Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #11  
Old 08-04-2008, 08:40 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG VIII


BÍ QUYẾT VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHƯỞNG

Bất luận Nội gia hay Ngoại gia quyền, ai ai cũng đều chú trọng đến chưởng pháp. Đó cũng chỉ vì sự biến hóa vô cùng của nó. Trong mỗi cái vận chuyển chớp mắt chưởng có thể biến hóa nhiều lắm rồi, có thể Điểm, Nã, Ấn, làm đối thủ thật khó lòng tìm được cách đón ngăn.

Ngoại gia (người tập về ngoại công) thường đắc ý với đòn “liễu diệp chưởng”. Nội gia (trường phái tập nội công) thì sở trường ngón “ấn chưởng”.

Dù rằng những danh từ và cách ra chiêu thức có na ná khác đi đôi chút đều không ra ngoài môn “Song thôi chưởng pháp” của Nhạc Võ Mục, Song thôi chưởng của Võ tiên sinh danh trấn giang hồ nhờ cái lý biến hóa như sau :

- Khuyên (chưởng chuyển động thành vòng tròn)

Khuyên lại phân biệt : Trường (dài), Đoạn (ngắn), Âm, Dương, Trực (thẳng tới), Hoành (ngang), Kỳ (có chính có phụ).

- Thế tác thành hồi hoàn hộ loan (quay tròn trở về che chở).

- Hình như độc xà triền tuyền (như rắn độc cuốn xoáy).

Hai thứ Thế, Hình tương ứng khó đón khó ngăn (thần kỳ mạn trắc). Còn Trường khuyên tốt nhất dùng đễ triền (vấn quanh) ví như hình loại “Lâu thủ khuyên” trong “Lâu tất ảo bộ” của môn Thái Cực Quyền (Lâu là ôm, choàng, dắt, dẫn. Tất là đầu gối).

Đoạn khuyên dùng để che đỡ (lan) tốt nhất. Thí dụ như Hình loại “Phiên Cách Khuyên” trong Hoành quyền của môn Hình Ý Quyền.

Trực khuyên, tốt nhất dùng đỡ công (đánh), ví như hình loại “Xung Kích Quyền” trong Băng quyền của môn Hình Ý Quyền.

Hoành quyền, tốt nhất dùng để thủ, ví dụ như hình loại Khuyên trong “Vân Thủ” của môn Thái Cực Quyền.

Các thức trên có thể tìm thấy trong các cuốn quyền phổ phổ thông có bán ngoài hiệu sách. Còn về phần biến hóa thì không thể nói vài lời là có thể thấu hiểu được.

Nếu dùng chưởng phát lực, thì phát lực từ đan điền quán chú (dồn) vào lòng bàn tay là việc thích đáng nhất. Vì phát lực có ngũ đình (có năm chỗ ngưng) :

1) Lực ngưng ở vai
2) Lực ngưng cùi chỏ (chẩu)
3) Lực ngưng ở uyển (đầu cổ tay)
4) Lực ngưng ở chưởng (lòng bàn tay)
5) Lực ngưng ở ngón tay (đầu ngón tay, chỉ)

Phép quán (dồn sức), Kình.

Một là dùng khí hoặc dùng kình.

Thiết sa chưởng chuyên vận kình quán quán (dồn sức liên tục) nghĩa là vận được sức vừa dồn được sức tới nơi mình muốn.

Có thể, nếu luyện hết chương trình Trăm ngày nếu đúng phép có thể vận Kình qua ngũ quan. Lúc phát chưởng công địch có thể tùy ý mà phát kình, không còn sự ngăn trở nào cả.

Lời dặn khi chiến đấu :

Khi giao chiến không nên dùng chưởng nắm chặt lấy người hoặc áo quần hay binh khí nào của địch. Vì, bất thật tất hư năng hư bất biến hóa (ý nói chưởng được rảnh không bận bịu thì biến hóa linh hoạt tùy ý).

Khi ra tay nên dùng đầu ngón tay do xét hư thật, khi ngón tay biết là thật (chạm địch) thì chưởng Ấn tới nhả Kình. Như vậy nhất định trúng không thể sai được.

Về phép đánh thì trên không được cao hơn vai, dưới không thấp quá rốn.

Khi phát tay trái thì tay phải thong thả trợ lực.

Khi phát tay phải thì thâu tay trái về để làm tăng kình lực tay công.

Hai tay như thoi đưa, như xé bông gòn : trên, dưới, trái, phải.

Sự vận dụng được tuyệt diệu là nhờ ở tâm.

Khi lãnh hội được lý thì bất luận song chưởng đều xuất : độc chưởng độc tấn, tâm quan sát tình thế, rồi thế mới dùng Kình. Có như thế thì phần thắng mới có thể về ta được.

Sau đây là cách sử dụng các kình của Bách nhật chưởng công :

1. Phép sử dụng phách chưởng :
Giả như ta đang đối đầu với một đối thủ :
- Địch bước tới tấn công ta bằng quyền phải ngang trung bộ.
- Thừa khi quyền địch đang lao tới, tay phải ta nắm lấy tay áo địch (chỗ phía ngoài cùi chỏ) kéo mạnh cho địch về phía sau ta đồng thời phối hợp chân phải tiến lên phía bên phải địch. Trong lúc địch đang nghiêng người tới ta vận kình vào lòng bàn tay trái phách đúng huyệt “phượng hoàng động” ở kẻ hai xương bả vai, nếu trúng địch sẽ thổ huyết ngã xuống ngay vì huyệt này nằm ngay đầu lá phổi lại bị ta dùng Thiết Sa chưởng hạ thủ thì việc xảy ra là tất nhiên.

2. Phép sử dụng suất chưởng :
Giả như ta đang đấu với địch :
- Địch tiến lên dùng phách chưởng chém bên phải ta.
- Thừa lúc tay địch đang chém xuống chưa tới, ta dùng hướng thượng xuyên chưởng để gạt chưởng địch ra đồng thời tấn bộ gấp tới, tay trái vận kình ấn vào tim địch.

Giả như tay ta chưa đánh trúng mà địch đã dùng cầm nã thủ tay mặt hắn nắm đúng cùi chỏ trái ta. Ta vận dụng sức ở eo lưng phối hợp với sức ưởn về sau của eo trái, vận kình vào mu bàn tay trái đánh một phát suất kình vào giữa mặt hắn.

3) Thiết chưởng :
Giả như ta đang đấu với địch :
- Địch tấn bộ dùng quyền phải công ta ngay trung bộ.
- Thừa lúc quyền địch chưa tới, chưởng trái ta vận đầy kình đón thế tấn của địch vỗ mạnh vào phía ngoài cùi chỏ tấn công của địch, cánh tay của địch bị đánh trúng bị tê liệt ngay, hoặc trật khớp. Nếu muốn bồi thêm thì né qua trái hắn, chân phải bước tới sau chân phải địch đồng thời vận đầy kình vào tay chém vào cổ, huyệt Thiên trụ, thế là hết đời.

4) Ấn chưởng :
Giả thiết ta đang đối đầu một đối thủ :
Ta thấy bên phải địch bị hở, ta lập tức tấn bộ bên phải, xuất quyền bên trái đánh vào huyệt Kỳ môn bên phải địch, nếu quyền ta đánh sắp đến nơi liền bị tay trái địch gạt ra lại dùng tay phải đánh vào huyệt Kỳ môn ta thì...
- Thừa lúc địch chưa kịp đánh tới, ta rút lẹ tay trái về, kế tay trái chuyển ra chụp tay phải địch đồng thời chân trái hoành thoái (lùi ngang) về phía sau, tay phải vận đầy kình ở chưởng phối hợp nương theo bước lùi ấn vào huyệt Kỳ môn bên ngực bên trái địch làm địch bị trọng thương. (Huyệt Kỳ môn nằm giữa xương sườn từ 8 và 9, thuộc can kinh nằm dưới huyệt Nhủ căn).

5) Chỉ, điểm :
Giả như ta và địch đang đấu :
- Giả như địch tấn công Thiết chưởng vào huyệt Thiên trụ bên phải ta, ta dùng tay phải để đỡ tay trái địch, đồng thời vận dụng sức nơi eo lưng chặt lại vào huyệt Thiên trụ của địch. Lúc này nhứt định địch dùng tay phải đễ gạt tay trái ta, như thế lúc địch đang chủ ý lo đỡ tay trái ta thì tay phải ta buông xuống, thu về đồng thời tấn bộ sang trái địch lẹ làng, tay phải vận kình nơi hai ngón trỏ và giữa (song chỉ) điểm vào huyệt Thiên đột dưới trái cổ địch, làm địch té xỉu, mạnh có thế thiệt mạng.
Tài sản của ngoctulaa

Chữ ký của ngoctulaa
[SIZE="6"][COLOR="Blue"] nhớ nhà[/COLOR][/SIZE]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Old 08-04-2008, 08:41 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG IX

HỔN NGUYÊN CHƯỞNG CÔNG

Luyện Thiết Sa Chưởng 100 ngày xong, tuy công đã thành nhưng bất tiện là không thể rời khỏi bao Thiết sa được vì nếu không luyện tập thường xuyên công lực sẽ mất dần.

Nếu có thể hành công phu Hổn nguyên chưởng công thì chẳng những công lực không mất mà còn tăng thêm phần Nhu công rất có lợi.

1.- CÁCH LUYỆN HỔN NGUYÊN CHƯỞNG PHÁP :

a) Dự bị :
Đứng thẳng, hai bàn chân khít nhau, mắt nhìn thẳng về trước thấy chỗ hư không, mũi hô hấp đều đặn.

b) Thức thứ nhất :
Lòng bàn lay trái hướng lên trời, mũi bàn tay hướng về bên phải trên đỉnh đầu, từ bên trái tay trái nâng lên (thác thiên) nâng trời. Cánh tay phải để xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống đất, mũi bàn tay chỉ về bên phải, tay án đại (ấn xuống mặt đất).
Ý câu Thác thiên án địa, mang ý nghĩa tay nâng trời, tay đè địa cầu, mà khi tập ý tưởng cũng phải như thế.
Khi làm hết sức, đến cực điểm không còn chỗ để nâng và đè thì thở ra (hít vô gọi là hấp khí, thở ra gọi là hô khí), buông lỏng tất cả châu thân. (Hình 7)





c) Thức thứ hai :
Tiếp thế trên, thân không đổi, tay trái tay phải phối hợp hô hấp án thác 3 lần rồi đổi tay cũng án thác 3 lần phối hợp hô hấp. Xong chuyển sang thức kế tiếp (Hình 8)





d) Thức thứ ba :
Tiếp thức trên, tay trái không đổi, tay phải để xuống thế đứng nghiêm rồi phối hợp hấp khí song chưởng từ hai bên hướng lên trời, có nghĩa là cả hai tay đồng Thác thiên. Khi nâng lên hết tay thì hô khí, buông lơi toàn thân. (Hình 9)





Phối hợp hô hấp Song chưởng Thác thiên ba lần.
e) Thức thứ tư :
Tiếp theo thức thứ ba, thân không đổi hai tay, song chưởng từ trên Án địa. Khi chưởng án hết tay thì hô khí, buông lỏng toàn thân. (Hình 10). Phối hợp hô hấp Án xuống ba lần rồi buông lỏng toàn thân.



2.- HÀNH CÔNG :

Sau đây là tám (8) điều trọng yếu cần ghi nhớ khi hành công không được quên hoặc là trái ngược.

Điều thứ nhất :
Khi tay cử động phổi phải phối hợp hô hấp đồng thời lực quán chưởng tâm.

Điều thứ hai :
Hô hấp vẫn như bình thường, duy chỉ cần trầm mặc, nhu tĩnh và lâu dài, không nên thở hít quá gấp gáp.

Điều thứ ba :
Bất luận án xuống hay Thác lên cùi tay đều hướng ngoại, năm ngón tay phải khít nhau và thẳng.

Điều thứ tư :
Khi Án và Thác đầu gối phải gồng thẳng thì khí mới thúc (làm cho) máu từ đơn điền dồn lên hai bên sườn rồi từ hai bên sườn theo hai động mạch lên đến song chưởng.

Điều thứ năm :
Khi án hay Thác đều gồng sưc ở hai bàn tay (chưởng) như vẻ tay nâng trời đang sập xuống, tay án như thể đang đè núi muốn đảo lại (phiên địa).

Điều thứ sáu :
Khi luyện công thần phải ngưng (chăm chú), khí phải tĩnh, ý phải quán.

Điều thứ bảy :
Sau khi luyện công phải hành dư công (tản bộ. v.v...) để khí huyết điều hòa như Thiết Sa chưởng vậy.

Điều thứ tám :
Pháp này động tác tuy ít, nhưng mỗi ngày sáng tối luyện một lần là đủ không nên quá nhiều
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Old 08-04-2008, 08:41 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TÁM CÂU THIỆU CHƯỞNG PHÁP
(Chưởng pháp ca quyết thích nghĩa)

Bát Thiềm Đại Sư của Thiếu Lâm rất tinh về chưởng pháp, người đã khổ luyện 20 năm không ngừng. Vì cần mẫn luyện tập nên Đại Sư ngộ ra được chưởng pháp ca quyết để truyền đời sau. Nay tác giả mạng phép tiền nhân mang ra giải thích, chú nghĩa những chỗ quan trọng trong ca quyết, ý những mong giúp ích hậu tấn phần nhỏ nào đó thôi.

Bài ca quyết gồm tám câu, ngoài ra không biết còn nữa không nhưng tác giả chỉ thu thập được bấy nhiêu, hiện không nghe ai nói thêm được điều gì mới.

1) CHÍ KHÍ ĐAN ĐIỀN THỐ
Huyệt đan điền vị trí cách dưới rốn 1 tấc rưởi còn có tên là Khí hải, nằm trên đường Nhâm mạch, theo nhà võ thi Đan điền là trung tâm của thân thể. Khi mà tụ được ở đây thì bộ vững, sức chỉnh, tâm tĩnh, mà ba điều ấy nhà võ Nội Ngoại đều chú trọng. Thố có nghĩa là phát ra. Toàn câu có nghĩa là : “Khí tụ lại nơi Đan điền, Kình lực từ Đan điền phát xuất...”

2) TOÀN LỰC CHÚ CHƯỞNG TÂM
Dùng chưởng có thể tạo nên sức, nhưng dùng chưởng có thể dồn sức vào chưởng mới là hay. Quán kình (dồn sức) nhà võ có hai phép : Nội gia luyện khí để dẫn kình. Ngoại gia luyện kình để đạo dẫn kình. Thiết Sa chưởng là luyện Kình quán Kình.

3) ÁN THỰC THỦY DỤNG LỰC
Bí quyết dùng chưởng là trước thử rồi tới Án sau mới Phát. Nếu dùng được đầu ngón tay đụng được (Thám, thử) hư thực của địch thì bèn dùng chưởng Án lấy để nó không biến hóa rồi mới dùng sức ở chưởng căn phát ra hạ địch.

4) THỐ KINH TUY KHAI THANH
Khi phát kình tấn công địch cần phải phối hợp với khí thế. Tiếng hô có hai tiếng : “Hừ) và “Há”. “Hừ” dùng để thâu Kình. “Há” dùng để phát Kình. Thư (chậm chạp, vừa phải) khí có thể trợ giúp Kình lực. Như đột nhiên hét lên (hô) và phát Kình đánh địch có thể làm cho địch bỗng giật mình, phân thần trong giây phút, chút xíu thời gian đó đủ để ta nhả chưởng lực đánh trúng y rồi.

5) THÔI NGHI TRIỀU THƯỢNG KHỞI
Dùng chưởng đánh địch muốn cho địch bay bổng lên ngã ra sau (ngã ngửa) thì thích nghi nhất là đánh vào khoảng từ tim xuống tới rún.
Trước nhất hãy thám xem thực hư, rồi thu thân hạ thấp tấn bộ, hạ hai cùi tay xuống thấp, song chưởng Án thực, vận sức nơi chưởng căn, hô to một tiếng “Há" trợ khí, chưởng căn hướng lên phía trên Thôi (đẩy) lên. Trúng địch thì địch sẽ bay lên ngã về sau. Nhưng nều muốn địch ngã ngửa thôi thì Thôi từ cổ họng xuống tới tim địch thôi.

6) KHẨN BỨC ĐOẠN MÃ ĐĂNG
Khẩn bức là địch Tấn ta Thối, địch Thoái ta Tấn. Đoạn mã là bộ (bước tấn) áp gần nhau. Khẩn bức thì xuất chưởng có sức, đoạn mã thì có thể tự cố. Đăng là chỉ trong lúc ra chưởng phát sức phối hợp với sức hậu mã bộ, vì tấn nầy mạnh mẽ.

7) TAM TỰ : TRIÊM, ÁN, THỐ
- Triêm là dùng ngón tay dò thám
- Án là dùng chưởng đè lên chỗ dò thám thấy thực
- Thố là phát kình lực ra

8) ĐÔ DỤNG TIỂU THIÊN TINH
Tiểu thiên tinh là chỗ đầu cườm tay còn gọi là chưởng căn, khi dựng đứng bàn tay lên thì đầu các ngón tay là ngọn, thì cuối bàn tay là gốc tức là Tiểu thiên tinh.
Tiểu thiên tinh dùng tấn công tốt nhất vào các huyệt :
Cửu vĩ, Kỳ môn v.v... đều dùng Tiểu tinh tức Liễu Diệp chưởng pháp, Ấn chưởng của nội gia là dùng chưởng tâm đánh địch mới là chánh tông.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Old 08-04-2008, 08:42 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG XI


BÍ QUYẾT DÙNG THUỐC KHI LUYỆN CHƯỞNG

Ở chương bảy phần B có dẫn cách dùng thuốc khi luyện chưởng, ở đây không cần nhắc tới những điều đã bàn rồi mà trực tiếp trình bày những bài thuốc và cách pha chế ngâm tẩm. Còn phần sử dụng thì tùy thích của mỗi người, muốn dùng thang dược nào cũng được, vì thế mới có nhiều toa nhiều thang.

Có điều cần nhắc lại cùng độc giả là bao giờ cũng phải theo đúng nguyên tắc chế luyện và hành dược công phép mới tránh những tai hại và đoạt thành kết quả.

Nơi chương nầy có tổng cộng là 9 bài thuốc, trong đó về thang dược gồm có một bài, thuốc ngâm giấm gồm 5 bài và 3 bài ngâm rượu.

1) BÀI THUỐC THANG :

DƯỢC LIỆU : Địa cốt bì và muối bột (cả thảy 2 vị)

CÁCH CHẾ : Dùng 2 vị trên bằng nhau 10 lượng mỗi thứ, mang nấu chung bằng nồi đất.

CÁCH DÙNG : Trước và sau khi luyện công, nhúng hai bàn tay vào nồi thuốc còn ấm ấm để khí huyết được điều hòa và da thịt được mềm mại. Cứ mỗi lần trước giờ luyện công mang hâm nóng xong mừng ra xài, xài đến khi cạn nước thi đổ thêm. 30 ngày thay thuốc một lần, tức đổ bỏ thuốc trong nồi cho vào thuốc mới bổ.

2) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM :

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Bá hộ. - 7. Hoa tiêu - 8. Long độc - 9. Thấu cốt thảo - 10. Lê lưu – 11. Long cốt – 12. Mẫu lệ - 13. Địa cốt bì – 14. Tử hoa – 5. Địa đinh -16. Lưu hoàng – 17. Lưu kỳ nựu.

Mỗi vị một lượng.

Muối xanh (muối biển sống) 4 lượng.

CÁCH CHẾ : Tất cả 18 vị trên bỏ vào nồi đất lớn, đổ vào 5 tô giấm thanh, nấu lửa riu riu còn lại 7 chén.

CÁCH DÙNG : Trước khi tập ngâm tay vào thuốc giấm còn ấm ấm, xong lau khô để bắt đầu luyện. Sau buổi tập cũng phải ngâm tay vào thuốc lần nữa. Thời gian luyện là 100 ngày với thang này. Đúng 33 ngày thì thay thang thuốc mới.

3) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU: 1. Da voi – 2. Xuyên sơn giáp (sao) - 3. Bán hạ - 4. Xuyên ô – 5.Thảo ô - 6. Toàn đương qui – 7. Tòng bì – 8. Tiêu túc - 9. Hoa tiêu – 10. Bá diệp – 11. Thấu cốt thảo – 12. Tử hoa – 13. Địa đinh - 14. Muối bột.

14 vị trên mỗi vị ba lượng, cộng với một đôi chân quạ.

CÁCH CHẾ : Tất cả các món trên đổ chung vào một chiếc hủ (khạp) đất, sành (đồ gốm), đổ vào 8 lít giấm và 8 lít nước lạnh để ngâm.

CÁCH DÙNG : mỗi lần tập múc ra một lượng (một chén nhỏ cũng được) vừa đủ rửa tay, trước và sau khi tập. Còn thì đổ chung vào nước ấm ấm để ngâm tay sau khi tập cho tay được mềm mại.

4) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU: 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Địa cốt bì – 7. Hoa tiêu – 8. Lê lưu – 9. Bá hộ - 10. Phù hải thạch – 11. Lang độc -12. Thấu cốt thảo -13. Sài hồ -14. Long cốt -15. Rễ cao lương (móng rồng) – 16. Mộc thông – 17. Móng cọp (bát sơn hổ) – 18. Địa đinh – 19. Tử quyển -20. Lưu hoàng -21. Muối xanh.

Tất cả là 21 vị. Mỗi vị một lượng.

CÁCH CHẾ : Tất cả các vị trên cho vào một nồi đất lớn rồi đổ vào 3 lít giấm và 3 lít nước lạnh, nấu lửa than riu riu.

CÁCH DÙNG : Trước và sau buổi luyện công ngâm tay vào thuốc nấu ấm ấm. Dùng càng nhiều càng tốt.

5) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Bá hộ (mỗi thứ trên đều nhau một chỉ) - 7. Hoa tiêu - 8. Lang độc – 9. Thấu cốt thảo – 10. Lê lưu – 11. Long cốt – 12. Hải nha - 13. Địa cốt bì – 14. Tử hoa – 15. Địa đinh (các vị trên mỗi thứ một lượng) - 16. Lưu hoàng (một lượng) – 17. Lưu kỳ nựu (2 lượng) – 18. Muối xanh (4 lượng)

CÁCH CHẾ : Tất cả 18 vị mang ngâm với 4 lít giấm và 4 lít nước, xong mang dùng nồi đất, lửa than sắc còn lại 6 lít thì vừa.

CÁCH DÙNG : Trước và sau giờ luyện tập ngâm tay vào thuốc còn ấm ấm xong lao khô. Những bài thuốc chuyên hâm ấm ấm để dùng thì tốt hơn hết nên dùng nồi đất lớn mà nấu thuốc rồi cứ để nguyên trong nồi đậy kín, cứ mỗi lần mang ra hâm lại mà xài. Cũng có thể cứ nấu xong đổ vào khạp sành, mỗi lần tập thì lấy ra một chén nhỏ đổ vào siêu đấu nấu cho ấm ấm xài cũng được.

6) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Đương qui – 2. Hồng hoa – 3. Lưu kỳ nựu – 4. Xuyên tục đoạn – 5. Chương mộc. (các vị trên mỗi vị hai lượng) – 6. Hương phụ – 7. Nhũ hương – 8. Mộc dược (ba vị nầy mỗi vị một lượng rưỡi) – 9. Thần cân thảo – 10. Ngũ gia bì – 11. Ngãi diệp (mỗi thứ ba lượng) – 12. Quế chi (1 lượng) – 13. Hành sống (1 cây)

CÁCH CHẾ : Mang tất cả 13 vị bỏ vào nồi đất nấu với 6 lít rượu trắng cón lại 5 lít thì được.

CÁCH DÙNG : Thuốc rượu nấu xong vớt xác bỏ rồi đổ vào bình đậy kín, mỗi lần tập luyện rót ra một chén nhỏ (ly uống cà phê xây chừng), nấu cho ấm ấm rồi ngâm tay vào, xong lau khô chờ cho nhiệt độ nguội hẳn rồi mới bắt đầu luyện tập. Sau khi hành công cũng ngâm tay vào thuốc 1 lần. Nếu không làm cách đó thì để nguyên nồi lớn nấu âm ấm ngâm cả hai bàn tay cũng hay nhưng mắc công nấu lâu. Cần nhất là phải đậy kín nồi kẻo bị bay hơi nhiều quá mất kiến hiệu.

7) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa – 3. Nhủ hương – 4. Mộc dược – 5. Mộc hương – 6. Chỉ xác – 7. Kiết cánh – 8. Xuyên khung – 9. Đơn bì – 10. Kinh giới – 11. Đào nhơn – 12. Chi tử – 13. Xích thược – 14. Huyết kiệt – 15. Hổ cốt – 16. Trầm hương

CÁCH CHẾ : tất cả 16 vị, mỗi vị 3 chỉ, tán nhuyễn thành bột ngâm chung với hai lít rượu trắng, 7 ngày sau dùng được, càng lâu càng tốt.

CÁCH DÙNG : Trước khi luyện rót thuốc ra thoa bóp cho nóng hai bàn tay xong mới luyện, sau khi luyện xong cũng hành dược công như thế. Khi nào hết thuốc thì đi bổ thêm thang khác. Luyện công hành dược tữu đúng 100 ngày thì thuốc mới thấm vào tới xương làm xương, gân cốt cứng mạnh vô cùng.

8) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Hắc chi mẫu – 2. Bạch trực – 3. Bạch tiển bì - 4. Bắc tế tân – 5. Phòng phong – 6. Kinh giới – 7. Tiểu nha tạo – 8. Bạch thất lệ – 9. Đại qui vĩ – 10. Kim ngân huê (các vị trên mỗi thứ 2 chỉ) – 11. Huyền sâm – 12. Huỳnh bá – 13. Dương khí thạch – 14. Hồng hoa – 15. Tiểu xuyên liên (các vị trên mỗi thứ 1 chỉ) –16. Ngô công (hai con) – 17. Hồng nương tử – 18. Nao sa (mỗi vị 1 chỉ) – 19. Bạch tín (5 phân) – 20. Ban miêu trùng (3 chỉ) – 21. Trắc bá – 22. Càng lương (mỗi thứ một lượng) – 28. Thiết sa – 29. Chỉ thiên thục (mỗi vị 4 chỉ) – 5. Tả bì trùng – 26. Than đá (mỗi vị 3 lượng) – 27. Huê thủy thảo (8 lượng)

CÁCH CHẾ : Tất cả cộng là 27 vị, riêng than đá và thiết sa bỏ vào chảo sao cho nóng đỏ rồi bỏ chung vào 25 vị kia thêm vào 10 lít rượu trắng, mang nấu còn lại 8 lít thì dùng được.

CÁCH DÙNG : Trước và sau khi tập phải ngâm tay vào thuốc sau đó lau khô. Bình thuốc phải đậy kín hơi. Mỗi lần tập rót ra một chén nấu ấm ấm mà dùng.

9) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Nhủ hương – 2. Thảo xạ hương – 3. Kê ky tử – 4. Đuôi sơn hổ. – 5. Hoài ngưu tất – 6. Hổ cốt – 7. Ma hoàng – 8. Ngoả hoa – 9. Hoài hoa – 10. Kim anh tử – 11. Thạch lưu bì – 12. Phi tử – 13. Điạ cốt bì – 14. Bì ma tử – 15. Mộc dược – 16. Mã liên thảo – 17. Tự nhiên đồng – 18. Xà xàng tử – 19. Quế chi – 20. Bán hạ – 21. Phúc bồn tử (các vị trên mỗi vị 2 lượng) – 22. Ngũ gia bì – 23. Bì tiêu – 24. Câu đằng – 25. Thảo ô – 26. Xuyên ô – 27. Thủy tiên hoa – 28. Bạch tiển bì – 29. Hổ cốt thảo – 30. Náo dương hoa – 31. Lạc đắc đả – 32. Đông hoa – 33. Tượng bì – 34. Đại lực căn – 35. Ngũ long thảo – 36. Bát tiên thảo – 37. Ngô đồng hoa (các vị trên mỗi vị 4 lượng) – 38. Tạng hồng hoa (6 lượng) – 39. Muối xanh – 40. Sa cao bì – 41. Tứ hồng thảo (mỗi vị nửa cân) – 42. Nam tinh – 43. Sài hồ – 44. Hoài điều – 45. Xuyên sơn giáp – 46. Sa tiền tử – 57. Qua sơn long – 48. Hoàn qui thảo – 49. Hột đào bì – 50. Huỳnh kỳ (các vị trên mỗi vị 3 lượng) – 51. Một đôi móng quạ – 52. Mộc qua (20 trái) – 53. Bạch phụng tiển (20 trái) – 54. Một tổ ong – 55. Du tòng tiết (10 cái) – 56. Đại phù bình (24 cái).

CÁCH CHẾ : Tất cả 56 vị trên đổ vào 20 lít giấm, và 20 lít nước rồi cho vào chiếc trả lớn (loại nổi đất lớn dùng để nấu bánh Tét hoặc bánh Chưng (để ăn Tết), xong đem nấu, nước thuốc sắc lại còn chừng 30 lít thì đổ vào trong khạp sành.

CÁCH DÙNG : Trước khi tập luyện nhúng cả hai tay vào khạp thuốc xong lấy ra chà xát cho nóng rồi bắt đầu tập luyện . Sau khi hành công xong cũng ngâm tay vào thuốc.

]

Trên đây là những bài thuốc hay dùng để luyện tập Thiết Sa chưởng. Môn sinh thích bài nào thì hãy dùng bài thuốc đó đúng 100 ngày, có như thế thì thuốc mới có đủ thời gian đễ ngấm vào xương cốt, bằng nay xài toa này, mai kia lại xài thang khác, ấy cũng như luyện võ mà sáng luyện phái này, chiêu nọ, chiều lại đổi thức đổi môn, không ngày nào tập giống ngày nào thì có đến mãn đời cũng chưa thành đạt công phu nào. Nhưng về võ bất quá là không thu thái được thì thôi đằng nầy thuốc không thể làm như thế được, vì có khi còn bị tai hại là đằng khác. Môn sinh cũng nên nhớ là thuốc không phải bài dài mà hay, ngắn ít vị là dở. Mà hay dở là ở chỗ người dùng có đúng hay không mà thôi. Thật ra thì thuốc nào cũng hay, nhưng người luyện lập không biết tập, không biết cái hay của nó để tập cũng như đôi khi người ta dạy mà không biết cách dạy cái hay của võ thuật cho môn sinh thì làm thế nào phân biệt được là hay dở ra làm sao. Rốt cuộc rồi cái hay đâu chẳng thấy mà toàn thấy những thứ dở lan tràn khắp thiên hạ.

Trên đây là bàn về những cái lý thông thường của thuốc và võ, chứ thật ra trên đời từ xưa nay nếu nói đến hay hay dở thì người ta phải hiểu là hay hay dở đối với ai, hay hơn cái nào, và dở hơn cái nào. Người biết được cái đó mới gọi là kẻ trí, như tập võ phải biết suy xét thiệt hơn, biết lai lịch (lịch sử) môn võ của mình và những chuyện hay dở thì có thời gian làm thước đo rồi. Cái gì còn lại sau nhiều thế kỷ ấy là của thật, còn những cái giả tạo, vá víu tạm thời thì trong thoáng giây phút hoặc đã vài năm, vài mươi năm thì bị bỏ quên. Một tư tưởng hay 4.000 năm còn được người nhắc tới, cuốn sách hay càng đọc càng hay, ấy mới gọi là hay.

Một người có tuổi nói : “Cũng thì một cuốn sách mà tuổi ấu thơ đọc thấy thích, mà khi đã trưởng thành đọc thấy có ích và đến tuổi lão nhược đọc lại thì thấy tâm hồn khoan khoái hân hoan thì quả thật là cuốn sách hay thật.”

Hiện nay có những thứ thuốc xài một lần thấy hay xài hoài đâm quen thuộc, dĩ nhiên là hết hay.

Có nhiều môn võ mới nghe qua cũng rất hay, xem kỹ thấy chẳng được hay bao nhiêu, tập lâu không thấy tiến bộ thì còn phê phán vào chỗ nào được nữa. Tác giả không dám lạm bàn việc riêng của từng phái hệ võ lâm nhưng lúc cao hứng có hoa ngôn thì cũng là việc thường của người nhân thế, chỉnh mong độc giả không thấy thế mà đâm ra có điều kỳ thị, võ lâm như cây một cội, như nước một nguồn. Người mà còn phân chia, kỳ thị thì dân tộc đó chưa phải là giống dân văn minh dù rằng dân đó có nền kinh tế quân sự mạnh đến mấy.

Trở lại nguyên đề, thuốc dùng luyện Thiết Sa chưởng cũng như Phép luyện và Ứng dụng Thiết Sa chưởng vào đời sống hàng ngày quả có phần cao diệu. Thuốc thì xài hoài càng công hiệu thêm lên, càng thấm sâu vào xương tủy, làm lành mạnh thể xác. Còn phép luyện thì càng luyện càng thấy trình độ cao lên vượt bực, tư tưởng càng buổi càng thêm thuần lý, ý. Thật là không biết đến đâu là cùng là hết. Luyện mãi luyện hoài thì tinh thần càng minh mẫn, đạo đức lên cao. Thảo nào xưa kia các Thiền sư cao tăng đều là những người tài cao học rộng. Âu là nhờ luyện võ thuật thứ chính tông vậy.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Old 08-04-2008, 08:43 PM
ngoctulaa's Avatar
ngoctulaa ngoctulaa is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: Mar 2008
Đến từ: Nơi có Tình Yêu em dành cho anh
Bài gởi: 617
Thời gian online: 56 giây
Xu: 0
Thanks: 0
Thanked 27 Times in 16 Posts
CHƯƠNG XII


CÁCH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI LUYỆN CÔNG BỊ THƯƠNG

Chương này chỉ cho ta cách nhận diện được những trường hợp người bị Chưởng thương (luyện chưởng bị thương) có thể trị liệu được mà không cần phải nhờ Y sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bị người khác đả thương bằng chưởng pháp cũng cùng một cách khám xét.

Trong trường bợp bị thương được ghi nhận là bị tấn công bằng Chưởng lực có phần trầm trọng hơn cả. Và cứ như thực tế thì hầu hết người bị Chưởng đánh trúng đều bị nội thương ít có trường hợp bị thương bên ngoài.

Vì thế trong phạm vi chương 12 nầy đặc biệt dành để nghiên cứu về cách điều trị Nội và Ngoại thương do Chưởng Lực đánh trúng cũng như hành công phu sai trật mà bị nội thương.

1. NỘI THƯƠNG

Các triệu chứng :

a) Trường hợp bị nội thương Gan: Khi bị đánh một chưởng nơi gan thì, sau khi thân thể ngã xuốg, sắc diện đổi khác, mặt tím đi, mắt đỏ ngầu và sau đó thân thể phát nhiệt (nóng).

b) Trường hợp bị thương nơi Tim: Bị một chưởng nơi huyệt Cửu vĩ (vùng tim) tức là tim bị thương rồi. Trước nhất người bị thương khụy xuống bất tỉnh, mặt xanh, hơi thở yếu, đôi khi không chịu thở là trường hợp nặng lắm. Nếu nạn nhân còn đi được mà thấy hơi đau vùng tim thì là bị thương Tim nhẹ.

c) Bị thương Dạ dày: Bị một phát chưởng mà mắt nhắm lại không buồn mở ra, hay chỉ lim dim mệt nhọc, Môi và Mũi thâm đen lại là đã bị đánh trúng bao tử rồi.

d) Bị thương Thận: Bị đánh một chưởng phía sau eo lưng (thận du) mà cả hai lỗ tai nghe lùng bùng không rõ, trán đen (hơi hơi) mặt phù lên màu trắng bạch ấy là đã bị người ta đánh trúng Thận rồi.

e) Bị thương Ruột già (đại trường): Bị đánh vùng bụng, sau đó mặt đỏ hơi hơi, hơi thở yếu, đi cầu phải vội vàng hơn lúc bình thường. Đó là bị đánh trúng ruột già.

g) Bị thương Ruột non: Bị đánh bụng rnà mặt sưng lên, hơi thở không thông, khò khè như suyễn, người nóng lên, miệng khô, đại tiểu tiện bị nghẹn đau. Tức là đã bị đánh trúng ruột non.

h) Bị thương vùng Ngực và Lưng: Võ sinh học võ thường hay giao đấu, khi trúng đòn thường hay ỷ lại sức khỏe nên lờ đi, đến thời gian đôi mươi ngày, 10 bữa hay một tháng lại tự nhiên thấy ngày càng ốm yếu ra, mặt trắng, người cứ lúc nào cũng hâm hẩm phát nhiệt. Đó là đã bị thương vùng ngực hay lưng rồi. Vì vùng này có nhiều chỗ yếu.

i) Bị thương Ngực: Mặt hơi đen, người nóng, ngực và miệng thấy khó chịu, lá đã bị người ta đánh trúng ngực bằng chưởng có kình Thiết Sa chưởng rồi.

k) Bị đánh nội thương Phổi: Bị đánh một chưởng nơi vùng ngực mà thấy thở không được điều hòa như bình thường, mặt trắng ra thiếu máu, thở khò khè mà rất đau lúc nằm ngủ như ai lấy dao cắt ngực đau đớn chịu không nổi. Ấy là bị đả thương nơi phổi rồi không có chi là lạ.

Trên đây là những triệu chứng bị nội thương nơi các tạng lớn và hễ thấy có triệu chứng như thế thì người luyện chưởng phải quan tâm tìm cách điều trị kẻo nguy hại đến tính mạng.

2. NGOẠI THƯƠNG :

Nội thương hơi khó khám nghiệm, ngược lại Ngoại thương thì dễ thấy hơn vì nó thuộc bên ngoài cơ thể.

Tnước nhất xem coi bị thương bộ phận nào, và khi biết đích thị mới phân biệt thương tích nặng hay là nhẹ.

a) Đầu là nơi lập trung mọi nguồn quan yếu điều khiển châu thân, khi bị thương trị liệu có phần khó khăn nhất. Khi bị thương nơi đầu phần chết có hơi nhiều so với hy vọng sống lành mạnh.

b) Ngực và Lưng: hai nơi nầy là phần che chở nội phủ (nôm na gọi là bộ đồ lòng). Nếu bị đánh trúng, phần bên trong có thể bị thương.

c) Eo và Thân: đây là phần mềm dẻo, non yếu hơn nhiều bộ phận khác, cũng dễ nguy hại đến tính mạng khi bị đả thương, cứu chữa cũng không dễ dàng.

d) Chân và Tay: tứ chi là phần bên ngoài cơ thể đã chay đá cuộc đời, sần sỏi vì tập luyện, nên bị thương chẳng đến nổi chết nhưng thường nếu quá nặng thì đưa đến sự tàn phế tạm thời hay vĩnh viễn. Ấy cũng là việc mà người đời rất ít ai hài lòng.

Tất cả trường hợp nào cũng phải quan sát thật kỷ rồi mới quyết định trị liệu.

Thông thường, lối bị thương của người luyện công, nếu bị nhẹ sau khi xoa nắn, ấn định được chỗ bị thương rồi đắp thuốc “CÔN NGUYÊN TÁN” (tên toa thuốc có chỉ dẫn trang kế tiếp) thì lành sau đó đôi hôm. Nếu bị nặng thì trong uống ngoài đắp thuốc CÔN NGUYÊN TÁN (thuốc uống có toa trang sau). Nơi bị thương nhức nhối khó chịu thì uống thêm thuốc chỉ thống “ ĐẠI THỐNG TÁN” (có toa trang sau). Nếu thụ thương hôn mê bất tỉnh thì trước hết cạy miệng đổ thuốc “KHAI QUANG TÁN” (có toa ở sau), thì nạn nhân tỉnh dậy ngay, kế đó mới khám nghiệm và định chỗ để trị liệu. Trước hết xem xương cốt coi có trặc, gảy không, nếu không sao, cấp tốc quan sát nội tạng, nếu không hề gì. Tuy nhiên nếu không phải là Y sĩ chuyên môn, bác sĩ Tây y hoặc võ sư có tài y học có kinh nghiệm trong nghề thì sự định liệu cũng hơi khó. Vậy để tránh sự giao động nạn nhân nên cầm tay xem mạch cho kỷ rồi định liệu.

Ngày xưa, mỗi ông thầy võ chính tông đều kim nghề y sĩ ít ra cũng là y sĩ cho chính ông ta và cho võ sinh của ông ta. Và như thế mỗi khi học trò có ngộ nạn thì ông thầy có đủ cách chữa chạy khỏi phải nhờ người ngoài.

Ngày nay chắc chắn là không được bao nhiêu ông thầy võ trong hoàn cầu biết kha khá về nghề thuốc. Âu là một thiếu sót lớn cho chính giai cấp luyện tập công phu. Và chính họ đã không thể nào tự tin vào mình để có thể rầy la học trò như những ông thầy ngày xưa.

Chữ Quân, Sư rồi mới Phụ Mẫu, ngày nay chắc là hơi kém phần vững chắc để đám học trò cúi đầu vâng dạ hết lòng, đó cũng không phải là lỗi của đám trẻ thơ. Mà chính là những người lớn đã đánh mất chỗ đứng của họ. Ai còn hiểu biết gì nữa đâu để xứng đáng đứng trên ngồi trước để đám mầm non kính ngưỡng cúi đầu. Và ngày nay hay ngày nào đó nhũng người mang danh nghĩa cao quí trên phải tự xét lại mình cũng như những vị Sư Tăng ngày xưa đã kiểm thảo lấy mình trước khi ra khỏi cửa Thiền để vào đời dạy đạo. Ngày nay giáo điều còn đó mà mấy ai đã thực thi cho đúng đường. Xã hội đảo điên không phải tại ai mà lầm lỗi chính là do nơi những danh từ Tôn kính mà tự nó đã làm mất điều đáng tôn kính. Đó là người ta đã quên nhìn mặt mình (bộ mặt thật) sau mỗi lần thức giấc trước buổi bình minh.

Bực Thầy đáng tôn kính của người võ thuật hội đủ : Công phu căn bản, biết tôn kính lịch sử, y lý, toán và lòng rộng thênh thang (trước đám môn sinh của võ lâm và con người).

Chương nầy đặc biệt cống hiến cho đời (đồng đạo võ lâm) ba bài thuốc gia bảo. Bảo rằng quí hơn tính mạng thì không dám nhưng quí thì thật là quí. Giá lâu nay khi chưa ra sách mà con hoặc thân bằng quyến thuộc của một vị đại tài chủ tập công phu thọ thương thập tử nhất sinh vô phương cứu chữa, mà chợt có người giới triệu tới tôi (soạn giả), với ba bài thuốc nầy cứu sống mạng đứa con cưng của ông triệu phú thì hiển nhiên là tôi đòi gì được nấy và chắc chắn món tôi đòi là phải quí ghê lắm, ít ra giá trị cũng bằng một mạng người. Tôi đố độc giả chứ nếu quả có trường hợp ấy thì tôi có được như ý hay không ? Riêng tôi nghĩ chắc chắn được vì bằng không thì đứa nhỏ chết liền. Điều mà tôi quả quyết được đó là tôi đã đòi khỏi tay ông triệu phú Diêm Vương (gia tài Diêm Vương có hàng triệu linh hồn chất trong kho đụng từ vua chúa bất nhân trên trần thế, các hào phú vô lương và lớp người ngu dốt vì thiếu học v.v... ba hạng nầy chết xuống âm phủ bị Diêm Vương chất chung một như chất gạo, chờ đi học lại một khóa làm người rồi mới cho đầu thai trở lên cõi trần). Chắc độc giả thấy tôi diễn có phần tối ý nên có vị muốn nói trắng ra là tôi nhờ ba bài thuốc hay mà cứu được đứa con ông triệu phú nào đó và chính làm cho đứa nhỏ khỏi lọt vào tay Diêm Vương tức là tôi đã đòi được một vật quí bằng một mạng người. Quả nhiên quí vị độc giả bội phần cao kiến, tôi đây ngưỡng mộ vô cùng, phải chi có dịp hội kiến mà cùng nhau yến ẩm vài chén trà sen cho thỏa tình tri kỷ. Mà chư vị hiểu như thế còn một chút xíu nữa thì tới rồi (giống như phi thuyền thứ mười mấy đó tôi đã quên bắn lên mặt trăng nhưng gần tới nó lại hết sức nên ngưng lại, tức là quay chung quanh quỹ đạo mặt trăng). Số là tôi vốn bản chất thanh tịnh, thường thích bụng trống mà an nhàn, thường nghe lời phải, tiền bạc khó mua, thế nên hễ có người đến hiện là kẻ hiền sĩ. Nay đột nhiên có khách triệu phú mà tôi bước ra cửa chịu cứu trẻ con ấy là điều quí, cái quí có ở đời rất hiếm, thành thử kho của Diêm Vương mới chất đống mấy triệu con người. Độc giả đã hiểu hết rồi, khi tôi vừa nói đầu câu chuyện. Vì trên môi ai cũng thoảng một nụ cười. Đời thật là vui, thật là sướng, bạn bè đông đảo, ai cũng thông minh, cùng nhau câu chuyện, dù thấp dù cao, chưa nói hết nửa câu đã lọt hết ý rồi. Nhẹ nhàng làm sao khi có người hỏi, tại làm sao mà được như thế ? Thì xin thưa có gì đâu, lòng trống thênh thang. Có người nghe rồi suy nghĩ.

Nhưng mà tôi quên nói rõ ra là ba thang thuốc nầy của tiên sinh Hồ Hoà Minh cho bạn võ lâm chớ không phải của tôi, thật là thế ấy.

Toa thứ nhất tên là CÔN NGUVÊN TÁN, là thứ thuốc tán, vừa uống được, đắp, bó ngoài vết thương được.

Hay lắm, hay lắm.

Tôi xin chép nguyên văn :

1) CÔN NGUYÊN TÁN

HIỆU NĂNG : Chuyên trị bị đánh gây nên thương tích, làm được bớt đau nhức, bớt sưng và tiêu tan máu bầm.

DƯỢC LIỆU: 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa 3. Nhũ hương – 4. Mộc hương – 5. Trầm hương – 6. Mộc dược – 7. Chỉ xác – 8. Kiết cánh – 9. Xuyên khung – 10. Đơn bì – 11. Kinh giới – 12. Đào nhơn – 13. La chi tử - 14. Xích thược – 15. Huyết kiệt – 16. Hổ cốt (mỗi vị một chỉ).

Tất cả là 16 vị, tán nhuyễn thành bột hòa rượu mà uống khi bị thương.

BỊ THƯƠNG Ở ĐẦU : thêm 2 vị Xuyên khung và Thiên ma (mỗi vị 1 chỉ).

BỊ THUƠNG Ở TAY : thêm 2 vị Quế chi và Tục đoạn (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở CHÂN : thêm 2 vị Ngưu tất và Gia bì (mỗi vị 2 chỉ).

BỊ THƯƠNG Ở LƯNG : thêm 2 vị Cương hượt và Độc hượt (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở TIM : thêm 3 vị Thần Sa, Hổ phát, Điền thất (mỗi vị 1 chỉ).

BỊ THƯƠNG Ở HÔNG : thêm 3 vị Ngưu tất, Tục đoạn, Đổ trọng (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở 2 BÊN SƯỜN : thêm 3 vị Thanh bì, Kinh giới, Phòng phong (mỗi vị 2 chỉ).

CÁCH DÙNG : Các vẽt thương : lấy ra 2 chỉ hòa chung với rượu để uống.

Bên ngoài : Lấy thuốc tán (nhiều ít tùy thương lớn nhỏ) trộn chung với rượu, đem hấp nóng rồi bó lấy vết thương. Thuốc tán nên làm sẵn trong nhà, cất vào hủ (keo) đậy kín phòng khi gặp nạn có dùng liền. Đi đâu nên mang theo đề phòng bất trắc mới gọi là người biết phòng xa.

Đây là thang thuốc cứu mạng cho người luyện tập võ công đó.

2) THANG ĐẠI THỐNG TÁN

Thảng như trị rồi (trong uống ngoài thoa) mà còn thấy trong mình khó chịu (khó ở) đau nhức rai rứt, từng hồi hay dây dưa thì hãy dùng thang sau đây là chận đứng cơn họa hoạn. Nhớ phải tránh gió trong lúc trị thương.

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên khung – 2. Thảo ô – 3. Bán Hạ (mỗi thứ 2 chỉ) – 4. Ma hoàng (1 chỉ) – 5. Xìm xú (5 phân) – 6. Nam tinh (4 chỉ)

Cộng lại là 6 vị tán nhuyễn, bỏ vào bình kín, mỗi lần lấy ra một (1) phân hòa với rượu uống.

3) THANG KHAI QUANG TÁN

HIỆU NĂNG : Trong trường hợp bị đánh bất tỉnh nhân sự, óc mê man, hoặc trúng gió sôi đờm hay các chứng ngẹt thở chết giấc, đều dùng thang dược nầy trị được lành.

DƯỢC LIỆU : 1. Nha tạo (5 chỉ) – 2. Bạch chỉ - 3. Tế tân - (3 chỉ) – 4. Đại mai phiến – 5. Xạ hương (mỗi thứ 2 chỉ) – 6. Xìm xú (5 phân)

CÁCH CHẾ : Lấy nha tạo để trên miếng ngói mới, nướng thành than, hòa với Tế tân và các vị khác cũng tán nhuyễn, xong bỏ vô chai. Khi hữu sự mang ra dùng.

CÁCH DÙNG : Lấy thuốc bột nầy thổi vào lỗ mũi nạn nhân thì mọi cơ quan trong cơ thể thức tỉnh và hoạt động trở lại bình thường.

Các thang thuốc trên người luyện võ bao giờ cũng nên làm sẵn mang theo trong mình, hoặc để trong nhà phòng khi hữu sự mà dùng thì chẳng những rất tiện lợi cho mình mà đôi khi dùng để cứu người khác cũng rất là tiện lợi, có thể lấy cảm tình và làm tăng uy tín cho nghề nghiệp của mình.

Trong những trường hợp bị gảy xương, đứt thịt vì binh khí thì tốt nhất nên tìm cách mang nạn nhân đến cơ quan chuyên môn điều trị vì trong thời buổi tiện nghi chúng ta nên phân công làm việc sẽ đỡ mất nhiều thì giờ. Nếu ở những nơi xa xôi thành phố, xa thầy thuốc chuyên nghiệp thì có thế dùng những thang dược trị liệu về Kim sang vv… Tác giả sẽ trình bày trong một cuốn sách khác chuyên về trị liệu.
Tài sản của ngoctulaa

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
�������, �����, độc sa chưởng, cach luyen chuong phap, cach tap thiet sa chuong, ������, ���������, ������, k�nh trong thi, luyen tay thanh sat thep, luyen thiet sa chuong, ���������, sach day thiet sa chuong, tâp thiêt chương, thiết sa chưởng, thiêt sa chuơng, thiết sa chuong, thiết sa chưởng, thiet sa chuong, thiet sa chuong la gi, tu luyen dong sa chuong, tu luyen thiet sa chuong, vo thuat trung quuoc, ������������



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™

Tự độngTELEXVNITắtChính tảKiểu cũ