Câu 1: Vì sao một giọt nưóc nhỏ vào bếp điện đang nóng đỏ lại nhảy tưng tưng ?
có lẽ như này:
Do các phân tử nước ở dưới đáy giọt nước, khi tiếp xúc với bếp sẽ ngay lập tức bị bốc hơi. Hơi nước giãn nở đẩy phần còn lại của giọt nước lên!
2. Vì sao khi cho mỡ (hoặc dầu ăn) vào nồi, lúc thì nó bắn lung lúc thì nó lại êm ru??
ĐA: khi cho mỡ vào nồi mà trong nồi vẫn còn nước thì nước này sẽ chìm xuống dưới khi nó sôi nó tạo thành bọt hơi nước là bắn mỡ lung tung . Nếu nồi đã khô rôì thì không vấn đề nữa. Thực ra khi mỡ sôi nó sẽ bị cháy luôn chứ không sôi sùng sục như nước !
3.Câu hỏi tiếp là vì sao khi đun bếp ga cửa kính của bếp lại bị mờ hơi nước. Nhất là vào mùa đông?
ĐA: Khí dùng trong bếp ga thường là C3H8 , khi cháy sẽ phản ứng ô xi hóa với oxi sinh ra nước. Hơi nước này gặp cánh cửa lạnh sẽ ngưng tụ lại làm cho cửa kính bị mờ!
4. Trong bài bánh trôi nước của Hồ xuân hương có miêu tả
Bảy nổi ba chìm với nước non. Và quan sát sẽ thấý khi nấu bánh trôi nước khi đầu cho vào nó chìm,lúc nó nổi lên là lúc nó chín, vì sao nó lại nổi lên?
ĐA: bánh lúc mới nặn thì đặc ,quẳng vào nồi nước thì chìm.Trong lúc đun ,cái phần bột bên ngoài cứng làm cho phần khí bên trong bị cách li (đặc biệt là khi làm nhân đậu thay vì nhân đường),nhiệt độ tăng làm nó nở ra -> bánh nổi lên,để lâu nó nguội thì nó chìm tiếp .
5. Hôm nay chán nấu ăn đi quán uống bia không ôm. Để ý thấy cốc bia khi rót ra thì laị sủi bọt
1. tại sao
2. Rót ra khá lâu rồi mà bọt vẫn sủi tiếp mà lạ là cứ sủi từ một số chỗ như là các chỗ ấy bị thủng vậy --> tại sao?
Anh em nào nửa tin nửa ngờ thì đi làm chai bia Hà nội về thí nghiệm đê!
ĐA: Bia trong chai không sủi bọt vì áp suất cao. Khi rót ra cốc thì áp suất giảm làm giảm độ hoà tan CO2 nên lượng dư thừa thoát ra ngoài tạo bọt. Ban đầu độ chênh nồng độ còn lớn, bọt dễ dàng thoát ra từ mọi vị trí trong cốc, lượng bọt lớn. Một lúc sau thì nồng đọ CO2 không đủ để dễ dàng thoát ra từ trong lòng chất lỏng. KHi đó nó cần một tâm sôi để tập hợp các phần tử C02. Ở thành cốc có các vết xước và ở trong cốc bia có một hạt bụi sẽ là nơi tạo ra các tâm sôi cho C02 chuyển thành khí thoát ra ngoài. Nếu đang có một cốc bia sủi bọt trong tay trước khi làm một hớp đỡ khát bạn hãy thử bỏ một con ruồi :D ( thôi một hạt cơm ) vào trong cốc bia mà xem. Bọt sẽ sủi từ các hạt cơm này lên !
6. Khi sào (thịt bò với cần tỏi tây chẳng hạn) đôi khi mấy chú đầu bếp còn chơi trội cho toàn bộ chảo rau + thịt của mình cháy đùng đùng, ấy thế mà đem ra lại không hề cháy các bạn ạ mà lại thơm ơi là thơm, vật lí ở chỗ nào trong truờng hợp này, mời các bạn giải thích!
ĐA: khi bạn cho dầu/mỡ + đồ nhậu (rau,thịt) vào chảo,trộn đều ->dầu bám xung quanh đồ nhậu -> khi bạn cho lửa cháy trong chảo thì chỉ có dầu cháy thôi,đồ nhậu không thể cháy được vì nhiệt lượng do dầu cháy phát ra không đủ nóng cọng với thời gian dầu cháy ngắn -> nước trong đồ nhậu kô bốc hơi hết được.Khi thấy đồ nhậu chín vừa,nếu bạn không muốn mất đồ nhậu thì bạn đương nhiên sẽ bắc chảo xuống....còn nếu ko thì cứ đun nóng tiếp,cứ cho dầu cháy tiếp nhiều lần trong chảo thì đến lúc hơi nước trong đồ nhậu thoát ra hết/gần hết thì .....đồ nhậu của bạn biến thành than là chuyện "bình thường" .Cũng giống như khi bạn nhúng một thanh gỗ vào xăng rồi rút nhanh ra (xăng ko thấm vào gỗ) rồi đốt....xăng cháy hết mà thanh gỗ có cháy được đâu!
7. Tại sao khi dùng microwave ta không được cho đồ vật bằng kim loại vào máy??
Nguyên tắc lò vi sóng là sử dụng năng lượng của điện từ trường với tần số thấp. Khi các vật đặt trong lovi sóng có sự phân cực (VD:nước) hoặc các điện tích tự do (kim loại) chúng sẽ dao động với tần số bằng tần số truờng điện từ cuỡng bức. Sự dao động này sinh nhiệt để đun nóng thức ăn. Nếu chỉ để thanh kim loại trong lò vi sóng thì thanh kim loại sẽ bị nóng đỏ làm hỏng bên trong lò vi sóng. Dương nhiên nếu để một chút rồi bỏ ra thì chả việc gì cả. Hoặc nếu có để quên một cái thìa nhỏ trong bát cháo cũng chả vấn đề gì xảy ra.
8. Các bạn có bao giờ để ý nồi canh chưa, nhất là riêu cua ấy ! Sau khi nấu xong bắc ra khỏi bếp, ban đầu váng mỡ không nhiều,càng dần về sau cứ thấy nó từ đâu chui ra nhiều thế không biết! Theo bạn thì tại sao vậy!
quan sát đã nhé, nồi canh gì cũng thế!
Giải thích: Mỡ - dầu nhẹ hơn nước nhưng khi đun nấu do ta khuấy canh nên mỡ bám vào rau , các thứ trong nồi canh rồi chìm xuống, ngoài ra nó còn bị tách thành các giọt mỡ nhỏ li ti lẫn trong nước. Khi nấu xong không khuấy nữa các hạt mỡ này mới từ từ nổi lên, tuỳ theo vị trí và kích thước của giọt mỡ mà nó nổi nhanh hay chậm, do đó quá trình nổi của váng mỡ kéo khá dài. Nếu để ý bạn xẽ thấy nồi canh mà nấu xong mà để càng lâu thì càng nhiều mỡ trên mặt!
9. Vậy hai giọt mỡ nổi cùng từ đáy nồi lên hỏi giọt mỡ to hay giọt mỡ nhỏ nổi tới mặt nước nhanh hơn?coi như là trong quá trình nổi nó không gặp các giọt mỡ khác để hàn huyên tâm sự!
Các lực tác dụng gồm lực cản của môi trường chứ không phải lực căng mặt ngoài tỉ lệ thuận với tiết diện S (công thức stock = k. D2.v.v. S ) hướng xuống dưói
tổng hợp hai lực: trọng lực và lực đẩy acsimet : (D1 - D2) g. V tỉ lệ với thể tích V hướng lên trên
Vậy vấn đề đặt ra là khi bán kính tăng thì lực hướng lên hay hướng xuống tăng nhan hơn:
Ta biêt tiết diện tỉ lệ với r mũ 2
THể tích tỉ lệ với r mũ 3
--> khi bán kính tăng thì thể thích tăng nhanh hơn--> lực hướng lên tăng nhanh hơn lực cản hướng xuống
--> quả cầu to sẽ có gia tốc lớn hơn -> vận tốc lớn hơn --> nổi nhanh hơn.
Giải một cách định tính là như vậy, còn nếu cần tính chính xác hơn thì cần viết phương trình chyển động và nhiều thứ linh tinh khác ví dụ thời gian chuyển động nhanh dần ,thời gian chuyển động đều...
10.Vì sao khi nấu cơm - hay nấu canh lại có nhiều bọt, thậm chí bị trào ra khỏi nồi nếu ta đậy vung, còn khi mở vung thì bọt cơm còn lại rất ít ?[/