Một người cưỡi con ngựa cày, lông bờm và đuôi dài lòa xòa không được chải chuốt, chân khòng và lắm lông; người kia ngồi vắt vẻo trên lưng con lừa, theo kiểu các bà chủ lâu đài vẫn thường cưỡi ngựa đám trong các lễ trọng.
Người thứ nhất trông ra vẻ ta đây lắm, mặc dù phải cưỡi trên lưng một con vật khiêm nhường, nó thõng đầu buồn bã giữa hai chân.
Người thứ hai có vẻ rụt rè và khiêm tốn.
Cả hai thất thểu đi, dưới nắng trưa.
- Này! Đệ, - Cocardasse nói bằng một giọng Gascon đáng sợ, - đã hai tiếng đồng hồ chúng ta thấy cái lâu đài quỷ quái kia trên dãy núi chết tiệt.
Ta cảm thấy nó đi cũng nhanh như chúng ta vậy.
Passepoil trả lời bằng một thứ giọng mũi như hát của người Normand:
- Bình tĩnh! Bình tĩnh ! Chúng ta vẫn cứ là đến sớm chán so với cái việc phải làm ở đó.
- Tiên sư khỉ! Môn đệ Passepoil, - Cocar-dasse nói kèm theo tiếng thở dài thườn thượt, -giá mà chúng ta có được đôi lời tiến cử, thì với tài nghệ của mình, chúng ta nhẽ ra đã có thể chọn cho mình một công việc...
- Huynh nói đúng lắm, tôn huynh Cocar-dasse, - gã Normand đáp lại, - nhưng sự xăng xái đã làm hại chúng ta.
Gã Cocardasse này hẳn là một người đồng hành vui tính khi túi tiền rủng rỉnh; còn môn đệ Passepoil cũng mang trên khuôn mặt láu lỉnh đến hồn nhiên tất cả các dấu hiệu của một tính khí vốn dĩ vui vẻ. Nhưng hôm nay, cả hai gã đều buồn và điều này có lý do của nó: bụng thì rỗng, túi lép kẹp, và trước mắt họ là một công việc cầm chắc là nguy hiểm.
Chính ngài Peyrolles, người tin cẩn của Philippe de Gonzague đã khiến kiếm sư Cocar-dasse và môn đệ Passepoil ra đi như thế.
Họ tới ấp Tarrides vào lúc hai giờ chiều và người nông dân đầu tiên họ gặp đã chỉ cho họ quán Trái táo Ađam.
Khi họ bước vào thì gian phòng nhỏ ở tầng dưới đã gần kín người.
Hai người bạn của chúng ta thoạt đầu chỉ thấy những cặp ria mọc vểnh ra khỏi những bộ mặt gầy guộc, và những thanh gươm dài treo trên tường. Nhưng sáu cái giọng khàn đã đồng loạt hét lên: - Kiếm sư Cocardasse! - Môn đệ Passepoil! Cocardasse đưa tay lên che bên trên mắt để nhìn cho rõ.
- Lè lẹ nào! - gã thốt lên, - todos camaradas! - Toàn các cố nhân cả! - Passepoil dịch ra, có hơi run giọng. Gã Passepoil này là một kẻ nhút nhát bẩm sinh mà sự mưu sinh đã biến gã trở thành dũng cảm.
Bọn họ chúc mừng cuộc hội ngộ bằng cách làm cho rượu vang tuôn chảy, nhưng rồi cũng lấy làm ngạc nhiên là có đến tám người cho một công việc lẽ ra chỉ cần một hoặc hai người, vì ở đây đương nhiên là chuyện đánh đấm. Một gã tên là Staupitz đã gọi bọn họ đến.
Passepoil hỏi: - Thế cái gã khổng lồ sẽ đánh lại tám người tên là gì? Staupitz trả lời: - Công tước Philippe de Nevers.
- Vậy ta hãy nói hắn phải chết! - Saldagne thốt lên.
- Hết hơi! - Pinto đế thêm.
- Lử cò bự, gãy tay chân, lao phổi! - Những tên khác hùa theo.
Cocardasse và Passepoil không nói gì thêm.
Passepoil khẽ lắc đầu, rồi đẩy cốc rượu ra. Gã Gascon cũng bắt chước theo. Vẻ nghiêm túc bất ngờ của chúng không thể không khiến tất cả bọn phải chú ý.
- Tôi thấy rằng, - Cocardasse nói, mắt nhìn quanh khắp lượt, - các vị chưa từng nghe nói đến nhát kiếm của Nevers.
Cả bọn giương mắt và dỏng tai.
- Nhát kiếm của vị kiếm sư già Delapalme, - Passepoil nói thêm, - người đã hạ gục bảy phó kiếm sư từ thị trấn Roule đến cổng Saint-Honoré.
- Họ triệu tất cả các vị đến là phải, các bạn đáng mến của tôi, - Cocardasse tiếp tục nói vẻ trịnh trọng. - Các vị đã nói đến người khổng lồ, tôi thích thà là một tên khổng lồ còn hơn. Chỉ có một người trên đời này, hãy tin tôi đi, có thể địch được Philippe de Nevers.
- Thế người ấy là ai? - Sáu giọng cùng nói một lúc..- Một cái tên mà tất cả các vị đều biết: người đó là hiệp sĩ de Lagardère.
Quả nhiên, có vẻ như bọn chúng đều biết cái tên đó, vì tất cả đều ngồi lặng đi.
Staupitz ngồi bên cửa sổ bỗng reo lên: - Đây rồi ngài Peyrolles, quản gia của hoàng thân de Gonzague.
Peyrolles bước vào.
Passepoil nhấc mũ ra đầu tiên, vẻ hết sức cung kính. Những tên khác đều lễ phép chào. Peyrolles mang trong tay một túi tiền lớn. ông ta ném bịch cái túi lên bàn và nói: - Tối nay, khoảng tám giờ, một người sẽ tới theo con đường mà các vị thấy từ đây, ngay dưới cửa sổ. Người đó đi ngựa. Sau khi vượt qua rìa hào, người đó sẽ buộc ngựa vào trụ cầu. Nhìn đi, ở đó, bên dưới cầu, các vị có thấy một khung cửa sổ thấp, đóng lại bằng các cánh gỗ sồi? - Rõ mồn một, ngài Peyrolles ạ. - Cocardasse trả lời.
- Người đó sẽ lại gần cửa sổ...
- Và khi đó, chúng tôi sẽ đến bắt chuyện với ông ta? - Một cách lịch sự, - Peyrolles ngắt lời với một nụ cười độc ác, - và tiền sẽ thuộc về các vị.
Cocardasse nóng máy đứng dậy: - Tôi biết rõ chuyện này là về hoàng thân Philippe de Lorraine, công tước de Nevers.
- Anh biết nhiều chuyện đấy. - Peyrolles nói.
- Hơn nữa, những người bạn cao quý của tôi cần phải biết rằng Aurore de Caylus là vợ ông ta.
Lần này Peyrolles tái mặt và ấp úng: - Làm sao anh biết được, hả? - Tôi còn biết rằng, - Cocardasse tiếp tục, -hôn lễ đã được tổ chức bí mật, cách đây bốn năm, mà không được người cha ưng thuận. Người ta có thể tin rằng ngài de Caylus đã biết chuyện hôn lễ và muốn trả thù người con rể. Nhưng đâu có phải là như thế; vậy nên chúng tôi không làm việc cho ông ta. Chỉ có hai người làm chứng cho hôn lễ biết việc này và hai người đó, nếu như tôi biết không sai, là ngài và ông chủ quý tộc của ngài... Mà người đó, Philippe de Gonzague xem ra không có nặng lòng gì với ngài de Nevers! Tất cả im lặng. Ngài Peyrolles là người phá vỡ sự im lặng đó.
- Các anh muốn gì? - Hãy tăng số tiền gấp ba.
- Được, - Peyrolles trả lời không chút lưỡng lự.
- Thứ nữa, xong việc tất cả chúng tôi đều thuộc về nhà Gonzague.
- Được. - Gã quản gia lại nói.
Cocardasse đưa mắt dò hỏi môn đệ Passepoil trước, rồi đến những tên đồng bọn khác.
- Thỏa thuận. - Gã nói.
Peyrolles ra khỏi cửa.
Mới bốn giờ chiều. Những tên giết mướn còn nhiều thời gian.
Bỗng có tiếng ngựa ở phía bìa rừng Ens và lát sau, mọi người nghe thấy tiếng hò hét dưới hào.
Bọn họ có tám người, những tình nguyện quân của nhà vua do một người tên là Carrigue chỉ huy. Không nghi ngờ gì nữa, biển hiệu của quán Trái táo Ađam đã thu hút họ. Tất cả xuống ngựa và buộc ngựa vào những cái vòng đóng trên tường quán rượu. Họ bước vào.
Cho đến lúc đó, các kiếm khách của chúng ta vẫn không nhúc nhích.
Mười sáu thanh kiếm cùng hoa lên một lúc.
Tất cả đều là những người lính chiến khỏe khoắn, dũng cảm và thích gây gổ. Họ rất hợp và tận tình với nhau.
Giọng nam cao của Cocardasse lấn át đám đông láo nháo bằng những tiếng rủa ưa thích của gã: - Con khẹc! Xơi chúng đi! Xơi chúng đi! -Gã nói.
Carrigue và đồng bọn cúi gằm đầu xông tới, miệng đáp trả: - Xông lên! Lagardère! Lagardère! Sự việc thay đổi thật bất ngờ. Cocardasse và Passepoil, đứng ở đầu hàng, liền lùi lại và kéo dịch chiếc bàn lớn giữa đôi bên.
- Lè lẹ nào! - Gã Gascon hét. - Tất cả hạ vũ khí xuống! Đã có ba hoặc bốn tình nguyện quân bị đánh quá tay. Cuộc tấn công của họ không đạt kết quả và chỉ giờ đây họ mới biết mình đang có việc với ai.
- Các vị nói sao? - Môn đệ Passepoil tiếp lời, giọng run lên vì xúc động. - Các vị nói sao cơ? Cớ sao các vị hô Lagardère? - Bởi vì Lagardère là thủ lĩnh của chúng tôi.
- Carrigue trả lời.
- Hiệp sĩ Henri de Lagardère?.- Phải. Ngài chỉ huy một đại đội tình nguyện quân của nhà vua ở đây, trong thung lũng.
- Vậy thì, - gã Gascon nói, - nghỉ thôi! Tra kiếm vào vỏ! Mẹ khỉ! Bạn của tiểu tướng Paris cũng là bạn của chúng ta và chúng ta sẽ cùng uống chúc mừng lưỡi gươm hàng đầu thế giới.
- Hay lắm! - Carrigue nói và cảm thấy quân mình đã thoát nạn.
Các vị tình nguyện quân của nhà vua vội vã tra gươm.
Trong lúc cô hầu bàn đi lấy rượu mới dưới hầm, mọi người chuyển ghế và bàn ra ngoài thềm cỏ, vì gian dưới của quán rượu Trái táo Ađam quả là không đủ rộng để chứa cả bấy nhiêu con người dũng cảm. Chẳng mấy chốc, tất cả mọi người đều vui vẻ và thoải mái ngồi vào bàn trên thềm dốc.
Carrigue và các thuộc hạ phấn chấn nâng cốc.
Mọi người đứng uống. Các kiếm khách cũng vậy.
Mặt trời đã ngả xuống sau đám cây rừng.
Carrigue và đám thuộc hạ đã nói đến việc xin kiếu và mọi người uống một lượt cuối cùng chúc mừng cuộc tao ngộ hiếm có. Bỗng Saldagne nhận thấy một đứa bé đang trườn dưới hào và cố giấu mình khỏi bị phát hiện.
Đó là một cậu bé khoảng mười ba, mười bốn tuổi, nó có vẻ sợ sệt và rất hốt hoảng. Cậu bé mặc quần áo thị đồng nhưng không màu mè, bụng thắt một chiếc thắt lưng của người đưa thư.
Bọn chúng nhanh chóng bắt được cậu.
- Lè lẹ nào! - Cocardasse bảo cậu, - bọn ta không muốn lột da chú mày, nhóc ạ. Chú mày mang lá thư này cho ai? - Một lá thư? - Cậu bé thị đồng hỏi lại.
Passepoil hét: - Mày sinh ở Normandie hở, nhãi con? Cậu bé lại lặp lại: - ở Normandie? - Đành phải lục soát nó thôi. - Carrigue lên tiếng.
- ồ không! Không! - cậu bé thị đồng thốt lên và quỳ sụp xuống, - đừng có lục soát tôi, xin các ngài! Như thế có khác nào thêm dầu vào lửa.
Passepoil nghĩ lại và nói: - Nó không phải là dân trong vùng, nó không biết nói dối! - Mày tên là gì? - Cocardasse xen vào.
- Berrichon, - cậu bé nói không chút lưỡng lự.
- Mày làm cho ai?.Cậu bé thị đồng câm lặng. Các kiếm khách và tình nguyện quân bắt đầu mất kiên nhẫn.
Saldagne nắm lấy cổ cậu, trong lúc cả lũ nhắc lại: - Nào, nói đi! Mày phục vụ ai? Nhưng Berrichon đã khôn khéo nhảy thoát ra. Việc đó khiến cho nhiều kiếm khách phải ra tay, nhưng vào phút chót, đúng lúc họ sắp tóm được cậu, cậu bé rụt rè bỗng biến thành một con thú hoang và sấm sét giáng xuống những kẻ hành hạ cậu.
Carrigue ngã văng ra xa ba bốn bước, chân chổng lên trời, Saldagne xoay tròn và bắn vào vách lũy, Staupitz rống lên và sụp xuống như một con bò bị đánh đập, còn Cocardasse thì lộn nhào và nằm sóng soài trên đất.
Tất cả sự huyên náo ấy chỉ do một người tạo ra trong nháy mắt, và có thể nói là bằng cùng một cú đánh. Một vòng người đứng vây rộng xung quanh người mới đến và cậu bé. Không một lưỡi kiếm nào được rút ra khỏi vỏ. Mọi cặp mắt đều nhìn xuống.
Người đó là Lagardère, chàng Lagardère điển trai. Có đến mười sáu tay kiếm mà không dám dù chỉ là rút kiếm ra khỏi vỏ, mười sáu kiếm khách chống lại một chàng trai mười tám tuổi miệng mỉm cười, hai tay khoanh trước ngực.
Nhưng người đó là Lagardère! - Lại đây, cậu bé.
Berrichon tuân theo.
Cocardasse và Carrigue cùng nói một lúc, để giải thích vì sao họ muốn lục soát cậu thị đồng.
Lagardère bắt chúng im đi.
- Cháu làm gì ở đây? - Chàng hỏi cậu bé.
- Ngài là người tốt và cháu sẽ không nói dối ngài, - Berrichon trả lời. - Cháu mang đến một lá thư.
- Cho ai? - Cho ngài, - cậu bé cứ thế trả lời..Cậu bé lấy từ ngực ra một lá thư và đưa cho chàng. Rồi cậu cố kiễng người lên đến tận tai chàng: - Cháu còn mang theo một lá thư khác.
- Cho ai? - Cho một quý bà.
Lagardère ném cho cậu túi tiền của mình.
- Đi đi, nhóc, - chàng nói, - sẽ không có ai làm phiền cháu đâu.
Cậu bé bỏ chạy và nhanh chóng biến mất sau góc hào. Đợi cho cậu bé đi khỏi, Lagardère mở lá thư.
- Hoan hô! - Lagardère thốt lên sau khi đọc những dòng đầu, - đây là cái mà ta gọi là tin vui! Đó chính là cái mà ta tới đây tìm kiếm. Thề có trời! Cái ông Nevers này là một người lịch sự! - Nevers! - Các kiếm khách ngạc nhiên nhắc lại.
- Thế là thế nào? - Cocardasse và Passepoil hỏi.
Lagardère đi về phía quán rượu.
- Uống cái đã, - chàng nói, - ta đang hài lòng đây. Ta muốn kể cho các vị một câu chuyện.
Ngồi xuống đây, kiếm sư Cocardasse; môn đệ Passepoil, chỗ này; các vị khác muốn ngồi đâu thì ngồi.
Gã Gascon và gã Normand, tự hào được một sự biệt đãi như vậy, ngồi vào chỗ bên cạnh người hùng. Henri de Lagardère uống một cốc đầy và nói tiếp: - Ta cần phải nói với các vị là ta bị đày biệt xứ. Ta sẽ rời nước Pháp...
- Đày biệt xứ, ngài? - Cocardasse xen vào.
- Mà tại sao lại bị đày? - Các vị biết gã Bélissen to con chứ? - Chàng hỏi.
- Nam tước de Bélissen? - Bélissen thích đấu kiếm? - Bélissen đã quá cố. - Chàng kỵ binh nhẹ trẻ tuổi đính chính.
- ông ta chết rồi sao? - Nhiều giọng cùng hỏi.
- Ta đã giết hắn. Đức Vua đã phong ta làm quý tộc, các vị biết đấy, để ta có thể theo hầu ngài. Ta đã hứa sẽ cư xử cẩn trọng. Trong sáu tháng trời, ta đã ngoan lành như bụt. Mọi người gần như đã quên ta. Nhưng một tối nọ, cái gã Bélissen ấy muốn chơi trò ba bị với một cậu bé tội nghiệp ở tỉnh lên học nghề kỵ binh, cậu bé còn chưa có lấy một sợi râu cằm.
- Lại vẫn cái chuyện ấy thôi, - Passepoil nói, - một hiệp sĩ lãng tử đích thực! - Im đi, đệ! - Cocardasse ra lệnh..- Ta mới lại gần Bélissen, - Lagardère tiếp tục, - và bởi vì ta đã hứa với Đức Vua khi Ngài hạ cố phong ta làm hiệp sĩ, rằng ta sẽ không bao giờ chửi rủa ai nữa, ta đành tự giới hạn mình bằng cách kéo tai nam tước, như người ta vẫn làm với lũ trẻ hư ở trường học. Điều đó không làm cho ông ta thích thú chút nào.
- Rõ quá rồi. - Mọi người lần lượt nói.
- ông ta thách đấu ta rất trịch thượng, - La-gardè re tiếp tục nói, - và ta đã cho ông ta, ở sau Xưởng quân giới, cái mà ông ta đáng được hưởng từ lâu; một cú đâm thẳng băng... xuyên thấu! - A! Cậu bé! - Passepoil thốt lên, quên mất rằng thời gian đã thay đổi, - cú đâm chết tiệt ấy, cậu chơi mới hay làm sao! Lagardère phá lên cười. Rồi chàng đập mạnh chiếc cốc thiếc xuống bàn. Passepoil đã tưởng là đi đứt.
- Và công lý là thế này đây! - Chàng kỵ binh nhẹ hét lên, không còn nghĩ gì đến gã nữa. - Lẽ ra người ta phải thưởng cho ta, vì ta đã trừ khử một con sói. Vậy mà không, người ta đày ải ta! Hãy nói ta hay, hỡi những người dũng cảm, -Lagardè re tiếp, - chẳng hay các vị đã nghe nói đến đường kiếm tuyệt chiêu của ngài de Nevers? - Đương nhiên! - Mọi người nói xung quanh bàn.
- Nó vừa mới được đặt trên khăn bàn. -Passepoil đế thêm.
Lagardère nghĩ ngợi rồi lại hỏi: - Các vị nghĩ sao về các đường kiếm bí truyền nói chung, phải, các vị, vốn là những tay kiếm chuyên nghề.
Tất cả đều có chung ý kiến là các đường kiếm bí truyền là những trò lừa trẻ con, và mọi cú đâm xuyên thấu đều có thể tránh được bằng các cách đỡ quen thuộc.
- Ta cũng đã từng nghĩ thế, - Lagardère nói, - trước khi có hân hạnh được đấu với ngài Nevers.
- Và bây giờ thì sao? - Mọi người hỏi từ mọi phía, vì ai nấy đều rất đỗi quan tâm. Vài giờ nữa thôi, đường kiếm nổi tiếng ấy của Nevers có thể sẽ cho hai hoặc ba người đo ván.
- Giờ thì khác rồi, - Henri de Lagardère nói tiếp. - Các vị hãy hình dung đường kiếm quỷ quái ấy đã chọc tức ta suốt một thời gian dài.
Như thế là quá đủ đối với ta và ta đã yêu cầu ông ta đọ kiếm. ông ta thật khả ái, a, thật khả ái! Ta cần phải thừa nhận điều này ở ông ta.
Thay vì trả lời ta, ông ta đã đâm ta một nhát giữa hai hàng lông mày, mạnh và dứt khoát đến nỗi suýt nữa thì ta đã ở lại dưới kia nếu không.kịp thời nhảy lùi lại ba toa. "Đây là đường kiếm của ta", ông ấy bảo ta.
- Thật thế, ta đã thực lòng cảm ơn ông ta. ít ra thì đó cũng là điều mà ta có thể làm.
- Thêm một chút bài học nữa, - ta đề nghị, - nếu như không có gì là quá? - Xin hầu ngài.
- Chà! Lần này thì ông ta cho ta một vết xước trên trán. Ta đã dính đòn, ta, Lagardère.
Các kiếm thủ nhìn nhau lo ngại. Đường kiếm của Nevers quả thật đã có bề đáng sợ.
- Ngài chỉ nhìn thấy đường kiếm thôi sao? -Cocardasse rụt rè lựa lúc hỏi.
- Ta có nhìn thấy cú đánh hờ, chính thế! -Lagardè re thốt lên, - nhưng ta không làm sao đỡ kịp. Con người này nhanh như chớp ấy.
- Thế rồi kết cục ra sao? - Lính tuần phòng có bao giờ để cho mọi người được yên không? Bọn chúng đã kéo đến. Chúng ta chia tay nhau như những người bạn tốt, ngài công tước và ta, kèm theo lời hứa phục thù.
- Nhưng, khốn nỗi! - Cocardasse nói, vẫn không khỏi băn khoăn, - ông ta vẫn sẽ lại chơi ngài bằng đường kiếm ấy.
- Vậy thì ta chơi lại! - Lagardère nói.
- Ngài cũng có tuyệt chiêu à? - Đương nhiên! Ta đã âm thầm khổ luyện.
- Và rồi thế nào? - Đó là một trò trẻ con.
- Biết được rồi thì sẽ dùng được chứ? - Nó sẽ được dùng ngay sau đây. - Lagardère vừa đáp vừa rót rượu uống.
Mọi người đều giương mắt nhìn chàng.
Chàng uống từng ngụm nhỏ, rồi chậm rãi mở lá thư mà cậu bé thị đồng đã trao cho chàng.
- Chả phải ta đã nói với các vị, - chàng tiếp tục nói, - là ngài Nevers đã hứa cho ta phục thù? - Phải, nhưng...
- Cần phải kết thúc gọn chuyện này trước khi đi đày. Ta đã viết cho ngài Nevers là ta biết ngài đang ở lâu đài Béarn của mình. Lá thư này là phúc đáp của ngài Nevers.
Tiếng xì xào ngạc nhiên cất lên từ phía những kẻ giết mướn.
- ông ta bao giờ cũng khả ái, - Lagardère nói tiếp, - a! Sao mà khả ái! Khi nào ta đã đánh nhau chán với quý ông hoàn hảo này, ta có thể sẽ yêu ông ta như một môn đệ. ông ta đã chấp nhận tất cả những gì ta yêu cầu: giờ gặp, địa điểm...
- Thế vào mấy giờ? - Cocardasse bối rối hỏi.
- Khi đêm xuống.
- Đêm nay? - Đêm nay.
- Còn địa điểm? - Những con hào của lâu đài Caylus.
Im lặng. Passepoil đưa ngón tay lên miệng.
Các kiếm khách cố giữ bình tĩnh.
Màn đêm buông xuống báo hiệu một đêm tối đen. Những khối nhà tối sẫm của lâu đài Caylus hiện lờ mờ trên nền trời.
- Này, hiệp sĩ, - Cocardasse nói khi thấy La-gardè re đứng dậy và xiết lại đai kiếm, - xin đừng sĩ diện hão, sư khỉ! Hãy chấp nhận để chúng tôi phục vụ ngài trong trận đấu này, nó chắc là không được cân sức.
- Mẹ kiếp! Các chiến hữu của ta, - Lagardère hét lên, - ta có thói quen tự lo việc của mình, các vị hẳn cũng đã rõ. Sương xuống rồi: một cốc đầy nữa và xéo đi; đấy là sự phục vụ mà ta yêu cầu.
Đám tình nguyện quân đến bên ngựa. Các kiếm khách vẫn không nhúc nhích. Cocardasse kéo Lagardère ra một bên.
- Vì ngài tôi dám xin chết như một con chó, sư khỉ! Hiệp sĩ, - gã lúng búng nói... - nhưng...
- Nhưng sao? - Mỗi người có việc của mình, ngài biết đấy.
Chúng tôi không thể rời nơi này được.
- A! A! Nhưng đó là vì sao chứ? - Vì rằng chúng tôi đợi một ai đó.
- Thật sao! Thế ai đó là ai? - Xin ngài đừng giận. Ai đó là Philippe de Nevers.
Chàng trai Paris rùng mình.
- A! A! - chàng lại nói. - Nhưng vì sao các người đợi ngài de Nevers? - Vì lợi ích của một nhà quý tộc đáng kính...
Gã không kịp nói hết. Những ngón tay của Lagardère đã xiết cổ tay gã như một cái mỏ cặp.
- Một cuộc mai phục! - chàng thốt lên, - và ngươi lại nói điều đó với ta! - Tôi xin ngài xem xét cho... - Passepoil mở miệng.
- Im đi lũ khốn! Ta cấm các người, các người hiểu rõ chứ, phải không nào? Ta cấm các người.chạm đến một sợi tóc của Nevers, bằng không sẽ có chuyện vói ta! Nevers thuộc về ta; nếu ông ta phải chết, thì sẽ chết do tay ta, trong một trận đấu trung thực. Còn do tay các người, thì không...
chừng nào ta còn sống! Chàng ưỡn thẳng người lên. Đó là một người mà khi tức giận, giọng nói không hề run, mà chỉ rung lên vang động hơn.
- Chúng ta còn phàn nàn gì nữa, nếu như cậu ta cứ nhất thiết muốn làm cái việc của chúng ta? - Passepoil lựa lời.
- Chúng ta chuồn thôi! - Cả bọn cùng chung ý kiến.
Quả thật lưỡi gươm của Lagardère đã chém vun vút trong gió.
Và Lagardère là người thanh toán mọi khoản.
- Cô gái! - chàng nói, - hãy đóng các cánh cửa và lấy gỗ chặn lại. Dù cô có nghe thấy gì, đêm nay, phía dưới các con hào, thì mọi người trong nhà cô cũng phải ngủ say như chết. Đó là những việc không liên quan gì đến các người cả.
- Tám đánh một, lũ khốn! - Chàng trai Paris nói trong khi theo con đường dành cho xe ba gác đi xuống lòng hào. - Một vụ ám hại! Đồ kẻ cướp! Phải cho các người nếm mũi kiếm.
Chàng ngừng lại nghe ngóng. Một tiếng động vừa đập vào tai chàng.
Quả thật có những bước chân vang lên bên bờ hào, những bước chân quý phái vì chàng nghe thấy tiếng lanh canh của những đinh thúc ngựa bằng bạc.
- ô! ô! - Lagardère nghĩ, - ra thầy dạy kiếm Cocardasse nói thật sao? Phải chăng ngài công tước có người theo hầu? Tiếng chân bước xa dần. Ngọn đèn treo ở đầu cầu chiếu sáng hai người mặc áo choàng dài đứng bất động. Rõ là họ đang cố nhìn xuyên qua bóng tối con hào.
- Ta không thấy ai cả, - một trong hai người hạ thấp giọng.
- Có đấy ạ, - người kia đáp, - đằng kia, gần cửa sổ.
Và gã thận trọng gọi - Cocardasse? Lagardère không nhúc nhích.
- Nếu như đấy không phải một người của ta?... - Người cùng đi thì thầm.
- Không thể thế được, - Peyrolles trả lời. -Tại hạ đã lệnh cho họ cắt gác ở đây. Saldagne đấy, tại hạ biết hắn... Saldagne?.- Có! - Lagardère trả lời bằng giọng Tây Ban Nha để đề phòng.
- Đấy ngài thấy! - Peyrolles thốt lên, - tại hạ chắc chắn mà! Chúng ta xuống thang thôi... chỗ này... đây là bậc đầu tiên.
- Ngươi ở nhà thờ ra phải không? - Người có vẻ ông chủ hỏi.
- Tại hạ đến quá muộn. - Peyrolles đáp vẻ hối hận.
Người chủ giậm chân tức giận.
- Đồ vụng về! - ông ta quát.
- Tại hạ đã làm những gì có thể, thưa đức ông. Tại hạ đã tìm được cuốn sổ mà dom Bernard đã ghi nhận đám cưới của tiểu thư Caylus với ngài de Nevers, cũng như ngày sinh con gái họ...
- Thế rồi sao? - Các trang lưu những ghi nhận đó đã bị xé.
Lagardère dỏng tai nghe.
- Họ đã đi trước chúng ta! - Người chủ bực tức nói. - Nhưng ai? Aurore ư? Phải, chắc chắn là Aurore. Nàng nghĩ sẽ gặp Nevers đêm nay, nàng muốn trao cho ông ta, cùng với đứa bé, các giấy tờ ghi nhận ngày sinh của nó. Bà Marthe không thể nói cho ta điều đó, bởi vì chính bà ta cũng không hay biết, nhưng ta đã đoán ra.
- Vậy thì đã sao? - Peyrolles nói. - Chúng ta chỉ việc thúc thủ. Một khi Nevers chết...
- Một khi Nevers chết, - người chủ nhắc lại, - quyền thừa kế sẽ thuộc về đứa trẻ.
Một lát im lặng. Lagardère nín thở.
- Đứa trẻ... - Peyrolles lại cất giọng rất khẽ.
- Đứa trẻ sẽ biến mất, - người được gọi là đức ông cắt ngang. - Ta những muốn tránh điều cực chẳng đã này. Nhưng nó sẽ không ngăn cản được ta. Cái tên Saldagne này là người thế nào? - Một tên quả cảm.
- Ta có thể tin ở nó không? - Có, miễn là chúng ta trả hậu.
Người chủ nghĩ ngợi.
- Ta những muốn, - ông ta nói, - không có ai biết điều bí mật này ngoài chúng ta, nhưng cả ngươi lẫn ta đều không có dáng vẻ của Nevers.
- Ngài thì quá cao, - Peyrolles lặp lại, - tại hạ thì quá gầy.
- Trời tối đen như hũ nút, - người chủ lại nói, - và cái tên Saldagne này có vóc người gần bằng công tước. Hãy gọi nó lại. - Saldagne! - Peyrolles gọi.
- Có! - Chàng trai Paris lại đáp.
- Hãy lại đây! Lagardère tiến lại. Chàng đã bẻ cổ áo choàng lên và vành chiếc mũ phớt che khuất khuôn mặt chàng.
- Anh có muốn kiếm thêm năm mươi pixtôn ngoài phần của mình không? - Người chủ hỏi.
- Năm mươi pixtôn! - Chàng trai Paris trả lời. - Tôi phải làm gì? Vừa nói, chàng vừa cố ghi nhận các đường nét của người lạ mặt; nhưng người này cũng giấu mặt kỹ như chàng.
- Ngươi đoán ra chứ? - Người chủ hỏi Pey-rolles.
- Vâng. - Người này đáp.
- Ngươi thấy có được không? - Được ạ. Nhưng người của chúng ta có một mật khẩu.
- Bà Marthe đã nói cho ta. Đó là câu châm ngôn của Nevers.
- Adsum phải không ạ? - Peyrolles hỏi.
- ông ta quen nói bằng tiếng Pháp: Có ta đây! - Có ta đây! - Lagardère bất giác nhắc lại.
- Anh sẽ nói mật khẩu đó thật khẽ dưới cửa sổ, - người lạ mặt hướng về phía chàng nói. -Các cánh cửa sẽ mở ra, rồi từ sau chấn song được bắt bản lề, một người phụ nữ sẽ xuất hiện. Bà ta sẽ nói với anh, còn anh không nói gì hết, mà chỉ đặt một ngón tay lên miệng. Anh hiểu chứ? - Để làm ra vẻ chúng ta đang bị rình, phải không ạ? Vâng, tôi hiểu.
- Hắn thông minh đấy, thằng nhỏ này, -người chủ thì thầm. Rồi lại tiếp: - Người phụ nữ sẽ trao cho anh một cái bọc, anh sẽ lẳng lặng nhận lấy, rồi mang đến cho ta...
- Và ngài sẽ trả cho tôi năm mươi pixtôn? - Đúng thế.
- Tôi thuộc về ngài.
- Suỵt! - Peyrolles ra hiệu.
Cả ba đều lắng nghe. Họ nghe thấy một tiếng động xa trên đồng.
- Chúng ta chia tay thôi, - người chủ nói. -Các chiến hữu của anh đâu? Lagardère không lưỡng lự chỉ về phía con hào, đoạn từ sau cầu vòng về Hachaz.
- ở đấy, - chàng đáp, - đang phục trong cỏ khô.
- Tốt. Anh nhớ mật khẩu chứ? - Có ta đây!.- Chúc may mắn, và lát nữa.
- Lát nữa! Peyrolles và người cùng đi trèo thang lên. La-gardè re dõi mắt nhìn theo họ. Chàng lau trán đầm đìa mồ hôi.
Chàng sải bước đi đi lại lại giữa những đụn cỏ khô, lòng rất đỗi bồn chồn. Chốc chốc, chàng lại nhìn lên ô cửa sổ thấp, để ý xem cánh cửa có được mở ra không trên những thanh bản lề hoen rỉ. Chàng không nhìn thấy gì, nhưng một lát sau chàng nghe thấy một tiếng động nhỏ bên trong.
Đó là các chấn song được mở ra sau cánh cửa.
- Adsum? - Một giọng phụ nữ mềm mại run rẩy cất lên.
Lagardère nhảy phắt qua các bó cỏ ngăn cách chàng với bờ thành và trả lời dưới khung cửa: - Có ta đây! - ›n Chúa. - Giọng người phụ nữ nói.
Người đàn bà vươn người ra ngoài cửa sổ, chàng nhận rõ ra là Aurore de Caylus, nàng vẫn đẹp, nhưng mặt tái nhợt vì lo lắng.
- Philippe, Philippe! - người đàn bà tội nghiệp nói, - chàng có chắc là không bị theo dõi chứ? Chúng ta bị bán rồi, chúng ta bị phản bội!...
- Hãy dũng cảm lên, thưa bà. - Chàng trai Paris ấp úng.
- Chính chàng vừa nói đấy ư? - Nàng thốt lên. - Thôi, đúng rồi, em điên mất rồi! Em không nhận ra giọng chàng nữa.
Một tay nàng giữ cái bọc mà ngài Peyrolles và người cùng đi đã nói tới. Tay kia nàng bóp trán, như để xác định ý nghĩ của mình.
- Em có bao điều muốn nói với chàng! -Nà ng lại nói. - Em sẽ phải bắt đầu từ đâu đây? - Chúng ta không có thời gian, - Lagardère thì thầm. - Khẩn trương lên, thưa bà.
- Sao giọng chàng lạnh lùng thế? Tại sao chàng không gọi em là Aurore? Phải chăng chàng giận em? - Khẩn trương lên, Aurore. Khẩn trương lên! - Em nghe chàng, Philippe yêu quý của em, em sẽ nghe chàng mãi mãi! Đây là con gái bé bỏng của chúng ta, chàng hãy mang con đi, con nó không còn được an toàn ở với em. Thư em, chàng đọc hẳn đã rõ chuyện. Người ta đang thêu dệt quanh chúng ta những điều bỉ ổi.
Giọng nàng chìm trong nước mắt. Lagardère cảm thấy nàng trao cho mình một vật trăng trắng và hỏi: - Cái gì thế này? - Chàng biết rồi còn gì... Nhưng chàng cũng bối rối như em, tội nghiệp Philippe của em. Đây là những trang xé ra từ cuốn sổ của nhà thờ, tất cả tương lai của con chúng ta! Lagardère im lặng nhận lấy. Chàng sợ phải nói. Những tờ giấy được để trong một phong bì có đóng dấu xi của nhà thờ xứ Caylus. Đúng lúc chàng nhận chúng, một tiếng tù và bằng sừng dê cất lên dưới thung lũng, rền rĩ và ngân dài.
- Một tiếng báo hiệu, hẳn rồi, - tiểu thư Caylus thốt lên. - Chàng trốn đi, Philippe, trốn đi.
- Vĩnh biệt, - Lagardère nói, đóng vai cho đến cùng để khỏi làm tan vỡ trái tim người mẹ trẻ. - Nàng đừng sợ, Aurore, con nàng sẽ được an toàn.
Nàng kéo tay chàng lên môi và hôn tay chàng cháy bỏng.
- Em yêu chàng! - Nàng chỉ kịp nói qua nước mắt. Rồi nàng khép cửa lại và biến mất.
Đó đúng là một hiệu lệnh. Ba người mang tù và đi săn đứng rình dọc con đường mà công tước de Nevers sẽ phải qua để tới lâu đài Caylus, nơi chàng được gọi đến cùng một lúc bởi lá thư khẩn của người vợ trẻ và lời thách đấu ngạo mạn của hiệp sĩ de Lagardère.
Lagardère đoán ra ngay những tiếng tù và bằng sừng dê này, được phát ra từ dưới thung lũng, trong rừng và trên núi là dành cho Nevers.
Chưa đầy một phút sau, chàng đã thấy công tước đi qua trước ngọn đèn chiếu sáng hình Đức Mẹ Đồng Trinh ở đầu cầu.
- ô hay! Không có ai ở đây sao? - Có tôi, - chàng trai Paris trả lời, - và lạy trời phù hộ cho là chỉ có tôi thôi! Nevers không nghe được nửa sau của câu trả lời. Chàng vội vàng tiến về phía người vừa nói..- Vào việc thôi, hiệp sĩ! - chàng thét bảo, -hã y giơ lưỡi kiếm lên cho ta thấy ánh thép, để biết là ngài ở đâu.
Chàng trai Paris vẫn luôn vỗ về cô bé và nó ngủ ngày một say hơn.
- Trước hết ngài phải nghe tôi đã, công tước.
- Chàng cất tiếng.
- Điều này thì ta thách ngài thuyết phục được ta đấy, - Nevers cắt lời chàng, - sau lời nhắn mà ta nhận được sáng nay. Đây, ta nhận ra ngài rồi, hiệp sĩ. Hãy chuẩn bị! - Quỷ tha ma bắt ông đi! - Lagardère thốt lên, vừa phải lo chống đỡ vừa mất hết kiên nhẫn, - cần phải đập vỡ sọ ngài ra để ngăn ngài khỏi giết con gái mình! Điều đó cũng giống như cú sét đánh. Thanh kiếm rơi khỏi tay Nevers.
- Con ta! - chàng nhắc lại, - con gái ta đang ở trong tay ngài? - Ngài công tước, - Lagardère nói, chàng lập tức lấy lại được giọng nói nghiêm túc và rắn rỏi, - tôi đã lấy mạng mình ra để bảo đảm cho con gái ngài, dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa.
- Vậy là ngài đã gặp Aurore? ở đâu vậy? - ở đây, dưới cửa sổ này.
- Và nàng đã trao đứa trẻ cho ngài! - Tiểu thư tưởng là đã trao con gái cho vị hôn phu bảo vệ.
- Tôi chịu không hiểu được gì nữa.
- A! Ngài công tước, ở đây đang xảy ra những chuyện lạ lùng! Và bởi vì ngài đang thích đánh nhau, ngài sẽ được lãnh đủ, nhờ trời! Chỉ lát nữa thôi.
- Một cuộc tấn công? - Nevers hỏi.
- Tôi tin là bọn chúng đang đến đấy. - Chàng trai Paris thì thầm.
- Ngài nói về ai vậy? Chàng trai Paris thuật lại vắn tắt cuộc nói chuyện mà chàng đã nghe được, việc mình đã gặp ngài Peyrolles và người lạ mặt, sự xuất hiện của Aurore và những gì tiếp theo. Nevers lắng nghe, rất đỗi kinh ngạc.
- Ngài đến một mình à? - Lagardère hỏi.
- Với một cậu bé, Berrichon, thị đồng của tôi. - Nevers trả lời.
- Tôi có biết cậu bé, nó khôn khéo và nhanh nhẹn. Nếu như có thể gọi cậu bé đến...
Nevers đưa ngón tay lên môi và huýt vang.
Một tiếng huýt tương tự đáp lại chàng từ sau quán rượu Trái táo Ađam..Một lát sau, quả nhiên, họ đã thấy cậu thị đồng xuất hiện bên trên đường.
- Bọn chúng có ít nhất hai mươi người. Khi bọn chúng biết các ngài có hai người, bọn chúng đã đem theo những quân buôn lậu từ Mialhat.
- Hừm! - Lagardère nói, hai mươi hay tám thì cũng thế! Cháu sẽ lên ngựa, cậu bé, người của ta đang ở ấp Grau. Nửa tiếng cả đi lẫn về. Đi thôi! Chàng nắm chân cậu bé nhấc bổng lên. Cậu bé gồng người và bíu được vào mép hào. Vài giây trôi qua, rồi một tiếng huýt báo rằng cậu đã vào tới rừng.
- Quái gì! - Lagardère nói, - chúng ta sẽ trụ vững được nửa giờ nếu như bọn chúng để cho chúng ta dựng vị trí phòng thủ.
Dưới lòng hào, ngoài các bó cỏ khô để rải rác hay chất đống, còn có đủ thứ gỗ, ván, cành khô. Hơn nữa còn có cả một chiếc xe ba gác chất đến lưng. Lagardère và Nevers lấy chiếc xe làm điểm tựa và chỗ đứa trẻ ngủ làm vị trí trung tâm, cuối cùng cũng đã xoay xở được một hệ thống chiến lũy. Vừa làm, Nevers vừa nói: - Thế đấy! Vậy là dứt khoát ngài sẽ đánh vì tôi, hiệp sĩ? - Cũng là lẽ thường thôi, thưa ngài công tước! Vì ngài một chút, mà vì cô bé thì vô cùng nhiều.
- Hiệp sĩ, - Nevers nói, - tôi sẽ ghi lòng tạc dạ điều này. Kể từ nay, chúng ta cùng nhau sống chết.
Lagardère đưa tay cho chàng. Công tước áp tay chàng lên ngực và vòng tay ôm chàng.
- Người anh em, nếu tôi sống, tất cả sẽ là của chung giữa chúng ta, còn nếu tôi chết...
- Ngài sẽ không chết. - Chàng trai Paris ngắt lời.
- Nếu tôi chết... - Nevers lặp lại.
- Thôi được, về phần tôi trên thiên giới, - La-gardè re xúc động thốt lên, - tôi sẽ là cha đứa trẻ.
Họ đứng ôm lấy nhau một lát. Rồi Lagardère gỡ tay ra.
- Cầm lấy kiếm, - chàng nói, - chúng đấy.
Những tiếng động âm vang trong đêm. La-gardè re và Nevers tay phải lăm lăm kiếm tuốt trần, tay trái nắm lấy nhau.
Bỗng nhiên bóng tối như chuyển động và một tiếng thét to bao trùm lên cảnh vật. Bọn sát nhân nhất loạt nhảy xổ xuống chỗ họ từ mọi phía.
Tất cả bọn chúng cùng xông tới, chúi đầu xuống hét: - Tấn công Nevers! Tấn công Nevers! Chàng trai Paris bằng nhát kiếm đầu tiên đâm suốt qua một tên cướp. Thu kiếm về chém ngược lại, chàng phạt đứt cánh tay của một tên buôn lậu. Thế rồi theo đà, chàng bất chợt đến trước.tên thứ ba và đập vỡ sọ nó bằng một cú đánh bằng đốc gươm. Tên thứ ba này là gã người Đức Staupitz, hắn nặng nề ngã vật ra sau. Nevers cũng ra sức đâm chém. Ngoài một tên thổ phỉ mà chàng đánh ngã dưới bánh xe, gã Matador và Joel cũng bị thương nặng bởi tay chàng.
Thế rồi trận đánh bỗng nhiên ngưng lại.
- Một vết đâm sượt.
- ở đâu? - Trên trán. - Chàng trai Paris xiết chặt tay và ngừng lời. Đó là hậu quả bài dạy kiếm thuật của chàng.
Hai ba phút cứ thế trôi, rồi cuộc tấn công lại bắt đầu tái diễn.
- Tấn công Nevers! Tấn công Nevers! Và Nevers đáp lại, bởi vì chàng cũng hăng lên với cuộc chơi: - Có ta đây, các ngươi! Ta sẽ cho các ngươi biết tay. Nữa này! Nữa này! - Này thì ngươi, ngài Saldagne! - chàng trai Paris thét, - đây là nhát kiếm ta đã dạy ngươi ở Ségorbe! Này thì ngươi, Faenza! Nhưng hãy lại gần nào, đến phải dùng trường mâu để với tới chúng mày! Quả thật, vòng tròn đã nới rộng ra, bọn vô lại lui cả lại và chỉ vài phút nữa là hết nửa tiếng đồng hồ. Họ sắp được cứu viện.
- Xông lên! - Công tước lại hô.
Nhưng công tước đã vấp phải một bức tường thép trước mặt. Giỏi lắm chàng cũng chỉ theo đà tiến thêm được vài bước mà thôi. Nhưng chàng đâu phải là người quen kêu cứu. Chàng tự trụ vững được. Pinto và Saldagne đã bị thương cả hai. Vào lúc đó, các chấn song sắt bao ngoài ô cửa sổ xoay trên bản lề. Các cánh cửa mở ra.
Chàng không nghe thấy, vì xung quanh huyên náo tiếng người loạn đả. Hai người bước xuống hào. Người cao lớn hơn đeo mặt nạ.
- Chiến thắng! - Chàng trai Paris hô khi đã khai thông được vị trí xung quanh mình.
Nevers trả lời chàng bằng một tiếng kêu hấp hối.
Một trong hai người xuống qua ô cửa sổ thấp, người cao lớn hơn, kẻ đeo mặt nạ, vừa đâm chàng một nhát xuyên qua người từ sau lưng.
Nhát kiếm được thực hiện, như bấy giờ người ta gọi, theo kiểu ý, nghĩa là rất khéo léo, như khi người ta rạch một vết mổ. Nevers ngã xuống còn kịp quay người lại. ánh mắt chết dần của chàng nhìn xoáy vào người đeo mặt nạ.
- Cậu ư! Là cậu ư! - Nevers thầm thì, giọng lụi dần. - Cậu, Gonzague! Cậu, bạn của ta, người mà ta sẵn sàng hy sinh mạng sống cả trăm lần!.- Ta chỉ nhận nó một lần thôi. - Người đeo mặt nạ lạnh lùng nói.
Đầu chàng công tước trẻ ngật ra sau, tái ngắt.
- Nó chết rồi, - Gonzague nói. - Còn tên kia.
Hắn không cần phải tìm tới người kia, người kia tự lại. Khi Lagardère nghe thấy tiếng kêu hấp hối của chàng công tước trẻ, thì không phải một tiếng kêu phát ra từ ngực chàng, mà là một tiếng gầm. Các kiếm khách đã tụ lại phía sau chàng.
Nhưng hãy thử ngăn một con sư tử đang chồm lên xem! Hai tên giết mướn ngã lăn trên cỏ, chàng bước qua. Khi chàng tới bên, Nevers nhổm dậy, và giọng tắt dần: - Người anh em, hãy nhớ lấy! Và hãy trả thù cho ta! - Thề có trời, ta thề! - Chàng trai Paris thốt lên. - Tất cả những tên kia sẽ chết bởi tay ta! Đứa trẻ bỗng òa khóc dưới chân cầu, như thể nó bị đánh thức bởi tiếng kêu hấp hối của người cha. Tiếng khóc yếu ớt ấy đã không bị bỏ qua.
- Xuỵt! Xuỵt! - Người đeo mặt nạ hét.
- Chỉ có mi là ta không biết, - Lagardère vừa nhổm dậy vừa nói, từ giờ chàng chỉ có một mình chống lại tất cả. - Ta đã có một lời nguyền, tuy nhiên thế nào ta cũng sẽ tìm ra mi khi đến lúc.
Giữa người đeo mặt nạ và chàng trai Paris có tới năm kiếm khách và ngài Peyrolles tụ lại.
Nhưng không phải là những tên giết mướn tấn công. Chàng trai Paris vớ một bó cỏ dùng làm khiên và đâm một tên thích khách to lớn như xuyên táo. Theo đà, chàng tiến tới giữa vòng người. Chỉ còn Saldagne và Peyrolles đứng trước người đeo mặt nạ đang thủ thế. Lưỡi kiếm của Lagardère chém qua Peyrolles và Saldagne, vạch trên bàn tay tên chủ một vạch rộng.
- Mi đã bị đánh dấu. - Chàng hét lên trong lúc rút chạy.
Chàng vừa mới nghe thấy, chỉ mình chàng, tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ bị đánh thức. Chỉ với ba bước nhảy, chàng đã đến dưới cầu. Mặt trăng đã lên cao qua các ngọn tháp. Tất cả thấy chàng nhấc từ dưới đất lên một cái bọc.
- Xuỵt! Xuỵt! - Tên chủ quát, tức đến nghẹt thở. - Đứa con gái của Nevers đấy. Hãy bắt lấy con gái của Nevers bằng bất cứ giá nào.
Lagardère đã ôm đứa trẻ trong tay. Để tới được cầu thang nhỏ, chàng chỉ còn có cách vung kiếm lên và nói: - Hãy tránh ra lũ khốn! Tất cả theo bản năng giạt cả ra. Chàng trèo lên các bậc thang. Trên cánh đồng có tiếng vó.ngựa của một đội kỵ sĩ. Lagardère, đứng trên tầm cao của các bậc thang, phơi bộ mặt đẹp dưới ánh trăng chiếu tỏ, nâng đứa trẻ lên. Nhìn thấy chàng, nó mỉm cười.
- Đúng thế, - chàng cất cao giọng, - đây là con gái của Nevers! Mi cứ việc đi tìm cô bé sau mũi gươm của ta, đồ sát sinh! Mi, kẻ chủ mưu giết người, mi, kẻ hèn nhát hạ thủ từ sau lưng! Dù mi là ai, tay mi vẫn sẽ mang dấu hiệu của ta. Ta sẽ nhận ra mi. Và khi đến lúc, nếu mi không tìm đến Lagardère, Lagardère sẽ tìm đến mi!
Mười chín năm đã trôi qua kể từ khi xảy ra các sự kiện mà chúng tôi vừa thuật lại với bạn đọc ở những trang đầu câu chuyện.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa thu ảm đạm và lạnh lẽo. Từng toán thợ mộc thợ nề theo đường Saint-Denis đi lên, vai vác đồ lề. Họ đi tu sửa tòa nhà mà từ thời Louis XIII vẫn được gọi là dinh Nevers. Giờ đây người ta gọi nó là dinh Gonzague.
Philippe de Mantoue, hoàng thân de Gonzague sống ở đây. Không nghi ngờ gì nữa, sau quan Nhiếp chính và Law thì đó là người giàu nhất và quan trọng nhất nước Pháp. ông ta thừa hưởng của cải của Nevers với hai tư cách khác nhau. Trước hết là họ hàng và người thừa kế nối nghiệp, sau nữa là chồng người vợ góa của vị công tước cuối cùng, tiểu thư Aurore de Caylus.
Cuộc hôn nhân này ngoài ra còn đem lại cho ông ta gia tài khổng lồ của Caylus-Verrou, người vừa theo hai người vợ của mình sang thế giới bên kia..Đã mười tám năm bà quả phụ Nevers mang danh hiệu này. Suốt thời gian đó, nàng không rời bỏ đồ tang lấy một ngày, ngay cả hôm cưới.
Đêm hôn lễ, khi Gonzague đến bên giường nàng, nàng chỉ tay ra cửa.
- Tôi sống vì con gái của Nevers, - nàng bảo ông ta, - tuy nhiên sự hy sinh của con người là có giới hạn. ông ra đi! Gonzague cần vợ mình để nắm được các lợi tức của Caylus. ông ta cúi rạp người chào và đi ra.
Từ tối đó, không một lời nào lọt khỏi miệng vương phi trước mặt chồng mình. Hoàng thân vẫn lịch thiệp, chu đáo và thân ái. Nàng thì lạnh lùng và câm lặng. Ngày nào cũng vậy, đến bữa ăn, Gon-zague lại phái đầu bếp đến mời vương phi. ông ta không bao giờ ngồi vào bàn trước khi thực hiện thủ tục này. Ngày nào cũng vậy, người hầu gái thân cận nhất của vương phi đều trả lời rằng bà chủ đang đau buồn, yêu cầu hoàng thân miễn cho phải ngồi vào bàn ăn. Cứ thế ba trăm sáu mươi lăm lần trong năm suốt mười tám năm ròng.
Sáng nay chúng tôi mời độc giả lần đầu tiên bước vào dinh, khi mà công trình gần như đã hoàn tất.
Chính hôm nay người ta cần phải vào dinh với niềm hoan lạc: hôm nay là ngày người ta mở các quầy kinh doanh ở nhà vàng , theo như cách mà tòa nhà đã được gọi.
Ai nấy đều được tùy ý vào bên trong dinh hay cũng gần như thế. Toàn bộ tầng dưới, toàn bộ tầng hai, trừ các phòng của vương phi, đều được bố trí để tiếp nhận các thương nhân và hàng hóa.
Đứng trên bậc thềm chính, giữa một thứ đại bản doanh của các thương nhân là một quý ông khoác đủ những đồ nhung, lụa, đăng ten, tay mang nhẫn ở tất cả các ngón và trên cổ đeo một chuỗi đồ kim hoàn tuyệt đẹp. Đó là ngài Pey-rolles, người thân tín, mưu sĩ và quản gia của chủ nhà. ông ta chưa già đi bao nhiêu, mà trông vẫn gầy gò, vàng vọt và lòng khòng như xưa. Đôi mắt khiếp hãi đáng để cho ông ta phải nhờ đến thói quen đeo kính. ông ta có nhiều kẻ xu nịnh và xứng đáng được như thế, vì Gonzague trả công cao cho họ.
Khoảng chín giờ, khi mà sự chen chúc đã bớt được đôi chút, hai người rõ ràng không có vẻ gì là nhà tài phiệt bước qua ngưỡng cửa lớn, người này sau người kia vài bước.
- Thưa ngài... - Một người nói và cúi chào, người cứng đờ..- Thưa ngài... - Người kia cũng đồng thời cúi rạp chào.
Họ đứng bật dậy như hai chiếc lò xo và thật khớp với nhau.
- Lè lẹ nào! - Người thứ hai ro lên. - Ta dám chắc là cậu rồi, Passepoil! - Cocardasse! - Gã Normand tiếp lời, đôi mắt vốn quen với nước mắt lúc này lại đã đầm đìa.
- Đệ lại được gặp huynh đấy ư? Hãy ôm hôn đệ đi, tôn huynh.
Gã dang tay ra. Passepoil nhào vào lòng gã.
Cả hai rõ thật là thân tàn ma dại. Chúng ôm nhau một hồi lâu. Nỗi xúc động của chúng quả là sâu nặng.
- Đủ rồi! - Cuối cùng gã Gascon nói. - Nào hãy nói gì đi, để ta được nghe giọng nói của đệ.
- Mười chín năm xa cách! - Passepoil lầm bầm và lấy cổ tay áo lau nước mắt.
Gã Gascon xiết chặt tay gã và cả hai đứng lặng một lát ngẫm ngợi.
- Cái gì phải đến thì đã đến, - cuối cùng Cocardasse nói, - ta không biết sau đấy điều gì đã xảy đến với đệ, nhưng còn ta, chuyện ấy chẳng mang lại điều gì tốt lành. Khi lũ vô lại Carrigue dùng súng cacbin tấn công chúng ta, ta chạy về lâu đài. Đệ đã biến mất. Thay vì giữ lời hứa, Peyrolles sa thải chúng ta ngay hôm sau, lấy cớ là sự có mặt của chúng ta trong vùng sẽ khẳng định những điều nghi ngờ đã bắt đầu nhen nhóm.
Kể cũng đúng thôi. Họ đã trả cho chúng ta được sao hay vậy. Chúng ta ra đi. Ta vượt biên giới, trên đường đi đến đâu cũng hỏi tin tức đệ. Chẳng được gì sất! Ban đầu ta ở Pampelune, rồi đến Salamaque. Ta xuống Mađrit...
Môn đệ Passepoil tiếp lời: - Đệ cũng làm như huynh, đệ đi hết thành phố này đến thành phố khác, những xứ sở nhạt nhẽo, thô thiển, ngu muội và chán ngắt. Đệ đã sang Pháp và giờ thì ở đây.
- Nước Pháp! - Cocardasse thốt lên, - chỉ có nước Pháp mà thôi! - ông thầy quý hóa của em, - môn đệ Passe-poil tiếp lời, - phải chăng chỉ là do không một đồng xu dính túi, cộng với tình yêu tổ quốc đã khiến huynh vượt biên trở lại? - Thế còn đệ? Phải chăng chỉ là do nhớ quê hương xứ sở? Môn đệ Passepoil lắc đầu. Cocardasse cụp ánh mắt kinh hoàng..- Còn có một chuyện khác, - gã nói. - Một buổi tối, ở một góc quẹo trên phố, ta đã đối mặt với... đệ đoán xem ai nào? - Đệ đoán được, - Passepoil tiếp lời. - Một cuộc gặp gỡ tương tự đã khiến đệ chuồn vội khỏi Bruxelles.
- Thế là, đệ ạ, ta cảm thấy bầu không khí xứ Catalogne chẳng còn giá trị gì nữa. Chả có gì xấu hổ phải lùi bước trước Lagardère, vậy đấy! - Chắc chắn là cần phải thận trọng. Huynh có biết chuyện về những chiến hữu của chúng ta trong vụ hào Caylus không? Passepoil hạ thấp giọng khi hỏi điều đó.
- Có, có, - gã Gascon nói, - ta có biết chuyện.
Cậu Lou chả đã nói đấy thôi: "Tất cả các ngươi sẽ chết bởi tay ta!".
- Cuộc trả thù đang tiến triển. Chúng ta có chín người tham gia cuộc tấn công kể cả đại úy Lorrain, chỉ huy bọn buôn lậu. ấy là đệ không nói đến đám lâu la của ông ta.
- Trong chín người, Staupitz và đại úy Lor-rain ra đi đầu tiên. Staupitz cũng là con dòng cháu giống đấy, mặc dù cậu ta trông có vẻ cục mịch. Đai úy Lorrain là một quân nhân, và vua Tây Ban Nha đã từng giao phó cho ông ta một trung đoàn. Staupitz chết dưới chân tường tòa lâu đài nhỏ của mình ở thôn quê, gần Nuremberg (thành phố ở Đức- ND). Cậu ta chết bởi một cú đâm ở đây, giữa hai mắt! Passepoil đặt ngón tay lên chỗ vừa nói. Theo bản năng, Cocardasse cũng làm theo và nói: - Đại úy Lorrain chết ở Naples (thành phố ở Italia - ND) bởi một cú đâm giữa hai mắt thế này này, mẹ kiếp! Với những ai biết và nhớ được thì đó cũng giống như là dấu hiệu của kẻ báo thù.
- Những người khác cũng đã ra đi cả, vì ngài Gonzague chỉ quên có chúng ta là không hậu đãi.
Pinto lấy một quý bà ở Turin, Matador điều hành một lò luyện ở Xcôtlen. Joel de Jugan thì mua một tước quý tộc ở cuối vùng Bretagne hạ.
- Phải, phải, - Cocardasse nói thêm. - Bọn họ đã sống yên ổn và sung túc. Nhưng Pinto đã bị giết ở Turin (thành phố ở Italia - ND), Matador bị giết ở Glasgow (thành phố ở Xcôtlen - ND).
- Joel de Jugan bị giết ở Morlaix (thành phố ở Pháp - ND), - môn đệ Passepoil tiếp tục. -Tất cả cùng do một cú đâm.
- Còn Saldagne nữa, - môn đệ Passepoil thêm.
- Gonzague đã ban phát rất nhiều cho hai đứa này. Faenza được phong hiệp sĩ. Còn.Saldagne trở thành nam tước. Nhưng rồi cũng đến lượt chúng thôi.
- Sớm muộn gì, - gã Gascon thì thầm, - rồi cũng đến lượt chúng ta! - Cả chúng ta nữa! - Passepoil rùng mình nhắc lại.
Thế rồi chúng im lặng, nhìn nhau buồn bã.
- Thêm một lời nữa về Lagardère, - Cocar-dasse bình tĩnh lại nói. - Khi đệ gặp cậu ấy ở Bruxelles, cậu ấy chỉ có một mình à? - Không, - môn đệ Passepoil đáp. - Thế còn huynh khi thấy cậu ấy trên đường huynh tới Bar-celone thì sao? - Cậu ấy cũng không chỉ có một mình.
- Cậu ấy đi với ai? - Với một cô gái.
- Có đẹp không? - Rất đẹp.
- Lạ thật, cậu ấy cũng đi với một cô gái đẹp, rất đẹp, khi đệ thấy cậu ấy ở vùng Flandre.
Huynh có nhớ dáng vẻ của cô gái, diện mạo, trang phục? - Trang phục, dáng vẻ, diện mạo của một cô gái bôhêmiêng Tây Ban Nha xinh đẹp. Thế còn cô gái đệ gặp? - Dáng vẻ khiêm tốn, gương mặt của một thiên thần, trang phục của một tiểu thư quý tộc! - Lạ thật! - Đến lượt Cocardasse nói. - Thế còn tuổi khoảng bao nhiêu? - Tuổi của một đứa trẻ.
- Cô gái kia cũng vậy. Điều đó chẳng nói được gì, khỉ thật. Và trong số những kẻ chờ đến lượt, sau hai ta, sau ngài hiệp sĩ Faenza và ngài nam tước Saldagne, chúng ta vẫn chưa tính đến ngài Peyrolles cũng như hoàng thân Philippe de Gonzague.
Cánh cửa bỗng mở ra. Passepoil chỉ kịp đáp: - Cũng chưa nói trước được! Quả nhiên Gonzague xuất hiện trên đầu cầu thang, theo sau là hai công hầu trẻ tuổi. ông ta vẫn đẹp, dù đã gần năm mươi.
Hai công hầu trẻ tuổi đi theo ông ta là Chaverny, em họ đằng nhà Nevers và người em út nhà Navailles, cả hai đều thoa phấn và để ria.
Người em út nhà Navailles cũng đến hai mươi lăm tuổi. Hầu tước Chaverny gần tròn đôi mươi. Cả hai cùng dừng lại ngắm nhìn đám đông huyên náo và thật thà cười phá lên..- Xin các ngài, - Peyrolles ngả mũ nói, - xin các ngài tôn trọng một chút cho, ít nhất thì cũng vì hoàng thân! Đám đông đang sẵn sàng ẩu đả bỗng dịu đi như có phép màu. Tất cả những người đến đăng ký sở hữu quầy giao dịch đều nhất loạt cúi chào, tất cả các quý bà đều nghiêng mình kính cẩn.
Gonzague khẽ đưa tay lên chào và vừa bước qua vừa nói: - Mau lên Peyrolles, ta cần căn phòng này.
Peyrolles và đám thuộc hạ bắt đầu xua những người đến mua, đến lúc này thì họ cũng muốn được để đến ngày mai. Các bạn bè của hoàng thân như bị giật dây cùng nhìn ra phía cửa: một người đàn ông thấp lùn mặc quần áo đen và trông rất lạ vừa biến mất dạng.
- Nào! - Cocardasse nói, - bây giờ hoặc là không bao giờ.
- Đệ sợ lắm, - Passepoil rụt rè nói.
- Vậy thì, ta sẽ vào trước! Gã nắm tay Passepoil và tiến về phía Gon-zague, hạ thấp mũ.
- A! Những con người dũng cảm này muốn gì? Cocardasse chào với vẻ lịch duyệt quý phái vốn có trong mọi động tác của gã. Passepoil nghiêng mình khiêm tốn hơn, nhưng vẫn theo cung cách của một người bạt thiệp. Cocardasse, bằng một giọng cao và rõ, cất tiếng nói: - Vị này và tại hạ, những người quen biết cũ của đức ông, xin được đến chào mừng ngài.
- Peyrolles! - Gonzague gọi.
Gã quản gia vừa mới đẩy được người đến xin thầu cuối cùng ra.
- Ngươi có nhận ra những chàng trai tuyệt vời này không? - Gonzague hỏi gã. - Hãy đưa họ vào văn phòng, cho họ được ăn uống... Hãy cho mỗi người một bộ quần áo mới và để họ chờ lệnh ta! - A đức ông! - Cocardasse thốt lên.
- Hoàng thân thật là rộng lượng! - Passepoil nói.
- Đi đi! - Gonzague ra lệnh.
Vừa ăn, Cocardasse vừa nói: - Này đệ, chúng ta đã gặp may! - Cầu trời phù hộ! - Môn đệ Passepoil phồng mồm trả lời, gã bao giờ cũng ít hăng hái hơn.
- A! ông anh họ của tôi, - Chaverny nói với hoàng thân khi bọn chúng đã đi khỏi, - anh bắt đầu sử dụng những công cụ như thế từ khi nào vậy?.Gonzague đưa mắt nhìn quanh anh ta một cách mơ mộng và không trả lời gì.
Trong số tất cả đám triều thần nhỏ bé này, người duy nhất còn giữ được phần nào độc lập là chàng hầu tước trẻ tuổi Chaverny, anh ta quá điên rồ để có thể lợi dụng, quá vô tâm để có thể bán mình.
Đoạn tiếp theo của câu chuyện sẽ cho thấy Gonzague muốn gì ở họ, bởi vì mới thoạt nhìn, ở đỉnh cao của sự giàu có, quyền lực và được ân sủng như thế, ông ta dường như chẳng cần đến ai.
Hoàng thân như bừng tỉnh.
- Các vị, - ông ta nói, - xin hãy vui lòng theo vào buồng tôi. Căn buồng đó phải được để trống.
- Các vị có biết tại sao tôi mời các vị đến không? - ông ta lại nói.
- Tôi đã nghe nói đến một đại hội gia đình.
- Navailles trả lời.
- Còn hơn thế nữa, các ngài, một hội nghị trọng thể, một tòa án gia đình mà hoàng thân Nhiếp chính sẽ có đại diện là ba vị quyền cao chức trọng nhất của Nhà nước: ngài chủ tọa de Lamoignon, nguyên soái de Villeroy và ngài phó chủ tọa d’Argenson. Tôi đã đặc biệt mời các ngài, Navailles, Gironne, Chaverny, Nocé, Montaubert, Choisy, Lavallade, với tư cách là họ hàng của Nevers. Ngài, Oriole, đại diện cho người anh họ de Châtillon của chúng tôi. Các ngài, Raranne và Albret, những người được ủy quyền của hai dòng họ Châtellux...
- Nếu như không phải việc thừa kế của dòng họ Bourbon, - Chaverny ngắt lời, - thì đây sẽ là việc thừa kế gia tài của Nevers được đưa ra cứu xét? - Mọi người sẽ quyết định, - Gonzague trả lời, - về gia tài của Nevers cùng nhiều vấn đề khác nữa.
- Thế ngài, ông anh họ của tôi, ngài cần quái gì đến của cải của Nevers, một khi ngài kiếm đến triệu bạc một giờ.
Gonzague nghĩ ngợi một lát trước khi trả lời.
- Tôi có một mình sao? - Lát sau ông ta hỏi bằng một giọng sâu lắng. - Tôi không phải lo cho gia tài của các vị sao? Trong phòng hội nghị mọi người xôn xao tỏ ý biết ơn. Tất cả các bộ mặt đều ít nhiều dịu lại.
- Ngài biết đấy, hoàng thân, - Navailles nói, - ngài có thể trông cậy vào tôi! - Và vào tôi! - Gironne thốt lên.
- Và vào tôi! Vào tôi! - Mẹ kiếp! ông anh họ, - Chaverny nói giữa những tiếng huyên náo, - những người bạn hăng hái mà chúng ta có ở đây, tôi muốn cuộc rằng....Một tiếng kêu bất ngờ và thán phục cắt ngang lời anh ta. Bản thân anh ta cũng há hốc mồm ngắm nhìn một thiếu nữ đẹp mê hồn vừa dại dột xuất hiện trên ngưỡng cửa phòng ngủ của Gonzague. Rõ ràng cô ta không hề nghĩ rằng sẽ gặp nhiều người đến thế ở đây.
Khi cô ta bước qua ngưỡng cửa, trên khuôn mặt trẻ măng tươi rói đầy vẻ tinh nghịch của cô nở một nụ cười hớn hở. Trông thấy những người ở bên Gonzague, cô ta dừng lại, hạ ngay tấm khăn đăng ten che mặt được thêu dày xuống và đứng bất động như một pho tượng đẹp. Chaverny nhìn cô như hút hồn. Những người khác chẳng ai là giấu được ánh mắt tò mò. Gonzague thoạt có một cử chỉ, nhưng rồi nhanh chóng dừng lại và đi thẳng tới chỗ người mới đến. ông ta nắm tay cô và đưa lên môi với vẻ trọng thị nhiều hơn là lịch sự. Thiếu nữ đứng im.
- Một người đẹp ở ẩn! - Chaverny thì thầm.
- Cô gái Tây Ban Nha! - Navailles thêm.
- Người mà vì nàng, hoàng thân đóng kín ngôi nhà nhỏ của ông ta ở phía sau Saint-Magloire! - Thưa các vị, - hoàng thân nói, - ngay hôm nay các vị cần phải gặp cô gái trẻ trung và quý giá này, vì cô bé đối với tôi rất đỗi thân thiết với nhiều danh nghĩa. Nhưng xin tuyên bố, tôi không định việc này diễn ra sớm thế này. Tôi xin chưa giới thiệu cô gái với các vị vội. Vẫn còn chưa đến lúc. Xin hãy đợi tôi ở đây. Lát nữa chúng tôi sẽ cần đến các vị.
* * *
Chia tay Cocardasse và Passepoil sau khi đã để họ ở lại thoải mái trong văn phòng trước một bữa ăn thịnh soạn, ngài Peyrolles ra khỏi tòa dinh thự theo lối cửa thông ra vườn, và đi tới một chái nhà mới tinh cách đấy không xa.
- Saldagne đâu? - Peyrolles hỏi.
Mọi người đã không thấy ngài nam tước de Saldagne từ hôm trước.
- Thế còn Faenza? Cũng một câu trả lời như đối với Saldagne.
Bộ mặt gầy gò của viên quản gia hiện rõ vẻ lo sợ.
- Thế nghĩa là gì nhỉ? - ông ta nghĩ.
Không tra hỏi gì thêm những người hầu, ông ta hỏi họ có thấy tiểu thư đâu không? Các gia nhân chạy đi chạy lại. Rồi mọi người nghe thấy.tiếng người hầu phòng chính. Tiểu thư đang đợi ngài Peyrolles trong phòng khách của nàng.
- Tôi không ngủ được, - nàng hét lên khi trông thấy ông ta, - tôi đã không chợp mắt suốt đêm! Tôi không muốn ở lại cái nhà này nữa! Con hẻm ở phía bên kia tường là một nơi nguy hiểm.
Đó là thiếu nữ đẹp mê hồn mà chúng ta vừa thấy bước vào phòng Gonzague.
- Dona Cruz, sáng nay hoàng thân muốn được gặp tiểu thư ở dinh thự của ngài.
- Tuyệt diệu! - Thiếu nữ thốt lên. - Tôi, được ra khỏi nhà tù của mình! Tôi, được băng qua phố! Tôi! Tôi! Ngài có chắc là không mê ngủ đấy chứ, ngài Peyrolles? Nàng nhìn thẳng vào mặt ông ta rồi phá lên cười, đồng thời kiễng một bên chân xoay hai vòng liền. Gã quản gia không chau mày nói thêm: - Để đến dinh thự của ngài, hoàng thân muốn tiểu thư trang điểm.
- Tôi, - thiếu nữ lại thốt lên, - trang điểm! Santa Virgen! Tôi không tin những điều ngài nói một tí nào.
- Tuy nhiên tôi nói rất nghiêm túc, dona Cruz. Một giờ nữa, cô cần phải xong xuôi đâu vào đấy.
- Tôi không muốn, - nàng nói, - hai người đàn ông này ở lại ban đêm trong nhà tôi. Họ làm tôi sợ.
Nàng muốn nói đến Faenza và Saldagne.
- Đấy là ý của đức ông. - Gã quản gia đáp.
- Tôi là nô lệ sao? - Cô gái hăng lên hét to, mặt đã đỏ lên vì giận dữ. - Giá như tôi có là tù nhân, ít ra tôi cũng có thể chọn cai ngục của mình! Hãy nói với tôi rằng tôi sẽ không phải gặp lại hai người này, bằng không tôi sẽ không sang bên dinh đâu.
Cô Langlois, thị nữ chính của dona Cruz lại gần ngài Peyrolles và nói vài lời gì đó vào tai ông ta.
Sắc mặt gã quản gia, bình thường vẫn tai tái, lúc này trắng nhợt ra.
- Cô nhìn thấy thế à? - ông ta nói bằng một giọng run run.
- Tôi đã nhìn thấy thế. - Người thị nữ đáp.
- Bao giờ vậy? - Mới lúc nãy thôi. Người ta vừa mới tìm thấy cả hai.
- ở đâu? - Bên ngoài cổng mở ra con hẻm.
- Tôi không thích người ta thì thầm trước mặt tôi! - Dona Cruz kiêu hãnh nói.
- Xin lỗi, thưa tiểu thư, - gã quản gia nhún nhường, - tôi chỉ muốn báo cho tiểu thư biết rằng, những người mà tiểu thư không ưa, tiểu thư sẽ không còn gặp lại họ nữa.
- Vậy thì, hãy sửa soạn trang phục cho tôi! - Thiếu nữ ra lệnh.
- Tối qua cả hai ông ấy còn ăn tối ở dưới nhà, - cô Langlois lại kể tiếp khi tiễn ngài Pey-rolles xuống thang gác. - Đến phiên Saldagne gác, ông ấy muốn tiễn chân ngài Faenza. Chúng tôi nghe thấy có tiếng gươm lách cách trong hẻm.
- Dona Cruz đã nói với tôi về điều đó. -Peyrolles ngắt lời.
- Tiếng động kéo dài không lâu, - người thị nữ lại tiếp. - Vừa rồi, một người hầu đi ra hẻm đã vấp phải hai cái xác.
- Langlois! Langlois! - Đúng lúc ấy người đẹp ở ẩn cất tiếng gọi.
- Đấy, - người hầu gái nói thêm trong lúc vội vã leo lên các bậc thang, - họ ở kia, phía cuối vườn.
Trong phòng khách, ba người hầu gái đã bắt đầu công việc nhẹ nhàng và thú vị là trang điểm cho thiếu nữ. Chẳng mấy chốc dona Cruz đã hoàn toàn mãn nguyện khi thấy mình xinh đẹp đến thế. Chiếc gương tươi cười với nàng.
- Cuối cùng, - nàng tự nhủ, - chàng hoàng tử đẹp trai của ta cũng đã giữ lời hứa. Ta sẽ ngắm nhìn và được ngắm nhìn! Paris mà người ta tha hồ khoe khoang với ta, sẽ là một cái gì khác chứ không phải chỉ là một chái nhà biệt lập trong một khu vườn lạnh lẽo có tường bao quanh! Và vui sướng tràn trề, nàng thoát khỏi tay các thị nữ để lượn tròn xung quanh căn nhà như một đứa trẻ điên rồ.
Còn ngài Peyrolles thì liền đi ngay đến đầu vườn kia. Cuối một lùm cây âm u trên một đống lá khô trải ra hai chiếc áo choàng. Bên dưới áo choàng người ta có thể đoán ra hình hai cái thây người. Peyrolles rùng mình nhấc chiếc áo đầu tiên lên, rồi đến chiếc kia. Dưới chiếc áo đầu tiên là Faenza, dưới chiếc áo thứ hai là Saldagne. Cả hai đều có một vết thương giống nhau ở trán, giữa hai mắt. Hai hàm răng Peyrolles va vào nhau lập cập. ông ta để rơi những chiếc áo choàng.
Nửa giờ sau khi nàng đã trang điểm xong, chúng ta gặp lại dona Cruz trong phòng của Gonzague. Dù là người bạo dạn nàng vẫn thấy xúc động, và vẫn còn nguyên vẻ bối rối trước lối vào đẹp mà nàng vừa bước qua để vào đại sảnh dinh Nevers.
- Tại sao Peyrolles không đưa tiểu thư vào? - Gonzague hỏi nàng.
- Cái ông Peyrolles của ngài, - thiếu nữ nói, - đã đánh mất miệng và tinh thần trong lúc tôi trang điểm. ông ta chỉ rời tôi có một lát để đi dạo trong vườn. Khi ông ấy trở lại, thì cứ như một người bị sét đánh. Nhưng mà, - nàng ngắt lời bằng một giọng mơn trớn, - không phải ngài gọi tôi đến để nói về cái ông Peyrolles của ngài chứ, thưa đức ông? - Không, - Gonzague cười trả lời, - không phải để nói về ông Peyrolles của ta.
- Vậy thì ngài nói ngay đi! - dona Cruz thốt lên, - ngài thấy rõ là tôi đang bồn chồn đây! Ngài nói ngay đi! Gonzague chăm chú nhìn nàng.
ông ta nghĩ: "Ta đã tìm kiếm rất lâu. Nhưng liệu ta có thể tìm được người tốt hơn không? Cô ta thật giống nàng, thật thế! Ta không ảo tưởng đâu".
- Nào, - dona Cruz nhắc lại, - ngài hãy nói đi! - Cô ngồi xuống, cô bé thân yêu. - Gonzague nói.
- Tôi sẽ phải quay lại nhà tù của mình chứ? - Không lâu đâu.
- Ngài biết đấy, thưa đức ông, - nàng nói, -rằ ng ngài đã hứa với tôi rất nhiều điều.
- Ta sẽ làm nhiều hơn những gì đã hứa. -Gonzague đáp.
- Đây vẫn lại là một lời hứa và tôi bắt đầu không tin vào những lời hứa nữa. Ngài nhớ chứ? - nàng đột nhiên nói, - đấy là một buổi tối, hôm ấy tôi nhảy múa muộn hơn lệ thường. ở góc ngoặt cái phố tối tăm dẫn đến phố Quy Thiên, tôi bỗng thấy ngài ở gần tôi. Tôi đã sợ và hy vọng. Ngài bảo tôi trong lúc đứng trước mặt chặn đường tôi: "Cô tên là gì, cô bé? - Santa Cruz", tôi trả lời. Mọi người gọi tôi là Flor khi tôi ở cùng những người anh em của tôi, những người bôhêmiêng xứ Grenade. Nhưng ông linh mục đã.đặt tên cho tôi là Marie de la Sainte-Croix. "A! Ra cô là một con chiên?" Có thể ngài chẳng còn nhớ những chuyện ấy nữa, thưa đức ông? - Có chứ, - Gonzague lơ đãng nói, - ta không quên gì cả.
- Còn tôi, - dona Cruz lại nói bằng một giọng run run, - tôi sẽ nhớ giờ khắc đó suốt cuộc đời mình. Tôi đã yêu ngài mất rồi. Làm sao lại như vậy ư? Tôi không biết. Ngài còn nói thêm: "Cô quá đẹp, cô bé, để nhảy múa ở nơi công cộng, với chiếc trống lục lạc và đeo một cái thắt lưng với những đồng xêkin giả." Tôi đã quyết định đi theo ngài. Tôi đã đi một chuyến đường dài từ Mađrit đến Paris, một chuyến đi vô tận, trong một chiếc xe có rèm dày và lúc nào cũng buông kín! Tôi đã khóc mà đi như thế. Lúc ấy tôi đã biết rõ mình là một kẻ lưu đày. Và đã biết bao lần, bao lần, hỡi Đức Mẹ Đồng Trinh, trong những giờ câm lặng ấy, tôi lấy làm tiếc cho những buổi tối tự do của mình, những điệu nhảy điên cuồng và tiếng cười bị đánh mất của mình.
Gonzague không nghe nàng nói: ông ta còn mải nghĩ đâu đâu.
- Ngài nghe đây, - nàng thốt lên, - tôi không phải là nô lệ của ngài. Tôi thích đám đông. Sự cô độc làm tôi sợ. Tôi thích tiếng ồn. Sự im lặng làm tôi giá lạnh. Sự vui nhộn cuốn hút tôi, tiếng cười khiến cho tôi say sưa, tôi hân hoan với các bài hát. ánh vàng của rượu vang Rota làm lóe lên những tia kim cương trong mắt tôi, và khi tôi cười, tôi biết rõ là tôi đẹp.
- Cô bé điên rồ đáng yêu! - Gonzague thì thầm với vẻ trìu mến của người cha.
- Ngài không còn giống như hồi ở Mađrit, - nàng nói. Rồi trở nên giận dữ: - Ngài nói đúng, tôi điên rồ, nhưng tôi muốn trở nên khôn ngoan.
Tôi sẽ đi khỏi đây.
- Dona Cruz! - Hoàng thân nói.
Nàng khóc. ông ta rút chiếc khăn mùi soa thêu nhẹ nhàng lau nước mắt cho nàng, những giọt nước mắt thanh tao chưa kịp khô.
- Thiên đường này là một nhà tù! Ngài đã lừa tôi, thưa hoàng thân. Một phòng khách diễm lệ đã chờ tôi ở đây, trong một chái nhà dường như được tách ra từ một cung điện thần tiên.
Nào là đá cẩm thạch, nào là những bức tranh tinh tế, nào là những màn nhung thêu chỉ vàng.
Cả vàng nữa giát trên trần nhà và những bức tượng. Nào là những chùm đèn pha lê trên mái vòm... nhưng xung quanh, - nàng tiếp tục, - lại là những bóng cây âm u và ướt át, những thảm cỏ thẫm đen trên đó buông rơi từng chiếc lá khô.tội nghiệp như nhỏ ra từ sự lạnh lẽo làm cho tôi băng giá, những thị nữ câm lặng, những người hầu dè dặt, những vệ sĩ dữ tợn và quản gia thì là cái người mặt mày tái nhởn ấy, cái nhà ông Peyrolles ấy! - Cô có điều gì phải than phiền về ngài Pey-rolles à? - Gonzague hỏi.
- Không, ông ta là nô lệ của những mong muốn nhỏ nhặt nhất của tôi. ông ta nói với tôi một cách dịu dàng, thậm chí kính cẩn nữa, và mỗi lần ông ta đến gặp tôi, ông ta cúi chào thấp đến nỗi lông mũ quét đất! - Thế thì tốt chứ sao! - Ngài quá đùa, thưa ngài! Ngài không biết sao, ông ta chốt cửa phòng tôi và sắm vai kẻ canh giữ bên tôi? - Cô phóng đại mọi chuyện, dona Cruz! - Hoàng thân, con chim bị giam giữ đâu có thiết gì đến chiếc lồng son của nó. Tôi chán ở chỗ ngài. ở đây tôi là tù nhân, tôi không còn nhẫn nại hơn được nữa. Tôi yêu cầu ngài trả lại tự do cho tôi! Gonzague mỉm cười.
- Tại sao ngài giấu tôi trước mọi con mắt! -Nà ng lại tiếp. - Ngài nói đi, tôi muốn biết.
Nàng ngẩng cao đầu, xinh xắn và thỉnh cầu.
Gonzague vẫn mỉm cười, nắm tay nàng và đưa lên môi hôn.
- Tôi đã tưởng, khi thấy ngài cho tôi làm chủ tất cả những thứ này, khi thấy ngài cho tôi được học tất cả những gì làm nên vẻ quyến rũ của các quý bà người Pháp, mà việc gì tôi phải giấu chứ, tôi những tưởng mình đã được yêu. Và tôi đã cố gắng học hỏi để trở nên xứng đáng hơn và tốt đẹp hơn. Tôi đã học hỏi với sự quả quyết và lòng hăng hái. Không có gì lung lạc được tôi. Tôi như cảm thấy không một chướng ngại nào đủ sức ngăn cản được ý chí của tôi. Ngài cười ư! - Nàng thốt lên với một cử chỉ tức giận tội nghiệp. - Santa Virgen, ngài chớ có cười thế, hoàng thân, nếu không ngài khiến tôi phát điên lên mất! Nàng tới trước mặt ông, và bằng một giọng không cho phép thoái thác: - Nếu ngài không yêu tôi, ngài muốn gì ở tôi? - Ta muốn làm cho cô sung sướng, dona Cruz. - Gonzague trả lời dịu dàng. - Ta muốn làm cho cô sung sướng và có sức mạnh.
- Trước hết hãy cho tôi được tự do! - Cô gái xinh đẹp bị giam cầm thốt lên đầy vẻ phản kháng.
Gonzague tìm cách trấn an cô..- Hãy cho tôi được tự do! - cô nhắc lại, - tự do, tự do! Tôi chỉ cần có thế, tôi chỉ muốn có thế.
Rồi nàng tiếp tục tuôn ra những mong ước rối loạn: - Tôi muốn được đi chơi. Tôi muốn có mặt ở khắp nơi. Những quần áo này phỏng có ích gì cho tôi giữa bốn bức tường? Ngài hãy nhìn tôi đi! Ngài nghĩ rằng tôi đã tan trong nước mắt? -Nà ng phá lên cười sằng sặc. - Hoàng thân, ngài nhìn đi, tôi đã được an ủi. Tôi sẽ không bao giờ khóc nữa, tôi sẽ luôn tươi cười, miễn là mọi người chỉ cho tôi nhà hát opera mà tôi chỉ biết tên, các lễ hội, các cuộc khiêu vũ...
- Tối nay, dona Cruz, - Gonzague lạnh lùng ngắt lời nàng, - cô sẽ mặc bộ đồ sang trọng nhất.
Nàng ngước mắt nhìn ông ta thách thức và tò mò.
- Và ta sẽ đưa nàng, - Gonzague tiếp tục, -tới vũ hội của quan Nhiếp chính.
Dona Cruz đứng ngây ra. Gương mặt nàng, linh hoạt và khả ái, biến sắc hai ba lần.
- Thật thế chứ, thưa ngài! - Cuối cùng nàng hỏi, vì nàng vẫn còn ngờ vực.
- Thật thế đấy! - Gonzague đáp.
- Ngài sẽ làm thế sao, thưa ngài! - Nàng thốt lên. - ôi! Tôi sẽ tha thứ cho ngài tất cả, hoàng thân! Ngài thật tốt, ngài là bạn tôi.
Nàng ôm lấy cổ ông ta. Rồi rời ông ra, nàng bắt đầu nhảy nhót như điên. Vừa nhảy nàng vừa nói: - Vũ hội của quan Nhiếp chính! Chúng ta sẽ tới vũ hội của quan Nhiếp chính! Bất chấp những buổi học dày đặc, khu vườn lạnh lẽo và vắng lặng, những ô cửa sổ kín mít, tôi đã nghe người ta nói đến vũ hội của quan Nhiếp chính, tôi biết rằng ở đó sẽ có những điều tuyệt diệu.
Và tôi, tôi sẽ được đến đấy! ôi! Cám ơn, cám ơn! Hoàng thân, giá mà ngài biết ngài tốt đến nhường nào! Vũ hội sẽ diễn ra ở Hoàng Cung, phải vậy không? Tôi thèm được xem Hoàng Cung muốn chết! Chỉ một bước nhảy, nàng đến bên Gonzague và quỳ lên một cái gối dưới chân ông. Bắt chéo đôi bàn tay đẹp để trên đầu gối ông ta, nhìn chăm chú và hoàn toàn nghiêm túc, nàng hỏi: - Tôi sẽ mặc gì đây? Gonzague lắc đầu nghiêm nghị.
- Tại các vũ hội ở triều đình Pháp quốc, dona Cruz, - ông ta trả lời, - có một thứ còn làm tôn một gương mặt đẹp hơn là bộ trang phục được săn đón nhất..- Đó là nụ cười? - Nàng nói như một đứa trẻ được người ta ra một câu đố ngây thơ.
- Không. - Gonzague đáp.
- Vẻ duyên dáng? - Không, cô có cả nụ cười và vẻ duyên dáng, dona Cruz. Điều mà ta muốn nói với cô...
- Tôi không có nó. Thứ gì vậy? Ngài sẽ trao nó cho tôi chứ? - Ta sẽ trao nó cho cô, dona Cruz.
- Nhưng tôi không có thứ gì nhỉ? - Cô thiếu nữ đỏm dáng hỏi và đồng thời, nhìn vào gương vẻ đắc thắng.
- Một cái tên.
Thế là dona Cruz đang vui mừng tột độ bỗng rơi hẫng xuống. Một cái tên. Cô không có tên! - Nếu như cô không có tên, cô bé yêu quý, - ông ta nói, - thì tất cả tấm lòng yêu thương trìu mến của ta cũng chẳng có tác dụng gì. Nhưng tên cô chẳng qua chỉ bị thất lạc. Chính ta đã tìm lại được nó. Cô có một cái tên nổi tiếng trong những cái tên nổi tiếng nhất nước Pháp. Cô có một gia đình thế lực và là thông gia với các đời vua Pháp. Cha cô đã từng là công tước.
- Cha tôi! - dona Cruz lặp lại, - có đúng thế không? Vậy là người chết rồi? Thế còn mẹ tôi? Tội nghiệp cô bé, giọng cô run lên.
- Mẹ cô, - Gonzague tiếp, - là một vương phi.
- Bà còn sống! - dona Cruz thốt lên, tim đập thình thịch. Ngài đã nói: "Bà là một vương phi!".
Bà còn sống! Mẹ tôi! Xin ngài hãy nói cho tôi biết về mẹ tôi! - Không phải bây giờ! - ông ta thì thầm.
Nhưng dona Cruz không phải là người chịu để yên cho những sự bí ẩn như thế này. Nàng nắm lấy hai bàn tay Gonzague.
- Ngài sẽ nói với tôi về mẹ tôi, - nàng nói, - và ngay lập tức! Trời ơi! tôi sẽ yêu bà xiết bao.
Bà tốt lắm, phải không? Và rất đẹp nữa? Một giọng trong tôi từng nói với tôi rằng tôi là con của một vương phi.
Phải khó khăn lắm Gonzague mới giữ được vẻ nghiêm túc. "Bọn họ đều thế cả", ông ta nghĩ.
- Phải, - dona Cruz tiếp tục, - khi tôi ngủ, buổi tối, tôi luôn thấy bà, mẹ tôi, bao giờ cũng cúi xuống đầu giường tôi, với mái tóc đen dày đẹp, với một chuỗi vòng ngọc, cặp lông mày kiêu hãnh, đôi hoa tai kim cương, và ánh mắt mới dịu hiền làm sao! Mẹ tôi tên là gì? - Lúc này cô chưa thể biết được, dona Cruz.
- Tại sao vậy? - Một mối nguy hiểm lớn...
- Tôi hiểu! Tôi hiểu! - Nàng cắt ngang. -Tôi đã xem các vở hài kịch ở sân khấu Mađrit,.cũng vậy mà. Không bao giờ người ta nói ngay cho các cô bé tên của mẹ chúng.
- Không bao giờ. - Gonzague tán đồng.
- Một mối nguy hiểm lớn, - dona Cruz lặp lại, - nhưng tuy nhiên tôi là người kín đáo. Nào ngài! Tôi sẽ giữ bí mật cho tới chết! - Ta không nghi ngờ điều đó, - Gonzague đáp, - nhưng cô sẽ không phải đợi lâu đâu, cô bé yêu quý. Trong vài giờ nữa, bí mật về mẹ cô sẽ được hé lộ với cô. Còn lúc này, - Gonzague tiếp, - cô chỉ cần biết một điều: tên cô không phải là Marie de Santa Cruz.
- Tên thật của tôi là Flor? - Cũng không phải.
- Vậy tên tôi là gì? - Khi còn ở trong nôi cô đã được nhận tên của mẹ mình, một người Tây Ban Nha. Cô tên là Aurore.
Dona Cruz rùng mình nhắc lại: - Aurore.
Rồi nàng vỗ hai tay vào nhau và nói thêm: - Thật là một sự trùng hợp lạ lùng! Gonzague nhìn cô chăm chú. ông ta đợi cho cô nói.
- Tại sao cô lại ngạc nhiên như thế? - ông ta hỏi.
- Bởi vì cái tên này rất hiếm gặp, - thiếu nữ đáp vẻ mơ mộng, - và làm tôi nhớ tới...
- Và làm cô nhớ tới? - Gonzague hỏi vẻ lo ngại.
- Tội nghiệp Aurore bé nhỏ! - dona Cruz thì thầm, nước mắt lưng tròng, - cô ấy mới tốt làm sao, và xinh nữa! Tôi đã yêu cô ấy nhường nào! Rõ ràng Gonzague phải rất cố gắng để giấu nỗi tò mò không yên. May mà dona Cruz vẫn đang đắm mình trong những kỷ niệm của nàng.
- Cô có quen biết, - hoàng thân nói, cố làm ra vẻ bàng quan lạnh lùng, - một thiếu nữ tên là Aurore? - Vâng.
- Cô ấy bao nhiêu tuổi? - Bằng tuổi tôi; chúng tôi đều là những đứa trẻ và chúng tôi yêu nhau tha thiết, mặc dù cô ấy hạnh phúc còn tôi thì nghèo khổ.
- Các cô biết nhau đã lâu chưa? - Hàng năm rồi.
Nàng nhìn thẳng vào mặt Gonzague và nói thêm: - Nhưng, vậy là ngài quan tâm đến chuyện này sao, thưa hoàng thân? Gonzague thuộc loại người không bao giờ mất cảnh giác. ông ta nắm lấy tay dona Cruz và trả lời vẻ tử tế:.- Ta quan tâm đến tất cả những gì cô yêu quý, cô bé ạ. Hãy kể với ta về cô gái Aurore này, người đã từng là bạn cô trước đây.
* * *
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà Gon-zague đã nhận người thiếu nữ này về. ở dona Cruz hội tụ tất cả các tiêu chuẩn mà ông ta mong ước, kể cả một vẻ giống nhau nào đó, tất nhiên là còn khá mơ hồ, nhưng cũng đủ để những người vô tình có thể nói ra cái từ rất đỗi quý giá: có nét của gia đình. Điều đó rồi sẽ dẫn đến sự phỉnh phờ về sự giống nhau ghê gớm. Còn vào lúc này, mặc dù dona Cruz vừa đón nhận điều tiết lộ lạ lùng, song không phải cô là người xúc động nhất.
Gonzague phải vận đến tất cả sự khôn khéo của mình để che giấu nỗi bối rối. Nhưng dẫu sao cô gái vẫn nhận ra vẻ bối rối ở ông ta và lấy làm ngạc nhiên. ông ta đứng dậy, lấy cớ một tiếng động lớn phát ra từ dưới vườn, nhưng thực ra là để trấn tĩnh lại và chấn chỉnh vẻ mặt.
Căn phòng mà họ đang nói chuyện nằm ở góc thụt vào, được tạo bởi cánh phải mặt tiền tòa dinh thự trông ra vườn và phần chính ngôi nhà. Đối diện với những cửa sổ căn phòng là các cửa sổ buồng của vương phi de Gonzague. Bên đó, những tấm rèm cửa dày buông kín các ô kính của tất cả các cánh cửa sổ đóng lại. Dona Cruz nhận thấy cử chỉ của Gonzague, cũng đứng dậy và định đến bên cửa sổ. ở cô chỉ có nỗi tò mò trẻ con.
- Đứng lại, - Gonzague bảo cô. - Chưa đến lúc để mọi người nhìn thấy cô.
Dưới cửa sổ và trên khắp khu vườn vắng lặng, một đám người xúm xít đang nhốn nháo. Hoàng thân không buồn để mắt nhìn cảnh tượng đó, ánh mắt ông ta, đắn đo và u tối, nhìn dán vào các ô cửa sổ buồng vợ mình.
- Liệu bà ấy có đến không? - ông ta tự hỏi.
Dona Cruz trở lại chỗ của mình vẻ hờn dỗi.
- Thây kệ! - Gonzague tự nhủ. - Trận đánh sẽ bớt ác liệt hơn.
Rồi ông ta lấy lại sự quả quyết: - Bằng mọi giá, ta cần phải biết...
Đúng lúc ông ta vừa định trở lại bên người thiếu nữ, ông tưởng như nhận ra trong đám đông cái nhân vật thấp bé lạ lùng mà lúc sáng ông đã thấy lượn lờ giữa các thương nhân, nhưng không để ý đến. Lần này, ông chăm chú quan sát anh ta. Anh ta có ánh mắt tinh anh và chiếc mũi khoằm. Trán anh ta lộ rõ dưới bộ tóc giả bù xù lố bịch, và nụ cười chế nhạo thoáng qua trên môi cho thấy đó là một người ranh ma quỷ quyệt.
Một người gù thực thụ! Còn về cái bướu thì nó thật là đầy đặn, mọc ngay giữa lưng và dựng lên sát tới gáy. Phía trước, cằm anh ta chạm tới ngực..Đôi chân khoèo một cách kỳ cục, nhưng không hề có vẻ teo gầy điển hình nhất thiết phải đi cùng chiếc bướu. Tạo vật lạ lùng đó mặc một bộ quần áo đen tuyền rất mực chỉnh tề, tay áo và khăn ngực bằng muxơlin gấp nếp trắng toát.
Chàng gù tay cầm một cuốn sách kinh và cả anh ta nữa cũng nhìn lên các cửa sổ buồng phu nhân de Gonzague. Nếu như Gonzague đứng lại bên cửa sổ thêm một phút nữa, thì đây sẽ là điều ông ta thấy: một người phụ nữ chạy xuống bậc thềm cánh trái - đó là một người hầu gái của vương phi. Chị ta lại gần chàng gù, anh ta nói nhanh với chị vài lời và trao cho chị ta cuốn sổ hẹn giờ. Rồi người hầu gái trở lại phòng vương phi và chàng gù biến mất.
- Tiếng ồn này là do những người mới đến thuê cãi lộn nhau. - Gonzague nói và trở lại chỗ của mình bên dona Cruz. - Chúng ta đang nói đến đâu rồi, cô bé? - Đến cái tên mà từ nay tôi phải mang.
- Cái tên của cô, Aurore. Nhưng một điều gì đó đã xen ngang. Việc gì vậy nhỉ? - Ngài đã quên rồi sao? - Dona Cruz nói với một nụ cười ranh mãnh.
Gonzague làm bộ cố nhớ ra.
- A! - ông ta thốt lên, - đây rồi. Một cô gái mà cô yêu và mang cái tên Aurore.
- Một cô gái xinh đẹp, mồ côi như tôi.
- Thật vậy sao! Và ở Mađrit? - ở Mađrit.
- Cô ta là người Tây Ban Nha? - Không, cô ta người Pháp.
- Người Pháp? - Gonzague lặp lại, tỏ ra thản nhiên một cách đáng phục. - Thế ai chăm sóc cô ta? - ông ta hỏi vẻ thờ ơ.
- Một bà già.
- Rõ rồi. Nhưng ai trả tiền bà vú? - Một quý ông.
- Cũng người Pháp? - Vâng, người Pháp.
- Trẻ hay già? - Trẻ và rất đẹp.
Cô nhìn thẳng vào mặt ông. Gonzague vờ cố nén một cái ngáp thứ hai.
- Nhưng tại sao ngài lại nói với tôi những chuyện làm ngài chán ngán ấy, hoàng thân? -Dona Cruz thốt lên cười. - Ngài đâu có quen biết quý ông đó. Tôi không thể tin ngài lại tò mò đến thế.
- Ta không tò mò, cô bé ạ, - ông ta đổi giọng trả lời. - Cô còn chưa biết ta đó thôi. Chắc chắn ta không quan tâm một cách cá nhân đến cả cô gái lẫn quý ông đó, mặc dù ta biết rất.nhiều người ở Mađrit. Nhưng khi ta hỏi, ấy là vì có lý do của nó. Cô có muốn nói cho ta biết tên quý ông đó không? Lần này, cặp mắt đẹp của dona Cruz biểu hiện một sự thách thức thực sự.
- Tôi quên mất rồi. - Cô trả lời ráo hoảnh.
- Ta tin rằng nếu như cô muốn... - Gonzague mỉm cười nài nỉ.
- Tôi nhắc lại là tôi quên mất rồi.
- Nào, bằng cách cố nhớ lại... Chúng ta cùng tìm.
- Nhưng tên quý ông đó thì liên quan gì đến ngài? - Chúng ta hãy tìm, cô nghe chưa? Rồi cô sẽ thấy điều ta muốn làm. Có phải là...? - Thưa hoàng thân, - cô gái ngắt lời ông ta, - có thử cũng vô ích thôi, tôi không nhớ ra.
- Thôi không nói về chuyện đó nữa, - Gon-zague nói. - Điều này thật đáng tiếc, thế đấy, và ta sẽ cho cô hay tại sao lại đáng tiếc. Một quý ông Pháp ở Tây Ban Nha chỉ có thể là một kẻ lưu đày. Cô chẳng có ai cùng tuổi làm bầu bạn ở đây cả, cô bé ạ, và tình bạn thì không bỗng dưng mà có được. Ta tự bảo: ta có sự tín nhiệm, ta sẽ xin xá tội cho quý ông và ông ta sẽ đưa cô gái về, thế là cô bé dona Cruz yêu quý của ta sẽ không còn cô đơn nữa.
Những lời lẽ đó của ông ta có một vẻ giản dị tự nhiên đến nỗi cô gái tội nghiệp cảm động tận đáy lòng.
- A! - cô nói, - ngài thật tốt.
- Ta không để bụng đâu, - Gonzague mỉm cười nói. - Vẫn còn đủ thời gian.
- Điều ngài đặt ra với tôi ấy, - dona Cruz nói, - tôi không dám đề nghị ngài, nhưng tôi thèm muốn chết! Nhưng ngài không cần phải viết thư sang Tây Ban Nha, tôi đã nhìn thấy bạn tôi.
- Lâu chưa? - Vừa mới đây.
- ở đâu vậy? - ở Paris.
- ở đây! - Gonzague nói.
Dona Cruz đã không còn nghi ngờ nữa. Gon-zague mỉm cười, nhưng mặt ông ta tái nhợt.
- Trời ô! - cô gái tiếp tục mà không cần phải bảo, - việc đó xảy ra hôm chúng tôi tới đây. Kể từ lúc chúng tôi qua cổng Saint-Honoré, tôi đã cãi nhau với ngài Peyrolles để đòi ông ta mở rèm cửa mà ông ta cứ khăng khăng đóng lại. Bằng cách đó ông ta đã ngăn không cho tôi ngắm Hoàng Cung, và tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta về chuyện đó. Khi rẽ qua một cái sân nhỏ, cách đấy không xa, cỗ xe đi sát các ngôi nhà. Tôi nghe thấy tiếng người hát trong một.gian phòng thấp. Ngài Peyrolles vẫn chặn tay lên rèm cửa, nhưng ông ta đã phải rụt tay lại, vì tôi lấy quạt đập lên đấy. Tôi đã nhận ra giọng hát và nhấc rèm lên. Cô bạn nhỏ Aurore của tôi trông vẫn thế, nhưng đẹp hơn nhiều, đang ngồi bên cửa sổ căn phòng thấp.
Gonzague lấy cuốn sổ ghi ra khỏi túi.
- Tôi kêu lên một tiếng, - dona Cruz kể tiếp.
- Chiếc xe đã lại phi nước kiệu. Tôi muốn xuống, tôi la hét ầm ĩ. A! Giá mà tôi đủ khỏe để xiết cổ cái ông Peyrolles của ngài.
- Cô nói, - Gonzague cắt ngang, - đó là một phố gần Hoàng Cung.
- Ngay gần đấy.
- Cô có nhận lại được không ? - ồ! Tôi biết phố đó tên là gì. Tôi đã nghĩ ngay đến việc hỏi ngài de Peyrolles.
- Thế nó tên là gì? - Phố Chantre. Nhưng ngài viết gì vậy, hoàng thân? - Những gì cần thiết để cô có thể gặp lại bạn mình.
- Ngài thật tốt, - cô lặp lại. - Quả là ngài tốt thật đấy! - Cô bé yêu quý, về điều này cô có thể phán xét ngay đây thôi, - ông ta đáp. - Giờ thì chúng ta phải chia tay nhau một lát. Cô sẽ đến dự một nghi lễ long trọng. Cô đừng ngần ngại tỏ ra lúng túng hoặc bối rối. Đó là lẽ tự nhiên, mọi người sẽ biết cho cô.
ông ta đứng dậy và nắm bàn tay dona Cruz.
- Nhiều nhất là nửa tiếng nữa, - ông ta nói, - cô sẽ được gặp mẹ mình.
- Ngài nói sao? - Cô hỏi.
- Cô không có gì phải giấu về thời thơ ấu khốn khó của mình, không có gì, hiểu không? Cô không có gì để nói, ngoài sự thật, hoàn toàn sự thật.
ông ta nhấc một tấm rèm, để lộ ra phòng khách ở đằng sau.
- Cô vào đây. - ông ta nói.
- Vâng, - cô gái thì thầm, - và tôi sẽ cầu Chúa cho mẹ tôi.
- Hãy cầu nguyện, dona Cruz, hãy cầu nguyện.
Đây là giờ khắc trọng đại trong cuộc đời cô.
Nàng bước vào phòng khách. Tấm rèm lại hạ xuống sau lưng người thiếu nữ, sau khi Gon-zague hôn tay nàng. Còn lại một mình, Gonzague ngồi trước bàn làm việc, hai tay ôm đầu. ông ta cần phải định thần lại: hàng loạt ý nghĩ khuấy động trong óc ông. Phố Chantre! - ông ta lẩm bẩm. - Cô ta chỉ có một mình sao? Hắn ta có.theo sát cô ta không? Như thế thì liều thật.
Nhưng liệu có đúng là cô ta?" ông ta ngồi một lát, mắt nhìn trống rỗng, rồi thốt lên: - Đó là điều cần phải cầm chắc trước tiên! ông ta rung chuông. Không ai trả lời. Trên bàn, duy chỉ có một phong bì đề gửi Gonzague.
ông ta mở lá thư. Mẩu giấy do Peyrolles viết và mang những chữ sau: "Tại hạ đã đến. Tại hạ có rất nhiều điều muốn nói với ngài. Đã xảy ra những chuyện lạ lùng ở chái nhà." Rồi, dưới dạng tái bút: "Đức Hồng y de Bisssy đang ở chỗ vương phi. Tại hạ đang theo dõi." Gonzague vò mẩu giấy.
Khi ông ta trở lại phòng mình, mắt ông ta dừng lại trên những tấm rèm phòng khách mà dona Cruz đang giam mình. "Cô ta cầu nguyện, vậy thì, lúc này, ta những muốn tin vào cái điều hão huyền mà người ta gọi là tiếng nói huyết thống.
Cô ta đã xúc động, nhưng không nhiều lắm, không đúng như một người con gái khi được nghe cũng những lời này: "Cô sẽ được gặp lại mẹ mình".
ông ta sắp xếp lại các ghi chép của mình đã được chuẩn bị trước từ lâu. Dần dần trán ông ta sầm tối, như thể có một ý nghĩ khủng khiếp nào choán lấy ông.
"Đừng có mà ảo tưởng, - ông ta nói khi dừng công việc lại để nghĩ tiếp, - sự trả thù của quan Nhiếp chính là không tránh khỏi. ông ta dễ dãi, ông ta hay quên, nhưng ông ta vẫn nhớ tới Philippe de Nevers mà ông ta yêu còn hơn một đứa em trai! Ta đã thấy những giọt nước mắt trong mắt ông ta khi ông nhìn vợ ta để tang, vợ ta đồng thời cũng là bà quả phụ de Nevers.
Nhưng không hề gì! Đã mười chín năm rồi và đã không có ai lên tiếng chống lại ta!".
ông ta áp mu bàn tay lên trán như để xua đi ý nghĩ ám ảnh này. "Dẫu sao, - ông ta kết luận, - ta sẽ lo chuyện này. Ta sẽ tìm được một tội phạm. Và một khi tên tội phạm đã bị trừng trị, thì ta xin cứ là ăn ngon ngủ yên." Trong số các giấy tờ trải ra trước mặt ông và hầu như tất cả đều được viết bằng các chữ số, có một tờ ghi: "Tìm hiểu xem bà ta có giữ giấy chứng sinh không." "Muốn thế thì bà ta cần phải đến, - Gon-zague nghĩ. - Ta sẵn sàng trả một trăm ngàn livrơ chỉ để biết bà ta có giữ giấy chứng sinh hoặc thậm chí tờ giấy ấy còn tồn tại hay không. Nếu như nó còn tồn tại, ta sẽ phải có nó! Ai mà biết được? - ông ta tiếp tục nghĩ, bị lôi cuốn bởi những hy vọng mới nảy sinh, - ai mà biết được? ở đâu chẳng có những người mẹ gặp lại con. Ai mà biết được? Có thể bà ta sẽ dang tay đón cô.bé bôhêmiêng của ta... Và xin chào người thừa kế của Nevers!".
ông ta phá lên cười. Khi ngớt cơn, ông ta lại nghĩ tiếp: "Thế rồi sau một thời gian, một nàng công chúa trẻ trung xinh đẹp có thể chết đi. Thiếu gì các cô gái chết trẻ! Đám tang chung, điếu tang do một tổng giám mục đọc. Và với ta, một món thừa kế khổng lồ mà ta, mẹ kiếp, sẽ kiếm được".
Đồng hồ Saint-Magloire điểm hai giờ chiều.
Đó là giờ đã được ấn định để mở tòa án gia đình.