Ðất Bành Thành , Hạng vương đại thắng
Thành Huỳnh Dương , Hán chúa dưỡng quân
Ngụy Báo hay tin Hạng vương kéo quân đến, vội vàng hói chư hầu và chư tướng thương nghị, rồi chia quân ra làm năm đạo : Ðạo thứ nhất : Ân vương Tư Mã Ngang . Ðạo thứ nhì : Lạc Dương vương Thần Dương . Ðạo thứ ba : Thường Sơn vương Trương Nhĩ. Ðạo thứ tư : Hán vương và chư tướng. Ðạo thứ năm : Ngụy Báo tự lãnh Nguyên nhung đi áp hậu.
Cắt đặt xong, Ngụy Báo sai Tư Mã Hân, Ðổng Ể và Lưu Trạch giữ Bành Thành, làm quân ứng tiếp.
Ngày hôm sau, Ngụy Báo nai nịt gọn gàng, lên ngựa ra khỏi thành năm dặm, bày sẵn trận thế rồi đem năm đạo nhân mã tiến phát.
Bỗng thấy trong đám cờ Long phượng nhật nguyệt , Hạng vương cỡi ngựa Ô truy, cầm trường thương xông đến hét lớn ?
- Lưu Bang, hãy ra đây chịu trói.
Ðạo quân thứ nhất của Hán là Tư Mã Ngang ra tiếp chiến. Hạng vương nổi giận mắng :
- Thằng nghịch tử ! Ta không phụ ngươi, sao người lại nỡ phản ta ?
Tư Mã Ngang nói :
- Ðại vương giết vua Nghĩa Ðế, hành động ấy tôi không phục, nên bỏ về Hán.
Hạng vương hét lên như sấm, làm cho Tư Mã Ngang thất kinh ngã nhào xuống ngựa. Hạng vương bước tới đâm một thương, Tư Mã Ngang định đưa thương ra đở nhưng con ngựa của Hạng vương lướt tới mau. Tư Mã Ngang đỡ không kịp, bị một thương chết tốt.
Hạng vương thúc quân truy sát ngót một dặm, thì gặp đạo quân thứ hai của bên Hán là Thân Dương kéo đến .
Hạng vương mắng :
- Phản tặc ? Ngươi dám phụ ta, bỏ Sở đầu Hán sao ?
Thân Dương nói :
- Hán vương có đức, thiên hạ quy phục. Ðến như Ðại vương cũng nên đầu hàng mới phải.
Hạng vương nổi giận, vung trường thương đâm tới.
Thân Dương ban đầu còn lui tránh,. sau bị Hạng vương đánh riết quá không tránh đỡ được nữa.
May thay, giữa lúc đó đạo quân thứ ba của Hán do Thương Nhĩ cầm đầu, kéo đến kịp, phụ lực.
Hai tướng hợp sức đánh với Hạng vương được mươi hiệp, nhưng rồi cũng đuối sức, không làm sao chịu nổi cây thương quả nặng của Hạng vương.
Thân Dương bấn loạn, bị Hạng vương chém chết, Thương Nhĩ không dám đánh nữa, lui quân bỏ chạy. Quân Sở ồ ạt đuổi theo, được một lúc, gặp Hán vương và chư tướng dẫn đạo binh thứ tư kéo đến.
Hạng vương sai quân gọi Hán vương ra nói chuyện.
Trong đám cờ tán rợp trời, trống chiêng dậy đất,
Hán vương cưởi ngựa bạch long xông ra, Hạng vương nhìn mặt nghiến răng nói :
- Lưu Bang, mi là một tên Ðình trưởng trên sông Tứ, được phong làm Hán vương, còn chưa biết phận, dám manh tâm gây loạn. Ta bảo ngươi, nếu đám đánh với ta ba hiệp, ta giao cả sơn hà cho, bằng không, hãy gục mặt dưới chân ngựa ta mà chết đi cho rồi !
Hán vương nói :
- Ngươi là đứa bạo nghịch, chớ cậy sức khỏe nói càn . Ta không đánh ngươi bằng sức mạnh, ta chỉ đánh ngươi bằng lòng nhân, ngươi cũng đủ chết rồi ?
Hạng vương cầm thương xốc đến. Bọn Phàn Khoái, Chu Bột, Sài Vũ, Lư Quán và Ngân Cường, vội thúc ngựa ra đấu chiến.
Hạng vương đánh luôn năm tướng một lượt, cát bụi bụi mù mịt, tiếng gươm giáo chan chát.
Ðược một lúc, bên Sở, bọn Hạng Trang, Hoàn Sở, Quí Bố và Ngu Từ Kỳ kéo binh đến trợ chiến.
Tướng Hán cự không lại bỏ chạy, ba quân rối loạn, đạp nhau chết rất nhiều. Hạng vương thúc quân đuổi theo . Bỗng thấy một đội quân từ sau trận kéo đến, cản binh Sở lại.
Thì ra, đạo binh đó là đạo binh của Hán Nguyện Soái Ngụy Báo. Hán vương bấy giờ mới hoàn hồn.
Ngụy Báo vỗ ngựa, chận Hạng vương lại.
Hạng vương trông thấy Ngụy Báo hét lớn :
- Nhà ngưoi cũng phản Sở sao ?
Ngụy Báo nói :
- Ðại vương cậy mạnh, bạc đãi chư hầu, giết vua Nhĩa Ðế , thiên hạ đều ly loạn, Tôi không dám trái mệnh trời, nên phải về giúp Hán. Ðại vương nên lui binh thủ phận , nếu đối địch với Hán, tôi e mất cả uy danh.
Hạng vương nổi giận, xốc ngựa tới đâm một thương, Ngụy Báo rước đánh.
Ngụy Báo dầu có sức mạnh, nhưng không tài nào địch nổi Hạng Bá, vừa đánh được ba hiệp, tay chân bủn rủn , quay ngựa bõ chạy .
Hạng vương xua binh đuổi theo truy sát , quân Hán thây nằm chật đất, máu chảy dầm đường.
Trong lúc rối loạn, bỗng có quân đến báo :
- Tư Mã Hân và Ðổng Ê đã mở cửa thành Bành Thành, đón quân của Sở vào rồi.
Hán vương thất kinh, tay chân run rẩy, ngứa mặt lên trời than :
- Ðại binh đã tan rã, Bành Thành mất tất Thái công bị giết rồi. Việc này do ta gây nên cả, nếu nghe lời Trương Lương, Hàn Tín thì đâu đến thảm bại !
Than chưa dứt tiếng đã thấy bốn tướng Sở xua quân đến phủ vây đông nghịt. Hán vương trông trước nhìn sau, tướng tá mình đâu mất hết, chỉ còn có mấy trăm quân kỵ theo hầu .
Trời đã tối, Hán vương. tưởng mình không thể nào tránh khỏi tử thần được, mạng sống chỉ còn là sợi chỉ treo chuông.
Bỗng một luồng gió Ðông thổi tới bốn phương trời cát bụi mịt mù. Quân của Hạng vương đang vây phủ thấy vậy hoảng sợ, chạy tứ tán.
Trời tối như mực, không thấy bóng người, Hán vương thấy phía trước có đốm lửa sáng liền cho ngựa lần tới . Chẳng bao lâu ra khỏi vòng vây, xa tiếng quân reo.
Hán vương chạy ước hai mươi dặm, dông gió mới tạnh, và trời cũng bắt đầu rừng sáng.
Hạng vương kiểm điểm quân mã, không tìm thấy Hán vương đâu, lòng căm tức vô cùng.
Phạm Tăng thở dài nói :
- Thôi ! Lưu Bang lại trốn thoát rồi. Lần này không bắt Lưu Bang thì còn đợi lúc nào nữa.
Hạng vương liền sai Ðinh Công và Ung Sĩ đem ba ngàn quân truy nã.
Hai tướng được lệnh, cứ hướng Ðông Nam đuổi theo.
Bấy giờ, Hán vương một người một ngựa đang đào tẩu , bỗng thấy phía sau, cát bụi mịt mù, tiếng quân reo hò tở mở.
Tướng Sở là Ðinh Công trông thấy Hán vương vội thúc ngựa đến, Hán vương không kịp tránh, không biết làm sao, bèn vái Ðinh Công, nói :
- Bang tôi đến nước này, thực không còn đường trốn thoát. Nếu ông tha tôi, ngày sau tôi chẳng dám quên ơn !
Còn nếu như không thương kẻ cô cùng này, tôi đành chịu trói vậy
Ðinh Công nói :
- Việc tôi đuổi theo ngài là lệnh vua, tôi không dám trái mệnh. Thực lòng tôi không hề muốn hại ngài. Thôi thì ngài cứ rẽ cương sang hướng Ðông mà chạy, tôi giả vờ bắn theo mấy phát tên để cho quân sĩ khỏi nghi ngờ.
Hán vương tạ ơn, rẽ cương chạy về phía Ðông, Ðinh Công rút tên bắn theo ba phát, làm ra cách cố đuổi bắt. Ðoạn, quảy ngựa trở về, gặp Ung Sĩ đang thúc quân tiến tới.
Ung Sĩ nói :
- Túc hạ đã rượt kịp Hán vương sao còn trở lại.
Ðinh Công đáp :
- Tôi đuổi theo gần kịp, nhưng con bạch mã của Hán vương chạy quá mau, tôi bắn theo ba phát tên nhưng không trúng. Hán vương chạy thoát về phía rừng rậm, tôi sợ phục binh, không dám mạo hiểm vào một mình.
Ung Sĩ nói :
- Sao túc hạ bất tài thế ! Ðã theo kịp còn để cho Hán vương trốn thoát thì còn gì là thể diện. Tôi đoán Hán vương còn quanh quẩn trong rừng, chưa chạy đâu xa, vậy chứng ta khá hiệp sức tiến binh truy nã.
Nói rồi cùng Ðinh Công băng rừng đuổi theo.
Hán vương chạy suốt một ngày đêm, người mỏi ngựa mệt, lúc đó trời đã gần tối, đàng sau quân Sở reo ó vang lừng, lòng Hán vương rối loạn, không biết nên chạy về hướng nào thoát nạn , chợt thấy bên đường có cái giếng cạn, Hán vương liền bỏ ngựa, nhảy xuống giếng núp.
Ung Sĩ đi qua, không để ý, trời lại tối, nên cứ thẳng đường đi tới.
Quân Ung Sĩ qua rồi, Hán vương mới hoàn hồn, lấy gươm khoét đất làm bậc leo lên. Cũng may, giếng cạn và không có nước.
Khi lên được mặt đất, Hán vương đi tìm ngựa, thì thì con bạch mã cách đó năm mươi thước, đang núp mình trong bụi rậm.
Ôi ! May thay ? Hán vương thoát chết, lên ngựa rẽ cương quay về hướng khác.
Bóng tối chập chùng, xa xa có tiếng gà gáy, chó sủa trong quãng rừng sâu , lại thấy một đốm lửa leo lét cách đó vài dặm.
Hán vương bụng đói như cào, đoán chắc nơi ấy có nhà ở, liền dong ngựa lần đến.
Quả nhiên, đi bộ vài dặm thì gặp một tòa trang viện rất lớn, xung quanh tòng, bá bao vây. Chính giữa có một cánh cửa đóng kín.
Hán vương gọi cửa, có một ông lão bước ra mở và hỏi :
- Khách ở xứ nào, có việc gì qua đây trong canh vắng ?
Hán vương nói :
- Tôi là Hán vương, vua xứ Bao Trung, nhân đi đánh Sở bị bại binh đến đây, xin lão trượng cho trọ nhờ một đêm.
Ông lão ngước nhìn thấy Hán vương giáp vàng, áo đỏ lật đật sụp lạy và nói :
- Lão phu vốn nghe tiếng Ðại vương là bậc nhân dực trong thiên hạ, ngày nay quá bước đến tệ ấp, lão phu không biết, xin Ðại vương tha tội chết.
Hán vương đỡ ông lão dậy, hỏi họ tên.
Ông lão nói :
- Lão họ Thích, có trang trại ở đây đã năm đời, nên người ta thường gọi là Thích gia trang.
Hán vương hỏi :
- Sống trong rùng núi thế này chẳng hay lão trượng có con cái chi chăng ?
Ông lão tâu :
- Tâu Ðại vương, lão phu hiếm hoi, không có con trai, chỉ có một gái năm nay mười tám tuổi. Trước đây, vị thầy tướng tên Hứa Phụ có nói con của lão phu sau này hưởng đại quý. Nay vạn hạnh gặp Ðại vương đây, lão phu muốn đem tiện nữ hầu dưới trướng, chẳng biết thánh ý có rộng lượng cho chăng ?
Hán vương nói :
- Ta trốn nạn đến đây, được lão trượng trọng đãi, đó là may lắm rồi, còn dám đâu nghĩ đến chuyện đó .
Thích ông liền gọi con gái mình là Thích Cơ ra lạy chào.
Dưới đèn, bóng hoa muôn vẻ, Hán vương lòng thấy bồi hồi, liền cởi chiếc đai ngọc trao cho Thích ông làm lễ sính.
Thích ông mừng rỡ thu nhận, và ngay đêm ấy sửa soạn đuốc hoa.
Hán vương ở đấy vài hôm, rồi nói với Thích ông :
- Quân Hán vừa đại bại, tướng lãnh thất lạc, tôi đâu dám quyến luyến mãi nơi đây. Vậy tôi xin tạm biệt, lo việc thu góp tàn quân, lúc nào thư thả sẽ xin đón lệnh ái.
Thích ông không dám cố lưu, làm lễ tiễn đưa ra khỏi gia trang, theo con đường lớn đi thẳng về hướng Nam.
Vừa được mươi dặm, bỗng thấy một toán quân mã từ xa kéo đến, cát bụi mịt mù. Hán vượng vội vã lẩn trốn vào rừng.
Chẳng ngờ toán quân đó là toán quân của Hạ Hầu Anh đi tìm Hán vương.
Hán vương trông thấy mừng rỡ chạy ra hỏi :
- Ngươi làm thế nào mà ra khỏi được Bành Thành ?
Hạ Hầu Anh nói :
- Nhân khi Tư Mã Hân và Ðổng Ể hàng Sở, Thái công và nương nương đều bị hãm, tôi ráng sức công phá để mở đường đưa hoàng tộc ra, . nhưng vì thế cô không làm nổi, phải trốn ra cửa Tây. Cũng may, vừa lúc đó quân Sở đang bắt hai vị điện hạ để ngồi trên ngựa định đưa về dinh, tôi vội vàng đánh lui quân Sở, giải cứu được. Ra khỏi thành, tôi tập hợp được vài nghìn sĩ tốt đi tìm Ðại vương đây.
Hán vương khóc lớn, nói :
- Tính mệnh Thái công không biết ra sao ? Còn hai đứa con nít này đáng gì mà phải bận lòng tướng quân ?
Hạ Hầu Anh nói :
- Thái tử là gốc của thiên hạ, Ðại vương nếu được thiên hạ mà không có thái tử thì sao yên được lòng dân ?
Hán vương gọi hai đứa con đến nói :
- Hầu tướng quân liều chết trong đám muôn quân mà cứu anh em mày, chúng mày phải ghi nhớ, ngày sau đừng phụ ơn. Hai người con quay lại, phục lạy Hạ Hầu Anh, tỏ sự tri ân. Hạ Hầu Anh vội đỡ dậy, rồi quỳ xuống đất nói :
- Ðó là nhờ hồng phúc của Chúa thượng, chứ sức tôi làm gì nổi chuyện đó.
Ngày hôm ấy, quân Hán đóng trên bờ sông Biện, vua tôi, cha con đang ăn uống, bỗng có quân vào báo :
- Nơi ven sông có một toán quân mã kéo đến, cát bụi mịt mờ .
Hán vương nói :
- Ðó là quân của ta đến cứu chứ không phải địch quân đâu.
Hán vương nói vừa dứt lời quả nhiên thấy tinh kỳ đỏ ối kiếm kích chói lòa, một lá cờ đề mấy chữ lớn : "Hưng Lưu phá Sở Ðại Nguyên soái Hàn Tín". Và một lá cờ đề "Tư Ðồ Trương Lương" .
Nguyên là Trương Lương và Trần Bình chiêu tập được ba vạn tàn quân chạy thất lạc , dùng thêm cờ hiệu của Hàn Tín đi tìm Hán vương.
Hán vương trông thấy mừng rỡ nói :
- Hai người can ta không nên xuất quân vội. Bởi vì ta không nghe nên chịu thảm bại. Giờ đây hai người lại chịu khó tìm đến cứu ta, thật là may mắn. Ta khổ vì Ngụy Báo không biết đùng quân khiến cho năm mươi sáu vạn quân mang lấy tai ương thảm khốc.
Trương Lương nói :
- Việc đã qua, xin Ðại vương chớ nên lấy đó làm ân hận. Chỗ này trống trải, không phải là chỗ đóng quân.
Ðại vương nên lui về Huỳnh Thành, dưỡng uy sức nhuệ chỉnh đốn ba quân, rồi dùng Hàn Tín làm Nguyên soái
mới có thể trả thù cho Ðại vương được .
Hán vương theo lời, truyền thu quân đến Huỳnh Dương.
Quan Thái thú Huỳnh Dương là Hán Quất Hưu nghe quân Hán tới, vội mở cửa thành nghênh tiếp.
Hán vương cùng Trương Lương, Trần Bình, Hạ Hầu Anh và quân sĩ kéo thẳng vào trong thành .
Phàn Khoái, Chu Bột, và Vương Lăng được tin cùng lục đục kéo đến .
Còn Ngụy Báo vì xấu hổ, không dám đến Huỳnh Dương, tự lui về Bình Dương.
Nhắc lại Ðinh Công và Ung Sĩ đuổi theo Hán vương suốt đêm mà không tìm được, sáng hôm sau trở về báo lại với Hạng vương :
- Lưu Bang chạy đã xa, chúng tôi không theo kịp.
Phạm Tăng nói :
- Lưu Bang bị thua vì Ngụy Báo cầm quân. Nếu là Hàn Tín thì chưa chắc quân ta đã địch nổi.
Hạng vương cười lên nói :
- Hàn Tín ta đã biết tài rồi, quân sư bất tất phải tâng bốc. Nếu Hàn Tín thật có tài sao không theo Hán vương đến đánh Bành Thành, để cho Hán vương phải thua trận Truy Thủy vừa rồi ?
Phạm Tăng cúi đầu không đáp. Giữa lúc đó có quân báo :
- Tư Mã Hân và Ðổng Ể bắt Thái Công và Lã Hậu đem nạp .
Hạng vương cho gọi vào quát mắng :
- Ta phong cho hai người ở Trung Tần là nơi trọng yếu thế mà lúc Chương Hàm thua, các ngươi không tiếp cứu , đợi cho quân Hán đến dâng thành đầu hàng. Nay thấy Lưu Bang thua lại bỏ Hán về Sở, các người thật là những đứa tiểu nhân phản phúc.
Nói xong, sai võ sĩ dẫn Ðổng Ể và Tư Mã Hân ra pháp trường xử trảm.
Ðoạn gọi Thái Công đến dưới trướng mắng :
- Con của nhà người là Lưu Bang ta đã phong cho đất Hán trung, lẽ ra phải biết ơn ta, lại sanh lòng phản phúc, đem quân cướp Quan Trung phạm đến Bành Thành. Một người làm phản, ba họ bị tru di. Nay ta bắt được nhà ngươi, nhà ngươi khó lòng thoát chết được.
Nói xong, toan gọi vũ sĩ đem Thái Công ra chém, Phạm Tăng vội vàng can :
- Lưu Bang tuy bị thua, song Hàn Tín ở Quan Trung đang sắp sửa phục hận. Ta nên giữ Thái Công lại làm con tin, khiến cho Lưu Bang phải hệ niệm, không dám phạm đến ta. Còn giết đi chỉ gây thêm lòng căm phẫn, chẳng ích gì ?
Hạng vương theo lời, giao Thái công và Lã Hậu cho Ngu Tử Kỳ quản thủ, đoạn đem binh sang đánh Tề.
Vua Tề là Duyên Hoàng, bị Sở vây khổ lâu ngày, lại thấy Hạng vương vừa thắng được quân Hán, sợ hãi mở cửa thành ra đầu hàng.
Thế rồi nước Tề lại thuộc về nước Sở.
Hạng vương kéo binh về Bành Thành, chỉnh đốn nhân mã, có ý dùng vào việc phá Hán sau này.
Tướng giữ Bành Thành là Bành Việt, từ khi hàng Hán, thấy Hán vương thua trận vội vã đem quân bản bộ chạy vào Ðại Lương, hợp binh với Hán để giữ đất Lương.
Còn Anh Bố lúc bấy giờ cũng bất mãn với Hạng vương về việc phụng mạng đi bắt Thái Công bị Vương Lăng đánh thua chạy về lại bị Hạng vương sỉ nhục, nên buồn lòng đem quân bản bộ lui về giữ Cửu Giang.
Thời gian đó, Hán vương đồn binh ở Huỳnh Dương, chiêu tập nhân mã, quân thế dần dần hùng mạnh, lòng dân đã bình ổn nhu xưa.
Một hôm, Hán Vương bàn với Trương Lương :
- Nay quân ta đã chấn chỉnh xong; song vị Ðại tướng chưa đủ tài điều khiển, nếu lựa kẻ bất tài e khó điều dụng. Hàn Tín từ khi giao trả ấn tượng không thấy tin tức, nghe tin thua cũng không đem quân đến cứu. Nếu bây giờ Tiên sinh có kế chi khiến cho Hàn Tín phải tự đến, ta nhân dịp đó mà trao trả ấn tướng mới vẹn toàn.
Trương Lương nói :
- Việc đó không khó gì Tôi chỉ đến nói với Hàn Tín và Hàn Tín tức khắc đến đây. Tuy nhiên, được Hàn Tín chỉ mới lợi một thôi, phải có Bành Việt và Anh Bố giúp sức thì mới phá Sở được.
Hán vương nói : .
- Bành Việt hiện đã về với ta, còn Anh Bố đang làm tôi nước Sở, làm thế nào mà dùng được.
Trương Lương nói :
- Anh Bố tuy làm tôi nước Sở, nhưng vừa rồi bất mãn với Hạng vương. Nếu được một người thuyết khách giỏi đến Cửu Giang phân trần, tất Anh Bố sẽ bỏ Sở về Hán.
Hán vương phán hỏi quần thần :
- Có ai vì ta mà đi sứ Cửu Giang chăng ?
Quan Ðại phu Tùy Hà bước ra tâu :
- Tôi tuy bất tài, nhưng xin Ðại vương cứ giao việc ấy cho tôi.
Hán vương mừng rỡ, viết thư chiếu sai Tùy Hà đi.
Tùy Hà đến Cửu Giang, Anh Bố hay tin, gọi mưu sĩ Phi Hách đến bảo :
- Người này đến đây, tất Hán vương vì mới bại binh, không địch nổi Sở, muốn lợi dụng ta việc gì đây chăng ?
Phi Hách nói :
- Có lẽ Hán vương muốn dụ ta bỏ Sở về Hán. Ðại vương nên tìm cách thoái thác.
Anh Bố nói :
- Sở bạc đãi ta, ta không muốn phò Sở. Tuy nhiên, về Hán chưa chắc Hán đây trọng dụng.
Phi Hách nói :
- Thế thì Ðại vương nên giả bệnh từ chối để dò xem Hán vương có tha thiết dùng mình không, rồi sẽ liệu.
Anh Bố liền sai môn lại ra nói với Tùy Hà :
- Sứ Hán hãy lưu lại ngoài thành, đợi Ðại vương tôi khỏi bệnh sẽ tiếp đón.
Tùy Hà đoán biết mưu của Phi Hách, liền tìm đến yết kiến riêng Phi Hách.
Phi Hách đón vào, hỏi :
- Quan Ðại phu đến đây có việc gì ?
Tùy Hà nói :
- Hán vương vừa bại trận, đóng quân nơi Huỳnh Thành, các tướng đều nhân dịp về thăm quê nhà. Tôi, quê ở Lục An, đi theo Hán vương đã lâu, nay được phép về tảo mộ, qua đây mến tiếng Ðại vương nên ghé vào yết kiến , không ngờ ngài lại nghi tôi là thuyết khách nên không tiếp . Lẽ ra tôi đi ngay, nhưng lại nghĩ rằng đi như thế, làm cho ngài nghi mãi, không lợi cho ngài. Vả Ðại vương trấn giữ nơi Cửu Giang này chính nên nhún mình để tiếp người hiền mới phải. Ðại phu phụ tá Anh vương cũng nên khuyên vua trọng sĩ . Nếu những kẻ mộ danh tìm đến thì cự tuyệt thì còn ai đến với mình.
Tùy Hà nói mấy câu, gieo vào lòng Phi Hách một niềm cảm phục vô biên, Phi Hách lưu Tùy Hà lại nơi tư dinh, đặt rượu khoản đãi và nói :
- Xin quan Ðại phu tạm nghỉ nơi đây một đêm, sáng mai tôi sẽ đưa ngài vào yết kiến Anh vương.
Tùy Hà cáo từ, lui ra trú nơi quán trọ.
Hôm sau, Phi Hách vào triều thuật lại những lời nói của Tùy Hà, Anh Bố truyền mời Tùy Hà vào tương kiến.
Tùy Hà chỉnh đốn mũ áo, ung dung đến nơi. Anh Bố cầm tay dắt lên thềm thi lễ, mời ngồi và nói :
- Tiên sinh theo Hán vương đã lâu, chắc rõ nội tình. Tại sao trận Truy Thủy vừa rồi Hán vương không dùng Hàn Tín ? Và hiện nay đóng quân ở Huỳnh Thành ý muốn làm gì ?
Tùy Hà nói :
- Hán vương phát thủ thư bá cáo chư hầu đi đánh Hạng vương hỏi tội giết vua Nghĩa Ðế. Chư hầu đều tình nguyện giúp Hán, vì thế Hán vương cậy có nhiều người giúp mới lưu Hàn Tín trấn thủ ở Quan Trung là nơi căn bản. Chẳng ngờ Hạng vương đã mật sai người đưa thư khắp thiên hạ bảo rằng giết vua Nghĩa Ðế là chính tay Cửu Giang vương chứ không phải Sở vương, các chư hầu lại cho Sở vương bị mắc hàm oan, không hợp sức với Hán nữa. Do đó, Hán bị cô lập và bị thua. Hiện nay các nước như Tề, Lương, Yên, Triệu đều công nhận Ðại vương là kẽ thí nghịch đang muốn khởi binh vấn tội. Bất nhật, các nước ấy sẽ kéo đến đây. Chỉ có Hán vương vì mới bị thua nên không sự binh vào việc này. Thế mà Ðại vương vẫn điềm nhiên, nay mai nghĩa binh kéo đến, đại vương sẽ thành một người đại ác trong thiên hạ, tội nhân của muôn đời vậy.
Anh Bố nghe nói hầm hầm nổi giận, đứng phắt dậy, chỉ về phía Bắc cả tiếng mắng :
- Giết vua Nghĩa Ðế nơi sông Hằng là do Hạng Vũ chủ mưu, ta đây chẳng qua ai sai gì làm nấy, nay lại đổ tiếng đại ác cho ta, sao ta lại chịu để muôn đời nguyền rủa ?
Tùy Hà giả cách vội vàng can :
- Xin Ðại vương bớt nóng, Ðại vương hiện đang là Phiên thần của Sở, lỡ ra lời của Ðại vương đến tai Hạng Vũ thì nguy cho Hạng vương lắm ?
Anh Bố càng thêm tức giận, hét :
- Ta nghĩ việc giết Tử Anh, đào mả Thủy Hoàng và giết vua Nghĩa Ðế, đều là Hạng Vũ sai khiến. Ta vẫn lấy làm hối hận, sợ thiên hạ chê cười. Nay Hạng Vũ lại đổ tội cho ta thật là đứa đê hèn vô liêm sỉ.
Tùy Hà nói :
- Ðại vương nay cần phải giải bày tội lỗi của Hạng Vũ cho thiên hạ biết, mới mong minh oan được, chứ nóng giận mà ích gì. Theo ý tôi, hiện nay Hán đang thù Sở, thế nào cũng đánh Sở để trả thù. Ðại vương nên thuộc ý với Hán, họp với Hán vương rửa được tiếng tai ác sau này.
Anh Bố nghe Tùy Hà nói, lòng phơi phới, ghé tai nói :
- Ta vẫn có ít nhiều bất mãn với Sở, ý muốn phò Hán, nếu ngài giúp cho được việc ấy, ta sẽ không quên ơn.
Tùy Hà nói :
- Tôi cảm ơn đức Ðại vương đã lâu, việc ấy dẫu có khó khăn tôi cũng quyết tán thành.
Anh Bố nói :
- Thế thì Tiên sinh lưu lại đây vài hôm, ta sắp xếp xong sẽ tính việc đầu Hán.
Anh Bố nói vừa dứt lợi bỗng có sứ Sở mang chiếu thư đến, xin vào yết kiến.
Anh Bố vội vàng tiếp chiếu, mở ra đọc :
Chiếu rằng :
" Cứ phép xưa nay, nhà vua động binh, chư hầu trợ giúp Ðó là nghĩa vụ của bề tôi.
Cửu Giang vương trấn thủ Giang Hoài, cầu an ẩn dật, nghe quân đánh Tề cáo bệnh không giúp đến , trận Truy Thủy cũng ngồi xem thắng phụ mà thôi.
Lâu nay trẫm vì bận việc quân không xuống chiếu trách cứ. Vậy Cửu Giang vương nên biết tội xét mình, từ này hễ thấy hội binh phải đến hội ngay chớ nên chậm " .
Anh Bố đọc xong, cúi đầu suy nghĩ.
Tùy Hà sợ Anh Bố đổi ý, vội chạy đến nói :
- Cửu Giang vương đã có ý định về với Hán, còn tiếp chiếu Sở làm chi ?
Anh Bố thất kinh chưa kịp nói, thì sứ Sở đã hỏi :
- Ngươi là ai mà dám nói càn như vậy ?
Tùy Hà nói :
- Ta là sứ Hán, đến ước với Anh vương, họp sức đánh Sở, hỏi tội đứa thí quân, sao mày không biết ?
Sứ Sở nghe Tùy Hà nói, lại thấy Anh Bố ngồi yên, biết việc mình đã hỏng, sợ lụy đến thân, nên nhảy vội xuống thềm chạy trốn.
Tùy Hà nói với Anh Bố :
- Cứ xem lời chiếu, đủ biết Hạng Vũ muốn giết Ðại vương để bịt miệng chư hầu. Sao Ðại vương không giết đứt sứ Sở đi đế ra mặt giúp Hán.
Anh Bố bị khích lệ của Tùy Hà, hầm hầm giận dữ, rút gươm đuổi theo chém sứ Sở chết ngay, rồi xé nát chiếu chỉ, điểm quân cùng với Tùy Hà kéo đến Huỳnh Dương đầu Hán.
Trương Lương dụng kế khích Hàn Tín
Hàn Tín dùng xe phá Sở quân
Anh Bố theo Tùy Hà đến Huỳnh Dương vào triều kiến Hán vương.
Giữa lúc đó, Hán vương đang ngồi trên ngự ỷ, thòng chân cho hai cung nữ rửa .
Anh Bố vừa bước vào , thấy thế vội quay trở ra nói với Tùy Hà :
- Ðại phu hại ta rồi ! Ta dẫu hèn cũng là một vị vương tước, sao Hán vương lại tiếp ta như thế ? Thôi, đã lỡ, thà ta tự sát cho xong, để khỏi đời sau mai mỉa.
Tuy Hà vội cản lại nói :
- Xin Ðại vươnng. Chúa thượng tôi say rượu mới dậy, chờ lát nữa sẽ yết kiến tất có trọng lễ.
Anh Bố bước ra ngoài cùng Trương Lương và Trần Bình tương kiến. Anh Bố đưa mắt nhìn quanh thấy nơi chỗ Trương Lương và Trần Bình cũng có đủ cả : cư, chỉ, khí , dụng, mọi vẻ sang trọng không khác gì chỗ của Hán vương .
Anh Bố còn đang bâng khuâng suy nghĩ thì văn võ bá quan đã tề tựu đủ mặt . Hán vương lâm trào tiếp kiến, lễ nghĩa khiêm cung nói cười khoát đạt, vua tôi thật tương đắc .
Anh Bố mừng rỡ , nghĩ thầm :
- Người ta đồn Hán vương là bậc trưởng giả, thật chẳng sai lời. Nếu lúc nãy ta nóng tính thì đã hỏng việc .
Cách cổ vũ hào kiệt của Hán vương, các vua Ðường, Tống sau này không bì kịp.
Từ khi Anh Bố về hàng, Hán vương lại được thêm hơn ba vạn quân, đóng đồn nơi Thành Cao lại sai người đến Ðại Lương nói với Bành Việt ngăn tuyệt đường vận lương của quân Sở.
Sứ Sở bị Anh Bố giết, kẻ tòng nhân chạy về báo với Hạng vương.
Hạng vương nổi giận, truyền chư tướng chỉnh tề đội ngũ định ngày tấn binh bắt bọn Anh Bố , Bành Việt và Hàn Tín để xử phạt, làm gương cho những kẻ tôi loàn .
Phạm Tăng can :
- Việc phản loạn của tôi thần là việc nhỏ, mà việc trừ Hán là việc lớn. Xin Ðại vương thư thả luyện tập quân mã cho tinh vi, tập trung được các chư hầu để lãnh thanh thế rồi sẽ động binh. Khi đã trừ được Hàn Tín, thông đường vận lương rồi thì phải cấp tốc phá Tam Tần, dời đô về Hàm Dương, mới cầm trong tay được thiên hạ.
Hạng vương nghe lời bỏ ý định cử binh vội.
Trong thời gian đó hai bên Sở, Hán vẫn ám thầm củng cố thực lực của mình.
Một hôm Hán vương gọi Trương Lương đến nói :
- Hôm trước Tiên sinh có nói sớm muộn Hàn Tín cũng tự mình đến đây nhận lấy trách nhiệm. Nay ta đã thu phục được Anh Bố và Bành Việt rồi mà Hàn Tín cũng chưa thấy đến, vậy biết lấy ai điều dụng ?
Trường Lương nói :
- Ðại vương không cần phải lo việc đó , ngày mai tôi đến triệu Hàn Tín về đây tức khắc. Ðồng thời tôi có nghe Tiêu Hà hiện đang vận lương đến Hàm Dương, nhân dịp, tôi rủ Tiêu Hà đến đây yết kiến một thể.
Hán vương mừng rỡ hối Trương Lương sửa soạn ra đi .
Hôm sau, Trương Lương lên đường về Hàm Dương, vào thẳng phủ Thừa tướng, gặp Tiêu Hà hai bên gặp nhau mừng rỡ, câu chuyện hàn huyên tưởng không bao giờ ngớt.
Trương Lương hỏi đến Hàn Tín , Tiêu Hà nói :
- Hàn Tín từ khi ở Lạc Dương về thường phàn nàn rằng : "Hán vương không nghe lời nói phải, lấy ấn tướng giao cho Ngụy Báo , không nhớ đến công phá Tam Tần, lấy Hàm Dương . Khi nghe Ðại vương thất trận nơi Bành Thành , Hàn Tín lại đóng cửa không tiếp khách . Tôi có đến mấy lần mà vẫn không gặp được. Xem thế thì ý Hàn Tín muốn Chúa thượng phải thân trở về đây rước Hàn Tín mới chịu dựng binh. Hành động như thế thật quá đối với kẻ làm tôi. Tiên sinh có kế chi cho Hàn Tín không còn tự ti mặc cảm nữa chăng ?
Trương Lương ghé tai Tiêu Hà nói nhỏ mấy câu :
- Tiêu Hà mỉm cười, gật đầu, rồi ngày hôm sau yết bảng khắp bốn mặt thành, truyền dân chúng phải lập tức kê khai số hộ khẩu cả nam, phụ, lão, ấu. Lại tuyển lựa vài trăm người, chữ tốt viết mau để lập thành sổ bộ .
Tin ấy làm náo động suốt trong ngoài. Quân dân Hàm Dương đều nhao nhao nói lên rằng Hán vương bị thua, Thái công bị hảm, nay phải đem hết quân huyện , mới lấy được Hán Trung để hàng Sở .
Trương Lương và sứ Sở vừa về đây truyền cái việc đó .
Hàn Tín được tin, lòng áy náy sai người đi dò hỏi khắp nơi , đâu đâu cũng nói như thế cả .
Hàn Tín nghĩ bụng :
- Có lẽ nào Hán vương lại làm cái chuyện quái gở thế . Có lẽ Trương Lương dụng kế để gạt ta ra dụng binh chăng ? Ta phải dò xem tin tức thế nào đã ?
Liền sai bọn tả hữu đi thám thính. Qua hai ngày, tả hữu về tâu :
- Có lẽ là việc thực không phải bày mưu, hiện các bảng yết được treo cao khắp bốn mặt thành, ai nấy đều có vẻ sợ hãi lắm.
Hàn Tín thở dài, nghĩ ngợi . Bỗng có người của Thừa tướng phủ sai đến xin sao hộ khẩu phủ Nguyên soái .
Hàn Tín cho gọi vào nói .
- Ta là Nguyên soái, không thể xem như bá tánh được
Sai nhân thưa :
- Việc kê khai hộ khẩu, không phân biệt quan hay dân. Chỉ khi viết sổ, môn hộ nào làm quan thì ghi chức vụ vào mà thôi. Việc này thượng khẩn xin Nguyên soái cho phép biên ngay, kẻo sứ Sở giục mãi làm phiền lòng Thừa tướng
Hàn Tín nói :
- Nếu vậy, nhà ngươi đi biên các môn hộ khác, ngày mai sẽ lại ta cũng chưa muộn .
Sai nhân không chịu đi, năn nĩ mãi :
- Trong sổ chừa lại một đoạn trống thì làm sao cộng tính. Xin Nguyên soái cho phép biên ngay hôm nay, tiện hơn để ngày mai.
Hàn Tín nghĩ thầm :
- Thực là phí công ta quá ! Công lao khó nhọc bao nhiêu mới chiếm được Hán Trung, nay chỉ vì thua một trận Truy Thủy mà bỏ cả, thật là vô lý. Ta đây có sợ gì quân Sở ! Ta không khởi binh là muốn cho Hán vương tự đến đón ta để cho chư tướng kính trọng, chẳng ngờ Hán vương đã không hỏi gì đến ta, mà lại sắp đặt việc hàng Sở. Âu ta phải đến bàn với Tiêu Hà và Trương Lương xem sao mới được .
Liền gọi tả hữu đóng ngựa, đến phủ Thừa tướng.
Tiền hô hậu ủng, phủ việt rực rỡ trông rất uy nghi.
Quân dân trông thấy đón đường reo lớn :
- Hẳn là Nguyên soái không chịu hàng Sở nên đến bàn với Thừa tướng bãi việc kê khai hộ khẩu. Thôi ! Thế là chúng ta sống lại cả rồi ! Nếu hàng Sở, chúng ta không khỏi bị Hạng vương chôn sống.
Hàn Tín ngồi trên ngựa, nghe tiếng reo hò của quân dân, càng tin việc Hán vương sắp hàng Sở, vội thúc ngựa vào phủ Thừa Tướng, cho người đi thông báo..
Trương Lương mỉm cười, nói với Tiêu Hà :
- Hàn Tín bị tôi khích lệ rồi !
Hàn Tín xuống ngựa bước vào . Tiêu Hà ra đón. Hai bên thi lễ xong, Tiêu Hà hỏi :
- Mấy lần tôi đến yết kiến ngài nhưng không được gặp mặt. Nay ngài tự đến đây hẳn có điều gì chỉ giáo ?
Hàn Tín đáp :
- Tôi nhân Chúa thượng bỏ không dùng, lui về nhàn cư, xấu hổ không dám trông thấy mặt Thừa tướng.
Tiêu Hà nói :
- Chúa thượng không nghe lời can, bỏ Nguyên soái, dùng Ngụy Báo đến nỗi thất trận. Lỗi ấy do Chúa thượng chứ đâu phái do Nguyên soái mà Nguyên soái xấu hổ.
Hàn Tín đáp :
- Ðành thế ? Song nay lại nghe Chúa thượng sai Tử Phòng Tiên sinh đền đây lập hộ khẩu, đem đất Quan Trung giao cho Sở là ý gì ?
Tiêu Hà nói :
- Nào có ý gì đâu ? Trận thua Truy Thủy, Chúa thượng cũng không cần, chỉ ngại Thái công và Lã hậu đang bị Hạng Vũ giam cầm, nên phải đem đất Quan Trung để chuộc. Tôi cũng không biết làm sao hơn, phải thừa lệnh thi hành.
Hàn Tín thở dài, nói :
- Thừa tướng lại cũng đành lòng đem nộp đất Quan Trung cho Sở sao ? Nhờ oai Chúa thượng, quân ta đã chiếm trọn Tam Tần, trận Truy Thủy chẳng qua là lầm lỡ thất cơ một lúc đó thôi. Thái công Lã hậu dẫu bị bắt, nhung chắc Sở cũng giữ làm con tin chứ không giết. Dù Hạng vương nóng nảy cũng còn có Phạm Tăng can gián. Tôi chắc tánh mạng Thái công và Lã hậu chẳng hề chi. Nay xin để Trần Hy trấn giữ Tam Tần, tôi tình nguyện thống lãnh binh nhung báo thù trận Truy Thủy, rước Thái công và Lã hậu về. Vậy xin Thừa tướng bãi việc lập hộ khẩu để khỏi náo động lòng dân.
Giữa lúc đó, Trương Lương từ bức bình phong bước ra chào Hàn Tín và nói :
- Vừa rồi tôi được nghe lời nói của Nguyên soái thật là xác luận. Nhưng chỉ sợ Hạng vương thế mạnh, Phạm Tăng nhiều mưu, Nguyên soái không thắng nổi mang tiếng với thiên hạ đã đành, mà tánh mạng Thái công, Lã hậu e cũng chẳng còn. Chi bằng trả lại Tam Tần cho Sở để chuộc mạng thì hay hơn.
Hàn Tín nghe nói cau mày nhìn Trương Lương có vẻ bực tức và nói :
- Sao ngày trước Tiên sinh cho Tín tôi là khả dụng, nay lại khinh bỉ Tín tôi đến thế ?
Trương Lương nói :
- Xin Nguyên soái chở nên khinh địch. Tôi xem Phạm Tăng mưu kế như thần, còn bọn Long Thư kiêu dũng như hổ. Nay Hạng vương lại tin dùng bọn ấy, e rằng Nguyên soái khó thắng nổi.
Hàn Tín đỏ mặt, đứng dậy nói lớn :
- Nếu tôi không chém được Long Thư, bắt được Phạm Tăng thì tôi tình nguyện cắt đầu để tiên sinh dùng làm đồ đựng nước tiểu.
Trương Lương cầm tay Hàn Tín vừa cười vừa nói :
- Nguyên soái đã quả quyết như thế, Lương tôi tin tưởng vạn phận. Song bãi việc kê khai hộ khẩu e trái lệnh Chúa thượng, biết làm sao ?
Tiêu Hà xen vào nói :
- Lệnh Chúa thượng ta làm sao trái. Vậy thì cứ tiếp tục việc kê khai sổ bộ, chừng nào Nguyên soái thắng Sở sẽ hay.
Hàn Tín nói :
- Xin hai ngài chớ câu chấp như thế. Cứ cùng với tôi về Huỳnh Dương bệ kiến là xong.
Dứt lời, Hàn Tín đứng dậy cáo từ, và dặn :
- Tinh sương, xin hai ngài theo tôi lên đường. Còn sứ Sở cần phải chém ngay để thị uy chúng.
Tiêu Hà nói :
- Hai nước tranh nhau không nên chém sứ. Ta chỉ nên đình việc lập sổ bộ, và cho sứ Sở trở về là hơn.
Hàn Tín khen phải. Ðoạn cáo biệt trở về soái phủ.
Ngày hôm sau, Hàn Tín chỉnh đốn binh mã, cùng với Trương Lương và Tiêu Hà đến Huỳnh Thành.
Trương Lương vào trước, đem mưu kế mình đã làm thuật lại với Hán vương. Lại dặn lúc tiếp Hàn Tín phải làm y theo kế .
Hán vương mừng rỡ, truyền cho Tiêu Hà và Hàn Tín vào bệ kiến.
Hán vương nói :
- Ta không nghe lời can Hàn Nguyên soái, thua trận Truy Thủy thiệt hại nặng nề. Nguyên soái đã không vọng oán ta, thân hành đến tương kiến, ta rất mang ơn . Còn Tiêu Thừa tướng phủ an trăm họ, vận tải quân lương, khiến cho ta được vững tâm khai thác cõi ngoài, công ấy kể sao cho xiết.
Tiêu Hà nói :
- Nhờ hồng phúc của Ðại vương bấy lâu nay dân chúng yên vui, sau lại lấy thêm được Quan Trung làm căn bản. Nay dẫu thua trận Truy Thủy cũng chẳng hề chi.
Hán vương nghe nói đến hai tiếng Quan Trung giả vờ cau mày ngồi lặng thinh.
Hàn Tín bước đến, quì móp xuống đất, tâu :
- Tín tôi phụng mệnh trấn thủ Quan Trung, nhờ oai của Ðại vương dân chúng một lòng qui phục. Vừa rồi Tử Phòng đến Hàm Dương hợp với Tiêu Thừa tướng kê khai hộ khẩu để nộp sổ bộ cho Sở. Thiết nghĩ, đất Quan Trung Ðại vương trải bao khó nhọc mới chiếm được, nay đột nhiên trả lại e thiên hạ chê cười .
Hán vương nói :
- Ðại binh tổn thất, Thái công bị bắt giam cầm. Các chư hầu như Tề, Yên đầu hàng Sở. Thế nước Sở ngày nay cường thịnh lắm. Ta nhắm tướng Hán không người nào địch nổi Hạng vương, mưu lược không ai qua khỏi Phạm Tăng. Thôi thà trả đất Quan Trung đổi lấy Thái công lui về Bao Trung thủ thế an phận .
Hàn Tín nghẹn ngào nói :
- Tín tôi chưa đánh với Hạng vương trận nào, sao Chúa thượng lại bảo là không ai địch nổi Hạng vương ?
Hán nói :
- Nguyên soái có tài thực, song tài ấy chỉ đánh nổi Chương Hàm, thu Tam Tần mà thôi. Trận Truy Thủy vừa rồi một mình Hạng vương phá tan sáu mươi kiện tướng Hán . Xem thế thì nếu Nguyên soái có đi trận đó cũng phải vỡ mật.
Hàn Tín mặt đỏ bừng bừng, nói lớn :
- Ðại vương khinh Tín tôi quá lắm. Phen này tôi xin. thống lãnh bản bộ, chỉ đánh một trận đã làm cho Hạng Vũ manh giáp chẳng còn để cho Ðại vương xem. Nếu không được vậy, Tín tôi thề quyết chẳng trở về.
Hán vương đứng dậy nói :
- Nguyên soái đã nhất quyết phá Sở tất đã có mưu kế gì thần diệu vậy hãy nói cho ta biết, ta mới an tâm.
Hàn tâu :
- Tôi ở Hàm Dương đã chế ra được vài trăm cỗ xe để dự bị đánh Sở , loại xe này gọi là chiến xa, có tác dụng rất mạnh trong trận chiến thuộc bình nguyên . Huỳnh Dương cách đây ba mươi dặm, có một khu đất bằng có thể áp dụng chiến xa được.
Hán vương ngắt lời hỏi :
- Công dụng của loại chiến xa ấy như thế nào ?
Hàn Tín đáp :
- Theo binh pháp, loại xe này dùng đánh trận rất tiện lợi. Một cỗ xe có một con trâu kéo, bên trong chỉ có bốn tên lính, dùng cung nỏ bắn ra, có thể địch nổi hàng trăm quân ky. Khi đi xa, xe có thể dùng vận lương, lúc đóng quân, xe dùng làm đồn hoặc đem ngăn ải, lúc đột kích, xe làm bức bình phong án ngữ cho bộ binh của ta tiến tới. Tuy nhiên, muốn dùng chiến xa, quân sĩ cũng phải được rèn luyện chiến thuật cho tinh vi mới được.
Hán vương nghe nói mừng rỡ, lập tức gọi thợ, chiếu theo cách thức Hàn Tín chỉ dẫn , tạo thêm ba nghìn cổ xe để dự bị đánh Sở.
Hàn Tín ra ngoài thành Huỳnh Dương, cắt đặt đồn trại, triệu chư tướng đến trao mật kế, ai nấy tuân lệnh trở về án nhận địa phương, mỗi ngày thao luyện quân sĩ cách dùng chiến xa.
Trong thời gian hai tháng, chiến thuật đã tinh vi.
Quân sĩ trước kia thua trận trốn tránh, này lục tục kéo về cả thảy trên năm mươi vạn người.
Tiêu Hà bái biệt Hán vương trở về Hàm Dương .
Chẳng bao lâu, Hàn Tín vào thành tâu với Hán vương :
- Quân sĩ nay hàng ngũ đã chỉnh tề, nếu có sứ nước Sở đến, xin Ðại vương hạ chiếu thư, khích Hạng Vũ đem quân đến đây tranh thắng phụ.
Hán vương nói :
- Hôm qua sứ nước Sở có đến đây, giả truyền lời bà mẹ Vương Lăng, bảo Vương Lăng về hàng Sở. Nhưng, Vương Lăng biết mẹ hiền, không khi .nào muốn con về đầu Sở nên chẳng tin lời. Hiện nay sứ Sở còn nghỉ nơi công quán. Vậy ta nhân dịp này trao chiến thư cho sứ Sở đêm về thì tiện lắm.
Hàn Tín liền trở ra nơi công quán, đặt tiệc khoản đãi sứ Sở và nói :
- Tôi vốn là thần nước Sở, dẫu phò Hán mà lòng hoài vọng đối với Sở chưa phai. Nay có bức biểu vấn an, phiền ngài đem về dâng cho Hạng vương. Tôi chẳng bao lâu sẽ trở về chúa cũ .
Nói xong, đem hai mươi lượng vàng tặng cho sứ Sở làm lộ phí.
Sứ Sở nói :
- Tôi phụng mệnh Bá vương sang triệu Vương Lăng và thăm tin tức Túc hạ, nay Túc hạ nhờ tôi mang biểu về tất Bá vương sẽ vui mừng khôn xiết.
Tiệc tan, sứ Sở từ giã lên đường, trở về yết kiến Hạng vương tâu bày mọi việc, rồi dâng bức biểu của Hàn Tín lên.
Hạng vương hớn hở tiếp lấy, mở ra đọc.
Lời biểu như sau :
" Nguyên soái nhà Ðại Hán Hàn Tín trao thư Tây Sở Bá Vương khán hạ.
Tín vẫn có sưng vào chức Chấp kích lang của Sở , song trước kia cùng với Bá vương lập vua Hoài vương, quay mặt về Bắc dưng thần, đồng triều chấp sự, thì Tín là tôi của vua Nghĩa Ðê chứ không phải là tôi của Sở, lẽ ấy đã rõ ràng.
Chẳng ngờ Ðại vương lại giết vua Nghĩa Ðế,chuyên chế chư hầu, thiên hạ oán vọng, còn Tín cũng lấy làm đau lòng.
Những muốn vung gươm giết đứa đại nghịch trả thủ cho vua, nhưng xét thấy tài hèn sức yếu chưa làm nổi chuyện đó, đành phải sang đầu Hán để bá cáo tội ác cho thiên hạ biết.
Vừa rồi, Tín đóng quân tại Hàm Dương, không đi đánh Sở, thất cơ một chút đến nỗi quân thua. Nay Tín thống lãnh hùng binh, áo trắng cờ tang, thi vũ tại Huỳnh Dương trước rửa hờn cho vua Nghĩa Ðế, sau vì Hán vương tuyết sĩ. Ðại vương phen này khó mà toàn mạng được Tín báo trước cho Ðại vương giử mình ."
Hạng vương đọc thư xong, hầm hầm nổi giận, hét lớn :
- Thằng luồn trôn khốn nạn đó đã dám dùng lời vô lễ với ta. Phen này, ta thề không bắt được đứa phản phúc quyết không trở về.
Nói rồi truyền lệnh cất quân đi đánh Hán lập tức.
Phạm Tăng hay tin vội đến can :
- Ðó là kế của Hàn Tín khích lệ Ðại vương để cho Ðại vương tírc giận chui vào cạm bẫy của hắn. Xin đại vương thận trọng.
Hạng vương nói :
- Ta không thể nhẫn nhục được trước lời nói vô lễ của đứa phản thần thô bỉ kia. ý ta đã quyết, các ngươi chớ can ngăn.
Liền phân phối các tướng kéo quân nhắm Huỳnh Dương thẳng tới.
Nhắc lại Hàn Tín, từ khi trao thư cho sứ Sở về, ngày đêm chỉnh đốn binh mã, đợi ngày nghênh chiến.
Bỗng thấy Trương Lương, Lục Giả đệ thủ chiếu của Hán vương và ấn Nguyên soái đến dinh Hàn Tín.
Hàn Tín vội vã tiếp chiếu, mở ra đọc :
Chiếu rằng :
" Tướng là rường cột quốc gia, sinh mệnh ba quân ở trong tay người tướng.
Trước ta dùng lầm Ngụy Báo là tướng đến nỗi thành mất, quân tan.
Hàn Tín tài gồm kinh tế , học suất thiên nhân, công lấy Tam Tần danh vương bốn bể. Nay ta đã đuổi Ngụy Báo về nhàn cư, trao ấn soái lại cho Hàn Nguyên soái điều dựng ba quân, trả thù trận Truy Thủy vừa rồi. Hàn Nguyên soái khá vì ta thống suất chư tướng, dự bị đánh Sở hết lòng báo quốc, chớ phụ bụng ta ."
Hàn Tín đọc chiếu xong, quay mặt ra cửa khuyết lạy tạ đoạn nhận lấy ấn tín.
Trương Lương cáo từ trở về phục mệnh.
Hôm sau, Hàn Tín vào triều tạ ơn Hán vương, đoạn về dinh phân phối tướng sĩ chỉnh tề, chờ địch quân đến.
Giữa lúc đó, Hạng vương lưu Phạm Tăng ở lại giữ Bành Thành, còn mình đem ba mươi vạn hùng binh thẳng đến Huỳnh Dương, cách năm mươi dặm hạ trại, đoạn sai Quý Bố và Chung Ly Muội đem một toán quân đi thám thính.
Hàn Tín được tin quân Sở đến, liền hội họp chư tướng, nói :
- Quân Sở mới đến, thế đang hăng, ta chớ nên đánh vội phải dùng chiến xa dàn khắp bốn mặt, mỗi tướng phải trấn thủ nơi trận địa mình không được rời khỏi chiến khu, kỷ luật phải nghiêm minh , không được sơ xuất . Chư tướng cúi đầu tuân lệnh.
Bấy giờ bọn Quý Bố và Chung Ly Muội đi thám thính không thấy động tĩnh gì, liền về báo với Hạng vương :
- Chúng tôi đi thám thính, chỉ thấy trên thành cắm cờ la liệt , doanh trại im lìm, không một bóng quân thấp thoáng. Chẳng biết quân Hán đã dụng ý gì.
Hạng vương nói :
- Ðó là Hàn Tín đã phân binh sẵn, chờ quân ta đến phục kích . Các ngươi phải giữ doanh trại cho cẩn thận, chờ khi đối địch sẽ tùy cơ liệu định .
Chư tướng nhất nhất tuân lời, quân kỳ nghiêm chỉnh, hàng ngũ hẳn hòi đợi tác chiến.
Hạng vương nai nịt gọn gàng, dắt bọn Hoàn Sở, Vũ Anh, Hạng Trang, Ngu Tử Kỳ, cả thảy bốn tướng, cầm đầu một toán tinh binh kéo sang trại Hán.
Hàn Tín được tin, ra ngựa đón lại, nói :
- Từ khi cùng Ðại vương từ biệt ở Hàm Dương, ngày nay mới được gặp mặt. Tôi, mình mặc giáp trụ, không thủ lễ được, xin Ðại vương miễn chấp.
Hạng vương nổi giận hét:
- Thằng chui khố khốn nạn ! Ngươi dám dùng thư sỉ nhục ta. Ta đã đến lấy mạng ngươi khó giữ.
Nói dứt lời, Hạng vương cầm đại đao đâm tới thật mạnh. Hàn Tín liệu sức mình không cự nổi, vội vàng đỡ thương, rồi quay ngựa nhắm hướng Ðông bỏ chạy.
Hạng vương hét như sấm :
- Thằng luồn trôn đê tiện kia ? Ngươi chạy đi đâu, ta quyết lấy đầu răn chúng, liền thúc quân đuổi theo.
Quý Bố, Chung Ly Muội thấy vậy tế ngựa theo can :
- Hàn Tín chưa đánh đã chạy là muốn dụ đến chỗ phục binh. Xin Ðại vương lui binh về, mới khỏi lầm mưu của hắn.
Hạng vương nói :
- Ta, từ khi xuất quân khỏi Cối Kê đến nay, trải hơn trăm trận, chưa hề biết lui quân bao giờ. Nay đánh với thằng chui khố này mà chịu lui, chẳng sợ thiên hạ cười ư?
Dứt lời, quất ngựa đuổi theo. Hễ Hạng vương đuổi gấp thì Hàn Tín chạy gấp, Hạng vương đuổi chậm thì Hàn Tín chạy chậm.
Ðến bờ sông Kinh Sách, Hàn Tín giục ngựa qua cầu, chống thương đứng đợi. Hạng vương liền vỗ ngựa sấn lên cầu. Quân mã lục đục kéo theo.
Nhưng vừa đến giữa cầu thì bỗng cầu gãy, quân Sở rơi xuống nước chết đuối vô số.
Hạng vương và các tướng Sở đã qua khỏi khúc cầu gãy quay lại thấy quân mình lớp chết trọi, lớp sợ chết bỏ chạy tứ tán, lòng căm tức chẳng cùng. Hạng vương hét lên một tiếng, thúc ngựa đến đâm Hàn Tm. Hàn Tín rẻ ngựa sang một khúc quanh, Hạng vương xua các tướng đuổi theo, nhưng không còn tìm thấy Hàn Tín đâu nữa cả.
Biết mình đã lầm kế Hàn Tín. Hạng vương dừng ngựa lại. Bỗng nghe pháo nổ liên thanh, chiến xa vây kín bốn mặt, tên bắn như mưa. Quân Sở thất kinh, chạy tán loạn, không biết đường nào trốn núp.
Hạng vương truyền các tướng nhân lúc Hàn Tín chưa bày trận xong, liều chết đánh tháo lấy lối ra, nhưng các chiến xa đã khép chặt vòng vây, trơ như đá, vững như tường, tên bắn tua tủa, không ai dám xông ra mở huyết lộ.Hai tướng thấy Hạng vương bị vây giữa vòng xe, vội vàng đốc quân đánh phá.
Tướng Hán là Tổ Ðức thấy bên Sở có quân ứng cứu, liền dẫn quân ra cản lại, Quý Bố và Chung Ly Muội đánh một hồi giết được Tổ Ðức, ùa binh xông vào trận địa. Thấy bốn mặt đều có chiến xa vây kín, Quý Bố nói với Chung Ly Muội :
- Nếu không liều chết mở vòng vây thì làm sao cứu Bá vương ra được.
Hai tướng xua quân đánh vào. Bên trong quân Hán cũng quay ra kháng cự nhưng vì phải đánh hai mặt nên quân Hán hơi lúng túng.
Hạng vương thừa thế thét quân mở huyết lộ, đánh vẹt một chiến xa, mở đường chạy thoát.
Quý Bố và Chung Ly Muội thấy Hạng vương đã ra khỏi, không đánh nữa, đem quân hộ vệ cho Hạng vương chạy trốn.
Quân Sở bị chiến xa sát thương quá nửa. Hoàn Sở bị Vũ Anh bắn chết.
Hạng vương vừa ra khỏi vòng vây thì bị Sài Vũ xua quân theo bắt.
Hạng vương bỏ chạy bị Ðại tướng Hán là Tân Kỳ đón lại. Hạng vương tức giận, hươi thương chém chết Tân Kỳ, rồi giục ngựa chạy về hướng Nam.
Vừa chạy được vài dặm, lại thấy Hàn Tín dẫn quân đến. Quý Bố thất kinh, dẫn Hạng vương chạy quanh xuống một khe suối nhỏ ven sông.
Trời tối dần, ánh sáng nhá nhem không còn trông thấy rõ cảnh vật. Nơi trận chiến, tiếng reo hò đắc thắng của quân Hán còn vang mãi không dứt.
Hứa Phụ âm mưu phản Hán
Vương mẫu tự vẫn khuyên con
Sáng hôm sau, Hạng vương trốn về được nơi bản doanh, thấy doanh trại trống không, Hàn Tín thừa đêm khuya đã kéo quân đến cướp phá sạch cả.
Hạng vương thu góp tàn quân, lòng căm tức, nói :
- Thằng chui khố làm hại ta bao nhiêu nhân mã,nếu không báo được tnù này ta nguyền chẳng đội chung trời.
Chung Ly Muội nói :
- Hàn Tín nhiều mưu lắm kế, quân ta mới thua,nhuệ khí đã lụt, xin Ðại vương dưỡng uy, củng cố tinh thần quân sĩ rồi sẽ tính, chớ nên đánh vội.
Chung Ly Muội mới vừa dứt lời, bên ngoài lại nghe có tiếng quân ó vang trời.
Hạng vương hét lên một tiếng, cầm thương vỗ ngựa xông ra, nói :
- Ðể cho giặc khinh khi như thế này thì còn gì uy vũ của ta.
Các tướng cũng cầm thương lên kéo ngựa kéo theo Hạng vương vừa ra khỏi trại, bị một mũi tên bắn tới, trúng vào miếng kính tâm, làm cho Hạng vương cả kinh không không dám tiến, quảy ngựa chạy về hướng Ðông.
Tướng sĩ đều chạy theo bảo vệ.
Lúc bấy giờ, Hạng vương chỉ còn vài trăm quân kỵ ,phía sau quân Hán đuổi theo, tiếng reo hò như thác đổ.
Hạng vương chạy suốt ngày đêm không nghỉ, lại gặp lúc trời mưa đường trơn, ngựa mệt, lắm điều nguy khốn .
May thay, giữa lúc đó từ trong rừng rậm có một toán quân kéo ra, cầm đầu là Bồ tướng quân.
Bồ tướng quân trông thấy Hạng Vũ mừng rỡ nói :
- Xin Ðại vương an tâm. Tôi phụng mệnh quân sư đem ba ngàn quân đến đây cứu giá.
Hạng vương hỏi :
- Vì sao quân sư biết ta nguy khốn nơi đây mà khiến ngươi đi cứu giá.
Bồ tướng quân nói :
- Ðại vương nóng giận, quân sư đoán biết thế nào cũng lầm kế Hàn Tín.
Bồ tướng quân vừa dứt lời thì tiền đội quân Hán đã đuổi đến, cầm đầu là hai tướng Lý Tất và Lục Giáp.
Bồ tướng quân liền vung đao cản lại.
Ba tướng đánh nhau hơn hai mươi hiệp, Lý Tất sa cơ, bị Bồ tướng quân đâm một đao nhào xuống ngựa Lục
Giáp thấy Lý Tất không dám đánh, quay ngựa bỏ chạy , bị Bồ tướng quân bắn theo một mũi tên ngang lưng, chết
không kịp la lên một tiếng.
Tiền đội của quân Hán thấy chủ tướng bị chết chạy dồn trở lại báo cho đạo trung quân biết.
Hàn Tín nói :
- Binh pháp có nói : "Giặc thế cùng không nên đuổi " , Ta sơ xuất làm mất hai chiến tướng, thật là lỗi nặng.
Nói xong truyền đóng quân lại, không đuổi theo nữa.
Bồ tướng quân thấy quân Hán không theo vội vã phò Hạng vương trở về Bành Thành.
Hạng vương ngẩng mặt lên trời than :
- Từ khi ta kéo cờ khởi nghĩa đến nay, đánh dư trăm trận, nhưng chưa hề bị thua nhục nhã như vầy.
Phạm Tăng được tin Hạng Vũ hồi loan, vội vã mở cửa thành đón tiếp, kiểm điểm tàn quân hao mất hai mươi vạn.
Hạng vương nói :
- Ta không nghe quân sư nên đến nỗi này. Nay phải làm thế nào để trả thù, kẻo nhục nhã quá.
Phạm Tăng nói :
- Tôi nghe Ngụy Báo từ khi lui về Bình Dương, suốt ngày buồn bã, lo sợ Hán vương hỏi đến tội bại binh ở Truy
Thủy. Nay nếu sai một biện sĩ, đến cổ động vài điều tất Ngụy Báo lại bỏ Hán đầu Sở. Ngụy Báo phản Hán, thì
Hàn Tín phải đem binh đi đánh. Chừng đó ta thừa cơ Huỳnh Dương bỏ trống, đem quân đến đánh, tất bắt được
Lưu Bang, trả thù cho trận vừa qua.
Hạng vương mừng rỡ nói :
- Quân sư nói rất phải. Song biết sai ai làm biện sĩ bây giờ ?
Quan thượng thư Hạng Bá đến gần tâu :
- Tôi có nghe một người thầy tên Hứa Phụ hiện ở Bình Dương rất thân với Ngụy vương. Ngụy vương có việc
gì đều hỏi đến Hứa Phụ rồi mới thi hành. Vậy tôi xin viết một bức thư bảo Hứa Phụ làm việc ấy tất thành công.
Phạm Tăng nói :
- Thế thì còn gì hơn, xin quan Thượng thư làm ngay kẻo trễ.
Hạng Bá liền viết một phong thư sai tên tiểu tốt giả người lái buôn, lần đến Bình Dương tìm Hứa Phụ.
Hứa Phụ ở Bình Dương lâu nay có tiếng, nên hỏi đến, ai cũng biết.
Tên tiểu tốt đến tư gia, nhờ bọn gia đinh vào báo có thư cố nhân đưa đến.
Hứa Phụ đòi vào, mở thư ra đọc mới biết Hạng Bá nhờ mình xúi Ngụy vương phản Hán đầu Sở.
Hứa Phụ nghĩ thầm :
"Hán vương thế đang mạnh, Hạng Bá lại là chỗ bạn cũ, nay đã có lời ủy thác chẳng lẽ ta bỏ qua".
Nghĩ rồi vào yết kiến Ngụy Báo.
Ngụy Báo mừng rỡ hỏi :
Tôi đang mong ông đến để đoán một việc, nay ông lại tự nhiên đến đây, thực may mắn.
Hứa Phụ nói :
- Ðại vương muốn đoán xem việc chi ?
Ngụy Báo nói :
- Lúc này, tâm thần tôi thường hay hoảng hốt, vậy nhờ ông xem thừ sắc khí thế nào ?
Hứa Phụ bảo Ngụy Báo quay qua phía ánh sáng,thấy sắc mặt Ngụy Báo nhợt nhạt biết là điềm xấu.
Tuy nhiên, Hứa Phụ lại nghĩ thầm :
- Nếu ta nói thực thì phụ tình Hạng Bá. Chi bằng nói dối cho xong .
Nghĩ rồi, cúi đầu nói :
- Tôi coi Ðại vương sắc mặt hồng hào đó là hỉ khí minh hiện. Chỉ trong trăm ngày, Ðại vương đánh đâu được đó Chẳng bao lâu dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi cửu ngũ chớ chẳng phải làm tước vương mà thôi.
Ngụy Báo mừng rỡ nói :
- Nếu được như lời ông, tôi sẽ báo ân một cách xứng đáng.
Hứa Phụ lại nói :
- Tôi còn trông thấy nơi hậu cung của Ðại vương vượng khí xông lên rất nhiều.
Ngụy Báo hớn hở nói :
- Thế thì nhờ ông vào hậu cung xem tướng Bạc hậu xem sao ?
Hứa Phụ tuân lời , bước theo Ngụy Báo vào hậu cung. Vừa trông thấy mặt Bạc hậu, Hứa Phụ sụp xuống
khen vui :
- Ôi chao ! Tướng của nương nương sang quá. Sau này thế nào cũng làm mẹ thiên hạ. Tôi nói chẳng sai.
Ngụy Báo thích ý nghĩ thầm :
- Ta đã làm bậc đại quan lẽ nào vợ ta không làm mẹ thiên hạ ?
Liền thưởng Hứa Phụ rất hậu. Sau khi Hứa Phụ bái biệt, Ngụy Báo gọi Ðại phu là Chu Thúc vào nói :
- Ngày trước Hán vương dùng ta làm Ðại tướng,chẳng ngờ đến khi thua trận Truy Thủy, Hán vương đối xử với ta tệ bạc, lột ấn chức trao cho Hàn Tin. Vừa rồi Hàn Tín lại phá hơn hai mươi vạn quân Sở. Như thế tội ta thực khó ngồi yên được. Nay ta muốn nhân cơ hội này phản Hán để đầu Sở, chia ba thiên hạ, nhà ngươi nghĩ sao ?
Chu Thúc thưa :
- Không nên ! Hán vương là bậc khoan nhân đại độ,đâu có lẽ vì thua một trận mà bất tội Ðại vương. Vả lại Hàn Tín dụng binh như thần, đến Hạng vương mà địch chưa nổi huống hồ Ðại vương binh ít, tướng cô. Xin Ðại vương cứ phò Hán giữ đất Bình Dương này bảo tồn cho nước Nguy là hơn.
Ngụy Báo nói :
- Thiên hạ là của chung , trời cho ai nấy được, đâu phải căn cứ vào việc mạnh yếu . Lời Hứa Phụ đoán lẽ nào sai được, nhà ngươi chưa hiểu đó thôi.
Chu Thúc nói :
- Trước hết phải xét sức mình rồi mới nói đến mệnh trời. Mình thiếu tài, kém đức mà hy vọng ở mệnh trời thật là chuyện hão huyền.
Ngụy Báo nổi giận nói :
- Ta muốn cử binh sao người lại buông lời gàn dở. Hay nhà ngươi có tư thông với Hán ?
Chu Thúc nói :
- Tôi thờ Ðại vương đã lâu, có bao giờ lại hai lòng .Chẳng qua thấy việc trái can ngăn đó thôi. Bây giờ Ðại vương không nghe lời tôi, ngày sau hối không kịp.
Ngụy Báo bực tức, đuổi Chu Thúc ra ngoài, rồi tự mình điểm lấy mười vạn quân dùng Hàng Trưởng làm Quân sư , Phùng Kích làm Ky tướng , Hạng Ðà làm Bộ tướng giữ vững cửa ải Bình Dương, dâng biểu xin hàng về Sở .
Hán vương nghe tin Ngụy Báo làm phản, cười lớn nói :
- Ðứa thất phu ấy làm gì nên việc mà hòng phản phúc. Tuy nhiên ta cũng phải sai người đem binh đến bắt hắn mà giết đi để răn muôn chúng.
Lịch Sinh can :
- Quân sĩ đánh Sở vừa về, chưa kịp nghỉ ngơi, bây giờ lại đi đánh Ngụy e không nên. Nếu dụng binh như vậy sẽ mất lòng dân. Tôi có quen với Ngụy Báo, xin sang tận nơi lấy lẽ phải trái mà giảng cho Ngụy Báo nghe. Nếu hắn không nghe, chừng ấy ta kéo binh sang trách phạt cũng chẳng muộn.
Hán vương nói :
- Nếu tiên sinh dùng lời thuyết phục được Ngụy Báo thì công ấy rất lớn, tiên sinh khá thực hành ngay.
Lịch Sinh liền từ biệt Hán vương, thẳng đến Bình Dương ra mắt Ngụy Báo.
Ngụy Báo vội hỏi :
- Cố nhân sang đây có lẽ muốn thuyết khách cho bên Hán chăng ?
Lịch Sinh nghiêm nét mặt đáp :
- Tôi sang đây vì tình bạn, muốn đem lời hơn lẽ thiệt bàn bạc. Ðại vương muốn nghe hay không thì tùy ý, cần gì phải nghi nhau là thuyết khách !
Ngụy Báo nói :
- Thế thì cố nhân có điều chi xin chỉ giáo.
Lịch Sinh nói :
- Bậc Ðại nhân từ ý nghĩ đến việc làm bao giờ cũng nhất quyết. Ðại vương trước bỏ Sở theo Hán, bây giờ lại bỏ Hán đầu Sở, việc làm của Ðại vương không nhất định, phải trái không phân minh. Người mà phải trái điên đảo tất nhiên mang thảm họa. Huống chi, cứ như ngày nay Hán, Sở tranh hùng, Hạng vương tuy có vũ dũng nhưng tàn bạo, lòng dân không phục. Chúa thượng tôi ân đứcdấy đầy muôn người hoài vọng, lại dùng Hàn Tín làm tướng, mưu lược như thần, chẳng bao lâu thiên hạ sẽ về nhà Hán . Ðại vương nên khuông phò nhà Hán để nước Ngụy khỏi vì Ðại vương mà tang tóc.
Ngụy Báo nghe Lịch Sinh nói đến đấy, lắc đầu,ngắt lời nói :
- Hán vương có tính khinh người, tôi tự lấy mình làm xấu hổ, không thể nào trông thấy mặt nhau được nữa. Vả lại chịu khúm núm dưới chân người mãi sao ? Ý tôi đã quyết dẫu Tô Tần, Trương Nghi sống lại cũng không thể dùng lời nào làm đổi ý tôi được.
Lịch Sinh biết không thể thuyết phục được NgụyBáo nổi, liền bỏ ra về tâu lại với Hán vương mọi lẽ.
Hán vương hỏi :
- Viên chủ tướng của Ngụy Báo là ai ?
Lịch Sinh thưa :
- Là Hoàng Thực.
Hán vương nói :
- Thằng đó miệng còn hôi sữa, làm sao địch lại HànTín của ta.
Nói xong, Hán vương liền sai quân gọi Hàn Tín,Quán Anh, Tào Tham lãnh mười vạn binh theo đường An Ấp thẳng tới Tây Ngụy đánh Ngụy Báo.
Lúc sắp đi, Hàn Tín nói với Hán vương :
- Tôi đi đánh Ngụy tất Sở thừa cơ đến đánh Huỳnh Dương . Trong các tướng ở nhà, Vương Lăng có thể giao được việc lớn, Ðại vương nên sai Vương Lăng chống vớiquân Sở. Vương Lăng trí dũng có thừa, quyết không ngại gì
Hán vương nói :
- Mẹ Vương Lăng bị giam ở Sở đã lâu, chắc gì Vương Lăng dám mạnh dạn đánh Sở ?
Hàn Tín nói :
- Vương Lăng ý chí sắt đá, tôi chắc không làm gì lay chuyển nổi. Ðại vương cứ tin dùng Vương Lăng làm tướng và nếu có gì khó khăn cứ hỏi đến Trương tiên sinh là xong.
Hán vương nhậm lời . Hàn Tin cáo từ lui ra, tức tốc dẫn đại quân thẳng tới Bồ Bản.
Ðến nơi, quân Ngụy cũng vừa kéo đến nghênh chiến. Nhưng vì cách con sông, hai bên chưa thế đánh nhau được.
Hàn Tín gọi các tướng đến nói :
- Ngụy Báo dùng con sông này để làm thế thủ, quân ta khó sang sông được. Bắc cầu dùng thuyền đều bất tiện.
Quán Anh nói :
- Ý định của Nguyên soái như thế nào ?
Hàn Tín nói :
- Tướng quân hãy lựa trong quân một số thợ mộc,làm cho tôi một số lớn chum bằng gỗ để thay thuyền, đổ quân sang sông mới được.
Quán Anh hỏi :
- Cách thế chum gỗ như thế nào mà thay thuyền được ?
Hàn Tín nói :
- Chặt cây bên rừng, cưa từng khúc, đẽo tròn hình cái chum, khoét trống ruột, thế là xong. Các chum ấy ta sẽ thả xuống nước kết lại thành bè.
Quán Anh vâng lời, sai lính thợ theo phép chế ra rất nhiều cái chum gỗ.
Chưa đầy ba ngày, chum gỗ đã đủ số. Hàn Tín lại sai Quán Anh đem một vạn quân bày thuyền ở bến Lâm Tấn, kéo cờ, giương buồm làm ra cách muốn độ binh sang sông. Ðồng thời lại sai Tào Tham, lãnh một vạn quân xuống bến Hạ Dương, dùng chum gỗ, độ qua sông, lén bọc vào phía sau đánh úp quân Ngụy.
Hai người tuân lệnh, dẫn quân ra đi .
Bên kia, Ngụy Báo thấy quân Hán muốn độ qua bến ấy, cho quân mai phục sẵn sàng, không để ý gì tới Hạ Dương cả.
Tào Tham, dùng chum gỗ, chở quân sang bến Hạ Dương kéo thẳng ra mặt hậu, đánh lấp ìấy An Ấp, bắt cả gia quyến Ngụy Báo, rồi lại đốc quân đánh thẳng đến Lâm Tấn.
Ngụy Báo hay tin thất kinh truyền quay lại chống với Tào Tham.
Tức thì, Hàn Tín lợi dụng cơ hội ấy, cho thuyền độ quân sang sông, hai bên đánh dồn lại.
Ngụy Báo nhắm thế không địch nổi tế ngựa chạy về phía Tây.
Tào Tham và Quán Anh đốc quân đuổi theo bắt sống được Ngụy Báo, trói lại đem nạp cho Hàn Tín.
Hàn Tín trợn mắt hỏi Ngụy Báo :
- Nhà ngươi làm chức Nguyên soái không tròn nhiệm vụ, để quân thua, thất trận nơi Truy Thủy. Lẽ ra chúa thượng chiếu luật trừng phạt, nhưng lại để cho nhà ngươi được về Bình Dương, giữ y vương vị ân đức ấy nhà ngươi không cố sức báo đền, lại nghe lời thầy tướng phản phúc. Nay ta bắt ngươi, đáng ra phải chém đầu song nghĩ nhà ngươi là vua một nước, nên giải về cho Chua thượng xét định.
Nói xong, một mặt sai người đóng cũi giải Ngụy Báo về Huỳnh Dương, một mặt hiểu dụ muôn dân, cho Chu Thúc tạm coi các việc nước Ngụy.
Nhắc lại bên Sở, khi Hạng vương nghe tin Hàn Tín đi đánh Ngụy Báo, liền đòi Phạm Tăng đến bảo rằng :
- Quả như lời quân sư đã đoán, Ngụy Báo nay đã phản Hán, và Hàn Tín đã đem quân đi đánh. Tôi muốn nhân cơ hội này lấy Huỳnh Dương, quân sư nghĩ sao ?
Phạm Tăng nói :
- Lúc này đánh lấy Huỳnh Dương là phải. Tuy nhiên, Ðại vương cũng nên thận trọng chớ có khinh địch, sợ rằng Hàn Tín ra đi có để mưu gì lại chăng ?
Long Thư đứng dậy góp ý :
- Sao quân sư lại nhát gan đến thế ?
Phạm Tăng nói :
- Việc binh cần phải thận trọng sao lại gọi là nhát ?
Hạng vương nói :
- Lời quân sư bảo thán trọng là phải lắm.
Nói rồi điểm binh, theo đường Huỳnh Dương, Hán vương đang cùng với Trương Lương bàn việc đề phòng quân Sở, xảy có tin báo :
- Ðại binh của Bá vương đã khéo đến Huỳnh Dương chỉ còn cách mười dặm. Tướng Tiên phong của Sở là Lý Phụng đã cho quân thám thính dò xét quân tình.
Hán vương giật mình nói :
- Lúc Hàn Tín ra đi có dặn hễ quân Sở đến đánh phải dùng Vương Lăng làm tướng, Trần Bình phụ tá, thế thì ta phải đòi Vương Lăng đến bàn mới được.
Liền cho đòi Vương Lăng đến hội kiến.
Vương Lăng vào, Hán vương hỏi :
- Nay Hạng Vũ kéo dại binh đến Huỳnh Dương, tướng quân có kế chi chăng ?
Vương Lăng tâu :
- Theo ngu ý thì quân của Hạng Vũ đang lúc thế mạnh, nếu dùng sức mà địch, không thể nào địch nổi. Ta nên hạ cờ, giấu trống cố thủ thành trì, đợi cho quân Sở trể biếng sẽ phản công thì mới thắng.
Hán vương nghi ngại hỏi :
- Nếu quân Sở trễ biếng, tướng quân dùng mưu gì phá giặc ?
Vương Lăng ghé vào tai Hán vương nói nhỏ một hồi, Hán vương hân hoan nói :
- Nếu tướng quân can đảm như vậy lo gì không thắng quân Sở .
Rồi, Hán vương phong Vương Lăng làm Ðại tướng, Trần Bình làm Quân sư lo việc phá Sở.
Vương Lăng truyền quân sĩ quấn cờ, dấu trống,đóng chặt bốn cửa thành cố thủ.
Tướng tiên phong của Sở là Lý Phụng kéo quân đến nơi, dò thấy quang cảnh như vậy lòng nghi hoặc, không dám dẫn quân đến bên thành, sai người báo choHạng vương biết .
Hạng vương hỏi các tướng :
- Thành Huỳnh Dương cửa đóng chặt, trên thành không một tên quân thấp thoáng là ý gì vậy ?
Viên cận thần tâu :
- Cái đó có hai lẽ . Một là, Hán vương hay tin Ðại vương đến, sợ hãi bỏ thành trốn đi nơi khác. Hai là, Hàn Tín mắc đi đánh Ngụy, trong thành không còn tướng giỏi, không dám xuất quân đối địch nên làm kế nghi binh, để cho Ðại vương hồ nghi không dám đánh.
Hạng vương nói :
- Quân ta mới đến, hãy đóng quân an nghỉ, ngày mai xem hư thật thế nào rồi sẽ liêu .
Quân sĩ tuân lệnh, hạ trại, cỡi giáp bỏ gươm, ăn uống no nê, rồi mạnh ai nấy tìm chỗ nghỉ ngơi.
Vương Lăng ở trong thành, sai người tâm phúc giả thường dân ra ngoài do thám.
Khi biết được địch tình Vương Lăng liền tuyển hai nghìn tinh binh, quấn khăn đỏ , đeo khí giới, lên ngựa ra khỏi thành. Một mặt chọn năm trăm pháo thủ mang hỏa pháo theo sau, chất nơi chân cửa thành và dặn khi nào nghe pháo nổ thì phải đốt lửa để phòng quân Sở cướp thành. Ðoạn sai Hạ Hầu Anh đem ba vạn quân theo sau tiếp ứng.
Cắt đặt xong, trống canh hai vừa điểm. Vương Lăng truyền vài mươi tiểu tốt, giả quân Sở đến dò thám một lần nữa cho chắc ý.
Quân thám thính về báo :
- Quân Sở đều yên nghỉ, không có phòng bị gì cả.
Vương Lăng bèn đốc quân xông vào dinh Sở, mở toang bốn cửa, reo hò ầm ĩ.
Quân Sở đang ngủ, giật mình thức dậy, thất kinh mạnh ai tìm đường chạy trốn. Cảnh hỗn loạn làm náo động cả góc trời. Quản Hán ùa vào chém giết, quân Sở nằm như rạ, máu loang khắp doanh trại.
Lúc đó, Hạng vương đang ở trong trướng, nghe bên ngoài có tiếng quân reo, vội vã vác giáo lên ngựa xông ra.
Vừa ra khỏi dinh gặp một tướng Hán hoành đao cản lại. Hạng vương nổi giận cùng tướng ấy giao chiến.
Hai bên đánh nhau một lúc, tướng Hán liệu bề không cự nổi thúc ngựa bỏ chạy. Hạng vương hét lên một
tiếng thúc ngựa đuổi theo. Vừa lúc ấy có bọn Quý Bố,Chung Ly Muội, Long Thư kéo đến trợ chiến.
Hạng Vương hỏi :
- Các nơi có biết tương vừa đánh với ta là ai chăng ?
Quý Bố nói :
- Ðó là Vương Lăng được Hán vương phong làm Ðại tướng . Vương Lăng vốn là tay vũ dũng, sức mạnh muôn người khôn địch, mưu chước như thần, xin Ðại vương chớ nên đuổi theo.
Hạng vương nói :
-Nếu không chém Vương Lăng làm thế nào hạ Huỳnh Dương được.
Long Thư nói :
- Vương Lăng đến cướp trại, giành thế chủ động tất đã phòng bị, xin Ðại vương thu góp tan quân rồi sai bắt mẹ Vương Lăng kê gươm vào cổ để ở trong dinh, đồng thời cho người đến báo cho Vương Lăng biết.
Vương Lăng là kẻ chí hiếu tất phải ra hàng. Chừng ấy thành Huỳnh Dương lấy dễ như trở tay.
Hạng vương khen phải, liền sai người về Bành Thành bắt mẹ Vương Lăng dẫn đến.
Vương Lăng, sau khi thắng trận, kéo quân vào thành, Hán vương mừng rỡ ban một chung ngự tửu, và nói :
- Tướng quân một đêm giết hơi ba vạn quân Sở, khiến cho Bá vương phải lui ba chục dặm. Từ nay danh tiếng tướng quân lẫy lừng trong thiên hạ .
Vương Lăng tâu :
- Ðó chẳng qua tôi biết địch tình, nhân lúc quân Sở không phòng bị đến đánh bất ngờ. Hạng vương tuy thua nhưng nay mai tất kéo đến đánh thành, xin Ðại vương lo kế phòng thủ.
Trương Lương nói :
- Tôi nghe Hàn Tín đã thắng quân Ngụy, nay mai sắp kéo quân về. Ta cứ an tâm thủ thành, đợi Hàn Tín về sẽ liệu .
Hán vương theo lời, truyền các tướng chuẩn bị gỗ, đá quanh thành, cố thủ không ra đánh.
Hôm sau, có quân vào báo :
- Sứ Sở đến ngoài thành, muốn mời Vương tướng quân lên thành nói chuyện .
Vuơng Lăng lập tức lên mặt thành. Sứ Sở trông thấy nói lớn rằng :
- Lão mẫu của tướng quân hiện. ở trong dinh Sở, muốn được thấy mặt tướng quân ngay bây giờ. Nếu tướng quân không sang, Bá vương quyết sẽ hủy hoại lão mẫu. Và như thế, tướng quân sẽ là kẻ bất hiếu, tiếng xấu lưu muôn đời.
Vương Lăng nghe nói khóc òa, bước vào ra mắt Hán vương, tâu :
- Mẹ tôi năm nay hơn bảy mươi tuổi, xưa nay tôi chưa hề phụng dưỡng cho trọn đạo. Mẹ tôi hiện bị giam bên Sở, muốn trông thấy mặt tôi, dù phải chết tôi cũng không thể bỏ chữ hiếu, xin Ðại vương cho phép tôi sang Sở và tôi hứa quyết không khi nào ra sức giúp Sở.
Trương Lương nói :
- Tướng quân chớ tin lời sứ Sở. Vừa rồi tướng quân giết hơn ba vạn quân Sở, biết đâu đó là kế của Hạng Vương, mà lão mẫu không có nơi đó. Muốn chắc chắn, tướng quân nên cho người dò xét buộc Sở phải có bức thư lão mẫu gởi sang mới tin được. .
Vương Lăng vừa khóc vừa nói với Hán vương :
- Xin Ðại vương cho người sang Sở dò xét xem sự thế ra sao.
Hán vương lòng cũng cảm động, liền sai Thúc Tôn Thông làm sứ sang dinh Sở.
Thúc Tôn Thông tuân lệnh, đến xin ra mắt Hạng vương.
Hạng vương đòi vào, nói :
- Vương Lăng là người Bái quận mà nỡ không về với ta, lại theo giúp Lưu Bang. Nay ta đã bắt mẹ hắn giam ở đây, nếu hắn mau mau về hàng, thì mẹ con sẽ gặp mặt, bằng không, ta chém ngay mẹ hắn, để cho hắn mang tiếng bất hiếu với thiên hạ muôn đời.
Thúc Tôn Thông xin ra thăm mẹ Vương Lăng. Bá vương truyền dẫn Vương mẫu đến.
Trong lúc hai người gặp nhau, bà già đáng thương có bị gươm kề cổ, nức nở khóc.
Thúc Tôn Thông lòng áy náy, trơ mắt nhìn.
Bà ta hỏi :
- Ông là người ở đâu ?
Thúc Tôn Thông đáp :
- Tôi là sứ giả bên Hán, tên Thúc Tôn Thông.
Vương mẫu hỏi :
- Ông đến đãy có việc gì ?
Thúc Tôn Thông thưa :
- Vương tướng quân là con trai cụ, nghe cụ bị bắt ở đây ý muốn hàng Sở để cho hai mẹ con được trông thấy nhau . Vì chưa biết thiệt hư lẽ nào, nên sai tôi sang đây dò xét . Nếu lòng cụ muốn thấy mặt Vương Lăng xin viết thư cho tôi đem về , tất Vương Lăng sang ngay.
Vương mẫu trợn mắt, nói :
- Nói vậy là nghĩa lý gì ? Con tôi đem thân ra phò Hán vương, một bậc khoan nhân đại độ, thế là chính nghĩa rồi.
Nhờ ông v bảo nó : "Hễ muốn đến chữ hiếu phải dốc lòng diệt Sở lập công. Già này dẫu chết cũng an thân ".
Dứt lời bà ta chụp lấy thanh gươm đâm mạnh vào cổ mình.
Thúc Tôn Thông thết kinh toan chạy đến đỡ tay bà ta thì bà ta đã nhào xuống đất tắt thở.
Khắp tướng sĩ, ai trông thấy cũng thương xót.
Cảm cảnh ấy người ta có thơ khen Vương mẫu :
Thương con chẳng kể tấm thân già,
Tình nước trọn hơn chút nghĩa nhà .
Nhờ mẹ, Vương Lăng nên sự nghiệp,
Khí thiêng muốn thuở vẫn chưa nhòa.
Bà mẹ Vương Lăng chết rồi . Hạng vương hay tin nổi giận nói :
- Mẹ già ấy sao liều lĩnh dại dột thế.
Liền truyền quân sĩ đem bằm thây để làm hiệu lệnh trong quân .
Quý Bố can :
Mẹ Vương Lăng đã chét rồi, dàu có bằm thây cũng chẳng ích gì, chỉ nung thêm lòng căm thù của Vương Lăng. Xin Bệ hạ sai quân đem thây Vương mẫu về huyện Bái mai táng tử tế để mua lòng Vương Lăng thì hơn.
Hạng vương khen phải, truyền lệnh khâm liệm thi thể Vương mẫu đưa về Bái quận chôn cất, rồi đòi Thúc Tôn Thông vào nói :
- Ngươi về nói với Hán vương và Vương Lăng mau mau mở cửa ra hàng, nếu không ta sẽ đem quân đến phá Huỳnh Dương như bình địa .
Thành Ðại Châu, Trương Ðồng chết theo Hạ Duyệt
Trận Bối Thủy , Hàn Tín phá tan Triệu quân
Thúc Tôn Thông nghe Hạng vương nói, liền tâu :
- Tôi tuy ở Hán, song thường ngày bị Hán vương chửi mắng măi, nhục không thể chiu nổi lâu nay vẫn muốn về Sở. Tôi đã bàn với Vương Lăng rồi. Xin Ðại vương cho tôi trở về báo với Vương Lăng biết và cả hai chúng tôi sẽ đến đây hàng phục.
Hạng vương hỏi :
- Quân, tướng trong thành Huỳnh Dương hiện còn bao nhiêu ?
Thúc Tôn Thông nói :
- Quân còn hơn hai mươi vạn, tương ước hơn bảy chục tên , lương thực đầy kho . Ðai vương rất khó lòng vây hảm.
Hán vương chờ Hàn Tín dẹp xong Ngụy sẽ họp binh đánh Sở , xin Ðại vương khá đề phòng .
Hạng vương hỏi :
- Ngươi trở về Huỳnh Dương , đến bao giờ sẽ cùng Vương Lăng sang đầu hàng ?
Thúc Tôn Thông đáp :
- Lúc nào có cơ hội chúng tôi sẽ sang ngay.
Nói xong, Thúc Tôn Thông cáo từ trở về thành Huỳnh Dương đem việc mẹ Vương Lăng tự sát kể lại cho Hán vương nghe.
Vương Lăng nghe tin mẹ chết, ngã lăn xuống đất khóc ngất. Các tướng đỡ dậy hồi lâu mới tỉnh.
Vương Lăng nghiến răng nói :
- Ta thề với Sở không đội chung trời.
Thúc Tôn Thông đem những lời nói mình nói với Hạng vương trong lúc từ biệt kể lể cho Hán vương nghe .
Trương Lương, Trần Bình đều nói :
- Như thế chắc Hạng vương sẽ bỏ Huỳnh Dương về giữ Bành Thành. Có điều ông hứa cùng với Vương Lăng ra hàng, e rằng sanh chuyện khác chăng. Bây giờ nên bắt một người tù đem chém , bảo rằng : Thúc Tôn Thông tư thông với Sở , rủ cả Vương Lăng hàng Sở, chẳng ngờ mưu cơ bị lộ nên bị chém .
Hán vương khen phải , sai người làm theo kế hoạch củaTrương Lương.
Bên kia Hang vương nghe tôn, Thúc Tôn Thông bị chém , nói với các tướng :
- Thúc Tôn Thông bị chém, kế ta hỏng rồi Thành Huỳnh Dương, lại chưa lấy được, nếu ở đây mãi Hàn Tín đến đánh Bành Thành thì nguy chi bằng về thủ Bành Thành là hơn.
Long Thư nói :
- Ðại vương muốn về xin rút quân từ từ, kẻo quân Hán hay được đem quân truy kích thì khốn .
Hạng vương khen phải. Ngay đêm đó truyền rút quân một nửa, vài ngày sau mới triệt thoái .
Quân thám thính dò biết vào tâu với Hán vương .
Hán vương sai Chu Bột đem một toán quân ra khỏi thành cách hai mươi dặm đóng đồn canh giữ .
Hạng vương về đến Bành Thành, Phạm Tăng hay tin ra đón tiếp.
Hạng vương thuật lại việc Thúc Tôn Thông phản Hán bị chết, Phạm Tăng vỗ tay xuống bàn nói :
- Ðại vương lầm rồi . Thúc Tôn Thông là mưu sĩ của Hán, theo phò Hán đã lâu, khi nào lại có ý hàng Sở . Ðó chẳng qua thấy Ðại vương vây Huỳnh Dương lâu ngày mà Hàn Tín chưa về nên lập kế gạt Ðại vương giải vây về Bành Thành Còn chuyện Thúc Tôn Thông bị chém tôi chắc là chuyện bịa.
Hạng vương như tĩnh ngộ , trợn mắt hét .
- Ðứa thất phu ấy lại dám dùng lời dối gạt ta sao ? Thế thì ta phải kéo đại binh trở lại Huỳnh Dương mới được .
Phạm Tăng nói :
- Huỳnh Dương phải nhất chiến nhất thắng Ðại vươ ng trì hoãn lâu ngày, nay kéo binh trở lại e Hàn Tín về kịp , trong đánh ra ngoài đánh vô thì bất lợi. Xin cứ tạm nghi quân rồi sẽ liệu.
Hạng vương theo lời cho quan sĩ yên nghĩ .
Quả thật, giữa lúc đó Hàn Tín bắt được Ngụy Báo lại về Huỳnh Dương.
Hán vương mừng rỡ hỏi :
- Nguyên soái dẹp Ngụy xong rồi, giờ có nên động binh chăng ?
Hàn Tín tâu :
- Hạ Duyệt, Trương Ðồng ở Ðại Châu vẫn chưa quy quản. Tôi muốn trước tiên đánh lấy Ðại Châu, rồi thuận đường phá luôn Triệu, Yên, Tề để củng cố lực lượng ta.
Ðồng thời chặt vây cánh của địch , sau sẽ đánh Sở mới dễ thắng.
Hán vương nhận lời truyện dẫn Ngụy Báo và gia quyến vào xem mặt.
Khi thấy hai vợ Ngụy Báo là Bạc thị và Quản thị đều có nhan sắc . Hán vương thích lắm, lưu cả trong cung rồi hỏi Ngụy Báo :
- Nhà ngươi phản phúc nay đã bị bắt , ý nghĩ thế nào ?
Ngụy Báo đáp :
- Chết là hết.
Giữa lúc đó có tiếng khóc thét lên . Ðó là tiếng khóc của mẹ Ngụy Báo, một bà lão đã hơn tám mươi tuổi.
Bà lão nói :
- Ngụy Báo vì ngu dại mà phạm pháp tội đáng chết . Nhưng tôi sinh được chỉ có mình nó nối dòng Tây Ngụy .
Xin Ðại vương niệm tình tha cho chết để khỏi tuyệt tự . Ðó là ân đức của Ðại vương.
Hán vương thở dài than :
- Ðứa con trai lưng dài vai rộng như thế mà ý chí thua một bà già. Thôi cũng vị tình bà lão tha cho hắn khỏi chết .
Liền truyền lệnh cách hết chức tước của Ngụy Báo, sai người giải về Bình Dương cho cùng ở với Chu Thúc.
Rồi đó, xuống chiếu sai Hàn Tín độ binh sang Ðại Châu. Một mặt giữ Vương Lăng làm Ðại tướng giao cho Tiêu Hà trấn thủ Quan Trung, hầu hạ Thái tử cai trị nhân dân, lập ra tôn miếu, xã tắc. Mọi việc đều tùy nghi định liệu .
Tiêu Hà vâng lệnh, sớm hôm gắng sức làm việc nào việc tra xét số bộ, nào việc vận tải lương thực, đâu đó hẳn hòi.
Quân mã Hàn Tín xuất phát, kẻo thẳng đến Ðại Châu hạ trại cách thành ba mươi dặm.
Quân thám thính Ðại Châu hay tin lập tức chạy về báo với Hạ Duyệt .
Hạ Duyệt bàn với Trương Ðồng :
- Hàn Tín ỷ tài đem quân đến đây xâm chiếm , ta thấy lúc địch quân đường xa mới đến đánh ngay một trận là tất thắng.
Trương Ðồng khen phải, cùng với Hạ Duyệt liền điểm quân kéo thẳng đến trại Hàn Tín .
Trời trưa nóng nực bày trận xong, Hạ Duyệt sai gọi tướng Hán ra nói chuyện.
Tướng Hán là Tào Tham được tin vội phóng ngựa ra trước trận, đem một đoàn quân lão nhược , quân kỳ nghiêng ngửa, hàng ngũ lộn xộn.
Hạ Duyệt thấy thế cười lớn gọi Tào Tham nói :
- Người ta đồn Hàn Tín dụng binh rất giỏi, nay trước mặt ta, ta mới thấy đó là lời hư truyền.
Dứt lời chỉ vào mặt Tào Tham hét :
- Thằng luồn khố đâu, sao không ra đây chịu chết ? Mày là đứa vô danh tiểu tốt, đem đầu đến đây làm gì ?
Tào Tham giả cách tức giận, vểnh râu, giục ngựa xông đến đâm Hạ Duyệt một giáo.
Hai bên rước đánh. Chẳng bao lâu, Tào Tham bỏ chạy Hạ Duyệt thúc quân đuổi theo.
Bỗng có tiếng quân reo hò ầm ĩ, bên tả Quán Anh bên hữu Lưu Quán kéo quân phục xông ra một lược đón Hạ Duyệt lại.
Tào Tham lúc bấy giờ cũng quay lại đánh.
Hạ Duyệt hoảng vía cố gắng chống đỡ nhưng thế cô không làm sao địch nổi, vừa đánh vừa lui.
Mặt trời chen núi , binh Hán mỗi lúc một đông thêm .
Hạ Duyệt tự nghĩ :
- Nếu không thoát thân ắt mang tai họa .
Liền nhắm con đường trống phía chân núi Bình Sơn, kéo hơn trăm quân kỵ chạy vào.
Chạy được vài dặm , đàng sau quân Hán vẫn đuổi theo, trước mặt lại có một toán quân phục xông ra cản lại, cầm đầu là Vũ vương hầu Phàn Khoái .
Hạ Duyệt luống cuống không biết chạy đường nào, chợt thấy mé núi có ánh sáng, ngỡ đó có đường ra , liều chết xông đến, té ra đó là một hang đá.
Phàn Khoái vừa rượt đến. Hạ Duyệt bỏ ngựa bò lên đỉnh núi trốn , chẳng ngờ có một tiếng pháo nổ . Hàn Tín dẫn một toán quân hiện đến bắt sống Hạ Duyệt đem về trại.
Bấy giờ trống đã điểm canh hai, Trương Ðồng ở trong thành không thấy Hạ Duyệt về, biết Hạ Duyệt lâm nguy, toan đem binh cứu ứng, thì quân thua trận đã chạy về báo.
Trương Ðồng lập tức dẫn quân vào thành, đóng chặt bốn cửa cố thủ, không dám tính chuyện ứng cứu nữa.
Hàn Tín bắt được Hạ Duyệt đem về đại doanh hỏi :
- Hán vương đức dày, nghĩa trọng, sao chúng bay không chịu hàng phục ?
Hạ Duyệt trợn mắt hét :
- Ta muốn tranh ngôi thiên hạ, lập chí phục chư hầu, nay việc làm không xong đành chịu chết, có đâu lại hàng phục kẻ nào.
Hàn Tín giận dữ nói :
- Ðêm đã khuya rồi, chém ngươi cũng không làm hiệu lệnh trong quân được. Ta tạm giam ngươi, đợi bắt được Trương Ðồng sẽ cùng chém một thể .
Hôm sau, Hàn Tín đem quân đến chân thành .
Trương Ðồng giữ chặt cửa thành không chịu xuất quân.
Hàn Tín sai trói Hạ Duyệt triệu đến cho xem, và khuyên trong thành ra hàng.
Trương Ðồng trông thấy Hạ Duyệt, khóc lớn nói :
- Trông ngài bị bắt tôi thật đau lòng.
Hạ Duyệt ngồi trong tù xa, thét lớn :
- Dù chết củng phải giữ giử thành trì không nên vì ta mà quy hàng thằng chui khố .
Hàn Tín nổi giận truyền lôi Hạ Duyệt ra chém.
Trương Ðồng trông thấy vội kêu lên một tiếng rồi từ trên mặt thành nhảy xuống chết tươi.
Phó tướng là Vương Tồn và mưu sĩ Ðan Trung thấy hai người đã chết biết không đủ sức thủ thành bèn mở cửa ra hàng.
Hàn Tín dẫn quân vào thành chiêu an dân chúng.
Một mặt ủy thác cho Trương Tồn , Ðan Trung giữ thành, một mặt sai người tới Huỳnh Dương báo tin thắng trận .
Ðoạn kiểm binh mã tất cả hơn ba vạn thẳng đường sang đánh Triệu.
Khi tới Tỉnh Bình . Hàn Tín truyền đóng quân, và gọi Trương Nhĩ đến nói :
- Nước Triệu có hai mưu sĩ là Quảng Vũ Quân và Lý Tả Xa rất có nhiều mưu lạ, chúng ta không nên khinh chiến . Phải sai người dò xét địch tình trước đã. Nếu cứ kéo quân vào ắt bị chặn nghẽn đường vận lương, binh cơ nguy hiểm.
Trương Nhĩ nói :
- Trần Dư tuy khéo dùng quân nhưng không biết sông biển, mặc dù Lý Tả Xa là kẻ lắm mưu chước, nhưng Trần Dư cũng không chịu dùng .
Hàn Tín nói :
- Ðành vậy nhưng phải dò xét kỹ càng. Không hiểu địch tình không làm sao thủ thắng được.
Trương Nhĩ vâng lời, sai kẻ tâm phúc giả làm khách buôn, lẻn vào thành nước Triệu nghe ngóng.
Nhờ đó, những lời bàn bạc của Thanh An Quân và Lý Tả Xa đối với Triệu vương, Hàn Tín đều rõ cả.
Một hôm, Triệu vương đang cùng với Thành An quân và Trần Dư bàn quốc sự, xảy được tin Hàn Tín dẫn ba mươi vạn quân sang đánh, hiện đóng nơi cửa Tỉnh Bình.
Triệu vương lập tức cho đòi Lý Tả Xa vào, để cùng đàm luận.
Tả Xa nói với Trần Dư :
- Tôi nghe nói Hàn Tín từ khi qua sông, bắt Ngụy vương, giết Hạ Duyệt thế quân rất mạnh. Quân địch đang hăng mà chúng ta dùng sức đối địch thì không thể nào thắng được. Ðường Tỉnh Bình rất hiểm, xe đi không thẳng bánh, lính đi không thể xắp hàng, như thế đường vận lương quân Hán rất khó . Túc hạ hãy cấp cho tôi ba vạn quân, tôi theo đường ra đó chẹn đường. Trong này Túc hạ cứ giữ thành không đánh, tôi tưởng không quá mười ngày quân Hán sẽ lui tức khắc .
Thành An Quân nói :
- Ðó là cái mưu trí trá. Quân ta vẫn tự xưng là quân nhân nghĩa tại sao lại dùng cải mưu trí trá ấy ? Vả lại, quân Hàn Tín tuy nói là mấy chục vạn nhưng từ xa mới đến, người ngựa mỏi mệt. Ta lấy sức thủ thắng mới làm cho chư hầu nể oai.
Thành An Quân nhất định không nghe lời Tả Xa . Bọn thám thính hay tin ấy về báo với Hàn Tín .
Hàn Tín mừng rỡ, lập tức kéo quân sang đường Tỉnh Bình.
Khi gần đến cửa ai, trời đã nửa đêm, Hàn Tín chọn hai nghìn quân ky, giao cho mỗi người một lá cờ, bắt phải lẻn ra sau chân núi lần đến cạnh trại Trần Dư để dò xem trong trại động tĩnh lẽ nào, và dặn :
- Sáng mai, khi giao chiến với quân Triệu ta giả vờ thua bỏ chạy, quân Triệu tất bỏ thành xua quân đuổi theo. Các ngươi thừa cơ đột nhập vào thành Triệu cắm cờ Hán lên, tức khắc quân Triệu phải loạn.
Các tướng vâng lệnh, sắp đặt theo hiệu lệnh của Hàn Tín.
Trời gần sáng, Hàn Tín gọi Trưong Nhĩ , Tào Tham , Phàn Khoái đến bảo :
- Ngày nay đánh Triệu không cần dùng cơm sớn, nên truyền ba quân tạm ăn lót lòng , chừng nào phá quân Triệu xong sẽ dùng bữa cũng chẳng muộn.
Các tướng ngơ ngác nghĩ thầm :
- Nước Triệu quân tướng hùng mạnh lẽ nào lại phá gấp được như vậy ?
Tuy nhiên, không ai dám cãi lời.
Hàn Tín liền dàn quân quay lưng về phía sông, chờ địch quân.
Quân Triệu thấy thế cười sặc sụa, bảo thầm :
- Có tướng nào lại dùng binh nguy hiểm như vậy .
Hàn Tín quả là kẻ hư danh !
Trời đã sáng rõ . Hàn Tín kéo cờ trống làm hiệu . Trong thành, quân Triệu cũng khai thành ồ ạt kéo ra.
Hàn Tín và Trương Nhĩ đốc quân đánh được một lúc liền giả thua bỏ chạy về mé sông, quân Hán dồn về một góc
Quân Triệu thấy vây reo lên tờ mở. Rồi tiếng chiêng, tiếng trống giục vang tai, quân Triệu ùa tới đánh rất ngặt.
Bấy giờ các tướng Hán như Phàn Khoái, Tào Tham thấy thế nguy không biết làm cách nào, đành xua quân lại liều chết đánh với quân Triệu.
Trong cái thế túng cùng ấy, quân Hán liều mạng chết đánh quá hăng, quân Triệu sợ hãi không dám đến gần .
Giữa lục đó hai nghìn quân kỵ của Hàn Tm đã bố trí trong đêm tối, lẻn vào trại quân Triệu cắm toàn cờ Hán .
Quân Triệu đang đánh với quân Hán nhìn lại thấy doanh trại mình đều có địch kỳ , ngỡ là quân Hán đã phá được Triệu, mạnh ai nấy bỏ chạy. Trần Dư tuốt gươm chém chết mấy tên, nhưng cũng không làm sao cản lại nổi .
Quân Hán thừa thế đuổi đánh quân Triệu một hồi rồi kéo thẳng vào thành bắt sống vua Triệu và chiêu an bá tánh.
Các tướng đều hỏi Hàn Tín :
- Theo binh pháp, bày trận quay lưng về mé sông là việc tối kỵ , sao Nguyên soái lại bố trì trận vừa rồi như thế ?
Hàn Tín nói :
- Dùng thủy bối cũng là theo binh pháp. Binh pháp có nói : "Ðưa vào chỗ chết thì mới sống, đặt vào chỗ mất thì mới còn". Trong cái nguy hiểm, ai không dốc lòng bảo vệ mạng sống của mình.
Các tướng đều phục thầm. Rồi đó Hàn Tín sai đi tìm bắt các tướng Triệu.
Các tướng dẫn quân tủa ra khắp nơi bắt được Lý Tả Xa dẫn về, còn Thành An Quân thì đã chết trong đám loạn quân rồi.
Hàn Tín trông thấy Lý Tả Xa mừng rỡ, vội bước đến mở trói, mời ngồi, và hỏi :
- Bây giờ tôi muốn sang Bắc đánh nước Yên, sang sông đánh nước Tề, phải làm cách nào mới thành công ?
Lý Tả Xa nói :
- Kẻ đại phu nước đã mất thì không thể.bàn đến việc giữ nước, viên tướng đã bị thua không thể nào nói mạnh.
Hàn Tín nói :
- Bá Lý Hề ở nước Ngu mà nước Ngu mất, sang nước Tần, nước Tần dựng lên nghiệp bá. Có phải là ông ta người ở nước Ngu mà không ở nước Tần đâu. Ðó chẳng qua một đàng biết dùng, một đàng không biết dùng vậy. Nếu Thành An Quân chịu dùng kế của ông thì nay tôi đã bị bắt rồi, có đâu ngồi hầu chuyện với ông được.
Tiếp đó Hàn Tín lại dùng lời tâng bốc Lý Tả Xa, coi Lý Tả Xa như bậc thầy vậy.
Lý Tả Xa nói :
- Tôi nghe nói kẻ khôn nghĩ một nghìn điều ắt nghĩ một điều lầm, người ngu nghĩ một nghìn điều ắt có một điều phải. Bởi vậy, dẫu lời nói của kẻ ngông cuồng, thánh nhân cũng đem ra mà lựa chọn. Kế của tôi chưa chắc đã dùng được , tuy nhiên tướng quân đã gạn hỏi không lẽ tôi chẳng giải bầy. Tướng quân bắt Ngụy Báo, giết Hạ Duyệt, cả đến Thành An Quân là người có mưu lược, chỉ một trận, tướng quân hạ được cửa Tỉnh Bình, phá được hai mươi vạn quân Triệu, khiến cho khắp thiên hạ ai cũng nghe danh. Ðó là chỗ sở trường của tưởng quân. Nhưng bây giờ, quân sĩ đang mỏi mệt, nếu kéo binh sang đánh Yên, trong lúc đó nước Yên đang mạnh mẽ, tôi tưởng đó là điểm yếu của tướng quân đó. Người dụng binh giỏi không khi nào đem cái nhược điểm của mình đối chọi với ưu thế của kẻ khác.
Hàn Tín hỏi vội ?
- Theo ý Tiên sinh thì nên thế nào ?
Lý Tả Xa nói :
- Cái kế của tướng quân bây giờ không gì bằng cho quân lính nghỉ ngơi, bồi bổ thực lực. Lấy uy danh của mình đem phủ dụ Yên, Tề. Tôi tưởng tướng quân không kéo binh tới, Yên, Tề mới sợ.
Hàn Tín nói :
- Vâng, lời dạy của Tiên sinh rất hay, tôi xin lấy kế đó làm lòng.
Liền viết một bức thư sai Tùy Hà làm sứ, sang nước Yên, còn mình vẫn đóng quân nơi nước Triệu.
Nước Yên từ khi nghe Hàn Tín phá Triệu, chém Thành An Quân, dân chúng nhốn nháo không an. Vua
Yên thấy vậy rất lo lắng, đòi mưu sĩ Khoái Văn Thông vào nghĩ kế.
Văn Thông nói :
- Thế quân Hàn Tín tuy mạnh nhưng chinh chiến đã lâu ngày ắt mỏi mệt. Hiện nay Hàn Tín đóng quân nơi nước Triệu, sớm tối sẽ cho người mang thư đến dụ hàng.
Nếu có người đến, xin Ðại vương chớ nhận lời vội, để tôi sang Triệu dò xét địch tình rồi sẽ liệu.
Yên vương nhận lời. Quả nhiên, chẳng bao lâu Tùy Hà mang thư đến.
Vua Yên xem thư xong, truyền đặt tiệc khoản đãi, rồi phái Văn Thông sang Triệu dò la mình hình quân Hán .
Về Bành Thành , Phạm Tăng lìa Sở Bá
Ra Huỳnh Dương , Kỷ Tín thay Hán vương
Sau khi qua đến thành Triệu, Khoái Văn Thông xin vào yết kiến Hàn Tín, Hàn Tín mừng rỡ tiếp rước rất
hậu, và nói :
- Tiên sinh tới đây hẳn vì việc nước, muốn cho tôi giải binh giao hòa . Thiết tưởng, điều đó chẳng khó khăn gì . Nếu nước Yên chịu đầu hàng thì tôi đóng yên quân lính, nghỉ việc chiến tranh, khỏi làm khổ dân. Nhưng nếu Tiên sinh chỉ khuyên tôi bãi binh, mà nước Yên còn làm phên lũy cho Sở thì tôi sẽ đem quân tới sông Dịch, diễn võ trong Yên Ðài . Dầu Nhạc Nghị tái sinh, Kinh Kha sống lại cũng chẳng sợ.
Nói dứt lời, Hàn Tín sai người đưa Khoái Văn Thông ra nghỉ nơi quán dịch, không hỏi han gì nữa.
Khoái Văn Thông ở đó luôn mấy ngày, không được đi đâu lòng buồn bực vô cùng, song không biết tính sao.
Một hôm, bỗng có Lý Tả Xa đến thăm.
Khoái Văn Thông mở cửa mời vào, mỉm cười nói :
- Không ngờ ông lại đem nước Triệu nạp cho nước Hán. Trần Dư mất đầu, Triệu vương bi bắt, tình cảnh ấy thật đáng thương.
Lý Tả Xa nghiêm nét mặt nói :
- Ông lầm rồi . Vạn việc trong vũ trụ phải theo mệnh hệ chung. "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả phong".
Hán vương vì vua Nghĩa Ðế trừ đứa hung bạo, đem lại thái bình thanh trì cho thiên hạ chẳng hợp với lòng trời sao. Ông xét việc hẹp hòi khư khư như làm tôi nước Sở, là làm trái với mệnh trời, phật lòng thiên hạ. Bởi Triệu vương không nghe lời tôi nên mất chức lụy thân. Ông tự xét Hán vương và Hạng vương ai là chân chúa ?
Văn Thông ngồi trầm ngâm một lúc rồi đáp :
- Có lẽ Hán vương.
Lý Tả Xa lại hỏi :
- Trương Lương, Hàn Tín so với các tướng Sở bên nào giỏi hơn ?
Văn Thông đáp :
- Dĩ nhiên Trương Lương và Hàn Tín giỏi hơn rồi.
Lý Tả Xa cười lớn nói :
- Thế thì Hán phải được, Sở chắc phải thua, cớ sao lại bỏ Hán mà phò Sở.
Khoái Văn Thông nín lặng hồi lâu rồi nói :
- Lời ông rất có lý. Tôi sang đây với sứ mạng là khuyên Hàn Tín bãi binh, không ngờ lại bị các ông khuyên tôi bỏ Sở theo Hán.
Lý Tả Xa nói :
- Lý vô nhị thị. Cái gì phải thì làm. Lẽ khôn dại trong đời dành cho kẻ thức thời, cần gì ngài phải nói điều ấy.
Văn Thông nói :
- Thế thì ngài đưa tôi vào yết kiến Hàn Nguyên Soái để nói chuyện hòa hảo. Sau đó, tôi sẽ tỏ ý xin ở luôn bên này phò Hán.
Tả Xa mừng rỡ, đưa Khoái Văn Thông vào tướng phủ.
Hàn Tín tiếp đãi Văn Thông rất hậu. Văn Thông xin trở về nước Yên khuyên Yên vương hàng Hán, và thu xếp theo phò Hán chúa.
Hàn Tín rất đẹp lòng, sai Tào Tham, Phàn Khoái lãnh một vạn quân theo Khoái Văn Thông về nước bái yết vua Yên, nói rõ đạo đức của Hán vương và tài năng của Hàn Tín, khuyên vua Yên bỏ Sở phò Hán.
Vua Yên tươi cười nói :
- Ta muốn hàng Hán đã lâu, chẳng qua muốn để Văn Thông đi dò xét thêm cho rõ. Nay đã hiểu chân tình, còn gì nghi ngại.
Nói xong, mở tiệc đãi đằng hai tướng Hán và truyền lệnh chọn vài trăm kỵ binh, hôm sau tự mình đi với hai tướng sang Triệu, yết kiến Hàn Tín.
Hàn Tín bảo Yên vương thảo tờ hàng biểu rồi cho người đưa về Huỳnh Dương dâng lên vua Hán, đồng thời chĩnh đốn quân mã lo việc đánh Tề.
Tin đồn đến nước Sở, Phạm Tăng và Chung Ly Muội thất kinh cùng vào tâu với Hạng vương :
- Hàn Tín bắt Ngụy Báo, chém Hạ Duyệt, phá nước Triệu, nay lại lấy nước Yên, đi đến đâu cũng không ai địch nổi. Hiện Hán vương án binh nơi Huỳ nh Dương, Ðại vương nên nhân lúc này trừ sớm đi kẻo để di họa .
Hạng vương nói :
- Ta dã có ý định khởi binh đánh Hán, nay các ngươi bàn như thế tất phải lẽ .
Liền truyền lênh điểm mười muôn binh, nội ngày đó xuất phát thẳng đến Huỳnh Dương .
Quân thám thính được tin về báo với Hán vương.
Hán vương vội đòi Trương Lương, Trần Bình vào triều thương nghị .
Hán vương nói :
- Nghe tin Bá vương lại kéo bọn đánh Huỳnh Dương nửa. Bây giờ Vương Lăng vì quá thương mẹ bệnh chưa lành, Anh Bố trở về Cảnh Giang, còn các tướng đi đánh các nơi , trong thành trống rỗng lấy ai đối địch.
Trần Bình thưa :
Hạng vương trước đây thua mấy trận, lòng đã nao núng, nay sở dĩ kéo binh qua đây là nghe lời Phạm Tăng , Chung Ly Muội và Long Thư. Các người ấy là đầu não, khiến sức mạnh của Hạng vương. Nếu không có các người ấy thì sức mạnh của Hạng vương cũng thành vô dụng .
Nay xin Ðại vương dùng một số vàng bạc làm kế phản gián, khiến vua tôi nước Sở ngờ vực nhau, không còn ai tin tưởng nhau nữa, bấy giờ ta lợi dụng cơ hội ấy phản công tất thắng được.
Hán vương nhận lời, trao cho Trần Bình bốn vạn lạng vàng để thi hành việc phản gián.
Trần Bình đem số vàng đó thuê rất nhiều người phao những giời gièm pha rằng : "Bọn Chung Ly Muội lập
công rất nhiều, mà không được một mảnh đất làm vua. Vì nay họ muốn tư thông với Hán hợp sức đánh Sở, để chia
của Sở "
Lời đồn ấy thấu đến tai Hạng vương. Và Hạng vương bắt đầu nghi ngờ bọn Chung Ly Muội không muốn dùng với họ bàn việc như trước nữa.
Sau khi quân Sở kéo đến thành Huỳnh Dương hạ trại xong, Hạng vương tự mình cưỡi ngựa đến bốn mặt thành, xem xét tình thế.
Luôn ba ngày, Hạng vương không thấy thành động tĩnh gì cả cho là trong thành hết kẻ đối địch, liền truyền quân đặt hỏa pháo công thành.
Quân Sở vừa công phá, thì trên gỗ đá lăn xuống tơi bời , tên bắn như mưa. Quân Sở không làm sao công hãm được nữa.
Hạng vương tức giận đốc quân đánh luôn bảy ngày . Bấy giờ Trương Lương vào ra mắt Hán vương, tâu :
- Hạng vương đánh rất ngặt, ta phải sai sứ ra ngoài thành xin hàng. Tôi chắc thế nào Hạng vương cũng sai sứ vào thành giảng hòa. Lúc ấy ta sẽ thừa cơ dùng kế ly gián của Trần Bình, làm cho vua tôi nước Sở lìa nhau thì mới khỏi nguy .
Hán vương hỏi :
- Nếu Sở không chiu cho mình hòa thì làm thế nào ?
T rương Lương nói :
- Hạng vương vốn tánh nóng nảy, đánh thành đã mấy ngày mà không lấy được, lòng đang bực bội. Nếu ta nhân nhượng sẽ làm cho Hạng vương dịu lòng căm phẫn mà nghe theo.
Hán vương không tin, nhưng cũng nghe theo lời, sai Tùy Hà làm sứ sang dinh Sở.
Tùy Hà vào ra mắt Hạng vương và nói :
- Trước Hán vương cùng với Bệ hạ họp quân đánh Tần, kết làm anh em, sau lại được Bệ hạ phong làm vua Hán Trung, ơn ấy Hán vương vẫn thường nhắc nhở mãi.
Chỉ vì Hán Trung đất đai chật hẹp không đủ dung thân nên mới kéo binh sang Ðông, mục đích đổi chỗ không có ý soán nghiệp "Bá vương". Nay mai được đất Quan T rung thì ý nguyện đã toại, vậy xin cắt từ Huỳnh Dương về Tây là thuộc Hán, từ Huỳnh Dương về Ðông là thuộc Sở. Hai bên giao hòa, cùng nhau giữ đất mình hưởng phú quý, xin Bệ hạ xét cho.
Hạng vương nghe nói nghĩ thầm :
- Ta đóng đô nơi Bành Thành đất cát hẹp hòi, lương thực kém cỏi, nếu ra tranh hùng với Hán còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong lúc chư hầu nổi lên làm phản, ta hắn tạm giảng hòa để củng cố thực lực rồi sau sẽ liệu .
Liền sai Phạm Tăng làm sứ sang Huỳnh Dương bàn với Hán việc giảng hòa.
Phạm Tăng nói :
- Không nên ? Chẳng qua Ðại vương đánh thành quá gấp nên họ mượn kế cầu hòa để tính việc quân cơ. Xin Ðại vương thêm hỏa pháo, đốc thêm binh mã, đánh một trận cho tan tành đừng có nghe lời lừa phỉnh của quân giặc
Hạng vương do dự không quyết, lại gọi Tùy Hà đến nói :
- Nhà ngươi cứ trở về rồi ta sẽ tính sau .
Tùy Hà tâu :
Việc này tôi tưởng Ðại vương không nên do dự. Vì cơ hội không thể lúc nào cũng có được. Hàn Tín vừa diệt Triệu, lấy Yên, hẹn với chư hầu nay mai đem quân về cứu Huỳnh Dương ; chừng ấy Ðại vương bị thế nội công ngoại kích muốn đánh cũng không được, cầu hòa cũng không xong.
Hạng vương nói :
- Nhà ngươi nói cũng phải. Vậy cứ về trước, ta sẽ sai người sang giảng hòa.
Tùy Hà bái biệt Hạng vương trở vào thành thuật lại công việc cho Hán vương nghe.
Hán vương gọi Trần Bình đến hỏi :
- Sớm tối ngày mai thế nào sứ Sở cũng đến đây. Ngươi dùng kế gì mà ly gián được vua tôi họ ?
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ mấy lời.
Hán vương gật đầu nói :
- Kẻ ấy mà thành tựu, Phạm Tăng ắt phải vong mạng.
Trần Bình liền sai người sắp sửa các việc, chờ đón sứ giả nước Sở.
Sáng hôm sau, quả nhiên sứ giả bên Sở là Ngu Tử Kỳ xin vào yết kiến.
Bây giờ Hán vương vì đêm uống rượu quá say nên ngủ chưa dậy, Từ Kỳ phải ra tạm nghỉ nơi quán dịch .
Trương Lương và Trần Bình sai bày một yến tiệc nơi một cao lâu kín đáo, trang hoàng rất sang trọng rồi mời Ngu Từ Kỳ đến.
Hai người hỏi :
- Phạm quân sư lâu nay vẫn được mạnh giỏi chứ ? Ngài sai ông sang đây có việc gì chăng ?
Ngu Tử Ky đáp :
- Tôi là sứ giả nước Sở chứ đâu phải sứ giả của Phạm quân sư.
Trương Lương và Trần Bình giả cách ngạc nhiên, nói :
- Chúng tôi tưởng ông là sứ giả của Phạm quân sư té ra là sứ giả của Hạng vương ?
Dứt lời sai người đưa Tử Kỳ đến một căn quán chật hẹp, và sai người đem cơm lên thết.
Tử Kỳ dùng xong bữa cơm tầm thường ấy thì nghe tin Hán vương đã dậy, vội sắp sửa mũ áo vào chầu . Bấy giờ Hán vương chưa rửa mặt, thấy Tử Kỳ bước vào liền sai một viên hầu cận đưa Tử Kỳ qua một gian phòng kín ngồi chờ . Tử Kỳ ngồi đó một mình, lòng thấy bồi hồi, chẳng biết tại sao vua tôi nhà Hán có nhiều cừ chỉ thầm kín, dè dặt như vậy.
Lúc đang suy nghĩ, Tử Kỳ chợt thấy gần đó có một án thư, bên trên chồng chất nhiều thư từ các nơi gởi đến.
Gợi tánh tò mò, Tử Kỳ bước đến xem. Trong số đó có một bức thư không ký tên, trong thư đại khái nói :
- Hạng vương ngày nay lòng người không phục, binh mã chỉ còn hơn vài mươi vạn, và thế lực mỗi ngày một yếu dần.
Ðại vương chớ có giảng hòa làm chi hãy gọi Hàn Tín về ngay Huỳnh Dương đối địch. Lão thần với bọn Ch ung Ly Muội xin làm nội ứng. Cơ nghiệp nứớc Sở phá không khó khăn gì.
Còn như số vàng của Ðại vương ban cho, lão thần quyết không dám nhận lãnh. Chỉ xin, sau khi phá được Sở rồi, Ðại vương cấp cho một mảnh đất và một vương vị để an hưởng tuổi già, truyền lại cho con cháu ngày sau, thế là đủ lắm.
Xin miễn ký tên ?
Ngu Tử Kỳ xem thư xong giật mình nghĩ thầm :
- Gần đây nghe trong quân có tiếng thì thầm Phạm quân sư tư thông với Hán, nhưng ta không tin. Nay xét thái độ vua tôi nước Hán, lại có bức mật thư này thì rõ lời đồn kìa là chuyện thật .
Nghĩ rồi bỏ bức mật thư vào túi, trở về ngồi nơi chỗ cũ .
Một lúc sau, Tùy Hà đến nói :
- Hán vương đã lâm triều, xin mời ngài vào bệ kiến.
Ngu Tử Kỳ bước vào Hán vương nói :
- Ta với Hạng vương ngày xưa có đính ước trước mặt vua Hoài vương, hễ ai vào Quan rnmg trước thì được lành vua. Về sau ta vào Quan Trung trước, lẽ ra ta được làm vua Quan Trung mới phải. Hạng vương bội tín, nhưng nay ta đã lấy được Quan Trung rồi thì chí nguyện đã đủ. Ta không còn muốn cùng Hạng vương tranh hùng làm khổ muôn dân. Vậy xin cùng Hạng vương giao hòa, rạch đôi đất nước, phía Tây Huỳnh Dương là Hán, phía Ðông Huỳnh Dương là Sở. Túc hạ về chầu Bá vương hãy nói giùm cho .
Ngu Tử Kỳ nói :
- Sở vương tôi đã lãnh ý ấy, bây giờ chỉ muốn được cùng Ðại vương gặp nhau để bàn việc giao hảo.
Hán vương nói :
- Túc hạ cứ trở về. Ta bàn bạc ít lâu thế nào cũng cùng Bá vương hội ngộ một phen.
Ngu Tử Kỳ bái biệt, về thẳng đến dinh Sở, đem những chuyện vừa xảy ra thuật lại cho Hạng vương nghe, và đưa cho Hạng vương xem bức mật thư đã lấy được trong thành Huỳnh Dương.
Hạng vương xem thư mặt bừng sát khí, hét lớn :
- Thằng giặt già đó dám phản phúc ta như thế sao ? Ta quyết không dung thứ.
Ngu Tử Kỳ nói :
- Tuy vậy, song chưa biết sự thực như thế nào, xin Ðại vương hãy suy xét kỹ càng mới được.
Phạm Tăng hay được việc đó, vội vã vào triều ra mắt Hạng vương, vừa lạy vừa nói :
- Tôi thờ Ðại vương đã lâu. đem hết tâm can gìn giữ lòng trung, có đâu lại tư thông với Hán. Ðó chẳng qua là kế ly gián của địch quân muốn cho vua tôi ta chia ta để dễ bề thao túng. Xin Ðại vương đừng lầm mưu ấy.
Hạng vương nói :
- Ngu Tử Kỳ là kẻ thân tín của ta, bao giờ lại tìm lời dối trá.
Phạm Tăng đã biết tánh nóng nảy hẹp hòi của Hạng vương, biết không thể minh oan cho nịnh được, liền nói :
- Ngày nay việc thiên hạ như thế cũng tạm yên.Ðại vương gánh vác lấy cũng đủ. Lão thần này thờ phụng Ðại vương đã lâu, vất vả đã nhiều, nếu không dùng nữa, lão thần xin được mang nắm xương tàn về quê. Ðó là ơn lớn của Ðại vương.
Hạng vương nghĩ vì Phạm Tăng đã lập nhiều công to không nỡ giết hại, nên sai người đưa về điền dã.
Phạm Tăng từ biệt Hạng vương trở ra vừa đi, vừa than :
- Ta hết lòng với Sở mà Hạng vương lại có lòng ngờ vực ôi ! việc này không phải thương hại cho ta mà thương hại cho Hạng vương gặp chuyện không may.
Lúc đi dọc đường, Phạm Tăng vừa buồn vừa tức. Buồn vì biết trước rằng Sở sẽ bị Hán diệt, tức vì mình đem thân phụng thờ Hạng vương, một kẻ hữu dõng vô mưu.
Chẳng bao lâu Phạm Tăng lâm bệnh, phát một cái nhọt rất lớn ở lưng, rồi chết, thọ được 71 tuổi.
Hạng vương hay tin, hối hận chẳng cùng, sai người đem xác Phạm Tăng về Bành Thành khâm liệm và mai táng trọng lễ.
Hán vương được tin Phạm Tăng tạ thế, mừng rỡ nói với triều thần :
- Thế là ta đã trừ được cầi lo trong tâm phúc ta rồi.
Từ đấy, Hán vương không còn nhắc đến việc giao hòa nữa. .
Hạng vương hồi tỉnh, biết được Phạm Tăng chết oan, lòng xót xa, đau đớn, gọi bọn Chung Ly Muội đến nói:
~ Các ngươi cứ yên tâm, chớ nên nghĩ ngợi điều gì. Từ nay ta không bao giờ nghe lời dèm pha nữa.
Chung Ly Muội thưa :
- Tôi thờ Ðại vương trong mấy năm nay, tuy tài năng không có gì nhưng tấm lòng sắt đá không thể lay nổi.
Luôn bữa đó, Hạng vương phong cho Hạng Bá làm Quân sư, tất cả việc lớn nhỏ trong nước đều giao cho Hạng Bá trông nom.
Ðoạn cử đại binh sang vây thành Huỳnh Dương, công phá rất dữ.
Hán vương lo lắng, gọi các tướng đến hỏi :
- Ðại binh Hàn Tín chưa về, trong thành không ai là địch thủ của Hạng vương, vậy các khanh có kế gì giải vây chăng ?
Các tướng còn đang bàn mưu tính kế, thì đại có quân thám thính về báo :
- Hạng vương sắp ngăn hạ lưu sông Vinh, cho nước chảy vào Huỳnh Thành .
Tin này làm cho Hán vương luống cuống, vội đòi Trương Lương và Trần Bình vào nghị kế.
Trần Bình tâu :
- Tôi có một kế, có thể phá được vòng vây này, song chỉ sợ ở đây không có bậc trung thần nào dám chịu nạn thay cho Ðại vương.
Chu Bột và các võ tướng đều nói :
- Sao ngài lại khinh thị chúng tướng như vậy ?
Chúng tôi theo phò Chúa thượng đã lâu, dẫu phải bỏ thây ctĩng không tiếc.
Trần Bình vừa cười vừa nói :
- Cái đó clủ là kế sâu xa, có lẽ các ngài chưa hiểu ý
Hán vương hỏi :
- Tiên sinh có kế chi, xin nói rõ ra đây cho mọi người bàn luận.
Trần Bình ghé vào tai Hán vương nói nhỏ. Hán vương khen phải và nói :
- Kế đó rất hay. Trương Lương nên cố gắng thực hiện mới được.
Trơng Lương tuân lệnh về dinh mở một tiệc rượu mời các tướng đến dự.
Các tướng lần lượt đến, thấy giữa phòng tiệc có treo một bức tranh lớn, vẽ một chiếc xe, trong đó cố người ngồi, sau có hai vạn quân kỵ đang đuổi theo rất gấp. Ðàng trước là một khu rừng rậm. Trong rừng có một người đang nấp.
Các tướng không rõ bức tranh ấy có nghĩa gì, tại sao đem treo trong phòng tiệc, liền hỏi Trương Lương
Trương Lương đáp :
- Ngày xưa, vua Cảnh Công nước Tề đánh nhau với quân Tấn. Cảnh Công thua to, quân sĩ đều trốn hết, họ bỏ Cảnh Công ngồi một mình trong xe. May có một nông phu trông thấy vội đẩy xe cho Cảnh Công đi trốn . Tuy nhiên, quân Tấn đuổi theo rất ngặt, khó mà trốn thoát nổi.
Người nông phu nói : "Nguy đến nơi rồi, Chúa công nên đưa áo quần cho tôi mặc, tôi sẽ ngồi nơi xe này chịu chết thay cho Chúa công, còn Chúa công nên trốn vào rừng thoát nạn . Cảnh Công nói ; "Ta được thoát nạn mà nhà ngươi bi giết, lòng ta sao đành". Người nông phu lại nói : "Tôi chết đi, chỉ như trong rừng rậm mất một cây nhỏ còn Chúa công mất là giang sơn nước Tề phải mất. Xin Chúa công xét nghĩ". Cảnh Công theo lời, đổi ngay áo cho người nông phu, rồi trốn vào rừng. Quân Tấn đuổi theo thấy người nông phu mặc long bào ngồi trên xe ngỡ là Cảnh Công bắt đem về nạp cho vua Tấn. Vua Tấn biết người nông phu đó không phải là Cảnh Công liền truyền đem chém . Người nông phu nói : "Tôi đã thay mạng cho Chúa công tôi thoát nạn thì chết là việc thường tôi đâu sợ . Duy chỉ tiếc rằng vua Tấn giết tôi, sau này có người vào muốn thay mạng cho vua cũng không dám , vì họ sợ sẽ bị giết như tôi . Vua Tấn nghe nói khen người có nghĩa , tha chết cho nông phu. Vì thế mà nông phu lại cũng không chết. Tranh này về sự tích đó .
Các tương nghe nói mặt mày ngơ ngác chưa hiễu ý .
Trương lương nói tiếp :
- Ấy cũng nhờ người nông phu mà. Tề Cảnh Công sau này dựng nên nghiệp bá, tiếng để sử xanh . Ngày nay vẫn còn khen ngợi. Nay Chúa thượg ta ngộ nạn , chẳng khác nào như Cảnh Công thế mà không ai bắt chước làm cái việc người nông phu. Vì vậy, tôi treo bức tranh này lên để cùng xem.
Các tướng nghe nói đều hăng hái đứng dậy nhìn nhau, tỏ vẻ can trường :
- Cha có nạn, con chết thay, vua có nạn tôi chết thay. Chúng tôi xin đem thân thay Chúa thượng để Chúa thượng thoát khỏi trận Huỳnh Dương này .
Trương Lương nói :
- Các ông đều có lòng trung nghĩa thật đáng khen lắm .
Song hiện nay chỉ cần một người diện mạo giống Chúa thượng mà thôi. Người đó là Kỷ Tín, chăng biết Kỷ tướng quân có vui lòng chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Ðó là ý nguyện của tôi, dẫu phải tan xương nát thịt cũng vui lòng.
Trương Lương và Trần Bình mừng rỡ, đưa Kỷ Tín vào ra mắt Hán vương tâu bày tự sự.
Hán vương nói :
~ Việc đó không nên. Lưu Bang này chưa dựng nên nghiệp lớn, các người làm tôi chưa hề được một ân huệ ,
lâu nay nếu bắt Kỷ tướng quân bị nạn thay ta, để ta tìm đường đi trốn, ấy là hại ngươi, ích mình, ta không nỡ làm.
Kỷ Tín nói :
- Việc đã gấp lắm rồi. Nếu tôi không chịu nguy hiểm thì mai kia thành vỡ, đá tan, cả vua tôi đều chết . Cái chết của tôi ngày nay ích lợi hơn cái chết ngày mai rất nhiều. Tuy tôi chết mà danh tiếng còn mãi trong dân chúng, tình tôi còn mãi trong lòng Ðại vương.
Hán vương vẫn còn giả cách dùng dằng không nỡ.
Kỷ Tín rút gươm kề cổ nói lớn ;
- Nếu Ðại vương không nghe, tôi xin tự tử nơi đây để tỏ rằng tôi không tiếc gì tính mệnh.
Hán vương liền bước xuống đỡ tay Kỷ Tín, vừa khóc vừa nói :
- Lòng tướng quân rất mực trung thành, danh tiếng ấy muôn đời còn lưu. Chẳng hay tướng quân còn song thân chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi chỉ còn hiền mẫu.
Hán vương nói :
- Người ấy tức là mẹ của Lưu Bang. Lưu Bang phải thờ phụng cho đúng đạo. Vậy tướng quân đã có vợ chưa ?
Kỷ Tín nói :
- Tôi có vợ rồi.
Hán vương nói :
- Thế thì đó là chị dâu của Lưu Bang, Lưu Bang phải nuôi dưỡng. Và tướng quân hiện có con cái chăng ?
Kỷ Tín nói :
- Có một đứa con còn nhỏ.
Hán vương nói ;
- Ðó là con của Lưu Bang, Lưu Bang phải vô về, nuôi nấng. Thôi, ba việc đó Lưu Bang sẽ thay tướng quân lo lắng suốt đời.
Kỷ Tín khấu đầu tâu :
- Thế thì tôi chết đã đáng lắm.
Trương Lương và Trần Bình liền thảo hàng thư, và sai người ra ngoài thành nói :
- Hán vương nay bị vây quá ngặt không dám nói đến chuyện chia đất Quan Trung. Chỉ xin ra hàng trước mặt Hạng vương, mong Hạng vương không giết, thế là may rồi.
Quân Sở nghe nói liền báo với Hạng vương. Hạng vương truyền cho sứ giả vào hầu.
Sứ giả trình hàng thư, Hạng vương mở ra xem, thư rằng :
" Hán vương khấu đầu dâng thư dưới trướng .
Hạ thần đội ơn Ðại vương phong làm vua Hán Trung, chẳng may đến đó không quen thủy thổ, nên muốn về Ðáng sống nơi quê nhà. Nhờ lòng người hùa theo, nên lấy được Quan Trung . Chẳng ngờ bị thua trận Truy Thủy.
Từ ấy đến nay lòng đã khiếp uy Ðại vương ; cố thủ nơi Huỳnh Dương làm chỗ nương thân bảo tồn tánh mạng chẳng dám nghĩ việc gì khác . Ðến như Hàn Tín, sanh đánh phương Ðông đều là bởi tự ý hắn, gọi hắn không về , đuổi hắn không đi thật không phải là tội của Bang này . Nay Ðại vương kéo quân đánh thành Thành sắp vỡ , uy trời khó tránh hạ thần thuận theo lời khuyên của văn võ trói mình ra hàng , mong được khỏi chết . Xin Ðại vương nghĩ tình ngày xưa, cùng dấy binh khởi nghĩa mà tha chết cho Bang những tội đã rồi " .
Xem thư xong Hạng vương hỏi rằng :
- Bao giờ lưu Bang mới ra thành đầu hàng ?
Sứ giả thưa :
- Ðêm nay xin ra.
Hạng vương cho sử giả về, rồi đòi các beng truyền rằng :
Lúc nào Hán v ương ra đầu hàng, các ngươi phải phục sẳn đao phủ, bằm thây Hán vương ra trăm mảnh, như thế ta mới hả giận
Các tướng tuân lệnh, bố trí đâu đó sẵn sàng.
Ðêm ấy, Trương Lương và Trần Bình bàn với Hán vương :
- Ðại vương nên mặc thường phục cỡi ngựa mạnh, văn võ bá quan cũng phải nai nịt cho gọn gàng, chỉ để Tung Cung, Chu Hà ở lại giữ thành, còn Kỷ tướng quân mặc long bào, ngồi đong xa của Ðại vương, kéo nhau ra thành.
Sắp sửa xong, trời vừa sầm tối, Trương Lương truyền lệnh mở cửa thành phía Ðông, trước hết cho một đoàn phụ nữ lối hai ngàn người lục tục kéo ra.
Quân Sở trông thấy báo với Hạng vương. Hạng vương vừa cười vừa nói :
- Lưu Bang thật là đứa háo sắc, một mình mà chiếm đến bấy nhiêu con gái thì còn làm được trò gì ?
Trong lúc đoàn mỹ nữ lũ lượt réo ra cửa Ðông, quân Sở xầm xì bảo nhau, rồi khắp các cửa thành, đều đổ dồn về cửa Ðông, chen lấn nhau xem. Tướng Sở thấy vậy cũng không có cách nào cản được quân mình.
Giữa lúc đó, Hán vương và các văn võ, tướng sĩ đem nấy tên quân kỵ lẻn ra cửa Tây, hướng về lối Thành Cao lánh nạn.
Ðoàn mỹ nữ cứ ung dung tiến từng bước một . Gần hết canh hai mới ra khỏi thành, tiếp đến là đội quân kỳ, rồi đến một chiếc long xa.
Kỷ Tín ngồi chểm chệ bên trong xung quanh cờ lọng kín mít.
Khi gần đến trước mặt Hạng vương, Kỷ Tín không lạy, cũng không nói gì đến chuyện đầu hàng cả.
Hạng vương nói giận hét :
- Lưu Bang say rượu, chết ngất trong xe rồi chăng ? Tại sao thấy ta mà không xuống xe bái yết ?
Bọn tả hữu cầm đuốc soi vào long xa.
Kỷ Tín vẫn ngồi chễm chệ, không cử động.
Chúng hỏi :
- Tại sao Hán vương không nói ?
Kỷ Tín trợn mắt hét lớn :
- Ta là Kỷ Tín chứ không phải Hán vương. Hán vương đã kéo quân ra khỏi Huỳnh Dương để họp với chư hầu, đến Bành Thành, quyết một trận sống mái với Sở.
Tả hữu thất kinh, báo với Hạng vương :
- Người ngồi trong xe đó không phải Hán vương mà là Kỷ Tín.
Ðoạn, đem lời nói của Kỷ Tín thuật lại.
Hạng vương thở dài, nói :
- Hán vương đi trốn là chuyện thường, nhưng Kỷ Tín dám thay vua chịu chết, đó là việc hiếm có. Ta thu phục biết bao văn võ tướng, nhưng chưa có ai trung hậu như vậy.
Liền gọi Quý Bố đến bảo :
- Ngươi ra bảo Kỷ Tín hàng ta, ta rất yêu lòng trung nghĩa của hắn.
Quý Bố vâng lệnh bước ra nói với Ky Tín :
- Ông chịu chết thay Lưu Bang kẻ trung liệt như vậy thật hiếm có. Bá vương thương tình không nỡ giết, ông nên cảm ơn đức ấy xuống xe quy hàng sẽ được phong trọng tước.
Kỷ Tín trợn mắt nói lớn :
- Ðại trượng phu một lòng thờ chúa, dẫu chết không màng. Ta sống làm tôi nhà Hán, chết làm ma nhà Hán, đời nào chịu đầu Sở mà ngươi dụ dổ.
Hạng vương biết không thể làm đổi lòng kẻ trung liệt, liền ra lệnh tên quân cầm đuốc đốt xe. Trong khói lửa, người ta còn nghe giọng chửi mắng của Kỷ Tín vang ra rõ rệt.
Lửa tắt, khói tan, người và xe đều cháy ra tro cả.
Kỷ Tín chết rồi Hạng vương truyền Quý Bố, Long Thư lãnh bốn vạn quân đuổi theo Hán vương.