Tôi dẫn Jusus vào quán ăn Reco Bob’s Barbecue Heaven. Nó ăn hết hai đĩa sườn nướng. Tôi cho nó vô trong khu giải trí Santa Monica chơi trò quay số, cưỡi ngựa gỗ quay vòng vòng. Nó được một bữa chơi thỏa thích.
Tay cầm lon bia tôi chưa muốn uống , Juses thích món kẹo Camel, nó chỉ thích được dịp đi chơi thoải mái. Ánh sáng đèn pha chói chang trong khu giải trí khiến tôi va nó cảm thấy khó chịu.
Sáng nó có thói quen chậm chạp dù sao nó ngủ giường riêng. Tôi nhìn nó lên bước đi học, ra ngoài đường nó gặp hai đứa bạn gái. Trước đây, tôi chưa thấy nó đi học với bạn.
Bữa nay bà Garrnet có nhà.
“Hai ngàn đôla?” Bà nói như mắc nghẹn.
“Con bé đòi giá đó. Trước hết phải coi cuốn nhật ký, cuốn album đầy đủ hình Cyndi va Robin với đứa con gái”.
Tôi không quan tâm chuyện sinh đứa con da đen. Nhiều khi con da đen lúc mới đẻ thấy nó trắng, lớn lên thì mới biết. Tôi cứ mặc kệ chuyện màu da để họ lo không nên xía vô. Một đứa con da đen với tôi chẳng là gì cả.
“Tôi không biết chuyện này để hỏi lại ông chồng tôi”
“OK, tối nay tôi sẽ gọi lại. Nếu ông nhà đồng ý bao lâu bà nhận được tiền?”.
“Chưa biết chắc ông có đồng ý hay không”.
“Nếu ông chịu thì sao?”.
Bà ngập ngừng mới nói ra: “Chờ đến ngày mốt xem sao:
Ngay bữa đó, tôi lo dọn dẹp nhà cửa, quăng hết mọi thứ của Regina ra ngoài, chỉ còn mấy bộ quần áo, mấy món trang sức rẻ tiền, mấy thứ lặt vặt. Đồ chơi, chăn đắp con bé Edna tôi cột lại một bó, chất bên trong phòng khách, trùm mềm kỹ lưỡng.
Đến trưa tôi đọc cuốn “Linh hồn đồng loại da đen” của tác giả W.E.B. Du Bois, cuốn sách mà mấy năm trước Jackson Blue có kể cho tôi nghe qua.
Jesus đi học về ba giờ rưỡi chiều, tôi chơi với nó cho tới sáu giờ. Bữa ăn tối có món thịt heo lát, khoai tây nhừ chiên hành, măng tây. Món tráng miệng dành cho tôi và Jesus là cây kẹo. Tôi nhờ nó rửa bát dĩa.
Đúng tám giờ điện thoại reo.
“Alô”
“Thưa ông Rawlins. Vợ tôi cho hay ông đã tìm thấy được đứa cháu”.
“Nghe vậy thôi, thưa ông, tôi còn chưa rõ. Con bé kia đang giữ tấm hình ảnh cô con gái ông và đứa cháu”.
“Tên con bé đó là gì, nó còn đòi hỏi gì hơn, Robin”.
“Là bạn của Robin, tên cô nàng là Sylvia”.
“Sylvia gì?”.
“Dù ông có tìm trong danh bạ điện thoại cũng không thấy đâu, ông Garnett”.
“Bride, Sylvia Bride”, tôi nói.
“Ồ tôi chưa hề nghe cái tên này. Ông cho hay con bé đòi tới hai ngàn đôla?”.
“Cô nàng ra giá vậy”.
“Một cái giá cao mà chúng tôi chưa thấy gì làm bằng chứng?”.
“Ông nghe đây, ông sẽ gọi lại cho cô nàng kia hẹn địa điểm giao hàng. Coi xong nếu đúng là cháu gái ông chừng đó ông trả giá. Ông chưa vội mang tiền theo, giao cho luật sư giữ. Nếu ông đồng ý tôi gọi nàng ngay, hẹn bốn giờ chiều tại địa điểm trước nhà sách thành phố. OK?”.
“Tôi có nghe nói cuốn nhật ký?”.
“Dạ. Con gái ông kể lại nhiều chuyện về đứa cháu Feather. Cô nàng Sylvia nói nhờ cuốn nhật ký để lại mới biết ai là cháu ông”. Tôi lặng thin một hồi.
“Sao hả?”.
“Tôi chưa thể nói ra ngay vì rất có thể đứa con gái ông là nạn nhân của cùng một tên cuồng sát?”.
“Cho tới giờ này con tôi đã chết, chưa tìm ra thủ phạm”.
“Ở quanh xóm tôi đổ xô nhau đi tìm, có mấy người nhìn thấy dấu vết nám trên người con bé”.
“Với tôi điều đó không ăn thua gì, ông Rawlins, tất cả đã được dàn dựng khéo léo”.
“Ngay cái hôm cô bé bị giết chết, nó còn đi chơi với bạn bè. Theo lời Sylvia, có kẻ lạ mặt đưa tiền cho nàng. Cuốn nhật ký này sẽ cho thấy ai là thủ phạm?”.
“Lạy chúa tôi”, Garnett nói.
Tôi lỡ lời khiến ông nói ra “Tôi cho là ông lầm rồi, tôi mong là… Dù gì ta cũng phải đến ngay điểm hẹn xem cô nàng kia giao hàng”.
“Ông chắc có đi không?”.
“Chắc chứ, tôi nói thiệt”.
“Thế thì hay lắm. Tôi gọi ngay cho cô nàng kia hẹn ngày giờ, có gì thay đổi tôi sẽ cho biết sau, ông nghe rõ chưa?”.
Ông thở ra một hơi dài nói “OK”.
•
• •
Thấy Sylvia không được vui, tôi dặn nàng không cần phải ẵm đứa trẻ theo, chỉ cần đem theo tập album và cuốn nhật ký. Điểm hẹn an toàn là trước nhà sách nơi công cộng.
Jesus tối lo ngủ sớm, sáng nó tới trường xong là tôi thức dậy.
Giờ trưa, tôi đang ở sau vườn nghe tiếng Quinten Naylor và Roland Hobbes đậu xe trước nhà, xuống xe bước ngang hàng tên nào cũng nhìn tôi một cách dửng dưng.
“Ezekiel Rawlins …” Roland Hobbes lên tiếng trước.
“Khoan đã, cho tôi gọi máy rồi các ông muốn làm gì làm. Vợ tôi đã bỏ đi, con tôi câm, cho tôi báo hàng xóm biết trước khi các ông dẫn giải tôi đi”, tôi nói.
Hobbes nhìn qua Naylor chờ lệnh, bọn chúng lặng thinh. Naylor nãy giờ im lặng, giờ gã mới gật đầu, Hobbes theo tôi vào bàn điện thoại.
“Ô kìa, Flower lên tiếng, giọng nàng nghe chùng xuống nghe ảm đảm như tiếng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, như nhìn thấy đám đông bông huệ trắng trên cành cây khô queo. Tôi còn phải nghe cả tiếng trẻ con khóc sau lưng nàng, những đứa trẻ là anh em với Jesus trước khi nó về ở với tôi.
Tôi dặn nàng nhắn cho Primo chồng nàng đến giúp tôi, tôi đang bị giam. Nàng thở dài thông cảm làm theo ý tôi, nghe được vậy tôi mừng rơn vì trên đời này còn có một thằng bạn.
Tôi gác máy, Roland Hobbes nói ngay: “Ezekiel Rawlins ông đã bị bắt!”.
•
• •
Bọn chúng không thèm nói với tôi một tiếng, tra còng vô tay đưa thẳng tới bót cảnh sát.
Tôi bị giam trong xà lim ngồi một chỗ cho tới sáng. Xà lim không ra xà lim, còn tệ hơn cái kho chất hàng. Ở giữa bày một cái ghế, một bóng đèn dính luôn trên trần, không trổ cửa sổ, không chấn song, bên trong mờ mờ. Bọn chúng tước hết gói thuốc lá, tôi cảm thấy bức rức trong người.
Tôi nhìn qua khe hở trên cánh cửa sắt, lâu lâu có bóng người che lại chắc có ai đứng bên ngoài rình dòm vô trong.
Hai tên cớm mặc đồng phục áp giải tôi ra trước phiên tòa, tôi được gặp mặt ngài luật sư tòa chỉ định đứng trước hàng ghế chủ tọa, không nhìn thấy bảng tên, ông ta không thèm bắt tay tôi.
Ngài luật sư cùng với ông thư ký bước tới bên bàn chủ tọa trao đổi với quan tòa. Số phận tôi được quyết định trong vòng mấy giây, ngài luật sư trở lại vị trí chỗ tôi đứng.
Ngài luật sư tóc bạc, thấp người hai tai vểnh. Tuổi độ trung niên, hao hao gầy, tướng người xấu mặc áo bỏ ngoài quá lưng quần.
“Thế này là thế nào?”, tôi hỏi ngài.
Ông quơ đại mớ giấy tờ bỏ đi. Quan tòa phán một câu. “Vụ kế tiếp” y như một màn kịch, nhân viên tòa án đẩy tôi đi chỗ khác.
Tôi níu áo ông lại.
“Cho tôi nói chuyện với người thân”, tôi nài nỉ.
“Ông còn thắc mắc điều gì, ông Rawlins?”, ngài luật sư tôi không biết tên hỏi.
“Sao lôi tôi vào đây làm gì, giờ tôi phải chịu gì đây?”.
“Ông can tội tống tiền, ông Rawlins, nếu không đóng đủ số tiền hai mươi lăm ngàn đôla ông sẽ chịu ngồi tù”.
Ngài luật sư bỏ đi, tôi bị giải vào căn phòng nhìn thấy đã có bốn tên vô trước nằm ngủ. Nửa tiếng sau, ba nhân viên tòa án tới lôi đầu dậy.
Cả bọn tôi bị tống vào chiếc xe buýt, trên xe bốn phía giăng kẽm gai bít kín ô cửa sổ, một tấm vách ngăn cách chỗ tài xế lái xe, anh chàng không lo bởi mấy tên tù bị còng vô then cài dưới chỗ ngồi.
Chúng tôi được dẫn giải tới khu nhà ở ngoại ô thành phố.
Khu nhà không phải làm nơi giam người, đây là nơi lò làm bánh mứt hay sản xuất vòng ổ bi gì đó. Vách tường xây thêm một lớp bê tông cốt thép.
Nhà giam giữ tù là một căn phòng rộng rãi bằng nửa sân bóng đá, xây một nhà lồng thép nằm ngang chính giữa như sở thú, chia ra độ khoảng năm mươi chỗ nhốt. Gần phân nửa lô đang giam giữ tù.
Mỗi ngăn giam một người, bên trong được trang bị một sạp gỗ làm giường nằm, hai xô đựng nước, một để uống, một để vệ sinh cá nhân.
Tôi mua được gói thuốc lá của một tên cai tù giá năm đô la khéo giấu trước lúc bị giải đi. Chờ mấy tay cai tù ra đi không bị xét hỏi tôi lấy ra một điếu châm hút.
Tôi còn nhớ mãi cái mùi thơm của điếu thuốc.
Bởi gặp lúc vận rủi nên tôi còn nhớ mãi cái cảm giác đê mê ngây ngất.
Một cuộc trao đổi ngắn giữa tù mới cũ. Tôi gợi chuyện một tay giam phòng kế bên: “Nhà tù kiểu gì lạ vậy?”
“Chỗ tạm giam” lão da trắng nói. “Sắp xây thêm nhà tù mới ở đây không đủ chỗ giam”
Tôi cho lão một điếu, châm thuốc lão hút.
“Cám ơn!”, lão nói.
Chợt tên lính gác ra lệnh im lặng.
Chuyện này kể ra chắc có người không tin nổi, ở nước Mỹ tù nhân phải biết rõ mình mắc tội gì, được gọi điện thoại về nhà, được chọn người biện hộ.
Tôi còn nhớ đã học quyển này chỉ dành riêng cho bọn da trắng, bọn tôi da màu làm gì được chiếu cố. Lâu dần tôi mới hiểu ra tất cả rồi phải chôn sâu dưới nấm mồ vô danh. Ban đầu cần làm dân sống trong một nước xã hội chủ nghĩa để bị ám sát, chuyện này nên hỏi JT Saunders.
Bọn cớm có thể xông vô nhà ngay bữa nay, lôi cổ bạn ra khỏi giường, đánh đập cho rụng hết răng rồi giam vô một xó cả tháng.
Tôi biết hết nhưng bỏ ngoài tai, ngã lưng xuống chiếc sạp thưởng thức mùi vị điếu thuốc lá.
Ở tù nhưng tôi không đơn độc, quanh tôi còn có Naylor, Voss, Violette với Hobbes.
Naylor bảo tôi: “Ông không muốn giúp con bé da đen, ông thích ăn chơi với một con điếm da trắng”.
“Tôi đã biết hết”, Hobbes nói.
Voss đứng nhổ cái phẹt lắc đầu.
Nhìn qua thấy Violett rút súng ra, gã lẩy cò ra sau nghe chát chúa không phải là tiếng cắc.
Chợt tôi nghe có tiếng ở bên ngoài giấc mơ “Coi chùng đó mày” một luồng gió mát lạnh vút qua trước mặt tôi, tiếp theo sau là một tràng tiếng chửi thề, tôi co người lại.
Gã đi ngang qua chỗ tôi nằm chỉa mũi dao xuống tấm nệm chớ không phải nhắm vô người tôi. Gã choàng người lên người tôi, ăn ngay một cú đòn đấm múc vô háng đến cả con khỉ đột còn phải chịu không nổi.
Gã nhào xuống sàn, ho sặc sụa, hắn mặc đồ tù, một tên da trắng. Tôi đá móc một cú vô ngay bá sườn, giậm chân lên bàn tay hắn, đi chân không tôi cảm thấy vết thương ở chân đau nhói thì ra hắn bấu mấy đầu ngón tay vô đó.
Tôi đạp mạnh cho gãy tay, không thèm giết chết. Tôi có quyền giết chết một tên sát thủ nhưng không tôi chỉ hủy hoại cho hắn mang tật.
Tôi lôi hắn dậy kéo xệch đi ngang qua dãy phòng giam, quăng nằm xuống ngoài cửa gần chỗ bót canh người gác tù. Lúc quay trở lại bọn tù nhân la nhốn nháo. Ngay lúc tôi khóa cửa buồng giam ngó ra thấy cả thảy bảy tên gác tù xúm quanh tên sát thủ giả định.
Hai tay hắn bụm dưới háng, ho sù sụ, bọn gác tù còn bàng hoàng.
Một mùi hôi tanh xông lên, hay vì sợ hãi nó gây cho tôi cái mùi đó.
“Hắn thủ sẵn chìa khóa”, một tay gác tù la to.
“Suỵt!”.
Hắn kêu la om sòm thân hình bị lôi kéo sềnh sệch dưới đất. Tôi sực nhớ mấy đầu ngón chân đau nhức do một cú đá gãy ba sườn.
“Suỵt!”, tên da trắng ở phòng bên lên tiếng.
Tôi nhìn qua, hắn cười theo, hai hàm răng trống trơn, “Thông cảm nhé không phải mấy điếu thuốc tớ hất xô nước tiểu này ra”. Gã há hốc miệng ra cười thì ra chính hắn ra dấu cho tôi biết, vừa té xô nước tiểu vô mặt tôi.
Gã cười khẩy nói: “May là không có cục *** nào trong đó”.
Nghe vậy tôi phá ra cười theo, sực nhớ lại không dám cười to, sợ bọn gác tù nghe thấy sẽ nện cho một trận.
Tôi ngồi xuống nước mắt chảy xuống hai gò má, trống ngực đập thình thịch. Bọn gác tù đi ngang qua tôi cuộn mình dưới lớp chăn đắp che lấp mùi khói thuốc lá, tôi muốn nín thở luôn.
Một lát sau, bọn gác tù kéo xệch tên sát thủ kia, đi chỗ khác.
“Mày gặp thằng bạn này ở đâu đó?”, lão da trắng hỏi tôi, lão cũng mặc áo tù.
“Ông nói sao?”.
“Có tên nào đòi giết cậu đấy?”, lão nháy mắt. “Trừ khi mày biết mặt cái thằng đó”.
Tôi đưa cho lão năm điếu thuốc.
“Ông tên gì?”, tôi hỏi lão.
“Alamo. Alamo Weir”, lão nháy mắt qua tôi châm thuốc cho lão hút.
Tôi ngả lưng xuống, nằm nghĩ ngợi trong đầu. Theo lệnh Quinten Naylor tới nhà, chở tôi đi tới hiện trường xảy ra vụ án.
•
• •
Qua bữa sau tôi được phát bộ đồ tù, được dẫn vô căn phòng rộng rãi kê chiếc bàn dài ngồi vô ăn món cháo sữa. Buổi trưa được cho ra ngoài đi bộ một vòng, Alam xếp hàng bên bọn tù da trắng, còn tôi bên này với bọn da đen.
Trở vô lại nhà giam, tôi được dẫn giải tới chỗ Anthony Violette đang chờ.
“Hân hạnh được gặp lại ông còn sống ở đây, Rawlins!”, gã cười nhạo.
Tôi không nói, một ông cò cảnh sát muốn cho tôi chết đã chết từ lâu.
“Không đùa đâu hả? Ông có thể đem bia vô đây cho tớ uống được đấy”.
“Tôi không làm gì hại ông”, gã nói.
“Chứ sao”. Ông chả làm gì tôi được. Tôi là cò cảnh sát thi hành nhiệm vụ”.
“Ông can tội tống tiền”. Nụ cười gắn chặt vô mặt gã, thật quá nhục nhã. Một tên da đen dám hỏi vặn lại trước mặt thượng cấp, đáng tội chết.
“Tôi không tống tiền ai hết”.
“Vernor Garnett không nhắc tới chuyện đó”.
“Chính ông ta giết đứa con gái?” Tôi buột miệng nói ra ngay. Nụ cười vụt biến trên gương mặt Violette.
“Ông nói sao?”.
“Hắn giết đứa con gái rồi nghĩ ra mưu mẹo lấy ông với tôi làm bình phong che chắn”.
“Nghe này, Rawlins…”.
“Không, ông nghe tôi thì phải hơn. Trưa hôm qua Vernor định tìm gặp tôi trước cửa nhà sách. Một cô nàng biết mặt đứa con và hiện giữ bằng chứng trong tay chính là đứa con của Cyndi”.
“Bằng chứng nào mới được chứ? Đứa con nào?”, tên cớm miễn cưỡng hỏi.
“Cả một lô hình ảnh cùng với một cuốn nhật ký đủ chứng cứ nhận dạng ra tên sát thủ, chính hắn sẽ đem về cho nàng ba ngàn đô la”.
“Ông là ai? Có phải Charlie chăng?”.
“Bằng chứng đâu hắn khi tôi ra”.
“Chuyện ông làm đã rõ. Ông dọa đưa chuyện đứa con gái ông ta lên báo, ông định bên diếu chuyện đời tư con bé ở khu phố Watts”.
“Tôi dám cược với ông chuyện này có thật. Tôi dám cược nàng sẽ cho gia đình biết chuyện cả hai mẹ con. Đúng thế, ông ta đã biết chuyện đứa cháu”.
“Ông đi mất rồi, Rawlins. Cô nàng không có đứa con nào hết. Chính Vernor cũng chưa hay biết cô nàng là ai cho tới khi nghe ông kể lại”.
“Cô nàng có một đứa con, đã bỏ nhà ra đi sinh ra đứa con tại một trong những chỗ ở của Bull Horker”.
Gã không thèm nghe một lời tôi kể cho tới lúc vừa nghe thấy tên Horker.
“Ông định gặp cô nàng kia tại đâu?” tên cớm trở về với nhiệm vụ.
Tôi nhắc lại đầu đuôi câu chuyện, gã không nói gì. Vừa xong câu chuyện gã đứng ngay dậy, vội vã ra đi.
“Con tôi sao đây?”, tôi hỏi lại gã.
“Ông lo đầy đủ tiền chuộc?”.
“Tôi không tống tiền ai hết”.
“Chính miệng ông nói, có lẽ ông vừa mới đọc báo. Hãy đợi đấy?”.
“Ông nghe tôi đây”, tôi phải nói lớn tiếng để cho gã đứng lại chờ. “Tôi lo sợ có kẻ đang rình chúng tôi”.
Violette ngạc nhiên nhếch mép cười. “Không có ai đòi giết ông đâu, Rawlins. Hắn chỉ đặt tay bên vai rồi vặn cổ ông chơi tức thôi. Ông cần phải biết nếm đủ mùi”.
•
• •
Tôi với Alamo chia nhau mấy điếu thuốc cuối cùng, chúng tôi ngồi hút thuốc suốt đêm. Lão là một tên tội phạm chuyên nghiệp không từ chối một việc gì từ chuyện ăn trộm vặt đến chuyện giết người.
Lão sống ở một thị trấn thưa thớt người bên Iowa, giã từ quê nhà sau thời hạn ở quân ngũ hồi thế chiến thứ nhất.
“Thật là chuyện bất công, bọn chúng chết trẻ”, Alamo kể lại. Lão lắc đầu ân hận. “Bọn chúng đầu xanh vô tội chưa nếm trải đủ mùi đời. *** bò. Tớ có thể lục hết tiền bọn chúng, giết hết, bọn chúng có biết mẹ gì đâu”.
Lão như người tâm thần, tuy vậy nghe lão kể chuyện tôi được an ủi phần nào. Chỉ còn những kẻ tinh thần không tỉnh táo mới bắt giam tôi.
Sáng sớm bọn gác tù vào dẫn giải tôi đi. Đêm qua Alamo lén đưa tôi chiếc muỗng mài dũa nhọn, khéo đút vô trong tay áo. Tôi được dẫn ra ngoài, qua dãy bàn dài tới chỗ hai cánh cửa lớn khu vực nhà để xe.
Bọn lính sai tôi khiêng cái thùng giấy nằm trong góc, ghé mắt nhìn vô thấy quần áo tôi nằm trong đó.
“Mặc đồ vô!”, tên lính gác ra lệnh.
Tôi thay đồ ngay trước mặt hắn, cẩn thận giữ chiếc muỗng cất dưới tay áo. Mặc đồ thường xong tôi quăng bộ đồ tù vô một xó, bảo toàn được hung khí.
Một tên lính khác bước tới dẫn tôi ra chỗ đậu xe, bên trong xe bít bùng có hai tên cớm ngồi chờ. Bọn chúng xuống xe còng cả hai tay và chân.
“Tôi còn đi tới đâu nữa?”, tôi hỏi lại.
Tên cớm nhe răng cười.
Tôi ngồi ở ban sau, xe chạy vòng qua thành phố. Với tôi lúc này mỗi phút trôi qua phải cân nhắc kĩ. Tôi nhìn qua mấy quầy hàng người mẫu đứng quảng cáo chợt tôi ứa nước mắt. Một tên cớm giơ tay ra hiệu rẽ trái. Tôi nhớ đứa con trai ở nhà ruột gan muốn thắt lại.
Xe chạy vòng qua phố cả tiếng đồng hồ mà sao tôi thấy nhanh quá. Tôi cảm thấy lần này chắc có vẻ đang chờ chết, chiếc muỗng nhọn tôi cất giấu trong túi – không thể làm sao chọi lại được với bọn có súng, tôi cần phải có thêm một đồng minh, tôi có thể làm được việc này.
Đến trưa tôi được giải đến bót gác rào kẽm gai chung qua. Một tên lính gác giúi vô tay tôi chiếc phong bì lớn, bên trong một xâu chìa khóa với cái bóp đựng tiền, nhìn lại tôi cảm thấy rùng mình lo sợ. Tôi nghĩ không sai sắp đến giờ hành đạo.
Từ trong tòa nhà thị chính xây dựng gần bên trụ sở thành phố tôi bước đi vai rụt vô, đầu cúi xuống.
“Kìa Easy!”, hắn vừa ré lên một tiếng.
Tôi ngẩng đầu thủ thế định nhào tới nhè đâu anh chàng Raymond Alexander mặt mũi sáng rỡ quần áo bảnh bao, dày trắng ngà đội mũ hẹp vành. Mouse đứng từ xa nhìn tôi tươi cười.
“Trông cậu khiếp quá!”, hắn nói.
“Cậu đi đâu đây, Raymond?”.
“Tới lo tiền chuộc cậu đây, Easy tớ lãnh cậu ra”.
“Sao?”.
“Thôi ta đi cho khỏi chỗ này, bọn cớm sẽ bắt ta vô trở lại vì tội lang thang ngoài phố”.
Ngồi trong xe nhìn ra hai bên những nhóm nhà thấp lè tè từ thời những năm năm mươi từ Los Angeles qua tới khu phố Watts.
“Cậu muốn đi đâu, Easy?” đi một vòng giờ Mouse mới hỏi tôi.
“Cậu đem theo tiền chuộc tớ ra?”.
“Chớ sao. Hai mươi lăm ngàn đô. Bọn nô lệ làm gì có đủ tiền”.
“Kiếm đâu ra tiền nhiều dữ vậy! Cậu gặp Mofass chưa?”.
“Có tiền nhưng hắn ở lại trong bệnh viện?”.
“Ở bệnh viện sao?”.
“Ờ. Bọn da trắng lột hết của hắn. Hắn nhờ tớ nhắn lại với cậu làm ăn chung với bọn đó bết bát lắm”.
“Cứt bò, cậu lấy đâu ra tiền”.
“Cậu muốn biết phải không?”. Hắn nhìn gã cười.
“Ở đâu ra?”.
“Tớ giật được mớ tiền tại sòng bạc ở Gradena”.
“Lắm tiền vậy hả?”.
“Còn một mớ nữa”.
“Cậu có bắn tên nào không?”.
“Có bắn một tên mà chắc không chết, hắn còn lê lết đâu đó”.
Xác Bull Horker được tìm thấy trong con hẻm ở vùng San Pedro. Hắn bị bắn bảy phát vào trước ngực. Cảnh sát cho viết hắn bị bắn đâu trước đó rồi đem quăng xác vô đây, trùng với thời gian tôi hẹn gặp Sylvia và Vernor trước cửa nhà sách thành phố lúc tám giờ.
Báo đưa tin nạn nhân cố vùng vẫy xô xát với thủ phạm nhưng không nêu rõ nguyên nhân nào.
•
• •
De Campo và Flower vui mừng gặp lại tôi. Thấy Jesus mừng rỡ tôi tưởng đâu nó nói được. Nó chạy tới ôm choàng lấy tôi không chịu buông ra, tôi để vậy ngồi xuống đặt nó trên đùi.
•
• •
Mofass đang nằm trên giường bệnh, trông hắn còn khỏe mạnh. Được nghỉ ngơi hắn mới lấy lại sức, vào tới đây thì chịu khó bỏ thói hút thuốc. Hắn chỉ lo cho mấy chổ sưng trên bàn tay chân trái bị dập ba chỗ.
“Bọn chúng xô tớ ngã xuống thang lầu, có chết chẳng có ai lo. Bọn chúng dọa nếu muốn sống thì phải cho mọi người biết bọn chúng không đùa đâu?”.
Mouse cuời khẩy.
“Tớ sẽ lo chuyện đó, William. Cậu nằm yên đây bỏ hút xì gà. Bọn chúng đòi thanh toán cậu nhanh hơn cả DeCampo”.
“Thà tôi chết còn hơn “ bỏ hút thuốc””.
•
• •
Tôi đưa cho Mouse danh sách DeCampo và những tay giúp việc. Tôi cho hắn địa chỉ hãng Culver City dặn nên lui tới thường xuyên nhân danh cá nhân hắn .
“Tớ muốn để bọn chúng hiểu là giết Mofass cũng không thể cứu được mạng sống bọn chúng”, tôi nói. “Còn nữa, Raymond”, tôi chỉ ngay vô mặt hắn. “Tớ không muốn thấy có người chết hoặc bị thương”.
Tôi đã từng đọc qua nhiều tác phẩm ca tụng tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, chẳng thấy cuốn nào nói đúng dù chỉ là một ly sự thật.
•
• •
Tôi ngồi vào bàn giấy coi lại báo cáo vụ giết Bull Horker. Tôi cố tìm cho ra manh mối chứng minh hung thủ phạm tội là Vernor, hoàn toàn không thấy.
Tôi thấy cần phải giữ im lặng, ngay cả trước lúc Regina bỏ đi, đến lượt Edna, Jusus đang coi truyện , tôi vẫn còn sống nhăn.
Chợt tiếng cánh cổng mở ra ken két, tôi nhìn qua cửa sổ, Quinten Naylor quay lại đây. Gã vẫn mặt bộ đồ cũ y như bữa hôm đưa tôi tới nhà xác nhận diện Bonita Edwards.
Tôi trách móc hắn để cho Regina bỏ đi, nói ra vậy nhưng tôi tự biết mình sai.
Hắn không ngạc nhiên thấy tôi bước ra mở cửa, không chờ gã đưa tay gõ.
Tôi châm thuốc hút, gã đưa tay lên gãi đầu.
“Ông không còn bị buộc tội nữa?”. Naylor nói.
“Ối chà? Thế nào rồi ?”.
“Vợ ông ta bị bắt giam”.
“Còn Milo thì sao? Chợt tôi nhớ tới thằng nhóc đó trước tiên”.
“Đưa ra phiên tòa thiếu niên”.
“Đúng thế, tội lỗi trút lên đầu bọn trẻ, giam nó vô tù thay cho người lớn làm bậy”
“ Mẹ nó đã chịu tội ,bà đã thú tội”.
“Sao?” Tới giờ tôi chưa tin. Tôi còn nhớ gương mặt bà biến sắc ra sao lúc nhìn thấy mấy tấm ảnh tôi đưa ra?
“Bà ta chưa hiểu gì đâu, mãi về sau bà mới sắp xếp nhớ lại từ đầu. Ông Garnett kể a cho bà nghe qua mấy vụ giết người , trước lúc xảu a vụ án đứa con gái. Bà chưa thể nào nghĩ ra cho đến lúc ông kể cho bà nghe chuyện đứa cháu ngoại. Chính ông ra đã gặp gỡ Robin ngay sau khi nàng vừa bỏ học, chính ông ta phải biết con bé đã có thai”.
“Vậy nên nàng hiểu ra ngay khi ông ta đang theo dõi hành động Sylvia”.
“Ông ra lo sợ chuyện cuốn nhật ký. Robin dọa sẽ đến nơi ông làm việc, nàng ăn mặc như một gái làng chơi ẵm theo đứa bé nếu ông không chịu chỉ món tiền lo cấp dưỡng cho đưa con”.
“Giết con mình”. Nghe vậy tôi buồn thay.
“Nàng đưa đây ông mới nên nỗi, nàng là một gái làng chơi trơ trẽn vì đã nhúng chàm, nên mới dọa lại ông”, Quinten nói.
“Vì nàng, ông mới nên nỗi”, tôi nói. “ Vậy thì, cái gì đã lôi kéo nàng?”.
Quinten không hiểu được chuyện đó. Với gã có cái đúng cái sai không có gì rõ ràng. Gã đem chuyện đạo đức ra để so với lối làm ăn hái ra tiền của Mofass. Không thể so chuyện đầu tư lâu dài với những việc làm coi tiền là trên hết, tội lỗi là trên hết. Mofass không nhận ra được đồng tiền bọn lường gạt qua mặt hắn, còn Quinten Naylor không hiểu được vì sao Vernor Garnett lại tự hủy diệt mình.
“Còn cha nó ở đâu?”, tôi hỏi.
“Lão chạy theo, đuổi bắt cho được Sylvia, giết chết Bull Horker, vụ này chúng tôi biết được. Sau vụ này, ông ta vỏ đi cùng với con bé đó. Mới hôm qua, chúng tôi tìm thấy chiếc xe ô tô để lại ở vùng ngoại ô Hollywood. Trên băng ghế trước chỗ Bull Horker ngồi còn dính đầy máu”.
“Con bé kia thì sao?”.
“Chưa nghe nói. Mọi chuyện y như tôi vừa kể. Tên tuổi hình ảnh ông ta còn đây. Chúng tôi sẽ tóm được ngay”.
“Vậy thì chắc ăn rồi”.
“Nghĩa là sao?”.
“Ông bắt người thật tài tình, ông Quinten. Ông đã thành công trong vụ J.T. Saunders. Đến khi Violete nhờ tôi một việc tưởng có thể làm nhanh hơn ông nào ngờ không phải vậy”.
“Ông định nói gì đó ông Rawlins?”. Nghe một bên nguyên đơn trình bày trường hợp mình bị tống tiền chúng tôi tin ngay lời khi đó. Nhất là gặp trường hờp của mấy tay cò cảnh sát.
“Kẻ tống tiền là một tên Nigger. Nó độ địa ở chỗ đó. Đúng thế. Này ông bạn, ông đến đây có việc gì? Ông định đưa tôi vô tù nữa hay sao?”.
Naylor nhìn xuống đầu mấy ngón tay rồi gã mới nói, “Thiệt tình tôi muốn nói xin lỗi ông”. Gã nói như muốn nghiến hai hàm răng không lọt ra ngoài một chữ. “ Tôi có thói quen thường cho là cò cảnh sát hay tống tiền. Tôi không biết ăn nói sao. Tôi lúc nào cũng tự nhận mình phục vụ trong hàng ngũ cảnh sát với hai bàn tay sạch. Tôi tự đặt mình trên ông.Ông đừng đưa tôi vô chỗ chết. Tôi không có ý nói ông biết sống đẹp, nhưng tôi cũng chẳng hơn gì ông”.
Có lẽ Naylor cũng không đến nỗi tệ. Biết vậy nên tôi không nói ra, tôi không nói một lời nào.
Chỉ mấy bữa sau, mọi việc trở lại bình thường, có thể tạm cho là vậy đi. Ai hỏi tôi chỉ nói Regina về nhà lo chăm sóc bà dì đang ốm.
Jack De Campo đến thăm Mofass trong bệnh viện – gã đến để tạ lỗi. Gã trách, chuyện chỉa mũi dùi vô những thành viên đứng ngoài cuộc, còn chuyện xáo trộn trong nội bộ không nghe nói.
Mofass không muốn tha cho hắn ngay lúc đầu, gã sực nhớ lại Mouse thường hay gieo nỗi sợ hãi cho người khác.
“Ông nên biết là ông Rawlins”. Mofass đang nói trong má, trông mặt mũi hắn trăng bệch quá sợ hãi nhìn thấy ra bằng hai tên da trắng .
Hiếm khi tôi với gã cùng phá ra cười vì một câu chuyện đùa.
Lúc tôi báo cho gã hay bạn bè ta đã có tên trong bảng lương thì chớ nên lo, tôi nghĩ gã phải nhào tới sau hôn tôi một cái.
“Ok, William, lần sau cậu phải lo làm ăn cho đàng hoàng”, tôi nói.
“Ơ hơ. Nhưng còn một việc nữa”.
“Việc gì?”.
“Bọn chúng muốn hùn thêm vốn , góp vốn một trăm hai mươi lăm ngàn đô, tính ra là hai mươi lăm phần trăm”.
Tôi nghĩ trong đầu hắn đang làm ăn theo kiểu tự sát.
“Ái dà…”.
“Bọn này có quan hệ làm ăn trong khi không có ngân hàng nào giúp cho một tên Negro”.
Nghĩ tới lúc DeCampo về làm cho tôi thì cũng được thôi , lũ lấy tiền quỹ ra mở rộng thêm.
“ Cậu nói, mình thỏa thuận nười tám phần trăm chịu không thì làm?”.
“Ok”. Tôi nghe tiếng hắn cười trong máy.
•
• •
Bốn bưa sau ngày Quinten Naylor tới đây chuông điện thoại reo. Mỗi khi nhấc máy ruột gan tôi muốn lộn phèo. Tôi nghĩ mãi mình phải ăn nói sao với nàng.
“Alô”.
“Có phải ông là Easy Rawlins?” tôi nghe giọng một anh chàng thanh niên.
“Dạ phải”.
“Vậy thì … thật tôi không biết , thưa ông. Đây là một chuyện lạ”.
“Chuyện thế nào ?”.
“Ồ, ông còn nhớ một cặp nhân tình đã đến ăn ở quán Chicken Pit cách nay một tuần?”.
Tôi thấy đau thắt cả ruột.
“Cách đây mấy bữa một cô nàng cong trẻ lắm bước tới bàn tôi ngồi xin một ly nước. Tay đưa ra cầm ly nàng lại chộp lấy tay tôi giúi vô mảnh giấy này, chắc cô nàng có điều gì lo lắng…?”
“Trong mảnh giấy ghi lại ra sao?”.
‘Chỉ là một góc bài báo, một phiếu đua ngựa đề tên ông cùng số điện thoại, ngoài lề ghi chú thêm “báo cho Sở cảnh sát, bọn tôi đang ở tại nhà trọ Seacrest, ký tên Sylvia”.
“Sao để tới hai bữa sau mới cho hay?”.
“Tôi đâu có biết chuyện gì. Lạ thật. Tôi sợ gặp rắc rối. Ông biết đó… Tôi không dám báo Sở cảnh sát”.
“Nhà trọ Seacrest ở đường nào?”.
“Nằm ngay góc ngã ba phố Adams và La Brea. Ông có cho là…”.
‘Bọn chúng còn ở lại đó bao lâu”.
“Qua bữa sau tôi nghỉ làm, tôi về San Diego không còn nhớ gì nữa…”.
“Cô nàng còn ở lại đó không?”.
“Không, chỉ còn một anh chàng, tôi xin thưa, tôi đã báo cho ông rõ sự việc”.
Tôi gác máy bước nhanh tới mở tủ, lấy khẩu súng. Jesus đeo theo tối níu chân lại. Tôi đứng lại hỏi nó, “Gì đó con?”.
Nó nhìn theo khẩu súng trên tay tôi.
“Không phải mẹ Regina, mẹ bỏ đi rồi, không phải mẹ gọi”, tôi nói cho nó nghe.
Mới nghe nó chưa tin. Tôi ngồi xuống giảng cho nó nghe một hồi, con ở nhà bố về sớm. Tôi bước ra lấy xe chạy thẳng tới nhà trọ Seacrest.
Cứ tới ngã tư tôi định gọi Sở cảnh sát. Qua mỗi chặng đường trường tôi nghĩ trong đầu phải giết Vernor Garnett, tôi căm ghét hắn đủ thứ. Hắn giết đứa con, còn vợ hắn đứng sau lưng hắn giật dây. Hắn chỉ còn một câu nói láo là tôi vào ngồi tù. Hắn là một tên da trắng.
•
• •
Nhà trọ Seacrest xây trệt, bên kia đường là bãi đậu xe quay mặt ra ngoài. Tôi lái xe vô bãi lúc ba giờ chờ đó.
Tôi ngồi chờ tới ba tiếng đồng hồ, đầu óc chỉ nghĩ tới Regina. Tôi muốn nhớ lại từ trước kia, càng nghĩ thấy càng nhức nhối. Nhưng lúc này đây ngồi chờ cái tên chó chết này, tôi quên mất hết nỗi đau nhức nhối. Tôi thấy căm giận Garnett đến tận xương tủy.
Ngay lúc nhìn thấy Garnett bước ra sau cùng đến lúc này tôi không nhớ ra gì nữa. Tôi không thể nói ra được vì sao nàng bỏ ra đi. Tôi không thể nói ra được lẽ ra tôi phải khác hơn.
Mặt mũi Garnett đầy lông măng mới nhú. Lão mặc chiếc áo choàng hai bên ve áo lật ngược. Lão đi bộ dọc theo đường phố tới quán ăn Chiken Pit, đầu cúi xuống.
Tôi đẩy mạnh cửa bước nhanh vào.
Sylvia đã chết từ lúc nào. Lão đặt nạn nhân nằm dưới sàn nhà cầu, khóa cửa lại. Cái xác giờ đã bốc mùi hôi, một bên màng tang lõm xuống. Bên trong gian phòng ngổn ngang đủ thứ, quần áo, hộp đồ ăn quăng tứ tung. Trên giường tờ báo đang coi dở dang tới trang chuyên đề du lịch. Ba chuyến đi Mêhicô được khoanh lại.
Tôi tắt đèn đứng lùi ra sau cửa, tôi đứng cho tới khi nào chán thôi. Chiếc giường, chiếc bàn trang điểm đổi màu mờ nhạt. Tay tôi lăm le khẩu súng.
Garnett trở về mở cửa đóng lại mới bật đèn. Tôi không lúng túng trước ánh đèn vừa bật sáng.
“Sao vậy?”, Vernor la to như muốn nói với một người nào đứng gần đó. Nhìn lại lão chỉ có một mình.
Giả sử ngay lúc đó lão nhào tới tôi sẽ níu lấy xác Sylvia theo về phía tôi. Nhưng không tay lão nắm chặt núm cửa.
Tôi chỉa súng ra, lão lắc đầu như thể là đang đối mặt trước một hoài niệm bất ngờ khó chịu. Tôi giáng thêm một cú đòn lão khuỵu xuống như lúc J.T. Saunders ra đòn hạ gục tên cớm.
“Tôi van ông!”, lão nói nhỏ nhẹ.
Một tiếng thét dội ngược vô đầu “Giết hắn đi!” Lặp đi lặp lại nhiều lần. Cần cổ tôi run giật. Ngay lúc đó tôi nhận ra là nếu không bóp cò tôi sẽ mất mạng. Mắt tôi nhòe đi, môi tôi muốn thét lên một tiếng, ruột gan tôi lộn xộn tay cầm khẩu súng không chặt.
Garnett cúi đầu nhìn vào cửa hai tay đưa lên úp vô mặt. Cả hai lão với tôi như những tên cuồng trí trước giờ lâm nguy, cả hai như thằng điên nhưng lão là một tay luật sư.
Lão cất tiếng trước. Mới vừa nghe tôi bàng hoàng được một lúc tôi mới thấy có lý. Lão nói vậy mà không phải vậy. Lão không có ý giết đứa con gái. Nhưng khi sự việc xảy ra rồi, lão mới giả mạo phiếu lãnh tiền đề tên Saunders, bởi lão đã biết rõ câu chuyện trong phiên tòa vừa xử.
“Lão giết con bé ngay trong xe”.
“Sylvia thì ra sao?”.
“Tôi chỉ cần lấy được cuốn nhật ký nhưng không ai mang theo”, lão nói.
“Nghĩ sao ông giết con bé?”.
“Nói làm gì nữa”, lão kể lể “Nó không đưa cho tôi – Nó muốn… muốn…”.
Tôi trói chặt lão Garnett, rồi khóa mồm lại đem quăng vào nhà cầu cùng với Sylvia Bride.
“Ô kìa”, Quinten Naylor cất tiếng.
Tôi đưa ra địa chỉ nhắc lại có người gọi gã, không rõ họ tên.
Với người khác coi cuộc trả thù thật là ngọt ngào. Tôi chỉ nhớ lúc đó chạy xe một quãng khá xa tôi dừng lại nôn mửa xong mới thở ra được.
Bailey tay nấu ăn cho Bull Horker rất đỗi vui mừng kể cho tôi biết chỗ ở của Cyndi ngoài bãi biển Redondo Beach. Chỉ cần bỏ ra thêm năm mươi đô la hắn sẽ thi hành nhiệm vụ báo thù giúp cho tôi.
Căn hộ ở khu phố Exeter là của bà lão Charla Fine. Bà giữ con cho Bull Horker, bà cũng không vui gì khi hay tin Bull Horker đã chết. Đứa cháu Feather thì vui vẻ một cách vô tư. Lần đầu tôi thấy nó, nó đang gặm ngón chân. Tôi nghiêng người xuống nó nhìn tôi cười.
Tôi bỏ ra năm trăm đôla mua được nó về tay tôi.
•
• •
Qua bữa sau báo đưa tin chi tiết hơn vụ án. Con bé diễn viên múa thoát y Sylvia Bride bị giết chết (tên thật là Phyllis Weistein) được đăng ảnh trên trang nhất,khắp California.
Phiên tòa xử được báo đưa lên trang nhất được mấy tuần. Mọi chuyện ngài công tố viên muốn che đậy đã được công khai trên mặt báo. Tin về cuộc sống phiêu lưu và cái chết của đứa con gái. Tội ác của người cha, tôi che giấu tội phạm của người mẹ.
Chẳng có một ai lưu tâm đến đứa trẻ sơ sinh. Tin đồn mẹ nó đem đi vứt bỏ, và càng ly kỳ hơn không ai được thấy mặt đứa trẻ kể từ lúc mới sinh ra.
Vậy mà trên giấy tờ khai sinh ghi là một đứa trẻ da trắng. Thế là đứa bé Feather yên ổ ở lại với tôi.
Hai năm sau Vernor Garnett chết trong tù. Vợ lão được tòa xét trắng án, dọn qua ở địa phương khác.
Không còn ai nghe nhắc tới Milo.
Ba tháng sau tôi dời qua nơi ở mới. Tôi tậu được một căn nhà nhỏ gần khu West Los Angeles, khu View Park. Những gia đình trung lưu da đen đến đây lập nghiệp, tôi thì muốn bỏ đi tới một nơi khác, ở đây người ta chán mặt tôi với Regina.
Jesus thích thú vào học trường mới. Dời qua nơi ở mới tâm trí tôi được thảnh thơi hơn. Regina vẫn còn đó trong giấc mơ của tôi. Lắm hôm thức giấc nửa đêm nhìn lại thấy càng tuyệt vọng.
Sáng thức dậy tôi pha bình sữa cho con nhỏ Feather thay tả lót cho nó. Tôi coi nó như đứa em của Edna, xinh đẹp tươi tỉnh suốt ngày. Tôi đã mất Regina, mất bà vú Babby Lee, may còn Jackson Blue mỗi tuần đến trông giùm tôi bớt lo.
Thằng nhóc Jesus chơi với con nhỏ Feather không biết chán, chờ đến ngày biết đi nó sẽ dẫn con nhỏ đi chơi.
Thế là từ nay tôi không còn nhớ tới Dupree và Regina, vĩnh biệt. Mouse biết được nơi ở của hai kẻ đó, hắn đòi đi ra tới nơi thanh toán cả Dupree và Regina bắt cóc Edna trở lại đây. Tôi bảo hắn đưa địa chỉ nhưng rồi tôi để yên đó.
Đã có biết bao nhiêu người bỏ mạng. Tôi mừng cho ai đó đừng có cùng chung số phận nghiệt ngã như những người đi trước.