.
“Em thích đeo vàng ư?
“Đeo một tháng thôi. Rồi...”
“Rồi sao?”
“Rồi sẽ bán đi.”
“Lấy tiền làm gì?
“Mua một đàn dê gửi mế nuôi hộ.”
Nàng mua một đàn dê để làm gì nhỉ, hỡi nhà văn nổi tiếng?
Nhẽ nào chỉ để mỗi khi chạy về bản nhìn đàn dê chạy tung tăng kêu be be là nàng lại nhớ đến tôi.
Kết thúc cuộc tình này thật thê thảm và tủi hổ.
Ba tháng sau. Nàng dẫn cô em gái xuống Hà Nội dự thi đại học văn khoa (tất nhiên là em gái nàng thi. Nàng mới học hết lớp 7 phổ thông). Em gái nàng to hơn nàng cao hơn nàng đen hơn nàng mắt xếch hơn nàng và có cặp vú phồng lên dưới áo to gấp đôi vú nàng. Thuê cho chị em một phòng riêng ở khách sạn Tây Hồ. Em nàng đi thi. Không làm được bài. Nhất là ngoại ngữ tiếng Anh. Trượt cầm chắc rồi. Em nàng khóc tu tu. Nàng vội vàng chạy vội đi chợ mua hoa quả cho em nàng. Trong phòng chỉ còn có hai người. Em nàng vẫn khóc tu tu. Zê dỗ dành. Rồi bỗng nhiên chẳng hiểu tại sao ta (Zê) lại ôm em gái nàng. Sờ mông em gái nàng và... em gái nàng cũng quặp chặt lấy cổ ta (Zê) cắn vào *** tai ta (Zê). Rồi cả hai cứ thế vừa tụt quần áo của nhau vừa nhảy thốc lên giường. Đúng lúc ấy Nàng đẩy cửa vào chỉ kêu ối một tiếng rồi chạy tọt vào nhà tắm.
Đêm đó. Cả ba người cùng nằm chung trên giường. Quần hôn. Có khốn nạn không. Không. Trắng trợn trơ trẽn. Nói chuyện miên man. Chỉ có Zê và em gái nàng nói chuyện. Nói chuyện gì. Nói về quyển tiểu thuyết của Ta (Zê) mới xuất bản đang nổi tiếng như cồn. Em gái nàng là một cô bé rất thích văn chương và... Nó vừa đi thi học sinh giỏi văn của tỉnh đấy anh ạ. Nàng hãnh diện khoe với Zê như vậy. Trong khi em nàng cứ liến láu thao thao bất tuyệt thì nàng chỉ nằm im. Nàng nằm im úp mặt trên gối quay đầu vào tường vờ ngủ. Nàng không biết gì về văn chương cả. Đến tên cuốn tiểu thuyết của ta (Zê) nàng cũng không nghe tới bao giờ. Nàng không có một chút khả năng nào tham gia cuộc trò chuyện thủ thỉ tâm sự này. Có khốn nạn không tàn nhẫn trớ trêu não lòng không. Không biết. Sáng hôm sau chị em nàng đi rồi. Gối nàng loang lổ ngấn vết không phải một thứ nước nhờ nhờ đục trắng tanh tưởi như mọi lần là là một thứ nước trong vắt tinh khiết. Nước mắt.
Bẵng đi hơn tháng, nhận được một lá thư của em gái nàng. Đại khái chị Hoa bỏ bản bỏ mế đi rồi (đi đâu không viết rõ). Chị nhớ anh lắm. Chị bảo là nếu anh thích em thì cứ lấy em làm vợ. Khi đám cưới thì cỗ bàn thịt dê. Một đàn dê ở bản mế nuôi hộ con nào cũng béo quay béo cút. Như con lợn. Nhưng em sẽ không lấy anh làm chồng đâu vì anh nhiều tuổi quá. Anh còn hơn mế của em những sáu tuổi. Em đang tìm hiểu thằng bạn cùng bản hiện đang làm công an ở phố huyện Mù Căng Chít. Cuối năm chúng em sẽ cưới.
Chưa hết. Đúng sáu tháng sau. Một đêm khuya. Cái điện thoại di động trên bàn bỗng quay tít rung bần bật. Rồi réo lên. Tinh tinh tinh tang tính tình tang. Một giọng trong trẻo reo lên như trẻ con... Em đây...
Mấy chục năm nay rồi, năm nào cũng thế. Tết đến. Sương muối mịt mù lạnh tái tê. Đêm co ro trong chăn. Ngủ. Trong mơ... đôi khi lại nghe thấy tiếng hú hoang vu từ rừng thẳm vọng về. Không phải tiếng hú thú rừng. Không phải tiếng hú người. Cũng không phải tiếng hú ma quỷ. Có ma quỷ không?
Hồi còn bé, ta (Zê) được một bà mế người Thổn Mừ nuôi. Bản Nà Cốc lèo tèo hơn chục nóc nhà trốn tít trong rừng thẳm đại ngàn. Suốt ngày bò lê la chơi với mấy đống *** trâu khô thơm tho dưới gầm nhà sàn. Đêm khuya rúc vào váy bà mế cạnh bếp lửa bập bùng giữa nhà. Tiếng hú tru lên ghê rợn. Mếu. Bà mế Thổn Mừ xuýt xoa. A lúi. Bé Kinh ơi ời. Mế đang ôm con đây mà.
Bao nhiêu năm rồi? Chen chúc giữa chốn đô thành miền xuôi náo nhiệt. Đói rã họng. Thân phận thằng nhà văn chuyên nghiệp kiêm hoạ sĩ nửa mùa hèn mọn không bằng cấp chẳng bao giờ tranh cướp được hợp đồng béo bở (hợp đồng viết kỷ yếu các nhà máy, hợp đồng vẽ tranh cổ động). Thua bạn kém bè. Tiền ơi là tiền. Đồng tiền co cẳng chạy nhanh như thằng ăn cắp. Một cuộc đuổi bắt ngoạn mục. Vắt chân lên cổ mà vẫn chỉ luôn luôn vồ hụt. Tiên sư đồng tiền. Cuối tháng chỉ mới nhìn thấy người sở điện phanh xe đạp ken két trước cửa nhà tống cho cái hoá đơn thu tiền mà đã giật mình nhớn nhác. Con gái ta (Zê) bé Nhí thông minh kì lạ. Bé Nhí học tiếng Anh giỏi lắm chăm lắm. Bé thèm được theo cô chị họ tu nghiệp ba tháng tại trường A pô lô để được các ông thầy Mỹ chính gốc luyện nói luyện nghe nhưng Nhí không dám xin tiền bố vì bé biết ràng... ôi 300 đô la Mỹ học phí bố (Zê) biết moi ra ở cái xó xỉnh nào. Ta (Zê) nhìn vào mắt con. Ta (Zê) ôm chặt con ta vào lòng. Ta (Zê) ngoác miệng cười nhăn nhở nước dãi bắn tung toé nhưng mắt ta (Zê) lại ứa ra nhứng giọt lệ tanh máu.
Đêm đông buốt giá. Tiếng hú rừng hoang vọng về tru lên thảm thiết. Vợ nằm bên trằn trọc. Răng nghiến ken két. Ôi chao là cái bệnh đàn bà nghiến răng trong giấc ngủ. Lạ lùng. Chân cẳng co quắp như bào thai. Mắt nhắm nghiền. Con sâu lại chầm chậm bò. Buồn đến nát người. Khốn nạn thay thân phận thằng nghệ sĩ nửa mùa.
Năm tháng dần trôi. Cuộc đời vẫn nát như tương. Tiến tùng. Túng tiền. Rơi gần xuống tận đáy vực kiết xác lưu manh. Vợ ta (Zê) con nhà trí thức quèn chỉ được bố mẹ dạy dỗ phải thật thà chịu thiệt chứ không được truyền cho mấy cái miếng võ đời trơ trẽn ranh ma nhẫn tâm ăn thịt người. Đểnh đoảng dại nghếch. Khi bị người ăn. Khổ quá. Hết tiền. Chỉ còn biết chui vào sau lưng chồng tu lên khóc. Ấy vậy mà hễ cứ có tiền thế là ta (Zê) lại chỉ lăm le ba lô khăn gói.
Lên đường thôi. Hàng chục năm rồi thực ảo đâu đây bao nhiêu chuyến ba lô bụi ngược rừng. Tại sao lại cứ lên rừng. Không biết. Có một tiếng gọi xa xăm nào đó thôi thúc ta (Zê). Ban ngày thì tiếng gọi đó hú lên nhứng tiếng lặng câm trong tâm trí. Ban đêm thì tiếng gọi đó bật lên thành nhứng tiếng hú điếc tai ai oán thảm thiết trong giấc mộng. Cũng chẳng thể hiểu tại sao lạ như vậy.
Vợ rên rỉ. Tiếc tiền. Xót tiền. Đi đâu. Sao lại cứ rúc lên rừng. Khỉ ho cò gáy. Tôi lạ gì cái máu dâm đãng của cả họ nhà ông. Xéo lên rừng mà ôm gái Thổ.
Bốp. Không phải một cái tát mà chỉ là một cây cọ to tướng bê bết sơn cứng đờ quất vào gối bông. Tiền này con gái nó cho ta. Bây giờ bé Nhí lớn rồi, giỏi giang lắm rồi. Con ta (Zê) cho ta (Zê) tiền.
“Bố đi chơi đi. Bố ba lô ra khỏi nhà đi. Bố chạy lên rừng đi. Tiền này là của con biếu bố. Tiêu như thế nào thì là quyền của bố.”
“Cám ơn con gái rượu con gái bia. Bố đang chán đời lắm đây.”
“Đêm qua nằm vắt tay lên trán lại thấy con sâu chầm chậm bò. Buồn đến nát người. Vợ ơi. Có hiểu ta (Zê) nói gì không. Không hiểu à. Tôi đi chơi rừng.Thăm thằng bạn cũ cụt chim. Bà còn nhớ không. Bác Bàn Kì Páo. Chiến hữu cùng trung đoàn. Đây này. Đang gọi điện mời lên chơi. Số di động đây. Muốn kiểm tra không.”
“Tôi không thèm kiểm tra. Muốn đi đâu thì đi. Già rồi. Có thân thì lo. Đừng có đánh đu với bọn chíp hôi nữa. Mang theo cái khăn quàng cổ của tôi. Sương rừng độc lắm lạnh lắm. Đã không muốn cho thằng Bờm đi cùng để canh bố thì mượn đôi giày A đi đát của nó mà lội rừng.”
Ôi trời ơi.Thằng cu Bờm ư. 18 tuổi. Cao 1 mét 84 xăng ti mét. Nặng 90 cân. Tóc vàng. Da trắng, Đẹp trai hơn cả diễn viên Hàn Quốc. Ghi ta điện như bão giật. Đã bảo không được gọi con là thằng Bờm nữa. Phải gọi con là anh. Anh Bờm. Một tháng đôi lần anh Bờm vẫn đưa bố đi cà phê. Bờm hiền lành. Ít nói. Suốt ngày chỉ nhìn bố tủm tỉm cười. Bờm yêu bố. Thương bố. Bênh bố. Đã nhiều lần toan há mồm toan rủ Bờm cùng ngược rừng vui chơi. Nhưng rồi... hàm cứng đờ. Con ơi tha lỗi cho ta. Cái Thế giới rừng của riêng hồn ta. Sẻ chia ư. Cũng muốn chia sẻ cho con. Muốn. Mà không thể. Nó không thể sẻ chia. Anh Bờm ơi ời. Với con cũng vậy. Mai đây con cũng sẽ có một thế giới bí mật riêng biệt của riêng con. Đâu đây cánh rừng nổi gió. Khúc sông cuộn sóng. Mặt nước hồ mùa Thu trong vắt. Đốm lửa nhảy múa chập chờn trên cao nguyên. Hay có khi chỉ là trang giấy trắng tinh vô tình mắc trên cửa sổ. Chỉ riêng của con. Suốt đời con mơ màng đi tìm nó. Cái thế giới ấy không thể sẻ chia cho bất kì một ai. Nó chỉ của riêng một người. Sẻ chia ư. Nó sẽ biến mất. Nó hoá thành mây trắng vô hình ẩn hiện tan biến trời cao.
Danh tiếng. Áo cơm. Bạc tiền. Tranh tượng. Ghen tị. Mưu hèn. Dối trá. Lưu manh. Ào nát cuộc đời. Xoá đi tất cả.
Tơi tả.
Bốc mùi.
Đôi khi đau đớn chợt nhận ra thân phận y chang một con chó hoang. Chó hoang ơi. Chạy đi đâu. Cuống cuồng. Phát điên phát rồ. Cướp giật danh phận miếng ăn bạc tiền giữa cái chợ người náo loạn. Và tới một ngày nào đó. Phập. Chát. Bụp. Ẳng... ẳng... ẳng.
Chao ôi rừng thẳm đại ngàn. Một mình lang thang. Thèm muốn hít thật nhiều màn sương rừng tháng Giêng Hai lạnh lẽo và tinh khiết đến rùng minh rồi nắm sõng soài ra đất co quắp chân cẳng ôm choàng những búi rễ trám già sần sùi héo khô đang âm thầm rỏ nhựa.
Vĩnh biệt cái chuồng chó chật chội mấy chục năm nay quanh quẩn chui ra chui vào.