Khi chúng ta đến cửa hàng thương nghiệp chọn thương phẩm, thường nói: “ Thật hoa cả mắt!”
Vì sao lại hoa cả mắt? ở đây nhất địng có nguyên lý khoa học nhất định của nó.Trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiêm đơn giản sau đây:
Lấy một vật màu đỏ đặt dưới nắng, chăm chú nhìn không chuyển mắt trong vòng hai phút, sau đó đột nhiên ngẩng đầu lên, đưa mắt chuyển lên nhìn trần nhà màu trắng. Khi đó sẽ thấy trần nhà có màu xanh bồng bềnh, hình dangs của nó cũng giống vật thể màu đỏ, và sắc màu hết sức tươi. Màu sắc này có thể tồn tại mấy giây; nếu mất đi, chỉ cần bạn chớp mắt một cái thì nó xuất hiện trở lại.
Hiện tượng này chúng ta gọi là “hoa mắt”! vì sao vậy?
Do trên võng mạc của mắt người có một số tế bào thần kinh thị giác chuyên phụ trách cảm nhận màu sắc, đó là tế bào hình chóp. Cũng được chia làm loại: một loại chuyên hấp thu ánh sáng đỏ , một loại chuyên hấp thu ánh sáng lam và một loại chuyên hấp thu ánh sáng màu lục(xanh lá cây).Khi ba màu đỏ, lam, lục theo những tỉ lệ nhất định đồng thời được tế bào hình chóp hấp thu thì đại não cảm biết đó là màu trắng; nếu ba màu đỏ, lục ,lam theo tỉ lệ khácđến mắt thì sẽ cho các màu sắc khác.
ở máy vô tuyến truyền hình màu, màu sắc trên các màn hình là do các màu đỏ, lam ,lục tổng hợp mà thành. Bạn có thể dùng một chiếc kính phóng đại quan sát màn hình của máy truyền hình màu sẽ thấy được điều đó.
Khi bạn chăm chú nhìn một vật thể màu đỏ trong một thời gian dài thì những tế bào thần kinh hấp thu ánh sáng đỏ trở lên rất mỏi mệt, phn ứng với ánh sáng đỏ yếu đi.
Khi đó, bạm chuyển mắt nhìn màu trắng thì ánh sáng màu trắng có thể chia ra là đỏ, lam, lục chúng chiếu vào mắt bạn, nhưng các tế bào hấp thu màu đỏ trong mắt bạn không còn nhạy nữa, do đó cảm giác của bạn lại là màu lam, lục. Ngược lại, nếu nhìn màu lục quá lâu, thì cảm giác của màu mắt đối với màu hồng lại là màu hồng đào- Đó là do thiếu màu lục (xanh lá cây).
Vào một đêm trăng, sao mọc đầy trời. Vì sao những ngôi sao phần lớn khi tỏ khi mờ?
Muốn làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy làm một thực nghiệm:
Lấy chiếc đèn pin, dán giấy đen lên cả vòng thuỷ tinh trước bóng đèn pin, ở giữa giấy đen dó dể lưu một lỗ nhỏ bằng hạt đậu, rồi cố định đèn pin trên bàn, sao cho ánh sáng đèn pin có thể rọi xiên vào bức tường trắng. Ghi lấy điểm mà ánh sáng đèn pin rọi sáng vào bức tường.
Sau đó, đặt một miếng thuỷ tinh đứng thẳng trên bàn và song song với bức tường, cho ánh sáng rọi qua miếng thuỷ tinh đó rồi mới chiếu lên bức tường, ghi lại dấu với ánh sáng đèn pin rọi vào bức tường
So sánh hai điểm đánh dấu trên bức tường, thấy chúng không trùng lặp với nhau. Điều này chứng tỏ ánh sáng sau khi đi qua miếng thuỷ tinh đã “bẻ lệch” đi một chút.
Nếu chúng ta xếp chồng nhiều miếng thuỷ tinh (kính) làm một như thực nghiệm triình bày ở trên thì sẽ thấy ánh sáng đi qua cáng nhiều miéng thuỷ tinhtrước khi chiếu lên tuờng thì mức độ bị “bẻ lệch” càng lớn.
Do ánh sáng tuyền qua hai chất (ở đây không khí và thuỷ tinh) khác nhau thì phát sinh hiện tượng khúc xạ, nói nôm na là bị “bẻ lệch”. ánh sáng xuyên qua từng miếng thuỷ tinh thì cũng lần lượt bị “bẻ lệch”, tức là lần lượt bị khúc xạ, nên bị bẻ lêch càng lớn. Các nhà khoa học phát hiện thấy ánh sáng đi qua cùng một chất mà có nồng độ khác nhau thì cũng bị khúc xạ.
Hiểu được hiện tuợng khúc xạ, chúng ta giải thích tại sao các ngôi sao lại “ chớp mắt” rất dễ dàng mà thôi.
Chúng ta có thể nhìn thấy 6500 ngôi sao trên trời, ngoài ra còn có hằng tinh phát sáng như mặt trời vậy. Các hằng tinh này cách chúng ta rất xa, quãng 3,4 năm ánh sáng, tức là khoảng 4 vạn triệu ki lô mét, đó là những hằng tinh gần nhất. Do xa như vậy nên chúng ta chỉ nhìn thấy những ngôi sao bé tí xíu như một điểm nhỏ thôi. ánh sáng của nó cũng là le lói, rất nhỏ, rất nhỏ. Sau khi xuyên qua các lớp không khí dày hàng trăm nghìn kilômét. Mà không khí trong không gian chuyển động từng giây, từng phút, các tầng không khí cũng khác nhau về nhiệt độ, mật độ. ánh của các ngôi sao sẽ hết lần này tới lần khác bị khúc xạ, lúc thì hội tụ, lúc thì phân tán. Chúng ta nhìn thì cảm thấy ngôi sao có lúc sáng, có lúc mờ tối, tựa như chúng chớp mắt vậy.
Các ngôi sao có chớp mắt không ? Có, đó là hành tinh- chúng tự bản thân không phát sáng, mà dựa vào phản xạ ánh sáng mặt trời mà phát sáng. Tuy thể tích của chúng nhỏ, nhưng so với các hằng tinh thì chúng gần trái đất hơn rất nhiều. Do đó ánh sáng của chúng chiếu tới trái đất không phải là một tia nhỏ mà là rất nhiều tia. Tuy nhiên, những tia sáng đó xuyên qua những lớp không biến ảo cũng phát sinh khúc xạ, nhưng ở một thời khắc nào đó, một số tia sáng không chiếu tới mắt chúng ta, ngoài ra một số tia sáng lại chiếu vào mắt chúng ta. Các chùm tia sáng cứ tương hỗ bổ sung cho nhau, chúng ta sẽ không nhận ra sự biến hoá sáng tối của các hành tinh, và thấy chúng không biết “chớp mắt”.
Đặt cuốn sách dày đứng thẳng lên ở một góc bàn và găm thẳng đứng vào cuốn sách một que diêm. Sau đó, tay cầm một chiếc kim khâu to, duỗi thẳng cánh tay, theo chiều của que diêm mà đâm chỉ vào đầu que diêm(hình vẽ)
Sau nhiều lần thao tác, chắc bạn sẽ thấy dùng kim chỉ vào que diêm đứng thẳng dễ chỉ trúng hơn, còn que diêm thì khó chỉ trúng hơn.
Di chuyển cuốn sách dày sao cho que diêm nằm ngang ở hướng ngang tầm mắt thì càng khó dùng kim để trúng đầu que diêm. Nhắm một mắt để thực hiện động tác trên thì tính chuẩn xác đạt được lại càng kém hơn ( nghĩa là càng khó trúng đầu que diêm )
Cảm nhận lập thể với vật thể là do sự khác biệt về thị giác của hai mắt tạo nên. Mắt người nằm ngang nhau, trên một đường thẳng, sự cảm nhận thị giác với que diêm đứng thẳng có sai biệt lớn ở hai mắt nên cảm nhận lập thể là mạnh, dễ phán đoán ra vị trí của que diêm, tất nhiên dễ chỉ trúng đầu diêm đứng thẳng.
Đối với que diêm nằm ngang, sự khác biệt chỉ giống cảm nhận được là nhỏ, cảm nhận lập thể với que diêm là yếu, nếu khó khăn phán đoán sự xa, gần của vị trí que diêm, do vậy không dễ chỉ chúng. Nhắm một mắt thì sự khác biệt thị giác của hai mắt không cò nữa, cho nên càng khó chỉ trúng đầu que diêm.
Lấy tờ giấy bóng kính màu đỏ che mắt nhìn ra phía ngoài. Ôi! Cả thế giới đều nhuôm màu đỏ! Trái đát rực lên màu đỏ ánh sẳc trời chiếu rọi. Còn lá cây xanh trong ánh sáng lại trở thành màu đen.
Nếu thay bằng giấy bóng kính có màu xanh lá cây (lục) đẻ che mắt thì thế giới có sự biến đổi như sau: Vật nào có màu xanh lá cây thì giảm một chút màu sắc, hiện lên rất sáng; còn đoá hoa màu đỏ hiện nên thành màu đen, gần như mất đi bối cảnh u ám!
Chọn hai bút chì màu: một chiếc màu đỏ và một chiếc màu xanh da trời( chon sao cho màu sắc trùng khớp với màu của giấy bóng kính đỏ và xanh da trời), viết nhẹ lên giấy hai hàng chữ: “ Tôi là một học sinh giỏi” (dùng bút chì đỏ mà viết) và tôi là một học sinh dốt ( dùng bút chì màu xanh mà viết).
Khi bạn nhìn qua giấy bóng kính màu xanh da trời, chữ viết trên giấy trở thành một hàng chữ “Tôi là một học sinh giỏi”;còn khi nhìn qua giấy bóng kính màu đỏ thì chỉ nhìn thấy chữ màu đen: “ Tôi là học sinh dốt”.
Thực nghiệm này có thành công hay không, yếu tố quan trọng là màu sắc của giấy bóng kính phải đậm( một tờ chưa đủ đậm thì xếp chồng lên nhau mấy tờ cùng màu), và nét chữ phi viết nhạt, rộng một chút. Giấy bóng kính màu là một cái rây(sàng ) ánh sáng ( giấy bóng kính màu đỏ chỉ cho ánh sáng màu đỏ đi qua, giấy bóng kính xanh chỉ cho ánh sáng xanh đi qua); ta gọi đó là tấm lọc sắc màu, có công dụng rất lớn. Khi chúng ta nhìn tờ giấy trắng đi qua giấy bóng kính màu xanh lá cây thì giấy có màu xanh lá cây, cho nên với nét bút chì màu xanh lá cây ta sẽ không nhìn rõ. Mà ánh sáng phản xạ từ những chữ màu đỏ thì xuyên không qua, do đó hiện ra màu đen trong mắt ta.
Tấm lọc sắc màu rất có ích trong nhiếp ảnh. Khi bạn đứng trên toà thành cổ, muốn chọn mây trắng làm bố cảnh cho một tấm ảnh chụp( chụp đen- trắng) thì kết quả thường thất vọng do nhân vật, bối cảnh trên tấm ảnh chụp được là bầu trời xám xịt, mây trắng ẩn đi đâu?
Những người có kinh nghiêm sẽ khuyên bạn hãy lắp thêm tấm kính lọc màu vàng ở trên thấu kính (ống kính) của máy ảnh. Làm như, vậy bạn sẽ chụp được tấm ảnh có mây trắng thật đẹp.
Do bầu trời và mây trắng có nhiều đều có màu rất sáng, ánh sáng chiếu tới làm cho phim ảnh bị lộ sáng quá, cho nên không thể phân biệt nổi. Tấm lọc màu vàng có thể làm yếu đi ánh sáng xanh (lam) của bầu trời, làm cho bầu trời có màu xanh nhạt, mây trắng sẽ hiện ra.
Sắc màu thường thường bộc lộ bãn lĩnh bên trong của sự vật. Ngọn lửa cháy càng sáng chứng tỏ nhiệt độ nó càng cao. Nước biển càng xanh chứng tỏ hải vực càng sâu. Lá càng xanh chứng tỏ sinh trưởng càng tốt. Vệ tinh nhân tạo có nhiệm vụ chủ yếu là quan sát diện mạo, màu sắc của trái đất, nhờ đó nó có thể báo trước cho những người trên trái đất biết về tình hình sâu hại mùa màng- điều mà trên trái đất có dùng kính phóng đại cũng khó tìm ra bóng dáng sâu hại.
Nguyên nhân là vệ tinh nhân tạo có thể phát hiện sựu thay đổi màu sắc của mùa màng, và phân tích sự đổi màu đó, chúng ta có thể phán đoán phát sinh sâu bệnh hại.
Bác sĩ đông y khi trị bệnh cho người bệnh thường dùng biện pháp giác, tức là dùng một bình thuỷ tinh hoặc bình sứ cỡ nhỏ, cho một nhúm bông vào trong bình, sau khi châm lửa vào nhúm bông trong bình thì để cháy một lát rồi lập tức úp bình vào chỗ đau của người bệnh. Chiếc bình sẽ bị hút chặt vào đó. Vì sao lại có thể làm được như thế? Để tìm giải đáp, trước tiên chúng ta làm một thực nghiệm:
Lấy một chiếc cốc uống nước, hoặc một chai thuỷ tinh. Tìm một miếng vải hình vuông, to hơn miệng chai thuỷ tinh dùng làm thí nghiệm, thấm nước cho ẩm, rồi trải lên bàn.
Cố định một cây nến lên bàn và châm lửa. úp miệng bình xuống dưới và hơ trên ngọn lửa nến cho không khí trong bình nóng lên. Sau đó nhanh chóng úp bình lên vuông vải ấm. Sẽ thấy bình hút miếng vải lên.
Đó là do không khí trong bình, một phần sau khi thu nhiệt đã thoát đi. Sau khi úp bình lên vuông vải ướt thì nhiệt độ không khí trong bình sẽ hạ xuống ngay, áp suất trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài bình. Dưới tác dụng chênh lệch giữa áp suất ngoài và trong bình, miếng vải ẩm như bị một bàn tay vô hình ấn chặt vào trong bình, không thể rơi xuống.
Giác chính là áp dụng thực tế khoa học này. Người được giác đều cảm thấy một phần da thịt được hút lên trên (vào trong ống giác) và phần đó có được hiệu quả kỳ diệu là máu lưu thông tốt.