Vân Lâu nhận thấy mối tình chợt đến cuồng nhiệt và say đắm hơn mối tình trước rất nhiều. Sáng hôm sau vừa tỉnh giấc, điều mà Vân Lâu nghĩ đến trước nhất là Tiểu Mỵ Nhìn bức họa Hàn Ni treo trên tường, chàng không hiểu tại sao mình chẳng còn tình cảm hối tiếc nữa mà thay vào đó là thứ tình cảm thật tự nhiên. Đứng trước ảnh của Hàn Ni, Vân Lâu tự hỏi:
- Phải chăng đây là sự sắp đặt của nàng?
Và chàng nhớ lại câu hát của Hàn Ni.
“... Sợ anh buồn trong cô đơn em sẽ trở về... ”
Đúng rồi! Đúng là sự sắp xếp của người chết. Vân Lâu cố tin như vậy, chàng quên hẳn chuyện mình là một kẻ vô thần. Mối tình của Vân Lâu và Tiểu My đầy những dữ kiện huyền diện. Tại sao lại có sự gặp gỡ tình cờ một người con gái giống nàng như đúc để nối lại mối tình đã mất? Đúng là sự kỳ duyên. Nỗi vui vượt cả mây cao, ta phải cúi đầu chào thua sự sắp đặt của thượng đế.
Suốt một ngày đầu óc mê man như người sống trong mộng. Đang giờ học đột nhiên chàng huýt sáo và nôn nả không chịu được, phải bỏ lớp lên xe buýt chạy thẳng đến đường Quảng Châu.
Kể từ phút đưa Tiểu My về nhà cho đến giờ chỉ có mấy tiếng đồng hồ, mà Vân Lâu tưởng chừng như bao nhiêu thế kỷ. Mọi chuyện xảy ra ngày qua như một giấc mộng, chàng phải đến ngay để rõ hư thực thế nào.
Tìm được nhà Tiểu My, một ngôi nhà nhỏ có đôi cổng màu xanh đúng như hình ảnh ngày hôm qua chàng trông thấy, như vậy là thật rồi! Tiểu My không phải là nhân vật trong truyện liêu trai. Nhưng... giả sử bây giờ ta đưa tay lên bấm chuông, không gặp Tiểu My mà chỉ thấy một bà lão móm sọm lụm cụm bước ra ngạc nhiên:
- Tiểu Mỷ Tiểu My nào? Già chăm sóc ngôi nhà hoang này đã mười mấy năm trời, có ai tên Tiểu My đâu?
Không hiểu lúc đó chàng sẽ xử trí ra sao? Đầu óc rối rắm, Vân Lâu lấy hết can đảm còn lại đưa tay lên bấm chuông, thấp thỏm chờ đợi. Một lúc thật lâu mà chẳng thấy ai ra mở cổng. Vân Lâu càng bối rối, bấm thêm mấy lượt nữa. Có tiếng động bên trong nhà, rồi cửa mở. Người ra mở cửa không phải là Tiểu My mà đúng là một bà lão già khọm như chàng đã nghĩ. Trời! Điều ta nghĩ là sự thật sao?
- Ông tìm ai?
Vân Lâu lắp bắp:
- Bà... bác làm ơn cho tôi biết, ở đây có cô nào tên Tiểu My không?
Bà lão trừng mắt nhìn Vân Lâu, bà xổ ngay một tràng thổ ngữ Đài Loan. Vân Lâu hoàn toàn không hiểu gì cả. Vân Lâu lo sợ vô cùng, giữa lúc đó có tiếng nói từ trong nhà vọng ra:
- Ai đó?
Tiếp theo đó là tiếng chân và Tiểu My xuất hiện. Thấy Vân Lâu, nàng sung sướng:
- Anh, vào đây, bà ấy điếc, có nghe gì đâu mà anh nói mất công.
Vân Lâu bước vào sân (khoảng đất thật nhỏ, chàng vẫn khó có thể gọi là sân được), chàng vẫn chưa lấy lại được bình tĩnh. Gương mặt ngơ ngác của chàng khiến Tiểu My ngạc nhiên:
- Anh lâu, anh làm gì mà mặt mày lạ lùng thế?
- Anh... anh... Vân Lâu phì cười – Anh cứ nghĩ là chuyện đêm qua chỉ là giấc mơ chứ không có thật.
Tiểu My hiểu ra:
- Anh điên thật!
- Bà lão ấy là ai vậy?
- Người làm.
- Thế à!
Vân Lâu theo chân Tiểu My bước vào nhà, Tiểu My vừa đi vừa nói:
- Nhà bề bộn hết sức, mới sáng sớm ông bố lại bỏ đi mất, anh vào chơi đừng cười nhé?
Vân Lâu thành thật:
- Nếu em đến nhà anh, em sẽ hết nói câu ấy.
- Bao giờ anh cho phép em đến?
- Lúc nào em muốn, ngay bây giờ cũng được.
Vào trong phòng, cài cửa lại xong là Tiểu My ngã ngay vào lòng Vân Lâu, thân thể nàng là cả một hỏa lò đang bốc lửa.
- Suốt đêm qua em chẳng ngủ được phút nào hết cả, chỉ mong cho đến sáng để gặp anh.
- Anh cũng thế.
Vừa nói, Vân Lâu vừa cúi xuống đầm ấm đặt nụ hôn trên môi Tiểu Mỵ Bây giờ Vân Lâu mới thấy rõ sự hoàn toàn khác biệt giữa Hàn Ni với Tiểu Mỵ Hàn Ni là nước, là một dòng suối chảy bất tận. Còn Tiểu Mỷ Nàng cuồng nhiệt như một hỏa sơn, đôi môi nồng cháy của nàng làm chàng say đắm.
Nhìn vào đôi mắt đen nháy của người yêu, Vân Lâu gọi:
- Tiểu My, em là một yêu tinh tình nữ. Lần đầu tiên thấy em, anh đã bị lôi cuốn ngaỵ Anh thành một thằng khú khờ ngu dại. Em làm anh vừa ngất ngây vừa đau khổ như kẻ tội đồ.
- Thế em có làm anh giận không.
- Có chứ.
- Em làm gì mà anh giận.
Vân Lâu chỉ tay lên trán Tiểu My:
- Em làm cho anh ngẩn ngợ Em trốn anh chơi như trò ú tim, như chú mèo vờn chuột ai mà chịu nổi.
- Thế anh là chú chuột à?
- Vâng.
- Anh lầm rồi, em mới chính là cô chuột đó. Tiểu My đổi giọng hờn trách – Anh biết không, em đợi anh nhớ anh khôn cùng. Mỗi đêm em nép sau cánh màn, nhìn xuống sân khấu xem anh có đến không, đến rồi có bỏ đi không? Bản nhạc thứ hai là bản nhạc em dành riêng cho anh, em đã sống vì anh rất nhiều, trong khi đó thì thái độ của anh lại lạnh nhạt, anh dày vò, ức hiếp em...
- Thôi đừng nói nữa. Vân Lâu đưa tay bụm miệng người yêu lại – Hai đứa đều điên cả, Tiểu My, có thật em đã đợi anh từ lâu rồi không?
- Anh không tin em à?
- Anh không dám nói là không tin.
Tiểu My áp mặt vào lồng ngực ấm áp:
- Anh cứ giả vờ mãi.
- Tại sao mỗi lần thấy mặt anh là mặt em lạnh như tiền thế?
Vân Lâu nâng cằm Tiểu My lên hỏi, Tiểu My phụng phịu:
- Tại anh làm ngơ trước chứ bộ, lúc nào anh cũng làm em nghĩ muốn nát óc.
- Ai làm ai nghĩ muốn nát óc? Nói mà không biết mắc cở.
Tiểu My lách mình ra khỏi vòng tay Vân Lâu:
- Chắc chắn người đó không phải em.
Vân Lâu đuổi theo, giữ lại. Tiếng cười vang lên trong gian phòng thật nhỏ.
- Mọi điều đã qua xem như là những điều ngộ nhận, từ đây chúng ta sẽ yêu nhau, chiều chuộng nhau và không bao giờ cãi lẫy nhau nữa em nhé!
- Cái đó là tùy anh chứ!
- Tùy anh?
- Vâng, nếu anh đừng vươn móng cào em. Anh đừng quên anh là con mèo nhé!
Vân Lâu cười. Tiểu My rời chàng bước tới bên bàn phấn chải lại mái tóc:
- Anh có định đi đâu không?
- Anh muốn mời em dùng cơm trưa.
- Nhà đã có sẵn cơm nước rồi. Cha em đi vắng, tại sao ta không ở nhà dùng cơm rồi đi đâu thì đi!
- Tại sao em không thích dùng cơm tiệm.
- Như thế có thể tiết kiệm được phần nào.
Vân Lâu yên lặng, một lúc mói lên lên tiếng:
- Anh tuy nghèo thật, nhưng không lẽ không đủ tiền mời em dùng một bữa cơm trưa sao?
- Không phải thế, Tiểu My đáp, mắt vẫn nhìn vào kính – Anh còn đi học, lại không có sự giúp đỡ của gia đình, tiết kiệm được chút nào hay chút nấy chứ!
Vân Lâu cười không nói, chàng yên lặng quan sát căn phòng. Gian phòng nhỏ, rộng khoảng sáu manh chiếu, chỉ đủ để một chiếc giường, một chiếc bàn trang điểm, một bàn làm việc.
- Gian phòng không xứng chút nào với một cô ca sĩ xinh đẹp như em.
- Ở vào lớp tuổi em, bao nhiêu cô gái khác sắm sửa ăn mặc, còn em còn phải gánh vác cả gia đình, làm sao bì với họ được.
- Vì sao mà em không hát ở Thanh Vân nữa?
Tiểu My chớp nhanh mắt, hình như nàng khóc:
- Mảnh giấy của anh khiến em phải khóc suốt đêm, và em thấy rằng muốn để người ta không coi thường thật không phải dễ. Trong phòng trà, em không được khách ái mộ, ra đường có bị người khinh rẻ, thì...
- Thôi, Tiểu My!
Vân Lâu cắt ngang, Tiểu My vẫn nói:
- Anh đừng cắt ngang, để em nói tiếp. Bắt đầu từ hôm đó em mới thấy rằng tất cả những gì em đã làm đều vô nghĩa. Em chỉ hát cho một người duy nhất nghe, nay người ấy cũng không thèm nghe lại còn mắng nhiếc thậm tệ thì em hát làm gì?
Vân Lâu bước tới vòng tay qua người Tiểu My:
- Tiểu My em, em đừng quên rằng chính em cũng có lỗi. Hôm ấy nếu em không cố tình trêu ghẹo khiến anh phát điên lên thì...
- Còn anh, cô bạn gái kia của anh là ai?
- Đó là Thúy Vi, hôm nào rảnh anh sẽ kể cho em nghe.
Tiểu My liếc nhanh Vân Lâu:
- Anh cũng rắc rối lắm nhé, nào là Hàn Ni, rồi Thúy Vi... còn cô nào khác nữa không?
- Còn em?
- Một người bạn trai cũng không có.
- Hừ, thật không?
Tiểu My chớp mắt:
- Em chỉ có một người bạn thôi.
- Ai? Hắn thế nào?
- Khá lắm.
- Hắn làm nghề gì?
- Còn đi học, hắn là sinh viên.
- Đẹp trai?
- Không đến nỗi nào.
- Hắn có yêu em lắm không?
- Cũng đỡ đỡ vậy thôi!
Bàn tay Vân Lâu trên vai Tiểu My xiết chặt hơn:
- Chắc chắn hắn phải thuộc hạng lưu manh, đểu cáng nên em mới không yêu hắn, phải không?
- Không, trái lại hắn là con người đàng hoàng, em cũng thích hắn lắm chứ!
- Hừ, thế em còn gặp anh làm gì? Sao không đến với hắn đi?
- Thì em đang ở cạnh hắn đây còn gì nữa?
Vân Lâu thở phào:
- Tiểu My! Em quá quắt thật. Anh phải trị tội em mới được.
Vân Lâu giả vờ hùng hổ, Tiểu My cười lớn, gian phòng hẹp không phải là nơi để nô đùa, Tiểu My tung cửa ra chạy ra phòng khách, Vân Lâu đuổi theo. Một bóng người xuất hiện nơi cổng giọng lè nhè:
- Gì mà cười vui quá vậy, cho tao chơi với coi!
Tiếng cười chợt tắt trên môi Tiểu My:
- Cha... cha lại uống rượu nữa à?
ông Khiêm loạng choạng bước vào nhà. Suýt tí nữa đã ngã vào người Vân Lâu.
- Tao... tao đâu có say? Thấy Vân Lâu, ông khề khà - Thằng nhỏ này là ai vậy? Ở đâu tới đây vậy? Có phải là bạn mày không hở Tiểu My?
Tiểu My khó chịu:
- Cha vào trong phòng nghỉ đi. Tối ngày cứ say sưa mãi...
ông Khiêm trừng mắt:
- Cái gì? Mày ỉ mày có bạn trai rồi muốn đuổi bố già mày đi sao?
Tiểu My bước tới, dìu cha tới ngồi trên ghế. Đỡ lấy chai rượu không còn một giọt trên tay ông Khiêm, nàng trách:
- Cha... sao cha uống nhiều thế? Rủi bệnh rồi sao, tiền rượu thiếu ở quán Thạnh Phương nhiều quá rồi, cha cứ uống mãi.
ông Khiêm như quả bóng xì hơi, như chú gà cụp cánh, gục đầu xuống với một chút buồn phiền trong hơi rượu:
- Tiểu My, cha mày hư hỏng thật... Tội nghiệp con tôi, cha mày thật vô tích sự, không làm nên chuyện gì cả, chỉ biết sống bám vào con, bắt con phải đi hát khổ sở...
Tiếng than của ông Khiêm làm Tiểu My rưng rưng nước mắt:
- Cha, con đã nghỉ hát ở Thanh Vân rồi.
ông Khiêm trừng đôi mắt đỏ nhìn Tiểu My:
- Sao? Con thôi làm ở Thanh Vân rồi à? Thế... thế... Ông quay sang nhìn Vân Lâu – Có phải hai người sắp lấy nhau không? Cậu lấy con gái tôi rồi cậu có nuôi tôi không?
Tiểu My vừa khó chịu vừa thẹn:
- Cha, sao cha không nói chuyện gì lạ thế? Ai lấy ai hồi nào đâu?
ông Khiêm đứng dậy:
- Hai người không lấy nhau à? Tiểu My, con đừng có ngu, dù sao con cũng là con nhà lành, đừng để hắn lợi dụng.
- Cha nói gì lạ thế? Cha say rồi, cha đi ngủ đi!
- Không, tao không có say!
ông Khiêm nói cứng, nhưng vừa chấm dứt câu nói là ông ngã nhoài xuống ghế. Tiểu My bước tới lay mạnh cha:
- Cha vào phòng ngủ đi, nằm ở đây kỳ quá!
Vân Lâu bước tới nói:
- Em mang chăn ra đắp cho bác, chớ không thể nào bảo bác vào được đâu.
Tiểu My nhìn Vân Lâu với ánh mắt ngại ngùng, lấy tấm chăn đắp cho cha xong nàng bảo Vân Lâu:
- Để em bảo bà người làm chúng ta không dùng cơm nhà nhé.
Vân Lâu gật đầu. Một lúc sau cả hai cùng ra phố, họ yên lặng đi bên nhau. Thái độ lầm lì của Vân Lâu khiến Tiểu My lo lắng. Một thứ mặc cảm buồn phiền ray rứt nàng. Chàng đang nghĩ gì? Ta có một người cha say sưa, một gia đình bê bối thế này, chàng có khinh thường ta chăng?
Tiểu My dò hỏi:
- Cha em lúc không uống rượu cũng đàng hoàng lắm, chỉ có hôm nay... Anh không buồn vì những lời ông ấy nói khi say chứ?
- Tiểu My! Vân Lâu gọi, mắt chàng nhìn thẳng vào mắt Tiểu My – Không cần em giải thích dòng dài, anh hiểu hết rồi, càng hiểu anh càng khâm phục em, càng yêu em. Anh không ngờ trên đôi vai gầy yếu của em lại chất chứa quá nhiều trách nhiệm như vậy. Từ đây, em hãy chia bớt gánh nặng cho anh.
Tiểu My cảm động:
- Vân Lâu, anh tốt thật. Nhưng dù sao chuyện gia đình của em để em lo, em không muốn nhận bất cứ một cái gì của anh cả.
- Tại sao vậy? tại sao em lại phân biệt của anh, của em?
Tiểu My vội đính chính:
- Không phải thế, nhưng anh còn đi học, anh cũng nghèo cơ mà.
- Trường anh học là trường công mà em...
- Vâng em biết, nhưng tiền anh kiếm được chưa chắc đủ cho anh xài nữa là...
- Anh có thể tìm thêm việc làm.
- Không được, anh làm bấy nhiêu việc cũng mệt lắm rồi, còn để dành thì giờ học nữa chứ. Việc đó em lo được mà.
- Em đi tìm việc à? Anh không muốn thấy em hát ở phòng trà nữa.
- Để em đến tìm ông Hinh, biết đâu ông ấy chẳng giúp em một chỗ làm trong hãng của ông ấy?
- Anh không muốn em đến gặp ông ấy.
- Sao vậy?
- Anh ghen.
Tiểu My cười:
- Anh Lâu, anh biết ông Hinh đáng cha em mà.
- Nhưng ông ấy không phải là cha thật của em, giữa hai người khác phái sự liên hệ có thể thay đổi dễ dàng. Bây giờ ông ấy đối với em như cha với con nhưng biết đâu một ngày nào đó có sự thay đổi thì sao? Anh không muốn em đến đấy.
Tiểu My cười xòa:
- Anh thật cố chấp. Người ta đã giúp anh mà anh không mang ơn người ta mà trái lại...
- Anh vẫn nhớ ơn, nhưng anh cũng cần bảo vệ tình yêu của anh nữa chứ!
- Đó không phải là cái lý vững. Nhưng nếu theo đúng ý anh thì bây giờ em phải làm sao.
- Để anh nghĩ... à Được rồi!
- Sao anh?
- Anh sẽ đưa em đến gặp một người, người ấy sẽ giúp ta.
- Ai đấy?
- Cha của Hàn Ni.
Tiểu My ngạc nhiên, nàng lúng túng không biết trả lời sao. Hàn Ni, Hàn Ni, kể từ hôm biết Vân Lâu đến nay, cái tên đó như một định mệnh có lẽ không tách rời ra khỏi họ được.
- Sao? Em thấy thế nào? Nhưng anh chắc chắn một điều là sự hiện diện của em sẽ làm ông ấy giật mình ngay.
Tiểu My không tin:
- Có thật em giống Hàn Ni như khuôn đúc không?
- Trừ thái độ, cử chỉ và sức khỏe ra, anh có thể nói em giống Hàn Ni như khuôn đúc.
- Chuyện như chuyện giả tưởng thế à?
- Ừ, chuyện lạ lùng nhưng có thật. Sao? Em chịu đi không?
- Nếu anh muốn.
- Anh muốn.
Tiểu My thở dài:
- Thế thì em đi vậy.
Vân Lâu sung sướng:
- Em ngoan lắm, dùng cơnm trưa xong, em đến đằng anh chơi, đến bốn năm giờ chiều chúng ta sẽ đến nhà bác Dương, vì sau năm giờ bác ấy mới có mặt ở nhà.
Tiểu My yên lặng, Vân Lâu hỏi:
- Sao? Em không thích à?
- Không phải không thích, nhưng em thấy nó làm sao ấy.
- Tại sao lạ vậy?
Tiểu My ngẩng đầu lên nhìn trời:
- Em cũng không biết, hình như... Em không hiểu tại sao lại có nhiều chuyện lạ lùng như vậy. Vả lại, tại sao có em can dự vào... Em thấy ngài ngại...
- Đừng có nghĩ ngợi nhiều em.
Tiểu My nhìn Vân Lâu lo lắng:
- Anh yêu em chỉ vì em giống Hàn Ni thôi à?
Vân Lâu đính chính:
- Không phải vậy đâu em, tình yêu đến đâu phải chỉ vì hình dạng bên ngoài không đâu?
Tiểu My nói thật nhỏ:
- Nhưng em thấy ghen thế nào ấy.
- Đừng có điên, em ạ?
Tiểu My nhìn Vân Lâu, rồi đột nhiên cười, nàng lảng nhanh sang chuyện khác:
Sau bữa cơm trưa, Tiểu My theo Vân Lâu về nhà chàng.
Vừa bước chân vào gian nhà nhỏ, Tiểu My thấy hồi hộp lạ thường. Những bức họa có cùng một khuôn mặt, cùng một ánh mắt, cùng một nụ cười như đang theo dõi từng hành động của nàng. Tiểu My rùng mình. Những bức họa thật đẹp, thật có hồn. Nàng bước tới ngắm từng bức một, Vân Lâu mang đến cho nàng một ly nước.
- Giống không?
Tiểu My lơ đãng:
- Giống gì?
- Giống em!
Tiểu My ấp úng:
- à... Ơ... giống thật, nhất là bức tranh vẽ bằng phấn tiên.
- Bức đó anh mới vẽ đấy. Hôm qua đưa em về xong, anh không làm sao ngủ được nên ngồi vẽ suốt đêm đó!
Tiểu My quay nhìn bức tranh mới vẽ xong rồi đưa mắt so sánh với những bức khác trong phòng. Nàng cảm thấy khó chịu vì bất cứ một xó xỉnh nào cũng ngập đầy hình bóng Hàn Ni.
- Nhìn thế này, em cứ ngỡ anh chỉ vẽ một người duy nhất thôi.
Bước tới cuối phòng, bỗng nàng thấy dưới khung kính là một bức tranh với mấy câu thơ:
Khóc không thành tiếng nghĩ đến tình buồn
Nhớ em từ đấy, mắt lệ rưng rưng, họa cũng không thành
Nửa khuya thức giấc, chỉ có cú kêu nhớ người muốn khóc.
Đọc xong, Tiểu My nhìn kỹ chân dung người con gái, càng nhìn Tiểu My càng thấy giống mình và càng thấy khó chịu.
- Tiểu My, em sao thế?
- Em hơi chóng mặt, anh cho em biết rõ về Hàn Ni đi.
- Có thật em muốn nghe không?
- Thật.
- Thế thì anh xin kể.
Vân Lâu kéo ghế ngồi xuống cạnh Tiểu Mỵ Mặt nhìn mặt, tay trong tay, Vân Lâu bắt đầu kể.
Câu chuyện như một khúc phim được chàng quay lại từ ngày mới dọn đến nhà ông Dương. Rồi nửa đêm nghe tiếng đàn vọng lên chàng ngồi nghe say sưa như thế nào, cho đến lúc bị mẹ cha buộc phải trở về Hương Cảng chàng phải đi vì không thể chần chừ được nữa. Và Hàn Ni hay tin, bị xúc động chịu không nổi đã tắt thở ngay dưới chân chàng mà chàng không hay.
Theo lời kể của chàng, nàng như nhìn thấy người thiếu nữ có một quãng đời đáng thương kia hiện ra trước mặt. Nàng bắt đầu xúc động và không thấy ganh tị nữa, mắt nàng bắt đầu ướt:
- Anh Lâu, tội nàng thật, em nghe mà muốn khóc.
Vân Lâu tiếp tục kể:
- Câu chuyện đến đây chưa phải là hết, Hàn Ni chết đi, kể từ đó đột nhiên anh thấy không vẽ được nữa, ngay cả chân dung của Hàn Ni anh cũng vẽ không xuất thần như trước. Em nhìn hình thì thấy chứ?
Tiểu My đưa mắt nhìn tấm hình đặt dưới khung kính. Hèn gì chẳng là họa không thành sao được.
- Nhưng... sao em thấy bức tranh này, giống em ghê đi!
- Thế à!
Vân Lâu chồm tới ngắm nghía, quả giống thật. Hai người yên lặng nhìn nhau. Phải chăng giữa thế giới loài người còn có một thế giới vô hình khác chi phối cả cuộc đời sống con người. Một lúc, Tiểu My giục:
- Kể tiếp đi anh!
- Ừ, Hàn Ni chết được một năm, một hôm anh định ghé ông bà Dương thì anh gặp em. Em còn nhớ cái ngày hôm ấy chứ?
- Vâng, chuyện cứ như nằm mơ, em cứ tưởng anh giả điên giả khùng để trêu em. Nhưng sau đấy không hiểu sao em lại mời anh đến phòng trà Thanh Vân.
- Đúng rồi, chuyện như nằm mơ không bằng. Anh tưởng em là Hàn Ni, anh mừng phát điên lên được, anh chạy đến nhà ông bà Dương la hét um xùm, mãi đến lúc ông ấy thề bán sống bán chết anh mới yên. Tối hôm ấy ngủ lại nhà ông Dương, anh mơ một giấc mơ lạ lùng, trong đó Hàn Ni đã hát “Sợ anh buồn, sợ anh cô đơn nên em sẽ trở lại... ”.
Tiểu My chau mày:
- Anh còn nhớ âm điệu bản nhạc thế nào không?
- Để anh thử nhớ xem.
Vân Lâu nhại giọng một hai câu, Tiểu My gật đầu:
- Thôi em hiểu rồi, bản nhạc này xưa lắm rồi, nó có tên là “Đừng Xa Nhau” nhưng tại sao lại đổi lời?
- Em cũng biết bản này nữa sao?
- Vâng, bản này với bản “không Bao Giờ Xa Nhau” đều là những bản nhạc xưa cả.
- Đó em thấy không, em với Hàn Ni đều biết hát cùng một bản như vậy làm sao anh không bị lầm được.
- Nhưng nhiều người cũng biết hát những bản đó vậy, đâu phải chỉ có một mình em. Anh kể tiếp đi.
- Lúc tỉnh dậy, đầu óc anh cứ lảng vảng mãi mấy câu đó. Anh như người mất thăng bằng, cách đây mấy hôm, khi gặp em ở nhà hàng Trung Ương, anh đã hứa với lòng là từ rầy không đến tìm em nữa, nhưng rồi lại chiêm bao lúc thấy em lúc lại thấy Hàn Ni, thế là anh không chịu được, đành phải đi tìm em.
Tiểu My bị ám ảnh bởi câu chuyện kể:
- Em sợ em không đẹp như nàng!
Vân Lâu nâng những ngón tay nhỏ của Tiểu My đặt lên môi mình:
- Tiểu My, tính tình em và nàng khác hẳn nhau. Em can đảm, cứng rắn, em như cuộn lửa đỏ, còn Hàn Ni chỉ là những sợi khói mong manh thôi. Em hiểu ý anh không?
Tiểu My nhẹ gật đầu.
- Còn một điều nữa. Tối qua về nhà, đột nhiên anh thấy thích vẽ vô cùng, và anh đã vẽ chân dung em, có thể nói đó là bức thành công nhất của anh trong năm nay.
Nụ cười nở trên môi Tiểu Mỵ Vân Lâu nhìn nàng và đột nhiên chàng nắm tay người yêu đặt lên môi mình, cánh tay còn lại vòng qua người xiết chặt:
- Tiểu My, em làm anh cảm thấy phấn khởi.
Tiểu My vùng vẫy:
- Anh Lâu, buông em ra, anh không sợ Hàn Ni nhìn chúng ta à?
- Không sao đâu, nhìn thấy chắc nàng sẽ sung sướng hơn, yên tâm hơn vì anh đã hết phiền muộn.
Khoảng bốn giờ sau, Vân Lâu và Tiểu My tới trước cổng nhà ông Dương. Đưa tay lên bấm chuông, Vân Lâu quay lại nói:
- Để em xem, thấy em chắc chắn họ la hoảng lên cho coi!
Tiểu My cười không đáp. Nàng phập phồng không hiểu chuyện mình đế đây thế này có nên hay chăng? Người trong nhà sẽ nghĩ sao về nàng? Hôm nay nàng không trang điểm nhiều, chỉ thoa một tí son nhạt trên môi, tóc xõa dài trên vai, chiếc áo màu vàng nhạt, tình cờ nàng ăn mặc tương tự như cách ăn mặc của Hàn Ni.
Cửa vừa mở, khuôn mặt cô tớ Tú Lan thò ra ngoài, thấy Vân Lâu cô ra mừng rỡ:
- Cậu Lâu, ông chủ đến sở chưa về, cậu...
Vừa nói xong tiếng cậu, quay sang nhìn Tiểu My, cô ta há hốc miệng, không thốt ra được lời nào nữa. Vân Lâu thấy vậy, vội đính chính:
- Tú Lan, đây là cô My, chị thấy có giống Hàn Ni không?
- Cô My à? Không... không...
Cô Tú Lan hấp tấp bỏ chạy ngay vào nhà, Vân Lâu nói ngay với Tiểu My:
- Đấy thấy không Tiểu Mỵ Cô ấy bỏ sợ bỏ chạy vào nhà rồi đấy. Bây giờ chúng ta vào nhà nhé?
Tiểu My ngại ngùng:
- Có thật em giống Hàn Ni lắm không?
- Anh đã bảo là giống như hai giọt nước mắt.
Bước vào phòng khách, gian phòng màu xanh mát dịu, không một bóng người. Vân Lâu nhìn quanh, không có gì thay đổi, phải chăng những ngày tháng cũ đang trở lại.
- Phòng bài trí đẹp quá!
- Bác Dương gái bày biện hết đấy. Vân Lâu chỉ chiếc đàn dương cầm – Hàn Ni thường ngồi đây đàn bản Một Tưởng Khúc cho anh nghe.
Tiểu My suy nghĩ:
- Một Tưởng Khúc à? Em cũng biết đàn bản ấy.
Vân Lâu bước tới mở nắp đàn lên:
- Em thử xem, cây đàn lâu lắm không có ai mò tới.
Tiểu My bước tới do dự:
- Có tiện không?
- Sao lại không, Tiểu My, đàn đi, anh đang muốn nghe đây.
Nơi cửa có tiếng động, tiếng chó kêu, Vân Lâu quay đầu lại, con chó Khiết đang vẫy đuôi chạy đến.
- Khiết! Khiết!
Chó Khiết chồm lên người Vân Lâu, Tiểu My buột miệng:
- Con chó đẹp quá, dễ thương quá!
Hình như tất cả đàn bà, trời sinh ra đều yêu thương thú vật. Tiểu My cúi xuống, vuốt ve đôi tai mềm của con chó. Con vật cũng có vẻ mến nàng, nó thè lưỡi ra liếm tay nàng.
- Nó ngoan quá hở anh?
Vân Lâu nhìn Tiểu My và con vật, chàng vỗ nhẹ lên đàn:
- Em không đàn à?
Tiểu My ngồi xuống bắt đầu đàn, những âm thanh quen thuộc lại vang lên. Nhưng tiếng đàn rời rạc chứ không điêu luyện như tiếng đàn của Hàn Nị Gian phòng chìm đắm trong cõi mộng. Chú chó Khiết bước tới phủ phục dưới chân Tiểu My như đã ở dưới chân Hàn Ni ngày nào.
Có tiếng động ở cầu thang, Vân Lâu nhìn lên, bà Dương đang vội vã bước xuống.
- Hàn Ni!
Tiểu My ngưng tiếng đàn quay lại, Bà Dương đã bước xuống chân cầu thang, bà loạng choạng như sắp ngã.
- Cháu thành thật xin lỗi bác, cháu quên giới thiệu trước cho bác biết là đây Tiểu My chứ chẳng phải là Hàn Nị Tiểu My mà cháu đã nói với bác là cháu gặp ngoài phố đấy!
- Không, không... không phải đâu!
Bà Dương là một người đàn bà cứng cỏi, thế mà bà vẫn không dám chấp nhận chuyện trước mặt là sự thật. Đang ngủ, đột nhiên nghe có tiếng đàn vọng lại, bà vội bước xuống lầu. Cảnh tượng trước mặt chẳng khác ngày xưa. Hàn Ni vẫn xõa tóc bên đàn, con chó Khiết phủ phục dưới chân...
- Không... Không, tôi đang nằm mơ đây phải không?
Vân Lâu cố gắng giải thích:
- Không phải đâu bác, bác không nằm mợ Đây là người con gái giống Hàn Ni như khuôn đúc, cháu đưa nàng đến để gặp bác. Nàng họ Đường tên Tiểu My, nếu bác nhìn kỹ sẽ thấy không phải là Hàn Ni.
Bà Dương có vẻ tỉnh táo đôi chút, bà chậm rãi bỏ đôi tay đang úp trên mặt xuống. Tiểu My đang đứng trước mặt bà ngượng ngập:
- Thưa bác.
Tiểu My lên tiếng, bà Dương đã nghe rõ. Thưa bác, chứ không phải là thưa mẹ! Đúng là ta đã lầm. Bà yên lặng ngắm nghía người con gái. Cũng một đôi mắt, cái miệng nhỏ và sống mũi thẳng, nhưng Hàn Ni ốm hơn, xanh hơn, yếu đuối hơn người con gái trước mặt nhiều. Không ngờ trên đời lại có sự trùng hợp lạ thường như vậy.
- Cậu Lâu cậu tìm gặp cô này ở đâu?
- Dạ con gặp trên phố, con có nói cho hai bác nghe hôm nọ, nhưng hai bác cứ bảo là con bị hoa mắt nhìn lầm, bác quên rồi sao?
- à phải rồi!
Bà Nghĩ, nếu Hàn Ni cũng khỏe mạnh như con bé thế nay, thì... bà lắc đầu, thở dài rồi đưa tay ngoắc Tiểu My lại gần:
- Lại đây cháu, lại bác bảo.
Tiểu My bỡ ngỡ bước tới, ngồi lên chiếc ghế thấp, đối diện với bà Dương. Mất mẹ từ thửa nhỏ, Tiểu My là đứa bé khao khát tình mẫu tử, nàng đưa tay cho bà Dương nắm lấy.
- Cháu họ gì?
- Dạ họ Đường ạ!
- Họ Đường à? Bà Dương giật mình - Thế cha cháu tên gì?
- Đường Văn Khiêm!
- Đường Văn Khiêm? Ký ức trở về làm bà ngồi thẳng lưng lại - Trời... thì ra... thì ra cháu là...
Tiểu My ngạc nhiên:
- Cháu là sao thưa bác.
Bà Dương nhìn thẳng vào mắt Tiểu My:
- Bây giờ cháu cho bác biết một điều nữa nhé. Cháu sinh ngày nào?
- Mười bảy tháng tư âm lịch.
- Mười bảy tháng tư à? Vân Lâu hốt hoảng lên tiếng - Hàn Ni cũng sinh ngày đó!
Bà Dương cúi xuống:
- Đúng rồi. Ngày mười bảy tháng tư âm lịch năm Dân quốc thứ ba mươi bốn tại Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên phải không? Mẹ cháu thì... chết vì sanh khó phải không.
Ủa? Tiểu My tròn xoe mắt - Tại sao bác biết?
Vân Lâu cũng ngạc nhiên không kém:
- Bác Dương, có chuyện gì lạ vậy? Tại sao Hàn Ni với Tiểu My lại sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng nơi thế?
Bà Dương thở dài:
- Không phải chỉ cùng ngày cùng tháng thôi mà còn là cùng giờ nữa, cùng cả người mẹ sinh ra nữa. Họ là hai chị em sinh đôi đấy.
Vân Lâu kêu lên:
- Sao lạ vậy? Không lẽ... không lẽ Tiểu My cũng là con của bác à?
Bá Dương lắc đầu:
- Không phải thế. Đời này có nhiều chuyện xảy ra mà ta không ngờ được. Hình như trời đất đã sắp đặt trước để mươi năm sau mới cho vén màn bí mật.
- Vậy thì bác nói đi. Vân Lâu giục - Tiểu My với Hàn Ni là hai chị em sinh đôi, thế là thế nào?
Bà Dương bình thản nhìn Tiểu My:
- Được rồi, để tôi nói. Dù sao Hàn Ni cũng đã chết rồi, chuyện cũng không cần phải dấu diếm làm gì. Nhưng trước khi tôi kể cho hai người nghe, cháu Tiểu My, cháu cho bác hỏi thăm ba cháu lúc này có khoẻ không?
Tiểu My e dè đáp:
- Dạ khỏe.
- Cô ở với ông ấy à?
- Vâng.
Bà Dương lục lọi trong ký ức:
- Ông ấy... còn uống rượu không?
Tiểu My ngạc nhiên:
- Làm sao bác biết cha cháu uống rượu? ông ấy say sưa suốt ngày có lúc nào tỉnh đâu.
- Thế à? Bà Dương đưa mắt thương hại nhìn Tiểu My – Như thế làm sao ông ấy kiếm tiền nuôi lớn cháu chứ?
- Dạ lúc đến Đài Loan, cha cháu còn đi làm được, cha cháu dạy âm nhạc cho một trường trung học. Để dành được số tiền nhỏ, cha cháu mới mua nhà cửa. Nhưng sau đấy vì rượu, nhà cũng phải bán đi, để mướn căn nhà hiện nay ở đường Quảng Châu. Việc dạy học bất thành, nhưng nhờ tiền bán nhà nên hai cha con cũng sống lây lất qua ngày, mãi đến lúc cháu đậu xong trung học... Và kể từ đó, cháu bắt buộc phải đi làm.
- Cháu làm ở đâu?
- Da... da...
Tiểu My có vẻ e thẹn, Vân Lâu đỡ lời:
- Tiểu My hát cho một phòng trà.
- à! Bà Dương thở dài - Tội nghiệp không!
Vân Lâu hối thúc:
- Thưa bác, bác chưa nói rõ câu chuyện mà!
- Vâng, tôi nói đây. Bà Dương mơ màng nghĩ lại câu chuyện hai mươi năm về trườc. Cậu Lâu, cậu còn nhớ là thưở xưa tôi đã bị bà nội cậu nguyền rủa không?
Vân Lâu gật đầu, bà Dương tiếp:
- Lời nguyền đó không ngờ lại linh nghiệm thật. Hai vợ chồng tôi mong mỏi được một đứa con, nhưng hai lần có thai là hai lần bị hư, rốt cuộc chúng tôi không có đứa nào cả, trong khi đó thì cậu ra đời. Đến năm Dân Quốc thứ ba mươi bốn, tôi lại thụ thai lần thứ bạ Không cần phải nói cậu cũng biết chúng tôi chăm sóc cái thai đó, đến thế nào. Và đến ngày mười bảy tháng tư năm sau, tôi đã lâm bồn tại một bảo sinh viện ở Trùng Khánh, Tứ xuyên.
Vân Lâu nôn nóng:
- Và bác đã sinh ra Tiểu My với Hàn Ni!
Bà Dương lắc đầu:
- Không, sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ đau bụng, tôi đã sinh được một đứa con gái kháu khỉnh. Nhưng có lẽ vì lời nguyền rủa của bà cậu, tôi không bao giờ có được diễm phúc làm mẹ. Vì vậy đứa bé vừa chào đời là lại bỏ tôi đi ngaỵ Bác sĩ cũng bảo rằng tôi không có con được nữa. Bà Dương ngưng lại thở - Tôi đau khổ đến muốn tự tử. Bác trai cháu lúc nào cũng ngồi cạnh canh chừng sợ tôi quẩn trí làm bậy. Nhưng một phép lạ đã cứu tôi.
Bà Dương đưa mắt nhìn Tiểu My với nụ cười trên môi. Vân Lâu hối thúc:
- Phép lạ đó thế nào?
- Thì cũng ngày đó có một sản phụ cũng đến bệnh viện đó sinh. Chồng của bà ấy là một sinh viên trường quốc gia âm nhạc, nghèo không một xu dính túi. Khi sản phụ được đưa đến bệnh viện thì đã mê man. Bác sĩ bảo chỉ còn có cách giải phẫu để cứu đứa con. Kết quả là hai đứa bé gái ra đời, đó là Tiểu My và Hàn Ni.
- à.
Bây giờ Tiểu My mới hiểu, bà Dương tiếp:
- Người đàn bà khốn khổ kia, sau khi được giãi phẫu chỉ sống thêm được hai tiếng đồng hồ. Hai đứa bé sinh ra rất yếu đuối, một đứa nặng chưa tới hai ký, nhỏ như một con chuột, bác sĩ bảo nó khó có thể sống được, còn đứa kia thì tương đối khỏe mạnh hơn, hai đứa giống nhau như hai giọt nước.
Người cha trẻ tuổi kia sau khi vợ mất như một kẻ cuồng trí, tối ngày la hét uống rượu say sưa, bỏ mặc hai đứa bé không người chăm sóc.
Đó là những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nhật, giá sữa lên thật cao. Những đứa bé không mẹ bắt buộc phải dùng sữa hộp. Người cha làm gì có tiền để muạ Thế là một hôm, cô y tá bế một đứa bé, đứa nhỏ nhất trong hai đứa, đến tìm tôi. Lúc đó ngực tôi căng đầy sữa, tôi bằng lòng cho nó bú nhờ.
Gian phòng yên lặng, bác Dương tiếp:
- Khi đứa bé nằm yên trong lòng tôi đưa đôi mắt đen nháy nhìn tôi thì tình mẫu tử tự nhiên khiến tôi thấy yêu thích cô bé vô cùng và chúng tôi đi tìm nhà nhạc sĩ nài nỉ ông ta cho đứa con gái yếu đuối kia cho chúng tôi.
- à! Tôi hiểu rồi.
Vân Lâu kêu lên, bà Dương nhìn Tiểu My tiếp:
- Lúc đó cha cô đang là người bất đắc chí, học hành dở dang, thất nghiệp, vợ lại mới chết phải nuôi cả hai đứa con còn đỏ hỏn, ông ấy bối rối vô cùng. Vả lại bác sĩ cũng bảo là con bé yếu đuối e sống không lâu, dù có tốn bao nhiêu thuốc thang nó cũng vẫn yểu tướng như thường. Lúc nghe chúng tôi xin con, ông đã giận dữ, nhưng sau đó, sau khi suy nghĩ chín chắn, thấy gia đình chúng tôi cũng khá giả, nên lại bằng lòng chọ Thế là con bé kia trở thành con chúng tôi, đó là Hàn Ni.
Tiểu My bàng hoàng:
- Thế tại sao tôi không hề nghe cha tôi nói gì đến chuyện tôi có đứa em sinh đôi cả thế?
- Ngay chính Hàn Ni chúng tôi vẫn dấu, dù tôi vẫn liên lạc với cha cộ Chúng tôi tìm đủ mọi cách để giúp đỡ cha cô từ tiền bạc đến tinh thần. Mong ông ấy sẽ lầy lại được can đảm sống, nhưng không đi đến đâu cả, cha cô cứ mãi say sưa. Sau cuộc kháng chiến, thì đất nước cũng không yên vì sự dấy loạn của cộng quân. Chúng tôi đành rời Tứ Xuyên. Trước khi đi tôi có gửi lại cho cha cô một số tiền lớn rồi mới đến Đài Loan. Sự liên lạc từ đó bị cắt đứt và tôi vẫn tưởng cha cô và cô còn ở lại Hoa Lục, không ngờ...
Vân Lâu nãy giờ yên lặng, mới lên tiếng:
- Thưa bác, cháu không ngờ có chuyện như vậy. Cháu chỉ thấy lạ là tại sao Hàn Ni lại giống Tiểu My như đúc. Nay rõ ra là tại vì cùng cha, cùng mẹ, nên cùng yêu âm nhạc, cùng biết hát, hèn gì!
Tiểu My rối rắm theo câu chuyện, nàng không biết mình nghĩ gì. Không ngờ ta lại có một người em song sinh. Phải chi Hàn Ni còn sống thì hay biết mấy.
- Đó chính là thiên mệnh!
Vân Lâu nói, bà Dương nhìn chàng, bà hiểu chàng định nói gì. Thiên mệnh là một lý do kỳ diệu. Có nhiều sự sắp xếp lạ lùng mà ta không ngờ tới. Đột nhiên bà đứng dậy nói:
- Hai người ở lại đây dùng cơm nhé.
Quay sang nhìn Vân Lâu, bà Dương xúc động:
- Cậu Lâu, tôi cảm thấy như thời gian trôi qua bây giờ đang trở lại.
Vân Lâu yên lặng, vì mắt chàng đang dừng trên người Tiểu My.
Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện bí mật và mỗi bí mật khi được bật mí thường mang đến nhiều chuyện buồn phiền hơn vui. Nhưng với Vân Lâu, Tiểu My, và gia đình ông Dương thì lại khác. Thân thế Tiểu My được tỏ rõ thì mọi người đều hân hoan. Tiểu My đã biết được Hàn Ni là chị em song sinh của mình thì bao nhiêu hờn ghen xưa kia đều tan và thay vào đấy là thứ tình cảm man mác. Với Vân Lâu việc mất Hàn Ni để rồi bây giờ lại có Tiểu My thay thế cũng chẳng còn buồn phiền vì hai đóa hoa là hai đóa chung cành. Riêng đối với vợ chồng ông Dương, thì sự xuất hiện của Tiểu My với cùng một khuôn mặt, với một thân xác khỏe mạnh mang đến cho hai người những cảm giác của người mất bảo vật đã tình cờ tìm thấy lại.
Trong khung cảnh đó, những tháng ngày vui tươi đã trở lại với họ. Ông Dương sốt sắng tìm việc làm cho Tiểu My, tiếc một điều là Tiểu My không biết kế toán và đánh máy chữ, nàng hoàn toàn xa lạ với công việc văn phòng, chỉ biết độc mỗi một môn ca hát. Ông Dương sau nhiều lần đắn đo, đã đề nghị:
- Tiểu My, em song sinh của cô là con gái tôi, vậy thì Tiểu My đừng ngại ngùng gì cả cứ để tôi bảo bọc gia đình cô một thời gian. Còn cô, cô tiếp tục học tiếp môn âm nhạc, cô thấy sao?
Đề nghị vừa được đưa ra là Tiểu My cự tuyệt ngay, người con gái có óc tự lập này nói:
- Lúc xưa, cháu đi học hành nghề ca sĩ là chỉ vì muốn tự túc mưu sinh, bây giờ dù có được hai bác thương yêu tận tình giúp đỡ để tiếp tục học lại thì cháu cám ơn lắm nhưng cháu không yên tâm được. Tiền cha cháu mang sang Đài Loan mua nhà, sinh sống cũng là của hai bác giúp đỡ. Nghĩa là mười mấy năm học của cháu có thể kể là hoàn toàn do hai bác lọ Bây giờ cháu đã hai mươi rồi, cháu phải sống tự lập chứ đâu thể cứ nhờ vả hai bác mãi được.
Bà Dương thở dài:
- Tại sao Tiểu My lại cương trực quá vậy!
Nhưng với ông Dương thì trái lại, ông thấy khâm phục người con gái có tính tự lập này. Ông âm thầm theo dõi và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ Tiểu Mỵ Bà Dương vì thương nhớ Hàn Ni không nguôi nên lúc nào cũng mong Tiểu My dọn về đây ở chung. Nếu Tiểu My dọn về đây, bà sẽ dành phòng Hàn Ni cho Tiểu Mỵ Nhưng bà hiểu, không bao giờ đề nghị trên được Tiểu My chấp thuận. Tiểu My bướng bỉnh và cứng đầu chứ không mềm yếu như Hàn Ni.
Đời sống hàng ngày của gia đình Tiểu My càng lúc càng đi đến chỗ tối tăm hơn, kể từ ngày nàng nghỉ làm ở phòng trà. Ông Khiêm tối ngày say sưa Vân Lâu dù đã có giúp ít nhiều nhưng cũng không thể không lâm vào tình trạng túng quẫn được. Ông bà Dương hiểu rõ hoàn cảnh của nàng, nên một hôm ông bà đã ghé thăm ông Khiêm. Lúc họ đến nơi thì ông Khiêm đang nằm say sưa như chết, vì vậy ông bà chỉ hỏi thăm Tiểu My qua loa, rồi đưa mắt quan sát khắp nơi. Một lúc khi ông bà Dương về xong, Tiểu My chợt thấy trên giường mình có một gói bạc lớn và một mảnh giấy:
Tiểu My,
Tiền bạc chẳng có nghĩa lý gì so với tình cảm của con người, vì vậy món quá tôi gởi cho Tiểu My đây không phải chỉ là tiền mà còn là tình cảm của chúng tôi dành cho Tiểu My nữa, mong Tiểu My đừng khước từ, vì khước từ có nghĩa là Tiêu My không chấp nhận tình cảm chân thành đó. Tiểu My cũng biết là tôi xem Tiểu My như con mà.
Bác Dương.
Cầm mảnh giấy trong tay, Tiểu My gục đầu trên vai Vân Lâu khóc ngất. Vân Lâu vỗ về:
- Cứ cầm lấy đi em, đừng phụ lòng của bác Dương.
Từ đó giữa Tiểu My và bà Dương đã phát sinh một thứ tình mẫu tử thiêng liêng. Trước mắt bà Dương, Tiểu My chẳng có chuyện riêng tư nào phải dấu diếm cả, kể cả mối tình giữa nàng và Vân Lâu.
Những tháng ngày kế tiếp của Vân Lâu và Tiểu My ngập đầy tình yêu mật ngọt. Mỗi một cái liếc mắt, mỗi một lời nói, mỗi một suy tư đều hàm chứa hương yêu.
Tiểu My thường đến nhà Vân Lâu giặt hộ chàng chiếc áo, dọn dẹp nhà cửa hay làm cơm cho chàng. Họ rất nghèo, chỉ một chút thịt rau là hai kẻ yêu nhau có một bữa cơm ngon lành.
Thỉnh thoảng họ cũng đi dạo phố, cũng ra ngoại ô thay đổi không khí. Tiểng cười vui được gieo rắc khắp nơi. Đầu mùa hạ, ánh nắng chói chang nhưng ngập đầy tình ái mỗi một chuyến đi là một kỷ niệm. Tiểu My thường ngắt một đóa hoa, một chiếc lá hay một hòn sỏi nhỏ mang về nhà để đánh dấu một cuộc tình đang độ nồng đượm nhất.
Vân Lâu thường bảo:
- Bao giờ con mình lớn, anh sẽ mang những kỷ vật này ra cho chúng xem và kể lại cho chúng nghe chuyện tình của hai đứa mình cho chúng biết!
Tiểu My cúi đầu e thẹn, mỗi lần nói đến chuyện con cái là má nàng ửng hồng. Vân Lâu vẫn không buông tha:
- Tiểu My, em muốn chúng ta có bao nhiêu đứa con? Tiểu My yên lặng, Vân Lâu tiếp - Anh rất thích trẻ con. Một tá đi em nhé?
- Nói nhảm không à, có con chứ có phải nuôi heo đâu mà anh lại tính tá với lố.
Vân Lâu thích thú cười vang.
- Tiểu My em không hiểu chứ, song thai có thể có di truyền. Em chỉ cần sinh sáu lần là em có mười hai đứa ngay.
- Hứ, nói nhảm.
Nghe Tiểu My hứ, Vân Lâu càng cười tọ Một lúc chàng nghiêm giọng bảo:
- Anh nói thật đấy Tiểu My, anh mong mìnhsẽ có hai đứa con song sinh như em với Hàn Ni để chúng ta đặt tên là Tái My và Tái Hàn.
Nắm tay Tiểu My, Vân Lâu say đắm nói:
- Em có nhận lời lấy anh không? Em có giúp anh sinh con và sống một đời bên anh không?
- Anh còn nói gì nữa không?
Vân Lâu lắc đầu và Tiểu My thay vì trả lời bằng lới nói nàng mượn một bản nhạc tình:
Không bao giờ xa nhau vì lòng ta luôn bên nhau
Anh hãy tin em vì đời keo sơn cho tình ta dài lâu
Tình yêu của họ làm những nười chung quanh cũng vui lây. Không những chỉ vợ chồng ông Dương mà ngay cả Thúy Vi nữa. Cô nàng cũng thật lạ, vừa biết nhau đã trở thành bạn thiết của Tiểu Mỵ Một lần chỉ có hai người, nàng đã thú nhận:
- Nói thực với Tiểu My lần đầu gặp Vân Lâu là tôi đã nhìn thấy ngay vẻ khác biệt của chàng. Rồi thấy Vân Lâu yêu Hàn Ni, tôi cũng rất mừng. Nhưng Hàn Ni lại mất sớm... dì Dương đã hết lời an ủi, còn tôi... thú thật tôi cũng đã... Thúy Vi ngập ngừng rồi cũng lướt qua được – Cái gì cũng không qua mệnh số an bài. Nhưng kết thúc như thế này có vẻ hợp lý. Đến ngày cưới của hai người, tôi xin được làm phù dâu. Tiểu My bằng lòng không?
Tiểu My e thẹn cúi đầu, lòng ngập đầy niềm vui.
Mùa hè đến, trời càng lúc càng nóng, Vân Lâu bận rộn lo cuộc thi cuối năm, nhưng chàng cũng cố dành thì giờ để vẽ một bức chân dung của Tiểu My có tiềm ẩn bóng hình của Hàn Nị Vân Lâu vẽ với tâm hồn. Tiểu My phải ngồi làm người mẫu cho chàng cả tháng trời. Khi bức tranh hoàn thành thì cũng là lúc có một trung tâm hội họa bên Pháp đang xin tranh của các họa sĩ trên thế giới để triễn lãm, giải thưởng thật cao. Vân Lâu không dám hy vọng quá cao, nên không gửi tranh tham dự. Không ngờ Tiểu My thừa lúc chàng đi vắng đã gửi bức “Nụ Cười” vừa vẽ và một bức Hàn Ni ngồi ôm chó Khiết đi tranh giải. Đến khi Vân Lâu hay ra chỉ còn biết cười trừ:
- Em làm thế này người ta tưởng anh bí đề tài nên chỉ vẽ có một khuôn mặt.
Bà Dương thì nói:
- Không ai ngờ là trong hai bức chân dung chất chứa một câu chuyện ly kỳ.
Mùa nghỉ hè mang đến cho Vân Lâu một khoảng thời gian thoải mái. Chàng không đi chơi đâu xa, vấn đề tài chính gia đình cũng đã khiến chàng phải lãnh thêm nhiều công việc, ngoài ra chàng con mong để dành được một số tiền nhỏ để lo đám cưới. Nhiều lúc ôm Tiểu My trong lòng chàng nói:
- Anh muốn đời sống chúng ta sau này phải rất đẹp. Tranh của anh, tiếng hát của đều là nghệ thuật cao quí. Đời sống có tình yêu, có ánh sáng và cuồng nhiệt của lòng thành hai chúng ta mới đích thực là nghệ tuật cao quý.
Tình yêu thường hay bị bóng tối đe dọa. Bóng tối đã qua nhưng nó có đến nữa chăng nào ai dám quả quyết. Trời mùa hạ thường nhiều mây đen và hay đổ ập xuống những cơn mưa dài lê thệ Hôm ấy, Vân Lâu và Tiểu My đang làm việc tại nhà Vân Lâu, Vân Lâu đang vẽ một trang quảng cáo, Tiểu My sắp xếp vật dụng trong nhà, hôm nay nàng mặc chiếc áo trắng trông như chú bướm xinh nhởn nhơ trong phòng miệng hát nho nhỏ.
Vân Lâu đưa mắt nhìn theo người yêu quên cả công việc.
- Làm việc thì lo làm đi, sao anh lại thừ người ra thế?
Tiểu My làm Vân Lâu tỉnh mộng, chàng cười xòa:
- Em đã làm anh ngẩn ngơ, bây giờ bắt đền một cái hôn mới chịu.
- Không!
Tiểu My lắc đầu, Vân Lâu giả vờ đứng dậy:
- Vậy thì anh không làm việc nữa.
- Như thế anh sẽ trễ hẹn với người ta.
- Trễ thì trễ ăn thua gì. Ai biểu em làm cho người ta mất hứng làm chi.
Nàng nhượng bộ:
- Anh lì thật!
Thế à, chàng kéo nàng vào lòng, nụ hôn thật ngọt trên môi trên mặt.
Đột nhiên ngoài cửa có tiếng còi xe, nhưng Vân Lâu không buồn để ý đến vì chàng làm gì có khách, mãi đến lúc có tiếng gõ cửa, họ mới giật mình buông nhau ra.
Cửa mở, ông Dương bước vào với một thái độ trịnh trọng:
- Cha của cậu sắp đến đây.
Vân Lâu giật mình:
- Thật sao?
ông Dương đưa tờ điện tí cho chàng:
- Đây đọc xem điện tín của em gái vậu gửi cho cậu đấy.
Vân Lâu mở ra.
Cha sẽ đáp chuyến phi cơ chiều nay đến Đài Loan vì chuyện anh cặp bồ với ca sĩ. Hãy lo liệu trước đi.
Vân Nhị
Vân Lâu vầm bức điện tín trên tay, mặt tái xanh vì giận:
- Cha tôi đã không nhận tôi là con rồi mà ông ấy sao cứ theo phá tôi hoài vậy.
Tiểu My đọc xong nôi dung bức điện tín vẫn không nghĩ là Vân Nhi ám chỉ mình. Nàng cho là giữa Vân Lâu với cha chàng vẫn chưa lành xích mích cũ về chuyện Hàn Ni, nàng bước tới an ủi:
- Thôi, anh Lâu, anh đừng buồn nữa, bực tức với cha mẹ sao phải, chuyện đâu cũng còn có đó mà.
Vân Lâu bực bội:
- Em biết gì mà nói!
- Sao vậy? Anh lại gây với em nữa sao?
- Không, không phải đâu Tiểu Mỵ Vân Lâu đau khổ nói – Anh đang có chuyện buồn, chứ anh đâu muốn gây với em làm gì?
ông Dương hỏi:
- Bây giờ cậu tính sao đây, có muốn đến phi trường đón cha cậu không? Bây giờ là hai giờ mười phút, khoảng hai giờ ba mươi lăm phút phi cơ đến.
Vân Lâu đáp gọn:
- Tôi không đi.
Tiểu My can ngăn:
- Không được, anh phải đi chứ. Cha anh sang đây chắc chắn là vì anh, nếu không thì ông ấy đã không đến. Anh đi đón biết đâu những ngộ nhận cũ chẳng hóa giải được.
Vân Lâu bứt rứt:
- Tiểu My làm sao hiểu được cha anh hơn anh?
- Nhưng dù sao ông ấy cũng là cha anh... anh vẫn là con của ổng.
- Phải rồi, nhưng Tiểu My em phải biết là mèo mẹ nhiều lúc vì quá yêu mèo con nên ăn thịt cả con. Như vậy em vẫn chấp nhận à.
- Nhưng cha anh không phải là mèo.
ông Dương cắt ngang:
- Thôi đừng cãi nhau nữa. Chúng ta không còn bao nhiêu thời giờ đâu. Bây giờ thế này nhé, Tiểu My, cô về nhà cô đi. Vân Lâu sang nhà tôi đợi. Còn tôi, tôi đi đón ông Mẫn cho.
Vân Lâu hậm hực:
- Tôi không muốn nhìn thấy mặt cha tôi nữa. Cả năm nay tôi có xài cắc bạc nào của ông ấy đâu?
ông Dương cắt ngang:
- Không thể nói như vậy được. Tiểu My nói đúng, dù sao đi nữa ông ấy vẫn là cha cậu, không phải không gửi tiền cho cậu là hết tình cha con, cậu đừng ăn nói bất hiếu như vậy.
VânLâu vẫn không chịu thua:
- Nhưng cha tôi đã giết Hàn Ni, bây giờ lại...
- Cậu Lâu! ông Dương chận ngang - Cậu nói sai rồi, Hàn Ni không phải chết vì cha cậu. Nếu cậu không bị gọi về nó vẫn phải chết, nó chết vì chứng bệnh đau tim của nó. Bây giờ cậu cứ nghe lời tôi đi, dù sao cũng còn tôi và mẹ cậu, chắc cha cậu cũng không làm khó dễ gì đâu.
Tiểu My đứng cạnh nói thêm:
- Anh Lâu anh nên nghe lời bác Dương đi!
Vân Lâu bắt đầu xiêu lòng, chàng cúi nhìn xuống đất một lúc lại ngẩng lên:
- Thôi được, Tiểu My về nhà đi, anh sang nhà bác Dương tối anh đến em.
- Nếu anh bận thì hôm khác. Tối nay anh cứ nói chuyện với cha, rồi mai đến em cũng không muộn. Thôi em đi nhé, nhớ đừng cãi ông ấy anh nhé?
Vân Lâu nhìn theo Tiểu Mỵ Gương mặt người con gái vẫn vui, vẫn bình thản, không hay biết gì cơn giông sắp đến. Chàng thấy lòng thật buồn.
- Thôi đi chứ, cậu Lâu, tôi phải đưa cậu đến nhà tôi, rồi còn phải ra phi trường nữa.
Vân Lâu ngồi vào xe, nhìn khoảng trời xa ngứt trước mắt mà không thấy cái ánh nắng chói chang của mọi ngày. Vì ở xa kia chỉ có những từng mây đen nặng nề vây phủ.
Ngồi nơi phòng khác nhà họ Dương, Vân Lâu thấp thỏm, lòng chàng đầy thù hận và phiền muộn. Cơn giận một năm trước chưa nguôi, bây giờ phiền nhiễu cũ lại tái diễn? Tại sao? tại sao cha mẹ cố chấp và độc tài coi thường tình cảm và lòng tự ái của con cái? Tại sao không bao giờ chịu hiểu cái hoàn cảnh và hạnh phúc mà con cái đang hưởng? Ai đã cho cha mẹ cái quyền phá vỡ hạnh phúc của con cái? Một năm trước, khi Vân Lâu đang sống hạnh phúc tràn trề, thì cha chàng đã như tử thần mang nàng đi khỏi vòng tay đầm ấm. Bây giờ chàng vừa tìm thấy hạnh phúc thì ông lại lù lù xuất hiện. Tại sao? Tại sao?
- Ông ấy đúng là kẻ thù của hạnh phúc!
Vân Lâu lớn tiếng hét to lên. Chàng không hiểu tại sao mình lại hành động thế. Bà Dương ngồi bên cạnh đan áo, ngừng tay ôn tồn bảo chàng thanh niên nóng tính:
- Tôi thấy tốt nhất là cậu nên ngồi xuống bình tĩnh một chút. Cậu cứ tới lui mãi thế này đầu óc tôi cũng căng thẳng.
Vân Lâu vẫn bực mình:
- Chắc chắn cha cháu cho người theo dõi, dò xét cháu, bằng không làm gì biết chuyện Tiểu My.
- Có thể lắm. Dù sao ông ấy cũng là cha cậu.
- Nhưng cháu không cần.
Bà Dương trách:
- Cậu đừng nói vậy, không phải!
- Bác không hiểu chứ, tình cảm cha cháu...
- Làm sao tôi lại không hiểu? Sợ tôi còn hiểu nhiều hơn cậu nữa là...
Bà Dương vừa cười vừa nói. Vân Lâu chợt nhớ ra mối tình của cha và bà Dương ngày trước, chàng im ngaỵ Nhưng cái bực bội vẫn không nguôi, Vân Lâu như con thú lồng lộn trong chuồng, hai tay thừa thãi, lúc khoanh ngang ngực, lúc lại chắp ra sau. Bà Dương lo sợ vì tính tình ông Mẫn bà hiểu quá rõ, tính của Vân Lâu bà cũng biết nhiều. Hai cha con mà đụng nhau thì phải biết. Dù thế nào đi nữa, bà vẫn thấy tình cảm mình thiên về phía Vân Lâu.
- Cậu Lâu, cậu cứ yên tâm, lần này cha cậu không thể làm vỡ hạnh phúc của cậu đâu.
- Sao bác biết?
Bà Dương nhìn ra ngoài trời:
- Tôi biết, tất cả mọi sự kiện đều phải theo định luật thiên nhiên, không thể chống lại thiên mệnh. Trời có mắt người cũng có lòng...
Vân Lâu hậm hự:
- Với cha cháu thì không bao giờ có chuyện đó. Cha cháu tự cho mình cái quyền tối thượng đối với con cái.
Ngoài cửa có tiếng còi xe, cơn giận nửa chừng của Vân Lâu bị cắt ngang. Bà Dương nói ngay:
- Họ đến rồi đấy.
Vâng họ đã đến. Ông Dương vào trước, mang hành lý của ông Mẫn vào, cha của Vân Lâu theo sau. Chiếc bóng cao lớn của ông làm khuất cả ánh sáng chiếu vào phòng. Bà Dương đứng bật dậy, mắt chạm mắt, bao nhiêu năm không gặp nhau, ông Mẫn vẫn không có gì thay đổi, vẫn cao ngạo, tự tin, lạnh lùng. Có điều người đã già đi, mập ra, mái toc điểm sương tạo cho ômg một dáng dấp uy nghi.
Bà Dương bước tới với nụ cười trên môi:
- Anh Mẫn, lâu quá không gặp anh!
Dáng dấp cao quý như một mệnh phụ của bà Dương làm ông xúc động. Thời gian không để lại dấu vết tàn phá nào, trái lại còn tăng thêm vẻ đẹp thiếu phụ của bà.
Điều này chứng tỏ rằng đời sống của gia đình cố nhân của ông đầy hạnh phúc. Đó chính là lý do làm ông Mẫn ghen tức và khó chịu.
- Cô Nhã, cô vẫn đẹp như ngày nào. Hai năm nay chắc cô cũng bực mình với Vân Lâu lắm phải không?
ông Mẫn vẫn gọi bà Dương bằng tên của bà thời con gái. Nhưng thái độ Ông thật nhạt nhẽo khiến bà Dương cảm thấy bị sỉ nhục.
- Cả năm nay Lâu đâu có ở đây. Nếu có ở đây chắc ông cũng không hài lòng đâu,
- Thôi bỏ qua chuyện đó đi. Ông Mẫn gạt ngang - Tất cả đều do lũ trẻ ngu dại gây nên cả. Quay sang Vân Lâu, ánh mắt ông nghiêm khắc trở lại – Vân Lâu!
Vân Lâu đứng yên nơi cửa, lòng buồn vô cùng. Người cha trước mặt là đá, một hòn đá sẵn sàng đập vỡ nát quả tim của Vân Lâu.
- Cha!
- Chả Với một đứa con biết vâng lời như mày mà còn biết gọi tao là cha nữa sao?
ông Dương cản ngăn:
- Thôi anh Mẫn ạ, nghỉ ngơi một chút cho khỏe rồi nói chuyện sau. Ngồi xuống đi nào, anh uống gì? Nóng hay lạnh? Nước cốt dừa nhé?
Bà Dương chen vào:
- Anh ấy không thích uống nước lạnh đâu. Anh Mẫn dùng trà nóng nhé?
ông Mẫn ngồi xuống ghế, lau mồ hôi trên trán:
- Uống cái gì cũng được.
Nhờ gian phòng có gắn máy lạnh nên không khí bắt đầu dịu hơn. Ông Mẫn ngồi đối diện với ông Dương, nói như phân bua:
- Anh không biết chứ tôi khổ vì thằng Lâu không biết bao nhiêu mà kể. Người ta cũng có con lớn như tôi, nhưng người ta đâu có nhọc lòng như vậy?
Bà Dương chen vào:
- Tôi nghĩ, có lẽ sự hiểu lầm nào đó chăng? Quay sang Vân Lâu, bà gọi – Lâu, cậu làm gì đứng đấy mãi thế? Sang đây hầu chuyện cha cậu đi?
ông Mẫn nổi nóng:
- Làm gì có chuyện hiểu lầm, tụi nó cứng đầy cứng cổ như vậy đó. Bảo nó học Khoa Học, nó lại không chịu bỏ qua học Mỹ thuật cái quái quỷ gì không biết. Ở nhà chọn Mỹ Tuyên cho nó, nó lại không chịu cứ đòi cưới cho được con Hàn Nị Bây giờ Hàn Ni chết rồi nó lại cặp bậy cặp bạ với mấy con ca sĩ...
- Cha! Vân Lâu cắt ngang, chàng bước tới trước mặt ông Mẫn với thái độ hùng hổ - Cha đừng nói vậy tội cho người tạ Người ta hành nghề ca sĩ chẳng qua vì miếng ăn, vả lại nghề đó đâu có gì xấu đâu mà cha khinh miệt. Tiểu My sợ còn trong sạch, đứng đắn hơn bao nhiêu đứa con gái con nhà lành khác chứ đừng nói chi.
ông Mẫn trợn mắt:
- Mày giỏi lắm, tao chưa nói gì mà mày đã hét to như vậy, mày có coi cha mày ra gì nữa đâu!
Bà Dương giảng hòa:
- Thôi mà, có chuyện gì thì từ từ mà nói, chứ làm gì mà la hét như vậy?
Vân Lâu quay sang bà Dương:
- Bác thấy đó, cha cháu coi thường người ta như vậy ai mà chịu cho được.
Bà Dương nhìn ông Mẫn, bà muốn xoa dịu cái không khí căng thẳng:
- Anh Mẫn, theo tôi thấy tốt nhất anh đến gặp Tiểu My xem sao. Bây giờ dẹp chuyện đó sang bên đi, tối này chúng tôi xin mời anh dùng cơm ở nhà hàng Thống Nhất.
ông Mẫn trừng mắt bảo bà Dương:
- Tôi làm gì mà phải đến gặp mặt con đó chứ? Chuyện này có liên hệ gì đến cô đâu mà cô lại chen vào?
- Anh Mẫn, hai mươi năm rồi mà tánh anh vẫn không thay đổi tí nào cả, vẫn cố chấp vẫn gàn bướng. Tôi không nói giúp Vân Lâu gì đâu, nếu anh gặp Tiểu My, anh sẽ thấy ngay cô ấy không phải là loại gái như anh tưởng. Cô ấy rất dễ thương, biết suy xét và rất xứng đáng với Vân Lâu.
Gương mặt ông Mẫn thật khó chịu:
- Tôi biết mà, lúc xưa gửi con tôi cho ông bà tôi cứ tưởng là... Không ngờ ông bà đã dạy được cho nó quá nhiều điều hay, dạy nó cãi lại mẹ cha, vào phòng trà, vào vũ trường trụy lạc...
ông Dương bực mình đứng dậy:
- Anh Mẫn, anh đừng nói vậy. Anh hỏi lại con anh xem tôi đối với nó ra sao? Tại sao anh đặt nặng vấn đề như vậy? Với chuyện Hàn Ni chúng tôi đã không muốn nhắc đến, không ngờ hôm nay anh lại khơi lại, dù sao anh cũng phải nể tình bằng hữu trên ba mươi năm của chúng ta chứ.
ông Mẫn cười lạnh lùng:
- Phải, tôi đã gặp bạn tốt nhất.
Bà Dương đứng dậy, bà khó chịu ra mặt:
- Thôi được rồi! Tình hình này tôi thấy mục tiêu anh sang đây không phải vì Vân Lâu mà là vì muốn trách vợ chồng chúng tôi.
ông Mẫn dịu xuống một chút:
- Không phải tôi sang đây để trách cứ ông bà. Nhưng tôi đã gửi gấm Vân Lâu thì ông bà phải coi nó như con ruột của mình mới phải chứ. Phải dạy bảo nó chứ sao lại để nó vào phòng trà, mê ca sĩ như vậy? Hôm nay tôi sang đây, để răn dạy nó, ông bà không giúp thì thôi sao lại còn bênh vực nó...
Bà Dương xúc động:
- Chúng tôi bênh vực Vân Lâu là vì Vân Lâu chẳng có tội tình gì cả. Nếu anh bình tĩnh một chút, chịu khó nghĩ lại một chút, tôi chắc chắn anh sẽ thông cảm cho chúng nó ngay.
ông Mẫn lớn tiếng:
- Tội mê đào hát của nó có thể tha thứ được à? Nó sang đây để học chứ đâu phải để sa đọa?
Vân Lâu lên tiếng biện hộ:
- Nhưng con có bỏ học đâu? Trong lớp con có thua ai đâu? Không tin cha đến trường hỏi sẽ biết. Vả lại lúc gần đây con có đến vũ trường, phòng trà đâu? Tiểu My thôi hát rồi mà!
ông Mẫn thở khói:
Thôi bỏ qua chuyện đó đi, bây giờ tao hỏi mày, chuyện mày với con ca sĩ đó mày tính sao?
- Thái độ Vân Lâu cương quyết:
- Con sẽ cưới nàng!
- Cái gì? ông Mẫn ngồi ngay lại – Mày nói sao? Mày muốn giết tao hả. Cưới nó? Cưới một con đào hát? Mày dám nói câu đó với tao à?
Vân Lâu vẫn bình tĩnh:
- Con nói là con làm. Vả lại ca sĩ cũng là con người vậy, quan niệm của cha cổ hủ quá rồi.
- Mày dám nói thế với tao à? Ngu xuẩn như vậy là đủ rồi. Tao nhất định không chấp nhận đấy, mày phải về Hương Cảng ngay với tao.
Vân Lâu không nao núng:
- Thưa cha, con đã đến tuổi trưởng thành, con có thể quyết định cuộc đời con không cần ai lo cả, có quyền làm chủ đời con chứ!
- Giỏi lắm, mày lớn rồi, mày trưởng thành rồi, tao không có quyền dạy dỗ mày nữa. Được rồi, nhưng tao cho mày biết, nếu mày không cắt đứt liên lạc với con ca sĩ đó, tao sẽ từ mày ngaỵ Từ đây mày đừng hòng bước chân vào cửa nhà tao, cũng như đừng hòng xài của tao một cắc bạc...
Vân Lâu ngẩng đầu lên:
- Thưa cha, một năm trời nay con có xài của cha một cắc bạc nào không?
ông Mẫn cười gằn:
- Hừ, mày tưởng là mày không xài tiền tao à. Mày đã tự lập rồi sao? Đừng lầm con ạ, con cứ hỏi bác Dương con sẽ rõ, việc con đang làm cho cơ sở quảng cáo kia là do ai giới thiệu? Bác Dương à? Ha! Ha!
ông Dương khó chịu:
- Anh Mẫn, sao anh lại nói thế?
Đột nhiên, Vân Lâu thấy ớn lạnh cả xương sống, mồ hôi toát ra như tắm. Bây giờ thì chàng đã hiểu rồi, thì ra... Hèn gì có nhiều lúc chàng bỏ bê công việc ở hãng mà chẳng ai phiền trách gì cả? Mẫu quảng cáo vẽ ra thì nhiều nhưng có mấy cái được dùng đâu. Thế mà mỗi tháng lương vẫn đầy đủ. Thì ra... thì ra... Vân Lâu mở to mắt nhìn cha, lắp bắp:
- Tất cả đều... do cha sắp đặt cả à?
- Hừ. Ông Mẫn cười một cách đắc ý – Bây giờ cậu mới hiểu à? Cậu đừng lớn lối trước mặt tôi, công việc đâu có dễ kiếm như cậu nghĩ đâu? Cậu đâu có biết sự liên hệ giữa công ty với tôi thế nào. Cho cậu biết lông cừu bao giờ cũng lấy từ thân cừu, bây giờ cậu biết rồi chứ?
Khuôn mặt cha càng lúc càng to, lời nói của cha sang sảng vọng mạnh vào màng nhĩ. Vân Lâu rùng mình, cứng miệng không nói gì được cả.
Có tiếng bà Dương nói:
- Anh Mẫn, anh tàn nhẫn quá!
Vân Lâu quay nhanh lại, nhìn thẳng vào vợ chồng ông Dương, nước mắt tràn ra mi, chàng tức nghẹn:
- Hai bác cũng đồng lõa trong vụ lừa gạt cháu nữa sao?
ông Dương lên tiếng:
- Cậu Lâu, cậu bình tĩnh lại đi. Sự thật không như cậu nghĩ đâu. Lúc đầu quả thật hãng quảng cáo thu nhận cậu là vì thể diện của cha cậu, nhưng sau một thời gian, cậu làm việc quả có tiến bộ, được nhiều khách hàng yêu chuộng nên hãng trọng dụng...
Vân Lâu tuyệt vọng:
- Không, tôi không tin. Thôi được rồi! Vân Lâu quay sang ông Mẫn - Được rồi, tôi sẽ bỏ việc. Tôi sẽ không xài đồng tiền của cha nữa, thử xem tôi có chết đói không!
ông Mẫn chau mày:
- Mày nói thế là thế nào? Mày nhứt định không bỏ con đào hát đó à?
- Không.
- Mày cưới nó?
- Vâng!
- Thôi được rồi, kể như mày có lý đi, nhưng gia đình con ca sĩ đó có bằng lòng không?
- Bằng lòng.
- Nếu nó biết rằng từ đây tao sẽ không cho mày lấy một xu, nó vẫn nhận lời mấy chứ?
Vân Lâu cười buồn:
- Cha, cha đừng có xem thường người ta như vậy. Tiểu My không phải là hạng người chỉ biết có tiền, nàng đã hiểu con nghèo từ lâu rồi.
ông mẫn cười nhích môi cười nhạt:
- Sợ không phải chứ, đối với hạng ca kỹ tao biết rõ quá mà!
- Vậy thì cha cứ chờ mà xem!
Vân Lâu nói với tất cả tự tin, ông Mẫn chỉ còn biết giận dữ đứng dậy:
- Được, tao sẽ chống mắt xem tụi bay đi đến đâu cho biết.
Rồi ông bỏ ra cửa, ông Dương gọi theo:
- Anh Mẫn, anh đi đâu đấy?
ông Mẫn xách hành lý lên:
- Đến khách sạn.
ông Dương giữ lại:
- Làm gì lạ vậy, anh đến Đài Loan để ở khách sạn sao? Nhà chúng tôi biết bao nhiêu là phòng trống? Ở lại đây với chúng tôi đi. Dù sao anh cũng chưa hiểu rõ chuyện Tiểu My với Vân Lâu thì ở lại tìm hiểu thêm rồi hãy quyết định.
ông Mẫn vẫn cương quyết:
- Tôi không ở lại, cũng không cần tìn hiểu thêm. Thằng Lâu cứng đầu cứng cổ thì tôi còn gì để nói với nó nữa đâu!
- Dù sao anh cũng nên ở lại!
ông Dương cố nói, nhưng ông Mẫn vẫn từ chối:
- Đừng làm tôi khó chịu anh Dương. Tôi thích ở khách sạn vì nó tiện nghi và thoải mái hơn.
Bà Dương giảng hòa:
- Thôi được rồi đừng nài ép anh Mẫn nữa.
Anh Dương anh lấy xe đưa anh Mẫn đến khách sạn Thống Nhứt đi.
ông Dương yên lặng, đưa ông Mẫn ra cửa. Vẫn chưa nguôi cơn giận, ra đến cửa ông Mẫn còn ngoái đầu lại, lớn tiếng với Vân Lâu:
- Tao sẽ chống mắt xem tình yêu của chúng mày kéo dài được mấy bữa cho biết!
Vân Lâu đứng thẳng lưng, chàng nhìn theo bóng cha với tất cả hậm hực. Trong lúc bà Dương bước ra cửa, xe vừa rồ máy, bà cúi người xuống, chồm người vào khung cửa kính nói với theo:
- Anh Mẫn, dù sao anh cũng có một đứa con ngoan, đừng cố chấp quá mà mất nó. Suốt quãng đời anh đã mất mát nhiều thứ rồi, đừng để mất thêm một cái gì nữa, nhất là con anh.
ông Mẫn ngẩn người ra, mấy câu nói của bà Dương như những tiếng nói tự đáy lòng ông. Ông bàng hoàng. Mối tính cũ ray rức trong tim. Sự cứng rắn đột ngột băng hoại hóa đá.
Xe chạy xong, bà Dương trở vào nhà nhìn Vân Lâu ngồi yên trong lòng ghế, bà tiến tới đặt tay lên vai cậu thanh niên:
- Đời sống bao giờ cũng đầy gian nan, cậu phải can đảm lên mới thắng được.
- Cháu không phải không có can đảm, nhưng cháu thấy khó chịu không hiểu sao con người lại chẳng chịu cảm thông nhau.
- Làm sao cảm thông nhau được. Khi giữa cha mẹ và con cái có một khoảng cách to!
Buổi tối hôm ấy Tiểu My thật bận rộn. Ông Khiêm đột nhiên ngã bệnh, khi nóng, khi mồ hôi đổ ra như tắm, ông lăn lộn trên giường mê sảng. Tiểu My đã biết rõ căn nguyên cơn bệnh vì lần trước bác sĩ bảo đó là hiện tượng trúng rượu, mời bác sĩ đến coi mạch chích thuốc, nhưng bác sĩ bảo phải mang vào bệnh viện. Tiền trong tay không có làm sao dám đưa cha vào bệnh viện chứ. Sau mũi thuốc, ông Khiêm nằm yên, Tiểu My ngồi bên cạnh trông chừng. Sự mệt mỏi làm Tiểu My uể oải.
Đột nhiên có tiếng chuông cửa reo, Tiểu My đứng dậy. Có lẽ Vân Lâu. Tiểu My gọi bà người làm đến bảo trông chừng cha rồi chạy nhanh ra cửa. Trong những lúc rối rắm, bao giờ Tiểu My cũng nghĩ đến Vân Lâu. Với nàng hình như chỉ có sự xuất hiện của Vân Lâu mới giải quyết được vấn đề. Vừa đặt tay lên nắm cửa, Tiểu My vừa nói vọng ra:
- Em lo chết đi được, may là anh đến đúng lúc!
Cửa vừa mở, câu nói chưa dứt đã ngừng lại. Người đứng ngoài cửa không phải là Vân Lâu mà là một người đàn ông đứng tuổi, cao lớn, mắt thật sắc, Tiểu My lúng túng:
- Dạ, xin lỗi, ông tìm ai ạ?
- Tôi tìm cô Tiểu My!
- Vâng... Tôi là Tiểu My đây, ông tìm tôi có việc chi?
- Tôi là cha của thằng Vân Lâu.
- à! Tiểu My chợt lúng túng. Thế tại sao Vân Lâu đâu không cùng đến? Gia đình đang lúc bối rối thế này mà mời ông vào nhà quả thật là một chuyện không phải. Nhưng, ông ấy đến đây làm gì? Để xem mắt à? Mối nghi ngờ len nhẹ trong tim. Tiểu My đột nhiên bối rối không biết phải làm sao.
- Sao? Cô không muốn tiếp tôi à?
ông Mẫn có vẻ bất mãn. Người con gái thật bất lịch sự. Tiểu My như hoàn hồn, nàng hấp tấp nói:
- Dạ, xin lỗi, mời... mời ông vào!
ông Mẫn vừa bước vào phòng khác đã nghe những tiếng rên bên trong vọng ra, ông ngạc nhiên quay lại bắt gặp ánh mắt ngại ngùng của Tiểu My:
- Mời... mời bác ngồi. Xin lỗi... Vì cha cháu bệnh nặng nên...
ông Mẫn nhăn mặt:
- Bệnh gì?
Tiểu My nhìn vào trong:
- Da... dạ, cha cháu vì uống rượu nhiều quá, nên... dạ mời bác ngồi, cháu vào trong một chút sẽ ra ngay ạ.
Nhìn tình hình ông Mẫn hiểu ngaỵ Uống rượu say! ông nhìn theo cái dáng dấp hấp tấp của Tiểu My, rồi quan sát căn nhà nhỏ rách nát. Sự bực bội càng lúc càng tọ Không những con bé này là đào hát thôi, mà ông bố nó còn là một gã say rượu. Thằng Lâu ngu thật, ông Mẫn cắn răng. Không thể không chận đứng một mối tình bất xứng thế này.
Một lúc sau khi tiếng rên ở phòng bên cạnh lắng dần xuống, Tiểu My trở ra, thái độ hối tiếc:
- Xin lỗi bác, để bác ngồi đợi lâu thế này cháu áy náy quá. May là cha cháu đã chịu ngủ yên.
ông Mẫn lạnh lùng lấy thuốc ra châm lửa hút. Tiểu My rót nước mang đến, rồi đi tìm chiếc gạt tàn. Nàng cố gắng tạo ấn tượng tốt cho người đàn ông trước mặt. Nhưng nàng chỉ đón nhận được sự lạnh nhạt:
- Thôi được rồi, ngồi xuống đây cô Mỵ Hôm nay tôi đến đây có chuyện muốn nói với cô.
Tiểu My lo lắng, nàng thụ động ngồi xuống, ông Mẫn đưa mắt nhìn quanh nhà một lần nữa rồi nói:
- Hoàn cảnh gia đình cô hình như không được khá?
Tiểu My thành thật gật đầu:
- Vâng, cha cháu thất nghiệp đã lâu, đời sống gia đình không được rộng rãi, nhưng dù sao cháu cũng đã lớn, nên...
- Nên đã biết cách kiếm tiền, phải không? ông Mẫn tiếp lời với nụ cười khinh mạn.
- Da... Tiểu My không hiểu rõ dụng ý câu nói của ông Mẫn. Có điều Tiểu My cũng linh cảm được sự bất thân thiện trong thái độ người đối diện. Tại sao anh Lâu không đến? Tiểu My không nén được, nàng hỏi ngay ông Mẫn – Thưa bác, tại sao anh Lâu không đến?
- Nó không đến đâu. Cô Tiểu My, tôi phải đưa cho cô bao nhiêu tiền để cô buông tha thằng Lâu tôi?
Tiểu My sửng sốt, nàng không ngờ ông Mẫn lại vào đề nhanh như vậy. Ngồi thẳng người lên, mặt tái hẳn lại, Tiểu My lắp bắp:
- Mục đích của bác đến đây chỉ là thế?
- Vâng. Ông Mẫn gật đầu – Tôi biết cô đang cần tiền.
Tiểu My đột nhiên cười to:
- Thế bác định cho cháu bao nhiêu?
- Tùy cô, cô muốn bao nhiêu cứ nói.
- Một trăm tỷ mỹ kim!
ông Mẫn giận dữ:
- Cô nói đùa à?
- Tôi mà nói đùa? Tiểu My đứng dậy, dáng hùng hổ như con sư tử cái – Tôi không đùa bao giờ, chỉ có ông mới khéo bày trò thôi. Ông đã dựa vào đâu mà muốn mua tình yêu tôi chứ?
ông Mẫn không vừa:
- Tôi là cha thằng Lâu, tôi có quyền.
Tiểu My không kém:
- Nhưng làm cha là có quyền phá vỡ hạnh phúc của con sao? ông dùng tiền mua chuộc tôi, tại sao ông không mua chuộc con trai ông trước?
ông Mẫn thấy khó thuyết phục người con gái trước mặt:
- Cô cũng biết thằng Lâu nhà tôi cứng đầu cứng cổ lắm. Nếu tôi thuyết phục nó được thì tôi còn phải đến đây làm gì?
- Thế thì ông sẽ thấy việc thuyết phục tôi còn khó khăn hơn. Tôi sẽ không bao giờ xa anh Lâu, vì tôi có quyền bảo vệ hạnh phúc riêng tôi, ông đừng mong mua chuộc tôi vô ích.
ông Mẫn không biết làm gì hơn là nhìn chầm chập vào mặt Tiểu My:
- Cô có quyền giữ hạnh phúc cô, nhưng cô không có quyền làm cho Vân Lâu mất hạnh phúc.
- Làm gì mà có chuyện làm mất hạnh phúc của anh Lâu?
- Vì giai cấp chênh lệch giữa cô và thằng Lâu!
- Ông nói thế là thế nào?
- Cô không hiểu thật à? Gia đình chúng tôi đàng hoàng, chúng tôi không muốn con trai chúng tôi lấy ca sĩ. Vả lại thằng Lâu còn cả một tương lại, nó cần một người vợ đứng đắn, có thể giúp nó trên đường sự nghiệp.
Tiểu My xanh mặt, cơn giận khiến nàng mất bình tĩnh:
- Bộ Ông tưởng hành nghề ca hát là hư hỏng cả sao? Vâng, tôi hành nghề ca hát đấy, nhưng tôi làm việc với mục đích kiếm tiền, tôi cũng là con người như bao người khác, làm gì không đứng đắn? làm gì không trong sạch chứ? Chỉ có các ông, các người thừa tiền thừa bạc như các ông mới bẩn. Thử hỏi xã hội này có sự xuất hiện của cái nghề ca hát, khiêu vũ này là do ai? Có phải là vì như cầu của các ông không? Đừng tưởng thế giời thượng lưu của các ông là trong sạch, cũng đừng tưởng những người hành nghề hát xướng là dơ bẩn, sa đọa. Tôi không thấy nhục với cái nghề của tôi bao giờ, tôi cũng không thấy tôi thua kém ông, tôi thấy tôi vẫn ngang hàng ông. Dù biết là ông không muốn có người con dâu như tôi, nhưng tôi cho ông biết là ông đừng hòng bắt tôi bỏ rơi Vân Lâu.
ông Mẫn không ngờ một đứa con gái như Tiểu My lại có thái độ ngang bướng như vậy. Những câu nói hổi xược nhưng không hẳn là không có lý. Ông biết mình gặp phải một địch thủ không vừa.
ông cố gắng một lần chót:
- Thế cô không nghĩ đến tương lai thằng Lâu sao? Xã hội bất công và coi thường nghề nghiệp cô, nếu cô cương quyết đeo đuổi theo thằng Lâu tôi sợ nó sẽ khó có một tương lai tốt đẹp.
- Tôi xin nói cho ông biết, sự hiện diện của tôi không những không làm cho Vân Lâu phiền toái, trái lại tôi còn giúp đỡ, khuyến khích anh ấy thành công. Ông bảo rằng ông là cha của anh lâu, ông hiểu anh ấy, thế mà một năm trước, suýt tí nữa ông đã làm anh ấy nản lòng. Bây giờ ông lại muốn cảnh đó tái diễn nữa sao? Đừng đem tương lai, sự nghiệp của Vân Lâu ra dọa tôi. Đừng đem vở kịch “Trà Hoa Nữ” ra dọa dẫm tôi. Thế hệ đó đã qua rồi. Nghề ca sĩ không có gì đáng chê trách. Tôi không ăn cắp, ăn trộm của ai thì tôi không sợ ai khinh tôi cả, tôi chỉ cần biết Vân Lâu thương tôi là được rồi. Tôi không thấy ân hận gì cả.
ông Mẫn lớn tiếng:
- Nhưng Vân Lâu nó sẽ hận cô, sau này khi ra đời nó không làm ăn nên được nó sẽ hận cô suốt đời.
- Ông lầm rồi, nếu anh Lâu có tài anh ấy sẽ nhờ tài sức của mình mà tiến thân chứ không cần nhờ vả vào một ai cả.
- Cô chỉ biết cãi bướng, không một ai muốn tiến thân mà chỉ dựa vào tài riêng mà thành công được.
- Nhưng con người còn cần nhiều thứ khác chứ không hẳn chỉ danh vọng không thôi. Con người còn cần ánh nắng mặt trời, nước, không khí... Và tình yêu là tất cả những thứ đó.
- Tóm lại là cô không chịu xa thằng Lâu phải không?
ông Mẫn đứng dậy hỏi một câu cuối cùng, Tiểu My gật đầu:
- Vâng!
- Cô biết là nếu thằng Lâu lấy cô, tôi sẽ từ nó, và nó... nó sẽ không còn một xu dính túi.
- Vậy là ông lầm tọ Tiểu My cắt ngang – Không bao giờ anh Lâu nghèo được, anh ấy có tài, đối với tôi anh ấy rất giàu, anh ấy biết suy nghĩ, tự tin, bao nhiêu đó mà ông bảo nghèo, nghèo sao được? Dù anh ấy không có một xu dính túi, dù phải sống cực khổ, tôi vẫn tình nguyện chăm sóc anh ấy trọn đời. Nếu anh Lâu thành công tôi sẽ được hưởng vinh quang, còn thất bại, thì tôi sẽ cùng chàng gánh. Có gì đâu mà phải sợ? ông đừng mong chia cách chúng tôi, tôi không phải là Hàn Ni, tôi có một trái tim cứng như đá, ông đừng mong làm tôi nản lòng.
Những câu nói của Tiểu My như dòng nước tuôn trào, bao nhiêu uất hận, giận dữ, buồn phiền được dịp tuôn ra hết, nàng nói một cách khoan khoái.
ông Mẫn không ngờ người con gái trước mặt cứng cỏi như vậy. Giữa lúc đó, đột nhiên có một bóng người từ bên ngoài xông vào gọi lớn:
- Tiểu My!
Đó là Vân Lâu, không một ai để ý đến tiếng chuông cửa, cũng không ai hay bà người làm đã ra mở cổng tự bao giờ. Chàng bước vào đã lâu và đã nghe hết tất cả. Bây giờ không dừng được chàng mới xông vào, đôi tay mở rộng:
- Tiểu My, em có bằng lòng lấy anh không? Lấy một thằng học trò nghèo vừa mới thất nghiệp?
Tiểu My sung sướng:
- Anh Lâu, anh đến từ bao giờ, anh đã nghe hết rồi phải không?
- Vâng, anh chính thức cầu hôn đây, nhưng trước khi trả lời, em hãy suy nghĩ kỹ, vì anh vừa mới thất nghiệp. Em vẫn còn yêu anh chứ?
- Vâng, vâng... Tiểu My đáp – Em sẵn sàng lấy anh ngay bây giờ, ngày mai hay bao giờ cũng được.
Và đôi tình nhân tay trong tay, mắt trong mắt, họ đã bỏ quên một người đang đứng ngẩn ngơ bên cạnh. Đấy là một ông già. Phải, ông Mẫn đột nhiên thấy mình đã già. Một chút xúc động trong tim, ông nhìn đôi trẻ với một niều hy vọng vừa lóe lên. Nước mắt đột nhiên lăn ra má ông.