Chào tất cả các bạn yêu văn thơ trên khắp mọi miền đất nứơc. Chắc có lẽ trong cuộc đời của các bạn ai cũng đã từng yêu, từng vui vẻ, từng sống với ước mơ, và trong cuộc sống thì dĩ nhiên ai mà chẳng có lổi lầm, ai mà chẳng từng chia tay, ly biệt, để rồi thương nhớ, rồi trách móc, thầm tiếc cho những cái đã qua, những điều đã xa...
Và tôi thì thật sự hôm nay muốn chia sẽ cùng các bạn những tâm sự, bí mật, những cái rủi may trong cuộc đời của mình. Tìm một ngừơi bạn đích thực đã là khó, nhưng tìm một tình yêu đúng nghĩa thì lại càng khó hơn.
Tôi cũng vì một chữ tình mà bây giờ đâm ra khốn khổ, tuyệt vọng thậm chí còn định cắt đứt đường sống của mình,để minh chứng tôi yêu người là thật lòng thật dạ, câu chuyện về cuộc đời tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, à...có lẽ phải quay ngược về quá khứ, một chuyện tình online thật đẹp nhưng cũng thật buồn
Đánh máy:Trường Phi Bảo
Nguồn: Trường Phi Bảo - VNthuquan
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 19 tháng 7 năm 2006
Sơ lựơc về tôi đôi chút nhé, tôi tên thật là Trần Phạm Bảo Bình, sống với gia đình ông bà nội, ngoài nội thì còn có chú thím và cha mẹ, tôi có ngừoi anh trai và một cô em gái, anh tôi thì làm thủ kho bưu điện, còn em gái tôi hiện nay học lớp 7, còn tôi thì sau khi thi rớt tốt nghiệp ở lớp 9 thì nghĩ học hai năm, cũng tại chuyện tình yêu mà tôi ko thể nào tập trung học được cho nên thi rớt (tôi từ nhỏ tới giờ là một học sinh kém, ngoài môn văn ra thì hầu như tất cả các môn học khác tôi đều tệ cả) cha mẹ rất muộn phiền về tôi, nhưng biêt làm sao hơn,bởi trong gia đình tôi, anh trai và em gái đều là những học sinh giỏi, anh trai tôi giỏi toán lắm, năm nào cũng đi thi học sinh cấp thành phố, chỉ có tôi là lạc đàn, nên cả nhà đều gọi tôi là Vịt Con Xấu Xí.
Mối tình đầu của tôi là một anh bạn thời trung học, một mối tình đơn phương thôi, tôi là vậy yêu ngừơi ta không bao giờ thổ lộ cả, chỉ biết âm thầm lén lút, anh bạn lúc bấy giờ trong lớp cũng đã để ý tới một ngừơi, tôi biết chứ, mà ngừoi ấy cũng là một cô gái xinh đẹp, có điều hơi thiếu chiều cao, tụi bạn nữ chúng tôi thừơng trêu cô ấy bằng một biệt danh Công chúa Lùn, kể cũng dễ thương, nhưng rồi các bạn biết gì không? tôi vẫn âm thầm dành trọn tình cảm mình cho ngừoi ấy, nhiều lúc thấy họ vui vẽ bên nhau mà lòng tôi tan nát, kỳ thi tốt nghiệp ấy cả hai ngừơi họ đều đậu, chỉ có tôi là thi hỏng,buồn quá nghĩ học, bắt đầu tôi viết văn.
Nói tới viết văn kể ra cũng là một cái duyên, đó là một buổi chiều thi vị, lòng còn vương vấn chuyện tình yêu, đang lúc buồn mà đọc tiểu thuyết thì cũng hay, thế là tôi đã đi thuê một bộ truyện tình cảm nhí nhảnh tuổi học trò,có tên là Cô Nàng Bướng Bỉnh, tôi đọc mà thấy tình cảm của nhân vật thật nên thơ, họ cũng giận hờn, cũng có thế giới nội tâm, cũng có vui buồn…, và thế là tôi nãy ra ý định viết về tình yêu của tôi và anh bạn , từ ấy tôi trở thành ngừơi lậm tiểu thuyết và tôi cũng viết văn từ lúc ấy, nhưng khổ nỗi chẳng có câu chuyện nào có đoạn kết
Dĩ nhiên sau một cuộc tình tôi đều ghi dấu lại là những bài thơ chan chứa, và có lẽ tôi bắt đầu tập viết thơ cũng vì con người này (tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau, tôi đến với thơ lại là một cái duyên như thế naò?)
Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trên đường nhưng chỉ lướt qua như những người xa lạ, người ta thì vô tình như vậy đó, chứ lòng tôi thì dù có làm lơ nhưng ai biết sau sự thờ ơ đó là cả một trời thương mến.
Trở lại con đường học vấn, thì sau hai năm tôi ăn bám cha mẹ, tôi cũng có chút hổ thẹn và không biết từ bao giờ tôi lại có ý nghĩ mình sinh ra để viết văn, và tôi đột nhiên có một quyết dịnh Dĩ nhiên táo bạo cho mình "Tôi Sẽ Trở Thành Nhà Văn" cái ý nghĩ thật điên rồ, dĩ nhiên tôi đem ý định đó trình bày với cha mẹ thì tôi bị họ phản đối và bát bỏ, mẹ tôi ca cẩm:
-Trong ba nghề Nhà Văn, Nhà Giáo, Nhà Báo, Ba nhà gộp lại nên căn nhà ngheò. Con lúc nào cũng văn với võ vẽ, văn chương thì làm sao mà nuôi nổi thân mình cơ chứ, cho ăn học đàng hoàng thì không nghe, lại cứ tối ngày sống trên mây rồ khổ cuộc đời con nhé!
Còn ba tôi thì chau mày lắc đầu:
-Con nên thực tế chút đi mà khôn, đã ăn uống thì không đủ chất mà tối ngày thích suy nghĩ vớ vẫn, đổ bệnh thì chỉ có hai thân già này lo chứ có thiên hạ naò tử tế mà giúp đỡ chứ!
Nghe hai đấng sanh thành nói mà tôi đã bao nhiêu đêm trằn trọc, nhưng với bản tánh bướng bỉnh và cứng đầu của tôi một khi đã có quyết tâm thì không có chuyện gì không làm được. Cụ Hồ vĩ dại của chúng ta cũng từng viết: (Không có việc gì khó, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên)
Thế là tôi không bỏ cuộc, tôi vẫn miên man với nhiều cảm xúc và dường như khi cầm cây viết lên tay thì không hiểu sao bao nhiêu ý nghĩ cứ tràn ra như nước, bao nhiêu câu chuyện cứ biến tấu không ngừng, cuộc đời lại nảy sinh niềm vui, và mối tình đầu phút chốc đã được đưa vaò thì quá khứ (đưa vào quá khứ không có nghĩa là lãng quên, tôi vẫn nhớ đó chứ, chính vì nhớ nên trong ngòi bút của tôi lạị thêm lần nữa nhắc về anh). Những câu truyện ngắn lần lượt ra đời, quyển đầu tiên tôi đề tựa là Cháy Lên Đi Lửa Tình Yêu, quyển kế thì Người Vợ Trẻ, kế nữa Hoài Niệm Tuổi Mười Tám, tiếp tục Định Mệnh... Tôi viết rất nhiều, rất nhiều có quyển viết tới chương cuối, nhưng chỉ có quyển lại viết được nửa chừng.
Ý chí bao giờ cũng mãnh liệt, và cái đáng buồn là chỉ mình viết, mình đọc, nhưng tôi lại khpng nản và tôi bắt đầu lại thấy tiếc, tại sao mình cứ mãi quanh quẩn ở nhà, trong khi các nhà văn khác đã đi khắp nơi để học hỏi nhiều thứ, sự học hỏi từ tác động sống bên ngoaì bao giờ cũng là nguồn bổ ích cho các nhà văn, tôi lại nhìn thấy khuyết điểm trong lối hành văn của mình, những bối cảnh tạo ra cho nhân vật chỉ là một thế giới ảo không có thực, trong khi các nhà văn cùng thời có thể kể lại một thắng cảnh đẹp trên Việt Nam, có thể miêu tả được những nơi như Đà Lạt thì sương mù như thế naò? Những người dân Tây Nguyên trên đất Đà Lạt có cuộc sống như thế naò? Biển Nha Trang thì đẹp ra sao? ôi nhìn họ viết truyện tả cảnh và đi sâu vào nội tâm nhân vật mà tôi không sao tránh khỏi sự ngưỡng mộ.
Những bậc tiểu thuyết gia như Nam Cao, Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... của nước nhà thì tôi ít đọc lắm, mà tôi chỉ đọc mỗi tiểu thuyết của Quỳnh Dao (nhà văn Trung Quốc), mẹ tôi cũng mê tiểu thuyết của bà ấy lắm và tôi thì cũng sùng bái nữa, xem ra thì tôi thật có tội với quê hương, với cha ông ngày xưa, nhưng các bạn biết đó tôi vốn thuộc lớp người lãng mạng bắt mây, buộc gió, chứ thực tế viết ra chỉ thêm phũ phàng nên tôi nhiều lúc không thích thực tế gì mấy!
Và từ những điểm khiếm khuyết đựơc đúc kết thì tôi cũng ngộ nhận ra một điều (Đã sinh ra trên đời thì ai cũng phải học, học từ những điều nhỏ nhất) thế là tôi bắt đầu trở lại trường là vào ngày 20 tháng 7 năm 2001
Tôi suy nghĩ lúc ấy kỳ thực quá đơn giản, nhưng đâu ngờ việc xin đi học lại của mình lại là một vấn đề rắc rối, khó xử cho cả nhà trường và phụ huynh
Đầu tiên là việc nhờ viết lá đơn xin nhập học, lúc ấy mẹ tôi nhờ một người bạn làm chung của mình viết giùm (Năm ấy, mẹ tôi còn làm ở cửa hàng điện cho một tư nhân người hoa, gần bưu điện quận 8, còn bây giờ thì phụ bán hàng kim khí điện máy với người cô, là chị của ba tôi) lá đơn trình bày với cái lý do như sau, tôi chỉ nhớ đại khái là: (Cháu hiện nay rất tha thiết với việc học, rất ham học, và mong quý thầy cô tạo điều kiện cho cháu trở lại trường...) tôi lúc ấy đã có quyết tâm, nên tinh thần tôi lúc ấy cũng khá khách quan.
Thế là, tôi ngoan ngoãn theo chân mẹ tới ngôi trường cũ Hưng Phú A hồi đó của mình, sau hai năm trường được nhà nước cho xây cất laị, giờ thành ngôi trường lớn khang trang và sạch đẹp. Mẹ dắt tay tôi đem lá đơn tới phòng hiệu trưởng trình, thầy có vẽ ái ngại nhìn tôi, sau đó thì gọi cô giáo viên chủ nhiệm năm cũ của tôi tới, cô cũng lắc đầu vì tôi vốn là học sinh kém mà, chẳng có gì nổi bật trong lớp chỉ giỏi thơ thẩn. Tôi biết là đã hết hy vọng rồi bởi tôi lại nhận ra thêm một đều (mình đã quá độ tuổi, trong khi những đứa trẻ khác chỉ mới ở tuổi 15, còn tôi giờ đã 17, không tương xứng thì học chắc cũng sẽ có mặc cảm thôi) nhưng vừa luc ấy thì thầy hiệu phó vaò, thầy nhìn tôi và chợt nhiên thầy thốt ra một ý kiến, chính ý kiến này đã cứu lại hy vọng trong tôi, thầy baỏ:
-Sao không cho em này học bổ túc văn hoá, học bên ấy cũng sẽ thi được, giả lại bằng bổ túc, và bằng cấp phổ thông đều tương đương nhau, tôi nghĩ chị nên đưa em tới đó thử xem sao?
Tôi tới với việc học là như thế đấy, nhưng đi đâu thì cũng phải có đơn, có từ, có học bạ và bằng phổ thông, tôi xin vào trường cũng rất dễ dàng, có điều ở môi trường bổ túc thì thật làm tôi bất ngờ vì đa phần học sinh toàn là cán bộ, công nhân viên, đủ loaị giới bình dân, những ngày đầu học ở đây quả thật mà nói tôi chưa thể cỡi mở, hòa đồng được, và tôi đã tự cô lập mình một cách ngu ngốc.
Ngôi trường tôi học nằm trên đường Tùng Thiện Vương, mỗi lần đạp xe tới trường phải chạy ngang qua chợ cá (còn gọi là Chợ Xóm Củi ), lúc trước ở Xóm Củi thì có cây cầu Phát Triển, nhưng vì tệ nạn kẹt xe thường xuyên mà cầu dẹp bỏ, nhưng dẹp bỏ rồi thì vẫn cứ kẹt xe
Những tháng đầu đối với tôi thật nặng nề, có lẽ vì tôi chưa quen với cách học tạp nhạp này cho lắm, nhưng rồi cũng quen, và thích nghi được thôi, vì tôi là mẫu người dễ hòa hợp được bất cứ hoàn cảnh. Kỷ niệm đầu tiên của tôi ở đây là cô giáo dạy Hoá, Cô tên Xuân, cô dạy rất hay, nhưng với bạn bè thì thế còn với tôi thì quả cực hình, tôi sợ mỗi khi cô nhìn tôi, ánh mắt thật kiên nghị và tinh tường, với những đứa học sinh dốt như tôi thì cô dễ nhận ra lắm, vì nhận ra mà tôi ngay buổi đầu tiên tới lớp đã bị cô điểm mặt lên bảng (thiệt xấu hổ làm sao)
Hai năm nằm nhà toàn mơ mộng hảo huyền, toàn văn chương hoa lá, chữ nghiã, công thức đều trả hết cho thầy cô cũ, nên cả một phương trình hóa học đơn giản cô Xuân cho trên bảng tôi làm cũng ko được, mọi người đều nhìn tôi lắc đầu, còn cô thì có vẽ điềm tỉnh chỉ bảo tôi. Mà kể cũng lạ những môn tự nhiên như Sinh, Sử, Điạ, và mấy môn tính toán tôi ko nhớ được, nhưng chỉ duy nhất môn văn thì tôi thuộc như sáo, kể cả Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bạch Đằng Hải Khẩu (Nguyễn Trãi), Qua Đeò Ngang của bà Huyện thanh Quan hay bất kỳ bài thơ, bài văn nào tôi cũng đều rất nhớ, rất thuộc đó là điều mà tôi hài lòng vì chỉ cần đọc qua hay liếc sơ là tôi đã nắm được cái hồn của bài viết
Thế là tôi lao tâm vào việc học, nhưng lúc nào cũng nhớ về món ăn tinh thần, là tôi bắt đầu viết, bên cạnh đó tôi cũng quen được vài người bạn mới, ai cũng là anh, là chị, duy có một cô bạn gái, cô nàng lớp phó Hàn My là nhỏ tuổi hơn tôi tới hai mùa xuân lận
Học bổ túc tôi cảm thấy rất vui vì hầu như ai cũng đã trưởng thành, nên trong lối xã giao của họ đầy tư tưởng lạc quan và đoàn kết. Tôi nhớ về cô dạy văn của tôi ở trường mới naỳ là cô Chương, cô cũng hơi luống tuổi, cô có chất giọng gây buồn ngủ, nên mỗi khi cô đọc một bài thơ hay một đoạn trích nào đó thì cả lớp cứ ngáp vắn, ngáp daì, có đứa còn lim dim đôi con mắt trông thật ngố, nên đa phần các tiết học có giờ cô dạy là vắng tanh, nhưng với tôi thì không bỏ xót giờ nào của cô, tôi học rất chăm, mấy bài tập làm văn cô cho tôi làm rất đều đặn, ban đầu có hơi tệ, sau thì khá, và tới một ngày cô phải bất ngờ thốt lên, sau khi đọc bài Bình luận văn "Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến" tôi viết, cô ngạc nhiên hỏi:
-Bài văn này chính tay em tự viết sao?
Tôi thản nhiên gật đầu, cái gật đầu chắc chắn, trong khi cô cứ mãi chậc lưỡi:
-Bài văn này rất tuyệt, em viết thật điêu luyện, cứ như là....
Cô chợt dẫn chứng một lô một lốc tên tuổi của những tác giả học trò, từng có bài được đăng baó, và rồi đi tới kết luận không tin tưởng
Đó là lần mà tôi cảm thấy buồn nhất, nhưng tôi không hề hổ thẹn, vì tôi biết cuộc đời văn nghệ của mình chỉ mới bắt đầu. Tôi đang gieo giống kiên trì xuống tâm hồn mình, chỉ mong sau sẽ thành cây xanh cho trái ngọt, chỉ mong sao một ngày mình sẽ vươn tới ước mơ mỹ mãn
Cũng chỉ vì sự giỏi văn bất ngờ của tôi, mà tôi mới có một bản tự kiểm về hành vi gian dối trong học tập một cách oan uổng, bản tự kiểm đầu tiên cũng là bản tự kiểm cuối cùng trong đời học sinh
Chuyện xảy ra ngay hôm thứ bảy cuối tuần, ngay buổi kiểm tra tập làm văn, như thường lệ thì làm hết hai tiết, xong rồi lớp trưởng, lớp phó sẽ đi gom bài của mọi người nộp lên bàn giáo viên, nhưng thứ bảy hôm ấy thì khác, cô cho thời gian vừa đủ, còn chừa lại mười lăm phút để sửa bài
Đề cô cho là phân tích bài thơ (Đoàn Thuyền Đánh Cá-Huy Cận) và tôi đã ôn thật kỷ bài này vì nó có khả năng cho ra thi tốt nghiệp năm nay. Trong lớp tôi có một anh bạn mới không rõ lai lịch, và tôi cũng chẳng mấy thân thiện, anh ta hôm ấy ngồi cạnh tôi nữa, anh ta chẳng làm được một chữ naò, hay viết được một ý nào cho ra hồn, lúc ấy cô Chương lại đi khắp vòng lớp rồi chỉ định anh chàng đọc bài viết của mình, anh chàng thì mù tịt, run rẫy, đứng dậy từ từ, cử chỉ thật đáng thương, tôi thấy anh chàng thật tội nghiệp, không hiểu sao thừa lúc cô quay mặt nhìn ra cửa sổ, tôi đã nhanh nhẹn đưa bài viết của mình cho anh chàng, cô bạn ngồi gần tôi cản ngăn nhưng không còn kịp nữa,anh chàng lúc ấy là người sắp chết đuối, bắt được cái phao cứu mạng thì rất hí hửng, vội dỏng dạc đọc, nhưng vì nói chuyện không rành, nên đọc sai chính tả tùm lum, làm cả lớp một phen cười ngoặt ngoeõ, và anh chàng cũng thấy xấu hổ, chỉ có tôi là chết điếng, khi ánh mắt của cô Chương nhìn tôi nghiêm nghị, tôi biết cô đã đoán được bài viết này tác giả là ai rồi, cô đằng hắn hỏi bóng hỏi gió:
-Bài viết này ai là tác giả, mau thú nhận đi, đừng để tôi phải bực mình. Lối hành văn này tôi biết người nào là chủ nhân của bài viết -Nhìn anh bạn cô cười- em thì chắc không phải rồi, vậy thì ai?
Tôi xanh mặt, thấy hối hận vô cùng, chỉ vì một chút thương người mà tự làm khổ mình, nhưng với bản tánh biết sai là sửa của tôi, thì tôi đã mạnh dạn đứng dậy, và mọi chuyện được phơi baì, người bị cô giáo phạt là tôi, anh bạn chắc cũng ăn năn nên vội nhận hết tội về mình, và mong cô tha thứ cho tôi, nhưng cô lắc đầu và bắt buộc tôi phải viết ngay bản tự kiểm về hành vi gian dối trong học tập, còn anh bạn tôi cũng cùng cảnh ngộ, có điều anh không chấp nhận hình thức phạt naỳ, nên đã phản đối bằng cách nhanh tay thu gom mọi sách vỡ và lao ra khỏi lớp, khi chưa có sự đồng ý của cô, mọi người ai cũng bất bình trước thái độ vô lễ, và tôi giọt nước mắt khẽ lăn dài trên đôi gò má. Tôi thề sai phạm này sẽ chẳng có lần sau
Tối ấy tôi ra về, kỳ thực đạp xe không nổi, trong lòng chơi vơi làm sao ấy. Chiếc xe đảo tới đảo lui, sự hoang mang làm tim tôi đập mạnh. Bản tự kiểm là một cú sốc đối với tôi. Tôi hơi buồn, nhưng ai biểu mình dại dột thì ráng chịu. Thời còn học bên phổ thông, hạnh kiểm của một người học sinh rất quan trọng, nên cho dù tôi có học hơi dở, nhưng do sự vâng lời, lễ phép với mọi người mà tôi luôn được xếp vào loại ngoan hiền, ngoan lắm nhưng trong nhà tôi thì tôi cũng bị đòn nhiều lắm, trận đòn thê thảm nhất của tôi là năm tôi còn học lớp tám, kể ra thiệt xấu hổ, số là thầy chủ nhiệm gọi điện tới phàn nàn với cha mẹ tôi về việc học chểnh mãng, học đầu quên đuôi, học trước quên sao, mà tôi nào có quên gì đâu chỉ tội là chưa hiểu bài thôi, mà chưa hiểu bài thì dù có học như vẹt cũng chưa chắc gì nhớ nổi, nhất là những công thức toán cứ hành hạ tôi suốt. Cha mẹ giận tôi lắm, nhất là mẹ cứ lấy roi mây mà quất thẳng vào người tôi, vừa quất vừa khóc và mẹ chẳng nói với tôi một lời nào cả.
Tôi ân hận và cũng có quyết tâm sẽ học tốt hơn, nhưng khổ nổi là tôi tới giờ vẫn lẹt đẹt con đường học vấn, có phải tôi vô dụng lắm không?Thời gian hai năm tôi chẳng hề **ng gì tới bài vở, chỉ lo mơ toàn những giấc mơ hão và cứ sống trên mây. Tôi thích vẽ tranh lắm nên với thời gian rỗi rãi thì tôi cũng tự tìm cho mình một thú vui riêng khác là tới lớp hội hoạ
Tôi học vẽ ở nhà văn hoá thiếu nhi quận 08, lớp vẽ đa phần là những học sinh nhí, chỉ có tôi và một anh bạn là hơi người lớn, anh bạn này nhỏ hơn tôi một tuổi, thế mà chúng tôi lại có khoảng thời gian để mắt tới nhau đó chứ
Cho tới hôm nay, tôi không hiểu vì sao Nam (tên anh bạn) lại gọi tôi là cỏ daị, cỏ dại thì dù có mọc ở đâu cũng mạnh mẽ, dù trong gió mưa cỏ dại cũng biết đương đầu trước thời tiết khắc nghiệt, còn tôi, tôi chỉ là một người yếu đuối, lụy tình, hai từ "cỏ dại" nghe sao thật mĩa mai.
Tôi và Nam học chung lớp hoạ, chúng tôi dù gắn bó với nhau trong quan hệ chị em, nhưng với Nam thì khi chỉ còn hai người thì Nam xem tôi như bạn, và có lúc những hành động của Nam thiệt giống như người anh quan tâm cho em gaí, hay người yêu chăm sóc người yêu, tôi nhớ như in cái ngày mà chúng tôi được nhà trường cử đi thi làm mô hình ở nhà văn hóa thiếu nhi quận nhất, Nam và tôi phải trải qua những giây phút nghiêm khắc trước đòi hỏi của sự khéo tay, mô hình mà thầy dạy vẽ tôi phác thảo là mô hình Cầu Chữ Y Trong Tương Lai, nguyên liệu ban tổ chức dành cho hội viên là rau quả, và trái cây tươi sống
Nam thì có nhiệm vụ gọt rau quả, và t** hình, dựng cái sườn cho chắc, còn tôi thì tạo nền, đầu tiên tôi sâu những que so đũa vào những cọng kẽm rồi nối lại sao cho ra hình chữ Y, Nam khéo léo t** củ cải đỏ làm đèn đường và củ cải trắng làm chân đèn, tôi lấy xu hào bào nhiển làm cỏ, làm ghế, duới chân cầu chẳng mấy chốc có một công viên ngộ nghĩnh đáng yêu, tóm lại chiếc cầu là cả một công trình phức tạp, đòi hỏi sự thẩm mỹ rất cao, cả hai chúng tôi làm vã cả mồ hôi sao cho kịp thời gian, chưa kể phải chăm xịt nước để cho hoa quả luôn giữ được dộ tươi, Nam hôm ấy vui lắm, cứ cười nói suốt, cười nói là bản tánh của cậu ấy, dường như nơi đâu có Nam là mọi vui buồn đều vỗ cánh bay đi
Chúng tôi ở trọ tại dãy nhà nghĩ của nhà văn hoá, đêm ấy lũ trẻ thì đi ngủ rất sớm để sáng mai có tinh thần dự thi vẽ, còn những anh chị lớn như chúng tôi thì dắt nhau đi xem các bạn khác thi, nào là thi ca hát, thi muá, thi đố vui... Nam và tôi cứ quấn quít nhau không rời, cho đến khi về phòng mỗi người nằm một góc mà Nam vẫn còn chưa chịu buông tha tôi, cứ len lén mò tới chỗ tôi, tôi thì cứ vờ ngủ say trong bóng tối lờ mờ dù không nhìn rõ mặt nhưng tôi biết Nam đã ngắm tôi thật lâu, tim tôi lúc ấy đập rất mạnh, và có chút xíu hạnh phúc, kỳ thực tình bạn và tình yêu với độ tuổi 16, 17 như tôi ngày ấy, quả thật chưa nhận định được, chỉ đơn giản nghĩ được một người xa lạ quan tâm, bầu bạn là hạnh phúc. Thế thôi!
Chúng tôi gắn bó với nhau hơn nữa năm, trong nữa năm đó chúng tôi có những ngày vô tư, vì đều còn nằm trong giai cấp chìa tay, nên chúng tôi lúc ấy hầu như chẳng nghĩ gì tới cơm aó, bạc tiền, cứ mãi thong dong cùng tuổi trẻ
Nam đưa tôi về chơi nhà anh ấy. Nhà Nam nằm ở quận tám gần thánh đường Bình Thái, cha mẹ anh mở tiệm cháo lòng trước cửa, mỗi lần đưa tôi về nhà chơi, là mỗi lần tôi được gia đình anh đãi chaó miễn phí. Nam có một cô em gái dễ thương lắm, cô ta cứ thích gần tôi, thỉnh thoảng chỉ có hai chị em, cô em gái Nam đòi tôi hát ru cho ngủ, tôi thì chẳng rành gì mấy bài hát ru, tôi chỉ khoaí dân ca, nên tôi đã ca bài Trống Cơm, không ngờ cả Nam và em Nam đều lăn ra ngủ, làm tôi hơi tự kiêu là chất giọng mình cũng ngọt ngào quá chứ!
Sau đó chúng tôi có đôi lần ra ngoaị ô chơi nữa, Nam chở tôi trên chiếc xe đạp cuộc, tôi ngồi trên cái thanh ngang ê cả mông, còn Nam thì khoaí chí đạp với tốc độ nhanh, chạy đua với sự oi bức của ông trời. Tôi nhớ có lần khi vừa ra khỏi thành phố là đầu óc tôi choáng voáng, lần ấy Nam lo lắng lắm, Nam cứ sợ tôi chết, Nam đâu biết bệnh cũ của tôi tái phát, hầu như còn lúc học tiểu học là tôi đã mắc chứng bệnh thiếu máu này rồi
Mỗi lần bệnh tái phát trông tôi thật tệ haị, nào là chóng mặt, buồn nôn, toàn thân toát mồ hôi lạnh, mặt xanh xao và mắt thì lúc nào cũng muốn nhắm nghiền laị, trông tôi rất đờ đửng, mà những lúc như thế thì tôi hay nói sảng, đầu óc tôi đơn giản nghĩ nếu chết ngay lúc ấy sẽ là giải thoát, chứ bị hành hạ bằng chứng bệnh quaí ác này tôi thấy như bị dày vò khổ sở
Nam lo cho tôi lắm, Nam chở tôi tới quán cóc gần đó mua nước nóng, nhúng khăn đắp lên trán tôi, và đặt đầu tôi gói trên bắp vế của Nam, tôi thấy Nam hoảng hốt, mắt tôi lim dim, nhưng ý thức thì vẫn còn, tôi trấn an Nam:
-Bình không sao đâu, sẽ chóng qua thôi mà!
Với Nam chỉ cần lần chăm sóc đó, Nam đã tự cho mình là người lớn, và dĩ nhiên tôi chợt thành đứa trẻ. Nam kể về ước mơ của Nam. Nam noí:
-Mình từng ao ước sau này sẽ thành kiến trúc sư, nhưng bây giờ thì hết rồi...
Tôi ngạc nhiên hỏi:
-Sao thế? Nam vẽ nhà cửa Bình thấy đẹp lắm, chắc chắn Nam sẽ trở thành kiến trúc sư mà, biết đâu khi Nam trở thành kiến trúc sư, Bình lại nhờ Nam thiết kế nhà cho Bình đó hì hì
Nhưng Nam kiên quyết:
-Không, mình đã chọn một ước mơ khác
Tôi lại hỏi
-Ước mơ gì?
-Mình sẽ thành một bác sĩ gioỉ- Nam tự tin trả lời- mình sẽ giúp nhiều người lành bệnh, và Bình...mình sẽ chữa cho Bình khỏe mạnh
Mắt Nam rực sáng, những tia sáng kỳ vọng, không hiểu sao tôi chợt xúc động, xiết chặt tay Nam, củng cố thêm nghị lực:
-Bạn sẽ làm được điều mình muốn thôi Nam à!
Rồi những ngày vui vẽ cũng không còn bao nhiêu, đột nhiên Nam đòi về quê chơi, và muốn rũ tôi theo cùng, nhưng tôi đã khéo léo từ chối, vì tôi biết mình không thể đi đâu xa, mà lại qua đêm tới mấy tuần như vậy. Với một người con gái thì điều ấy là tối kỵ, vả lại tánh tôi cũng hơi nhút nhát. Từ trước tới giờ chẳng khi nào đi xa, toàn quanh quẩn ở nhà, ở khu phố của mình. Tôi cũng muốn đi xa một lần nhưng ngặt nổi còn gia đình, còn cha mẹ, tôi sợ mẹ tôi sẽ nghĩ tôi là đứa con gái hư hỏng, dám bỏ gia đình đi theo một thằng nhóc, nghĩ tới đó tôi đã thấy rùng mình rồi
Mà đi chơi xa thì trong người phải có tiền, mà tôi thì chưa có làm gì có tiền, nếu đi theo thì Nam sẽ càng mang thêm gánh nặng, chính vì quá nhiều lý do mà tôi đành để Nam ra đi một mình, tôi biết Nam buồn nhiều lắm, nhưng Nam cũng thông cảm, tôi thật sự không nghĩ sau lần ấy, Tôi và Nam đều đi hai hướng đời khác nhau, và chúng tôi mãi mãi trở thành xa lạ trong nhau
Nam đi về quê là vào khoảng cuối mùa hè năm 1997, và Nam đã không còn quay lại lớp học vẽ nữa, anh chuyên tâm vào việc học chính quy của mình, còn tôi từ khi mất đi một người tri âm thì tôi đã không còn thiết tha vẽ tranh, tôi cũng nghĩ học ngay sau đó, và những bức tranh thiên nhiên mà tôi vẽ khi còn ở bên Nam tôi cất nó vào một góc tủ xem như là kỷ niệm về một người bạn mắt kính dễ thương, nhiều lúc nhớ về Nam, nhớ về kỷ niệm hai đứa thì trang giấy và bút mực luôn là người bạn để tôi trải xúc cảm của mình, tôi dành cho Nam một tình cảm lấp lửng, tôi làm thơ cho Nam, đem cả tên anh vào trong bài thơ, mà bây giờ đọc lại sao thấy thật trẻ con:
Chuyện ngày xưa chừ đi vào dĩ vãng
Nam và Bình như hai kẻ chẳng quen
Chỉ nhìn nhau, hiểu nhau qua ánh mắt
Một lời chào cũng khách saó. Vì sao?
Ừ thì thôi cứ xem như xa lạ
Suốt cuộc đời là hai kẻ quen sơ
Bình va Nam giống hai vì sao lạc
Trên bầu trời trong vũ trụ bơ vơ
Ngày chia tay đôi người đi hai lối
Lời từ giã còn ở tuốt đầu môi
Muốn thốt ra cho bạn lòng thấu hiểu
Nhưng ngặt nổi người ấy về quê rồi
Ngày chia tay lớp họa thầy bạn cũ
Kỷ niệm đầu Bình gữi hết lại đây
Chỉ mong Nam xoá chuỗi ngày yêu dấu
Anh em mình giờ mãi mãi xa rời
...
Có lẽ chỉ là thời bồng bột nhưng việc anh chàng chinh phục tôi đó lại là sự thật, tôi bị cuốn hút bởi vẽ lãng tử của anh, đôi mắt đa tình nè, cái môi ưa huýt sáo, tánh tình thì vui vẽ....còn tôi trong hồn anh thì là cây cỏ dại, anh từng bảo:
-Chị là cây cỏ dại của em, em thường thích rong chơi khắp nơi và có lúc em sẽ ngã mình xuống cỏ dại mà nghĩ, liệu chị có thể bên em được ko?
Oh, một câu nói trẻ ranh thật dễ thương, tôi gật đầu đồng ý
-Cỏ dại thì dù bất cứ nơi nào cũng sinh trưởng được, mong mình mãi là bạn tốt
Không học vẽ nữa, tôi bắt đầu vạch một bước ngoặt mới cho mình, tôi muốn đi làm, vừa làm vừa học, đó là tiêu chí để có thể sớm vươn tới ước mơ làm Văn sĩ , mà muốn trở thành nhà văn thì chỉ còn phương pháp vừa tiếp cận với chữ nghĩa thì phải tiếp cận luôn ở ngoaì xã hội, nhiều khi nhìn cách xã giao, quan sát cách làm việc cũng là một phương thức trao dồi kinh nghiệm ăn nói và xử sự với những người chung quanh, từ những cái chung quanh mình đem vào truyện thì sẽ có tính chân thật hơn, mà nhân vật của mình dường như cũng có cái hồn.
Thật trùng hợp cho tôi là sau suy nghĩ ấy, thì cô tôi cũng đang cần người phụ trông nom hàng hóa với mình, cô tôi đã tìm tới tôi nhờ giúp việc, chỉ giúp thôi chứ không tiền bạc gì cả, tôi thấy dù gì mình cũng rãnh rỗi, vả lại là người trong nhà nên tôi đã nhận lời mà không cần suy tính, tôi đâu ngờ là tôi đã đi sai hướng và phía trước chặng đường mình sắp đi là giông gió, là tổn thương, là mất danh dự, là ô nhục, là... đau lòng!
Cô tôi bán hàng kim khí điện maý, đồ gia dụng trong các cơ quan xí nghiệp, mỗi lần đem hàng đi bán là thuê cả hai ba xe tải chở, cô tôi thuộc dạng người môi miếng, lanh lợi và rất kháo vát trong mọi tình huống. Lúc trước cô Thạnh (tên của cô tôi) là giáo viên dạy anh văn ở trường Maricuri, sao này lấy chồng là thợ mộc thì cô tôi chuyển sang buôn bán thuốc tây, thường đi buôn ở nước Laò, Campuchia, sau này do cảnh sát biên giới kiểm tra nghiêm ngặt cô tôi lại trở về với công việc gia sư dạy tại nhà, sống với chồng và sinh duy nhất một cô con gái đặt tên Mỵ, Mỵ rất xinh xắn, cặp mắt nó tròn xoe như hai hột nhãn, cái môi lúc nào cũng cong cớn, Khi Mỵ vừa lên 11 tuổi thì cô tôi bắt đầu ly hôn và tái giá, nói chung cuộc đời của cô tôi là một chuổi dài phức tạp mà tôi thì chỉ hiểu lơ mơ, tánh tôi không thích soi mói đời tư của ai cả, nên tôi không quan tâm gì mấy chuyện người lớn, tôi chỉ biết chồng sau của cô lớn tuổi hơn cô nhiều, tôi chẳng mấy thiện cảm gì với ông ta, ông ta tên Tuân, ông ta có tánh khoe của và nói khoác, ông ta mặt mày trông bặm trợn, cặp mắt thì dữ dằn,lại còn để cả râu quay nón, chiều cao thì thiếu mà chiều rộng thì dư, cái bụng phệ của ông ta cứ như caí trống, ông ta làm tôi không có điểm nào chấm là được mắt, mà những người có quá nhiều khiếm khuyết, hiếm khi là người tốt, mà quả thật ông ta đâu có tốt, ông ta đã làm hại tôi, đã đem tới sự xui xẽo và đau đớn cho tâm hồn tôi, đó là chuyện của tháng ngày về sau, còn bây giờ thì tôi đang phấn khởi với công việc mới, tôi đang chân ướt chân ráo bước vào xã hội, và cứ vững tin trước mắt là mọi điều tốt đẹp, nhưng thật bi đát...
Mấy ngày đầu công việc có vất vả, nhưng rồi cũng đi vào trình tự, tôi học đựơc nhiều thứ lắm, tôi biết đựơc nổi cực khổ của công nhân nây lưng làm mà không đủ sống, nổi khốn khổ của những người buôn bán v**** hè, trời nắng tránh trời mưa, rồi gánh hàng của cô tôi nhiều lúc cũng có cái khổ sở, thí dụ như tới công ty nào mà có nhà ăn thì ngày đó khỏi lo nắng gió, còn có những chổ như công ty dệt Việt thắng thì chúng tôi phải dựng rạp, rồi ráp bàn để đựng hàng, gặp trời mưa thì lo tìm tấm bạc mà che chắn, tính tôi có chút xíu vụng về nên mỗi khi có sai sót là bị mắng tơi tả, những ngày đó thật sự là những ngày cơ cực mà tôi khó quên, ba tháng đầu tôi chỉ phụ giúp không công, nhưng cô tôi chắc thấy đựơc sự tích cực của tôi nên đã tặng cho tôi chiếc đồng hồ mặt vàng coi như tiền công, cô còn hứa hẹn sẽ trả lương cho tôi mỗi ngaỳ, mức lương 20.000 để ăn quà vặt ấy mà
Nhưng tôi chẳng bao giờ ăn uống gì phung phí cả, nên số tiền ấy tôi dành hết vào việc mua sắm cho sở thích, tôi rất ghiền tiểu thuyết nên tôi mua rất nhiều truyện chỉ duy nhất của tác giả Quỳnh Dao, và tôi còn mua cả đĩa nhạc, cả sổ tay, sổ chép thơ và bút màu đủ loaị, ba mẹ tôi phải lắc đầu vì tôi, có khi ba tôi không có tiền để lai rai vài xị thì tôi cũng cho ba tôi một ít nữa, rồi khi ba tôi làm ăn đựoc thì cho ngựơc lại tôi
Từ khi sanh ra cho tới giờ thì hình như tình cảm cha con tôi không mấy thân thiết, bởi thế tôi luôn đối chọi và nghịch lại ý ba, trong khi anh và em tôi đều rất nghe lời, còn đối với mẹ thì tôi kính trọng vô cùng, tôi là đứa con gái hay khóc, mà mỗi lần tôi khóc thì chỉ có mình mẹ tôi dành dỗ, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình khóc thì sẽ có bạch mã hoàng tử dỗ , mẹ tôi thương tôi lắm, mặc dù có phản đối việc tôi viết văn, nhưng không bao giờ phản đối ra mặt như ba tôi đâu, có hôm ba tôi nhậu xỉn về ông gây chuyện với mẹ thì lại lôi tôi ra mắng, và có lần còn đòi đốt hết thơ, nhạc của tôi nữa, kỳ thực cái ngày đó tôi ghét ba tôi kinh khủng, và tôi thề sẽ không nói chuyện với ngưòi nữa
Ba tôi mắng tôi mất daỵ, bảo tôi đứa con gái cung trăng, yêu đương nhảm nhí rồi sẽ khổ cuộc đời, tôi quá bức xúc chỉ còn biết khóc và chạy vào mở tủ lấy hết thơ nhạc (chỉ là bản sao thôi, tôi bày hết trước mắt ba tôi và hét to Xé đi, cứ xé đi) ba tôi lúc ấy ngớ người, trợn trừng mắt giận dữ, mẹ tôi thì lật đật kéo tôi vào lòng che chắn, em tôi vội vã thu gom hết các quyển tập chép truyện, chép thơ tôi viết mang đi giấu. Tôi cứ nghĩ mình sẽ đón nhận một trận đòn thê thảm nữa đây, nhưng không ba tôi chỉ lắc đầu noí: (con với cái toàn ngỗ nghịch) rồi ông đi vào buồng nằm ngủ tới sáng
Sau vụ việc ấy tôi thấy mình có hơi quá đáng, tôi không biết phải làm sao nói lời xin lỗi với ba tôi, tôi đành viết vào tờ giấy, nội dung thì vỏn vẹn chỉ một giòng thơ
(Xin lỗi cha, cha bỏ qua
Con gái ngỗ nghịch làm cha buồn lòng)
Tôi xếp tờ giấy, gấp lại nhỏ xíu và nhẹ nhàng nhét vào túi áo sơ mi mà ba tôi hay mặc đi tiệc tùng bè bạn. Tôi nghĩ là ba tôi có lẽ đã đọc được lời xin lỗi của tôi, nên tối hôm sau đã mua về cho tôi một con búp bê Babie, mẹ tôi thì ngạc nhiên, em tôi thì ganh tỵ, còn tôi chẳng hiểu sao lại phá lên cười, trông khi ba tôi nghiêm mặt hoỉ: (Con không thích chơi búp bê à? vậy thì...)
Ba tôi nhìn sang em gái tôi, em tôi mắt sáng rỡ vì nghĩ búp bê xinh đẹp ấy sẽ là của nó, nhưng không tôi đã nhanh tay đem con búp bê ôm vào lòng, và noí:
-Không, con thích lắm.- Quay sang em tôi, tôi lại cuời -chị em mình cùng chăm sóc babie nhé
Nó đang xụ mặt chợt nhiên tươi lên hẳn, nó gật đầu lia liạ, hai bím tóc nó đong đưa trông thật dễ thương, còn tôi thì tâm trạng lúc ấy rối rắm lắm, tôi nghĩ ba tôi không muốn tôi lớn, nguời sợ tôi lớn sẽ đa sầu đa cảm, rồi có những ý nghĩ không hay, nên mới muốn tôi mãi là trẻ con không chừng. Mà với một người đang ở lứa tuổi mơ mộng như tôi thì đâu biết rồi sẽ có những chuyện đáng tiếc gì xảy ra.
Tối ấy tôi ngủ không được, cứ mãi nghĩ về ba tôi, và con búp bê là tôi không sao chợp mắt, dù sao thì người cũng chỉ muốn tốt cho tôi thôi, nên tôi đã viết thêm một bài thơ nhỏ rồi nhét vào túi quần của ba tôi hay mặc đi làm, bài thơ ngắn, dí dỏm và hài hước:
Con gái ba biết dại khờ
Biết mơ mộng, biết đợi chờ người dưng
Ba tặng búp bê con hỏng ưng
Tặng con hoàng tử để cưng con suốt đời
Thật ra tôi chỉ muốn đùa vui thôi, nhưng không ngờ ba tôi nổi giận, thế là tôi đành làm con ngoan suốt cả tuần, không đi bán hàng phụ cô mà lo bếp núc, không đi chơi với bạn thời trung học mà ở nhà giặt đồ, ủi aó, mỗi lần đóng vai thục nữ là tôi thấy mình hậu đậu làm sao ấy, chiên cá, cá khét, luộc rau muống thì bấy nhừ, nấu cơm thì cơm khô... Ba tôi cứ ca cẩm maĩ:
-Con như vậy ai mà dám rước, đừng mơ hoàng tử nữa con ơi!
Tôi vờ thở daì:
-Không ai lấy thì con đi tu
Tôi mỉm cười bâng quơ, tôi mà đi tu thì chùa chiền nào dám chứa, một con bé lúc nào cũng đầy ắp chuyện yêu đương, một con bé lúc nào cũng toan tính xa vời, chẳng đầu chẳng đuôi là một con bé ở trên trời. Ôi, Bình ơi mi hãy trở về với thực tại đi, hoàng tử của mi còn tận đẩu tận đâu, cứ vui vẽ và chấp nhận thực tế mi mới khôn lanh đựơc