Giới thiệu Trận hải chiến trên vùng biển San hô là cuộc đụng độ trên biển lớn trong Đệ nhị thế chiến, nó diễn ra trong hai ngày 7-8 tháng 5/1942 giữa lực lượng của Mỹ và Nhật Bản. Trận chiến này là một bước ngoặt bởi vì nó đã chặn đứng đà tiến công của quân Nhật xuống phía nam. Mục tiêu Australia Nỗi lo sợ về mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc Nhật đối với Austrlia bắt đầu từ đầu thế kỷ khi mà nước Nga bị đánh bại trong cuộc chiến Nga-Nhật năm 1904-1905. Những câu chuyện và những vở kịch đã góp phần làm thổi phồng lên nguy cơ đó hay còn được gọi là “mối đe doạ da vàng”.Trong những năm 30, những tài liệu của Nhật như tài liệu về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á thỉnh thoảng đề cập Australia như một thuộc địa tiếm năng. Sau khi tiếp cận một số tài liệu mật, các sử gia ngày nay cho rằng ý tưởng này,đề xuất bởi Hải quân Nhật, đã bị Bộ tư lệnh tối cao bác bỏ. Những cuộc ném bom vào Darwin hay những vùng khác của nước Úc chỉ nhằm làm suy yếu, không cho nó trở thành một căn cứ của Mỹ. Tuy vậy, lúc đó, người ta không nhận thức được điều này và nỗi lo sợ về một cuộc xâm lăng là có thật. Trong suốt tháng 3/1942, đà tiến công của Nhật vẫn tiếp tục. Lực lượng của họ chiếm giữ nhiều hòn đảo phía đông Papua như Solomon, Bougainville. Những sân bay quan trọng được thiết lập ở trên đảo Tulagi và Guadalcanal. Cuối tháng tư, tình báo Mỹ phát hiện một hải đội Nhật đang tiến về vùng biển San hô. Mật danh của Nhật cho hải đội này là Chiến dịch MO. Mục tiêu của nó là cảng Moresby, New Guinea, một vị trí nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng. Bản đồ nơi diễn ra trận chiến
Diễn biến toàn chiến dịch Ngày 7/4/1942 Trung uý Kiyoshinge Sato của quân đội Hoàng gia Nhật rời Rabaul, nằm trên mũi phía bắc của đảo New Britain trong vùng biển San hô vào vùng nội địa của Talasea. Nhiệm vụ của anh ta là bảo đảm rằng không còn một trạm vô tuyến nào còn lại trên đảo,
cho phép quân Nhật mở một chiến dịch đổ bộ vào cảng Moresby và quần đảo Solomon từ Rabaul, bắt đầu từ Tulagi. Việc chiếm được cảng Moresby là bước quyết định để tấn công bắc Úc, khống chế không lực nước này.Nước Nhật đã tin chắc vào ưu thế tuyệt đối của mình tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau vụ đột kích vào Trân Châu Cảng, lá cờ Mặt trời mọc đã dễ dàng tung bay ở Hồng Kông, Singapore, Philippine, Java, Sumatra…Những hạm đội của phương Tây tan vỡ, và cái ngày mà quyền kiểm soát của Nhật được đưa đến từng ngóc ngách của thế giới dường như không còn xa. Ngày 8/4/1942 Nhật chiếm được Talasea. Bộ tư lệnh tối cao chuẩn bị chiếm cảng Moresby, một căn cứ không quân lớn của Australia ở New Guinea và Tulagi trong quần đảo Solomon, nơi mà một căn cứ thủy phi cơ có thể được xây dựng. Việc này cho phép nước Nhật kiểm soát vùng biển San hô, từ đó dễ dàng tiếp cận Bắc Australia và quan sát mọi hoạt động chuẩn bị lực lượng của quân đồng minh ở đây. Giữa tháng 4/1942 Đơn vị tình báo của tướng Douglas McArthur liên tục cập nhật thông tin về hoạt động của quân Nhật trong khu vực gần Tulagi và Rabaul cho đô đốc Nimitz và bộ tham mưu, đang đóng tại Trân Châu Cảng. MacArthur đặt cược lớn vào sự an toàn của Moresby. Kế hoạch của ông là điều động binh lính hỗ trợ cho các chuỗi đảo, biến Moresby thành bước đệm để sau này tiến thẳng đến Philippine. Ngày 29/4/1942 Chiến dịch MO, được chỉ huy bởi Đô đốc Inouye nhận được quân lệnh tấn công cảng Moresby. Lực lượng Nhật đóng ở Rabaul và Tulagi. Hạm đội đồng minh tại khu vực do chuẩn đô đốc Fletcher chỉ huy. Còn chỉ huy toàn bộ hải quân đồng minh ở Thái Bình Dương là Đô đốc C.W.Nimitz. Chuẩn đô đốc Fletcher
Những tàu chiến của đồng minh lúc đó được trang bị radar, một kỹ thuật mà người Nhật chưa có. Về phía hạm đội của Australia, chỉ huy là Chuẩn Đô đốc Sir John Gregory Crace, một một thành viên của Hải quân Anh sinh tại Australia. Lực lượng bao gồm tuần dương hạm hạng nặng HMAS Australia (tàu chỉ huy), tuần dương hạm hạng nhẹ HMAS Hobart, và chiếc HMAS Canberra, ngoài ra còn có một số tàu của Mỹ là tuần dương hạm USS Chicago, khu trục hạm USS Perkins, USS Walker, USS Farragut cũng nằm dưới sự chỉ huy của Crace. Không quân của Crace gồm những máy bay bay từ các căn cứ ở Queensland bởi cả những phi đoàn người Úc hay Mỹ.
Ngày 30/4/1942 Tình báo Nhật xác định Mỹ có khoảng 200 máy bay chủ lực ở Australia. Sau 5 tháng giao tranh và tổn thất khá ít, người Nhật không cảm thấy lo lắng gì nhiều. Lực lượng không quân từ các căn cứ trên bộ của Nhật thuộc chiến dịch MO là 150 chiếc, lực lượng xung kích gồm 2 tuần dương hạm hạng nặng Myoko và Haguro, 6 khu trục hạm, một tàu dầu và hai tàu sân bay cỡ lớn Shokaku và Zuikaku, là những chiếc đã tham gia tấn công Trân Châu Cảng. Lực lượng tấn công chiếm Tulagi gồm 6 khu trục hạm, 11 tàu vận tải, một số tàu quét mìn, 2 tàu dầu và một tàu sửa chữa, 2 tuần dương hạm hạng nhẹ. Kế hoạch của quân Nhật là chiếm Tulagi ngày 3/5 và Moresby ngày 10/5. Trong thời gian này, đơn vị tình báo Mỹ “Magic” biết được rằng phía Nhật đang di chuyển không lực của mình từ quần đảo Marina và Marshall về khu vực này. Những cuộc không kích vào cảng Moresby và Tulagi đang đến gần. Tất cả các dấu hiện đều cho thấy một chiến dịch quân sự lớn từ Rabaul có thể bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5. Đô đốc Nimitz biết được rằng tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đang ở quanh Rabaul, và quân Nhật đang tập trung tàu thuyền ở đây. Phía Mỹ cũng đã điều động 22000 quân tới New Caledonia, phía nam quần đảo Solomon. Bắc New Caledonia, Efate thuộc quần đảo New Hebride do một số tàu của New Zealand và Mỹ canh giữ. Hải quân Nhật cũng đoán rằng sẽ có hải chiến trước khi họ có thể đổ bộ lên Moresby. Tình báo của họ xác định rằng có 1 tàu sân bay Mỹ đang trong khu vực, họ nghĩ rằng đó là chiếc Saratoga. Nhưng thật ra nó là chiếc Yorktown của chuẩn đô đốc Fletcher. Đô đốc Inouye dự định sẽ nhử các đơn vị hải quân Mỹ vào khu vực biển San hô, và kẹp họ trong một gọng kềm, với một bên là tàu sân bay hạng nhẹ Shoho cùng những tuần dương hạm của nó, và một bên là 2 tàu sân bay hạng nặng, khu trục hạm, tuần dương hạm. Nimitz không bị lừa dễ dàng. Đô đốc Fitch cùng tàu sân bay Lexington được lệnh gặp chiếc Yorktown của Fletcher ở phía tây quần đảo New Hebride. Lực lượng hải quân của tướng MacArthur và đô đốc Crace sẽ đóng góp một số tàu chiến, trong số đó có chiếc USS Chicago và USS Perkins. Đô đốc Halsey cùng 2 tàu sân bay của mình trở về từ chiến dịch ném bom Tokyo có thể đến trong vài ngày tời, nhưng có thể ông ta sẽ không đến kịp. Nimitz chắc chắn rằng Fletcher sẽ đụng với một trận hải chiến lớn trong vùng biển San hô. Hai tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và 8 khu trục hạm, đó là lực lượng tạo nên Nhóm tác chiến 17 của hải quân Mỹ trong khu vực này, do Chuẩn đô đốc Frank Fletcher chỉ huy.
Ngày 1/5/1942 Người Úc biết rằng quân Nhật đang hướng về Tulagi, và họ cho rút đơn vị đồn trú nhỏ của họ ở đó trước khi người Nhật đến vào ngày 3. Đội tàu của đô đốc Fitch và Crace gặp lực lượng của Fletcher. Fletcher, chỉ huy đội tuần dương hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, xem tàu sân bay chủ yếu là nơi để phóng máy bay đi, nhưng vẫn là một tàu chiến mặt biển với khả năng tư chiến đấu. Ông thuộc những người theo trường phái cũ, những người luôn xem tàu sân bay như một con tàu luôn cần được tiếp nhiên liệu và phải sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiếp dầu và tiếp tế luôn nằm trong suy nghĩ của Fletcher. Những con tàu được tập trung lại và chờ được tiếp tế để chuẩn bị cho giao tranh. Tuy vậy, trận hải chiến ở biển San hô lại là trận giao tranh trên biển đầu tiên mà những tàu chiến rên mặt biển không hề bắn ra một phát đạn. Những máy bay ném bom bổ nhào, máy bay phóng ngư lôi từ tàu sân bay là trở thành một phần mới của chiến tranh.
Ngày 2/5/1942 MacArthur báo cáo rằng đối phương đang di chuyển về phía Tulagi. Fletcher vội rời đội hình, để Fitch ở lại tiếp nhiên liệu. Fletcher lao nhanh về phía Solomon xem ông ta có thể làm được gì. Ông lo ngại rằng quân Nhật có thể nhận thấy sự có mặt của mình ở khu vực bởi vì một máy bay trinh sát của ông đã phát hiện và ném bom một tàu ngầm Nhật tối hôm qua. Fletcher đã gặp may, bởi vì trong đêm mà 11 chiếc tàu của ông hướng về quần đảo Solomon, thời tiết xấu đã che giấu sự hiện diện của ông.
trong đêm mà 11 chiếc tàu của ông hướng về quần đảo Solomon, thời tiết xấu đã che giấu sự hiện diện của ông.
Ngày 3/5/1942
Quân Nhật chiếm Tulagi mà không gặp sự kháng cự nào, chuẩn bị xây dựng một căn cứ thủy phi cơ. Lính công binh với trang thiết bị đổ bộ lên bờ, và người Nhật ghi thêm một thắng lợi dễ dàng nữa. Fletcher đang ở giữa vùng biển San hô và lại đang tiếp nhiên liệu. Những khu trục hạm của ông ta đợi tàu dầu Neosho, từng chiếc một. 2 đồng chí này trong trận midway đều hi sinh hết
Đến 7h tối, tin về việc Tulagi bị chiếm đến tới Fletcher, lực lượng Mỹ bị phân rã ra thành nhiều mảnh. Fitch và Crace đang hướng đến điểm tập kết 300 dặm về phía nam Guadalcanal. Fletcher rơi vào cảnh một mình, 100 dặm ngoài khơi Guadalcanal, hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho bất cứ cuộc tấn công nào của quân Nhật. Việc đánh mất tính bất ngờ mà Fletcher từng trông đợi có lẽ là điều tệ hại nhất có thể xảy ra.
Ngày 4/5/1942
Yorktown bắt đầu phóng đi những phi cơ của mình trong cơn mưa và gió giật tới 35 hải lý/h. Từng đợt phi cơ ném bom Mỹ tấn công Tulagi vào sáng sớm. Những pháo thủ Nhật tỏ ra thiếu kinh nghiệm và hoả lực của họ không chính xác. Những con tàu của Nhật bắt đầu quay đầu chạy về phía bắc, trở lại Rabaul và an toàn.
Diễn viên chính bên Mẽo, yorktown, tiêu đề của ảnh có thể đọc trên phần đầu của bức ảnh
Ba thủy phi cơ Nhật bay lên không. Fletcher gửi đi bốn tiêm kích cơ để chặn đánh những thủy phi cơ này. Cả 3 chiếc đều bị bắn rơi. Lần đầu tiên, người Mỹ gặp kẻ thù trong một trận đánh mở, họ để lỡ một trận đánh lớn vì sương mù, nhưng tin rằng mình đã đánh đắm 2 khu trục hạm, 1 tàu vận tải, 4 tàu chiến nhỏ, làm mắc cạn một tuần dương hạm hạng nhẹ, và làm hư hỏng một khu trục hạm và tàu vận tải khác.
Ngày 5/5/1942
Diễn viên đóng vai kẻ xấu số bên Mẽo, Lexington
Đội tàu Yorktown của Fletcher gặp đội Lexington của Fitch và đơn vị hỗ trợ của Crace 300 dặm về phía nam Solomon. Hai phi công tiêm kích cơ của Yorktown bị rơi và được giải cứu. Một máy bay phóng lôi gặp nạn, không ai sống sót.
Đêm đó, Fletcher lại tiếp liệu, và hướng về tây bắc, ước tính rằng bất cứ lực lượng nào muốn tấn công Moresby đều phải qua đây từ Rabaul. Mục đích chính của ông là tiếp tục chuẩn bị cho trận giao chiến quyết định.
Bề ngoài thì đó là một mong muốn hợp lo-gic, nhưng sau đó Fletcher chịu nhiều sự chỉ trích vì sự chuẩn bị liên tục của mình. Tại Washington, Đô đốc King, tư lệnh hải quân, trách Fletcher cứ chạy vòng vòng trong khi ông có thể tấn công quân Nhật mạnh hơn nữa. Một tháng sau, trong trận Midway, những chỉ trích đó trở thành sự thật, khi mà những yếu kém của Fletcher dẫn đến việc mất chiếc Yorktown, và lúc đó thì ông bị thay thế bởi một sĩ quan trẻ hơn
Nhật phái một thủy phi cơ trinh sát đi để xác định xem có phải một đơn vị Mỹ đang di chuyển lên phía bắc không. Trên boong những chiếc tàu sân bay Shokaku và Zuikaku, những phi công Nhật đang rất háo hức giao chiến với người Mỹ, họ đã chờ đợi được phá huỷ những tàu sân bay Mỹ trong 6 tháng nay. Người Nhật tỏ vẻ khinh thường sức mạnh quân sự của phương tây. Hại đội quân đang di chuyển về phía nhau. Fletcher phái đi chiếc tàu chở dầu Neosho cùng với khu trục hạm Sims là tàu hộ tống, phòng trường hợp ông cần thêm nhiên liệu.
dưới đây là thông số của chiếc HMS Sim
CLASS -SIMS As Built.
Displacement 2313 Tons (Full), Dimensions, 348' 4"(oa) x 36' x 12' 10" (Max)
Armament 5 x 5"/38AA, 4 x 0.5" MG 8 x 21" tt.(2x4).
Machinery, 52,000 SHP; Westinghouse Geared Turbines, 2 screws
Speed, 35 Knots, Range 6500 NM@ 12 Knots, Crew 192.
Operational and Building Data
Laid down by Bath Iron Works, Bath Me. July 15 1937.
Launched April 8 1939 and commissioned August 1 1939.
Ngày 7/5/1942
6h sáng, máy bay trên tàu sân bay Nhật được phái đi trinh sát khu vực phía sau hạm đội để bảo đảm rằng hạm đội Mỹ không vòng ra phía sau hậu quân.
7h30, máy bay Nhật phát hiện tàu chiến trên mặt biển. Những máy bay ném bom bắt đầu áp sát. Chúng không phải là tàu sân bay mà là chiếc Neosho và Sims. Đài quan sát trên Neosho phát hiện ra hai máy bay, nhưng nghĩ rằng đó là máy bay Mỹ.
8h sáng, một phi công trinh sát của chiếc Yorktown báo cáo rằng anh phát hiện 2 tàu sân bay và 4 tuần dương hạm hạng nặng. Để đối phó, chiếc Lexington phái đi 2 tiêm kích cơ, 28 máy bay ném
bom bổ nhào, cùng một tá máy bay phóng ngư lôi nhắm đến mục tiêu cách đó 175 dặm. Fitch đã đưa hầu hết lực lượng của mình đi, chỉ để lại 8 máy bay ném bom bổ nhào lại trên tàu. Tuy vậy, báo cáo đó là sai lầm. Hai tuần dương hạm hạng nhẹ cũ, một tàu sân bay hạng nhẹ, 3 thuyền chiến là tất cả những gì mà người phi công đã thấy. Cuộc tìm kiếm của Yorktown của thất bại.
8h30, những máy bay của Lexington và Yorktown, 93 chiếc cả thảy, đối mặt với 9 tiêm kích cơ mà người Nhật dùng để bảo vệ hạm đội trên. Người Mỹ phát hiện ra một điều quan trọng là khả năng cơ động linh hoạt của những chiếc Zero phần lớn là nhờ trọng lượng nhẹ của nó, tuy nhiên vì vậy mà chỗ ngồi của phi công không được bọc thép, cũng như không có lớp vỏ tự hàn kín bảo vệ thùng xăng. Một tràng đạn súng máy bắn chính xác có thể giết chết phi công hay làm máy bay bốc cháy. Còn một điều tệ hại khác được phát hiện, những chiếc máy bay phóng ngư lôi TBD của Mỹ rất chậm chạp. Những máy bay ném bom bổ nhào đã ở phía trước nhiều dặm, chờ đợi sự hỗ trợ của những máy bay phóng ngư lôi. Việc phải bay vòng vòng của các máy bay ném bom báo động cho kẻ thù, nếu phải tác chiến một mình thì hiệu quả những cuộc tấn công phối hợp cao-thấp sẽ không còn. Một tháng sau, trong trận Midway, toàn bộ Liên đội phóng ngư lôi số 8, sử dụng TBD, đã bị Zero tiêu diệt vì sự chậm chạp của mình. 9h20, tàu sân bay hạng nhẹ của Nhật, chiếc Shoho, bị ném bom và phóng ngư lôi, nó bắt đầu chìm. 6 chiếc Zero vẫn còn trên không. Hai tiêm kích cơ của Mỹ bị rơi, 3 trong số 6 chiếc Zero bị hạ, cùng với một máy bay trinh sát bay từ đất liền ra. Những phi công Mỹ đã được khuyến cáo không cố không chiến với những chiếc Zero, vốn cơ động hơn, mà bay thật cao, nhằm khiến cho Zero cạn nhiên liệu trong nỗ lực truy đuổi máy bay Mỹ. The light carrier Shoho was launched in 1935 as a submarine tender and was later converted to a carrier. It had a top speed of 28 knots and carried a maximum of 30 aircraft.
The Shoho getting hit by a torpedo at the Battle of the Coral Sea
Những người Mỹ trở nên hân hoan. Một nước Mỹ đang khổ sở vì sự tiếp nối liên tục của những thất bại từ Trân Châu Cảng đến Philippine đã nghe thấy một thông điệp làm chấn động quốc gia. Chỉ huy Liên đội trinh sát số 2, Robert E.Dixon, hét trong điện đài “Dixon gọi tàu mẹ-Đã đánh trúng một tàu sân bay”, ý nói đến chiếc Shoho. Lúc bấy giờ, trên tàu sân bay Mỹ, người ta cho phát liên lạc vô tuyến của phi công ra loa để cả thủy thủ đoàn có thể nghe. Và khi nhận được thông tin từ Dixon, người ta reo hò sung sướng, vì đây là lần đầu tiên, nước Mỹ đánh chìm một tàu sân bay Nhật trong thế chiến thứ hai. Tuy vậy, cả Fletcher và Fitch đều biết rằng, trận chiến thật sự chưa bắt đầu.
Một tình huống kỳ quái xảy ra trong đêm, khi đó những phi công đồng minh đang quay trở về tàu sân bay Yorktown thì có 18 chiếc máy bay Nhật gia nhập đội hình. Những phi công Nhật mỏi mệt sau
một ngày dài đã nhầm chiếc Yorktown là tàu của họ. Chỉ khi những phi công Mỹ khai hoả, người Nhật mới biết được sự nhầm lẫn của mình và bay đi.
Lúc bấy giờ, trên đài chỉ huy của chiếc HMAS Australia là chuẩn đô đốc Crace, thuyền trưởng chiếc kỳ hạm Harold Francomb, cùng những sĩ quan chuyên trách. Hải đội của Crace được gọi là
Lực lượng Anzac. Lúc 10h30, Crace ra lệnh cho toàn đơn vị vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tiếng kèn hiệu vang lên trên khắp con tàu. Đó là cấp độ sẵn sàng đầu tiên. Tất cả các cửa sập, cửa không thấm nước đều được đóng lại. Tất cả các tháp pháo, ụ súng, kho chứa đạn dược, các vị trí cấp cứu đều phải trong tình trạng sẵn sàng. Các bác sĩ, y tá trực chiến trong các trạm xá. Cha tuyên uý cũng sẵn sàng giúp đỡ những ai bị thương hay hấp hối. Những bữa ăn vẫn được cung cấp trong khi giao chiến. Hải đội di chuyển với vận tốc 25 hải lý/h hướng về eo Jomard (lối vào biển San hô) trước khi trời tối. Crace cùng đội tàu của mình giờ đây hoàn toàn tách ra khỏi hạm đội Mỹ, các tàu đều được sơn xám và nguỵ trang. Nhiệm vụ của lực lượng Anzac bây giờ là tuần tra, bảo vệ eo Jomard (gần quần đảo Louisiade), đây là nơi mà lực lượng Nhật đổ bộ chiếm cảng Moresby sẽ đi qua. Lực lượng Anzac nói chung dễ bị tổn thương vì không có không quân hỗ trợ.
12h09, chiếc Sims lãnh cú đánh trực tiếp đầu tiên. Trong vòng nửa giờ, nó bắt đầu chìm. Chiếc Neosho bắn rơi một chiếc máy bay ném bom của Nhật. Viên phi công lái máy bay lao vào boong tàu, làm bùng lên một ngọn lửa và lan nhanh ra cả mạn phải. Thủy thủ trên chiếc Sims cố gắng thoát qua chiếc Neosho, trong khi thủy thủ đoàn của Neosho lại đang hoảng loạn và đang cố bỏ tàu lên những chiếc bè cứu sinh.
Dù cố gắng nhưng ko tìm thấy hình kết thúc của Sims, a e xem tạm cái này vậy
Đây là bạn đồng hành Nesho
This is, most likely, the last picture taken of the U.S.S. Neosho It was taken from a Japanese plane about 1 p.m. on May 7, 1942, after a large squadron of Japanese torpedo planes and dive bombers attacked the Neosho and its escort, the destroyer
1 số thông số của cô nàng này Displacement 7,470 t.(lt) 24,830 t.(fl)
Length 553'
Beam 75'
Draft 32' 4"
Speed 18 kts.
Complement 304
Armament
four single 5"/38 dual purpose gun mounts
four twin 40mm AA gun mounts
four twin 20mm AA gun mounts
Cargo Capacity 146,000 barrels
Propulsion, geared turbines twin screws. 30,400hp
5h chiều, hai hạm đội đang ở rất gần. Trước đó phía Mỹ đã tấn công một cách nhầm lẫn vào một đội tàu mà họ nghĩ là đội chủ lực. Còn phía Nhật thì tấn công một tàu chở dầu và tàu hộ tống của nó. Người Mỹ quay lui trở ra, đô đốc Fletcher hướng về phía đông nam để đợi đến sáng. Người Nhật đi về phía bắc, nhiệm vụ của họ là yểm trợ lực lượng chiếm Moresby chứ không phải tiêu diệt hạm đội Mỹ.
Thủy thủ đoàn của Neosho và những người sống sót từ chiếc Sims đang chờ đợi lực lượng tiếp cứu. Neosho vẫn chưa bị chìm, các hoa tiêu cố gắng thông báo vị trí của họ trước khi điện bị cắt hoàn toàn.
Về phía Lực lượng Anzac do Crace chỉ huy, đến cuối buổi chiều hôm đó, họ phát hiện một đội phi cơ đang hướng về phía mình, ước tính có khoảng 21 máy bay. Chúng được trang bị một quả bom 800 kg hay một ngư lôi với đầu đạn chứa nửa tấn TNT và được đẩy đi bằng một hỗn hợp oxy lỏng và không khí. Những ngư lôi có tốc độ khoảng 90 hải lý/h, tầm hoạt động 20km và có thể đánh đắm hầu như mọi con tàu
Khi bom Nhật bắt đầu rơi xuống, thuyền trưởng Farncomb của chiếc kỳ hạm HMAS Australia đủ kinh nghiệm để đưa chiếc tàu tránh khỏi nơi mà những quả bom rơi xuống 10 giây sau. Đội tàu di chuyển trong đội hình viên kim cương, hướng về phía những phi đội Nhật. Thuyền trưởng của mỗi con tàu thực hiện các hành động tránh bom của riêng mình, với những yêu cầu đặc biệt lớn đặt lên những động cơ. Từ trên đài chỉ huy, liên tục là những yêu cầu tăng thêm vòng quay động cơ, hay những cứ ngoặt dữ dội ở cả 2 mạn tàu, và nhiều lần gần như đã đạt đến điểm giới hạn của con tàu.
Những thợ máy trong buồng động cơ sớm nhận ra những âm thanh lốp bốp mà họ nghe thấy là từ những đinh tán rivê rơi ra từ sườn tàu và những chỗ nối dưới làn mưa đạn từ trên không bắn xuống. Còn những thủy thủ trên boong thì nghe được những tiếng vù vù bên tai do những làn đạn đang xẹt qua. Lực lượng Anzac đáp trả với tất cả những gì họ có. Ngay cả những khẩu trọng pháo cỡ 200mm cũng bắn ra những viên đạn 120 kg để tạo ra những bức tường nước trước mặt những phi cơ bay thấp.
Những máy bay Nhật gầm rú trên không, phía dưới, những khẩu súng phòng không liên tục nhả đạn. Cao xạ bắn ra những viên đạn 40mm hay súng máy 6 nòng Oerlikon bắn ra những tràng đạn 13mm. Đã có một quả ngư lôi chạy ngang qua bên dưới chiếc USS Chicago. HMAS Hobart bị một lỗ thủng khổng lồ trên ống khói. Nhưng nói chung thì thiệt hại cho Anzac là không lớn, do hoả lực phía Nhật không chính xác. Có 3 người Mỹ và 6 người Australia bị thương hay thiệt mạng.
Sự kháng cự kiên cường của lực lượng Anzac đã khiến lực lượng đổ bộ chiếm Moresby của Nhật (Chiến dịch MO) lúng túng. Trong khi đó, lực lượng tàu sân bay hỗ trợ cho đơn vị này lại đang phải giao chiến với Mỹ, kết quả là đô đốc Takagi và Goto phải rút khỏi trận chiến, có lẽ là lần đầu tiên sau 1000 năm lịch sử hải quân Nhật.
5h30 sáng, những máy bay cất cánh từ đất liền của Mỹ không phát hiện được tàu sân bay địch. Đô đốc Fitch, người được chỉ định điều khiển chiến dịch về mặt chiến thuật, phát động một đợt tìm kiếm khắp 360 độ quanh vị trí hạm đội.
Shokaku "Flying Crane"
8h23, nhóm tác chiếm của Mỹ bị người Nhật phát hiện, họ cũng đang tích cực tìm kiếm kẻ thù. Phía Nhật có lợi thế về thời tiết, họ ẩn nấp dưới sự che chở của những tán mây dày, còn phía Mỹ phơi mình trước ánh mặt trời.
9h24, chiếc Yorktown phóng ra 24 máy bay ném bom, 6 tiêm kích cơ, 9 máy bay phóng lôi. Lexington cũng phóng ra một lực lượng tương đương 10 phút sau. Trận chiến chính thức bắt đầu.
IMG]http://www.history.navy.mil/photos/images/h95000/h95571.jpg[/IMG]
Shokaku (flying crane)
Yorktown
Những tinh hoa của quân đội Mỹ đụng độ với những tinh hoa của quân đội Thiên Hoàng. Những phi công của Shokaku và Zuikaku là những người kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến. họ đã từng tham gia vụ tập kích Trân Châu Cảng. Mỗi bên đều đã tìm thấy tàu sân bay của phía kia, nằm cách xa khoảng 175 dặm.
Wildcat
Lexington
11h40, phi công của chiếc Yorktown làm chiếc Shokaku hỏng nặng. 100 trong số thuỷ thủ đoàn của nó bị thiệt mạng, 50 người khác bị thương. Shokaku là một trong số những tàu chiến được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Sau này, khi trận Midway diễn ra, cả nó và Zuikaku đều đang được sửa chữa ở cảng nhà. Nếu 2 chiến binh kỳ cựu này có mặt, có thể Yamamoto đã chiến thắng ở Midway, và cục diện chiến tranh ở TBD đã thay đổi hoàn toàn. Công lớn trong việc đánh hỏng chiếc Shokaku thuộc về Trung uý J.J.Powers, một phi công lái máy bay ném bom bổ nhào, khi anh đợi đến phút cuối mới thả quả bom của mình lên đường băng. Powers tất nhiên đã hy sinh và được truy tặng Huân chương danh dự của Quốc hội Mỹ.
5h30 sáng, những máy bay cất cánh từ đất liền của Mỹ không phát hiện được tàu sân bay địch. Đô đốc Fitch, người được chỉ định điều khiển chiến dịch về mặt chiến thuật, phát động một đợt tìm kiếm khắp 360 độ quanh vị trí hạm đội.
Shokaku "Flying Crane"
8h23, nhóm tác chiếm của Mỹ bị người Nhật phát hiện, họ cũng đang tích cực tìm kiếm kẻ thù. Phía Nhật có lợi thế về thời tiết, họ ẩn nấp dưới sự che chở của những tán mây dày, còn phía Mỹ phơi mình trước ánh mặt trời.
9h24, chiếc Yorktown phóng ra 24 máy bay ném bom, 6 tiêm kích cơ, 9 máy bay phóng lôi. Lexington cũng phóng ra một lực lượng tương đương 10 phút sau. Trận chiến chính thức bắt đầu.
IMG]http://www.history.navy.mil/photos/images/h95000/h95571.jpg[/IMG]
Shokaku (flying crane)
Yorktown
Những tinh hoa của quân đội Mỹ đụng độ với những tinh hoa của quân đội Thiên Hoàng. Những phi công của Shokaku và Zuikaku là những người kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến. họ đã từng tham gia vụ tập kích Trân Châu Cảng. Mỗi bên đều đã tìm thấy tàu sân bay của phía kia, nằm cách xa khoảng 175 dặm.
Wildcat
Lexington
11h40, phi công của chiếc Yorktown làm chiếc Shokaku hỏng nặng. 100 trong số thuỷ thủ đoàn của nó bị thiệt mạng, 50 người khác bị thương. Shokaku là một trong số những tàu chiến được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Sau này, khi trận Midway diễn ra, cả nó và Zuikaku đều đang được sửa chữa ở cảng nhà. Nếu 2 chiến binh kỳ cựu này có mặt, có thể Yamamoto đã chiến thắng ở Midway, và cục diện chiến tranh ở TBD đã thay đổi hoàn toàn. Công lớn trong việc đánh hỏng chiếc Shokaku thuộc về Trung uý J.J.Powers, một phi công lái máy bay ném bom bổ nhào, khi anh đợi đến phút cuối mới thả quả bom của mình lên đường băng. Powers tất nhiên đã hy sinh và được truy tặng Huân chương danh dự của Quốc hội Mỹ.