Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #1  
Old 13-05-2008, 10:14 AM
phithienthanvu's Avatar
phithienthanvu phithienthanvu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Mátcơva
Bài gởi: 74
Thời gian online: 5 ngày 4 giờ 14 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 4 Posts
Thumbs up Hải Âu Phi Xứ _ Quynh Dao

Hải Âu Phi Xứ Nguyên Tác: Quỳnh Dao

Chương Một


Trên bến đò Thiên Tinh chỉ còn lác đác vài bóng người chờ chuyến phà cuối cùng nối liền Hương Cảng và Cửu Long. May là gần dịp lễ giáng sinh nên đò chạy thêm chuyến, chứ nếu là ngày thường thì giờ này đã hết đò từ lâu. Đêm đã khuya, lại gặp ngày mưa buồn lạnh, nhưng là ngày lễ nên vẫn có người về trễ. Hai ba người đang ngồi co ro trên băng ghế trong chiếc áo khoác cổ kéo cao. Những cơn gió lạnh từ biển khơi thổi tới rát bỏng da mặt.

Du Mộ Hòa kéo kín cổ áo, duỗi thẳng hai chân một cách vô vị, chờ đò đã hơn mười phút rồi. Bình thường cứ một, hai phút là có một chuyến ra khơi. Hàng kem trước mặt đã đóng cửa tự bao giờ, bốn bề yên lặng, chỉ có các bảng quảng cáo bằng đèn ống là còn chớp tắt. Hòa thay đổi cách ngồi, nhìn về phía lan can bên ngoài.

Những chiếc tàu đò từ hướng Cửu Long đang chậm chạp tiến sang. Trong bóng đêm, trên mặt bể lập lòe vài điểm sáng. Đêm trên mặt bể có đẹp đến đâu mà nhìn mãi rồi cũng chán. Hòa quay mặt lại, bất chợt chàng nhìn thấy trên chiếc băng gỗ cuối dãy hành lang có một người con gái đang ngồi trông thật cô độc. Nàng ngồi nghiêng đầu như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng lắm.

Mái tóc đen và dài lấm tấm những hạt mưa bụi tung bay theo từng cơn gió, hình như nàng chẳng có mặc áo đi mưa cũng chẳng mang theo dù. Một chiếc áo màu cà phê khoác ngoài mà đôi bờ vai đã thấm ướt. Đôi chân thon dài nằm lạnh lẽo dưới chiếc jupe nâu.

Có lẽ vì không có gì để bận tâm hơn, Du Mộ Hòa quan sát thiếu nữ, nàng không trên hai mươi tuổi, sống mũi cao, nước da trắng mịn, đôi môi chất chứa một chút tinh ranh, phản kháng, mắt nàng sâu hun hút khiến Hòa không nhìn ra màu mắt nàng, nhất là hai hàng lông mi dài và cong lại cố tình dấu diếm nó.

Gương mặt nàng hình như có được trang điểm nhưng có lẽ những hạt mưa đã rửa sạch đi, chỉ để lại những bóng sáng phản chiếu nhờ ở ngọn đèn gần đầu Hòa chợt thấy khó chịu với chính mình. Người ta làm gì mặc người ta, tại sao mình lại nhìn chòng chọc một cách bất lịch sự thế?

Định quay lại nhìn sang nơi khác nhưng như có một cái gì lôi cuốn khiến Hòa không thể tuân theo lý trí được.

Một thiếu nữ đi đêm một mình lúc nào cũng gây sự chú ý cho những người chung quanh, dù đây chẳng phải là chuyện lạ ở xứ này. Cô gái hình như đã biết có người nhìn mình, nàng chậm rãi quay lại, mắt phớt nhẹ qua mặt Hòa. Bây giờ thì Hòa đã trông thấy ánh mắt nàng, một đôi mắt đen ngơ ngác. Đồng thời Hòa cũng có thể xác định tổng quát nàng không đẹp lắm, nhưng dáng dấp phảng phất một cái gì u buồn, thanh caoCó lẽ đấy chính là điểm đã thu hút chàng.

Sống ở xứ này, tìm thấy những thiếu nữ ăn mặc đúng thời trang thì thật dễ, nhưng muốn tìm một thiếu nữ đẹp một cách giản dị, thanh nhã thì quả là chuyện hơi khó. Cô độc và thanh nhã?

Không hẳn thế, hai chữ này cũng chưa đủ để diễn tả Còn phảng phất một cái gì nữa. Hình như đó là một sự tổng hợp của buồn phiền, bơ phờ và cô đơn. Mắt nàng quét nhanh qua người Hòa một lần nữa, một ánh mắt chẳng thiết tha đến cái gì cả. Trí thức của nàng có lẽ đang bay bổng tận phương trời nào. Tiếng chuông báo hiệu tàu sắp rời bến reo vang. Cửa lan can sắt được mở ra. Tiếng động làm Hòa giật mình. Không những chỉ có Hòa mà cả cô thiếu nữ kia cũng thế. Nàng hấp tấp bước lên tàu. Hòa cũng đứng dậy theo sau lưng thiếu nữ và những hành khách cuối cùng đã bước lên boong. Hình dáng mảnh mai của nàng trông hấp dẫn lạ. Gió ngoài biển thổi vào mang theo những hạt mưa lạnh ngắt. Khách đã vào hết bên trong lòng tàu, nhưng người con gái vẫn không vô. Nàng đi ra tựa lên lan can, yên lặng nhìn xuống nước. Tóc nàng tung bay theo gió. Du Mộ Hòa đứng ngẩn ra một chút rồi bước tới dãy ghế ngoài cùng, ngồi xuống. Ngồi chỗ này lạnh thật. Mưa tạt cả vào mặt, vào người không chút vị nể. Hòa đưa mắt nhìn ra ngoài. Cô bé này điên rồi sao?

Trời lạnh cắt da mà không sợ bệnh à?

Nhưng có ăn thua gì đến ta đâu mà ta lo quàng, lo xiên?

Hòa bực mình. Trong nghề nghiệp, bao nhiêu chuyện khiếp đảm khó tin vẫn không làm Hòa bận chí, thế mà bây giờ tại sao chàng lại bứt rứt khi trông thấy một thiếu nữ dầm mưa?

Lạ thật!

Tàu đã rời bến, người con gái vẫn đứng yên lặng mắt nhìn ra biển khơi xa vắng. Nàng làm sao biết được có người đang nhìn, đang áy náy cho nàng?

Đôi môi nàng mím chặt, ánh mắt bàng bạc, hình như nàng đang buồn lắm thì phải. Buồn!

Chữ buồn vừa lướt qua là Hòa hiểu ngay. Đúng rồi, nét buồn đang phảng phất trên người thiếu nữ. Nàng như con người đã bị cuộc đời quên lãng. Hay là nàng đang quên lãng cuộc đời?

Đột nhiên Mộ Hòa đứng dậy, chưa kịp tìm hiểu ý định mình muốn làm gì thì chân chàng đã bước tới cạnh người con gái. Chàng mở miệng với một giọng nói đặc tiếng Quảng Đông:

- Thưa cô

- Xin ông dùng tiếng Quan Thoại. Ngoài sự ngạc nhiên của chàng, người thiếu nữ lên tiếng, giọng nói của người miền bắc. Ánh mắt từ biển khơi quay trở lại, nàng không có vẻ gì là ngạc nhiên trước sự hiện diện đột ngột của Hòa:

- Ông muốn gì?

Tôi Tôi Mộ Hòa ấp úng:

Tôichỉ định hỏi cô, cô đứng dầm mưa nơi đây làm gì vậy?

Người con gái đăm đăm nhìn Mộ Hòa, giọng nói thật bình thản:

Tôi định nhảy xuống biển. Mộ Hòa giật mình:

Cô không nói đùa đấy chứ?

Giọng nàng vẫn nghiêm trang:

Tôi không đùa, anh không tin là tôi sẽ nhảy thật à?

Mộ Hòa bối rối, người con gái đang làm chàng lo lắng đột nhiên đưa tay ra ngoài lan can. Nếu bây giờ nàng nhảy xuống biển thật thì Mộ Hòa vẫn còn đủ thời giờ cứu kịp. Chàng đưa mắt nhìn nàng, dò xét xem nàng nói đùa hay thật, nhưng trên gương mặt nặng trĩu kia chàng không nhìn thấy gì cả. Tại sao vậy?

Mộ Hòa hỏi. Thiếu nữ lắc đầu không đáp, nàng lại nhìn xuống biển. Thái độ yên lặng của nàng khiến Hòa càng thấy bất an, chàng nắm nhẹ tay áo nàng nói:

Tôi nghĩ tốt hơn hết cô nên vào trong tránh mưa. Không lẽ cô không thấy lạnh à?

Người thiếu nữ vẫn nói một cách tỉnh táo:

Người đã định nhảy xuống biển thì còn sợ gì lạnh?

Mộ Hòa cười. Trong một hoàn cảnh như thế này không biết phản ứng sao cho phải. Một cơn gió lùa qua, mấy hạt mưa phiền nhiễu lại chui vào cổ áo. Mộ Hòa rùng mình, chàng nhìn qua người thiếu nữ, nàng vẫn đứng bất động nhìn xuống biển. Vì không lạnh hay là vì một nguyên nhân nào khác mà nàng có hành động này, Mộ Hòa không đoán được. Gương mặt nàng tái xanh, nhưng đôi mắt vẫn sáng long lanh. Đột nhiên người thiếu nữ lên tiếng:

Xem kìa, đằng kia có chú chim Hải Âu. Mộ Hòa nhìn theo, một con chim biển đang lượn cánh xa xa. Thật tình chàng không biết có phải đó là chim Hải Âu hay không. Giọng nàng lại vang lên:

Tôi biết có một bản nhạc hay thật hay nói đến loài Hải Âu này. Thế à?

Mộ Hòa thờ ơ, bởi vì chàng không nghĩ về loài Hải Âu mà nghĩ về nàng. Có tiếng hát nho nhỏ, âm điệu cũng khá hay, nhưng Mộ Hòa không nghe rõ lời. Anh muốn nghe bài nhạc không?

Thiếu nữ như hiểu được ý chàng, lên tiếng hỏi. Mộ Hòa hấp tấp trả lời:

Vâng, vâng. Người con gái nghiêng nghiêng đầu suy nghĩ một chút. Mộ Hòa chợt khám phá ra thân hình nàng đẹp như một pho tượng. Nàng bắt đầu hát:

Sóng rì rầm.

Đêm đã khuya,

Có ai ngồi một mình,

Đưa mắt nhìn về vùng sa mù,

Chỉ có lũ hải âu bay liệng không thôi,

Tiếng chim là những lời hỏi không dứt,

Đi? Đi? Đi?

Bây giờ ta đi đâu?

Sóng bất tận,

Sóng thì thầm,

Nước cuốn trôi thời gian

Hãy đứng lặng nghe, có ai hiểu được nỗi buồn

Chuyện đã qua rồi không còn đến

Giấc mộng ngày nào như bóng mây trôi, Chỉ còn nỗi buồn cao chất ngất.

Đêm trải dài,

Hải âu bay.

Bay về đâu, về đâu?

Cánh tung liệng giữa trời.

Tiếng kêu là những lời ca sầu thảm

Đi về đâu? Về đâu?

Khi tình đã tan,

Khi mộng đã vở, Về đâu, về đâu?

Khi tình đã tan, Khi mộng đã vở, Về đâu, về đâu? ...

Giọng nàng trầm nhẹ, bản nhạc hay, nhất là lúc hát những câu ngắn, tình cảm càng như chơi vơi. Hát xong, nàng quay lại nhìn Mộ Hòa hỏi:

Anh biết bản nhạc này chứ?

Mộ Hòa bối rối vì sự dốt nát của mình:

Không, tôi không biết. Bản nhạc đó nổi tiếng lắm sao?

Không. Tôi mới vừa đặt ra đó mà. Mộ Hòa chau mày:

Cô lại đùa?

Bộ ai cũng thích đùa sao?

Nàng hỏi ngược lại:

Tôi không tin là anh đã nghe những lời ca vừa rồi ở một nơi nào khác. Vâng, tôi chưa nghe thật. Mộ Hòa có cảm tưởng như mình là một tên ngớ ngẩn. Chàng không nói gì cả, dù có muốn nói đi nữa chàng cũng không biết nói gì. Nhưng có điều Mộ Hòa không tin là nàng đặt ra bài hát nhanh thế, cũng như chàng chẳng tin người con gái trước mặt định tử tự thật. Chàng yên lặng, chăm chú nhìn nàng như kẻ thưởng ngoạn một tác phẩm điêu khắc, thiếu nữ cũng nhìn chàng. Mộ Hòa càng lúc càng bối rối:


Cô tên gì?

Hải Âu. Thiếu nữ đáp nhanh, Mộ Hòa không tin:

Hải Âu hả?

Vâng, Hải Âu. Thái độ chàng thật lạ, nhưng nàng không coi vào đâu và tiếp tục nói:

Tên họ chỉ cần thiết để chỉ định một người, vì vậy nếu anh thích anh cũng có thể gọi tôi là cô ba hay cô tư gì cũng được. Tôi thì tôi thấy tên Hải Âu là hợp nhất đối với tôi. Ngưng lại một chút, nàng lại tiếp:

Nhưngkhông phải lúc nào tôi cũng tên là Hải Âu đâu nhé!

Cô bé này có vẻ hơi tốc. Mộ Hòa bắt đầu cảm thấy khó chịu, chàng tự trách mình sao hay thích chen vào chuyện người. Có dính dấp gì đâu, nhưngnhưng câu nói của nàng cũng có lý lắm chứ, nhất là cô ta có vẻ ngây thơ trong trắng. Thế thì tại sao?

Nàng gặp chuyện buồn?

Chẳng hạn bị cha mẹ mắng?

Nước da hồng hào, đôi mày thanhChắc chưa đến hai mươi, chẳng qua nàng chỉ là một đứa con nít!

Tàu gần cập bến. Mộ Hòa giật mình, người con gái cũng thế. Người công nhân trên tàu bước đến sửa soạn mở dây thừng hạ bàn tàu xuống, hành khách cũng lục tục bước ra boong. Chợt thiếu nữ la lên:

Rồi!

Ông đã ngăn cản việc tôi nhảy xuống biển rồi. Mộ Hòa nắm tay nàng, nhìn thẳng vào nét mặt ngơ ngác của nàng:

Cô định tử tự thật à?

Vâng, tôi muốn nhảy xuống biển. Giọng nói nàng nhỏ nhưng đủ cho thấy định ý vững chắc của nàng. Bây giờ khuya lắm rồi Mộ Hòa nắm tay nàng, bàn tàu đã hạ xuống, mọi người đổ ra. Mộ Hòa đưa thiếu nữ vào tới hành lang chàng mới thấy yên tâm. Càng lúc chàng càng tin nàng nói thật. Trên gương mặt ngây thơ kia có một nỗi buồn lạ lùng vương vấn. Lứa tuổi này là lứa tuổi dễ xúc động nhất, nguy hiểm nhất. Không thể để cô ấy hành động điên rồ được. Mộ Hòa nắm chặt tay nàng đưa nàng ra khỏi bến tàu Thiên Tinh. Đứng trên đường, Mộ Hòa thành thật hỏi:

Nhà cô ở đâu, để tôi gọi xe đưa cô về nhé?

Cô gái mở to mắt nhìn Mộ Hòa. Nhà tôi à?

Nhà tôi đâu có ở đây, bên Hương Cảng mà!

Cái gì?

ThếThế cô sang đây để làm gì?

Thì tôi đã nói với ông tôi đâu có định sang đây. Tôi muốn nhảy xuống biển tự tử mà. Giọng nói của nàng thật cứng. Mộ Hòa mở to mắt, ngơ ngác không biết phải làm sao. Sự liên lạc giữa Hương Cảng và Cửu Long chỉ nhờ những chiếc phà như thế này thôi. Mà bây giờ là chuyến cuối cùng rồi, có muốn trở về Hương Cảng cũng phải đợi đến sáng mai. Thật phiền!

Cô gái hình như đã nhìn thấy sự khó chịu của chàng, nàng thở dài:

Anh cứ lo việc của anh đi, còn tôi mặc tôi. Mộ Hòa hỏi:

Thế bây giờ cô định đi đâu?

Thiếu nữ nhìn bóng đèn màu trên nhà hàng Bán Đảo và con đường dài hút trước mặt thờ ơ đáp:

Tôi à?

Tôi nghĩ làtôi sẽ nhảy xuống biển. Mộ Hòa nắm tay thiếu nữ ra lệnh:

Thôicứ theo tôi. Thiếu nữ ngoan ngoãn theo chân Mộ Hòa. Ra đến bến xe, họ chui vào một chiếc taxi. Hòa bảo bác tài:

Cho đến gần nhà hàng Đế Quốc nhé!

Mộ Hòa dặn dò xong quay đầu lại nói với thiếu nữ:

Cô nghe tôi bảo này, cô Hải Âu chứ!

Ông cứ gọi tôi là Hải Âu. Thiếu nữ cắt ngang, Mộ Hòa cắn môi nghĩ:

Hải Âu cái khỉ mốc!

Thôi được rồi, Hải Âu nghe đây này, tôi không phải là người xứ này. Tôi từ Đài Loan mới đến Hương Cảng có một tuần nay thôi, tôi đang ở tạm tại khách sạn. Bây giờ là hai giờ khuya, tôi không tiện đưa cô đến đấy được. Cô hiểu không, Hải Âu?

Thiếu nữ phiền muộn trả lời:

Vâng, tôi hiểu anh là người tốt. Chưa chắc ta là người tốt!

Mộ Hòa thầm nghĩ. Nhưng nếu tối nay nàng gặp một người đàn ông nào khác thì thế nào?

Ta là người tốt?

Hừ, nếu ta đem chuyện này kể lại cho bạn bè nghe, chúng sẽ một phen cười đến vở bụng cái cử chỉ quân tử tàu của ta. Ta là người tốt?

Chỉ có trời mới biết. Đàn ông thì không thể là một ông thánh, cô ta cũng không thể nào hoàn toàn tin cậy một người đàn ông mới gặp. Vả lại Mộ Hòa cũng không đủ can đảm chiếm hữu một thiếu nữ đang lúc cùng đường quẩn trí này một cách bần tiện như vậy. Thôi được rồi, Hải Âu, có lẽ cô đã gặp chuyện bực mình. Bây giờ thì cô không biết đi đâu, thôi chúng ta vào một quán cà phê còn mở cửa để ăn uống một tí gì rồi chờ sáng luôn thể. Cô kể cho tôi biết chuyện của cô, tôi chắc chắn không có một chuyện nào mà lại không thể giải quyết được. Sáng mai tôi sẽ đưa cô về nhà, cô nghĩ sao?

- Sao cũng được, nhưng tôi không về nhà đâu. Điều đó để rồi sẽ tính sau.

Xe ngừng trước nhà hàng Đế Quốc, Mộ Hòa và Hải Âu xuống xe. Mưa vẫn rơi, hay dãy phố mờ mịt sương mù. Ở vùng Mũi Cát Nhọn này có rất nhiều quán cà phê nhỏ, trang trí đẹp mắt, mở cửa suốt ngày đêm. Mộ Hòa chọn một tiệm quen nằm gần nhà hàng Đế Quốc. Tiệm nằm dưới mặt đất. Nhiều người bảo Hương Cảng là thành phố không bao giờ có đêm tối. Thật đúng, nhất là lúc vào những quán cà phê thế này.

Tuy đã hơn nửa khuya mà quán vẫn còn đông người. Mười mấy chiếc bàn ít khi có một chỗ trống. Mộ Hòa tiến vào chiếc bàn khuất bên trong sát tường. Ở đây hơi xa ban nhạc, có thể nói chuyện được. Ban nhạc gồm bốn người, những bản nhạc đúng mốt đang được một ca sĩ gào thét. Bên dưới sân khấu là sàn nhảy, những đôi tình nhân tay trong tay đang lắc lư theo tiếng nhạc dập dồn. Mộ Hòa gọi hai ly cà phê nóng. Trong ánh đèn ngũ sắc, bên ly cà phê sậm màu đang bốc khói, Mộ Hòa bảo Hải Âu:

Uống cà phê cho ấm!

Người con gái nâng ly lên hớp một hớp nhỏ, rồi lại đặt ly xuống. Những sợi mi dài khẽ lay động, đôi mắt nàng lơ đãng nhìn lên chiếc chụp đèn trên bàn, tay nguệch ngoạc những chữ vô nghĩa lên mặt kính. Đột nhiên Mộ Hòa lên tiếng với nụ cười trên môi, nụ cười của một người anh dành cho đứa em nhỏ:

Bây giờ cô còn giữ ý định tự tử nữa không?

Thiếu nữ chớp mắt ngạc nhiên:

Sao lại không?

Nhưng tại sao vậy?

Cô có thể kể cho tôi nghe thử xem có gì quan trọng không nào?

Thiếu nữ ngẩng đầu lên rồi lại lắc đầu, ánh mắt vướng vất một chút phiền muộn. Tôi không thể nói ra được, vì nói ra sẽ làm anh hết hồn. Gì mà đến hết hồn vậy?

Làm gì có chuyện đó, Mộ Hòa nghĩ. Với một ký giả chuyên săn các tin sinh hoạt xã hội, bảy tám năm nghề, chuyện lạ lùng cách mấy, éo le cách mấy chàng cũng chẳng coi vào đâu, mà bây giờ lại giật mình vì câu chuyện của một cô bé thì khôi hài thật. Mộ Hòa thấy thích thú cười lớn:

Thì cô cứ nói xem tôi có giật mình không đã chứ?

Tôi Thiếu nữ nhìn xuống ly cà phê, chậm rãi nói từng tiếng một. Tôi đã giết một người. Mộ Hòa trợn mắt:

Gì?

Cô giết người à?

Vâng. Cô bé đáp thật gọn. Mộ Hòa vừa khó chịu vừa buồn cười:

Sao, cô không nhớ lầm chứ?

Cô chỉ giết có một người hay là hai ba người?

Thiếu nữ nhìn Mộ Hòa, nàng thở dài, rồi như tự nói với mình:

Thấy không?

Tôi đã biết mà, nói ra anh đâu có tin. Mộ Hòa không nhẫn nại được nữa:

Cô làm ơn sắp đặt lại câu chuyện của mình đặt ra cho gọn hơn một chút có được không?

Thiếu nữ có vẻ thất vọng:

Ông không tin tôi?

Cũng được, tôi biết là ông không tin mà. Thôi tôi đi!

Thiếu nữ đứng dậy như sắp sửa bỏ đi. Mộ Hòa vội giữ nàng lại:

Khoan, cô chưa cho tôi biết cô đã giết ai?

Chồng tôi.

Chồng cô à?

Chuyện có vẻ ly kỳ quá!

Người thiếu nữ bình thản kể:

Thật ra tôi đâu muốn giết hắn, chỉ tại tôi không còn chịu đựng nổi nữa. Đúng ra chàng không nên đối xử với tôi như vậy, vì tôi đã bỏ tất cả, gia đình, cha mẹ, tương laiTất cả chỉ vì chàng. Cha mẹ tôi bảo chàng là một tên lưu manh, nhưng tôi không cho như thế, tôi bảo chàng là một thiên tài. Cha mẹ tôi từ tôi, bạn bè tôi khuyên mãi không được cũng bỏ rơi tôi luôn. Tôi mặc kệ hết vì tôi đã chọn chàng. Tuy chàng nghèo nhưng tôi vẫn sẵn sàng làm trâu bò, nô lệ hay tôi tớ cho chàng cũng được. Trước ngày lấy chàng, người ta gọi tôi là cô Kiều, ai cũng hy vọng là tôi sẽ trở thành một nhà văn hay một nghệ sĩ có nhiều triển vọng Đột nhiên thiếu nữ ngừng lại, rồi lắc đầu nói:

Thôi không nói nữa đâu, có nói anh cũng không hiểu. Không, cô nói tiếp đi. Mộ Hòa giục, chàng bắt đầu cảm thấy câu chuyện có vẻ thật. Cô nói tiếp đi, tại sao cô lại giết chồng cô?

Tại sao?

Thiếu nữ khẽ thở dài rồi lại tiếp:

Anh ấy là một tay chơi kèn thiện nghệ. Tôi nghĩ rằng chàng đúng là một thiên tài. Nếu chàng chịu khó tập luyện chắc chắn sẽ có ngày nổi danh như Armstrong. Nhưng chàng thích uống rượu, chàng lợi dụng nó để khỏi phải làm việc. Dù sao chuyện đó cũng không có gì đáng nói. Chàng không làm, tôi sẵn sàng làm thay để lo gia đình. Nếu chàng giận, chàng cứ đánh, cứ chửi rủa, tôi cũng sẵn sàng tha thứ, nhưng Ánh mắt nàng buồn và xa vời vợi, nàng tiếp tục câu chuyện với thái độ như một kẻ bàng quan:

Tôi sẵn sàng hứng chịu những lời chửi rủa đánh đập của chàng miễn chàng yêu tôi, tôi có thể chịu đựng tất cả. Tôi có thể làm việc như một con trâu để mua rượu cho chàng, cho chàng vui. Tôi không nề hà, không oán hận gì chàng đâuNhưng tại sao chàng lại lường gạt tôi?

Tại sao lại bảo là không yêu tôi nữa?

Anh biết không, chồng tôi đã ngoại tình với một vũ nữ. Tối qua, tôi đã quỳ dưới chân chàng, đã van xin chàng đừng đi với con vũ nữ đó nữa. Tôi sẽ bỏ qua hết nếu chàng chịu bỏ rơi nó. Nhưng chàng lại lớn tiếng bảo là đã hết yêu tôi rồi, chán tôi lắm rồi, tôi chỉ là một đứa con nít vô tích sự, hãy cút đi. Chàng xác định là chàng yêu con vũ nữ đó, tôi không có quyền nói năng gì lôi thôi nữa cả. Thiếu nữ lắc đầu, như nói với hư vô:

Tôi đã gục xuống khóc thật lâu, nhưng chàng vẫn không động lòng mà còn lấy rượu uống, vừa uống vừa mắng, vừa nhiếc tôi. Tôi khóc mãikhóc cho đến lúc không còn nước mắt, rồi tôi ngồi dậy, ngồi bất độngMãi đến lúc chàng đã ngủ say. Mỗi lần uống rượu xong là chàng lăn ra ngủ như chết. Tôi đứng bên giường nhìn chàng một lúc, rồi bước ra nhà bếp, lấy một chai nước tương ra, nhắm ngay đầu chàng đập mạnh xuống. Máu tung ra, chàng hét lớn, nhưng tôi không để cho chàng la tiếp, đập xuống, đập xuống, mãi cho đến lúc chàng nằm yên mới thôi. Tôi vào phòng vệ sinh rửa tay, rửa mặt, thay áo khoác, xong đi thẳng đến bến phà Thiên Tinh định nhảy xuống biển tự tử. Kể đến đây nàng ngừng lại, mắt vẫn nhìn chiếc đèn bàn, tây vẫn mân mê mặt kính. Mộ Hòa không cười nữa, chàng bắt đầu quan sát gương mặt chai lì phía trước. Một lúc chàng mới chậm rãi nói:

Chuyện cô vừa kể là thật chứ?

Thiếu nữ ngẩng mặt lên nhìn chàng, giọng nói của nàng thật nghiêm nghị:

Tôi phải giết anh ấy vì anh ấy không có quyền nói không yêu tôi. Mộ Hòa cắn môi. Bản năng nghề nghiệp cho chàng biết đây là sự thật. Chàng rùng mình, hồn lắng xuống. Tuy gian phòng thật ấm cúng nhưng Mộ Hòa vẫn thấy lạnh, và chàng thấy rằng sự phiền nhiễu lớn hơn chàng đã nghĩ. Nàng đã bình thản trở lại, bình thản như một kẻ sắp hóa đá. Mộ Hòa đã từng làm bao nhiêu phóng sự về các vụ án giết người, chàng đã gặp đủ loại hung thủ, nhưng đây là lần đầu tiên chàng bị xúc động mạnh. Gương mặt trẻ thơ kia tuy bình thản nhưng có một trái tim bị dày vò đáng thương. Thật khó khăn Mộ Hòa mới lên tiếng được:

Cô làm ơn cho biết, ban nãy cô từ nhà thẳng đến bến phà luôn à?

Vâng. ThếCô chắc chắn là chồng cô đã chết thật rồi chứ?

hiếu nữ bối rối:

Tôi cũng không rõ, có điều tôi thấy chàng nằm yên không cử động gì hết. Thế trong nhà không còn ai khác nữa sao?

Không. Nhà của cô ở đâu?

- Ở cư xá vừa nhỏ, vừa hẹp, tận tầng thứ mười hai, rẻ tiềnChúng tôi không đủ tiền để mướn căn nhà tiện nghi hơn. Thế chung quanh chẳng ai nghe thấy hai vợ chồng cãi vã nhau sao?

Tôi cũng không biết, có điều chúng tôi cãi nhau luôn thành thử chẳng ai để ý. Vả lại họ còn việc riêng của họ nữa chứ. Mộ Hòa cảm thấy đầu óc bắt đầu căng thẳng, chàng tiếp tục hỏi:

Nhưng biết đâu chồng cô chưa chết?

Thiếu nữ do dự một chút:

Tôi nghĩcũng có thể như vậy. Mộ Hòa yên lặng suy nghĩ, một lúc chàng lên tiếng:

Tôi nghĩTốt nhất cô nên tìm người cứu ông ấy Thiếu nữ lắc đầu:

Không được, vô ích, muộn rồi!
Mộ Hòa bắt đầu giận:

Cô có biết cô làm vậy là ở tù như chơi không?

Thiếu nữ đáp gọn:

Tôi nhảy xuống biển là xong. Tự tử à?

Bộ cô tưởng tự tử dễ lắm sao?

Thế tại sao ban nãy cô chẳng nhảy xuống biển đi?

Thiếu nữ buồn bã:

Nhưng anh đã ngăn tôi. Mộ Hòa nhìn thẳng vào mắt nàng:

Cô nghe đây này. Cô làm ơn cho tôi biết số điện thoại của ba mẹ cô để tôi gọi giây nói cho ông bà cụ. Thiếu nữ lắc đầu:

Vô ích, cha mẹ tôi đã dọn nhà sang Mỹ năm ngoái rồi!

Thế còn bạn bè, thân thuộc?

Có ai sẵn sàng giúp đở cô không?

Không, ở đây ngoài chàng ra tôi không còn ai nữa cả. Còn bạn của chồng cô?

Số điện thoại của cô vũ nữ số mấy?

Tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết là cô vũ nữ đó làm việc tại vũ trường Ba Lê, tên là Mai Phương. Vũ Trường Ba Lê ở Hương Cảng hay Cửu Long?

Hương Cảng. Được rồi, để tôi gọi điện thoại tìm cô ấy Thiếu nữ ngần ngại:

Anh làm thế cô ấysơ. Sợ à?

Mộ Hòa trừng mắt:

Cô thật là Chàng định nói tiếp, đột nhiên chàng không nở nặng lời. Vỗ nhẹ lên tay thiếu nữ, Mộ Hòa an ủi:

Cô nghe tôi nói đây này. Tôi đã gặp cô, lại biết cả chuyện riêng của cô thì tôi phải giúp cô, chớ không cố tình muốn hại cô đâu, cô hiểu chứ?

Để tôi cho người đến nhà cô xem, biết đâu chồng cô chỉ bị thương nhẹ, hoặc không đến nỗi nghiêm trọng như cô tưởng. Thiếu nữ gật đầu nhìn chàng thụ động. Mộ Hòa đứng dậy:

Tôi đi gọi điện thoại. Thiếu nữ cũng đứng dậy, Mộ Hòa hỏi:

Cô định đi đâu đấy?

Đi rửa tay. Được rồi, tôi đi gọi điện thoại nhé. Mộ Hòa bước tới quầy rượu, ở đấy có điện thoại công cộng và cả quyển niên giám. Thật khó khăn chàng mới tìm thấy số điện thoại của vũ trường Ba Lê. Vừa quay số, đột nhiên Mộ Hòa bối rối không biết phải nói sao với cô ta đây?

Tên thật của Hải Âu chàng không biết, cả tên ông chồng cô ta cũng không. Tại sao hắn lại sống với cô vũ nữ kia?

Quay người lại, Mộ Hòa đưa mắt tìm nàng để hỏi cho rõ câu chuyện mới được. Có một cặp đang tiến đến gần chàng. Trên sàn nhảy, mọi người vẫn quay cuồng. Đèn mờ ảo, tiếng nhạc dậm dật, không khí phủ lớp khói mờMộ Hòa nhón cao gót tìm kiếm, thiếu nữ không ở chỗ ngồi cũ, có lẽ nàng chưa trở ra. Thôi đành vậy, để gọi Mai Phương trước rồi sẽ lựa lời nói sau. Việc cứu người là cần kíp. Nếu chồng nàng còn sốngBiết đâu có thể nàng chỉ phải bị một tội thật nhẹChàng quay số, với một giọng đặc sệt tiếng Quảng Đông chàng tìm Mai Phương. Nhưng tiếng nói bên kia đầu dây khiến chàng ngạc nhiên:

Mai Phương à?

Ở đây không có cô nào tên đó ca?

Chúng tôi chẳng lầm bao giờCái gì?

Ở đây có ai tên đó đâuBồ của anh chàng nhạc sĩ thổi kèn à?

Anh định đùa sao?

Mộ Hòa gác điện thoại xuống, chàng len thật nhanh qua mấy chiếc bàn, nàng đi đâu mất?

Đảo mắt nhìn quanh, khói thuốc, bóng người, nàng đi đâu rồi?

Mộ Hòa xông tới trước cửa phòng rử mặt, đứng đợi một lúc vẫn chẳng thấy ai ra. Chàng không có quyền vào phòng dành riêng cho phụ nữ. Quay sang cô chiêu đãi viên, Mộ Hòa hỏi:

Cô làm ơn vào xem có cô nào mặc áo màu cà phê vào trong ấy không?

Cô mặc áo màu cà phê à?

Thấy chứ, nhưng cô ấy đã ra rồi. Đi rồi à?

Mộ Hòa chạy ra cửa, cơn gió mang những hạt mưa lạnh tạt vào người. Lạnh thật!

Trên phố, dưới ánh đèn vàng vọt của những hàng trụ đứng yên là một khung cảnh buốt giá. Ngoài mưa mù, một vài chiếc xe thỉnh thoảng vụt qua, ngoài ra không còn một cái gì khác. Cô ta đâu rồi?

Mộ Hòa cắn nhẹ môi, sự giận dữ và lo sợ trộn lẫn trong đầu. Chàng nhớ đến một vài câu trong bản nhạc thiếu nữ đã hát cho chàng nghe:

Đêm trải dài Hải Âu bay Bay về đâu, về đâu?

Về đâu?

Làm sao ai biết được



Các chủ đề khác cùng chuyên mục này:

Tài sản của phithienthanvu

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Old 13-05-2008, 10:19 AM
phithienthanvu's Avatar
phithienthanvu phithienthanvu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Mátcơva
Bài gởi: 74
Thời gian online: 5 ngày 4 giờ 14 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 4 Posts
--------------------------------------------------------------------------------
Hải Âu Phi Xứ Nguyên Tác: Quỳnh Dao

Chương Hai



Trên bến đò Thiên Tinh chỉ còn lác đác vài bóng người chờ chuyến phà cuối cùng nối liền Hương Cảng và Cửu Long. May là gần dịp lễ giáng sinh nên đò chạy thêm chuyến, chứ nếu là ngày thường thì giờ này đã hết đò từ lâu. Đêm đã khuya, lại gặp ngày mưa buồn lạnh, nhưng là ngày lễ nên vẫn có người về trễ. Hai ba người đang ngồi co ro trên băng ghế trong chiếc áo khoác cổ kéo cao. Những cơn gió lạnh từ biển khơi thổi tới rát bỏng da mặt.

Du Mộ Hòa kéo kín cổ áo, duỗi thẳng hai chân một cách vô vị, chờ đò đã hơn mười phút rồi. Bình thường cứ một, hai phút là có một chuyến ra khơi. Hàng kem trước mặt đã đóng cửa tự bao giờ, bốn bề yên lặng, chỉ có các bảng quảng cáo bằng đèn ống là còn chớp tắt. Hòa thay đổi cách ngồi, nhìn về phía lan can bên ngoài.

Những chiếc tàu đò từ hướng Cửu Long đang chậm chạp tiến sang. Trong bóng đêm, trên mặt bể lập lòe vài điểm sáng. Đêm trên mặt bể có đẹp đến đâu mà nhìn mãi rồi cũng chán. Hòa quay mặt lại, bất chợt chàng nhìn thấy trên chiếc băng gỗ cuối dãy hành lang có một người con gái đang ngồi trông thật cô độc. Nàng ngồi nghiêng đầu như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng lắm.

Mái tóc đen và dài lấm tấm những hạt mưa bụi tung bay theo từng cơn gió, hình như nàng chẳng có mặc áo đi mưa cũng chẳng mang theo dù. Một chiếc áo màu cà phê khoác ngoài mà đôi bờ vai đã thấm ướt. Đôi chân thon dài nằm lạnh lẽo dưới chiếc jupe nâu.

Có lẽ vì không có gì để bận tâm hơn, Du Mộ Hòa quan sát thiếu nữ, nàng không trên hai mươi tuổi, sống mũi cao, nước da trắng mịn, đôi môi chất chứa một chút tinh ranh, phản kháng, mắt nàng sâu hun hút khiến Hòa không nhìn ra màu mắt nàng, nhất là hai hàng lông mi dài và cong lại cố tình dấu diếm nó.

Gương mặt nàng hình như có được trang điểm nhưng có lẽ những hạt mưa đã rửa sạch đi, chỉ để lại những bóng sáng phản chiếu nhờ ở ngọn đèn gần đầu Hòa chợt thấy khó chịu với chính mình. Người ta làm gì mặc người ta, tại sao mình lại nhìn chòng chọc một cách bất lịch sự thế?

Định quay lại nhìn sang nơi khác nhưng như có một cái gì lôi cuốn khiến Hòa không thể tuân theo lý trí được.

Một thiếu nữ đi đêm một mình lúc nào cũng gây sự chú ý cho những người chung quanh, dù đây chẳng phải là chuyện lạ ở xứ này. Cô gái hình như đã biết có người nhìn mình, nàng chậm rãi quay lại, mắt phớt nhẹ qua mặt Hòa. Bây giờ thì Hòa đã trông thấy ánh mắt nàng, một đôi mắt đen ngơ ngác. Đồng thời Hòa cũng có thể xác định tổng quát nàng không đẹp lắm, nhưng dáng dấp phảng phất một cái gì u buồn, thanh caoCó lẽ đấy chính là điểm đã thu hút chàng.

Sống ở xứ này, tìm thấy những thiếu nữ ăn mặc đúng thời trang thì thật dễ, nhưng muốn tìm một thiếu nữ đẹp một cách giản dị, thanh nhã thì quả là chuyện hơi khó. Cô độc và thanh nhã?

Không hẳn thế, hai chữ này cũng chưa đủ để diễn tả Còn phảng phất một cái gì nữa. Hình như đó là một sự tổng hợp của buồn phiền, bơ phờ và cô đơn. Mắt nàng quét nhanh qua người Hòa một lần nữa, một ánh mắt chẳng thiết tha đến cái gì cả. Trí thức của nàng có lẽ đang bay bổng tận phương trời nào. Tiếng chuông báo hiệu tàu sắp rời bến reo vang. Cửa lan can sắt được mở ra. Tiếng động làm Hòa giật mình. Không những chỉ có Hòa mà cả cô thiếu nữ kia cũng thế. Nàng hấp tấp bước lên tàu. Hòa cũng đứng dậy theo sau lưng thiếu nữ và những hành khách cuối cùng đã bước lên boong. Hình dáng mảnh mai của nàng trông hấp dẫn lạ. Gió ngoài biển thổi vào mang theo những hạt mưa lạnh ngắt. Khách đã vào hết bên trong lòng tàu, nhưng người con gái vẫn không vô. Nàng đi ra tựa lên lan can, yên lặng nhìn xuống nước. Tóc nàng tung bay theo gió. Du Mộ Hòa đứng ngẩn ra một chút rồi bước tới dãy ghế ngoài cùng, ngồi xuống. Ngồi chỗ này lạnh thật. Mưa tạt cả vào mặt, vào người không chút vị nể. Hòa đưa mắt nhìn ra ngoài. Cô bé này điên rồi sao?

Trời lạnh cắt da mà không sợ bệnh à?

Nhưng có ăn thua gì đến ta đâu mà ta lo quàng, lo xiên?

Hòa bực mình. Trong nghề nghiệp, bao nhiêu chuyện khiếp đảm khó tin vẫn không làm Hòa bận chí, thế mà bây giờ tại sao chàng lại bứt rứt khi trông thấy một thiếu nữ dầm mưa?

Lạ thật!

Tàu đã rời bến, người con gái vẫn đứng yên lặng mắt nhìn ra biển khơi xa vắng. Nàng làm sao biết được có người đang nhìn, đang áy náy cho nàng?

Đôi môi nàng mím chặt, ánh mắt bàng bạc, hình như nàng đang buồn lắm thì phải. Buồn!

Chữ buồn vừa lướt qua là Hòa hiểu ngay. Đúng rồi, nét buồn đang phảng phất trên người thiếu nữ. Nàng như con người đã bị cuộc đời quên lãng. Hay là nàng đang quên lãng cuộc đời?

Đột nhiên Mộ Hòa đứng dậy, chưa kịp tìm hiểu ý định mình muốn làm gì thì chân chàng đã bước tới cạnh người con gái. Chàng mở miệng với một giọng nói đặc tiếng Quảng Đông:

- Thưa cô

- Xin ông dùng tiếng Quan Thoại. Ngoài sự ngạc nhiên của chàng, người thiếu nữ lên tiếng, giọng nói của người miền bắc. Ánh mắt từ biển khơi quay trở lại, nàng không có vẻ gì là ngạc nhiên trước sự hiện diện đột ngột của Hòa:

- Ông muốn gì?

Tôi Tôi Mộ Hòa ấp úng:

Tôichỉ định hỏi cô, cô đứng dầm mưa nơi đây làm gì vậy?

Người con gái đăm đăm nhìn Mộ Hòa, giọng nói thật bình thản:

Tôi định nhảy xuống biển. Mộ Hòa giật mình:

Cô không nói đùa đấy chứ?

Giọng nàng vẫn nghiêm trang:

Tôi không đùa, anh không tin là tôi sẽ nhảy thật à?

Mộ Hòa bối rối, người con gái đang làm chàng lo lắng đột nhiên đưa tay ra ngoài lan can. Nếu bây giờ nàng nhảy xuống biển thật thì Mộ Hòa vẫn còn đủ thời giờ cứu kịp. Chàng đưa mắt nhìn nàng, dò xét xem nàng nói đùa hay thật, nhưng trên gương mặt nặng trĩu kia chàng không nhìn thấy gì cả. Tại sao vậy?

Mộ Hòa hỏi. Thiếu nữ lắc đầu không đáp, nàng lại nhìn xuống biển. Thái độ yên lặng của nàng khiến Hòa càng thấy bất an, chàng nắm nhẹ tay áo nàng nói:

Tôi nghĩ tốt hơn hết cô nên vào trong tránh mưa. Không lẽ cô không thấy lạnh à?

Người thiếu nữ vẫn nói một cách tỉnh táo:

Người đã định nhảy xuống biển thì còn sợ gì lạnh?

Mộ Hòa cười. Trong một hoàn cảnh như thế này không biết phản ứng sao cho phải. Một cơn gió lùa qua, mấy hạt mưa phiền nhiễu lại chui vào cổ áo. Mộ Hòa rùng mình, chàng nhìn qua người thiếu nữ, nàng vẫn đứng bất động nhìn xuống biển. Vì không lạnh hay là vì một nguyên nhân nào khác mà nàng có hành động này, Mộ Hòa không đoán được. Gương mặt nàng tái xanh, nhưng đôi mắt vẫn sáng long lanh. Đột nhiên người thiếu nữ lên tiếng:

Xem kìa, đằng kia có chú chim Hải Âu. Mộ Hòa nhìn theo, một con chim biển đang lượn cánh xa xa. Thật tình chàng không biết có phải đó là chim Hải Âu hay không. Giọng nàng lại vang lên:

Tôi biết có một bản nhạc hay thật hay nói đến loài Hải Âu này. Thế à?

Mộ Hòa thờ ơ, bởi vì chàng không nghĩ về loài Hải Âu mà nghĩ về nàng. Có tiếng hát nho nhỏ, âm điệu cũng khá hay, nhưng Mộ Hòa không nghe rõ lời. Anh muốn nghe bài nhạc không?

Thiếu nữ như hiểu được ý chàng, lên tiếng hỏi. Mộ Hòa hấp tấp trả lời:

Vâng, vâng. Người con gái nghiêng nghiêng đầu suy nghĩ một chút. Mộ Hòa chợt khám phá ra thân hình nàng đẹp như một pho tượng. Nàng bắt đầu hát:

Sóng rì rầm.

Đêm đã khuya,

Có ai ngồi một mình,

Đưa mắt nhìn về vùng sa mù,

Chỉ có lũ hải âu bay liệng không thôi,

Tiếng chim là những lời hỏi không dứt,

Đi? Đi? Đi?

Bây giờ ta đi đâu?


Sóng bất tận,

Sóng thì thầm,

Nước cuốn trôi thời gian

Hãy đứng lặng nghe, có ai hiểu được nỗi buồn

Chuyện đã qua rồi không còn đến

Giấc mộng ngày nào như bóng mây trôi, Chỉ còn nỗi buồn cao chất ngất.

Đêm trải dài,

Hải âu bay.

Bay về đâu, về đâu?

Cánh tung liệng giữa trời.

Tiếng kêu là những lời ca sầu thảm

Đi về đâu? Về đâu?

Khi tình đã tan,

Khi mộng đã vở, Về đâu, về đâu?

Khi tình đã tan, Khi mộng đã vở, Về đâu, về đâu? ...

Giọng nàng trầm nhẹ, bản nhạc hay, nhất là lúc hát những câu ngắn, tình cảm càng như chơi vơi. Hát xong, nàng quay lại nhìn Mộ Hòa hỏi:

Anh biết bản nhạc này chứ?

Mộ Hòa bối rối vì sự dốt nát của mình:

Không, tôi không biết. Bản nhạc đó nổi tiếng lắm sao?

Không. Tôi mới vừa đặt ra đó mà. Mộ Hòa chau mày:

Cô lại đùa?

Bộ ai cũng thích đùa sao?

Nàng hỏi ngược lại:

Tôi không tin là anh đã nghe những lời ca vừa rồi ở một nơi nào khác. Vâng, tôi chưa nghe thật. Mộ Hòa có cảm tưởng như mình là một tên ngớ ngẩn. Chàng không nói gì cả, dù có muốn nói đi nữa chàng cũng không biết nói gì. Nhưng có điều Mộ Hòa không tin là nàng đặt ra bài hát nhanh thế, cũng như chàng chẳng tin người con gái trước mặt định tử tự thật. Chàng yên lặng, chăm chú nhìn nàng như kẻ thưởng ngoạn một tác phẩm điêu khắc, thiếu nữ cũng nhìn chàng. Mộ Hòa càng lúc càng bối rối:



Cô tên gì?

Hải Âu. Thiếu nữ đáp nhanh, Mộ Hòa không tin:

Hải Âu hả?

Vâng, Hải Âu. Thái độ chàng thật lạ, nhưng nàng không coi vào đâu và tiếp tục nói:

Tên họ chỉ cần thiết để chỉ định một người, vì vậy nếu anh thích anh cũng có thể gọi tôi là cô ba hay cô tư gì cũng được. Tôi thì tôi thấy tên Hải Âu là hợp nhất đối với tôi. Ngưng lại một chút, nàng lại tiếp:

Nhưngkhông phải lúc nào tôi cũng tên là Hải Âu đâu nhé!

Cô bé này có vẻ hơi tốc. Mộ Hòa bắt đầu cảm thấy khó chịu, chàng tự trách mình sao hay thích chen vào chuyện người. Có dính dấp gì đâu, nhưngnhưng câu nói của nàng cũng có lý lắm chứ, nhất là cô ta có vẻ ngây thơ trong trắng. Thế thì tại sao?

Nàng gặp chuyện buồn?

Chẳng hạn bị cha mẹ mắng?

Nước da hồng hào, đôi mày thanhChắc chưa đến hai mươi, chẳng qua nàng chỉ là một đứa con nít!

Tàu gần cập bến. Mộ Hòa giật mình, người con gái cũng thế. Người công nhân trên tàu bước đến sửa soạn mở dây thừng hạ bàn tàu xuống, hành khách cũng lục tục bước ra boong. Chợt thiếu nữ la lên:

Rồi!

Ông đã ngăn cản việc tôi nhảy xuống biển rồi. Mộ Hòa nắm tay nàng, nhìn thẳng vào nét mặt ngơ ngác của nàng:

Cô định tử tự thật à?

Vâng, tôi muốn nhảy xuống biển. Giọng nói nàng nhỏ nhưng đủ cho thấy định ý vững chắc của nàng. Bây giờ khuya lắm rồi Mộ Hòa nắm tay nàng, bàn tàu đã hạ xuống, mọi người đổ ra. Mộ Hòa đưa thiếu nữ vào tới hành lang chàng mới thấy yên tâm. Càng lúc chàng càng tin nàng nói thật. Trên gương mặt ngây thơ kia có một nỗi buồn lạ lùng vương vấn. Lứa tuổi này là lứa tuổi dễ xúc động nhất, nguy hiểm nhất. Không thể để cô ấy hành động điên rồ được. Mộ Hòa nắm chặt tay nàng đưa nàng ra khỏi bến tàu Thiên Tinh. Đứng trên đường, Mộ Hòa thành thật hỏi:

Nhà cô ở đâu, để tôi gọi xe đưa cô về nhé?

Cô gái mở to mắt nhìn Mộ Hòa. Nhà tôi à?

Nhà tôi đâu có ở đây, bên Hương Cảng mà!

Cái gì?

ThếThế cô sang đây để làm gì?

Thì tôi đã nói với ông tôi đâu có định sang đây. Tôi muốn nhảy xuống biển tự tử mà. Giọng nói của nàng thật cứng. Mộ Hòa mở to mắt, ngơ ngác không biết phải làm sao. Sự liên lạc giữa Hương Cảng và Cửu Long chỉ nhờ những chiếc phà như thế này thôi. Mà bây giờ là chuyến cuối cùng rồi, có muốn trở về Hương Cảng cũng phải đợi đến sáng mai. Thật phiền!

Cô gái hình như đã nhìn thấy sự khó chịu của chàng, nàng thở dài:

Anh cứ lo việc của anh đi, còn tôi mặc tôi. Mộ Hòa hỏi:

Thế bây giờ cô định đi đâu?


Thiếu nữ nhìn bóng đèn màu trên nhà hàng Bán Đảo và con đường dài hút trước mặt thờ ơ đáp:

Tôi à?

Tôi nghĩ làtôi sẽ nhảy xuống biển. Mộ Hòa nắm tay thiếu nữ ra lệnh:

Thôicứ theo tôi. Thiếu nữ ngoan ngoãn theo chân Mộ Hòa. Ra đến bến xe, họ chui vào một chiếc taxi. Hòa bảo bác tài:

Cho đến gần nhà hàng Đế Quốc nhé!

Mộ Hòa dặn dò xong quay đầu lại nói với thiếu nữ:

Cô nghe tôi bảo này, cô Hải Âu chứ!

Ông cứ gọi tôi là Hải Âu. Thiếu nữ cắt ngang, Mộ Hòa cắn môi nghĩ:

Hải Âu cái khỉ mốc!

Thôi được rồi, Hải Âu nghe đây này, tôi không phải là người xứ này. Tôi từ Đài Loan mới đến Hương Cảng có một tuần nay thôi, tôi đang ở tạm tại khách sạn. Bây giờ là hai giờ khuya, tôi không tiện đưa cô đến đấy được. Cô hiểu không, Hải Âu?

Thiếu nữ phiền muộn trả lời:

Vâng, tôi hiểu anh là người tốt. Chưa chắc ta là người tốt!

Mộ Hòa thầm nghĩ. Nhưng nếu tối nay nàng gặp một người đàn ông nào khác thì thế nào?

Ta là người tốt?

Hừ, nếu ta đem chuyện này kể lại cho bạn bè nghe, chúng sẽ một phen cười đến vở bụng cái cử chỉ quân tử tàu của ta. Ta là người tốt?

Chỉ có trời mới biết. Đàn ông thì không thể là một ông thánh, cô ta cũng không thể nào hoàn toàn tin cậy một người đàn ông mới gặp. Vả lại Mộ Hòa cũng không đủ can đảm chiếm hữu một thiếu nữ đang lúc cùng đường quẩn trí này một cách bần tiện như vậy. Thôi được rồi, Hải Âu, có lẽ cô đã gặp chuyện bực mình. Bây giờ thì cô không biết đi đâu, thôi chúng ta vào một quán cà phê còn mở cửa để ăn uống một tí gì rồi chờ sáng luôn thể. Cô kể cho tôi biết chuyện của cô, tôi chắc chắn không có một chuyện nào mà lại không thể giải quyết được. Sáng mai tôi sẽ đưa cô về nhà, cô nghĩ sao?

- Sao cũng được, nhưng tôi không về nhà đâu. Điều đó để rồi sẽ tính sau.

Xe ngừng trước nhà hàng Đế Quốc, Mộ Hòa và Hải Âu xuống xe. Mưa vẫn rơi, hay dãy phố mờ mịt sương mù. Ở vùng Mũi Cát Nhọn này có rất nhiều quán cà phê nhỏ, trang trí đẹp mắt, mở cửa suốt ngày đêm. Mộ Hòa chọn một tiệm quen nằm gần nhà hàng Đế Quốc. Tiệm nằm dưới mặt đất. Nhiều người bảo Hương Cảng là thành phố không bao giờ có đêm tối. Thật đúng, nhất là lúc vào những quán cà phê thế này.

Tuy đã hơn nửa khuya mà quán vẫn còn đông người. Mười mấy chiếc bàn ít khi có một chỗ trống. Mộ Hòa tiến vào chiếc bàn khuất bên trong sát tường. Ở đây hơi xa ban nhạc, có thể nói chuyện được. Ban nhạc gồm bốn người, những bản nhạc đúng mốt đang được một ca sĩ gào thét. Bên dưới sân khấu là sàn nhảy, những đôi tình nhân tay trong tay đang lắc lư theo tiếng nhạc dập dồn. Mộ Hòa gọi hai ly cà phê nóng. Trong ánh đèn ngũ sắc, bên ly cà phê sậm màu đang bốc khói, Mộ Hòa bảo Hải Âu:

Uống cà phê cho ấm!

Người con gái nâng ly lên hớp một hớp nhỏ, rồi lại đặt ly xuống. Những sợi mi dài khẽ lay động, đôi mắt nàng lơ đãng nhìn lên chiếc chụp đèn trên bàn, tay nguệch ngoạc những chữ vô nghĩa lên mặt kính. Đột nhiên Mộ Hòa lên tiếng với nụ cười trên môi, nụ cười của một người anh dành cho đứa em nhỏ:

Bây giờ cô còn giữ ý định tự tử nữa không?

Thiếu nữ chớp mắt ngạc nhiên:

Sao lại không?


Nhưng tại sao vậy?

Cô có thể kể cho tôi nghe thử xem có gì quan trọng không nào?

Thiếu nữ ngẩng đầu lên rồi lại lắc đầu, ánh mắt vướng vất một chút phiền muộn. Tôi không thể nói ra được, vì nói ra sẽ làm anh hết hồn. Gì mà đến hết hồn vậy?

Làm gì có chuyện đó, Mộ Hòa nghĩ. Với một ký giả chuyên săn các tin sinh hoạt xã hội, bảy tám năm nghề, chuyện lạ lùng cách mấy, éo le cách mấy chàng cũng chẳng coi vào đâu, mà bây giờ lại giật mình vì câu chuyện của một cô bé thì khôi hài thật. Mộ Hòa thấy thích thú cười lớn:

Thì cô cứ nói xem tôi có giật mình không đã chứ?

Tôi Thiếu nữ nhìn xuống ly cà phê, chậm rãi nói từng tiếng một. Tôi đã giết một người. Mộ Hòa trợn mắt:

Gì?

Cô giết người à?

Vâng. Cô bé đáp thật gọn. Mộ Hòa vừa khó chịu vừa buồn cười:

Sao, cô không nhớ lầm chứ?

Cô chỉ giết có một người hay là hai ba người?

Thiếu nữ nhìn Mộ Hòa, nàng thở dài, rồi như tự nói với mình:

Thấy không?

Tôi đã biết mà, nói ra anh đâu có tin. Mộ Hòa không nhẫn nại được nữa:

Cô làm ơn sắp đặt lại câu chuyện của mình đặt ra cho gọn hơn một chút có được không?

Thiếu nữ có vẻ thất vọng:

Ông không tin tôi?

Cũng được, tôi biết là ông không tin mà. Thôi tôi đi!

Thiếu nữ đứng dậy như sắp sửa bỏ đi. Mộ Hòa vội giữ nàng lại:

Khoan, cô chưa cho tôi biết cô đã giết ai?

Chồng tôi.

Chồng cô à?

Chuyện có vẻ ly kỳ quá!

Người thiếu nữ bình thản kể:


Thật ra tôi đâu muốn giết hắn, chỉ tại tôi không còn chịu đựng nổi nữa. Đúng ra chàng không nên đối xử với tôi như vậy, vì tôi đã bỏ tất cả, gia đình, cha mẹ, tương laiTất cả chỉ vì chàng. Cha mẹ tôi bảo chàng là một tên lưu manh, nhưng tôi không cho như thế, tôi bảo chàng là một thiên tài. Cha mẹ tôi từ tôi, bạn bè tôi khuyên mãi không được cũng bỏ rơi tôi luôn. Tôi mặc kệ hết vì tôi đã chọn chàng. Tuy chàng nghèo nhưng tôi vẫn sẵn sàng làm trâu bò, nô lệ hay tôi tớ cho chàng cũng được. Trước ngày lấy chàng, người ta gọi tôi là cô Kiều, ai cũng hy vọng là tôi sẽ trở thành một nhà văn hay một nghệ sĩ có nhiều triển vọng Đột nhiên thiếu nữ ngừng lại, rồi lắc đầu nói:

Thôi không nói nữa đâu, có nói anh cũng không hiểu. Không, cô nói tiếp đi. Mộ Hòa giục, chàng bắt đầu cảm thấy câu chuyện có vẻ thật. Cô nói tiếp đi, tại sao cô lại giết chồng cô?

Tại sao?

Thiếu nữ khẽ thở dài rồi lại tiếp:

Anh ấy là một tay chơi kèn thiện nghệ. Tôi nghĩ rằng chàng đúng là một thiên tài. Nếu chàng chịu khó tập luyện chắc chắn sẽ có ngày nổi danh như Armstrong. Nhưng chàng thích uống rượu, chàng lợi dụng nó để khỏi phải làm việc. Dù sao chuyện đó cũng không có gì đáng nói. Chàng không làm, tôi sẵn sàng làm thay để lo gia đình. Nếu chàng giận, chàng cứ đánh, cứ chửi rủa, tôi cũng sẵn sàng tha thứ, nhưng Ánh mắt nàng buồn và xa vời vợi, nàng tiếp tục câu chuyện với thái độ như một kẻ bàng quan:

Tôi sẵn sàng hứng chịu những lời chửi rủa đánh đập của chàng miễn chàng yêu tôi, tôi có thể chịu đựng tất cả. Tôi có thể làm việc như một con trâu để mua rượu cho chàng, cho chàng vui. Tôi không nề hà, không oán hận gì chàng đâuNhưng tại sao chàng lại lường gạt tôi?

Tại sao lại bảo là không yêu tôi nữa?

Anh biết không, chồng tôi đã ngoại tình với một vũ nữ. Tối qua, tôi đã quỳ dưới chân chàng, đã van xin chàng đừng đi với con vũ nữ đó nữa. Tôi sẽ bỏ qua hết nếu chàng chịu bỏ rơi nó. Nhưng chàng lại lớn tiếng bảo là đã hết yêu tôi rồi, chán tôi lắm rồi, tôi chỉ là một đứa con nít vô tích sự, hãy cút đi. Chàng xác định là chàng yêu con vũ nữ đó, tôi không có quyền nói năng gì lôi thôi nữa cả. Thiếu nữ lắc đầu, như nói với hư vô:

Tôi đã gục xuống khóc thật lâu, nhưng chàng vẫn không động lòng mà còn lấy rượu uống, vừa uống vừa mắng, vừa nhiếc tôi. Tôi khóc mãikhóc cho đến lúc không còn nước mắt, rồi tôi ngồi dậy, ngồi bất độngMãi đến lúc chàng đã ngủ say. Mỗi lần uống rượu xong là chàng lăn ra ngủ như chết. Tôi đứng bên giường nhìn chàng một lúc, rồi bước ra nhà bếp, lấy một chai nước tương ra, nhắm ngay đầu chàng đập mạnh xuống. Máu tung ra, chàng hét lớn, nhưng tôi không để cho chàng la tiếp, đập xuống, đập xuống, mãi cho đến lúc chàng nằm yên mới thôi. Tôi vào phòng vệ sinh rửa tay, rửa mặt, thay áo khoác, xong đi thẳng đến bến phà Thiên Tinh định nhảy xuống biển tự tử. Kể đến đây nàng ngừng lại, mắt vẫn nhìn chiếc đèn bàn, tây vẫn mân mê mặt kính. Mộ Hòa không cười nữa, chàng bắt đầu quan sát gương mặt chai lì phía trước. Một lúc chàng mới chậm rãi nói:

Chuyện cô vừa kể là thật chứ?

Thiếu nữ ngẩng mặt lên nhìn chàng, giọng nói của nàng thật nghiêm nghị:

Tôi phải giết anh ấy vì anh ấy không có quyền nói không yêu tôi. Mộ Hòa cắn môi. Bản năng nghề nghiệp cho chàng biết đây là sự thật. Chàng rùng mình, hồn lắng xuống. Tuy gian phòng thật ấm cúng nhưng Mộ Hòa vẫn thấy lạnh, và chàng thấy rằng sự phiền nhiễu lớn hơn chàng đã nghĩ. Nàng đã bình thản trở lại, bình thản như một kẻ sắp hóa đá. Mộ Hòa đã từng làm bao nhiêu phóng sự về các vụ án giết người, chàng đã gặp đủ loại hung thủ, nhưng đây là lần đầu tiên chàng bị xúc động mạnh. Gương mặt trẻ thơ kia tuy bình thản nhưng có một trái tim bị dày vò đáng thương. Thật khó khăn Mộ Hòa mới lên tiếng được:

Cô làm ơn cho biết, ban nãy cô từ nhà thẳng đến bến phà luôn à?

Vâng. ThếCô chắc chắn là chồng cô đã chết thật rồi chứ?

hiếu nữ bối rối:

Tôi cũng không rõ, có điều tôi thấy chàng nằm yên không cử động gì hết. Thế trong nhà không còn ai khác nữa sao?

Không. Nhà của cô ở đâu?

- Ở cư xá vừa nhỏ, vừa hẹp, tận tầng thứ mười hai, rẻ tiềnChúng tôi không đủ tiền để mướn căn nhà tiện nghi hơn. Thế chung quanh chẳng ai nghe thấy hai vợ chồng cãi vã nhau sao?

Tôi cũng không biết, có điều chúng tôi cãi nhau luôn thành thử chẳng ai để ý. Vả lại họ còn việc riêng của họ nữa chứ. Mộ Hòa cảm thấy đầu óc bắt đầu căng thẳng, chàng tiếp tục hỏi:

Nhưng biết đâu chồng cô chưa chết?

Thiếu nữ do dự một chút:

Tôi nghĩcũng có thể như vậy. Mộ Hòa yên lặng suy nghĩ, một lúc chàng lên tiếng:

Tôi nghĩTốt nhất cô nên tìm người cứu ông ấy Thiếu nữ lắc đầu:

Không được, vô ích, muộn rồi!


Mộ Hòa bắt đầu giận:

Cô có biết cô làm vậy là ở tù như chơi không?

Thiếu nữ đáp gọn:

Tôi nhảy xuống biển là xong. Tự tử à?

Bộ cô tưởng tự tử dễ lắm sao?

Thế tại sao ban nãy cô chẳng nhảy xuống biển đi?

Thiếu nữ buồn bã:

Nhưng anh đã ngăn tôi. Mộ Hòa nhìn thẳng vào mắt nàng:

Cô nghe đây này. Cô làm ơn cho tôi biết số điện thoại của ba mẹ cô để tôi gọi giây nói cho ông bà cụ. Thiếu nữ lắc đầu:

Vô ích, cha mẹ tôi đã dọn nhà sang Mỹ năm ngoái rồi!

Thế còn bạn bè, thân thuộc?

Có ai sẵn sàng giúp đở cô không?

Không, ở đây ngoài chàng ra tôi không còn ai nữa cả. Còn bạn của chồng cô?

Số điện thoại của cô vũ nữ số mấy?

Tôi cũng không biết. Tôi chỉ biết là cô vũ nữ đó làm việc tại vũ trường Ba Lê, tên là Mai Phương. Vũ Trường Ba Lê ở Hương Cảng hay Cửu Long?

Hương Cảng. Được rồi, để tôi gọi điện thoại tìm cô ấy Thiếu nữ ngần ngại:

Anh làm thế cô ấysơ. Sợ à?

Mộ Hòa trừng mắt:

Cô thật là Chàng định nói tiếp, đột nhiên chàng không nở nặng lời. Vỗ nhẹ lên tay thiếu nữ, Mộ Hòa an ủi:

Cô nghe tôi nói đây này. Tôi đã gặp cô, lại biết cả chuyện riêng của cô thì tôi phải giúp cô, chớ không cố tình muốn hại cô đâu, cô hiểu chứ?

Để tôi cho người đến nhà cô xem, biết đâu chồng cô chỉ bị thương nhẹ, hoặc không đến nỗi nghiêm trọng như cô tưởng. Thiếu nữ gật đầu nhìn chàng thụ động. Mộ Hòa đứng dậy:

Tôi đi gọi điện thoại. Thiếu nữ cũng đứng dậy, Mộ Hòa hỏi:

Cô định đi đâu đấy?

Đi rửa tay. Được rồi, tôi đi gọi điện thoại nhé. Mộ Hòa bước tới quầy rượu, ở đấy có điện thoại công cộng và cả quyển niên giám. Thật khó khăn chàng mới tìm thấy số điện thoại của vũ trường Ba Lê. Vừa quay số, đột nhiên Mộ Hòa bối rối không biết phải nói sao với cô ta đây?


Tên thật của Hải Âu chàng không biết, cả tên ông chồng cô ta cũng không. Tại sao hắn lại sống với cô vũ nữ kia?

Quay người lại, Mộ Hòa đưa mắt tìm nàng để hỏi cho rõ câu chuyện mới được. Có một cặp đang tiến đến gần chàng. Trên sàn nhảy, mọi người vẫn quay cuồng. Đèn mờ ảo, tiếng nhạc dậm dật, không khí phủ lớp khói mờMộ Hòa nhón cao gót tìm kiếm, thiếu nữ không ở chỗ ngồi cũ, có lẽ nàng chưa trở ra. Thôi đành vậy, để gọi Mai Phương trước rồi sẽ lựa lời nói sau. Việc cứu người là cần kíp. Nếu chồng nàng còn sốngBiết đâu có thể nàng chỉ phải bị một tội thật nhẹChàng quay số, với một giọng đặc sệt tiếng Quảng Đông chàng tìm Mai Phương. Nhưng tiếng nói bên kia đầu dây khiến chàng ngạc nhiên:

Mai Phương à?

Ở đây không có cô nào tên đó ca?

Chúng tôi chẳng lầm bao giờCái gì?

Ở đây có ai tên đó đâuBồ của anh chàng nhạc sĩ thổi kèn à?

Anh định đùa sao?

Mộ Hòa gác điện thoại xuống, chàng len thật nhanh qua mấy chiếc bàn, nàng đi đâu mất?

Đảo mắt nhìn quanh, khói thuốc, bóng người, nàng đi đâu rồi?

Mộ Hòa xông tới trước cửa phòng rử mặt, đứng đợi một lúc vẫn chẳng thấy ai ra. Chàng không có quyền vào phòng dành riêng cho phụ nữ. Quay sang cô chiêu đãi viên, Mộ Hòa hỏi:

Cô làm ơn vào xem có cô nào mặc áo màu cà phê vào trong ấy không?

Cô mặc áo màu cà phê à?

Thấy chứ, nhưng cô ấy đã ra rồi. Đi rồi à?

Mộ Hòa chạy ra cửa, cơn gió mang những hạt mưa lạnh tạt vào người. Lạnh thật!

Trên phố, dưới ánh đèn vàng vọt của những hàng trụ đứng yên là một khung cảnh buốt giá. Ngoài mưa mù, một vài chiếc xe thỉnh thoảng vụt qua, ngoài ra không còn một cái gì khác. Cô ta đâu rồi?

Mộ Hòa cắn nhẹ môi, sự giận dữ và lo sợ trộn lẫn trong đầu. Chàng nhớ đến một vài câu trong bản nhạc thiếu nữ đã hát cho chàng nghe:

Đêm trải dài Hải Âu bay Bay về đâu, về đâu?

Về đâu?

Làm sao ai biết được
Tài sản của phithienthanvu

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Old 13-05-2008, 10:22 AM
phithienthanvu's Avatar
phithienthanvu phithienthanvu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Mátcơva
Bài gởi: 74
Thời gian online: 5 ngày 4 giờ 14 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 4 Posts
Hải Âu Phi Xứ Nguyên Tác: Quỳnh Dao

Chương Hai



Du Mộ Hòa cũng nhận thấy tính hay xúc động chính là khuyết điểm to nhất của mình. Thời còn ở đãi học, Giáo sư hướng dẫn môn săn tin thường bảo Nghề ký giả kỵ nhất là hai điểm:

dễ xúc động và chủ quan. Ra trường đến nay đã hơn tám năm, từ một ký giả tập sự chàng đã leo lên bực thang của những ký giả lớn. Mộ Hòa đã săn được không biết là bao nhiêu tin giật gân.

Tin tức thu nhặt của chàng bao giờ cũng sốt dẻo nhất, đến độ đám bạn đồng nghiệp phải đặt cho chàng một biệt danh là Chiếc mũi thính. Thế mà chàng vẫn không gạt tình cảm qua một bên được. Ngọn bút bao giờ cũng pha lẫn tình cảm cá nhân. Để lấp đi khuyết điểm đó, chàng đã cố gắng, cố gắng mấy năm trời, gần thành công rồi. Bây giờ Mộ Hòa có thể tự hào mình Thấy chuyện lạ vẫn không ngạc nhiên Không bị xúc động trước bất cứ hoàn cảnh nào. Chàng có thể bình thản tới độ cô em gái chàng nhiều lúc phải dọa:

Anh mà tập chai lì mãi thì đừng hòng mà cưới được vợ. Mộ Hòa không sợ bị ế vợ, vì chàng từng chủ trương càng chậm đeo gông càng tốt, lấy vợ chỉ tổ thêm phiền. Công việc chàng lúc nào cũng bận rộn, làm gì có thời giờ để nói chuyện vợ con. Vả lại chàng cũng không muốn đề cập chi đến chuyện ấy Chuyện vợ chồng là chuyện thường tình nên Mộ Hòa thường bông đùa:

Các bạn có biết tại sao con người dễ phạm tội không?

Vì ông trời đã sinh ra đàn ông còn bày vẽ sinh ra đàn bà để xúi quẩy nữa đầu Còn trẻ, bản tính lạnh lùng, chịu xông xáo hoạt động, đó là những yếu tố đưa Mộ Hòa lên đến địa vị hiện tại. Có điều, Mộ Hòa không hiểu tại sao một con người lạnh lùng và chịu khó như chàng lại có thể vấp phải lầm lẫn lớn thế này, ngay tại đất nhà mới cay cú chứ. Chàng cố tự phân tích:

Thứ nhất, đúng ra chàng không nên đến bắt chuyện với cô ta. Cô ta dầm mưa, cô ta lạnh, mặc cô ta, có liên can gì đến chàng đâu?

Thứ hai, giả sử như có bắt chuyện đi nữa, thì tại sao chàng lại ngu đần nghe nàng tâm sự láo. Tại sao ngay từ lúc đầu chàng không hỏi tên và địa chỉ của cô ta?

Tại sao không kiểm chứng lại mọi sự kiện xem có thể là thật không?

Thế mà cũng học đòi làm ký giả. Thứ ba, điều sơ sót nặng nề nhất không thể tha thứ được, đó là chàng lại để nàng bỏ trốn đi và trong tay chỉ có một manh mối không đáng tin, vũ trường Ba Lê và một nhân vật tưởng tượng Mai Phương. Tất cả câu chuyện đều là bịa đặt cả ư?

Sau khi chuyện đã xảy ra, Mộ Hòa thường mua đủ tất cả báo để xem có án mạng nào mà nạn nhân bị giết bằng chai hay lọ gì không, nhưng chàng đã hoài công. Mộ Hòa cũng có đến vũ trường Ba Lê, nhưng ở đây cũng không có cô vũ nào tên Mai Phương cả. Cũng không có một vũ nữ nào có người yêu là nhạc sĩ chơi kèn cả. Chàng bắt đầu nghi ngờ là mình bị lừa. Nhưng với một thiếu nữ hiền lành đáng thương như vậy, làm gì có chuyện bịa?

Mộ Hòa nhớ mãi đôi mắt ngây thơ, khuôn mặt hiền lành và nỗi buồn tê điếng của thiếu nữ. Chuyện thật hay bịa?

Dù sao, Mộ Hòa cũng thấy bối rối, chuyện trên chiếc phà quả thật khó quên. Nhưng nó đã qua rồi, vả lại Mộ Hòa cũng không có thời giờ đâu mà tìm hiểu, vì chỉ bốn hôm nữa là chàng phải đi Thái Lan rồi. Thật ra Mộ Hòa đi theo một phái đoàn báo chí làm một cuộc du lịch Đông Nam Á. Hương Cảng là trạm đầu tiên. Thời gian đành cho những sinh hoạt như thế thường bề bộn, đó là chưa kể mỗi lần đến một nơi xa lạ, bao nhiêu cái lạ mắt đều thu hút và óc ham hiểu biết của chàng cố ngốn hết những sắc thái địa phương. Mộ Hòa hầu như đã quên chuyện đêm trước. Thời tiết Thái Lan nóng như mùa hạ ở xứ chàng trong những rừng dừa rậm mát, dưới những tháp chuông sơn vàng óng ánh, giữa những sông rạch chằng chịt ghe thuyền, bên những rừng già âm uMộ Hòa đã sống một đời sống đa diện. Đời sống bận rộn một cách thích thú. Có bao nhiêu cảnh đẹp để chàng ngắm, bao nhiêu vật hay thú lạ đợi chàng thưởng thức. Chiếc máy ảnh không bao giờ được nghỉ ngơi, chàng lăng xăng như một chú ong và các bạn đồng nghiệp phải lắc đầu:

Nghĩ cũng hay, bộ thằng Hòa không biết mệt sao chứ?

Mộ Hòa tham dự những trò chơi đầy sắc thái địa phương, đấu võ Thái Lan, đá gà, vũ, mua bán trên chợ nổi. Đời sống trên mặt nước là đề tài cho chàng mặc sức bấm máy hình. Sự yêu thích của Mộ Hòa rộng rãi, chớ không thu hẹp trong một phạm vi nào. Mỗi lần dừng chân trước quán rượu là Vương Kiên Chương, đồng nghiệp của chàng nói:

Tao biết thằng Hòa không thích rượu đâu. Đừng giả vờ, tao biết đúng tim đen của tụi bây mà. Tụi bây vào đấy đâu phải vì rượu, vì những đóa hoa nổi tiếng thế giới thì có. Mọi người cười xòa, Dương Kiên Chương vỗ vai Hòa hỏi:

Ê Mộ Hòa, tại sao mày phản đối đàn bà?

Hòa hỏi ngược lại:

Tao phản đối bao giờ?

Nhưng đứa nào cũng bảo mày như thế. Mộ Hòa nhún vai cười. Và đó là những khác biệt giữa chàng với các bạn. Nhiều đứa bảo chàng là một anh chàng trên ba mươi tuổi, không một cô bạn gái, không thích chơi bời thì nhất định phải có một cái gì trục trặc. Sự thật thì tại họ không nhìn ra, chứ chàng là người tình cảm, chính vì tình cảm mà Mộ Hòa không muốn coi đàn bà như một thứ trò chơi. Đó là một cách xem trọng tình cảm của mình. Chàng không hiểu tại sao con người lại có thể vung vãi tình cảm mình ra một cách dễ dàng như vậy?

Đi đến đâu cũng có thể để giống lại. Con người quả tình phức tạp thật. Cũng có thể là tại chàng tự tạo cho mình một trái tim gỗ đá. Thật ra, nhiều lúc chàng không thể phân tích bản tính người khác, không phải người khác không, mà ngay cả chính chàng, chàng cũng không hiểu nỗi mình nữa. Gần đây, càng lúc chàng càng thấy mình khó hiểu, câu hỏi luôn luôn ám ảnh đầu óc chàng:

ta là một người có tình cảm yếu mềm hay trái tim ta hóa đá?

Hóa đá?



Không, dù thế nào đi nữa, Mộ Hòa cũng cảm thấy từ bên trong sâu thẳщm của quả tim đang âm ỉ sôi sục. Vả lại nếu trái tim đã hóa đá thì làm gì còn cảm thấy buồn. Còn chàng?

Chàng hay có cảm giác cô đơn. Bên ngoài lúc nào người ta cũng thấy chàng húc bừa vào công việc một cách nhiệt thành, nhưng sau những lúc đó (có khi ngay trong lúc làm việc) chàng lại bị cảm giác cô đơn xâm chiếm. Nhiều lúc Mộ Hòa tự hỏi, sự xông xáo, sự bận rộn suốt ngày đó có phải là một thứ hình thức trốn lánh không?

Nhưng trốn lánh gì mới được chứ?

Có thể đó không phải là trốn lánh mà là tìm kiếm, vì tìm kiếm không thấy nên mới cố quên bằng cách làm việc. Đó cũng là một cách làm cho tình cảm thăng hoa, cũng có thể là một cách trốn lánh. Nhưng ta tìm kiếm cái gì mới được chứ?

Sống trong một thứ tình cảm lạc lõng như thế, Mộ Hòa coi đó như một thứ bệnh tật, bệnh mới phát đến một cách chậm rãi, nhưng lúc gần đây, cơn bệnh trở nặng. Trong tình thế nguy hiểm này, Mộ Hòa vẫn không tìm ra phương thuốc hay nào để chữa lành chứng bệnh phiền nhiễu. Có một cách mà Hòa xem như là cách giải thoát duy nhất đấy là vùi đầu vào công việc. Trong lúc làm việc, công việc đã cuốn hút chàng đi, để chàng không có khoảng trống vắng nào mà nghĩ ngợi, mà phân tích nữa. Mộ Hòa thường tự hào mình là một con người không thể nào để mình rên xiết vì cơn bệnh được. Trong một khung cảnh thuần túy đông phương như Thái Lan, màu sắc Phật Giáo và tình tự đơn giản của dân tộc đã mang đến cho chàng một chút thích thú. Chàng thấy yêu cái bản tính hiền hòa nhưng đầy mâu thuẫn của dân địa phương. Mâu thuẫn?

Chàng đã nhìn thấy rất nhiều cảnh mâu thuẫn ở đây. Quân chủ và dân chủ là một sự sống chung chính trị. Văn minh hiện đãi và văn minh cổ xưa pha lẫn trên các kiến trúc. Những vũ điệu dịu dàng với môn võ thô bạo. Một dân tộc giản dị nhưng lại sẵn sàng thách đấu Mộ Hòa mở to mắt ra quan sát, ghi nhận và thỏa mãn. Chàng thấy vui, thật vui và gần như quên cả chứng bệnh khó trị của mình. Và như thế, hai tuần lễ rồi cũng trôi qua thật nhanh. Phái đoàn rời xứ Thái đến Mã Lai, ở mấy hôm rồi lại bay ngay sang Tân Gia Ba. Tân Gia Ba là một quốc gia mới độc lập, thành phố thật mới, các công viên rợp bóng, thật đúng với cái danh Thành phố của công viên và Hòa lại có dịp bị những điều mới lạ lôi cuốn. Thành phố Tân Gia Ba là một hải cảng điển hình, không đa diện như xứ Thái. Phố xá sạch sẽ. Chỉ có mấy hôm là Mộ Hòa đã xem hết tất cả những cái cần xem. Khi đã thỏa mãn thì cơn bệnh lại tái phát làm chàng khó chịu bực dọc, tinh thần xuống thật thấp. Vì vậy tối hôm ấy, khi Vương Kiên Chương đề nghị:

Ê Hòa, tối nay mình đi phòng trà đi!

Mộ Hòa hoan nghênh hết mình:

Nhất rồi, nhưng tiếc là không có bạn gái đi chung cho vui. Khó có dịp may như ngày hôm nay. Mày biết không, thằng Triệu hắn quen ông giám đốc nhà hàng ca nhạc. Đặc biệt là ở đây có một ban vũ Đài Loan vừa mới sang, chúng ta phải đến đấy để cổ võ cho họ chứ. Tôi chẳng thích ca kịch tí nào cả. Nhưng ở nước ngoài mà gặp được vũ đoàn nước nhà thì vẫn thích chứ?

Điều đó thì đúng!

Và tối hôm ấy, một bọn tám người kéo nhau đến nhà hàng ca nhạc. Cách bài trí ở đây thật sang trọng, một căn phòng thật rộng, ánh sáng thật dịu từ những ngọn đèn pha lê phản chiếu vào tường làm mát mắt. Món ăn thật thích khẩu, không kém Hương Cảng tí nào cả. Ông Giám Đốc ho. Văn, một cái họ hiếm người có, người lùn lùn, mập mập, khoảng trên bốn mươi, thật điệu nghệ, thật nhà nghề, thấy nhóm của Mộ Hòa đến đã đích thân ra cửa đón. Ông tìm một cái bàn thật tốt nhìn thẳng ra sân khấu, và bảo nhà bếp chọn những thức ăn đặc biệt nhất rồi ngồi vào tiếp khách. Triệu hỏi ông giám đốc Văn:

Lúc này buôn bán khá chứ hả?

Ban vũ Đài Loan chúng tôi sang đây chắc cũng không đến đỗi tệ lắm?

Vâng, khá lắm, khá lắm, họ vũ hay thật. Nhà hàng chúng tôi dạo này đông khách hơn tháng trước nhiều. Chương trình văn nghệ bắt đầu, gồm đủ tiết mục:

ca, vũ, kịch ngắntất cả đều có thể nói là trên trung bình. Các cô ca sĩ cô nào cũng duyên dáng. Mộ Hòa lấy làm ngạc nhiên vì sự tiến triển của ngành này. Ờ?

Đài Bắc chàng ít có dịp đến phòng trà, vì mấy phòng trà nổi tiếng toàn mời ca sĩ ngoại quốc, do đó Mộ Hòa không ngờ nghệ sĩ nước nhà lại khá như vậy. Có lẽ vì Bụt nhà không thiêng, chỉ có hòa thượng nước người mới tụng kinh giỏi mà thôi. Đó quả là một vấn đề tâm lý. Đài Loan chạy đi mời ca sĩ Tân Gia Ba, còn Tân Gia Ba chạy kéo ca sĩ Đài Loan về. Một trao đổi tầm thường nhưng đầy quyến rũ. Sau màn vũ, Mộ Hòa vỗ tay thật to. Chàng thấy khán thính giả phản ứng tốt cho đoàn vũ mà lấy làm hãnh diện lây. Trong lúc màn nhung buông xuống để thay cảnh, một cô ca sĩ khác bước ra hát hai bản không có gì xuất sắc lắm. Rồi một nữ ca sĩ khácMộ Hòa thờ ơ nhìn lên, đột nhiên chàng nhảy thót lên như bị điện giật. Nàng mặc chiếc áo dài dạ hội màu xanh nhạt, những hạt trân châu kết trên áo lấp lánh. Cô ca sĩ này gương mặt khá quen thuộc. Phải rồi!

Đúng rồi!

Chính là người thiếu nữ định nhảy xuống biển tự tử trên chuyến phà ở Hương Cảng hôm nọ. Mộ Hòa mở to mắt nhìn lên sân khấu, quên cả bạn bè. Cô ca sĩ này là ai thế?

Anh chàng Vương Kiên Chương hỏi:

Ai là ai?

Mày quen cô ta à?

Mắt vẫn không rời cô ca sĩ, Mộ Hòa lắp bắp:

Vâng, vâng, cô ta khá quen, cô ấy tên gì vậy?

Câu chuyện xảy ra ở trên chuyến phà chàng chưa kể cho ai biết hết vì nghĩ rằng kể ra cũng chả có gì làm thú mà có khi còn bị cười nữa nên thôi. Ông Văn suy nghĩ một lúc nói:




Hình như cô ta ho. Diệp thì phảiDiệp gì nhi?

Đúng rồi, Diệp Khanh. Diệp là lá, Khanh là mùi hương. Mộ Hòa không dấu được sự dung sướng:

Cô ấy cũng ở trong đoàn ca vũ Đài Loan à?

Không, cô ấy là ca sĩ thường trực ở đây, không nổi tiếng lắm. Cô ấy hát giữa hai tiết mục ấy mà. Mộ Hòa hỏi tiếp:

Thế cô ấy từ đâu đến vậy, có phải từ Hương Cảng sang không?

Ông giám đốc ho. Văn ngạc nhiên:

Hương Cảng?

Tôi không biết chuyện đó, chỉ biết cô ta được một ca sĩ làm ở đây giới thiệu vào. Thế cô ấy Mộ Hòa vừa định hỏi thêm thì cô ca sĩ kia đã bắt đầu lên tiếng hát, bản Mùa Xuân Trên Hồ Tây. Chàng thắc mắc:

Cô ấy hát ở đây lâu chưa?

Mới mười mấy hôm thôi. Anh có muốn mời cô ấy ngồi đây chơi không?

DạDa Mộ Hòa lúng túng, chàng quan sát thật kỹ cô ca sĩ. Mái tóc, cách phục sức có thay đổi, không thể xác định đấy là cô thiếu nữ hôm nọ. Nhưng Nhưng không lẽ trên đời này lại có hai người giống nhau đến như vậy sao?

Thế mời cô ấy xuống đây ngồi có được không?

Sao lại không?

Ông Giám đốc cười hì hì, rồi ông gọi bồi đến dặn dò mấy câu. Mộ Hòa hiểu ông ta đã hiểu lầm ý mình nhưng chàng cũng không buồn giải thích, mắt đăm đăm nhìn Diệp Khanh. Sau khi hát xong bản Mùa Xuân Trên Hồ Tây, Diệp Khanh hát tiếp một bản nhạc thời trang Chuyện Cũ Chi?

Còn Đê?

Nhớ. Đây là bản nhạc khá thịnh hành tại Đài Loan, nhưng có lẽ không bằng ở các xứ khác ở Đông Nam Á. Mộ Hòa yên lặng lắng nghe, giọng hát ấm, rõ, điều này khiến chàng nhớ lại lúc nàng hát Đêm trải dài, hải âu bay, bay về đâu, về đâu?

Đúng rồi!

Đúng là nàng, ta không lầm tí nào cả. Con người có thể thay đổi vóc dáng bên ngoài bằng cách phục sức, nhưng khó có thể thay đổi thái độ, tư cách và giọng nói. Mộ Hòa bắt đầu sốt ruột, chàng nghĩ đến chuyện kỳ ngộ trên phà và đêm nay. Có rất nhiều điều Mộ Hòa cần gặp nàng để giải thích. Diệp Khanh!

Thì ra tên nàng là Diệp Khanh. Lần này Mộ Hòa sẽ không để nàng trốn mất nữa, phải hỏi cho ra sự thật. Chồng cô ta bây giờ ra sao?

Tại sao nàng bỏ sang Tân Gia Ba?

Trốn chăng?

Nàng bảo nàng đi làm để nuôi chồng, thì ra nàng hành nghề ca sĩ. Tối hôm ấy, sao chàng không nghĩ đến điều ấy Diệp Khanh hát xong bước vào trong. Mộ Hòa toát mồ hôi, chàng lo nàng sẽ biến mất. Sự bồn chồn nôn nóng của chàng lộ ra mặt làm cả bàn nhìn ra vẻ bất thường này. Trên sân khấu một đoàn vũ lớn ra trình diện, Mộ Hòa không buồn nhìn Ê Hòa, mày chịu con bé đó rồi hở?

Đừng nói nhảm, tao thấy cô ấy giống bạn tao quá. Vương Kiên Chương cười trêu cợt:

Bạn gì mà làm mày sốt ruột thế?




Đừng có giả vờ nữa bạn ạ, tụi mình là những kẻ mới đến mà. Muốn tụi này giúp không?

Đừng nói nhảm!

Mộ Hòa nói nhưng mắt vẫn đảo quanh. Đột nhiên, tim chàng đập mạnh, chàng đã nhìn thấy Diệp Khanh rồi. Nàng đang rẽ đám đông bước về phía bàn chàng. Nàng chưa thay áo, vẫn chiếc áo trình diễn ban nãy. Diệp Khanh dừng lại trước bàn, ông Giám đốc ho. Văn và mọi người cùng đứng dậy. Ông Văn giới thiệu:

Đây là cô Khanh, còn đây là các bạn ký giả từ Đài Loan sang, họ muốn được quen với cô. Tiếp theo đó, ông giới thiệu tên từng người một. Diệp Khanh duyên dáng gật đầu chào. Đến phiên Mộ Hòa, chàng cố yên lặng xem phản ứng nàng ra sao. Nhưng khi nhìn thấy chàng, nàng vẫn với nụ cười nghề nghiệp, không có một cái gì khác lạ. Không lẽKhông lẽ nàng không nhìn ra ta ư?

Không thể như vậy được. Bồi đã mang đến thêm một chiếc ghế, đặt giữa Kiên Chương và Mộ Hòa. Diệp Khanh ngồi xuống, tất cả mọi người lại ngồi xuống, chén đũa được mang thêm ra. Chương rót rượu cho Diệp Khanh, rồi chi?

Mộ Hòa:

Cô Khanh, ông bạn tôi đây rất ái mộ giọng hát của cô. Thế à?

Diệp Khanh quay sang nhìn Mộ Hòa:

Tôi hát dở lắm, anh không cười chứ?

Mộ Hòa thất vọng ngay, chàng đã nghĩ là nhờ giọng nói có thể nhìn ra kẻ quen thuộc. Vậy thì Diệp Khanh chắc chắn không phải là thiếu nữ giết chồng kia. Vì khi nàng hát, tiếng hát thật quen thuộc, nhưng đến lúc nói chuyện, nàng lại nói cứng hơn và khó nghe như của dân miền Nam tỉnh Phước Kiến, hoàn toàn khác biệt với giọng bắc trong đêm hôm nọ. Do dự một chút Mộ Hòa lên tiếng:

Cô KhanhCô là người ở đây à?

Chàng chăm chú nhìn thiếu nữ. Thiếu nữ đã hóa trang thật kỹ, lông mi giả, mày và mắt kẻ sậm, má và môi tô hồngĐây chính là nàng, càng nhìn chàng càng thấy chắc chắn. Ký giả nhà báo có khác, tôi mới từ Phi Luật Tân sang đây. Phi Luật Tân à?

Đúng là chàng đã nhầm. Nhưng tại sao lại có chuyện hai người giống hệt nhau thế này?

Thế cô có đến Hương Cảng bao giờ chưa?

Hương Cảng à?

Diệp Khanh châm đầy ly rượu cho Mộ Hòa:

Ông định giới thiệu tôi sang đấy hát?

Mấy ông nhà báo quyền lực to lắm, tôi biết. Nàng chồm về phía chàng, mùi nước hoa nồng nặc mũi Hòa. Tôi muốn sang đấy hát lắm nhưng chẳng có cơ hội. Để tôi mời anh ly rượu gọi là cảm ơn trước nhé?

Diệp Khanh nâng ly lên, những móng tay tô đỏ thẫm. Mộ Hòa giả vờ như chẳng thấy, chàng cũng nâng ly lên:

Không, cô lầm rồi, tôi chẳng có quen lớn gì với giới nghệ sĩ bên ấy cả. Diệp Khanh ra vẻ nũng nịu, giọng miền nam của nàng càng nặng hơn:

Anh cứ khách sáo mãi, ai lại không biết chuyện nhà báo các anh giao thiệp rộng bao giờ. Bất đắc dĩ Mộ Hòa phải hớp một hớp rượu. Diệp Khanh nhướng cao đôi mày cười lẳng lơ, bàn tay nàng không hiểu vô tình hay cố ý đặt lên tay chàng. Mộ Hòa định ngả người ra sau để tránh nhưng không còn chỗ nào để lùi. Báo chí đâu phải của tôi đâu, tôi chỉ là kẻ chạy rong nhặt tin thôi. Diệp Khanh vẫn không tha, nàng nghiêng đầu qua:

Anh cứ khách sáo mãi. Anh ở đây được bao lâu?

Chỉ có mấy hôm thôi. Đôi mi dài ngoằn ngoèo của Diệp Khanh chớp nhanh:

Không có chị cùng đi à?


Kiến Chương ngồi bên nhanh mồm trả lời thay:

Ông Hòa nhà tôi chưa lập gia đình. Cô Khanh, cô có thể làm mai hộ chứ?

Diệp Khanh không tin:

Thôi đừng phịa ông ơi. Anh Hòa trẻ tuổi lại tài cao thế này mà làm gì lại chưa có vợ được. Kiên Chương cười hì hì:

Người ta nhìn cao mà. Gặp người nào đẹp cở cô Khanh người ta mới ghé mắt, chớ bằng không dễ gì. Diệp Khanh nguýt yêu:

Thôi mà anh Chương, làm gì anh cứ mang tôi ra làm trò cười mãi thế?

Anh nói nhảm, phải phạt anh một ly rượu mới được. Diệp Khanh rót đầy ly của Chương, ép anh chàng phải uống. Kiên Chương nốc cạn ly, và nương theo hơn men, hắn ởm ờ:

Tôi uống cạn rồi, bây giờ cho cô biết, anh Hòa chúng tôi định mời cô đi phố nhưng anh ấy sợ nói ra bị từ chối, nên nhờ tôi nói hộ. Chán thật!

Đột nhiên Mộ Hòa thấy bực mình. Người thiếu nữ bên cạnh là một ca sĩ, một thứ phụ nữ bụi đời, điển hình cho sự truy lạc thế mà ta lại có thể lầm cho được. Càng lúc Mộ Hòa càng thấy rõ cái lầm của mình. Diệp Khanh chẳng thể là thiếu nữ hôm đó được. Mộ Hòa không muốn có một dính dấp gì đến cô ca sĩ này, nhưng Diệp Khanh đã quay đầu sang hỏi nhỏ:

Có thật thế không anh Hòa?

Kiên Chương đành đáp thay:

Thật chớ sao lại không, Hòa mày nói đi, mày mời cô Khanh đi phố chứ?

Thế này thì làm sao phủ nhận được, Mộ Hòa chỉ còn cách ậm ừ cho qua. Và như thế cũng đủ cho Diệp Khanh nũng nịu:

Thế thì trưa mai anh đưa em đi ăn cơm Quảng Đông ở Hương Các Lý Lạp nhé?

Cái trò này lại tái diễn nữa rồi, nhưng biết làm sao bây giờ?

Mộ Hòa bực mình, từ ngộ nhận này đưa đến ngộ nhận khác tai hại hơn. Thật không có gì xui bằng. Không đợi Mộ Hòa trả lời, Diệp Khanh lên tiếng:

Mười một giờ sáng mai anh tới đón em nhé, em sẽ đợi anh dưới phòng khách của lữ quán Minh Các. Mộ Hòa miễn cưởng cười, và trả lời qua loa cho xong. Khi ngước lên chàng bắt gặp ánh mắt tinh nghịch của Kiên Chương như bảo:

Mi cảm ơn ta đi chứ!

Chàng muốn mắng một câu cho hả giận:

Ai bảo cậu chen vào chuyện riêng của tôi?

Cậu chỉ là một thằng ngốc tự hào mình khôn thôi. Màn vũ trên sân khấu đã kết thúc, mọi người vỗ tay tán thưởng. Diệp Khanh vỗ tay theo, rồi nàng đứng dậy, nâng ly nói:

Mời cả bàn ly này để tôi rút lui, vì một tí nữa tôi còn phải hát mấy bản nữa!

Mộ Hòa giật mình, tiếng một tí nữa của Diệp Khanh thật dễ thương, đúng là giọng nói của người phương Bắc!

Không một người Nam nào xử dụng ba tiếng đó một cách dễ thương như vậy, nhất là tiếng tí. Chàng quay sang nhìn Diệp Khanh, nàng đã cạn ly, mọi người đứng lên tiễn, Mộ Hòa hấp tấp nói:



Cô Khanh!

Diệp Khanh đứng lại, đưa mắt chờ, Mộ Hòa nói:

Một tí nữa đến phiên cô, cô làm ơn hát cho tôi nghe một bản nhạc nói về loài chim Hải Âu, được không?

Diệp Khanh yên lặng suy nghĩ rồi phì cười:

Nhưng tôi hát không hay, anh cũng đừng cười nhé?

Quay lưng lại, nàng đi thật nhanh. Mộ Hòa ngồi yên ngắm theo, vóc dáng của nàng trông cũng thích mắt. Kiên Chương ngồi cạnh thúc nhẹ chàng:

Ê Hòa, cảm ơn ông mai đi chứ!

Mộ Hòa trừng mắt nhìn bạn hậm hự. Kiên Chương khoái trí cười, cả bàn tiệc cũng cười theo. Mộ Hòa bực mình nâng ly lên, hớp một hớp rượu. Chàng không hiểu mọi người đang cười cái gì, và bắt đầu thấy ngượng ngịu. Khoảng thời gian kế tiếp, Hòa ngồi không yên. Chàng không còn tâm trí đâu để xem nữa, cũng như chàng không thiết ăn thêm món gì nữa. Mộ Hòa nôn nóng chờ đợi Diệp Khanh tái xuất hiện. Diệp Khanh, nếu quả thật nàng là thiếu nữ đó, nếu thật nàng đã trốn sang Tân Gia Ba và cố tình che dấu bộ mặt thật của mình thì chàng sẽ tính sao?

Có thể lắm, biết đâu nàng chẳng cố tình làm ra vẻ lả lơi, thay đổi giọng nóiMộ Hòa yên lặng nhìn lên sân khấu. Chàng xua đuổi ngay những ý nghĩ vừa gieo vào đầu. Không, không thể như vậy được, hành nghề ký giả lâu năm biết đâu chàng chẳng bị méo mó nghề nghiệp. Nếu quả thật nàng đóng kịch hay đến thế thì đúng nàng là một thiên tài kịch nghệ. Màn thay đổi không khí đến, Diệp Khanh tái xuất hiện, đám bạn của Hòa vỗ tay thật to, không phải để tán dương Diệp Khanh mà là để giữ thể diện cho Hòa, cho người chàng đã để mắt xanh đến. Mộ Hòa ngồi tựa lưng vào ghế, yên lặng nhìn lên sân khấu. Diệp Khanh đã thay áo mới, chiếc áo thật ngắn màu hồng nhạt có lẩn kim tuyến, cổ áo mở rộng để lộ cả phần cổ trắng, một phần ngực rộng, tóc vẫn chải cao. Nàng cúi đầu chào khán thích giả, mắt liếc về phía bàn Hòa. Cầm chiếc micro trên tay, Diệp Khanh nói:

Bây giờ tôi xin gửi đến quý vị một bản nhạc, bản Hải Âu. Khi nói đến hai tiếng Hải Âu, Diệp Khanh cố ý ngừng lại một chút, mắt liếc về phía Mộ Hòa cười. Kiên Chương lại được dịp thúc nhẹ vào người Mộ Hòa nói:

Con bé này si mày rồi đấy!

Hòa gạt ngang:

Đừng nhảm, nghe kìa!

Chương nhún vai không nói lời nào nữa. Diệp Khanh bắt đầu hát và như ban nãy, giọng nàng ấm và thật dễ nghe. Hòa lắng tai nghe như muốn nuốt từng chữ một:

Hải Âu chim chẳng có nhà

Phương đông hết ở lại qua phương đoài

Tung trời góc bể chân mây

Bao giờ cánh mỏi tìm nơi ghe thuyền

Cột buồm là chốn nghỉ chân

Rồi trong giây lát chim buồn lại bay

Tung mây khắp bốn phương trời

Hải Âu đành lấy trời mây làm nhà

Biển là giường ấm bao la

Sáng chiều, đêm tối bão mưa chẳng rời

Vẫn bay giữa chốn biển khơi

Vượt bao sóng gió núi đồi quản chi

Hải Âu tìm một hướng đi

Mong ngày mai gió xuân về hội vui

Bài hát đã dứt, Mộ Hòa tay nâng cằm ngồi bất động. Chàng không làm sao phân tách được lòng mình lúc bấy giờ. Đây không phải là bản nhạc chàng đã nghe. Ngẩng đầu lên, chàng nhíu mày nhìn Diệp Khanh, đấy có phải là một chú chim Hải Âu không?

Lòng chàng ngập đầy rối rắm.
Tài sản của phithienthanvu

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 15-05-2008, 01:15 AM
phithienthanvu's Avatar
phithienthanvu phithienthanvu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Mátcơva
Bài gởi: 74
Thời gian online: 5 ngày 4 giờ 14 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 4 Posts
Hải Âu Phi Xứ Nguyên Tác: Quỳnh Dao

Chương Ba



Hương Các Lý Lạp là một hãng du lịch nổi tiếng của Tân Gia Ba, hãng được bài trí thật sang trọng, thật lịch sự và kiểu cách. Bên dưới là một nhà hàng Quảng Đông, có tên là quán Hương. Quán vừa lịch sự vừa đặc biệt nên mỗi trưa nếu không giữ chỗ trước thì gần như chẳng còn chỗ trống, phải chờ cả tiếng đồng hồ, chẳng thua gì các hiệu ăn ở Hương Cảng.

Mộ Hòa và Diệp Khanh tìm một chiếc bàn sát tường ngồi xuống. Trước khi đi Hòa cũng có rủ Kiên Chương theo, nhưng hắn nhất định chẳng chịu, bảo là không thích đóng vai kỳ đà. Chương lại còn chỉ vẽ cho chàng cách để đối phó với Diệp Khanh, và khuyên chàng chớ bỏ lở cơ hội ngàn vàng. Diễn giảng gần nữa ngày rồi Chương bỏ đi đâu mất. Trong tình thế bắt buộc, Mộ Hòa chỉ còn biết đơn đao độc mã đến nơi hẹn. Như thế cũng được, chàng nghĩ, ta sẽ dễ làm sáng tỏ câu chuyện. Biết đâu, tối hôm qua vì đông người quá nên Diệp Khanh không muốn để lộ thân thế thật của mình ra?

Mộ Hòa vừa rót nước trà vừa thăm dò:

Cô Khanh, trước buổi tối hôm qua hình như chúng ta đã gặp nhau ở đâu rồi thì phải?

Diệp Khanh mỉm cười nhìn chàng:

Thế à?

Anh đã gặp em?

Anh có đến Phi Luật Tân chứ?

Phi Luật Tân à?

Chưa!

Mộ Hòa lắc đầu nhìn Diệp Khanh. Hôm nay nàng vẫn trang điểm lòe loẹt, mắt vẽ thật đậm, nàng mặc nguyên bộ đồ hồng, quần chân voi, mang hoa tai to tướng, tóc xõa dài chải theo kiểu tóc đang thịnh hành, bao nhiêu tóc phía trước che hết cái trán. Mộ Hòa bực mình, thế mà chàng cứ ngở khi rời khỏi phòng trà Diệp Khanh sẽ bình dị như người con gái mang tên Hải Âu. Diệp Khanh nũng nịu:

Thế thì có lẽ tại chúng mình hữu duyên. Anh Hòa, anh thấy em quen lắm sao?

Vâng, và cô chắc chắn là chúng ta chưa hề gặp nhau?

Diệp Khanh vẫn cười, nàng làm ra vẻ như hiểu biết:

Em không nhớ là em có gặp anh chưa. Vả lại với người đẹp trai như anh, nếu em gặp qua một lần là nhất định em phải nhớ chứ. Mộ Hòa nhìn thấy ngay sự giả dối của Diệp Khanh. Lòng nàng như tấm kính trong suốt, nhìn qua là chàng thấy ngay trái tim người con gái đang phô bày trước mặt. Có lẽ nàng tưởng ta là một thứ dân đần độn mới biết ăn chơi. Cô Khanh đến đây được bao lâu rồi?

Dạ mới nữa tháng, hợp đồng cuối tháng này mãn rồi. Anh Hòa, anh quen với ông giám đốc, anh làm ơn nói hộ để tôi được cộng tác thêm một tháng nữa thì cảm ơn anh nhiều lắm. Thì ra đây là lý do để nàng nhận lời đi ăn với ta. Mộ Hòa định nói cho nàng biết là chàng chẳng có quen biết gì ông giám đốc phòng trà cả, nhưng nhìn thấy gương mặt đầy hy vọng của người con gái, chàng lại thôi, chỉ gật gật đầu nói:

- Ừ, để tôi nói với ông ấy xem sao. Diệp Khanh cười thật tươi, thật sung sướng. Nâng ly lên nàng nói:

Thế thì ta dùng trà thay rượu vậy, trước hết là để mừng anh, sau đấy là để cảm ơn anh trước. Mộ Hòa cười gượng:

Chưa biết việc thành hay không mà.

Anh nói thì sao lại không thành được, mấy ông nhà báo các anh mà ai dám làm phiền. Diệp Khanh cười. Mộ Hòa bắt đầu cảm thấy nụ cười của nàng cũng dễ thương. Dân làm báo?

Lạ thật, cô ấy cứ tưởng làm báo phải là ghê lắm?

Cái gì nhà báo muốn là được sao?

Nụ cười đã khép trên môi Diệp Khanh, nàng cúi đầu nhìn xuống với một chút thẹn thùng:





Anh Hòa, nói thật anh đừng cười nhé, tôi không phải là ca sĩ nhà nghề vì không người nâng đở và không có nhan sắc Mộ Hòa cắt ngang:

Cô Khanh, cô đừng khiêm nhường như vậy. Đó là sự thật. Diệp Khanh nói, mặt nàng ửng hồng, tất cả những nét diễn xuất giả tạo ban nãy đã biến mất và thay vào đó là nỗi buồn thành thật. Em không sợ anh cười đâu anh Hòa, vì em biết anh là người tốt, anh sẽ không khinh rẻ em khi nghe chuyện thật. Em hát không hay, lại không đẹp, vì vậy em làm nghề ca hát này là một chuyện bất đắc dĩ mà thôi. Nhà em Diệp Khanh ngưng lại, liếc nhanh về phía Mộ Hòa do dự:

Hình như anh không thích nghe chuyện của em thì phải?

Tại sao lại không thích?

Nhà cô sao?

Diệp Khanh nói nhỏ:

Hoàn cảnh nhà em không được sáng sủa mầu Cha em chỉ thích rượu, mẹ em bị bệnhphổi. Bệnh cứ dằng dai mười mấy năm nay. Em còn một người anh ở Phi Luật Tân. Anh cũng biết tình trạng an ninh ở bên ấy bê bối lắm chứ?

Nhưng anh ấy là người tốt, chỉ tội lở giao du với bọn côn đồ. Cách đây ba năm, họ gán cho anh ấy tội giết người và đem anh ấy giam vào Diệp Khanh lại ngừng, nàng thăm dò:

Anh vẫn không khinh em chứ?

Mộ Hòa lắc đầu. Bây giờ chàng mới thấy bên trong lớp phấn son, bên trong nụ cười lả lơi còn chứa đựng quá nhiều nước mắt và cay đắng. Cuộc đời lúc nào cũng phức tạp. Và như thế cô bắt đầu đi hát à?

Diệp Khanh miễn cưởng cười:

Vâng, lúc đó em mới mười bảy tuổi, cái tuổi chưa biết gì cả lại ít học, em biết hát là nhờ dĩa hát. Nhưng hát cũng đâu phải dễ, phải có căn bản nhạc lý, phải đẹp, phải biết giao tế, biết thù tạcCòn emem không ngốc đầu lên nổi. Nói thật với anh, ở Phi Luật Tân không còn chỗ dành cho em, nên em phải chạy sang đây đấy chứ!

Mộ Hòa an ủi:

Tôi thấy cô cũng khá chứ, vì phòng trà này là phòng trà hạng nhất ở đây mà!

Nhưng em sợ em sợ mình hát không được lâu. Mộ Hòa gật đầu:

Tôi hiểu rồi, tôi sẽ cố hết sức tôi để giúp cô. Cảm ơn anh. Diệp Khanh cười. Mộ Hòa nhìn thấy trong nụ cười đó bao nhiêu là cay đắng. Sau lời tâm sự của Diệp Khanh, dưới ánh đèn sáng Mộ Hòa chắc chắn nàng không phải là Hải Âu rồi. Đây là con Hải Âu khác, một Hải Âu bay trong mưa gió tìm hướng cho đời mình. Dù một khuôn mặt, nhưng cử chỉ và tính hạnh của cả hai hoàn toàn khác biệt nhaụ

- Cô Khanh ăn đi chứ, nãy giờ cô chỉ nói chớ không thấy cô dùng món nào cả. Món tôm này để nguội ăn không ngon đâu. Diệp Khanh cầm đũa đưa lên ăn tượng trưng một miếng:

Em không dám ăn nhiều sợ mập. Thân hình cô đẹp lắm. Diệp Khanh lại cười, nụ cười kiêu hãnh của một người khi được khen. Dù sống lăn lóc, bụi đời, Diệp Khanh cũng không mất đi bản năng thích được khen của người đàn bà. Lời tâm sự của Diệp Khanh đã làm cho Mộ Hòa thấy gần nàng hơn, gần như một thứ tri âm.

Có lẽ hôm qua vì muốn tìm kiếm bóng hình Hải Âu, một thiếu phụ đáng thương qua một hình dáng một cô ca sĩ hạng bét, phấn son lòe loẹt nên Hòa thấy bực bội. Còn hôm nay lại khác, chàng đã biết cả hai không phải là một. Diệp Khanh không phải là thiếu nữ định tự tử, và Mộ Hòa đã nhìn Khanh với đôi mắt khác, đôi mắt đã tha thứ những khuyết điểm nhỏ trên người nàng.

Anh Hòa, anh có thấy ở đây vui không?

Vui!

Còn cô, cô có đến Đài Loan bao giờ chưa?

Em chưa đi, nhưng rất thích!

Mộ Hòa cười:



Cô nói chuyện giống dân Đài Loan quá, tôi muốn nói cô có giọng nói của dân Đài Loan. Thế à?

Diệp Khanh mở to mắt:

Em ở phía nam tỉnh Phước Kiến, cả nhà đều dùng tiếng nói địa phương. Đưa tay lên che miệng, Diệp Khanh mắc cở:

Anh Hòa đừng chê nhé, em nói tiếng Quan Thoại dở lắm, không hay như mấy cô ở Đài Loan. Trương Anh trong đoàn ca vũ nhạc, mỗi khi nghe em nói là lại che miệng cười. Cô ấy đã dạy cho em nói cho đúng giọng Bắc Kinh, nào là Một tí nữa, Cô bé, Không khá. Em uốn cong cả lưởi mà nói vẫn không được.

Nhưng rồi cô sẽ nói được.

Mộ Hòa nhớ đến chữ một tí mà ngẩn ngơ. Diệp Khanh thật nhạy cảm, nàng cười chữa thẹn:

Anh cười gì đấy?

Có lẽ em bắt chước vô duyên lắm hả anh?

Tôi không cười cô đâu, tôi đang cười tôi đây mà. Thì ra chỉ vì tiếng một tí mà chàng đã ép nàng phải hát cho được bản Hải Âu. Hôm qua đúng là ta điên. Diệp Khanh không chú ý đến thái độ thẫn thờ của Mộ Hòa, nàng tiếp tục nói:

Chi. Trương Anh hứa sẽ giới thiệu em đến Đài Loan hát, anh thấy liệu em có nên hy vọng không?

Sao lại không?

Nếu em đến Đài Loan hát, anh có đi nghe không?

Đi chớ. Diệp Khanh sung sướng ra mặt, làm như chuyện sang Đài Loan hát là chuyện đã có thật. Đột nhiên Mộ Hòa xúc động, chàng biết Diệp Khanh dù có sang Đài Loan đi nữa cũng không thể nổi tiếng được. Vả lại, cũng chưa hẳn có phòng trà nào mời Diệp Khanh vì nàng không phải là một nghệ sĩ tên tuổi.

Con người, nghĩ cũng lạ, lúc nào cũng thích sống với mộng mơ hơn là thực tế. Nghĩ đến gánh nặng gia đình đè trên vai người thiếu nữ, Mộ Hòa thấy tội nghiệp. Đây đúng là một mẫu người bi thảm đáng thương. Nhưng tội nhất là Khanh chẳng nhìn thấy khả năng mình, cứ mãi say với ảo tưởng. Anh Hòa, bao giờ anh trở về Đài Loan?

Có lẽ một tuần nữa. Nhanh thế?

Diệp Khanh thở ra như nuối tiếc:

Lúc nào rảnh anh đến em chơi. Em chỉ bận hát buổi tối thôi, có thể đi phố với anh suốt ngày được. Cô biết hết thành phố này hả?

Diệp Khanh lắc đầu, Mộ Hòa đột nhiên thấy thích:

Thế thì chúng ta đi dạo phố vậy. Tại sao phải chôn chân ở đây phí thời giờ. Cô biết Vườn Chim chưa?

Vâng, nổi danh lắm, nhưng không biết ở đó có vui không.

Đến là biết chớ gì. Thế là cả hai cùng đến Vườn Chim.

Mộ Hòa không hiểu nổi chính mình tại sao lại dây dưa với Diệp Khanh. Nhưng rồi trong một tuần còn lưu lại, gần như ngày nào chàng cũng gặp nàng. Bao nhiêu thắng cảnh ở đây từ Vườn Chim, Sở Thú, vùng biệt thư. Hô?

Báođều có dấu chân hai người. Họ đi xinê, uống nước với nhau suốt ngày.

Một người nổi tiếng là không hề có bạn gái như Mộ Hòa lại đi phố với một ca sĩ loại hạng nhì như Diệp Khanh quả là điều khó tin. Vì vậy nhóm bạn bè của chàng, tụi Kiên Chương đã đem chuyện ấy ra làm đề tài để đùa. Sự thật, giữa Diệp Khanh và Mộ Hòa không có một cái gì cả. Làm sao Diệp Khanh chen chân vào tim Hòa, Hòa chỉ mến bản tính hiền hòa của nàng, thông cảm gia thế và hiểu rõ ước vọng của nàng, thế thôi. Tuy gần nhau nhưng họ ít đi sâu vào nhau. Diệp Khanh là loại đàn bà ít dùng đến tư tưởng, họ gần nhau như hai người bạn đồng hành. Bao giờ cũng như bao giờ, Diệp Khanh tán tụng Hòa với một câu duy nhất. Anh thật là tốt!



Thế thôi, Mộ Hòa không hiểu rõ ý Diệp Khanh, phải chăng vì phong cách quân tử của chàng?

Hay những người đàn ông trước đến với nàng chỉ toàn là một lũ lợi dụng?

Dù thế nào đi nữa, trong câu nói đơn giản kia chàng cũng nhìn thấy được nỗi cay đắng đã qua của Khanh, chàng không đủ can đảm để hạch hỏi, cũng như thấy hỏi ra cũng chẳng ích lợi gì. Có điều Hòa biết, Diệp Khanh tuy vô học, tuy tầm thường nhưng vẫn đủ tính tự ái và kiêu hãnh. Vì vậy có lần, khi chàng định hỏi rõ hơn về gia cảnh của Khanh thì Diệp Khanh nói lảng sang chuyện khác. Nhìn gương mặt đột nhiên tối sầm của nàng, Mộ Hòa cũng đoán hiểu sự thật còn bi đát hơn lời Khanh đã kể. Và nhất là sau nhiều lần đi nghe hát, chàng biết rõ nàng chỉ có hai bộ áo trình diễn duy nhất đó thôi nên chàng càng thông cảm Khanh hơn.

Sự thông cảm pha lẫn thương hại đó không phải là tình yêu. Mộ Hòa chắc chắn như thế. Đối với Diệp Khanh, chàng vẫn cố giữ một khoảng cách, ngay cả những câu nói vồn vã, thân mật chàng cũng không dám xử dụng. Chàng quí trọng Diệp Khanh như quí trọng tình cảm của chính mình, do đó chàng không muốn lừa dối Diệp Khanh. Tuy ông Giám Đốc ho.

Văn đã hứa là sẽ tái ký hợp đồng với nàng thêm một tháng, nhưng Hòa cũng không tin tưởng lắm, nói chi đến chuyện sang Đài Loan. Mộ Hòa không quen lớn, không thế lực, làm sao giúp đở Diệp Khanh có hiệu lực được. Trước hôm rời Tân Gia Ba, Mộ Hòa mời Diệp Khanh đi dùng cơm tối tại một nhà hàng ca nhạc, rồi đi nhảy. Diệp Khanh xin phép ông Văn nghỉ được một hôm. Nhưng nàng lại đề nghị một chương trình khác với Mộ Hòa:

Đêm cuối cùng chúng ta được gần bên nhau thì dại gì chui đầu vào những chỗ đông người thế, tìm một nơi nào vắng vẻ nói chuyện với nhau có phải hay hơn không?

Nhìn ánh mắt thiết tha của Diệp Khanh, Mộ Hòa cảm động. Đây có phải là lời nói của Diệp Khanh không, một người con gái lăn lộn giữa chốn ăn chơi, biết thèm khát những giây phút yên tĩnh. Tình cảm Mộ Hòa rất phức tạp, chàng vừa thấy gần gũi nhưng cũng thấy thật xa lạ. Thế là hai người đến một quán cà phê thật vắng. Có một khoảng thời gian dài họ ngồi bên nhau không nói một lời nào cả.

Khói cà phê bốc lên nhạt nhòa. Trong một chốc Mộ Hòa cảm thấy luyến tiếc. Còn Diệp Khanh?

Nàng cũng không nhí nhảnh như mọi hôm mà u hoài như một triết gia. Sự u hoài đó giữa ánh sáng mờ mờ ảo ảo, Mộ Hòa thấy nàng giống người con gái trên chuyến đò Hương Cảng

- Cửu Long, giống cánh chim Hải Âu la. Lùng. Dĩ nhiên, đó chỉ là ảo giác bởi ánh đèn mờ. Hoàn cảnh chung quanh thường đưa con người vào lầm lẫn dễ dàng, đó là chưa kể cả hai lại có vóc dáng giống hệt nhau. Mộ Hòa lắc đầu, bóng dáng chim Hải Âu trên thuyền đã biến mất, chàng thấy cần nói với Khanh vì sau đêm nay chàng sẽ không còn dịp để nói với nàng nữa. Cuộc gặp gở còn ngẫu nhiên hơn mây trời, tình cảm rồi sẽ còn hay mất, điều đó còn khó nhặt hơn bóng mây dưới nước. Dù sao Mộ Hòa cũng không thể câm lặng được, tình cảm trong tim cần phải giải tỏa. Diệp Khanh, từ nay có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa. Em sẽ tìm cơ hội sang Đài Loan!

Lòng tin tưởng của Diệp Khanh khiến Hòa thấy thương hại. Nàng sẽ sang được đấy chăng?

Không thể tin được, nhưng Mộ Hòa cũng đưa danh thiếp cho Khanh. Nếu Khanh có sang đấy, nhớ viết thư cho tôi để tôi ra phi trường đón nhé!

Địa chỉ này dễ tìm lắm, có cả số điện thoại của tòa soạn. Em biết mà, em biết anh là người có tên tuổi. Mộ Hòa sa sầm nét mặt:

Tôi vừa định cho cô biết là tôi không có tên tuổi như cô tưởng đâu. Vả lại Diệp Khanh, Khanh đừng có đặt trọn niềm tin vào tôi quá như vậy, vì làm báo thì cũng là làm thuê chớ có phải là ông thần vạn năng đâu. Tôi chỉ là một ký giả ăn lương nên phải làm việc cho nhà báo, chớ chẳng ra gì như cô tưởng đâu. Diệp Khanh chăm chú nhìn Hòa, trong khi Hòa tiếp:

Vì vậy tôi rất tiếc. Phải chi cái thế tôi mạnh hơn tôi sẽ giúp đở cho cô nhiều hơn. Thật ra thì Mộ Hòa ngập ngừng một tí mới nói:

Cô Khanh, tôi có mấy lời thành thật, mong cô đừng ngạc nhiên. Tôi nghĩ là nghề hát xướng có vẻ không thích hợp với cô cho lắm, vì nó không thể dài lâu được. Tôi nghĩ là, nếu có thời giờ, cô cũng nên đi học thêm. Tôi nói thế cô không giận chứ?

Diệp Khanh yên lặng, tròng mắt đẫm lệ. Mộ Hòa nở nụ cười gượng, tiếp:

Thôi được rồi, để chuyện đó sang một bên, bây giờ cô có thể cho tôi biết địa chỉ của cô ở Phi Luật Tân không?

Diệp Khanh ngơ ngác:

Địa chỉ ở Phi Luật Tân nào?

Tôi muốn biết để viết thư cho cô. Diệp Khanh xoe tròn mắt cảm động:

Thật sao?

Anh sẽ viết thơ cho em à?

Vâng. Thế mà em cứ tưởng Cô tưởng sao?





Diệp Khanh với nụ cười e thẹn:

Em cứ tưởng về Đài Bắc xong là anh sẽ quên em ngay. Thôi được, để em đọc cho anh biết nhé!

Mộ Hòa ghi lấy địa chỉ của Diệp Khanh xong cười nói:

Còn cô, cô sẽ viết thơ cho tôi chứ?

Diệp Khanh ngập ngừng:

Chữ viết của em xấu quá, sợ anh cười. Mộ Hòa cười:

Mấy chữ tôi khỏe mạnh chắc cô viết được mà?

Diệp Khanh cười xòa, mặt ửng hồng. Hòa thấy nàng cũng khá hấp dẫn, có điều nàng trang điểm nhiều quá thành ra bao nhiêu vẻ đẹp thanh thoát đã bị che lấp hết. Hòa định nói thật điều ấy ra nhưng lại sợ bị hiểu lầm. Khoảng thời gian còn lại rồi cũng trôi qua thật nhanh. Đêm đã khuya, Mộ Hòa phải trở về để sắp xếp hành lý. Chàng căn dặn:

Sáng sớm phi cơ đã cất cánh, Khanh đừng ra tiễn nhé?

Diệp Khanh gật đầu, Mộ Hòa lấy trong túi ra một phong thư, đẩy nhẹ tới trước mặt nàng, do dự một chút nói:

- Ở đây có một ít tiền, thật tình tôi muốn tôi giàu hơn, nhưng rất tiếc mình chỉ là một kẻ thuộc giai cấp lương tháng, thành thử tôi không thể giúp đở Khanh nhiều hơn. Số tiền này Khanh cứ nhận đi để may thêm một vài chiếc áo. Diệp Khanh ngẩng mắt lên nhìn Mộ Hòa ngạc nhiên, nàng lúng túng:

AnhAnh đừng đưa tiền như thế, không tốt. Mắt Khanh bắt đầu ướt, giọng nàng nghẹn ở cổ. AnhEm không cần tiền, em không nhận tiền của anh đâu, anh cất đi!

Sao vậy?

Mộ Hòa chau mày chẳng hiểu gì cả. Không lẽ nàng chưa hề nhận tiền của đàn ông sao?

Không lẽ hành động của chàng đã làm cho tự ái nàng bị thương tổn sao?

Hay là những lời nói của chàng làm nàng xúc động?

Nàng nghĩ rằng ta nghèo không nở lấy tiền của ta. Mộ Hòa đặt tay mình lên tay Diệp Khanh, chàng thành thật bảo:

Nhận đi Diệp Khanh, tôi tuy không giàu nhưng cũng không đói lắm đâu. Đây chỉ là một số tiền nhỏ, chẳng có nghĩa gì. Nếu cô thấy không cần xài, cứ gửi về nhà biếu mẹ cô. Cô đừng hiểu lầm, tôi không coi thường Khanh đâu, cũng như không có một dụng ý nào với Khanh cả. Chúng ta sắp chia tay nhau rồi, sau này biết còn có cơ hội để gặp nhau nữa không. Tiền đây không đủ để biểu lộ một phần vạn lòng thành của tôi đối với Khanh đâu, nhưng tôi muốn giúp đở, gọi là một chút kỷ niệm vậy mà. Diệp Khanh quay mặt nhìn nơi khác, nghẹn ngào:

Tại saoTại sao anh lại tốt với em như vậy?

Mộ Hòa nhìn thấy những giọt nước mắt lăn xuống má Khanh. Chàng cảm động, chàng không thể nghĩ Khanh lại yếu đuối như vậy:

Đừng Đừng khóc Khanh ạ, nếu tôi có lỗi lầm gì Diệp Khanh lắc đầu lấp bấp:

Không, không phải thế, có điềuKhanh thấy hổ thẹn quáKhanh không ngờ anh tốt với Khanh như vậyAnh làm sao biết được, Khanh chỉ là một người Nguy rồi, ta đã làm tự ái nàng bị tổn thương, ta đã xúc phạm nàng. Mộ Hòa không muốn nghe nàng nói thêm, chàng xiết chặt tay nàng nói:

Thôi đừng nói nữa, tôi hiểu rồi. Khanh là người con gái tốt, cất tiền đi, chúng ta phải về chứ. Tôi phải về khách sạn thu xếp hành lý. Mộ Hòa mở ví Diệp Khanh ra, đặt phong thư vào, xong trao lại. Diệp Khanh lau nhanh nước mắt, nàng yên lặng đứng dậy. Sau khi thanh toán tiền xong, họ đứng lên đi về. Đưa Diệp Khanh về khách sạn của nàng xong, Mộ Hòa còn dặn dò:

Ráng giữ gìn sức khỏe Khanh nhé!


Diệp Khanh gật đầu, đưa mắt luyến lưu nhìn Mộ Hòa:

Chúng ta rồi sẽ có ngày gặp lại nhau. Mộ Hòa cười nhẹ:

Mong rằng thế. Diệp Khanh ngập ngừng:

Thôi mình chia tay nhé. Ngủ ngon!

Mộ Hòa đưa mắt nhìn theo bóng Diệp Khanh khuất hẳn trong khách sạn chàng mới quay lưng lại gọi xe trở về. Khí hậu nóng ấm như tháng hạ, bầu trời ngập ánh sao khuya lấp lánh. Sáng hôm sau, theo chân phái đoàn ra phi trường, hành lý đã khám xét xong, bước ra sân bay thì Hòa đột nhiên nghe tiếng gọi lớn từ sau vọng lại:

Anh Hòa!

Anh Hòa!

Chàng quay đầu lại, Diệp Khanh trong chiếc áo trắng, tóc xõa dài, đang lướt nhanh qua hành lang và đứng trên sân đưa tay vẫy vẫy. Mộ Hòa cũng đưa cao tay lên. Thôi chào nhé!

Gió ở sân bay thật to, tiếng nói của chàng có lẽ bị gió cuốn đi mất. Những cánh tay đưa tiễn!

Mộ Hòa vừa đi vừa quay đầu nhìn lại. Diệp Khanh đưa tay lên làm loa nói to câu gì Hòa không nghe rõ, chàng hỏi lại:

Cái chi?

Em sẽ đếnĐài Loan. Nàng hét thật to, chàng gật đầu cười, để cho nàng biết là chàng đã nghe thầu Bước lên phi cơ, đứng trên đầu cầu thang chàng quay lại một lần nữa, Diệp Khanh vẫn còn đứng đấy, mái tóc dài tung theo gió bay bay. Vào lòng máy bay, ngồi xuống, phi cơ bắt đầu trườn mình trên phi đão. Mộ Hòa cột chặt giây an toàn, chàng ngồi yên, đưa mắt nhìn ra khung kính, bóng Diệp Khanh đã biến mất.

Anh chàng Kiên Chương ngồi bên cạnh, bắt đầu hát nghêu ngao một bản nhạc thịnh hành Tim anh gởi lại San Francisco nhưng hắn đổi lời. Tim anh đã gửi lại Tân Gia Ba Vì nơi ấy còn có người nhớ đến Mộ Hòa nhún vai không buồn lên tiếng.

Phi cơ đã rời mặt đất, len qua mây và vút cao lên trời xanh.
Tài sản của phithienthanvu

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Old 15-05-2008, 01:18 AM
phithienthanvu's Avatar
phithienthanvu phithienthanvu is offline
Nhập Môn Tu Luyện
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: Mátcơva
Bài gởi: 74
Thời gian online: 5 ngày 4 giờ 14 phút
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 4 Times in 4 Posts
Hải Âu Phi Xứ Nguyên Tác: Quỳnh Dao

Chương Bốn



Tối hôm ấy, Mộ Phong đến ngồi giường anh hỏi:

Anh Hòa, hôm nay anh làm gì thế?

Làm gì mà ngẩn ngẩn, ngơ ngơ đê?

Vũ Thường nó hoảng lên vậy?

Mộ Hòa nằm từ chiều đến giờ vẫn không buồn dậy, chàng thờ ơ đáp:

Thế à?

Cô ấy bị giật mình thật hả?

Sao lại không?

Nó cứ hỏi em mãi là tại sao anh có vẻ ngớ ngẩn như vậy?

Em bảo nó là anh hàng ngày cũng bình thường lắm, không hiểu sao hôm nay vừa thấy nó là anh lại kỳ quặc thế chứ. Anh Hòa, có chuyện gì thế?

Anh tưởng Vũ Thường là ai?

Mộ Hòa buồn phiền trả lời:

Anh có tưởng gì đâu, chỉ tại anh mệt quá, nên choáng váng nhìn lầm. Vậy thì anh xin nghỉ việc mấy hôm đi?

Mộ Hòa nhìn lên trần:

Vũ Thường là bạn của em à?

Vâng. Từ bao giờ thế?

Cở một tháng nay. Mộ Hòa đưa tay lên gối đầu, tiếp tục nhìn lên trần nhà:

À, thì ra thế?

Thế cô ấy ở ngoại quốc mới về đây học à?

- Ở ngoại quốc?

Làm gì có chuyện đó. Cha me. Vũ Thường đều ở Đài Loan cả mà. Nhà cô ấy giàu lắm, em thường đến nhà Vũ Thường chơi, ở gần đây thôi, đường Nhân Nghĩa đó. Nhà nó là biệt thự hai tầng, có cả vườn hoa, lớn hơn gấp hai nhà chúng ta đấy, như cung điện của nhà vua. Vũ Thường là con một nên được cha mẹ nuông chìu vô cùng. Ông bố cô ấy làm gì?

Hãng du lịch. Nghe nói còn có mấy chi nhánh ở ngoại quốc nữa. Hiện nay tại núi Dương Minh, ông có một biệt thự hình như tên là Nhàn Vân thì phải. Ông bố cô ấy tên gì?

Cái đóAi làm sao biết được?



Em làm sao điều tra tổ tông tám đời của người ta được?

Mộ Phong ngừng nói, nhìn Hòa một lúc rồi đột nhiên kêu lên:

Anh Hòa, anh thích nó phải không?

Ngay từ đầu là em đã thấy ngay mà. Vậy mà đòi giới thiệu, anh lại bảo không cần, mà bây giờ lại hỏi tới hỏi lui đủ thứ hết. Cho anh hay, tán nó không phải dễ đâu, nó có hàng tá bạn trai đầu Mộ Hòa đột ngột ngồi dậy:

À thì ra cô ấy làMộ Phong, có phải Vũ Thường là đứa bạn biết hát của em đấy không?

Vâng, tuy không bằng ca sĩ nhưng nó hát cũng tới lắm. Vũ Thường mới vào học trường em niên khóa này à?

Nói giởn hoài, nó vào đây học từ năm thứ nhất đến nay chứ. Mộ Hòa ngẩn người ra, chàng nhảy xuống giường, hai tay vuốt nhanh mái tóc rồi bước ra cửa. Mộ Phong ngạc nhiên gọi theo:

Anh Hòa, anh đi đâu đấy?

Đi làm. Ra đến phòng khách, chàng đụng đầu với mẹ, bà Du giữ chàng lại:

Nghe em con nói con không được khỏe, sao không nằm nhà lại đi đâu nữa đây?

Đến tòa báo. Xin phép nghỉ một hôm không được à?

Mộ Hòa khó chịu:

Con có bệnh hoạn gì đâu mà ở nhà làm gì?

Bà Du ngạc nhiên:

Cái thằng này thật làThôi vậy thì ăn cơm rồi đi!

Con không ăn. Mộ Hòa vừa dứt câu là đã đến cửa, chỉ một lúc có tiếng xe nổ máy và nhỏ dần. Bà Du đứng trong phòng khách vẫn không hết ngạc nhiên, quay đầu lại bà thấy Mộ Phong đứng nơi cửa trông theo. Bà hỏi:

Con biết anh con làm sao không?

Ai làm nó giận thế?

Mộ Phong đáp:

Con có biết gì đâu, từ chiều tới giờ con thấy anh ấy điên điên làm sao ấy Con sợ anh Hòa dám bị bệnh thần kinh lắm đó mẹ. Đừng nói bậy, không nên con!

Có lẽ ông ấy yêu con Vũ Thường rồi mẹ ạ. Như thế cũng hay. Con nhớ tạo cơ hội cho chúng nó gặp thường xuyên nhé con. Mộ Phong nhún vai:

Nếu mỗi lần anh Hòa gặp Vũ Thường lại dở dở ương ương như vậy thì không gặp tốt hơn. Mẹ không thấy ban nãy anh Hòa đã làm cho người ta ngượng đến độ nào à?

Anh ấy cứ hỏi mãi mấy câu lẩm cẩm khiến con đứng một bên còn thấy ngượng nữa là nó Bà Du vẫn nuôi hy vọng:

Nhưng đây là đứa con gái đầu tiên mà nó chú ý đến phải không?



Mẹ cứ mơ mộng mãi. Đám bạn trai của Vũ Thường có thể sắp hàng từ Đài Loan đến Mỹ, nó đâu thèm để ý đến ông anh gàn dở của con. Nói vậy chớ anh con cũng có cái hay của nó chứ. Mộ Phong cười ngất:

Mẹ nào chẳng khen con hay. Nhưng với chúng con, khi lựa chọn bạn trai, chúng con kén kỹ lắm chứ. Ngang hàng cũng không được mà yếu quá cũng không được. Bà Du cười theo:

Mẹ thật chẳng hiểu tụi chúng bay bây giờ thế nào cả, mẹ thấy anh Hòa của con chọn bạn gái cũng thế. Bướng quá cũng chê mà hiền quá cũng không thích. Nhưng mẹ cứ yên tâm đi, rồi có ngày ông anh quí của con sẽ chẳng chê cái gì tuốt tuốt. Thật không?

Tao nghi quá. Mà con nhìn thái độ hôm nay của thằng Hòa xem, nó làm như bận rộn lắm, nhưng không biết bận rộn cái gì!

Thật vậy, mấy hôm liền Mộ Hòa đi đâu biệt tăm. Sáng vừa thức dậy đã bỏ đi, mãi đến tối mò mới bò về nhà. Mọi người không ai thấy mặt chàng cả. Tối hôm ấy, sau khi về nhà, chàng hối hả dùng mấy miếng cơm là đặt đũa xuống, định bỏ đi. Ông Du Bô. Cao nhịn không được, gọi:

Mộ Hòa!

Mộ Hòa đứng lại. Cha gọi con có việc chi?

Mấy hôm nay có việc gì mà bận rộn thế?

Có án mạng à?

Không, nhưng con có tí việc riêng. Chuyện riêng à?

Ông Du mở to mắt nhìn Hòa như vừa khám phá một chuyện lạ, ông không ngờ ca?

Hòa mà cũng có chuyện riêng. Chuyện gì vậy con?

Mộ Hòa bối rối:

Chuyện của con mà, cha cần gì phải biết. Đáp xong chàng cười hì hì rồi lại bỏ đi mất. Ông bà Du chỉ còn biết ngồi nhìn nhau. Ông Du bảo vợ:

Thằng Hòa lúc này làm gì mà bí mật thế?

Em có biết gì đâu, chỉ thấy nó tối nào cũng đi lòng vòng trong phòng miệng lẩm bẩm cái gì Hải Âu bay về phương đông, phương đoái. Có lẽ nó đang học làm thơ. Trời ơi!

Mộ Phong kêu lên:

Anh ấy đọc Hải Âu à?

Vậy thì nguy rồi. Ông bà Du lo lắng:

Cái gì?

Làm sao con?

Có lẽ anh Hòa mắc bệnh thần kinh rồi đầu Hôm trước vừa nhìn thấy Vũ Thường là anh ấy hỏi người ta có biết hát bản Hải Âu không, khiến người ta phải ngơ ngác. Bây giờ lại lẩm bẩm Hải Âu thì chắc chắn vì làm việc quá sức nên anh ấy bị bệnhHải Âu rồi đấy!

Bà Du e ngại nhìn con gái:

Hồi nào tới giờ mẹ có nghe nói chứng bệnh nào gọi là bệnh Hải Âu đâu?



Bệnh này phát sinh từ lúc Vũ Thường đến nhà chơi, vậy thì mẹ thấy có lẽ chỉ có Vũ Thường mới trị nổi cơn bệnh đó thôi. Ông Du cười to:

À!

Thì ra chỉ vì một đứa con gái. Tôi khuyên bà đừng bận tâm lo lắng gì cả, nếu quả thật chỉ vì đàn bà thì không có gì gọi là lạ cả. Bà Du không hiểu:

Ông nói thế là thế nào?

Ông Du chậm rãi kể:

Hồi anh mới gặp em, nửa đêm hôm ấy anh đã ra ngồi dưới gốc cây cười tình với trăng sao Bà Du mắng yêu chồng:

Quỷ này, già không nên nết. À, mà chắc bị di truyền, hèn gì chẳng cha nào con nấy!

Mọi người cười xòa, và sự bất thường của Mộ Hòa cũng bay mất theo tiếng cười. Nhưng với Mộ Hòa, chàng vẫn bận rộn. Sáng đi đến tối mịt mới về, cả hai tuần lễ như vậy Hòa mới có vẻ trở lại bình thường. Nhưng chàng lại thích ngồi một mình yên lặng suy nghĩ. Chiều hôm ấy, vừa trở về, bước vào cửa là Mộ Hòa đã giật mình. Vì nơi phòng khách, Vũ Thường và Mộ Phong đang ngồi bên nhau uống cam vắt. Trước mặt họ còn có gã con trai cao cao gầy gầy. Họ đang bàn luận điều gì mà có vẻ sôi nổi lắm. Sự có mặt của Mộ Hòa cắt ngang câu chuyện. Mộ Phong đứng dậy giới thiệu:

Đây là Du Mộ Hòa, ông anh của tôi; còn đây là anh Lưu Chấn Nghi. Lưu Chấn Nghi là bạn của em, còn Dương Vũ Thường chắc khỏi cần phải giới thiệu chứ?

Du Mộ Hòa liếc nhanh về phía Vũ Thường, hai ánh mắt chạm nhau, Vũ Thường nhoẻn miệng cười, gương mặt hồn nhiên như chim đỗ quyên, như hương xuân phảng phất, nhưng vẫn còn chút ít nghi ngờ. Nàng chưa quên cái buổi gặp gở đầu tiên. Mộ Hòa hiểu, chàng quay sang Chấn Nghi, anh chàng đang đưa tay ra bắt:

Lâu nay có đọc bài của anh, biết anh lâu mà đến bây giờ mới gặp người. Mộ Hòa bắt tay và quan sát người bạn mới. Mày sậm mắt to, cằm nhỏ, mũi cao, cũng khá đẹp trai. Mái tóc dài nhưng không rối, áo choàng khoác ngoài, bên trong là chiếc sơ mi màu trứng gà. Sinh viên trường Mỹ Thuật, Mộ Hòa không rõ thành tích nghệ thuật của hắn, tuy nhiên nhìn dáng dấp bên ngoài trông cũng có vẻ nghệ sĩ lắm đấy chứ. Mộ Hòa chỉ phật ý một điều là anh chàng khách sáo quá, không thích hợp vớp cách ăn mặc tí nào cả. Chàng vừa cười vừa bắt tay Nghi:

Đừng gọi tôi là anh, cứ gọi tên tôi không cũng được, tôi thích gọi như thế

- Lưu Chấn Nghi và Dương Vũ Thường. Khi đọc đến tên Vũ Thường, cổ họng chàng nghẹn lại. Đưa mắt nhìn Vũ Thường, chàng hỏi:

Tôi có cắt đứt nguồn hào hứng của các bạn không?

Cử chỉ của Vũ Thường thật cởi mở:

Có gì hào hứng đâu, tụi này đang nghe anh Nghi kể lại chuyện anh ấy bị cảnh sát hốt. Mộ Hòa ngạc nhiên hỏi Chấn Nghi. Tại sao bồ bị cảnh sát hốt?

Mong rằng đó không phải chuyện trầm trọng. Chấn Nghi đưa tay sờ lên tóc, nói với Mộ Hòa:

Thì cũng tại mái tóc của tôi này. Anh Hòa, anh thử nhìn xem mái tóc tôi có gì không phải đâu?

Thời buổi bây giờ thanh niên đều để tóc dài, tại sao chúng tôi không có quyền để chứ?

Để tóc dài có ngăn cản sự tiến bộ hay tự do cá nhân của ai đâu?

Anh Hòa, anh là người mới xuất ngoại trở về, chắc anh cũng thấy người ngoại quốc đều để tóc dài hết phải không?

Mộ Hòa liếc nhanh về phía Vũ Thường, xong lên tiếng:

Tôi chỉ mới đi một vòng Đông Nam Á thôi, vì vậy tôi thấy chỉ có thanh niên ở Hương Cảng mới để tóc dài, còn thanh niên Thái Lan và Tân Gia Ba đều để tóc ngắn. Rồi Mộ Hòa nhìn Vũ Thường hỏi:

Phải không cô?



Vũ Thường cười, lắc đầu:

Đừng hỏi tôi, vô ích, tôi chưa hề sang Thái Lan cũng như Tân Gia Ba mà. Mộ Hòa quay đầu lại nói với Chấn Nghi:

Tôi thấy để tóc dài cũng chẳng có gì trở ngại, nhưng vấn đề vệ sinh sạch sẽ cũng quan trọng. Để tôi chỉ bồ một phương pháp để tóc dài mà cảnh sát không có quyền hốt. Chấn Nghi thích thú:

Cách gì đấy anh Hòa?

Bồ để tóc dài một chút, xong chải cao lên, lấy kẹp kẹp lại, xong cột khăn lên. Làm thế chi vậy?

Mình hoài cổ mà, bồ không thấy trên những bức họa xưa, tóc tai ông bà người nào cũng dài cả sao. Tóc dài đến độ họ phải dùng khăn vấn lên. Mái tóc ngắn ngắn của chúng mình chỉ có mười mấy năm lịch sử thôi. Thuở xưa trừ người Mãn Thanh bím tóc không kể, còn bất cứ một ai kể ca?

Khổng Tử cũng để tóc dài cơ mà. Lưu Chấn Nghi khoái chí ôm đầu:

Đúng rồi, tôi ngu quá không nghĩ đến lý do này để cãi lại mấy ông cảnh sát. Mộ Hòa lắc đầu:

Tôi thấy không nên cãi với cảnh sát. Vấn đề đúng hay sai tùy theo quan niệm sống của mỗi người. Nếu mình đem lý lẽ trên ra cãi với cảnh sát, họ hỏi lại phụ nữ thời xưa bó chân, bây giờ có nên bó chân không thì cậu nghĩ sao?

Chấn Nghi bối rối:

À, còn rắc rối đó nữa chứ?

Thực ra thì tóc dài tóc ngắn gì cũng được cả, đó là thời trang mà. Tất cả những thời trang này đều do Tây Phương mang lại, ngay cả lối cắt tóc ngắn cũng thế, lúc Âu Châu đang thịnh hành mốt này thì triều Mãn Thanh của xứ ta cũng vừa bị lật đổ nên chúng ta theo Tây Phương với phong trào cải cách luôn đầu Bồ nghĩ xem trong lúc cả nước để tóc dài mà cắt tóc ngắn cũng vào bót cảnh sát ngồi như thường. Chuyện vui đấy hả?

Mốt tóc cũng giống như những chiếc váy thời trang của quý bà vậy, lúc thì dài thoòng, lúc lại cụt ngủn. Chỉ có mái tóc của tụi này là không thay đổi, sáu mươi năm vẫn vậy. Chấn Nghi thích chí:

Đúng rồi, thế tại sao chúng ta không chạy theo mốt?

Chúng ta không theo kịp thời đãi không phải chỉ ở mái tóc thôi, mà ngay cả những vấn đề khác như giáo dục, thiết kế đô thị, giao thôngCòn tóc tai chỉ là chuyện nhỏ, nhỏ đến độ không đáng nói tới. Chấn Nghi ngở ngàng:

Nhưng màAnh Hòa, anh chấp nhận hay phản đối chuyện để tóc dài?

Mộ Hòa cười:

Cá nhân tôi thì tôi không phản đối cũng không chấp nhận. Tôi nghĩ là chỉ cần giữ gìn cho sạch sẽ, còn tóc ngắn dài là tùy thích. Tôi chủ trương làm thế nào cho kiến thức người dân cao, không mù quáng a dua theo Tây Phương là được, cũng như đừng để cho thành phố toàn một loại hippy. Cảnh sát quá cứng rắn trong việc bắt mấy ông tóc dài về bót cũng không phải, vì để tóc dài đâu phải là một cái tội. Lưu Chấn Nghi kêu lên:

Thế tại sao anh không viết một bài đưa vấn đề đó lên báo?

Mộ Hòa đùa:

Tôi sợ không ai thèm đọc một bài như vậy. Bồ không thấy trên truyền hình, trên phim ảnh người ta chiếu cảnh mấy ông tóc dài bị cắt tóc sao?

Viết chi để phiền nhiễu, vả lại tôi cũng không để tóc dài mà. Mộ Phong và Vũ Thường cười to. Mộ Phong chưa hề thấy thái độ châm biếm cao độ của ông anh mình như thế này bao giờ. Trước mặt Mộ Hòa, Chấn Nghi chỉ là một tên cù lần, thế mà hắn vẫn không chịu thua, cứ lên tiếng gọi:

Anh Hòa ơi Mộ Phong dằn không được, đứng dậy:

Anh Nghi, anh tôi đã bảo cứ gọi tên nhau cho thân mật, anh làm gì cứ gọi anh ơi, anh hởi mãi làm tôi cũng sốt ruột. Theo tôi thấy chuyện tóc dài của anh không đáng mang ra thảo luận. Ai muốn để thì để, nhưng tôi thấy anh để tóc ngắn có vẻ đẹp hơn. Chấn Nghi thích thú:


Thế à?

Vậy thì mai tôi sẽ đi cắt tóc ngắn. Không ngờ Mộ Phong lại có biện pháp khá hơn mấy ông cảnh sát nhiều. Vũ Thường vừa cười vừa nói khiến Chấn Nghi đỏ cả mặt. Mộ Hòa nhìn Vũ Thường, cô bé hôm nay mặc áo ngắn tay màu đỏ, chiếc mini jupe màu đen, giữa là một thắt lưng bằng da to tướng, chân mang giày cổ cao màu đỏ. Trông nàng thật hồn nhiên, thật tươi tắn. Mái tóc ngắn ôm lấy khuôn mặt ửng hồng, hai mắt đen nháy, nụ cười lúc nào cũng gắn trên môi. Đúng là một mẫu nữ sinh viên lý tưởng. Nhưng Mộ Hòa vẫn không nhìn thấy một ít bóng dáng nào của Diệp Khanh với Hải Âu ngoài khuôn mặt thật giống. Mộ Hòa nhìn Vũ Thường mà lòng thẫn thờ. Đột nhiên Vũ Thường ngẩng đầu lên, nàng bắt gặp cái nhìn ngây dại của Hòa. Vũ Thường hớt tóc ngắn từ bao giờ thế?

Vũ Thường không nghĩ ngợi đáp nhanh:

Từ kỳ nghỉ mùa đông năm rồi. Làm sao anh biết lúc trước tôi để tóc dài?

Mộ Hòa cười:

Tôi chỉ đoán như vậy thôi. Tại sao lại cắt ngắn, để tóc dài chẳng đẹp hơn không?

Nghĩ cũng lạ, đàn ông thì thích để tóc dài, trái lại đàn bà ưa tóc ngắn hơn. Vũ Thường trề môi:

Tôi đâu thích cắt. Mẹ tôi bảo tóc tôi xõa dài không đẹp tôi mới cắt đấy chứ. Mộ Hòa nhíu mày:

Đời bây giờ mà kiếm một người con gái biết vâng lời cha mẹ như cô kể cũng khó lắm!

Vũ Thường liếc nhanh Mộ Hòa:

Anh ngạo tôi à?

Mộ Hòa cười:

Đâu có, Vũ Thường đừng nghĩ lầm như vậy Vũ Thường, cái tên nghe đẹp quá chứ. Vũ là lông vũ, Thường là áo, như thế cô là loài chim à?

Vũ Thường quay sang Mộ Phong:

Ông anh của bà mang người ta ra làm trò cười, bà lại thản nhiên như vậy. Được rồi, từ rày về sau tôi chẳng thèm đến đây nữa đâu. Mộ Phong nhìn bạn, rồi lại nhìn anh, nàng cười không nói gì cả. Trong khi Mộ Hòa cúi thấp người xuống, cười nói:

Đừng giận, làm chim có gì xấu đâu?

Có thể bay về phương đông, rồi lại sang phương tây, bay khắp góc biển chân trời, muốn đến đâu thì đến, còn gì hơn?

Không phải tôi chế cô đâu. Tên cô hay thật, tôi cũng thích làm chim lắm, tiếc là ông bô, bà bô đã lở đặt tôi tên Mộ Hòa, bằng không tôi thích được gọi là Mộ Bàng, Mộ Hạt hay Mộ Âu hơn. À!

Tôi đang chọn thêm cho mình một bút hiệu đây, cô thấy trong ba tên Mộ Bàng, Mộ Hạt, Mộ Âu, tôi nên chọn tên nào?

Vũ Thường suy nghĩ một lúc nói:

Mộ Âu đi, cái tên vừa hay vừa có ý nghĩa. Mộ Hòa tán đồng ngay:

Hay thật, cô chọn thật đúng ý tôi. Mộ Âu vậy. Mộ Phong hết nhìn Vũ Thường lại nhìn Mộ Hòa, nàng nhìn thấy trên mặt Thường vẻ trìu mến và trên mặt Hòa sự vui tươi. Đây là lúc thích hợp nhất để cô em gái trổ tài. Đứng dậy Mộ Phong nói:

Anh Hòa, hôm nay tốt trời quá phải không anh?

Ban nãy Vũ Thường đề nghị đi bơi thuyền ở hồ Bích Đầm, thế mà bị câu chuyện của anh làm quên mất. Bây giờ anh mời tụi này đi bơi thuyền nhé. Đến tối dùng cơm luôn, được không?



Vũ Thường tựa người vào ghế lơ đãng. Hòa vỗ nhẹ lên vai em gái:

Tôi biết cô lại dở trò móc túi tôi. Cô biết hôm nay tôi mới lãnh lương nên trút túi tôi đây mà. Thôi được rồi, đã mang danh là anh thì không nên kêu ca phải không?

Xong rồi, chúng ta đi chứ. Mộ Phong trừng anh. Người ta nói giúp chẳng cám ơn còn cắn trả một phát. Được rồi, bây giờ có Vũ Thường tôi tha cho đấy, chốc nữa sẽ biết!

Thừa lúc vào phòng lấy đồ, Mộ Phong nói nhỏ với anh:

Anh hôm nay lên quá nhi?

Được rồi, tối về sẽ thanh toán sau. Mộ Hòa cười không đáp, mắt chàng dán chặt lên người Vũ Thường. Vũ Thường đã đứng lên, mọi người bắt đầu đi. Mộ Hòa cố ý đi sau để ngắm Vũ Thường, chiếc lưng thon nhỏ, chân dài, một thân hình khá quen thuộc. Chàng đột ngột gọi lớn:

Diệp Khanh!

Vũ Thường vẫn thản nhiên bước tới, không quay đầu lại. Chỉ có Mộ Phong giật mình hỏi lại anh:

Anh gọi ai đấy?

Mộ Hòa bực mình:

Gọi quỷ!

Mộ Phong bước chậm lại, đến bên anh nói nhỏ:

Làm gì thì làm, đừng dở chứng lên kỳ lắm!

Mộ Hòa cười:

Cô cứ an tâm, tôi bảo đảm mà. Trời nắng tốt, thật ấm. Những tia nắng chói lọi nung sôi tấm lòng hăng hái tươi trẻ.
Tài sản của phithienthanvu

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
������, �������, ���������



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™

Tự độngTELEXVNITắtChính tảKiểu cũ