Kỷ luật lao động và năng suất lao động trong công việc là điều cần quan tâm. Tuy nhiên, nó không phải là toàn bộ câu chuyện. Cấm mạng xã hội nơi công sở hay không, cần nhiều lý lẽ hơn thế.
"Cấm là cấm, chớ lôi thôi!"
Trần Anh Tú (Công ty TecJsc):
Tuỳ vào tính chất của từng doanh nghiệp mà họ sẽ tự có cách ứng phó với việc nhân viên "dạo chơi" trên mạng xã hội trong giờ làm việc.
Cá nhân tôi cho rằng, nên cấm triệt để mạng xã hội nơi công sở. Công việc ở công ty tôi không có gì liên quan đến mạng xã hội, nên việc dùng mạng xã hội trong giờ làm là hành động sử dụng công cụ, tài nguyên của công ty vào việc cá nhân, ngốn thời gian một cách vô ích.
Cũng giống như việc giữa giờ làm ra ngoài uống trà, cafe trong vòng 5-10 phút nghỉ giải lao thì còn chấp nhận được, chứ ngồi 1-2 tiếng "buôn chuyện" ngoài quán thì làm gì có quản lý nào chịu.
Cấm mạng xã hội là một trong những biện pháp quản lý để tăng chất lượng, năng suất lao động,… nếu nhân viên không chấp nhận được thì xin mời… nghỉ.
Để cấm triệt để mạng xã hội thì không khó. Nhưng nếu doanh nghiệp đưa ra lý do cụ thể trước khi cấm mạng xã hội, thì nhân viên sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn.
Tất nhiên, ít doanh nghiệp ở Việt Nam làm được điều ấy. Ở Việt Nam, tôi thấy, trước khi cấm điều gì, lãnh đạo có bao giờ đưa ra lý do cụ thể đâu, nhưng nhân viên cũng phải theo thôi, "trời không chịu đất thì đất phải chịu trời vậy".
Nguyễn Ngọc Thanh (nhân viên phòng tài chính, Bộ y tế):
Mình không phải là người dùng thường xuyên của facebook. Trước đây, tôi cũng vào "trồng trọt" trên Facebook nhưng giờ bỏ rồi.
Mình nghĩ, ở cơ quan là nơi làm việc, tốt nhất là nên bỏ những thứ không liên quan đến công việc đi. Mà trên mạng xã hội toàn chuyện nhảm nhí, nói chuyện lành mạnh trên đó, chả mấy ai nói.
Càng cấm, càng... phạm lỗi
Phan Linh (nhân viên công ty chứng khoán Biển Việt):
Mình có thường xuyên tham gia vào cộng đồng facebook nên cảm thấy nó cũng có nhiều tiện lợi: giao lưu, hỏi han bạn bè, lưu giữ những khoảnh khắc và những bức ảnh kỉ niệm... Nhưng bản thân mình lại đồng ý với việc cấm nhân viên công sở vào facebook trong giờ làm việc. Có nhiều lúc để tham gia vào cộng đồng ấy, không nhất thiết là trong lúc làm việc.
Daichi Wakayama (công ty Lifetime Technologies):
Nhân viên ở công ty tôi hầu hết là các kĩ sư. Tôi nghĩ, họ có đầy đủ hiểu biết và nhận thức về lợi hoặc hại của mạng xã hội, nên tốt nhất hãy để họ tự quyết định có nên sử dụng nó ở nơi công sở hay không, và mạng xã hội có giúp ích cho công việc của họ hay không.
Tôi nghĩ không cần quản lý nhân viên nơi công sở. Chúng tôi luôn mong muốn công ty sẽ trở thành niềm tự hào đối với các nhân viên, để họ luôn toàn tâm toàn lực trong công việc. Cơ chế hoạt động của công ty tôi là: sau khi tuyển chọn được một nhóm, chúng tôi sẽ chọn ra trưởng nhóm - người hoạt động tích cực trong nhóm.
Điều quan trọng là người trưởng nhóm đó phải tự quản lý lợi nhuận kinh doanh của nhóm mình, và có thể quyết định mức tiền thưởng chỉ bằng lợi nhuận của nhóm mình.
Công ty mẹ tiền thân của công ty chúng tôi đã áp dụng cơ chế tổ chức hoạt động theo nhóm như thế và đang đem lại hiệu quả trong việc đào tạo nhân lực nâng cao khả năng quản lý chi phí
Nguyễn Duy Nam (công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và đầu tư Hồng Quang):
Mình nghĩ, cấm đoán chỉ làm cho người ta phạm thêm lỗi mà thôi, chỉ cần hoàn thành xong nhiệm vụ là được. Mình đã đọc quyển sách “làm việc trong 1 giờ”, có nói rằng: con người, chỉ cần làm việc tập trung trong 1 giờ, sẽ có hiệu quả hơn làm việc hời hợt trong một ngày.
Càng cấm, càng... phạm lỗi?
(Ảnh nguồn: wordpress.net)
Chính vì thế, nên khuyến khích nhân viên làm xong công việc một cách nhanh nhất, tăng tiến độ công việc, khi làm xong việc sẽ có thời gian thư giãn đầu óc. Nhưng nhiều người còn lấy lý do nghỉ ngơi để tranh thủ trốn việc, đẩy việc và vào facebook tham gia những trò chơi vô thưởng, vô phạt.
Giải trí có nhiều cách, tùy vào mỗi người mà tìm thấy sự thoải mái khác nhau. Mình thì chỉ giải trí bằng những bản nhạc và trao đổi tình hình với bạn bè qua nói chuyện ở yahoo.
Không thể nói là cấm hay không cấm, mà chính bản thân mỗi nhân viên công sở nên biết được mức độ để hạn chế những nhu cầu giải trí của mình.
Nguyễn Quang Huy (Công ty cổ phần đầu tư dầu khí sông Hồng):
Mình hoàn toàn không đồng tình với việc cấm sử dụng facebook tại công sở. Bởi, facebook chính là nơi mình cập nhật được thông tin của bạn bè thường xuyên nhất.
Hàng ngày, mình chỉ dành ra 5-10 phút cho fb mà cũng biết được những thay đổi của bạn bè xung quanh, nó thực sự tiện ích và đối với bản thân mình thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến công việc.
Bạn bè đồng nghiệp mình, chưa thấy ai bị đuổi việc vì chơi facebook cả. Mình thấy, chơi hay không quan trọng vẫn là hoàn thành tốt công việc được giao.
Vốn là một fan cuồng nhiệt của FaceBook, mới gần đây, sếp cty mình tuyên bố cấm truy cập vào FaceBook từ Cty :2 (4):, mình cảm thấy rất buồn mà không biết thuyết phục sếp thế nào để sếp thay đổi quyết đinh. Đa số các anh em trong cty cũng có vẻ không đồng tình với sếp 

. Mong các anh em cho mình lời khuyên để thay đổi tình hình này...
Các chủ đề khác cùng chuyên mục này: