Bạn đọc đang tiếp xúc với bộ tiểu thuyết trường thiên , một pho "kì thư" rất đặc sắc của nền văn học cổ điển Trung Hoa.
Đó thực sự là lịch sử cuộc đời đầy tội ác và sinh hoạt gia đình nhơ bẩn của Tây Môn Khánh, một kẻ hãnh tiến xuất thân từ một chủ hiệu sinh dược, nhưng do những mánh khóe bóc lột và hành vi ác bá, kéo bè kéo cánh, thông lưng với quan lại một bước nhảy tót lên đia vị một thổ hào thân sĩ giàu tiền của, đầy quyền thế. Từ cái bàn đạp đó, ngoi lên vin vào quan hệ nghĩa phụ nghĩa tử với Thái Kinh, một viên đại thần hiển hách ở triều đình lúc bấy giờ, Tây Môn Khánh đã trở thành Đề hình Thiên hộ Ở bản huyện, tham lam tàn ác, bẻ cong phép nước, ăn tiền hối lộ, hại người lương thiện, và sống cuộc đời dâm ô cực kỳ bỉ ổi.
quả đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội đương thời qua những trang sách tràn đầy hơi thở hiện thực. Qua mối quan hệ chằng chịt của nhân vật chính Tây Môn Khánh với mọi lớp người trong xã hội, tác giả đã khắc họa chân dung sinh động cùng trạng thái tinh thần muôn vẻ của hàng loạt nhân vật, từ những viên hoạn quan làm mưa làm gió trong cung đình ngay bên nách hoàng đế, đến những tên lưu manh du thủ du thực, những tay dao búa chuyên nghiệp, những tên côn đồ bip bợm lừa đảo đầy rẫy ngoài phố chợ. Qua những hành vi đê tiện và những mánh khóe tội lỗi của chúng, tác giả đã vẽ lên khá tỉ mỉ mà khái quát một bức tranh xã hội đen tối tàn khốc, trên thực tế đó cũng chính là xã hội mà tác giả đang sống, xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch Nhân vật chính Tây Môn Khánh trước hết là một con quỷ dâm dục hiện hình, một mình y đã có một thê và năm thiếp nhưng còn sẵn sàng cưỡng dâm từ con gái nhà lành đến đàn bà góa bụa, giết chồng đoạt vợ, kể cả vợ bạn, em dâu y cũng không tha. Dâm dục đi đôi với tàn bạo là nét bản chất xuyên suốt cuộc đời y cho đến kết thúc bằng cái chết vì bệnh dâm dục.
Bên cạnh Tây Môn Khánh là Phan Kim Liên được xây dựng như một nhân vật điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt. Thông dâm với Tây Môn Khánh, thị đã nhẫn tâm và quỷ quyệt đầu độc chồng là Võ Đại, rồi khi chồng đã ngấm thuốc chết hẳn "hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cắn cả vào môi chảy máu, tai mũi và cả mắt đều ứa máu ròng ròng" thì thị cùng Vương bà "kéo xác Võ Đại ra sau nhà, lau sạch vết máu đội mũ đi giày cho tử tế, lấy khăn phủ lên mặt cho Võ Đại rồi cả hai cùng ngồi khóc". Thị lập bàn thờ chồng với bài vị "Vong phu Võ Đại lang chi linh", nhưng sẵn sàng hú hí với Tây Môn Khánh ngay trước bàn thờ ấy.
Xoay quanh các nhân vật chính đó, thôi thì đủ hạng vô lại cặn bã của xã hội :
Ứng Bá Tước và Tạ Hi Đại bợ đỡ nịnh hót, Trương Thắng và Lưu Nhị du thủ du thực, thằng quýt con sen Lai Vượng, Thu Cúc, con hát Lưu Quế thư, kép hề Vương Kinh, cho đến thái giám, môn quan, tăng lữ, ni cô, đạo sĩ, bà mối... tất ca?
đám người kí sinh trong xã hội đô thị.
Trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật cụ thể, tác phẩm đã sáng tạo khá thành công một loạt tính cách điển hình có xương có thịt.
Trên tiến trình văn học của dân tộc Trung Hoa, có một vị trí quan trọng.
Thời Minh, nhất là từ Gia Tĩnh (1522-l566), xã hội tương đối ổn định, kinh tế có chiều phát triển, xu thế đô thị hóa tăng dần, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thể loại văn học mới :
trường thiên tiểu thuyết. Song hành với điều kiện xã hội đó là sự tiến bộ của kỹ thuật in khắc. Đến thời Vạn Lịch (1573- 1620) đã xuất hiện một cục diện phồn vinh của thể loại này với hàng loạt tác phẩm ngày nay còn được biết.
Tiểu thuyết Trung Quốc thời này có thể chia làm bốn loại:
Thứ nhất, chiếm số lượng áp đảo là tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa, đại thể phỏng theo Tam quốc chí diễn nghĩa, kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu. Có thể nói, suốt từ Xuân Thu Chiến Quốc đến Minh sơ, tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa thời này đã phủ kín cả chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Trong đó tiêu biểu nhất là Bắc Tống chí - truyện của Hùng Đại Mộc. Nhìn chung loại tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa này miêu tả tính cách nhân vật còn tương đối ít, kết cấu không chặt, tình tiết nhiều lúc thiếu gắn bó, còn câu nệ quá nhiều vào sự thật lịch sử, nghệ thuật còn sơ lược, thường còn nằm trên ranh giới giữa lịch sư?
với văn học.
Thứ hai, là tiểu thuyết phong thần, tiêu biểu nhất là Phong thần diễn nghĩa. Loại này phần nhiều kê?
lại những chuyện li kỳ hoang đường, thiếu ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Thứ ba là tiểu thuyết "công án", nổi tiếng nhất là Hải Cương Phong tiên sinh cư quan công án truyện của Lí Xuân Phương, 71 hồi, mỗi hồi kể một chuyện với nhân vật xuyên suốt là người thẩm án Hải Thụy. Về thể tài có thể xem là tổng tập tiểu thuyết bút kí, tựa như tập truyện vụ án.
Thứ tư là tiểu thuyết "thế tình" (tình đời). Loai này lúc đó còn hiếm, ngày nay được biết chỉ có Kim Bình Mai và Ngọc Kiều Lí, nhưng Ngọc Kiều Lí thì đã thất truyền. (Thẩm Đức Phù trong Dã hoạch biên nói ông từng xem Ngọc Kiều Lí). Loại này ngày nay thường được gọi là tiểu thuyết xã hội.
Trước Hồng lâu mộng hơn một trăm năm, được coi là tác phẩm mở đường cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc. Từ năm 1940, đề tựa cho Bình ngoại chi ngôn của Diêu Linh Tê, Giang Đông Tễ Nguyệt gọi là "tiểu thuyết của tiểu thuyết", còn Ngụy Bệnh Hiệp thì so sánh với tác phẩm của Đickens ở Anh, Sêkhov ở Nga, đồng thời cho rằng Thủy hử kể nhiều võ hiệp, Hồng lâu chuyên nói tình yêu, Nho lâm ngoại sử miêu tả tình thái xã hội - nhưng hạn chế trong đám hủ nho, ý nghĩa xã hội đều không rộng lớn bằng.
Trong bài Bàn về Hồng lâu mộng, Hà Kì Phương có nhắc đến mối quan hệ giữa Hồng lâu mộng với :
Hồng lâu mộng quả là cái bóng soi ngược hình của. Dĩ nhiên Hồng lâu mộng sinh sau nhưng vượt trội nhiều mặt, đặc biệt là ngôn ngữ văn học đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển, rõ ràng không sánh được.
Ngay cả sau khi bị liệt vào hạng "sách cấm" thì giới văn học vẫn xếp nó vào một trong "tứ đại kì thư" (bốn cuốn sách lớn kì thú) của tiểu thuyết trường thiên Minh Thanh :
Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký và. Tất cả các giáo trình văn học sử ở các trường Đại học Trung Quốc đều giảng và đều công nhận đó là con chim én báo mùa xuân của thể loại truyện dài do cá nhân sáng tác ở Trung Quốc.
Lỗ Tấn nói trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược :
"Tiểu thuyết () lấy chuyện Võ Tòng đánh cọp tìm anh trong Thủy hử truyện làm ngòi dẫn, mượn danh thời Tống để tả thực thời Minh, phản ánh hiện thực xã hội thời Minh".
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản dịch sớm nhất là bản Mãn văn khắc in năm Khang Hi 47 (1708), không ghi tên dịch giả, dịch theo bản "Trương Phúc Pha đệ nhất kì thư".
Ở phương Tây, sớm nhất là bản dịch hồi thứ nhất của , thực hiện bởi A.P. Bazin :
Histoire de Wou Song et de KimLien trong Chine moderne (Trung Quốc hiện đại) xuất bản năm 1853. (tiếng Pháp).
Năm 1927 có bản tiếng Anh Chin Ping Mei, the adventurous of His Menching ở New York.
Năm 1928 có bản tiếng Đức Djin Ping Me của Oto Kibat. Tiếng Hungari, tiếng Thụy Điển, tiếng Phần Lan đều đã có bản dịch.
Ở Nhật Bản đã có nhiều bản dịch khác nhau. Bản dịch đầy đủ 100 hồi sớm nhất là của Cương Nam Nhân Kiều in thành 4 tập, hoàn thành đầu thế kỉ này. Năm 1951, có bản dịch của Tiểu Dã Nhẫn và Thiên Điền Cửu Nhất theo nguyên bản từ thoại.
Ở Việt Nam lâu nay lưu hành khá rộng rãi bản in của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1989 loại trọn bộ 4 tập, in 20.000 bản và loại trọn bộ 8 tập, cũng in 20.000 bản, nội dung hoàn toàn như nhau kể cả lời giới thiệu và ghi chú ở đầu sách:
"In theo bản của nhà xuất bản Chiêu Dương - 1969, có đối chiếu bản gốc và tham khảo các bản khác", song không cho biết tên dịch giả và bản gốc cũng như các bản tham khảo khác là bản nào.
Căn cứ vào nội dung truyện và tiêu đề ngắn gọn của từng hồi trong bản dịch, chúng tôi đoán rằng dịch giả đã dùng một nguyên bản thuộc hệ văn bản thứ ba mà chúng tôi sẽ phân tích ở dưới trong phần khảo về văn bản, mà theo nhận định chung của giới nghiên cứu ở Trung Quốc thì hệ văn bản thứ hai mang tên từ thoại mới là văn bản tiêu biểu.
Thử so sánh tiêu đề hồi đầu và hồi cuối của hai loại văn bản đó ( tạm dịch ) Hệ văn bản 3 Hệ văn ban 2 Hồi 1 Bạn bè kết nghĩa vui thú ăn chơi Đồi Cảnh Dương, Võ Tòng đánh hổ, Phan Kim Liên chê chồng, bán trăng hoa.
Hồi 100 Dòng Tây Môn tuyệt tự Hàn Ái Thư đến hồ tìm bố mẹ, Phô?
Tĩnh sư tiến bạt quần oan.
Có thể thấy hai loại văn bản này khác nhau khá xa.
Dưới đây, đặc biệt giới thiệu hai vấn đề mà giới nghiên cứu ở Trung Quốc cũng như trên thế giới hết sức quan tâm, hai vấn đề đã gây tranh cãi hàng trăm năm, cùng với những kết quả nghiên cứu mới nhất trong hai thập kỉ qua (sau "cái cách mở cửa").
Một là vấn đề "văn bản ".
Bộ tiểu thuyết này đã từng mang nhiều tên gọi khác nhau, số tên gọi không kém gì Thủy hử hay Hồng lâu mộng. Mà sự khác nhau trong tên gọi thường kèm theo sự xê dịch về nội dung. Theo trình tự thời gian có thể sơ lược giới thiệu như sau :
Ở thời kỳ chép tay, thì tên gọi rất đơn giản, chỉ gọi là , được ghép từ tên ba nhân vật quan trọng :
Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi, Bàng Xuân Mai - mỗi tên lấy một chữ đại diện. Sau khi đưa khắc in, có người gọi là truyện thì tên sách đề là Tân khắc từ thoại. Đó là tên gọi ơ?
thời kỳ đầu mới khắc in. Về sau, những người xuất bản thường chụp lên đầu tên sách một số mũ nào đó, thế là thành các tên như Túc bản từ thoại (bản đầy đủ), Hội đồ cổ bản từ thoại (bản cổ có tranh vẽ) v.v...
Cuối đời Minh, do chỗ từ thoại có tăng thêm, tỉa bớt hoặc sửa chữa khá nhiều, hoặc có vẽ tranh, bình luận, hình thành một hệ văn bản mới nên tên sách cũng thay đổi theo, gọi là Tân khắc tú tượng phê bình (bản khác mới có tranh thêu và lời bình) hoặc Tân thuyên tú tượng phê bình nguyên bản (thêm chữ "nguyên bản"). Người ta quen gọi loại này là "bản Sùng Trinh"(#1). Tú khắc cổ bản bát tài tử từ thoại cũng thuộc loại này.
Dưới thời Khang Hi nhà Thanh, Trương Trúc Pha, tức Trương Đạo Thâm, người Bành Thành, rất tán thưởng sách này, mệnh danh nó là Thiên hạ "đệ nhất kì thư". Lấy Tân khắc tú tượng phê bình Kim Bình Mai làm bản nền, họ Trương đã tiến hành phê bình một cách toàn diện và có hệ thống, đến mức thành một hệ văn bản mới, lưu truyền khá rộng rãi, ảnh hưởng tương đối sâu sắc, đầu quyển thường ghi là Cao Hạc đường phê bình Đệ nhất kì thư và ở trang bìa giả, thôi thì đủ :
nào là Đệ nhất kì thư, nào là Đệ nhất kì thư , Đệ nhất kì thư tú tượng. Tú tượng đệ nhất kì thư. Tứ đại kì thư đệ tứ chủng, Tăng đồ tượng túc bản , Tăng đồ tượng Cao Hạc thảo đường kì thư toàn tập, nào là Hội đồ đệ nhất kì thư, Hiệu chính gia phê Đa thê giám toàn tập, Tân thuyên hội đồ Đệ nhất kì thư Chung tình truyện v.v... Thời Gia Khánh (Thanh), trên cơ sở bản nền có lời bình của họ Trương , đã ra đời một bản rút gọn gọi là Tân khắc kì thư.
Thời Dân Quốc, có người gia giảm cắt gọt " có lời bình của họ Trương", xào xáo lại, bôi râu vẽ mặt thêm, cho ra đời cái gọi là " chân chính , đặt tên là Hội đồ chân bản Kim Bình Mai. Từ đó về sau lại có thêm những là Cổ bản , Tiêu điểm cô bản cổ bản , Cảnh thế kì thư v.v và v.v... Chúng là hàng rởm vỗ ngực tự xưng là "chân" (thật) "cô" (hiếm), cô?
(xưa), nhưng là thứ hàng rởm đã thành công trong công cuộc mập mờ đánh lận con đen, và đã từng lưu hành rộng rãi một thời.
Cho đến nay tính ra lưu truyền có đến mấy chục bản khác nhau, có thể quy nạp thành ba hệ văn bản :
1- Hệ văn bản "từ thoại" :
Hệ này, Tôn Khải Đệ gọi là từ thoại, học giả Nhật Bản gọi là "bản từ thoại", học giả Mỹ gọi là "hệ bản A".
Bản sớm nhất của hệ này là bản khắc năm Vạn Lịch 45, cũng là bản sớm nhất trong các truyền bản đã biết. Hệ này nay còn lại tương đối hoàn chỉnh chỉ có ba bộ :
một hiện ở Đài Loan (trước lưu giữ ở Thư viện Bắc Kinh), hai bộ Ở Nhật Bản.
Đặc điểm tương đối nổi bật của hệ văn bản này là ở hai chữ "từ thoại". Từ thoại vốn là một hình thức nghệ thuật "thuyết xướng" (kết hợp hát với nói lời bạch, xen kẽ văn xuôi với văn vần), hình thức này có từ thời Tống, thịnh hành thời Nguyên - Minh. từ thoại tuy mang tên như vậy song không thê?
coi là "từ thoại" chính cống nữa mà nó rõ ràng là một pho trường thiên tiểu thuyết mang màu sắc "từ thoại" mà thôi.
2- Hệ văn bản "tú tượng phê cải" (có tranh thêu và có sửa chữa). Hệ văn bản này gồm hai loại nhỏ :
loại "bản Sùng Trinh" và loại "bản Trương Bình".
Hệ văn bản này có hai đặc điểm mà các hệ văn bản khác không có :
1 / lời phê lời bình ; 2 / tranh thêu.
So với hệ văn bản "từ thoại" nói trên, hệ này chặt chẽ, trong sáng, hợp lí thông đạt hơn, văn bản "từ thoại" vì đưa vào quá nhiều thơ ca từ phú không liên quan gì mấy với phát triển của tình tiết nên làm yếu chất tiểu thuyết.
a. Loại văn bản Sùng Trinh :
bản khắc sớm nhất được coi là khắc dưới thời Sùng Trinh nhà Minh.
Hiện còn tám bộ lưu giữ ở tám nơi khác nhau :
- Thư viện Thủ đô (Bắc Kinh) - Thư viện Thượng Hải - Thư viện Đại học Bắc Kinh Trung Quốc - Thư viện Thiên Tân - Thư viện Trung ương Đài Loan - Nội các văn khố - Trường Đại học Tôkiô Nhật Bản - Trường Đại học Thiên Lý b. Loại văn bản Trương Bình (khởi đầu từ Trương Trúc Pha như đã nói ở trên).
3- Hệ văn bản rút gọn :
Các văn bản này, nhất là những văn bản mang danh "chân bản", "cổ bản" phần nhiều là "đồ rởm", xưa nay không được giới học thuật coi trọng. Sở dĩ như vậy trước hết là do những kẻ làm sách giả đã tùy tiện thêm bớt rất nhiều, đã thế lại dám rêu rao là "chân", là "cổ". Loại văn bản này ra đời muộn, đến nay chỉ khoảng bảy tám chục năm, từng có thời gian lưu truyền rộng rãi, cho đến nay vẫn chưa phải đã hết ảnh hưởng.
* Hai là vấn đề "tác giả " Tác giả là ai ? Vấn đề này đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu. Bản từ thoại khắc in ở thời Vạn Lịch nhà Minh ghi là tác. rõ ràng là một bút danh có nghĩa là "chàng cười", "chàng hay đùa" (Tiếu là cười, còn sinh là tiếng tự xưng hoặc tiếng gọi người tre?
tuổi). Bài Tựa đầu sách từ thoại kí tên Hân Hân Tử, đặt trước tên tác giả một địa danh là Lan Lăng. Lan Lăng là một ấp của nước Sở thời Chiến Quốc, thời Hán đặt thành huyện, thời Tấn kiêm cả quận, thời Tùy bỏ cả quận lẫn huyện, thuộc địa phận huyện Dịch tỉnh Sơn Đông ngày nay. Thời Đường lại đặt huyện, thời Nguyên bỏ. Ngoài ra, thời Tấn có lần gửi huyện Lan Lăng ở huyện Vũ Tiến tỉnh Giang Tô, và đặt thành quận Nam Lan Lăng, đến thời Tùy cũng bỏ. Nhiều người nghĩ rằng Hân Hân Tử, (nghĩa rộng là "ông vui vui") cũng chỉ là một biến dạng của mà thôi. Ngoài ra, tác phẩm của Tiếu Tiếu Sinh chỉ thấy có một bài từ Ngư du xuân thủy bảo tồn được trong tập tranh đời Minh là Hoa doanh cẩm trận (nghĩa là "trại hoa trận gấm").
Từng có người đoán là Triệu Nam Trinh (1551-1627) hoặc Tiết Ứng Kỳ (khoảng 1550- ?) nhưng đều không đưa ra được chứng cứ trực tiếp.
Giáo sư Chu Tinh sau mấy chục năm chuyên nghiên cứu ở khoa Trung văn trường Đại học sư phạm Thiên Tân, trong cuốn khảo chứng của mình xuất bản tháng 10-1980 cho rằng tác giả Kim Bình Mai là Vương Thế Trinh(1526-1590) đỗ Tiến sĩ dưới triều Gia Tĩnh, làm quan đến Hình bộ Thượng thư, tác giả của Gia Tĩnh dĩ lai thủ phụ truyện, Yêm Châu sơn nhân tứ bộ cảo, Độc thư hậu, Vương thị thư uyển, Hoa uyển... Thật ra từ cuối thời Minh đã có người cho rằng được Vương Thế Trinh viết ra để trả thù cho bố.
Ngụy Tử Vân trong đích vấn thế dữ diễn biến (Nxb Đài Loan thời báo, 1981) cho rằng ngôn ngữ Sơn Đông ở trong truyện thật ra là thứ ngôn ngữ lưu hành ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời chỉ rõ từ Đông Tấn về sau Giang Nam cũng có Lan Lăng, từ đó phủ đinh lập luận nói rằng tác giả phải là người Sơn Đông. Căn cứ vào tập quán sinh hoạt của nhà Tây Môn Khánh miêu tả trong truyện, Ngụy Tư?
Vân cho rằng phải là một người Giang Nam đã sống lâu trên đất Bắc.
Năm 1981, giáo sư Từ Sóc Phương trường Đại học Hàng Châu đăng bài nói rằng tác giả Kim Bình Mai là Lí Khai Tiên (1501-1568).
Đầu năm 1984, tân chứng của Trương Viễn Phần được Tề Lỗ thư xã xuất bản, trong đó tác giả khẳng định rằng Lan Lăng Tiếu. Tiếu Sinh chính là Giả Tam Cận, nhà văn huyện Dịch thời Minh.
Thật ra ý kiến này đã được Trương Viễn Phần đề cập trong một bài đăng tạp chí Bão độc năm 1981.
Phúc Đán học báo tháng 7-1984 đăng bài của Lý Thời Nhân "Thuyết Giả Tam Cận viết Kim Bình Mai không thể đứng được" kèm theo phụ đề "Chúng ta nên chú ý thái độ và phương pháp khảo chứng", đồng thời công bố liền hai bài " tác giả Đồ Long khảo" và " tác giả Đồ Long khảo tục" của Hoàng Lâm. Đi theo hướng tìm kiếm của Ngụy Tử Vân, Hoàng Lâm đã phát hiện được Đồ Long, một người nguyên quán ở huyện Ngân tỉnh Triết Giang từng làm quan ở Bắc Kinh, từng ký tên là Tiếu Tiếu tiên sinh ở hai cuốn sách đời Minh là Sơn trung nhất tịch thoại (Một buổi chuyện trò trong núi) và Biến địa kim (Vàng khắp nơi). Đồ Long (1542-1605) tự là Trường Khanh, lại có một tự nữa là Vĩ Chân, hiệu là Xích Thủy, đỗ Tiến sĩ dưới thời Vạn Lịch, từng làm tri huyện Thanh Phố, tri huyện Dĩnh Thượng, và Chủ sự bô.
Lễ. Khảo trong từ thoại hồi thứ 48 có việc Hoàng Mỹ ở phủ Khai Phong gửi thư cho Tuần án sử Sơn Đông là Tăng Hiếu Tự, gọi Tăng mỗ đang giữ chức Tuần án Ngự sử Đô sát viện bằng chức danh "Đại trụ sử", chức danh này trước chưa từng nghe nói, người đọc cũng thường không để ý. Tra trong Cô?
kim quan chế diên cách do Đồ Long soạn thì dưới phần khảo chứng của mục Đô sát viện có tìm thấy câu "Tại Chu vi Trụ hạ sử, Lão Đam thường vi chi" (Thời Chu là Trụ hạ Sử, Lão Đam từng làm chức ấy) v.v., chứng tỏ cách xưng hô hiếm hoi ấy trong truyện quả có khả năng chính là do Đồ Long viết. Ngụy Tử Vân khảo sát kinh lịch của Đồ Long thấy rằng rất có khả năng Đồ Long viết sách ấy để phúng dụ hoàng đế lúc bấy giờ. Có hai lí do :
một là Đồ Long từ năm Vạn Lịch 12 bị cách chức về sau không ngóc đầu lên được nữa, khốn nghèo cho đến chết, hoàn toàn là vì trong khi làm tri huyện Thanh Phố một lần dâng thư mừng sinh nhật Hoàng trưởng tử, đã phạm phải điều cấm kỵ của Hoàng đế, hẳn vì thế mà có lòng oán hận ; hai là Đồ Long từ sau khi bị cách chức, thường được người bạn là Lưu Thủ Hữu ở Ma Thành tiếp tế, đến sau khi chết năm Vạn Lịch 33, người đời lại truyền rằng con Thủ Hữu là Lưu Thừa Hỉ có đủ trọn bộ sách này. Đối chiếu những điều nói trên, dường như Đồ Long viết là điều có thể tin được.
Năm 1985, nguyên mạo thám sách (Tìm kiếm diện mạo ban đầu của ) của Ngụy Tử Vân được Học sinh thư cục Đài Loan xuất bản, ông Đồng Văn đề tựa có nhắc lại bài viết Bình Mai dữ Vương Thế Trinh của Ngô Hàm cũng từng đề cập tới một "Đồ Xích Thủy nổi tiếng về tạp kịch và văn chương", mà Xích Thủy chính là hiệu của Đồ Long. Ông Đồng Văn lấy đó để khẳng định thêm khả năng thừa nhận Đồ Long là tác giả.
Dĩ nhiên đối với một "câu đố" đặt ra đã bốn thế kỉ nay và trong thời gian đó đã lần lượt ra đời hơn chục đáp án khác nhau để rồi lần lượt bị bác bỏ thì chưa thể khẳng định ngay Đồ Long là đáp án chính xác.
Tuy nhiên, chí ít thì đáp án này cũng đã đứng được ngót mười lăm năm nay. Những ai quan tâm đến văn học Trung Quốc nói chung và nói riêng hẳn là hứng thú theo dõi.
Chú thích:
(1-) Sùng Trinh là niên hiệu của Minh Nghệ Tông (1628-1644), ông vua cuối cùng của nhà Minh.
Niên hiệu Chính Hòa đời Huy Tông triều Tống, tại huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông, có một người con nhà gia thế, tướng mạo cực khôi ngô nhưng có tính xa xỉ hoang phí, khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, họ Tây Môn, húy Khánh. Cha là Tây Môn Quỳ, thường tới vùng Xuyên Quảng mua bán dược phẩm, nên có mở tại huyện Thanh Hà một cửa hiệu bán thuốc khá lớn. Gia đình Tây Môn có nhà cửa đồ sộ, kẻ ăn người ở tấp nập, ngựa nuôi từng bảy, tuy chưa phải là thập phần phú quý nhưng cũng vào loại hào phú tại huyện Thanh Hà. Vợ chồng Tây Môn Qùy viên ngoại thì cha mẹ đều đã quy tiên, chỉ có một con trai nên yêu quý như hòn ngọc trên tay. Người con trai này vì được nuông chiều quá mức nên không chịu học hành, suốt ngày chỉ rong chơi phóng đãng. Sau khi cha mẹ mất thì không chịu lo làm ăn, chi?
vui với mấy món côn quyền học được, lại say mê cờ bạc rượu chè. Bạn bè toàn hạng chẳng ra gì, người bạn tương đắc nhất họ Ứng, tên Bá Tước tự Quang Hầu, nguyên là con trai thứ của Ứng viên ngoại, gia đình làm nghề dệt lụa, nhưng đã sa sút. Ứng Bá Tước chỉ quanh quẩn những nơi quen biết để sống qua ngày, và được bạn bè đùa đặt tên là Ứng Hoa Tử. Ứng Hoa Tử rất giỏi các môn cờ bạc. Người bạn thân thiết thứ nhì họ Tạ, tên Hy Đại, tự Tử Thuần, vốn là con cháu một gia đình nhà quan, được hưởng tập ấm tại huyện Thanh Hà. Tạ Hy Đại vì cha mẹ mất sớm nên sống lông bông, nhưng lại có tài gảy đàn tỳ bà. Hai người này là bạn tâm đầu ý hợp của Tây Môn Khánh. Ngoài ra cũng có vài người bạn khác, nhưng toàn là hạng phá gia phi tử. Một người là Chúc Thật Niệm, tự Cống Thành, một người là Tôn Thiên Hóa, tự Bá Tu Xước, hiệu Tôn Quả Chủy. Một người là Ngô Điển Ân, trước làm chức Âm dương sinh trong huyện, nhưng sau bị cách chức, chuyên tới vay tiền đám quan lại trong huyện, do đó thường lai vãng với Tây Môn Khánh. Lại còn một người em của Vân Tham tướng, tên là Vân Lý Thủ, tự Phi Khứ. Một người nữa là Thường Trĩ Tiết, tư.
Kiên Sơ. Một người khác là Bốc Chí Đạo, một người nữa là Bạch Lãi Quang.
Lãi Quang thường hay rủ vài chục bạn bè tới tìm Tây Môn Khánh để bắt Khánh bỏ tiền ra cho mọi người uống rượu vui chơi. Một người hoang phí xa xỉ như Tây Môn Khánh mà lại gặp đám bạn bè như vậy thì dẫu có tiền rừng bạc biển cũng phải hết đần. Quả nhiên chỉ vài năm sau, Tây Môn Khánh đã làm tiêu tan gia sản ông cha để lại, chỉ còn cái nhà đang ở là chưa bán mà thôi. Cửa hiệu dược phẩm tuy vẫn còn, nhưng vốn liếng hầu hết đã về tay người khác. Tuy nhiên Tây Môn Khánh tính tình hung bạo, thường dựa vào thanh thế của cha để lại, đồng thời được bốn tên gian thần trong triều là Cao, Dương, Đổng, Thí nâng đỡ, nên chuyên áp bức người trong huyện để làm tiền, cả huyện ai cũng sợ, gọi Tây Môn Khánh là Tây Môn Đại quan nhân. Vợ Tây Môn Khánh là trần thị mất sớm, chỉ sinh được một con gái tên là Tây Môn Đại Thư. Lúc Tây Môn Qùy còn sống thì đã hứa. gả Đại Thư cho Trần Kính Tế, con trai của Trần Hồng, thân gia của Dương Đề đốc, chỉ huy mười tám vạn cấm quân tại Đông Kinh. Sau này Tây Môn Khánh cưới con gái của Tả vệ Ngô Thiên Hộ tại huyện Thanh Hà, làm kế thất. Ngô thị vào khoảng hai mươi lăm tuổi, vì sinh vào ngày rằm tháng rám nên còn có tiểu danh là Nguyệt Thư. lúc về làm vợ Tây Môn Khánh thì mọi người quen gọi Ngô thị là Nguyệt nương. Nguyệt nương là người hiền thục đảm đang, nhưng gia đình chỉ còn có tiếng mà không có miếng. Nguyệt nương rất mực phục tòng chồng, nhưng vì không có tiền cung phụng cho chồng nên thường phải chịu điều nọ tiếng kia.
Một hôm Ứng Bá Tước tới chơi, cùng Tây Môn Khánh chuyện vãn. Tây Môn Khánh nói tới chuyện gia sản táng tận, ứng Bá tước bảo:
- Việc gì anh phải lo, anh là người tài mạo kiêm toàn, muốn có vàng bạc châu báu, có hầu thiếp đẹp đâu phải là khó.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Ứng nhị ca nói vậy nghĩa là thế nào ?
Ứng Bá Tước bảo:
- Nhà họ Lý có cô con gái là Lý Kiều Nhi, gia đình đó giàu có ức vạn, hiện đang kén chồng cho con, nếu ca ca tới đó đánh tiếng xin làm rể, có phải là được cả người lẫn của không ?
Tây Môn Khánh cười:
- Thiên hạ làm gì có chuyện như vậy ?
Ứng Bá tước nói:
- Nếu ca ca không tin, thì cứ đi theo tôi.
Tây Môn Khánh mừng lắm, liền vào nhà trong thay quần áo đẹp, rồi cùng gia nhân Đại An Nhi theo Ứng Bá Tước tới nhà họ Lý. Tới nơi, Đại An Nhi đứng ngoài, Ứng Bá Tước dẫn Tây Môn Khánh vào trong.
Lý Kiều Nhi ra tiếp. Tây Môn Khánh liếc nhìn, thấy nàng quả có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn. Ứng Bá Tước nói với Lý Kiều Nhi:
- Vị này là thân thích của Dương Đề đốc, chỉ huy mười tám vạn cấm quân tại Đông Kinh, tức là Tây Môn Đại quan nhân. Cà huyện Thanh Hà không ai là không biết Đại quan nhân. Chỉ hiềm Đại quan nhân đây chưa có con trai, nên muốn lập nhị phòng. Vì lẽ đó mà tôi xin tới đây làm ông mối.
Lý Kiều Nhi nói:
- Ngài dạy quá lời, chúng tôi đâu được cái diễm phúc đó.
Nói xong trộm ngắm Tây Môn Khánh từ đầu tới chân, thấy tướng mạo khôi ngô tuấn tú thì trong lòng thập phần ưng ý, bèn xin phép mời Ứng Bá Tước vào nhà trong, hỏi lại cho rõ, sau đó bằng lòng đê?
Ứng Bá Tước đứng ra mai mối. Đôi bên đồng ý là sính lễ chỉ cần hai trăm lạng bạc, mọi việc khác Ứng Bá trước xin đứng ra lo hầu cho cả hai bên. Xong xuôi, Ứng Bá Tước trở ra nói lại cho Tây Môn Khánh biết. Tây Môn Khánh lại nhờ Ứng Bá Tước trở vào ấn định rõ ràng mọi việc với Lý Kiều Nhi. Bàn định xong thì trời đã muộn. Tây Môn khánh cáo từ ra về còn Ứng Bá Tước thì được Lý Kiều Nhi mời ở lại ăn cơm.
Về tới nhà, Tây Môn Khánh lén thâu thập tất cả đồ trang sức của Trần thị để lại, cùng tư trang tế nhuyễn của Ngô Nguyệt nương, hôm sau đem hết cho Ứng Bá Tước nhờ lo mọi chuyện.
Chưa đầy mười ngày sau thì Tây Môn Khánh cưới Lý Kiều Nhi về làm thứ phòng. Ngô Nguyệt nương vô cùng sầu muộn lại thấy Lý Kiều Nhi đem theo ba ngàn lạng nên càng không dám nói gì.
Tây Môn Khánh là người tham tiền hiếu sắc, sau khi cưới được Lý Kiều Nhi , có được nhiều tiền, bèn cưới thêm người vợ thứ ba là Trác Nhị Thư. Trác Nhị Thư thể chất mong manh yếu đuối, thường hay bệnh tật.
Một hôm, Tây Môn Khánh bảo Ngô Nguyệt nương:
- Hôm nay là hai mươi lăm tháng Chín rồi, mồng ba tháng sau là tới kỳ hội họp với anh em. Hôm đó nàng phải cho dọn hai chiếu rượu thịnh soạn, rồi gọi vài con hát tới cho anh em người ta vui vẻ. Nàng nhớ lo liệu tử tế cho ta.
Ngô Nguyệt nương nói:
- Thôi đừng nhắc tới những người đó nữa, theo tôi thì họ không phải là những người tốt, trái lại tôi cho là những người hại chàng mà thôi. Chàng mà còn giao du với họ thì gia đình không bao giờ khá được đâu. Vả lại hiện Trác Nhị Thư đang bệnh, tôi khuyên chàng đừng nên rượu chè quá độ.
Tây Môn Khánh tức giận bảo:
- Thôi im đi, đừng nói nữa, ta không nghe đâu, bực mình lắm. Cứ như nàng nói thì trong đám anh em bè bạn của ta không có ai là người tốt hay sao ? Ai thì không nói làm gì. cứ như Ứng nhị ca là người tốt bụng, ai nhờ gì cũng được hài lòng. Ứng nhị ca lại là người tháo vát, lo việc gì cũng trôi chảy. Lại phải kể tới Tạ Tử Thuần nữa chứ. Tử Thuần cũng là người lanh lợi giỏi giang. Nhà mình nay đang cần nhiều người giúp đỡ, nay mình mở tiệc kết tình huynh đệ với bạn bè là chỉ có lợi mà thôi. Mai đâu mình còn nhờ va?
người này người kia chứ.
Ngô Nguyệt nương tiếp lời:
- Kết nghĩa bằng hữu huynh đệ là điều tốt, nhưng chỉ sợ sau này không ai cho mình nhờ vả, hiện thời chỉ thấy họ nhờ vả mình mà thôi.
Tây Môn Khánh cười:
- Thì mình cho người ta nhờ vả cũng là điều tốt chứ sao ?
Vợ chồng đang nói chuyện thì Đại An Nhi, tên gia nhân thân tín của Tây Môn Khánh, tướng mạo đẹp đẽ và rất lanh lợi, vào thưa:
- Có Ứng nhị thúc và Tạ đại thúc tới.
Tây Môn Khánh bảo:
- Ta cũng vừa nhắc xong thì họ tới.
Vừa nói vừa bước ra phòng khách. Tại phòng khách, Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại đang ngồi chờ.
Ứng Bá Tước hôm nay đội khăn lượt den, mặc áo đoạn màu thanh thiên, chân đi hài tơ. Tạ Hy lại cũng ăn mặc chững chạc lắm. Thấy Tây Môn Khánh bước ra, cả hai đều đứng dậy vái chào. Tây Môn Khánh đáp lễ mời ngồi, gọi gia nhân pha trà, rồi nói:
- Hai người tới thật đúng lúc. Mấy hôm nay tôi buồn quá, chẳng đi được tới đâu, mà cũng chẳng thấy bạn bè tới thăm.
Ứng Bá Tước nói:
- Ca ca trách vậy cũng phải, nhưng anh em mình mỗi người một việc, cũng ít khi rảnh rỗi, nhiều khi muốn tới thăm ca ca mà cứ gặp chuyện này chuyện kia cản trở.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Mấy hôm nay nhị ca ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
- Hôm qua thì tôi sang nhà họ Lý thăm đứa nhỏ em gái của Quế Khanh, cháu gái của Nhị tẩu đây, nó tên là Quế Thư Nhi, lâu nay tôi không gặp nó. Nó còn nhỏ mà đã đẹp lắm, chắc nay mai lớn lên phải là tuyệt thế giai nhân chứ không chơi. Cũng hôm qua mẹ nó. hai lần khẩn khoản nhờ tôi mai mối, điệu này thì chắc lại khó lòng lọt tay ca ca.
Tây Môn Khánh nôn nóng:
- Nếu quả có sắc đẹp như vậy thì tại sao mình không tới thăm cho biết ?
Tạ Hy Đại tiếp lời:
- Ca ca chưa tin hay sao? Quả là muôn phần xinh đẹp.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
- Hôm qua nhị ca ở bên đó, còn mấy hôm trước thì ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
- Hôm trước khi Bốc Chí Đạo từ trần, tôi phải ở đó giúp đỡ, bận rộn suốt mấy ngày. Sau khi đưa đám thì chị dâu Bốc Chí Đạo dặn đi dặn lại tôi rằng có gặp ca ca thì xin lỗi giùm, vì hoàn cảnh eo hẹp, chẳng có tiệc tùng gì cả nên không dám báo tin cho ca ca. Nhà đó cứ áy náy lắm.
Tây Môn Khánh nói:
- Tôi cũng có nghe là Bốc đệ bệnh nặng, không ngờ đã chết. Lúc trước Bốc đệ có tặng tôi một chiếc quạt Kim Xuyên, tôi đang không biết phải tặng lại thứ gì thì nay Bốc đệ đã ra người thiên cổ.
Tạ Hy Đại tiếp lời:
- Anh em mình có mười người tất cả, nay như vậy là thiếu mất một rồi.
Đoạn quay sang nói với Ứng Bá Tước:
- Mồng ba tháng sau là tới kỳ họp mặt, chẳng lẽ anh em mình đây lại làm tốn kém cho Đại quan nhân sao ?
Tây Môn Khánh chặn lời:
- Thì có gì mà tốn kém? Anh em mình họp nhau lại, nếu là uống rượu mua vui thì chẳng nói làm gì, nhưng là họp nhau để kết nghĩa đệ huynh thì làm ở nhà cũng giảm phần trang nghiêm. Chi bằng mình chọn một ngôi chùa, tới đó viết một tờ sớ kết nghĩa, mình cùng lạy, nhận làm anh em, nguyện sau này che chơ?
giúp đỡ nhau. Việc này cũng không nên tốn kém xa phí làm gì, nhưng là việc chung thì anh em mình tùy tiện, mỗi người đóng góp ít nhiều, biện một cái lễ tam sinh. Không phải là tôi không lo nổi việc này mà phải bắt anh em đóng góp, nhưng đây là chuyện kết nghĩa, cho nên người nào cũng phải có phần mình, như vậy mới quý.
Ứng Bá Tước vội nói:
- Ca ca nói rất phải, cần nhất là lòng thành, anh em cứ tùy tiện lo hết lòng mình là được. Tốn kém cũng chẳng bao nhiêu.
Tây Môn Khánh cười:
- Thì cứ gọi cho có phần mà thôi.
Tạ Hy Đại nói:
- Kết nghĩa thì phải mười người mới tốt. Bốc Chí Đạo không còn, mình phải tìm người thay vào mới được.
Tây Môn Khánh trầm ngâm giây lát rồi bảo:
- Ở đây có Hoa nhị ca, là cháu của Hoa Thái giám, cũng có tiền bạc, nhà ở ngay sau nhà tôi, chỉ cách có bức tường, vẫn hay sang trò chuyện với tôi, tính tình cũng được lắm, chi bằng mình mời Hoa nhị ca kết nghĩa.
Ứng Bá Tước vỗ tay hỏi:
- Có phải là Hoa Tử Hư chăng?
Tây Môn Khánh đáp:
- Phải.
Ứng Bá Tước cười bảo:
- Nếu vậy thì xin mời vị Đại quan đó đi chỗ khác, kết nghĩa với ông đó thì sau này anh em mình đến có một tiệm rượu mất.
Tây Môn Khánh cười bảo:
- Đang nói chuyện đứng đắn thì lại ăn nói bậy bạ, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới rượu chè.
Ba người cười nói trò chuyện một hồi. Yây Môn Khánh gọi Đại An Nhi tới bảo:
- Ngươi sang xin gặp Hoa nhị gia, thưa rằng mồng ba tháng sau ta có lễ kết nghĩa giữa mười người anh em, ta mời Hoa nhị gia làm anh em kết nghĩa. Ngươi nhớ kỹ Hoa nhị gia trả lời sao rồi trở về thưa lại cho ta. Nếu Hoa nhị gia không có nhà thì thưa với Nhị nương cũng được.
Đại An Nhi vâng lời bước ra. Ứng Bá Tước nói:
- Tới hôm đó thì mình định tới chùa miếu nào đây?
Tạ Hy Đạ nói:
- Chùa miếu thì ở đây chỉ có một hai cái. Chùa của tăng sĩ thì có chùa Vĩnh Phúc, miếu của các đạo sĩ thì có miếu Ngọc Hoàng. Tùy mình muốn tới đâu thì tới.
Tây Môn Khánh nói:
- Việc kết nghĩa không phải do các vị tăng sĩ đứng ra làm được, vả lại mấy hòa thượng đó tôi không quen biết. Chi bằng tới miếu Ngọc Hoàng, nơi đó rộng rãi yên tĩnh mà Ngô Đạo quan lại là chỗ quen biết với tôi.
Bá Tước bảo:
- Ca ca nói rất đúng, các hòa thượng của chùa Vĩnh Phúc thì chỉ quen biết với Tạ tẩu tẩu mà thôi.
Hy Đại cười:
- Chỉ được cái ăn nói bậy bạ, đây là chuyện đứng đắn, đùa được hay sao?
Ba người đang nói cười vui vẻ thì Đại An Nhi trở về thưa:
- Hoa nhị gia không có nhà, tôi thưa với Nhị nương, Nhị nương vui lắm, bảo rằng:
"Nếu Tây Môn Đại gia có lòng như vậy thì không nhận lời sao được, để rồi ta sẽ nói lại để phu quân ta sang bái kiến Đại gia đúng ngày". Sau đó lại mời tôi uống trà.
Tây Môn Khánh bảo hai bạn:
- Hoa nhị ca quả có người vợ lanh lợi mà hiền thục.
Ba người tiếp tục uống trà nói chuyện. Lát sau Bá Tước và Hy Đại đứng dậy nói:
- Thôi, mình tạm biệt, chúng tôi còn đi báo tin cho các anh em khác biết, để họ lo chuẩn bị phần của họ. Còn ca ca thì nên tới nói trước với Ngô Đạo quan một tiếng.
Tây Môn Khánh nói:
- Biết rồi, tôi cũng không dám lưu giữ đâu.
Nói xong tiễn hai người ra cửa. Ứng Bá Tươc đi được vài bước bỗng quay lại bảo:
- Hôm đó phải cho mời con hát mới được.
Tây Môn Khánh gật đầu cười:
- Phải có chứ, để anh em mình cùng vui một bữa.
Ứng Bá Tước cùng Tạ Hy Đại nắm tay mà đi.
Tới ngày mồng một tháng Mười, Tây Môn Khánh dậy sớm, đang ngồi trong phòng với Nguyệt nương thì có gia nhân bên nhà họ Hoa sang. Tây Môn Khánh cho vào. Tên gia nhân nhà họ Hoa bước vào, tới trước mặt Tây Môn Khánh quỳ lạy rồi đứng sang một bên mà thưa:
- Tôi là gia nhân bên Hoa gia, xin bái chào Tây Môn Đại nhân. Hôm nọ Đại nhân có cho người sang nói điều kết nghĩa, nhưng hôm đó gia gia tôi có việc vắng nhà, nên không tự mình nghe điều thỉnh giáo được. Gia gia tôi xin y lời là mồng ba sẽ dự buổi họp mặt, nên hôm nay sai tôi mang phần đóng góp sang trước, Đại nhân chi dùng vào việc kết nghĩa, nếu thiếu thì xin cho biết để gia gia tôi bù thêm.
Nói xong đưa một cái hộp màu vàng lên. Tây Môn Khánh đứng dậy mở hộp ra thấy bên trong có một lạng bạc bên nói:
- Như thế này là nhiều rồi, không cần phải thêm nữa. Đến ngày kia thì mời chủ ngươi dậy sớm tới miếu họp mặt với anh em.
Tên gia nhân vâng lời, vừa định quay ra thì Nguyệt nương gọi lại rồi sai đại a hoàn Ngọc Tiêu đem bánh trái ra cho, đoạn bảo:
- Đây là ta cho ngươi để về uống trà. Ngươi về thưa với Hoa đại gia và nương nương là Tây Môn Đại nương.nói rằng hôm nào rảnh, mời nương nương sang đây chơi.
Tên gia nhân nhận quà, cúi đầu lạy tạ quay ra. Đúng lúc đó thi gia nhân của Ứng Bá Tước là Ứng Bảo Giáp mang phần đóng góp tới. Đại An Nhi dẫn ứng Bảo Giáp vào chào lạy rồi nói :
- Gia gia tôi đã thu góp đầy đủ các phần của các gia gia, sai tôi đem tới, xin Đại nhân nhận cho.
Nói xong đưa một cái hộp lên. Tây Môn Khánh mở ra thấy trong có tám gói, bèn đưa cho Nguyệt nương mà bảo:
- Nàng giữ lấy để ngày mai tới miếu mà mua các vật cần dùng.
Ứng Bảo Giáp cáo từ. Tây Môn Khánh đứng dậy định vào thăm Trác Nhị Thư, nhưng chưa kịp tới phòng Trác Nhị Thư thì Ngọc Tiêu đã chạy theo thưa:
- Đại nương mời Đại gia ra nói chuyện:
Tây Môn Khánh gắt:
- Chuyện gì sao vừa rồi không nói ?
Đoạn quay ra phòng ngoài. Nguyệt nương thấy chồng ra thì chỉ vào mấy bao giấy cười bảo:
- Chàng coi phần đóng góp đây này. Chỉ có Ứng nhị gia là đóng được một tiền hai xu, còn mấy người khác thì người năm xu, người ba xu, mà toàn là thứ xấu. Nhà mình quả chưa thấy thứ tiền xấu như thế này bao giờ. Bây giờ mình nhận của họ thì cũng mang tiếng, chi bằng hoàn lại cho họ là hơn.
Tây Môn Khánh nói:
- Trả lại thì cũng bỉ mặt người ta, mình không dùng được thì thôi, có thiếu hụt thì mình ứng ra, cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Nói xong liền quay vào nhà trong thăm Trác Nhị Thư.
Hôm sau là ngày mồng hai, Tây Môn Khánh xuất ra bốn lạng bạc, gọi gia nhân tới sai mua một con lợn, một con dê, năm vò rượu Kim Hoa, gà vịt và vàng hương. Sau đó lại gọi ba gia nhân là Đại An Nhi, Lai Bảo và Lai Hưng đem năm tiền tới miếu Ngọc Hoàng rồi dặn:
- Các ngươi tới thưa với Ngô sư phụ rằng ngày mai ta sẽ phiền Ngô sư phụ tổ chức giùm lễ kết nghĩa đệ huynh, xin sư phụ làm giúp trước một lá sớ kết nghĩa, ngày mai ta sẽ xin sang sớm. Nhớ nói là xin sư phụ lo liệu tươm tất giùm cho. Bọn Đại An Nhi vâng lời kéo nhau đi, lát sau trở về thưa:
- Chúng tôi đã đưa tiền và thưa rõ ràng, sư phụ dã hoan hỷ nhận lời.
Tây Môn Khánh gật đầu.
Hôm sau là ngày mồng ba. Tây Môn Khánh dậy sớm tắm rửa sạch sẽ rồi gọi Đại An Nhi vào bảo:
- Ngươi sang mời Hoa nhị gia qua đây ăn sáng rồi cùng ta tới miếu. Sau đó ngươi sang Ứng nhị gia, giục Nhị gia gọi mọi người đến miếu cho sớm.
Đai An Nhi vâng lời đi ngay. Nhưng Hoa Tử Hư vừa được mời sang thì Ứng Bá Tước đã dẫn mọi người tới, gồm Tạ Hy Đại, Tôn Thiên Hóa, Chúc Thật Niệm, Ngô Điển ân, Vân Lý Thủ, Thường Trĩ tiết.
Bạch Lãi Quang. Kể cả Tây Môn Khánh và Hoa Tử Hư thì cả thấy là mười người.
Mọi người vái chào nhau. Bá Tước nói:
- Bây giờ đi là được rồi.
Tây Môn khánh nói:
- Thì để ăn sáng uống trà xong đã, mời tất cả anh em vào ngồi một phút.
Mọi người vui vẻ kéo vào. Lát sau ăn sáng xong, Tây Môn Khánh mũ áo dẹp đẽ cùng mọi người lên đường tới miếu Ngọc Hoàng.
Từ xa đã thấy cổng miếu sừng sững, bên trong là miếu điện nguy nga, xung quanh tường cao bao bọc. Từ cổng miếu có ba con, đường dẫn vào trong, theo con đường giữa mà vào thì tới chính điện, đi vòng sau chính điện, qua một cái cổng nhỏ nữa là tới đạo viện của Ngô Đạo quan. Hai bên cổng nhỏ này cỏ xanh hoa thắm, lại có những cây tùng cây bách xanh tươi. Mặt trước của đạo viên là ba gian đại sảnh, đó là nơi sớm tối Ngô Đạo quan làm công quả. Sảnh đường trần thiết rất tề chỉnh, ở giữa là cửa Hạo Thiên Kim Khuyết của Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai bên treo tử phủ tinh quan, lại có treo hình bốn Đại Nguyên soái là Mã, Triệu, Ôn Hoàng.
Ngô Đạo quan đã ra trước đại sảnh nghiêng mình đón tiếp, mời bọn Tây Môn Khánh vào uống trà.
Mọi người vừa uống trà vừa ngắm quang cảnh trong đại sảnh. Bạch Lãi Quang nắm tay Thường Trĩ Tiết, đứng dậy bước tới coi hình Mã Nguyên soái, thấy oai phong lẫm lẫm dị thường, tướng mạo cực kỳ uy nghi, nhưng lại thấy vẽ ba cặp mắt. Bạch Lãi Quang bèn bảo Thường Trĩ Tiết:
- Ca ca này, như vậy là làm sao? Gì mà tới những mấy cặp mắt vậy ?
Ứng Bá Tước nghe được bèn bước tới bảo:
- Dốt qúa, Nguyên soái có nhiều cặp mắt là để nhìn các đệ đó, để xem các dê có điều gì xấu xa không ?
Mọi người nghe vậy đều cười. Thường Trĩ Tiết lại chỉ vào hình Ôn Nguyên soái mà bảo:
- Hình vẽ này cũng kỳ quái khác thường.
Bá Tước cười lớn gọi:
- Ngô tiên sinh à, xin tới đây nói chuyện vui.
Ngô Đạo quan bước tới, Ứng Bá Tước nói:
- Có một vị đạo sĩ lúc chết gặp Diêm Vương, Diêm Vương hỏi:
"Ngươi là người như thế nào?", vi.
đạo sĩ trả lời rằng mình là đạo sĩ Diêm Vương sai phán quan tra xét lại thì thấy đúng. Phán quan lại tâu rằng đạo sĩ này không mắc tội nghiệt nên Diêm Vương cho đạo sĩ đó được sống lại. Trên đường về dương thế, đạo sĩ gặp một người quen là một nho sĩ. Nho sĩ hỏi:
"Làm sao mà sư phụ được sống lại vậy?" Đạo sĩ đáp:
"Diêm Vương thấy tôi là đạo sĩ nên cho sống lại". Nho sĩ ghi nhớ lời đó, tới lúc được gọi trình diện Diêm Vương thì nhận bừa mình là đạo sĩ. Trong khi Diêm Vương sai phán quan tra sổ thì thấy hai tay của nho sĩ xanh xám như chàm, bèn hỏi, nho sĩ đáp rằng:
"Vì lúc còn sống thường sờ vào áo của Ôn Nguyên soái". Bởi vậy bây giờ mọi người mới thấy áo Ôn Nguyên soái xanh như chàm, như trong bức hình này chẳng hạn.
Ứng Bá Tước dứt lời, mọi người cười phá lên, rồi tiếp tục đi xem hình Hoàng Nguyên soái, thấy cũng oai phong lẫm liệt, cạnh đó là hình Triệu Nguyên soái, mặt đen sì, bên cạnh có vẽ một con hổ thật lớn.
Bạch Lãi Quang chỉ vào bức tranh mà bảo:
- Mọi người coi con hổ này, chẳng lẽ nó ăn cỏ sao, đi theo người mà không ăn thịt người.
Ứng Bá Tước cười bảo:
- Đệ không biết rằng hổ là người bạn luôn đi theo Nguyên soái hay sao?
Tạ Hy Đại lè lưỡi bảo:
- Bạn như vậy thì tôi xin chịu, lúc đói thì bạn ăn cả mình.
Ứng Bá Tước cười, nói với Tây Môn Khánh:
- Tử Thuần sợ loại bạn đi theo mình rồi ăn thịt mình. Như vậy thì có khác gì bảo chúng tôi đây theo ca ca để ăn thịt ca ca. Ca ca không sợ hay sao ?
Mọi người cười ầm lên. Ngô Đạo quan bước tới nói:
Qúy quan nhân nói tới chuyện hổ, tôi cũng xin thưa là hiện nay huyện Thanh Hà đây đang bị hổ đe doạ, đã có mấy người bị hổ vồ rồi, đến cả những người đi săn cũng bị hổ sát hại, khoảng mười người gì đó.
Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
Hổ ở đâu tới đây ?
Ngô Đạo quan nói:
- Nếu vậy thì Qúy quan nhân không biết gì sao ? Cách đây ít ngày tôi có sai tiểu gia nhân sang Thương Châu để lấy tiền và gạo, lúc về nói rằng trong huyện Thanh Hà của mình đây, ở con đường đi Thương Châu, trên sườn núi Cảnh Dương, có một con hổ trán trắng thường hay xuất hiện ăn thịt người qua lại. Dân buôn bán buộc phải đi qua nơi đó thì họp nhau thành toán đông mà đi. Hiện trên huyện đang treo giải thưởng năm mươi lạng bạc cho ai trừ được con hổ đó. Thật thương cho đám thợ săn, bị hại không biết bao nhiêu mà kể rồi.
Bạch Lãi Quang hăm hở nói:
- Nếu vậy thì hôm nay mình làm lễ kết nghĩa xong, ngày mai tới đó bắt hổ, vừa trừ được hại cho dân lại vừa có tiền nữa.
Tây Môn Khánh bảo:
- Sinh mạng của Bạch đệ không đáng tiền đâu.
Bạch Lãi Quang cười bảo:
- Đã có tiền rồi thì còn cần đến tính mạng làm gì.
Mọi người cùng cười. Ứng Bá Tước nói:
- Để tôi lại xin kể chuyện vui nho mọi người nghe. Có một người bị hổ vồ, người con trai bèn vác dao xông tới định giết hổ cứu cha. Người cha đang bị hổ ngoạm chặt, thấy vậy bảo con rằng:
"Con ơi, có giết hổ thì cẩn thận kẻo hư bộ da hổ đó".
Mọi người nghe xong cười ha hả. trong khi đó Ngô Đạo quan đã sửa soạn xong, bước tới nói:
- Xin các Quan nhân tới thắp hương và đốt vàng.
Lại lấy lá sớ ra nói:
- Đây là lá sớ đã viết rồi, chỉ còn chừa chỗ để viết tên tuổi và thứ bậc, xin các vị cho biết thù vị và tôn húy để tôi viết vào.
Mọi người cùng nói:
- Tự nhiên là Tây Môn Đại quan nhân đây là huynh trưởng của chúng tôi rồi.. Tây Môn Khánh tiếp lời:
- Đâu được, phải tính theo tuổi tác chứ. Ứng nhị ca lớn tuổi hơn tôi, xin để ứng nhị ca làm huynh trưởng.
Ứng Bá Tước vội cướp lời:
- Nói như vậy là hại tôi rồi. Thời bây giờ chỉ nên tính ngôi thứ theo tài ba địa vị chứ đâu tính theo tuổi tác. Tính tuổi thì có lẽ tôi lớn tuổi hơn cả, nhưng nếu để tôi làm đại ca thì có hai điều không ổn. Thứ nhất, Đại quan nhân đây là người có uy có đức, anh em ai nấy đều phục. Thứ nhì, tôi thường được mọi người gọi là ứng nhị ca, nay làm đại ca thì việc xưng hô sẽ rất bất tiện. Giả dụ có hai người tới, một người gọi tôi là Ứng đại ca, còn người kia lại gọi là Ứng nhị ca, như vậy rồi làm sao ?
Tây Môn Khánh cười:
- Ứng nhị ca thật vui vẻ, lúc nào cũng khôi hài được.
Tạ Hy Đại nói:
- Tây Môn ca ca không nên từ chối nữa.
Mọi người cũng nhao nhao bắt Tây Môn Khánh phải nhận làm đại ca. Tây Môn Khánh hai ba lần từ chối không được đành nhận làm đại ca. Người thứ nhì là Ứng Bá Tước, thứ ba là Tạ Hy Đại, thứ tư là Hoa Tử Hư. Sở dĩ Hoa Tử Hư được tôn làm tứ ca, vì là người có tiền. Ngoài ra, mấy người còn lại tự phân ngôi thứ với nhau.
Ngô Đạo quan theo đó mà viết tên tuổi mọi người vào sớ, rồi thắp hương, mời mọi người theo vi.
thứ quỳ trước bàn thờ. Sau đó Ngô Đạo quan cất giọng đọc sớ kết nghĩa, nội dung toàn những chuyện tốt đẹp như là yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Sớ đọc xong, mọi người theo thứ tự tiến lên thắp hương lễ thần, sau đó vái nhau mỗi người tám vái trước bàn thờ, cuối cùng làm lễ tạ thần và đốt vàng. Xong xuôi, Ngô Đạo quan cho bày la hai thiếu rượu thịt thịnh soạn. lây Môn Khánh chủ tọa, mọi người theo vị thứ mà ngồi. Ngô Đạo quan ngồi bên tiếp rượu. Rượu được vài tuần, mọi người bắt đầu cười nói ầm ý, mời mọc ồn ào, không còn giữ gìn gì nứa. Giữa lúc vô cùng náo nhiệt đó thì Đại An Nhi chạy tới kề tai Tây Môn Khánh thưa:
- Đại nương sai tôi thưa với gia gia rằng Tam nương ở nhà lâm bệnh, xin gia gia về cho sớm.
Tây Môn Khánh lập tức đứng dậy nói với mọi người:
- Không phải là tôi muốn làm mất vui bữa tiệc kết nghĩa hôm nay, nhưng người vợ ba của tôi đang lâm trọng bệnh ở nhà, vậy cho tôi được cáo từ trước, hôm khác sẽ xin chuột lỗi.
Hoa Tử Hư nói:
- Tôi về cùng đường với đại ca, tôi xin tháp tùng đại ca.
Ứng Bá Tước nói:
- Hai vị tài chủ đi hết rồi chúng tôi ở đây làm sao ? Hoa tứ đệ phải ngồi lại mới được.
Tây Môn Khánh nói:
- Gia đình Hoa tứ đệ đây cũng neo người, để Hoa tứ đệ về cùng với tôi cho có bạn, vả lại cũng đê?
bên Hoa gia được yên lòng.
Đại An Nhi tiếp lời:
- Lúc tôi tới đây thì cũng thấy hoa Nhị nương sai người đem ngựa tới rước Hoa nhị gia đó. Vừa dứt lời thì thấy một gia nhân bước vào thưa với Hoa Tử Hư:
- Ngựa đã có sẵn, nương nương mời gia gia về.
Tây Môn Khánh cùng Hoa Tử Hư bước ra cảm tạ Ngô Đạo quan, rồi nói với bọn Ứng Bá Tước rằng:
- Thôi để chúng tôi về, anh em ở đây xin cứ tự nhiên.
Nói xong lên ngựa mà về. Gần tới nhà. Tây Môn khánh từ biệt Hoa Tử Hư rồi vào thẳng nhà. Gặp Ngô Nguyệt nương. Tây Môn Khánh hỏi ngay:
- Trác nhị thư làm sao ?
Nguyệt nương đáp:
- Trong nhà có người bệnh, chàng nên có mặt ở nhà luôn. Tôi sợ chàng quá vui với họ nên sai Đại An Nhi tới mời về cho sớm. Trác Nhị Thư hồi này bệnh tình một ngày thêm nặng, chàng cũng nên lưu tâm săn sóc.
Tây Môn Khánh vội vào trong thăm Trác Nhị Thư rồi cả ngày hôm đó ở nhà.
Thời gian qua mau, thấm thoắt đã tới trung tuần tháng Mười. Một hôm, Tây Môn Khánh ngồi tại phòng khách, đang gọi gia nhân đi mời lang y tới coi mạch cho Trác Nhị Thư thì Ứng Bá Tước tươi cười bước vào. Đôi bên vái chào rồi an vị. Ứng Bá Tước nói:
- Chẳng hay bệnh tình tẩu tẩu ra sao ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Cứ mỗi ngày một nặng thêm, chẳng biết làm sao cho khỏi.
Đoạn hỏi:
- Hôm đó mọi người vui vẻ không ? Tới chừng nào mới về ?
Ứng Bá Tước đáp:
- Vì Ngô Đạo quan hết sức lưu giữ nên mãi tới quá canh hai mới giải tán. Tôi say gần chết, đại ca về nhà sớm mà lại hay.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
- Hôm nay nhị đệ đã ăn cơm chưa ?
Ứng Bá Tước không tiện đáp là chưa ăn, nên chỉ nói:
- Thì đại ca thử đoán xem.
Tây Môn Khánh bảo:
- Chắc ăn rồi.
Ứng Bá Tước che miệng cười:
- Như vậy là đoán sai rồi.
Tây Môn Khánh cười:
- Đồ quỷ, chưa ăn thì nói là chưa ăn, còn nói lôi thôi làm gì. Đoạn gọi gia nhân dọn cơm rượu ra.
Ứng Bá tước cười bảo:
- Đáng lẽ là tôi ăn cơm rồi, nhưng vì có một chuyện hay lắm, phải vội tới nói đại ca nên chưa kịp ăn đó.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Chuyện gì mà hay với không hay ?
Ứng Bá tước đáp:
- Thì cũng là chuyện hôm trước Ngô Đạo quan nói về con nghiệt súc ở núi Cảnh Dương đó. Hôm qua con nghiệt súc bị một người dùng võ thuật hạ rồi.
Tây Môn Khánh nói:
- Nhị đệ lại nói chuyện bá láp rồi, tôi không tin như vậy.
Ứng Bá tước nói:
- Đại ca không tin thì để tôi xin nói rõ cho đại ca nghe. Người dũng sĩ tay không giết hổ đó họ Võ, tên Tòng, là con thứ nhì trong gia đình. Ngày trước tị nạn tại trang trại của Tử Đại quan nhân. Sau dó thì bi.
bệnh. bệnh khỏi thì ra đi nói là tìm anh ruột của mình:
Lúc người dũng sĩ họ Võ đi ngang Cảnh Dương thì thình lình gặp hổ, bèn dùng quyền cước đánh chết mãnh hổ. Ứng Bá Tước vừa nói vừa vung tay vung chân, cứ như là chính mình đã hạ mãnh hổ vậy. Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu vậy thì ăn cơm xong, mình thử tới coi.
Ứng Bá Tước nói:
- Đại ca à, hay mình đi ngay đi, rồi có đói thì ghé cao lâu tửu điếm nào ăn uống sơ sài cũng được.
Chưa nói xong thì đã thấy Lai Hưng bưng cơm ra. Tây Môn Khánh bảo Lai Hưng:
- Vào thưa với nương nương là khỏi cần lo cơm nước gì, rồi ngươi dem quần áo ra đây cho ta.
Thay quần áo xong. Tây Môn Khánh nắm tay Ứng Bá Tước mà đi. Giữa dường gặp Tạ Hy Đại. Ta.
Hy Đại cười hỏi:
- Hai ca ca đi coi vụ đánh hổ phải không ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Phải.
Tạ Hy Đại nói:
- Đường bây giờ đang tắc, đi không được đâu.
Do đó mấy người bèn vào một quán rượu bên đường gọi rượu uống. Lát sau bỗng nghe ngoài đường ồn ào tiếng nhạc ngựa và tiếng trống, mọi người ùa ra coi, thì ra đó là đám rước người có công đánh hổ. Đi trước là lính huyện, rồi tới một tráng sĩ cưỡi ngựa bạch. Tây Môn Khánh biết đó là người đánh hổ, bèn đưa tay chỉ mà bảo:
- Các đệ coi, người như thế kia thì đâu phải là có sức bạt sơn cử đỉnh để hạ nổi mãnh hổ.
Mấy anh em vừa uống rượu vừa bàn tán. Nay nói về người tráng sĩ đả hổ, đó là một thanh niên tướng mạo hùng dũng lẫm liệt, thân dài bảy thước, mặt mũi khôi ngô, khoảng hai mươi lăm tuổi, vai hùm lưng gấu, hai mắt như sao. Đó là Võ nhị lang ở huyện Dương Cốc. Trên đường đi tìm anh, Võ nhị lang đã ra tay trừ họa cho dân huyện Thanh Hà. Tri huyện Thanh Hà nghe tin liền cho lính tới đón rước về huyện đường. Tới nơi, Võ Tòng liệng xác hổ xuống sân rồi tiến vào huyện đường, Tri huyện bước ra nghênh tiếp, thấy Võ Tòng tuy khôi ngô tuấn tú nhưng bề ngoài không phải là người có sức mạnh đả hổ. Sau khi được mời ngồi, Võ Tòng kể lại đầu đuôi câu chuyện mình tay không đánh hổ, quan lại nghe xong thảy đều kinh ngạc, kính phục lắm. Tri huyện thân rót ba chung rượu mời Võ Tòng rồi sai xuất kho, lấy năm mươi lạng bạc ra thưởng. Võ Tòng thưa:
- Tôi tài hèn sức mọn, nhờ phúc đức của Tướng công mà may mắn trừ được nghiệt súc này, thật không dám nhận công, nên cũng không dám nhận thưởng. Các thợ săn trong huyện đã vất vả nhiều vì nghiệt súc này, xin tướng công lấy tiền đó thưởng cho họ, như vậy lại biểu lộ được cái đức của tướng công.
Tri huyện nói:
- Nếu vậy thì xin tùy tráng sĩ chia tiền thưởng cho họ.
Đám thợ săn nghe nói Võ Tòng đánh chết mãnh hổ nên kéo tới đầy sân huyện để chiêm ngưỡng. Võ Tòng bèn chia số bạc năm mươi lạng cho đám thợ săn ngày trước mặt Huyện quan. Huyện quan thấy Võ Tòng nhân đức trung hậu như vậy thì yêu mến lắm, có ý tiến cử, bèn bảo:
- Tráng sĩ là người huyện Dương Cốc thì cũng là chỗ lân lý của bản huyện, cho nên ta muốn mời tráng sĩ giữ giùm một chức Đô đầu trong huyện này để giúp ta trừ đạo tặc, chẳng hay ý tướng sĩ ra sao ?
Võ lòng quỳ xuống tạ Ơn mà nói:
- Nếu được tướng công thương đến thì muôn đời kẻ hèn này không quên ơn.
Tri huyện mừng lắm, bèn làm văn thư ngay, cử Võ Tòng làm Đô đầu. Các Lý trưởng và những nhà tai mắt trong vùng kéo tới bái kiến Võ Tòng. Võ Tòng cho thết tiệc suốt mấy ngày, tuy có ý định trở về huyện Dương Cốc để tiếp tục tìm anh, nhưng vì đã trở thành một Tuần phủ Đô đầu của huyện Thanh Hà nên đành ở lại. Từ đó xa gần đều nghe danh Võ Tòng.
Trở lại quán rượu bên đường, Tây Môn Khánh uống hơi nhiều nên có vẻ say, ứng Bá Tước thấy vậy bèn bảo:
- Đại ca à, chúng mình về thôi.
Tây Môn Khánh không đáp, chỉ gục xuống bàn mà ngủ. Trong cơn mộng chập chờn. Tây Môn Khánh dường như thấy mình tới một ngôi biệt thự, bên ngoài có đề hàng chữ "Nhất phiên phong tín nhi.
phiên hoa", bên trong là một vườn toàn kỳ hoa dị thảo, lại có một cái hồ trong đó hoa sen đua hương phô sắc, đặc biệt là có mấy đóa sen màu hoàng kim. Tây Môn Khánh ngạc nhiên lắm, không ngờ trên đời lại có loại hoa sen màu hoàng kim như thế, bèn tự tiện vào hái một bông đem về nhà định kỷ niệm, nhưng đang lúc thò tay hái thì thấy người tráng sĩ đả hổ bước tới gọi, đồng thời vỗ mạnh vào vai. Tây Môn Khánh lạnh toát cả người, bàng hoàng tỉnh mộng. Tây Môn Khánh mở mắt nhìn xung quanh thì biết mình đang ở quán rượu, và hai người bạn vẫn còn đang tiếp tục uống, bèn đem chuyện trong mộng kể lại cho hai bạn nghe, Ứng Bá tước nói:
- Mộng này thật lạ, có lẽ phải nhờ mấy vị tăng trong chùa Vĩnh Phúc giải cho mới được.
Tạ Hy Đại nói:
- Trời cũng đã muộn rồi, mà tẩu tẩu ở nhà lại đang bệnh, mình nên về đi đã.
Tây Môn Khánh đứng dậy trả tiền rồi chia tay với hai bạn là về.
Về tới nhà, nghĩ lại giấc mộng, Tây Môn Khánh tuy cho là điềm tốt nhưng không giải được, trong lòng cứ nghĩ ngợi buồn phiền. Chợt nhớ tới lời ứng Bá tước định tới chùa Vĩnh Phúc nhờ mấy vị hòa thượng giải mộng thì Trác Nhị thư lại lâm cơn mê sảng. Nguyệt nương sai a hoàn Ngọc Tiêu ta mời Tây Môn Khánh vào phòng Trác Nhị Thư. Tây Môn Khánh vội bước vào.
Nguyệt nương nói:
- Hôm nay Tam nương lại mê man.
Tây Môn Khánh bước tới nhìn, biết là bệnh tình trầm trọng hơn nhiều, bèn lấy một tấm danh thiếp, sai Đại An Nhi tới mời Thái y đến chữa trị. Sau đó mũ áo đoàng hoàng cưỡi lừa tới chùa Vĩnh Phúc...
Lại nói về Võ Tòng, một hôm đang tản bộ trên đường thì nghe đằng sau có một người gọi tên mình mà bảo:
- Hiền đệ à, hiền đệ đã được cử làm Đô đầu ở huyện này nên không còn nghĩ đến ta nữa chăng ?
Võ Tòng kinh ngạc quay lại, thì không ai xa lạ, chính là Võ Đại, người anh ruột mà bấy lâu nay chàng vẫn ra công tìm kiếm.
Nguyên là Võ Đại từ khi anh em thất lạc, vì gặp buổi gạo châu củi quế nên mới tới đường Tử Thạch trong huyện Thanh Hà, dựng nhà mà ở, kiếm kế sinh nhai, nhưng Võ Đại tướng mạo xấu xí, sức lực yếu đuối nên thường bị người khinh thường kiếm ăn cũng chật vật lắm, bên mình chỉ có đứa con gái mười hai tuổi là Nghênh Nhi. Cha con sống heo hút như vậy được chừng nửa năm thì tiền bạc hết nhẵn, phải tới nương náu tại nhà họ Trương ở phường Đại Nhai. Người trong nhà họ Trương thấy Võ Đại thật thà nên cũng thương tình giúp đỡ nhờ đó Võ Đại có vốn, làm nghề bán bánh để sống qua ngày. Nhà họ Trương thấy vậy càng quý mến, giúp đỡ tận tình. Võ Đại tương đối đã dễ chịu.
Chủ gia đình họ Trương là Trương Đại Hộ, gia tài ức vạn, có cả trăm căn nhà trong huyện, năm đó đã ngoại lục tuần mà dưới gối không một mụn con. Mẹ là Từ thị, lo việc nhà rất nghiêm khắc nên trong nhà không có nữ gia nhân trẻ tuổi. Đại Hộ thường đấm nghe than rằng:
- Tôi ngần này tuổi rồi, một mụn con không có, trai không có mà gái cũng không, gia tài ức vạn cũng chẳng làm gì.
Người mẹ bảo:
- Nếu vậy thì để mua mấy a hoàn tập cho chúng hát xướng đàn ca ngày đêm hầu hạ cho bớt phiền muộn.
Đại Hộ mừng lắm, tạ Ơn mẹ. Mấy hôm sau, người mẹ nhờ mai mối mua cho Đại Hộ hai a hoàn tre?
đẹp, một người tên là Phan Kim Liên, người kia tên là Bạch Ngọc liên. Ngọc liên khéo léo nhiều tài. Kim Liên là con gái của Phan Tài ở ngoài cửa Nam, từ nhỏ dã có nhan sắc hơn người, lại có đôi bàn chân nhỏ bé rất xinh. Sau khi cha chết, người mẹ nghèo khổ quá, nên từ năm chín tuổi Kim liên đã bị mẹ bàn vào phu?
Vương Chiêu Tuyên. Tại đây Kim Liên được học đàn hát lại được học cả chữ nghĩa. Kim Liên chỉ mới mười ba, đã tỏ ra quyền biến lanh lợi, giỏi âm nhạc, khéo trang diềm, rành việc nữ công may vá, viết chữ, đọc được sách, cử chỉ yểu điệu, biết quyến rũ người khác. Đến năm nàng mười lăm tuổi thì Vương Chiêu Tuyên qua đời, người mẹ mới xin cho nàng ra để bán cho nhà họ Trương với giá ba mươi lạng bạc. Trương Đại Hô.
cho cả Kim Liên lẫn ngọc Liên học âm nhạc, Kim liên đã biết sẵn nên học rất mau. Kim Liên học đàn tỳ bà, còn ngọc Liên học đàn tranh. Từ thị rất quí hai người, cho hai người ở chung một phòng, lại thường cấp tiền bạc xiêm y và các đồ trang sức. Nhưng về sau Ngọc Liên từ trần, chỉ còn lại Kim Liên, lúc đó khoảng mười tám tuổi, nhan sắc lồ lộ muôn phần kiều diễm, được Trương Đại Hộ nạp làm thiếp. Nhưng chưa được nửa năm sau thì Đại Hộ lâm trọng bệnh. Kim Liên bị Từ thị hành hạ đánh đập. Đại Hộ biết chuyện, thương lắm, định tìm người đàng hoàng đem Kim Liên gả cho. Người trong nhà đều nói là Võ Đại thực thà trung hậu, nên gả Kim Liên cho Võ Đại. Trương Đại Hộ cho là phải, bèn gọi Võ Đại tới, gả Kim liên cho mà không đòi hỏi một xu, lại còn thêm cho tiền bạc nữa, tính ra cũng ba trăm lạng. Sau đó thỉnh thoảng lại ngầm giúp tiền bạc cho Võ Đại nữa. Ít lâu sau, Đạn Hộ trở bệnh mà chết. Từ thị bèn trục xuất Võ Đại và Kim Liên. Võ Đại tìm tới thuê hai căn nhà của Tây Vương Hoàng Thân ở đường Tử Thạch, sống với nghề làm bánh. Phần Kim l.iên thì từ khi về làm vợ Võ Đại mặt mày xấu xí, tính tình quê mùa chất phát thì ghét lắm thường tìm chuyện cãi cọ, rồi oán trách Trương Đại Hộ cho rằng trong đời hết đàn ông con trai rồi hay sao mà lại đem mình gả cho một người như Võ Đại. Cho hay đàn bà con gái trời cho chút nhan sắc, lại có tính tình lanh lợi, thì đâu có chịu sống yên với người chồng tầm thường. Từ xưa tới nay, giai nhân tài tử được sống bên nhau là điều hiếm có Phần Võ Đại thì cứ chăm chỉ làm ăn, ngày ngày đi bán bánh, đến tối mới về nhà. Kim Liên ơ?
nhà một mình thì suốt ngày chỉ nhìn nhan sắc mình trong gương mà than vắn thở dài thương tiếc cho mình.
Âu cũng là thói thường của đàn bà con gái, chẳng nên trách làm gì.
Một hôm, nhân có người gánh hàng xén đi ngang, Kim Liên vén rèm ra gọi mua kim chỉ, mua xong, lại buông rèm xuống mà quay vào nhà. Nào ngờ Tây Môn Khánh đi ngang trông thấy, nhận ngay ra nhan sắc tuyệt trần, liền để ý, nhưng muốn bước tới hỏi thử thì không tiện vì có Ứng Bá Tước cùng đi, không khéo léo thì không thành sự. Đang lúc trù trừ chưa biết tính sao thì một người đàn bà từ nhà kế bên bước ra, đó là Vương ma ma.
Vương ma ma gọi:
- Ứng nhị thúc! Đi đâu vậy ?
Ứng Bá Tước biết rõ tâm sự của Tây Môn Khánh, nhưng chưa biết tìm cách nào để giúp, chợt nghe gọi, quay lại nhận ra Vương ma ma thì vui mừng hỏi ngay:
- Nhà bên cạnh đây là của ai vậy ? Tên tuổi nghề nghiệp thế nào Vương ma ma đáp:
- Nhà bên trái nhà tôi là của người họ Trương, có con trai làm việc trong huyện, gia đình chừng bảy tám người, gia pháp nghiêm ngặt lắm. Nhị ca có quen biết họ Trương chăng ?
Ứng Bá tước bực mình nói:
- Còn nhà bên này thì sao ?
Vương ma ma đáp:
- Nhà bên này là của một người buôn bán, nhị gia hỏi làm gì?
Ứng Bá Tước nói bừa:
- Nhà đó hình như của Vương Hoàng Thân, tôi có người bạn cũng muốn thuê nhà của Vương Hoàng Thân, nên muốn hỏi giá cả như thế nào.
Vương ma ma nói:
- Thì nhà đó là của Vương Hoàng Thân rồi, cả huyện Thanh Hà này ai lại không biết. Nếu muốn hỏi giá cả thuê nhà thì để tôi hỏi cho rồi hôm nào tôi tới cho biết.
Ứng Bá Tước hỏi tiếp :
- Nhà đó buôn bán, nhưng mà buôn bán gì vậy ? Sao suốt ngày cứ buông rèm kín mít như thế ? Lại chẳng thấy bóng người nào cả.
Vương ma ma nói:
- Chuyện người ta thì mặc người ta, để tâm làm gì ?
Nói xong quay vào nhà. Ứng Bá Tước thấy Vương ma ma không chịu nói về người thiếu nữ vừa rồi thì trong lòng nghi hoặc lắm, bèn cùng Tây Môn Khánh tiếp tục đi. Cũng lúc đó Võ Đại đi bán bánh trở về, từ xa thấy ứng Bá Tước đứng nói chuyện với Vương ma ma. Lúc Võ Đại tới gần thì ứng Bá Tước cũng vừa bỏ đi. Võ Đại lấy làm lạ lắm. Ứng Bá Tước và Vương ma ma thì không thấy Võ Đại.
Vào tới nhà, Võ Đại càng sinh nghi, bèn bàn tính với vợ là dọn nhà đi nơi khác. Kim Liên nói:
- Ở đây thuê mướn chật hẹp cũng bất tiện, chi bằng gom góp tiền bạc mua một căn nhà đàng hoàng mà ở cho người ngoài khỏi khinh khi.
Võ Đại nói:
- Làm gì có tiền bây giờ ?
Kim Liên hỏi:
- Chàng là thân đàn ông mà không kiếm ra tiền. Thôi, mấy thứ trang sức của tôi đó, đem cầm đi mà lấy tiền, sau này có ăn thì sẽ chuộc lại.
Võ Đại nghe lời vợ, gom góp cầm cố được ít tiền, thuê một căn nhà lầu bốn phòng, ở gần huyện, rất đẹp đẽ yên tĩnh. Sau khi dọn tới nhà mới, Võ Đại lại vẫn tiếp tục bán bánh. ít lâu sau thì Vương ma ma cũng dọn tới ở nhà kế bên, lại trở thành hàng xóm của Võ Đại như trước.
Tình cờ hôm nay Võ Đại gặp lại em ruột mình. Anh em gặp nhau mừng rỡ khôn xiết. Võ Đại mời em về thà, lên lầu nói chuyện, lại gọi vợ ra gặp mặt, đoạn nói với vợ:
- Người dũng sĩ tay không đả hổ tại núi Cảnh Dương ngày trước, chính là em của chúng ta đây.
Hiện nhị đệ đang sung chức Đô đầu.
Kim Liên chắp tay nói với Võ Tòng:
- Xin chào thúc thúc, chúc thúc thúc vạn phúc.
Võ Tòng cũng vội thi lễ, cúi gập người mà vái. Kim Liên bước tới đỡ Võ Tòng dậy mà bảo:
- Xin thúc thúc tự nhiên để tôi khỏi mang tội.
Võ Tòng vội quỳ ngay xuống nói:
- Xin tẩu tẩu nhận lễ ra mắt của tôi.
Hai người cứ dùng dằng rồi cả hai đều quỳ xuống lạy nhau. Sau đó, Nghênh Nhi đem trà ra. Anh em Võ Đại, Võ Tòng uống trà trò chuyện. Võ Tòng thấy nhan sắc chị dâu mình thì không được yên lòng. Lát sau, Võ Đại ra phố mua đồ ăn để làm tiệc đãi em. Võ Tòng ở lại trên lầu, bỗng nghe tiếng Nghênh Nhi khóc dưới nhà, vội xuống hỏi:
- Sao cháu khóc vậy ?
Nghênh Nhi không đáp, chỉ nhìn Kim Liên. Kim liên nói:
- Thúc thúc không biết, con súc sinh này hư lắm, lại được ca ca của thúc thúc nuông chiều nên không biết sợ ai, tôi nói nó cũng chẳng thèm nghe.
Võ Tòng bảo:
- Tẩu tẩu cũng chẳng nên trách mắng cháu. Cháu nó còn nhỏ, mà ca ca tôi không có con trai, chỉ có mụn con gái dó là niềm an ủi mà thôi.
Kim Liên nói:
- Thúc thúc không biết đấy thôi, có phải là tôi đánh nó đâu, chẳng là hồi nãy tôi sai nó sang bên Vương ma ma cạnh đây mượn cái bình rượu về để mua rượu mời thúc thúc, vậy mà nó lơ đễnh thế nào, làm vỡ ngay cái bình rượu của người ta. Cũng may là tôi với Vương ma ma là chỗ thân tình chứ không thì phải đền cho người ta rồi.
Võ tòng nói:
- Nếu vậy thì thôi, có gì phải nói nữa.
Đoạn bước ra cửa đứng chờ anh, rồi nhân đó định dạo bước xem phố xá loanh quanh, nhưng Kim Liên đã bước theo nói:
- Xin nhị thúc đừng đi đâu, nhà tôi đi mua đồ ăn cũng sắp về rồi đó.
Võ Tòng quay lại nói:
- Tôi cũng chỉ định đi loanh quanh đây mà thôi. Cũng lúc đó, Vương ma ma từ bên cạnh chạy ra hỏi Kim Liên:
- Vị này là ai vậy, có phải là thân thích của đại gia bên nhà chăng ?
Kim Liên đáp:
- Ma ma à, đây là em ruột của đại gia tôi, mới sung chức Đô đầu đó Vương ma ma nói:
- Thảo nào tướng mạo đường đường, oai phong lẫm liệt, nhưng sao anh em ruột mà khác nhau một trời một vực như vậy ?
Võ Tòng quay lại nhìn thẳng vào Vương ma ma Vương ma ma cúi đầu mà quay vào nhà. Võ Tòng thấy Vương ma ma có vẻ gian xảo, bèn hỏi Kim liên:
- Người đàn bà vừa rồi có phải là Vương ma ma ở kế bên chăng ?
Kim Liên đáp:
- Phải đó Đang nói chuyện thì Võ Đại mua rượu thịt về tới, đưa cho vợ bảo làm tiệc mau mau. Kim Liên nói:
- Một mình tôi làm sợ không kịp, có lẽ nên cho Nghênh Nhi sang mời Vương ma ma qua đây làm giúp, rồi mời Vương ma ma dùng tiệc luôn cho vui.
Võ Đại nói:
- Vậy cũng được.
Rồi tự mình chạy sang nhờ Vương ma ma.
Tiệc làm xong, cho dọn tại cái bàn lớn trên lầu rồi mời Võ Tòng ăn. Bữa tiệc rất thịnh soạn. Vương ma ma thấy cái bình rượu mình cho mượn bị vỡ một miếng nhỏ bèn hỏi Kim Liên:
- Cái bình rượu sao lại thế này ?
Kim Liên nói:
- Cũng tại cái con súc sinh nhà này đó, thôi để cha nó kiếm cái khác đền cho ma ma.
Nói xong hâm rượu, tự tay mang lên lầu. Võ Đại mời em ngồi đối diện với mình. Võ Tòng hỏi:
- Cháu Nghênh Nhi đâu ?
Võ Đại nghe hỏi, đang định gọi con thì Kim Liên đứng bên nói:
- Chắc nó lại ra đường chơi rồi chứ không đâu.
Nói xong ngồi xuống cạnh chồng, trót rượu ra mời Võ Tòng.
Võ Đại bảo:
- Hôm nay nhị đệ chắc rảnh rang, xin cứ uống rượu thật tình.
Võ Tòng đáp:
- Chỉ sợ trong huyện có chuyện gì cần mà thôi.
Anh em vừa ăn uống vừa chuyện trò. Võ Tòng ăn uống no say rồi nói:
- Thôi tôi cũng đủ rồi, xin để hôm khác tới thăm ca ca và tẩu tẩu Nói xong đứng dậy cáo từ. Vợ chồng Võ Đại đưa tiễn Võ Tòng ra tới đường. Võ Đại bảo:
- Nhị đệ cũng nên năng tới đây với tôi, anh em mình trò chuyện, chẳng gì cũng là ruột thịt. Vả lại nhị đệ bây giờ đường đường là một vị Đô đầu trong huyện này, hàng xóm láng giềng biết tôi là anh ruột của nhị đệ thì cũng phải nể vì.
Võ Tòng vâng lời rồi cáo từ mà về...
Lại nói về Tây Môn Khánh tới chùa Vĩnh Phúc tìm gặp vị cao tăng họ Thích để nhờ đoán giấc mộng lạ nơi quán rượu. Tới cổng, vị tăng trụ trì nhận ra Tây Môn Khánh tại gần cổng. Tây Môn Khánh ngẩng đầu nhìn, trên cổng có tấm biển viết bốn chữ lớn "Đại hùng bảo điện", đó là thủ bút của tể tướng đương triều là Thái Kinh. Bên trong cổng là một bức tượng Phật Di Lặc vĩ đại. Từ cổng vào, theo một cái hành lang thì tới phòng khách, nơi đây vị tăng trụ trì và Tây Môn Khánh phân ngôi chủ khách mà ngồi. Vị tăng hỏi:
- Lâu lắm Đại quan nhân không giáng lâm nơi này, nay tới đây quả là quý hóa lắm. Chắc là Đại quan nhân vẫn được khang an vạn phúc.
Tây Môn Khánh nói:
- Xin cám ơn đã có lời hỏi thăm, nhưng hôm nay tôi tới đây vì nghe nói chùa nhà có một vị cao tăng họ Thích giỏi đoán mộng. Phải vậy chăng ?
Vị tăng đáp:
- Thưa phải, nhưng vị hòa thượng đó chẳng chịu chăm chỉ tụng kinh niệm Phật gì cả là suốt ngày chỉ ngủ li bì, giờ này chưa chắc đã dậy. Xin để bần tăng vào coi thử.
Tây Môn Khánh nói:
- Vâng, sư phụ vào coi giùm.
Vị tăng quay vào, tìm hòa thượng họ Thích, nói rõ việc Tây Môn Khánh tới hỏi để nhờ giải mộng.
Hòa thượng họ Thích lơ đãng hồi lâu, rồi chẳng nói chẳng rằng, nằm xuống giường định ngủ. Vị tăng trụ trì phải dựng dậy, lôi ra ngoài diện kiến Tây Môn Khánh, nhưng hòa thượng họ Thích vùng vằng bảo:
- Cái gì mà đại quan với chẳng đại quan. Tôi đang muốn ngủ, ông Tây Môn Đông Môn gì đó muốn tôi giải mộng thì phải vào đây chứ tôi không đi đâu cả. Vị tăng trụ trì không biết tính sao trước thái độ điên khùng của Thích hòa thượng, đành ra ngoài nói:
- Thích hòa thượng hiện đang ngủ, nếu quả Đại quan nhân muốn được giải mộng thì xin cảm phiền quá bộ vào ngọa phòng, như vậy có thể ngồi lâu để nghe đoán cho đầy đủ rõ ràng.
Tây Môn Khánh gật đầu:
- Vậy cũng được.
Nói rồi đứng dậy theo vị tăng vào ngọa phòng, nơi đây không khí thanh u, cực kỳ yên tĩnh. Thích hòa thượng đã ngủ khoèo, tiếng ngáy vang lên đều đều, vị tăng trụ trì lại phải tới gọi dậy, Thích hòa thượng từ từ mở mắt nhìn rồi nói:
- Thì ra là Tây Môn Khánh, có mộng gì kỳ lạ thì nói đi.
Tây Môn Khánh đang muốn được giải mộng nên tuy nghe Thích hòa thượng gọi tên mình ra mà vẫn không để ý, chỉ đáp:
- Hôm qua tôi uống rượu quá say tại một tửu quán, rồi ngủ thiếp đi mà mộng thấy tới một ngôi biệt thự, cổng có dề bảy chữ.
Thích hòa thượng ngắt lời:
- Bảy chữ gì ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Bảy chữ đó là "nhất phiên phong tín nhị phiên hoa", viết theo lối đại tự. Vào trong thấy một khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo. Lại có một cái hồ toàn sen đang nở, mà có những bông sen không phải màu trắng, không phải màu đỏ ...
Thích hòa thượng lại ngắt lời:
- Chắc là màu hoàng kim.
Tây Môn Khánh giật mình:
- Làm sao sư phụ biết là màu hoàng kim ?
Thích hòa thượng không trả lời thẳng mà chỉ nói:
- Mộng này lành ít dữ nhiều.
Tây Môn Khánh lo lắng:
- Dám xin sư phụ giảng cho.
Thích hòa thượng không trả lời mà hỏi lại:
- Mộng đó có hết không ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Mộng chưa hết, vì lúc tôi thấy hoa sen hoàng kim đẹp và lạ đang đưa tay hái thì bỗng nghe một người lớn tiếng gọi, rồi đập mạnh vào vai tôi, đó là lúc tôi tỉnh dậy.
Thích hòa thượng lại hỏi:
- Có nhận ra hoặc quen biết gì với người gọi đó không ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hình như người đó là Võ Tòng, người đã đánh chết mãnh hổ tại núi Cảnh Dương ngày trước.
Thích hòa thượng gật gù:
- Nếu vậy thì nghe bần tăng giải mộng đây.
Nói xong đọc bốn câu thơ:
Một lần tin gió mấy lần hoa, Chỉ rõ họ người, không nói ngoa.
Sau lúc sen vàng tay đã hái, Uyên ương gặp gỡ chẳng đâu xa.
Tây Môn Khánh nghe xong ngạc nhiên nói:
Tôi quả không quen biết với người họ Phan(#1) nào cả, mà cũng không hẹn ước nhân duyên với người nào họ Phan. Thích hòa thượng bảo:
- Đó là thiên cơ, bần tăng chỉ có thể nói vậy mà thôi.
Nói xong lại quay ra giường mà ngủ. Tây Môn Khánh đành theo vị tăng trụ trì trở ra phòng khách.
Uống trà xong, Tây Môn Khánh để lại ít bạc rồi cưỡi lừa trở về nhà. Về tới nhà, Đại An Nhi ra đón, Tây Môn Khánh hỏi:
- Ta đi vắng, có ai tới không ?
Đại An Nhi đáp.
- Có Ứng nhị gia tới, đang ngồi chồ tại phòng khách.
Tây Môn Khánh vội bước thẳng vào phòng khách. Ứng Bá Tước đứng dậy nói:
- Đại ca mới về.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nhị đệ xui ta tới chùa Vĩnh Phúc để nhở đoán mộng, nhưng lão sư họ Thích chỉ làm ta bực mình mà thôi.
Ứng Bá Tước vội hỏi :
- Sao vậy ?
Tây Môn Khánh kể lại đầu đuôi, từ thái độ khinh đời đến ngôn ngữ ngạo mạn của Thích hòa thượng, rồi đưa cho ứng Bá Tước xem bốn câu thơ đoán mộng chép trên giấy. Ứng Bá Tước xem kỹ bốn câu thơ rồi nói:
- Bốn câu đoán mộng này kể cũng không phải là khó hiểu. Mỗi lời mỗi chữ đều rõ rằng, cứ theo đó thì tương lai đại ca sẽ có một vị tẩu tẩu họ Phan, đây chính là chuyện uyên ương tốt đẹp. Còn hai chữ "sen vàng", tức kim liên, thì ta thường có câu "tam thốn kim liên", tức là sau đó đại ca sinh được những đứa con đẹp đẽ đáng yêu. Lúc đó thì bọn đệ sẽ được uống rượu mừng...
Đang nói thì thấy Đại An Nhi vào thưa:
- Có Tạ đại gia tới.
Tây Môn Khánh và Ứng Bá Tước cùng đứng dậy chào hỏi. Tạ Hy Đại an tọa. Tây Môn Khánh hỏi:
- Sao tới trễ vậy ?
Tạ Hy Đại đáp :
- Tại hồi nãy còn mắc ngồi uống trà với một người bạn ở nhà của nàng Phan Tiểu Hồng trong ngõ Trường Xuân, nên bây giờ mới tới được.
Ứng Bá Tước hỏi ngay:
- Có phải Phan Tiểu đồng mà đôi bàn chân nhỏ xíu phải không ?
Tạ Hy Đại đáp.
- Phải đó, bàn chân nàng nhỏ lắm. không quá ba tấc. Mà nhị ca hỏi làm gì vậy ?
Ứng Bá Tước bèn thuật lại đầu đuôi việc Tây Môn Khánh nghe đoán mộng. Tạ Hy Đại nghe xong nói:
- Nàng Phan Tiểu Hồng này đúng là họ Phan, lại có nhan sắc cá lặn nhạn sa, khó người bì kịp. Hay là bây giờ anh em mình tới đó chiêm ngưỡng sắc đẹp của nàng, thưởng thức thú vui tưởng cũng không hại gì.
Tây Môn Khánh bảo:
- Bây giờ cũng trưa rồi, mình ăn cơm đã rồi đi cũng không muộn.
Bèn quay lại gọi Đại An Nhi, bảo dọn cơm rượu. Một lát sau, cơm no rượu say, ba người kéo nhau tới hẻm Trường Xuân...
Lại nói về nàng Kim Liên, vốn chán ghét người chồng thật thà xấu xí là Võ Đại mà thương xót nhan sắc của mình, đến khi Võ Tòng tới nhà ăn cơm, Kim Liên bắt đầu say mê em chồng, trong lòng chỉ nghĩ tới chuyện bướm ong, nhưng trước vẻ uy nghi anh hùng của Võ Tòng, Kim Liên vẫn thấy e sợ. Còn Vương bà, người láng giềng khít vách, lại là người giỏi nghề dụ dỗ đàn bà con gái, xúi bẩy làm chuyện bại hoại tiết danh. Ngày trước, có một thương gia buôn bán dược phẩm tại Đông Kinh say mê một người con gái, thân thích của một vị quan trong huyện Thanh Hà, nhưng không biết làm sao. Sau đó thương gia này nhờ người chỉ tới Vương bà, đưa ít lạng bạc nhờ lo hộ, Vương bà nhận lời. Chỉ mấy ngày sau, Vương bà làm quen được với người con gái đó, rồi mượn cớ rủ nàng đi lễ chùa, nhưng lại đưa nàng tới nhà mình để người thương gia nọ được gặp.
Lại có một người là Thi Đại Tử, nhà ở trước huyện, muốn cưới con gái của Đông Sách Tử, mở cửa hàng buôn gạo. Người con gái này đã hứa hôn với con trai thứ của Chu Đại Hộ. Thi Đại Tử biết là chuyện mình khó thành, đang thất vọng thì có người giới thiệu Vương bà. Thi Đại Tử bèn đem tiền bạc tới nhà Vương bà, xin nhận Vương bà là mẹ nuôi, rồi nhờ lo chuyện. Vương bà nhận lời. Hôm sau Vương bà tới dò hỏi con nuôi của Chu Đại Hộ là Chu Phúc, Chu Phúc ngày trước là gia nhân thân tín nhất của Chu Đại Hộ.
Vương bà kể hết chuyện cho Chu Phúc nghe, dặn Chu Phúc dèm pha với Chu Đại Hộ rằng người con gái nhà hàng gạo không được đứng đắn, rồi tặng Chu Phúc một số bạc. Chu phúc là đứa ham tiền nên nhận lời.
Chu Đại Hộ vốn người ngay thẳng, gia pháp rất nghiêm, nghe Chu Phúc nói vậy thì nổi giận, cho gọi bà mối đến nói chuyện thoái hôn, Đông Sách Tử giận lắm, nói với Vương bà:
- Con gái tôi rất mực đoan chính, xưa nay chưa hề có điều tiếng gì. Nay Chu Đại Hộ nghe lời nói không đâu mà thoái hôn, bỉ mặt tôi. Tôi phải nhờ người làm đơn kiện Chu Đại Hộ mới được Vương bà nghe vậy thì mừng lắm, nhưng giả vờ kinh ngạc mà bảo:
- Sao lại có chuyện đó được. Cứ như tôi thấy thì lệnh ái đây quả là hiền thục nết na, cả ngày không ra khỏi cửa, một dạ gìn vàng giữ ngọc, lẽ ra nhà họ Chu không có phúc để cưới được lệnh ái, vậy mà còn làm bộ nọ kia. Nhưng vàng thật đâu sợ lửa, lệnh ái đây đâu phải là ế ẩm gì. Nếu bây giờ đem chuyện lên quan thì phiền phức mà chẳng lợi gì. Theo tôi thì nên tính cách khác hay hơn.
Người cha tuy đang giận, nhưng nghe Vương bà nói cũng có lý, bèn hỏi:
- Nhưng mà làm cách nào để giữ thể diện bây giờ ? Hay là lại nhờ mai mối lo cho cháu đám khác để nhà họ Chu biết tay ?
Vương bà mừng quá nói ngay:
- Nếu vậy thì khỏi phải nhờ ai cho mất công mà lại miệng tiếng, để tôi xin tận lực lo cho. Chỉ ít ngày sau Thi Đại Tử được toại nguyện, mà Vương bà ăn tiền được cả đôi bên. Vài chuyện trên đây đủ cho thấy Vương bà là người thế nào.
Trở lại chuyện Kim Liên, Vương bà thấy nàng đẹp đẽ như thế mà phải làm vợ một người như Võ Đại, thì đoán biết ngay tâm sự của nàng, lại biết nàng không có ai bầu bạn nên lân la chuyện trò, dần dần trở thành thân thiết. Vương bà thường lãnh quần áo về cho Kim Liên may vá, rồi tìm đủ cách ly gián vợ chồng Võ Đại, Kim liên.
Một hôm Kim Liên nói với Vương bà:
- Ma ma à, ma ma thấy em chồng của tôi thật là hãnh diện biết bao. Chú ấy tài ba dũng mãnh, tay không đánh chết hổ dữ Cảnh Dương, mà tướng mạo lại vô cùng đẹp đẽ. Vương bà tiếp lời:
- Thì tôi cũng vẫn nghĩ như vậy dó. Tôi cũng còn nghĩ tới cô nữa. Cô là người nhan sắc tuyệt trần thế này, đáng lẽ phải lấy người chồng xứng đáng, nào ngờ trời già cay độc, bắt cô phải khổ. À mà có lẽ cô cũng biết chuyện này, hôm nọ lúc cô ra mua kim chỉ, có người để ý đấy nhá. Kim Liên vội hỏi:
- Có phải người mặc áo xanh hôm đó chăng ? Mà ai vậy ?
Vương bà lững lờ:
Không nói ra thì thôi, mà nói ra thì lại tức cười.
Kim Liên nôn nao:
- Ma ma à, bây giờ không có ai ở nhà, xin nói cho tôi nghe đi.
Vương bà cười:
- Người đó là Ứng nhị gia, bạn của Tây Môn Đại quan. Đại quan nhân có cửa hiệu dược phẩm lớn nhất ở đây. Ứng nhị gia tên thật là Bá Tước, còn Tây Môn Đại quan nhân cưới một kỹ nữ là Lý Kiều Nhi về làm vợ thứ nhì, đó là do công của Ứng nhị gia.
Kim Liên hỏi:
- Còn vị Tây Môn Đại quan nhân trong nhà có mấy người thiếp ?
Vương bà đáp:
- Vì Đại quan nhân chưa có con trai, người chính thất lại đã qua đời, hiện có ba người vợ. Người thứ ba là Trác Nhị Thư hiện đang bệnh nặng, sợ không qua khỏi, nên Đại quan nhân hình như cũng đang muốn cưới thêm một người vợ nữa.
Kim Liên lại hỏi:
- Ma ma có quen với Ứng nhị gia không ?
Vương bà đáp:
- Quen chứ sao không ? Ứng nhị gia hiện nhờ vả Đại quan nhân nhiều lắm, tuy có lãnh ít việc tại huyện nhưng cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.
Kim Liên hỏi:
- Hôm đó tại sao Ứng nhị gia lại tới chỗ mình ở lúc trước ? Mà có chuyện gì đáng cười như ma ma mới nói?
Vương bà cười bảo:
- Chuyện buồn cười đó, tôi cũng chẳng nên nói cho cô nghe làm gì.
Nói xong đứng dậy định đi. Kim liên vội nói:
- Xin ma ma nán lại ăn bánh, uống nước trà đã. Hôm nay cũng có em chồng tôi tới chơi thì phải. Bây giờ thì mời ma ma dùng chút đỉnh cho ngon miệng rồi nói chuyện cho tôi nghe.
Vương bà ngồi xuống nói:
- Mời mấy thứ này thì không được. Cô muốn nghe tôi nói thì phải mời tôi uống rượu mới được.
Kim Liên nói:
- Rượu thì có, nhưng không có đồ nhắm. Xin ma ma cứ ngồi đây, để tôi sai con Nghênh Nhi nó ra phố mua ít thịt quay về.
Vương bà cười ỡm ờ:
- Bây giờ tôi không muốn thịt quay, mà muốn nhắm rượu với thịt của cô thì cô có chịu không ?
Kim Liên đáp:
- Ma ma muốn gì cũng dược hết.
Hai người cùng cười. Sau đó Vương bà bảo:
- Thôi thì để tôi nói cho mà nghe kẻo đêm lại không ngủ được. Hôm đó Ứng nhị gia hỏi thăm về mấy nhà hàng xóm của tôi...
Kim Liên ngắt lời:
- Hỏi những nhà nào vậy ?
Vương bà bảo:
- Thì cô thử đoán xem.
Kim Liên nói:
- Hàng xóm của ma ma lúc trước thì ngoài nhà họ Trương sang trọng hơn cả, chỉ còn nhà bán bánh bên chúng tôi và nhà bán rượu bên kia mà thôi.
Vương bà nói:
- Cô à, bên cô với bên tôi là hàng xóm khít vách thì cũng như là một nhà, cho nên đã hỏi đến tôi tức là hỏi bên này chứ còn hỏi nhà nào nữa ? Kim Liên sốt ruột:
- Nếu vậy thì tôi quả không hiểu tại sao, mà Ứng nhị gia hỏi những gì vậy ?
Vương bà lại nói lảng ra:
- Người sáng suốt như cô thì không phải nói nhiều. Bên tôi chẳng có ai trông nhà, mà tôi sang đây cũng lâu rồi, thôi để tôi về, có gì ngày mai mình nói chuyện tiếp.
Kim Liên vội nắm cánh tay Vương bà níu lại mà bảo:
- Ma ma à, tôi đã coi ma ma như mẹ thì ma ma còn giấu tôi làm gì, xin nói cho hết đã.
Lúc đó vương bà mới chịu to nhỏ kể lại hết những lời hỏi han của Ứng Bá Tước hôm trước, lại không quên thêm bớt để đánh mạnh vào tâm lý Kim Liên, sau đó cáo từ mà về.
Sau khi nghe chuyện Vương bà, Kim Liên càng thêm chán ghét chồng, tuy nhiên còn sợ thế lực của Võ Tòng nên chưa dám vội vã làm điều sằng bậy, trái lại còn tự nhủ là phải khéo léo hơn.
Một hôm Võ Đại bán bánh xong trở về nhà, vào phòng trong thấy có cái áo đoạn hàng ở giữa giường bèn hỏi vợ:
- Áo này của ai đây ?
Kim Liên đáp:
- Chàng mặc thử coi xem có giống người ta không ?
Võ Đại vừa tức vừa thẹn, mắng rằng:
- Nàng là người đàn bà trắc nết, quần áo người khác sao lại ở trong phòng này ?
Nói xong, không đợi vợ phân trần, liên xông lại mà đánh đá. Kim Liên bị đánh đau lắm, nên khóc không nói nên lời. Nghênh Nhi thấy cha nổi giận đánh đập mẹ kế thì sợ quá khóc ầm. Đúng lúc đó Võ Tòng tới, bèn tận lực can ra rồi hết lời khuyên giải. Sau đó mới hỏi nguyên do. Võ Đại cơn giận còn đang bừng bừng, tức quá không nói được. Còn Kim Liên thì nín khóc đáp:
- Thúc thúc à, chẳng qua chỉ vì cái áo phải gió này mà thôi. Tôi ở nhà phải may vá thêm thắt, cái áo đó là do Vương bà ở cạnh đây đưa cho tôi để làm mẫu. Vậy mà chồng tôi không hỏi một lời, thấy cái áo lạ trong phòng là xông lại đánh tôi tàn nhẫn. Nhưng thôi, nói làm gì, tôi như thế này mà phải chịu những chuyện đau lòng như thế. Từ nay thì một Võ Đại chứ mười Võ Đại cũng không làm gì nổi tôi đâu.
Võ Tòng quay lại nói với anh:
- Ca ca thật hồ đồ quá, thấy cái áo lạ thì cũng phải hỏi cho rõ ràng chứ, chưa gì đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay như vậy. Lỡ quá tay có phải lại tốn tiền thuốc thang mà lại buồn rầu hối hận không. Tục ngữ có câu "gia đạo bất hòa, người ngoài khinh rẻ", gia đình ca ca chỉ vẻn vẹn có ba người mà cũng không yên ấm được sao. Tôi xin ca ca đừng giận nữa..
Võ Đại bây giờ mới nói:
- Nhưng nhị đệ tính xem, có gì thì phải nói ra, áo làm mẫu thì nói là áo làm mẫu chứ sao lại cứ im lặng. Bây giờ thì nhị đệ nghe lời con đàn bà đó làm gì.
Võ Tòng lại quay sang Kim Liên:
- Tẩu tẩu nói vậy, tôi nghĩ đó là sự thật, nhưng, từ nay có quần áo lạ dùng để làm mẫu trong việc vá may thì tẩu tẩu nên treo đàng hoàng ở phòng ngoài thì hơn. Võ Đại thấy em nói có lý thì cũng nguôi giận, bèn dịu ngọt bảo:
- Sao mấy hôm nay không thấy nhị đệ tới chơi, hay là bận việc ?
Võ Tòng đáp:
- Suốt mấy hôm trước, trong huyện Thanh Hà này có nhiều vụ án phải giải quyết, em phải luôn luôn ở bên huyện quan. Hôm nay công việc xong xuôi nên mới rảnh rang. Nếu không giúp đỡ huyện quan thì cái chức Đô đầu này quả là vô dụng rồi. Võ Đại bảo:
- Nếu hôm nay rảnh rang việc quan thì ở lại đây uống chén rượu ăn miếng cơm cho vui. Võ Tòng nói :
- Em không ăn uống gì đâu, rảnh thì tới thăm ca ca và tẩu tẩu thôi, việc không biết đâu mà nói trước sợ lại có việc bây giờ.
Đoạn quay sang Kim Liên:
- Tẩu tẩu à, vợ chồng xô xát là chuyện thường tình, cũng chẳng nên buồn giận làm gì.
Kim Liên cướp lời:
- Thì vừa rồi thúc thúc nhìn tận mắt đó, tôi có cãi cọ tiếng nào đâu, chỉ có anh ấy đánh tôi mà thôi.
Võ Tòng bảo:
- Thôi chuyện đã qua rồi, nên buông rèm đóng cửa cho người ngoài khỏi dòm ngó.
Nói xong cáo từ mà đi. Vợ chồng Võ Đại lại tiếp tục đấu khẩu một hồi nữa. Vương bà ở sát vách nên nghe rõ đầu đuôi, bèn sang gọi cửa, định vào khuyên can nhưng nghe có tiếng Võ Tòng ở trong nên sợ mà quay về nhà.
Hồi sau, chờ cho Võ Đại đi khỏi, Vương bà mới sang bảo:
- Hôm qua làm gì mà ầm lên vậy ?
Kim Liên đáp:
- Thì cũng tại cái áo mà ma ma đem qua cho tôi dó. Tên vũ phu nhìn thấy cái áo, chẳng biết nếp tẻ ra sao là đã xông vào ..nh tôi. Thật hôm qua tôi bị một trận đòn oan uổng. Ma ma xem, người như thế thì còn ra cái gì nữa. Nhưng nói thật, nếu tôi quả có làm điều gì thì có đánh tới chết tôi cũng chẳng sợ. Giết người thì phải đền mạng chứ đâu phải chơi. Vương bà nói:
.
- Nếu vậy thì lỗi tại tôi. Nếu tôi biết Võ Đại gia nhỏ nhen thế thì tôi đâu có đưa áo sang để cô may vá làm gì. Bây giờ tôi có hối hận thì cũng đã muộn rồi.
Kim Liên vội nói:
- Sao ma ma lại nói vậy ? Chắc là Võ Đại nghe ai nói xấu tôi nên mới kiếm chuyện đấy thôi. Nếu không, làm sao hắn biết được là tôi đang chán ghét hắn để rồi kiếm cớ đánh dập tôi ? Chắc là bây giờ hắn đang nghi ngờ tôi lắm đó. Ma ma ơi, có lẽ tôi phải chết quá, gặp phải thằng chồng như thế thì sống để làm gì.
Vương bà khuyên:
- Cô ơi, phiền giận làm gì cho hại sức khỏe, cho phai nhan sắc. Người ta thường nói "sông có khúc, người có lúc", rồi cũng có ngày cô được sung sướng chứ. Cô còn trẻ đẹp chứ đã già xấu như tôi đâu mà sợ.
Kim Liên bảo:
- Nếu quả được như lời ma ma thì tôi xin hết lòng tạ Ơn trời đất.
Hai người đang nói chuyện thì con trai Vương bà là Vương Triều sang gọi mẹ về, nói là nhà có khách. Vương bà vội đứng dậy cáo từ. Lại nói về Tây Môn Khánh cùng Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại tới ngõ Trường Xuân, hỏi Phan Tiểu Hồng. Mẹ Tiểu Hồng thấy Tạ Hy Đại mới đi đã quay lại thì lấy làm lạ, hỏi:
Kìa Tạ đại gia, đã trở lại đấy ư ? Cần gì không ?
Ứng Bá Tước đáp thay:
- Chẳng cần gì cả, tới đây để ngắm hoa mà thôi. Bà mẹ Tiểu Hồng toét miệng cười, dẫn ba người vào phòng Tiểu Hồng mời ngồi. Lúc đó thì Tiểu Hồng không có nhà vì được gọi tới hát tại nhà một người tên là Trần Đại Hộ. Tây Môn Khánh biết Tiểu Hồng không có nhà thì buồn lắm. Ứng Bá tước nói:
- Đã tới đây thì cứ ngồi chờ một lát, nàng cũng sắp về lây giờ. Tây Môn Khánh đưa mắt nhìn, gian phòng của Tiểu Hồng trần thiết rất trang nhã. Trước giường treo một bức rèm có cặp liễn:
Đẹp hơn chim phượng, xinh hơn yến Đỏ tự tương tư, xanh tựa thu, Trên bàn bày những đồ trang trí rất dẹp mắt. Tây Môn Khánh càng nhìn càng lấy làm hâm mộ lắm.
Lát sau thì Tiểu Hồng về tới. Vừa nhìn thấy Tiểu Hồng, Tây Môn Khánh và Ứng Bá Tước đã cười sung sướng. Tiểu Hồng má đào môi thắm, sóng mát long lanh chiếc mũi nhỏ thật xinh, nàng mặc một cái áo màu lục có thêu hoa, chân đi hài thêu kim tuyến hồng. Nàng bước vào, thấy ba người khách ngồi chờ trong phòng mình thì vội uốn chiếc lưng ong cúi mình thi lễ đoạn nói:
- Chắc là các gia gia đã nhọc công chờ đợi.
Tây Môn Khánh và Ứng Bá Tước ngơ ngẩn chưa biết nói gì thì Tạ Hy Đại đã nói:
- Nàng tới nhà Trần Đại Hộ khiến chúng tôi phải chờ, bây giờ phạt nàng, nàng phải hát một bài nào thật hay cho chúng tôi nghe.
Ứng Bá Tước biết Tây Môn Khánh tới đây là chỉ cần gặp mặt Tiểu Hồng chứ không có lòng dạ nào ngồi nghe hát, bèn bảo:
- Thôi, không cần phải hát, bây giờ thì mình về đi.
Tạ Hy Đại cụt hứng ngồi im. Nói vài câu chuyện vẩn vơ, rồi ba người rời nhà Tiểu Hồng. Tây Môn Khánh bảo Tạ Hy Đại:
- Làm sao mà hiền đệ có thể say mê thứ đó, lại còn bảo là nhan sắc chim sa cá lặn.
Tạ Hy Đại đáp:
- Người ta thường nói, yêu ai thì thấy người đó đẹp như Tây Thi. Đại ca không thấy nàng đẹp tức là nàng không có duyên với đại ca đó thôi.
Ba người đang vừa đi vừa trò chuyện thì gặp Hoa Tử Hư súng sính trong trong bộ quần áo mới từ xa đi tới. Hoa Tử Hư bước đến chào hỏi:
- Ba người đi đâu đây ?
Tây Môn Khánh chỉ vào Tạ Hy Đại mà đáp.
- Hai đứa tôi bị Ông này đánh lừa đây, mới vừa từ nhà họ Phan ra. Tạ Hy Đại vội cướp lời:
- Hoa tứ ca đừng có nghe lời đại ca, đại ca cũng muốn đi chơi mà lại bảo là bị tôi đánh lừa. Mà tứ ca đang đi đâu đây ?
Hoa Tử Hư đáp:
- Hôm nay là ngày rằm tháng Mười, tại miếu Thành hoàng có làm lễ, trai thanh gái lịch dập dìu, nếu các huynh không bận gì thì mình cùng tới đó chơi. Tây Môn Khánh bảo:
- Thì ra hôm nay là ngày rằm đệ không nói thì tôi cũng chẳng nhớ. Hay là chúng mình cùng đi cho vui.
Bốn người cùng tới con đường trước miếu Thành hoàng, vào một quán rượu bên đường nghỉ chân.
Bên ngoài, trẻ già trai gái chen nhau kéo vào miếu. Trong khi đó Ứng Bá Tước kể lại cho Hoa Tử Hư nghe đầu đuôi câu chuyện nằm mộng và việc nhờ đoán mộng của Tây Môn Khánh. Hoa Từ Hư nghe xong bảo:
- Trong miếu này cũng có một người bói bằng cách chiết tự, tên là Đạo Linh Tử, nổi tiếng là lình nghiệm, hay là nhờ Đạo Linh Tử bói cho đại ca một quẻ.
Tây Môn Khánh bảo:
- Dầu sao thì cũng chỉ là chuyện mộng mị, chắc gì là chuyện thực, thôi cũng chẳng cần để tâm.
Hoa Tử Hư nói.
- Người bình thường vô sự mà cũng tới nhờ bói chơi, huống gì đại ca có một giấc mộng lạ kỳ, cho nên cứ bói thử xem sao.
Tạ Hy Đại tiếp lời:
- Hoa tứ ca nói đúng đó, mình uống rượu xong rồi vào nhờ bói một quẻ xem hung cát thế nào. Sau vài tuần rượu, Tây Môn Khánh đứng dậy định trả tiền thì Hoa Tử Hư đã ngăn lại mà bảo:
- Xin đại ca để tôi, nay mai tôi còn uống của.đại ca nhiều chứ. Nói xong giành trả tiền rượu rồi kéo mọi người vào miếu tìm Đạo Linh Tử. Tây Môn Khánh thấy hai bên hành lang của miếu toàn là hình ma quỷ thì không dám nhìn, lùi lại cho Hoa Tử Hư và Ứng Bá Tước đi trước, Tạ Hy Đại đi sau, Tây Môn Khánh đi giữa. Đi tới cái cửa ở góc phía Tây thì thấy một đám đông đang bu lại, trên tường ngay đó có một tấm giấy viết ba chữ "Đạo Linh Tử". Bốn người rẽ đám đông bước vào. Đạo Linh Tử thấy vậy hỏi:
- Chư vị cần điều gì chăng ?
Hoa Tử Hư đáp:
- Thì cũng xin bói một qué.
Ứng Bá Tước hỏi:
- Đại ca định nhờ bói bằng chữ gì ?
Tây Môn Khánh không biết nên lấy chữ gì, chợt nghĩ đây là miếu Thành hoàng, bèn nói:
- Chữ Hoàng.
Đạo Linh Tử hỏi:
- Bây giờ muốn biết về việc gì ?
Ứng Bá Tước nói:
- Đại ca tôi đang muốn tìm một người, bây giờ muốn biết tới đâu thì tìm được.
Đạo Linh Tử trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Cứ theo chữ này thì người muốn tìm cũng ở quanh quất đâu đây chứ không xa. Vả lại chữ này là kết cục của chữ Vương, như vậy thì phải tới nhờ một người họ Vương thì mới kết quả.
Tạ Hy Đại hỏi:
- Người họ Vương này là quen hay lạ ?
Đạo Linh Tử loay hoay trên giấy một lúc rồi nói. - Bảo rằng quen thì cũng không quen, mà lạ thì không hẳn lạ, hoặc có thể nhờ một người tên Bá liên lạc giùm cũng được. Hoa Tử Hư vội chỉ vào ứng Bá Tước mà bảo:
- Nhị gia đây chẳng phải có chữ Bá hay sao.
Tạ Hy Đại cười:
- Nếu vậy thì nhất định phải nhờ Ứng nhị ca tìm mới ra. Bốn người cùng cười. Tây Môn Khánh trả tiền rồi kéo các bạn ra, vừa đi vừa nắm tay Ứng Bá Tước mà bảo:
- Việc bói chữ này cũng lạ. Lời đoán mộng chưa hiểu nổi, bây giờ lại thêm chuyện bói chữ nữa, thật là chỉ đeo thêm phiền não vào người. Thôi bây giờ anh em mình tới nhà Lý Quế Thư bảo dọn tiệc tiêu khiển đi.
Hoa Tử Hư nói:
- Lý Quế Thư lá ai, mà nhà ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
- Nhị ca không biết đâu, đó là cháu gái của nhị đại tẩu Lý Kiều Nhi nhan sắc mặn mà đáng yêu lắm, mình cùng tới đó cho vui.
Bốn người ra khỏi miếu để tới nhà Lý Quế Thư...
Lại nói về Võ Tòng, từ khi nhận chức Đô đầu trong huyện thì được huyện quan quý trọng yêu mến lắm, phàm việc gì quan trọng đều giao cho Võ Tòng, vì vậy chàng rất bận rộn, ít có thời giờ nhàn rỗi, ngay cả anh ruột là Võ Đại mà năm ba ngày chàng mới tới thăm được một lần. Lúc đó Tri huyện Thanh Hà, sau hơn hai năm nhận chức, đã dành dụm được một số vàng lớn, đang muốn tìm một người tâm phúc đem về Đông Kinh cho gia quyến cất giữ, nhưng chẳng tin tưởng được ai.
Tri huyện sợ rằng giữa đường bị quân gian chặn cướp, nên muốn tìm một người vũ lực để nhờ cậy. Một hôm đang suy nghĩ thì chợt nhớ tới Võ Đô đầu, mới nhận ra rằng ngoài Võ Đô đầu là trang hảo hán tài sức hơn người thì không còn ai làm nổi việc đó nữa. Lập tức Tri huyện cho mời Võ Tòng vào trong mà bảo:
- Ta có một người thân thích hiện làm quan ở Đông Kinh, đó là quan Điên tiền Thái úy họ Chu. Ta muốn viết một phong thư vấn an đồng thời gửi một ít lễ vật tới Chu Thái úy, nhưng còn sợ bọn cường đạo dọc đường, nếu được Đô đầu giúp cho thì ta mới yên lòng. Đô đầu cũng đừng lấy cớ khổ cực mà từ chối, xong việc ta sẽ trọng thưởng.
Võ Tòng thưa:
- Tiểu quan được tướng công đề cử, lẽ nào dám từ nan, trái lại chỉ mong muốn được sai bảo để đền ơn tri ngộ. Tri huyện mừng lắm, tự tay trót ba chén rượu mời Võ Tòng, lại đưa mười lạng bạc làm lộ phí.
Võ Tòng trở về phòng làm việc của mình, bảo lính nấu cơm, rồi chuẩn bị mọi thứ, định hôm sau là lên đường ngay. Sau đó tới nhà anh, vừa gặp lúc Võ Đại đi bán bánh về. Võ Tòng nói:
- Ca ca à, thượng quan sai em đi Đông Kinh có việc, ngày mai là lên đường, lâu thì ba tháng, chóng thì cũng phải một tháng mới về được, vậy em tới kính mời ca ca tới Đại Hòa Lâu cùng em dùng chén rượu, miếng cơm trước khi anh em tạm biệt. Sở dĩ em mời ca ca vì không muốn làm mất công tẩu tẩu phải nấu cơm.
Võ Đại lạnh lùng:
- Nhị đệ cứ đi đi, chắc tôi không gặp lại nhị đệ được nữa.
Võ Tòng ngạc nhiên:
- Ca ca nói gì lạ vậy ? Em đi giỏi lắm là vài tháng lại về đây, sao lại bảo là không gặp được nữa ?
Lúc đó Kim Liên đang ở phòng trong, nghe Võ Tòng nói sẽ đi Đông Kinh thì mừng lắm, như là nhổ được cái đinh trong mắt, bèn tươi cười bước ra nói:
- Thúc thúc đấy ư ? Sao mấy hôm nay không thấy lại chơi ?
Võ Tòng quay lại đáp:
- Chào chị, mấy hôm nay không tới được vì công việc bề bộn, ngày mai lại phải lên đường đi Đông Kinh.
Kim Liên hỏi:
- Đi chừng bao lâu thì về được ?
Võ Tòng đáp:
- Lâu thì ba tháng, chóng thì một tháng, Kim Liên cười:
- Làm gì mà mau như thế được ?
Rồi lại thấy Võ Đại xốc lại khăn áo, Kim Liên không biết hai anh em định đi đâu, chỉ nói:
- Hai anh em sao chẳng giống nhau, một người thì nhỏ bé, một người thì cao lớn, đi ra ngoài, người ta đâu biết là hai anh em, mà chỉ nghĩ là bạn bè với nhau mà thôi.
Võ Tòng không nói gì, bước ra cửa trước. Võ Đại quay lại dặn vợ:
- Anh em tôi không ăn cơm nhà đâu, đóng cửa lại đi.
Kim Liên bảo:
- Có đi ăn uống thì chàng cũng nên đem theo tiền bạc.
Võ Tòng đứng ngoài cửa nói:
- Thôi, tôi có đem tiền đây rồi.
Hai anh em tới tửu quán Đại Hòa Lâu chọn bàn ngồi. Võ Tòng hỏi:
- Ca ca uống rượu gì ?
Võ Đại đáp:
- Rượu gì cũng được.
Võ Tòng bèn gọi hai hồ rượu và ít đồ ăn, rồi trót rượu ra một chung lớn, hai tay nâng lên và nói:
- Em xin kính mời ca ca chung này, hôm nay em có vài điều muốn thưa với ca ca. Võ Đại tiếp lấy chung rượu mà hỏi:
- Chuyện gì vậy ?
Võ Tòng nói:
- Ca ca là người hiền lành yếu đuối, em đi xa chỉ sợ em kẻ khinh lờn áp bức ca ca.
Võ Đại nói:
- Làm gì có chuyện đó.
Võ Tòng nói:
- Tuy nhiên ca ca cứ nên giữ gìn là hơn. Bây giờ ca ca nên đi bán ít bánh thôi để về nhà cho sớm, đừng ghé đâu ăn uống gì cả. Về tới nhà thì đóng cửa cho chặt, với vợ con cũng nên ít lời đi. Có kẻ nào tới buông lời khinh mạn thì cứ nhịn đi, đợi em về rồi sẽ tính. Nếu ca ca nghe lời em thì xin uống cạn chung rượu này.
Võ Đại tay cầm chung rượu nói:
- Nhị đệ nói rất đúng, tôi xin nghe lời.
Võ Tòng lại nói:
- Hay là ca ca đừng đi bán bánh nữa là tốt nhất, ca ca cứ ngồi nhà còn tiền bạc chi dụng hàng ngày thì để em cho người đem tới. Như vậy thì em được hoàn toàn yên tâm.
Võ Đại nói:
- Được rồi, nhị đệ cứ yên tâm, tôi nghe lời là được. - Nói xong nâng chung uống cạn, Võ Tòng cũng uống theo. Lát sau ăn uống xong, Võ Tòng đưa Võ Đại về nhà rồi ứa nước mắt chia tay mà về huyện.
Sáng sớm hôm sau, Võ Tòng mang theo hành trang và khí giời phòng thân, chở lễ vật của huyện quan bằng một con lạc đà lên đường đi Đông Kinh.
Về phần Kim Liên, tối hôm trước thấy chồng về nhà liền hỏi:
- Thúc thúc mời chàng uống rượu, có nói chuyện gì không ?
Võ Đại thật thà đem những lời dặn dò của em kể hết cho vợ nghe. Kim Liên không nói gì, trong lòng căm giận Võ Tòng lắm. Hôm sau Võ Đại theo đúng lời em, chỉ đi bán bánh từ sáng tới quá trưa là đã về nhà. Về tới nhà là đóng chặt các cửa nẻo rồi vào phòng ngồi. Kim Liên thấy vậy buồn bực lắm, bèn nói:
- Đàn ông người ta ngoài giờ làm việc cũng phải có bè bạn, phải đi chơi đây đó. Đằng này chàng cứ ru rú xó nhà, cửa nẻo thì đóng im ỉm, không sợ xóm giềng người ta cười cho hay sao ?
Võ Đại nói:
- Ai cười kệ họ, em tôi nói đúng, thà vậy mà lại tránh được những chuyện lôi thôi.
Kim Liên lại nói khích:
- Chàng là thân đàn ông mà không làm chủ được cuộc sống của mình và của gia đình hay sao mà cứ phải nhất nhất để cho người ngoài điều khiển vậy ?
Võ Đại xua tay:
- Thôi thôi, lời em tôi nói là vàng là ngọc, lại dặn tôi đừng nhiều lời với vợ con, tôi không nói nữa đâu.
Từ đó Võ Đại ngày ngày làm theo đúng lời em dặn...
Chú thích:
(1-) Chữ "phiên" cũng đọc là "phan"
Lại nói về bọn Tây Môn Khánh, bốn người kéo tới Lý Quế Thư, bảo làm một bữa tiệc thịnh soạn.
Tiệc dọn ra, Tây Môn Khánh ngồi một bên chủ tọa, còn ba người kia ngồi một bên. Lý Quế Thư đứng ngồi hầu rượu. Lại có mấy ca nữ tới, một người là Vương Nguyệt Nga, tức là cháu gái của Vương bà ở đường trước huyện, cạnh nhà Võ Đại. Người kia là Trương Cầm Nhị Cả hai đều giỏi đàn hát. Rượu được vài tuần, Vương Nguyệt Nga thổi lên một khúc tiêu, rồi hát bài "Di muội khúc". Hát rằng:
Em cùng chị hái sen
Hoa sen thật xinh đẹp
Sáng hoa như muốn nói
Chiều trông hoa đáng thương
Em bỏ đi hái ấu
Ấu củ nổi củ chìm
Củ hai sừng giắt búi tóc
Củ bốn sừng làm bánh xe
Mùa thu nước lành lạnh
Hái ấu đừng hái sung
Hoa ấu chiều má hồng
Nước hồ xanh xanh trong
Hái sen đừng gãy ngó
Tơ ngó như ruột mềm
Hạt sen ruột lại đắng
Hay là lên hái ấu
Hay là nên hái sen
Trời cũng chiều rồi đấy
Uyên ương đã ngủ yên.
Khúc hát chấm dứt, ứng Bá Tước bảo:
- Khúc này cũng hay đấy chứ, đại ca có nhớ ngày trước nàng Lục Vân Anh từng hát khúc này không ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Lâu tôi cũng quên rồi.
Trương Cầm Nhi thấy Vương Nguyệt Nga đã hát xong, bèn nâng đàn vừa gảy vừa hát. Hát rằng:
Mặt trời xuống ngọn cây
Mưa rơi đuổi hết nắng
Con gái nhà ai kia
Thướt tha tới bến nước
Sen nở, áo đượm hương
Sen nở, đẹp không nói
Khua chèo bơi trên hồ
tiếng hát vút mây cao
Hoa đẹp không nở nữa
Rụng trôi vào nơi đâu
Nhìn sông nước núi mây
Một mình đứng yên lặng
Không thấy người hái sen
Đã chẳng còn tông tích
Đó là bài ca nhan đề Thái Liên khúc". Trương Cầm Nhi hát xong, mọi người vỗ tay khen haỵ Tây Môn Khánh bảo Lý Quế Thư:
- Nàng cũng nên hát một bài cho vui.
Lý Quế Thư khiêm nhường:
- Sợ là tôi hát, mọi người không nghe nổi.
Nói xong đứng dậy, cầm cây sáo của Vương Nguyệt Nga lên thổi một điệu du dương rồi cất tiếng hát rằng:
Mênh mông rồi mênh mông
Lên cao nhìn cố hương
Lên cao cũng không thấy
Xuống thuyền hỏi hoa sen
Hoa sen không biết nói
Thiếu nữ nhà ai đẹp
Người đẹp cũng không nói
Khói lên xanh nước sâu
Hoa sen sao rầu rầu
Hương quyến tay áo lụa
Hương đượm trâm trên đầu
Trâm rơi cũng không thấy
Lòng người rơi cũng vậy
Lòng chàng cũng thay đổi
Hoa sen chết mùa thu
Lòng em cũng như chết
Buồn đâu đã căng đầy
Phải chăng gió Tây thổi
Tiếng hát véo von dã dứt, Tạ Hy Đại nói:
- Điệu hát này hình như cũng thay đổi đôi chút.
Ứng Bá Tước bảo:
- Lạ thật! Cả ba người hôm nay sao lại hát toàn những khúc hát hái sen, thật khéo trùng hợp với giấc mộng hái hoa sen của đại ca bữa trước.
Bốn người đang uống rượu, nói chuyện âm nhạc thì bên ngoài có tiếng người gọi Lý Quế Thư. Lý Quế Thư đứng dậy bước ra. Lát sau trở vào, Tây Môn Khánh hỏi:
- Có chuyện gì vậy ?
Lý Quế Thư đáp:
- Cũng chẳng có gì, chỉ có Từ Đại quan nhân bên nhà Từ Thiên Hộ muốn sang đây uống rượu mà thôi.
Lý Quế Thư vừa đứt lời thì Hoa Tử Hư nổi giận trừng mắt bảo:
- Có phải cái thằng ngu ngốc họ Từ đó chăng ? Hôm nọ chúng tôi đang ở nhà nàng Ngô Ngân Nhi, nó đã tới gây sự rồi, bây giờ chúng ta đang vui vẻ nơi đây, nó lại tính kiếm chuyện sao?
Nói xong đứng phắt dậy bước ra phòng ngoài. Lúc đó Từ Đại quan nhân đang ngồi nói chuyện với mẹ Lý quế Thư. Hoa Tử Hư cũng đã có vẻ say, nên vừa trông thấy Từ Đại quan nhân là đã không nói không rằng, cử quyền xông vào đánh ngay. Từ Đại quan nhân vốn là người cậy quyền ỷ thế, không ngờ hôm nay bị Hoa Tử Hư đánh, bèn hô hoán gia nhân đày tớ theo mình vào đánh. Hoa Tử Hư tả xung hữu đột. Bọn Tây Môn Khánh chạy ra thấy Hoa Tử Hư quả bất địch chúng, vội nhất tề xông vào tận đả, gây nên cảnh cực kỳ náo loạn. Mẹ con Lý quế Thư sợ đàng xóm chê cười, bèn tận lực vào can đôi bên, tách rời được Từ Đại quan nhân và Hoa Tử Hư ra mà hết lời khuyên giải. Từ đại quan nhân tức quá, kéo gia nhân về ngay rồi lấy một tấm danh thiếp viết cho Tri huyện Thanh Hà vu cáo là Hoa Tử Hư vô cớ làm nhục mình.
Bọn Tây Môn Khánh cũng chẳng còn lòng dạ nào tiếp tục ăn uống vui chơi, bèn cho Vương Nguyệt Nga và Trương Cầm Nhi về, rồi trả tiền cho mẹ con Lý Quế Thư, sau đó chia tay ra về Tây Môn Khánh mời Hoa Tử Hư vào nhà, định hỏi nguyên do câu chuyện vừa rồi, nhưng vừa mới ngồi xuống thì đã thấy Ứng Bá Tước chạy tới hổn hển nói:
- Vừa rồi tôi đi ngang huyện, nghe tin là Từ Đại quan nhân đã gửi thiếp cho Tri huyện, vu cáo là Hoa tứ ca say rượu làm nhục mình. Chắc thế nào cũng lôi thôi.
Hoa Tử Hư bảo:
- Nếu vậy thì phiền đại ca tới huyện nói giùm một câu, để tôi về nhà chuẩn bị ít lễ vật.
Tây Môn Khánh nói:
- Tri huyện này cũng tệ lắm. Thường dân gửi đơn tới thì cả tháng không xét; vậy mà họ Từ đưa thiếp tới đã vội lo ngay, chắc là cũng có tiền bạc gì đây. Tuy nhiên bây giờ đừng vội, để mai tôi tới huyện hỏi lại cho rõ rồi sẽ tính.
Hoa Tử Hư thấy Tây Môn Khánh nói là mai mới đi thì nóng lòng lắm, bèn nói:
- Xin đại ca lo sớm giùm một chút, việc tiền bạc thì cần bao nhiêu đại ca cứ cho biết.
Tây Môn Khánh thấy Hoa Tử Hư có vẻ lo sợ, bèn nói:
- Để xem nào, hôm nay là ngày trực của Trầm đại quan, tôi sẽ tới hỏi Trầm Đại quan trước.
Ứng Bá Tước bảo:
- Đại ca nói rất đúng.
Hoa Tử Hư vội về nhà để lo lễ vật, còn Tây Môn Khánh và Ứng Bá Tước thì tới huyện vào thăm Trầm Đại quan, mời họ Trầm tới một quán rượu yên tĩnh, kể hết đầu đuôi. Trầm Đại quan nghe xong bảo:
- Với Tri huyện này thì phải có chút đỉnh mới được.
Tây Môn Khánh nói.
- Cái đó thì đã đành, có điều là mấy hôm nay tôi đang bận, vợ thứ ba của tôi lại đang bệnh nặng nên không thể tự mình tới huyện lo việc này được, thôi thì trăm sự nhờ Đại quan lo giúp.
Trầm Đại quan nói:
- Nếu ngài bận thì để tôi lo thay cũng chẳng hại gì.
Tây Môn Khánh rút trong bụng ra hai đĩnh bạc đưa cho Trầm đại quan. Ứng Bá tước vỗ vai Trầm đại quan mà bảo. - Đại quan nhớ giúp cho êm đẹp. Trầm đại quan nhận bạc, nói thêm vài câu rồi cáo từ. Tây Môn Khánh và Ứng Bá Tước cũng uống thêm vài chén rượu nữa rồi chia tay. Trong khi đó Hoa Tử Hư về nhà để lấy tiền lo việc. Vợ là Nhị nương thấy chồng mặt mũi đỏ gay thì nghĩ là đã say, nên không chịu đưa tiền. Hoa Tử Hư vẻ mặt tuy là say nhưng trong lòng đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại không tiện kể lại cho vợ nghe câu chuyện vừa rồi. Thấy vợ không chịu đưa tiền, Hoa Tử Hư bèn xuống bếp lấy con dao lên cậy rương lấy một trăm lạng bạc rồi vội vàng đem qua nhà Tây Môn Khánh.
Tới nơi, Hoa Tử Hư hỏi Đại An Nhi:
- Gia gia ngươi về chưa ? Đại An Nhi đáp:
- Thưa chưa. Nhị gia có chuyện gì xin cứ dặn lại. Hoa Tử Hư bảo:
- Nếu vậy thì để ta lên phòng khách ngồi đợi, có lẽ gia gia người sắp về tới.
Đại An Nhi đang dẫn Hoa Tử Hư lên phòng khách thì Tây Môn Khánh đã về.
Tây Môn Khánh thấy Hoa Tử Hư quá lo sợ thì bảo:
- Công việc hỏng mất. Tôi vừa mới tới huyện định gặp Trầm Đại quan thì Trầm Đại quan đi việc công đâu mất, phải nhờ người nhà đi tìm mới gặp. Tôi và Ứng nhị ca mời Trầm Đại quan tới Đại Hòa Lâu uống rượu rồi hỏi là Từ quan nhân tố cáo những gì, Trầm đại quan cho biết rằng Từ quan nhân tố cáo là cháu Hoa Thái giám là Hoa Tử Hư ỷ thế của chú, giữa nhà kỹ nữ uống rượu say rồi vô cớ đánh người. Tri huyện coi xong nổi giận, lập tức ra lệnh bắt tứ ca đó.
Hoa Tử Hư sợ hãi nói:
- Vậy thì còn hy vọng gì nữa, thật uổng công đại ca. Tây Môn Khánh nói tiếp:
- Nhưng may là Trầm Đại quan biết nhị ca là anh em kết nghĩa với tôi nên đã tạm giấu trát gọi vào một chỗ. Tôi đành phải nhờ Trầm Đại quan lo giùm luôn vụ này, nhưng Trầm đại quan bảo vụ này lớn lắm, mà Tri huyện lại là người tham tiền, cho nên phải hai trăm lạng mới xong.
Hoa Tử Hư vội hỏi:
- Thế đại ca đã nhận giùm tôi rồi chứ ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Tôi và Ứng nhị ca hết lời năn nỉ xin bớt, nhưng Trầm Đại quan bảo là với ai chứ với Tri huyện này thì khó lòng lắm.
Hoa Tử Hư để một trăm lạng bạc lên bàn mà nói:
- Tôi mới đem qua được một trăm lạng, xin đại ca nhận trước giùm, ngày mai tôi sẽ xin đem sang nốt một trăm lạng nữa. Còn ơn của đại ca thì sẽ xin báo đáp riêng.
Tây Môn Khánh cười:
- Mình là anh em, tôi đâu cần báo đáp. Thôi, bây giờ cũng muộn rồi, nhị ca ở đây dùng cơm.
Hoa Tử Hư từ chối:
- Xin đại ca để cho khi khác.
Nói xong đứng dậy cáo từ, Tây Môn Khánh cũng không lưu giữ, bèn tiễn ra khỏi cổng. Sau đó trở vào phòng Nguyệt nương, kể hết đầu đuôi vụ Hoa Tử Hư. Nguyệt nương thấy chồng cầm trong tay một trăm lạng bạc bèn hỏi:
- Có phải tiền thu được ở hiệu thuốc nhà mình đây không ?
Tây Môn Khánh cười:
- Đây là Hoa nhị ca tạ Ơn cho tôi.
Nguyệt nương bảo:
- Chỗ anh em kết nghĩa với nhau, có gì phải tận lực giúp nhau chứ sao lại nhận bạc của người ta ?
Tây Môn Khánh nói:
- Hoa nhị gia là người giàu có, chỗ này có đáng bao nhiêu.
Nguyệt nương bảo:
- Tôi xem chàng chỉ thích tiền bạc của người, chàng thử đem tiền ở nhà tới cho người khác xem có tiếc không. Nhất là Hoa Nhị nương, chắc là tiếc lắm. Sáng hôm sau Ứng Bá Tước đã tới, gặp Đại An Nhi liền hỏi:
- Gia gia có nhà không ? Đại An Nhi thưa:
- Gia gia tôi chưa ngủ dậy. Ứng Bá Tước bảo:
- Ngươi vào thưa là có tôi muốn gặp. Đại An Nhi bèn vào phòng Nguyệt nương, gặp a hoàn Nghênh Xuân, Nghênh Xuân bảo:
- Hầu gia gia phải không ? Gia gia ở phòng Nhị nương ấy, chưa dậy đâu. Đại An Nhi bèn tới phòng Lý Kiều Nhi hỏi a hoàn Hạ Hoa:
- Gia gia dậy chưa ? Hạ Hoa đáp:
- Gia gia vừa mới dậy đó. Đại An Nhi bảo:
- Có Ứng nhị gia cần gặp, chị vào thưa giùm. Hạ Hoa quay vào, rồi trở ra bảo Đại An Nhi mời Ứng Bá Tước lên phòng khách. Đại An Nhi bèn quay ra mời Ứng Bá Tước lên phòng khách rồi đem trà tới. Lát sau Tây Môn Khánh bước ra nói:
- Tôi cũng đang định cho tới tìm, nào ngờ đã tới đây rồi, thật đúng lúc quá.
Nói xong thì ngồi xuống kể hết chuyện lấy tiền của Hoa Tử Hư cho Bá Tước nghe. Hôm qua chỉ đưa cho Trầm đại quan hai mươi lạng, tức là còn dư một trăm tám mươi lạng, Tây Môn Khánh hứa cho Ứng Bá Tước mười lạng, lại dặn phải giữ kín. Ứng Bá Tước mừng lắm, nhất nhất nghe theo. Tây Môn Khánh bảo Đại An Nhi dọn điểm tâm. Hai người vui vẻ cùng ăn. Đang ăn thì gia nhân vào thưa là có Hoa Tử Hư tới. Tây Môn Khánh cho mời vào.
Hoa Tử Hư bước vào thấy Ứng Bá Tước liền hỏi:
- Ứng nhị ca tới sớm thế ?
Tây Môn Khánh đỡ lời:
- Thì cũng vì chuyện của Hoa nhị ca đó. Ứng nhị ca cũng giúp đỡ nhiều lắm.
Ứng Bá Tước cũng nói:
- Chỗ anh em kết nghĩa, có gì thì phải hết lòng mới được Hoa Tử Hư ngồi xuống, Tây Môn Khánh hỏi:
- Hoa nhị ca đã dùng điểm tâm chưa ?
Hoa Tử Hư đáp:
- Tôi ăn ở nhà rồi.
Ứng Bá Tước bảo:
- Ăn rồi thì cũng ngồi đây uống chén rượu đã.
Ba người cùng ngồi ăn uống. Lát sau Hoa Tử Hư lấy một trăm lạng bạc ra giao cho Tây Môn Khánh rồi cáo từ, sau khi đã hết lời cảm tạ.
Tây Môn Khánh tiễn Hoa Tử Hư ra cổng rồi quay vào, mở bọc ra lấy mười lạng đưa cho Ứng Bá Tước. Bá Tước mỉm cười cho bạc vào túi, đoạn nói:
- Nếu không có đại ca thì làm sao tôi có món tiền này. Tạ Hy Đại có hẹn tôi là ngày mai tới xóm chị em chơi, đang lo không biết xoay đâu ra tiền, không ngờ hôm nay đã có.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nhị ca cũng nên ghé qua Trầm Đại quan xem công việc đã xong xuôi chưa. Ứng Bá Tước nói:
- Được rồi, để tôi tới ngay. Nói xong đứng dậy cáo từ.
Về phần Hoa Tử Hư, tuy là gia sản lớn lao, nhưng không lo làm ăn thì núi cũng lở, trong nhà cũng không còn dư giả lắm. Vợ là Nhị nương thấy chồng đem đi hai trăm lạng bạc thì có gặng hỏi, nhưng Hoa Từ Hư không chịu nói sự thật mà chỉ đáp:
- Tây môn đại ca bên đó có người khách ở Đông Kinh tới vay tiền để mua hàng, nhưng bên đó không sẵn nên phải mượn mình. Nhị nương bèn ngầm sai gia nhân là Thiên Phúc sang dò hỏi Đại An Nhi rồi về nói lại. Mới đầu, Nhị nương không nói gì, hôm sau mới nhẹ nhàng khuyên không từ nay không nên chơi bời ở ngoài cho hao tốn tiền bạc, tiền bạc không phải dễ kiếm gì. Hoa Tử Hư nghe xong rất đỗi hổ thẹn rồi thẹn quá hóa giận, chửi mắng vợ hết lời. Hoa Nhị nương thấy vậy buồn lắm, nhưng không biết phải làm sao. Từ đó nàng không hề hỏi chồng về những việc ở ngoài của chồng nữa... Thời gian qua mau, thấm thoát đã sang xuân, Nhị nương lo buồn thành bệnh, bệnh nhập vào gan.
Nguyệt nương nghe tin liền sai Nghênh Xuân qua thưa rằng:
- Đại nương tôi nghe tin Nhị nương không khỏe nên sai tôi mời Nhị nương qua trò chuyện giải muộn với Đại nương tôi. Hoa Nhị nương đang buồn giận, nhưng cũng gượng bệnh ngồi dậy thay quần áo rồi theo Nghênh Xuân qua nhà Tây môn Khánh để trò chuyện với Nguyệt nương. Nguyệt nương cho bày tiệc rượu, lại cho gọi Lý Kiều Nhi ra chung vui. Lúc đó Tây Môn Khánh đang ở trong phòng Lý Kiều Nhi, nghe nói Hoa Nhị nương sang chơi bèn tới phòng Nguyệt nương chào hỏi Nhị nương, đoạn nói:
- Chúng tôi đã làm lễ kết nghĩa anh em, thì tẩu tẩu lúc nào rảnh xin quá bộ sang chơi với vợ chồng chúng tôi. Hoa Nhị nương nói:
- Cảm ơn đại gia có lòng tốt, nếu đại gia không phiền hà gì thì tôi sẽ sang đây hàng ngày.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Chẳng hay Hoa nhị ca có nhà không ?
Nhị nương đáp:
- Nhà tôi suốt ngày vắng nhà, không hiểu có chuyện gì bận rộn đến thế.
Tây Môn Khánh cười bảo:
- Thì đàn ông vậy mà, tôi đây cũng không quen ở nhà.
Đang nói thì Lý Kiều Nhi từ trong bước ra, quần áo phấn son lộng lẫy, vái chào Hoa Nhị nương rồi ngồi xuống một bên. Hoa Nhị nương hỏi:
- Nghe nói Trác Nhị thư nằm bệnh, hôm nay đã khá chưa ?
Nguyệt nương đáp:
- Bệnh đó sợ rằng khó lòng qua khỏi.
Tây Môn Khánh dặn:
- Hôm nay cũng nhớ mời lang y đấy.
Nói về Trầm Đại quan, sau khi nhận của Tây Môn Khánh hai mươi lạng bạc thì đi mua ít lụa rồi về huyện thưa với Tri huyện rằng:
- Tiểu chức có vâng lệnh đi bắt Hoa Tử Hư nhưng Hoa Tử Hư không có nhà mà Tây Môn Khánh lại đứng ra bảo lãnh, rồi nhờ tiểu chức dâng vật mọn này lên tướng công.
Tri huyện xem qua xấp lụa, thấy đáng giá hơn mười lạng, bèn bảo gia nhân cất đi rồi dẹp vụ Hoa Tử Hư đi. Từ Đại quan thấy Hoa Tử Hư không bị bắt, bèn viết thêm một tấm thiếp nữa sai đem tới huyện, nhưng mấy ngày sau vẫn không có kết quả gì thì biết là Tri huyện đã ăn tiền của Hoa Tử Hư. Từ đó mỗi lần tới các nhà kỹ nữ, Từ Đại quan vẫn thận trọng theo dõi Hoa Tử Hư, một mặt tìm cách báo thù.
Một hôm, Hoa Tử Hư đang ngồi tại nhà Ngô Ngân Nhi, Từ Đại quan biết, bèn dẫn ít đàn em tới gọi cửa để tìm cách gây chuyện. Hoa Tử Hư vội theo cửa sau mà đi, sau đó tới gặp Tây Môn Khánh để bàn cách đối phó.
Tây Môn khánh trầm ngâm giây lát, rồi lấy mũ áo của Hoa Tử Hư mặc vào mà tới ngay nhà Ngô Ngân Nhi. Lại sai Lai An và Đại An theo sau, đồng thời dặn Hoa Tử Hư cứ ở nhà. Tới nơi, Tây Môn khánh cũng theo cổng sau mà vào, rồi ngồi quay mặc vào tường. Từ Đại quan cùng năm bay gia nhân sục sạo trong nhà, thấy phía sau Tây Môn Khánh thì tưởng lầm là Hoa Tử Hư, cơn giận bốc lên bèn hô gia nhân xông vào bắt trói. Tây Môn Khánh quay đầu lại. Từ Đại quan giật mình sững sờ. Tây Môn Khánh lớn tiếng:
- Ngươi lớn gan thật, ta với ngươi có thù oán gì mà ngươi dám hành động vô lễ như vậy ? Từ quan nhân hốt hoảng hô gia nhân ngừng tay, nhưng cũng đã muộn, Tây Môn Khánh đã bị đánh mấy cái. Tây Môn Khánh bèn nắm chặt lấy Từ quan nhân, rồi gọi Lai An và Đại An, bảo mau đi báo. Từ quan nhân bị giải tới huyện đường, gặp lúc Trầm đại quan từ huyện đường đi ra. Trong khi đó Từ quan nhân hết lời xin Tây Môn Khánh bỏ qua cho. Trầm Đại quan thấy vậy bèn bảo Tây Môn Khánh:
- Thôi xin Đại quan nhân bỏ qua là hơn.
Nói xong mời cả hai người về nhà mình. Vừa đi, Tây Môn Khánh vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện. Tới nhà Trầm đại quan, sau khi an tọa, Trầm Đại quan nói:
- Từ quan nhân à, trong vụ này thì quan nhân trái rồi. Hay người không thù oán, cớ sao khi không quan nhân lại hành hung làm nhục người ta ? Quan nhân tất hiểu rõ luật pháp chứ Từ quan nhân nói:
- Tôi đâu có hành hung. Tây Môn Khánh bảo:
- Vết bầm trên vai tôi đây không phải là do bọn tay nhân của quan nhân đánh hay sao ? Trầm đại quan hỏi:
- Vậy nữa sao ? Tây Môn Khánh nói:
- Nào đã hết, Từ quan nhân còn hô năm sáu người tới trói tôi nữa chứ. Trầm quan nhân hỏi:
- Những người đó tên họ là gì ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hỏi Từ quan nhân đây tất biết.
Trầm Đại quan bảo:
- Như vậy là cố tình sắp đặt trước rồi.
Đoạn quay sang Từ quan nhân mà nói:
- Sự thật thế nào, xin cứ nói cho tôi rõ, tôi sẽ vì quan nhân mà xin với Tây Môn Đại quan nhân đây.
Có gì thì cũng chỉ bị tội nhẹ mà thôi. Còn nếu không, tôi sẽ đưa quan nhân tới huyện đường, lúc đó thì dù cho quan nhân là nhà giàu có tới đâu hoặc là hoàng thân quốc thích đi chăng nữa, cũng vẫn bị tội như thường. Vả lại trước đây quan nhân có tố cáo người khác đánh mình, như vậy là quan nhân biết luật pháp.
Biết luật pháp mà lại phạm pháp thì tội nặng hơn gấp bội, điều đó chắc quan nhân cũng biết.
Từ quan nhân vẫn im lặng. Trẩm Đại quan hỏi:
- Ngài nghe những lời tôi nói vừa rồi có đúng hay không ?
Từ quan nhân hỏi lại:
.
- Nếu vậy thì nên tính thế nào bây giờ ?
Trầm Đại quan nói:
- Có hai cách, hoặc là dàn xếp riêng, hoặc là đưa lên quan. Nếu dàn xếp riêng thì ngài chỉ bị phạt ít tiền rồi phải điều trị thương tích cho Tây Môn Đại quan nhân, sau đó ngài lại phải viết một tờ cam kết là từ nay không tái phạm nữa, ngài chịu chăng ?
Tây Môn Khánh giả vờ làm găng:
- Trầm Đại quan à, ngài không phải dàn xếp gì cả, tôi chỉ muốn đưa vụ này lên quan mà thôi.
Trầm Đại quan giảng hòa:
- Thôi, nếu Từ quan nhân đây biết nhận lỗi, cam kết từ nay không gây sự với ai nữa là được rồi.
Tới nước này thì Từ quan nhân như là một con hổ xa lưới, có sức mạnh cũng chẳng làm gì được, bèn nói với Trầm Đại quan:
Đã vậy thì tôi xin theo lời ngài, nhưng chẳng hay tiền bạc cần bao nhiêu ?
Trầm Đại quan bèn khều Tây Môn Khánh ra ngoài to nhỏ một hồi, rồi trở vào giơ hai ngón tay lên bảo Từ quan nhân:
- Nếu không có đủ hai trăm lạng thì không xong. Từ quan nhân giật mình:
- Làm gì mà nhiều quá vậy ? Dầu có đưa việc này lên quan cũng không đến nỗi tốn kém như thế. Tây Môn Khánh theo vào bảo Từ quan nhân:
- Thật ra chúng tôi không ăn uống gì trong đó cả. Trầm đại quan bảo:
- Từ quan nhân à, con số đó là tôi đưa ra, ngài không nghe Tây Môn Đại quan nhân vừa nói gì sao ? Nói xong lại cầm tay Từ quan nhân kéo ra ngoài to nhỏ một hồi, sau đó trở vào, Từ quan nhân bảo:
- Thôi được, tôi vì thể diện của Trầm Đại quan mà nhận chịu nhục này. Tây Môn Khánh bảo:
- Tôi không bắt ai phải chịu nhục cả. Trầm đại quan nói:
- Tây Môn Đại nhân à, ngài cũng đừng giận nữa, chuyện đã qua rồi thì đại khái cho xong, để tôi mời một danh y chuyên trị thương tích tới điều trị cho ngài. Tây Môn Khánh nói:
- Trầm Đại quan à, chuyện này là tôi nể mặt ngài, chứ thực ra vai tôi hiện đau lắm. Chuyện này thôi thì để nhờ ngài tính giùm, làm sao buộc người ta làm tờ cam kết từ nay không được gây chuyện với bất cứ ai là được rồi. Bây giờ thì tôi phải về phục thuốc. Nói xong giả vờ giận dữ bước ra.
Hôm sau, Trầm Đại quan đem tiền bạc và tờ cam kết tới nhà Tây Môn Khánh, gặp Lai Bảo bèn hỏi:
- Tây Môn đại nhân có nhà không ? Lai Bảo đáp:
- Thưa không, đại gia tôi đi đâu với Ứng nhị gia rồi. Trầm đại quan không tiện để tiền bạc lại nên đành đem về...
Lại nói về Tây Môn Khánh từ khi xem bói tại miếu Thành Hoàng, Đạo Linh Tử nói là phải nhờ một người tên Bá, nên hàng ngày thường cùng Ứng Bá Tước chuyện trò.
Một hôm tình cờ ứng Bá tước nhớ lại lần gặp một người đàn bà tuyệt đẹp tại đường Tử Thạch, rồi nhớ ra là nàng ngụ nhà của Vương Hoàng thân, như vậy là hợp với lời đoán của Đạo Linh Tử. Nhưng Ứng Bá Tước còn thắc mắc là không đàng có phải là họ Phan không. Lại nhân lúc rảnh rang, mặc áo tới đường Từ Thạch, nhưng tới nơi thì thấy nàng đã dọn nhà rồi, và cả Vương bà cũng không còn ở đó nữa. Ứng Bá Tước bèn vào quán rượu gần đó kêu rượu uống, rồi lâu la dọ hỏi tửu bảo:
- Gia đình Vương bà còn ở nhà bên đây không ?
Tửu bảo đáp:
- Vương bà thiếu tiền nhà của Hoàng thân sao đó, bây giờ đã dọn nhà tới đường trước huyện rồi.
Ngài hỏi bà ta làm gì ? Có phải để nhờ việc mai mối không ?
Ứng Bá Tước lại hỏi:
- Bà ta bây giờ còn mở tiệc nước hay không ? Hay là đã buôn bán nghề gì khác rồi ?
Tửu bảo đáp:
- Nghe đâu như vậy còn mở tiệm nước.
Ứng Bá Tước nghĩ thầm:
"Vậy mà bữa trước mình hỏi thăm, mụ còn làm bộ vờ vịt nói đông nói tây, chắc là mụ có ý gì đây. Bây giờ mình phải đi tìm mụ ngay mới được".
Bèn đứng dậy trả tiền rượu, tới thẳng con đường trước huyện, tìm đúng tiệm nước của Vương bà mà vào. Trong tiệm chẳng có lấy một người khách, chỉ có con trai của Vương bà là Vương Triều đang dọn dẹp đồ đạc. Ứng Bá Tước hỏi ngay:
- Mẹ ngươi đâu rồi ?
Vương Triều quay ra thấy Ứng Bá Tước liền cung kính đáp:
- Dạ thưa mẹ tôi tới nhà Trần Đại Hộ, dường như là về việc mua bán gia nhân, có lẽ lâu mới về.
Ứng Bá tước bảo:
- Mẹ ngươi về thì nhớ nói là có Ứng nhị gia tới thăm. Nói xong quay ra, đi được một quãng thì gặp Tôn Thiên Hóa, bèn hỏi:
- Tôn ca đi đâu vậy ? Tôn Thiên Hóa đáp:
- Tôi đang định tới nhà Trần nương tử ở gần đây vui chơi một lúc. Ứng nhị ca cùng đi cho vui. Ứng Bá Tước bảo:
- Lại tới đó đánh bạc chứ gì ? Hôm nọ Tạ Hy Đại có rủ tôi tới thua mất hai lạng, đau quá, hôm nay có tới cũng lại thua mà thôi. Tôn Thiên Hóa nói:
- Cứ đi với tôi tôi có cách này, không bao giờ sợ thua. Bèn kề tai Bá Tước nói nhỏ. Bá Tước nghe xong vui vẻ gật đầu cùng Thiên Hóa tới nhà Trần nương tử. Lúc đó cũng gần tối, Trần nương tử dọn tiệc rượu để đãi hai người và vài con bạc khác. Ứng Bá Tước muốn về trước, Tôn Thiên Hóa bảo:
- Thì cứ ở lại uống rượu đã. Cơm rượu xong, Ứng Bá Tước quên cả chuyện về, bèn ở lại cùng Tôn Thiên Hóa vùi đầu vào việc sát phạt. Nhờ mưu mẹo của Tôn Thiên Hóa mà đến quá canh hai, Tôn Thiên Hóa đã được tám lạng, Ứng Bá Tước cũng ăn năm lạng. Ứng Bá Tước lại đòi về Tôn Thiên Hóa nói:
- Chờ chút nữa rồi mình cùng về. Lát sau, cả hai đứng dậy bước ra. Tới đường thì chia tay. Về tới nhà, Ứng Bá tước sung sướng vì được bạc. Nhân lúc thời tiết trở lạnh mà mũ áo thiếu thốn, suốt đêm ứng Bá Tước cứ quanh quẩn tính toán việc mua mũ áo nên cứ trằn trọc không yên. Sáng hôm sau, Ứng Bá Tước dậy thật sớm rồi tới nhà Vương bà ngay, quên cả việc mua mũ áo.
Vương bà thấy Ứng Bá Tước tới thì kêu lên:
- Chào Ứng nhị gia, lâu quá không gặp, đi đâu sớm vậy ? Ứng Bá Tước chỉ nói:
- Bà có trà thì cho đem ra uống đã.
Vương bà đon đả:
- Trà thì lúc nào chẳng có, chỉ sợ là không vừa miệng nhị gia thôi.
Nói xong đem bình trà, mấy cái chung và ít bánh trái tới, Ứng Bá Tước vừa rót trà vừa hỏi:
- Bữa trước gặp bà ở đường Tử Thạch, tôi có hỏi thăm về gia đình người hàng xóm của bà sao bà không chịu nói ? Bây giờ thì xin cho tôi biết là gia đình đó buôn bán gì.
Vương bà nói:
- Nhị gia ơi, tôi biết nhị gia muốn hỏi về người đàn bà trong đó chứ gì. Nhưng tôi nói thật, nhị gia hỏi làm gì để mang tiếng là định dụ dỗ đàn bà con gái nhà người ta ?
Ứng Bá Tước nói:
- Tôi chỉ muốn hỏi tên họ người ta mà bà lại bảo là dụ dỗ dàn bà con gái là thế nào ? Nếu vậy thì như tôi quen biết bà đây, tức là tôi dụ dỗ bà hay sao ?
Vương bà cười:
- Tôi già xấu thế này còn sợ ai dụ dỗ nữa, nay nếu nhị gia dụ dỗ tôi thì quả là điều vô cùng may mắn cho tôi.
Ứng Bá tước bảo:
- Thôi đừng nói đùa nữa, tôi hỏi thật đây này gia đình đó làm nghề nghiệp gì ?
Vương bà vẫn ỡm ờ:
- Thì nhị gia biết nhà người ta ở đường Tử Thạch rồi đó.
Ứng Bá Tước nói:
- Nhưng nhà đó dọn đi rồi nên tôi mới phải hỏi bà chứ. Không lẽ là tại hôm đó tôi nhìn thấy nàng mà nàng phải dọn đi.
Vương bà hỏi lại:
- Nhị gia có biết nàng dọn nhà đi đâu không ?
Ứng Bá Tước bực mình:
- Nếu tôi mà biết thì còn phải tới đây hỏi bà làm gì nữa.
Vương bà vặn vẹo:
- Nhưng nhị gia hỏi cô ta làm gì ? Phải nói rõ cho tôi biết thì tôi mới trả lời được. Ứng Bá Tước ngần ngừ rồi nói:
- Thôi thì tôi xin nói thật. Nguyên là Tây Môn đại ca nằm mộng rồi muốn tìm một người đàn bà con gái họ Phan, nên mới nhờ tôi đi dò hỏi tìm kiếm khắp nơi. Đàn bà con gái ở đâu tôi biết hết rồi, chỉ còn người con gái ở đường Từ Thạch lúc trước là chưa biết mà thôi, do đó mới phải tới hỏi bà. Nếu quả nàng đó họ Phan thì tự nhiên là bà cũng có tiền uống rượu. Vương bà nói:
- Nếu vậy thì tôi nghe như cô ta họ Phan hay Phiên gì đó. Ứng Bá Tước vỗ bàn:
- Vậy thì đúng rồi.
Vương bà cũng mừng:
- Thì đúng chứ ai đánh lừa nhị gia làm gì. Ứng Bá Tước hỏi:
- Nàng đã họ Phan, nhưng còn tên thì sao ? Vương bà thủng thỉnh:
- Cô ta tên là Kim Liên, cô ta lại có đôi bàn chân rất nhỏ chưa quá ba tấc, nên mới có tên Kim Liên, người ta thường nói "tam thốn kim liên" mà.
Ứng Bá Tước ngửa mặt cười ha hả mà bảo:
- Trong thiên hạ lại có sự kỳ lạ như thế này hay sao? Vương bà hơi ngạc nhiên:
- Tên người ta là Phan Kim Liên thì có gì đâu mà kỳ lạ ? Ứng Bá Tước còn đang định hỏi thêm thì gia nhân của Trầm Đại Hộ đã tới gọi Vương bà. Ứng Bá Tước bèn cáo từ, đem tin mừng về cho Tây Môn Khánh...
Hôm đó Tây Môn Khánh bị đánh mấy cái nhưng đổi lại được trăm lạng bạc của Tử quan nhân thì vui mừng lắm. Về tới nhà còn thấy Hoa Tử Hư nghe xong vỗ tay khen ngợi rồi nói:
- Đại ca đã mất công khó để lo cho tôi, ngày khác tôi xin tạ Ơn.
Tây Môn Khánh gạt đi:
- Chỗ anh em mà nói chuyện ơn nghĩa làm gì.
Nói xong cởi quần áo trả lại Hoa Tử Hư. Hoa Tử Hư thay xong thì nói:
- Trời cũng chiều rồi, tôi xin cáo từ, ngày mai sẽ sang gặp đại ca. Tây Môn Khánh tiễn bạn ra cổng rồi quay vào. Nguyệt nương nói:
- Bệnh tình Trác Nhị Thư xem ra nguy kịch rồi, sợ không qua khỏi đêm nay.
Tây Môn Khánh trầm ngâm giây lát rồi bảo:
- Hôm trước Hoa Nhị nương sang đây chơi là do tự ý hay do nàng mời ?
Nguyệt nương đáp:
- Tôi không mời thì đâu người ta có chịu sang đây ? Mấy hôm trước tôi nghe nói vợ chồng họ Hoa thường có chuyện xích mích, Hoa Nhị nương buồn rầu sinh bệnh nên mới sai Nghênh Xuân mời sang đây nói chuyện giải khuây. Còn từ nay thì có thể Nhi nương tự ý sang đây trò chuyện.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
- Tiền bạc trong nhà đều do Hoa Tử Hư quyết định, nàng thấy thế nào? Hoa Nhị nương có phải là người giỏi quán xuyến gia đình không ? Nguyệt nương đáp:
- Hoa Nhị nương là người đảm đang cần mẫn làm, còn tiền bạc trong nhà do người chồng quyết định là phải rồi. Tây Môn Khánh nói vài câu nữa rồi vào trong thăm Trác Nhị Thư. Trác Nhị Thư thấy Tây Môn Khánh thì hai hàng nước mắt ròng ròng, không nói được gì. Tây Môn Khánh thương xót lắm, bèn an ủi:
- Nàng cứ an tâm dưỡng bệnh. Hôm trước Thái y nói là không có gì đáng ngại cả. Lát sau Tây Môn Khánh qua bên phòng Lý Kiều Nhi rồi ngủ tại đó. Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh ngủ dậy thấy khoan khoái trong người, mấy chỗ bị đánh hôm qua không còn đau nữa, bèn gọi Lai Bảo vào, dặn dò lo việc tang ma cho Trác Nhị Thư trước đi, sợ tới lúc nàng từ trần thì không lo kịp. Vừa dặn dò dứt lời thì Ứng Bá Tước tới. Tây Môn Khánh hỏi:
- Có biết chuyện Từ quan nhân hôm qua không ? Ứng Bá Tước đáp:
- Tôi chẳng biết gì hết, mà chuyện gì vậy ? Tây Môn Khánh đang định kể lại thì Ứng Bá Tước đã bảo:
- Khoan đã, khoan đã ! Tôi có tin mừng tới báo cho đại ca đây Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
- Tin mừng gì vậy ? Ứng Bá Tước đáp:
- Thì chuyện giấc mộng của đại ca đó. Thế mới biết Thích hòa thượng và Đạo Linh Tử đoán đúng thật. Tây Môn Khánh hỏi:
- Nhưng mà chuyện như thế nào ? Ứng Bá Tước bèn kể hết lại lời của Vương bà hôm trước. Tây Môn Khánh vỗ bàn cho là lạ, rồi bảo:
- Giấc mộng cũng linh nghiệm mà bói toán cũng linh nghiệm thật. Ứng Bá Tước nói:
- Mụ họ Vương này lại là tay mai mối nổi tiếng nữa. Đại ca chịu khó bỏ tiền ra thì lo gì người đẹp trong mộng không ở trong tay ?
Tây Môn Khánh hỏi:
- Bây giờ thì nàng ở đâu ?
Ứng Bá Tước đáp:
- Cái đó thì tôi chưa hỏi.
Tây Môn Khánh gắt:
- Sao lạ vậy ? Chưa biết người ta ở đâu mà đã tới đây nói trời đất cứ làm như là gặp người ta rồi không bằng.
Ứng Bá Tước cụt hứng:
- Thì hỏi Vương bà là biết chứ gì, nếu đại ca không bận thì mình tới Vương bà ngay bây giờ. Đại ca tính sao ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Trác Nhị Thư đang gần đất xa trời, làm sao mà bỏ đi được?
Ứng Bá Tước nói:
- Nếu nhị tẩu quả không có phần thì đại ca giữ lại cũng không được. Chi bằng bây giờ đại ca rảnh rang, nên tới hỏi Vương bà thì hơn.
Nói xong bèn kéo Tây Môn Khánh đứng đậy. Tây Môn Khánh bảo:
- Có đi thì cũng để cho tôi thay quần áo đàng hoàng chứ, làm gì mà như đi ăn cướp vậy ?
Nói xong mặc áo đẹp, đội khăn thêu hoa rồi theo Ứng Bá Tước...
Trong khi đó Trác Nhị Thư thình lình trở bệnh nặng rồi mê man, lại la lên rằng:
- Đây là đâu ? Tại sao lại đem tôi tới đây ?
Nguyệt nương và Lý Kiều Nhi cùng chạy tới lay gọi mà hỏi:
- Sao vậy ? Thấy chuyện gì mà la hét vậy ?
Trác Nhị Thư tỉnh dậy hốt hoảng đáp:
- Thấy gió thổi, mây kéo đen nghịt, trời đất thảm đạm, tiếng dế kêu vang bốn bề. lại nghe như tiếng ma quỷ khóc. Rồi có một người dẫn tôi tới một nơi lạ lắm, bên trên có một vị vua đầu vịt mình thỏ, xung quanh toàn là ma quỷ, quỷ đực quỷ cái, ma mới ma cũ thi nhau kêu réo khóc than, tiếng khóc chen nhau như ong vỡ tổ. Rồi lại chợt thấy đất trời u ám trong nhà chỉ có ngọn đèn le lói, rồi có một người đứng khóc trông tựa như Đại quan nhân của chị em mình. Nguyệt nương hỏi tiếp:
- Rồi còn thấy gì nữa không ? Trác Nhị Thư hổn hển đáp:
- Còn đến một nơi lâu đài rực rỡ nhà cửa nguy nga, có hoa thắm liễu xanh, chim chóc hót vui trong gió, bên thềm là những đóa hoa hải đường lộng lẫy đua tươi. Thật đúng là cảnh thần tiên có gió thoảng mây bay có tiếng đàn sáo tiếng ca hát dặt dìu. Nguyệt nương lại hỏi:
- Có nhớ bài hát thế nào không ? Trác Nhị Thư nhắm mắt lại nói:
- Chỉ nhớ được vài câu như:
Sắc đẹp cũng vô duyên Vị ngon nhiều khi độc Khá thương cho người đời Vào hết Tiêu Hồn Ngục.
Nguyệt nương vẫn hỏi:
- Rồi còn thấy gì nữa không ? Trác Nhị Thư mở mắt ra đáp:
- Lại có một người nữa ngồi trong nhà hát rang:
Sen đẹp khoe trong gió nhẹ Hương mê như muốn mê hồn Tiền bạc giàu sang cũng hết Mười năm giấc mộng Dương Châu. Sau đó thì không thấy gì nữa. Nguyệt nương bảo:
- Kể cũng lạ thật, tôi cứ tưởng là nhị muội tâm thần hoảng hốt mà mê sảng, nào ngờ lại là cơn mộng như thế. Thôi, muội muội cứ an lòng tĩnh dưỡng, chờ gia gia về rồi sẽ mời đạo sĩ tới trừ tà ma. Trác Nhị Thư lại ngơ ngác hỏi:
- Tôi đang ở đâu đây ?
Nguyệt nương đáp:
- Thì muội muội đang nằm trên giường trong nhà đây này.
Lý Kiều Nhi nghe Trác Nhị Thư nói toàn chuyện ma quái thì dựng tóc gáy đứng im không nói tiếng nào, sau đó theo Nguyệt nương ra khỏi phòng. Tới ngoài gặp Đại An chạy vào thưa:
- Có Phó nhị thúc tới để lo việc hậu sự theo lời gia gia đã dặn, gia gia và Ứng nhị gia đi chưa về, Phó nhị thúc muốn gặp Đại nương.
Nguyệt nương bảo:
- Người ra hỏi Phó nhị thúc là mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi chưa, rồi nói cứ chờ, chắc gia gia cũng sắp về tới.
Đại An vâng lời bước ra ... Trong khi đó, trên đường đi tới nhà Vương bà, Tây Môn Khánh hỏi:
- Tiệm nước của Vương bà ở đâu ?
Lúc đó cũng gần tới trước huyện, Ứng Bá Tước trỏ về phía trước mặt:
- Kìa kìa, đại ca không thấy hay sao ?
Tới nơi, hai người bước vào, Vương bà đang ăn cơm trưa. Ứng Bá Tước thấy vậy bảo:
- Bà đang ăn cơm đấy à ? Thôi để chúng tôi qua bên quán Đại Hòa Lâu bên kia uống chén rượu rồi trở lại mình nói chuyện.
Tây Môn Khánh bảo:
- Từ đây tới Đại Hòa Lâu cũng không gần gì, mình nên vào một quán rượu nào gần đây thì hơn.
Hai người bèn vào một quán rượu cách đó mấy nhà, uống rượu nói chuyện vãn. Lát sau Tây Môn Khánh đứng dậy trả tiền rồi kéo Ứng Bá Tước đi loanh quanh giết thì giờ. Ở đời thật lắm chuyện tình cờ, mà có tình cờ thì mới có chuyện, cho nên thình lình Tây Môn Khánh trông thấy Kim Liên đang đứng trước cửa nhà. Kim Liên thấy Tây Môn Khánh nhìn mình bèn buông tấm mành cửa xuống rồi định qua vào nhà.
Nhưng Tây Môn Khánh đã đi sát tới nơi, tấm mành được buông vội xuống không ngờ lại đụng vào đầu Tây Môn Khánh. Kim Liên thấy vậy lúng túng không biết nói sao, chỉ đứng không lại mà mỉm cười Ứng Bá Tước nhận ra Kim Liên, cũng sững sờ không biết nói gì. Tây Môn Khánh lặng ngắm Kim Liên, thấy nàng quả là trang giai nhân tuyệt thế, mặt tươi như hoa, da mịn như phấn. Đôi má hồng hào, làn tóc đen dài buông xõa sau lưng, đôi mày cong vút lên như vành trăng, đôi mắt trong xanh gợn sóng, chiếc mũi xinh nhỏ càng làm tăng vẻ thanh tú của gương mặt, chiếc lưng ong nhỏ nhắn yêu kiều... Tây Môn Khánh còn đang say sưa thì Kim Liên đã thỏ thẻ:
- Tôi lỡ tay, xin quan nhân tha lỗi cho. Tây Môn Khánh đưa tay xốc lại khăn trên đầu rồi đáp:
- Thưa không sao, xin nương tử chớ bận lòng. Ứng Bá Tước thấy Tây Môn Khánh mê mẩn tâm thần trước Kim Liên, sợ giữa đường giữa sá khó coi, bèn kéo đi rồi kề tai nói nhỏ. Tây Môn Khánh mừng lắm, cùng Ứng Bá Tước tới thẳng nhà Vương bà. Vương bà đon đả:
- Hôm nay sao quan nhân lại giáng lâm tới chốn nghèo hèn này vậy ? Tây Môn Khánh đáp:
- Tôi nhờ Ứng nhị gia dẫn tới đây là có việc muốn nhờ bà ra tay giúp cho đấy. Vương bà cười:
- Có gì mà quan nhân dạy quá lời như vậy ? Nói xong mời hai người ngồi rồi trót trà đem tới. Ứng Bá Tước nói:
- Đại ca à, tấm mành buông trúng đầu đại ca hôm nay là điềm tốt đấy, việc này nhất định phải thành. Tây Môn Khánh cười rồi bảo Vương bà:
- Xin bà ngồi xuống đây, cho tôi hỏi một chút. Người con gái ở ngay cạnh đây là ai vậy ? Vương bà cười đáp:
Ứng nhị gia đã hỏi tôi như vậy bao lần rồi, nay Đai quan nhân lại hỏi nữa. Nhưng hỏi mà làm gì ?
Cô ta là em gái của Diêm La Đại Vương, là con của Vương Đạo Tướng quân, và đã gái có chồng rồi.
Ứng Bá Tước khó chịu:
- Tây Mồn Đại quan nhân và tôi tới đây là để nói chuyện đứng đắn, bà đừng nên đùa giỡn như thế.
Vương bà nghiêm nét mặt rồi bảo:
- Đại quan nhân không biết gia đình đó hay sao ? Chồng cô bán bánh tại huyện này bao nhiêu năm nay rồi đó.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Tức là Từ Tam bán bánh tiêu phải không ?
Vương bà xua tay:
- Không phải, Đại quan nhân thử đoán xem.
Tây Môn Khánh nói:
- Hay chồng nàng là Lý Tam ? Lý Tam cũng bán bánh.
Vương bà lại xua tay:
- Cũng không phải, Lý Tam thì ai chẳng biết.
Ứng Bá Tước nói:
- Hay là Lưu tiểu nhị ?
Vương bà lắc đầu cười:
- Lại càng không phải nữa, xin đoán thêm coi.
Tây Môn khánh nói:
- Chúng tôi không đoán nổi đâu ?
Vương bà cười khanh khách:
- Nếu thế thì để tôi nói vậy. Chồng nàng là Võ Đại lang, nghề bán bánh.
Tây Môn Khánh giậm chân:
- Có phải là Võ Đại mà ai cũng chê lùn xấu phải không ?
Vương bà cười:
- Đúng đó. Ứng Bá Tước than:
- Thật khổ cho nàng biết bao, rõ là hạt ngọc để ngâu vầy.
Vương bà cười:
- Thì ông trời khéo bày trò éo le như vậy đó, chứ giai nhân sánh với tài tử, anh hùng sánh với thuyền quyên thì còn nói chuyện gì nữa. Tây Môn Khánh hỏi:
- Tiền trà nước bao nhiêu đây ? Vương bà gạt đi:
- Ôi dào, có đáng bao nhiêu, cứ để đó rồi hôm nào tính cũng được.
Ứng Bá Tước hỏi:
- Vương Triều con trai bà đi đâu rồi ? Vương bà đáp:
- Nó từ nhỏ cứ ở nhà, hôm nay mới theo một người khách ở vùng Giang Hoài, bây giờ thì nó đi rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Sao không cho nó đến ở với tôi? Nó coi bộ cũng lanh lợi lắm. Vương bà nói:
- Nếu được Đại quan nhân nâng đỡ cho thì còn nói gì. Tây Môn Khánh bảo:
- Thôi được, cứ để nó về rồi tính. Nói xong đứng dậy cảm ơn rồi bước ra. Ứng Bá Tước theo sau. Ra tới đường, Ứng Bá Tước bảo:
- Bây giờ thì sao ? Tôi đã tìm đúng người trong mộng cho đại ca rồi đó, từ nay đại ca nên nhờ Vương bà lo liệu. Hôm nay thì đại ca cho tôi về nhà trước, Tạ Hy Đại đang chờ tôi ở nhà để lo một việc. Tây Môn Khánh hỏi:
- Tạ Hy Đại chờ, tức là sắp đi đánh bạc chứ gì ? Ứng Bá Tước nói:
- Đâu phải, chuyện làm ăn đàng hoàng mà. Nói xong chia tay mà về. Tây Môn Khánh nghĩ ngợi giây lát rồi quay trở lại đứng trước cửa nhà Vương bà, nhìn xéo sang nhà Võ Đại. Vương bà biết nhưng cứ lờ đi, sau sợ bất tiện bèn chạy ra cười hỏi:
- Kìa, Đại quan nhân chưa về sao ? Xin mời vào ăn cái gì cho đỡ đói, có canh ngon lắm. Tây Môn Khánh bước vào bảo:
- Cũng được, canh chua chua một chút thì ngon.
Nói xong ngồi xuống. Vương bà vào múc canh đem ra. Tây Môn Khánh nhìn qua rồi bảo:
- Bà nấu canh ngon lắm, trong nhà còn nhiều không ?
Vương bà đáp:
- Tôi ngần nầy tuổi, một đời chuyên nghề mai mối, nên cũng đã tác thành cho người ta nhiều rồi.
Tây Môn Khánh cười bảo:
- Tôi hỏi bà là canh còn nhiều không thì bà lại trả lời đã làm mối nhiều rồi, thật là ông nói gà, bà nói vịt.
Vương bà cười:
- À, canh thì còn nhiều, mà mai mối thì cũng còn nhiều.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu vậy thì tôi nhờ bà làm mối cho tôi một người được không ? Nếu việc xong xuôi thì tôi xin tạ Ơn xứng đáng.
Vương bà giả vờ:
- Chết, Đại quan nhân nói đùa hay sao ? Tôi làm mối cho Đại quan nhân để cho Đại nương ở nhà chửi tôi à, lúc đó thì tôi còn mặt mũi nào.
Tây Môn Khánh nói:
- Đại nương nhà tôi tính tình cao thượng, hiền hậu, hiện trạng nhà cũng có mấy người thiếp, nhưng chẳng có người thật sự vừa ý tôi. Nếu bà đã giỏi mai mối thì xin giúp tôi một phen, có thể tới nhà tôi nói chuyện cũng được.
Vương bà nói:
- Hôm trước có một người xứng đáng lắm, nhưng không biết Đại quan nhân có ưng không.
Tây Môn Khánh nói:
- Người nào vậy ? Nếu quả là tuyệt đẹp mà việc thành thì tôi xin hậu tạ xứng đáng.
Vương bà nói:
- Cô ta tài sắc vẹn toàn, chỉ phải cái hơi lớn tuổi một chút. Tây Môn Khánh bảo:
- Người xưa thường nói "bán lão giai nhân tình càng đậm", có lớn một vài tuổi cũng chẳng sao.
Nhưng cô ta năm nay bao nhiêu tuổi ?
Vương bà đáp:
- Cô ta sanh năm Qúy Hợi, tức là tuổi con lợn, tức là năm nay "chín mươi ba tuổi" rồi.
Tây Môn Khánh cười:
- Bà này thật khéo khôi hài, chuyện gì cũng có thể cười giỡn được.
Nói xong đứng dậy định ra về. Lúc đó cũng gần tối, Vương bà thắp đèn lên để tiễn chân khách. Tây Môn Khánh bước ra cửa, cuốn bức mành lên rồi nhìn sang nhà Võ Đài. Trầm Đại quan từ trong huyện nhìn ra thấy Tây Môn Khánh liền bước sang nói:
- Tây Môn Đại quan nhân đấy à ? Giờ này sao còn ở đây ? Hồi sáng tôi có tới nhà nhưng không gặp, thật uổng công quá.
Tây Môn Khánh hơi thẹn, bèn hỏi:
- Chuyện đó ngài lo xong chưa ? Trầm đại quan nói:
- Xong từ lâu rồi, xin Đại quan nhân đợi tôi một chút, tôi đem bạc ra đưa luôn cho tiện. Nói xong chạy vội về nhà, lấy số bạc và tờ cam kết của Từ quan nhân đưa cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh thưởng cho Trầm Đại quan mười lạng. Trầm Đại quan cảm ơn rồi cáo từ. Tây Môn Khánh lại đứng nhìn sang nhà Kim Liên, những mong được thấy mặt nàng, nhưng lát sau vẫn không thấy gì, đành đem tiền về. Về tới nhà, Nguyệt nương kể lại mộng mị của Trác Nhị Thư cho chồng nghe. Tây Môn Khánh hỏi:
- Bây giờ thì sao?
Nguyệt nương đáp:
- Thì cứ vào thăm rồi đã. Tây Môn Khánh vào phòng Trác Nhị Thư, mới nhìn đã rơi lệ, không dám đứng lâu sợ thương tâm mà xúe động bèn quay ra. Lúc đó trong phòng mọi người đông đủ Trác Nhị Thư chỉ còn thoi thóp, không nói năng gì được nữa, mắt đã nhắm nghiền.
Ra tới ngoài, Tây Môn Khánh hỏi Đại An:
- Phó nhị thúc đã tới chưa ?
Đại An đáp:
- Tới hai ba lần rồi, nói là mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ còn mua một cái mũ thật tốt nữa mà thôi. Chắc lát nữa sẽ trở lại.
Tây Môn Khánh nghĩ thầm:
"Trác Nhị Thư không phải là chính thất, nhưng cũng là thiếp của mình. Phó nhị thúc tính mua mũ quả là chu đáo. Có lẽ nên mua cho nàng một cái mũ lục sắc".
Hôm sau thì Trác Nhị Thư ra người thiên cổ. Tây Môn Khánh thương cảm khôn nguôi, đưa đám xong, ở nhà suốt mấy ngày liền, không đi tới đâu.
Thấm thoát đã tới ngày "mãn thất" của Trác Nhị Thư, chín người kết nghĩa với Tây Môn Khánh đều sai gia nhân đem đồ lễ tới. Tây Môn Khánh bắt buộc phải cho dọn tiệc. Tới trưa thì cả bọn kéo tới. Ứng Bá Tước nói:
- Bệnh của nhị tẩu quả là không qua khỏi được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nhị ca không được chứng kiến lúc lâm chung của nàng, thương tâm lắm. Hôm nọ tôi vắng nhà, nàng mê sảng nói toàn những chuyện ma quỷ ở âm cung, thật thương tâm hết sức.
Hoa Tử Hư hỏi:
- Nhị tẩu có kể lại không ?
Tây Môn Khánh đáp:
- Lúc tỉnh dậy thì có kể lại.
Rồi thuật lại tỉ mỉ từng chi tiết trong cơn mộng của Trác Nhị Thư cho mọi người nghe. Tạ Hy Đại bảo:
- Như vậy thì đủ thấy là có Diêm Vương chứ không phải là không. Cho nên chúng mình cũng nên ăn ở cho có đức để khi chết xuống âm ty khỏi chịu cực hình.
Ứng Bá Tước bảo:
- Ôi, hơi đâu tin những chuyện mê sảng của người bệnh làm gì có thật. Tây Môn Khánh nói:
- Phải đấy, người sắp chết thường hay nói nhảm, làm sao tin được. Thôi, mình uống rượu đi.
Nói xong mời mọi người ra bàn tiệc dọn trong vườn, vì trong nhà có tăng sĩ và đạo sĩ tụng kinh gõ mõ. Ngoài vườn, bàn tiệc thật ồn ào, tiếng cười tiếng nói vang lên, trái ngược hẳn với khung cảnh buồn bã trong nhà. Lát sau Đại An chạy tới nói nhỏ với chủ:
- Hoa Nhị nương sang thăm. Tây Môn Khánh bảo:
- Hoa Nhị nương đang ở đâu ? Đại An đáp:
- Đang ở trong phòng Đại nương. Tây Môn Khánh uống thêm một chung rượu nữa rồi đứng dậy bảo mọi người:
- Xin anh em eứ tự nhiên uống rượu, tôi vào trong nhà có chút việc. Nói xong trở vào phòng Nguyệt nương, thấy Hoa Nhị nương hôm nay đẹp hơn hẳn lần trước, bèn bước tới thi lễ. Hoa Nhị nương cũng đứng dậy đáp lễ. Nguyệt nương sai dọn tiệc vô cùng thịnh soạn, rồi gọi Lý kiều Nhi ra tiếp rượu Hoa Nhị Nương, còn mình thì phải chạy ra chạy vào lo mọi việc. Tây Môn Khánh tự tay rót một chung rượu Kim Hoa đưa cho Hoa Nhị nương mà bảo:
- Mời tẩu dùng rượu. Hoa Nhị nương vội đỡ lấy chung rượu mà nói:
- Chỗ người nhà cả, xin đại gia cứ để tôi được tự nhiên. Tây Môn Khánh vừa định ngồi xuống cạnh Hoa Nhị nương thì Nguyệt nương vào, bèn đứng dậy nhường chỗ rồi trở ra vườn. Bỗng nghe ngoài cổng có tiếng ồn ào, Tây Môn khánh gọi Đại An, bảo ra xem chuyện gì, Đại An đi ra cổng rồi trở vào thưa:
- Không có chuyện gì cả, chỉ có mấy người hát xẩm vừa đi vừa hát xin tiền, rồi trẻ con hàng phố bu theo reo hò, chọc phá mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Hôm nay trong nhà có tiệc, có lẽ nên gọi họ vào hát cho vui.
Hoa Tử Hư tiếp lời:
- Phải đó, nên lắm.
Ứng Bá Tước nói:
- Đành vậy, nhưng chỉ sợ bọn này hát thì khó lòng nghe nổi.
Nhưng Tây Môn Khánh đã sai Đại An ra gọi người hát xẩm vào. Người này khăn áo chỉnh tề, chân đi hài đen, trông có vẻ một đạo sĩ hơn là một người hát dạo, mà mặt mũi lại sáng sủa dễ coi. Người này vào tới nơi thì cúi chào rồi đứng đợi. Tây Môn Khánh bảo:
- Sao không hát đi ?
Người này rút ra một ống sáo, thổi lên vài điệu rồi cất giọng hát:
Than cho cảnh phồn hoa Chỉ trong chớp mắt là tiêu ma Đâu còn má đào mày liễu Đâu còn áo cừu may khéo Chỉ còn con oanh đang đứng gọi Núi đã lở rồi ai đỡ được Nghe nói rằng Người thiếu nữ đất Ngũ Lăng lúc trước Bây giờ sống cảnh thê lương Bài hát dứt, Hoa Tử Hư bảo:
- Hát bài khác đi.
Người nọ hát tiếp:
Kìa ai đua chen trong chốn phong lưu Cái chí bình sinh chỉ là tìm liễu hỏi hoa Tiếng tì bà không còn nữa Chim yến đã chết Ấy cũng bởi lúc xưa tâm địa sài lang Bây giờ thì lâu đài bỏ không, chim phượng đi rồi Đáng thương thay Lòng mê man giấc mộng xuân đầy. Ứng Bá Tước khen:
- Hát cũng hay đấy chứ. Người kia lại hát tiếp:
Có một người Lòng như rắn độc, mặt mũi đẹp tươi Gia sản quá nửa là của người Đáng giận thay Túi đã đầy Ý xanh tình đỏ nào ai hay Ứng Bá Tước nổi giận mắng:
- Tên kia, sao dám mắng chúng tao ? Nói xong vừa đứng dậy định xông lại đánh thì đã không thấy người hát dạo đâu. Mọi người hoảng sợ dụi mắt mà nhìn Tây Môn Khánh bảo:
- Giữa thanh thiên bạch nhật như thế này mà yêu quái dám lộng hành hay sao ? Thật là kỳ lạ, có lẽ phải nhờ các vị tăng sĩ đạo sĩ trừ khử đi mới được. Ứng Bá Tước run sợ nhất, định thần một lúc rồi mới nói:
- Lạ thật, rõ ràng là có người đang đứng hát ngay đây mà, rồi làm sao tự nhiên biến mất ? Lạ thật! Hoa Tử Hư nói:
- Chưa chắt gì đã phải ma quỷ, có thể là bọn bàng môn tả đạo có thuật phân thân tàng hình đấy mà thôi. Để tôi nhân đây xin kể chuyện này cho các ca ca nghe, cũng kỳ quái lắm. Năm xưa tôi còn nhỏ, bác tôi nói là khối ngọc hổ trong cung vua tự nhiên biến mất. Đó là bảo vật truyền từ bao đời. Nó nặng tới hơn năm mươi cân, được để trên cái xà nhà chạm trổ của nội cung. Cung cấm canh phòng nghiêm ngặt lắm, ai lấy trộm được. Vậy mà sau một thời gian điều tra, tên trộm đã bị bắt rồi bị đem ra hành quyết, nhưng khi đao phủ vung đao sắp chém thì chỉ còn thấy bộ quần áo. Thế có lạ không ? Cho nên theo tôi thì người vừa rồi cũng chỉ là bọn tà đạo đó mà thôi. Bây giờ thì chúng mình tiếp tục uống rượu đi.
Mọi người nghe Hoa Tử Hư nói thì cũng tạm yên lòng, cùng nhau ăn uống như cũ. Tuy nhiên đám gia nhân trong nhà Tây Môn Khánh thì cứ to nhỏ bàn luận không thôi.
Bữa tiệc hôm đó kéo dài đến tối mới chấm dứt. Suốt bữa Ứng Bá Tước là người nhiều lời nhất, nhưng sợ hãi trong lòng nên cứ ngồi im lặng uống rượu. Mãi tới lúc mọi người chia tay, Ứng Bá Tước mới nói:
- Hôm nay đại ca mệt nhọc, nên đi ngủ sớm, mai mốt tôi tới thăm.
Sau đó mọi người ra về.
Chỉ nội trong ngày hôm ấy, cả hàng phố rồi cả huyện Thanh Hà đều tràn ngập những lời đồn đại về yêu quái trong nhà Tây Môn Khánh. Có người lại bảo rằng đã trông thấy người hát dạo đó tiếp tục đi hát dạo như trước...