Trích:
Nguyên văn bởi showtime
Lúc bé thân thể xương cốt yếu ớt, không nên tập luyện công phu nặng nhọc, mà chỉ nên tập nhẹ nhàng, giãn cơ chủ yếu để giúp thân thể khoẻ mạnh, xương cốt phát triển bình thường. Đến tuổi trưởng thành khi xương cốt đã cứng cáp mới bắt đầu thật sự tập võ công được. Tuổi tập võ thích hợp nhất là khoảng từ 16 - 22 tuổi. Đối với Vương Siêu, nhà nghèo lấy đâu tiền mà học võ.
Đối với Vương Siêu mà nói, hắn không phải không có tài. Chỉ là hoàn cảnh gia đình như vậy có muốn làm gì cũng khó. Hơn nữa khi Đường Tử Trần thu nhận Vương Siêu cũng là đã kiểm tra tư chất của hắn rồi. Đổi lại nếu Đường Tử Trần có gặp 1 thằng yếu ớt bạc nhược không có tư chất thì dù có mê võ đến đâu chắc cũng không thu nhận.
25 tuổi học võ cũng không có muộn lắm đâu bạn ạ. Trong cuốn Hsing I - Chinese Mind Body Boxing của Robert W Smith viết có nói đến Lý Năng Nhiên khi bắt đầu tập võ đã 37 tuổi. Khi thành tựu công phu Hình Ý Quyền đã 47. Tuổi tác không quan trọng, quan trọng là bác có quyết tâm hay không thôi. Cho nên thời xưa người ta hay dạy võ cho trẻ con vì khi còn trẻ thì thường không bị nhiều thứ chi phối. Già rồi có thêm gánh nặng cuộc sống gia đình thì khó toàn tâm toàn ý luyện võ được. Vì thế nên ta thấy trong các tác phẩm võ hiệp Trung Quốc hay Nhật Bản, ta thường gặp những cao thủ lánh đời, lên rừng xuống núi tu luyện, bỏ bê vợ con, bỏ bê gia đình.
|
Trong chương 1 có đoạn nhận xét của ĐTT như thế này:
"Đệ căn cơ không tốt, trước giờ chưa từng luyện tập qua, chân cẳng rất yếu. Muốn học, trước tiên là dạy đệ đứng mã bộ"
Thật ra nói VS thích học võ mà không chịu học từ nhỏ là không đúng. Có một số người từ nhỏ đến lớn chưa chắc đã xác định được mình thật ra thích cái gì. Điều này ai đã từng trải qua thời sinh viên sẽ biết rất rõ. Bạn bè cùng học chung, một vài người giữa chừng bỏ dở do không thích, một số người ra trường lại làm việc khác, chưa tính tới một nhóm đậu vô trường bằng nguyện vọng 2,3 (rõ ràng lại càng không thích ngành mình).
Cuộc sống VS từ nhỏ không tốt, lo này lo nọ, nên không tiếp xúc với võ học là chuyện đương nhiên, mà nếu không thể tiếp xúc, thì làm sao biết mình có thích hay không chứ. Thế nên tình cờ gặp được ĐTT mới phát hiện được thì cũng không có gì trái ngược.
Xin bàn tiếp một chút về chuyện nói rằng NVC Truyện Tiên Hiệp sinh ra toàn bộ (hay đa phần) đều là vô địch. Cái này đúng, không cần bàn cải. Nhưng nói rằng các loại truyện kiếm hiệp khác thì không như vậy thì mình không đồng ý. Thật ra phần lớn các loại truyện kiếm hiệp (tính luôn tiên hiệp v.v...) đều kết thúc là NVC cũng như trở thành vô địch (cao thủ đỉnh cấp cũng rứa) đó sao. Thế thì cũng giống Tiên Hiệp cả thôi. Cái khác nhau chẳng qua chỉ là cách xây dựng cốt truyện và nhân vậy cùng cách dùng từ ngữ của mỗi tác giả mà thôi.
Lấy ví dụ nhé:
Bên truyện Tiên Hiệp, NVC sinh ra đã "cực kỳ thông minh", học được kỳ phổ, đối mặt với những nhân vật cũng cấp không bại.
Còn truyện khác, NVC sinh ra tư chất bình thường, gặp được sư phụ theo học, "cực khổ luyện tập" cuối cùng thành tài, đánh bại các đối thủ.
Hai trường hợp trên, cuối cùng cũng là đánh bại đối thủ, khác nhau chỉ là Tiên Hiệp thì dùng "cực kỳ thông minh" để tự sướng, còn truyện khác thì dùng "cực khổ ma luyện" để tăng nhanh level mà thôi.
Còn luyện nhanh hay chậm, cũng là tùy thuộc tác giả thôi. "Một tháng" cũng là 2 chữ, "trăm năm" cũng là 2 chữ thui.
Tóm lại, truyện hay hay không, là do level của tác giả cao hay thấp, không liên quan đến thằng NVC giỏi hay dỡ. Đừng đỗ oan cho nó. :00 (61):