Trích:
Nguyên văn bởi tamhiep2
Con đường tu luyện của VS dễ dàng quá. Tính cách nhân vật được khắc họa hơi sơ sài. Về sau này nhân vật còn tách ra khỏi cuộc sống bt nên chuyện có vẻ đi vào tẻ nhạt?
|
Mình cũng có đồng quan điểm với bạn tamhiep2 khi đọc đến thời điểm này.
Cám ơn muội Mata đã có thêm chương mới cho anh em.
Luận bàn đôi chút cảm giác của mình khi đọc Long xà tới chương này (Chương 144)
Mặc dù khi đọc cảm giác rất thích vì được chứng kiến những chiêu thức hay lý giải cụ thể mang tính chuyên môn của tác giả, những trận đấu kịch tính và những chiến thắng lừng lẫy nhưng mình vẫn có cảm giác thiểu thiếu cái gì đó ở con người Vương Siêu. Trong đạo Ngũ thường mà người luyện võ ngày xưa phải biết là phải thực hiện theo 5 chữ là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Điều này có nguồn gốc từ Đạo Khổng, Nho giáo.
4 chữ “Nhân”, “Lễ”, “Nghĩa”, “Tín” chưa được trọn vẹn cho lắm.
Điển hình là mình cảm thấy với Nhân và Tín.
Với “Nhân” thì sao, thấy đấu nhau mà giết người như không. Đoạn Quốc Siêu dù gì cũng là nhân tài và có công với quốc gia. Người trong cùng tổ chức bảo vệ quốc gia lại có thể hại nhau một mất một còn thì còn gì là Quốc An nữa. Có lẻ tác giả cố tình xây dựng tình tiết như thế để có thể phát triển câu chuyện xa hơn và kịch tính hơn.
Chữ “Tín” thì cũng hơi ít và hình như là không trọn vẹn hay sao ấy vì Vương Sinh có nhận lời với Trương Uy là chăm lo cho vợ con của ông ta nhưng vẫn không thực hiện được, còn hạ nhục cả người thân bạn hữu của Trương Uy là vị sư huynh và ông đạo sĩ họ Dư. Đấu võ Hắc quyền không thể không đổ máu hay chết người nhưng đã khâm phục khả năng và nhận lời trăn trối của người khác mà không thực hiện đến nơi thì cũng chưa thể thành Nhân được. Không hiểu tác giả định xây dựng hình tượng nhân vật Vương Siêu thế nào đây. Không đủ Tín thì thật là chưa đủ Nghĩa rồi.
Người luyện Hình Ý rất coi trọng hai chữ Tín, Nghĩa làm đầu. Điều này bắt nguồn từ tính cách nổi bật của nguyên soái Nhạc Phi được những người luyện Hình Ý Quyền cho là người sáng tạo nên Hình Ý Quyền. Nguyên soái Nhạc Phi Tận Trung Báo Quốc được tất cả người Trung Quốc kính trọng. Chính vì coi trọng hai chữ Tín, Nghĩa làm đầu mà các võ sư Hình Ý thời xưa rất được tin tưởng và thường làm bảo tiêu hay làm bảo vệ quản gia cho các thương nhân giàu có. Điển hình nhất là ở Sơn Tây thời nhà Thanh. Tông sư Hình Ý Quyền Lý Lạc Năng làm bảo vệ cho Mạnh gia, Lí Phúc Trinh biệt danh tướng quân Thường Thắng làm người quản gia của Kiều Trí Dung (Một doanh nhân nổi tiếng của Sơn Tây, Trung Quốc mà đã được thể hiện trong Bộ phim “Gia Tộc họ Kiều”).
(Tha khảo thêm video giới thiệu về Hình Ý Quyền trong loạt phim về “Võ Lâm truyền kì” từ kênh CCTV4 mà mình xem từ trang
www.clip.vn
Video 1:
http://clip.vn/watch/Vo-lam-truyen-k...h-y-quyen,WcBx
Video 2:
http://clip.vn/watch/Vo-lam-truyen-k...h-y-quyen,WcBA)