Tình hình là mấy hôm nay 4vn nhà mình cũng xôn xao xôn xao về vụ đam mỹ, nhưng hôm nay tự dưng bò qua TTV, thấy bên đó nói chuyện còn gay gắt hơn bên mình nhiều
thấy nhìu ý kiến cũng vùi vui nên lấy zề a em đọc a
Trích:
một lũ trẻ bệnh hoạn được truyền thụ bởi một lũ tác giả bệnh hoạn của TQ.
10 đứa thì có 6 đứa đọc ( độ tuổi thanh thiếu niên, được truyền tay nhau )
Vì sao cô giáo thảo nổi tiếng
Vì sao Đam mỹ lại được giới trẻ mê.
Ngày xưa mình đọc truyện người lớn, lúi húi truyền tay nhau tệp sách in.
Giờ lũ trẻ đọc Đam mỹ, lúi húi truyền tay nhau tệp sách in.
Đó là ý kiến bác chủ thớt- đàn ông a
T
Trích:
ối ngày nói suy nghĩ cho cái này cho cái nọ, đến cuối cùng cũng vì thấy ngứa mắt nên lên tiếng.
BA nói thẳng 1 câu, chủ topic muốn khuyên mà khuyên kiểu này bảo đảm 90% gây ra tâm lý phản nghịch, còn 10% nọ là bọn lén đọc nhưng cố làm bộ thanh tao.
Mà nói đi cũng phải nói lại, mấy cái truyện ecchi mà mấy người xem ấy, toàn 1 nam n nữ, cả truyện sắc hiệp trên ttv cũng vậy, như thế là lối sống văn hóa lành mạnh đấy hả? Vậy thì sau này đi tìm con vợ, khi kết hôn nói với nó là "động phòng nP nha em!" ... Cái đó còn TỞM hơn đam mĩ.
Vả lại, nữ xem đam mĩ chưa hẳn là muốn 1 nữ với n nam, có ba cái truyện for girl thì cái đó đầy. Thêm nữa, hủ nữ chưa chắc đã lấy chồng.
Riêng BA khi đọc truyện đam mĩ vẫn tưởng uke là nữ, mà cho dù nhớ lại ra là nam cũng chấp nhận được, bởi vì truyện BA đọc chưa cái nào nói về tình dục cà. Nắm tay + hôn nhau cũng cho là tình dục thì thế giới này chẳng có con gái, chỉ toàn đàn bà... mà cái kiểu nam hôn nam tởm, vậy nữ hôn nữ chắc cũng tởm không kém, thành ra nam xem nữ x nữ cũng như nhau thôi (mấy cái thằng này đa số có tâm phản bội trong người rồi, lấy về mần chi, chỉ khổ người)
Mà thôi, tóm lại, bọn tôi đọc truyện đam mĩ thì có mắc mớ gì tới ông, cả lũ học sinh kia nữa, bộ thân với ông lắm à? Dạy không được con em, tức, lên đây kêu gào à? Có người anh như vậy thật bạc phước... Đàn ông con trai gì mà nhiều chuyện như đàn bà!
đó là ý kiến phản biện của nàng Bạch Anh
tiếp theo là ý kiến của một bạn nữ
Trích:
Anh đã muốn thiện chí thì e cũng rất thiện chí.
Trước hết em là hủ nữ, và em không đồng tính, ok? Em đọc đam mỹ từ hồi học lớp 12 dầu sôi lửa bỏng, và e đỗ đại học với số điểm trung bình là 7,75. E đã học xong học kì 1 tại trường đại học điểm trung bình hiện giờ là 8.0, em đã đọc và dịch đam mỹ gần 1 năm. Em không phải số ít, cũng có rất nhiều người là hủ nữ và thành đạt trong hơn 2000 con người hiện giờ được tổng hợp trong hội hủ nữ. Vì vậy không lý nào anh nói cả 2000 con người là điên.
Nói thật với anh trước khi đọc đam mỹ, em còn thấy mọi người kêu gọi bình đẳng cho người đồng tính, nhưng chính bản thân em lúc đấy còn thấy khó chấp nhận, và mọi người soi gương hỏi lòng mình xem, có đầy người miệng thì kêu tôi không kì thị nhưng vẫn không thể chấp nhận bạn mình là người đồng tính. Thế nên những lời mọi người chẳng qua trước hết là kì thị con người mà thôi.
E đọc không vì ai rủ, vì dù có rủ cũng k có nghĩa là thích, bạn bè em là ví dụ. Em đọc vì bản thân thấy nhiều truyện có thể hoàn toàn không đề cập đến sex và nó có nhiều triết lý đáng để học hỏi hơn Bong bóng mùa hè hoặc Sẽ có thiên thần thay anh yêu em. Và có những tác giả triết lý hơn Gào hay linh tinh gì đó hiện giờ các bạn trẻ đang phát cuồng.
Thứ hai, tại sao con trai có những người đọc nữ x nữ *chỉ lên trên* mà con gái lại không thể đọc nam x nam.
Tiếp theo, anh nói kinh tởm hai thằng con trai hôn nhau, vậy để em nói cho anh hay, những người đồng tính không phải cứ gặp giai là thích, cứ gặp gái là ghét, vì vậy anh không cần phải ghê tởm bọn họ, anh có biết nói như thế sẽ khiến người khác đau lòng không? Từ ghê tởm không phải chỉ con người.
Thứ 3, những người đồng tính rất bình thường, cách đây gần 20 năm thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần, vì thế họ không điên và họ cần được hiểu, không cần ai thương hại.
Thứ 4, em là hủ nữ không có nghĩa cứ gặp thằng con giai nào em cũng bắt chúng nó làm gay, chúng nó không yêu nhau thì chẳng lẽ em là ông giời à mà bắt.
Thứ 5, đọc đồng tính nam không có nghĩa hủ nữ đồng tính nữ. Nếu đã là les việc quái gì phải quan tâm đến chuyện con trai. Trên mặt nào đó thì hủ nữ vẫn là thích con trai mà thôi.
Tiếp theo nữa, lại quay về truyện em gái anh, anh càng cấm bạn ấy càng đọc. Anh cấm đc một ngày một tuần có cấm được cả đời không? Đương nhiên là không. ANh lo ngại về tình hình học tập, chính em cũng từng tự lo ngại cho học hành bản thân, nhưng cái đó là về tự giác. Anh cấm internet có di động< cấm điện thoại thì có truyện in< cấm truyện in thì ra hàng đọc, còn cấm nữa thì bạn bè để làm cảnh? Cấm chính là đẩy hủ nữ đến con đường liều lĩnh hơn mà thôi. Anh cấm đc một tuần không lẽ cấm em gái anh cả đời?
Em nói đến thế hết nước hết cái. Mọi người đã không thể chấp nhận người đồng tính cũng như không chấp nhận càng triệu người khác trên thế giới. Hủ nữ có thể sai vì đã sa chân đọc đam mỹ quá nhiều, nhưng không thể sai vì đã chấp nhận người đồng tính. Mọi người đã không thể chấp nhận thì đừng có nói những câu "ghê tởm" "buồn nôn" như thế. Hãy tưởng tượng mình bị nói câu đó xem... Đừng có phát ngôn mà không biết mình nói cái gì mà chỉ nói cho sướng mồm thế.
Và đây là ý kiến của 1 bạn nam
Trích:
Trích:
Nếu nó đọc mấy loại truyện như của Minh Hiểu Khê, loại nhẹ nhàng tình cảm nam nữ thì còn đỡ. Đằng này..
Chắc chắn đọc Manga ko đã, nên bắt đầu lan sang Đam Mỹ.
Như hít ko đủ liều nên tiêm.
Chứ tự dưng chả có đứa nào đang yên đang lành ko đọc truyện, lại đam mê tít mù cái văn hóa tàu bựa đó. Haizz...
Thế này ông anh ạ, tôi đây chẳng biết thiên hạ nghĩ thế nào, nhưng truyện của Minh Hiểu Khê vẫn cùng giá sách với Khuynh tẫn thiên hạ đang được bày bán bên Tàu đó thôi, khác chăng là VN không cho xb nó, vấn đề chính là địa lý và văn hóa đấy ạ. Tiện đây xin nói luôn, truyện của Minh Hiểu Khê ờ thì nổi tiếng thật, nhưng nó không thực, một câu truyện cổ tích toàn màu hồng (tôi không thích dùng từ "bựa" mặc dù nó hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh này), sở thích thị hiếu mỗi người một khác, tìm thấy văn hay văn hợp thì đọc, không thì thôi. Uh thì tôi chẳng thể phủ nhận ngôn tình tiểu thuyết có một chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả, vì ngoài việc nó thuận theo tự nhiên còn vì nó chứa những thông điệp sâu xa khác, giọng văn cũng lôi cuốn (như của Tân Di Ổ), nhưng chẳng lẽ chỉ có ngôn tình tiểu thuyết làm được như thế?
Chắc thứ ông anh (hay em gái ông anh đọc) là SA,Ya dạng nhảm nhí, bởi dạo gần đây, đam mỹ tràn ngập, nhà nhà edit, người người đọc, đâu phải ai cũng đủ thời gian và trình độ nhận thức để chọn ra một bộ thực sự có ý nghĩa. Những truyện như vậy, nói thật chẳng khác nào shoujo trá hình, biến đứa con gái thành 1 thằng con trai và cho chúng nó xxx nhau để thỏa mãn thú tính =.=
Trích:
Những người bị sa đọa bởi cuộc sống gia đình, xã hội, tâm hồn lệch lạc mới nghĩ đến những mối tình đồng tính
Nhưng cũng đừng vơ đũa cả nắm nhé. Chẳng ai biết ngày mai thế nào, nhưng với cá nhân tôi thì gia đình tôi vẫn ổn, xã hội tôi sống chính là xã hội mà anh đang sống, còn tâm hồn lệch lạc thi anh cho tôi xin cái định nghĩa thế nào là tâm hồn thẳng, thế nào là lệch lạc vậy? Chúng tôi chẳng làm hại ai, chẳng gây hại cho xh, vẫn sống cuộc sống bt, đi học đi làm, sức khỏe tâm sinh lý bình thường thì không hiểu thế nào mới là không lệch lạc?
Nếu bỏ đi cái pairing, ông anh có dám chắc tất cả đấy chỉ là một mớ giấy lộn? Tình yêu nghĩa rộng lắm ạ, không chỉ có đôi lứa mà còn có anh em, có gia đình, bạn bè bằng hữu, và có cả những sự cảm thông giữa con người với con người mà nói thật, ngôn tình tiểu thuyết không thể lột tả hết được. Ngay bản thân sự kì thị của anh với những người như chúng tôi cũng đủ cho thấy khía cạnh mà thứ tình cảm (theo anh là) không lệch lạc nó có thể mang đến loại văn chương ntn r :-j
Còn về phần em gái anh, theo như anh nói thì hình như đã quá đắm chìm trong bể đam mỹ, vậy thì với vai trò một người anh, anh liệu đã thực sự hiểu vấn đề ở đây là gì chưa? Chính là vai trò của một gia đình trong việc kìm hãm và phân chia giờ giấc đấy ạ. Nếu anh có thể hướng dẫn em gái một thời gian biểu hợp lý, nói chuyện một cách nghiêm túc và nhìn nhận vấn đề tích cực thì sẽ chẳng đến mức nguy hiểm như anh nghĩ thế đâu.
Trích:
Suốt ngày thẫn thờ với Đam Mỹ, lắc đầu ngẩng nhìn trời : Tri kỷ khó tìm a!
Con gái hay mơ mộng anh ạ, và người ta tìm thấy trong truyện một thứ tình cảm đẹp, người ta mơ ước, quan trọng là cái "chất" của nó chứ không phải cái vỏ bề ngoài giới tính đâu. Còn về cái gọi là "trào lưu thích truyện đồng tính", tôi công nhận nó có thể gây lệch lạc trong suy nghĩ với 1 bộ phận giới trẻ khi tìm đọc những truyện không thích hợp, vậy tại sao anh không đề ra một biện pháp nào hữu hiệu để giảm thiểu mặt trái của nó mà lại đi tuyên truyền ngăn cản tất cả đam mỹ và người edit đam mỹ?
Nói về biện pháp 1 chút, hãy để em anh đọc ngôn tình tiểu thuyết trong sáng đi, đam mỹ thì tìm thanh thủy văn đi, tìm những truyện về gia đình, bè bạn, anh em một nhà đi. Anh chặn một con đường với thái độ thiếu thiện chí, người ta càng cố gắng tìm những con đường khác để đi (tôi tin một người đã học qua phổ thông đủ thông minh để lách khỏi bất kì bức tường nào dù nó kín đến đâu) chỉ khi anh có thiện chí đi cùng và hướng dẫn, bảo vệ họ trên con đường đấy, anh mới tìm được giải pháp tốt nhất anh ạ.
chủ thớt phản biện :
Trích:
Hờ. Thế theo bạn ( một người đam mê Đam Mỹ), thế nào là đúng đắn??
Tôi cũng xin nói thẳng :
Muối mãi chỉ là muối, không bao giờ biến được thành đường.
Bạn có dám cầm Mic, đứng trước toàn trường, hay chỉ cần đứng trong lớp, nói một câu : Tôi thích đọc truyện Đam Mỹ, tôi nghiền nó mất rồi, thiếu nó tôi cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt..
Riêng bản thân tôi, đã từng cầm Mic, trên bục Bế Giảng toàn trường lớp 12, tỏ tình và hát tặng một bài hát tặng cô bạn..
Cái gì đúng, sẽ đc xã hội chấp nhận, cái gì sai, sẽ bị xã hội đào thải.
Nhưng một bộ phận giới trẻ chìm đắm trong Đam Mỹ, với những tình tiết chóng mặt, và rồi lúi cúi truyền tay nhau, thậm thụt như sợ bị phát hiện..
Thì cũng chỉ có một bộ phận biết, chứ không phải xã hội biết, cô chú biết, bác biết, bố mẹ biết, ông bà biết.
Nếu bạn dám đưa một câu truyện đam mỹ cho bố mẹ bạn đọc, họ sẽ nghĩ gì về bạn?
Bản thân tôi, từng nói chuyện với bố mẹ, về mong ước lấy nhiều vợ, bố mẹ cũng chỉ cười mà thôi...
Và tôi cũng sẵn sàng đưa những bộ truyện Huyền Ảo, Xuyên việt cho bố mẹ tôi đọc, mà chả sợ một cái gì cả!
Không như ai đó, thậm thụt đọc, thậm thụt truyền tay nhau, cuối cùng không dám cho xã hội biết.
Và một bài viết trên blog alex
S
Trích:
inh ngữ cũng giống như khu rừng, luôn vận động theo hướng sinh sôi. Sự thu ngắn các khoảng cách văn hóa nhờ phim ảnh, ca nhạc, tiểu thuyết và nhất là cộng đồng mạng càng làm cho sinh ngữ thêm phong phú. Hồi năm năm về trước, có người đọc truyện Tàu còn thắc mắc bá đạo nghĩa là thế nào, nhưng giờ thì các từ/cụm từ như một hoàn một liễu, mạc danh kỳ diệu, bất khả tư nghị, cường đại nữ nhân… hẳn chỉ là muỗi nhép, bởi chẳng mấy người còn nhíu mày bối rối trước những câu gây tai biến mạch máu não kiểu như này kia mà: Hắn là huyết oa, đẫm máu đích búp bê, hắn chỉ cần nghe theo cái kia chế tạo ra hắn tới nhân đích mệnh lệnh làm việc có thể! Chuyển biến phi thường ấy là nhờ cần cù đọc truyện Hán Việt. Từ ngữ tiếng Trung đi vào tiếng Việt một cách dễ dàng qua đường phiên âm. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tiếng Trung, khi từ ngữ tiếng Nhật đi vào tiếng Trung một cách dễ dàng qua đường văn tự. Xem phim thần tượng Đài Loan, dễ dàng thấy rằng từ vựng tiếng Nhật xuất hiện với tần suất rất cao trong hội thoại, chẳng hạn obaa-san (bà già), bentō (cơm hộp), ryori (thức ăn), joyū (nữ diễn viên), sashin (ảnh)… tất nhiên là đọc theo âm Hán. Không chỉ được dùng song song với khối từ đồng nghĩa sẵn có, các từ ngoại lai Nhật Bản nhiều khi lấn át hẳn, tức là thay thế luôn từ vựng vốn có của tiếng Trung, điển hình là keizaigaku (kinh tế học), tetsugaku (triết học) chẳng biết tự đời nào đã tiếm vị các đồng nghiệp zishengxue (tư sinh học) và zhixue (trí học) trong từ vựng thường ngày. Ngoài ra còn có trường hợp thay thế một phần, tức là chỉ dùng trong một lĩnh vực nhất định, như trường hợp của tanbi (耽美, đam mỹ) trong lĩnh vực văn chương.
Tanbi (耽美) tiếng Nhật tương đương với weimei (唯美) tiếng Trung và duy mỹ tiếng Việt. Theo Bách khoa thư Baidu, đam mỹ ở Nhật thoạt tiên là tên gọi một trào lưu nghệ thuật, một phân nhánh của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng đâu đó trong khoảng thời gian từ 1949 đến 1970 thì không hiểu sao lại bắt đầu được dùng để chỉ thể loại truyện tranh và tiểu thuyết đồng tính nam, bên cạnh các tên gọi khác như bōizu rabu (boys’ love) / shōnen-ai (少年愛) hoặc yaoi (やおい), tuy nhiên mỗi tên hàm chứa một cung bậc riêng rất vi diệu. Chẳng hạn cùng một hành động uống bia bị rớt ra, thủ pháp diễn tả sẽ như thế này:
SA: Chàng uống bia lạnh, bất cẩn để bia trào ra khỏi miệng, bèn vội vàng thè lưỡi liếm vào.
Đam mỹ: Chàng uống thứ chất lỏng vàng sóng sánh, không cẩn thận khiến mấy giọt rỉ ra khỏi khuôn miệng hé mở, bèn thè đầu lưỡi hồng hồng liếm vào.
Trung Quốc bắt đầu biết đến khái niệm đam mỹ vào năm 1997 qua Zetsuai 1989 (絕愛, tuyệt ái) của Ozaki Minami. Bộ truyện tạo nên cơn sốt một thời, khiến các tác phẩm đam mỹ du nhập ngay sau đó đều ghi tác giả là Ozaki để câu khách. Vào tới Trung Quốc, đam mỹ lập tức phát triển mạnh trên cả hai mảng đọc và viết, từ đó xuất hiện rất nhiều họa sĩ kiêm cây bút trẻ có phong cách. Tôi ấn tượng nhất với tranh của Hắc Sắc Cấm Dược, Hoa Tiểu Bạch, Phi Mặc và Sơ Quả. Cũng như đam mỹ Nhật Bản, đam mỹ Trung Quốc là truyện của nữ giới viết/vẽ cho nữ giới, tập trung vào tình yêu và tình dục đẹp như mộng giữa giai và giai, chỉ khác ở chỗ khai thác rất mạnh bối cảnh cổ trang. Về cơ bản, đam mỹ Trung Quốc có thể chia làm hai loại lớn: nguyên sáng và đồng nhân. Nguyên sáng là triển khai câu chuyện quanh nhân vật tự mình tạo ra, còn Đồng nhân (fan fiction, vốn cũng bắt nguồn từ tiếng Nhật 同人 dōjin) là lôi nhân vật từ một truyện hoặc nhiều truyện của người khác về để vẽ hoặc viết trong bối cảnh yêu đương mình muốn, ví dụ Thích Thiếu Thương ♥ Cố Tích Triều, Âu Dương Khắc ♥ Dương Tiêu, Harry Potter ♥ Draco Malfoy… Loại nào thì cũng có hai dạng nhân vật chính: công (bắt nguồn từ 攻め seme trong tiếng Nhật, chỉ nhân vật chủ động, đại diện cho tính dương) và thụ (bắt nguồn từ 受け uke trong tiếng Nhật, chỉ nhân vật bị động, đại diện cho tính âm). Dù đặt trong thời đại nào, hoàn cảnh nào, đam mỹ cuối cùng cũng xoáy vào cảnh hai hoặc nhiều nam nhân (có cả anh em, chú cháu, cha con) khiêu khích ôm ấp hôn hít làm tình, nói chung là trần trụi thô tục, liệu chữ mỹ có cảm thấy bị cưỡng đoạt khi được sử dụng ở đây không? Các hủ nữ bảo là không, với lý luận rằng đam mỹ đề cao ái tình, cảm xúc, triết lý, không chỉ thuần túy thỏa mãn xác thịt như truyện khiêu dâm đồng tính thông thường.
Tiểu thuyết đam mỹ du nhập mạng tiếng Việt vào năm nào, thực rất khó truy nguyên. Tôi gúc thử theo ngày tháng thì thấy xuất hiện nhiều trong 2009 và 2010. Một số truyện được dịch, còn phần lớn được chuyển ngữ từ tiếng Trung sang bằng công cụ rồi biên tập lại cho gọn gàng, nên để đọc hiểu thì cần đôi chút thời gian rèn luyện. Giống như ở Nhật Bản và Trung Quốc, đam mỹ ở Việt Nam cũng là nữ giới dịch/biên cho nữ giới những truyện éo le đàn ông. Khác là ở chỗ, hai nơi kia cho phép công khai đam mỹ trên sách, tạp chí, băng đĩa, còn ở Việt Nam chỉ lưu hành qua các diễn đàn và trang cá nhân. Tất cả đều hào phóng chia sẻ vì tình yêu cái đẹp! Nghe cũng như một dãy cống ngầm, ai mở nắp chui xuống thì mới dính ướt. Trước đây các nắp đó chỉ đậy hờ, nhưng từ nửa tháng nay nhiều nắp đã lắp khóa điện tử, bên trên dán gợi ý mã mở cho khách viếng thăm tự suy đoán, ví dụ tên một loài cây bảy chữ mọc bên cửa sổ phòng ngủ của thần Ares, tên của chủ nhân blog phiên theo tiếng Chămpa, tên loại thức ăn mà nhân vật chính bồi bổ trước màn vận động trong bồn tắm… Những rắc rối nữ tính ấy đều bắt nguồn từ tin tức Nxb Đà Nẵng đem bản dịch đam mỹ của các bạn ra in bán lấy tiền. Song song với rào cản mã khóa, người dịch/biên cũng kêu gọi độc giả tẩy chay sách đam mỹ nói riêng và ấn phẩm nói chung của đơn vị xuất bản to gan nọ. Không hiểu ngây thơ hay trêu ngươi, có người đọc lại nói sẽ mua sách để sưu tập nhâm nhi kỷ niệm vân vân khiến người dịch bất bình. Sinh hoạt mạng Việt Nam mới tồn tại mấy năm, mà có những chuyện đã lịch sử lặp lại đến mấy lần. Chẳng hạn việc dịch tự nguyện trên mạng, việc hạn chế chia sẻ dẫn đến cảnh người dịch bị lăng mạ là ăn cắp (vì dịch mà không xin phép), việc độc giả chỉ khư khư giữ lợi ích của mình bất chấp cảm giác của người dịch, rồi việc một nhà xuất bản vô lương tâm nào đó tải những sản phẩm vô tư kia xuống để trục lợi. Ngay năm vừa rồi đây, Nxb Đồng Nai cũng đã tháo Biên Hoang truyền thuyết về in bán, vẫn giữ nguyên đoạn Nhạn Môn Quan phóng tác mắng chó chửi mèo. Bị đánh giá không đúng, bị lợi dụng, ủng hộ không đủ… đều là những yếu tố khách quan có thể khiến nhiệt tình dịch thuật sụt giảm. 我挺好奇地想看看耽美狼妳們到底會� � �會像我們武俠迷三年多前那麼死心� �� ��而半途而廢!
Sau đây bạn chủ xị xin đưa ra ý kiến a
_ E...hèm, xin thưa là ko có ý kiến gì cả, chỉ kể 1 câu chuyện thôi
_ Một con sư tử con dù nó sinh ra và lớn lên trong một bầy cừu, dù nó tưởng mình là cừu nhưng bản chất của nó vẫn là sư tử, điều đó ko thể thay đổi được.
_ Một con người dù là gì, nhưng chiếu theo bản tuyên ngôn Bác Hồ đã viết thì đều có quyền bình đẳng và truy cầu hạnh phúc.
_ cho nên hãy cứ sung sướng đê
Để biết đam mỹ là cái rì, xin thỉnh nhanh vào linhk này đọc a
Ôi trời,mệt mỏi, đam mỹ cũng được, les cũng được, thể loại truyện nào đã có thể xuất hiện được là do có người thích, thế nên nó tồn tại, quy luật tự nhiên là thế, nếu thể loại đam mỹ mà không phù hợp thì rùi cũng có 1 ngày nó bị đào thải thôi, tranh luận gì nhiều cho mệt óc ra :0 (118):
Last edited by Cầm đế; 08-03-2011 at 01:50 PM.
Người này đã nói CÁM ƠN đến vài viết vô cùng hữu ích của Cầm đế