Từ thủ đô Hà Nội, theo quốc lộ 1 về hướng Nam gần 40km, đến trung tâm huyện Phú Xuyên, rẽ phải đi tiếp chừng 5km, bạn sẽ tới xã Chuyên Mỹ, nơi có nghề khảm trai truyền thống từ lâu đã nức tiếng thị trường trong và ngoài nước.
Thuộc xã nghề Chuyên Mỹ có 7 thôn làm nghề khảm trai chính:
- Thôn Ngọ
- Thôn Trung
- Thôn Đông Vinh
- Thôn Bối Khê
- Thôn Hạ
- Thôn Mỹ Văn
- Thôn Thượng
Làng Chuôn Ngọ xưa là Phường Ngọ, là làng nghề khảm trai truyền thống làng có từ đời cụ tổ nghề khảm đã được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử năm 1996. Theo truyền thuyết và thần phả đình làng truyền kể rằng: Cách đây gần 1000 năm vào thời kỳ Nhà Lý, về phía Nam Kinh thành Thăng Long ở phường Ngọ, Chuyên Mỹ, huyện Quảng Uyên có đôi vợ chồng ông Trương Công Huy và bà Trần Thị Mai ngày đêm cầu nguyện mong có một người con trai. Một đêm bà nằm mơ thấy hào quang sáng rực, một con rồng trắng bay vào nhà hóa thành bông sen hương thơm ngát, hà hái lấy bông ben nâng niu như báu vật. Khi bông sen tỏa hương thơm ngát, bà hái lấy bông sen nâng niu như báu vật. Khi tỉnh dậy và đem chuyện kể với chồng, hai ông bà mừng rỡ coi đó là điềm lành. Quả nhiên, ít lâu sau bà mang thai và sinh hạ được một cậu con trai đặt tên là Thành. Lúc còn nhỏ, Trương Công Thành rất chăm chỉ học và nổi tiếng thông minh, năm 17 tuổi thi đỗ Thái học sinh sau đỗ Hoàng Tử và làm đến chức Tướng công Phù Quảng Bá được Lý Đạo Thành gả con gái là Lý Tố Hương cho. Hạnh phúc đang đầm ấm thì quân Tống sang xâm lược. Theo lệnh của triều đình, ông được giữ chức Tây đạo Tướng quân Tham tán phó Nguyên Soái cùng Đông đạo Tướng quân Chính Nguyên soái Lý Thường Kiệt mang quân Bắc phạt. Hai ông dẫn 2 đạo quân tiến thẳng sang Quảng Tây đánh phủ đầu quân Tống, đập tan âm mưu của kẻ thù từ trong trứng nước.
Nhưng giặc Bắc vừa dẹp xong, hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp lại mang quân quấy nhiễu biên thùy, Trương Công Thành lại là một trong nhữn tướng được cử đi bình Chiêm. Sau cuộc chinh chiến bảo vệ đất nước ở phía Nam ông đã cùng quân sỹ chiến thắng trở về. Vua Nhà Lý nghĩ đến công phạt Tống bình Chiêm bảo vệ đất nước, bảo vệ triều đình liền mở tiệc mừng chiến thắng và phong chức tước cho những người có công. Riêng Trương Công Thành không nhận chức tước mà xinh nhà vua được "Thanh lu nhất ốc, xiêm bào đổi lấy cà sa chi dã", Vua nhà Lý chiều theo nguyện vọng của ông và phong cho ông 4 chữ "huyền Chân Bồ Tát" đồng thời ra thông báo khắp thiên hạ, tăng ni các chùa chiền đều phải đón tiếp cho phải phép. Sau một thời gian du ngoạn khắp các chùa chiền, ông xin đi du sơn thủy, khi đến các bãi sông, bãi biển ông thấy vỏ trai vỏ ốc bị mưa gió xô đầy, mòn lớp vỏ bên ngoài lộ ra nhiều màu sắc óng ánh, trong sáng trông rất đẹp. ông nghĩ thiên nhiên đã giành cho con người những sản vật quý, đẹp thế này mà sao không biết sử dụng? Ông liền chọn một số mảnh về chơi, sau mấy ngày ngắm nhìn suy nghĩ ông liền ghè ra mài, gọt theo ý muốn rồi xếp đi xếp lại vào các nét chữ ở Hoành phi câu đối. Trước hỏng sau được và ông lại ngồi mài dũa, mài những mảnh trai đó thành hình hoa lá được nhiều người khen ngợi
Khi về thăm quê, ông cho mọi người xem và dạy cho dân làng, nhiều nguiowf nhờ ông hướng dẫn và dần dà qua thực tế sáng tạo đã làm cho sản phẩm ngày càng thêm phong phú.
Khảm xà cừ thường được thiết kế hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ, tuy nhiên nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen, chứ không có thêm nhiều màu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, do bản thân chất liệu xà cừ có tạo nên nhiều màu sắc trang trí. Các họa tiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hay từ một tích cổ nào đó trong dân gian. Từ xưa các cụ trong làng đã làm nghề đồ sét sơn son thiếp vàng, hoành phi câu đối, sơn tượng, phật, dùng trong các đỉnh chùa trong địa phương và khu vực cũng như ở cả nước. Nghề được các thế hệ trong làng qua các đời gìn giữ và phát triển.
Chuyện về một người giữ lửa
Trò chuyện với Nghệ nhân Trần Bá Dinh (70 tuổi) là một trong những người “giữ lửa” lâu năm trong nghề. Ông từng đoạt nhiều giải Bàn tay vàng, đặc biệt là giải Tinh hoa Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm 2003 với bức tranh khảm trai "Chân dung Bác Hồ". Ông có cả một “kho” kiến thức về những tinh hoa văn hoá của nghề để có thể truyền lại cho con cháu. Nửa đời người gắn bó với nghề, ông Dinh vinh dự được giao làm nhiều bức tranh quan trọng về Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, các vị nguyên thủ Quốc Gia các nước bạn : Chủ tịch Fidel Castro - vị lãnh tụ của nhân dân Cu Ba chịu khó, kiên cường. Mặc dù không qua trường lớp về hội hoạ nhưng nhờ cách nghĩ “học thầy không tày học bạn” nên ông Dinh đã học ở mọi chỗ, mọi nơi, học qua bạn bè, sách vở. Đi đâu thấy tranh ảnh đẹp là ông nghiên cứu, quan sát, về tìm cách vận dụng ngay. Ông còn tích cực mua sách hội hoạ, đọc sách báo, xem tranh ảnh,... Nhờ vậy, ông đã tích luỹ được nhiều kiến thức về hội hoạ và cho ra đời nhiều bức tranh nghệ thuật tôn vinh nghề khảm trai của làng mình.
Nghệ nhân Trần Bá Dinh và tác phẩm khảm trai về Bác Hồ
Một đời tự học, tu luyện tay nghề, ông đã trở thành nghệ nhân và truyền nghề cho nhiều thế hệ con cháu trong làng. Đến nay, nhiều học trò của ông đã trở thành thợ giỏi, mang nghề đi khắp nơi trên đất nước. Ông từng đoạt nhiều giảithưởng tại các hội chợ, triển lãm, 2 lần được tặng danh hiệu “Bàn tay Vàng”, với tác phẩm Bộ tứ bình, và Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra, ông còn được công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam 2005, Huy chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian...
Nghề khảm trai - tinh xảo đến từng nét
Nghề khảm trai không đơn giản chỉ là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định. Để có được một sản phẩm khảm trai theo đúng nghĩa, đó còn là cả một nghệ thuật. Người thợ khảm phải trải qua nhiều công đoạn, trước hết là phải chọn loại vỏ trai phù hợp với đồ dùng mình định khảm. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mảnh nhỏ, sẫm màu, trai thịt trắng, vỏ mình dầy; trai Nông Cống (Thanh Hoá) có nhiều vân; ốc biển, có thứ gọi là ốc xà cừ, có nhiều ở vùng biển Quy Nhơn, Quảng Nam Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến biển có một thứ gọi là vỏ xác, thường có nhiều ở Quy Nhơn. Ngoài ra còn có một thứ vỏ trai đặc biệt gọi là Cu Khổng (vì có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ), có vân màu sắc phong phú hơn mầu cầu vồng. Muốn làm hàng mặt nổi như: núi non, cánh phượng, cánh công, phải tìm bằng được Cu Khổng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngoài nguồn nguyên liệu ở trong nước, người thợ Chuyên Mỹ phải mua nguyên liệu từ Trung Quốc, nguyên liệu quý như ốc phải mua từ Singapore.
Từ chất liệu vỏ trai, người thợ khảm phải bỏ rất nhiều công sức để hoàn thành một mặt tranh khảm, bao gồm các khâu: sáng tác bản vẽ, mài, cưa, đục mảnh trên mặt tranh khảm, mài, đánh bóng mặt khảm. Trước đây, đề tài khảm thường chọn các tích ở truyện Tam Quốc và các truyện cổ khác như: "Tam cố Thảo Lư", "Văn chương cầu hiền", hay khảm theo mẫu ước lệ như: mai, thông, cúc, trúc, chim hoa, "tứ dân" cảnh - 4 người dân thời cổ. Ngày nay, đề tài khảm lại chọn là các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Chùa Một Cột, Hạ Long, Huế, Sài Gòn…
Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc laser và các loại máy móc hỗ trợ khác, song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện sản phẩm vẫn không thể thiếu đôi bàn tay của nghệ nhân.
hanoi36plus.vn