Tôi xuống bếp pha sữa cho con bé Edna. Tôi lấy chiếc tả trong túi xách mà Jesus mang từ nhà Lu Ellen Stone về chuẩn bị thay cho nó.
Con bé Edna lại khóc. Tôi đặt nó nằm trong chiếc cũi ở phòng khách rồi. Tôi để đèn mở dọa nó im lặng đi được một lúc. Tôi nghiêng người hôn lên hai bên má nó, con bé cười khúc khích. Tôi bé nó trở xuống, pha một chậu nước ấm rồi tắm và thay tả cho nó.
Nó lại khóc nhưng không gay gắt lắm, chắc là nó còn khó chịu trong người. Tôi phải ở lại với nó. Tôi lấy khăn lau mình và nói chuyện vu vơ bên tai nó. Lâu lâu tôi cúi xuống hôn nó. Mình mẩy khô ráo nó không khóc nữa. Chai sữa đã để sẵn nó chộp ngay bú một hơi ngon lành, tôi với tay véo yêu vô mũi nó một cái.
Tôi quay nhìn ra cửa, Regina đã đứng đó nãy giờ nàng đưa mắt nhìn tôi.
“Anh thương con bé chứ, cưng?”, nàng hỏi.
Thà tôi được nghe nàng thốt ra cái tiếng xưng hô đó còn hơn là tôi ân ái với kẻ khác. Chẳng khác nào nàng mở cửa mới tôi bước vào.
Tôi cười với nàng, mắt nàng chớp chớp như là ánh đèn vụt tắt, như cánh cửa vừa khép lại, mà tôi chưa kịp nghĩ ra đó là ngôi nhà của mình.
“Này cưng!”, tôi gọi.
Edna vùng vẫy trong tay tôi, nó nhìn theo mẹ và xòe tay ra đòi mẹ ẵm.
“Em đang kẹt tiền”, Regina nói.
“Em cần bao nhiêu?”.
“Sáu trăm đô”.
“Được thôi”, tôi gật đầu rồi ngồi xuống.
“Là thế nào?”.
Tôi ngước nhìn nàng, chưa hiểu ra sao.
“Em muốn hỏi nghĩa là thế nào, Easy?”.
“Em muốn biết anh kiếm đâu ra sáu trăm đô phải không?”.
Nàng lắc đầu,mái tóc đong đưa hai bên rồi nằm ngay lại bên trái.
“Không đâu. Em đang cần sáu trăm đô. Em không đòi hỏi gì hơn, anh muốn hỏi vì sao em cần món tiền đó và hiện em còn được bao nhiêu phải không?”
Tôi nhìn qua khung cửa hẹp, ngoài trời đêm tối đang chuyển dần qua một màu trắng nhợt nhạt. Cả bầu trời như rộng mở. Tôi muốn ra ngoài kia xem sao.
“OK, được thôi. Em cần chi cho việc gì?”.
“Em cần may quần áo cho em, cho con bé, trả tiền xe và lo bà dì đang ốm ở Colette, phải nằm viện”.
“Bà đau sao?”.
“Bị sỏi thận, bác sĩ chẩn đoán vậy”.
“Em còn bao nhiêu?”. Tôi sợ mình phải đưa lưng ra gánh chịu hết.
“Không đâu, Easy. Em muốn biết anh lấy đâu ra sáu trăm đô”, nàng búng tay, “chỉ có vậy thôi”.
“Không phải là còn bao nhiêu trong túi đâu cưng. Tiền đó là tiền của em”. Tôi nói: “Không ăn thua gì với anh cả”.
“Anh không cần phải hỏi, Easy Rawlins. Em đang làm y tá tại bệnh viện Temple Hospital. Em phải làm từ tám giờ sáng cho tới năm giờ rưỡi chiều. Vậy là anh biết nguồn tiền của em từ đâu ra chứ gì”.
“Em cũng biết anh phục vụ cho Mofass, tuy không có giờ giấc như bên đó, nhưng ngày nào cũng làm hai buổi”, tôi nói lại.
Nàng búng tay một cái. Nếu tôi mà nói dối chắc là nàng sẽ giận sôi gan. “Không ai bỏ một chỗ làm kiếm ra tiền vậy đâu. Em cho là anh điên sao?”.
Tôi và nàng cũng từ hai bàn tay trắng mà làm nên. Regina là con dâu của một gia đình mười bốn anh em ở Arkansas. Mẹ nàng sinh đứa em út thì mất. Cha nàng lấy rượu giải sầu hóa ra nghiện nặng, để mặc con cái cho Regina lo nuôi dưỡng. Nàng lao động cật lực cho một cửa hiệu bách hóa. Tôi chỉ biết có vậy, nhưng tôi nghĩ là nàng vất vả từ thuở đó.
Có lần nàng kể, phải lo kiếm tiền nuôi bao nhiêu miệng ăn mà nàng không lấy làm tự hào vì những việc đó.
“Anh không phải là một tên tội phạm. Em phải nhớ lấy. Em cần tiền anh lo được, em cần ngay không?”, tôi nói.
Edna vùng vẫy trong tay mẹ. Nó quăng chai sữa xuống sàn, rồi cười tinh nghịch.
Regina vã vô miệng con bé. Với một người mẹ khác thì đó là một cách âu yếm còn với nàng thì đó là một hành động răn đe.
“Anh nói hết cho em biết, Easy?”.
“Anh không giấu giếm gì em, em cần tiền anh lo được. Vì anh thương hai mẹ con em, anh làm được mọi chuyện”.
“Vậy mà anh cũng không chịu nói ra”.
Tôi đứng ngay dậy, Regina có vẻ ngờ ngợ.
“Anh không biết quê em Arkansas ra sao? Không cần biết em phải toan tính thế nào? Nghe em nói bà dì cần tiền anh không hề thắc mắc. Em yêu anh thì hãy coi anh là một người bình thường. Không bao giờ có chuyện anh xô xát với em, có phải vậy không?”.
Regina chỉ biết ngồi nhìn.
“Có phải vậy không?”.
“Không. Anh không đụng chạm đến em. Không phải vậy đâu”.
“Nghĩa là sao?”.
“Anh không đánh đập em. Mà có chăng đi nữa cũng chẳng sao, vì lúc đó em đã nhắm bắn vô người anh rồi bỏ chạy ra ngoài kia. Anh không có ý định hành hung hai mẹ con em”.
Nàng cảm thấy bị trêu tức, đau đớn hơn cả nỗi đau nàng phải chịu.
“Anh không đánh đập em nhưng anh làm chuyện khác, còn đau đớn hơn vậy nữa”.
“Nghĩa là sao?”.
Regina nhìn vô hai tay tôi. Tôi nhìn xuống hai bàn tay đang nắm chặt.
“Mới đêm qua thôi”, nàng nói: Anh cho đó là gì?”.
“Là gì nào?”.
“Chuyện anh hiếp em đó. Em không đòi hỏi, anh cứ tự ý làm”.
“Hiếp thật à?, tôi bật cười: Có ai mà hiếp vợ mình đây”.
Nụ cười vụt tắt trên môi, tôi chợt thấy Regina ứa nước mắt. Edna tròn xoe mắt nhìn mẹ nó, hình như con bé muốn nói sao mẹ kỳ lạ vậy?.
“Chưa hết đâu, Easy. Em muốn đặt tên cho con gái giống tên bà cố của nó là Pontella. Nhưng anh lại đặt tên Edna. Em không thích nó bởi đó tên của con mẹ đàn bà dở hơi, vợ bạn anh”.
Ý nàng muốn nhắc tên Etta Mae.
Nàng nghĩ đúng.
“Anh thì muốn biết là”, tôi nói: “nếu em cần sáu trăm đô, anh sẵn sàng, vậy mà em muốn hỏi lại anh?”.
Regina ngước mặt, khuôn mặt nàng xinh xắn, nàng đang nhìn chăm chăm. Nghĩ sao nàng gật đầu; mới đó mà nàng đã vội quên ơn.
Với tôi điều đó vô nghĩa. Nhìn thấy nàng được sung sướng là tôi có thể làm được tất cả, nhưng lần này cái mà nàng đang cần tôi phải chịu bó tay.
Mấy đêm kế tiếp tôi thu mình vô một cõi riêng biệt. Tôi tới quán bar uống cho say bí tỉ tới mười một giờ đêm về đến nhà. Giờ đó mọi người đã yên giấc ngủ. Tôi cảm thấy được tự do hít thở, không bị ai quấy rầy hỏi han gì cả.
Cả đời chẳng thấy ai có thể tiếp cận hỏi chuyện đời tư của tôi. Đã có lúc tôi thà nhổ hết hàm răng còn hơn là chịu ngồi cung khai trước mặt một tên cớm. Thế mà giờ đây tôi đang đối mặt với sự im lặng với thói đa nghi của Regina.
Đêm ngủ tôi mơ thấy tàu chìm, đi thang máy bị đứt dây.
Cứ thế mãi qua đến đêm thứ ba không tài nào ngủ được.
Suốt đêm, tôi nằm nghe từng chuyển động trong nhà, tiếng xe chạy lúc tờ mò sáng hướng ra phố Cental Avemie. Sáu giờ rưỡi sáng Regina thức dậy, một lát sau có tiếng Edna khóc, một hồi nó lại cười.
Đến bảy giờ bà giữ trẻ Gabby Lee mới tới, có bà con với Regina. Giọng nói ồn ào vậy mà con bé Edna rất thích, tôi phải ngồi ngay dậy.
“Ối dà dà!” bà cứ la oang oang. “ối dà, ối dà dà!”.
Con bé Edna lại càng thích hơn.
Bảy giờ mười lăm có ai xô cửa cái rầm. Regina bước ra ngoài, chỗ xe Studebaker đang đậu. Tôi nghe tiếng đề máy nổ rồi nhấn ga lao tới trước.
Bà Gabby Lee dắt con bé Edna vào buồng tắm. Bà cho rằng trẻ con nên thay đồ trong buồng tắm. Nhưng tôi lại nghĩ bà đang tập cho nó thói quen sáng sớm vô nhà cầu.
Chờ bà bước ra tôi mới lên tiếng: “Chào bà”.
Bà Gabby Lee thân hình cao lớn. Tuy thân hình bà to như cái thùng tô nô nhưng vẫn còn dịu dàng hơn các bà da trắng khác. Tóc bà màu đỏ nâu nhìn là biết ngay dân Negro chính cống. Bà chỉ thích vui cười với mấy bà phụ nữ và bọn con nít mà thôi.
“Bữa nay ông ở lại?”, bà hỏi, hình như bà không biết tôi là người trả lương hàng tháng cho bà.
“Nhà tôi đây mà, bà không biết sao?”.
“Honeybell, bà đặt tên cho Regina cái biệt danh thật lạ tai. Dặn tôi lo lau nhà. Ông ở đây vướng víu”.
“Nhà tôi đây mà, bà nói gì lạ vậy?”.
Bà Gabby Lee lầm bầm trong miệng.
Tôi đi dạo một vòng rồi vô buồng tắm xả hơi.
Có chiếc tả lót bẩn, còn sót lại trong chậu nước nóng.
Ra tới cửa thấy có tờ báo quấn tròn lại buộc vòng sợi dây thun xanh, tôi cúi xuống nhặt lên rồi đi pha một bình cà phê, cái bình mà tôi mua được ba ngày sau khi bị cho thôi việc vào năm 1945.
Thằng nhóc Jesus chạy tới hôn tôi một cái. Nó đeo chiếc túi đựng đầy sách vở, mang giày thể thao mặc quần jean và áo sơ mi ngắn tay.
Sáng nay con dễ thương lắm, ráng học giỏi nghen con!, tôi nói.
Nó gật đầu lia lịa, miệng cười tươi như một ứng viên đi xin việc. Nó chạy vụt ra cửa rồi dông thẳng ra đường phố.
Thằng bé không làm sao đạt danh hiệu học sinh xuất sắc được. Lên lớp năm, nó bị chuyển qua lớp học đặc biệt dành cho trẻ yếu kém. Bọn học trò chung lớp với nó, đứa thì chơi bời lêu lỏng, đứa thì học chậm. Cô giáo Keesh Jones dạy riêng cho Jesus cách đọc sách. Nó lên giường rất khuya nhưng vẫn còn ngồi học.
Tôi vừa rót cà phê, sửa soạn bữa ăn vừa lo đối phó với Regina. Có ai ngờ được tôi đang ở một xó xỉnh nếu chẳng may được nêu tên trên trang báo Los Angeles Exmaniner.
MỘT VỤ GIẾT NGƯỜI.
NẠN NHÂN NỮ THỨ TƯ.
SÁT THỦ STALKS SOUTHLAND.
Lần cuối người ta còn nhìn thấy, Robin Garnett quanh chỗ hiệu thuốc Thrifty gần quán bar Avalon. Nàng đứng nói chuyện với một gã lạ mặt, mặc áo bờludông, cổ áo kéo ngược lên, đội mũ rộng vành hiệu Steson. Bài báo còn nêu rõ vì sao xác chết được tìm thấy nằm trong ngôi nhà nhỏ tại khu đất trống cách đó bốn dãy nhà. Nàng bị hành hạ đến ngất xỉu rồi có thể bị cưỡng hiếp. Mặt mũi của nàng không còn nhận dạng được. Dù bài báo không nhắc đến chuyện vì sao lại được đưa lên trang nhất nhưng ai cũng hiểu vì trước đó ba vụ là người da đen còn Robin Garnett là người da trắng.
Tôi biết Robin là sinh viên trường UCLA, còn ở chung với cha mẹ. Nàng từng học trung học LA. Báo không nêu rõ lý do vì sao nàng quanh quẩn ở khu đó.
Chín giờ bà Gabby Lee mới lo cho bé Edna xong. Tôi dang tay ra nó mừng rơn reo lên một tiếng, rồi chạy đến chỗ tôi nhưng bà Gabby Lee đã níu lại.
“Cứ để cho con bé bước tới”, tôi nói.
Tôi ôm con bé lại, nó lấy tay khều vào mũi tôi. Tôi đùa chơi với nó một hồi.
“Tôi phải đi thôi”, ngồi lại một lát Gabby Lee nói.
“Bà còn lo rửa nhà kia mà?”.
“Chỉ còn mỗi mình tôi mới quét dọn, bữa nay trời nắng ráo tôi cho con bé đi chơi”, bà nói.
Tôi giao con bé lại cho bà già chanh chua. Nó chạy tới bà Gabby vui lên ngay. Con bé xinh xắn, nụ cười nó có thể tạc thành tượng.
Tôi vừa bước ra, chuông điện thoại reo. Tôi chạy vào người gọi cúp máy. Tôi gác điện thoại, ra ngoài.
Ngồi bên cửa sổ tôi lôi mấy tác phẩm Platon ra đọc “Phaedo”. Mắt tôi hoa lên khi thấy gã nằm chết trên chiếc ghế ngoài kia. Có phải đó là một người da trắng; một người tự cho mình là đồng loại. Tôi nghĩ trong đầu nếu chẳng may lìa đời bởi tôi yêu quê hương trên hết cả mọi thứ. Không phải cái chết của một chiến sĩ anh hùng giữa trận tiến mà là cái chết của một tên tội phạm.
Lúc mười một giờ bốn mươi bảy phút một chiếc xe đồn đến đậu ngay trước nhà tôi. Bốn người bước xuống, ba tên trang phục dân làm ăn, mỗi tên một vẻ. Người thứ tư là Quinten Naylor. Cả bốn đang đứng lại nhìn quanh không có vẻ ngần ngại khi đi sâu vô khu phố Watts như lúc này. Nhìn họ tôi biết ngay là bọn cớm.
Quinten đi hàng đầu đến ngay trước cửa nhà tôi. Cà bọn đều cao to lực lưỡng. Quinten nổi bật hơn mấy gã kia. Nhớ lại tôi cộng tác với mấy tay sếp đều là da trắng cao lớn to béo; họ tuyệt đối trung thành với nhiệm vụ được giao.
Tôi đang đứng ở cửa phía sau tấm bình phon, bọn chúng bước tới bậc thềm.
“Chào ông, Easy, tôi định cho gọi ông trước. Hôm nay tôi cho người đến bàn chuyện với ông”. Naylor vừa lên tiếng, gã không tươi cười như mọi khi.
“Tôi còn bận việc riêng, khoảng bốn lăm phút”, tôi nói như đinh đóng cột.
“Mở cửa ra đi, Rawlins!”. Gã nói hai hàm răng nghiến lại. Người vùng địa trung hải mặc bộ đồ hai mảnh sáng bạc. Tôi nhớ đã gặp ở đâu một lần, cả bọn đứng đó hai tay nắm chặt lại nhắm vô tôi.
“Quý vị đến nhà tôi thì phải trình giấy tờ chứ?”, tôi hỏi với giọng xẳng.
“Đại úy Violette đây, Easy”, Quinten nói. “Ngài quận trưởng cảnh sát”.
Tôi giả vờ ngạc nhiên, “có phải cái anh chàng đẹp Pep Boys nữa không đấy?”.
Violette đứng cao ngang tôi, cỡ mét tám. Tên đứng sau Naylor, mặc bộ đồ xanh, gã thấp hơn, mặt mũi đần độn, nước da bóng lưỡng úc núc, tai vểnh lên. Tóc tai đen xì,lông mày rậm tịt. Gã xô Naylor qua một bên bước tới chỗ cửa, thô lỗ, cọc cằn.
“Chào ông Rawlins. Tôi là Horace Voss, nhân viên giao tiếp văn phòng Thị Trưởng với bên Sở Cảnh sát.
Không nghĩ được cách tống khứ bọn này đi tôi đành kéo tấm bình phong qua một bên, đưa tay ra bắt tay ông Voss.
“Ồ, mời mấy ông vô nhà, nhìn coi tôi chưa kịp mặc quần áo, tôi còn phải lo đi công chuyện một lát”.
Năm tên đứng chật cả phòng khách, bọn chúng tưởng đây là toilet. Tôi tìm cách chỉ chỗ ngồi cho bọn chúng, còn tôi đứng dựa vô tủ TV.
Tay này tôi chưa hề biết mặt, đứng cao hơn cả đám. Gã mặc bộ đồ hàng hiệu Sears. Ba mươi năm trước đây ông chủ tôi sắm được một bộ y như vậy, hồi còn ở Louisiana.
Gã người dong dỏng cao hơi gầy, ngón tay dài, mắt xanh thẳm. Đầu hói để trần, hai bên tai có một chòm lông đen lưa thưa.
Gã ngồi xếp tréo chân, nhếch mép cười. Hắn làm tôi liên tưởng tời hình nộm bằng sứ hay bán ở phố người Tàu Chinatown.
“Mời quý vị dùng thức uống?”, tôi nói.
“Cám ơn!, Violette đỡ lời thay cho cả đám: “Tôi thấy ông Voss đây phải cần uống một chút gì mới được”.
“Chúng tôi đến đây…” Quinten đang nói bỗng Violette cắt ngang.
“Chúng tôi đến đây truy tìm thủ phạm giết mấy con bé”. Violette nói mà môi trên bám vô hàm răng. Chúng tôi không muốn nhìn thấy tên cuồng sát nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”.
“Xin lỗi quý vị, mời quý vị dùng bia rồi bàn chuyện tiếp”, tôi nói.
Tôi chạy xuống bếp. Tôi làm nghề tự do không lo gì đến chuyện mấy tay này đuổi việc, cũng chẳng phải lo sợ bọn chúng đánh đập, bọn chúng chỉ làm bộ vênh váo ta đây. Lẽ tất nhiên bọn chúng có thể thuê mướn mấy tay xã hội đen giải quyết. Thôi thì tôi cũng phải tỏ ra biết điều một chút. Nhưng nghĩ cảnh tượng bọn chúng xông vô nhà tôi muốn lộn ruột.
Tôi rót đầy một bình bia lớn mang trở lên phòng, nhìn theo lớp bọt trên mặt, ráng mà nhịn thèm không dám thè lưỡi miếm môi.
“Ông bày cái trò gì lạ vậy, Rawlins?” Violette la lên một tiếng.
“Ồ, tôi đang ở nhà, phải không? Tôi đâu có mời quý vị đến đây. Các ông tự tiện kéo nhau vô đây ngồi chật ních, nói chuyện y như thể là đang thủ sẵn cây dùi cui trong túi”. Tôi thấy trong người nóng ran nên nói tiếp: “Rồi mấy ông la toán lên vụ giết người. Tôi nhớ còn thêm ba vụ nữa, mấy ông có thèm ngó ngàng gì tới đâu! Bọn đó là người da đen, còn con bé này là da trắng. Chuyện này nếu được chiếu lên TV thì tất cả đàn ông, đàn bà da đen khắp nước Mỹ đều đồng lòng đứng dậy vỗ tay hoan hô tôi?”.
Violette đứng dậy không một tiếng khen, mặt đỏ bừng. Ngay lúc đó tôi chợt nhớ ra gã. Hắn từng là một tay thám tử tham gia vụ bắt Alvin Lewig tại nhà riêng ở phố Satter Place. Alvin can tội hành hung một con bé trong xóm gần quán bar. Lúc đó Violette đáng ra phải gọi điện báo cho cảnh sát. Nạn nhân Lola Jones không tố cáo, Violette tự quyết định ghép tội. Tôi nhớ lại lúc đó mặt gã đỏ bừng tay giơ dùi cui đánh vô người Alvin. Chứng kiến việc diễn ra trước mắt, tôi cảm thấy thật là khiếp nhược. Trong khi đó ba tên cớm da trắng đứng quanh nhìn, tay ghì lên báng súng vẻ mặt hân hoan. Không thể cho đó là niềm hân hoan của những kẻ ra tay đàn áp người yếu thế. Bọn chúng đang phô trương sức mạnh theo một cách riêng, cả đến phát xít Đức cũng không thể hơn được.
“Bình tĩnh nào, Anthony”, quan thanh tra mật thám Bergman ra lệnh. Xin lỗi ông thông cảm cho, ông Rawlins! Chúng tôi đột ngột đến làm phiền ông, vì đây là một nhiệm vụ khẩn cấp tìm cho ra thủ phạm vụ giết người hàng loạt. Chúng tôi chưa hay biết về các vụ kia, nhưng chúng tôi sẽ bắt tay vô ngay. Dù ông có nghĩ như thế nào, đây là nhiệm vụ chúng tôi phải thi hành”.
“Nhiệm vụ của cảnh sát là vậy sao. Tôi là người dân chỉ biết lo kiếm ăn”.
Ngài Bergman không có lý do gì phải tỏ thái độ, ông gật đầu cười: “Đúng thế. Nhiệm vụ của Anthony là truy tìm thủ phạm. Dĩ nhiên gã còn có thể nhờ vả người ngoài cuộc, hẳn ông phải biết chứ, ông Rawlins?”.
“Tôi làm sao giúp được, tôi không phải là cảnh sát”.
“Vậy mà được đó. Ông biết mặt mọi người trong xóm cả và ông còn biết những nơi mà cảnh sát không thể xâm nhập vô được. Ông có thể tiếp cận với những phần tử rất ngại phải đối mặt với pháp luật. Chúng tôi rất cần ông giúp một tay, ông Rawlins”. Gã dang rộng hai tay, tôi phớt lờ đi.
“Tôi còn công việc dở dang phải giải quyết, tôi không thể giúp gì được lúc này”.
“Được mà”, Violette nói như mắc nghẹn.
Nghĩ lại tôi thấy mình phán đoán sai lầm bọn này. Nếu cảnh sát trưởng Violette để cho tôi yên tôi sẽ tự lo liệu một mình.
“Chúng tôi có danh sách những nghi can trong vụ này, Easy”, Quinten nói.
“Tôi để ý làm gì? Các ông cứ bắt bọn chúng bỏ tù đi”, tôi đáp lại.
Gã chỉ vô danh sách những tên tôi biết mặt.
Tôi hỏi lại: “Nếu đã biết rõ bọn chúng các ông còn nhờ vả tôi làm gì”.
“Chúng tôi đang điều tra thêm tên Raymond Alexander”, gã nói.
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía tôi.
“Ông không đùa chứ?, Raymond Alexander là tên thường gọi của Mouse. Hắn là một tay sát thủ cuồng trí và là bạn chí cốt với tôi.
“Không đâu, Easy”. Naylor nghiến răng ken két. Gã cũng đang bối rối như tôi. “Alexander hay lui tới các quán bar có mấy em dân Negro, còn hắn thì thích săn đuổi bọn gái da trắng”.
“Hắn với lại khoảng ba chục ngàn gã da đen tuổi từ tám mươi đổ lui”.
“Ông có cho là kế hoạch của Sở cảnh sát có chỗ thiếu sót, ông Rawlins?”, Horace Voss hỏi.
“Danh sách ông nắm mà, Mouse không giết ai hết”.
“Vậy thì ai?”, Voss cười khô khan không giống kiểu cười của những người văn minh.
“Ông tưởng tôi biết hết à?”.
“Tôi cho là vậy, nếu không thì ông khó mà sống chung với bọn Negroes”, Violette nói.
Tay cớm này có tâm hồn thi sĩ đây. “Vậy thì cũng đáng sợ”.
“Violette nhìn tôi.
“Làm gì có chuyện đó, ông Rawlins. Chả có ma nào hăm dọa ông. Chúng tôi đến đây cùng chung một nhiệm vụ tìm ra thủ phạm giết mấy con bé, buộc hắn phải ra hầu tòa. Nhiệm vụ chúng tôi chỉ có vậy”, Bergman nói.
Quinten đứng nhìn ra ngoài cửa sổ, gã biết giờ này tôi phải lo công việc. Ông Cò Violette sẽ còn nói nhiều nữa nếu tôi chưa rời khỏi nhà. Còn Quinten đã nổi giận bởi tôi khước từ lời đề nghị trong khi nạn nhân trong vụ này đều là dân da đen. Đến khi nạn nhân là một em da trắng gã lại ép buộc tôi phải hợp tác. Tôi đang sống trong một Nhà nước phân biệt chủng tộc.
“Bỏ qua mọi chuyện Raymond Alexander để lúc khác. Hắn không can tội giết người. Nếu ta bắt hắn sẽ làm mất lòng dân”.
“Nếu hắn là thủ phạm, Rawlins, thì phải ngồi ghế điện như những tên khác”, Violette nói lầm bầm trong miệng.
“Không phải tôi bênh vực cho riêng ai, các ông hiểu giùm cho, tôi cần có thời gian suy nghĩ, tôi sẽ tham gia vào mấy vụ này trong vòng vài hôm nữa”, tôi nói.
Bergman đứng ngay dậy, người gã cao khều. “Đến lượt tôi phát biểu. Tôi tin chắc bên Tòa thị chính với Sở cảnh sát sẽ sát cánh bên ông, ông Rawlins”.
Tất cả đồng loạt đứng dậy.
Violette không thèm nhìn mặt tôi, gã bước ra ngoài cửa, Naylor lặng lẽ nhìn theo còn Bergman nhếch mép cười, thân mật chìa tay ra cho tôi bắt.
“Ông cũng đến đây sao, ông Bergman?”, tôi hỏi.
“Công việc thường ngày mà”, gã nói, môi dưới trễ ra cả tấc vừa mỉa mai vừa khiêu khích.
Horace Voss giơ cả hai tay ra bắt.
“Cần gì gọi tôi là số bảy – bảy, tôi còn hợp tác đến khi nào điều tra xong vụ này”, gã nói.
Bọn họ kéo nhau ra về.
Kể từ ngày lấy vợ, tôi không bước ra khỏi nhà. Tôi muốn chôn vùi một quãng đời đầy gian lao, mạo hiểm. Nói thật, đi tìm cho ra bọn thủ phạm chẳng khác nào trở về từ cõi chết.
Tôi làm món xúc xích chiên tỏi, hâm nóng nồi súp đậu, nấu nồi cơm chuẩn bị bữa ăn trưa. Ăn xong tôi ra ngoài vườn làm cỏ. Thật ra không cần phải làm lúc này, tôi muốn quên đi việc mới, làm vườn chốc lát cho tinh thần được thư giãn.
Tôi cũng không thể nhớ lại Bonita Edwards mà quên đi được hình ảnh nàng đang khóc lóc. Cái chết đau thương của con bé gợi cho Regina thêm căm tức.
Tôi định bàn tình với Regina một khi đã tìm hiểu kỹ công việc bên Sở cảnh sát đề nghị.
Bỗng tôi tự hỏi vì sao bọn da trắng đổ xô vào nhà tôi một cách khác thường để bắt tôi đi?
Trước đây, tôi đã từng là công chức ở tòa thị chính, lúc đó công việc thường được mời ra ngoài phố. Tôi đến trước, ngồi chỗ ở ghế đá trong khi họ ăn mặc chải chuốt xong mới ra tới. Có khi tôi được mời tới bót cảnh sát hăm họa đủ thứ rồi mới bàn đến công việc. Nhưng chưa bao giờ họ kéo nhau cả đám tới nhà.
Tôi mong gặp được Quinten Naylor hay là một bạn đồng nghiệp da trắng, nào ngờ tôi được gặp gỡ những nhân vật quan trọng, còn hơn cả con bé da trắng bị giết chết. Mà sao lại là nạn nhân nữ nếu không phải là những bà mẹ ngây ngô bị chồng cưỡng hiếp ngay trên giường, thì luật pháp đâu có làm rùm beng cả lên.
Ăn xong một bụng tôi vẫn còn thấy đói. Nốc luôn một hơi ba ly rượu bourbon, tôi mới thấy êm bụng. Có rượu vô người ta quên đi cái nóng nực.
•
• •
Đúng một giờ rưỡi trưa tôi bắt đầu đi. Tôi mặc trên người bộ quần áo màu xám, ve áo màu đỏ thẳm, mang giày da lật. Tôi lấy làm thích thú vì vừa tậu được chiếc Chryler mới cáu cạnh. Tôi chạy xe rong trên đường phố như một chiếc du thuyền lượn qua những con kênh đào trong nước.
Ở phố Chín – Ba và Hooper có một thư viện, bà Stella Keaton là thủ thư. Tôi quen bà đã lâu, bà là người da trắng quê ở Wisconsin. Chồng bà chết do đau tim lúc ba mươi bốn tuổi, hai đứa con chết trong vụ hỏa hoạn năm sau đó. Một năm sau người em là Horton ốm nặng, ba tháng sau thổ huyết chết trên tay bà. Bà chỉ còn mỗi người thân là ông anh cả làm việc ở SanDiego, một căn cứ hải quân đã hơn mười năm. Mất việc ông trở về ở Los Angeles. Bà Keaton gặp hoạn nạn, ông cho bà ở chung.
Hiện tại bà Keaton chỉ còn nơi ở là chi nhánh sách ở phố Chín – Ba. Bạn đọc đến đây bà coi như con cháu người thân trong nhà. Nếu bạn là người đọc thường xuyên, bà làm bánh tặng ngày sinh nhật, giữ những cuốn sách bạn thích đọc dưới gầm bàn làm việc của bà.
Tôi với Stella cùng vần tên, nàng may mắn hơn có được chỗ làm. Cái không may của tôi là Stella vừa xinh đẹp lại vừa là người da trắng. Nàng kiếm một chỗ làm ưu tiên người da trắng. Là một tín đồ cơ đốc giáo, Stella tôn thờ Shakespeare như một vị thánh. Với tôi điều đó vô nghĩa; nàng thì biết gì về những câu chuyện dân gian được truyền bá mấy thế kỷ nay? Có biết gì về thứ ngôn ngữ thường ngày của chúng tôi.
Tôi thường nghe nàng chỉnh những câu nói của bọn trẻ “đừng nên nói “I is”, nàng hay nhắc “Nên nói là I am”.
Quả nhiên nàng dạy đúng. Bọn trẻ da đen được nghe một cô giáo da trắng chỉ cho cách đọc đúng vần điệu, bây giờ chúng (bọn trẻ) mới tin là phải từ bỏ thứ ngôn ngữ bấy lâu nay, cả những câu chuyện kể để học theo ngôn ngữ mới văn minh hơn. Trước kia, bọn trẻ có thể nhầm lẫn Waller là Mozart, Remus là Puck còn giờ đây bọn chúng được hòa nhập vô thế giới của những người dân da trắng có ngôn ngữ riêng. Cho dù sách của Dickness và Voltaire không có hay cỡ nào bọn trẻ cũng không tìm ra một mô hình như trong ngôi nhà này – chỗ thư viện. Chuyện này tôi và Stella đã đem ra bàn cãi từ trước. Nàng nhận ra ngay nhưng khi nghe tôi kể những câu chuyện tục tĩu của bọn đầu đường xó chợ như là câu chuyện của nhà thơ Chaucer thì nàng nhăn mũi, lắc đầu ngay. Nàng biết tôn trọng người đi trước. Những người dân da trắng biết điều nhất được chọn để khai hóa bọn dân da màu. Cho dù có tử tế như bà Keaton, thì đó cũng là mẫu người hoàn toàn xa lạ với quan điểm chúng tôi.
“Chào ông Ezekiel”, bà Keaton cất tiếng.
“Stella”.
“Thằng nhóc Jesus ra sao?”.
“Nó khỏe, khỏe lắm”.
“Thứ bảy nào nó cũng tới đây, nó muốn được giúp đỡ hơn là đọc sách, nhưng cũng đã có tiến bộ. Lâu lâu, tôi tới gần bên thấy nó đang gắng đọc một mình”.
Bác sĩ chẩn đoán thanh quản nó không có vấn đề gì đáng lo, vẫn có khả năng nói được như là người bình thường.
“Nó sẽ nói được tốt thôi”, tôi nói. Vậy là yên chí còn hơn là nói nhiều.
Bà cười để lộ cả phần lợi bóng loáng như xà cừ. Bà Keaton nhỏ người, dẻo dai, mái tóc cũng một màu như bà Gabby Lee. Nhưng bà Keaton thì như trong vỏ chai, còn bà Gabby thừa hưởng từ cuộc xung đột do người da trắng phát động đối với phụ nữ da màu từ mấy thế kỷ trước.
“Bà còn giữ báo ra hai tháng trước chứ, Stella?”
“Có đây. Báo Times và Examiner”.
Bà dẫn tôi vào trong căn phòng phía sau có đặt chiếc bàn rộng rãi, bên trong một mùi giấy bảo cũ trên kệ chất đầy các thứ báo tôi cần đọc.
Đây là những tờ báo đăng tải nhiều tin tức mà Naylor đã kể cho tôi nghe trước. Tin tức đăng tải ở trang cuối không có chứng cứ nào liên quan đến tội phạm.
Chưa tìm thấy tung tích hai nạn nhân Willa Scott và Juliette Le Roi ngay sau những ngày xảy ra vụ án. Trước tiên cả hai làm nghề phục vụ quán bar. Nhưng hiện tại Willa thất nghiệp.
Bonita Edwards đang còn phục vụ cho một quán bar ngay trong đêm xảy ra vụ án. Nàng có uống rượu trước đó và còn nói chuyện với khách. Nhân chứng kể lại đã nhìn thấy nàng ra về một mình. Vậy thì chẳng có gì đáng nói, nàng có thể hẹn hò với mấy anh chàng đã có vợ mà không cần nghe lời đồn đại về hành vi của hắn và có thể hẹn hò với một tên sát thủ mà không ai biết mặt.
Tôi gom góp mấy chuyện đồn đãi tin tức đăng trên báo, và những chuyện kể về Robin Garnett.
Chuyện Robin Garnett không có gì đáng nói. Nàng sống chung với cha mẹ ở phố Hauser, tây Los Angeles. Cha nàng là một công tố viên tòa án thành phố, mẹ làm nội trợ. Robin hai mươi mốt tuổi đang học đại học UCLA năm thứ hai. Nàng vừa đi du lịch một chuyến Châu Âu về và còn tiếp tục theo học.
Nàng rất xinh đẹp (Robin là nạn nhân duy nhất đăng ảnh trên báo). Tóc nàng đỏ hoe,miệng cười có duyên mặn mà (theo như nhận xét của cha mẹ nàng). Nàng chải tóc ngược ra sau, thẳng nếp. Nàng mặc chiếc áo bờ lu cài nút vạt trước, không sót một hột. Nhìn tấm ảnh chụp để cha mẹ của nàng lưu trong sổ học bạ, không thấy có một dấu điềm báo hiệu trước chẳng lành.
Báo không nói vì sao nàng lại là nạn nhân thứ tư, tiếp theo sau ba vụ kia nạn nhân là con bé da đen. Cho dù muốn bổ sung thêm một nạn nhân người da trắng trong chuỗi vụ án giết người đi nữa, thì tại sao thủ phạm giết chết ba con bé làng chơi rồi mới tính tới lượt nạn nhân là nữ sinh?
Tôi bước vội ra ngoài đường phố, đầu óc rối mù.
“Ông tìm được bài báo đó chưa, Ezekiel?”.
“Chưa, Ờ, tôi… tôi lắc đầu. Nghe nói vậy bà nhíu mày lại, ý bà muốn sửa lưng phải nói cho đúng “Dạ có”…
•
• •
Quán bar John Mc Kenzil hoạt động đã mấy năm nay. Gã bày thêm tám quầy, một cái bếp phục vụ ăn tối và thuê một tay bếp trưởng chuyên làm món bít tết xà lách. Trang trí sân khấu chơi nhạc blues và Jazz. Thuê ba anh em phục vụ quầy, chạy bàn sân khấu.
John còn một quán ba Targets nữa giao Odell lo kinh doanh. John không có giấy phép mua bán rượu, nên nhờ một tay khác đứng tên. Odell được giao quản lý quán bar. Tính lão dễ chịu, kém hai tuổi đầy lục tuần, lão hơn tôi tới hai mươi hai tuổi.
Odell đang ngồi ở quầy phía sau dãy bar nhấm nháp ly bia, trên tay là tờ Sentinel – nhật báo lớn nhất của dân Negro ở L.A. Ba năm nay, tôi với lão không hề nói chuyện, tôi cảm thấy xót xa phải bỏ mất một người bạn tốt. Nếu bạn là tay nghèo rớt mồng tơi ở giữa cái xã hội này thì bạn phải cọ xát với bao nhiêu hạng người, khó khăn lắm mới kiếm đủ ăn. Và phải va chạm thường xuyên với bọn con gái nhà nghèo như chính bản thân mình.
Những lúc tùng quẫn tôi thường đến gặp Odell nhờ vả. Làm sao tôi biết trước chuyện ngài mục sư chết? Làm sao tôi có thể trách lão thù ghét tôi?
“Kìa Easy”, John cất tiếng chào.
Nước da hắn ngăm đen đanh lại lạnh lùng.
“John, cho tớ một ly Johnnie Walkie nhỏ!”.
Hắn rót rượu, tôi hỏi: “Cậu nghe tin mấy con bé phục vụ quán bar bị giết chưa?”.
“Tớ biết quá đi chứ, Easy, biết rõ từng đứa một”.
Chợt tôi liên tưởng đến Bonita Edwards. Tôi hớp một hơi, cạn nửa ly rượu.
“Biết cả à?”.
John nhìn tôi, gật đầu.
“Cả con bé Robin Garnett?”.
“Tớ chả biết con bé nào là Robin, chỉ thấy có tấm hình đăng trên báo một con bé da trắng. Chính là Cyndi Starr không thể nào nói tầm bậy được”. Gã liếc nhìn chiếc ghế trần chỗ tôi đang ngồi, có thể bữa đó con bé có vô đây. “Ờ, Cyndi – biệt danh Bướm Trắng”.
“Cái gì?”
“Tên nó trên sân khấu, nó hành nghê thoát y vũ, khiếp lắm”.
“Cậu đặt tên nó là Cyndi Starr à?”.
“Tên thật đấy, nghe mọi người gọi nó vậy. Mấy con bé da trắng làm rùm beng cả lên, bọn chúng đã bàn tán chuyện gì đó rồi con bé mới bị giết”.
“Cậu chắc chứ, John? Báo đăng tin con bé đang học cao đẳng ở phố Tây L.A, còn ở chung với cha mẹ”.
“Tớ có coi báo, nhưng báo thì chắc gì đã nói đúng. Nếu còn đi học, không lẽ nó học cách lột hết quần áo cho bọn đàn ông xem, và nếu còn ở chung với cha mẹ thì nhà ở xung quanh xóm Hollywood Row kia?”.
“Cậu biết nó còn ở tại đấy?”.
“Ơ – hơ, ngay trong xóm Hollywood Row, tớ làm sao biết hết.
“Vậy hả?”.
“Còn con bé Juliette Le Roi, tối hôm đó tôi có thấy nó vô quán bar Aretha rồi sau đó bị giết”.
“Tôi biết chuyện nó đánh nhau với bọn con trai. Con Baxter kể lại, bọn con trai quậy phá dữ quá, gã phải đi cấp cứu bệnh viện Temple Hospital.
“Quán bar Aretha, phải không?”.
John gật đầu.
Tôi hỏi thêm vài câu gã khai ra hết.
•
• •
Tôi đề máy xe ôtô kêu giật giật và nhấn ga vọt tới ngã ba, tôi bẻ lái cho xe lùi lại nhắm ra hướng đường quốc lộ.
Vừa ra tới nơi gặp một bà đi bộ, bà băng ẩu qua đường, tay đẩy xe em bé.
Tôi đạp thắng gấp đèn sau chớp lên. Nhìn qua phía kia đường nào là cửa hiệu, shop tôi cho xe quay ngoắc lại. Lại gặp phải bà lúc nãy.
“Bố khỉ! Đồ ôn dịch! Đồ chết đâm! Mẹ mày!” bà lầm bầm trong miệng.
Chiếc xe sau thắng rít lên. Cứ thế các xe khác nối đuôi nghe két két. Không xe nào đụng vô xe nào. Bà kia thôi không la lối nữa, bà ẵm đứa bé leo lên xe điện bỏ mặc chiếc xe đẩy nằm giữa đường.
Tim tôi đập loạn xạ, bà đang dỗ cho đứa bé nín khóc.
Tôi đề máy nổ, lùi xe chạy vọt tới, nghĩ lại có lúc tôi không làm chủ được mình.
Phố Bone Street là chỗ tập trung quán bar, quán rượu trốn thuế ngay giữa khu phố Watts thời nhạc Jazz còn thịnh hành. Địa điểm nằm phía tây phố Central Arenue giáp phía bắc phố 103rd Street; phố Bonne Street ban ngày nhìn
xơ xác, tiêu điều, chỉ còn vài khu chung cư hai tầng, nhà trọ ọp ẹp. Mọi sinh hoạt đều diễn ra về đêm. Có thể gọi phố Bones là nơi tụ hội của những tay chơi nhạc Blues, uống rượu mạnh càng uống càng tỉnh. Nghe một gã nào đó nói ra phố Bones chơithì biết hắn sắp hòa mình vô dòng âm nhạc và quán bar với mấy em ngoài đó.
Còn cánh đàn bà, những ả ngoài bốn mươi có khi xấp xỉ ngũ tuần trông còn xinh đẹp ra hồn, già trẻ đủ dỡ, thích diện thời trang xa tanh, siu, áo lông chồn. Họ tới quán theo lối đi sau cửa và không có tay chơi nào dám chạm vô đường kẻ nhăn trên môi. Một số tơi đầy từng đêm để nghe Coltrane, Monk, Holiday chơi nhạc, số còn lại ngồi vô bàn cụng ly với cánh đàn ông.
Một thời ăn chơi trác táng đã đi qua! Tối hôm đó không còn tìm đâu ra cái vẻ hào nhoáng chỉ còn thấy trơ lại bộ khung sắt hoen rỉ. Hai bên lề đường nền gạch loang lỗ, cỏ mọc trồi lên giữa đường kẻ rảnh. Lác đác còn vài quán bar vắng hoe không nghe tiếng nhạc. Những nghệ sĩ nhạc Jazz bỏ đi tìm đất sống, một số qua Paris và New York. Dòng nhạc Blues vẫn còn đâu đây, vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi, nó sẽ còn sống mãi.
Mấy ban nhạc Sonny Terry, Brownie Mc Gee, Lighting Hopkins, Soupsspoon Wise cùng với hàng trăm vũ công nhập vô khách sạn, quán bar bình dân còn trụ lại ở phố Bone. Thời đó nghệ sĩ nhạc Jazz đi làm bằng xe Cadillac sang trọng. Những tay chơi nhạc Blues đi xe môtô Greyhound hoặc đi nhờ xe.
Cánh đàn bà vẫn còn lui tới, không chưng diện quần áo sang trọng như ngày xưa. Mắt nhìn lừ đừ không còn vẻ tinh anh. Những hứa hẹn sau ngày chấm dứt chiến tranh theo dòng thời gian thế hệ mới trưởng thành tự hỏi mình “ta đi về đâu?”.
Thời kỳ nhạc Rock and Roll làm bá chủ trên các phương tiện truyền thông và trong các sàn nhảy. Phớ Bone Street đã bị lãng quên chỉ còn những tay chơi lạc lõng đi tìm lại chút hương của một thời oanh liệt.
Quán bar Aretha nẳm ở giữa xóm nhà hướng ra dãy nhà 1600 phố Bone. Bảng hiệu thay đổi hằng năm, dời tới nhiều địa điểm dù sao quán bar này có môn bài hẳn hoi. Mấy em phục vụ mặc đồ bó sát người, bọn cớm đã buộc quán Charlen Mars đóng cửa một thời gian. Charlene làm chủ quán Aretha cái tên thường được biết đến thời đó. Quán thay đổi tên hàng loạt Del – Ma rồi The Nines, Swing, Juanita. Nói chung là bình mới rượu cũ. Mấy em phục vụ mang nhiều tên, nhiều vẻ khác nhau, cách phục vụ không thay đổi.
Những năm đó mấy em mặc váy đen cực ngắn khoác bên ngoài bộ áo tắm một mảnh, mang vớ lưới đen. Căn phòng chật hẹp chỉ được chiều dài, và trần cao. Sân khấu khuất đằng xa. Bên phía trái căn phòng dựng một quầy đóng bằng cây để Westley rót rượu.
Lúc khởi nghiệp Westley và Charlene là đôi tình nhân. Nàng gầy nhom, còn gã thích ăn mặc đẹp. Cả hai thích nghe nhạc Jazz cùng với John bên quán bar Target hợp lại là một trong những tay chơi kèn và ca sỹ nổi tiếng. Quán hoạt động nhờ bán được rượu, khách đông. Charlene tậu một căn hộ nhỏ hẹp ở thành phố Compton, để chăm sóc đứa em chậm lớn. Còn Westley người cao lớn bàn tay rắn chắc, ngủ lại quán.
Tròng trắng hai bên mắt của Westley đã ngã màu vàng. Người hơi khom xuống. Hai cánh tay gân guốc cứng như sắt. Gã nhìn về phía tôi gật đầu ra hiệu chỗ chiếc bàn còn trống chỗ, tôi bước tới quầy bar.
“Ồ, Wess!”.
“Easy!”.
“Johnnke Walker”, tôi nói.
Hắn quay vô lấy rượu.
Bên trong tối om. Chiếc máy hát vừa phát ra một giai điệu dịu dàng vui nhộn bài ca “Lady Blue”. Không cần nói lời giới thiệu, một bà thân hình béo tròn, trạc tuổi năm mươi bước ra sân khấu. Bà ăn mặc hở hang và trình diễn một màn múa khiêu gợi. Trước ngực và trên đùi trang điểm thêm một cọng lông vũ màu vàng. Ả vừa đi vừa ve vẫy.
Quanh quầy bar có đến tám chiếc bàn, một vài chiếc bày trước sân khấu. Nhìn lác đác, khách da đen nam và nữ. Khói thuốn gờn gợn thoát lên từ mấy chiếc gạt tàn bằng nhôm. Một em phục vụ chạy lăng xăng quanh mấy bàn chào khách lặp đi lặp lại câu: “Mấy anh uống thêm nữa đi”. Nàng chào từ bàn này qua bàn kia, để nghe một tiếng “không” khô khốc.
Giờ này hãy còn sớm, tiền bo chưa bao nhiêu. Số khách đàn ông đến trễ thường bo nhiều nhất là lúc đã thấm rượu.
Charlene đang ngồi sát bàn sân khấu, nhấp mội một ly đá chanh. Nàng trách mấy em phục vụ kém, không biết chiều khách. Tôi biết mấy em phục vụ bị đuổi là do khách hàng chê “không chăm sóc”.
Tôi cầm ly rượu tới chỗ sân khấu. Ngồi gần bên một em thoát y vũ, mặt mũi trát phấn như đắp mặt nạ.
Easy Rawlins!”. Charlene la lên một tiếng.
Tôi chìa tay ra bắt rồi hôn lên một bên má ướt át của nàng.
“Charlene”.
Nghệ sĩ thoát y biểu diễn một đoạn bước xuống sân khấu và giựt cọng lông vũ vô phía sau ót chỗ tôi.
“Ngồi đấy, bạn mình”. Charlene kéo ghế bên bàn kia xích lại, bàn chỉ có một lão già ngồi hai tay ôm đầu gục trên bàn.
“Quán coi bộ vắng hả?”.
Nàng chìa bàn tay sơn đỏ chói khều tôi, “còn sớm mà,Easy! Fern lo chuẩn bị sân khấu tối nay có mấy em biểu diễn!”.
Tôi nhếch mép cười, uống cạn ly. Tôi châm điếu thuốc Camel rít một hơi dài gọi thêm một ly nữa.
Tôi không chuẩn bị trước bởi tôi không phải một tên cớm. Không có sổ tay, tôi định hỏi chuyện vu con bé Juliette Le Roi bị giết chết đêm nọ. Có thể tôi chưa nói ra.
“Ông dùng gì ạ?”, một em phục vụ tới chào. Em này thuộc giống lai đen, để tóc dài uống quăng hai bên vành tai trông như kiểu tóc người mẫu. Nước da nâu nhạt lấm tấm tàn nhang, môi trễ ra. Nàng đứng sát tôi.
“Elaine, em nói ông Westley có rượu ngon mang ra đây”. Charlene nói thay. Rồi nàng quay về phía tôi nói tiếp, “Tôi tưởng cậu có vợ rồi chứ, Easy Rawlins”.
Tôi đang nhìn theo Elaine tới chỗ quày bar.
“Nếu cậu có chồng rồi cậu làm ăn sao, Charlene?”, tôi hỏi lại.
“Làm như vậy đó, thế thôi”.
“Ý tôi muốn nói cậu quán xuyến hết thảy. Nếu chồng cậu hai bàn tay trắng thua kém hơn cậu, cậu tính thế nào?”.
Charlene cười híp cả mắt. “Chờ làm giấy tờ xong mới tính chuyện. Cậu đã biết một tên nigger nghèo kiết xác thấy món tiền sù hắn sẽ điên lên mất. Lúc đó, hắn cũng y như cậu thôi”.
“Nghĩa là sao?”, tôi lại hỏi.
Elaine trở lại đặt chiếc ly trên bàn.
Charlene nắm tay em phục vụ kéo sát lại muốn té nhào vô người ả rồi đẩy con bé quay mặt qua để tôi nhìn cho rõ. Elaine nhìn xuống bộ ngực mỉm cười. Tôi thích thú nhìn thấy cặp lông mi giả của nàng. Tôi nghĩ, có nên rít một hơi thuốc hay hớp một ngụm rượu không?
“Nó thích cậu đấy, Easy. Cậu nhìn con bé Elaine, cậu nhìn xem cơ ngơi của tớ, có máy tính tiền là em này đây, cặp đùi…”
Tôi không thể làm lơ nghe Charlene kể lể. Elaine ngước nhìn tôi, môi nàng cười mà ánh mắt lạnh như băng.
Người tôi muốn toát mồ hôi.
Charlene vỗ vô đít con bé, đẩy về phía quầy bar. Elaine đi ngang qua cọ bắp đùi sát vô, giơ tay vỗ vai tôi.
“Mấy anh chẳng biết làm sao cho đủ, Easy.
“Còn mấy bà thì sao?”, tôi hỏi lại, cổ tôi muốn nghẹn.
“Cậu lo nghĩ gì thế?”. Charlene nhìn tôi cười thân mật, “cậu làm gì mà lo lắng dữ vậy”.
“Tớ có nhà, có xe ôtô có việc làm hàng tháng lĩnh lương, đủ nuôi vợ, đúng không?”, tôi nói.
“Chắc vậy, có mấy bà vợ mặc luôn cả đồ lót chưa giặt vừa lấy trong rương ra rồi bỏ đi. Nếu cậu không có gì đáng giá, này Easy, tớ không bận tâm đến làm gì. Cậu còn lo nghĩ thì nên dẹp qua một bên, cho nên cậu mới tìm tới đây hở?”.
“Cậu nói sao?”.
“Cậu còn muốn lui tới đây chứ? Chuyện làm ăn của Charlene bấp bênh. Con bé Elaine chịu cậu rồi đấy”.
“Làm gì có chuyện đó”, tôi lắc đầu cười. “Tớ định hỏi cậu chuyện vừa nói đó”.
“OK. Nếu cần thì cậu biết chỗ rồi. Còn chuyện sắp xếp hẹn hò, nghề của tớ mà”.
Charlene gật đầu, nhìn theo hai ông khách vừa bước vô; đằng kia Westly cũng nhìn thấy, gã vừa rót rượu vừa đưa mắt nhìn theo.
“Tớ biết làm ăn dạo này gay đấy”.
“Sao vậy?”.
“Từ lúc xảy ra vụ giết con bé Julie Le Roi”.
“Cậu nói sao?”.
Tôi chỉ tay lên trần. “Chuyện đó ai cũng bàn tán, làm sao con bé có mặt đêm đó bị giết chết, chắc chắn thủ phạm cũng có mặt tại đây, hắn còn giết thêm mấy mạng nữa”.
“Ai mà biết được?”, nàng nói ra một hơi.
“Ô kìa, tớ đã nói rồi, nghe đồn rùm beng”.
Cô nàng đặt ngón tay lên má tôi nói “Nghe này, bởi con bé Julie Le Roi là một cô gái làng chơi, nó vô đây lo kiếm tiền trả tiền nhà. Giờ ta mới rõ, mỗi đêm nó ghé vô năm quán khác nhau nếu không kiếm chác gì được nó ra đứng ở ngã ba đường”.
“Tôi nghe kể con bé đi theo thằng bồ vô đây”. Tôi búng tay một cái, cố nhớ cho ra.
“Cái thằng Gregory ấy hở?, nó là thằng chơi gái. Còn thằng khác chịu nó to con hơn, thế đây”. Nàng la lên.
Tôi gật đầu, hớp một ly rượu.
“Thế đấy, thì ra là vậy. Thôi, uống vừa thôi, phải không đấy” Chả thấy ai sợ hãi”.
“Đừng để chọc tức”. Charlene vừa nói vừa chỉ tay về phía đi tới phòng chạy dài ra ngoài kia. “Ai chả sợ. Sợ chết. Nhưng biết làm gì khác hơn? Bọn làm gái nghèo khổ, cô đơn muốn có một anh chàng để chèo kéo. Có được mối thuê phòng trọ hoặc khá hơn chút đỉnh, nó phải kiếm chác cho được. Còn mấy anh chàng kia đang thèm khát, thèm rượu, thèm có gái”.
Tôi để mặc cho cô nàng múa môi. Một lát sau tôi nói: “Thôi, tôi phải về”.
Tôi đứng dậy, thấy người chao đảo như đang đứng trên con tàu.
“Hẹn bữa khác”, tôi nói.
“Bữa khác, Easy”. Charlene cười theo. “Khéo cần thận đấy, ông tướng”.
Tôi trả tiền tại quầy, chỗ Westley đang đứng. Tôi vỗ vai Elaine bo cho nó một đô vo tròn lại. Elaine cười, dưới ánh đèn tôi thấy hàm răng dưới của nàng sún mất một chiếc. Thà là như vậy, người thật còn thú vị hơn là câu chuyện kể vớ vẫn của cô nàng Charlene.
Tôi bước đi lảo đảo ra tới ngoài cửa, vừa say rượu vừa say thứ khác.
Quanh phố Bone quán bar và hộp đêm mọc lên tùm lum. Trong một đêm dễ gì vô hết mấy chỗ đó. Nhưng cần gì, tôi còn chỗ lui tới độc hơn nữa. Chỗ quán bar của Charlene, điểm hẹn của mấy tay săn gái, hẹn người yêu vá cả mấy bà nữa. Quán này phục vụ thêm món khác ngoài rượu và nhạc Blues. Có cả hàng chục quán phục vụ kiểu này.
Có thể kể ra quán Can – Can do tay Caleb Varley làm chủ. Lúc trước Caleb có tổ chức biểu diễn kịch vui, gã giảm bớt tay chơi đàn piano với hai gái nhảy. Rồi đến quán Pussy’s Den, quán của bọn gái điếm uống nhưng chỉ vài ly rủ nhau mướn phòng trọ, hoặc là vô mấy ngõ hẻm.
Quán De Catur còn để lại một ban nhạc Dixieland. Quán Yello Dog, quán Mike đang xuống dốc. Bọn tội phạm hình sự thường lui tới đây. Bọn găng tơ bọn cờ bạc, bọn tội phạm sừng sỏ vô đây giải trí được cung cấp gái gọi từ nhà đến. Hai quán bar có chỗ kín để bác sĩ tới băng bó do xô xát chém giết nhau. Có luật sư lo giải quyết tại chỗ khỏi cần văn phòng công khai ra mặt. Có mấy em chỉ làm cái việc quỳ xuống năm phút kiếm năm đô, phục vụ mấy anh chàng năm năm chưa thấy gái.
Từ lúc có vợ tôi không bén mảng vô mấy quán bar. Gặp lại bạn bè mừng, kể đủ thứ chuyện cũ mới. Nghe rồi chẳng có ai biết chuyện gì sất.
Bữa đó trong quán bar DeCatur có vụ xô xát. Anh chàng Jasper Filagret muốn lôi cổ con bé Dorthea ra ngoài. Hắn nhào nhào ào vô quán lúc chạy ra mang một đầu máu. Mười phút sau Dorthea trở về, có anh chàng đi kèm. Con bé thò tay vô túi hắn còn hắn xoa mấy lóng ngón tay phải.
Tới quán bar Yellow tôi có gặp một anh chàng tên là Roger Vaughn, người cao mét rưỡi, hai vai nổi hai cục u như võ sĩ hạng nặng. Dạo trước gã thường vào quán bar ở phố Myrtle Street. Gã gọi thêm, người bán rượu không bán nữa, bảo hắn về nhà với vợ Roger nói: “Thế nàng rót rượu nữa đi?” Anh chàng rót rượu to con đến vươn tay lỡ tay chộp áo Roger, gã thoi lại cái đấm anh chàng lăn quay ra nằm chết dưới sàn. Giả sử anh chàng Barman là dân da đỏ thì Roger chịu một nửa án mà thôi.
Easy, Roger Vaughn chào tôi. Gã ngồi khom người trên bàn, hai bàn tay rắn rỏi ôm lấy bình bia đầy tràn.
“Roger, lâu quá mới gặp lại cậu!”.
“Mới đây thôi”, gã gật gật nhớ ra.
“Cậu đã trả hết nợ. Nếu cậu không ăn năn thì khó mà về đấy? Tôi kéo ghế lại ngồi.
“Mẹ nó, cũng phải hao tiền nhiều đấy”.
Roger uống đã nhiều gã nói líu lưỡi. Tôi nghĩ mình chửi cho gã tức mà nói ra hết không chừng lại được việc. Phải ráng để nghe chuyện trái tai, tôi đã uống sương sương trước đó nếu không tôi bỏ đi rồi.
“Quỷ tha ma bắt con vợ tớ. Ngay trong đêm đó, nàng bỏ đi về Soledat và còn cười tớ nữa. Nàng đi theo thằng chó nào đó”.
Roger bóp chặt chiếc ly vỡ vụn; rơi xuống từng mảnh. Bia lẫn với một chút máu loang ra mặt bàn. Tôi rút miếng khăn giấy chặn lại, đưa chiếc khăn mù soa cho Roger. Gã nhìn biết điều.
“Cám ơn cậu Easy. Cậu là bạn tớ, một người bạn tốt”.
Bạn có thể mua được tình bạn nơi một tay người với một nắm lông vũ – pha lẫn chút muối mặn.
“Cám ơn Roger:, tôi nói.
Tôi với tay qua vỗ lên vai nổi cộm của hắn nói. “Tớ đang đi tìm cho ra việc này”.
“Việc gì vậy?”.
“Cậu biết con bé Bonita Edwards?”.
“Ờ-hơ, biết chứ tớ biết nó. Thật là một điều sỉ nhục cho con bé”.
Roger đập tay xuống bàn, máu chảy thấm ướt cả tấm thảm. Giữ cho thật chặt, Roger, còn ra máu nhiều lắm”.
Gã nhìn bàn tay máu thấm ướt cả tấm khăn mù soa mới hoảng hồn, gã nắm chặt bàn tay co lại, để bớt ra máu.
“Cậu muốn hỏi cho ra con Bonita à?” Con bé là chỗ quen biết bạn bè tớ. Gặp ai quen tớ cũng hỏi có nhìn thấy nó vô đây trước khi bị giết chết?
Gã chậm rãi lắc đầu, mắt đảo qua đảo lại một hồi rồi gã nói. “Nếu có ở đó, tôi sẽ giết hắn ngay, như giết một con kiến.
“Trước đó một tuần cậu thấy con bé làm gì không?”, tôi hỏi, tôi cần biết rõ sự việc nữa để cho gã đỡ đau lòng.
“Tôi không để cậu phiền đâu Easy, tớ còn biết nó đang ở xóm Betheme”.
Tôi cố làm ra vẻ đau khổ. Roger nhắc xóm Betheme tức là nhắc đến xóm chơi bời do tay ma cô da trắng Max Hovard cùng với vợ hắn Estelle cầm đầu.
“Cám ơn cậu, Roger”, tôi trịnh trọng nói.
“Vợ cậu xé xác cậu ra đấy!” Roger lắc đầu.
“Tớ phải lo giải quyết xong tên Charles Warren. Hắn bắt thằng con tớ gọi hắn là Bố già, bắt vợ tớ cũng gọi hắn là Bố già luôn. Nàng coi tớ như là thứ đồ chơi. Nàng phải đi gặp ngay tay đó ngày thứ sáu. Tớ thấy được mảnh giấy ghi ngày cất giấu trong chiếc ví tay của nàng.
Tôi phải đi ngay, phải về thôi. Nghĩ sao tôi nói: “Cậu chả hiểu gì hết”
Roger thong thả ngước nhìn tôi. Toàn thân gã cứng đờ.
Gã cất tiếng. “Sao hả?”.
“Tớ muốn dành cho con bé một dịp may, cậu không nghĩ ra đâu. Có nghĩa là hôm đó con bé về Soledad gặp cậu, phải không?
Roger trố mắt nhìn.
“Mấy con bé đó chờ lâu mấy tháng không tới nó bỏ đi, còn vợ của cậu lúc này cũng ở bên cậu, đúng không?”, tôi nói thêm.
Gã không gật đầu. Tôi với gã không còn bạn bè nữa. Cậu nghĩ thử coi, Roger. Kể lại cho vợ cậu nghe?
Tôi đứng dậy bỏ đi, Roger ngồi nhìn theo. Tôi bỏ luôn chiếc khăn mù soa. Biết đâu nhìn lại lớp giấy thấm ướt máu gã sẽ nhớ đến lời tôi, đành giành cơn giận giết chết Charles Warren.
•
• •
Nhà Howard sơn màu vàng. Lúc trước là nhà trệt một lầu, sau cơi thêm lên. Ban đầu xây nhà dành để kinh doanh. Dần dần xây thêm một gian nữa, kế bên hông. Tới năm 1952 xây thêm một lầu có sân thượng mái bằng, trồng bông, Estelle tự tay chăm sóc. Khấm khá lên mua luôn một căn bên cạnh chừa lối hành lang dài băng qua sân trước. Căn cũ xây bằng cây, căn mới xây bằng gạch. Đến năm 1955 quy hoạch phân vùng lúc đó đưa mấy em đi ở tạm một nơi, toàn bộ dãy nhà sơn một màu vàng.
Nhân viên nhà đất chịu nhượng bộ, chắc là được đút lót. Bọn em út trở về, khách lại đông như cũ. Không ai than phiền. Max, Estelle ở chung với mười hai anh em – có gia đình riêng, chịu khó làm ăn, chủ nhật còn đi lễ nhà thờ.
Tôi uống đã say. Lý do không gây tai nạn một chặng đường dài về xóm Bethune cũng dễ hiểu bởi tôi không nhớ mình đang lái xe, tôi lái theo phản xạ. Xe dừng lại tôi nhấn nút ngoài cửa, thò tay ra mà cũng không hay. Tai không nghe tiếng chuông tôi nhớ mình có nói nhà to quá.
Người đàn bà mặt mũi khó chịu ra mở cửa. Tôi đoán chừng bà đã ngoài bốn mươi nhưng chưa tới sáu mươi lăm tuổi, bà có nước da đen, da mặt đã có nhiều nếp nhăn. Mắt bà nhìn ươn ướt như màu bùn. Hai bàn tay nhỏ xíu giơ lên đỡ chiếc áo tắm màu hồng, trông nó sù sì cứng cáp.
“Estelle”, tôi nói. Mặt tôi lúc đó trông thật ngờ nghệch, phản chiếu với tấm gương soi khuôn đồng choán một phần tường, phía sau chỗ Estelle đang đứng. Bà nhìn chòng chọc, tôi cứ tưởng đâu có một giấc mơ vừa tàn.
Tôi nhếch mép cười theo.
“Ông đến có việc gì?”, bà hỏi, với giọng không mặn mà chút nào.
“Tôi kiếm chỗ uống rượu, có em út ngồi chơi nói chuyện. Tôi rùng mình! Đứng ngoài trời lạnh thế này?
“Ông vừa mới uống ở đâu tới, có sẵn vợ ở nhà và ôm ấp cho ấm”.
“Có mối sộp bà nỡ làm ngơ sao?”.
Estelle sửa lại lọn tóc trên đầu,nó vẹo qua một bên bà không để ý.
“Ở đây không có cái ông muốn tìm. Tôi không dám tin ông Easy. Tôi nghe nói về ông nhiều quá rồi. Ông cần gì nào? Tôi không hỏi nữa đâu?”.
Tôi ráng giữ một nụ cười thân mật đưa mắt nhìn vô tấm gương soi phía trước.
Như tôi nói ban nãy. Tôi kiếm chỗ uống rượu có em út ngồi nói chuyện, thế thôi?
“Vậy sao ông tới đây?”.
“Tôi nghe nói con bé đó…? Tôi búng tay một cái nữa, nhìn quanh như cố tìm một vật gì đó rồi hỏi: “Bà có biết con bạn của Bonita Edwards không?”.
Mắt Estelle hóa đục ngầu, bà nói: “Bonita Edwards đã chết mất rồi!”.
“Tôi không đến tìm con bé đó, tôi quên mất tên đứa bé của nó là gì?
“Marla có phải không?” Nhìn mặt mũi Estelle Howards lúc này có tê giác cũng không dám tới gần.
“Tôi không biết tên đó?”
Tôi giơ tay lên, một bên má tôi cảm thấy đau nhức. Tôi có nghe Jeckson Blue kể, gã chỉ nhớ chính con bé đó là bạn của Bonita.
Tôi nhếch mép cười còn bà cau mày một hồi lâu mới nói ra: “Ông đã say rồi đấy!”.