Ghi chú đến thành viên
Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh
  #91  
Old 29-03-2010, 10:57 PM
hldta76 hldta76 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 123
Thời gian online: 5 giờ 55 phút 23 giây
Xu: 0
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Smile Sự tích đức địa tạng bồ tát 3 (đời khác)

Hồi đời quá khứ, thuộc về kiếp bất khả thuyết, thì tiền thân của Đức Địa Tạng Bồ Tát lại sanh làm ông Đại Trưởng giả, rất hào tộc và có đức độ.
Đương thời kỳ ấy, có Đức Phật, hiệu là Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai ra đời.
Một bữa kia, ông Trưởng giả tình cờ gặp vị Phật ấy, thân tướng tốt đẹp, ngàn phước trang nghiêm, thiệt là tuyệt thắng trên đời, xưa nay chưa thấy. Ông càng xem lại càng thương và càng kính, làm cho ông sanh lòng hân hạnh bội phần.
Ông bèn lại gần, cúi đầu chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Thế Tôn! Tôi trộm thấy cái dung quang của Ngài rất đoan trang nghiêm nghị và viên mãn trăm phần, càng ngó lại càng tươi, càng nhìn lại càng đẹp, thiệt là chẳng ai có cái báo thân như thế! Nhưng tôi tự nghĩ rằng nếu được quả tốt, ắt có nhơn lành, vậy chẳng rõ mấy kiếp trước, Ngài làm những hạnh nguyện gì mà ngày nay cảm được thân tướng tốt đẹp như thế!
Xin Ngài từ bi giảng nói cho tôi biết, chứ tôi đây cũng lấy làm ước ao sao cho được cái tướng hảo ấy”.
Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai thấy ông Trưởng giả có lòng ước sự làm lành, nên Ngài liền bảo rằng: “Nếu người muốn được kim thân diệu tướng như Ta đây, thì phải phát tâm tu hành, trải vô lượng kiếp cầu đạo bồ đề và một lòng tinh tấn, mà hóa độ tất cả những loài chúng sanh thọ khổ cho thoát khỏi đường tội báo và được phần khoái lạc tiêu diêu, do cái duyên phước ấy mà ngày sau sẽ cảm đặng tướng hảo như Ta đây, chớ không khó gì”.
Ông Trưởng giả nghe Phật dạy bảo như vậy, liền quỳ xuống trước mặt Ngài mà phát nguyện rằng: “Tôi nguyện từ nay cho đến đời vị lai, không biết bao nhiêu kiếp số về sau, nếu có chúng sanh nào ở trong sáu đường, bị thống khổ về sự tội báo, thì tôi dùng đủ phương tiện mà độ cho được giải thoát tất cả, chừng đó tôi mới chứng Phật quả”.
Vì trong kiếp làm Trưởng giả nói trên, Đức Địa Tạng có phát lời đại nguyện như vậy, nên từ đấy đến nay, trải đã trăm ngàn vạn ức na do tha, không biết bao nhiêu kiếp số rồi, mà Ngài hãy còn làm một vị Bồ tát.
Xem đó thì biết cái thệ nguyện “lợi tha” của Ngài là vô cùng vô tận, và cái công đức “cứu khổ” của Ngài thiệt là vô lượng vô biên.
Tài sản của hldta76

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #92  
Old 29-03-2010, 10:59 PM
hldta76 hldta76 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 123
Thời gian online: 5 giờ 55 phút 23 giây
Xu: 0
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Smile Sự tích đức địa tạng bồ tát 4 (chuyển thế)

Trong truyện Thần Tăng có nói rằng: Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt 1.508 năm, nhằm đời nhà Tấn, niên hiệu Vĩnh Huy, năm thứ tư, thì Đức Địa Tạng Bồ Tát giáng sanh tại nhà vua nước Tân La. Ngài tục tánh là Kim, tên là Kiều Giác.
Khi được 24 tuổi, Ngài xuất gia tu hành có dắt theo một con chó trắng, kêu là con Thiện thinh ( Thiện thinh là con chó biết nghe tiếng người) qua Tỉnh Giang Nam, huyện Thanh Dương, về phía Đông phủ Trì Châu, Ngài lên trên đảnh núi Cửu Hoa ngồi thiền định trọn 75 năm.
Đến đời nhà Đường niên hiệu Khai Nguyên, năm thứ 16, tối 30 tháng 7, Ngài chứng thành đạo quả. Lúc ấy Ngài đã được 99 tuổi, mà cũng còn ở trong động núi Cửu Hoa.
Thuở đó, có một vị Cát Lão là ông Mẫn Công, sẳn lòng từ thiện, hay làm những sự phước thiện, hay làm những sự phước duyên. Trong nhà ông thường năm, mỗi khi Trai Tăng là 100 vị, mà ông chỉ thỉnh 99 vị, còn một vị để dành thỉnh Ngài cho đủ số.
Có một bửa kia, Ngài xin ông Mẫn Công một chỗ đất, ước vừa trãi đủ cái y Ca Sa của Ngài mà thôi.
Khi ông bằng lòng cho, thì Ngài lấy y trải ra, trùm hết cả khoảng đất tại cạnh núi.
Ông Mẫn Công thấy sự thần kỳ như vậy, biết là một vị Thánh Tăng, nên lại càng bội phần hoan hỉ mà nguyện cúng hết đất ấy, còn người con ông thì xin xuất gia theo Ngài.
Ít lâu ông cũng đi tu, trở lại đầu cơ với con, tức là Thầy Đạo Minh Hòa Thượng.
Sau Ngài lại thiền định 20 năm nữa, đến đời nhà Đường, niên hiệu Chí Đức thứ hai, bữa 30 tháng 7, Ngài nhập diệt.
Vì có sự tích của Ngài chuyển thế như vậy, nên người đời sau tạo tượng mà thờ Ngài, bên tả có Thầy Đạo Minh, còn bên hữu có tượng ông Mẫn Công đứng hầu, và mỗi năm đến ngày 30 tháng 7 Annam, ai cũng làm lễ kỷ niệm Ngài là do tích đó
Tài sản của hldta76

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #93  
Old 30-03-2010, 11:01 PM
hldta76 hldta76 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 123
Thời gian online: 5 giờ 55 phút 23 giây
Xu: 0
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Smile Đức Chuẩn Đề Bồ Tát

Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu .
Ngài thường thuyết kinh Đà La Ni , nguyện cầu cho tất cả trong Thế gian và Xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập .
Vì tấm long từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ , nên kêu là: “Phật mẫu” .
Ngài thường diễn nói rằng: chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẵn có trong bản giác như Phật vậy , nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa .
Nhưng ngặt vì cứ hủy báng chánh pháp, chẳng tin lời của Phật , tự mình tổn cho mình , nên phải trầm luân đọa lạc , dẫu cho ngàn vị Phật ra đời cũng khó mà cứu chữa đặng .
Ngài thấy vậy nên mới sanh long từ mẫn , lập pháp môn phương tiện mà điều phục các việc trần cấu của người sơ cơ nhập đạo , và muốn đồng với Chư Phật một nguộn giác , để dứt chỗ “vọng” mà qui về nơi “chơn”.
Nay xin phiêu dương bửu tượng của Đức Chuẩn Đề ra đây , đặng cho những người mộ đạo chiêm ngưỡng và lễ bái , thì được phước vô lượng vô biên .
Bảo tượng của Ngài có nhiều vẻ quang minh tốt đẹp , đều chiếu diệu cả mình ; còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằng điểm quang trắng.
Ngài chỉ ngồi kiết già, trên thì đắp y , còn dưới thì mặt xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bong , lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ “Vạn”.
Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc bằng ốc trắng ; hai bên cánh tay chỏ có xuyến thất châu coi rất xinh lịch , lại hai trái tai có được ngọc bửu dương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ .
Trên đầu thì đội mão Hoa quang , trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai .
Nơi mặt thì đội mão Hoa quang , trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai .
Nơi mặt Ngài có 3 con mắt, trong mỗi con mắt ấy coi rất sắc xảo , dường như chăm chỉ ngó các chúng sanh mà có ý sanh long từ mẫn vậy .
Toàn thân của Ngài có mười tám cánh tay , mỗi bên chin cánh .
Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẫn đề , như tướng đương lúc thuyết pháp .
Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý , còn tay mặt cầm cái thí vô uý .
Tay trái thứ ba cầm một bong sen đỏ ; còn tay mặt cầm cây gươm .
Tay trái thứ tư cầm một bình nước , còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu .
Tay trái thứ năm cầm một sợi dây kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả .
Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân , còn tay mặt cầm một cái búa .
Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa , còn tay mặt cầm cái thiết câu .
Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý , còn tay mặt cầm một cái chày kim cang .
Tay trái thứ chín cầm một cuốn kinh Bát Nhã Ba La Mật , còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài .
Ngài ngồi trên tòa sen , dưới có hai vị Long Vương ủng hộ . Đó là bửu tượng của Ngài đại lược như vậy ; nếu ai có long trì niệm , muốn chiêm vọng và quán tưởng , thì vọng niệm chẳng sanh mà chơn tâm hiển hiện .
Nếu công phu thuần thục lâu rồi , chẳng có chút gì gián đoạn, thì sẽ đặng phước quả rất rộng lớn , có ngày đạt tới nơi cực quả Bồ Đề nữa .
Song đương thời kỳ mạt pháp , còn nhiều người căn tánh đoạn liệt , và những hạn sơ cơ hành giả , tam nghiệp chưa thuần , chẳng hay làm theo phương pháp chư quán , nên tâm sanh biếng nhác , thì tự nhiên phải mất hẳn hột giống Bồ Đề .
Nếu ai nương theo kinh pháp của Ngài mà thọ trì , thì mau đặng chỗ linh nghiệm .
Đương lúc quán tưởng thần chú của Ngài , thì cần nhất phải tương phù , thì nẻo sanh tử nào mà ra chẳng khỏi , chỗ Niết Bàn nào mà chứng chẳng đặng !
Vậy nên phải ân cần chuyên chú mà tu tập theo yếu pháp của Ngài , thì sẽ thấy có các việc hiệu quả .
Nghĩ coi : từ đời vô thỉ trải vô lượng số kiếp nhẫn nay, chúng sanh bị màn vô minh che lấp, mắt chánh nhãn phải lu lờ , rồi vọng tâm phấn khởi , thường tạo nghiệp đa đoạn; cho nên phải bị luân hồi trong vòng Lục đạo và đọa lạc vào nẻo Tam Đồ .
Ai là người có chí nguyện muốn ra khỏi cái nạn khổ ấy, đặng mau đến chỗ diệu quả vô thượng bồ đề , thì phải nhất tâm chơn thật đến trước thánh tượng , mà đứng cho ngay va chấp tay đảnh lễ , chí tâm quán tưởng tôn dung của Ngài và duyên niệm thập phương Phật , Pháp , Tăng , Tam Bảo , thì thể của ta như hư không , chẳng có chỗ nào là chỗ chướng ngại , và tánh lại thường trụ , đoạn trừ đặng các tướng qua lại động tịnh . Hễ có cảm thì có ứng là lẽ tất nhiên như vậy .
Bởi vì Ngài thường mẫn niệm các chúng sanh trong đời vị lai, phước căn thiển bạc va ác nghiệp nhẩy đầy , nên mới lập ra một pháp môn quán tưởng có chin chữ Phạn là: “Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha”.
Nếu vẽ chin chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bô liệc phạm thơ đồ” rồi mỗi đêm thường quán tưởng , thì các tội đều tiêu diệt và sẽ được tăng ích phước điền nữa .
Chí như người tại gia hay là người xuất gia mà tu tập theo hạnh chơn ngôn nói trên đây , và tụng tri` chú Đà La Ni cho đủ chín mươi muôn biến , dẫu cho vô lượng kiếp đến nay có tạo những tội thập ác , ngũ nghịch , và tứ trọng , phải mắc vào ngũ vô gián tội đi nữa , thì cũng thảy đều tiêu diệt tất cả .
Chú đà La Ni chép y dưới đây:
Nam Mô Phật đà da, Nam Mô đạt mạ da, Nam mô tăng già da . Án tất đế , hộ rô rô , tất đô rô chỉ rị ba kiết rị bà , tất đạt rị bố rô rị ta bà ha .
Nếu trì tụng được như vậy , thì đến ngày thọ chung đặng thác sanh vào chỗ thiện duyên và hưởng nhiều sự khoái lạc nữa .
Nói về phần hiệu quả của những người tại gia , tu theo pháp Tam Qui Ngũ giới , một long kiên cố , chẳng có chút nào thối chuyển , mà lại có long xu hướng và trì tụng chú Đà La Ni , thì kiếp sau sẽ sanh về cõi Trời , hưởng phước đời đời , hay là sanh trong cõi Nhân gian , hoặc làm vị Quốc vương , hoặc làm bực Công hầu , Khanh tể , thường gần gũi với các vị thánh hiền mà chư thiên hay ái kỉnh, thường hết long ủng hộ gia trì, chẳng khi nào bị đoạ vào đường ác thú .
Còn nếu những người ấy ra kinh doanh trong trường thế cuộc , thì không có tai hại gì , cho đến nghi dung cũng đoan chánh , lời nói rất ôn hòa , tâm không phiền não , an nhàn tự tại , lui tới thung dung , hưởng phước một đời , rất nên mỹ mãn .
Nói về phần hiệu quả của các vị xuất gia , nếu giới cấm đã hoàn toàn , công hạnh đã thuần thục , mỗi ngày ba thời tụng niệm rồi y theo giáo pháp của Đức Chuẩn Đề mà tu hành , và chí nguyện cầu đến chỗ tất địa Xuất thê” gian của Chư Phật , thì tự nhiên tâm không sất ngại , tánh lại viên minh , một màu thanh tinh , không còn trước nhiễm nơi cảnh hữu vi, chỉ thấy “định huệ” hiện tiền .
Chừng đó sẽ chứng đặng quả địa “Ba La Mật “ rất viên mãn , rồi có ngày sẽ chứng đến quả “Vô thượng chánh đẳng bồ đề “.
Thoảng như quán tưởng thấu đáo tới chỗ thâm lý , thì đương lúc hiện tại cũng chứng được Phật quả Đại thừa .
Có phải là pháp môn của Đức Chuẩn Đề rất vi diệu và rất thuần tuý hay không?
Tuy chơn ngôn từ chữ như vậy , chớ toàn thị là vô tướng pháp giới ,mà lục độ và vạn hạnh cũng là tư` trong pháp giới lưu bố ra .
Nói tóm lại , Đức Chuẩn Đề Phật Mẫu là một vị Pháp thân Bồ tát ở cõi trang nghiêm thế giới , không có giáng sanh nơi cõi Nhân gian . Song giáo pháp của Ngài rất nên bí mật mà nay được rõ biết đây , là nhờ Đức Thích Ca giải rõ chỗ lý địa và hình tướng , nên người sau mới biết công đức và họa bảo tượng mà thờ như vậy .
Tài sản của hldta76

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #94  
Old 30-03-2010, 11:29 PM
hldta76 hldta76 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 123
Thời gian online: 5 giờ 55 phút 23 giây
Xu: 0
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Smile Lời phật dạy trong Kinh Tạng Nikaya-Biên soạn: Thích Quảng Tánh

LỜI NÓI ĐẦU
Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya là kết tập những bài viết trong mục Lời Phật dạy được đăng tải hàng tuần trên báo Giác Ngộ. Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức và thể nghiệm nhất cho đọc giả.
Kinh tạng Nikàya là cả kho tàng kinh điển Phật giáo Nguyên thủy (Pali tạng) rất đồ sộ, hiện đã chuyển ngữ hoàn toàn sang tiếng Việt, bao gồm Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima NiKàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ). So với kinh điển Hán tạng thì năm bộ Nikàya chưa phải là nhiều, song với nội dung vô cùng phong phú và được xem là nguyên thủy nhất, Kinh tạng Nikàya là nền tảng căn bản của giáo điển Phật giáo.
Đọc Kinh tạng Nikàya, chúng ta như được sống trong thời đại Thế Tôn và Thánh chúng với bối cảnh xã hội Ấn Độ đương thời cách nay gần 26 thế kỷ. Thế Tôn thật minh triết mà bình dị, đi đến đâu và gặp việc gì thì tùy duyên giáo hóa nên những lời dạy của Ngài vô cùng gần gũi, thiến thân với đời sống con người thời ấy và vẫn còn nguyên giá trị cho nhân loại ngày nay.
Những bài viết trong Lời Phật dạy gồm hai phần, kinh văn và lời bàn. Phần kinh văn hầu hết được trích dẫn nguyên bản hay một trích đoạn của kinh hoặc nguyên đoạn kinh nhưng có tĩnh lược những phần lặp lại cùng với xuất xứ cụ thể, chi tiết của đoạn kinh văn đó. Chúng tôi xem đây là phần quan trọng, chính yếu nhất vì đã góp phần giới thiệu đến bạn đọc nguyên văn lời vàng phát xuất từ kim khẩu Thế Tôn. Phần lời bàn, thực ra chỉ là sự giải thích sơ lược một số từ ngữ hay ý nghĩa kinh văn hoặc là đề xuất một hướng nhận thức cùng sự liên hệ, đối chiếu với thực tế theo thiển ý của người biên soạn, là phần thứ yếu để tham khảo thêm.
Vì tất cả những Lời Phật dạy đều được rút ra từ Kinh tạng Nikàya nên khi tập hợp thành sách có tên Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya. Nội dung tuyển tập Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I, II và III) được sắp xếp theo từng chủ đề sẽ tiện lợi cho việc tra cứu những lời Phật dạy về một đề tài nào đó vốn rải rác ở nhiều nơi trong Kinh tạng. Tuy nhiên, chủ đề ở đây cũng chỉ mang tính quy ước tạm thời vì có những Lời Phật dạy tuy cô đọng nhưng hàm súc, bao quát ý nghĩa của nhiều vấn đề.
Về địa điểm xuất xứ của từng pháp thoại, trong kinh văn không phải lúc nào cũng ghi rõ. Gặp trường hợp các pháp thoại không trực tiếp ghi địa điểm, khi biên soạn mục Lời Phật dạy, chúng tôi phương tiện bằng cách lần ngược lại phía trước, lấy đó tái xác lập địa điểm để mỗi pháp thoại đạt được hoàn chỉnh và trang nghiêm. Việc làm này rõ ràng có tính chính xác tương đối nên nhân đây, chúng tôi xin thưa rõ để bạn đọc lưu tâm.
Bằng tất cả sự cố gắng và chân thành, Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya, tập I, đã ra mắt bạn đọc. Để có được tập sách này, ngoài nỗ lực của bản thân là sự giáo dưỡng, trợ duyên rất nhiều của các bậc thầy, pháp lữ và sự tán trợ của đọc giả. Xin chân thành tri ân và ngưỡng mong chư tôn đức cùng bạn đọc hằng soi sáng, chỉ giáo thêm.
Người biên soạn
THÍCH QUẢNG TÁNH
Tài sản của hldta76

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #95  
Old 30-03-2010, 11:31 PM
hldta76 hldta76 is offline
Cái Thế Ma Nhân
 
Tham gia: May 2008
Đến từ: ha noi
Bài gởi: 123
Thời gian online: 5 giờ 55 phút 23 giây
Xu: 0
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Smile Lời phật dạy trong Kinh Tạng Nikaya-THÍCH QUẢNG TÁNH-TẬP 1-PHẦN 1

LỢI ÍCH CỦA LÒNG TIN
Một thời Thế Tôn ở Vesàli, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm ?
- Các Thiên nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến các vị có lòng tin, không có như vậy đối với các vị không có lòng tin.
- Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm những vị có lòng tin, không có như vậy đối với người không có lòng tin.
- Khi chấp nhận thọ thực, họ chấp nhận trước hết những vị có lòng tin, không có như vậy đối với những vị không có lòng tin.
- Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin.
- Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi trời.
Những pháp này, này các Tỷ kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngả tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, các thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, cho nam cư sĩ và nữ cư sĩ.

LỜI BÀN:
Lòng tin, theo Phật giáo phải là chánh tín, tịnh tín tức niềm tin sau khi đã được kiểm chứng bởi trí tuệ. Niềm tin mà hời hợt, mơ hồ và dễ dãi đồng thời thiếu hiểu biết về nó chính là mê tín. Vì thế, đã tin phải hiểu và hiểu để củng cố, tăng trưởng niềm tin là điều không thể thiếu đối với chánh tín Phật giáo.
Trước hết, hàng Phật tử phải thiết lập được niềm tịnh tín đối với Tam bảo, Bởi chỉ có ánh sáng của Tam bảo mới đủ năng lực xua tan bóng tối của vô minh, dập tắt tham ái và đoạn tận khổ đau. Đỉnh cao của lòng tin là tín tâm, tin tưởng tuyệt đối vào bản tâm thanh tịnh, tự tánh giác ngộ hằng hữu nơi chính bản thân mình. Từ đó nỗ lực tu tập làm hiển lộ chơn tâm sáng suốt, thể nhập chân lý.
Khi đã có lòng tin, người cư sĩ được năm lợi ích. Đó là: được chư tôn thiền đức thương tưởng, thăm viếng, đến nhà thọ trai, thuyết pháp và khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi trời. Đặc biệt, chính niềm tịnh tín là “chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ”.
Đức tin là mẹ của tất cả công đức, là nền tảng để phát sanh mọi thiện pháp. Vì vậy, nếu chưa có lòng tin thì phải thiết lập, khi đã phát khởi được tịnh tín rồi thì củng cố và trau giồi để niềm tin thêm kiên cố. Chánh tín và tịnh tín Tam bảo là một trong những vấn đề quan yếu mà mỗi người con Phật phải thành tựu để làm cơ sở cho việc tu học, lợi mình lợi người. Trong bối cảnh khủng hoảng về niềm tin, hoài nghi các giá trị đạo đức, chạy theo thực dụng như hiện nay thì hơn lúc nào hết hàng Phật tử phải tin sâu lời Phật dạy để sống hướng thiện, vị tha, an vui và giải thoát, đồng thời góp phần bảo lưu gìn giữ những chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tài sản của hldta76

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Từ khóa được google tìm thấy
����������, loi phat day



©2008 - 2014. Bản quyền thuộc về hệ thống vui chơi giải trí 4vn.eu™
Diễn đàn phát triển dựa trên sự đóng góp của tất cả các thành viên
Tất cả các bài viết tại 4vn.eu thuộc quyền sở hữu của người đăng bài
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi các bạn sử dụng thông tin tại 4vn.eu™

Tự độngTELEXVNITắtChính tảKiểu cũ