Hôm nay, nhà có dạ hội, nhưng tôi vẫn ở yên trong phòng, hướng mắt về những chuỗi sáo đan bên cửa sổ. Những chuỗi sáo tạo bằng những hạt cây, lớn có, nhỏ có, tròn, dài, mắc thành hàng trước mặt. Chính vì nó mà có lần Lục Bình - chị tôi đã khó chịụ
- Đây là phòng ngủ chứ phải quán cà phê đâu mà lại mắc sáỏ Con nhỏ gì lúc nào cũng kỳ cục khác người!
Tôi nhún vai:
- Chị tôi quả chẳng hiểu gì hết, sáo là vật trử tình nhất của Trung Hoa xưa naỵ Không tin chị cứ đọc thơ cổ nhiều sẽ biết ngaỵ
- Thôi, đừng dở giọng gàn đó ra nữạ
Chị Bình nhún vaị
- Ai lại không biết tiểu thư thứ hai trong nhà này là thi sởi một cây chứ?
Tôi chua ngoa không kém:
- Không dám ạ. Niêm luật còn chưa rành làm gì tôi dám nhận danh dự cao quý đó. Chị đừng chọc quê, ai cũng biết nhà này có hai đứa con gái, một đứa thì mới tốt nghiệp ở đại học T, tương lai sáng chói, trái lại cũng có đứa học dốt như bò, thi lên đại học mà cũng không đậu!
- Thôi mà!
Chị Bình bước đến xoa vai tôi:
- Đừng buồn nữa Lăng ạ, trên đời này đâu phải chỉ có mình em thi rớt đâủ Năm nay chẳng đậu thì còn năm tới, năm tới chẳng đậu cũng còn năm kia cơ mà.
- Sợ đến lúc chị làm giáo sư đại học rồi em vẫn còn lẹt đẹt thi cử mới khổ chứ.
- Lại nói xàm nữa rồị
Chị Bình thở ra:
- Tao chịu không hiểu nổi mày, với khối óc thông minh thế này, tao nghĩ ...
- Thôi đừng nghĩ gì hết.
Tôi cắt ngang:
- Nghĩ cũng vô ích thôi, chẳng giúp được gì đâụ
Chị Lục Bình thương hại nhìn tôị Chị thế đấy, lúc nào cũng dễ xúc động nhưng thật tốt bụng. Một bà chị gương mẫu! Đột nhiên bao nhiêu buồn phiền vỗ cánh banh hết, tôi cười với chị:
- Thôi, chị cứ ra ngoài đi, yên tâm! Em chẳng hề buồn về chuyện thi cử nữa đâu, cả ngàn người chớ đâu phải chỉ có mình em, vả lạị..
Nhìn về phía tấm sáo, tôi đổi nhanh đề tài:
- Chị Bình này, chị thấy bức sáo này đẹp trang nhã không?
Chị Bình đưa mắt về phía cửa sổ, tôi biết chị không hề thấy được cái nét đẹp của nó, nhưng cũng gật đầu, chậm rãi:
- À, nhìn kỹ, nó cũng đẹp đấy!
Chị Lục Bình lúc nào chẳng ngoan ngoãn tốt bụng, nhã nhặn, dễ thương. Tuy không thấy bức sáo đẹp, nhưng chị chẳng bao giờ để tôi thất vọng. Cả đời, chị êm xuôi như con nước trên giòng. Học giỏi, hiền lành, không mích lòng aị Với mẹ cha, chị đúng mẫu con ngoan. Cha mẹ muốn suốt quảng thời gian cắp sách chị đừng yêu ai, thì chị vui vẻ vâng theo ngaỵ Đó là sự thực. Chính vì sự chói sáng của chị, mà trước mắt cha mẹ tôi chỉ là một bóng mờ.
Sáo đan thành một bức màn thanh nhã, từng hạt từng hạt rủ xuống như những hạt nước ...Sáo buồn chăng? Tôi ngồi yên khi nghĩ đến dạ hội hôm nay ngoài nhà.
Buổi dạ hội hôm nay được mở ra để mừng chị Lục Bình. Mùa học vừa qua, chị đã tốt nghiệp ở đại học T, trong khi tôi cũng vừa có được mảnh bằng tú tàị Lúc đầu cha định mở tiệc khoa riêng từng đứa, nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo đợi tôi thi vào đại học đậu xong sẽ khao luôn. Không ngờ, sau cuộc thi, tôi lại lọt tên trên bảng vàng. Niềm vui chưa kịp thì nổi buồn đã đến. Mẹ tôi rầu mấy tháng trong khi tôi cũng không vui được. Buổi tiệc dự tính lặng lẻ quên lảng. Mùa Thu qua rồi Đông đến. Đột nhiên, chị Bình lại được một hãng buôn danh tiếng ngoại quốc thu nhận, lương bổng hậu, địa vị cao khiến mẹ tôi vui lại, bao nhiêu nổi buồn phiền cũ như biến mất. Sự sáng chói của chị Bình đã che khuất được bóng tối của tôi khiến mẹ không phải xấu hổ với bạn bè. Mẹ tôi đánh điện ngay đến nhà hàng đặt tiệc, mời đầy đủ khách quen từ thân nhân đến những người bạn cũ của mình thời còn ở đại học. Tất cả mọi người đều vui, chỉ có tôi là tối tăm với bức rèm buồn.
Sắp hơn bảy giờ rồi, khách chắc đã đến đầy đủ, tiếng cười nói từ phòng khách vọng ra khiến bụng tôi như bị cồn càọ Định xuống nhà bếp kiếm món gì để ăn, nhưng không hiểu sao tôi vẫn không đứng dậy được, không lẽ ngồi yên đây chịu đóỉ Những hạt sáo trước mặt tròn như món cá vò viên, như những viên kẹo chocolat thơm phức. Hay là, ta cứ giả vờ tỉnh bơ chường mặt ra tham dự? Chia xẻ niềm vui của chị Lục Bình? Tôi nghĩ. Nhưng khi nghĩ đến những ánh mắt giả vờ thương hại của mấy dì mấy cô, nhất là của cả nhà họ Sở. Đúng rồi! Họ cũng có đến dự, nảy giờ tuy ngồi trong phòng nhưng tôi cũng đã nghe giọng ồn ào của bà chủ gia đình nàỵ Lúc nào cũng lớn tiếng khoe khoang. Biết đâu lại chẳng có cả sự hiện diện của hai đứa con của bà tả Sở Liêm và Sở Kỳ. Thôi chịu vậy, thà đói còn sướng hơn.
Không biết ngồi thế được bao lâụ Có điều mũi và tai tôi đặc biệt thính, mùi tôm nướng thơm phức từ ngoài qua bao lớp cửa vẫn bò được vào mũi tôi, tiếng chén muỗng lách cách đập vào tai như một hình phạt. Tối nay có lẽ vì mời khách quá đông, nên bữa cơm được dọn theo lối self servicẹ Nhắm mắt lại tôi vẫn có thể tưởng tượng đuơợc cảnh ồn ào bên ngoàị
Cơn đói bắt đầu hành hạ. Tay chân tôi rã rời trong khi bụng lại rên rỉ. Những chuỗi sáo trước mặt không còn đẹp như cách đây mấy tiếng đồng hồ. Tựa lưng vào thành ghế, gát chân lên bàn, tôi nhăn nhó rồi ngâm thơ nhưng cơn đói vẫn không hạ .
Hình như có tiếng gỏ cửa, tôi giật mình nhỏm dậy:
- Ai đó?
Cửa mở và người bước vào là cha tôị Người yên lặng đến trước mặt tôi ngắm nghía một lúc hỏi:
- Con bò, bộ con định tuyệt thực luôn nơi đây à?
Tôi nghiêng nghiêng đầu, mím môi không đáp:
- Khùng thật.
Cha kéo tôi đứng dậy, vỗ mạnh vào mông đít:
- Sao không đi thay áo, trang điểm gì cả; nhìn vào mái tóc rối của con cha thấy chẳng khác con vịt lười xấu xí tí nàọ Thấy bà chị con không? Nhưng thôi con là con, cha không bắt con phải giống nó. Con không muốn tham dự dạ hội cũng được, nhưng không có quyền chết đóị..Để coi nàọ
Cha giả vờ nghĩ ngợi một chút:
- Hay là cha ra ngoài ăn cắp hai dĩa cơm vào đây để cha con mình cùng ăn nhé?
Tôi không nhịn được cười, bá lấy cổ cha hôn mấy cáị
- Cha dễ thương quá, thôi đễ con cùng ra với cha vậỵ Con đói quá rồị
Cha tôi trợn mắt:
- Con quyết định tham dự dạ hội nữa à? Đồ quỷ, thế mà cứ mãi làm eo!
- Lúc bụng đói rồi thì muốn làm eo làm cũng không nổị
Cha cười:
- Thế ra ngoài ấy con không sợ cọp cắn saỏ
Tôi trợn mắt:
- Con sợ bây giờ có nguyên con cọp con ăn cũng không đủ nữa là ...
Cha tôi cười, người vuốt lấy mái tóc ngắn của tôi:
- Tử Lăng, cha cho con biết, tuy con không rạng rỡ bằng chị con, nhưng con mới là hạt ngọc quý của chạ Đi gở đầu đi để chúng ta còn tham dự dạ hội nữa chứ? Hôm nay khách đông lắm đấy, con còn nhớ chú Quý Vân Châu không? Ông ấy hôm nay mang cả cậu em trai lại, anh chàng trông “phông” lắm, ra nghe hắn nói dóc đã ghiền lắm ...À mà còn anh chàng Đào Kiếm Ba nữa, hắn cứ đeo chặt chị con như sam ...Nhà họ Sở hôm nay đến dự cả nhà. Sở Liêm, Sở Kỳ đông đủ ...Con mà không dự hôm nay thì uổng lắm ...
Tôi đến bàng trang điểm thật nhanh, gở lại mái tóc rối, nhưng càng gở nó càng rối thêm, đôi mi sậm của tôi trông thô quá, mong mình đẹp như chị Lục Bình chỉ là một sự mơ tưởng viễn vông ...Nhưng không hiểu sao phải mơ thế chứ? Ta là ta mà? Tôi hất hàm nhìn vào kính. Hình ảnh đứa con gái mặc áo hoa đỏ với chiếc quần túm cao bồi trông ngơ ngáo quá chừng. Đây không phải là y phục của dạ hộị Nhưng mặc! Ta là ta mà. Quay lại tôi nắm tay cha:
- Xong rồi, đi cha!
Cha ngắm tôi một lúc, hỏi:
- Mặc thế này à?
- Vâng, có mặc đẹp hơn thì con vịt xấu xí cũng không biến thành thiên nga được.
Cha nghe tôi nói cười to:
- Thôi được, ra nhanh để không món cà ri bò với tôm nướng hết bây giờ!
Tôi đánh ực nước bọt. Nghe cha nói thèm ghê, cha nhìn tôi có vẻ thích thú. Chúng tôi cùng bước ra phòng, đóng cửa lại xuống lầu và đi thẳng vào phòng khách.
Sau dạ hội mấy hôm, chị Lục Bình bắt đầu đến sở.
Chuyện đến sở của chị thật ra chỉ có nghĩa tạm thời, vì chị đang chuẩn bị cho việc xuất ngoạị Học bổng với chị quá dễ lấy, chuyện thi text sinh ngữ cũng không đáng quan tâm. Nhưng chỉ còn chù chừ chưa đi chẳng qua vì mẹ. Mẹ muốn chị Bình ở lại thêm một năm. Đó là lý do thứ nhất, lý do thứ hai hình như có liên hệ đến chuyện trăm năm của chị, mà tôi đoán tám phần mười là dính dấp đến tên Sở Liêm đáng ghét.
Tại sao Sở Liêm đáng ghét! Tôi cũng không biết? Một buổi sáng, mẹ nói với tôị
- Mẹ đã nói với bác Sở và thằng Liêm xong, bắt đầu tuần sau, thứ hai, tư và sáu Liêm sẽ đến đây giúp con luyện thêm toán lý hóa và sinh ngữ để sang năm con thi lại Đại Học, gắng nhe con!
Tôi châu mày:
- Thôi con không muốn thi nữa đâụ
Mẹ ngạc nhiên:
- Con nói gì? Không thi vô đại học con làm được gì? Sợ lấy chồng còn không được chỗ khá nữa là ...
Tôi khó chịu:
- Ngoài chuyện thi vào Đại Học và lấy chồng ra bộ con gái không còn làm được gì nữa sao mẹ?
Mẹ trừng mắt:
- Con thấy bây giờ có sở nào nhận nhân viên tú tài không? Vả lại gia đình chúng ta thế này mà ...
- Thôi được rồị
Tôi cắt ngang:
- Vậy thì sang năm con lại thi Đại Học. Được chứ?
Mẹ cười ngay:
- Ờ, thế mới là con gái ngoan của mẹ.
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng nếu sang năm không đậu thì saỏ
- Thì năm tới nữạ
Mẹ cương quyết:
- Vậy thì mẹ đi mua thuốc nhuộm tóc cho con đị
- Chi vậỷ
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Thì phòng hờ vậy mà, nếu hai mươi năm nữa mà con vẫn không chịu đậu thì phải dùng nó, chớ không lẽ để đầu bạc đi thi Đại Học à?
Nụ cười tắt ngay trên môi mẹ, người thở dài:
- Con lúc nào cũng vậy, tại sao con không giống chị con, mẹ đỡ phải lo biết chừng nàọ
Tôi buồn buồn:
- Đó chính là lỗi ở mẹ.
Mẹ tôi nhăn mặt:
- Sao con lại nói thế?
- Sanh chị Lục Bình hoàn toàn như vậy là đủ lắm rồi, ai biểu mẹ tham lam sinh thêm con nữa làm gì?
Mẹ ngỡ ngàng, mắt mở to, thật lâu người mới nói:
- Lúc nào con cũng cay đắng với mẹ.
Người bỏ đi về phía cửa, tôi nhìn hàng sáo nơi khung cửa buồn. Bây giờ mới thấy hối hận.
- Mẹ!
Mẹ đứng lạị
- Con xin lỗi mẹ, con không cố tình muốn nói như vậỵ
Tôi nói, mẹ trở vào vuốt lấy mái tóc ngắn của tôị
- Mẹ biết, con thi rớt buồn bực nên mẹ không chấp đâụ Sang năm con gắng đậu nhé? Con thông minh chẳng kém chị Bình con. Chỉ cần cố gắng một chút, đừng thơ thẩn nữa thì mẹ chắc con sẽ đậu ngaỵ Mẹ sẽ bảo Sở Liêm chăm sóc bài vỡ con cẩn thận.
Tôi cắn nhẹ môi, nhưng vẫn không ngăn được sự bực dọc.
- Chẳng qua anh ấy muốn lấy lòng chị Bình thôị
Mẹ phì cười:
- Con lộn xộn quá, nó đến đây với mục đích gì mặc nó, miển nó vui lòng kèm con học là tốt rồị
Tôi nói nhỏ:
- Sức mấy mà anh Liêm vui lòng làm chuyện đó.
Hôm nay thứ hai, thế là tối nay Sở Liêm sẽ đến kèm tôị Để quyển Anh văn dày cộm lên bàn, nhưng chẳng học được chữ nào, tôi nhìn chuổi sáo nơi khung cửa mà lòng vẩn vơ.
Ngồi như thế mấy tiếng đồng hồ, tuổi nhỏ như những chuổi sáo tròn đan trong đầụ Nó khiến tôi nhớ lại những viên bi ngày cũ. Xưa kia tôi cũng là một tay chơi bi có hạng. Người lớn bảo con gái không nên chơi bi vì chơi bi sẽ lấm bẩn cả quần áọ Nhưng mặc, vì Đào Kiếm Ba và cả Sở Liêm lúc ấy cũng không chơi lạị
Với thân tác nhỏ nhắn, tôi hay rủ.
- Anh Liêm, bắn bi với em đi!
Sở Liêm bấy giờ rất hách, chàng tưởng lớn hơn tôi những năm tuổi là to lắm rồị
- Thôi, Lăng còn nhỏ quá!
Tôi không chịu, lắc mạnh đôi bính nhỏ:
- Em lớn rồi, nếu anh không chơi, em khóc ngay cho xem.
Thế là Sở Liêm chịu thuạ
- Thôi được rồi, tôi sợ cô lắm!
Chúng tôi bắt đầu, Liêm bị cuốn hút, và cuộc chơi thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, mãi đến khi áo quần lem luốt vẫn chưa thôị Chị Bình và Sở Kỳ đứng gần theo dõi một cách khó tính.
- Thế này có gì hay đâu mà mê dữ vậỷ
Sở Liêm tuy mê như chết, nhưng vẫn cố chống chế.
- Tại Tử Lăng đấy, nếu không chơi nó giận thì saọ
- Đúng là nhỏ mít ướt.
Sở Kỳ nóị Tôi có phải là đứa mít ướt hay không? Điều đó có lẽ chỉ có tôi hiểụ Thật ra tôi cũng khá kỳ cục, trừ lúc tôi muốn chơi mà chẳng ai chịu chơi thì tôi mới khóc, chứ đôi lúc tôi cũng rất lỳ. Có lần, khi tôi vừa mười tuổi và Liêm mười lăm, chàng đã tập tôi lái xe, chúng tôi mượn sân trường sư phạm làm bãi tập, Liêm bảọ
- Cứ giữ vững tay lái đi, có anh vịn phía sau chọ
Một vòng rồi lại một vòng, tay lái tôi bắt đầu vững, cưỡi xe đạp thú thật, tôi cứ mê mẩn đạp, mãi đến lúc Liêm nóị
- Em lái khá lắm rồi, đã năm vòng qua anh chẳng hề vịn em tí nào cả!
Tôi mới giật mình quay lạị Quả thật chàng cách tôi một quảng khá xa, đột nhiên tôi luýnh quýnh, và chuyện phải đến đã đến. Theo tiếng hét của Liêm, cả xe lẫn người tôi ngã nhoài xuống đất, chân nhói đau, tôi không làm sao đứng lên được, ống quần bị rách một đường dài, máu nhuộm đỏ đầu gốị Tuy đau, nhưng tôi vẫn không khóc.
- Đừng khóc, đừng khóc Lăng nhé!
Sợ tôi khóc, Liêm tái mặt van xin, tôi cảm động.
- Không sao đâu, em chẳng đau tí nào cả.
Tuổi trẻ đã trôi quạ Nó đi thật nhanh, bây giờ tôi đã lớn, tôi không còn ba gai như trước, và chàng, chàng đã trở thành một kiến trúc sư trẻ tuổi, tài cao, như mẹ đã nói với cha hôm qua mà tôi lén nghe được.
- Sở Liêm có tương lai, gia đình ta và nó thân nhau từ lâu, em nghĩ nó rất xứng với Lục Bình, nếu chúng thành hôn nhau, thì em không mong gì hơn.
Lục Bình và Sở Liêm? Tôi thẩn thờ nhìn lên hàng sáo, từng chuỗi từng chuỗi hạt, lớn có nhỏ có đẹp như những hòn bị Những hòn bi mà sự trưởng thành đã đánh mất cũng như tuổi trẻ đã xa vờị
Có tiếng chuông cửa reo, tôi giật mình lắng nghẹ Cổng đã mở và tiếng nổ xe gắn máỵ Sở Liêm đến kèm tôi học? Tôi ngồi yên trong phòng, cửa đóng kín không nghe được lời đối thoại trong phòng khách, nhưng tôi biết chị Bình đang bận rộn trong ấỵ Vì chuyện “học” của tôi, chị đã thay hết ba bộ áo trong một ngàỵ Tháo chiếc đồng hồ tay xuống, đặt trên quyển văn phạm Anh Văn, tôi yên lặng nhìn sự di động của từng cây kim đồng hồ. Năm phút, mười phút, hai mươi phút ...Thời gian trôi qua thật chậm đến hơn bốn mươi lăm phút sau, mới nghe có tiếng chân di động ở cầu thang.
- Ai đó? Vào đi!
Cửa mở, Sở Liêm bước vào, sau khi khép cửa chàng quay lại nhìn tôi cườị
- Lăng hôm nay có vẻ siêng thế?
Tôi chậm rãi mang đồng hồ vào tay, yên lặng nhìn nét rạng rỡ trên gương mặt chàng. Bốn mươi lăm phút ngồi dưới lầu đã đủ để cho mắt kia vui, đủ để cho lòng ai phơi phớị
- Sao anh biết tôi siêng?
Chàng kéo ghế ngồi xuống cạnh:
- Thì thấy em học Văn phạm Anh văn đó.
Tôi nháy mắt:
- Nhìn một người, bao giờ người ta cũng thích nhìn bề ngoài của người rồi nhận xét, phải không anh? Cũng như anh, anh nhìn thấy quyển Anh văn trên bàn là anh cứ cả quyết tôi đang học.
Chàng yên lặng nhìn tôi, mắt thật bén:
- Tử Lăng, em đang buồn chuyện gì à?
Tôi gây sự:
- Sao anh lại biết tôi buồn?
Liêm nhìn một lúc, rồi vuốt nhẹ mũi tôị
- Đừng điên Lăng. Chúng ta sống cạnh nhau từ bé, không lẽ bao nhiêu đó chưa đủ để anh hiểu em hay saỏ Hờn giận vui buồn gì em cũng để rõ cả trên mặt.
Tôi nhíu mày:
- Thế có nghĩa là anh rất hiểu tôỉ
- Vâng.
- Anh cho là tôi lúc nào cũng siêng năng?
Tôi hỏị Liêm không đáp ngay, tựa người vào ghế, lấy bút chì đặt lên môi ra chiều suy tư. Cái nhìn của chàng khiến tôi không trốn được.
- Như thế có nghĩa là em không có xem sách? Thế nãy giờ em làm gì? Dệt mộng ư?
Tôi bối rốị
- Có lẽ.
- Thế trong mộng có thấy anh không?
Chàng nghiêng tới trước. Một nụ cười đáng ghét!
Tôi sẵn giọng:
- Có, tôi mơ thấy anh biến thành con Ểnh Ương nằm trong ao, vây quanh có đám lục bình. Anh nhảy nhót, kêu gào trong đó, khó nghe quá!
- Thế à?
Chàng cười hỏi, tôi vẫn bướng:
- Vâng.
Chàng ném bút chì lên bàn, nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Anh không tin, vì nếu em có mơ thì em phải thấy anh là chàng Nhái chớ không phải là chú Ểnh Ương được.
- Nhưng nhái với Ểnh Ương có khác nhau chỗ nàỏ
- Thế thì em lầm rồị Ểnh Ương là Ểnh Ương, Nhái là Nháị Nhái là do một hoàng tử trẻ biến rạ
Tôi nhăn mặt:
- Hứ? Thế anh cho anh là hoàng tử à? Vậy công chúa ở đâu chứ?
Chàng cườị
- Công chúa trong tim em đang nghĩ đó!
Trong tim tôi đang nghĩ? Vâng, nàng Công Chúa kia đang ngồi trong phòng khách chờ Hoàng Tử kìạ Chàng Nhái và lục bình! Tôi lắc đầu xua đuổị Những hòn bi ngày nào đã mất cũng như cả một dĩ vãng thơ ngây ngày nào cũng bay xạ Tôi thở dàị Niềm vui đã mất. Có tiếng ho nhẹ của Sở Liêm.
- Lăng làm gì mà như người mất hồn thế? Có chuyện gì buồn cho biết với coị
Tôi nhìn thẳng vào mắt chàng:
- Anh Liêm.
- Hử?
- Em bắt buộc phải thi vào đại học saỏ
Liêm nhìn tôi, lắc đầu:
- Anh không hề nghĩ như vậỵ
- Như thế có nghĩa là không nhất thiết em phải vào đại học?
Liêm yên lăng nhìn tôi lắc đầu:
- Chỉ có bác ở nhà mới nghĩ em bắt buộc phải vào đấy thôi, thật ra anh thấy, em có khiếu về âm nhạc, thích văn chương hơn, những điều này không cần vào đại học ta vẫn có thể học được. Tuổi trẻ chúng ta mãi khỗ vì thế, giống như chuyện xuất ngoại của tôi, cha mẹ thường khó cảm thông với con cáị
- Chuyện xuất ngoại của anh thế nàỏ
- Mẹ tôi muốn tôi phải xuất ngoại, nhưng ra đấy làm gì chứ? Tôi thấy đó chẳng qua chỉ là hư danh thôi, cha mẹ cứ nghĩ rằng có con cái qua Mỹ là một vinh dự lớn, họ đâu biết rằng đám sinh viên qua bên ấy có nhiều đứa phải lêu bêu khổ cực, phải đi rửa bát, làm chuyện nhọc nhằn, phục vụ cho mấy tên mũi lỏ. Nếu các bậc cha mẹ mà biết được con cái mình khổ sở như vậy, không hiểu họ có còn coi chuyện du học của con cái như một danh dự nữa không.
- Anh nói thế nghĩa là anh không muốn xuất ngoạỉ
- Có chứ.
Sở Liêm hạ giọng.
- Có điều đó là chuyện tương lai chớ không phải ngay bây giờ. Bao giờ tôi kiếm được một số tiền lớn, tôi sẽ xuất ngoại du lịch, đi chơi chớ không phải để chịu khổ.
- Nghĩa là anh không có ý định du học?
- Vâng, thà mang tiếng bất hiếu còn hơn.
- Vậy thì.
Tôi thở rạ
- Tư tưởng anh cũng hoàn toàn trái ngược với ý định của cha mẹ tôi rồị Người định cho chị Lục Bình xuất ngoại, nếu anh không đi thì chuyện giữa anh với chị Bình tính saỏ
Sở Liêm có vẻ khó chịu, chàng nhìn thẳng vào mắt tôị
- Cô bé, xin cô đừng quan tâm đến chuyện giữa tôi với chị cô, được không?
Nhưng tôi vẫn tiếp tục.
- Như thế có nghĩa là anh và chị Bình đã hội ý với nhau rồi chứ?
- Trời đất!
Sở Liêm kêu lên.
- Tại sao cô lại thắc mắc kỳ cục vậỷ
- Tôi muốn nhờ anh giúp cho một việc.
- Sẵn sàng.
Tôi xếp quyển văn phạm anh văn lạị
- Tin anh giúp tôi bất hiếu luôn. Tôi không muốn thi vào đại học cũng như không có ý định học lên đấỵ
Chàng nhìn tôi thật lâụ
- Như thế mẹ em sẽ buồn.
- Vâng, thế còn anh, mẹ anh cũng thất vọng về chuyện du học của anh vậỷ Sự thật tôi thấy cha mẹ có công sinh thành chúng ta, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt buộc phải sống theo khuôn đúc vạch sẵn của ngườị Đời chúng ta phải được ta làm chủ chứ?
Sở Liêm yên lặng một chút thở dàị
- Đó là điều tôi thường nghĩ đến Lăng ạ. Chúng ta sống cho aỉ Cha mẹ hay chính chúng tả Nhưng Lăng cũng không thể phủ nhận chuyện an bày của cha mẹ cho chúng ta chẳng qua chỉ vì yêu và lo lắng cho ta thôị Họ cứ nghĩ như thế là họ đang giúp đỡ ta đấỵ
- Nhưng nhiều khi vì yêu quá họ đã đưa chúng ta vào ngõ hẹp.
Sở Liêm nhìn tôị
- Tử Lăng, em không còn là con bé nghịch ngợm ngày nào nữa rồị
Nhưng tôi không chịu:
- Em vẫn nghịch, có điều sự nghịch đó chẳng cản trở gì đến tư tưởng của riêng em. Cho anh biết, tuy ở trong phòng, nhưng chẳng có một giây nào đầu em ngủ yên cả, lúc nào cũng như có hàng trăm điều vụt qua óc và nếu em nói những điều đó ra, chắc chắn có người không hiểu được em. Họ có thể cho rằng em điên, hay mơ mộng. Anh có thấy những chuổi sáo bên khung cửa không? Chị Bình cứ mãi khó chịu về nó, chị ấy đâu biết rằng, cứ mỗi một hạt gổ là một giấc mộng con của em.
- Có thể cho anh biết được không?
- Không được, vì không thể diễn ra bằng lờị
- Thôi được rồị
Sở Liêm nắm lấy tay tôi:
- Anh sẽ cố gắng giúp em, em sẽ khỏi phải học nữạ
- Thật hé?
- Thật.
Có tiếng động ở cửa, tôi rút vội tay lạị Chị Bình bước vào với nụ cười trên môị Tay chị bận mang mâm đầy thức ăn. Mùi thơm ngạt mũị
- Mẹ bảo tôi mang lên cho hai người dùng đâỵ Anh Liêm, anh gắng chăm nó cho kỷ, đừng để nó lười nhé.
Sở Liêm nhìn tôi với vẻ lúng túng:
- Em Lăng, em định sau này làm gì?
Tôi cười nhẹ:
- Em không mơ ước phải thế này thế nọ, em chỉ mong sao mình được sống đời bình thường, vui vẻ, hạnh phúc ...
Nói tới đây tôi ngưng lạị Chợt nhớ ra đó là lời của người bạn lạ lùng đêm dạ hộị Quý Văn Hoàn! Một ý tưởng bất thường nhen nhún tôi vội xua ngay và tiếp:
- Em muốn viết văn, làm thơ, học thêm một tí nhạc ...như đàn guitar hay đàn điện ...Và sống một đời sống bình thường.
Chị Bình đứng cạnh kêu lên:
- Trời ơi, mấy người học hành như vậy đó saỏ
Sở Liêm cười:
- Thì cô ấy đang nói đến sở học của cô ấy đấy chứ?
Chị Bình có vẻ không hài lòng:
- Anh Liêm, anh làm trò gì thế?
Liêm ngẩng đầu lên, đôi mắt đen nháy của chị Bình như một thứ nam châm, tôi thấy gương mặt anh Liêm đổi khác ngaỵ Hoàng Tử Nhái vừa gặp công chúa đã hiện nguyên hình.
- Tử Lăng không muốn học nữạ..
Sở Liêm lúng túng, chị Bình cắt ngang.
- Coi chừng mẹ em giận đấỵ
- Nhưng em không muốn học.
Tôi bực mình nói, chị Bình quay sang anh Liêm:
- Thôi được, nhưng hôm nay chẳng học, thế mấy người ở mãi trong này làm gì? Sao không xuống lầu nghe nhạc chứ?
Anh Liêm chưa phản ứng, chị Bình đã kéo lấy tay anh.
- Đi anh, xuống nghe nhạc.
Sở Liêm đứng dậy, nhưng không quên mời tôi:
- Xuống luôn nhé Lăng?
Nhưng tôi đã từ chối ngay:
- Không tôi còn bận nhiều chuyện lắm.
Hai người đã bước ra khỏi phòng, cửa lại khép, chỉ còn mình tôi với bức rèm thưạ Bên ngoài những ánh sao khuya lấp lánh, khung cảnh buồn như một áng mâỵ
Người ngồi mơ với mộng.
Duyên kia ai ơ thờ.
Buồn nghe từng giọt đọng
Ngỡ ngàng trong cơn mơ
Thiên thu, sương sầu rơi
Nghe lang thang tơ trời
Ơ hờ như giấc mộng
Mấy mùa thương người ơị
Đêm qua nghe gió thổi
Đêm nay hoa rụng rơi
Mùa xuân nào có đợị
Ai nghe chăng đôi lờị
Viết xong bài thơ, tôi ném bút, nhìn bức rèm thở ra, tất cả như giấc mộng rã rời.
Vân Hoàn và tôi đã mua được guitar. Dù tôi không chịu chàng vẫn trả tiền và bảo đã lâu rồi Hoàn muốn được như thế. Cây đàn mua được một cách khó khăn, Hoàn đã thử rất lâu mới tìm được một cây vừa ý. Chàng đàn ngay tại chỗ một bản danh ca Huê Kỳ, tiếng đàn trong và dồn dập như suối chảy, như mưa sa, tôi mê mẩn, thế mà Hoàn vẫn lắc đầu chê:
- Cây đàn này chỉ xài tạm thôị Dù sao Lăng cũng mới học nên không cần đàn tốt lắm, bao giờ giỏi tôi sẽ mang đàn tôi đến cho, nghe tuyệt lắm.
Tôi ngây thơ.
- Sao tôi nghe tiếng đàn nào cũng giống nhau hết hà?
- Bao giờ Lăng rành, Lăng sẽ phân biệt được từng âm thanh của từng cây đàn Tây Ban Cầm một.
Tôi tò mò.
- Nhưng anh học đàn ở đâu thế?
Vân Hoàn cười không đáp.
Mua xong guitar, Hoàn đưa tôi đến một hiệu ăn ở đường Bắc Trung Sơn. Tôi không nhớ hiệu ăn đó tên gì, có điều cách bài trí bên trong thật lạ mắt. Tôi tưởng chừng như mình đang ở trên một chiếc tàu lưới cá và giây thừng giăng khắp nơị Những bó đuốc tạo cảnh thơ mộng. Tường lót bằng ván to bản có mắc cả neọ Hình ảnh thật hoang dạị Lúc chúng tôi bước vào, nhạc từ máy đang vẳng ra bản “Mưa rơi trên người em” càng khiến tôi lại vào cỏi giới xa lạ nàọ
- Không ngờ ở thành phố Đài Bắc mà cũng có một tiệm ăn thế nàỵ
Tôi nói, chàng cười nhẹ:
- Mới mở đấỵ
Có một người dáng dấp như quản lý bước đến bên Vân Hoàn, nói nhỏ mấy câu rồi bỏ đị Một lúc bồi bàn đến, có lẽ Hoàn là khách quen ở đâỵ
- Uống rượu nhé? Để mừng sự chiến thắng của Lăng?
- Chiến thắng của tôỉ
Tôi ngơ ngác. Hình bóng của Sở Liêm và Lục Bình lại hiện ra óc, tôi cảm thấy câu nói của chàng như lời châm biếm chua caỵ
- Không phải saỏ Lăng vừa khỏi phải thi lên Đại Học đấỷ
Đúng rồi! Tôi cười nhẹ. Hoàn nói nhỏ với bồi bàn mấy câu, rồi quay sang tôị
- Ở đây họ bán cơm tây, Lăng ăn được không?
Tôi gật đầu, chàng đưa menu ra hỏi:
- Ăn gì?
Tôi lựa món beefsteak tiêu đen trong khi chàng chọn món cá chiên sà lách. Khi bồi bàn bỏ đi, tôi hiếu kỳ với cách bài trí trong quán ăn nên cứ nhìn quanh. Hoàn hỏi:
- Thích không?
- Thích. Chắc anh thường đến đây lắm?
- Vâng.
Chàng cười, một lúc hạ giọng:
- Vì tôi là chủ quán ăn nàỵ
Tôi trố mắt, chàng hỏi:
- Ngạc nhiên lắm à?
Tôi vẫn chưa tin, Hoàn nhún vaị
- Đúng như điều Lăng ban nãy nói, tôi không phải là rồng hay phụng gì hết, tôi cũng chỉ là một thương gia tầm thường.
- Thật không ngờ.
Tôi lắp bắp:
- Thế mà tôi tưởng anh ở Âu Châu mới về chứ?
- Vâng.
Vân Hoàn đáp:
- Thật sự tôi vừa ở Âu Châu mới về, nhưng về là vì quán ăn này đâỵ Ở nước ngoài tôi cũng có mấy tiệm ăn. Một ở Rome và một ở San Franciscọ
- Hả?
Tôi trố mắt:
- Thế mà tôi không ngờ anh là chủ quán ăn.
- Điều đó đã đánh mất sự kính nể của Lăng với tôi, phải không?
Mắt chàng thật sắc, tôi không thể nói dối được nên thú nhận:
- Vâng, tôi cứ nghĩ anh là một nghệ sĩ hay một nhạc sĩ chứ?
Vân Hoàn cườị
- Thế ông nghệ sĩ hay nhạc sĩ thì cao quý hơn một chủ quán ăn sao Lăng?
- Tôị..
Tôi ấp úng:
- Tôi cũng không biết.
- Lăng lầm rồị
Hoàn tựa người vào thành ghế, nhả khói:
- Bao giờ Lăng lớn hơn một chút, Lăng sẽ thấy rằng giá trị của một nghệ sĩ và một thương gia chẳng khác nhau đâụ Một họa sĩ lúc bán tranh thì cũng chỉ là một thương gia thôị Con người cao quý hay không, không phải ở nghề nghiệp mà là ở trên phương diện tư tưởng và tình cảm.
Tôi ngỡ ngàng nhìn Hoàn, chàng vẫn ngắm tôi với nụ cười trên môị
- Rượu mang tới rồi kìạ
Bồi bàn đẩy xe ăn lại, giống như những hình ảnh trong xi nê, một thùng đá lớn trong có vùi chai rượu đẹp. Hai chiếc ly cao cẳng để trước mặt chúng tôị Bồi kéo chai rượu rạ Một tiếng nổ lớn với miệng chai sùi bọt, tôi ngạc nhiên.
- Cái gì thế? Champagne à?
- Vâng.
Chàng vẫn cười:
- Để mừng sự tự do của Lăng.
- Nhưng tôi chưa hề uống rượu bao giờ.
- Không sao đâụ
Hoàn nói:
- Nó nhẹ lắm, như nước ngọt thôi, không say đâụ
Chàng nâng ly lên:
- Xin mừng cho Lăng.
- Mừng cái gì chứ? Anh đừng quên tôi là con bé bất đắc chí nhé.
Tôi nói, chàng nhìn tôi thật lâụ
- Người ta nếu chẳng bất đắc chí thì làm sao biết được đắc chí là gì? Ở trên đời này cái gì cũng là giả tạo, chỉ có niềm vui mới đích thật, vì vậy tôi mong rằng Lăng sẽ vui sướng luôn.
- Kể cả tiền bạc cũng là giả?
- Vâng, chỉ bao giờ tiền bạc mang lại được niềm vui thì nó mới có giá trị.
- Thế tiền của anh có mang lại được điều đó không?
- Có lúc có.
- Chẳng hạn.
- Như bây giờ.
Lời của Hoàn làm tôi khó chịu, chàng vội nóị
- Đừng hiểu lầm ý tôi Lăng ạ. Tôi chỉ muốn nói nhờ nó tôi tìm được chỗ yên tĩnh, nhấp tí rượu mà không bị ai quấy rầy thế thôị
Tôi không hiểu chàng nói gì. Nét nhăn vẫn hằn trên trán, chàng cười nóị
- Đừng nghĩ gì mệt óc, bao giờ Lăng lớn lên Lăng sẽ hiểu, còn bây giờ ta uống rượu nhé?
Tôi nâng ly hớp một hớp nhỏ, rượu có vẻ chua khiến tôi nhăn mặt.
- Tôi thấy rượu không ngon tí nào cả.
Tôi nói, chàng đặt ly xuống, lấy thuốc ra mồị
- Tại chưa quen đấy thôi, bao giờ quen Lăng sẽ thấy thích ngaỵ
- Anh vừa uống rượu vừa hút thuốc à?
- Vâng.
Vân Hoàn chớp mắt:
- Tôi nhiều tật xấu lắm.
- Thế bà nhà chịu được saỏ
Vân Hoàn có vẻ xúc động:
- Ai nói chuyện vợ tôi với cô?
- Không ai cả.
- Thế tại sao cô biết tôi có vợ?
- Với một người đàn ông ba mươi tám tuổi như ông, có sự nghiệp, có tiền thì bao giờ chẳng là trung tâm điểm cho phụ nữ vây quanh, tôi không tin là ông chưa có vợ.
Vân Hoàn yên lặng nhìn tôi, chàng yên lặng thật lâu, khói thuốc tỏa mờ khuôn mặt. Tôi không biết phải nói gì nên cứ ngồi hớp rượụ
Một lúc lâu, chàng mới dụi tắt thuốc và vui vẻ trở lạị
- Trời ơi, champagne chớ đâu phải nước lạnh mà uống nhiều thế, coi chừng say à.
- Thế tại sao ban nãy anh bảo không saỷ
Tôi hỏi, chàng nhăn mặt.
- Tôi đâu ngờ Lăng lại uống thế này, thôi để tôi gọi bồi mang lại chai coca tốt hơn.
- Không cần, chỉ cần anh nói chuyện nhiều một chút tôi sẽ ít uống ngaỵ
- Nói gì chứ?
Chàng có vẻ khó chịụ
- Cô muốn khơi lại vết thương của tôi hay saỏ
- Đó là vết thương à?
Tôi ngỡ ngàn.
- Thế mà tôi không biết.
Vân Hoàn hớp một hớp rượu, hỏị
- Cô biết thuở xưa tôi học ngành gì không?
- Không biết.
- Tôi học kiến trúc ở trường đại học Thành Công.
Chàng chậm rãi kể.
- Sau khi ra trường tôi sang Mỹ, học về trang trí và bốn năm sau tôi đã nỗi danh tại đấỵ
Vân Hoàn ngưng lại, nhìn quanh.
- Tiệm ăn này là chính tôi trang trí, cô thấy thế nàỏ
Hớp rượu trong miệng khiến tôi không trả lời được, Vân Hoàn cười xoay xoay chiếc ly trong taỵ
- Lúc ở Mỹ tôi chuyên môn trang trí cho những gian hàng, quán ăn, café tervạ Với nghề này tôi kiếm được số tiền lớn nhưng cũng chẳng nhiều lắm, rồi một hôm, đột nhiên tôi nãy ý mua cổ phiếụ Tôi đã đánh bạo mua mười ngàn cổ phần của một công ty dầu hỏa, đang tìm mỏ dầu trong một sa mạc, số cổ phần đó gần như vô giá trị trong năm đầụ Tôi thất vọng vì công ty trên không tìm ra được dầu lửa nên trở về với nghề trang trí xưa và hầu như quên lãng chuyện cũ. Cho đến một hôm, đột nhiên hãng dầu báo tin đã tìm được dầụ Cổ phần của tôi lên giá gấp mấy mươi lần, và tôi chợt thấy mình trở thành triệu phú.
Vân Hoàn ngưng lại một chút, hỏi:
- Lăng có nghe qua những chuyện như thế bao giờ chưả
Tôi lắc đầụ
- Chưạ
- Đó là những chuyện gần như truyền kỳ chỉ có ở Mỹ.
Vân Hoàn nhấp tí rượụ
- Đúng như điều Lăng nói, người trẻ tuổi giàu có và độc thân dễ bị hôn nhân quyến rủ, chỉ ba tháng sau là tôi cưới vợ.
Tôi hớp một hớp rượụ
- Thế bây giờ bà ấy ở đâủ Mỹ hay Âu Châủ
Vân Hoàn nhìn tôị
- Tôi cũng không biết.
- Sao vậỵ
Tôi ngạc nhiên, chàng tiếp tục.
- Cô ta đẹp lắm. Đẹp đến độ bất cứ người đàn ông nào trông thấy cũng phải si mê. Người Mỹ.
- Vợ anh người Mỹ?
- Vâng, một người đẹp tây phương, kích thước đúng tiêu chuẩn Hollywood! Có một bận tôi tưởng là mình đã đến thiên đàng. Hạnh phúc là một cái gì thần tiên, nhưng rồi chỉ mấy tháng sau, mộng tôi vỡ, tôi bắt đầu khám phá ra người vợ của tôi chỉ có một thân xác hấp dẫn, còn ngoài ra chẳng có gì cả. Nói chuyện với nàng, chẳng bao giờ cảm thông được. Cuộc hôn nhân trở thành địa ngục và hai năm sau, cho nàng một số tiền lớn, chúng tôi ly dị nhaụ
Người hầu bàn đã mang súp, beefsteak và cá của chàng rạ Tôi trải khăn, cầm dao và nỉa lên nhìn chàng.
- Ăn đi! Không ăn tí nữa lạnh mất ngon.
Vân Hoàn bảo, tôi vừa cắt thịt vừa hỏi tiếp.
- Rồi sau đó?
- Sau đó à?
Chàng ngẫm nghĩ một chút nóị
- Có một bận tôi gần như sa lầy, tất cả trở thành vô nghĩa hết với tôị Tôi có tiền, có sự nghiệp, nhưng không biết mình sống để làm gì và ...Tôi qua Âu Châụ
Hoàn cắn một miếng cái, tiếp:
- Nãy giờ tôi quên cho Lăng biết là ngay từ lúc còn ở đại học, tôi đã mê guitar như chết. Sang đến Mỹ tôi nhảy vô ban hợp ca nhưng không vì thế mà bỏ guitar và sau đó thời gian ở Âu Châu, nổi buồn khiến tôi khuây khỏa bằng cách đăng tên vô một băng nhạc ở phòng trà làm tay đàn guitar duy nhất. Lăng tin không chứ?
Tôi mở to mắt nhìn chàng, nóị
- Tôi bắt đầu cảm thấy, bất cứ một huyền thoại nào cũng có thể có với anh hết.
Vân Hoàn cười và tiếp tục ăn, tôi tò mò.
- Thế anh đàn được bao lâủ
- Suốt thời gian du lịch ở Âu Châu, đến đâu tôi cũng đàn cho hộp đêm hết, và chính nhờ thế mà tôi cảm thấy thích mở tiệm ăn ...
- Và anh bắt đầu kinh doanh nghề mớỉ Tiền bạc kiếm được khá nhiều nên anh mới trở về nước đầu tư?
- Vâng. Hoàn nhìn tôi cườị
- Sao ăn ít thết, không ngon à?
Tôi bối rốị
- Dạ không phải, chỉ tại đây là lần đầu tiên tôi ăn món beefsteak ướp tiêu, tưởng món ăn Tây Phương nhạt nhẻo, đâu ngờ nó lại cay thế nàỵ
- Để gọi món khác cho Lăng nhé?
- Không cần.
Tôi hớp một hớp rượụ
- Bây giờ tôi đã thấy choáng váng, chắc ăn chẳng được nữa đâụ Champagne này hơn nước ngọt nhiều, tôi bắt đầu thấy thích rồi đấỵ
- Lăng uống nhiều quá.
Vân Hoàn lo lắng.
- Lăng say rồi đấỵ
Tôi lắc đầu giữ chặt lấy lỵ
- Không có đâu, anh cứ kể tiếp chuyện của anh đị
- Phần sau Lăng biết hết rồi còn gì nữa đâu mà kể.
- Không, tôi không tin.
Tôi phản đối, thế là chàng tiếp tục kể, những chuyện vui buồn ở Âu Châu, gái Tây phương thế nào, những cuộc gặp gỡ kỳ lạ ...Tôi yên lặng nghe, yên lặng hớp rượụ Đầu tôi càng lúc càng nặng, mắt không còn tỏ nữa, tôi chỉ nhớ rằng lúc ấy tôi đã cười thật to, cười như dại, nhưng chẳng biết vì sao lại cười như vậỵ Mãi đến khuya, Hoàn mới đưa tôi ra khỏi tiệm ăn, đẩy tôi lên xẹ Tôi dật dờ không biết gì cả, lải nhải đọc thơ đủ loại, lúc xe ngừng lại trước nhà tôi còn đọc cả bài “Cơn mộng xa” của tôị
“Người ngồi mơ với mộng
Duyên kia ai ơ thờ
Buồn nghe từng giọt đọng
Ngỡ ngàng trong cơn mơ
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...”
Tôi bị đẩy xuống xe, rồi kéo vào phòng khách, thế mà tôi vẫn cười, vẫn tiếp tục ngâm thơ. Sở Liêm chưa về, vẫn còn ngồi trên ghế. Mẹ trông thấy tôi bước vào đã hét.
- Trời ơi, Lăng! Mày lại làm trò gì thế?
Hình như tôi tỉnh được rượu phần nàọ Tôi nghe tiếng Vân Hoàn hối tiếc xin lỗị
- Thật tôi không ngờ cô ấy lại uống nhiều thế ...
- Uống rượu à?
Mẹ hét.
- Cậu Hoàn, cậu biết con gái tôi bao nhiêu tuổi không? Nó đâu phải như mấy cô gái bạn cậu được.
Tôi lắc lư đứng thẳng ngườị Thấy Sở Liêm đứng đấy, khuôn mặt tái mét. Tôi nhìn chàng khiêu khích.
- Ồ anh Liêm, ông hoàng tư? Nhái, công chúa của hoàng tử đâu rồỉ
Tôi đảo mắt tìm, Lục Bình ngồi gần đấy với khuôn mặt bất mản. Tôi sờ lên mặt mình, lè nhè.
- Ồ, tôi đâu có mọc thêm con mắt hay mũi gì đâu mà chị nhìn tôi lạ vậy chị Bình?
Tiếng chị Bình rú nhỏ.
- Trời ơi, nó điên rồị
Vâng, tôi điên rồị Làm người mấy khi gặp dịp để điên, dại gì mà không điên? Tôi lắc lư tiến về phía Sở Liêm, nói to:
- Anh Liêm, chắc anh không ngờ rằng, một đứa con nít như tôi đã sống được một buổi tối tuyệt vời như hôm nay, phải không? Tôi mới quen một anh chàng thật kỳ lạ, hắn có thể biến ra hàng trăm hoàng tử khác nhau, anh tin không?
Đại khái tôi đã nói được như thế, rồi ngã phịch xuống ghế và chẳng còn biết gì nữa.
Chị có tin rằng con người có thể thay đổi hoàn toàn trong một ngày không? Đời sống từ tâm tối một hôm đã trở thành sáng lạn. Tiếng cười và hy vọng tràn ngập tim yêụ Tóm lại bây giờ tôi đã trở thành một người vui tươi, sung sướng, mang tiếng cười rải đầy căn nhà trầm lặng. Tiếng cười như đánh thức tất cả mọi người, mùa đông bị đẩy ra cửa từ lâu, và ngoại trừ Sở Liêm chẳng còn ai biết được tại sao lại thay đổi nhanh thế.
Có một lần cha nhìn tôi cười bảo:
- Nếu biết chuyện không thi đại học có thể làm con vui thế này, thì lần trước cha đã khuyên con đừng thị
Thi đại học à? Chuyện đó nhắc lại như một quá khứ xa vờị
Vân Hoàn bắt đầu dạy tôi đàn. Nhưng khi ôm đàn trong tay, tim tôi lại bay bổng đâu đâụ Anh chàng phải bực mình.
- Tử Lăng, Lăng có còn giữ ý định học đàn nữa không?
- Có chứ.
Tôi nhìn Hoàn cười nói:
- Tôi thề là lúc nào cũng muốn học.
Vân Hoàn nghĩ ngợi một chút, hỏi:
- Thế Lăng cho biết, lúc gần đây chuyện gì đã xảy rả
Tôi nóng mặt.
- Đâu có.
- Không có à?
Vân Hoàn có vẻ buồn.
- Lăng giấu ai chớ giấu tôi không được đâụ Nhìn mắt Lăng đột nhiên sáng, môi tự nhiên hồng, thích cười, thích nói líu lo; là tôi biết Lăng không còn là đứa con gái bất đắc chí rồị
- Vâng, tôi không còn bất đắc chí nữạ
- Vậy thì Lăng đã trở thành đắc chí rồi à?
Tôi cười lớn ôm lấy guitar, giục:
- Thôi dạy tôi đàn đi, đừng nói nhây mãị
- Hỏi thế là hỏi nhây à?
Vân Hoàn nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Có thể cho tôi biết chuyện bí mật đó được không?
Tôi đỏ mặt cúi xuống, kéo nhẹ từng sợ giây đàn không đáp. Chàng tựa người vào ghế lấy thuốc ra đốt; dưới những ngụm khói tỏa khuôn mặt Vân Hoàn trở nên nhạt nhòa, nhưng đôi mắt vẫn sáng, vẫn đủ nhìn sâu vào tận cùng trái tim tôị Tôi lặng lẽ nhìn chàng, lặng lẽ đàn.
- Lăng có còn nhớ bài thơ “Cơn mộng xa” của Lăng không?
- Nhớ chớ.
Tôi đáp nhanh và đỏ mặt khi nhớ tới chuyện say rượu hôm nàọ
- Tôi đã phổ thành nhạc rồị
- Thế à?
Tôi ngạc nhiên.
- Đâu đàn cho tôi nghe xem.
Vân Hoàn dụi tắt thuốc.
- Đưa đàn cho tôị
Chàng bảọ
Sau khi dạo nhẹ những đoản khúc để thử lại giây đàn, Vân Hoàn bắt đầụ Một bản nhạc có âm điệu trầm và hơi hướng dân ca Tây Phương dễ thương. Sau khi đàn qua một lần, chàng bắt đầu hát.
“Người ngồi mơ với mộng
Duyên kia ai ơ hờ
Buồn nghe từng giọt đọng
Ngỡ ngàng trong giấc mơ.
Thiên thu sương sầu rơi
Nghe lang thang tơ trời
Ơ nờ như cơn mộng
Mấy mùa thương người ơị
Đêm qua nghe gió thổi
Đêm nay hoa rụng rơi
Mùa xuân nào có đợi
Ai nghe chăng đôi lờị..
Vân Hoàn vừa hát vừa nhìn tôị Những ngón tay điêu luyện của chàng quyện thành một bản nhạc đẹp, những giòng nước róc rách bên đá, những giọt mưa rơi trên hiên, một nỗi buồn thoáng qua xa dần. Lần đầu tiên tôi khám phá thấy, ngoài tiếng đàn điêu luyện, Hoàn còn có cả giọng ca thật trử tình. Tôi chống tay lên cầm, ngồi nghe mê mẩn. Mãi đến lúc Hoàn buông đàn:
- Sao Lăng thấy thế nàỏ
Tôi mới bàng hoàng chợt tỉnh.
- Tôi không ngờ anh nhớ được nguyên bài thơ.
Vân Hoàn đốt thêm điếu thuốc.
- Trí nhớ con người kỳ cục lắm, không nói được. Tôi đoán có lẽ Lăng đã tìm được người “Nghe chăng đôi lời” rồi phải không?
Tôi giật mình.
- Làm sao anh biết được?
Vân Hoàn nhả khóị
- Như vậy là Lăng đã thú nhận rồi phải không? Hắn là aỉ Sở Liêm à?
Tôi cắn nhẹ môị
- Anh thật là kỳ cục, cái gì cũng biết cả.
Vân Hoàn yên lặng tiếp tục nhả khói, những vòng khói tròn bay cao tan biến. Hình như chàng đang nghĩ ngợi gì. Một lúc thật lâu, chàng mới lên tiếng.
- Đã công khai chưa hay vẫn còn trong vòng bí mật?
Tôi nhìn Hoàn.
- Còn bí mật, anh đừng tiết lộ cho ai biết nhé.
- Tại sao phải giữ bí mật?
- Cái gì anh cũng biết hết mà còn phải hỏị
Chàng chớp mắt.
- Có phải vì Lục Bình không?
Tôi thở dài nhìn khói thuốc tỏa dàị Đóm lửa đỏ nhưng khói lại xanh.
- Tử Lăng. Tử Lăng có biết rằng Lăng đang đùa với ái tình không?
Tôi bối rốị
- Anh ...Anh cũng thấy chị Bình yêu anh Liêm nữa saỏ
Hoàn nhìn tôi rồi quay lại điếu thuốc.
- Chuyện hai chị em ruột cùng yêu một người trên đời này không phải không có, nói chi là mấy người biết nhau từ lúc nhỏ.
Tôi bứt rứt.
- Tôi sợ nhất là chuyện đó xảy ra thật. Tại sao chị Bình chẳng yêu anh Đào Kiếm Bả Anh Ba cũng tài cũng giỏi có thua gì anh Liêm đâủ
- Thế tại sao Lăng không yêu người khác đị
Hoàn hỏi, chàng dụi tắt điếu thuốc.
- Thôi hôn nay Lăng không muốn học thì để hôm khác vậỵ
Chàng đứng lên.
- Dù sao thì tôi cũng mừng cho Lăng và mong Lăng sẽ gặp nhiều hạnh phúc.
Nhưng tôi vẫn lo lắng.
- Anh giữ dùm bí mật nhé!
- Được rồi, tôi cũng không phải mấy ông xướng ngôn viên của đài phát thanh đâu mà Lăng sợ.
Vân Hoàn cười nói, chàng bước ra cửa vẫn còn quay lại thêm một câu:
- Dù sao thì Sở Liêm cũng có diểm phúc lắm đấy Lăng ạ.
Tôi không biết điều Hoàn nói có đúng không, có điều, những lúc chúng tôi gần nhau là niềm vui tràn ngập. Những lần hẹn hò đó, vì chị Bình, chúng tôi không bao giờ gặp nhau ở nhà. Mùa đông lạnh giá vẫn là những ngọn đồi xa thành phố, Liêm chở tôi trên xe gắn máy lướt nhanh trên đường vắng ngoại ô. Những cuộc chơi cút bắt, đi trốn đi tìm, những buổi picnic đầy tiếng cười đùa hạnh phúc. Việc lén lút đó nhiều lúc khiến Liêm bực mình, chàng nói:
- Lăng, tại sao ta không công khai cho mọi người biết là anh yêu em? Anh muốn nói lớn cho cả thế giới biết điều đó.
Tôi cười khi đang đứng giữa đồi caọ
- Thì bây giờ anh cứ hét to đi!
Chàng đứng giữa núi hoang, đưa tay làm loa, hét to như tên điên.
- Anh yêu em! Anh yêu Lăng! Anh yêu Lăng!
Tôi cảm động chạy đến ôm chàng.
- Anh làm giống người điên quá!
- Được vì em mà điên anh sẵn sàng!
Liêm nói, chàng hôn tôi như mưa bấc.
Tình yêu đẹp như thế đấy, vừa nồng nàn, vừa cuồng điên. Tôi cứ nghĩ như thế.
Trong những đêm đồng, chúng tôi thường tựa nhau đi hết những con phố Đài Bắc có mưa mù. Áo tơi cùng che, tay trong tay, những ngọn đèn sáng chói đủ màu trong đêm tối, những con đường ngẹt cả xẹ Chúng tôi hối tiếc những thời gian bị bỏ quên, nhắc lại dĩ vãng nhỏ bé vàng son và tôi cứ hỏi mãi chàng.
- Anh yêu em từ bao giờ, nói cho em nghe đị
Chàng sẽ cười ngại ngùng:
- Lâu, lâu lắm rồị
- Lâu là bao lâu chứ?
- Khi em hãy còn bé, còn hai chiếc bính thả sau vai, còn cùng anh bắn bị..Và cả lúc em phụng phịu nói “Nếu anh không chơi với em, em sẽ khóc cho xem”. Em khó chịu như thế đó, lì lợm, ưa vòi vĩnh một cách bực mình, nhưng không hiểu sao anh vẫn yêu em và ngay từ lúc mới lớn anh cũng đã nghĩ rằng đời anh rồi không thể vắng em được.
- Nhưng chị Bình đẹp hơn em phải không anh?
Tôi hỏị Chàng nhíu mày nhìn con đường đẫm nước.
- Lục Bình à? Có lẽ, Lúc Bình đẹp lại ngoan, nhưng cái đẹp toàn bích quá thường khiến cho người mến nhưng khó thân được. Em còn nhớ lúc mình còn nhỏ không? Mỗi lần đùa chung là lúc nào anh cũng sợ làm rách áo Bình trong khi anh không sợ cùng em vật lộn trong đất. Bình giống như bức tượng pha lê quí giá chỉ để ngắm hơn là ôm ấp.
- Nhưng anh vẫn thấy chị ấy đẹp?
Một chút hờn ghen lướt qua tim tôi, nhưng chàng vẫn thật thà.
- Đúng, anh công nhận điều đó.
Tôi khó chịụ
- Anh khen chị ấy đẹp, biết đâu từ trong tiềm thức người anh yêu là chị ấy chứ đâu phải em, chẳng qua vì chị Bình quá toàn bích, anh sợ tán không nỗi nên quay sang con nhỏ xấu xí nàỵ
- Đừng nói điên! Em sao vô lý quá!
Sở Liêm châu mày, chàng xiết tôi đau muốn ngất.
- Ai biểu anh khen chị Bình đẹp làm chỉ
- Thế anh bảo nụ cười của Monalisa đẹp, rồi anh cũng yêu Monalisa luôn saỏ
- Nhưng Monalisa ở trong bức họa, còn chị Bình là người bằng xương bằng thịt.
- Anh thấy cả hai cũng giống nhau thôị
- Em không tin.
Sở Liêm nhìn thẳng vào mắt tôị
- Nếu anh yêu Bình, thì tại sao anh còn yêu em làm gì?
Tôi trề môi:
- Chuyện đó làm sao em biết được? Nếu anh không yêu chị Bình, tại sao ai cũng nghĩ là anh đang săn đuổi chị ấy, chính ba mẹ em và cả chị bình cũng ngở như vậỷ
Liêm đứng yên thật lâu, tôi không dám nhìn vào mắt chàng.
- Thôi đi!
Liêm cộc cằn nắm lấy tay tôi lôi đị Tôi vùng vẫỵ
- Đi đâu chứ?
- Đến tìm ba mẹ và chị Bình em rồi sau đó về cha mẹ anh, nói cho ra lẽ, chứ không thể để tình trạng mập mờ này kéo dài nữạ
Tôi giật tay lạị
- Không, em không đi đâu hết, làm thế chị Bình buồn.
- Nhưng sớm muộn gì cũng phải nói rõ sự thật.
- Em không đị
- Tử Lăng.
Liêm khó chịu nói:
- Đây không phải là chuyện anh yêu hay không yêu Bình nữa, mà là niềm tin của em. Em không tin chuyện anh yêu em là sự thật cứ cãi bướng là anh yêu chị em. Còn cách nào để anh chứng minh sự thật đó bây giờ? Em muốn chúng mình yêu nhau, mà cứ giấu không để ai biết rồi tối ngày cứ ghen với hờn, em thấy chuyện em làm vô lý không chứ?
Tôi cứng họng, nhưng vẫn không chịu thua một cách dễ dàng, nên vẫn vờ hờn dỗị Thái độ tôi khiến chàng nổi nóng, hét tọ
- Tôi xin thề tôi chỉ yêu có Lăng thôi chứ chẳng yêu Lục Bình nào cả.
Tôi hoảng hốt.
- Trời ơi, anh điên à, giữa đường rộng anh hét như thế không sợ người ta nhìn saỏ
- Thế em vẫn còn chưa tin, anh phải đi khắp thế giới hét to như thế mới được.
Tôi xua taỵ
- Thôi được rồi, em tin, em tin.
- Thật không?
Chàng làm tới, tôi phải trừng mắt.
- Anh điên rồi à?
- Người hiểu anh sẽ không cho là anh điên, họ sẽ thông cảm anh.
- Anh nói thế là thế nàỏ
- Em thử nghĩ coi, mình yêu người ta mà không được yêu một cách quang minh chính đại, phải lén lén lút lút, thế mà không được cảm thông, còn ghen tới ghen lui nữa có khổ không?
Mắt tôi chợt ướt.
- Ồ, anh Liêm, anh không hiểu cho em, em dễ hờn dễ giận, buồn khổ chỉ vì ...vì em yêu anh quá!
Liêm ôm chặt tôi vào lòng, chàng nói nhỏ:
- Trong đời, chưa bao giờ anh xúc động như bây giờ. Vậy thì em Lăng, chúng ta từ đây trở đi đừng bao giờ để hai chữ Lục Bình làm cãi vả nữa nhé!
Tôi gật đầu sung sướng, chúng tôi kề vai nhau tiếp tục bách bộ trong mưa mù, mặc cho gió, cho những hạt nước lạnh giá đập vào mặt, nhưng lòng chúng tôi không lạnh, chân chúng tôi chẳng mỏị
Rồi mùa xuân đến, Đào Kiếm Ba gần như ngày nào cũng đến nhà chúng tôị Lúc thì hoa hồng, thơ hoặc có khi anh chàng còn đàn cho chị Bình nghe nữạ Ba trút hết bao nhiêu tài ba để chinh phục chị Bình. Kết quả thế nào chúng tôi không biết. Vì chị Bình lúc nào cũng nhỏ nhẹ hòa nhã với tất cả mọi ngườị Ngay cả với Liêm cũng thế, không biết hữu tình hay vô ý, thỉnh thoảng đến ngồi cạnh chàng thật lâu, giờ tan sở gọi điện thoại nhờ Liêm đưa về ...Nhiều lúc băn khoăn, tôi không hiểu Bình chọn aỉ Ngay chính mẹ cũng không biết ai sẽ làm rễ nhà mình. Có lần tôi tình cờ nghe mẹ nói với cha:
- Em thấy Sở Liêm và Đào Kiếm Ba đều có vẻ yêu con Bình cả. Về con Bình, lúc đầu em tưởng nó yêu Liêm, nhưng bây giờ em thấy khác, hình như thằng Ba cũng được nó để ý. Tính con Bình thật khó dò quá, em không hiểu rồi đứa nào sẽ được nó chọn.
Có tiếng cha nói:
- Bọn trẻ bây giờ nó có nhận xét riêng của chúng, em đừng bận tâm nhiều phí công. Gia đình họ Đào với họ Sở đều không phải nơi xa lạ, con cái họ cũng khá, Lục Bình nó muốn chọn ai, anh cũng không phản đối hết.
Mẹ yên lặng một chút nói:
- Em cũng biết cả hai đứa cùng tốt, nhưng em thích thằng Liêm hơn. Thằng Ba có vẻ thô lỗ một chút, sợ không xứng với con Bình!
- Em đừng có ý niệm coi cao con mình quá như vậỵ Tụi nó còn trẻ, hãy để tình cảm chúng tự nhiên phát triển.
- Còn trẻ à?
Mẹ châu màỵ
- Qua mùa xuân này là con Bình đã hai mươi ba, cũng lớn quá rồi! Thằng Liêm không biết nó tính sao mà mãi bây giờ không nghõ ý, ra trường mấy năm rồi lại không xuất ngoại, không phải là chờ con Bình thì chờ aỉ Nếu bây giờ hai đứa đính rồi cùng xuất ngoại thì hay biết baọ
Nghe mẹ nói tôi càng lo lắng. Việc không xuất ngoại của anh Liêm là để chờ chị Bình chăng?
Có tiếng hỏi của cha:
- Biết đâu thằng Liêm chẳng có ý xuất ngoạỉ
- Sao lại không được?
Mẹ lớn tiếng:
- Ít ra nó phải nghĩ đến tương lai nó chứ. Con Bình của chúng ta phải có chồng tiến sĩ trở lên mới hợp.
- Bà đừng tưởng tiến sĩ là ngon, có ngày rồi ở ngoại quốc chở về cả xe đấỵ Vả lại tình hình kinh tế của nước Mỹ bây giờ đâu có khá, đưa con qua bên đó khổ thân. Mảnh bằng tiến sĩ trị giá mấy xủ Bà chẳng nghĩ xa tí nào cả.
Mẹ tôi vẫn bướng.
- Dù thế nào đi nữa con Bình cũng phải xuất ngoại du học, nếu thằng Liêm chẳng biết tiến thân, thì rút lui trước đị
Cha hỏi:
- Tại sao em biết con Bình thích du học chứ?
- Có gì lạ đâu, con Bình học giỏi như thế thì nhất định phải xuất ngoại, ông đừng đánh giá thấp nó, biết đâu có ngày nó chẳng được giải Nobel?
- Thế à?
Cha yên lặng một chút.
- Có điều đàn bà không thể vừa tạo sự nghiệp vừa chăm sóc gia đình được, không biết con Bình sẽ chọn cái nào trong hai thứ.
- Nó sẽ có đủ cả haị
Mẹ cả quyết.
- Thế nào đi nữa tôi cũng phải gặp thằng Liêm, hỏi cho ra lẽ ý nó.
Cha tôi thấp giọng.
- Tốt nhất là bà đừng hỏị Thằng Liêm chứ chẳng phải đứa nào khác. Nó hiểu biết và chọn lựa, bà chen vào coi chừng hư cả việc đấỵ
- Nhưng em không thể để con Bình mất cả thời giờ. Hôm trước chị Tâm Di cũng có bàn với em, muốn chúng lấy nhau và đám hỏi sẽ cử hành trong mùa xuân này để mùa hạ cả hai xuất ngoạị Em muốn chuyện phải giải quyết nhanh, bằng không thằng Ba nó chen vào thì hư việc.
Tâm Di là tên của bác gái đằng gia đình họ Sở. Nghe mẹ nói tôi càng buồn. Thế này thì mẹ chàng cũng đã có ý kết hợp chàng với chị Bình. Buồn bả trở về phòng riêng, tôi tựa người vào ghế, lắng nghe tiếng mưa tí tách trên khung cửạ Cành mai ngoài sân đã trổ lộc, những đám hoa Đỗ Quyên đỏ rộ trên cành. Không ngờ mùa xuân lại đến nhanh thế. Nhà chàng mong làm lể hỏi cho chàng trong mùa xuân. Nhưng bây giờ mùa xuân đã tới rồi!
“Chuyện không thể để kéo dài được.” Mẹ nóị Đúng vậy, tôi bước tới bên giường, lấy đàn khảy nhẹ bản “Cơn mộng xa”. Không hiểu bà chị xinh đẹp của tôi có những cơn mộng giống tôi không? Người đàn ông lý tưởng của chị là aỉ Có phải là người tôi hằng yêu mến?
Đầu tôi căng thẳng. Một ngày thật chậm trôi quạ Tôi ăn không biết ngon, ngồi không yên, hết chạy lên lầu lại xuống lầu, ôm guitar đàn không thành tiếng, nghe dĩa hát cũng không tròn bản. Chiều đến, Sở Liêm có điện thoại cho tôi, chàng chỉ vắng tắt cho biết là đã hẹn với Lục Bình, sau giờ tan sở sẽ ra ngoại ô “dạo mát”, nhưng chàng không quên bảo tôi “yên tâm” như ngày quạ
Bà chị đáng thương của tôi khi nhận được lời mời đi dạo của Sở Liêm đã nghĩ saỏ Có dệt mộng không hay đã nghĩ được sự thật? Tối nay thấy mặt chị Bình tôi sẽ nói saỏ Lòng tôi thật rốị
Mấy trăm lần trước tới máy nói, mấy trăm lần định bảo Sở Liêm đừng nói gì. Nhưng tôi lại không đủ can đảm nhắc máy lên, Sở Liêm đúng, phải hạ đao cho nhanh, chuyện sớm muộn gì cũng phải công khaị Tôi phải tin chàng ...Nhưng không hiểu sao tim tôi vẫn đập nhanh, sự lo sợ cứ mãi ám ảnh.
Khoảng ba giờ chiều, chú Châu và anh Hoàn đến, lúc gần đây họ là khách thường xuyên của nhà tôị Sau mùa đông với Vân Hoàn kèm đàn, tôi đã bắt đầu miễn cưởng đi được hết bản nhạc, đó là vì lơ đãng, chớ bằng không tôi đã đàn thành thạọ Thấy tôi ôm guitar vo tròn trong ghế, Hoàn bước tới nhận xét.
- Chẳng ai trông thấy cô ngồi mà tin là cô đang đàn bao giờ.
Tôi ngẩng đầu lên, miển cưởng cườị
- Chính tôi cũng thế.
Cha và chú Châu sau khi bàn xong công việc, đã cùng nhau kéo vào thư phòng tính toán sổ sách, phòng khách chỉ còn lại Vân Hoàn và tôị Chàng ngồi xuống trước mặt, đốt thuốc.
- Lăng đàn cho tôi nghe một bản xem.
Tôi miển cưởng ngồi ngay lại, đàn bản “Cơn mộng xa”. Hoàn rất chịu khó lắng nghẹ Khói tỏa mờ nhạt. Hết bản, tôi lại bắt đầu đàn lại, càng đàn càng khá vì tôi đã lấy được bình thản. Nhưng không hiểu sao khi bắt đầu đến đoạn “Xuân đã qua đi chỉ còn lại giấc mộng” thì giây đàn đột ngột “Bang!”. Một sợi đứt haị Mặt tôi tái hẳn. Từ nào đến giờ tôi chẳng hề tin dị đoan, nhưng không hiểu sao hôm naỵ..hôm naỵ..Trời ơi, sao chuyện gì cũng xảy ra trong ngày hôm nay cả vậỷ
Quý Vân Hoàn có vẻ kinh ngạc.
- Tử Lăng, làm sao thế? Làm gì mà mặt mày tái mét vậỷ Đàn đứt giây là chuyện thường mà?
Tôi mở to mắt nhìn chàng. Anh biết gì? Anh biết gì không? Tôi xông về phía máy nói, Vân Hoàn bước theo đặt tay lên vai tôị
- Chuyện gì thế Lăng? Lăng đang lo chuyện gì?
Tôi buông tay xuống, không thể điện thoại cho Liêm được, phải tin chàng ...phải tin chàng. Tôi lùi trở về ghế ôm guitar lên.
- Không hiểu sao hôm nay tôi thấy khó chịu trong người quá. Anh Hoàn, người ta lớn lên chi vậy hở anh?
Vân Hoàn dụi tắt tàn thuốc, chàng bước tới đỡ chiếc guitar trên tay tôị
- Đã làm người thì ai cũng phải lớn và khi lớn lên là có nhiệm vụ phải đối đầu với tất cả những cái gì trong đời: Buồn phiền, trách nhiệm, nỗi đau khổ, hay sung sướng, biết cảm xúc với bất cứ một hoàn cảnh nàọ Tất cả những cái đó gần như người nào rồi cũng phải đi qua hết, chứ không phải thượng đế hà khắc riêng một mình Lăng đâụ
Tôi đưa mắt nhìn chàng tiếp nhận nụ cườị
- Sao Lăng? Lâu lắm rồi tôi không thấy Lăng buồn nữa, chỉ có hôm naỵ Nhưng Lăng nên nhớ rằng trên đời không có gì quan trọng đến độ phải sầu khổ như vậy, có buồn chỉ nên buồn một chút thôị Bây giờ lên lầu lấy giây khác xuống tôi thay chọ
- Anh cũng biết thay giây à?
Tôi hỏi một câu thật lãng. Vân Hoàn đã từng xách đàn đi khắp Âu Châu, không lẽ chỉ có một chút giây đàn mà cũng thay không được. Nhưng Hoàn chỉ cườị Thay xong giây, thử tiếng lại đàng hoàng chàng mới đưa lại cho tôị
- Này, đàn lại nguyên vẹn như cũ rồi đây, có gì mà Lăng phải mặt mày tái mét như thế? Từ rày về sau Lăng đừng có như vậy nữa nhé, bất cứ một vật gì hư thì sửa, sửa không được thì ném bỏ chứ đừng buồn nữa nhé.
Tôi nhìn Hoàn thật lâụ
- Anh có bao giờ gặp những vật mà không bao giờ sửa lành được không?
- Có chứ, nhiều lắm.
- Và anh đã ném bỏ hết?
- Phảị
- Với những vật quý giá thì thế nàỏ
- Đó là những vật nàỏ
- Thí dụ nhự..
- Hôn nhân?
Tôi mở to mắt, chàng lại tiếp tục đốt thuốc. Nắng thật tốt bên ngoài cửa sổ, thứ nắng bàng bạc của buổi chiều rực rỡ trên hàng câỵ Nghĩ đến Liêm rồi chị Bình. Tôi đứng bật dậỵ
- Làm gì mà Lăng có vẻ đứng ngồi không yên thế? Lăng đợi aỉ
- Tại sao anh biết tôi đợỉ
- Có gì đâu, chỉ có người chờ đợi mới có vẻ nôn nóng thế thôị
Tôi ngỡ ngàng, suýt tí đã kể hết sự thật cho Hoàn nghẹ Nhưng khi nghĩ đến lời cảnh cáo của Sở Liêm, tôi dừng lại kịp thờị Hoàn nói phảị Chuyện hôm nay rồi cũng trôi qua, tại sao lại lo lắng sợ hãỉ
Thời gian tiếp tục nặng nề trôi, cứ cách ba phút là tôi lại nhìn đồng hồ một lần, mỗi một giây đợi chờ là một cực hình treo cổ. Mẹ xuống lầu, Hoàn bắt đầu tiếp chuyện với mẹ, hết chuyện Mỹ đến Âu Châu, đến chuyện chị Bình, thạc sĩ, tiến sĩ rồi giải thưởng Nobel ...Cha và chú Châu cũng tính sổ xong bước ra nhập cuộc, cha giữ anh em chú lại dùng cơm.
Nắng chiều đã bớt nóng, mẹ nhìn đồng hồ.
- Lạ quá, sao hơn năm giờ rưởi rồi mà con Bình chưa về? Năm giờ nó đã tan sở rồi mà?
Tôi vọt miệng.
- Chị ấy hôm nay về trể, nghe nói có hẹn với anh Liêm.
Vân Hoàn quay lại nhìn tôị
- Thế à?
Mặt mẹ sáng hẳn lên:
- Sao con biết?
- Dạ, có điện thoại cho con biết.
Mẹ tưởng chị Bình điện thoại, người có vẻ thật vui, quay sang chạ
- Đó, ông thấy chưa, chuyện chúng nó tôi đoán có sai đâủ
Chú Châu cũng chen vàọ
- Họ xứng nhau thật. Anh Bằng, chừng nào có tiệc vui cho hay nghẹ
Cha cườị
- Tuổi trẻ bây giờ cái gì họ cũng phải chủ động lấy, chúng ta khó mà đoán được họ muốn gì.
Chỉ có Vân Hoàn là bước đến cạnh tôi, hỏi nhỏ:
- Mấy người lại bày trò gì nữa vậỷ
Tôi nhìn Hoàn với cái nhìn van xin.
- Tôi không thể nói bây giờ được.
Vân Hoàn chăm chú nhìn tôị
- Lăng đừng lo, Sở Liêm không phải thuộc hạng thấy mới bỏ cũ đâụ
Tôi nhìn chàng cảm động, Hoàn tiếp:
- Vui lên đi chứ, để không người ta tưởng Lăng thất tình bây giờ.
Tôi chợt tỉnh, bắt đầu tạo mặt vui trở lạị Thời gian chậm chạp trôi quạ Năm phút, mười phút, hai mươi phút, một giờ rồi hai giờ ...Bảy giờ rưỡi, Tú từ ngoài bước vào hỏi dọn cơm. Mẹ vui vẻ.
- Thôi chúng ta ăn đi đợi chúng làm gì, chắc Liêm với con Bình không về ăn cơm tối nay đâụ
Cha tiếp:
- Cũng bậy thật, nếu không về ăn cũng phải điện thoại cho hay một chút chứ?
Cha làm sao biết được trong rừng làm gì có điện thoại mà gọi về. Nhưng Sở Liêm làm saỏ Tối quá rồi mà chưa hết chuyện saỏ Tôi bồn chồn, lòng tôi nóng như lửa đốt. Anh Liêm bứt rứt chẳng đành lòng hay chị Bình đau khổ khóc lóc khiến Liêm phải ở lại an ủỉ Hàng trăm câu hỏi miên man trong đầu, nhưng tất cả mọi người đã ngồi vào bàn, tôi đâu có quyền ngồi đâỵ Lên mâm cơm, tôi chỉ biết trừng mắt ngó.
- Lăng, con làm sao thế?
Cha hỏi, tôi giật mình quay lại, mẹ đưa tay sờ lấy trán tôi, cườị
- Chẳng nóng không lẽ bị cảm à?
- Dạ không, con khỏe lắm, mặc con!
Mẹ có vẻ không hài lòng khi thấy tôi dẩy nẩỵ
- Coi kìa, lớn rồi mà chẳng nghiêm trang tí nào cả, làm gì mà như uống nhầm thuốc thế?
Vân Hoàn cười hì hì, chen vàọ
- Cô ấy vừa mới gây lộn với chiếc đàn guitar đấỵ
- Sao vậỷ
- Vì chiếc đàn chẳng nghe lời khiến Lăng tức giận.
Cha tôi cườị
- Làm gì mà gấp thế, thành phố La Mã đâu phải xây trong một ngày là thành đâủ Con bé này lúc nào cũng nóng nảỵ
Mọi người cười ồ, chỉ có tôi là cười không nổị Giữa lúc đó, chuông điện thoại chợt reo vang, tôi buông đủa nhảy xuống bàn. Anh Liêm! Anh Liêm! Chắc là anh Liêm gọi đến rồị Nhắc ống nghe lên, tôi hấp tấp hỏi:
- Alô, alô! Anh Liêm đấy à?
Bên kia đầu giây là giọng nói của một người đàn ông thật lạ.
- Alô, có phải người nhà cô Uông Lục Bình đó không?
Ồ! Không phải là Sở Liêm, tim tôi thắt lạị
- Vâng, ông tìm aỉ
- Đây là phòng cấp cứu của bệnh viện lớn Đài Bắc, yêu cầu quý vị thân nhân đến ngaỵ Cô Bình và ông Liêm đang ở đâỵ..Họ bị xe đụng ...
Trời ơi! Tôi hét to, ống nghe rớt xuống. Vân Hoàn chạy tới cầm lên, tôi chỉ nghe Hoàn hỏi đứt đoạn:
- “Mới đưa đến có năm phút à ...Có nguy hiểm lắm không? Xe gắn máy đụng phải xe hàng không à ...Hai người ... Máu ra nhiều ... Đầu bị thương ...Phải mang tiền ...”
Tôi tiếp tục phát điên, mẹ chạy đến và ngã quỵ xuống.
- Trời ơi, Lục Bình, con tôi!
Sự bất tỉnh của mẹ càng khiến tôi khủng hoảng tột độ, tôi hét la lạc giọng, có người nắm lấy vai tôi lắc mạnh.
- Đừng hét nữa Lăng! Tỉnh lại đi!
Nhưng tôi vẫn không làm sao tỉnh trí được, tôi bây giờ là kẻ đang điên loạn. Đột nhiên, có người giáng cho tôi một tát trời giáng! Tôi giật mình, hơi tỉnh lại một chút. Vân Hoàn đang đứng trước mặt tôị
- Tử Lăng, can đảm lên chứ, họ chưa chết mà, ráng bình tỉnh, thế nào cũng cứu được, biết không?
Mẹ cũng đã tỉnh lại, người đang nằm dài trên giường nức nở, kêu gào tên chị Bình. Cha tôi tuy đau khổ nhưng hình như vẫn còn giữ được bình tĩnh. Người hết chạy lên, lại xuống lầu, nói với chú Châụ
- Anh Châu, anh làm ơn đi với tôi tới bệnh viện, còn chú Hoàn, chú ở nhà chăm sóc dùm vợ con tôi nhé.
Chú Châu hấp tấp bước theo ra cửạ
- Nhưng anh có đem theo đủ tiền không?
- Có.
Cha đáp, nhưng tôi đã gào tọ
- Cho con đi nữa! Con muốn đi nữa!
Và không đợi ai đồng ý, tôi chạy theọ Vân Hoàn giữ tôi lạị
- Không được Lăng, em phải ở nhà, em bù lu bù loa thế này làm sao đến đấy cho được, ở nhà đi, một tí họ về là biết tin ngay!
- Không, không. Tôi phải đi, phải đi ...
Tôi vùng vẫy, la hét.
- Phải cho tôi đến đó, tôi van anh, van anh ...
Mẹ cũng buông tiếng khóc lớn.
- Cho tôi đi với, trời ơi Lục Bình! Lục Bình con tôi ...
Vân Hoàn buông tôi ra chạy về phía mẹ, tôi thừa cơ tung ra cửạ Định ngoắc một chiếc Taxi thì Hoàn đã chạy rạ
- Thôi được rồi, nếu Lăng muốn đi, tôi đưa đi, với điều kiện là phải bình tĩnh không được la khóc nhé? Tôi đã bảo cô Tú chăm sóc cho mẹ Lăng rồị Bây giờ lên xe đi, nhanh lên!
Tôi leo lên xe Hoàn. Cố trấn tỉnh nhưng bao nhiêu hình ảnh khủng khiếp cứ tung chạy trong đầụ Lương tâm dằn vặt, cấu xé tim tôị Hoàn nhấn hết gạ Cảnh vật hai bên đường vùn vụt lui về saụ
- Anh Hoàn, chính tôi đã giết ho, tôi đã giết họ ...Hôm trước chị Bình có nói với tôi, chị ấy yêu anh Liêm ...Tôi cũng thế. Sở Liêm bảo hôm nay đi gặp chị Bình nói cho ra lẽ, tôi đã để anh ấy đị..Đúng ra tôi phải ngăn họ, thế mà tôi không làm ...Anh Hoàn, tôi đã giết họ, nếu tôi ngăn thì đâu có chuyện gì xảy rạ..
Vân Hoàn xiết chặt tay tôi, chàng không nói gì hết, nhưng cánh tay chàng thật rắn, tôi bắt đầu thấy đau và tỉnh táo chút ít.
Xe ngừng lại trước cửa bệnh viện, chàng tắt đèn rồi quay sang nhìn tôị
- Nghe tôi nè Lăng. Dù sao chuyện cũng đã xảy ra rồị Lăng có trách móc hay hành hạ mình cũng vô ích, Lăng phải bình tĩnh, bằng không công việc sẽ càng rối rắm hơn, biết không? Lăng đã đòi đến bệnh viện cho kỳ được, tôi đã đưa đi, nhưng hình ảnh Lăng sắp gặp sẽ không đẹp đâu, Lăng phải ráng bình tĩnh.
Tôi mở to mắt nhìn Hoàn.
- Họ chết cả rồi phải không anh?
- Bệnh viện cho biết thì họ không đến nỗi chết.
Vân Hoàn cắn nhẹ môi nói:
- Thôi vào đi!
Chúng tôi đi đến phòng cấp cứụ Không có nơi nào khủng khiếp hơn ở đây, cả người tôi như biến thành đá, vì tôi đã nhìn thấy chị Bình. Chị đang được đưa từ phòng cấp cứu sang phòng phải phẩụ Toàn thân chị lấm đầy máu, tôi chưa hề thấy máu nhiều như vậỵ..Cha tôi đang nói chuyện với bác sĩ, khuôn mặt người tái xanh.
- “ ...Tình trạng bắt buộc chúng tôi phải đưa cô ấy sang phòng giải phẩu, phải cắt bỏ cái chân đó mới cứu được ...”
Tiếng vị y sĩ nói, tôi nhắm mắt lại, chưa nhìn thấy Liêm tôi đã quỵ xuống trong tay Hoàn.