Ghi chú đến thành viên
Go Back   4vn.eu > Kiến thức > Thế Giới Muôn Mầu > Sách - Tài liệu > Tủ sách Lịch sử - Địa lý > Lịch Sử
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 25-04-2008, 10:12 AM
donkihotexuthanh's Avatar
donkihotexuthanh donkihotexuthanh is offline
Phá Quan Hạ Sơn
 
Tham gia: Apr 2008
Bài gởi: 293
Thời gian online: 0 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 5 Posts
Sau 9 năm, tướng Navarre nói về chiến bại ở Điện Biên Phủ

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, nhiều tướng lĩnh, học giả của cả hai bên đã có những bài viết phân tích về nguyên nhân thắng lợi của ta và nguyên nhân thất bại của Pháp. Nhân dịp kỷ niệm 53 năm chiến thắng lịch sử này, ANTG giới thiệu bài trả lời phỏng vấn Đại tướng P.Henri Navarre (1898-1983), Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương 1953-1954 đăng trên báo Nouveau Candide ra ngày 17/10/1963.



- Thưa ngài, ngài khỏe chứ?

- Sức khỏe tôi tốt, cám ơn.

- Ngài có đắn đo kỹ khi lập phòng tuyến Điện Biên Phủ không?

- Tôi không nói là tôi làm đúng. Không còn cách nào khác và nếu phải làm lại thì tôi cũng chưa có được đối sách nào. Nhiệm vụ tôi đã nhận trong một hoàn cảnh định sẵn là “duy trì sự toàn diện lãnh thổ Đông Dương”. Công thức ấy xuất hiện bắt đầu từ thời kỳ thống chế De Lattre De Tassinhi.

Công thức này chưa bao giờ thay đổi - ông nhắc lại.

Nước Lào thuộc lãnh thổ Đông Dương, tôi phải bảo vệ vương quốc ấy. Nếu trong Ủy ban quốc phòng có nêu vấn đề miễn nhiệm cho tôi, thì tôi vẫn chờ đợi sự trả lời.

Trước đây không có ai, tôi nói thật, không có một người nào cho biết là trận Điện Biên Phủ sẽ kết thúc thảm hại. Khi Paul Reynaud, Phó chủ tịch Hội đồng đưa ra dẫn chứng với các nước liên minh vừa được ký kết với nước Lào ngày 22/10/1953, tôi không nghĩ việc đó có thể là sự tháo lui. Tôi đã lầm!

Khi Marc Jacquet, Quốc vụ khanh chuyên trách về quan hệ với các nước Đồng minh, thông báo về chiến dịch được trù định ở Điện Biên Phủ, tôi có hỏi ông ta nếu việc từ bỏ công cuộc bảo vệ Vương quốc Lào được xét đến thì ngài Bộ trưởng tuyên bố dứt khoát: “Nếu Việt Minh đặt chân đến Louang Prabang thì chiến tranh không còn nữa”.

- Người ta không nói với ông là bỏ rơi Lào, có thể không phải là lý lẽ đưa ra để một mình ông quyết định bảo vệ nước đó bằng bất cứ giá nào?

- Tôi không lựa chọn bảo vệ hay không bảo vệ. Nếu biết được giao trách nhiệm ấy thì tôi không nhận. Sự lựa chọn ấy thuộc quyền của nhà nước và chỉ của nhà nước. Đó là một điều không bao giờ phải tranh cãi cả.

Giả dụ theo sáng kiến của tôi, như ông nói, tôi bỏ mặc nước Lào và dọn đường cho Việt Minh thắng lợi hoàn toàn thì tôi đã phản bội, làm ô danh đất nước.

- Khi trao quyền chỉ huy, Salan đã không đưa ra những chỉ thị của chính phủ quy định việc để mất đất là cần thiết trong những chiến dịch khốc liệt để bảo vệ mạng sống của quân lính viễn chinh sao?

- Chưa bao giờ tôi nhìn thấy bản quy định ấy. Mà Salan cũng không nói với tôi và chỉ khi tôi về Pháp thì tôi mới biết có bản quy định ấy, quy định không được ban bố. Chắc Salan coi đó là “chỉ thị ô dù” thuần khiết bảo thủ của quân đội. Nếu tôi có được quy định ấy, tôi sẽ hiểu một cách khác.

- Nhưng Đô đốc Cabanier có cho ông biết phải cảnh giác ngay ngày đầu tiên khi thả dù xuống Điện Biên Phủ không?

- Đô đốc Cabanier chưa bao giờ đả động tới điều đặc biệt ấy cả.

Là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông cho tôi biết trả lời của chính phủ về yêu cầu xin viện trợ của tôi. Tài liệu này xuất hiện không có gì khác ngoài một trong các văn bản tình tiết che giấu việc cắt giảm viện trợ. Người ta khuyên tôi nên lập các kế hoạch với khả năng hiện có.

Đó chỉ là một lời nói sáo.

Thật không phải là một chỉ thị có thể dẫn đến việc thay đổi nhiệm vụ của tôi. Nhưng tôi nhớ rõ là Đô đốc Cabanier có cho tôi biết rằng chính phủ bị chia rẽ sau việc đáp lại các tuyên bố về hòa bình của ông Hồ Chí Minh trên tờ báo Thụy Điển.

Đô đốc cho tôi biết, đa số chống lại việc tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh và có hỏi ý kiến riêng tôi. Tôi trả lời là chưa phải là thời gian thích hợp. Tôi nói thêm là Đô đốc không làm tôi nản lòng hoàn toàn về việc yêu cầu xin viện trợ. Một lần nữa, trong cuộc nói chuyện không có một ý kiến nào nhắc đến việc từ bỏ việc bảo vệ Vương quốc Lào.

- Ngài thấy có giải pháp nào khác ngoài Điện Biên Phủ không?

- Không! Điện Biên Phủ bao quát một trong các con đường dẫn đến Louang Prabang, còn đường khác qua tập đoàn cứ điểm dẫn tới cánh đồng Chum. Một mình Louang Prabang không chống đỡ được. Ngược lại, nếu ta giữ được Điện Biên Phủ thì sẽ ngăn chặn được tất cả mọi cuộc tấn công. Chỉ còn lại cho Việt Minh những con đường mòn mà các đơn vị bộ binh khó vượt qua...

Sự quan trọng về chiến lược của Điện Biên Phủ chưa bao giờ phải phủ nhận. Salan đã khuyên tôi chọn địa điểm ấy làm bàn đạp, và tướng Cogny trước đây cũng có ý kiến tương tự. Ông ta lo cho việc bảo vệ vùng đồng bằng mà ông chịu trách nhiệm.

Tháng 10/1953, ông ta sợ một cuộc tấn công đại quy mô và mong muốn chiến sự xảy ra ngoài đồng bằng Bắc Bộ để chuyển hướng cuộc chiến của Việt Minh.

Thật ra, nếu chiến sự nổ ra ở đồng bằng Bắc Bộ thì có lẽ sẽ thảm hại hơn ở Điện Biên Phủ. Tôi cũng biết được điều thuận lợi ấy, nhưng không phải là mục tiêu cơ bản của tôi.

Hơn nữa, tôi cũng chưa tìm được cách “tiêu diệt” quân Việt, nhưng mục đích của tôi không phải là kéo quân đội Việt Minh đến chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Tôi biết được chiến dịch không phải là giành thắng lợi cho cuộc chiến mà là cứu nguy cho một cuộc rút lui trong danh dự.

- Ngay tại thung lũng Điện Biên Phủ, trên cái lòng chảo mà ngài không có quân đóng ở ven xung quanh bờ thì chẳng đáng ngờ cho sự đúng đắn ấy sao?

- Đúng là có người đã đưa ra những lời phản đối. Nhưng còn một điểm: Khả năng giành thắng lợi bằng không quân mà đặt ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực tế thì là mạo hiểm.

Ý định của tôi là dựa vào lực lượng không quân, vì đó là phương thức số 1 để trụ được ở Điện Biên Phủ và việc đó đã thành sự thật! Nếu có những sự phản đối về phương pháp lựa chọn, thì không có ai làm sáng ra những điều tai hại sẽ đến với cứ điểm Điện Biên Phủ.

Cho đến ngày 30/3/1954, hai tuần lễ sau cuộc oanh tạc cứ điểm, chưa bao giờ có ai phát biểu là cứ điểm không thể bảo vệ được! Chưa bao giờ tôi được trông thấy hay nghe nói tới một báo cáo lên án Điện Biên Phủ của Đại tá Nicot điều hành các phi cơ vận tải.

Còn về tướng Fay, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân, tôi chắc không có gì phản đối về chiến thuật và chỉ lưu ý tôi đến nguy cơ sân bay bị ngập nước. Tất cả các quan khách đến thăm viếng, các bộ trưởng, các tướng lĩnh, các chuyên viên,... và còn rất nhiều người đều cho là cứ điểm không thể bị tiêu diệt. Các người thừa hành cũng không mảy may phản đối.

- Có thật là cứ điểm ở dưới tầm súng ở các mỏm núi mà quân Việt chiếm giữ?

- Không. Điều đó không đúng, vì tướng Cogny đã đồng ý với Đại tá Piroth, chỉ huy pháo của cứ điểm cho rằng các mỏm núi đều cách xa trận địa 10km, quân Việt không thể đặt ụ pháo trên sườn núi cao hơn cứ điểm vì sẽ lộ vị trí và ngay sau khi đạn pháo đầu tiên bắn đi thì lập tức bị chặn họng bởi phản pháo của ta.

Như vậy, họ phải đặt ở phía đồi dốc thấp, điều này giảm đáng kể hiệu lực của pháo bắn ra. Hai phái đoàn của Mỹ gồm các sĩ quan đã chiến đấu ở Triều Tiên, được điều đến đây tham khảo khả năng của pháo và súng phòng không của quân Việt. Họ cũng đồng ý kiến như các pháo thủ.

- Làm sao cứ điểm “bất khả xâm phạm” bỗng nhiên trở nên không thể bảo vệ được?

- Giữa lúc tôi quyết định tiếp nhận hiểm họa của trận đánh với lúc mà cuộc giao tranh bắt đầu thì tình thế cuộc chiến hoàn toàn thay đổi! Sự tăng viện các sư đoàn Việt Minh xung quanh Điện Biên Phủ nằm trong dự kiến của chúng tôi. Chúng tôi đã tính đến một “kẻ địch sau” sẽ mạnh hơn nhiều “kẻ địch hiện tại”.

Chúng tôi tự đặt cho mình một giới hạn an toàn.

Nhưng tất cả tính toán của chúng tôi trở thành con số không!

Khi được tin ngày 18/2/1954, Hội nghị Geneve họp, có mời cả Việt Minh tham dự, không ai đả động đến việc nói trên trong Ủy ban điều tra. Nhưng đó lại là một sự kiện chính yếu và là nguồn gốc những sự việc xảy ra sau này.

- Thưa tướng quân, tiên đoán những sự việc chính trị tương tự như vậy là một yếu tố chiến lược mà ngài không được bỏ qua?

- Mà làm sao tôi tiên đoán được chứ? Tôi cũng biết sẽ có cuộc đàm phán, nhưng vào thời điểm nào? – Pléven đã hé cho tôi biết khả năng sẽ có một hội nghị về Đông Dương, nhưng không có mặt Việt Minh tham dự và cũng không có một cơ may nào khai thông để cuộc đàm phán thực sự có kết quả! Sự việc đã qua chưa phải là tất cả! – Điện Biên Phủ trở thành “lá bài” của Việt Minh.

- Khi tướng quân đã biết rõ chiều hướng của cuộc chiến, sao không rút lui?

- Ngay cả khi muốn, tôi cũng không thể làm được. Tháng Chạp, tôi có thể rút nhưng cũng sẽ bị thiệt hại lớn và mất mát nhiều. Nhưng lúc ấy chưa có nguy cơ bỏ mặc Điện Biên Phủ cho Việt Minh! Đầu tháng Giêng, thì đã quá muộn. Người Việt chưa đủ lực lượng tấn công cứ điểm, nhưng cũng đủ mạnh để chặn đứng cuộc tháo chạy rút lui.

Một khi cuộc chiến đấu bắt đầu thì lối ra chỉ có thể kết thúc bằng việc hủy diệt gần như hoàn toàn cứ điểm. Không lạc quan như các sĩ quan của tôi, tôi chưa muốn cuộc chiến diễn ra vì thắng lợi rất bấp bênh. Ngay lúc đó, tôi đã cảnh báo chính phủ: cuộc chiến có thể thất bại nhưng không còn cách nào khác là phải chống đỡ, không được có ý kiến lùi bước.

- Nếu tướng quân sử dụng tất cả các lực lượng cho Điện Biên Phủ thì có thể giải tỏa được cứ điểm không?

- Không! Chúng ta không thể dựng lên một chiến dịch có hiệu quả. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu và cũng đã thử nhưng không thành công. Bằng lực lượng của chúng tôi ở bên Lào, ngừng các cuộc chiến không đem lại cho tôi người và máy bay cũng như trận “Atlande” diễn biến trên một mảnh đất khác xa nhiều, bằng những đội quân không sử dụng ở phía Bắc.

- Sao ngài không đưa thêm quân tiếp viện?

- Trước khi bước vào chiến đấu, tôi đã đề xuất với De Castrie là sẽ điều cho ông ta 3 tiểu đoàn rút từ các binh sĩ ở đồng bằng để tăng cường quân dự trữ cho cuộc phản công. Cả De Castrie và nhất là Cogny cũng muốn và chờ cho đến lúc bắt đầu chiến dịch.

- Ngài chưa bao giờ nghĩ được lối thoát ra cho Điện Biên Phủ?

- Có, còn một lối: chiến dịch “Diều hâu” (Vautour). Đó là sự tham chiến của Mỹ. Không phải bằng bom nguyên tử. Tôi cũng chưa bao giờ được nghe nói: Nếu Eisenhower ra lệnh thì Đô đốc Radford sẽ cung cấp cho tướng Ely 300 khu trục ném bom và 60 máy bay B29. Tôi đã chọn sẵn mục tiêu: Tuần Giáo.

Một cái nút giao thông cách Điện Biên Phủ 80km. Đó là căn cứ tiếp tế rộng lớn của Việt Minh. Sẽ có một thảm bom dội xuống Tuần Giáo trong 48 giờ liền. Đủ để ngăn chặn cuộc tiến công của Việt Minh và lùi lại được 3 tuần lễ sẽ cứu sống Điện Biên Phủ!... Nhưng Chính phủ Mỹ không bật đèn xanh cho Radford!

- Ngài không thể sử dụng chính máy bay của ngài để làm việc ấy à?

- Nhưng tôi chỉ có từ 75 đến 80 máy bay sử dụng được, mà chúng chưa bao giờ làm việc với công suất tối đa. Ngay cả tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng không quân có thể ít công hiệu trên mặt đường.

Tôi biết được rằng, tướng Giáp đã sử dụng xe đạp thồ có hiệu quả rất cao, và họ còn có hàng trăm xe ôtô vận tải chở hàng. Có từ 40 đến 50 điểm giao thông bị oanh tạc. Nhưng chưa bao giờ những chỗ bị hỏng nặng lại không được sửa chữa san bằng ngay.

- Cho là sự viện trợ từ bên ngoài không thể có được. Điều này không giải thích được sự choáng váng của tướng De Castrie. Khi biết có dàn pháo trên đỉnh núi, ông ấy có đủ phương tiện để nhìn tận mắt những trọng pháo ấy không?

- De Castrie không có gì đáng chê trách cả! Không có ai làm hơn được nữa. Ngay cả Vanuxem hay một người nào đó. Họ đã làm những cuộc thám báo tấn công ở các mỏm đồi. Nhưng khi họ mạo hiểm xông vào rừng rậm thì người Việt ngừng bắn phá tấn công.

Người của chúng tôi – ngay những người gan dạ nhất – không thể qua được. Trước khi xảy ra cuộc chiến, chúng tôi biết được người Việt có vũ khí hạng nặng nhưng không được rõ họ đặt pháo ngắm bắn ở chỗ nào!

- Và Cogny?

- Tôi không nói động gì đến tướng Cogny. Tôi cũng chưa bao giờ đả động đến vai trò của ông ấy không hành động gì trước đây. Về phía ông ấy là không khôn ngoan và tôi đã thốt ra: “Nếu ông tránh né thì không có một vẩy bùn nào bắn vào người ông!”.

- Tất cả đã rõ, ngài vẫn tưởng ngài làm đúng chứ?

- Chưa bao giờ tôi nói Điện Biên Phủ là một trận thắng, nhưng vẫn nghĩ rằng đó là một thất bại về chiến thuật chứ không phải về chiến lược. Trên bình diện chiến thuật, đó là một thất bại nặng nề: 15.000 người con ưu tú không còn và dồn lại thắng lợi trên trận địa cho kẻ địch. Thất bại ở Điện Biên Phủ giáng một đòn choáng váng về tinh thần
Phạm Quốc Vinh (Biên dịch)



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của donkihotexuthanh

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
dai tuong henri navarre, dai tuong navarre, ��������, tuong henri navarre, tuong henry navarre, tướng henri navarre, tướng navarre



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™

Tự độngTELEXVNITắtChính tảKiểu cũ